Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bạch Mã

Collapse
X

Bạch Mã

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Truyện Cười Người Lớn

    Truyện Cười Người Lớn



    Trong 1 cuộc thi Hoa Hậu, vì dã dến lúc phải chấm điểm coi ai sẽ thắng cuộc nên ban giám khảo ra câu hỏi cho 3 cô đẹp nhất.
    Trong người cô có mấy cái miệng?
    Ba cô đều trả lời : 2 cái
    Ban giám khảo lo lắng hỏi tiếp:
    Cái nào già hơn?
    Cô thứ nhất: Cái dưới già hơn cái trên vì cái trên không có râu nhưng cái dưới có râu
    Cô thứ hai: Cái dưới già hơn cái trên vì cái trên còn răng mà cái dưới móm xọm hà.
    Cô thứ ba: Của ai thì em không biết chứ của em thì cái trên già hơn cái dưới vì cái trên cuả em lâu lâu mới bú còn cái dưới thì mới bú tối hôm qua.



    Giờ sinh vật Cô giáo giảng bài, cuối lớp có 2 nhóc quậy đang đánh ca rô.
    Cô: Tèo và Tí tại sao không chịu nghe giảng? Tèo hãy trả lời cho cả lớp - Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn sữa bò?
    Tèo vẻ mặt rất hớn hở tỏ ra rất thuộc bài nhanh nhảu trả lời ngay:
    Thưa Cô vì sữa mẹ có các ưu điểm sau :
    1. Sữa mẹ khi uống không cần pha.
    2. Khi đi chơi xa không cần bình thuỷ nước sôi, ly tách, muỗng chi cho lỉnh kỉnh.
    3. Không cần đậy đằng gì mà kiến gián cũng không bao giờ vô được. Và cuối cùng là cái bình sữa lại rất đẹp ạ!
    Cô tức quá nhưng nén giận hỏi thêm: Dzậy nó không có nhược điểm nào sao????
    Tèo: Thưa cô có ạ; thỉnh thoảng có mùi thuốc lá và rượu bia ạ!
    Cô!!!!!!!!!!!!!!!!!!!



    Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo.
    Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo:
    – Tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra.
    Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.
    Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: "Ai đấy em?"
    – Vợ: "ông Bob hàng xóm."
    – Chồng: "Tốt, thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?"



    Một Đại Úy vừa nhậm chức và một cô Thư ký không những trẻ đẹp, lại bặt thiệp và lịch sự, được bổ nhiệm dưới quyền của ông.
    Một hôm, trong khi làm việc, cô Thư ký thoáng thấy cái khuy quần ông Đại Úy quên cài; khi rời phòng việc, cô nhắc khéo ông Đại Úy một câu: "Thưa Đại Úy, cái cổng trại của Đại Úy chưa đóng ạ!"
    Thoạt nghe, ông không hiểu cô Thư ký muốn nói gì, nhưng sau đó, ông phát giác ra cái khuy quần chưa cài, ông bèn nghĩ ra cách để nghịch cho đỡ ngượng.
    Hôm sau, ông hỏi cô thư ký: "Hôm qua khi cô phát giác cái cổng trại rộng mở, cô có thấy anh lính đứng nghiêm gác cổng chứ?"
    Cô Thư ký cũng dí dõm không kém, trã lời: "Dạ không ạ! Em chĩ thấy một anh thương binh già ngồi giửa hai cái túi vải nhà binh thôi ạ!"



    Một cô gái chạy đến đồn cảnh sát thở hổn hển, tố cáo là mình vừa bị cưỡng hiếp… Viên thanh tra hỏi:
    – Có chuyện gì vậy?
    – Xin ông giúp tôi. Ở ngõ vắng đằng kia có một kẻ đần độn vừa cưỡng bức tôi.
    – Nhưng sao cô biết đó là kẻ đần độn?


    Comment


    • Mười Câu Chuyện Ngắn

      Mười Câu Chuyện Ngắn (thật ngắn)


      Câu chuyện thứ nhất:
      Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Người bố phê: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo nói: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới”.

      Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.


      Câu chuyện thứ hai:
      Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: “Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát”, bố hỏi: “Tại sao con chắc như thế?”, con trai trả lời: “Vì không nghe tiếng mẹ la”.

      Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.


      Câu chuyện thứ ba:
      Người ăn mày nói: “Bà có thể cho tôi xin một ngàn không?”, người qua đường trả lời: “Nhưng tôi chỉ có năm trăm”, người ăn mày bảo: “Vậy bà thiếu tôi năm trăm nhé”.

      Nhiều người trong chúng ta luôn cho rằng ông trời mắc nợ mình, cho mình không đủ, không tốt nên lòng tham đã che mất thái độ biết ơn.


      Câu chuyện thứ tư:
      Người vợ đang nấu ăn trong nhà bếp, người chồng đứng bên cạnh nhắc nhở: “Cẩn thận, coi chừng khét!”, “Sao em bỏ ít muối thế?, “Ơi kìa, nước đã sôi rồi, em cho thịt vào đi”. Người vợ bưc bội: “Anh làm ơn đi ra ngoài giùm em! Em biết nấu ăn mà!”. Người chồng mỉm cười: “Ừ, có ai bảo em không biết nấu ăn đâu. Anh chỉ muốn em hiểu được cảm giác của anh như thế nào khi đang lái xe mà em ngồi bên cạnh cứ lải nhải”.

      Học cách thông cảm người khác không khó, chỉ cần chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.


      Câu chuyện thứ năm:
      A nói với B: “Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm”.
      B hỏi: “Thế anh có báo cảnh sát không?”.
      A trả lời: “Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone”.

      Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.


      Câu chuyện thứ sáu:
      Hai cha con đi ngang qua một khách sạn 5 sao. Trông thấy một chiếc xe hơi xịn rẽ vào, cậu con trai nhận xét:
      - Những người ngồi trên chiếc xe ấy đều có trình độ học vấn rất thấp!
      Người cha ôn tồn đáp lại:
      - Người vừa phát biểu câu ấy là người hiện trong túi không có lấy một đồng xu!

      Con người thường có thái độ “ghen ăn tức ở”, khi nói ra điều gì, nhận xét việc gì đều thể hiện trình độ và “đẳng cấp” của mình. Bởi vậy hãy thận trọng!


      Câu chuyện thứ bảy:
      Có hai đoàn khách nước ngoài đến tham quan một địa điểm du lịch sinh thái. Do trời mưa nên đường dẫn vào khu “Kỳ hoa dị thảo” lầy lội. Người hướng dẫn của đoàn thứ nhất bảo: “Xin lỗi quý khách, chúng ta không thể đi tiếp”. Còn người hướng dẫn đoàn thứ hai suy nghĩ một thoáng rồi nói: “Để quý khách thấy rằng việc tìm kiếm kỳ hoa dị thảo khó khăn như thế nào, Ban giám đốc công ty đã cố tình tạo con đường lầy lội cho quý khách có thêm cảm xúc thực tế”.

      Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định hoàn cảnh nằm trong tay bạn.


      Câu chuyện thứ tám:
      Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: “Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!”.

      Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.


      Câu chuyện thứ chín:
      Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nãy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: “Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?”. Người chồng quay sang nhìn vợ: “Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh”.

      Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.


      Câu chuyện thứ mười:
      Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu. Thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
      - Em không nghe thầy gọi tên à?
      Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
      - Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!

      Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.


      Comment


      • Happy New Year..

        BachMa & nguyenphuong kính chúc
        quý độc giả cùng quý anh chị thành viên Hội Quán Phi Dũng
        một năm mới dồi dào sức khỏe, an khang thịnh vượng.




        Last edited by BachMa; 01-02-2016, 04:32 PM.

        Comment


        • Ba Chuyện Tình

          Ba Chuyện Tình



          Tình Bạn: Tại Sao Anh Khóc?

          Một anh nọ đến gõ cửa nhà anh bạn Bedouin để nhờ vả:
          “Tôi muốn anh cho tôi mượn bốn ngàn dinar vì tôi phải trả nợ. Anh giúp tôi được không?”

          Anh bạn bảo vợ gom hết mọi thứ giá trị họ đang có, nhưng cũng không đủ. Hai vợ chồng phải đi mượn hàng xóm cho tới khi gom đủ số tiền.

          Khi anh nọ đi rồi, vợ thấy chồng mình khóc.
          “Sao anh lại buồn? Giờ đến lượt hai vợ chồng mình lại nợ hàng xóm, có phải anh sợ mình không trả nợ nổi?”
          “Chẳng phải vậy đâu! Anh khóc vì anh ấy là người anh rất quý mến, vậy mà anh chẳng hề biết anh ấy gặp hoạn nạn. Anh chỉ nhớ tới anh ấy khi anh ấy đến gõ cửa hỏi mượn tiền.”



          Tình Mẹ: Không Chịu Buông Tay

          Vài năm về trước, vào một ngày mùa hè, một cậu bé quyết định đi bơi ở con sông gần nhà. Trời thì nóng mà nước sông thì mát, cậu mừng rỡ nhảy ào xuống, bơi ra giữa sông mà không để ý rằng một con cá sấu đang bơi lại phía sau!

