Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Không Quân VNCH : Vạn Nẻo Lẫy Lừng

Collapse
X

Không Quân VNCH : Vạn Nẻo Lẫy Lừng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Không Quân VNCH : Vạn Nẻo Lẫy Lừng

    Những câu chuyện cũ và hình ảnh trong đề tài nầy được sưu tầm và tổng hợp từ internet, một số không còn thấy đề tên tác giả vì có lẽ đã qua nhiều lần sao chép. Trong mục đích tìm hiểu và giữ gìn những hình ảnh hào hùng của Không Quân VNCH, xin quý NT và quý Bạn lượng thứ cho những sơ sót nếu có và ước mong được bổ xung hay đính chính, nhất là tên của Tác Giả.


    Phi đoàn Thiên Long 718 Không Thám Điện Tử


    Phi đoàn 718 EC-47 Không Thám Điện Tử, một phi đoàn hoạt động trong thầm lặng, và hầu hết các đơn vị khác trong Không Lực VNCH không biết gì về những hoạt động của Phi Đoàn 718. Chương trình EC 47 được bí mật thành lập từ 1965-1966 để cung cấp tin tức tình báo cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mà sự bí mật được vén màn trước khi Hoa kỳ rút chân khỏi chiến trường Việt Nam. Tại miền Nam Việt Nam, Phi Đoàn 360th TEWS đóng tại phi trường Tân Sơn Nhất, Phi Đoàn 362th TEWS đóng tại phi trường Nha Trang sau dời ra Đà Nẵng.
    Trong năm 1971, để chuẩn bị chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, để bàn giao phi cơ EC47 cho Không Lực VNCH nhóm phi hành đầu tiên gồm 6 điều hành viên (Navigator) dưới sự chỉ huy của Đại Úy Nguyễn Văn Thắng đến xuyên huấn tại Phi Đoàn 360th TEWS để trở thành huấn luyện viên tháng 12-1971.
    Tháng 4-1972 một số hoa tiêu tốt nghiệp tại Hoa Kỳ và nhiều Trưởng Phi Cơ và Cơ Phi các phi đoàn vận tải 314, 415 và 819 Hỏa Long được tuyển chọn sang Phi Đoàn 360th TEWS để xác định hành quân dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Bách.

    Năm 1973 Phi Đoàn Thiên Long 718 chánh thức hoạt động dưới danh nghĩa Không Lực VNCH, Hoa Kỳ bàn giao trọng trách cho Phi Đoàn này, chỉ còn Phi Đoàn 361th TEWS, đóng tại Utapao, Thái Lan trách nhiệm dọc theo biên giới Tam Biên.
    Phi Ðoàn 718 EC-47 Không Thám Ðiện Tử chánh thức thành lập tại căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất và hoạt động trực tiếp Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu cho đến tàn cuộc chiến. Tổ chức đầu não của Phi Ðoàn 718 gồm có:
    -Phi đoàn trưởng: Trung Tá Nguyễn Hữu Bách
    - Phi đoàn phó:Thiếu Tá Phan Văn Lộc
    - Phụ trách Ðiều Hành Viên: Thiếu Tá Nguyễn Văn Thắng.

    Phi Đoàn 718 EC-47 Không Thám Điện Tử không những là một phi đoàn tác chiến mà là một phi đoàn có quân số lớn nhất với hơn 500 quân nhân các cấp và 36 phi cơ EC-47 được trang bị với hệ thống ALR-34. Phi hành đoàn âm thầm thi hành nhiệm vụ, không bao giờ tiết lộ việc hành quân kể cả người thân. Nhân viên Phi Đoàn 718 phải qua máy nói sự thật (Polygragh test) và tuân theo những luật lệ đặc biệt như phải giữ bí mật về hoạt động và nhất là không được chụp ảnh của phi cơ bất luận bên trong hay bên ngòai. Vì lý do nầy hình ảnh hoạt động của Phi Đoàn 718 rất hiếm.
    Dưới mắt ngườì ngoài, mỗi chuyến bay chỉ là một phi vụ C47 vận tải. Phi cơ không trang bị vũ khí ngọai trừ máy móc điện tử bên trong và 16 trái flare ở sau đuôi để chống hỏa tiễn tầm nhiệt SA7. Phi vụ có vẻ rất yên bình, thực ra rất nguy hiểm vì phi cơ phải bay lượn trên vùng địch trong một thờì gian dài, trung bình 3 giờ đến 5 giờ. Khi Hiệu Thính Viên Đơn vị 17 khám phá ra mục tiêu, phi cơ phảì lại gần để chấm tọa độ thông thường ở trên những họng súng phòng không hoặc SA7.

    Tùy theo nhu cầu chiến trường có hai loạì phi vụ khác nhau.
    - Phi vụ ưu tiên 1 hay là search and destroy mission. Sau khi xác định bán kính của mục tiêu chừng 300 m oanh tạc cơ được gọi đến thanh toán thông thường là F4 của USAF, đôì khi cả B52. Sau ngày Mỹ rút quân phi vụ ưu tiên 1 không còn search and destroy nữa, tin tức nhận được lập tức chuyển xuống cho Bộ chỉ huy hành quân các vùng chiến thuật.
    - Phi vụ hàng ngày (Routine mission) thông thường là để theo dõi sự chuyển quân của địch và các dự kiện gởì về Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu.

    Từ ngày thành lập đến tháng 4.1975, có tất cả 3 phi vụ đều cùng mang phi vụ Thiên Long 13 và cùng bay trên vùng trời biên giới Việt Miên đã lâm nạn.

    - Chiếc đầu tiên vào ngày 26-10-1973, do Trưởng Phi Cơ Tr/Úy Lăng Đức Triều và Hoa Tiêu phó Th/Úy Trần Văn Vân điều khiển, đã trúng đạn phòng không bên máy cánh phải, phải bay về phi trường TSN bằng một máy, đáp khẩn cấp bằng bụng. Kết quả Trưởng Phi Cơ bị tử nạn, riêng Hoa Tiêu phó Th/Úy Trần Văn Vân bị thương nặng, tưởng đã chết, đưa vào nhà xác sau nhờ Th/Tá Phi Đoàn Phó Phan Văn Lộc phát giác đem từ nhà xác ra cứu sống trong tình trạng “thập tử nhất sinh”.

    - Chiếc phi cơ thứ hai có tail code là WR 0013, phi vụ 0913 vào ngày 9-5-1974 cất cánh từ phi trường TSN lúc 13:00 hoạt động tại vùng Mỏ Vẹt, Tây Ninh bị phòng không của địch bắn trúng cánh trái. Nhờ vào sự bình tỉnh và kinh nghiệm của phi hành đoàn gồm có Trung Úy Nguyễn Ngọc Oanh - Trưởng Phi Cơ, Trung Úy Đoàn Văn Nô - Hoa Tiêu và Trung Úy Lê Thước- Điều Hành Viên đã về đáp khẩn cấp an toàn tại phi trường Tây Ninh, nhưng phi cơ bị gãy cánh trái và xác chiếc phi cơ nầy đã để lại phi trường Tây Ninh sau khi chuyên viên tháo gỡ các máy móc điện tử trên tàu.

