Thông báo

Collapse
No announcement yet.

A 37 dragonfly

Collapse
X

A 37 dragonfly

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • A 37 dragonfly


  • #2
    Cessna Model 318 / T-37 / A-37 Dragonfly 1954



    Đầu năm 1950, không quân Mỹ đã tìm một kiểu máy bay huấn luyện phản lực. Vào năm 1953, hãng Cessna đã thắng trong cuộc thi tạo kiểu dáng. Hai mẫu máy bay được đặt hàng dưới tên gọi XT-37. Hãng sản xuất đặt tên cho loại máy bay này là Cessna Model 318. Và mẫu đầu tiên đã cất cánh bay vào ngày 12/10/1954.



    Đây là loại máy bay cánh đơn, thẳng, cấu trúc hoàn toàn bằng kim loại, với ghế lái của học viên và huấn luyện viên được sắp hàng ngang theo một cấu hình lý tưởng (khác với các phi cơ huấn luyện khác đã sắp ghế trước ghế sau). Động cơ gồm hai máy turbo phản lực Continental (kiểu Mỹ của loại động cơ Turbomeca Marbore của Pháp) được lắp dưới chân cánh hai bên thân. Cánh đuôi được gắn lên cao khoàng 1/3 vây đuôi để bảo đảm dòng phản lực của máy không ảnh hưởng đến dòng khí lướt qua cánh.



    Đợt máy bay thành phẩm đầu tiên gồm 11 chiếc, gọi là T-37A, được đặt hàng trong năm 1954 và cất cánh lần đầu ngày 27/9/1955. Loại T-37A này sau đó đã được hợp đồng hàng loạt với con số lên đến 534 chiếc. Loại máy bay này bị đưa ra hiện trường hoạt động quá chậm do một số thay đổi và cải tiến cho phù hợp với mục đích huấn luyện.



    Khi đã đưa vào hoạt động vào năm 1957, loại T-37 được dùng để huấn luyện cơ bản. Khóa sinh phi hành được chuyển qua học loại T-37 này sau khi đã trải qua khóa học sơ cấp trên loại Beech T-34 Mentor. Vào tháng Tư năm 1961, các khóa dạy bay xuyên suốt được bắt đầu. Khóa sinh sẽ bay trên loại T-37 có vận tốc giao động giữa 138-684 km/h từ khi nhập môn cho đến lúc ra trường.



    Không xảy ra tai nạn nghiêm trọng nào như nhiều người đã từng lo ngại, nhưng có một điều ít ai để ý là tổn phí quá cao đối với một khóa học bay phi cơ phản lực. Không có khóa sinh nào bị loại trong giai đoạn sơ cấp, và đến năm 1964 thì loại máy bay huấn luyện dùng động cơ piston được sử dụng, đã đem lại kết quả là tổn phí huấn luyện thấp hơn và những ai bay giỏi trong giai đoạn sơ cấp mới được chuyển qua học T-37.



    Loại T-37B được trang bị máy phản lực mạnh hơn và hệ thống truyền tin định vị tối tân hơn được đưa vào sử dụng vào tháng 11 năm 1959, cùng với những chiếc T-37 còn lại cũng được chuyển đổi theo tiêu chuẩn này. Đời cuối của loại máy bay huấn luyện phản lực này là T-37C được gắn vũ khí và đầu cánh có gắn bình xăng phụ. Khi đợt sản xuất chấm dứt vào năm 1977 thì đã có tổng cộng 1268 chiếc T-37 đã được chế tạo cho không lực Mỹ và để xuất khẩu. Vào năm 1962, Trung tâm Vũ khí Hàng không Đặc biệt của Không quân Mỹ đã thử nghiệm 2 chiếc Cessna T-37B và đánh giá đủ tiêu chuẩn để dùng trong chiến tranh chống nổi loạn (COIN). Những chiếc máy bay thử nghiệm đầu tiên này được gắn 2 máy turbojet Continental J69-T-25 có sức đẩy 465kg, cất cánh với trọng lượng 3946 kg, vượt 33% trọng lượng cất cánh tối đa.



    Sau đó khung phòng cũng đã được điều chỉnh lại để có thể chịu 2 máy turbojet General Electric J85-GE-5 có sức đẩy 1056 kg mỗi máy. Việc gia tăng sức đẩy đáng kể cho loại máy bay này để cải tiến thành loại YA T-37D, để bay ổn định với trọng lượng cất cánh lên đến 6350 kg. Như thế, rõ ràng là loại máy bay này có triển vọng hành quân với một trọng lượng vũ khí đáng kể.



    Những hoạt động kể trên chỉ nằm trên lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, cho tới khi nhu cầu chiến trường tại Vietnam khiến cho USAF phải đánh giá cao hơn cho loại máy bay võ trang này trong vai trò máy bay huấn luyện. Theo đó, hãng Cessna đã được yêu cấu chuyển đổi 39 chiếc máy bay huấn luyện T-37B thành loại tấn công hạng nhẹ. Một đơn đặt hàng đã được ký kết vào năm 1966: Hợp đồng này liên quan đến việc chuyển đổi và cải tiến loại T-37B được đưa vào dây chuyền sản xuất. Loại máy bay đời mới này dựa vào những thử nghiệm trước đó trên hai chiếc YA T-37D, được trang bị 8 giàn móc vũ khí dưới cánh, gắn bình xăng phụ ở hai đầu cánh để tăng lượng nhiên liệu và được đẩy bằng hai máy turbo General Electric J85-GE-5.



