Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kế hoạch Omega & Sigma thám kích mật khu Việt Cộng(1966-1968)

Collapse
X

Kế hoạch Omega & Sigma thám kích mật khu Việt Cộng(1966-1968)

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kế hoạch Omega & Sigma thám kích mật khu Việt Cộng(1966-1968)

    Kế hoạch Omega & Sigma thám kích mật khu Việt Cộng, thời kỳ 1966-1968.

    Vương Hồng Anh

    Từ 1966 đến 1968, một số kế hoạch tình báo khác cũng được MACV hoạch định cho các tư lệnh Quân đoàn VNCH và tư lệnh lực lượng Dã chiến Hoa Kỳ từng Vùng chiến thuật sử dụng. Năm 1966, sau khi Tướng Westmoreland đặt ưu tiên trưng dụng đơn vị Biệt phái B-52 của hoạch Delta vào miền Bắc của Vùng 1 và Vùng 2 chiến thuật, Liên quân Việt-Mỹ đã tổ chức thêm hai bộ phận đặc nhiệm mang tên là Kế hoạch Omega và kế hoạch Sigma, hoạt động tại phía Nam Cao Nguyên và Miền Đông Nam Phần. Lực lượng thuộc hai kế hoạch đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Quân đoàn 3 VNCH và các đại đơn vị Hoa Kỳ, có nhiệm vụ hiện các cuộc hành quân xâm nhập vào các vùng hẻo lánh, mật khu, cứ địa của Cộng quân CQ để thu thập tin tức.

    Kế hoạch Omega do đơn vị có ký danh là Toán Biệt phái B-50 điều hợp. Cơ cấu tổ chức của Kế hoạch Omega cũng tương tự như Kế hoạch Delta, ngoài trừ các bộ phận phản công và tăng phái. Theo đó, lực lượng tăng phái cho Kế hoạch là một tiểu đoàn chủ lực quân QL.VNCH, nhưng Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) Hoa Kỳ tại VN ít khi điều động đơn vị này trong các hoạt động phối hợp, và thường sử dụng ba đại đội Biệt kích quân Tiếp ứng tăng cường. Biệt kích quân tiếp ứng do LLĐB Hoa Kỳ thành lập vào cuối năm 1965, tổ chức thành các đại đội đại đội với danh xưng đầu tiên là Task Forces. Đây là các đơn vị biệt lập, cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, chịu sự chỉ huy trực tiếp của các hạ sĩ quan, sĩ quan LLĐB Hoa Kỳ. Đến năm 1966, phát triển đến cấp tiểu đoàn và được đổi tên thành Mikes Forces. Năm 1967, LLĐB Hoa Kỳ chuyển giao quyền chỉ huy Mikes Forces cho LLĐB VNCH để trở lại vai trò cố vấn của mình. Lực lượng này được cải danh thành Biệt kích quân Tiếp ứng. Từ 1967 đến giữa năm 1970, tại mỗi bộ chỉ huy Lực lượng Đặc biệt của từng Vùng chiến thuật (bộ chỉ huy C) đều có thêm 3 tiểu đoàn Mike Forcse do một toán B LLĐB trực tiếp chỉ huy.

    Theo kế hoạch tổ chức, các toán thám kích của Kế hoạch Omega cũng có tên Delta nhưng quân số chỉ có 8 người. Trong mỗi chuyến công tác, bốn toán được gọi là Len Lỏi phối hợp với Biệt kích quân Tiếp ứng xâm nhập vào các khu CQ chiếm đóng, tất cả đều cải trang mặc đồ của CQ từ Bắc xâm nhập vào (Cộng sản Bắc Việt-CSBV) hoặc CQ của các đơn vị địa phương (quân đội Hoa Kỳ gọi là Việt Cộng), trang bị vũ khí địch, mang giấy tờ giả. Phương thức hoạt động của các toán thám kích thuộc Kế hoạch Omega cũng gần giống như các toán len lỏi của Kế hoạch Delta, các toán viên phải học thuộc tin tức và các câu chuyện của địch quân để không bị đối phương phát hiện khi chạm mắt. Nguyên tắc bảo mật tối đa sự hiện diện của toán phải được áp dụng trong mọi trường hợp, chỉ được nổ súng khi bị lộ và bị địch tấn công. Khi bị CQ bao vây, các toán sẽ được trực thăng võ trang tới cứu, trong trường hợp nguy kịch, sẽ có các đại đội Biệt kích quân Tiếp ứng tăng viện để phản công giải vây. Thành phần Biệt kích quân Tiếp ứng gồm những chiến binh được tuyển chọn từ Lực lượng Dân sự Chiến đấu (Civil Irregular Defense Group, viết tắt là CIDG. Từ năm 1967, Dân sự chiến đấu cải danh thành Biệt kích quân Biên phòng). Các quân nhân này đa số là người Thượng, được huấn luyện thuần thục, có bằng Nhảy Dù nên có khả năng hoạt động bất cứ nơi nào trên lãnh thổ trong những giai đoạn giới hạn về thời gian.