    - Sự mất mát lớn lao của Phi Đoàn Thiên Long 718 là trong vi vụ Thiên Long 13 ngày 13-5-1974 bị trúng hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 bắn rơi trên vùng trời Tây Ninh, gần núi Bà Đen và Mỏ Vẹt. Phi vụ nghiệt ngã và đau thương này cũng mang số phi vụ 13, phi cơ mang “tail code” WT 0019 cất cánh từ phi trường TSN lúc 13:00, ngoại trừ điều hành viên là Th/Úy Trương Tử Ân nhảy dù sống sót và bị địch bắt giữ làm tù binh, phi hành đoàn còn lại đều bị tử nạn. Th/Úy Ân bị dẫn bộ đưa ra Bắc ngày 19-7-1974 và được trả về Nam vào khoảng năm 1972.

    Tóm lại, các hoạt động của Phi đoàn Thiên Long 718 là hoạt động tình báo, bí mật không phải ai cũng biết. Dù trưởng thành trong một thời gian quá ngắn, Phi Ðoàn 718 EC-47 Không Thám Ðiện Tử đã tích cực đóng góp tin tức tình báo cho và các chiến trường, khám phá và hủy diệt nhiều mục tiêu địch rất hữu hiệu.



    "...For the Indochina war, the C-47 continued her transport duties but took on additional missions, such as electronic reconnaissance and gunship. The electronic reconnaissance aircraft came in three styles, the EC-47N, EC-47P and EC-47Q. Their mission was to collect communications intelligence (COMINT) by intercepting enemy communications and conduct airborne radio direction finding (ARDF) against those communications to locate the enemy. It must be understood that the ARDF was locating the communications transmitter, which was thought to be close to a tactical commander and his forces. For the most part, the EC-47s targeted low powered high frequency communications which were routinely used by the tactical NVA and other enemy units...."







    (By Ed Marek, editor
    March 28, 2011
    The EC-47 aircraft and its ARDF-COMINT equipment
    http://www.talkingproud.us/Military/...sAircraft.html)
    Last edited by Phòng Trực; 09-30-2013, 02:24 PM.

  • #2
    Phi vụ tử thần Dakto
    Thiên Lôi 524




    Trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, địa danh Dakto nghe quen thuộc hơn là Diên Bình. Đặc biệt chiếc cầu Dakto này nối quốc lộ 14 chạy dài từ Hội An qua Đại Lộc, Thượng Đức, Dakpet, Dak Sut, Dakto, Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuộc. Đây là quốc lộ xuyên dãy Trường Sơn vùng cao nguyên.

    Trước năm 1972, những vùng đất ngút ngàn biên giới Dak Pet, Dak Sut, Dakto do phe ta chiếm đóng nhưng sau vụ trao trả tù binh giữa Bắc Việt và Hoa Kỳ, rồi Hiệp Định Ba Lê ngưng bắn tại chỗ để điều đình. Chiến dịch cắm cờ tràn ngập khắp quê hương buộc lòng quân ta phải chỉnh đốn lại thế thủ rút về những cứ điểm chính yếu như Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuộc ... Lý do đó mà Dakto lọt vào tay CS. Bắc Việt dùng quốc lộ 14 chuyển tiếp liệu từ đường mòn HCM qua tam biên xuống đánh chiếm Kontum, Pleiku. Vị thế chiếc cầu Dakto rất quan trọng nên VC đã tăng cường mạnh mẽ phòng không trên các đỉnh đồi phía bắc.


    Sau năm 1972, cùng với sự rút lui của quân đi Hoa Kỳ, các phi vụ yểm trợ chiến lược B52 thưa dần cho đến lúc ngưng hẳn, chỉ còn xen kẽ các phi vụ chiến thuật Phantom F4, F105, F100. Chiếc cầu Dakto với phòng không CS trấn giử vẫn sừng sững sau mấy trăm phi vụ Việt-Mỹ, ở đó ít ra Bạn và Ta cũng gãy non mười cánh chim sắt! Lưới phòng không CS sáng như cây Noel từ đất liền lên đến 20 ngàn bộ lúc chúng tôi thi hành phi vụ thả bom ở cao độ do ra đa hướng dẫn ( BOBS = Bombing Operation Beacon System ) bắt đầu qua không phận Kontum. Những phi vụ BOBS thường thường gồm có 12 phi tuần, mỗi phi tuần 4 phi cơ A37 có khi ba phi đoàn Thiên lôi 524, Kim Ngưu 534, Ó Đen 548 bay chung với nhau, có khi ba phi đoàn chia ra làm ba phi vụ riêng biệt với 16 A37 trang bị hai trái bom 500 lbs và bốn trái 250 lbs cho mỗi phi cơ. Cứ mỗi lần 48 chiếc A37 lên trời là mỗi lần 96 trái bom 500 cân Anh cọng với 192 bom 250 cân được ném vào mục tiêu. Ở 25 ngàn bộ chúng tôi bay theo sự hướng dẫn của đài BOBS đặt ở Pleiku.


    Trong chiếc phòng lưu động này ( Trailer ), một dàn máy điện toán đánh tín hiệu lên cho chúng tôi đồng thời phóng những làn sóng đo sức gió từng cao độ khác nhau, họ hướng dẫn chúng tôi đi thẳng vào mục tiêu và count down cho đến khi có tín hiệu bấm bom rời phi cơ. Thành ra khả năng trúng trật mục tiêu ngoài tầm tay của Phi công khu trục. Chúng tôi cũng như Không Lực Hoa Kỳ kể cả Không và Hải Quân đã thả vào mục tiêu từng phi tuần một ba hoặc bốn chiếc nhưng kết quả vì phòng không nặng quá thành ra không huỷ diệt được chiếc câù. Nếu Hải Quân Hoa Kỳ chịu cho ra phi vụ thả bom TV thì chiếc cầu đã bị cắt đứt từ lâu rồi. Đây là lối thả bom tân kỳ nhất của thời bấy giờ, một phi cơ sẽ lock mục tiêu vào chử thập của màn ảnh nhỏ, một chiếc khác bay hợp đoàn bên cạnh sẽ thả bom theo lệnh của chiếc kia. Chiến thuật này mà cầu Long Biên ở Hà nội đã mất đi mấy nhịp, cũng như những C130 Gunship thuộc Không Lực Hoa Kỳ thì canon 20 ly được bắn từ 20 ngàn bộ theo hệ thống điện toán được trang bị trên tàu, lượm từng chiếc vận tải tiếp liệu trên đường mòn HCM về đêm .

    ***

    Sau khi nhận lệnh từ điện thoại, Thiếu úy Vân trình tôi:

    - "Thiếu tá, Phòng Hành Quân Chiến Cuộc thông báo lệnh Đại Tá Không Đoàn Trưởng cho tập họp ba phi đoàn lúc 2 giờ 15 tại phòng họp Không đoàn."
    Nhìn đồng hồ chỉ 2 giờ, chỉ còn 15 phút nữa thôi. Tôi nhấc điện thoại thông báo Trung tá Cả hay và gọi về cư xá triệu tập tất cả hoa tiêu 524.

    Đại tá Thảo bước ra khỏi phi cơ, lên chiếc Ford station wagon đang đợi sẳn, ra lệnh cho tài xế trực chỉ Bộ Chỉ Huy Không Đoàn. Lúc Đại tá bước vào phòng họp, Hoa tiêu ba phi đoàn đã đông đủ, sau nghi lễ chào kính, Đại tá cho lệnh anh em ngồi. Châm điếu thuốc lá, cánh chim đầu đàn rít một hơi vừa xong thì Sĩ quan Quân báo cũng đã mở sẵn bản đồ trên giá thuyết trình. Đại tá cầm cây bút mở màu đỏ đánh một vòng tròn vào địa danh Dakto và nói:

    - "Tôi vừa họp xong ở Pleiku, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn quyết định bằng mọi giá, chúng ta phải đánh sập cầu chiến lược Diên Bình, theo tin tình báo CS có thể dùng quốc lộ 14 từ tam biên di chuyển đạn dược, lương thực để tấn công Kontum, Pleiku.

