Thông báo

Collapse
No announcement yet.

cafe_coc: Góc SẢN PHẨM

Collapse
X

cafe_coc: Góc SẢN PHẨM

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • cafe_coc: Góc SẢN PHẨM

    XE HƠI BAY TF-X của Terrafugia


    Cách đây không lâu, chúng ta đã nghe nói tới dự án phát triển chiếc xe hơi bay được có tên là TF-X của Terrafugia, với khả năng chạy trên đường như những chiếc xe bình thường và cất cánh lên trời như một chiếc máy bay riêng. Mặc dù chiếc xe đã từng được phát triển từ khá lâu, năm 2006 và đến năm 2010 được cấp phép hoạt động ở Mỹ nhưng vẫn còn rất ít người được tận mắt chứng kiến cách hoạt động của dòng xe độc đáo này. Rất vui là mới đây Terrafugia đã tung ra 2 video ngắn cho thấy cụ thể quá trình chạy thử của chiếc xe bay này.

    Hiện tại hãng đã nhận đặt hàng dòng xe này với phí giữ chỗ là 10.000$, giá bán lẻ của xe được dự kiến 279.000$, với số tiền này thì bạn sẽ có một chiếc xe nặng 650kg, chạy trên đường như xe hơi và bay lên trời như chim, rất tuyệt vời. Được biệt Terrafugia đang phát triển thế hệ thứ 3 của dòng xe này và dự kiến sẽ bắt đầu được giao hàng trong năm 2015.


    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

  • #2
    Lịch sử RADIO và CÔNG NGHỆ PHÁT THANH


    Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ hiện nay mang lại cho chúng ta nhiều loại hình giải trí dù bạn ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Chúng có thể nghe nhạc bằng iPod, xem phim trực tuyến trên máy tính bảng hay chơi game trên điện thoại. Thế nhưng, có một loại hình giải trí với lịch sử phát triển lâu đời mà cho đến ngày nay, nó vẫn tồn tại như một món ăn tinh thần của rất nhiều người trên thế giới. Đó chính là chiêc máy radio.

    Máy radio (máy thu thanh, máy nghe đài, máy ra-đi-ô) là một vật dụng rất quen thuộc đối với người Việt chúng ta, từ những đứa bé với chương trình "chúc bé ngủ ngon", đến người lớn với các chương trình thời sự hay "đọc truyện đêm khuya." Radio cũng là một công cụ phục vụ cho công việc, chẳng hạn như cánh tài xế với kênh "radio giao thông".

    Sóng radio và máy radio:

    Sóng radio hay sóng vô tuyến là một dạng bức xạ điện từ có phổ dài hơn ánh sáng hồng ngoại, tần số từ 3 kHz đến 300 GHz. Sóng vô tuyến truyền với vận tốc vận tốc ánh sáng và trong tự nhiên, nó xuất hiện từ hiện tượng sấm sét.

    Từ radio còn dùng để chỉ máy thu thanh (máy radio) - một thiết bị điện tử nhận các sóng âm đã được biến điệu qua ăng ten để khuếch đại, phục hồi lại dạng âm thanh ban đầu và phát âm thanh ra loa cho người nghe. Máy radio hình thành dựa trên sự phát triển của 3 phát minh có mối liên hệ mật thiết với nhau, đó chính là radio, máy điện báo và điện thoại. 3 công nghệ này cùng nhau đã tạo nên một công nghệ thu thanh mà ban đầu, nó được gọi là "điện báo không dây" (wireless telegraphy).


    Nguyên lý làm việc của sóng radio.

    Trong lịch sử phát triển, nhiều nhà phát minh đã thử áp dụng nhiều phương pháp truyền tín hiệu không dây, bao gồm cả phương pháp cảm ứng điện từ và truyền tín hiệu qua mặt đất. Tuy nhiên, chiếc máy radio bắt đầu từ việc phát minh ra "sóng radio" (radio wave) - một loại sóng điện từ có khả năng truyền âm nhạc, giọng nói, hình ảnh và cả dữ liệu trong không trung từ nơi này đến nơi khác. Có nhiều thiết bị hoạt động bằng sóng điện từ bao gồm: radio, lò vi sóng, điện thoại di động, bộ điều khiển từ xa, máy thu hình và nhiều thiết bị khác. Các thiết bị sử dụng sóng điện từ với các tần số khác nhau nhằm thực hiện các chức năng khác nhau. Sóng dùng trong radio có tần số trong khoảng từ 3 Hz (Dải tần số cực thấp ELF - Extremely low frequency) đến 300 GHz (Dải tần số cực cao EHF).

    Khởi đầu với điện từ học …

    Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực truyền tín hiệu không dây này, hàng loạt các thí nghiệm đã được tiến hành kể từ đầu thế kỷ 19 nhằm nghiên cứu sự liên quan giữa điện và từ tính dựa vào những dự đoán trước đó. Tiêu biểu là vào năm 1800, Alessandro Volta đã phát triển những phương pháp để tạo ra dòng điện. Tiếp theo là Gian Domenico Romagnosi với nghiên cứu về sự liên quan giữa dòng điện và từ tính nhưng nghiên cứu của ông chưa được công nhận.

    Mãi đến năm 1829, Hans Christian Ørsted đã đưa ra một thí nghiệm để chứng minh thuộc tính từ của dòng điện, đó là dòng điện chạy trong một cuộn dây làm chệch hướng của kim la bàn đặt gần. Chính thí nghiệm của Ørsted đã khơi mào cho André-Marie Ampère phát triển lý thuyết về điện từ và kế đó là Francesco Zantedeschi với nghiên cứu về sự liên quan giữa ánh sáng, điện và từ trường.


    Thí nghiệm của Hans Christian Ørsted
    Năm 1831, Michael Faraday đã thực hiện một loạt các thí nghiệm để chứng minh sự tồn tại của hiện tượng cảm ứng điện từ. Mối quan hệ này đã được ông xây dựng thành một mô hình toán học của định luật Faraday. Theo đó, lực điện từ có thể lan toả ra vùng không gian xung quanh các dây dẫn.

    Dựa trên các nghiên cứu trước đó, Joseph Henry đã thực hiện một thí nghiệm chứng minh được lực từ có thể tác động từ độ cao 61 m vào năm 1832. Ông cũng chính là người đầu tiên tạo ra dòng điện xoay chiều dao động với tần số cao. Trong thí nghiệm, ông nhận ra rằng dòng điện xoay chiều sẽ tạo ra một lực dao động với tầng số giảm dần cho đến khi nó trở về trạng thái cân bằng.

    … đến thuyết sóng điện từ:


    James Clerk Maxwell (1831-1879) cha đẻ của thuyết sóng điện từ.

    Từ năm 1861 đến năm 1865, dựa trên những nghiên cứu của Faraday và các nhà khoa học khác, James Clerk Maxwell đã phát triển một học thuyết mang tên thuyết sóng điện từ được đăng tải trên tạp chí khoa học hoàng gia với tựa đề "thuyết động lực của điện trường". Ông chính là người thống nhất các khái niệm quan trọng của vật lý hiện đại là điện, từ trường và ánh sáng bằng 4 phương trình Maxwell nổi tiếng. Dù ông không phải là người phát minh ra sóng radio, nhưng chính học thuyết này đã đặt một nền móng vững chắc cho sự ra đời của sóng radio cũng như máy phát thanh ngày nay.

    Dụng cụ phát thanh "thuở ban đầu":


    Mahlon Loomis và bảng phác thảo thí nghiệm năm 1866.

    Năm 1866, Mahlon Loomis - một nha sĩ người Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm nhằm chứng minh khái niệm "điện báo không dây." Trong đó, ông sử dụng 2 con diều thả bay trên không. Trên sợi dây diều thứ nhất, ông lắp một chiếc đồng hồ đo điện trong khi sợi dây diều còn lại được lắp một cuộn điện từ. Kết quả từ thí nghiệm cho thấy ngay trên không, từ trường từ cuộn dây thứ 2 đã làm lệch đồng hồ đo điện trên sợi dây diều thứ 1. Đây chính là trường hợp đánh dấu sự thành công đầu tiên của việc truyền tín hiệu không dây trong không trung. Và 20 năm sau đó, nhà vật lý nổi tiếng người Đức Heinrich Rudolph Hertz đã một lần nữa chứng minh sự biến thiên nhanh chóng của dòng điện có thể được truyền đi trong không gian dưới dạng sóng vô tuyến tương tự ánh sáng và nhiệt.

    Những tín hiệu radio đầu tiên:

    Guglielmo Marconi, một nhà phát minh người Ý đã chứng minh tính khả thi của việc truyền thông tin vô tuyến trong không gian. Ông đã gởi và nhận thành công những tín hiệu radio đầu tiên vào năm 1895. Và vào những năm đầu thế kỷ 20, Marconi bắt đầu đầu tư vào một ý tưởng truyền tín hiệu vượt Đại Tây Dương nhằm cạnh tranh với loại hình truyền tín hiệu bằng dây cáp. Năm 1901, ông đã truyền đi tín hiệu không dây đầu tiên qua đại dương từ Poldhu, Cornwall - một hạt tại miền Tây Nam VQ Anh đến đồi Signal Hill tại St John's, Newfoundladn - giờ đây là một quần đảo thuộc sở hữu của Canada. Khoảng cách giữa 2 điểm thu và nhận vào khoảng 3500 km. Tín hiệu phản hồi mà Marconi nhận được là 3 âm click - tương ứng với ký tự S theo mã Morse. Năm 1909, Marconi và Karl Fedinand Braun cùng nhận được giải Nobel vật lý về những "đóng góp dáng ghi nhận vào sự phát triển của công nghệ truyền tin không dây."


