Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bạch Mã

Collapse
X

Bạch Mã

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hello Autumn ♥

    BachMa and I

    Comment


    • Xuất Xứ Của Những Bài Thơ

      Xuất Xứ Của Những Bài Thơ
      Lê Trung Tự

      September 22, 2015 00:00 CT

      Lời Tòa Soạn: Nhà văn Bud Smith đang sống tại Washington Heights thuộc thành phố New York, là tác giả của tập truyện ngắn Or Something Like That. Gần đây, tác phẩm của anh được đăng trên The Bicycle Review, Red Fez và Full of Crow. Trang web của anh là www.BudsmithWrites.com


      Bud Smith

      Từ lúc mới 15 tuổi cho đến nay, mỗi ngày Lee đều viết một bài thơ, có khi hai bài. Bây giờ ông đã sáu mươi bảy tuổi, về hưu, không còn làm việc với công đoàn thợ sửa máy hơi nước nữa.

      Một đêm Thứ Sáu nọ, rảnh rang, ông quyết định tản bộ xuống cuối đường nơi ông ở. Có một quán rượu ở đó, nơi mỗi tháng có một buổi đọc thơ. Suốt sáu năm nay ông vẫn ao ước đến đó. Lâu nay ông không đọc một chút gì cả, nên ông không chắc là sẽ cảm thấy thích thú với những gì ông thấy ở đó.

      Bên trong, có một sân khấu nhỏ nằm phía sau quầy rượu. Bốn nhà thơ thong thả lần lượt bước lên sân khấu và lầm bầm gì đó vào cái micro. Ðang ngồi tại một cái bàn nhỏ trong góc phòng nhưng ông nghĩ là ông nhận ra một câu, “cuộc sống thường nhật tỏa ra một màu tím huyền ảo và trở thành một nhịp cầu dẫn tới chốn không tên vào ngày lãnh lương”.

      Ông không thể nhớ chính xác nhưng ông nghĩ rằng ông đã từng viết y như thế.

      Sau khi xem buổi đọc thơ ấy, có một ý nghĩ thoáng qua trong đầu rằng ông nên thử làm gì đó với những bài thơ của mình. Ông nên gửi vài bài để đăng, ông nghĩ ông sẽ vui thích nếu có vài bài thơ của ông được xuất bản trước khi ông qua đời. Nói cho cùng, ông là một người già và phần đời còn lại đang ngắn dần cho bất cứ ai. Chứ chẳng phải xuất bản là một loại bất tử hay sao? Ha! Chỉ nghĩ vậy đã thấy sướng.

      Bất tử trong những tạp chí nhỏ, rẻ tiền, và chỉ có chừng mười lăm người đọc ư.

      Thế nhưng, ý nghĩ đã nảy ra, và ông biết chắc là cuối cùng ông cũng sẽ làm điều đó.

      Trên đường rời quán rượu, một trong những nhà thơ vẫn còn loanh quanh ở đó. Hắn đang chất mấy cái hộp lên chiếc xe chở hàng của hắn. Lee vẫy tay chào khi hắn đi ngang qua, hắn ra dấu bảo ông tới gần và trao cho ông một món quà. Một bản copy của một tạp chí đóng bằng tay.

      “Có nhiều bài viết giá trị trong đó, đọc cho biết.”

      Lee cảm ơn hắn và bước ngược lên đồi.

      Vài tuần sau, Lee mở cuốn tạp chí ra và lật đi lật lại. Ông không biết tên tuổi của một nhà thơ nào trong đó cả, nói cho cùng, Lee biết gì về những bài thơ đã được đăng? Hoàn toàn không. Ông có thể làm thơ suốt cả cuộc đời nhưng chưa bao giờ mưu cầu chuyện đăng bài cả. Robert Frost chẳng hề có mặt trong cuốn tạp chí đó. Ðó là nhà thơ duy nhất mà ông được biết. Có lẽ ông cũng có biết Walt Whitman nữa.

      Khi ông lật đến giữa cuốn tạp chí, tim ông ngừng đập. Có một bài thơ rất quen thuộc. Bài thơ viết về một người đàn ông ném những viên sỏi trên mặt hồ nước mà những viên sỏi cứ nhảy trên mặt hồ rồi bay lên bầu trời làm cho mặt trăng mất thăng bằng xoay nhào xuống trái đất, nghiền nát hắn.

      Ðó là bài thơ của ông. Không một chút nghi ngờ trong đầu. Lee là tác giả của bài thơ.

      Ông đi vào phòng của mình trong một trạng thái sững sờ và kéo thùng dùng để đựng sữa xuống, trong đó đầy những cuốn sổ tay. Ông biết chính xác bài thơ nằm ở đâu. Chính xác cuốn sổ tay nào. Ông mở cuốn sổ tay cũ và lật tới ngay trang viết dính đầy những vết cà-phê từ lâu đó. Bài thơ có nhan đề “Những viên sỏi nhảy nhót” mà ông đã viết vào năm 1982, 30 năm về trước.

      Bằng cách nào đó, nhà thơ trong tạp chí đã đạo thơ của ông. Có lẽ ai đó vô phòng ông và bằng cách nào đó, lục lọi hết những cuốn sổ tay của ông? Thật là điên rồ nhưng đó là cách duy nhất để điều đó có thể xảy ra.

      Có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

      Càng lật cuốn tạp chí, ông càng phát hiện thêm những bài thơ mà ông nhận ra là của chính ông. Gần như một nửa số bài thơ là của ông, có bài ông làm đã từ lâu, có bài ông mới làm gần đây. Tạp chí ghi mỗi bài thơ trong đó được sáng tác bởi một nhà thơ khác nhau.