    Phòng họp trở nên yên lặng. Cái yên lặng của một buổi xế trưa oi bức khó thở. Thêm vào đó cái gai địa đầu của Quân Đoàn II vẫn sờ sờ trước mắt. Đây không phải lần đầu, mà cả chục lần được Đại tá KĐT nhắc nhở " Chúng ta phải lượm cho được cái cầu ". Nâng ly cà phê đá lên làm một hơi, Phượng Hoàng Nâu (Bí danh của Đại tá Thảo lúc còn ở PĐ514) quay về phía Trung Tá Sử Ngọc Cả:
    - " Tôi giao phi vụ này cho Phi đoàn 524, đem một phi tuần lên dùng bom nổ low drag phá hủy cầu! "

    Sở dĩ Đại tá Thảo giao phi vụ này cho Thiên Lôi vì độc nhất Hoa Tiêu Phi Đoàn 524 đã thực tập chiến lược mining bombs.
    Cuối năm 1972, trong các phi vụ đêm PĐ 524 đã báo cáo những đoàn xe pha sáng choang nối đuôi nhau chạy dài về Ban Mê Thuộc trong rừng già. Một Sỉ quan Hoa Kỳ của DAO ở Sài Gòn được lệnh ra bay đêm với chúng tôi một tuần để quan sát và tường trình, Trung tá Michael đã thấy tận mắt sự di chuyển của CS. Nhu cầu KQVN chỉ đủ để yểm trợ quân bạn, nên một ngày cố gắng thêm một vài ba phi vụ chận đứng xa địch về đêm không đi tới đâu cả và xin các phi vụ Không Lực Hoa Kỳ thì không được trả lời!
    Đầu năm 1973, một chiếc C 130 của KQHK đáp xuống phi trường Phan Rang, bốc Phi Đoàn Trưởng 524 và một toán 10 quân nhân phi đạo vũ khí lên đường đi thẳng Subic Bay ở Phi Luật Tân. Đến đây lớp huấn luyện cho hoa tiêu phương pháp thả bom gài bẩy, và chuyên viên vũ khí phi đạo học cách gắn bom và ngòi nổ điện tử lên cánh phi cơ. Lợi điểm của bom nổ low drag ( sức cản làm bom rơi xuống chậm ) là lúc thả xuống bom sẽ bung ra ba hoặc bốn càng tùy loại, rơi từ từ trước khi chạm mặt đất, cho nên lúc thả, bom sẽ rời cánh phi cơ từ 200 đến 400 feet cách mặt đất; do đó phi công sẽ để trái bom vào mục tiêu một cách chính xác như ý muốn, nếu gắn ngòi nổ thường, lúc bom chạm mặt đất, ngòi nổ khai hỏa và bom sẽ nổ chậm liền từ 0 đến 60 giây đồng hồ sau đó, tùy theo nhu cầu mà điều chỉnh, phi công có đủ thời gian đem phi cơ lên cao hoặc ra xa một cách an toàn mà không bị mảnh bom phá hoại thân tàu. Nếu gắn ngòi nổ điện tử thì bom chỉ nằm im lìm ở một đoạn đường nào đó hay dưới đám lau sậy hoặc trong lùm cỏ hoang cho đến lúc có tiếng động cơ di chuyển hoặc sức nóng của máy xe đến gần vị trí gài bom, ngòi nổ mới hoạt động và bom mới phát nổ. Phi công sẽ dùng bản đồ tỉ lệ 50 ngàn ghi lại tọa độ vị trí bom được đặt xuống để nếu cần sau này cho toán tháo gở đạn dược tùy nghi xử dụng. Mục đích là gài bom dọc theo đường mòn HCM để chận đứng trục tiếp liệu của CS có thể dự trù đánh lớn sau này.
    Tiếc rằng, Phi Đoàn Thiên Lôi 524 sau khi hoàn tất thực tập, bom ồ ạt được chở vào căn cứ Phan Rang, nhưng đợi ngòi nổ điện tử cho dến tháng tư năm 75 vẫn chẳng thấy đâu! Chỉ Ngũ Giác Đài và Tòa Bạch - biết tại sao ?!!!

    Vì có khả năng của bom nổ ở cao độ thấp chính xác, nên Đại Tá Thảo giao phi vụ đánh sập cầu Diên Bình cho Thiên Lôi 524.

    Buổi họp Không Đoàn chấm dứt, trở về Phòng Hành Quân Phi Đoàn, Trung tá Cả tuyên bố sẽ đích thân đi phi vụ nàỵ Thiếu tá Ninh phát biểu:

    - " Để đó cho tôi, tôi phụ trách huấn luyện chuyên môn nên có điều kiện ném bom chính xác hơn. "
    Thiếu tá Nhị, an phi, cũng nhảy vào dành lấy phi vụ tử thần với lý do:

    - " Tôi đi và sẽ trở về an toàn hơn ai cả."

    Trong Không Lực Việt Nam Cộng Hoà, những phi đoàn chiến đấu, mặc dù cấp bậc trên dưới khác nhau, nhưng cùng vào sinh ra tử, sát cánh bên nhau lúc hiểm nghèo nên lúc nào cũng coi nhau như anh em ruột thịt. Có một dạo, PĐ 524 lúc còn ở Nha Trang bị "sao quả tạ" đè, một tuần chúng tôi mất đến năm anh em. Ông Hoàng Dự gãy cánh ở Lệ Thanh gần Đức Cơ trong phi vụ close air support yểm trợ Dù; Lưu Thanh Điền mất tích trong mây mù gió lạnh lo giải vây quận lỵ Vạn Giả- Ninh Hòa; Tài chém nổi danh bay hợp đoàn táo bạo, khiếp đảm đã hy sinh ở ngọn đồi Dak Sut; Đỗ Hửu Toàn theo phi cơ tan từng mảnh vụn trên đèo Mang Yang trong lúc yểm trợ Sư Đoàn 23 hành quân; Nguyễn Huy Bổng xà sát xuống hậu cứ địch bằng một loạt napalm cháy ngập trời đã theo vào lòng đất mẹ đỉnh Chu Prong gần tiền đồn Pleime.
    Đại Tá Đặng Duy Lạc, bấy giờ là Đại Úy Phi Đoàn Trưởng phải ground tất cả Hoa Tiêu một buổi chiều và nhắc nhở chúng tôi:

    - " Các anh phải luôn đề cao cảnh giác, nếu không cứ cái đà này thì cuối tháng tới phiên tôi đền nợ nước! "

    Ông ta vì quá xúc động mà nói vậy chứ trong thâm tâm chúng tôi đã hiểu khi chọn nghiệp bay khu trục, ai ai cũng ngấm ngầm hiểu rằng, rồi có ngày sớm muộn ta cũng phải ra đi. Sự chấp nhận mặc nhiên đó đã tạo nên kiếp sống khác lạ của chúng tôi nhất là sau những phi vụ hiểm nghèo còn trở về lăn bánh trên phi đạo. Cho nên khi có một phi vụ khó khăn nào đó, chúng tôi thường tranh nhau để được vinh dự thi hành, ai cũng có một lần ra đi, nhưng ra đi một hành trình đặc biệt vẫn hơn.