    Kỹ sư điện/nhà phát minh Guglielmo Marconi (1874-1937) cùng hệ thống truyền tin không dây đầu tiên vượt Đại Tây Dương của ông tại Anh Quốc vào năm 1901.

    Ngoài trường hợp của Marconi, hai người đương thời với ông là Nikola Tesla và Nathan Stufflefield cũng nhận được bằng sáng chế cho máy phát sóng vô tuyến tại Mỹ.

    Giai đoạn phát triển hoàn thiện:

    Những mẩu tin được truyền đi bằng sóng radio cũng tương tự như như các tín hiệu dài-ngắn (mã Morse). Trong thời điểm ban đầu, máy phát tín hiệu được gọi là "spark-gap machines". Nó được phát triển để hướng dẫn các con tàu trong lúc cập bến hoặc để giữ liên lạc giữa những con tàu với nhau. Đó là cách truyền tín hiệu giữa 2 điểm nhưng đó không phải là chiếc máy radio mà chúng ta nhìn thấy như hiện nay.


    Hình ảnh máy truyền tin "spark-gap machines" 230kW đầu tiên của Marconi. Các ký tự được đúc trên thân máy là W MACKIE & C, 47 1/2 OLD ST, LONDON EC.
    Phương pháp truyền tín hiệu không dây bằng sóng radio đã chứng minh được tính hiệu quả của nó trong việc cứu hộ cứu nạn khi xảy ra thiên tai. Các thiết bị truyền tín hiệu không dây này được lắp đặt trên một số tàu biển. Trong năm 1899, Hải quân Hoa Kỳ đã thành lập một mạng lưới liên lạc không dây giữa những tàu hải đăng ngoài khơi đảo Fire bang New York. 2 năm sau, Hải quân Hoa Kỳ đã chính thức áp dụng hệ thống liên lạc không dây bằng sóng radio này trong quân đội, sử dụng song song với các hình thức truyền tín hiệu bằng hình ảnh và liên lạc bằng chim bồ câu.


    Hình ảnh trạm phát sóng tại Hawaii năm 1901 (Nguồn: radiomarine.org)

    Năm 1901, dịch vụ gửi điện báo bằng sóng radio đã được thiết lập giữa 5 hòn đảo thuộc quần đảo Hawaii. Vào năm 1903, trạm phát Marconi được đặt tại Wellfleet, Massachusetts đã gởi một thông điệp chào mừng của tổng thống Theodore Roosevelt đến với vua King Edward VII của Anh. Năm 1905, các báo cáo về trận hải chiến tại cảng Arthur trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật đã được truyền đi bằng phương pháp điện báo không dây, và vào năm 1906, cục dự báo thời tiết Mỹ đã áp dụng phương pháp này để cải thiện tốc độ truyền thông tin dự báo thời tiết.


    Nội dung bức điện nổi tiếng giữa tổng thống Theodore Roosevelt và vua King Edward VII năm 1903.
    (Nguồn: royal.co.uk)

    Năm 1910, Marconi đã mở một dịch vụ truyền tin không dây giữa Mỹ và Châu Âu và vài tháng sau đó, người ta đã tóm được một tên giết người trốn thoát từ Anh ngay trên biển bằng những thông tin được truyền đi bằng dịch vụ này. Năm 1912, dịch vụ truyền điện tín bằng sóng radio xuyên Thái Bình Dương đầu tiên đã được thiết lập giữa San Francisco và Hawaii.

    Lee De Forest - Cha đẻ của đài phát thanh:

    Dịch vụ truyền tin bằng sóng radio ở những nước khác phát triển khá chậm do các thế hệ máy phát sóng ban đầu có chi phí chế tạo khá cao, dòng điện trong hệ thống và luồng điện phóng giữa các điện cực cũng chưa được ổn định. Tuy nhiên, sau đó máy phát điện tần số cao của Alexanderson và ống Triode chân không của De Forest đã khắc phục được phần lớn những khuyết điểm ban đầu này.


    Lee DeForest và phát mình chiếc đèn triot 3 chân của mình.
    (Ảnh chụp vào khoảng năm 1914 đến 1932, nguồn Wikipedia)

    Lee De Forest đã phát minh ra thuật điện báo trong không gian sử dụng bộ khuếch đại Triode và đèn 3 cực (Audion). Trong những năm 1900, sự phát triển của công nghệ phát thanh đạt một cột mốc mới với việc phát hiện ra hiện tượng bức xạ điện từ. Lee De Forest chính là người phát hiện ra hiện tượng này. Theo đó, bức xạ điện từ có thể làm khuếch đại tín hiệu tần số vô tuyến được phát đi bởi các ăng-ten trước khi được thu lại bởi một máy dò nhận. Tín hiệu phát đi có cường độ mạnh hơn so với trước đó. De Forest cũng chính là người đầu tiên đặt tên cho hệ thống khuếch đại này là "Đài phát thanh".


    Hệ thống phát sóng Radio AM của De Forest
    (ảnh chụp vào khoảng năm 1916, nguồn Wikipedia)


    Phát minh của De Forest chính là bộ khuếch đại và biến điệu (Amplitude-Modulated) hay sóng radio AM cho phép tín hiệu được phát đến nhiều trạm khác nhau so với phương pháp truyền tin bằng tia spark-gap trước đây chỉ cho phép truyền tin giữa 2 điểm. Đây chính là tiền đề của công nghệ truyền thanh bằng sóng radio hiện đại mà De Forest chính là cha đẻ.

    Ứng dụng trong quân sự và thời kỳ bị kiểm soát:

    Khi Mỹ tham gia vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tất cả các đài phát thanh ở Mỹ đều được kiểm soát bởi quân đội để ngăn chặn khả năng các điệp viên của đối phương sử dụng nó để truyền thông tin. Chính phủ Mỹ cũng đã tiếp quản quyền kiểm soát tất cả các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ vô tuyến này.

    Năm 1919, sau khi chính phủ bãi bỏ chính sách giới hạn các bằng sáng chế này, Tổng công ty phát thanh của Mỹ (RCA) được thành lập để kiểm soát việc phân phối và ứng dụng các bằng sáng chế có liên quan tới radio đã bị hạn chế trong chiến tranh.

    Tiếng nói phát thanh đầu tiên:

    Tiếng nói của con người được truyền đi qua đài phát thanh vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Có lập luận cho rằng tiếng nói đầu tiên được công nhận là "Hello Rainey" của Nathan B. Stubblefied nói với người cộng tác của mình ở Muray bang Kentucky vào năm 1892. Một lập luận khác lại cho rằng tiếng nói phát thanh đầu tiên thuộc về chương trình thử nghiệm trò chuyện của Reginald A. Fessenden vào năm 1906 và được nghe bởi một thiết bị radio trên những con tàu cách đó hàng trăm dặm.


    Reginald A. Fessenden và hệ thống phát thanh của mình.

    Nhà phát minh người Canada, Reginald A. Fessenden nói trên còn được biết đến với phát minh biến điệu sóng radio và máy dò độ sâu. Fessenden là một nhà hóa học từng làm việc cho Thomas Edison trong những năm 1880. Sau đó, ông thành lập công ty của riêng mình và phát minh ra phương pháp biến điệu sóng vô tuyến dựa vào "nguyên tắc phách" (heterodyne principle) cho phép truyền tín hiệu trong không trung mà không bị nhiễu.

    Các chương trình phát thanh "đúng nghĩa" được khai sinh:


    Ảnh chụp đài phát thanh NAA ở Arlington vào năm 1917 (Nguồn: virhistory)

    Vào năm 1915, giọng nói đầu tiên được đài phát thanh hải quân NAA ở Arlington, bang Virginia truyền đi xuyên lục địa, từ New York đến San Francisco, vượt qua Đại Tây Dương đến tháp Eiffel tại Paris. Ngày 2 tháng 11 năm 1920, đài phát thanh KDKA - Pittsburgh đã phát sóng kết quả bầu cử Harding-Cox và bắt đầu một chương trình phát thanh hàng ngày.

    Năm 1927, hệ thống thông tin vô tuyến nối liền Bắc Mỹ Và châu Âu được thành lập, và 3 năm sau đó có thể kết nối thêm Nam Mỹ. Cho đến năm 1935, các cuộc gọi đầu tiên được thực hiện trên toàn thế giới, sử dụng kết hợp cả hệ thống truyền thanh hữu tuyến và vô tuyến.

    Sự ra đời của sóng FM và đài phát thanh ngày nay:

    Năm 1933, Edwin Howard Armstrong phát minh ra sóng radio biến tần (frequency-modulated) hay còn gọi là sóng radio FM. Sóng FM có ưu điểm là hạn chế sự gây nhiễu sóng của các thiết bị điện tử khác và từ trường của Trái Đất. Đến năm 1936, tất cả các thông tin liên lạc điện thoại xuyên Đại Tây Dương của Mỹ được truyền sang Anh và Paris đều ứng dụng phương pháp này. Tính đến thời điểm đó, mạng lưới thông tin liên lạc cả hữu tuyến và vô tuyến có thể kết nối Mỹ với gần 187 điểm khác ở nước ngoài.