    Đơn vị đặc nhiệm của Kế hoạch Omega đồn trú tại Ban Mê Thuột, gồm 9 sĩ quan, 65 chiến binh thuộc LLĐB Hoa Kỳ và 660 Biệt kích quân Tiếp ứng gồm người sắc tộc Sedang, Rhade... Trong thời gian tồn tại, Kế hoạch Omega đã khởi sự hoạt động vào ngày 11 tháng 9/1966, và đã tham dự 9 cuộc hành quân. Dù phải hoạt động trong những vùng nặng nhất nhưng thiệt hại nhân mạng rất ít, chỉ có 6 người bị thương. Sau cuộc hành quân March 1 và 2 tại thung lũng Plei Trap dọc theo biên giới Việt Nam-Cam Bốt, bộ phận Biệt phái B-50 do Trung tá Mearla La Mar chỉ huy được chuyển sang MACV-SOG, kế hoạch này chấm dứt.

    * Kế hoạch Sigma và các cuộc hành quân xâm nhập vào mật khu CQ tại Miền Đông Nam phần:

    Kế hoạch Sigma được tổ chức gần giống như Kế hoạch Omega và do Toán Biệt phái B-56 điều hợp và chỉ huy. Đơn vị chính của Kế hoạch đồn trú tại Trại Hồ Ngọc Tảo gần Thủ Đức, dọc theo Quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Long Bình. Lực lượng phòng thủ doanh trại gồm 1 đại đội có quân số 168 chiến binh, tất cả đều là người sắc tộc Nùng. Người Việt gốc Miên được B-56 tuyển mộ để thành lập các toán xâm nhập len lỏi và thám báo. Toán Biệt phái B-56 được đặt dưới quyền điều động của bộ chỉ huy Dã chiến 2 Hoa Kỳ (chỉ huy Lực lượng Hoa Kỳ tại Miền Đông Nam phần) và bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 QL.VNCH. Đơn vị đặc nhiệm Kế hoạch Sigma được tung vào chiến trường trong cuộc hành quân Golf ngày 11 tháng 9/1966. Từ tháng 9 đến cuối tháng 10/1969, Kế hoạch Sigma đã mở 15 cuộc hành quân ở chiến khu C và D trước khi toàn bộ được chuyển sang kế hoạch Daniel Boone ngày 1-11-1967.

    Trong 15 cuộc hành quân xâm nhập vào mật khu CQ, có vài lần các toán của Kế hoạch Sigma đụng độ kịch liệt với CQ sau khi bị đối phương phát hiện. Lần đầu tiên xảy ra trong cuộc hành quân Fondulac (từ 12/10/1966 đến ngày 25/10/1966) khi toán 5 bị địch phát giác vào buổi tối hôm trước ngày xảy ra giao tranh. Theo lời của hai chiến binh Việt Nam là Đinh Ba Sa Thạch và Sơn Thạch vượt thoát trở về kể lại thì trận đánh diễn ra như sau: Từ tối hôm 21/10, địch đã phát hiện sự hiện diện của toán nhưng hai trung sĩ LLĐB Mỹ là Boyd W. Anderson và Michael R. Newbern quyết định ẩn núp để tránh giao tranh với CQ trong đêm. Toán cũng không báo cáo tình hình hoặc xin rút khỏi vùng hoạt động vì muốn giữ bí mật. Thế nhưng sáng ngày 22/10, toán bị CQ phục kích và mau chóng bị áp đảo. Trung sĩ Anderson trúng đạn vào đùi và cố bò vào bìa rừng. Anh cầm được ống nghe nhưng bị địch bắn chết trước khi nói. Trung sĩ Newbern bị trọng thương nhưng kịp gửi được lời báo cáo khẩn cấp về hậu cứ trước khi tắt thở. Sau cuộc hành quân, trung tá Richard Reish chỉ huy B-56 nhận định rằng đây là một tổn thất lớn ảnh hưởng đến tinh thần của các chiến binh Mỹ.