    Trong lửa đạn đã trui luyện nhiều kinh nghiệm, chúng tôi thường phối hợp oanh kích bom tứ hướng, lối bỏ bom này tạo một thế liên hoàn vừa cover cho nhau vừa làm cho địch quân hoang mang không biết đường nào phi cơ nhào xuống dội bom; chỉ có một điều là luôn luôn nhìn nhau và tránh nhau không thì dể đụng nhau. Để tránh hỏa tiển tầm nhiệt SA7, lúc kéo lên sau khi thả bom, chúng tôi sẽ ghẹo gắt trái hoặc phải trên 90 độ nghiêng thì hỏa tiển không theo kịp. Với những phương pháp này số thiệt hại phi cơ và hoa tiêu giảm xuống rất nhiều.

    Tôi yêu cầu mọi người yên lặng và lên tiếng:

    - " Đây là một phi vụ hành quân, tôi là Trưởng phòng Hành Quân, tôi sẽ cắt cử Hoa tiêu chịu trách nhiệm phi vụ này."

    Đại tá Thảo gật đầu đồng ý. Và dĩ nhiên phi vụ sẽ do tôi bay. Đến đây Thế, Phấn, Tòng, Long, Sơn, Ánh, Bạch, Thọ... tất cả những sĩ quan trẻ nhao nhao dành đi số hai và ba của tôi. Để mọi người yên chí, tôi cám ơn sự góp tay của anh em và hứa sẽ sắp đặt rồi cho biết sau.

    Ở đơn vị chiến đấu mới biết khí thế của các chiến hữu vào sinh ra tử, dù có đi đến chổ chết, vẫn tranh dành nhau lấy cho được phần mình. Đại tá KĐT mỉm cười sau khi hít một hơi dài Marlboro và nói:
    - " Tôi tin tưởng chuyến này anh sẽ hoàn tất phi vụ mỹ mãn. "
    - " Với một điều kiện. " Tôi đáp lại.
    Phượng Hoàng Nâu:
    - " Anh cần gì ? "
    - " Tôi xin được tự do thi hành phi vụ này theo TOT ( Time on target ) và điểm xuất phát do tôi ấn định trong vòng 72 giờ. "
    - " Anh cứ tự nhiên, mười ngày cũng được, miễn chiếc cầu phải được phá hủy. "

    Tôi tuyên bố buổi họp chấm dứt. Các phi công trẻ vây quanh tôi để biết ai được hân hạnh tháp tùng. Tôi nhìn anh em và trấn an rằng tôi phải về Sài Gòn hôm nay một ngày. Chiều mai trở ra, tôi sẽ cắt cử ai cùng bay phi vụ này.
    Trung tá Cả và tôi bước chậm rãi đưa Đại tá Thảo ra xe. Băng qua cột cờ sừng sửng đứng giữa sân ba phi đoàn, vị KĐT dừng lại, giờ chỉ còn ba chúng tôi. Người lên tiếng:
    - " Không còn ai ở đây, ít nhất anh cũng cho tôi biết kế hoạch của anh chứ?"
    Tôi trình bày vắn tắt:
    - " Bây giờ là 4 giờ chiều, tôi về cư xá lấy vài vật dụng cần thiết trong lúc đợi vũ khí phi đạo trang bị bom, xong tôi bay ra Phù Cát ngay. Tôi quyết định phi vụ này chỉ đi một phi cơ, TOT sẽ là 5 giờ sáng sớm mai. Nhờ Trung tá Cả đem một phi tuần đợi trên không phận Pleiku trong trường hợp nếu tôi phải nhảy dù. Tôi sẽ bay thấp trên ngọn cây, vào mục tiêu từ phía đông, sẽ thả lần lượt 6 trái bom, xong đi thẳng về Ben Het, rồi quẹo trái đi về hướng nam, qua địa phận Cam bốt tôi sẽ trực chỉ hướng đông về đáp ở Pleiku. Nếu bắt buộc nhảy dù, tôi cố gắng nhảy xuống bắc Kontum và Trung tá Cả sẽ báo ASOCII điều động trực thăng túc trực lên bốc về. "

    Trong nghề bay lâu năm, Đại tá Thảo và Trung tá Cả hiểu rất rõ yếu tố bất ngờ và phi vụ độc nhất một phi cơ; nếu có 2, 3, 4 wingmen chỉ làm tôi thêm bận bịu. Chỉ cần một trái bom trúng mục tiêu là đủ, đem hai ba người nữa còn nguy hiểm bi phần. Đại tá Thảo gật đầu đồng ý, đưa tay xiết chặt tay tôi và nói:
    - " Chúc chúng ta thành công. "
    Trung tá Cả lái xe đưa tôi về cư xá. Anh bắt tay tôi và nói: " Sẽ gặp nhau trên bầu trời tam biên sáng sớm mai, tôi sẽ đãi bạn chầu bánh cuốn nóng vùng đất đỏ. "

    *****

    Từ phi cơ nhìn xuống, con sông Tuy Hoà hiền hậu chảy, thành phố Qui Nhơn mập mờ dưới áng mây chiều sương phủ từ biển vào. Những giọt nước mưa chạy lăn tăng dài trên windshield đẹp như những sợi tóc óng mướt của những người con gái thùy mị mà tôi đã gặp. Bên cánh trái đã là Bình Định, nơi một thời oanh liệt của anh em Tây Sơn.
    Đưa tay đổi tầng số UHF, tôi gọi đài Phù Cát xin chỉ thị đáp. Chiều hoàng hôn yên tỉnh, phía tây mặt trời lặn để lại một màu óng đỏ, tôi nghỉ đến phương hướng đó đang un đúc ngấm ngầm một cơn nóng hơn cả hỏa diệm sơn rồi đây sẽ bung ra nổ tung khắp mọi hướng.

    Bánh phi cơ chạm nhẹ mặt phi đạo, tôi không đạp thắng, chạy đến cuối đường bay và quẹo trái vào bãi đậu của biệt đội. Bước xuống, kiểm soát lại sáu trái bom trên cánh, Trung sĩ Đông hỏi tôi:
    - " Số hai đâu Thiếu tá?"
    Tôi đáp:
    - " Số ba dẫn hai về Phan Rang rồi. Phi vụ air cover nên không dùng đến bom đạn. Tôi xuống để thăm biệt đội mai mới về".
    Những năm 72 trở đi, vì tiếp liệu gặp khó khăn nên chúng tôi phải tiết kiệm bom đạn, xăng nhớt. Hể phi vụ không thi hành được phải đem bom về đáp, cho nên không ai buồn thắc mắc, để ý gì cả. Hạ sĩ Tấn, vũ khí phi đạo chạy xe nâng bom đến sau, nhìn thấy ngòi nổ đã có giải đỏ pin an toàn nên quay đầu lại chạy đến các phi cơ khác lo trang bị.

    Tôi bước về phía nhà vòm nơi nơi anh em biệt phái ở. Thấy tôi đẩy cửa bước vào, mọi người bỏ bài xuống, đứng dậy chào. Không để họ hỏi, tôi nói ghé thăm anh em ăn ở ra sao. Cả bọn cười ồ lên, may Thiếu tá ra đây, không tối nay phải ăn cơm "tay cầm" quá. Tôi nhấc bộ bài lên xóc mấy lần và đưa cho Đại úy Anh cúp, xong để xuống.
    - " Anh em tiếp tục đi ".
    Tôi đặt ké Sơn hai ghim, nhìn tay nó run run nặng lên ba cây xì sau đôi chín. Anh chung tiền, tôi vớ bốn ghim và nói:
    - "Thôi dẹp đi. Tôi bao anh em ăn cơm tây tối nay"
    Anh nói :
    - " Steak, không được ăn cơm tây cầm Thiếu tá nhé ! "
    Tôi vỗ vào túi áo bay bên trái, yên chí đi. Xe chở cả bọn đi về phía Câu Lạc Bộ sĩ quan.

