Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khơi lại trận chiến An Lộc 1972 [ Mùa Hè Đỏ Lửa ]

Collapse
X

Khơi lại trận chiến An Lộc 1972 [ Mùa Hè Đỏ Lửa ]

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khơi lại trận chiến An Lộc 1972 [ Mùa Hè Đỏ Lửa ]

    Trận An-Lộc 93 ngày đêm tử chiến kỳ 9.
    (tiếp theo)

    LTS.- Trong hơn 80 năm đấu tranh Quốc Gia - Cộng Sản, người ta đều nhận thấy 2 chiến trận mang tính cách chiến lược là trận Điện Biên Phủ năm 1954 đưa tới Hiệp Định Genève và trận An Lộc năm 1972 đưa tới Hiệp Định Paris. Những tài liệu lưu lại các thư viện, đã cho thấy chiến trận An Lộc 93 ngày đêm tử chiến kinh khủng hơn trận chiến Điện Biên Phủ 55 ngày đêm kịch chiến.

    Trận Điện Biên Phủ, Đảng CSVN thực sự được sự tham chiến của Hồng Quân Trung Quốc và vũ khí vô giới hạn của Liên Xô & Trung Cộng. Trong khi đó, trận An Lộc do chính quân dân VNCH với vũ khí hạn chế, đã anh dũng tử chiến cùng Bắc Quân đông đảo hơn 4 lần với đầy đủ xe tăng đại pháo. Cuối cùng Đảng CSVN đã thảm bại nhục nhã trong âm mưu chiếm thị trấn An Lộc để ra mắt Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam VN của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, công cụ tuyên truyền của Đảng ta.

    Bây giờ chúng tôi xin gởi đến quý vị một phần của bộ sử liệu “Chiến Thắng An Lộc 1972” dưới đây. Kính mời qúy vị theo dõi:








    CHƯƠNG 9

    9. 1 BỘ TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN 3 THAY ĐỔI CHIẾN THUẬT ĐIỀU QUÂN

    Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh thuộc Quân Đoàn IV Việt Nam Cộng Hoà tham chiến bắt đầu ngày 14 tháng 04 năm 1972 và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù cũng có mặt tại căn cứ Lai Khê vào sáng ngày 16 tháng 04 năm 1972.

    Tương quan lực lượng đôi bên, dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam, sau ngày 14 tháng 04 năm 1972 như sau:

    Địch : Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt gồm có 3 Trung Đoàn Bộ Binh: 209, 141, 165 + Trung Đoàn 101 Địa Phương, một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn Chiến Xa Hỗn Hợp (T.54 và PT.76); Sư Đoàn 69 Pháo Hỗn Hợp gồm có Trung Đoàn Pháo 130 ly, Trung Đoàn phóng hoả tiễn 107 và 122 ly, Trung Đoàn cơ giới phòng không (di động).

    Bạn : Sư Đoàn 21 Bộ Binh, gồm có 3 Trung Đoàn Bộ Binh: 31, 32, 33, Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà; Thiết Đoàn 5 của Quân Đoàn 3; Thiết Đoàn 9 Thiết Quân Vận của Sư Đoàn 21BB Quân Đoàn 4; Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh và Tiểu Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu Việt Nam Cộng Hoà của Sư Đoàn 21 BB.

    Sau khi điều nghiên tình hình và trận thế chiến trường An Lộc và Tàu Ô, cũng như tình trạng gia tăng chiến sự trong toàn lãnh thổ Quân khu 3; nhất là tại hai Quận Trị Tâm và Phú Giáo thuộc Tỉnh Bình Dương, nơi trước đây Trung Đoàn 8 và Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà rút đi, để tăng cường cho chiến trường An Lộc (vào trung tuần tháng 04 năm 1972). Sau khi thấy tại Quận Trị Tâm và Quận Phú Giáo thưộc Tỉnh Bình Dương, mỗi nơi chỉ được thay thế bằng một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân; hoàn toàn không có một lực lượng Quân Chủ Lực nào của Khu Chiến thuật để trấn giữ, hai hành lang xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà, từ vùng “Mỏ Vẹt” (giáp ranh lãnh thổ Cambodia ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà), cận kề bên hai Tỉnh Bình Dương và Tỉnh Hậu Nghĩa, Tướng Minh và Bộ Tham Mưu duyệt lại kế sách tái phối trí lực lượng trong việc phòng thủ lãnh thổ, cùng lúc đổ quân tăng viện cấp thời cho mặt trận An Lộc, sao cho thích nghi với tình hình chiến sự hiện tại; nhất là khi nhận được sự tăng viện từ Quân Đoàn 4/Quân Khu IV (Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh). Kế hoạch tái phối trí được sắp theo thứ tự ưu tiên như sau:

    Ưu tiên 1: Trực thăng vận Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào tăng cường cho quân trấn thủ tại An Lộc. Ưu tiên 2: Trực thăng vận Chiến Đoàn 15 Bộ Binh (-) vào cứ điểm Tân Khai để thiết lập một căn cứ hoả lực, làm đầu cầu đổ quân, yểm trợ cho quân bạn tiến quân vào giải vây An Lộc, đồng thời điều động Sư Đoàn 21 Bộ Binh vào vòng chiến để khai thông đường tiếp tế cho An Lộc dọc theo Quốc Lộ 13, từ Nam lên Bắc. Ưu tiên 3: Rút lực lượng của Sư Đoàn 18 Bộ Binh, thành lập Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (B), gồm có Trung Đoàn 48 Bộ Binh + 30 thiết vận xa thuộc Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, làm lực lượng chủ lực di động trừ bị cho lãnh thổ Quân Khu 3. Chiếu theo thứ tự ưu tiên kể trên, Không Đoàn 43 Trực Thăng thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân, căn cứ tại Tỉnh Biên Hoà, do ThiếuTá Nguyễn Văn Ức chỉ huy, đặc trách về trực thăng đổ quân và tản thương. Các chiến sĩ không quân này phải chấp nhận thập phần nguy hiểm trước hoả lực phòng không dầy đặc của Cộng quân, từ các loại súng cá nhân tự động, đến các loại súng chống chiến xa B.40 và B.41, các loại vũ khí phòng không di động, được thiết trí trên các xe cơ giới (thiết giáp), 12 ly 7 và 37 ly, vì phải “bay rà sát ngọn cây” để tránh loại hoả tiễn cầm tay SA .7, (có thể nói là loại vũ khí sát tinh của các loại trực thăng có ống hơi nóng, thổi thẳng về phía sau). Ưu tư, phẫn nộ, khóc thương, đều có xảy ra hằng ngày, nhưng các Anh Hùng Không Quân vẫn kiên trì hoàn thành nhiệm vụ một cách rất chu đáo. Tuy nhiên, sự thành công này cũng phải đánh đổi bằng hai phi hành đoàn của hai chiếc trực thăng đổ quân, bị nổ tung trên ngọn cây cao su tại vùng trời Xa Cam, và hầu hết các trực thăng còn lại, không chiếc nào tránh khỏi bị lủng ít nhiều lỗ đạn của Cộng quân xuyên thủng; ngay cả chiếc C&C (Commander in Chief) chỉ huy của Thiếu Tá Ức cũng “suýt” bị rơi, vì bị trúng đạn phòng không vào chỗ “nghiệt”. Vị Tư Lệnh Chiến Trường, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có lời khen ngợi Thiếu Tá Nguyễn Văn Ức và các Chiến Sĩ Không Quân của hợp đoàn 45 chiếc trực thăng đổ quân và tản thương và các trực thăng võ trang thuộc Không Đoàn 43 Chiến Thuật thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà.

    Về Ưu tiên 1, Không Đoàn 43 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà đã thành công và gần như hoàn mỹ việc đổ Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, vào 2 ngày 14 và 15, và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù vào ngày 16 tháng 04 năm 1972 rất kịp thời và kịp lúc để cứu nguy An Lộc.

    Về Ưu tiên 2: Không Đoàn 43 trực thăng, sau đó tiếp tục trực thăng vận Chiến Đoàn 15 (-) và Đại Đội Công Binh Chiến Đấu, để thiết lập căn cứ hoả lực Tân Khai, còn có tên là Phi Long, cạnh Quốc Lộ 13 (12 cây số Nam An Lộc) , làm đầu cầu đổ quân Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, do Trung Tá Nguyễn Viết Cần, Trung Đoàn Trưởng, và Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân, Trung Đoàn Phó, chỉ huy.

    Trong khi đó, Trung Đoàn 31 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm, Trung Đoàn Truởng, và Trung Tá Nguyễn Sĩ Tấn, Trung Đoàn Phó, chỉ huy; tiếp nối theo, Trung Đoàn 32 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Biết, Trung Đoàn Trưởng và Thiếu Tá Đoàn Cư, Trung Đoàn Phó, chỉ huy, di chuyển bằng đường bộ, từ căn cứ Lai Khê, càn qua Chốt Bầu Bàng, đến Quận Lỵ Chơn Thành, rồi đến Chốt Tàu Ô (6 cây số Bắc Quận Chơn Thành).

    Về Ưu tiên 3: Lực lượng Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã mở rộng vùng hoạt động trên Quốc Lộ 13, từ căn cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành. Các đơn vị Cộng quân ở chốt Bầu Bàng hầu như bị dẹp tan. Ban ngày xe cộ và thiết vận xa Việt Nam Cộng Hoà lên xuống được an toàn. Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tăng cường thêm cho Trung Đoàn 48 Bộ Binh một lực lượng thiết giáp thiết vận xa M.113 (rút về từ mặt trận Tàu Ô), để thành lập Chiến Đoàn Đặc Nhiệm Lưu Động, trừ bị cho Quân Khu 3, sẵn sàng tiếp ứng cho các đơn vị Địa Phương Quân, đặc biệt là hai quận Trị Tâm và Phú Giáo của Tỉnh Bình Dương. Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm có gần 2,000 Chiến Binh, chưa kể Thiết Giáp.