      Từng hàng một. Không khác gì cả.

      Ông trở lại quán rượu và hỏi người phục vụ về buổi đọc thơ và những nhà thơ đã có mặt ở đó. Người phục vụ trả lời là anh ta không biết gì cả. Lee trở lại vào buổi đọc thơ tiếp theo, ngồi ngay hàng ghế đầu và lắng nghe một cách chăm chú. Không ai đọc thơ của ông nữa, nhưng dường như tất cả bọn họ đều có một cái nhìn đáng ngờ trong mắt họ. Họ nói thì thầm, có vẻ như sợ hãi khi thấy ông có mặt trong hàng khán giả. Lee đảo mắt tìm gã đàn ông đã tặng ông cuốn tạp chí đầy những bài thơ của ông, nhưng ông không thấy hắn đâu cả.

      Lee đến tiệm sách trong trung tâm buôn bán của địa phương. Ông tìm thấy một số đặc san thơ khá phổ biến, xuất bản trên toàn quốc, những tạp chí thơ và các tuyển tập được quảng bá trên toàn quốc được xuất bản bởi những trường đại học hàng đầu của quốc gia.

      Những bài thơ của ông cũng có in trong đó.

      Chúng chiếm gần như 75 phần trăm số lượng bài trong mỗi cuốn. Lật cuốn nào ra, ông cũng thấy thơ của ông trong đó.

      Nỗi khiếp hãi dâng trào gần như làm cho ông kiệt sức. Thật là thảm hại đến nỗi ông đã đứng đó hơn một giờ đồng hồ, cúi đầu nhìn sững xuống hai bàn chân mình, cho tới khi một trong những người làm việc ở tiệm sách đến hỏi rằng ông có vấn đề gì không.

      “Tôi không được khoẻ.” Lee trả lời.

      Ông về nhà và nghĩ ngợi về chuyện đó. Ông đã mất trí chăng?

      Có lẽ ông nên đi gặp bác sĩ. Ðể trao đổi về những chuyện này – những ảo giác này. Ông khiếp đảm khi nghĩ tới điều đó. Rằng ông phải đi gặp bác sĩ tâm thần. Họ sẽ nhốt ông vô viện tâm thần? Họ sẽ châm điện ông? Họ có còn áp dụng liệu pháp đó không?

      Cả buổi chiều, ông suy đi tính lại là không biết có nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ hay không. Dù vậy, một trong những việc ông đã làm là dời tất cả các sổ tay của ông từ trên tủ xuống cái két sắt chống hỏa hoạn dưới tầng hầm.

      Lee không viết nữa. Từ lúc ông 15 tuổi tới bây giờ, đây là ngày đầu tiên ông không viết, cả ngày ông không làm một bài thơ nào cả. Ðó là một ngày hết sức lạ lùng.

      Một ngày nữa trôi qua. Rồi một ngày khác.

      Lee bắt đầu cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

      Cả tuần đó ông không một bài thơ nào được phác thảo nguệch ngoạc trong cuốn sổ tay thơ của ông.

      Có lẽ như vậy thì tốt hơn.

      Thế rồi, vào lúc nửa đêm, nhiều kẻ lạ mang mặt nạ xông vào nhà ông và lôi ông vào bóng đêm. Họ nhét một miếng giẻ rách vào miệng ông và trùm một cái bao lên đầu ông. Ông bị quăng lên một chiếc xe chở hàng, và chiếc xe lao vút lên đồi.

      Khi chiếc xe hàng dừng lại và cái bao được tháo ra, Lee đã được mặt đối mặt với họ.

      Ðó là những nhà thơ.


      Bud Smith
      Lê Trung Tự dịch


      LTT dịch từ nguyên tác Anh ngữ “Where Poems Come From”, trong tạp chí Unlikely Stories
      Trích từ nguồn website Tiền Vệ
      http://baotreonline.com/Van-hoc/Van/xuatxu-tho.html
      Last edited by BachMa; 10-21-2015, 08:23 PM.

      Comment


      • Hành là một loại gia vị thuốc

        Hành là một loại gia vị – thuốc rất thông dụng trong nhân dân nhưng sử dụng hành để chữa bệnh hiệu quả thì không phải ai cũng biết

        Bạn đang giữ trong tay một “bảo bối” mà không hề tốn kém chút nào. Đó chính là những củ hành vẫn thường nằm khiêm tốn trên giá bếp. Hành không chỉ góp phần làm món ăn thêm ngon miệng, mà còn bảo vệ cơ thể và sức khỏe của bạn nữa.

        Đau tai
        Bạn bị đau tai và cảm thấy nhức nhối không thể chịu đựng được? Đừng lo, bởi chỉ cần một củ hành là đủ để làm cơn đau phải tan biến. Hành có tác dụng kháng viêm và làm suy yếu các vi khuẩn gây ra cơn đau. Vì vậy, nếu lần tới bạn đau tai, hãy cắt lấy phần “lõi” ở trên trong củ hành đặt vào tai, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu trở lại.

