Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đẩy xe cho chị

Collapse
X

Đẩy xe cho chị

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đẩy xe cho chị

    Kim Liên ơi hỡi Kim Liên
    Đẩy xe cho chị tới miền Hà Khê
    Thơ Lục Vân Tiên.


    Mị dân chủ nghĩa.

    Một kẻ mị dân hoặc rabble-rouser là một nhà lãnh đạo chính trị trong một thể chế dân chủ, chủ trương kêu gọi những cảm xúc, những định kiến, sự dốt nát của người dân ít học để có được sức mạnh và thúc đẩy động cơ chính trị. Mị dân chủ nghĩa thường chống đối những cân nhắc thận trọng và ủng hộ ngay lập tức, hành động bạo lực để giải quyết một cuộc khủng hoảng quốc gia, họ thường cáo buộc đối thủ chủ trương dung hòa và cẩn trọng là yếu đuối. Demagogues đã xuất hiện trong các nền dân chủ từ thời cổ Athens . Họ khai thác điểm yếu cơ bản của nền dân chủ: vì quyền lực tối hậu thuộc về nhân dân, do đó, không có gì ngăn nhân dân trao phó nhầm quyền lực cho người ít được mến chuộng nhất trong một đại bộ phận quần chúng.

    Từ kẻ mị dân, có nghĩa là một nhà lãnh đạo của những người dân thường, đầu tiên xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại, ban đầu không có ý nghĩa tiêu cực, nhưng cuối cùng đã có nghĩa là một loại phiền hà của nhà lãnh đạo thỉnh thoảng xuất hiện trong nền dân chủ Athens. Mặc dù dân chủ đem quyền lực lại trong tay thường dân, nhưng các cuộc bầu cử vẫn có xu hướng ủng hộ các lớp quý tộc là những kẻ ủng hộ sự cân nhắc thận trọng và trọng nghi thức. Mị dân chủ nghĩa không ngừng kêu gọi hành động ngay tức khắc, thường là bạo lực - tức khắc và không cần suy tính.

    Mị dân chủ nghĩa kêu gọi trực tiếp đến cảm xúc của người nghèo và người ít hiểu biết theo đuổi quyền lực, nói dối để khuấy động cuồng loạn, khai thác cuộc khủng hoảng để tăng cường hỗ trợ phổ biến cho các cuộc gọi của họ để hành động ngay lập tức và quyền hạn tăng lên, và cáo buộc đối thủ chủ trương dung hòa là yếu đuối hay tệ hơn, phản bội quốc gia. Trong khi tất cả các chính trị gia trong một nền dân chủ phải thường xuyên hy sinh nhỏ của sự thật, sự tinh tế, hoặc mối quan tâm lâu dài để duy trì sự ủng hộ của cử tri, mị dân chủ nghĩa làm những việc này không ngừng và không tự chế.
    Trong suốt lịch sử của nó, từ kẻ mị dân đã được sử dụng để chê bai bất kỳ nhà lãnh đạo được cho là lôi cuốn, độc hại, hay sự tin nhảm. Nguồn : http://en.wikipedia.org/wiki/Demagogue

    Tổng thống Hugo Rafael Chávez Frías sinh ngày 28 tháng 7 năm 1954. Làm tổng thống Venezuela từ 2 tháng 2 năm 1999 đến 5 tháng 3 năm 2013. Chết ngày 5 thágn 3 năm 2013. Thuộc đảng Phong Trào Đệ Ngũ Cộng Hòa (1997 -2007) và đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất (2007 - 2013)

    Ông ta tiêu biểu cho loại lãnh đạo chủ trương mị dân. Quái ác thay, ông là một nhà chính trị mị dân thành công. Dân Venezuela khóc lóc để tang ông một cách tự nguyện, không có vẻ đóng kịch như cái chết của Hồ Chí Minh hay cha con Kim Nhật Thành.
    Dòng nhân văn trải qua nhiều tai ương như dịch bệnh, hồng thủy, kỷ nguyên băng hà khi trái đất đóng băng vài chục triệu năm trơớc. Nhưng không tai ương nào tai hại cho bằng Cộng Sản. Các cuộc cách mạng cướp chính quyền của Cộng Sản luôn bắt đầu bằng giai đoạn mị dân cho đến khi cách mạng thành công, tức là cướp được chính quyền rồi thì trở mặt, chuyển sang giai đoạn độc tài đảng trị. Hẳng các bạn còn nhớ thời điểm 1960 - 1976, người dân ra vào các trại lính bộ đội chơi như cơm bữa. Dần dần đi ngang qua cổng trại của chúng cũng bị xua đuổi từ xa với lý do bí mật quốc phòng. Người dân bị xem như kẻ chuyên môn rình mò các hoạt động quân sự của chúng để hãm hại chúng. Nắm chính quyền, toàn giang sơn gấm vóc thuộc về riêng cùa đảng, người dân luôn bị nghi ngờ là phản động.