    Ngồi xuống đã thấy 6 chai bia lạnh trên chiếc khay do cô chạy bàn mang đến. Đại uý Anh cầm một chai mời tôi:
    -" Thiếu tá, hôm nay phá lệ đi. "
    Tôi nói :
    - " Anh biết tôi quá mà, uống bia không được nhưng coke tới đâu thì tới."

    Những ngày biệt phái Pleiku, Biên Hòa, Sài Gòn, Bình Thủy, những đêm ăn nhậu ở Phan Rang, hễ Đại Uý Anh một bia thì tôi một coke và có đêm tôi tiêu thụ một thùng chẵn 24 lon. Anh em biết ý nên không ép nữa và gọi cho tôi một chai coca lạnh.
    Sau bữa ăn tối chúng tôi về đến biệt đội 9 giờ 45. Tôi nói đi ngủ sớm để sáng mai còn về Phan Rang.

    Hai giờ khuya chuông điện thoại reo, Đại Uý Anh cầm lên nghe và nói:
    - " Thiếu tá, Đại Tá Thảo muốn nói chuyện. " Xong anh trao điện thoại cho tôi.
    - " Cậu biết không, suốt đêm tôi ngủ không được. Tôi cảm thấy để cậu đến đó một mình mà không yên lòng. Phòng không quá nặng, nên trong vòng 30 phút nữa, tôi sẽ cho 40 phi cơ lên bay BOBS đánh bớt phòng không cho cậu."
    Tôi trả lời:
    - " Không được Đại tá. Nếu làm vậy sẽ mất yếu tố bất ngờ đi. "
    - " Cậu yên chí đi. Mình vẫn làm như vậy cả tháng rồi, chúng nó không nghĩ tới yếu tố của cậu đâu. Tôi vẫn tôn trọng TOT của cậu. "
    Tôi nói :
    - " Vậy để tôi vào trước nhé ".
    - " Đây là lệnh, anh phải thi hành, TOT như đã dự định."
    Rồi Đại tá Thảo gác máy. Tôi nhìn đồng hồ 2 giờ 15. Đi vào phòng tắm đánh răng, rữa mặt thì Đại úy Anh đang chải đầu, nhìn tôi và nói:
    - " Mục tiêu nào vậy Anh Tư? ".
    - " Cầu Dakto " .
    - " Thiếu tá cho tôi theo với. "
    Tôi nói :
    - " Chỉ có một phi cơ trang bị low drag bom, vả lại trách nhiệm của anh là chỉ huy biệt đội kia mà. "
    Hắn theo tôi ra phi cơ. Trời về khuya hơi lành lạnh, những vì sao lấp lánh sau lớp mây mỏng rất diễm ảo. Mấy anh em trực phi đạo thấy tôi ra, đứng dậy cùng đi về phiá phi cơ. Đông lên tiếng:
    - " Dậy sớm thế Thiếu tá ? "
    - " Ngủ không được. Định đi sớm về sớm."

    Tiền phi xong vẫn chưa đến 3 giờ. Tôi nói với Đông tôi muốn lên phi cơ ngồi nghe nhạc. Nhấc chiếc dù lưng để trên cánh phi cơ, kiểm soát lại lần cuối, xong mang vào sau khi xiết chặt chẽ các dây vai và bắp đùi, tôi nhún thử vài lần rồi bước vào ghế trái. Sau khi buộc shoulder harness và seat belt, đội nón bay, turn on tần số 4 UHF đợi chờ. Tôi cho Đông biết sẽ mở máy 4 giờ 15, Anh đưa ngón tay lên ra hiệu OK.

    Ba giờ 15, trên tầng số vẫn im lìm. Giây phút đợi chờ này làm tôi nôn nao. Sờ túi áo bay dưới chân phải còn ba miếng chewing gum. Tôi lột hết ra, bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Vị ngọt lẫn lộn đăng đắng làm cho tôi thấy dễ chịu hơn. Nhìn những hàng đèn xanh dọc theo taxi way chạy thẳng tắp song song với hàng đèn trắng phi đạo đến cuối đường bay.

    Đột nhiên tôi nghe tiếng sột soạt trên tầng số và tiếp đó là tiếng báo cáo của phi tuần cuối vào vị trí hợp đoàn. Trung tá Thi, Kim Ngưu 11 cho lệnh các phi tuần đổi qua tần số 237.5. Sau khi điểm danh, Kim Ngưu 11 liên lạc với đài BOBS và báo cáo tổng số 39 phi cơ mang 78 trái 500lbs, 156 trái 250lbs GP, cao độ 25 ngàn bộ.
    Đài BOBS yêu cầu Kim Ngưu 11 identify on - Standby hai lần và trả lời đã nhận ra vị trí, 38 phi cơ theo Kim Ngưu 11, sau ba lần đổi hướng, tất cả đã nằm trên không phận Pleiku hướng 352 độ.

    Đài BOBS cho biết 10 phút nửa sẽ thả bom, năm phút sau, 10 phi tuần sắp sửa vào narrow band thì mất tín hiệu " đích đà, đà đích ". Kim Ngưu 11 gọi BOBS liên hồi nhưng không thấy trả lời. Một lúc sau, BOBS cho biết hệ thống điện toán malfunctions. Lúc 39 phi cơ trên Kontum thì đã thấy ánh đạn chói lòa cả góc trời tam biên, đội phòng không Dakto đã nhìn thấy trên màn ảnh radar ( ? ) một hợp đoàn hùng hậu đang tiến về phía Bắc và bắt đầu cho lệnh nhả đạn mà không cần biết phi cơ đã đến hay chưa Kim Ngưu 11 ra lệnh cho tất cả phi cơ turn off signal lights.
    - " Thiên Lôi Tím, đây Phượng Hoàng Nâu. "
    Tôi trả lời:
    - " Thiên Lôi Tím năm trên năm " .
    - " Stand by, TOT thay đổi "
    - " Thiên Lôi Tím roger. "

    Xong Đại tá Thảo ra lệnh các phi tuần lần lượt vào 20 ngàn bộ, oanh kích tự do Dakto, mỗi phi cơ chỉ làm một pass mà thôi.
    Các phi tuần theo thứ tự vào, ra, phòng không càng lúc càng dữ dội. Phi tuần cuối Ó Đen 41 ra lệnh cho 42, 43, 44 xuống cao độ 5 ngàn bộ trên đỉnh Charlie phía nam Dakto trong vị thế chiến đấu. Tôi nghe giọng nói nhừa nhựa trầm tỉnh quá quen thuộc, đích thị Ó Đen 41 do Thiếu tá Nguyễn Vỉnh Xương dẫn.
    - " Hai, ba, bốn roll in tứ hướng, đánh 6 passes, keep it clear khi kéo lên. "

    Tôi nghe đến đây mà lạnh xương sống. Vì cao độ bốn, năm ngàn bộ là lý tưởng nhất cho phi cơ A37 dội bom nhưng ngược lại cũng là ngon lành nhất cho các tay xạ thủ phòng không, mục tiêu trong tầm tay!