    Không Đoàn 43 Chiến Thuật có được sự phối hợp và yểm trợ của Phi Đoàn Trực Thăng 362 Hoa Kỳ, và các trực thăng võ trang “Cobra”, có thiết trí một hoả lực rất hùng hậu (các giàn đại liên “nồi” tự động, các giàn ống phóng hoả tiễn có đầu đạn chống chiến xa).

    Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà có 3 Trung Đoàn: Trung Đoàn 31 Bộ Binh, do Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm (giai đoạn 1), Trung Tá Trần Thanh Xuân (giai đoạn 2) chỉ huy; Trung Đoàn 32 Bộ Binh do Đại Tá Nguyễn Văn Biết (giai đoạn 1), Trung Tá Đoàn Cư (giai đoạn 2) chỉ huy; Trung Đoàn 33 Bộ Binh, do Trung Tá Nguyễn Viết Cần (giai đoạn 1), Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân (giai đoạn 2) chỉ huy.

    Bộ Chỉ Huy Hành Quân Sư Đoàn 21 Bộ Binh đặt tại căn cứ Lai Khê (vị trí cũ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà). Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi là vị Sĩ Quan cao cấp nhất luôn có mặt bên cạnh Tướng Minh. Cho đến ngày 12 tháng 05 năm 1972, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được lệnh bổ nhiệm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, thay thế Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, được điều động ra vùng giới tuyến nắm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Quân Khu I, thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm.

    Sư đoàn 21 Bộ Binh, được bàn giao lại cho Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Dù. Lễ bàn giao Sư Đoàn 21 Bộ Binh cho Tướng Hậu được diễn ra trong ngày 14 tháng 05 năm 1972 tại căn cứ Lai Khê, và lễ bàn giao chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4/Quân Khu IV, giữa hai cựu và tân Tư Lệnh được hoàn tất trong ngày 15 tháng 05 năm 1972, tại bản doanh Quân Đoàn 4 đặt tại Tỉnh Cần Thơ.

    9. 2 MẶT TRẬN PHÍA NAM DỌC THEO QUỐC LỘ 13 (Giai Đoạn 2)

    Sau khi Chiến Đoàn 15 (-) do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Đoàn Trưởng, chỉ huy cùng Tiểu đoàn 1/15 do Thiếu tá Nguyễn Ánh Lê (K16 Võ bị) và Đại Đội “A” Công Binh Chiến Đấu an toàn đặt chân đến vùng Ấp Tân Khai, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 cho thiết lập ngay một căn cứ hoả lực dã chiến, với 1 Pháo Đội của Tiểu Đoàn 21 Pháo Binh, gồm có 6 khẩu đại bác 105 ly, và hàng ngàn quả đạn, được trực thăng Chinook Việt Nam Cộng Hoà câu đến, làm đầu cầu “hoả lực” yểm trợ cho đoàn quân từ phía Nam tiến đến An Lộc, đồng thời làm bàn đạp cho cánh quân của Trung Đoàn 33, đang di chuyển tiến dần đến giải vây An Lộc.

    Việc thiết lập căn cứ hoả lực dã chiến tại Tân Khai của Chiến Đoàn 15 (-), cũng như căn cứ hoả lực tại Đồi Gió của Lữ Đoàn 1 Dù là kế hoạch mới dựa theo nhu cầu chiến thuật của phía Việt Nam Cộng Hoà đã tạo cho địch quân thêm một vấn đề nan gìải, ngoài dự liệu trong bản điều nghiên trận liệt của Địch. Trận Đồi Gió quân Cộng Sản đã phải huy động đến 2 Trung Đoàn thiện chiến nhất của 2 Công Trường 7 và 9, và có đến 12 chiến xa T.54 trợ chiến để tấn công Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù. Giờ này, đến căn cứ Hoả Lực Tân Khai, Địch không còn có một đơn vị nào có đủ khả năng để nhổ thêm một cái “gai nhọn” khác nữa, nếu không phải cần có một lực lượng ở cấp 2 Trung Đoàn sắp lên, để có thể “bứng” được Chiến Đoàn 15 (-), của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Căn Cứ Hoả Lực Tân Khai! Và căn cứ hoả lực này vẫn còn chễm chệ đứng vững cho đến ngày tàn của trận chiến, khi toàn thể Sư Đoàn 21 Bộ Binh, và Chiến Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, được hoàn trả về Vùng IV Chiến Thuật (vào ngày 24 tháng 07 năm 1972).

    Trở lại mặt trận suối Tàu Ô, trước khi Quân Dù và Quân của Chiến Đoàn 48 Đặc Nhiệm (A) rút đi, hai đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã gây cho lực lượng Cộng Quân “đóng chốt” tổn thất gần 2 tiểu đoàn. Số còn lại thì liên tiếp bị ăn bom và pháo binh của Việt Nam Cộng Hoà; số thương vong càng lúc càng cao mà không được điền khuyết, tinh thần sa sút trầm trọng, muốn bỏ hầm mà đào thoát cũng không được vì chân bị “xiềng”. Khi lực lượng của Sư Đoàn 21 Bộ Binh “bứng xong” hầu hết các “chốt” ở vùng Suối Tàu Ô, lục soát trong các hầm “chốt”, phát hiện những chiếc lòi tói sắt, còn xích liền dưới cườm chân, trên thân xác của mỗi tổ 3 cán binh thành một chùm - cho nên danh từ chốt kiền, có nghĩa là xích liền chân với nhau! (Theo truyền khẩu của các chiến binh Trung Đoàn 31 và Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà).

    Lực lượng “bứng chốt” của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại suối Tàu Ô được diễn tiến và kết hợp liên hoàn như sau: Trung Đoàn 32 Bộ Binh từ phía Nam có chiến xa M.41 đánh thốc lên. Hai Tiểu Đoàn còn lại của Chiến Đoàn 15 và Thiết Đoàn 9 Thiết vận xa do Trung Đoàn Phó, Trung Tá Bình chi huy, lách về phía sườn Đông; từ bên sườn phải bọc vòng đánh ép vào. Trung Đoàn 31 Bộ Binh đánh thốc từ mặt Bắc xuống, đánh tan đưọc chốt Tàu Ô. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ “bứng chốt”, vào chiều ngày 19 tháng 05 năm 1972, toàn bộ lực lượng Bộ Binh và Thiết Kỵ của Chiến Đoàn 15 được lệnh tức tốc di chuyển về với đơn vị “Mẹ” là Trung Đoàn 15 (-) đang trấn giữ căn cứ hoả lực Tân Khai, thi hành nhiệm vụ mớị.

    Để lại căn cứ hoả lực Tân Khai 1 Tiểu Đoàn Bộ Binh do Thiếu Tá Nguyễn Ánh Lê, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1, chỉ huy, và toàn bộ Thiết Đoàn 9 TQV, ủi ụ tăng cường phòng thủ; Trung Đoàn 15 (-) gồm có 2 Tiểu Đoàn Bộ Binh và Đại Đội Trinh sát 9 do Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn chỉ huy liền xuất phát đến giải vây cho Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà tại vùng 7 cây số Nam An Lộc.

    Ngày 19 tháng 05 cũng là ngày sinh nhật của Hồ Chí Minh. Dự đoán được ý định của Cộng quân có thể mở thêm một cuộc tấn công lần nữa, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, trình về Quân Đoàn xin cho 3 Box B.52 vào mục tiêu: Bộ Chỉ Huy của Công Trường 7 Cộng sản Bắc Việt và các giàn pháo binh 130 ly, đồng thời thông báo cho các đơn vị trấn thủ đề cao cảnh giác, địch có thể mở thêm một cuộc tấn công. Thật vậy, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc dồn hết nổ lực tấn công thêm một lần nữa để mừng ngày sinh nhựt “Ông Hồ”. Nhưng không may cho chúng, trước giờ xuất phát, 1 Box B.52 đánh trúng ngay giàn pháo binh 130 ly, gây ra nhiều tiếng nổ phụ. Nhờ vậy nên các cánh quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mới dễ dàng bứng chốt Tàu Ô, không còn bị thiệt hại do pháo tập của Cộng Quân như Chiến Đoàn Đặc Nhiệm A và Lữ Đoàn 1 Dù nữa.

    Song song nỗ lực dự định tấn công vào An Lộc, vào ngày 19 tháng 05 năm 1972; Cộng quân chỉ thị cho Lữ Đoàn Đặc công 429 Miền, luồn xuống uy hiếp Quận Lỵ Trị Tâm thuộc Tỉnh Bình Dương đang chỉ có 1 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân trấn thủ. Được tin khẩn báo từ Tiểu Khu Bình Dương, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ra lệnh cho Chiến Đoàn Đặc Nhiệm B tức tốc đến giải tỏa.

    Sau khi thành công quét sạch Cộng quân ở chốt Tàu Ô, Trung Đoàn 32 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh phải vội lui quân về thay thế Chiến Đoàn Đặc Nhiệm (B) giữ an ninh lộ trình Quốc Lộ 13 từ Căn Cứ Lai Khê đến Quận Chơn Thành, đồng thời làm thành phần trừ bị (2) cho Quân Đoàn. Còn Trung Đoàn 31 được trực thăng vận thả vào án ngữ phía Tây Quận Chơn Thành, phòng ngừa địch quân từ hướng căn cứ hoả lực Tống Lê Chân tiến đánh Quận Chơn Thành.( xem sơ đồ số 13).

    9. 3 HẦM VÀ CHỐT XA CAM

    Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh, sau khi được “đổ quân” xuống vùng cạnh phía Bắc căn cứ hoả lực Tân Khai, nhận đựợc lệnh tiếp tục tiến về hướng Bắc để thu ngắn đoạn đường 12 cây số còn lại (từ căn cứ Tân Khai đến An Lộc). Khi rời khỏi Tân Khai 5 cây số về hướng Đông Bắc, tiểu đoàn đi đầu chạm súng với Cộng quân cấp trung đoàn, có PT.76 trợ chiến. Trung Tá Nguyễn Viết Cần điều động 2 Tiểu Đoàn còn lại lên tiếp ứng. Căn Cứ Hoả Lực Tân Khai được yêu cầu pháo yểm trợ không ngừng. Cuộc quần thảo với Cộng quân kéo dài đến chiều tối; Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh vẫn không xuyên thủng được chiến tuyến của địch, Trung Tá Cần cho lệnh dừng quân, và cho lệnh đào hầm hố tạm qua đêm.