          Cùng lúc đó, mẹ cậu bé đang ở trong nhà và khi nhìn ra cửa sổ, bà hoảng hốt khi thấy con cá sấu tiến ngày càng gần cậu con trai hơn! Hoảng sợ tột độ, bà mẹ lao ra, nhanh gấp nhiều lần cậu bé khi cậu chạy đi bơi, vừa chạy, vừa hét gọi con trai. Nghe tiếng mẹ gọi, cậu phát hiện ra con cá sấu và bơi ngược trở lại về phía bờ. Nhưng quá muộn, đúng khi cậu bơi tới bờ thì cũng là lúc con cá sấu đớp được chân cậu! Từ trên bờ, người mẹ chậm một giây, chộp lấy cánh tay cậu. Và bắt đầu một trận kéo co không cân sức. Con cá sấu khoẻ hơn người mẹ rất nhiều, nhưng người mẹ còn quá nhiều tình thương và không thể buông tay. Lúc đó, một bác nông dân đi qua, nghe tiếng kêu cứu vội vã của người mẹ nên đã vội vã lấy một chiếc gậy to ra cùng chiến đấu với con cá sấu! Con cá sấu đành thả chân cậu bé ra.

          Sau hàng tuần, hàng tuần trong bệnh viện, cậu bé đã được cứu sống. Nhưng chân cậu có một vết sẹo rất to, trông rất khủng khiếp – bằng chứng của lần bị cá sấu tấn công. Một phóng viên tới gặp cậu bé khi cậu đã hoàn toàn bình phục. Phóng viên này hỏi cậu bé có thể cho xem vết sẹo được không. Cậu bé kéo ống quần lên, để lộ vết sẹo cho phóng viên chụp ảnh. Và phóng viên nọ đã nói rằng vết sẹo này cậu bé sẽ không thể nào quên! - Không đâu, hãy nhìn tay cháu đã! – cậu bé nói rồi kéo tay áo lên. Trên tay áo của cậu là một vết sẹo to, thậm chí còn sâu hơn cùng với những vết cào xước rất đậm và kéo dài do móng tay của mẹ cậu – khi người mẹ dồn tất cả sức lực và yêu thương để giữ lại đứa con trai yêu quý. Cậu bé nói với phóng viên:- Chính vết sẹo này cháu mới không bao giờ quên được! Và cháu tự hào về nó, tự hào vì mẹ cháu đã không chịu buông tay.

          Trong cuộc sống những người cha – người mẹ luôn như thế đấy, họ yêu đứa con của mình bằng cả trái tim và chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau đớn và níu giữ lấy ngay cả những hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất chỉ cần đứa con mình được sống, được no đủ và êm ấm.

          Bất cứ người cha, người mẹ nào cũng sẽ không bao giờ buông tay khi con mình đang ở trong tận cùng hiểm nguy. Nơi bình yên nhất, chính là trong vòng tay gia đình thân yêu!

          Gia đình chính là nơi bình yên và luôn dang tay che chở ta. Là nơi ta tìm về khi mệt nhoài trên con đường đời đầy rẫy chông gai.



          Tình Người: Tiếng Đóng Cửa

          Tôi mới chuyển đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủ ngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng cửa rất mạnh ở lầu trên và tiếng chân lộp cộp rất khó chịu.

          Nhiều ngày kế tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao chịu nổi.
          Mẹ tôi khuyên: "Thôi con à, chúng ta mới đến, con đừng vội, kẻo làm mất lòng hàng xóm".

          Tôi đem chuyện ra than thở với mấy người trong xóm. Có người khuyên: "Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu..."
          Rồi người ấy nói tiếp: "... Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời; người mẹ bị ung thư, liệt giường, không đi lại được. Tiếng đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương, xin bà và chị thông cảm!

          Cậu thanh niên này mới chỉ độ 16 tuổi. Tôi tự nhủ: "Trẻ người non dạ, cố chịu đựng thôi".
          Thế nhưng, tiếng đóng cửa vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi quyết định lên lầu nhắc nhở.
          Cậu bé mở cửa, hốt hoảng xin lỗi: "Dì thứ lỗi, cháu sẽ cố gắng cẩn thận hơn..."
          Thế nhưng, cứ khi tôi vừa thiu thiu giấc ngủ, tiếng đóng cửa quen thuộc lại vang lên đập vào tai tôi như thách thức.

          Mẹ tôi an ủi: "Ráng đi con, có lẽ nó quen rồi! Từ từ mới sửa được..."
          Rồi khoảng một tháng sau, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đột nhiên biến mất.
          Tôi nằm trên giường nín thở lắng tai nghe, tiếng khép cửa thật nhỏ, và bước chân nhẹ nhàng cẩn thận.
          Tôi nói với mẹ: "Mẹ nói đúng thật!"
          Nhưng tôi bỗng bất ngờ… khi thấy hai mắt mẹ tôi ngấn lệ.

          Mẹ tôi nghẹn ngào nói: "Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi, tội nghiệp thằng bé, ban ngày đi học, đêm đến quán chạy bàn. Nó cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa cho mẹ, nhưng rồi bà ấy vẫn không qua khỏi.
          Trong tình hàng xóm, tôi sắp xếp thời gian viếng xác người phụ nữ ấy.
          Cậu bé cúi thấp đầu, tiến đến gần tôi và nói: "Dì! Nhiều lần cháu làm Dì mất ngủ, cháu xin Dì tha lỗi".

          Rồi cậu nói trong tiếng nấc: "Mẹ cháu mỗi ngày một yếu, nói không được, nghe không rõ, cháu đóng cửa mạnh để mẹ biết cháu đã về, có thế bà mới an tâm ngủ. Nay mẹ cháu không còn nữa, Dì ạ..."
          Nghe câu chuyện, tôi bỗng cảm thấy như bị ù tai, lệ từ hai khóe mắt tôi bỗng tuôn trào ra...
          Tôi thấy mình quả là vô tâm, thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác.

          Cảm thông là tối cần trong các mối quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời. Xin Bạn đừng bao giờ khép lại lòng mình lại.

          Cầu mong cho con người chúng ta luôn hướng đến một nhịp đập trái tim quảng đại, tấm lòng vị tha, nhân ái, vượt qua những suy nghĩ tầm thường, để mặc lấy tâm tình yêu thương.

          Tạo hóa ban tặng riêng chỉ có ở "Con Người"...


          (BachMa sưu tầm)

          Comment


          • Truyện Cười VoVa

            Kể Chuyện Bằng Tiếng Anh

            Giáo viên dạy Anh nói chuyện với một giáo viên khác :"Tui không thể chịu nổi sao lại có đứa học trò thế này.
            Chuyện là tôi có ra một bài làm là hãy kể một câu chuyện ngắn bằng tiếng Anh , rồi nó kể câu chuyện về hoàng tử và công chúa".
            Giáo viên kia thắc mắc: Vậy có gì không ổn?
            - Không ổn là bài làm của nó như thế này:... "Hoàng tử và công chúa gặp nhau tại lâu đài. Hoàng tử hỏi :"Can you speak Vietnamese?" Công chúa trả lời:"Sure". Thế là sau đó cả bài văn nó toàn viết bằng tiếng Việt hết.



            Bệnh Nặng

            Có một bệnh dịch tràn lan ở một thị trấn nọ. Bệnh dịch lớn và ảnh hưởng mạnh đến nỗi tất cả các nhà thuốc trong thị trấn đều chật kín người đứng xếp hàng mua thuốc.
            Bỗng có một anh chàng gương mặt hốc hác tất bật hối hả chạy đến một nhà thuốc và hét to "Xin mọi người làm ơn cho tôi mua trước. Có người đang phải nằm trên giường chờ tôi".
            Mọi người đều lịch sự và thương cảm nhường chỗ cho anh vị trí đầu. Anh chạy thật nhanh đến chỗ quầy thuốc và nói "Bán cho tôi 5 cái BCS (Bao Cao Su)".



            Chắc Chắn Là Thế Rồi

            Trong lớp học, cô giáo đang giảng bài.
            - Cô giáo : Người khôn ngoan luôn luôn biết nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn.
            - Vova: Thưa cô ! Cô tin chắc chứ ?
            - Cô giáo: Chắc chắn.



            Xác Nhận Vấn Đề

            Vova thường ngồi chung xe bus với Natasa. Một hôm, Vova lấy hết dũng cảm dúi cho Natasa một mẩu giấy, trên đấy viết:
            - "Tôi rất thích bạn, nếu bạn đồng ý kết bạn với tôi thì hãy đưa lại mẩu giấy này cho tôi, còn nếu không đồng ý thì hãy vứt nó qua cửa sổ".
            - Một lúc sau Natasa chuyển lại mẩu giấy cũ, Vova vui mừng mở ra xem, trên giấy viết: "Không mở được cửa sổ!"