        Cảm lạnh


        Uống một cốc nước hành sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn mỗi khi cảm lạnh hay bị cúm…
        (Ảnh minh họa: Internet)

        Cũng giống như tỏi, hành có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Uống một cốc nước hành sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn mỗi khi cảm lạnh hay bị cúm. Cách chuẩn bị rất đơn giản: Bạn chỉ cần đun sôi nước, sau đó thả một ít hành xắt nhỏ vào và chờ trong vài phút. Mặc dù tách “trà hành” có mùi vị hơi khó chịu, nhưng đảm bảo sẽ cho thấy hiệu quả bất ngờ. Còn nếu bạn muốn khỏi bệnh nhanh hơn? Hãy… ăn hành sống khi bạn có đủ can đảm!

        Bụi bay vào mắt


        (Ảnh: Pixabay)

        Thật khó chịu khi có hạt bụi bay lạc vào mắt bạn. Phản ứng thông thường là dùng tay dụi, dụi, và dụi cho tới lúc mắt bạn đỏ hoe lên. Nhưng điều đó chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Một mách nước nhỏ dành cho bạn: Hãy cắt phần lõi củ hành ra từng miếng đến khi mắt bạn đẫm nước. Nước mắt sẽ rửa trôi mọi bụi bẩn bên trong và làm đôi mắt trong sáng hơn. Tất nhiên bạn cũng không nên lạm dụng quá, đặc biệt là nếu đó là hành cũ lâu ngày có thể đã bị mốc, hoặc loại đã bị phun xịt nhiều chất bảo quản.

        Chảy máu tay
        Nếu bạn lỡ cắt vào tay trong khi làm bếp, hãy nhanh chóng dùng một lát hành đắp lên vết thương. Nó không chỉ giúp bạn cầm máu mà còn sát trùng và chống viêm. Hơn nữa, vết cắt cũng sẽ nhanh chóng liền lại trong thời gian ngắn.

        Vết sẹo


        (Ảnh: Pixabay)

        Có lẽ bạn không hề biết rằng bí quyết để xóa các vết sẹo cơ thể lại nằm ngay trong phòng bếp nhà mình. Hoàn toàn đơn giản: bạn chỉ cần lấy nước ép từ hành, rồi thấm vào một miếng vải và đắp lên vết thương. Bạn hãy thử xem!

        Khi bị ong đốt?


        (Ảnh: Internet)

        Một số loài ong đặc biệt nguy hiểm. Chúng có thể khiến da bạn đỏ tấy và đau rát trong suốt một ngày trời. Ngay sau khi bị ong đốt, hãy rửa vết thương bằng nước lạnh rồi đắp một lát hành lên đó. Hành sẽ hút chất độc ra ngoài và làm chỗ sưng dịu lại trong phút chốc.

        Hành là phương thuốc hoàn toàn tự nhiên, rẻ tiền, lại vô cùng hữu ích nữa. Vì vậy, lần tới đi chợ, đừng quên mua thêm một vài củ hành dự trữ trong bếp nhé! Tất nhiên hành còn nhiều công dụng khác mà chúng ta chưa biết hết. Nếu bạn còn những bí quyết nào khác, hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới.



        Hân Hân(TH) Theo Đại Kỉ Nguyên
        Link gốc:
        http://khoekhoe.net/song-khoe/dat-cu...y-ket-qua.html

        Comment


        • Chiếc Áo Bà Ba In Hình Chữ Hỉ ♥



          Chiếc Áo Bà Ba In Hình Chữ Hỉ

          Mới đầu nghe ba em gọi, tôi tưởng tên em là Muỗi. Tôi ghẹo em: “Muỗi này!Đừng chích anh, đau lắm”. Em trề môi, vẻ không bằng lòng: “Tên em là Muội. Muội là em. Em là Muội”. À ra thế!

          Ba Muội, chú Phu, người Quảng Đông. Phu là phú, phú là giàu. Tên chú giàu nhưng chú không giàu. Chú chỉ có chiếc xe hủ tiếu, bán điểm tâm dưới hai tàng me đại thụ, trên vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường.

          Má tôi đông con, cũng nghèo, có quầy bán cơm tấm gần bên.

          Chủ nhựt được nghỉ học, hai đứa ra phụ chạy bàn. Em giúp ba em. Tôi giúp má tôi. Năm ấy tôi mười tám tuổi, học Đệ nhứt, năm cuối cùng của bậc Trung học Đệ nhị cấp. Cuối năm, tôi sẽ thi Tú tài hai. Đậu thì lên Đại học. Rớt thì vào Thủ Đức. Chiến trường đang hồi ác liệt. Bạn tôi, rớt Tú tài một, đi Đồng Đế, có đi mà chẳng có về. Muội, mười sáu tuổi, học Đệ tam, trường Tàu, sắp thi bằng Cao Trung.

          Muội là cô giáo dạy tôi tiếng Quảng Đông. Dách là một, dì là hai, xám là ba, xập là mười. Bài xập xám là bài mười ba lá. Muội nói Muội không thích thanh niên đánh bài. Tôi đâu có ở không để đi đánh bài; vì tôi còn bận tơ tưởng đến Muội của tôi suốt ngày; ngay cả năm thi Tú tài hai, bài vở còn cả đống, tôi còn không để mắt tới nữa là.

          Muội dạy tôi tính tiền là xấu lúi. Kỷ tố là bao nhiêu. Dách cô phảnh là một tô hủ tiếu. Tôi hỏi: “Một dĩa cơm tấm bì, tiếng Quảng nói làm sao?”

          Muội nói: “Muội không biết”. Tôi nói: “Đi hỏi ba Muôi đi!”. Muội không dám. Muội sợ ba biết Muội quen với tôi, ba Muội rầy.

          Ba Muội nói: “Con trai Việt Nam làm biếng lắm, đi chơi tối ngày, không lo buôn bán. Không buôn bán lấy gì ăn. Không có gì ăn, làm sao lấy vợ.