    Nếu Chavez còn sống, Meta không nghi ngờ gì vài năm nữa, mọi tài sản quốc gia Venezuela sẽ bị Chavez và thủ hạ chiếm đoạt, biến đất nước dầu hỏa này thành biển nghèo khổ nhưng được mệnh danh là biển hạnh phúc.

    Biển hạnh phúc.


    Chavez và Ahmadinejad, tổng thống Iran

    Năm 2006, Chavez tiến hành một loạt các chuyến đi vận động cho một lực lượng chống đế quốc Mỹ, đến các quốc gia có xung khắc quyền lợi với Mỹ như I Răng, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn. Ở mỗi nơi ông ta đem món hàng duy nhất ông ta có là dầu khí để trao đổi kinh tế, với mục đích những hợp tác kinh tế sẽ dẫn đến hợp tác quân sự.

    Có bao giờ bạn có thể ngờ rằng một sáng mai đẹp trời, một vị khách quý gõ cửa tòa lâu đài của bạn, đề nghị cho bạn ít tiền xài chơi chỉ vì cảm thương bạn quá nghèo? Ngạc nhiên hơn nữa, vị khách quý này cơm không có ăn, áo không có mặc, con cái thả rông chạy sang nhà bạn kiếm chút cơm thừa canh cặn đỡ dạ mỗi ngày? Khó tin quá hả bạn. Giống như chuyện cổ tích xa xưa nào đó ta đã từng đọc. Hay là dejà vu?

    Chuyện này xảy ra thiệt đấy, xảy ra ngay trên đất Mỹ và ngay trong thời đại chúng ta. Ngày 22 tháng Giêng năm 2006 tổng thống Cuba, ông Fidel Castro tuyên bố chữa mắt cho 150000 công dân Mỹ nghèo, bao cả vé máy bay và khách sạn. Nếu tính 10000 đô cho 1 bịnh nhân, số tiền lên đến 1.5 tỉ. Tiền đâu hở Castro? Vặn răng ra mà trả hả? Ông còn răng không mà vặn? Quái chiêu thậm quái chiêu! Độc thủ chi độc thủ!

    Chưa hết chuyện lạ thì bác Chavez từ Venezuela mò đến Việt Nam ta. Nguyên lão này với Fidel Castro là Trung Mỹ song quái. Trong quá khứ họ liên thủ với nhau bằng những chiêu thức đẹp mắt. Chavez vét dầu tặng Cuba, Fidel Castro gửi đội ngũ bác sĩ sang Venezuela chữa bịnh cho người nghèo cứu Chavez khỏi thất cử.

    Từ đó, cặp song quái này nẩy ý tưởng … lãnh đạo thế giới chống chủ nghĩa đế quốc. Cuba thì tung bác sĩ chữa bịnh miễn phí khắp thế giới nhưng chẳng ma nào dám chữa vì chỉ sợ lợn lành hóa lợn què. Phần Chavez thì sang Việt Nam dụ khị : Tớ biết xây nhà máy lọc dầu. Chả là vì năm 1989, Mỹ xây xưởng lọc dầu đầu tiên cho Venezuela. Sau đó không biết tự mình Venezuela có thể học lóm được không nhưng Chavez nói là kỹ thuật khoa học Venezuela có thể làm được.

    Tại sao lão tốt bụng thế? Một mình người tình Castro thì Chavez vẫn còn cảm thấy cô đơn lắm. Ngày 19 May 2006, Venezuela quốc hữu hóa kỹ nghệ dầu hỏa khiến Total SA của Pháp và Eni SPA của Ý mất tất cả vốn đầu tư. 16 công ty khác buộc phải bớt cổ phần cho quốc doanh. Giới đầu tư rụt vòi bỏ đi và Chavez hát bài Đời tôi cô đơn.