    * Lực lượng Biệt kích Lâm Thời:

    Cũng cần ghi nhận rằng, trước khi 2 kế hoạch Omega và Sigma kết thúc công tác, bộ chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại VN (MACV) đã chỉ thị cho LLĐB tổ chức Kế hoạch Rapid Fire (Toán Biệt Kích Lâm Thời B-36) do thiếu tá James G.Grins chỉ huy. B-36 chính thức hoạt động từ ngày 1-8-1967 để tiếp tục công tác tình báo và chiến lược tại Vùng 2 và Vùng 3. Ngày 1-11-1967, các đơn vị phụ trách hai kế hoạch Omega và Sigma được chuyển giao cho bộ chỉ huy MACV-SOG. Trong tiến trình chuyển giao, B-36 được tái tổ chức gồm hai toán Biệt phái A-361 và toán Biệt phái A-362 của LLĐB Hoa Kỳ bổ sung 20 trinh sát, hai đại đội Biệt kích quân tiếp ứng, 1 đại đội phòng thủ, ngoài ra Toán Biệt phái A-303 và A-304 cũng được chuyển giao cho Thiếu tá Gritz chỉ huy.

    Về hoạt động của Biệt kích Lâm thời B-36, tiên khởi đơn vị này có 10 toán quân báo và 2 đại đội tiếp ứng phản công. Lực lượng này đã được đưa vào hoạt động tại chiến khu C ngày 5 tháng 9 trong cuộc hành quân Rapid Fire 1. Cuộc hành quân cuối cùng của B-36 là Rapid Fire 10 diễn ra ở tỉnh Hậu Nghĩa kết thúc vào ngày 23 tháng 5/1968. Từ đây B-36 đã chuyển từ tạm thời lên chính thức và đặt thuộc quyền của Lực lượng Cơ động Xung kích số 3.

    Từ 1966 đến 1968, một số kế hoạch tình báo khác cũng được MACV hoạch định cho các tư lệnh Quân đoàn VNCH và tư lệnh lực lượng Dã chiến Hoa Kỳ từng Vùng chiến thuật sử dụng. Năm 1966, sau khi Tướng Westmoreland đặt ưu tiên trưng dụng đơn vị Biệt phái B-52 của hoạch Delta vào miền Bắc của Vùng 1 và Vùng 2 chiến thuật, Liên quân Việt-Mỹ đã tổ chức thêm hai bộ phận đặc nhiệm mang tên là Kế hoạch Omega và kế hoạch Sigma, hoạt động tại phía Nam Cao Nguyên và Miền Đông Nam Phần. Lực lượng thuộc hai kế hoạch đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Quân đoàn 3 VNCH và các đại đơn vị Hoa Kỳ, có nhiệm vụ hiện các cuộc hành quân xâm nhập vào các vùng hẻo lánh, mật khu, cứ địa của Cộng quân ( CQ( để thu thập tin tức.

    Kế hoạch Omega do đơn vị có ký danh là Toán Biệt phái B-50 điều hợp. Cơ cấu tổ chức của Kế hoạch Omega cũng tương tự như Kế hoạch Delta, ngoài trừ các bộ phận phản công và tăng phái. Theo đó, lực lượng tăng phái cho Kế hoạch là một tiểu đoàn chủ lực quân QL.VNCH, nhưng Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) Hoa Kỳ tại VN ít khi điều động đơn vị này trong các hoạt động phối hợp, và thường sử dụng ba đại đội Biệt kích quân Tiếp ứng tăng cường. Biệt kích quân tiếp ứng do LLĐB Hoa Kỳ thành lập vào cuối năm 1965, tổ chức thành các đại đội đại đội với danh xưng đầu tiên là Task Forces. Đây là các đơn vị biệt lập, cơ động nhanh, hỏa lực mạnh, chịu sự chỉ huy trực tiếp của các hạ sĩ quan, sĩ quan LLĐB Hoa Kỳ. Đến năm 1966, phát triển đến cấp tiểu đoàn và được đổi tên thành Mikes Forces. Năm 1967, LLĐB Hoa Kỳ chuyển giao quyền chỉ huy Mikes Forces cho LLĐB VNCH để trở lại vai trò cố vấn của mình. Lực lượng này được cải danh thành Biệt kích quân Tiếp ứng. Từ 1967 đến giữa năm 1970, tại mỗi bộ chỉ huy Lực lượng Đặc biệt của từng Vùng chiến thuật (bộ chỉ huy C) đều có thêm 3 tiểu đoàn Mike Forcse do một toán B LLĐB trực tiếp chỉ huy.