          Nếu lấy được vợ làm sao nuôi vợ, nuôi con”. Tôi nói: “Muội đừng lo. Tôi sẽ rán học, thi đậu Tú tài hai, vào Đại học Sư phạm, được hoãn dịch, đi bán chữ, để có tiền nuôi Muội. Muội đi bán hủ tiếu, để tôi có hủ tiếu, ăn trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế”.

          Muội nói: “Muội còn nhỏ lắm, chưa biết yêu”. Tôi nói: “Tôi sẽ chờ vài năm nữa”.

          Nhưng thời cuộc biến chuyển. Tôi không chờ được Muội mà ngược lại Muội phải chờ tôi. Chờ tôi suốt cả một thời con gái.

          Cuối năm đó tôi đậu Tú tài hai. Hai năm xa Mỹ Tho, đi học Đại học Cần Thơ, tôi không còn dịp gặp Muội mỗi sáng chủ nhựt, để nói chuyện tào lao bắc đế nữa. Tôi sắp ra trường, sẽ đổi về một quận lỵ buồn thỉu, buồn thiu nào đó của đồng bằng sông Cửu Long; để làm một ông giáo làng, hai mươi mốt tuổi. Tôi sẽ trở về Mỹ Tho nhờ má tôi nói với chú Phu, ba Muội, hỏi cưới Muội cho tôi. Bây giờ tôi đã có đủ chữ để đi bán rồi. Tôi sẽ có tiền nuôi Muội, để ba Muội không còn chê con trai Việt Nam làm biếng nữa. Tôi sẽ không còn ăn cơm tấm má nấu. Tôi sẽ ăn hủ tiếu Muội nấu, trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế.

          Tôi không ao ước cao xa gì hết. Chuyện ấy dành cho con nhà giàu, quyền thế. Tôi chỉ ước được làm thầy giáo làng, có vợ bán hủ tiếu. Vậy mà cũng không được!


          Mùa hè năm 72: mùa hè lửa đỏ. Các trận đánh lớn đồng loạt nổ ra ở Quảng Trị, Kon Tum, An Lộc. Tin chiến sự chiếm đầy mặt báo. Trang sau là cáo phó, phân ưu những người lính tử trận. Tôi tốt nghiệp, nhưng không được nhận nhiệm sở. Lệnh tổng động viên đã ban hành. Tôi vào trường Bộ Binh Thủ Đức.

          Tôi thư về Muội bảo chờ tôi. Tôi còn quá trẻ để chết. Tôi sẽ trở về! Tôi sẽ trở về! Tôi vẫn còn muốn ăn hủ tiếu Muội nấu, trừ cơm, trong những ngày mưa bán ế. Hai năm xa Mỹ Tho, tôi đã ăn hủ tiếu nhiều nơi, nhiều chỗ nhưng không nơi nào, chỗ nào nấu hủ tiếu ngon bằng Muội của tôi.

          Muội hứa sẽ chờ tôi về dẫu trời sập chăng đi nữa. Lời hứa ấy làm ấm lòng tôi suốt những ngày gian khổ giày sô, áo trận.

          Tôi rời trường Bộ Binh Thủ Đức, về Thủy quân Lục chiến. Sư đoàn là lực lượng tổng trừ bị, nên tôi lội khắp nơi: từ Cà Mau, Chương Thiện, Bến Tre ra tận Thừa Thiên, Quảng Trị.


          Một năm lính trôi qua, khi tiểu đoàn về Mỏ Cày, Bến Tre truy kích chủ lực miền của địch về quấy rối thì tôi đạp phải mìn. Sức nổ của trái mìn tự tạo bằng quả đạn pháo 105 lép, đẩy tôi văng tuốt xuống mương, mình dính đầy những miểng.

          Tôi không chết, như đã hứa với Muội. Trực thăng phầm phập tải thương về Bịnh viện 3 Dã chiến Mỹ Tho. Tôi nằm trên băng ca, ngoài hành lang trên lầu, chờ ngày mai xe hồng thập tự chuyển tôi về bịnh viện Lê Hữu Sanh của sư đoàn ở Thị Nghè. Muội nghe tin tôi bị thương; tất tả cùng má đến thăm. Đã hết giờ thăm thương bịnh binh, má với Muội đứng dưới lề đường Trương Định nhìn lên nơi tôi nằm. Tôi thò cái tay, không bị dính miểng, vẫy vẫy. Má khóc. Muội cũng khóc. Vạt áo xẩm, Muội mặc, đẫm đầy nước mắt.

          Muội sợ tôi chết, Muội khóc. Khóc cho giấc mộng tôi muốn làm thầy giáo đi bán chữ nuôi Muội; Muội đi bán hủ tiếu cho tôi ăn trừ cơm những ngày mưa bán ế đã không thành.

          Tôi nằm bịnh viện cả tháng trời. Miểng trong người lâu lâu lại lòi ra. Tôi nghiến răng, rút miểng ra, máu lại chảy. Tôi được hai tuần phép để chờ ra hội đồng giám định y khoa.

          Tôi trở về Mỹ Tho gặp má. Cởi giầy sô, áo trận, tôi mặc lại chiếc áo học trò năm cũ. Tôi ra vỉa hè, dưới hai tàng me đại thụ, bên hông rạp chớp bóng Định Tường, chạy bàn cho má tôi. Tôi gặp lại Muội. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhứt đời tôi, khi bây giờ, tôi nhớ lại.