            Bánh Xe Bể Lốp

            Có một em tuổi "teen" dậy muộn, vừa dắt xe ra khỏi cửa thì lốp xẹp lép do hết hơi.
            Dắt xe ra đầu đường, vừa trông thấy anh thợ sửa xe, cô nàng liền gọi to: - Anh ơi, "bơm em phát"!
            Anh thợ sửa xe nhìn vào lốp rồi đáp: - Non thế bơm cái gì?
            Đang vội nên cô gái nhanh nhẩu: - Tối qua em vừa sờ rồi, không thủng đâu, cứ bơm đi!
            Anh sửa xe nhìn cô và lắc đầu nói "thôi được quay đít vào đây"

            Thò tay bóp thử cái xem sao
            Thấy nó mềm nên đút vòi vào
            Vặn vặn, xoay xoay rồi đứng dậy
            Nhấp nhổm xuống lên nhấn ào ào
            Mệt mỏi, mồ hôi đầy trên trán
            Nữ khách đâm lo, nói thì thào
            “Anh ơi, cẩn thận không chửa đấy!”
            “Tôi nhấn thế này, chửa làm sao?”


            Last edited by BachMa; 01-30-2016, 02:12 AM.

            Comment


            • Trắng Tay Thì Đã Sao

              Trắng Tay Thì Đã Sao


              Một vị thương gia lập nghiệp từ tay trắng, sau kiếm được rất nhiều tiền nhưng vì buôn bán trong thời kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản, nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết, anh ta bèn ra bờ sông định tự tử.

              Vào lúc canh ba một đêm nọ, anh ta đến trước bờ sông, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang ngồi khóc thảm thiết, anh bèn đến hỏi cô gái:
              – Có chuyện gì mà đêm hôm khuya khoắt cô ngồi khóc một mình ở đây ?
              Cô gái buồn bã nói:
              – Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không sống nổi.

              Vị thương gia vừa nghe xong lập tức nói:
              – Ồ! Lạ nhỉ, sao lúc chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được ?!
              Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh và bỏ ngay ý định tự tử. Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nhận ra rằng: Khi chưa giàu có ta vẫn sống bình thường, ta cũng tay trắng làm nên mà!
              Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia:
              – Đêm hôm lạnh lẽo như vậy, anh ra đây để làm gì ?
              Vị thương gia ậm ừ trả lời:
              – Ừ… đâu có làm gì, chỉ là tản bộ chút vậy thôi.

              Thì ra, dù đã mất tất cả nhưng thực sự cũng chỉ bằng lúc ta chưa có mà thôi. Đây là một nhận thức lớn! Ai thấy được điều này là có trí tuệ. Khổ đau, vật vã, thù hận thậm chí quyên sinh khi mất mát xảy ra, xét cho cùng cũng chỉ thiệt cho mình vì trước đây ta vốn có gì đâu!

              Người con gái trong câu chuyện trên khi mất người yêu nghĩ rằng không có người yêu thì không sống nổi, chợt thấy rõ rằng trước khi chưa gặp “kẻ phản bội” kia thì ta vẫn sống vui, liền lập tức đổi ý không trầm mình xuống sông nữa.

              Người thương gia trắng tay cũng đổi ý khi ngộ ra rằng trước đây ta cũng từ tay trắng mà lên. Bây giờ trắng tay nhưng cũng chỉ bằng ngày xưa chứ chưa mất mát tí gì.

              Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không, vì vô thường thay đổi vốn là bản chất của cuộc đời này !!


              &&&

              Thần Chết


              Ngày xưa, một cặp vợ chồng nọ đã phải đi gặp Thần Chết.

              Vị Thần Chết nói: “Hai người, các ngươi chỉ có thể sống một người, các người hãy oẳn tù tì, người thua thì phải chết”.

              Hai lần oẳn tù tì trước đó cả hai vợ chồng đều ra giống nhau, đến lần thứ ba, người chồng lại thua…Thần Chết thở dài nói: “Vốn dĩ chiếu theo lệ của ta, nếu như các ngươi ba lượt đều ra giống nhau, ta sẽ thả các ngươi ra, không muốn phải dùng đến lần thứ tư để phân thắng bại”.

              Nghe xong, người vợ ôm chằm lấy người chồng tấm tức mà rằng: “Đã nói là 3 lần đều cùng nhau ra búa, tại sao lần thứ ba tôi ra cái kéo thì anh lại ra bao.”

              Thực tế, đây chính là nhân tâm, là sự ích kỷ và ngốc ngếch của bộ phận một nhóm người, tính toán với người khác cuối cùng thành ra tính toán với chính mình. Khi người ngu ngốc muốn thua, kỳ thực anh ta đã thắng rồi. Cho nên, nếu lúc nào cũng lương thiện…thì bạn đã là người thắng cuộc! Làm người hãy luôn giữ trong tâm sự phúc hậu, lương thiện vậy.




              (BachMa sưu tầm)

              Comment


              • Đêm Trái Sáng

                Đêm Trái Sáng
                Dung Sàigòn & Võ Hà Anh




                Ánh sáng rực rỡ đẹp mắt của những trái hoả châu chiếu sáng rực bao lơn nhà Dung. Trái nọ nối tiếp trái kia rồi vụt tắt, để lại trên nền mây những cụm khói đặc trắng sữa. Sự hiện diện của chúng trong ánh mắt mọi người không lâu quá vài phút, nhưng hầu như chúng bất tử. Đã từ bao ngày bao tháng không ngừng lấy một giây. Những trái sáng đối với tôi, với các bạn hữu tôi thành một hình ảnh quen thuộc đến nhàm chán, nhưng đối với Dung thì chỉ có nghĩa như một ngọn đèn mầu đẹp mắt. Dung đến đứng bên tôi, nhìn theo ánh mắt tôi, nói khẽ:

                - Hoả châu rực sáng cả bao lơn nhà mình nhỉ anh. Đẹp ghê!

                Tôi không đáp lại nhưng hơi quay lại phía nàng, để Dung thấy rằng tôi có nghe nàng nói. Dung tiếp:

                - Tối nào cũng có hết anh à. Hình như ở phía phi trường Tân Sơn Nhất hay xa hơn nữa. Thỉnh thoảng có vài chiếc máy bay nhào lộn gần những trái sáng đó. Chắc ở đấy có đánh nhau anh nhỉ?

                Tôi chỉ nói:

                - Ừ!

                Nơi nào có trái châu thì có đánh nhau, không hẳn thế. Có thể người ta thả trái sáng để kiểm soát không phận hay địa phận quan trọng, nhưng điều chắc chắn là trái châu biểu hiện cho khuôn mặt chiến tranh và những bất bình thường. Tôi định nói với Dung như thế. Nhưng lại thôi, vì nghĩ Dung không thích nghe những câu đó.

                - Sao anh bỗng dưng ít nói thế? Có chuyện gì vậy anh?

                Tôi không hiểu Dung định nói gì, nhìn Dung ngơ ngác. Dung cười, mái tóc cắt ngắn lay động quanh chiếc cổ trắng và đôi mắt sáng rực màu hồng trái sáng:

                - Trông anh buồn cười ghê!

                Tôi mỉm cười theo, véo nhẹ vào vai Dung. Dung kêu ái, đau anh, và chế nhạo:

                - Em cảm tưởng như có một cái gì thay đổi ghê gớm, khiến anh phải suy nghĩ ghê lắm.

                Tôi hơi khựng người ra một chút và ngạc nhiên trước linh tính bất ngờ của người yêu. Dung đang vô tình khơi mào cho tôi mở đầu một câu chuyện quan trọng mà tôi định nói với Dung ngay từ lúc mới đến. Tôi chờ đợi Dung dẫn dụ vào câu chuyện hơn nữa. Nhưng Dung đã bỏ lửng câu chuyện đó, cô bé hầu như không để tâm hoàn toàn đến một chuyện gì bao giờ. Dung nâng bàn tay tôi đang chống nhẹ trên lan can sắt, vuốt ve những ngón tay gân guốc rồi âu yếm trách móc:

                - Anh hút thuốc nhiều thế, tay vàng khói thuốc đây này. Coi chừng phổi cũng vàng theo đó.

                Tôi tỉnh bơ:

                - Vàng theo càng tốt. Anh khoái chết sớm.

                Dung ngước lên nhìn tôi:

                - Anh chỉ thế, ăn với nói. À, em pha nước chanh cho anh uống nhé.

                Tôi gạt đi:

                - Thôi, anh không khát!

                - Nhưng anh nên uống cho mát. Hút thuốc nhiều thì phải uống nhiều cho khỏi ráo.

                Tôi bật cười:

                - Em làm cô lang hồi nào vậy? Ừ, thì pha cho anh một ly.

                Dung mắng yêu:

                - Người ta đã hầu mà còn làm bộ. Ngồi đó, em mang nước lên, hai đứa vừa uống vừa ngắm hoả châu.

                Tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện với những trái hoả châu đang lơ lửng trên lưng chừng trời. Ở một nơi nào đó, dưới tầm chiếu sáng của những trái hoả châu kia đang có một trận chiến ác liệt. Và ở đó có thể có những thằng bạn đã một thời gian sống gần gũi bên tôi. Chúng nó đang tiếp tục tranh đấu bằng cách này hay cách khác, dưới bình diện nọ hoặc bình diện kia. Những tranh đấu của chúng ta bằng lòng nhiệt thành và sự hăng hái vô bờ ngày hôm qua, hôm nay đã không dừng lại mà chuyển hướng sang một phương vị khác, dữ dội hơn, tàn khốc hơn. Nhưng vẫn là những khuôn mặt đó, những bàn tay đó và những tâm hồn đó. Tôi hồi tưởng lại những khuôn mặt đã cùng tôi vươn cao giữa những khó khăn bao năm qua. Như trái sáng xuất hiện hằng đêm. Những biến cố thời cuộc theo nhau tiếp nối. Lao đầu vào những biến cố đó để tạo một thế tranh đấu chính đáng cho chánh nghĩa.

                Nói về những kẻ vắng mặt đó, những kẻ có mặt, trong những buổi tụ họp lại tiếp tục tìm một hướng đi đã bùi ngùi thương tiếc, nhưng lại càng cương quyết hơn. Cứng rắn hơn. Tôi khao khát một hình thức đấu tranh kiểu mới. Và có lẽ, lần này dôi đã tìm được theo ý muốn.

                Dung kéo chiếc bàn mây lại trước mặt tôi, đặt ly nước chanh trên đó và ngồi ghé bên thành ghế. Tôi tựa đầu vào người nàng. Dung áp hai bàn tay lạnh ngắt vì nước đá vào má tôi, cười khúc khích. Lạnh không anh? - Không - Làm bộ hoài - Thật mà - Sao em thấy lạnh? - Tại anh ngồi cạnh Dung, ấm lắm.

                - Ghét anh!

                Tôi bật cười vì đối đáp lẩm cẩm của hai đứa. Dung lúc nào cũng tươi vui nhí nhảnh như chim sơn ca. Cô bé thường chê tôi là ông cụ non chưa già mà có vẻ đạo mạo. Dung hỏi sao hôm nay anh có vẻ là lạ. Anh có điều gì giấu em?

                Tôi đáp:

                - Anh không có điều gì giấu em, nhưng anh có chuyện chưa nói với em và bây giờ anh nói đây.

                Tôi nói, bằng một cách trình bầy vụng về, về quyết định của tôi ngày mai để bước vào một cuộc sống mới. Dung im lặng nghe, đôi mắt lim dim và hai tay đan ngón nhau. Có lẽ nàng cho là thái độ hợp lý nhất nên có, trong lúc nghe tôi nói về một quyết định quan trọng cho cả hai đứa. Nhưng sự im lặng của nàng lại khiến tôi bức rứt. Có phải tôi đã làm Dung nghĩ ngợi và sẽ thức trắng đêm nay không?

                Khi tôi nghĩ rằng đã nói đủ những điều mình muốn nói, tôi hỏi Dung nghĩ sao về quyết định của anh. Dung ngước nhìn tôi, nụ cười trái tim gượng gạo.

                - Anh muốn Dung nói sao bây giờ? Ý kiến của Dung có ý nghĩa gì đối với một quyết định là sự hiển nhiên phải có, thoát thai từ bổn phận và sự say mê hoạt động của anh? Nhà này có mình anh Khang là con trai lớn, đã đi lính. Bây giờ tới lượt anh. Anh muốn biết em có buồn không? Hay anh định hỏi em có đòi anh đừng đi lính vội, ở nhà để hai đứa còn được gần gũi nhau? Tất nhiên em buồn lắm chứ, vì em phải xa anh. Vì anh sắp bước vào cuộc sống mới nhiều bất ngờ, bất trắc. Nhưng em không có lý do gì để đòi anh đừng nhập ngũ. Từ bao năm nay anh đã hoạt động những việc ngoài ý thích của em. Nhưng em chịu đựng được thì bây giờ em có chịu đựng thêm một lần nữa cũng chẳng sao. Vì em hiểu anh. Lứa tuổi của em, của anh, là để lao đầu vào những đấu tranh không vụ lợi, để hết tâm sức ra phục vụ cho một lý tưởng cao xa. Anh đừng ngạc nhiên vì những lời lẽ em nói. Những gì thuộc nội tâm em anh chưa hẳn đã biết đến một lần. Anh vẫn tưởng em là một đứa trẻ con trong lúc em ôm ấp những hoài bão như anh trước kia và đã đến lúc anh bước sang một môi trường tranh đấu khác. Mục tiêu của anh thu hẹp lại. Đó là việc tranh đấu trong súng đạn, trọng trách của anh nặng nề hơn. Những hoạt động tuỳ hứng của anh trước kia, bây giờ là của em.

                Tôi nhìn Dung say sưa nói, và kinh ngạc. Những lời lẽ ấy hầu như ở một người nào khác, chín chắn và già dặn thốt ra chứ không phải người yêu tôi nói. Dung nhìn lên cao, những đóa hoả châu trong đáy mắt nàng mở rộng. Tôi thấy như có mùi gió đồng nội, mùi khói lửa đạn và tiếng súng ì ầm vọng về, đến với giác quan tôi. Đêm trái sáng như hỗn loạn âm thanh và hình ảnh của những sinh vật di động.

                Đêm trái sáng như nới rộng ra tận cùng vũ trụ, mênh mang và bát ngát như hồn tôi lúc này. Dung yêu của anh, những gì anh sẽ làm ngày mai để nối tiếp việc anh đã làm hôm nay và những ngày qua sẽ chỉ là làm vì em, cho em. Không còn gì khác hơn là vì hạnh phúc và sự hiện diện của anh, của em, trong cuộc sống. Trước khi anh đến đây, anh đã tưởng rằng anh sẽ vấp phải những phiền muộn của em, và nếu ngày mai anh lên đường thì có lẽ anh sẽ ôm theo những phiền muộn ấy.

                Nhưng bây giờ thì trái lại. Anh sẽ bình thản ra đi, gánh vác lấy trọng trách và lao mình vào những bất ngờ trong chốn gió núi mây ngàn. Nơi đó sẽ có nhiều hoa lửa trên nền trời hằng đêm như đêm nay. Và biết đâu, anh ở nơi đó, em ở đây nhưng cả hai đứa cùng đang ngắm đoá hoa trái sáng nở lớn nhất, lâu nhất, đẹp nhất giữa hàng chục hàng trăm hoa đang nở. Và hai đứa cùng nguyện cầu cho nhau, như em hằng cầu nguyện cho anh mỗi lần gặp đoá hoa sao đổi ngôi.

                Dung đã thôi nói từ lúc nào, nàng chống tay lên lan can, nhìn mông ra màn đêm. Tôi ngắm thật lâu đôi bờ vai người con gái đã chấp nhận những lời hứa hẹn trăm năm chung sống với nhau của tôi và bỗng thấy xúc động. Tôi xoa nhẹ trên đôi vai ấy và Dung ngã vào lòng tôi, bật khóc. Tiếng khóc nhỏ và nghe dễ thương như tiếng mưa cuối năm trên cao nguyên Đà Lạt. Dung thủ thỉ:

                - Em xin lỗi đã làm anh suy nghĩ. Nhưng thà là em nói với anh một lần, còn hơn là không bao giờ nói. Để anh hiểu là em đã lớn khôn, không còn bé bỏng nữa. Anh chẳng vẫn từng chê em là “bé con” đó sao!

                Tôi bật cười, em cứ nói thế tức là em vẫn còn trẻ con. Chỉ có trẻ con mới tự cho mình là người lớn. Anh thích em vẫn là “bé con” như anh vẫn từng bảo thế, vì làm người lớn phải gánh nhiều phiền muộn lắm. Nhưng tôi lại nói:

                - Phải rồi, em đã là người lớn. Kể từ tối nay, em oai kinh khủng!

                Tôi không dấu được vẻ hài hước trong giọng nói khiến Dung nhõng nhẽo phản đối:

                - Anh kỳ! Ghét anh ghê cơ!

                Tôi ở lại với Dung đến nửa khuya. Lúc ra về, những đoá hoả châu vẫn “làm sáng rực cả ban công nhà em” như Dung đã viết. Tôi len lén bước xuống thang, những bước chân gượng nhẹ. Dung bước theo tủm tỉm cười đồng loã.

                Khi bắt tay từ biệt, tôi thấy tay Dung lạnh ngắt. Lạnh hơn cả lúc Dung cầm đá pha nước chanh cho tôi. Tôi hiểu Dung đang xúc động. Dung nói bâng quơ:

                - Mai anh đi!