    Theo kế hoạch tổ chức, các toán thám kích của Kế hoạch Omega cũng có tên Delta nhưng quân số chỉ có 8 người. Trong mỗi chuyến công tác, bốn toán được gọi là Len Lỏi phối hợp với Biệt kích quân Tiếp ứng xâm nhập vào các khu CQ chiếm đóng, tất cả đều cải trang mặc đồ của CQ từ Bắc xâm nhập vào (Cộng sản Bắc Việt-CSBV) hoặc CQ của các đơn vị địa phương (quân đội Hoa Kỳ gọi là Việt Cộng), trang bị vũ khí địch, mang giấy tờ giả. Phương thức hoạt động của các toán thám kích thuộc Kế hoạch Omega cũng gần giống như các toán len lỏi của Kế hoạch Delta, các toán viên phải học thuộc tin tức và các câu chuyện của địch quân để không bị đối phương phát hiện khi chạm mắt. Nguyên tắc bảo mật tối đa sự hiện diện của toán phải được áp dụng trong mọi trường hợp, chỉ được nổ súng khi bị lộ và bị địch tấn công. Khi bị CQ bao vây, các toán sẽ được trực thăng võ trang tới cứu, trong trường hợp nguy kịch, sẽ có các đại đội Biệt kích quân Tiếp ứng tăng viện để phản công giải vây. Thành phần Biệt kích quân Tiếp ứng gồm những chiến binh được tuyển chọn từ Lực lượng Dân sự Chiến đấu (Civil Irregular Defense Group, viết tắt là CIDG. Từ năm 1967, Dân sự chiến đấu cải danh thành Biệt kích quân Biên phòng). Các quân nhân này đa số là người Thượng, được huấn luyện thuần thục, có bằng Nhảy Dù nên có khả năng hoạt động bất cứ nơi nào trên lãnh thổ trong những giai đoạn giới hạn về thời gian.

    Đơn vị đặc nhiệm của Kế hoạch Omega đồn trú tại Ban Mê Thuột, gồm 9 sĩ quan, 65 chiến binh thuộc LLĐB Hoa Kỳ và 660 Biệt kích quân Tiếp ứng gồm người sắc tộc Sedang, Rhade... Trong thời gian tồn tại, Kế hoạch Omega đã khởi sự hoạt động vào ngày 11 tháng 9/1966, và đã tham dự 9 cuộc hành quân. Dù phải hoạt động trong những vùng nặng nhất nhưng thiệt hại nhân mạng rất ít, chỉ có 6 người bị thương. Sau cuộc hành quân March 1 và 2 tại thung lũng Plei Trap dọc theo biên giới Việt Nam-Cam Bốt, bộ phận Biệt phái B-50 do Trung tá Mearla La Mar chỉ huy được chuyển sang MACV-SOG, kế hoạch này chấm dứt.