          Tôi hỏi Muội: “Đẹp tiếng Quảng là gì?”. Muội nói: “Hụ len. Còn yêu là ói”. Vậy thì “Nị hụ len; ngọ ói nị”. Muội mắc cỡ, ửng hồng đôi má.

          Cả tháng trời nằm bịnh viện, không có dịp xài, lương vẫn y nguyên. Tôi lãnh tiền ra, đưa cho má tôi một nửa. Má tôi không cầm tiền, má khóc.

          Tôi nài nỉ: “Em con đang sức lớn, má ơi!”

          Số tiền còn lại tôi dắt Muội xuống tiệm Văn Minh, gần rạp hát Vĩnh Lợi, mua vải cho Muội may áo. Tôi chọn một xấp gấm Thượng Hải có in chữ Tàu.

          Tôi hỏi: “Chữ Tàu đó nghĩa là gì?”

          Muội nói: “Đó là chữ hỉ. Hỉ là vui. Vải này dành cho người ta may áo cưới”.

          Tôi hỏi: “Muội muốn màu gì?”

          “Màu đỏ hên lắm! Muội xin Trời, Phật cho anh đi đánh giặc bình an, hết giặc, về với Muội”.

          Tôi nói: “Thôi! Đời anh xui quá xá rồi còn gì, muốn đi bán chữ mà cũng không được, mới đi lính có một năm đã bị thương rồi, hên đâu hỏng thấy”.

          Tôi chọn cho Muội vải áo màu xanh đọt chuối.

          Tôi bảo: “Màu xanh là màu hy vọng. Anh hy vọng Muội sẽ chờ anh dù cho trời sập tới nơi.”

          Muội nói: “Muội sẽ chờ.”

          Tôi may cho Muội một chiếc áo bà ba để bắt đền cho chiếc áo xẩm đẫm đầy nước mắt khi đến thăm tôi bị thương nằm ở Bệnh viện 3 Dã chiến ngày nào.

          Muội nói: “Muội mặc chiếc áo bà ba giống hệt con gái Mỹ Tho.”

          “Ba má sanh Muội ra ở đây thì Muội đã là con gái Mỹ Tho rồi; mà con gái Mỹ Tho chánh cống chưa chắc đã dám đọ với em”. Tôi nịnh Muội.

          Hai tuần phép trôi nhanh, tôi ra hội đồng giám định y khoa tái khám, bị phân loại một, trở về tác chiến. Lại băng rừng, vượt suối, bạc màu áo trận, mốc thích giầy sô cho đến ngày tan hàng, sập tiệm.

          Tôi chỉ là một sĩ quan cấp thấp, nhưng lại thuộc binh chủng rằn ri nên những người thắng trận cải tạo tôi hơi lâu; mãi năm năm sau mới thả tôi về.

          Tôi trở về Mỹ Tho bèo nhèo như một chiếc áo rách. Má tôi đã mất khi tôi còn ở trong trại. Mấy đứa em giấu tôi tin buồn. Đứng trước bàn thờ má, đốt một nén nhang, tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.

          Má ơi!

          Tôi nhớ lại nồi cơm tấm má nấu, nồi cơm tấm nuôi tôi ăn học. Tôi nhớ cái vỉa hè, bên hông rạp chớp bóng Định Tường, dưới hai tàng me đại thụ mà mùa thu lá me bay bay, rơi đầy trên tóc. Tôi nhớ những giọt nước mắt của má tôi, khi đến thăm tôi bị thương nằm ở Bịnh viện 3 Dã chiến năm nào. Tôi nhớ những giọt nước mắt của má tôi khi không chịu cầm số tiền lương tôi gởi. Bây giờ má tôi đã mất rồi; đàn em tôi vẫn còn nheo nhóc.

          Cả nhà đói, ăn độn bo bo mà cũng không đủ. Ăn buổi sáng, phải chạy, lo buổi chiều. Việc chạy gạo dồn lên cả đôi vai khẳng khiu của em gái tôi đang tuổi thanh xuân. Nhưng tuổi thanh xuân của em tôi còn đâu nữa. Nước mất nhà tan! Chưa bao giờ tôi thấm thía câu nói ấy cho bằng bây giờ.

          Tôi không tìm gặp lại Muội nữa. Tình thơ dại của tôi đã tan theo vận nước. Bây giờ tôi chỉ là một sĩ quan ngụy, đi cải tạo về, mỗi tuần phải trình diện công an phường một lần cho tới ngày xả chế. Tôi ra khỏi một nhà tù nhỏ, để vào một nhà tù lớn hơn! Tôi chỉ có chữ, mà chữ bây giờ chẳng ai mua. Chế độ này không cần chữ. Lúc tôi lên trình diện, lão phó công an phường lẩm nhẩm đánh vần lịnh tha của tôi mà nước miếng tràn ra cả khóe miệng. Chế độ này cần lý lịch. Mà lý lịch tôi hạng 15, nghĩa là hạng bét, tận cùng đáy xã hội, thì tôi làm được gì bây giờ?

          Tôi không tìm gặp lại Muội không phải vì tôi mặc cảm. Tôi không có gì phải mặc cảm cả. Tôi chỉ đi lính, đánh giặc, tôi thua, giặc bắt tôi ở tù. Thế thôi!

          Tôi không tìm gặp lại Muội chỉ vì tôi không muốn mình trở thành gánh nặng cho Muội. Yêu người, có ai muốn trở thành gánh nặng cho người mình yêu bao giờ đâu? Tôi cũng không muốn trở thành gánh nặng cho em tôi. Thương em, có ai muốn trở thành gánh nặng cho em mình thương bao giờ đâu?