    Khi xác định được vị trí của Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, địch không dám dùng bộ binh để tấn công, nhưng dùng pháo để tiêu hao tiềm lực của Trung Đoàn 33 Bộ Binh. Chúng “nã” trên 600 quả 130 và hoả tiễn ngay vào vị trí qua đêm của Trung Đoàn 33 Bộ Binh, gây tổn thất thêm cho Trung Đoàn này. Trong số những quả đạn pháo ác nghiệt đó, có một quả rơi trúng ngay hầm của vị Trung Đoàn Trưởng, gây tử vong cho TrungTá Cần cùng một vài chiến binh chung hầm. (vào lúc 10 giờ tối đêm 19 tháng 05 năm 1972). Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà như rắn mất đầu. Vị Trung Đoàn Phó, Thiếu Tá Nguyễn Mai Xuân lên nắm quyền chỉ huy, phải lo thu xếp mọi việc, nhất là xin tản thương, lay hoay mất cả ngày. Địch lần lần mở cuộc bao vây. Trung Đoàn 33 Bộ Binh bị Địch cầm chân tại chỗ. Thiếu Tá Xuân cho lệnh Trung Đoàn rút lui về phía sau, tránh tầm pháo của Địch, và xin trực thăng tản thương một số chiến sĩ thương vong , trong đó có xác của vị Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 33 Bộ Binh Nguyễn Viết Cần.

    Các trực thăng võ trang yểm trợ cho các trực thăng tản thương, đã nhiếu lần cố gắng thi hành nhiệm vụ, nhưng đều bất thành, vì hoả lực phòng không của địch được thiết trí trên các xe thiết giáp di động, bọc lòn về phía Nam tạo thành một hàng rào hoả lực dầy đặc, cộng thêm các giàn pháo từ xa khi được báo động liền pháo kích ngay vào trận địa, nên các trực thăng tản thương không tài nào đáp được.

    Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, khi nhận được tin Trung Đoàn 33 Bộ Binh bị địch cầm chân, và Vị Trung Đoàn Trưởng trúng pháo tử vong, liền ra lệnh cho Chiến Đoàn 15 (-) thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh chuẩn bị sẵn sàng, đợi đến khi 2 Tiểu Đoàn còn lại cùng Thiết Đoàn 9 đến nơi (Căn cứ Hoả Lực Tân Khai) cấp tốc kéo quân tăng viện Trung Đoàn 33 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà.

    Sáng ngày 20 tháng 05 năm 1972, Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn điều quân, nương theo ven khu rừng phía Tây Quốc Lộ 13, bọc vòng phía trên vị trí của Trung Đoàn 33 Bộ Binh, chuyển sang phía Đông, từ mặt Bắc đánh xuống sau lưng quân địch, bắn hạ 2 PT.76, đột phá vòng vây cho Trung Đoàn 33 Bộ Binh, thừa thắng xông lên, tiếp tục càn quét các ổ phòng không địch về phía Nam, bắn hạ thêm 3 thiết giáp phòng không di động của địch. Sau khi giải vây cho Trung Đoàn 33 Bộ Binh, cả hai đơn vị, Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 Bộ Binh bung ra lục soát, tìm thấy gần 200 xác chết của Cộng Quân, 2 PT.76, 3 thiết giáp cơ động phòng không bị huỷ diệt, và mở rộng vùng “bãi đáp” cho trực thăng đáp xuống tản thương các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, trong đó có xác của Vị Trung Đoàn Trưởng, Trung Tá Nguyễn Viết Cần, còn đang được trùm kín trong chiếc Poncho.

    Công việc di tản được thương binh và xác của những chiến sĩ tử trận, giúp cho Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh có cơ hội phục hồi lại được tính “di động”, để cùng Trung Đoàn 15 (-) thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh hỗ tương tiến bước. Trung Đoàn 15 (-) trách nhiệm bên cánh trái, Trung Đoàn 33 bên cánh phải, tiến dần đến An Lộc. Cho đến khi 2 đơn vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vừa chiếm được phía Nam bìa rừng đồn điền cao su Xa Cam (5 cây số Nam An Lộc), chạm trán ngay với các “chốt” của Cộng quân đã đào sẵn chi chít bên trong rừng cây cao su, và ẩn sâu dưới đường rầy xe lửa. Mặc dầu được sự tích cực yểm trợ của phi cơ và pháo binh, nhưng đơn vị Bạn khó vượt qua được, đành phải dừng quân, bố trí phòng thủ qua đêm. Suốt trong đêm, Cộng quân gia tăng pháo kích vào các cánh quân bạn, cho tới trời sáng, Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 đồng loạt tấn công vào “chốt Xa Cam”, nhưng đều bị đẩy lui, bị thương vong khá nhiều, nhưng vẫn không vượt qua nổi chương ngại vật này, rồi lại bị pháo, thêm một số chiến sĩ thương vong. Quân số càng ngày càng bị hao hụt, có thể nói là cả 2 Trung Đoàn Bạn bị Địch cầm chân tại chỗ nhiều ngày sau đó.

    Sau 2 ngày đêm gây tiêu hao tiềm lực Trung Đoàn 33 và 15 (-) Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Cộng quân mở cuộc phản công: để Trung Đoàn 165 trấn thủ các chốt kiền, Trung Đoàn 141 thuộc Công trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, có tăng T.54 và PT.76 mở cuộc phản công trực diện vào các thanh phần tiên phong của Trung Đoàn 33 và Trung Đoàn 15 (-) Việt Nam Cộng Hoà; đồng thời điều động các xe thiết giáp cơ động phòng không bọc vòng phía Nam khóa chặt đường không vận tản thương và tiếp tế của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, bao vây hai Trung Đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thành một vòng 2 cây số chiều dài, dọc theo Quốc Lộ 13. Đạn dược, lương khô, nhất là nước uống, trở thành vấn đề khó khăn cần phải được giải quyết cấp thời cho các đơn vị bạn.

    Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, tức tốc thiết lập kế hoạch tiếp tế bằng cách thả dù. Tất cả các bành dù đều được rơi trong vị trí của quân Bạn. Đạn dược, lương thực và trang dụng “cứu thương” được cung cấp đầy đủ để chống chọi với quân địch. Bạn đã đẩy lui vài đợt tấn công của Trung Đoàn 141, bắn cháy bốn T.54 và hai PT.76 của địch quân. Tuy nhiên số thương binh thì không di tản được, còn nước uống thì phải tạm dùng thật giới hạn bằng những chai “nước biển” cứu thương.

    Đoạn đường còn lại 5 cây số từ Xa Cam đến An Lộc, thật là gay go khó nuốt, được trấn thủ bởi 2 trung đoàn quân chính quy của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, với những chốt và hầm hố kiên cố khó vượt qua.

    Toán chuyên viên “mật mã” Quân Đoàn 3 Việt Nam Cộng Hoà xác định được vị trí của Bộ Chỉ Huy Công Trường 7 và Trung Đoàn 165 Cộng Sản Bắc Việt tại vùng 7 cây số Tây Nam và 4 cây số Nam Quốc Lộ 13.

    Toán chuyên viên đặc trách về B.52, cho đúng toạ độ và tính chất mục tiêu, đã yêu cầu 2 lần liên tiếp vào ngày 20 tháng 05 và ngày 22 tháng 05 năm 1972, nhưng phía Hoa Kỳ không thoả mãn yêu cầu của phía Việt Nam Cộng Hoà, cứ lờ đi không cần giải thích.

    Đây là lần thứ ba, phía cố vấn Hoa Kỳ của Quân Đoàn 3 “từ chối” đánh B.52. Lần đầu vào ngày 18 tháng 04 năm 1972, toạ độ thả bom là vùng Phi Trường Quản Lợi, tính chất mục tiêu là Bộ Chỉ Huy đầu não Cục “R” và Bộ Tư Lệnh tiền phương của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt do Tướng Trần Văn Trà chỉ huy. Lần thứ nhì và lần thứ ba, vào 2 ngày 20 và 22 tháng 05 năm 1972, toạ độ vùng 7 cây số Tây Nam, và vùng 5 cây số Nam An Lộc, tính chất mục tiêu là Bộ Chỉ Huy Công Trường 7 và hầm chỉ huy của Trung Đoàn 165 của Cộng Sản Bắc Việt, đào dưới đường rầy xe lửa; hầm này được thiết kế rất là kiên cố, pháo binh và bom thường không thể nào đánh sập được.

    Việc phía Hoa Kỳ từ chối oanh tạc bằng B.52 vào các mục tiêu được ghi nhận kể trên đã kéo dài thêm thời gian chiến trận, đúng ra đã được kết thúc từ ngày 18 tháng 04 năm 1972 (khi phía Hoa Kỳ chịu bỏ 1 Box B.52 ngay vào vùng phi trường Quản Lợi) thì đã tránh đi được các trận Đồi Gió, trận tấn công An Lộc lần thứ Ba (19 tháng 04 1972), trận tấn công lần thứ Tư (10 tháng 05 năm 1972), trận đánh chốt suối Tàu Ô; …và sau cùng là trận Xa Cam kéo dài từ 13 tháng 05 đến ngày 08 tháng 06 năm 1972, khiến cho hàng ngàn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và dân chúng bị thương vong (xem sơ đồ số 13).