    Hình ảnh Howard và chiếc máy Radio bắt sóng FM đầu tiên trong chuyến trăng mật cùng vợ mình
    (ảnh chụp năm 1923, nguồn: world.std)

    Từ đó, công nghệ vô tuyến luôn được phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng. Năm 1947, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Bell Labs tại New Jersey, Mỹ đã phát minh ra bóng bán dẫn. Và vào năm 1954, Tokyo Telecommunications Engineering Corp - tiền thân của Sony là công ty đầu tiên sản xuất radio bán dẫn di động.


    Đài bán dẫn đầu tiên của Sony (Nguồn: xtimeline)

    Năm 1965, một hệ thống ăng ten phát sóng FM đầu tiên trên thế giới được xây dựng trên tòa nhà Empire State ở New York cho phép các đài phát thanh FM tư nhân có thể phát sóng từ 1 nguồn đến đồng thời nhiều bộ thu khác nhau. Đây cũng chính là mô hình đài phát thanh được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho đến ngày nay.


    Chi tiết chiếc ăng ten phát sóng FM đàu tiên trên đỉnh tòa nhà Empire State
    (Ảnh chụp vào khoảng năm 1965, nguồn: lnl.com)


    Kết


    Như vậy, từ các nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết sóng điện từ, cho đến những tín hiệu hết sức sơ khai như một ký tự S bằng mã Morse hay một câu "hello" được truyền giữa 2 điểm, chúng ta đã có hàng loạt đài phát thanh hiện đại ngày nay với các chương trình tin tức, thời sự, giải trí vô cùng phong phú và đa dạng.

    Ẩn dưới tất cả những thành công đó là một nỗ lực vô tận của các nhà khoa học, các nhà phát minh nhằm biến cái không thể thành có thể, biến truyền tin hữu tuyến thành vô tuyến. Qua đó, tạo ra sự tiện ích và hàng loạt các ứng dụng của phương pháp truyền tín hiệu không dây cho nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Source: tinhte
    Last edited by PhiLan; 11-04-2013, 11:01 AM.
    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

    Comment


    • #3
      Citation X soán ngôi Gulfstream G650


      Ngay trong tháng trước, Gulfstream Aerospace đã công bố mẫu máy bay G650 đang chờ các thủ tục từ FAA để trở thành chiếc phản lực cơ dân dụng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, niềm vui của Gulfstream không kéo dài được lâu khi hôm nay, chiếc máy bay Citation X của Cessna Aircraft đã được xác nhận danh hiệu này sau khi hoàn tất các chuyến bay thử nghiệm tốc độ do Cục hàng không liên bang Mỹ (FAA) yêu cầu.

      Citation X đã bay hơn 1300 giờ theo một phần của chương trình thử nghiệm bao gồm hoạt động kiểm tra các chế độ bay tốc độ cao diễn ra trong vài tuần qua. Các chuyến bay thử được thực hiện hợp tác giữa phi công của FAA và đội ngũ kỹ thuật máy bay của Cessna. Mục tiêu của chương trình là nhằm đánh giá chất lượng kiểm soát, độ ổn định, khả năng điều khiển và điều hướng ở tốc độ cao của máy bay.

      Phó giám đốc kỹ thuật kỳ cựu của Cessna - Michael Thacker cho biết: "Citation X đã thực hiện thành công thử nghiệm bay ở tốc độ cao. Tất cả những phải hồi từ các thử nghiệm chứng nhận tốc độ đều tốt, đúng như những gì chúng tôi mong đợi. Mặc dù kết quả thử nghiệm đã được các kỹ sư dự đoán từ trước nhưng chặng cuối của quá trình phê chuẩn đã diễn ra một cách trôi chảy, các điều kiện bay đều được hoàn thành với ít chuyến bay và giờ bay hơn so với kế hoạch."


      Qua thử nghiệm, Cục hàng không liên bang Mỹ đã xác nhận tốc độ bay tối đa của Citation X là Mach 0.935, vượt thành tích của Gulfstream G650 là Mach 0.925. Tuy nhiên, G650 lại có tầm bay xa hơn, cụ thể là 7000 hải lý (12.964 km) trong khi Citation X chỉ đạt 3242 hải lý (6004 km).

      Danh hiệu phản lực cơ dân dụng vận tốc dưới siêu âm nhanh nhất thế giới đã gần như chắc chắn thuộc về Citation X và công việc còn lại của Cessna là chờ đợi các chứng nhận từ FAA, dự kiến là vào đầu năm sau.

      Source: Gizmag
      SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
      HỒ VI LAO KỲ SINH

      Comment


      • #4
        Google, Nokia, Samsung: không thể theo dõi điện thoại khi đã bị tắt nguồn


        Hồi đầu năm nay tờ Washington Post nói rằng Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) của Mỹ đã phát triển nên một phương thức để định vị điện thoại ngay cả khi máy đã bị tắt. Nguồn tin nói phương thức này đã được phát triển 9 năm về trước nhưng không tiết lộ về các phần cứng hay phần mềm nào đã được NSA sử dụng. Để làm rõ xem điều này có khả thi hay không, công ty bảo mật Privacy International (PI) của Anh đã thực một nghiên cứu với 8 hãng sản xuất điện thoại và công nghệ di động. Có 4 công ty phản hồi lại cho PI, tuy nhiên không một ai có thể giải thích rõ về nội dung mà Washington Post đã đăng tải.

        Google, một trong số những hãng đã trả lời lại cho PI, nói rằng họ không thể điều khiển hay theo dõi các điện thoại Android một khi nó đã được tắt nguồn. "Khi một thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android được tắt đi, không một thành phần nào của hệ điều hành có thể chạy hay phát tín hiệu", người phát ngôn cho Google nói, "Google cũng không có cách nào để mở nguồn thiết bị từ xa".

        Phía Nokia thì nói rằng "chúng tôi không biết bất kì cách nào mà chúng (bộ thu nhận sóng radio) có thể được tái kích hoạt trừ việc người dùng tự mình bật thiết bị lên". Hãng nói thêm rằng các thiết bị của mình đã được thiết kế để bộ thu nhận này tắt đi hoàn toàn một khi người dùng tắt nguồn điện thoại.

        Trái ngược với hai công ty trên, hãng viễn thông Ericsson giải thích việc theo dõi như NSA làm là có thể diễn ra bằng cách sử dụng malware. Elaine Weidman Grunewald, phó chủ tịch của Ericsson, nói rằng một khi những phần mềm mã độc bị cài vào máy thì chúng có thể khai thác các lỗ hổng của thiết bị. Tuy nhiên, vị này không cho biết cách thức mà NSA sử dụng có phải là malware hay không.

        Samsung cũng không rõ làm thế nào để NSA có thể định vị điện thoại khi đã tắt. Phó chủ tịch Hyunjoon Kim nói: "Nếu không có nguồn điện thì không thể truyền được bất kì tín hiệu nào bởi vì các thành phần và linh kiện đều ngừng hoạt động". Samsung có nói đến khả năng một phần mềm gián điệp nào đó sẽ giả lập tình trạng hết pin trong khi vẫn duy trì hoạt động của thiết bị ở mức vừa đủ cho mục đích theo dõi vị trí. Tuy nhiên, câu hỏi đó là làm thế nào mà NSA có thể viết nên một phần mềm phức tạp đến như thế trong điều kiện công nghệ 10 năm về trước.

        Hiện Privacy International vẫn đang đợi câu trả lời từ Apple, BlackBerry, HTC và Microsoft.

        Source: Ars Technica
        SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
        HỒ VI LAO KỲ SINH

        Comment


        • #5
          MIT phát triển công nghệ giả lập tương tác từ xa


          Nếu coi phim khoa học viễn tưởng thì bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những cảnh mà trong đó, nhân vật có thể tương tác với vật thể khác từ xa thông qua công nghệ 3D hologram, ví dụ Iron Man. Có vẻ như viễn cảnh này không còn xa khi mà mới đây, học viện công nghệ MIT đang phát triển dự án có tên là inFORM, cho phép người dùng tương tác với sự vật từ xa y như họ đang có mặt ở đó. Dự án này được phát triển bởi nhóm Tangible Media Group, thuộc MIT Media Lab của học viện công nghệ MIT, họ sử dụng một "chiếc bàn" gồm nhiều chân nhỏ khác nhau để giả lập một "màn hình tương tác", người dùng sẽ điều khiển chiếc màn hình này từ xa thông qua sự khi nhận chuyển động của bộ cảm biến Xbox Kinect đã được tùy biến.

          Mời các bạn xem video ngắn rất thú vị dưới đây để dễ hiểu hơn về cơ chế hoạt động của chiếc bàn này.


          Source: Fastcodesign
          SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
          HỒ VI LAO KỲ SINH

          Comment


          • #6
            Quân đội Hoa Kỳ thử nghiệm chương trình hợp tác thiết kế quân sự cộng đồng

            Quân đội Hoa Kỳ thử nghiệm chương trình hợp tác thiết kế quân sự cộng đồng qua trang ArmyCoCreate


            Một mẫu thiết kế từ cộng đồng trên ArmyCoCreate.com

            Mới đây, lực lượng trang bị nhanh (Rapid Equipping Force - REF) thuộc quân đội Hoa Kỳ đã hợp tác cùng Local Motors phát hành một trang web có tên ArmyCoCreate.com. Trang web sẽ là cầu nối để những người lính, nhà thiết kế và kỹ sư cùng nhau nhận định những yêu cầu bức thiết của một binh lính trên chiến trường và sau đó chế tạo những nguyên mẫu thiết bị, phương tiện đáp ứng.