    Kurt Weyland viết cho tờ Foreign Affairs như sau:
    Hugo Chavez lãnh đạo 1 cuộc cách mạng chính trị ở Venezuela, thanh lọc giới cầm quyền thối nát nhưng ông không giải quyết đưọc những vấn nạn chế độ cũ để lại: tội phạm, thất nghiệp và kinh tế trì trệ. Chính sách xã hội của Chavez không hiệu quả và những khoa trương kinh tế của ông làm các nhà đầu tư lo ngại. Sự chịu đựng của người dân Venezuelan không thể kéo dài lâu hơn; sự nghiệp chính trị của Chavez được đếm từng phút.

    Trước tình thế đó, ý tưởng lãnh đạo các quốc gia cũng đói rách giống mình càng ngày càng nung nấu. Chậm chân thì không qua khỏi kỳ bầu cử tổng thống tới. Bằng mọi giá, Chavez phải níu kéo vài đồng minh để cử tri biết, kinh tế ta không khá là vì ta gánh vác trọng trách giải phóng con người khỏi ách đế quốc Mỹ. Đồng bào hãy nén lòng chờ. Ngày chiến thắng đã cận kề, chỉ thêm 1 nhiệm kỳ nữa thôi, thế giới sẽ sạch bóng bọn bóc lột.

    Venezuela đang nhắm cùng hướng về phía người dân Cu Ba đang hướng tới: một biển hạnh phúc – Lời tổng thống Venezuela, ông Hugo Chavez.

    Đã có một lúc người ta có lẽ không bao giờ kỳ vọng lần nữa nghe nói đến Cu Ba với chính thể độc tài và một nền kinh tế bại liệt, hiển hiện thành một kiểu mẫu gì đó. Nhưng Chavez không phải kẻ cuồng điên như ta tưởng. Có một luận cứ trong khoa trương của ông, một luận cứ hiệu lịnh bằng chính trị. Và nó dự báo xấu cho Venezuela.

    Nội tình chính trị Venuela.

    Chính trị Chavez vượt lên trên mọi chủ nghĩa vì dân do dân đầy hấp dẫn. Đó là chính trị sách động sự chống đối từ dân – một thứ chính trị độc nhất có hiệu quả vào năm 1990 ở Venezuela. Vấn đề của Chavez là cái được gọi là Hệ thống Punto Fijo. Hệ thống này phát sinh năm 1958, ở thị trấn Punto Fijo, nơi 2 đảng chính trị lớn ký thỏa ước chia sẻ quyền lực bất kể kết quả tuyển cử tổ chức năm 1959. Hai đảng ấy là AD (Acción Democrática) and COPEI (Comité de Organización Política Electoral Independiente, the Christian Democrats)

    Nó bắt đầu là một thỏa hiệp để tránh nội chiến, nhưng nó nuôi dưỡng một thông đồng, một cấu kết bịnh hoạn giữa hai đảng, luôn chia sẻ quyền lực, ngày càng lớn mạnh nhiều thập kỷ nhờ vào việc kiểm soát chi tiêu quốc gia không ai ngăn cản. Đầu thập niên 1990, mạng lưới bảo trợ Punto Fijo tỏa khắp cho đến nỗi chi nhánh văn phòng đảng bộ nhiều hơn nhà thờ Thiên Chúa giáo. Những ứng cử viên đắc cử đều do Punto Fijo đề cử.

    Chavez thay đổi tình trạng đó. Ông tìm ra nhược điểm của con dã thú. Để đánh bại các chính trị gia nhà nghề, phải thúc đẩy quần chúng vào chính trị. Ông thực hiện sách lược này bằng những câu khoa trương: Trữ lượng dầu khí Venuela lớn nhất châu Mỹ và do đó venezuela có thể giàu nhất châu Mỹ nếu diệt được tham nhũng và ông ta có cách diệt tham nhũng.

    Và nhân dân tin ông đến mức ngoài tưởng tượng. Các thăm dò ý kiến cho thấy 91/100 dân Venezuelan đồng ý rằng tham nhũng là nhân tố độc nhất ngăn trở một đời sống sung túc. 78/100 người được thăm dò tin rằng Venezuela là 1 trong số các quốc gia giàu nhất thế giới.