    9. 4 TƯỚNG MINH HỌP THAM MƯU TÌM CÁCH “BỨNG” CHỐT XA CAM

    Theo ước tính của những chuyên viên Công Binh, và các giới chức Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, nếu muốn đánh sập và tiêu diệt các “hầm”, “chốt” tại vùng Xa Cam, chỉ có hai cách, là dùng B.52 trải thảm bom, hoặc là dùng loại bom “Áp nhiệt” CBU (Cluster Bomb Unit) cỡ nhỏ, có tầm sát hại ½ cây số vuông cho mỗi quả bom. Loại bom này có đặc tính tạo ra áp sức cao, tiêu diệt con người, bề ngoài trông vẫn còn nguyên vẹn, nhưng bên trong “lục phủ ngũ tạng” đều bị xoáy dứt hết kể cả kinh mạch, đặc biệt hầm sâu chừng nào xác suất tổn hại càng cao.

    Về khả năng dùng B.52 của Không Lực Hoa Kỳ kể như không có, chỉ còn trông cậy vào khả năng của CBU của Không Lực Việt Nam Cộng Hoà mà thôi.

    Một cuộc họp “kín” tạì bản doanh hành quân của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 tại căn cứ Lai Khê giữa Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, và vài giới chức cao cấp của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân: Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà; Đại Tá Nguyễn Văn Tường, có biệt danh là Tường Mực vì nước da của Ông “ngâm đen”, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn.

    Tướng Minh đem việc Trung Đoàn 33 thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Trung Đoàn 15 (-) thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà đụng phải một lực lượng Cộng quân cấp 2 Trung Đoàn của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt, bị chận đứng và hứng chịu pháo của Cộng quân ngày đêm. Quân số càng ngày càng hao hụt, tản thương bị bế tắc, tiếp tế phải thả bằng dù tại vùng chốt Xa Cam (từ 4 đến 5 cây số Nam An Lộc). Tình trạng kéo dài trên 3 tuần, các đơn vị Bạn mặc dầu đã cố gắng nhiều lần tấn công diệt chốt, nhưng không vượt qua nổi, mà còn bị thương vong khá nhiều. Muốn khai thông đoạn đường 5 cây số còn lại, thì trước tiên các đơn vị Bộ Binh của chúng ta bắt buộc phải vượt được cái chướng ngại này. Cần phải nhờ Không Quân đánh bom san bằng tiêu diệt địch đang ẩn trú dưới các hầm kiên cố đó. Dùng B.52 để san bằng thì đã 2 lần vẽ Box, nhưng phía Hoa Kỳ đã ra mặt từ chối hẳn. Chỉ còn lại giải pháp duy nhất, là phải dùng loại Bom CBU theo như ý kiến của các chuyên viên Công Binh để tiêu diệt chúng mà thôi!

    Tướng Minh tâm sự:

    Như các Anh Em đã biết, lực lượng tử thủ bên trong An Lộc đang trông chờ Anh Em chúng ta đến tiếp ứng và tản thương từng giờ từng phút. Còn lực lượng tăng viện của chúng ta đã tiến đến gần mục tiêu, chỉ còn An Lộc khoảng 5 cây số, nhưng không vượt qua nổi cái chốt Hầm Xa Cam này, mặc dầu lực lượng của Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 Bộ Binh cố gắng tấn công “bứng chốt” nhiều lần trong những ngày đầu nhưng vẫn chưa vượt qua nổi mà còn bị tổn thất khá nhiều…Hầm chốt Xa Cam còn khó hơn cái chốt ở Suối Tàu Ô khi trước, nên tôi phải nhờ đến Anh Em Không Quân giúp ý kiến cho để làm sao có thể phá được chốt địch. Ý tôi muốn hỏi là loại Bom CBU có thể diệt được Chốt và Hầm, đạt dược hiệu quả như B.52 hay không??

    Tướng Minh tiếp: Ba cái trở ngại lớn nhất của chúng ta hiện giờ là làm sao xóa bỏ được thoả ước về lằn ranh yểm trợ hoả lực cho chiến trường An Lộc giữa Không Quân Việt Nam Cộng Hoà và Không Quân của Hoa Kỳ. Đó là vấn nạn thứ nhất. Vấn nạn thứ hai là làm sao có loại Bom CBU (như theo lời cố vấn của Công Binh). Vấn nạn thứ ba là loại phi cơ nào thích hợp để thả Bom CBU?

    Sau khi tướng Minh dứt lời, Tướng Tính quay lại hội ý với Đại Tá Tường, và giải đáp mọi thắc mắc, gỡ rối các vấn nạn mà Tướng Minh vừa nêu lên như sau: Trước tiên, tôi rất đồng ý với Công Binh là chỉ có Bom CBU là có hiệu quả gần giống như B.52. Thật tình mà nói, không có loại hầm hố nào chịu đựng nổi sức công phá của B.52; nhưng rất tiếc người bạn đồng minh của mình không chịu giúp, thật đáng buồn cho tình nghĩa Đồng Minh…Bây giờ người ta (Mỹ) không làm, thì mình tự làm bằng Không Lực của mình. Cũng có thể “chơi” vài trái CBU (cỡ nhỏ) ngay trên đầu địch, để giết “rụi” chúng nó đang ẩn náu dưới hầm hay trong các giao thông hào kế cận. Tôi còn được biết, các phản lực cơ Hoa Kỳ, sau 6 giờ chiều, là phải rời vùng trách nhiệm bay trở về căn cứ xuất phát (các Hàng Không Mẫu Hạm) đang đậu ngoài khơi Biển Nam Hải. Có nghĩa là chúng ta cứ âm thầm hành động theo kế hoạch riêng của chúng ta, không cần phải cho Mỹ biết làm gì, để họ kiểu cách hay kiếm chuyện này nọ. Và dù cho phía Mỹ sau này có biết, họ cũng không thể trách gì mình được. Bởi lẽ họ không chịu gíúp mình đánh bom B.52 thì mình vì lẽ sống còn của bao nhiêu sinh mạng của chiến sĩ các cấp, và thế tất thành bại của chiến trận, mình có thể tự lo liệu ném bom CBU. Tóm lại, mình có thể ném CBU bằng Skyraider AD.6 (loại cánh quạt) của Sư Đoàn 3 Không Quân cơ hữu, sau 6 giờ chiều là ổn thoả nhất.

    Sau đó Tướng Tính giới thiệu Đại Tá Tường, Tư Lệnh Phó, cũng là một phi công “cừ khôi” phản lực cơ A. 37, trình bày tiếp.

    Đại Tá Tường cho biết, nếu Ông không lầm thì hiện nay trong kho bom của Sư Đoàn 3 Không Quân, vẫn còn 5, 7 quả bom CBU (cỡ nhỏ), có ngòi nổ đầy đủ, do Mỹ đã cấp phát dự trữ cho Sư Đoàn còn chưa sử dụng. Còn loại phi cơ nào có thể thả bom được? Phản lực cơ A .37 hay Skyraider A D.6, loại nào thả cũng được hết. Nếu dùng A. 37, có ưu điểm là bay nhanh hơn, nhưng đôi khi không trúng đích. Còn Skyraider, thì có tốc độ kém hơn, nhưng nó được cái ưu điểm là ít khi sai lạc mục tiêu đối với các phi công thiện nghệ của Việt Nam Cộng Hoà đã quen ném bom bằng loại phi cơ cánh quạt nầỵ

    Cuộc họp được kết thúc, trong bầu không khí cởi mở và đầy niềm tin hy vọng. Sau cùng, Tướng Minh quyết định cho PHÁ HẦM chốt Xa Cam bằng Bom CBU, do các Skyraider của Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà thực hiện vào Ngày “N”.

    9. 4 KẾ HOẠCH ĐỖ QUÂN TIỂU ĐOÀN 6 NHẢY DÙ, VÀ ĐOÀN QUÂN BỔ SUNG CHO CÁC CÁNH QUÂN ĐANG CÓ MẶT TRÊN QUỐC LỘ 13 VÀ CÁC ĐƠN VỊ “TỬ THỦ”TẠI AN LỘC.

    Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù bị thiệt hại khá nặng trong trận Đồi Gió; 2 Đại Đội do Tiểu Đoàn Phó Phạm Kim Bằng (trấn thủ căn cứ Pháo Binh trên Đối Gió) được rút về sát nhập vào với Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 1 Dù, bên trong Thị Xã An Lộc; 3 Đại Đội còn lại, do Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Đĩnh, vượt phá vòng vây về hướng Tây Nam, được trực thăng bốc về căn cứ Lai Khê vào chiều ngày 20 tháng 04 năm 1972. Quân số của 3 Đại Đội này còn lại trên dưới 150 chiến sĩ, và sau hai ngày liên tiếp tìm kiếm, một số khác được trực thăng của Không Đoàn 43 “bốc” về, nâng tổng số lên trên 300. Sau đó được Khối bổ sung Sư Đoàn Dù đến tận nơi (căn cứ Lai Khê) tân trang và bổ sung quân số lên đến gần 600. Tiểu đoàn này tiếp tục được đặt đưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Quân Khu III và chuẩn bị trực thăng vận trở lại để liên kết với “đơn vị Mẹ” Lữ Đoàn 1 Dù, đang trấn thủ tại An Lộc.

    Quyết định Ngày “N”, do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hoà ấn định, được tuần tự diễn tiến như sau:

    a- Trực thăng vận khoảng 600 chiến binh Dù và 2,200 chiến sĩ của các Quân Binh Chủng khác vào “bổ sung” cho chiến trường An Lộc, và cho 2 Trung Đoàn 33 và 15 (-) đang bị địch chận tại vùng 5 cây số Nam An Lộc. Cuộc đổ quân tăng viện được hoạch định và hoàn thành tốt đẹp vào 2 ngày 06 và 07 tháng 06 năm 1972.

    Tiểu Đoàn 6 Dù có gần 600 quân, lãnh ấn tiên phong, với Đại Đôi 62 do Đại Úy Ngô Xuân Vinh dẫn đầu. Sau khi bổ sung cho Trung Đoàn 33 và Trung Đoàn 15 (-), còn lại 1,800 quân thuộc các quân binh chủng đang tử thủ tại An Lộc như Trung Đoàn 7, Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, hợp thành một đoàn quân 2,400 chiến binh ( tương đương cấp Trung Đoàn), cùng lần tiến về hướng Bắc, cách An Lộc 5 cây số về phía Nam đợi lệnh. Tất cả các đơn vị được bổ sung, đều được tổ chức thành từng “Toán” có một Sĩ Quan đại diện Toán chỉ huy, dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Dù.