            REF là một đơn vị thuộc quân đội Mỹ và công việc chủ yếu của đơn vị này là nhanh chóng giải quyết những vấn đề mà binh sĩ phải đối mặt trên chiến trường. Được thành lập vào năm 2002 để hỗ trợ cho các nhiệm vụ tại Afghanistan, REF có thâm niên cộng tác với các đối tác công nghiệp, học viện và nhiều tổ chức khác để giúp binh lính vượt qua trở ngại.

            ArmyCoCreate là một trang web thử nghiệm và nó được xem là một phiên bản rộng hơn của chương trình thử nghiệm REF tại Afghanistan. Những phòng thí nghiệm này được mở cửa cho bính lính để nghỉ chân và thảo luận về các vấn đề mà họ đang trải qua trên chiến trường. Gary Frost - giám đốc ủy quyền REF cho biết: "Những gì chúng tôi muốn thực hiện với chương trình hợp tác chế tạo (co-creation) là thu hút thêm nhiều binh sĩ để đạt được những kết quả nhiều hơn thay vì chỉ đề ra một quan điểm. Đây là một quy trình mà chúng tôi có thể tham gia trực tuyến và tiếp cận với hàng nghìn binh sĩ."


            Rally Fighter.

            REF đã hợp tác với Local Motors vào tháng 8 để phát triển nền tảng thử nghiệm nói trên. Local Motors được chọn không chỉ vì REF đang tìm kiếm các giải pháp phương tiện mà còn là thế mạnh kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hút ý tưởng, nguồn lực từ cộng đồng. Local Motors đã thành lập Forge - một cộng đồng trực tuyến và cũng từ cộng đồng này, mẫu xe được mệnh danh là siêu off-road Rally Fighter đã được thiết kế và sản xuất. Ngoài ra, Local Motors cũng hợp tác với Cơ quan các dự án phòng thủ tối tân DARPA về các thiết kế quân sự thông qua cuộc thi thiết kế phương tiện hỗ trợ chiến đấu XC2V.

            REF chính thức phát hành trang web ArmyCoCreate hồi tháng 10 vừa qua và trang web sẽ được thử nghiệm trong nhiều tháng để đánh giá xem hoạt động cộng tác trực tuyến sẽ được áp dụng vào các nhiệm vụ lớn hơn như thế nào. Cộng đồng được mở cửa tự do và sử dụng miễn phí. Trung sĩ Adam Asclipiadis cho biết: "Những người lính, họ đang sống và thở cùng với trận chiến, ngày này qua ngày khác, vì vậy họ có những ý tưởng tốt nhất cho những khả năng mới để giải quyết hầu hết các thử thách cấp bách. Chúng ta cần phải kết nối những ý tưởng đó với những cá nhân có thể biến sáng kiến thành hiện thực."


            Mẫu Combat UE-1 do một thành viên tên Huỳnh Ngọc Lân đăng tải trên ArmyCoCreate

            Giai đoạn thử nghiệm ArmyCoCreate sẽ trải qua 4 quy trình chính bao gồm: vấn đề, giải pháp, dự án và nguyên mẫu. Bước đầu tiên là nhận biết các vấn đề mà người lính gặp phải trên chiến trường. Cộng đồng sẽ có thể bỏ phiếu cho những vấn đề được đề cập để đẩy nhanh tiến độ. Giai đoạn giải pháp sẽ là tất cả hoạt động vận dụng trí óc, sáng tác các bản vẽ và mô hình của giải pháp đối với vấn đề đã nhận biết hoặc với những vấn đề chưa được xác định cụ thể.

            2 giai đoạn tiếp theo sẽ theo đuổi các ý tưởng tốt nhất. REF sau cùng sẽ chọn ra một dự án để thực hiện và đề xuất những yếu tố cần thiết như kích cỡ, trọng lượng, sức mạnh, hoạt động và độ bền. Từ đây, thành viên cộng đồng sẽ làm việc theo các hướng khác nhau của dự án để tạo ra một thiết kế hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra.

            Trong giai đoạn nguyên mẫu cuối cùng, mục tiêu sẽ là nhanh chóng chế tạo phiên bản nguyên mẫu của thiết kế bằng công nghệ in 3D. REF sẽ tổ chức một chương trình dài 2 tuần có tên "Make-a-Thons" tại trung tâm thí nghiệm Maneuver (MCoE) thuộc căn cứ quân sự Fort Benning ở Columbus, bang Georgia. Sự kiện sẽ diễn ra từ 9-13 tháng 12 năm 2013 đến 13-16 tháng 1 năm 2014.

            REF sẽ duy trì khung thời gian nghiêm ngặt cho các dự án với mong muốn hệ thống thử nghiệm sẽ đưa ra giải pháp trong chỉ từ 90 đến 180 ngày. Khung thời gian này dĩ nhiên sẽ thay đổi tùy theo đặc tính của dự án nhưng khoảng thời gian từ ý tưởng đến giải pháp trung bình sẽ không lâu hơn 6 tháng.

            Sau khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc, REF sẽ đánh giá ArmyCoCreate dựa trên nhiều tiêu chí, bao gồm "mức độ tham dự của cộng đồng, khả năng cải tiến theo yêu cầu, và khả năng tạo ra một thiết kế thực tế, có thể sản xuất được." Từ đó, REF sẽ đưa ra quyết định có nên duy trì hay không và tìm cách theo đuổi một mô hình hợp tác cộng đồng lâu dài hơn. Ngoài ra, REF cũng lên kế hoạch rà soát các ý tưởng khác do cộng đồng đóng góp và khả năng theo đổi những dự án bổ sung.

            Theo: Gizmag
            Source: Rapid Equipping Force
            SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
            HỒ VI LAO KỲ SINH

            Comment


            • #7
              Chất gây ung thư có trong khói thuốc lá được tìm thấy ở thực phẩm chiên, nướng


              Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa công bố một thông tin không vui đó là các thực phẩm chiên, nướng có chứa những thành phần gây ung thư tương tự như trong khói thuốc lá. Các loại thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, sẽ tạo ra hợp chất acrylamide, một loại carcinogen vốn được tìm thấy trong khói thuốc lá, và là một nguyên nhân gây ung thư ở người. Thực ra đây là thông tin không mới nhưng mà nó là một lời tái khẳng định về việc sử dụng các thực phẩm chiên nướng là không tốt. Đáng tiếc là những thứ tạo cảm giác ngon miệng lại thường nguy hiểm.

              Khi thức ăn được chế biến ở nhiệt độ cao, các loại đường và amino axit có trong hầu hết các loại thực phẩm sẽ kết hợp với nhau và tạo nên acrylamide. Và những người ăn chay cũng bị ảnh hưởng bởi điều này. FDA cho biết, acrylamid ít xuất hiện (ít tạo thành hoặc thậm chí là không có) trong các sản phẩm từ bơ sữa, thịt và cá.

              Lời khuyên mà FDA đưa ra là mọi người nên xem xét lại thực đơn hàng ngày để có thể hạn chế việc tiêu thụ các sản phẩm có chứa nhiều acrylamide. Những loại thức ăn an toàn như trái cây, rau quả, ngũ cốc, sữa không béo hoặc ít béo, thị nạc, gia cầm, đậu, trứng và các loại hạt có ít chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá, cholesterol, muối hay đường.

              Source: Gizmodo
              SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
              HỒ VI LAO KỲ SINH

              Comment


              • #8
                "Selfie - Tự sướng" - Từ của năm trong từ điển Oxford 2013



                Giáo hoàng Francis chụp hình "selfie" với thanh thiếu niên

                Nhà xuất bản trường đại học Oxford vừa cho biết họ đã chọn từ “Selfie” (Tự sướng hay Ảnh tự sướng) là “từ của năm” trong từ điển Oxford 2013. “Selfie” đã vượt qua những ứng viên khác như từ “twerk” (nhảy ngoáy mông), “bitcoin” (một loại tiền trên mạng), và “bingle-watch”. Theo một nghiên cứu của ban biên tập từ điển Oxford, lượng sử dụng từ “Selfie” đã tăng 17.000% so với cùng thời điểm năm ngoái.

                Mặc dù từ “Selfie” mới phổ biến gần đây nhưng nó đã xuất hiện từ khá lâu. Nhà xuất bản trường đại học Oxford phát hiện ra rằng từ này đã được sử dụng trong một diễn đàn của Australia vào năm 2002, và nó dùng để mô tả một bức ảnh chụp chính một nhóm bạn sau khi uống rượu say. Hashtag #selfie cũng đã xuất hiện trên Flickr hai năm sau đó.

                Theo giải nghĩa của của từ điển Oxford thì “Selfie” là “một tấm hình ai đó tự chụp chính mình, đặc biệt là khi sử dụng smartphone hoặc webcam, sau đó đăng tải lên mạng xã hội.” Rõ ràng thì “Selfie” hay “Tự sướng” giờ đã quá phổ biến, chỉ cần lướt qua Facebook hay các diễn đàn thì các bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh tự sướng như vậy.