                Tôi gật đầu. Anh sẽ viết thư về cho em, kể hết cho em nghe những vui buồn trong quân ngũ. Một ngày nào đó, anh sẽ viết cho em câu nói của một anh chàng Biệt Động viết cho người yêu ở Sàigòn mà anh đã vô tình được nghe kể lại. Những lời nói đó, người ngoài cuộc riễu cợt nhưng người trong cuộc lại cảm động bâng khuâng. Muôn đời thì những câu nói trữ tình, lãng mạn vẫn cần cho ngôn ngữ tình yêu.

                “Ở Sàigòn, nếu em buồn vì nhìn thấy hạnh phúc của những kẻ song đôi trên đường phố thì em nên hãnh diện nghĩ rằng hạnh phúc của họ có được phải nhờ đến sự chiến đấu bảo vệ của những người phương xa, có người yêu em trong số đó”.

                Tôi nghe trong lòng mình dâng lên một niềm hạnh phúc nhè nhẹ. Ánh hoả châu vẫn rực rỡ trên thành phố, hắt bóng tôi và chiếc xe lướt dài trên mặt đường. Tôi bật lên một điệu sáo miệng, rồi bất ngờ khám phá ra mình đang thổi sáo một điệu nhạc quân hành.



                Sài Gòn 1967
                Dung Sàigòn & Võ Hà Anh

                vohaanh-dungsaigon.blogspot.fr

                Comment


                • Chuyện Vui Đầu Năm

                  Chuyện Vui Đầu Năm



                  Đi máy bay về ăn tết ở Việt Nam
                  Trong dịp Tết, trên một chuyến bay về Việt nam, có một bà sồn sồn tướng mạo nhìn rất ngầu mua vé hạng cá kèo (“coach”)nhưng nhất định cứ ngồi ì ở hàng ghế hạng nhất (“first class”). Người nữ tiếp viên (“stewardess”) nhờ một người thông dịch tiếng Việt giải thích cho bà ta là ghế hạng nhất chỉ dành cho người mua vé hạng nhất mà thôi. Nhưng bà chằng lửa nầy nổi nóng:
                  - Tôi thích ngồi ở cái ghế rộng rãi nầy. Tôi nhất định không đi đâu cả. Ai muốn làm gì thì làm!
                  Người tiếp viên phải mời ông phi công phụ (“co-pilot”) ra giải thích. Nhưng cũng không thay đổi gì được.
                  Sau cùng, ông phi công trưởng (“captain”) được mời đến để giải quyết vấn để lì lợm khó xử nầy. Không biết ông phi công trưởng này nhờ người thông dịch nói cái gì (?) mà bà chằng lửa dời ra hàng ghế hạng cá kèo ở đằng sau ngay tức thì.
                  Cô nữ tiếp viên và ông phụ công phụ đều cùng ngạc nhiên hỏi:
                  - “Captain” đã nói cái gì với bà ta mà có kết quả ngay vậy?
                  Ông phi công trường nói:
                  - Tôi nói với bà ta là ghế hạng nhất này không bay về Việt Nam.



                  Đầu năm chán đời
                  Vài ngày sau khi Tết, trong một quán rượu người ta nhận ra là có một anh chàng không thấy uống rượu mà cứ ngồi nhìn ly rượu đầy của anh ta một cách rất thiểu não. Có một tên du đãng bước vào quán, thấy ngứa mắt quá, giựt lấy ly rượu và uống cạn. Anh chàng thiểu não này chợt khóc òa lên làm tên du đãng cũng lấy làm lạ. Thấy cũng tội nghiệp, tên du đãng nói:
                  - Thôi đi cha nội! Làm gi phải khóc. Tôi uống ly rượu vì thấy ngứa mắt quá. Để tôi mua cho cha nội một ly rượu khác. Đàn ông con trai có chuyện chẳng đáng gì mà khóc là sao?
                  Người đàn ông trả lời:
                  - Không phải như anh nghĩ đâu. Hôm nay là ngày đen tối nhất của cuộc đời tôi. Số là sau mấy ngày Tết nhâu nhẹt vui chơi, sáng nay phải đi làm trở lại. Tôi đến sở bị trễ. Đã thế tôi lại ngủ gục trong lúc làm việc cho nên bi ông chủ hãng đuổi việc. Khi ra bãi đậu xe thì cái của tôi bị ai đánh cắp mất tiêu rồi. Tôi đành phải đón taxi để đi về nhà. Taxi đi rồi, tôi mới nhớ là đã để quên cái cặp có rất nhiều giấy tờ quan trọng của tôi trên xe taxi. Bước vào nhà, tôi lại bắt gặp vợ tôi đang ngủ với anh làm vườn… Tôi thấy chán đời quá, vào quán rượu này, gọi một ly rượu và bỏ đã thuốc độc vào. Tôi đang phân vân không biết có nên uống hay không thì anh đã dành lấy uống cạn hết rồi….



                  Mượn $2000 về ăn tết ở Việt Nam
                  Một anh chàng trẻ bảnh bao sắp về Việt Nam ăn tết trong 2 tuần lễ. Anh ta đến một nhà băng và muợn $2000.00 tiền mặt. Thủ tục mượn tiền đòi hỏi phải có cái gì thế chân (collateral) chẳng hạn như tài sản, vật quí gía… Anh chàng cho nhà băng biết là anh ta sẽ thế chân chiếc xe “Mercedes” mới toanh của anh. Sau khi giao xe, chìa khóa cho nhà băng, anh ta ký các giấy tờ nợ và nhận $2000.00.
                  Hai tuần sau, trở về từ Việt Nam, anh ta đến trả nhà băng số tiền $2000.00 cộng với $15 tiền lời (interest). Nhân viên nhà băng có thắc mắc là:
                  - Tại sao ông là chủ một chiếc xe đắt tiền như vậy mà ông chỉ cần vay có $2000.00?
                  Anh ta trả lời là:
                  - Làm cách nào tôi có thể gởi chiếc xe trị giá gần $100.000.00 này một cách an toàn trong 2 tuần lễ mà chỉ tốn có $15.00???

                  Last edited by BachMa; 02-19-2016, 02:43 AM.

                  Comment


                  • Vội

                    Vội


                    Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
                    Vội vàng sum họp, vội chia xa
                    Vội ăn, vội nói rồi vội thở
                    Vội hưởng thụ mau để vội già

                    Vội sinh, vội tử, vội đôi lời
                    Vội cười, vội khóc, vội buông lơi
                    Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
                    Vội vã tìm nhau, vội rã rời…

                    Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
                    Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa
                    Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở
                    Vội ngày, vội tháng, vội năm qua

                    Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
                    Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra
                    “Đáy nước tìm trăng” mà vẫn lội
                    Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà…

                    Vội quên, vội nhớ, vội đi về
                    Bên ni, bên nớ, mãi xa ghê
                    Có ai Giác lộ bàn chân vội
                    “Hỏa trạch” bước ra dứt não nề.




                    Thầy Tánh Tuệ

                    Comment


                    • Tiếng Mỹ Và Tiếng Việt

                      Tiếng Mỹ Và Tiếng Việt
                      Hiệu Minh sưu tầm




                      Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Ðông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng Việt ở Ðại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài Gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Ðồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuềnh xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàm ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Ðối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, … hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon “thần sầu quỉ khốc” !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc “đờ-mi gác-xông”, sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.

                      Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Ðường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi nói chuyện với một người Mỹ bằng… tiếng Anh). Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:
                      - Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp… thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, mày, thầy, thằng, … rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Ðã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn… Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dùng chữ đen hai lần: đen đen.

                      Tôi cười cười:
                      - Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: “Hôm qua, tôi đi tiệm” thì người Mỹ lại nói “Yesterday, I went to the shop”. Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắc của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó “sờ” (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà thành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.

                      Johnson vẫn không chịu thua:
                      - Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là hai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: “Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán” đồng nghĩa với câu “Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán”? Không thể viết là “Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán”!!! Phải không nào? Rồi còn, “áo ấm” tương đương với “áo lạnh”, “nín thinh” giống như “làm thinh” trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?

                      Tôi tiếp tục “ăn miếng trả miếng”:
                      - Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại “park on driveways” (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng “drive on parkways” (lái xe trên xa lộ)?

                      Johnson ôm bụng cười:
                      - Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi… Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà… thì chẳng dính dáng gì đến “con cò, cò bay lả, lả bay la…” cả.

                      Tôi cũng chẳng vừa:
                      - Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò bằm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm “pineapple” thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con “Guinea pig”, nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Ðại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Ðáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ … Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ … ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã Lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, … mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???

                      Johnson gật gù:
                      - Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, … nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc (‘), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:
                      Chị Huyền mang nặng ngã đau,
                      Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!

                      Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, … thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn mày, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, …

                      Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:
                      - Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố “We got him!”, sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, …cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able… thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be… cũng vậy.

                      Johnson chuyển qua phần khác:
                      - Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón… nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người…. Ðồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Ðờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes)…

                      Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: “Con hồ này đẹp quá!”. Vợ tôi “chỉnh” liền: “Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!”. Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: “Cái sông này bẩn quá!” thì vợ tôi “sửa” ngay: “Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!”. Tôi la lên: “Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?”. Vợ tôi ôn tồn giải thích: “Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?”. Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: “À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái… cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con …, còn của… em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái… Ha ha…”. Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.