          Tôi đã sống sót suốt năm năm trời dưới chín tầng địa ngục. Tôi đã đói, đói đến mức phải ăn bất cứ cái gì động đậy: cóc, nhái, ễnh ương, bù tọt.

          Tôi phải sống sót để trở về, như đã hứa, với Muội. Kẻ thù muốn tôi quỳ xuống, van xin. Tôi không quỳ xuống, van xin. Kẻ thù muốn tôi chết. Tôi không chết. Tôi đã trở về, dù thân tàn ma dại.

          Em gái tôi đem chiếc nhẫn cưới của má để lại, đến vợ tên công an khu vực cầm, để tôi có chút vốn đi buôn lậu dầu dừa. Ngày xưa nói đến buôn lậu là nói đến tiền tỉ, đến những vật phẩm đắt tiền, trốn thuế, chuyển hàng có xe quân cảnh hụ còi như vụ Long An. Còn bây giờ chỉ mười lít dầu dừa, bỏ vào cặp táp, từ cầu Ba Lai qua phà Rạch Miễu về Mỹ Tho, kiếm lời đủ mua lít gạo.

          Đế quốc Mỹ, tàu to, súng lớn, không đủ sức đưa nhân dân ta trở về thời kỳ đồ đá. Nhà nước ta, đỉnh cao trí tuệ loài người, bằng ngăn sông, cấm chợ, rào đường, chặn ngõ dễ dàng đưa nhân dân ta trở lại thời kỳ đồ đá, thời kỳ hái, lượm, thời kỳ của nền kinh tế tự cung, tự cấp; bởi buôn bán, dù năm mười lít gạo, mười, hai chục lít dầu dừa là không lao động, không sản xuất, là bóc lột, là chủ nghĩa tư bản xấu xa.

          Tôi cắt tóc ngắn lên, cho gọn gàng, cho có vẻ thầy giáo. Phần thì để né mấy tay du kích bên Cầu Bắc Tân Thạch, quê hương Đồng Khởi. Mấy tay du kích VC này có kiểu làm tiền rất láu cá, bằng cách làm nhục khách bộ hành qua phà, dùng súng, chận họ lại, bắt vào hớt tóc. Tóc dài là tàn dư

          Mỹ Ngụy. Ngồi trước gương của ông thợ hớt tóc đầu đường, thấy tóc mình đã điểm vài sợi bạc, dù tôi chưa đầy ba mươi tuổi. Tôi mặc lại chiếc áo sơ mi trắng năm học đệ nhứt, đã ố vàng. Chiếc quần xanh được nhuộm đen. Mặc áo bỏ vô quần, mang giày với đôi vớ rách. Tôi xách chiếc cặp táp cũ nhưng không để đựng sách vở. Sách vở ích gì cho buổi ấy. Chiếc cặp đựng cái can nhựa mười lít dầu dừa. Tôi nhập vai thầy giáo, dù ước mơ làm thầy giáo làng, có vợ bán hủ tiếu để tôi ăn trừ cơm những ngày mưa bán ế, đã chết tự lâu rồi, từ Mỹ Tho qua Bến Tre dạy học, canh giờ đến lớp hay tan học, hòa vào đám học trò để vượt qua trạm Cầu Bắc.

          Tôi đi buôn lậu dầu dừa được chừng sáu tháng thì thằng bạn học cũ thời trung học cũng ở tù về, rủ tôi hùn tiền mua chiếc xích lô đạp. Nó chạy sáng, tôi chạy chiều hoặc ngược lại. Thằng bạn tôi nói, cay đắng: “Thằng Mỹ quýnh quáng bỏ chạy, còn làm rớt lại cái tên Mỹ, Xô xích Le, xe xích lô”. Tôi thì lại nói: “Mấy ông tai to, mặt lớn của tụi mình thì hô hào tử thủ, để có thời giờ tom góp vàng bạc, đô la rồi dông, còn làm rớt lại chức dân biểu. Xô xích Le, dân biểu. Dân biểu đâu, mình chạy đó”.

          Một buổi chiều sau khi chở khách ra bến xe cổng thị xã, tôi thả xe không về chợ Vòng Nhỏ thì thấy một ông cắc chú đội chiếc nón mây đan, rộng vành, như Khương Đại Vệ trong phim kiếm hiệp tàu trước 75. Ông mặc chiếc quần tiều lỡ, quá gối, chiếc áo thung tay dài gần tới cùi chỏ, bỏ vô quần, gánh hai cái cần xé không, đi lủi thủi. Tướng đi ngờ ngợ, quen quen. Chú Phu rồi chứ chẳng ai!

          “Đi xích lô hông? Chú ba!” Chú Phu nhìn lên, ngơ ngác, ngờ ngợ một lát, rồi nhận ra tôi. Tôi đã đổi thay nhiều quá.

          “Chèn ơi! Vậy mà ngộ tưởng nị chết rồi.”

          “Chết sao được! Sống nhăn răng ra đây nè.”

          Tôi chở chú Phu về nhà. Cũng căn nhà lợp ngói âm dương ở đường Huyện Toại, nhưng có vẻ tiêu điều, u ám. Chiếc xe hủ tiếu xập kỷ nìn, năm xưa, ngày cũ, còn đậu trước hàng ba, xẹp bánh, bụi bám, nhện giăng.