                Theo: The Verge



                Từ điển tiếng Anh Oxford chọn từ "selfie", tức 'chụp hình tự sướng', làm từ phổ biến nhất trong năm 2013.

                Ban biên tập từ điển nói từ này đã biến chuyển từ một tag (từ khóa) trên mạng xã hội thành danh từ thông dụng để chỉ các bức hình tự chụp.

                Các nghiên cứu cho thấy tần số sử dụng từ này trong tiếng Anh đã tăng 17.000% trong riêng năm ngoái.

                Các từ khác cũng 'nổi' không kém là "twerk" - điệu nhảy lắc hông của ca sỹ Miley Cyrus - và "binge-watch" - có nghĩa xem TV quá nhiều.

                "Schmeat", từ dùng để chỉ thịt làm bằng mô nhân tạo, cũng nằm trong danh sách các từ mới nổi.

                Giải thưởng dành cho từ của năm có mục đích vinh danh sự sáng tạo của những người nói tiếng Anh trong môi trường thay đổi về xã hội, chính trị và công nghệ.

                Năm 2004, từ của năm là "chav", năm 2008 là "credit crunch" và năm 2012 là "omnishambles".

                Để được chọn là từ của năm, từ ngữ không cần phải được phát sinh trong vòng 12 tháng trước, nhưng phải trở thành thông dụng trong thời gian đó.

                "Selfie" theo từ điển Oxford là "bức ảnh được tự chụp, thí dụ bằng điện thoại thông minh hay webcam và tải lên trên mạng xã hội".

                Sự thông dụng của nó được từ điển Oxford đo đạc căn cứ trên một phần mềm nghiên cứu 150 triệu từ tiếng Anh hiện đang sử dụng trên mạng internet mỗi tháng.

                Phần mềm này có thể được sử dụng để theo dõi sự xuất hiện của các từ mới cũng như các thay đổi về địa lý hay tần số sử dụng.

                Cả Giáo hoàng cũng dùng

                "Selfie" lần đầu tiên xuất hiện từ khoảng năm 2002 khi được sử dụng trên một diễn đàn mạng ở Australia, theo từ điển Oxford.

                Một người chụp hình các vết thương trên mặt mà ông ta bị khi vấp ngã và đăng trên mạng. Ông ta xin lỗi vì bức ảnh bị nhòe, nói rằng không phải ông ta say mà bởi đây là một bức hình tự chụp (selfie).

                Năm nay, "selfie" đã nổ lên như một từ thông dụng trong thế giới nói tiếng Anh, một phần cũng nhờ những bức hình như Đức Giáo hoàng tự chụp ảnh cùng một đám thanh thiếu niên.

                Judy Pearsall, trưởng ban biên tập của từ điển Oxford, nói: "Các website xã hội đã giúp làm từ này trở nên thông dụng hơn, từ khóa hashtag #selfie xuất hiện trên mạng chia sẻ hình ảnh Flickr từ năm 2004, nhưng cho tới năm 2012 từ này mới được dùng nhiều và dùng trên các phương tiện truyền thông chính thống".

                "Selfie" được bổ sung vào từ điển Oxford trên mạng hồi tháng Tám, nhưng chưa có trong bản in tuy đang được cân nhắc.

                Các từ mới được dùng nhiều khác có "showrooming" - tức xem hàng ở ngoài hiệu trước khi mua chính mặt hàng này trên mạng với giá rẻ hơn, và bitcoin - đơn vị tiền tệ điện tử có thể dùng để giao dịch mà không thông qua ngân hàng.

                Source: BBC
                SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                HỒ VI LAO KỲ SINH

                Comment


                • #9
                  FV2 concept - Phương Tiện Di Chuyển Cá Nhân Tiện Lợi Cho Tương Lai


                  Nhằm thu hút sự chú ý của công chúng và khách tham quan, bên cạnh những mẫu xe mới, Toyota cũng đã giới thiệu thêm một phiên bản Concept hoàn toàn mới tại triển lãm Tokyo Motor Show năm nay - đó chính là chiếc Toyota FV2 Concept, một phương tiện di chuyển cá nhân mang âm hưởng "siêu anh hùng" từ các bộ phim viễn tưởng.

                  Khi chiếc xe đang ở chế độ Parking, chiếc Concept này trông khá giống một hạt đậu khổng lồ với chiều cao khoảng 0,9m nhưng khi chiếc mui (kiêm kính chắn gió) của nó được kéo lên thì chiều cao tổng thể của chiếc xe lại tăng lên hơn 1,7m. Người lái sẽ điều khiển xe ở tư thế đứng, trông giống như một vị "pháp sư" đầy quyền năng trong các bộ phim hay trò chơi viễn tưởng.

                  Toyota FV2 là một chiếc xe Concept mang triết lý "Fun to Drive" và là một mảng lớn trong dự án "Toyota Heart Project" của hãng xe Nhật. Nó được phát triển ngay trong thời điểm mà công nghệ điều khiển tự động đang có những bước tiến vượt bậc. Ý tưởng chủ đạo để cho ra đời FV2 đó là một chiếc xe "có thể hiểu được bằng trực giác của con người". Mẫu xe này giúp liên kết phương tiện với con người thông qua "cơ thể và trái tim" và một khi nó tạo ra được thật nhiều cảm xúc "Fun to Drive", nó sẽ càng được nhiều người đón nhận.

                  Thay vì điều khiển chiếc xe thông qua vô-lăng thông thường, Toyota FV2 liên kết với người lái thông qua cử chỉ và chuyển động thân người của họ. Người lái chỉ cần thể hiện ý muốn của mình thông qua cơ thể, họ có thể dễ dàng đưa chiếc tiến tới, lùi, quẹo trái và quẹo phải. Bên cạnh đó, với công nghệ ITS tiên tiến, chiếc xe có thể "liên kết" với những phương tiện và các công trình giao thông khác như đèn tín hiệu, biển báo... một cách hoàn toàn tự động. Nhờ đó, Toyota FV2 Concept có thể đưa ra những cảnh báo an toàn cho người lái như cảnh báo điểm mù, giao lộ, hay va chạm phía trước.v.v...

                  Kích thước cơ bản của Toyota FV2 Concept:

                  Chiều dài: 3.000mm
                  Chiều rộng: 1.600mm
                  Chiều cao: 990mm khi ở chế độ Parking và 1.780mm ở chế độ Driving
                  Chiều dài cơ sở: 2.360mm
                  Sức chứa: 1 người


                  Hình ảnh chi tiết về Toyota FV2 Concept








                  Theo: Engadget, AutoBlog
                  SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                  HỒ VI LAO KỲ SINH

                  Comment


                  • #10
                    Máy tính All-in-one HP Slate 21 _ Cảm Ứng 21.5"_Full HD _ Giá 8triệu


                    HP Slate 21 là chiếc máy tính để bàn All-in-One (AiO) với màn hình cảm ứng, độ phân giải fullHD, và đặc biệt là chạy trên nền tảng Android 4.2. Một chiếc máy tính để bàn chạy Android mang lại trải nghiệm khá mới mẻ và thú vị. Nếu bạn đang xài smartphone hay tablet Android thì khi chuyển sang sử dụng Slate 21 sẽ thấy quen thuộc, và có thể sử dụng tài khoản Google để nhanh chóng thiết lập máy cũng như tải về các ứng dụng thường dùng. Giá bán của HP Slate 21 là 8.000.000 đồng, một mức giá khá hợp lý.

                    Thiết kế

                    HP Slate 21 có thiết kế khá giống với dòng máy AiO TouchSmart cũng của HP. Mặt trước máy là viền màu trắng, còn phần đế là chiếc loa dts Sound+, ngoài ra còn có một webcam HD ở giữa đỉnh máy. Ở cạnh phải là 1 cổng cắm USB, khe cắm thẻ nhớ mở rộng và giắc cắm tai nghe 3,5”. Mặt sau máy chúng ta còn có 2 cổng USB 2.0 khác, 1 cổng Ethernet và giắc cắm nguồn để máy hoạt động.

                    Thiết kế đặc biệt nhất của HP Slate 21 chính là chiếc chân chống có thể gập ngã từ 15 đến 70 độ, cho phép ngã máy ở nhiều góc độ khác nhau phục vụ cho cả nhu cầu dùng nó như là một chiếc PC hay là tablet. Đi kèm trong hộp máy còn có bàn phím, chuột và cục adapter để cấp nguồn cho máy hoạt động. Bàn phím và chuột có thiết kế khá đẹp, cảm giác gõ phím là tốt.

                    Cấu hình

                    HP Slate 21 được trang bị màn hình cảm ứng 21,5” fullHD, tấm nền IPS, cho khả năng hiển thị tốt. Cảm ứng của máy nếu so với những chiếc tablet chuyên dùng hay smartphone thì có thể không mượt bằng, tốc độ đáp ứng khi chơi những trò như chém trái cây là chưa thực sự tốt. Dù vậy khi ngã máy ở góc thấp thì bạn có thể dùng nó như một chiếc tablet mà không cần đến bàn phím và chuột đi kèm.

                    HP Slate 21 được trang bị bộ vi xử lý Nvidia Tegra 4 lõi tứ, tốc độ 1,66GHz, RAM 1GB DDR3, ổ lưu trữ 8GB và chạy trên nền tảng Android 4.2. Mặc dù máy chỉ có bộ nhớ trong 8GB nhưng các bạn có thể dễ dàng nâng cấp thêm dung lượng thông qua khe cắm thẻ nhớ hoặc dùng ổ cứng di động gắn ngoài.