    * Kế hoạch Sigma và các cuộc hành quân xâm nhập vào mật khu CQ tại Miền Đông Nam phần:

    Kế hoạch Sigma được tổ chức gần giống như Kế hoạch Omega và do Toán Biệt phái B-56 điều hợp và chỉ huy. Đơn vị chính của Kế hoạch đồn trú tại Trại Hồ Ngọc Tảo gần Thủ Đức, dọc theo Quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Long Bình. Lực lượng phòng thủ doanh trại gồm 1 đại đội có quân số 168 chiến binh, tất cả đều là người sắc tộc Nùng. Người Việt gốc Miên được B-56 tuyển mộ để thành lập các toán xâm nhập len lỏi và thám báo. Toán Biệt phái B-56 được đặt dưới quyền điều động của bộ chỉ huy Dã chiến 2 Hoa Kỳ (chỉ huy Lực lượng Hoa Kỳ tại Miền Đông Nam phần) và bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 QL.VNCH. Đơn vị đặc nhiệm Kế hoạch Sigma được tung vào chiến trường trong cuộc hành quân Golf ngày 11 tháng 9/1966. Từ tháng 9 đến cuối tháng 10/1969, Kế hoạch Sigma đã mở 15 cuộc hành quân ở chiến khu C và D trước khi toàn bộ được chuyển sang kế hoạch Daniel Boone ngày 1-11-1967.

    Trong 15 cuộc hành quân xâm nhập vào mật khu CQ, có vài lần các toán của Kế hoạch Sigma đụng độ kịch liệt với CQ sau khi bị đối phương phát hiện. Lần đầu tiên xảy ra trong cuộc hành quân Fondulac (từ 12/10/1966 đến ngày 25/10/1966) khi toán 5 bị địch phát giác vào buổi tối hôm trước ngày xảy ra giao tranh. Theo lời của hai chiến binh Việt Nam là Đinh Ba Sa Thạch và Sơn Thạch vượt thoát trở về kể lại thì trận đánh diễn ra như sau: Từ tối hôm 21/10, địch đã phát hiện sự hiện diện của toán nhưng hai trung sĩ LLĐB Mỹ là Boyd W. Anderson và Michael R. Newbern quyết định ẩn núp để tránh giao tranh với CQ trong đêm. Toán cũng không báo cáo tình hình hoặc xin rút khỏi vùng hoạt động vì muốn giữ bí mật. Thế nhưng sáng ngày 22/10, toán bị CQ phục kích và mau chóng bị áp đảo. Trung sĩ Anderson trúng đạn vào đùi và cố bò vào bìa rừng. Anh cầm được ống nghe nhưng bị địch bắn chết trước khi nói. Trung sĩ Newbern bị trọng thương nhưng kịp gửi được lời báo cáo khẩn cấp về hậu cứ trước khi tắt thở. Sau cuộc hành quân, trung tá Richard Reish chỉ huy B-56 nhận định rằng đây là một tổn thất lớn ảnh hưởng đến tinh thần của các chiến binh Mỹ.

    * Lực lượng Biệt kích Lâm Thời:

    Cũng cần ghi nhận rằng, trước khi 2 kế hoạch Omega và Sigma kết thúc công tác, bộ chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại VN (MACV) đã chỉ thị cho LLĐB tổ chức Kế hoạch Rapid Fire (Toán Biệt Kích Lâm Thời B-36) do thiếu tá James G.Grins chỉ huy. B-36 chính thức hoạt động từ ngày 1-8-1967 để tiếp tục công tác tình báo và chiến lược tại Vùng 2 và Vùng 3. Ngày 1-11-1967, các đơn vị phụ trách hai kế hoạch Omega và Sigma được chuyển giao cho bộ chỉ huy MACV-SOG. Trong tiến trình chuyển giao, B-36 được tái tổ chức gồm hai toán Biệt phái A-361 và toán Biệt phái A-362 của LLĐB Hoa Kỳ bổ sung 20 trinh sát, hai đại đội Biệt kích quân tiếp ứng, 1 đại đội phòng thủ, ngoài ra Toán Biệt phái A-303 và A-304 cũng được chuyển giao cho Thiếu tá Gritz chỉ huy.

    Về hoạt động của Biệt kích Lâm thời B-36, tiên khởi đơn vị này có 10 toán quân báo và 2 đại đội tiếp ứng phản công. Lực lượng này đã được đưa vào hoạt động tại chiến khu C ngày 5 tháng 9 trong cuộc hành quân Rapid Fire 1. Cuộc hành quân cuối cùng của B-36 là Rapid Fire 10 diễn ra ở tỉnh Hậu Nghĩa kết thúc vào ngày 23 tháng 5/1968. Từ đây B-36 đã chuyển từ tạm thời lên chính thức và đặt thuộc quyền của Lực lượng Cơ động Xung kích số 3.

     


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X