    -" One in hot "
    - " Two in hot "
    - " Three in hot "
    - " Ba giử cao độ quẹo gắt, SA7 theo đó ! "
    - " Four in hot "
    - " SA7, SA7 bắn theo ba đó. Hình như trúng cầu rồi"
    FAC từ Kontum gọi.
    - " Khói mù mịt Phi Yến không thấy rõ đã dứt điểm chưa "
    - " Ó Đen 41 đây hai gọi."
    - " Nghe năm, gì đó hai? "
    - " Hình như phi cơ tôi bị trúng đạn. "
    - " Ba cũng vậy."
    - " Kiểm soát instrument và phi cơ, nếu không có gì cứ tiếp tục. Phải bắn hay lắm mới không trúng, Một cũng bị mấy tiếng lộp bộp bên cánh trái. "
    - " One in hot ".
    - " Đánh vào đám khóị " FAC yêu cầu.
    - " Ó đen 41, đây Phượng Hoàng Nâu ".
    Không nghe 41 trả lời, vô tuyến có vấn đề? Không, tôi vẫn nghe Xương liên lạc tốt vối 2, ba, bốn kia mà!
    - " Get out, Ó đen 41, tất cả ngưng đánh, ra ngoài. Lệnh Phượng Hoàng Nâu."
    - " Hai, ba, bốn last pass. " Xương dẫn phi tuần thả hết bom còn lại.
    - " Một đây ba. "
    - " Nghe năm. "
    - " Ba đứng máy phải. "
    - " Ba lấy hướng nam về Pleiku, 41 theo anh."
    - " 42, 44 đây, 41 gọi 42 dẫn 44 tách hợp đoàn về Pleiku đáp. Một theo ba emergency. "

    Xương bám sát Minh lạn dưới bụng 43 quan sát xong, cắt một máy rồi nằm bên cánh phải đưa ngón tay cái lên ra hiệu cho Minh phi cơ OK.

    - " Ó đen 41 Phi Yến gọị "
    - " Phi Yến, 41 nghe năm. "
    - " Khá lắm, cầu sập rồi, hay lắm chúc mừng bạn! "
    - " Ó đen 41, Phượng Hoàng Nâu."
    - " Nghe năm Phượng Hoàng Nâu. "
    - " Tôi đã báo cáo đài Pleiku, anh sửa soạn đưa số ba xuống đáp emergency . "
    - " 41 nghe năm trên năm. "
    - " Thiên Lôi Tím, Phượng Hoàng nâu. "
    - " Thiên lôi Tím nghe năm."
    - " Cancel phi vụ, standby tại biệt đội."
    - " Thiên lôi Tím nhận lệnh. "

    Tôi mở dây an toàn và dù, nhảy xuống parking. Trời bắt đầu tờ mờ sáng. Đông trao tôi ly cà phê nóng hổi.
    - " Uống tạm Thiếu tá. Chưa có phi vụ hả? "

    Tôi mỉm cười và nói vào trong biệt đội chờ. Mở cửa nhè nhẹ sợ anh em thức dậỵ Tôi ngã mình xuống chiếc nệm trống. Nhìn lên trần nhà vòm tối om như mực. Chiếc máy lạnh chạy rè rè đều đặng dỗ giấc ngũ. Tôi thiếp đi một lúc cho đến khi chuông điện thoại reo. Tôi ngồi dậy, Đại úy Anh đưa ống nói: " Đại tá Thảo đầu dây ". Tôi cầm lấy đặt lên tai và trả lời: " Thiên Lôi Tím nghe."

    - " Anh cho lệnh vũ khí phi đạo xuống bom và liên lạc Đại úy Lâm Tùng Nguyên, Trưởng phòng Quân Báo Phù Cát, đưa anh ta lên chụp hình cầu Dakto. Xong đáp Pleiku gặp tôi, càng sớm càng tốt."

    Tôi trả lời nghe rõ và nhận lệnh. Cúp máy và gọi Nguyên, bên kia đầu dây hắn có vẻ bối rối khi nói với tôi:

    - " Ê, bạn tính thế nào. Tôi chưa bao giờ ngồi trên phản lực cơ chiến đấu chụp hình cả. Liệu có được không? "

    Nguyên là bạn học cũ của tôi và Cả từ dạo còn ở Huế những năm cuối thập niên năm mươi. Gia đình anh ta di cư từ bắc vào nam và có Photo Studio thẩm mỹ nổi tiếng ở phố Gia Long. Sau này vào Không Quân đổi về KĐ 62 CT chúng tôi mới gặp nhau lại.

    - " Bạn yên chi đi, chúng ta sẽ thực hiện được. Tôi sẽ gặp bạn ở parking biệt đội A37 trong vòng 10 phút OK ?

    Sau năm 72, chúng ta đánh giặc thiếu thốn đủ thứ chứ trước đó muốn có hình cầu Diên Bình chỉ cần nhấc điện thoại hotline gọi Ban Không Ảnh Mỹ thì U2 trăm ngàn bộ trên không phận Việt Nam sẽ dùng kỹ thuật hồng ngoại tuyến chuyển về trong vòng năm mười phút. Vừa an toàn, vừa rõ ràng, vừa nhanh nhẹn. Nhưng nay thì dội bom cũng A37, chở VIP cũng A37, thay thế B52 cũng A37... Dĩ nhiên nguy hiểm cũng tăng lên bội phần.

    Lúc Nguyên ra đến phi cơ thì sáu trái bom kềnh càng đã được phi đạo vũ khí chuyển về ụ. Tôi đã có sẵn một chiếc dù lưng và nón bay cho Nguyên, giúp anh mang vào, ngồi trên ghế phải phi cơ và chỉ dẫn cách thức rút pin an toàn, bấm ghế ngồi để hỏa tiển bắn ra khỏi phi cơ; cách thức giật khóa D nếu xuống thấp rồi mà dù không tự động mở.

    Nguyên có vẻ không thoải mái cho lắm. Chiếc nón bay dự phòng anh đội lên thật vừa vặn. Tôi chỉ cách xử dụng intercom mỗi lần muốn nói chuyện với tôi và trước khi mở máy, tôi cho Nguyên biết, tôi sẽ bay thật thấp từ đông sang tây; lúc nào tôi nghiêng cánh thì anh ráng bấm máy càng nhiều càng tốt và tôi sẽ không trở lại nếu anh chụp không được!

    Trời Phù Cát sáng sớm thật yên tỉnh. Chiếc phi cơ không mang bom đạn lướt nhẹ nhàng 1/5 phi đạo, 67 knots tôi khẻ kéo cần lái, phi cơ trườn lên thật cao. Tôi lấy hướng bắc bay dọc theo bờ biển, đến Tam Quan tôi từ từ xuống thấp bay trên quốc lộ 1. Trên đầu Đức Phổ tôi đổi 90 độ, lấy hướng 270, qua Ba Tơ rồi Chương Sơn, Chương Nghĩa bên cánh trái, rồi Mang Buk bên cánh mặt, tôi bấm máy nói Nguyên sẵn sàng, tôi sẽ count down trong vòng năm phút. Những cụm khói rãi rác quanh Dakto còn lại do những trái bom của ba phi đoàn ở Phan Rang thả xuống từ khuya. Tôi chỉ cho Nguyên target trước mặt. Nguyên ôm chặt chiếc máy 70 ly trên gương mặt anh mồ hôi lấm tấm . Tôi bấm intercom nói để anh lấy lại bình tỉnh. Bây giờ địch quân lo thu dọn và chữa cháy, chúng ta vào thình lình, họ không cách nào trở tay kịp.