                    Sử dụng

                    Cảm giác sử dụng Android trên một chiếc máy lớn là khá mới mẻ, đặc biệt là khi vừa có màn hình cảm ứng, vừa có bàn phím và chuột. Nếu muốn sử dụng như tablet thì bạn có thể thao tác ngay trên màn hình cảm ứng, còn nếu không muốn đứng gần quá thì chuột và bàn phím sẽ giúp bạn thao tác thoải mái như là đang ở trên PC.

                    HP Slate 21 nặng 4,85kg, chưa bao gồm bàn phím và chuột, có thể di chuyển dễ dàng từ phòng này qua phòng khác và phù hợp với mục đích sử dụng trong gia đình. Máy vừa có thể phục vụ tốt cho mục đích giải trí và làm việc, cũng như liên lạc với bạn bè và người thân thông qua các ứng dụng mạng xã hội hay chat. Ngoài ra thì nó có thể phù hợp cho việc quản lý ở các quán ăn, nhà hàng, thay thế cho các bộ máy để bàn.

                    Giá bán hiện tại của một chiếc HP Slate PC 21 là 8 triệu đồng, một mức giá khá hợp lý cho một chiếc máy Android có cấu hình tốt, phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau.


                    Source: tinhte
                    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                    HỒ VI LAO KỲ SINH

                    Comment


                    • #11
                      Lịch sử chiếc MÁY TÍNH BỎ TÚI


                      Chiếc máy tính bỏ túi là dụng cụ học tập quen thuộc đối với nhiều thế hệ học sinh - sinh viên. Ngoài một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc học tập và thi cử, máy tính còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như kinh doanh, tài chính và trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác. Một thiết bị đơn giản có thể thay thế bạn tính toán những phép tính đơn giản mà không cần dùng phương pháp truyền thống là viết ra giấy hay tính nhẩm. Máy tính giúp con người thực hiện được các phép tính chính xác và nhanh chóng hơn. Đằng sau thiết bị hữu ích và đơn giản này là cả một quá trình nghiên cứu, cải tiến và chế tạo từ đơn giản đến phức tạp của nhiều nhà phát minh. Chuyên mục "mỗi tuần 1 phát minh" tuần này mời các bạn ngược thời gian về 2000 năm về trước và cùng nhìn lại lịch sử phát triển của thiết bị hữu ích này từ chiếc bàn tính sơ khai ban đầu đến chiếc máy tính khoa học chuyên dụng nhé.

                      Máy tính cơ học - Tiền thân của máy tính điện tử

                      Công cụ tính toán số học đầu tiên được biết đến là chiếc bàn tính (Abucus) được sử dụng bởi những người Sumer, người và người Ai Cập vào 2000 năm trước công nguyên. Sau đó, bàn tính được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Á, châu Phi và nhiều vùng lãnh thổ khác chủ yếu bởi các thương nhân.


                      Chiếc bàn tính của người La Mã



                      Đến thời kỳ Phục Hưng, năm 1642, thiên tài toán học Blaise Pascal (1623-1662) phát minh ra máy tính cơ học, thiết bị đầu tiên có thể thực hiện các phép tính cơ bản mà không cần sử dụng trí tuệ của con người. Thiết bị có thể thực hiện trực tiếp phép tính cộng và trừ, phép nhân và chia được thực hiện theo phương pháp lặp lại nhiều lần phép cộng.


                      Máy đếm của Pascal có kèm theo chữ ký của ông vào năm 1652


                      Video mô tả cách hoạt động của máy đếm Pascal

                      Theo sau Pascal là Gottfried Leibniz (1646-1716), nhà toán học người Đức đã dành 40 năm để thiết kế máy tính cơ học có thể thực hiện được 4 phép tính cơ bản cộng, trừ, nhân, chia một cách trực tiếp. Công trình của ông chỉ dừng lại ở bánh xe Leibniz mà chưa đưa ra được một cỗ máy tính toán hoàn thiện. Bánh xe Leibniz là một ống hình trụ với các rãnh bên ngoài có độ dài tăng dần được dùng để đếm số lần quay của bánh răng. Bánh xe Leibniz nổi tiếng này được tiếp tục sử dụng rộng rãi trong các máy tính cơ khí cho đến khi máy tính điện tử ra đời.


                      Hoạt động của bánh xe Leibniz

                      Đến thế kỷ 18, thế giới chứng kiến được nhiều cải tiến thú vị từ chiếc máy tính cơ ban đầu. Đặc biệt phải kể đến là chiếc đồng hồ tính toán có khả năng thực hiện được 4 phép tính của Giovanni Poleni (1683-1761), một nhà vật lý và toán học người Ý, nhưng đây chỉ là một đóng góp cho sự phát triển của máy tính chứ chưa phải là một thiết bị hoàn chỉnh. Mãi cho đến thế kỷ 19 với cuộc các mạng công nghiệp mới là thời kỳ máy tính cơ được phổ biến rộng rãi. Thời gian này, những chiếc máy tính cơ trong quá khứ được đưa vào sản xuất công nghiệp với số lượng lớn và mẫu mã hiện đại hơn.

                      Đến năm 1820, máy đếm còn gọi là máy cộng dồn tích (Arithmometer hoặc Arithmomètre) được phát minh bởi nhà nhà phát minh người Pháp Thomas de Colmar (1785-1870). Đây là chiếc máy tính cơ đầu tiên đủ mạnh và độ tin cậy để sử dụng trong công việc hàng ngày tại các văn phòng. Thiết bị được cấp bằng sáng chế vào 1820 và sản xuất thương mại từ năm 1851. Arithmometer có thể thực hiện được chuỗi các phép cộng và trừ một cách trực tiếp, thực hiện phép nhân số lớn và cho ra kết quả được dồn tích và ghi trên một dải ruy băng. 40 năm sau, tính đến năm 1890 đã có khoảng 2500 chiếc máy đếm được sản xuất thương mại và bán ra thị trường. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển tính toán bằng trí tuệ con người sang sử dụng máy móc vào nửa sau thế kỷ 19.


                      Máy cộng dồn tích Arithmomètre

                      Năm 1902, chiếc máy tính đầu tiên có sử dụng phím bấm mang tên Máy cộng Dalton được phát minh bởi nhà phát minh người Mỹ James L. Dalton (1833-1887).


                      Máy tính có phím bấm đầu tiên của Dalton

                      Source: tinhte
                      SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                      HỒ VI LAO KỲ SINH

                      Comment


                      • #12
                        Lịch sử chiếc MÁY TÍNH BỎ TÚI (2)

                        Năm 1948, Curt Herzstark (1902-1988), một kỹ sư người Australia đã phát minh ra máy tính cơ Curtas có khả năng thực hiện được 4 phép tính cơ bản, đồng thời có thể thực hiện được phép rút căn bậc 2 và một số phép toán khác dù khá khó khăn. Máy tính cơ Curtas kế thừa bánh xe đếm nổi tiếng của Leibniz kết hợp với máy đếm của Thomas để tạo nên một thiết bị tính hình trụ nhỏ gọn trong lòng bàn tay được vận hành bằng một tay quay phía trên. Dù giá thành sản xuất khá đắt tiền, Curtas được xem là máy tính cơ xách tay tốt nhất mãi cho đến sự ra đời của máy tính điện tử sau này.


                        Máy tính cơ Curtas của Curt Herzstark


                        Video phương pháp hoạt động của máy tính cơ Curtas

                        Sự ra đời của máy tính điện tử:

                        Các máy tính cỡ lớn đầu tiên có sử dụng ống chân không và sau đó là các transistor để giải các thuật toán logic xuất hiện vào những năm 1940 đến 1950. Công nghệ này là bước tiến vĩ đại cho sự hình thành của máy tính điện tử.

                        Vào năm 1957, công ty máy tính điện tử Casio, Nhật Bản cho ra đời máy tính Model 14-A. Đây là máy tính điện tử toàn phần với thiết kế nhỏ gọn đầu tiên trên thế giới. 14-A không sử dụng logic điện tử mà dựa trên công nghệ chuyển tiếp được tích hợp vào bàn điều khiển để giải quyết các phép tính.


                        Hình ảnh chiếc máy tính Casio Model 14-A

                        Đến tháng 11 năm 1961, ANITA (A New Inspiration To Arithmetic/Accounting) máy tính giao diện điện tử toàn phần đầu tiên trên thế giới được công bố bởi công ty máy tính thương mại Anh Bell Punch. Cỗ máy này sử dụng các ống chân không, ống ca-tôt lạnh và Dekatron (ống khí đếm 3 giai đoạn) để giải quyết các phép toán. Màn hình hiển thị được chế tạo từ 12 ống ca-tôt lạnh tạo thành đèn Nexie. 2 Model của ANITA là MK VII và MK VIII được phổ biến rộng rãi khắp châu Âu và nhiều nơi trên thế giới vào đầu năm 1962. MK VII có thiết kế nhẹ và thực hiện được các phép nhân phức tạp. Sau đó MK VIII ra đời với thiết kế và cách vận hành đơn giản hơn. Tuy ANITA có đầy đủ bàn phím và áp dụng các thiết bị điện tử để thực hiện phép tính, nhưng vẫn hoạt động dựa trên nguyên lý đếm của các máy tính cơ đương thời. Chính vì lẽ đó, đến khi máy tính điện tử sử dụng thuật toán logic ra đời, ANITA nhanh chóng bị chìm vào quên lãng.