                      Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:
                      - Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.
                      Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: “Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?” (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: “I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?” (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: “Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said “Coke” not sound like “Coke” but “c@ck”. c@ck is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady”. (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ “Coke” mà không giống “Coke” mà thành “c@ck”. c@ck là con gà trống nhưng nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).

                      Johnson “gỡ gạc”:
                      - Hi hi… Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: “Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi”, gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: “Ðây là nhà tôi, mời ông vào chơi”. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra vẻ lịch sự nên khen chủ nhà và nói: “Nhà anh và nhà anh thật đẹp”. Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà “Xin ông cho tôi vào cái chỗ đi toilet của nhà ông được không?” Hi hi… lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.

                      Tôi cười to kể tiếp:
                      - Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: “Oh, never mind. You can lie down at my top” (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâu? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên… mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều thằng bạn kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó… Tây lắm, thích thì sẵn sàng… chiều! “Tình cho không biếu không” mà. Vậy là… lẽ nào ??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh – Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩa là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!

                      Johnson vỗ vai tôi:
                      - Chút xíu nữa bạn là… hố to rồi. Ha ha… Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: “Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua”……………..

                      Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế, lững thửng dọc theo con đường về chợ Ðông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, thì có ông già chạy xích lô lẽo đẽo theo sau:
                      - “Ôn đi về mô khôn hè?”
                      Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buột miệng:
                      - Có tiệm sách nào gần đây nhất, Bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.
                      Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào.


                      Hiệu Minh sưu tầm

                      http://namrom64d.blogspot.com/search...max-results=19
                      Last edited by BachMa; 03-03-2016, 02:59 AM.

                      Comment


                      • Truyện Cười Người Lớn

                        Khác Nhau Chỗ Nào?
                        Trong một cuộc thi hoa hậu, có 2 thí sinh lọt vào vòng chung kết, nhưng cả hai đều xứng đáng ngang ngửa nhau.
                        Ban giám khảo phải đưa ra thêm một câu hỏi phụ. Ai trả lời hay và đúng nhất thì sẽ đoạt giải Hoa hậu:
                        Câu hỏi:
                        “Thí sinh hãy cho biết sự khác nhau giữa cái Váy và cái Lồng Chim.”
                        Cô gái đoạt chức Á hậu đã trả lời :
                        “Thưa ban giám khảo, cái Váy và cái Lồng Chim khác nhau ở chỗ: Trong Lồng Chim thì có con Chim; Còn trong Váy thì không có Chim.”’
                        Cô gái đoạt chức Hoa hậu đã trả lời:
                        “Thưa ban giám khảo, cái Váy và cái Lồng Chim khác nhau ở chỗ: Khi mở Lồng thì Chim bay ra; Còn khi mở Váy thì ... Chim bay vào !!!”



                        Số Đào Hoa
                        Bạn bè bảo tôi là thằng cô đơn vì tôi không có bạn gái; nhưng tôi cũng đã từng có người con gái thề cùng tôi sống chết có nhau:
                        "Không trả nợ cho bà, bà thề sống chết với mày.”
                        Cũng từng có người con gái cùng tôi hẹn ước đến kiếp sau:
                        "Muốn cua chị mày hả? Đợi kiếp sau đi cưng."
                        Và từng có người con gái cam lòng tự nguyện vì tôi mà chết:
                        "Cái gì? Làm bạn gái ông? Tui thà chết còn hơn…"
                        Nghĩ lại tôi thấy mình cũng đào hoa quá !!!



                        Còn Không Biết Hưởng!?...
                        Lấy nhau được ít lâu, nàng mới biết thực ra chồng mình chẳng có tài cán gì.
                        Mọi việc trong nhà, nàng đều một thân gánh vác. Đánh vật với cuộc sống ở thị thành không xong, hai vợ chồng dọn về một làng chài ven biển tìm kế sinh nhai.
                        Chắc vì thiếu kinh nghiệm nên nàng không đánh cá được nhiều như người ta. Cực chẳng đã, nàng khóc lóc với chị hàng xóm:
                        - Chị ơi, có bí quyết gì không chỉ cho em với, nhà em chỉ ăn hại thôi, mình em mưa nắng kiếm ăn mà không đủ. Sức vóc em không thiếu nhưng mỗi tội không biết đánh cá chỗ nào cho được nhiều cả.
                        Chị hàng xóm chép miệng:
                        - Có gì đâu, cứ mỗi sáng dậy, tôi nhìn cái của nợ của lão chồng, nó ngoẹo sang hướng nào thì đi đánh cá hướng ấy.
                        Nàng về nhà làm theo, quả nhiên đánh được nhiều cá, nàng lấy làm vui mừng lắm. Được ít hôm, nàng lại chạy sang than thở:
                        - Chị ơi, nhưng có hôm cái của nợ ấy nó chỉ thẳng lên giời, em chẳng biết là nên đi theo hướng nào cả, hu hu, sao em khổ thế…
                        Chị hàng xóm cười khẩy:
                        - Phải gió nhà chị, hôm nào nó dựng đứng lên thế thì ở nhà chứ đi đánh cá làm gì nữa! Rõ là phước nhà chị mà không biết hưởng!


                        Last edited by BachMa; 03-15-2016, 07:22 PM.

                        Comment


                        • Viết Cho Thương Phế Binh QLVNCH

                          Viết Cho Thương Phế Binh QLVNCH
                          Phan Xuân Sinh



                          Năm 1972 giữa Thành Phố Ðà Nẵng xẩy ra một chuyện rất thương tâm. Tại Trung Tâm I Hồi Lực có hai phế binh, một người mù mắt và người kia thì cụt cả chân tay. Họ thấy cuộc sống của họ trên đời nầy sẽ làm khổ cho vợ con, nên họ quyết định phải tự sát…Thế nhưng họ phải tính toán như thế nào mà vợ con họ được lãnh tiền tử tuất, được lãnh thêm một số tiền bồi thường lớn để có phương tiện sinh sống. Như vậy họ phải nhào ra đường cho xe cán, nhưng phải là xe của Mỹ thì số tiền mới hy vọng khấm khá. Người mù đẩy người cụt lao vào xe GMC của Mỹ và hai thân người dẹp nát. Tất cả các Thương Phế Binh tại Trung Tâm Hồi Lực chạy ra vây xe Mỹ và đòi bồi thường tại chỗ. Vì họ nghĩ rằng chết như vậy sẽ đưa ra kiện tụng và chưa chắc được bồi thường. Những thân người què, cụt, mù nằm la liệt trên đường gây một thảm cảnh và một xúc động mạnh, làm cho cơ quan quân sự Mỹ nhượng bộ. Số tiền họ bồi thường cho hai phế binh đó rất lớn. Chuyện đáng nói không phải bồi thường mà chính là chuyện lao đầu vào xe. Ðộng lực nào đẩy họ tìm đến cái chết mà không một chút do dự, một chút sợ hãi. Chính là họ nghĩ tới cái đau khổ triền miên mà họ phải gánh chịu, thà rằng họ chết thì sự đau đớn chỉ nhất thời, còn nếu họ sống thì gia đình phải chịu đau đớn dai dẳng. Trước khi chết, họ còn tính toán chết như thế nào cho thân nhân được lợi, chết đi còn tìm cách giúp đỡ cho người ở lại, họ coi nhẹ thân xác vì nghĩ rằng họ có sống thì cũng vô dụng. Chiến tranh đã đưa con người đến tận cùng bờ tuyệt vọng mà không còn chỗ thoát.

                          Qua câu chuyện trên ta thấy, một sự vật qua những cái nhìn khác nhau, qua những nhận xét khác nhau. Vật thể ấy sẽ biến dạng theo cá tính, theo quan niệm của người nhìn. Sự mô tả khác nhau của từng người khiến ta rối rắm và nhiều khi đưa tới tình trạng thiếu trung thực. Thế nhưng có một cái nhìn về những hình tượng mà mọi người phải đồng lòng, phải rơi nước mắt, phải nhất trí với nhau đó là cái nhìn về những người đã bao lần vào sinh ra tử, đã hiến cả một phần thân thể cho đất nước. Sau cuộc chiến họ trở về với đôi nạn gỗ, với xe lăn, với chiếc gậy mò mẫm đường đi vì đôi mắt mù lòa. Cái nhìn của chúng ta về họ cùng có một sự xúc động như nhau, cùng thương cảm và lặng người. Tại sao chúng ta lại đồng cảm với nhau như vậy? Bởi vì họ là những con người có những hệ lụy mật thiết với chúng ta, họ là những viên gạch lót đường làm nền móng cho chúng ta tiến bước. Một phần thân thể và máu của họ đã thấm xuống mạch đất, đã ăn sâu vào gốc rễ để cho chúng ta tồn tại. Chúng ta trân quý họ bao nhiêu thì kẻ thù lại khinh bỉ và hành hạ họ bấy nhiêu, chúng ta ghi ơn họ bao nhiêu thì kẻ thù lại đẩy họ vào đường cùng không lối thoát. Họ đang gánh chịu sự đày đọa trên thân thể, lại thiếu ăn thiếu mặc. Ai ra tay giúp họ?