          “Nị ở chơi, ngộ nấu hủ tiếu cho nị ăn. Lâu quá ngộ cũng không có ăn hủ tiếu.”

          “Vậy chứ chú thôi bán hủ tiếu rồi sao?”

          “Thôi lâu rồi! Giờ ai cũng mạt, tiền đâu ăn hủ tiếu.”

          “Thì bán cho mấy ổng.”

          “Ổng nào? À mấy ông cách mạng hả? Ờ mấy ổng đâu có thèm ăn hủ tiếu. Mấy ổng ăn vàng không hà.”

          Chú Phu đem ra một tô hủ tiếu và một lít rượu. Tô hủ tiếu, chú Phu vừa mới nấu, cũng chịu cùng số phận tang thương theo vận nước, chỉ nước lèo, bánh và lèo tèo những lát thịt mỏng như tờ giấy quyến.

          Tôi nhớ tô hủ tiếu Muội nấu cho tôi ăn trong những ngày mưa bán ế. Tô hủ tiếu với bánh bột lọc làm bằng gạo Gò Cát, trụng với nước thật sôi, dai mà không bở như hủ tiếu Sài Gòn, nước lèo nấu bằng xương heo, tôm khô, khô mực, cải bắc thảo, thêm vài tép mỡ, điểm xuyến vài cọng sà lách non xanh với mấy cọng hành luộc, một nhúm giá, vài lát ớt sừng trâu xắt mỏng, rắc chút tiêu, ăn với xì dầu và dấm đỏ. Tô hủ tiếu, người thương mình nấu, ly cà phê sữa nhỏ, xây phé nại, do chính tay mình pha, trong những ngày bão rớt, mưa dầm, bán ế giờ đã trở thành kỷ niệm. Tôi không tiện hỏi thăm về Muội, dù rất muốn.

          Tôi hỏi: “Chú bây giờ làm gì để sống?”

          “Thì nị thấy đó, ngộ đi mua ve chai, lông vịt về bỏ cho vựa. Nghề ve chai lông vịt mà, nghề móc bọc, móc bọc ny lon đem xuống sông rửa, rồi cân ký. Bây giờ khổ quá! Nhớ hồi xưa mình vui quá!”

          Lít rượu ngâm ô môi, cho có màu, chú, cháu cưa hai gần hết.

          Chú Phu, chưn nam đá chưn chiêu, lảo đảo bước vào nhà trong, lấy ra cái bọc ny lon.

          Chú nói: “Con Muội! Nó gởi cho nị. Con Muội! hu hu! Nó chết rồi!”

          “Muội ơi!”

          “Ngộ biết nó thương nị. Lúc nị đi ở tù, nó nói nó chờ nị được tha về, nó sẽ đi bán hủ tiếu nuôi nị. Nhưng có được đâu! Tụi nó đánh ăn tụi mình rồi lại giành ăn, đánh lẫn nhau. Thiệt hết biết! Hết Pol Pot, Bành Trướng Bắc Kinh, rồi Nạn Kiều. Ngộ sợ tụi nó sẽ đuổi cha con ngộ về Trung Quốc.

          Tưởng thống chế bỏ ngộ chạy ra Taiwan. Mao xếnh xáng rượt ngộ chạy tuốt đến đây. Mỹ Tho đất lành chim đậu. Rồi sanh ra con Muội. Ngộ nói với con Muội: “Mỹ Tho bây giờ đất dữ rồi, thôi bay đi con!”

          Muội ngần ngừ, có ý đợi nị về. Ngộ nói: “Nị làm quan, mà lại rằn ri nữa, tù biết đến lúc nào ra? Nếu không đi; sợ không còn có dịp. Cái cột đèn còn muốn đi nữa mà.”

          “Suốt cuộc đời bán hủ tiếu, ky cỏm được hai cây vàng, ngộ xuống năn nỉ mấy xì thẩu dưới chợ Mỹ Tho cho con Muội một chỗ.”

          “Tàu nó ra cửa được ba ngày đêm thì bơm nhớt bị hư, máy lột dên, trôi giạt. Ở hải phận quốc tế, tàu buôn qua lại nườm nượp mà không ai vớt. Ba tuần linh đinh trên biển, tuyệt vọng quá, mấy người đi trên tàu gom quần áo, giày dép lại, đốt. Cuối cùng có chiếc tàu buôn tội nghiệp dừng lại, thả thang dây xuống. Ba tuần trên biển, nị nghĩ coi, sức đâu nữa mà leo. Nó sút tay, rớt xuống biển. Chết chìm. Hu hu.”

          Chú Phu không còn nước mắt nữa để khóc, chú chỉ kêu hu hu, tiếng kêu của con thú bị một vết thương trí mạng, bị ví vào đường cùng, không lối thoát thân.

          “Đêm trước khi đi, nó đưa cho ngộ cái này, nói nếu nị còn sống sót trở về, thì đưa lại cho nị. Hu hu!”

          Trong cái bọc ny lon, chú Phu đưa cho tôi, là chiếc áo bà ba hình chữ hỉ tôi may cho em ngày cũ. Muội ơi! Xác em giờ ở phương nào. Trôi vào đất Thái hay vào Nam Dương. Áo bà ba, Muội yêu, hòa biển tím. Tình còn đây trời đày ta mất nhau.

          Tôi không còn khóc được nữa, nước mắt tôi đã cạn lâu rồi. Miệng tôi méo xệch như mếu, mắt chớp chớp, mặt nhăn nhúm, giựt giựt.

          “Muội ơi! Anh sẽ đem chiếc áo bà ba hình chữ hỉ của chúng mình theo, ra biển!”