                        Hình ảnh chiếc máy tính ANITA MK VIII

                        Source: tinhte
                        SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                        HỒ VI LAO KỲ SINH

                        Comment


                        • #13
                          Lịch sử chiếc MÁY TÍNH BỎ TÚI (3)

                          Đến năm 1963, công nghệ ống ca-tôt chân không của công ty Bell Punch được nhà sản xuất Friden của Mỹ thay thế bằng phương pháp sử dụng các transistor. Nhà sản xuất Friden cho ra đời mẫu máy tính EC-13 với màn hình CRT 13 cm hiển thị được 13 ký tự. EC-13 được giới thiệu đến thị trường với các ký pháp RPN (reverse Polish notation - Ký pháp toán học Ba Lan ngược) với giá 2200 USD, đắt hơn gấp 3 lần so với các máy tính cơ đương thời.


                          Máy tính Friden C-13 của nhà sản xuất Friden


                          Video sử dụng máy tính Friden

                          Năm 1964, máy tính CS-10A sử dụng số lượng transistor lớn hơn được công ty Sharp giới thiệu. CS-10A nặng 25 kg và được bán ra thị trường với giá 500.000 Yên (khoảng 2500 USD). Cùng thời gian đó, công ty sản xuất máy công nghiệp Elttroniche của Ý giới thiệu máy tính IME 84 với bàn phím được bổ sung thêm và trang bị màn hình rộng hơn.

                          Tiếp theo đó là hàng loạt các mô hình máy tính điện tử đến từ các nhà sản xuất như Canon, Mathatronics, Olivetti, SCM (Smith-Corona-Marchant), Sony, Toshiba, và Wang. Các mẫu máy tính thời gian này đều sử dụng các transistor germanium (có giá rẻ hơn transistor silicon) gắn trên các bảng mạch điện tử. Các loại màn hình được sử dụng bao gồm màn hình CRT, ống ca-tôt lạnh và đèn filament. Máy tính thường sử dụng bộ nhớ trễ hoặc lõi từ tính. Bên cạnh đó, Toshiba cho ra đời máy tính Toscal BC-1411 sử dụng thành phần bộ nhớ hoạt động tương tự như một hệ thống RAM được ghép từ các linh kiện rời rạc. BC-1411 có thiết kế nhỏ gọn hơn và tiêu thụ năng lượng ít hơn.


                          Hình ảnh chiếc máy tính Toscal BC-1411 của Toshiba

                          Năm 1965, công ty Olivetti giới thiệu Olivetti Programma 101, một máy tính chứa chứa chương trình được soạn sẵn cho phép đọc và ghi lên một thẻ từ đồng thời in kết quả thông qua một máy in được tích hợp bên trong. Programma được trang bị bộ nhớ, dây trễ âm có khả năng thực hiện thuật toán được lập trình sẵn qua từng bước, tích hợp sẵn các hàm số và có khả năng ghi dữ liệu. Programma 101 còn có khả năng đọc và ghi dữ liệu lên một thẻ từ. Đây chính là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên (máy tính được lập trình sẵn cho những người dùng không biết lập trình) và đã được trao tặng nhiều giải thưởng công nghiệp.


                          Máy tính Programma 101 của Olivetti

                          Một mẫu máy tính khác được giới thiệu vào năm 1965 là Bulgaria's ELKA 6521 được phát triển bởi Học viện công nghệ máy tính và được chế tạo tại nhà máy Elektronika, Sofia. ELK 6521 nặng 8 kg và là máy tính đầu tiên trên thế giới có thể thực hiện chính xác phép rút căn bậc 2. Cuối năm 1965, ELKA 22 ra đời với màn hình huỳnh quang và tiếp theo đó là ELKA 25 với máy in kết quả được tích hợp sẵn. Một số mẫu thiết kế sau đó với các cải tiến cũng được sản xuất cho đến khi ELKA 101 ra đời vào năm 1974 dù trọng lượng máy vẫn còn khá nặng.


                          Mẫu máy tính Bulgaria's ELKA 6521

                          Cuối cùng, vào năm 1967, công ty máy tính vẫn còn nổi tiếng cho đến ngày nay là Texas Instrument đã phát triển máy tính mang tên Cal Tech có khả năng thực hiện 4 phép tính cơ bản và ghi kết quả hiển thị trên một băng giấy. Cal Tech chính là chiếc máy tính cầm tay đầu tiên trên thế giới với khả năng tính toán chính xác và đáng tin cậy.


                          Máy tính "Cal Tech" của công ty nổi tiếng Texas Instrument

                          Giai đoạn thập niên 1970 đến 1980: Máy tính đã có thể bỏ túi!

                          Nếu các máy tính ở những năm 1960 với kích thướt lớn, sử dụng hàng trăm bóng bán dẫn trên nhiều bảng mạch, sử dụng nguồn điện 1 chiều, tiêu thụ lượng điện năng lớn thì trong giai đoạn 1970, sự ra đời của vi mạch và các chip điện tử là một giải pháp vô cùng đáng giá. Các nhà sản xuất đã nỗ lực tạo nên các bảng vi mạch với các bóng bán dẫn kích thướt nhỏ được tich hợp sẵn bên trong cho phép tạo nên các máy tính với kích thước nhỏ gọn hơn. Từ đó đã hình thành nên các liên minh công nghệ giữa Nhật và Mỹ bao gồm: Canon Inc. với Texas Instruments, Hayakawa Electric (sau này là tập đoàn điện tử Sharp) với Công ty vi điện tử Bắc Mỹ Rockwell, Busicom với Mostek và Intel, và General Instrument với Sanyo. Các liên minh công nghẹ đã tạo nên máy tính có kích thướt nhỏ và tiêu thụ điện năng ít hơn, có thể sạc được.

                          Tiếp theo thành công của Texas Instruments là các máy tính cầm tay có khả năng sạc đến từ Nhật Bản. Đó là "máy tính mini" ICC-0081 của Sanyo, Pocketronic của Canon và "Micro Compet" QT-8B của Sharp. Trong số các máy tính nêu trên, Pocketronic không có màn hình hiển thị. Thay vào đó, kết quả tính toán được in trực tiếp lên giấy nhiệt.

                          Bằng nỗ lực rất lớn trong việc tạo nên máy tính kích thước nhỏ và tiêu thụ ít điện năng, năm 1971, Sharp cho ra đời máy tính Sharp EL-8 (còn có tên gọi khác là Facit 1111) với kích thướt nhỏ gọn, chỉ nặng 155 gram, trang bị màn hình huỳnh quang chân không và sử dụng pin NiCad có thể sạc được. EL-8 được bán ra thị trường với giá 395 USD.


                          Máy tính Sharp EL-8

                          Tiếp theo, vào năm 1971, Pico Electronic và General Instrument cho ra đời máy tính sử dụng IC được tích hợp chỉ một chip xử lý duy nhất mang tên Monroe Royal Digital III. Đây chính là thành công vượt bậc trong việc chế tạo các máy tính nhỏ gọn có thể bỏ túi.


                          Máy tính nhỏ gọn Monroe Royal Digital III

                          Cuối cùng, chiếc máy tính có thể thật sự có thể bỏ túi đã ra đời vào năm 1971. Đó là mẫu máy tính LE-120A do công ty Busicom của Nhật sản xuất. LE-120A "HANDY" là máy tính đầu tiên được trang bị màn hình LED hiển thị kết quả. Đây cũng là máy tính cầm tay đầu tiên sử dụng 1 vi xử lý duy nhất để giải quyết các thuật toán.


                          Máy tính bỏ túi LE-120A HANDY của Busicom

                          Tiếp theo thành công của LE-120A là mẫu máy tính Mostek MK-6010, máy tính đầu tiên sử dụng pin 4 pin AA có thể thay thế được. MK6010 có kích thướt 124x72x24 mm, kích thướt nhỏ gọn nhất thời bấy giờ.


                          Máy tính đầu tiên sử dụng pin AA, Mostek MK-6010

                          Trong khi đó, năm 1972, Hewlett packard (HP) cho ra đời mẫu máy tính bỏ túi HP-35 với giá 395 USD. HP-35 không sử dụng phương pháp nhập liệu đầu vào thông thường, đây là mẫu máy tính điện tử bỏ túi đầu tiên sử dụng ký pháp RPN (còn gọi là ký hiệu tiền tố) để thực hiện các phép tính khoa học. Đây là phương pháp theo chuẩn tính toán của người Do Thái, nếu muốn thực hiện phép tính "8 cộng 5", theo phương pháp thường, người ta gõ các phím theo thứ tự [8], [+], [5], [=]. Nhưng theo hệ RPN, ta gõ [8], [Enter|], [5], [+] và kết quả sẽ được hiển thị.


                          Máy tính HP-35

                          Năm 1973, Sinclair Cambridge, chiếc máy tính giá rẻ đầu tiên được bán ra với giá chỉ có 29,95 Bảng Anh. Tuy nhiên, do được sản xuất với giá thành rẻ nên Sinclair vấp phải vấn đề về tính chính xác của kết quả, đặc biệt là khi tính toán các hàm số siêu việt. Cũng trong thời gian này, Texas Instrument cho ra đời máy tính khoa học SR-10 được bổ sung thêm khả năng tính toán theo biến "n" và sau đó là mẫu SR-50 với khả năng tính toán hàm số logarit và lượng giác để cạnh tranh với HP-35. Cả 2 mẫu máy tính khoa học của Texas Instruments và HP đều được tiếp tục phát triển và sản xuất cho đến ngày nay.