    Trung Tá Đỉnh trước khi xuất quân, được Trung Tướng Minh dặn dò và khích lệ: Sau khi chạm đất, thống nhất chỉ huy, lập tức di chuyển đến Trung Đoàn 33 và 15, trao quân bổ sung cho 2 Trung Đoàn này; khi xong, di chuyển tiếp về hướng Bắc, đến toạ độ (có vẽ sẵn trên bản đồ hành quân của Trung Tá Đỉnh), cách chốt Xa Cam khoảng 1 cây số về phía Nam, dừng lại, chờ cho 04 khu trục cơ AD.6 của Sư Đoàn 3 Không Quân “Thả xong bốn quả bom CBU”, dự trù vào lúc 18 giờ 30 ngày 07 tháng 06 năm 1972.

    b- Tại Phi Trường Biên Hoà hai phi tuần phản lực cơ A. 37, yểm trợ cho 04 khu trục cơ AD.6, mang 4 quả Bom CBU, được lệnh cất cánh vào lúc 18 giờ 15 chiều ngày 07 tháng 06 năm1972, trực chỉ Xa Cam.

    18 giờ 30 ngày 07 tháng 06 năm 1972, hai phi tuần (4 chiếc) A .37 bay trước, thay phiên nhau oanh tạc và oanh kích, dọn đường cho bốn Skyraider AD. 6 tiếp nối theo sau, thả liền 4 trái Bom CBU ngay trên địa điểm “Hầm Chốt Xa Cam”, gây ra 4 tiếng nổ lớn, san bằng tiêu diệt một vùng gần 1 cây số đường bán kính xung quanh.

    Sau khi thả Bom CBU chấm dứt, chiếc trực thăng C&C của Tướng Minh trên vùng trời Xa Cam báo cho Tiểu Đoàn 6 Dù khởi phát cuộc tấn công vào vùng chốt Xa Cam. Đoàn quân Việt Nam Cộng Hoà tràn qua các hầm hố đầy xác Cộng quân, khám phá ra một hầm rộng khoảng 300 thước vuông được đào sâu dưới đường rầy xe lửa “cũ” (từ Bình Long về Sài Gòn), khoảng gần 200 xác chết của cán binh Cộng Sản còn nguyên vẹn, trong đó có xác của một sĩ quan mang cấp bực Thượng Tá cùng các cán binh chuyên viên Truyền Tin chết nguyên vị, miệng còn rỉ máu.

    Đến đây, trời cũng vừa tối, Trung Tá Đỉnh ra lệnh cho Tiểu Đoàn 6 Dù và các đơn vị tháp tùng lục soát và chiếm cứ các hầm hố đã được đào sẵn của Cộng quân để phòng ngự qua đêm, đồng thời chấm những toạ độ tiên liệu pháo binh, dự phòng khi địch mở cuộc phản công gửi về căn cứ hoả lực Tân Khai xin yểm trợ khi cần.

    Tiếp qua ngày 08 tháng 06 năm 1972, các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà chỉ còn cách An Lộc khoảng 4 cây số về phía Nam kể như hầm chốt Xa Cam đã bị “Bứng” đi.

    Tiếp tục tiến lên, lấy Quốc Lộ 13 làm chuẩn dưới sự kháng cự cầm chừng của vài chốt còn lại. Cuối cùng khi còn cách An Lộc khoảng 2 cây số về phía Nam, đơn vị đi đầu của Tiểu Đoàn 6 Dù bắt được liên lạc bằng tiếng súng hiệu, và cuối cùng bằng thủ lệnh của các chiến binh thuộc Tiểu Đoàn 8 Dù đang trấn đóng vùng phía Nam An Lộc.

    Trung Tá Đỉnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Dù (Khóa 15 Võ Bị Đà Lạt) và Thiếu Tá Đào Thiện Tuyển, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 8 Dù (Khóa 14 Võ Bị Đà Lạt). Anh Em cùng trường Mẹ Võ Bị Đà Lạt, ôm chầm lấy nhau mà lòng khấp khởi vui mừng sau bao ngày chinh chiến “thập tử nhất sinh”.

    Tiếng reo hò mừng vui vang dậy giữa các chiến binh dù và đoàn quân bổ sung tăng viện, tay bắt mặt mừng ôm chầm lấy nhau.

    Tin Tiểu Đoàn 6 Dù và Tiểu Đoàn 8 Dù bắt tay được với nhau, được loan truyền mau lẹ trên tần số truyền tin. Trước tiên là vị Tư Lệnh chiến truờng Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đang bay trên vùng nhận được báo cáo của Trung Tá Đỉnh và Bộ Chỉ Huy Hành quân của Tướng Hưng tại An Lộc, cũng như tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Quân Đoàn tại căn cứ Lai khê đều nghe được.

    Tướng Minh thở phào nhẹ nhõm, vội gởi lời khen ngợi toàn thể các chiến sĩ Tiểu Đoàn 6 Dù cũng như các chiến sĩ “bổ sung” tháp tùng. Tướng Minh nói với Trung Tá Đỉnh, Tiểu Đoàn 6 Dù đã phục hận được trận Đồi Gió. Tôi sẽ đề nghị cho Anh lên Đại Tá đặc cách mặt trận để thưởng công.

    Tiểu Đoàn 6 Dù và các chiến sĩ của Trung Đoàn 15 (-) và Trung Đoàn 33 Bộ Binh chia nhau càn quét các chốt địch và các ổ phòng không của địch dọc trên đoạn đường dài 5 cây số dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam An Lộc; bảo đảm an toàn cho hợp đoàn trực thăng bay vào tản thương hàng ngàn chiến sĩ và dân chúng, đang nằm la liệt tại các địa điểm tản thương trong Tiểu Khu Bình Long và dọc theo Quốc Lộ 13 về phía Nam rời khỏi An Lộc, sau hơn 2 tháng bị Cộng quân phong toả vây hãm, về đến Tổng Y Viện Cộng Hoà và các Bệnh Viện Quân Dân Sự ở các Tỉnh Bình Dương, Biên Hoà, Vũng Tàu, và các chiếc Chinook chở đồ tiếp tế cấp thời cho quân trú phòng. (xem sơ đồ số 14).

    Tin giải tỏa và di tản được thương binh được loan truyền đi rất nhanh. Toàn quân dân An Lộc như trút đi một gánh nặng “ngàn cân”. Một luồng sinh khí mới đang thổi vào tràn đầy Thị Trấn Bình Long “An Lộc”!

    Khi trực thăng của Tướng Minh vừa đáp xuống phi trường Lai Khê, thì hầu hết các Sĩ Quan cao cấp thuộc Bộ Tham Mưu Hành Quân Quân Đoàn đều có mặt tại bãi đáp, để đón mừng Vị Tư Lệnh Quân Đoàn, vừa mang được kết quả “phấn khởi” từ tiền tuyến trở về. Tướng Minh vội bước vào bản doanh Bộ Tư Lệnh bốc điện thoại trình báo kết quả cho Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Câu nói đầu tiên của Tướng Minh: Kính trình Đại Tướng, An Lộc được giải tỏa và tản thương được rồi, do công lao của Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù bứng được chốt Xa Cam từ chiều hôm qua, và sáng nay bắt tay được với Tiểu Đoàn 8 Dù trấn đóng phía Nam An Lộc. Hiện nay các lực lượng Bộ Binh Bạn đang mở rộng tầm hoạt động tảo thanh Cộng quân về phía Nam Quốc Lộ 13. Các trực thăng tản thương kể cả các Chinook, thay phiên nhau chuyên chở thương binh và tiếp liệu cho An Lộc một cách tương đối thuận tiện.

    Đại Tướng Viên rất hài lòng về nguồn tin này, vì do đơn vị Dù lập chiến tích đầu tiên. Sau đó đích thân Đại Tướng Viên gọi đến Trung Tướng Đặng Văn Quang, Cố Vấn An Ninh, nhờ tường trình lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

    Qua ngày hôm sau, 09 tháng 06 năm 1972, một cuộc họp báo được tổ chức tại căn cứ Lai Khê, bản doanh Hành Quân của Bộ Tư Lệnh tiền phương Quân Đoàn 3/ Quân Khu III. Tướng Minh tuyên bố An Lộc được giải toả, cuộc chiến được xem như kết thúc, mặc dù Cộng quân vẫn còn pháo kích vào thành phố với cường độ “nhẹ”. Việc di tản thưong binh và tiếp tế cho An Lộc đã được xúc tiến đều đặn. Quân phòng thủ bắt đầu mở cuộc phản công, tái chiếm lại các cao thế quan trọng sát cạnh An Lộc, như Đồi Đồng Long, Đồi 100, và lần tới phi trường Quản Lợi. Toàn bộ bốn Sư Đoàn (Công Trường) quân Cộng Sản Bắc Việt đã kiệt quệ, và đang âm thầm rút lui ra khỏi trận chiến.

    “Chúng tôi ca ngợi và thán phục tinh thần kiên trì, can đảm chịu đựng gian lao khổ cực, đã trải qua rất nhiều thử thách gian nguy, của tất cả các chiến binh “tử thủ” các cấp. Chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước Anh Linh của trên 3,000 chiến sĩ các cấp, trực thuộc các Quân Binh Chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có tham chiến trong trận này, đã vĩnh viễn giã từ “Vũ Khí”, “Đồng Đội”, hy sinh vì Đại Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc, và trên 5,500 thường dân của Tỉnh Bình Long đã bị sát hại bởi những trận “mưa pháo” của Cộng quân, và cầu nguyện ơn trên Trời Phật, ban phước lành cho hàng ngàn Quân Cán Chính và các cố vấn Hoa Kỳ, chẳng may bị thương tích, đang điều trị tại các Quân Dân Y Viện Việt Nam Cộng Hoà và tại Bệnh Viện 3 Dã Chiến Hoa Kỳ sớm được bình phục, và sớm được sum họp với gia đình. Tôi cũng vừa nhận được lệnh của Vị Tổng Tư Lệnh Quân Lực, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tưởng thưởng đặc cách mặt trận cho mỗi chiến sĩ “Tử Thủ” mỗi người lên một cấp bực.”