                          Nghĩ lại cho cùng chính chiến tranh đã gây ra biết bao nhiêu nghịch cảnh. Họ là những người lính, nhiệm vụ của họ là ngăn cản quân thù xâm lăng. Họ gánh chịu tất cả những đau thương đứng trước cảnh đầu sóng ngọn gió, họ lãnh đủ trên người những lằn tên mũi đạn, thập tử nhất sinh. Những người ra đi vĩnh viễn, những người trở về nhưng thân tàn ma dại, không còn hình hài nguyên vẹn. Có người mang danh nghĩa là con người nhưng quả thật chỉ còn một đống thịt, vì bản năng sinh tồn họ khó nhọc lê tấm thân trên đường phố để kiếm ăn. Ai chịu trách nhiệm về sự đau thương nầy? Xã hội đã làm ngơ, vì cái xã hội mà họ đang sống do kẻ thù điều khiển, không đoái hoài tới họ. Chiến hữu tránh mặt, vì chính ngay bản thân sống trên đất nước quá khó khăn thì làm sao cưu mang nổi những người bạn tật nguyền nầy. Thôi thì cứ mệt nhọc lê thân trên hè phố kiếm ăn qua những tấm lòng độ lượng bố thí của thập phương. Chúng ta đã từng thấy trên đường phố, bến xe, bến đò, chợ búa thì không lạ gì những con người tật nguyền nầy. Chúng ta cũng không thể ngờ # những con người trước đây cùng trong hàng ngũ với chúng ta, chiến đấu cùng chiến tuyến với chúng ta và cũng có những người là cấp chỉ huy của chúng ta. Bây giờ họ thuộc loại đầu đường xó chợ, bị người đời khinh khi, thiếu ăn thiếu mặc, sống giở chết giở vì họ không còn khả năng làm việc, trên thân thể họ chỉ còn trái tim thoi thóp thở, chỉ còn chút ít mạch sống. Vì ai họ ra nông nỗi nầy? Có phải chăng vì sự tồn vong dân tộc, vì lý tưởng cao đẹp của cuộc sống mà họ phải xả thân bảo vệ, vì sự an nguy của toàn dân mà họ liều mình hiến dâng.

                          Sống trên đất Mỹ, chúng ta không thấy được những nghịch cảnh nầy. Những thương phế binh của Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam, họ được chính phủ của họ trợ cấp đầy đủ, không thấy cảnh ăn xin. Hằng năm đến ngày “Veteran day” chúng ta nhìn thấy họ hãnh diện diễn hành, dân chúng Mỹ trân trọng cúi đầu khi họ đi qua, vì biết rằng sự hy sinh to lớn của họ nước Mỹ không thể nào bồi đắp được. Mang thân Phế Binh đã khổ rồi, mà mang thân phế binh của kẻ chiến bại thì mức độ khổ sở gấp ngàn lần. Từ tinh thần đến vật chất, từ suy nghĩ đến cuộc sống họ không còn trông nhờ vào ai được, họ ê chề thất vọng, họ chỉ còn ngóng đợi sự giúp đỡ của chúng ta. Ðã hơn 30 năm từ khi làn sóng tỵ nạn ồ ạt định cư trên đất nước tự do, chúng ta đã thành lập biết bao nhiêu Hội Ðoàn, Ðảng Phái. Chúng ta đã tổ chức gây Quỹ biết bao nhiêu lần để củng cố những cơ sở chính trị, hướng dẫn các thế hệ đàn em luôn luôn hướng về quê hương. Chúng ta đã trở thành những trưởng giả, những bậc phú ông, nên chúng ta phải tìm vui trong những khung cảnh sang trọng. Có ai còn nhớ lại cuộc chiến đấu trước đây đã bao nhiêu người nằm xuống, đã biết bao nhiêu phế binh đang ngoi ngáp bên quê nhà, mà thân thể của họ đã từng lót đường cho chúng ta trốn thoát chế độ sát nhân trong nước. Có ai nhỏ giùm cho họ những giọt lệ thương sót, cho cuộc đời bất hạnh của những anh em đã từng cầm súng gìn giữ quê hương, để chúng ta có dịp đặt chân trên đất nước tự do. Hơn hai triệu người tha phương chỉ có một vài người đơn độc gióng lên tiếng chuông kêu gọi lòng nhân đạo của mọi người, hãy nghĩ về những anh em thương tật bên quê nhà. Tiếng kêu thất thanh của họ cũng chỉ có một số ít người hưởng ứng, lòng hy sinh của họ cũng mỏi mòn. Chúng ta vong ân bội nghĩa như vậy sao? Không, Chúng tôi tin rằng chúng ta là những con người trọng tình trọng nghĩa, không dễ gì một sớm một chiều mà quên đi những con người sa cơ thất thế nầy, những người một thời vùng vẫy trên chiến trường để bảo vệ cuộc sống thanh bình của toàn dân. Cái nhìn của chúng ta về những anh chị em Phế Binh nầy cũng khác, chúng ta bao giờ cũng tri ân họ, bao giờ chúng ta cũng cho họ là những con người vĩ đại. Cái nhìn của chúng ta về họ với đôi mắt dịu dàng thán phục, với đôi mắt rực sáng kính nể. Cái nhìn của chúng ta đã được sự đồng tình của nhiều người.

                          Có lẽ độc giả sẽ hỏi rằng tôi là ai mà có những lời “bênh vực” cho Thương Phế Binh và kêu gọi mọi người thương tình giúp đỡ cho họ đang lây lất sống tại quê nhà. Xin thưa, tôi cũng là một thương phế binh, tôi gửi lại một bàn chân phải trên quê hương trong mùa chinh chiến khốc liệt nhất, đó là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Vì vậy tôi hiểu tâm trạng của anh chị em vì tôi đã từng đau với cái đau của họ. Có một điều tôi hơn được họ bởi vì tôi may mắn là tôi đang sống trên đất Mỹ. Nếu tôi ở quê nhà tôi cũng lê tấm thân trên đường phố, chống đôi nạn gỗ và ngữa cái nón cời xin ăn từng bữa. Tôi cũng sẽ trông chờ tấm lòng thương mến của quý vị.
                          Lời van xin của tôi, thay mặt cho anh em nói lên lời cám ơn chung đến quý vị.


                          PHAN XUÂN SINH
                          Last edited by BachMa; 01-06-2018, 11:08 PM.

                          Comment


                          • Mẹ Già ♥

                            Mẹ Già..!!



                            Mẹ vẫn biết mẹ già không sạch sẽ
                            Nhưng con ơi đừng khóa mẹ trong này
                            Bưng bát cơm mẹ rung tay rơi vãi
                            Bẩn nền nhà để con phải dọn lau

                            Mẹ hứa giờ không lên phòng khách đâu
                            Đừng nhốt mẹ ở đây sầu thăm thẳm
                            Ở nơi này mẹ thấy cô đơn lắm
                            Con ơi con cho mẹ ngắm cuộc đời

                            Mẹ biết rằng để con xấu với người
                            Khách đến nhà nhìn thấy người mẹ bẩn
                            Quần áo bốc mùi, tính tình luẩn quẩn
                            Biết không con mẹ thấy hận tuổi già

                            Cả cuộc đời ta có mẹ có cha
                            Tuổi xế chiều dẫu biết là vất vả
                            Chữ hiếu đi đầu làm con phải trả
                            Phải biết tự hào khi còn cả song thân

                            Đấng sinh thành đã vất vả hy sinh
                            Chịu đắng cay để cho mình cuộc sống
                            Chịu tối tăm để đời con tươi sáng
                            Ta có huy hoàng đừng phụ bạc mẹ cha

                            Phải chăm sóc phụng dưỡng khi tuổi già
                            Phải lấy đó chính là niềm vinh hạnh
                            Đời chỉ vui khi mẹ cha bên cạnh
                            Một tiếng thở dài ta vẫn thấy yêu thương..





                            Ông Lão Quét Rác


                            Tài sản không phải là người bạn cả đời, học được tôn trọng mới là tài sản của một đời vậy. Ảnh: Internet

                            Một người phụ nữ hơn 40 tuổi sang trọng quý phái dẫn theo đứa con trai đi đến hoa viên ở lầu dưới một cao ốc, vốn là tổng bộ xí nghiệp nổi tiếng tại Thượng Hải, ngồi xuống một chiếc ghế dài ăn đồ.

                            Một lúc sau, người phụ nữ vứt một mẩu giấy vụn xuống đất, cách đó không xa có một ông lão đang quét rác, ông không nói lời nào, đi đến lượm mẩu giấy đó lên, và bỏ nó vào trong thùng rác bên cạnh.