                          Máy tính giá rẻ đầu tiên SInclair Cambridge

                          Năm 1978, một công ty mới là Calculated Industries nhảy vào thị trường sản xuất máy tính khoa học với các mẫu máy dành riêng cho từng lĩnh vực cụ thể. CI đã cho ra đời các mẫu máy Loan Arranger dành cho các hàm tài chính, Construction Master dùng để tính toán các thông số tiêu chuẩn chuyên ngành xây dựng.

                          Giai đoạn giữa những năm 1980 đến nay

                          Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cho phép các nhà sản xuất chế tạo máy tính khoa học giá rẻ. Các máy tính thông thường với các chức năng tính toán cơ bản chỉ có giá vào khoảng vài USD nhưng vẫn cho phép thực hiện các phép tính một cách chính xác và đáng tin cậy.


                          Máy tính HP-28C có thể giải phương trình bậc 2

                          Năm 1987, máy tính HP-28C ra đời. Đây là máy tính đầu tiên sử các ký hiệu toán học để tính toán và giải phương trình bậc 2. Năm 1985, máy tính đầu tiên có khả năng vẽ đồ thị theo một hàm số cho trước là Casio FX-7000G được ra mắt.


                          Máy tính vẽ đồ thị đầu tiên - Casio FX-7000G
                          Hai nhà sản xuất máy tính tiên phong là HP và TI liên tục cho ra mắt các máy tính khoa học được cải tiến, bổ sung thêm chức năng từ năm 1980 đến những năm 1990.

                          Bước sang thế kỷ 21, ranh giới giữa máy tính đồ họa và một máy vi tính xách tay ngày càng mong manh hơn. Các máy tính khoa học hiên đại như TI-89, Voyage 200 và HP-49G đều có thể tính toán được các hàm vi phân và tích phân, giải được các phương trình vi phân, xử lý các chuỗi ký tự và chạy phần mềm quản lý dữ liệu cá nhân. Các máy tính còn được trang bị kết nối không dây và cổng hồng ngoại để giao tiếp với máy vi tính hay các máy tính khoa học khác.

                          Máy tính tài chính HP-12C ra đời vào năm 1981 với nhiều nhiều chức năng hữu ích vẫn còn được tiếp tục sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. HP-12C vẫn trung thành với phương pháp nhập liệu tiền tố RPN. Cho đến năm 2003, hàng loạt các phiên bản cải tiến của HP-12C được sản xuất. Nổi bật nhất là phiên bản "HP-12C platinum edition" được trang bị nhiều bộ nhớ hơn, tích hợp sẵn nhiều hàm tài chính và thêm vào đó là chế độ nhập dữ liệu đại số.


                          Máy tính tài chính huyền thoại HP-12C

                          HP-12C là máy tính cực kỳ nổi tiếng và được người dùng trong lĩnh vực tài chính ưa chuộng do được tích hợp sẵn các hàm số tài chính hiện đại như "I", "PV", "FV" và dễ dàng tính được các chỉ số lãi, lãi ròng, giá trị của dòng tiền theo thời gian,… Tuy nhiên do vẫn sử dụng phương pháp nhập liệu theo chuẩn Do Thái nên gây sự khó khăn trong quá trình sử dụng cho những người không có kiến thức chuyên môn.

                          Từ những năm 1990 đến nay, các máy tính bỏ túi luôn được các nhà sản xuất hiện đại hóa và cho ra đời những mẫu sản phẩm có tính chuyên môn hóa cao hơn để phù hợp với nhiều lĩnh vực.


                          Máy tính Casio FX-570 MS - Gắn liền với thế hệ học sinh 9X Việt Nam

                          Kết

                          Vậy là qua hơn 400 năm, từ chiếc máy đếm cơ học sơ khai của Pascal, trải qua chiếc bánh xe huyền thoại của Leibniz, cho đến chiếc máy tính CS-10A của Sharp nặng 25 kg, qua bao nỗ lực đến ELK 6521 giảm xuống còn 8 kg, rồi LE-120A "HANDY" của Busicom đã có thể bỏ túi, cuối cùng qua hàng loạt cải tiến và nâng cấp về chương trình cũng như phần cứng, chúng ta đã có chiếc máy tính bỏ túi chỉ chiếm một ngăn nhỏ trong chiếc cặp của học sinh mà trong lượng chưa đến 200 gram. Vẫn là câu nói khi viết về các phát minh, thật thán phục trước nỗ lực và khả năng sáng tạo của con người đặc biệt là các nhà phát minh: "Biến cái không thể thành có thể" để cuộc sống của con người trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

                          Source: tinhte
                          SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                          HỒ VI LAO KỲ SINH

                          Comment


                          • #14
                            NASA sử dụng F/A-18 Hornet để thử nghiệm cho hệ thống phóng SLS




                            F/A-18 Hornet

                            Hồi đầu tháng nay, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ - NASA đã thực hiện một loạt các thử nghiệm mới cho Space Launch System (SLS) - một hệ thống tên lửa đẩy hạng năng được phát triển để đưa các tàu vũ trụ có người lái vào không gian sâu. Tuy nhiên, điều kỳ lạ trong hoạt động thử nghiệm lần này là thay vì sử dụng một tên lửa đẩy, NASA đã sử dụng chiếc đấu cơ F/A-18 Hornet thay thế nhằm giảm chi phí thử nghiệm.

                            Hoạt động phóng tàu vũ trụ trên thực tế không đơn giản như những gì chúng ta nghĩ. Một khi rời bệ phóng, tên lửa đẩy sẽ phải đối mặt với gió, mật độ không khí, những biến đổi về hiệu năng hệ thống và nhiều yếu tố khác. Cho đến hiện tại, giới chuyên môn vẫn áp dụng chiến lược lập trình hệ thống phóng với các điều kiện dự đoán và một loạt các phản ứng định sẵn. Tuy nhiên, chiến lược này tồn tại nhiều hạn chế và có thể khiến thử nghiệm bị tạm hoãn nếu gặp phải sự cố không thể lường trước.

                            Câu trả lời của NASA cho SLS là hệ thống điều khiển tương thích tăng cường (Adaptive Augmenting Controller). Hệ thống này sẽ phân tích dữ liệu bay theo thời gian thực và phản hồi trước những thay đổi về môi trường và phương tiện. Thế nhưng, công tác thử nghiệm hệ thống lại khá rắc rối. Thông thường, thử nghiệm sẽ được thực hiện với các tên lửa đẩy nhưng dĩ nhiên chi phí sẽ rất cao bởi mỗi lần thử là mỗi lần NASA phải đối mặt với khả năng mất phương tiện phóng hoặc hỏng hóc. Với việc sử dụng chiến đấu cơ F/A-18 Hornet phiên bản dành cho hoạt động nghiên cứu, NASA có thể mô phỏng nhiều điều kiện bay khác nhau chỉ trong một chuyến bay đơn lẻ và nếu trục trặc xảy ra, họ có thể bắt đầu lại từ đầu.

                            Hơn 40 lần bay thử đã được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu hàng không Dryden thuộc căn cứ không quân Edwards, California với chiếc F/A-18 Hornet. Chiếc chiến đấu cơ đã bay thẳng hướng lên trong vòng 70 giây với nhiều quỹ đạo khác nhau nhằm mô phỏng hoạt động của SLS từ quá trình rời bệ phóng cho đến giai đoạn tăng lực đẩy.

                            Curt Hanson - nhà nghiên cứu đến từ trung tâm Dryden cho biết: "Chiếc F/A-18 là một sự kết hợp giữa hiệu năng và độ bền cao, cho phép chúng tôi thử nghiệm những chuyến bay nguy hiểm, có thể phá hỏng những loại máy bay khác. Chiếc máy bay còn có thể bay trong thời gian dài hơn so với tên lửa đẩy thử nghiệm, vì vậy chúng tôi có thể thực hiện một loạt các bài kiểm tra liền nhau, chỉ thay đổi đôi chút giữa mỗi nội dung để so sánh các kết quả. Nếu có thứ gì đó sai lệch, phi công có thể ngưng thử nghiệm và bay trở lại căn cứ." NASA cho biết loạt thử nghiệm cho hệ thống SLS bằng máy bay F/A-18 Hornet sẽ tiếp tục được tiến hành cho đến hết năm nay.

                            Theo: Gizmag
                            Nguồn: NASA
                            SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                            HỒ VI LAO KỲ SINH

                            Comment


                            • #15
                              Lịch sử NHẪN CƯỚI


                              Nhẫn cưới là biểu tượng của hôn nhân được phổ biến rộng rãi ở nhiều nền văn hóa trên thế giới. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có tục đeo nhẫn cưới và nó có từ bao giờ? Giống như nhiều đồ vật khác, nhẫn cưới cũng có lịch sử phát triển lâu đời, qua nhiều nền văn hóa và chất liệu từ cỏ dại cho đến kim loại như vàng, bạch kim.


                              Nguồn: Visual.ly

                              SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
                              HỒ VI LAO KỲ SINH

                              Comment



                              Hội Quán Phi Dũng ©
                              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                              website hit counter

                              Working...
                              X