    Chavez đã tìm ra căn bịnh của Venezuela. Và trị liệu pháp là lật đổ Punto Fijo. Trong cuộc tuyển cử tổng thống năm 1998, người dân thụ động Venezuelan lên tiếng. Con số cử tri đầu phiếu từ 30/100 tăng vọt lên 95/100. Chavez đắc thắng một chiến thắng áp đảo. Từ đó, trong tiếng hoan hô vang trời dậy đất của các ủng hộ viên trên đường phố, ông giải tán quốc hội và thiết lập 1 quốc hội mới qua thể thức trưng cầu dân ý.

    Nhưng Chavez cũng có vấn đề. Những gì ông nói đều không đúng. Thực ra, Venezuela không giầu. Những quốc gia thực sự giầu như Ả rập Sau Đi và Kuwait có huê lợi dầu hỏa vượt quá 9000 dollars trung bình mỗi đầu người. Venezuela chỉ xấp xỉ 330 dollars.
    Học giả Kurt Weyland viết một bài báo năm 2001 nói rằng khác với các nhà lãnh đạo tương đối chiếm cảm tình dân chúng ở châu Mỹ La Tinh như ông Alberto Fujimori ở Peru và Carlos Menem ở Á Căn Đình, cảm tình quần chúng dành cho Chavez mau chóng đi xuống dốc. Vấn đề của Peru và Á Căn Đình là lạm phát khủng khiếp. Riêng Peru lại thêm bọn du kích bất trị - chịu khuất phục dưới liều thuốc chữa bịnh. Fujimori và Menem bước những bước dũng cảm mang lại hiệu quả và lấy lại tín nhiệm của quần chúng. Nhưng vấn đề của Venezuela – sự nghèo đói triền miên phát sinh từ thất bại kinh tế - phải mất nhiều thập kỷ, không phải vài tháng để hồi phục.

    Để chắc chắn, Chavez phải tìm ra thủ phạm. Hệ thống Punto Fijo nuôi dưỡng một khu vực công cộng vốn là một cơ cấu bảo trợ chính trị, chứ không phải là một phục vụ quần chúng, và giới thương gia “đầu sỏ chính trị” với ảnh hưởng chính trị cực độ. (Giống như “đầu sỏ chính trị” Nga,họ kiểm soát thông tin và lợi dụng thông tin vào mục đích chính trị.) Ảnh hưởng độc hại của giới chính trị nhà nghề này khiến Venezuela nghèo.
    Thực vô cùng ngạc nhiên khi thấy Venezuela được xếp hạng trong nghiên cứu sức cạnh tranh kinh tế hàng năm của WEF và IMD .
    Với hệ thống phục vụ quần chúng tê liệt, Venezuela xếp hạng tệ nhất hay tệ thứ nhì của các nước về Năng lực viên chức nhà nước, hối lộ, độc lập tư pháp, phẩm chất của cơ cấu luật pháp, ảnh hưởng chính trị trong phục vụ hành chánh, bảo vệ quyền tư hữu và sự dễ dàng trong thương vụ. Theo những xếp hạng này, nó còn tệ hơn các nước như Bangladesh, Nigeria, Việt Cộng, Ukraine và Haiti.
    Những vấn đề mang tính cách tập quán thâm sâu này không dễ khuất phục một cách mau chóng. Weyland nói thế trong luận đề của ông.
    Nhưng Weyland bỏ sót 1 ý thức hệ quan trọng – cái quá mất uy tín đến nỗi nó bị bỏ rơi ra khỏi bản đồ thế giới - Xã hội chủ nghĩa của Cu Ba. Và điều này mang lại những giải pháp cấp thời và bi tráng – cho những triệu chứng, nếu không phải căn nguyên sự nghèo đói của Venezuela. Nếu giầu có không thể tạo được, nó vẫn có thể tái phân phối. Nghĩa là, cướp của người giàu, xí xóa hết, làm lại từ đầu theo kiểu VN đổi tiền, chống tư bản mại sản.