    Trong dịp này, để trả lời một số câu hỏi của các ký giả trong và ngoài nước, Tướng Minh phát biểu như sau: “Trận chiến An Lộc đã được tượng hình từ đầu năm 1971, sau những cuộc hành quân “Toàn Thắng 71” của Quân Khu 3, thời Cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí còn là Tư Lệnh Quân Đoàn. Trong kế hoạch hành quân chuyển tiếp có ý định đổ quân lên Tỉnh Kratié (một Tỉnh cực Bắc của Quốc Gia Cambodia), nơi đặt bản doanh đầu não của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam), để càn quét và tiêu diệt Bộ Chỉ Huy đầu não của Cộng Quân. Nhưng rất tiếc, không lâu sau đó, chẳng may Ông bị “nổ” trực thăng tử vong, và tôi được thương cấp chỉ định thay thế vị Tư Lệnh tiền nhiệm tài ba và đầy lòng yêu nước đó. Trong cái thế “chẳng đặng đừng”, có thể nói rõ nghĩa hơn, là dù trong lòng có muốn giữ đúng theo kế hoạch của Vị Tư Lệnh tiền nhiệm đã hoạch định chăng nữa, nhưng sau gần 1 tuần, kiểm điểm lại tất cả các dữ kiện và tình hình thực tại, tôi không thể làm gì hơn được, và phải có quyết định ra lệnh cho triệt thoái, rút quân, một lực lượng cơ hữu chiếm đến 2/3 tiềm lực của Quân Đoàn 3/Quân Khu III lúc bấy giờ, còn đang trên lãnh thổ “Miên”, trở về nội địa Việt Nam Cộng Hoà để bảo toàn lực lượng phòng thủ diện địa lãnh thổ Quân Khu III. Vì theo tin tình báo cao cấp tôi được thông báo cho biết, sau trận thảm bại Tết Mậu Thân, Cộng quân vẫn tiếp tục nuôi dưỡng mưu đồ tấn chiếm miền Nam Nước Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta, hàng đoàn xe di chuyển ngày đêm không ngừng nghỉ, chuyển vận hàng chục ngàn tấn đạn dược, thực phẩm... dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh xâm nhập vào Nam.

    Việc rút đoàn chủ lực quân trên hai Sư Đoàn kể cả Thiết Giáp về đến nội địa Việt Nam Cộng Hoà được hoàn tất vào ngày 31 tháng 05 năm 1971, với khá nhiều thiệt hại.

    Do rút được phần lớn chủ lực của Quân Đoàn về nội địa, chỉnh đốn hàng ngũ vừa kịp lúc, nhờ vậy, khi quân Cộng Sản mở cuộc tấn công vào nội địa lãnh thổ Quân Khu III vào ngày 05 tháng 04 năm 1972, phần lớn lực lượng từ ngoại biên trở về như hai Trung Đoàn 48 và 52 của Sư Đoàn 18 Bộ Binh; Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, đã trở thành lực lượng nòng cốt tương đối đủ khả năng cấp thời chận bớt được đà tiến của địch quân.

    Nói về cuộc rút quân từ chiến trường ngoại biên về nội địa Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1971: “Rút quân khi địch được “nguồn tin mật” chuyển cho biết trước để kịp thời chuyển quân tổ chức ổ phục kích (Đam Be và Snoul)! Đến trận chiến An Lộc vào tháng 04 năm 72, lực lượng Quân Đoàn 3 phải chấp nhận “tử thủ” với quân số địch tấn công cường tập đông hơn gấp 4 lần và chiếm ưu thế về pháo binh và thiết giáp là những sự kiện đã gây cho tôi có nhiều ấn tượng đau buồn sâu sắc nhất trong đời binh nghiệp của tôi!”

    9. 5 ĐOÀN 28 ĐẶC CÔNG CHIẾN DỊCH NGUYỄN HUỆ PHỐI HỢP VỚI LỮ ĐOÀN ĐẶC CÔNG 429 MIỀN, MỞ MŨI DÙI XUYÊN QUA (Overpass) AN LỘC, VÀO CÁC CỨ ĐIỂM (Việt Cộng gọi là tuyến vùng trung) như LAI KHÊ (Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà), QUẬN LỴ TRỊ TÂM, QUẬN LÁI THIÊU (thuộcTỉnh Bình Dương), và sau cùng tại Xã TÂN PHÚ TRUNG (thuộc Tỉnh Hậu Nghiã, nằm cạnh Quốc Lộ 1 trên đường từ Tỉnh Tây Ninh cách Sài Gòn khoảng 06 cây số về phía Bắc).

    Ngoài 4 Công Trường (Sư Đoàn) quân chủ lực Cộng Sản Bắc Việt, còn có các đơn vị đặc công được tổ chức thành Tiểu Đoàn hay Lữ Đoàn, có nhiệm vụ xâm nhập hay đánh phá những vùng hay căn cứ ở sâu trong hậu phương của Việt Nam Cộng Hoà, để gây xáo động và dọn đường cho quân chủ lực tiến công nối tiếp.

    Khi Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà vừa rời khỏi Lai Khê vào ngày 07 tháng 04 năm 1972, chỉ sau đó ít ngày, một đơn vị đặc công của Lữ Đoàn Đặc Công 429 Miền đã thành công trong việc phá nổ kho đạn tại hậu cứ của Sư Đoàn. Kế tiếp, đơn vị đặc công này di chuyển đến Quận Lỵ Trị Tâm để đánh phá, nơi đây trước kia là bản doanh của Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, được tăng cường cho mặt trận An Lộc từ ngày 12 tháng 04 năm 1972, chỉ được thay thế bằng 1 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Dương, sau đó được Lực Lượng của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh đến tiếp ứng giải tỏa. Đặc công Cộng quân còn bỏ vòi vào tới phía Nam Quận Lái Thiêu thuộc Tỉnh Bình Dương (khu vườn cây ăn trái măng cụt, soài riêng giáp ranh Tỉnh Gia Định), liền bị lực lượng diện địa của Tiểu Khu Bình Dương tiêu diệt.

    Lần cố gắng sau cùng, vào khoảng trung tuần tháng 11 năm 1972 (giai đoạn 2 của chiến dịch Nguyễn Huệ), liên đoàn đặc công Miền gom tàn quân còn lại (không đầy 1 Tiểu Đoàn) được tăng cường thêm Tiểu Đoàn K.8 đặc công của Công Trường 9, bất thần xâm nhập vào Xã Tân Phú trung, thuộc Tỉnh Gia Định, chỉ cách Thủ Đô Sài Gòn khoảng 6 cây số về phía Bắc, dọc theo Quốc Lộ 1 từ Tây Ninh về Sài Gòn, đào hầm hố, chiếm cứ bám trụ tại đây, làm tắt nghẽn lưu thông. Lực lượng diện địa Địa Phương Quân Tỉnh Gia Định không “bứng” được chúng. Tướng Minh xin Bộ Tổng Tham Mưu cho điều động Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (sau khi rời An Lộc ra miền giới tuyến vừa mới trở về) đến giải tỏa khu vực nàỵ Chỉ trong một đêm, các chiến sĩ Biệt Cách Dù tiêu diệt nguyên cả Liên Đoàn 429 cùng các cán binh đặc công của Tiểu Đoàn K.8 Cộng Sản Bắc Việt. Và cũng từ ngày đó (15 tháng 11 năm 1972), Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch Nguyễn Huệ của Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt kể như được chấm dứt nhiệm vụ trong mưu đồ tấn chiếm An Lộc, để ra mắt cái chính phủ bù nhìn được gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, dùng cứ điểm An Lộc làm bàn đạp tấn chiếm luôn Thủ Đô Sài gòn. Kể như hoàn toàn thất bại.

    Tàn quân của Công Trường Bình Long vẫn còn bám víu tại vùng Phi Trường Quản lợi và Đồi Gió, các Công Trường 7 và 9 lui quân về vùng rừng rậm phía Tây Nam, căn cứ Hoả Lực Tống Lê Chân 15 cây số Tây Nam An Lộc, giáp ranh hai Tỉnh Bình Long và Tây Ninh, do Tiểu Đoàn 92 Biệt Động Quân Biên Phòng trấn giữ. Với mục đích là thu lượm những kiện hàng do Không Quân Việt Nam Cộng Hoà thả tiếp tế cho lực lượng trấn thủ, để chia nhau sống, xin bổ sung quân số, ém quân, chờ đến tháng 04 năm 1975, mới xua toàn lực xâm chiếm lãnh thổ Miền Nam Việt Nam Cộng Hoà. (xem sơ đồ số 15).

    9. 6 TỔNG KẾT THIỆT HẠI ĐÔI BÊN TRÊN TOÀN TRẬN CHIẾN:

    ĐỊCH: Nhân mạng: (Ước lượng): 10,500 tử thương, 25,000 bị thương, 45 cán binh bị Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bắt sống hay đầu hàng.

    Chiến Xa và Chiến cụ: 95 cơ giới đủ loại (T.54, PT.76, chiến xa phòng không lưu động. Từ 70% đến 80% các giàn phóng hoả tiễn 107 ly & 122 ly cộng thêm Trung Đoàn Pháo nặng 130 ly bị Không Quân Việt Mỹ huỷ diệt.

    BẠN: Nhân mạng: 3,796 tử thương (3,012 tử trận, 784 chết tại các Quân Y Viện).

    Thường dân: khoảng 6,000 (500 tại Quận Lộc Ninh, 5,500 tại Thị Trấn An Lộc).