                            Lại qua một lúc nữa, người phụ nữ lại vứt một mẩu giấy nữa. Ông lão một lần nữa lại đi đến nhặt mẩu giấy đó lên bỏ vào trong thùng rác. Cứ như vậy, ông lão đã lượm ba lần liên tục.

                            Người phụ nữ chỉ vào ông lão, và nói với cậu con trai mình rằng: “Đã nhìn thấy chưa, con bây giờ nếu không cố gắng học hành, tương lai sẽ giống như ông ta, chẳng có tiền đồ gì cả, mà chỉ có thể làm cái công việc thấp kém này thôi!”.

                            Ông lão nghe xong liền buông cây chổi xuống, đi đến nói: “Chào cô, nơi đây là hoa viên tư gia của tập đoàn này, cô đã vào đây như thế nào vậy?”.

                            Người phụ nữ trung niên cao ngạo nói: “Tôi là giám đốc bộ môn vừa mới được tuyển vào đây”.

                            Lúc này, một người đàn ông vội vàng đi đến, rất mực cung kính đứng trước mặt ông lão. Nói với ông lão rằng: “Tổng giám đốc, hội nghị sắp bắt đầu rồi!”.

                            Ông lão nói: “Tôi đề nghị hãy cách chức người đàn bà này ngay lập tức!”.

                            Người đó luôn miệng nói: “Vâng, tôi sẽ lập tức làm theo chỉ thị của ngài!”.

                            Ông lão dặn dò xong, liền đi thẳng đến chỗ cậu bé, ông đưa tay sờ sờ đầu của cậu, nói một cách ngụ ý sâu xa rằng:

                            “Ông mong cháu hiểu rằng, điều quan trong nhất trên đời này là cần phải học biết tôn trọng mỗi người và thành quả lao động của họ”.
                            Người phụ nữ trung niên sang trọng đó kinh ngạc đến ngây người trước sự việc diễn ra trước mắt.

                            Một lúc sau bà vẫn ngồi liệt trên chiếc ghế dài, nếu như biết đó là tổng giám đốc thì nhất định bà sẽ không có cái thái độ vô lễ đến như vậy.

                            Nhưng bà đã làm rồi, hơn nữa còn làm trước mặt của tổng giám đốc đang trong thân phận một người làm vườn. Tại sao vậy? Lẽ nào là bởi sự sang hèn của thân phận chăng?

                            Tôn trọng mỗi một người, chớ lấy thân phận mà phân biệt, đây là thói quen của bạn, vốn là điều không thể giả được, nó sẽ luôn để lộ ra một mặt chân thật trong nhân cách của bạn.

                            Tài sản là thứ không vững bền, học được cách tôn trọng mới là tài sản của một đời vậy. Đó mới là cảnh giới cao nhất của đời người.


                            Tiểu Thiện, dịch từ Cmoney.tw

                            http://www.webtretho.com/forum/f3950...t-rac-2154339/
                            Last edited by BachMa; 03-26-2016, 02:57 AM.

                            Comment


                            • Bạch Mã - Ngựa Phi Đường Xa !



                              Last edited by ttmd; 03-28-2016, 03:10 AM.

                              Comment


                              • Chuyện Tình Anh Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH

                                Chuyện Tình Anh Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH



                                Một thời để yêu và một thời để chết. Một thời bên nhau, đại bác xa xa vọng về và hỏa châu thắp sáng chân trời. Rồi tù đầy chia cắt. Anh trở về dang dở đời em. Nhiều trường hợp sau hơn 10 năm ngục tù, anh trở về , em đã đem con qua Mỹ và đi xa hơn nữa, em đã sang ngang. Cũng như hàng trăm người khác, chuyện cô gái sông Hương mà tôi kể cho quý vị hôm nay cũng vậy mà thôi.

                                Nhưng đây là câu chuyện trong gia đình anh chị em cùng khóa của chúng tôi, xin kể lại để quý vị nghĩ rằng đây là khổ đau hay hạnh phúc.

                                Ðặc biệt đây là câu chuyện liên quan đến mặt trận Quảng Trị năm 1972.

                                Chàng là sĩ quan thủy quân lục chiến, tốt nghiệp Ðà Lạt, cùng khóa với chúng tôi. Năm đó đã trên 30 tuổi, ly dị vợ, sống độc thân, đẹp trai và có thể nói là hào hoa phong nhã.

                                Ðời thủy quân lục chiến, 12 tháng anh đi, nay đây mai đó. Còn nhớ bài ca của lính mũ xanh. Tháng hai đem quân ra Huế... và ở đó trung tá Nguyễn đã gặp cô Lan Hương, sinh viên văn khoa, người con gái sông Hương. Lúc đó vào đầu thập niên 70, em mới 20 tuổi. Cô gái Huế cũng có nhiều bạn trai theo đuổi và phần cô cũng rất đào hoa. Ðược coi là người đẹp văn khoa xứ Huế. Gặp chàng sĩ quan Bắc Kỳ, áo mầu lính biển với mũ xanh, mang vóc dáng của người hùng thời chinh chiến, Lan Hương bỏ tất cả để theo chàng.

                                Chị cả một gia đình lễ giáo bảo thủ, cha mẹ cô hoàn toàn chống đối cuộc hôn nhân hết sức phiêu lưu. Anh chàng Bắc kỳ hơi lớn tuổi, quá khứ chẳng biết ra sao, đi thứ lính không biết chết ngày nào, không ai lại muốn con gái sớm thành góa phụ.

                                Nhưng cô gái sông Hương bướng bỉnh đã bỏ nhà theo sư đoàn thủy quân lục chiến vào Saigon mất tăm dạng. Nàng chỉ trở về với đứa con trong bụng để rồi gia đình cũng phải đành chấp nhận cho chàng rể bất đắc dĩ ra mắt nhạc gia và chờ đón đứa cháu ra đời.

                                Lúc đó đúng vào giai đoạn trung tá Nguyễn cùng với lữ đoàn đang chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Lan Hương đau bụng vào nhà thương khi Bắc quân tấn công thủy quân lục chiến tại Ái Tử.

                                Hương kể rằng đại bác chẳng biết từ đâu vọng về ngày đêm. Rồi bom nổ, tiếng máy bay xé ngang trời. Dân chúng bị thương, bị chết đem vào bệnh viện cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1972 đứa con trai đầu lòng của cô gái sông Hương ra đời. Ðặt tên cháu là Vũ.

                                Cũng ngày hôm đó, từ mặt trận trung tá Nguyễn bay trực thăng về hậu cứ, rồi xe nhà binh cùng với binh sĩ ào vào thăm vợ con được ít phút rồi lại ra đi.

                                Lính tráng đi với ông thầy, súng đạn đầy người, áo quần tơi tả, đến rồi đi tưởng như trong phim ảnh.

                                Cô sinh viên nay trở thành bà mẹ trẻ ôm con khóc không biết rồi đây anh có trở về không ? Ðó là những ngày đầu của người con gái nếm mùi đau thương chinh chiến. Mấy năm trước, dù Mậu Thân với bom đạn và xác người chôn ở vườn nhà, tuy có sợ hãi nhưng vẫn còn ở tuổi ngây thơ. Bây giờ chiến tranh mới thâm nhập vào da thịt.

                                Suốt 6 tháng dài từ tháng 4 tới tháng 9 năm 1972 Lan Hương thực sự sống với chiến trường Quảng Trị. Theo tin chiến sự mỗi ngày. Quân ta quân địch đánh nhau ở đâu. Thủy quân lục chiến rút lui ra sao, rồi đơn vị về Huế dưỡng quân để lên đường vượt Mỹ Chánh thế nào.

                                Người con gái sông Hương cùng thở theo hơi thở của cả đoàn quân mũ xanh. Khi đánh vào Cổ Thành, lính bên ta chết bao nhiêu, xác đem về đầy các xe nhà binh, máy bay chở về Saigon không kịp còn nằm chờ ở phi trường.

                                Cô sống trong những cơn ác mộng ngày đêm, không đêm nào là không có cơn mộng dữ. Ðứa con đầu lòng đã sống trong niềm lo bất tận của mẹ.

                                Tiếp theo là 1 tin vui trong giai đoạn mới của binh nghiệp. Trung tá Nguyễn đổi về Saigon làm trung đoàn trưởng 1 trung đoàn bộ binh. Mặt trận miền Ðông cũng không kém phần ác liệt, tuy nhiên không khí thủ đô làm cho gia đình có được những giây phút tương đối an toàn.

                                Mới đây, từ bên Arizona, đọc những bài viết về trận Quảng Trị và dự trù làm phim, cô Lan Hương đã viết cho gia đình tôi một đoạn email:

                                “Ðọc những chuyện về trận Quảng trị 37 năm về trước, em hết sức xúc động. Ðó là một phần cuộc đời của em không bao giờ quên được. Cuộc đời làm vợ lính thủy quân lục chiến, làm mẹ lần đầu. Và do những tình cờ em lại quen biết với gia đình anh chị suốt bao năm nay.”


                                Viet Anh Thi

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X