    Nguyên gật đầu. Tôi nói tiếp:
    - " Sẵn sàng nhé ".
    Nguyên đưa máy hình dí sát canopy bên phải ngắm . Tôi lạng qua trái rồi phải để đường bay phi cơ nằm hẳn phía nam của chiếc cầu.
    - " Nguyên ready! Năm--bốn--ba--hai--một- bấm "
    đồng thời tôi nghiêng cánh mặt. Chiếc cầu gãy làm đôi chênh vênh trước mặt. Những người lính nón cối, tai bèo chạy tán loạn. Có lẽ họ tưởng rằng phi cơ đến dội bom nữa chăng nên tìm chổ núp hoặc trở về vị trí cao xạ phòng không?

    Lúc kéo phi cơ lên cao độ thì tôi đã thấy Ban Het. Liếc nhìn cánh trái và phải rồi các đồng hồ phi cụ không có triệu chứng khác lạ, tôi biết đã an toàn. Tôi quẹo trái lấy hướng nam qua biên giới Miên-Lào. Bấm máy hỏi Nguyên:" Được mấy poses bạn? ". Nguyên một tay giử ngực, một tay đưa lên năm ngón, anh ta có vẻ mệt. Tôi vổ vai anh và nói:
    - " Mười phút nữa đáp Pleiku, bạn relax một chút đi."
    Nguyên dựa ưỡn lưng vào thành ghế, chiếc máy hình tòng teng dưới ngực. Tôi nghĩ hy vọng được một cái hình tốt!

    - " Thiên Lôi Tím, đây Thiên Lôi Một gọi. "
    - " Nghe năm." . Tôi trả lời.
    - " Đức Cơ bên cánh trái, Thiên Lôi Tím định đi Sài Gòn ? "

    Tôi nhìn bên cánh mặt, Sử Ngọc Cả, Trung tá Phi Đoàn Trưởng cùng chiếc số 2 đang bám sát tôi lúc nào không haỵ Tôi quẹo trái lấy hướng 80 độ trực chỉ Pleiku và bấm máy nói:
    - " Đi Pleiku chứ, mải nghĩ đến mấy cái hình mà quên cả đường về, lạc thế nào được, núi Hàm Rồng cây cỏ xanh tươi như thế mà quên sao được."

    Tôi gọi Thiên Lôi 1 qua tầng số tour Pleiku và sau khi check vô tuyến 2, 3; Tôi xin chỉ thị đáp.
    Lúc taxi vào bến đậu, đã thấy chiếc pick-up màu xanh đang đợi, Trung tá Khôi, Phi Đoàn Trưởng phi đoàn Ó Đen 548 bước xuống xe, đưa ngón tay cái lên như có ý hỏi chụp hình OK? Tôi nhảy ra phi cơ và nhờ Phước, Trưởng phi đạo lên giúp Nguyên tháo dù nón và không quên dặn Phước check lại safety pin ghế mặt.
    Khôi lái xe đưa chúng tôi về thẳng Phòng Không Ảnh và lấy cuốn phim đưa ban Processing: Sau khi gọi điện thoại cho Đại Tá Thảo, Khôi nói:
    - " Lên xe, tôi khao các bạn ăn sáng. "

    Trung tá Cả đề nghị đi phố ăn bánh cuốn. Thì ra anh đang bán cái cho Trung tá Khôi, chiều hôm qua anh hứa bao tôi ăn sáng nay.
    Tôi cười và nói với Nguyên:
    - " Ở đây mà có dĩa bánh cuốn nóng hổi với một ly trà bốc khói buổi sáng sớm không gì bằng."
    Bây giờ Nguyên đã tỉnh hẳn lại và mỉm cười trả lời:
    - " Bạn nhớ hồi còn ở Huế không? Những sáng sớm mùa đông rét lạnh như PLeiku mà có một tô bún bò cay thật là tuyệt cú mèo! "
    Ăn xong, chúng tôi về phòng Hành Quân Pleiku. Tất cả lực lượng chiến đấu căn cứ Phan Rang đang tụ họp ở đó, mặt mày mọi người thật rạng rỡ. Tôi bước vào , Đại tá Thảo đưa tay bắt:
    - " Chúc mừng cậu, hình đẹp và rõ lắm. "

    Tôi quay qua nhìn Lâm Tùng Nguyên thì bắt gặp Lý đứng nghiêm đưa tay chào:
    - " Xin lỗi Sư phụ, Ó Đen mượn đở chiếc cầu mà không nói trước! "
    Tôi vỗ vai anh và trả lời:
    - " Các bạn chơi đẹp thiệt, nhưng đừng quá trớn đấy nhé, có ngày Đại Tá KĐT bắt sign trọng cấm đấy! "
    Xương hiểu ý tôi muốn nói radio problem sáng nay. Anh giả vờ hư vô tuyến không nghe Phượng Hoàng gọi, nên tiếp tục hăng say vào mục ở điều kiện không an toàn cho lắm. Nói cho cùng không đột nhập hang cọp làm sao bắt được cọp ?

    Bộ Tư Lệnh vùng II Chiến Thuật hứa trao tặng ba trăm ngàn tưởng thưởng khao quân. Đại Tá Thảo cám ơn sự ưu ái của Quân Đoàn và trình bày sự thành công của chúng ta hôm nay là do tất cả quân nhân Không Quân trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần nhưng phi tuần được tuyên dương nhất là Ó Đen 41 . Lúc nào nhận được tiền thưởng tôi sẽ chia đều cho ba phi đoàn và anh em phi đạo vũ khí, tổ chức dạ tiệc BBQ, dĩ nhiên khách mời có mặt của phi hành đoàn Phi Yến và Đại Úy Lâm, Trưởng phòng Quân Báo Phù Cát.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi chimtroi View Post
      Những câu chuyện trong đề tài nầy được sưu tầm và tổng hợp từ internet, một số không còn thấy đề tên tác giả vì có lẽ đã qua nhiều lần sao chép. Trong mục đích tìm hiểu và giữ gìn những hình ảnh hào hùng của Không Quân VNCH, xin quý NT và quý Bạn lượng thứ cho những sơ sót nếu có và ước mong được bổ xung hay đính chính, nhất là tên của Tác Giả.


      Phi đoàn Thiên Long 718 Không Thám Điện Tử


      Phi đoàn 718 EC-47 Không Thám Điện Tử, một phi đoàn hoạt động trong thầm lặng, và hầu hết các đơn vị khác trong Không Lực VNCH không biết gì về những hoạt động của Phi Đoàn 718. Chương trình EC 47 được bí mật thành lập từ 1965-1966 để cung cấp tin tức tình báo cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ mà sự bí mật được vén màn trước khi Hoa kỳ rút chân khỏi chiến trường Việt Nam. Tại miền Nam Việt Nam, Phi Đoàn 360th TEWS đóng tại phi trường Tân Sơn Nhất, Phi Đoàn 362th TEWS đóng tại phi trường Nha Trang sau dời ra Đà Nẵng.
      Trong năm 1971, để chuẩn bị chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, để bàn giao phi cơ EC47 cho Không Lực VNCH nhóm phi hành đầu tiên gồm 6 điều hành viên (Navigator) dưới sự chỉ huy của Đại Úy Nguyễn Văn Thắng đến xuyên huấn tại Phi Đoàn 360th TEWS để trở thành huấn luyện viên tháng 12-1971.
      Tháng 4-1972 một số hoa tiêu tốt nghiệp tại Hoa Kỳ và nhiều Trưởng Phi Cơ và Cơ Phi các phi đoàn vận tải 314, 415 và 819 Hỏa Long được tuyển chọn sang Phi Đoàn 360th TEWS để xác định hành quân dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Bách.