    Chiến Xa và Chiến cụ: 75 cơ giới ( M.41, M.113, Commando Car V.100)

    Pháo binh: 46 khẩu 105 ly (Tiểu Đoàn 52 & 53 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, Pháo Đội Dù, Pháo Binh Lãnh Thổ của Tiểu Khu Bình Long) + 10 khẩu 155 lỵ.

    Phi Cơ VIệt Nam Cộng Hoà: Phản Lực Cơ A.37: 1 chiếc; Khu Trục Cơ Skyraider: 3 chiếc, Vận Tải Cơ C.123: 2 chiếc, Vận Tải Cơ C.119: 1 chiếc, Quan Sát Cơ O1: 1 chiếc, Trực Thăng Chinook: 1 chiếc, Trực Thăng HU1B: 14 chiếc.

    Phi Cơ của Đồng Minh Hoa Kỳ: Vận Tải Cơ C.130: 2 chiếc, Trực Thăng Chinook: 1 chiếc, Trực Thăng Võ Trang Cobra: 3 chiếc, Quan Sát Cơ O2: 1 chiếc, Trực Thăng HU1B: 1 chiếc. (2)

    9. 7 NHẬN XÉT:

    * Thương vong của cán binh ĐỊCH gấp 9 lần so với thương vong các chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, gần 4 lần so với toàn Quân Dân trận chiến Tỉnh Bình Long An Lộc.

    * Đơn vị Biệt Cách Nhảy Dù là đơn vị bị thiệt hại ít nhất trong suốt trận thư hùng: 74 tử vong (68 tại chiến địa An Lộc và 6 tại Tổng Y Viện Cộng Hoà); 272 bị thương.

    9. 8 TỔNG KỀT BÌNH LUẬN VỀ TRẬN CHIẾN AN LỘC:

    Các quan sát viên Quốc Tế đang có mặt tại Thủ Đô Sài Gòn trong suốt thời gian chiến trận cho đến hồi kết thúc, rất đỗi ngạc nhiên tại sao Quân Dân Tỉnh Bình Long (An Lộc) vẫn kiên cường chiến đấu chống trả lại đoàn quân đông đảo gấp 4 lần hơn và có nhiều ưu thế hơn về pháo binh cũng như chiến xa, mà chúng phải chịu thảm bại, âm thầm rút lui ra khỏi trận chiến!

    Chúng tôi xin phân tích một cách khách quan vì những nguyên nhân nào đã đem lại chiến thắng vẻ vang cho Quân Dân Tỉnh Bình Long (An Lộc) nói riêng, và cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà nói chung.

    Xét qua các yếu tố:

    a/ Yếu tố ĐIỀU NGHIÊN

    Điều nghiên là vấn đề căn bản của bất cứ trận đánh nào, dù nhỏ như đồn bót, căn cứ hoả lực, lớn như một Tỉnh Lỵ, một mặt trận, một chiến trường. Đâu là ĐIỂM đâu là DIỆN; lực lượng và khả năng tác chiến của Địch và Bạn; ưu thế của địch, yếu điểm của ta; các cấp chỉ huy và tinh thần chiến đấu của đơn vị đối phương; vị trí đầu não của các Bộ Chỉ Huy Địch; địa thế; thời tiết, và nhất là lòng Dân. Có thể nói là cả 3 yếu tố Thiên thời, Địa Lợi, Nhân Hoà cần phải hội đủ, để có thể khống chế chiến trận, giành phần thắng lợi cho binh đội của mình.

    Như Trận An Lộc, Diện là Tỉnh Tây Ninh, còn Điểm là Tỉnh Bình Long (An Lộc). Tại vùng lãnh thổ Tỉnh Tây Ninh có Sư Đoàn 25 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà trấn đóng. Sư Đoàn 25 Bộ Binh lúc bấy giờ, đã có vài trận chiến thắng với các đơn vị chính quy quân Cộng Sản Bắc Việt, sĩ khí đang lên cao, lại có đơn vị Trinh Sát Hắc Báo rất là thiện chiến cùng với các toán thám sát thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đang họat động trong vùng rừng rậm phía Bắc núi Bà Đen Tỉnh Tây Ninh, với cả 3 Trung Đoàn Bộ Binh hùng mạnh và còn nguyên vẹn, cộng thêm có Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân thiện chiến của Quân Đoàn 3/Quân Khu III, đang có mặt ở vùng lãnh thổ phía Bắc Tỉnh Lỵ; còn địa thế thì dọc theo Quốc Lộ 22 từ thị trấn Krek giáp ranh biên giới Việt - Cambodia về phía Nam, đến phía Bắc Tỉnh Tây Ninh (Việt Nam Cộng Hoà), có rừng cây rậm rạp ẩn khuất, nhưng về phía Nam, qua khỏi Tỉnh Tây Ninh về Sài Gòn, dọc theo Quốc Lộ 1, được khai quang rộng rãi, dân cư đông đúc, hầu hết là dân có tinh thần chống Cộng; hai bên đường lại không có rừng cây che khuất, để có thể tổ chức các cuộc phục kích hay đóng chốt cấp Trung Đoàn, để chận viện binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà từ phía Nam lên.

    Tại Tỉnh Bình Long (An Lộc) thuộc trách nhiệm bảo vệ an ninh vùng lãnh thổ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà. Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã bị “gẫy” hết Trung Đoàn 8 Bộ Binh, sau trận Snoul từ Cambodia rút về, đã bị Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt chận đánh, thiệt hại khá nặng (vào cuối tháng 05 năm 1971), đang được bổ sung và tái trang bị, 2/3 là tân binh, chỉ còn lại Trung Đoàn 7 Bộ Binh đang trấn đóng xung quanh An Lộc, và Trung Đoàn 9 thì đang trấn giữ vùng Quận Lỵ Lộc Ninh. Tinh thần binh sĩ không cao, như vậy thì thực lực và khả năng chiến đấu đã giảm sút đến gần phân nửa so với Sư Đoàn 25 Bộ Binh ở phía Tây Ninh; còn địa thế thì dọc theo Quốc Lộ 13, kéo dài từ ranh giới Việt Cambodia đến sát vùng phía Bắc An Lộc toàn là những khu rừng hay đồn điền cao su hoang dã ngút ngàn; về phía Nam An Lộc đến giáp ranh Tỉnh Bình Dương xuyên qua Quận Chơn Thành, phân nửa là rừng cây cao su, phân nửa là khu rừng chồi hoang địa, dân cư thưa thớt (có thể nói là vùng xôi đậu), rất thuận tiện cho việc tổ chức các ổ phục kích. Như Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt tổ chức phục kích Thiết Đoàn 1, 5 cây số Bắc Lộc Ninh, vào đêm 05 rạng 06 tháng 04 năm 1972. Điểm phục kích thứ hai tại ngã ba Cầu Cần Lê, Quốc Lộ 13 nối liền Liên Tỉnh Lộ 17, Bắc An Lộc 15 cây số, do hai Trung Đoàn của Công Trường 9 và Công Trường Bình Long tổ chức tuyến phục kích dài 3 cây số để ngăn chận và đánh bật Tiểu Đoàn 2 Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, xuất phát từ căn cứ hoả lực Cầu Cần Lê, dự định lên tiếp cứu Quận Lộc Ninh vào ngày 06 tháng 04 năm 1972. Điểm phục kích thứ ba, tại phía Nam An Lộc, Công Trường 7 tổ chức tuyến phục kích cấp Sư Đoàn (-), khoảng từ 4 đến 5 cây số Nam An Lộc, dọc theo Quốc Lộ 13 (Chốt Xa Cam), dự định chận bắt đoàn quân trấn thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà rã hàng tháo lui về Tỉnh Bình Dương (căn cứ Lai Khê). Điểm phục kích thứ tư, cấp số 2 Trung Đoàn, thiết lập các “chốt kiền” kiên cố được bảo vệ bởi các khẩu pháo tầm xa 130 ly (vị trí pháo từ phía Tây), tại vùng Ấp Suối Tàu Ô (20 cây số Nam An Lộc). Thêm một điểm phục kích thứ năm, tại Xã Bầu Bàng (32 cây số Nam An Lộc). Đó là những địa điểm phục kích đã diễn ra những trận đánh” đẫm máu” thiệt hại hằng ngàn sinh mạng của Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và cán binh Cộng Sản Bắc Việt.

    Căn cứ vào yết tố điều nghiên để thiết lập sơ đồ trận liệt. Trong binh thư có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Biết ta mà không biết người, trận thắng trận thua. Không biết người, mà cũng không biết ta, trăm trận đều thua.

    Trong trường hợp mặt trận Lộc Ninh, bản điều nghiên trận liệt, Cộng quân biết rõ phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có tổng cộng 1 Trung Đoàn (-) cộng thêm một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng và một Thiết Đoàn Hỗn Hợp chiến xa M.41 & M.113 được phân chia ra làm hai cánh quân ở hai nơi khác nhau, cộng thêm lực lượng diện địa của Chi Khu Lộc Ninh…nên Cộng quân huy động một lực lượng nhiều hơn gấp 5 lần, có chiến xa trợ chiến (loại T.54 & PT.76 vượt trội hơn Chiến Xa M.41 & Thiết Vận Xa M.113 của Việt Nam Cộng Hoà). Đó là biết người, biết ta, nên đạt được thắng lợi lúc ban đầu.

    Còn tại mặt trận An lộc, bản điều nghiên trận liệt có 2 điều sai quan trọng:

    1/ Lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng Hoà, nhiều nhất có 5 Tiểu Đoàn (3 Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh và 2 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Bình Long) và Bộ Chỉ Huy (nhẹ) của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà, phải rải đều trên một tuyến dài khoảng 6 cây số chu vi phòng thủ (thật quá mỏng). Nhưng khi va chạm tại tuyến phòng thủ phía Bắc, không phải là một Đại Đội hay một Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 7 Bộ Binh hay Địa Phương Quân, mà là nguyên cả một Trung Đoàn 8 (hùng mạnh) thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà với 2,500 chiến sĩ, trong tay lại có trên 2,000 khẩu súng M.72 (loại súng chống chiến xa của Hoa Kỳ).