    Việc chuyển giao loại phi cơ này cho USAF bắt đầu ngày 2/5/1967 và trong suốt những tháng sau đó một phi đoàn 25 chiếc, mang ký hiệu là A-37A và tên tục là Dragonfly, đã tiến hành 4 tháng hành quân thử nghiệm tại miền Nam Việt Nam. Theo cuộc thử nghiệm này chúng được chuyển giao cho phi đoàn 604 đóng tại Biên Hòa; đến năm 1970 thì chuyển giao cho Không quân Việt Nam.



    Trong thời kỳ này, hãng Cessna đã chế tạo mẫu máy bay Model 318E đầu tiên thành loại máy bay tấn công hạng nhẹ dựa trên mẫu T-37 và bay thử lần đầu vào tháng 9 năm 1967. Công việc được tiến hành ráo riết và đợt hàng đầu tiên được giao vào tháng Năm năm 1968.



    Loại A-37B hơi khác với loại YA T-37D về cấu trúc. Khung phòng của nó có thể chịu tới 6G, bình chứa nhiên liệu trong có dung tích lớn hơn thành 1920 lít và có khả năng mang theo 4 bình nhiên liệu phụ với tổng dung tích 1516 lít, và nó có thể tiếp nhiên liệu trên không.





    Động cơ được đổi thành hai giàn turbojet General Electric J85-GE-17A. Có gắn một giàn minigun GAU-2B/A, và 8 giàn móc dưới cánh có thể mang theo một tổng trọng lượng 2268 kg. Một camera được gắn vào mũi tàu để ghi hình kết quả hoạt động của khẩu minigun, và giáp chống đạn cũng được bọc quanh ghế ngồi để bảo vệ phi hành đoàn.





    Đến cuối năm 1967 thì đã có 577 chiếc A-37B được chế tạo để giao cho không quân Mỹ và thêm một số khác được giao cho các nước đồng minh. Nhiều chiếc đã được chuyển giao cho Cục Phòng vệ Quốc Gia Mỹ (Coast Guard) và Không quân VNCH. Không quân Việt Nam đã sử dụng loại phi cơ A-37 một cách có hiệu quả cho tới ngày đứt phim.

    (dịch từ http://www.aviastar.org/air/usa/cessna_dragonfly.php)





    Last edited by TH-72G; 08-12-2013, 11:05 PM.

    Comment


    • #3
      Vài biến thể đề nghị cho A-37 Dragonfly

      Các biến thể của A-37:


      Hai động cơ hỏa tiển ở 2 đầu cánh có thể giúp A-37 cất cánh nhanh hơn.


      Hai dàn gắn UAV ở hai đầu cánh có thể xoay quanh trục một góc 30o, giúp A-37 tận dụng lực nâng của UAV để có thể cất và hạ cánh với vận tốc tối thiểu khoảng 40 knots.



      Kết hợp với các loại máy bay không người lái Teledyne BQM-34 Firebee, A-37 Dragonfly trở thành loại STOL có thể cất/hạ cánh từ LZ hoặc chiến hạm...


      Khi lâm trận, 2 UAV được phóng đi. Một chiếc tấn công phi cơ địch, chiếc còn lại bay trước mũi A-37 để nghênh cản hỏa tiển không đối không bằng đạn đại bác 20 ly nổ chụp cách 1 km. Sức nóng của đạn nổ chụp sẽ thu hút hỏa tiễn tầm nhiệt bay vào đạn đạo của UAV như loài thiêu thân.
      (http://en.wikipedia.org/wiki/Ryan_Firebee)


      Với 4 máy, A-37 cất cánh hầu như thẳng đứng. Heading ở vận tốc chậm được điều khiển bằng 2 paddle (số 114 trên mô hình) chận trước ống phản lực.


      Dưới cánh A-37 này là 2 UAV Beech AQM-37C có vận tốc 3,040 MPH / 2,640 KT và bay cao 120.000 feet (34 km). Có thể nghênh cản bất cứ chiến đấu cơ tối tân nhất hiện có.


      Dàn bánh đáp của A-37 được gắn ski để đáp xuống nước (rồi leo lên xà-lan), hoặc cất cánh từ xà-lan. Cách đáp này được sử dụng trong trường hợp phi trường bị pháo kích như chiến tranh Lybie.


      Bom JDAM, là loại bom ngu thông thường được gắn thêm cánh để lượn, bộ định vị toàn cầu GPS và đầu đọc hồng ngoại để bám mục tiêu. Bom này được thả ở cao độ 10 km, vận tốc 1000 kmh có thể bay xa 70 km với độ chính xác 3 mét. Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Cộng dính một trái JDAM là chìm lĩm (nếu không cũng biến thành một đống ve chai bất khiển dụng)
      Last edited by TH-72G; 08-13-2013, 12:59 AM.

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X