    Và như Weyland đã tiên đoán, hậu thuẫn quần chúng của Chavez xuống dốc – dưới 20/100 năm 2002 – Chavez không bỏ cuộc. Thay vào đó, ông thắt chặt vòng ôm nền kinh tế vô vọng của Castro, gọi là Castronomics. Ông dùng tiền khai thác dầu giúp người nghèo trong các chương trình xã hội. Và – để đánh đổi lấy dầu nuôi nền kinh tế thoi thóp Venezuela – Castro gởi một đội ngũ bác sĩ đến những bịnh xá công cộng trong những xóm Venezuela nghèo.

    Đó là những đòn vũ bão Chavez cần. Hậu thuẫn dân chúng tăng trở lại. Tháng này, ông tồn tại một trưng cầu dân ý mà trước đó ông nghĩ sẽ thua.

    Để chắc ăn, Chavez có lẽ không dụng tâm áp dụng toàn bộ xã hội chủ nghĩa Cu Ba. Ông có vẻ không vội vã hủy diệt kinh tế nước mình. Tất cả bất ổn cho đến nay là do hậu quả những tranh chấp giữa Chavez và giới chính trị gia nhà nghề. Những cuộc đình công đóng cửa kỹ nghệ dầu hỏa, kiểm soát hối đoái để trừng phạt các thương vụ theo phe đối thủ. Với những tranh chấp này lắng dịu, kinh tế lại nở rộ, ít ra cũng là trong nhất thời.

    Nhưng vấn đề ở chỗ luận cứ chính trị của Chavez. Robert Mugabe ở Zimbabwe có lẽ không hề trù tính việc cưỡng bách cấp tốc tái phân phối ruộng đất người da trắng làm chủ, gây ra sụp đổ kinh tế cả nước. Nhưng ông nói nhiều về nó – Ông bị dồn vào chân tường – rốt cuộc ông buộc phải áp dụng nó.

    Và đó là số phận thảm khốc có lẽ đang chờ đợi Chavez, Cộng Sản chủ nghĩa là một lá bài, một khi ngả xuống chiếu bạc, không trở lại cỗ bài một cách dễ dàng. Càng nhiều kết quả mang lại, nền kinh tế quốc gia càng trả giá đắt. (Và rồi, càng la ó dữ dội chừng nào, càng hiệu quả chừng nấy.) Venezuela có lẽ ngả theo hướng Cu Ba, dù viên thuyền trưởng biết hay không biết – và trong hải trình đó, không có “một biển hạnh phúc” chờ đợi phía trước.


    Tổng thống Venezuela, ông Hugo Chavez chào từ giã chủ tịch nước Nguyen Minh Triet tại phủ chủ tịch Hà Nội. Chavez kết thúc chuyến thăm viếng Việt Nam, ca ngợi Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa kiểu mẫu từng đánh bại dế quốc Mỹ. (AFP/Hoang Dinh Nam)

    Ngày 31 Tháng 7 2006 Chavez sang Việt Nam trong một chuyến công du thăm viếng tất cả các nước công khai chống Mỹ, kể cả Việt Nam một nước đu dây giữa Mỹ và Trung Cộng.

    Tổng thống Venezuela Hugo Chavez nói ông muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam trong một phần liên minh chống chủ nghĩa đế quốc của Mỹ. Đổi lại, Tổng thống Chavez nói nước ông sẵn sàng giúp Việt Nam xây dựng nhà máy lọc dầu và rằng Việt Nam "hoàn toàn có thể độc lập về năng lượng."

    Sao thế, muốn đưa đất nước chúng tôi cùng với Cu Ba tới biển hạnh phúc Cộng Sản chăng?
    Cũng may mắn cho Việt Nam ta, cái bến bờ hạnh phúc này ta đánh giá là hơi “oải”. Xây nhà máy lọc dầu thì cứ xây nhưng làm tên lính dưới ngọn cờ chống đế quốc Mỹ thì tôi không chống nữa. Ông không xây thì có thiếu gì thằng khác xây. Cũng xin cảm ơn ông. Chúc ông ra về bằng an.

    Kim Liên ơi hỡi Kim Liên
    Đẩy xe cho chị tới miền Hà Khê (Thơ Lục Vân Tiên)


    Muốn đẩy xe cho chị hả? Đẩy xe cho chị thì được nhưng trực chỉ Hà Khê chứ không phải đẩy xuống cái biển hạnh phúc của ông.

    Metamorph
    Last edited by metamorph; 08-31-2013, 10:09 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X