    2/ Cái sai thứ nhì là vị trí của Bộ Chỉ Huy đầu não của Sư Đoàn 5 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hoà (hầm nổi, vị trí cũ gần ga xe lửa, đã có tọa độ pháo binh sẵn) đã được di chuyển vào giờ phút chót, đến một địa điểm khác (hầm chìm có bê tông cốt sắt, Trại Đỗ Cao Trí).

    B/ Yếu tố chiến thuật :

    a - Cộng quân áp dụng theo binh pháp cận đại của Tàu Cộng: Chiến thuật biến người; tiền pháo hậu xung; bịt pháo công đồn; nhị thức bộ binh & chiến xa …

    b - Binh Thư Tôn Võ Tử có ghi chép: Muốn mở cuộc bao vây quân ta phải có nhiều hơn quân địch từ 10 lần trở lên; muốn tấn công vào một vị trí có công sự phòng thủ của địch, quân ta phải có nhiều hơn quân địch từ 3 lần trở lên; còn xét thấy rằng quân ta ngang bằng với quân địch thì nên áp dụng kế sách chia cắt hay đột kích tấn công bất ngờ.

    Quân Cộng Sản Bắc Việt áp dụng chiến thuật biển người (hay là nướng người), như Trận Điện Biên Phủ vào năm 1954. Pháo rất nặng (mưa pháo), sau khi dứt các đợt pháo, thì bộ binh mở cuộc xung phong, như kẻ điếc không sợ tiếng súng, cận chiến đánh xáp lá cà như thằng mù, trước các họng súng đại liên M.60 và các súng tự động cá nhân M.16 của các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, và bị tan xác dưới các trận oanh tạc của Không Quân Chiến Thuật và Không Quân Chiến Lược của đồng minh Hoa Kỳ.

    Chiến thuật bịt pháo công đồn: Pháo vào các căn cứ hoả lực có thiết trí các đại bác 105 ly và 155 ly, như Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh tại cứ điểm An lộc, và Pháo Đội Dù trên đỉnh Đồi Gió; nhất là pháo tê liệt các Bộ Chỉ huy đầu não địch..

    Áp dụng nhị thức bộ binh và chiến xa: Vì là lần đầu tiên, lực lượng Cộng quân có chiến xa yểm trợ để tấn công, nên giữa các đơn vị tùng thiết và chiến xa “mạnh ai nấy đi”. Bộ binh thì lo chạy tránh pháo, chiến xa thì cứ đạp “Ga” tiến nhanh vào thành phố…Nên dễ làm mồi cho cho các tổ phóng hoả tiễn M.72 của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà bắn hạ.

    Chiếu theo các tài liệu, vào lúc khởi phát cuộc bao vây An lộc, Cộng quân có khoảng từ 35,000 đến 37,000 cán binh, còn lực lượng trấn thủ sơ khởi chỉ có khoảng 3,200 (quân Chủ Lực và Địa Phương Quân), như vậy là Địch đông hơn quân Bạn đến 10 lần, nên địch mở cuộc bao vây An Lộc, và tấn công từng mặt một, không được đồng loạt, từ cấp 2 Trung Đoàn vào các tuyến phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

    C - Yếu tố Tâm Lý:

    Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị bất ngờ khi quân Cộng Sản Bắc Việt mở cuộc tấn kích, khi bị địch mở trận “mưa pháo” tàn khốc, khi thấy Chiến Xa T.54 và PT.76 xuất hiện, khiến cho từ cấp Chỉ Huy đến Binh Sĩ mất tinh thần trong giai đoạn đầu (từ trận đánh Lộc Ninh). Quân địch chỉ vì phạm phải một lỗi lầm quan trọng khi áp dụng nhị thức bộ binh & chiến xa, không có sự yểm trợ hỗ tương cho nhau, để cho các tổ chống chiến xa M.72 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có cơ hội bắn hạ. Khí thế hùng hổ của địch quân, vừa có đông quân số, vừa có chiến xa trợ chiến. Nhưng khi thấy chiến xa chạy lạc bị bắn cháy, bộ binh Cộng Sản lại đâm ra mất tinh thần, còn phía bên Quân Tử Thủ Việt Nam Cộng Hoà, khi nhận thấy trong tay mình có loại vũ khí M.72 xuyên thủng được vỏ thép của chiến xa địch, bị bắn cháy bốc khói nằm la liệt trong Thị Trấn An Lộc, thì đâm ra tự tin, lên tinh thần trở lại một cách nhanh chóng, đua nhau đi tìm diệt tăng địch.

    Đó là yếu tố tâm lý "bất ngờ" mà đôi bên vừa mới phát hiện trên trận địa khi lâm chiến, không một binh gia nào có thể dự liệu hay tiên đoán được. Và nhờ có yếu tố tâm lý đảo ngược, giữa địch và bạn như thế, đã đem đến thắng lợi cuối cùng cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

    D - Yếu tố thời cơ:

    Yếu tố thời cơ cũng là một trong những nhân tố quyết định cho sự thắng bại của chiến trường An Lộc. Thời cơ đây, có thể nói là thới điểm thuận tiện nhất để có thể đè bẹp đối phương, khống chế trận chiến. Thời cơ khi đến cũng rất nhanh (chỉ trong vòng vài ba ngày là cùng), nếu đã để lỡ dịp, thì thời cơ sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Điển hình như khi quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm xong Quận Lộc Ninh chỉ trong vòng có 2 ngày (sớm hơn dự định của kế hoạch là phải từ 7 đến 10 ngày), khí thế và tinh thần cán binh Cộng Sản Bắc Việt đang lên cao, còn say men chiến thắng đến chỗ tự mãn. Trong thời gian đó lực lượng phòng thủ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại An Lộc, chỉ mới có Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân và Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh cùng khoảng hai Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Tiểu Khu Bình Long mà thôi. Vì sự trì hoãn do lòng tham, tóm nhặt tài sản và chiến lợi phẩm của Quân Dân Quận Lộc Ninh, và viện cớ rằng phải lo chỉnh đốn hàng ngũ cũng như phải chờ bổ sung quân số, để khước từ lệnh đốc thúc của Sở Chỉ Huy Miền, tiếp tục tiến công, Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt đã bỏ lở cơ hội bằng vàng để đạt được chiến thắng dứt điểm An Lộc.

    Nếu Tướng Trần Văn Trà và các Tư Lệnh Công Trường chịu nghe theo lời khuyến cáo của Tướng Hoàng Cầm (đại diện Tướng Trần Độ, cơ quan chỉ đạo trận đánh), tiếp tục tiến quân, thì khoảng ngày 09 tháng 04 năm 1972 (sau 2 ngày chiếm cứ Quận Lộc Ninh), với khí thế hùng hổ, với binh lực hùng hậu, 2 Trung Đoàn Bộ Binh và 1 Tiểu Đoàn Chiến Xa T.54, Địch đã đánh thủng mặt trận phía Bắc của thành phố, do khoảng 1 Đại Đội Biệt Động Quân trấn giữ, và chiếm luôn An Lộc từ dạo đó.

    Lực Lượng Quân Cộng Sản Bắc Việt để trì trệ đến ngày 13 tháng 04 năm 1972 mới khởi phát khai hoả tấn công. Trong khi trước đó vào ngày những ngày 11 và 12 tháng 04 năm 1972, phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã kịp thời đổ quân tăng viện cho chiến trường An Lộc Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, với 2,500 chiến binh gan lì, đặc biệt có trong tay trên 2,000 súng phóng hoả tiễn cầm tay M.72 diệt chiến xa. Trung Đoàn 8 Bộ Binh lãnh trách vụ trấn thủ mặt Bắc thành phố.

    Trong đợt tấn công đầu tiên, Cộng quân xua 2 Trung Đoàn quân bộ chiến và trên 30 chiến xa T.54 tấn công trực diện vào mặt phía Bắc Thành phố; chiến xa và bộ binh địch lọt vào trận địa pháo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Bộ binh chạy tán loạn, 15 chiến xa T.54 chạy lọt được vào thành phố, nhưng chỉ sau 1 giờ đều bị các các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và trực thăng Cobra của Không Lực Hoa kỳ bắn hạ không chiếc nào chạy thoát.

    Ưu thế của quân Cộng Sản Bắc Việt trong các trận đánh là có quân số đông để áp đảo Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, có chiến xa và pháo binh tầm xa hùng hậu, các thiết giáp phòng không di động, kể cả các loại Hoả tiễn cầm tay SA.7 (do Nga Sô chế tạo) là loại khắc tinh của các loại trực thăng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Đồng Minh Hoa Kỳ.

    Ưu thế của phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà là được Không Lực Hoa Kỳ yểm trợ một hoả lực rất là hùng hậu ngay từ đầu cho đến cuối trận chiến, thêm vào đó có lòng dũng cảm, quyết tâm tử thủ của Quân Dân Việt Nam Cộng Hoà.

    Nói tóm lại, dù Bạn hay Địch, bên nào nắm được lợi điểm ở 4 yếu tố kể trên, thì phần thắng sẽ nghiêng về bên đó, và ai biết khai thác cái khuyết điểm của đối phương và biết kịp thời khắc chế những cái yếu điểm của quân mình, thì sẽ đạt được chiến thắng sau cùng.

    Kết luận: Xét về luận cứ của cổ nhân và hiện thực khách quan, muốn đạt được một sự thắng lợi của một trận chiến, cần phải hợp với lòng trời (Thiên Thời); thuận lợi trên địa thế (Địa Lợi); và phải hợp với lòng Dân (Nhân Hoà). Cộng Quân chỉ đạt được duy nhất một điểm “Địa Lợi” nhưng vẫn không trọn vẹn (người đông có pháo nặng, có chiến xa, và chiếm được các cao thế chung quanh An Lộc ngay từ giờ phút đầu khởi phát cuộc tấn công ).

    gunship sưu tầm
    Last edited by gunship; 08-02-2013, 12:32 AM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X