      Năm 1973 Phi Đoàn Thiên Long 718 chánh thức hoạt động dưới danh nghĩa Không Lực VNCH, Hoa Kỳ bàn giao trọng trách cho Phi Đoàn này, chỉ còn Phi Đoàn 361th TEWS, đóng tại Utapao, Thái Lan trách nhiệm dọc theo biên giới Tam Biên.
      Phi Ðoàn 718 EC-47 Không Thám Ðiện Tử chánh thức thành lập tại căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất và hoạt động trực tiếp Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu cho đến tàn cuộc chiến. Tổ chức đầu não của Phi Ðoàn 718 gồm có:
      -Phi đoàn trưởng: Trung Tá Nguyễn Hữu Bách
      - Phi đoàn phó:Thiếu Tá Phan Văn Lộc
      - Phụ trách Ðiều Hành Viên: Thiếu Tá Nguyễn Văn Thắng.

      Phi Đoàn 718 EC-47 Không Thám Điện Tử không những là một phi đoàn tác chiến mà là một phi đoàn có quân số lớn nhất với hơn 500 quân nhân các cấp và 36 phi cơ EC-47 được trang bị với hệ thống ALR-34. Phi hành đoàn âm thầm thi hành nhiệm vụ, không bao giờ tiết lộ việc hành quân kể cả người thân. Nhân viên Phi Đoàn 718 phải qua máy nói sự thật (Polygragh test) và tuân theo những luật lệ đặc biệt như phải giữ bí mật về hoạt động và nhất là không được chụp ảnh của phi cơ bất luận bên trong hay bên ngòai. Vì lý do nầy hình ảnh hoạt động của Phi Đoàn 718 rất hiếm.
      Dưới mắt ngườì ngoài, mỗi chuyến bay chỉ là một phi vụ C47 vận tải. Phi cơ không trang bị vũ khí ngọai trừ máy móc điện tử bên trong và 16 trái flare ở sau đuôi để chống hỏa tiễn tầm nhiệt SA7. Phi vụ có vẻ rất yên bình, thực ra rất nguy hiểm vì phi cơ phải bay lượn trên vùng địch trong một thờì gian dài, trung bình 3 giờ đến 5 giờ. Khi Hiệu Thính Viên Đơn vị 17 khám phá ra mục tiêu, phi cơ phảì lại gần để chấm tọa độ thông thường ở trên những họng súng phòng không hoặc SA7.

      Tùy theo nhu cầu chiến trường có hai loạì phi vụ khác nhau.
      - Phi vụ ưu tiên 1 hay là search and destroy mission. Sau khi xác định bán kính của mục tiêu chừng 300 m oanh tạc cơ được gọi đến thanh toán thông thường là F4 của USAF, đôì khi cả B52. Sau ngày Mỹ rút quân phi vụ ưu tiên 1 không còn search and destroy nữa, tin tức nhận được lập tức chuyển xuống cho Bộ chỉ huy hành quân các vùng chiến thuật.
      - Phi vụ hàng ngày (Routine mission) thông thường là để theo dõi sự chuyển quân của địch và các dự kiện gởì về Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu.

      Từ ngày thành lập đến tháng 4.1975, có tất cả 3 phi vụ đều cùng mang phi vụ Thiên Long 13 và cùng bay trên vùng trời biên giới Việt Miên đã lâm nạn.

      - Chiếc đầu tiên vào ngày 26-10-1973, do Trưởng Phi Cơ Tr/Úy Lăng Đức Triều và Hoa Tiêu phó Th/Úy Trần Văn Vân điều khiển, đã trúng đạn phòng không bên máy cánh phải, phải bay về phi trường TSN bằng một máy, đáp khẩn cấp bằng bụng. Kết quả Trưởng Phi Cơ bị tử nạn, riêng Hoa Tiêu phó Th/Úy Trần Văn Vân bị thương nặng, tưởng đã chết, đưa vào nhà xác sau nhờ Th/Tá Phi Đoàn Phó Phan Văn Lộc phát giác đem từ nhà xác ra cứu sống trong tình trạng “thập tử nhất sinh”.

      - Chiếc phi cơ thứ hai có tail code là WR 0013, phi vụ 0913 vào ngày 9-5-1974 cất cánh từ phi trường TSN lúc 13:00 hoạt động tại vùng Mỏ Vẹt, Tây Ninh bị phòng không của địch bắn trúng cánh trái. Nhờ vào sự bình tỉnh và kinh nghiệm của phi hành đoàn gồm có Trung Úy Nguyễn Ngọc Oanh - Trưởng Phi Cơ, Trung Úy Đoàn Văn Nô - Hoa Tiêu và Trung Úy Lê Thước- Điều Hành Viên đã về đáp khẩn cấp an toàn tại phi trường Tây Ninh, nhưng phi cơ bị gãy cánh trái và xác chiếc phi cơ nầy đã để lại phi trường Tây Ninh sau khi chuyên viên tháo gỡ các máy móc điện tử trên tàu.

      - Sự mất mát lớn lao của Phi Đoàn Thiên Long 718 là trong vi vụ Thiên Long 13 ngày 13-5-1974 bị trúng hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 bắn rơi trên vùng trời Tây Ninh, gần núi Bà Đen và Mỏ Vẹt. Phi vụ nghiệt ngã và đau thương này cũng mang số phi vụ 13, phi cơ mang “tail code” WT 0019 cất cánh từ phi trường TSN lúc 13:00, ngoại trừ điều hành viên là Th/Úy Trương Tử Ân nhảy dù sống sót và bị địch bắt giữ làm tù binh, phi hành đoàn còn lại đều bị tử nạn. Th/Úy Ân bị dẫn bộ đưa ra Bắc ngày 19-7-1974 và được trả về Nam vào khoảng năm 1972.

      Tóm lại, các hoạt động của Phi đoàn Thiên Long 718 là hoạt động tình báo, bí mật không phải ai cũng biết. Dù trưởng thành trong một thời gian quá ngắn, Phi Ðoàn 718 EC-47 Không Thám Ðiện Tử đã tích cực đóng góp tin tức tình báo cho và các chiến trường, khám phá và hủy diệt nhiều mục tiêu địch rất hữu hiệu.



      "...For the Indochina war, the C-47 continued her transport duties but took on additional missions, such as electronic reconnaissance and gunship. The electronic reconnaissance aircraft came in three styles, the EC-47N, EC-47P and EC-47Q. Their mission was to collect communications intelligence (COMINT) by intercepting enemy communications and conduct airborne radio direction finding (ARDF) against those communications to locate the enemy. It must be understood that the ARDF was locating the communications transmitter, which was thought to be close to a tactical commander and his forces. For the most part, the EC-47s targeted low powered high frequency communications which were routinely used by the tactical NVA and other enemy units...."







      (By Ed Marek, editor
      March 28, 2011
      The EC-47 aircraft and its ARDF-COMINT equipment
      http://www.talkingproud.us/Military/...sAircraft.html)
      Nguyễn-Phước Vĩnh-Đoàn trước là HSQ tham mưu phòng TVQL Tòa Đại Sứ VNCH tại Philippines muốn liên lạc với các anh PHĐ mổi tháng đem tàu qua Clark Airbase, Philippines, kiễm kỳ. (vẫn còn nhớ Th/sĩ Bảy, Tr/Tá Nhất).
      Last edited by BachMa; 09-26-2013, 09:01 PM.

      Comment


      • #4
        Chắp cánh

        Một vài hình ảnh lễ mãn khoá của khoá 1 HTTT Biên Hoà năm 1974.

























        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X