          Đoàn Xuân Thu
          April 9, 2015

          Comment


          • Tiếng Việt không dấu

            Tiếng Việt không dấu

            Trước Halloween, con nhận được text của mẹ gởi qua iPhone: "Cuoi tuan nay me bay qua tham con, nho con dat ve".
            Con trai tức tốc bay qua. Mẹ ngạc nhiên:
            - Tuần sau mẹ về rồi. Con qua làm gì?
            - Mẹ text bảo con qua “dắt về” mà?
            - Đâu có, mẹ bảo "đặt vé" mà!



            Ngày lễ, con trai được nghỉ học nói sẽ lái xe về nhà. Cả nhà chờ mãi, mẹ bảo đứa em gái nhắn tin: “Ve toi dau roi?”.
            Trả lời: “Dang mua qua chua ve duoc”.
            - Ảnh nói đang bận mua quà.
            Anh trai về, em gái hí hửng:
            - Quà em đâu?
            - Quà gì?
            - Hồi nãy anh nói đang mua quà?
            - Tao nói mưa quá chứ mua quà hồi nào!



            Lý do

            Xe buýt chở đầy du khách đang vun vút đổ dốc. Một chàng trai thục mạng đuổi theo.
            Một bà khách thò đầu ra cửa sổ hét:
            - Đợi chuyến sau đi, không kịp đâu cháu!
            - Nh...ấ...ất định phải kịp ạ....
            - Không kịp đâu, nguy hiểm lắm!
            - Nhưng cháu là tài xế mà!



            Ứng xử

            Trong giờ giảng về ứng xử, cô giáo đặt câu hỏi:
            - Giả dụ, các em vô ý đạp lên chân một người khác, các em phải làm gì?
            Tom giơ tay:
            - Dạ em sẽ nói: 'Cháu xin lỗi ạ'.
            - Giỏi! Nếu người đó thấy em lễ phép, thưởng em một cái kẹo, thì em phải làm gì?
            - Dạ, em sẽ đạp lên chân kia!


            Last edited by BachMa; 10-28-2015, 06:05 PM.

            Comment


            • Chuyện Bốn Mươi Năm Trước

              Chuyện Bốn Mươi Năm Trước
              Hoàng Thị Thanh Nga


              Đó là ngày 29 Tháng Tư tại Vũng Tàu. Cảnh rừng người ôm gói bồng bế, tao tác hoảng loạn, chen lấn lên tàu hôm ấy hệt như ngày tận thế đuổi tới phía sau. Dân chạy cộng sản. Lần này là chạy ra khỏi đất nước, không như năm 1954 chạy vào phương Nam vẫn còn là quê hương.

              Mọi người trong thủy thủ đoàn của tôi tận lực giúp đỡ nâng kéo dân chạy giặc trong bờ túa lên tàu, từ những chiếc ghe nhỏ dập dềnh như lá thu rụng ngập tràn mặt nước. Tiếng người ơi ới gọi nhau, pha trộn tiếng trẻ con la khóc, náo động vang rền một góc sông. Mọi người hối hả lo lắng sợ không đến phần mình được lên. Khi sàn tàu không còn chỗ chen chân với mấy ngàn người, bên dưới nhiều chiếc ghe trống trơn, nhẹ tênh chao đảo, nhưng vẫn còn ghe có một số người chưa lên được. Nhìn xuống, mắt tôi chợt chạm vào ánh mắt van nài cuống quýt của một người đàn ông, tay phải cụt, tay trái ôm đứa bé chừng 2 tuổi, giọng khẩn khoản. Tôi trèo thang dây xuống định kéo cha con anh lên, anh ta dúi vào tay tôi đứa bé, nói nhanh…anh làm ơn cho tôi gởi thằng con, tôi phải quay về…Tôi lên tàu giao lại đứa nhỏ cho một người lính rồi tuột xuống.

              Tâm trạng phân vân Ði hay Ở giằng co khốc liệt trong tôi suốt ngày hôm nay. Tôi đang được đứng an toàn trên con tàu sẽ đi khỏi nơi đây, trong khi biết bao người dưới kia khao khát cuồng điên chờ nắm lấy sợi thang leo lên. Họ có thể rơi xuống nước mất mạng bởi tranh giành chen lấn! Chẳng lẽ tôi khước từ cơ hội ưu tiên quý giá này? Nhưng bỗng tôi quyết định mau lẹ dứt khoát trong một giây, ngay vào thời điểm tàu nhổ neo bởi người đàn ông gởi con đó. Anh ta biết việc ra đi là điều sống còn bức thiết, nhưng đành gởi đứa con nhỏ vô thức của mình cho người xa lạ, vĩnh viễn không hy vọng có ngày gặp lại. Anh quay về có lẽ vì anh còn nặng trách nhiệm với cha yếu mẹ già không thể cùng mang theo? Tôi cũng vậy, tôi còn người mẹ già, một mẹ một con sống đơn chiếc từ ngày di cư vào Nam. Tôi còn người vợ trẻ, nàng cũng chỉ có mẹ con tôi là người thân duy nhất, lại đang mang thai đứa con đầu lòng sắp sinh, có thể nàng đã sinh rồi nhưng vì thời cuộc rối ren tôi không nhận được tin! Tôi đứng dưới ghe vẫy chào tiễn biệt bạn bè, mặc những tiếng réo gọi khẩn thiết…

              Về đến Sài Gòn. Nghe trên đài phát thanh đọc lệnh đầu hàng của ông Tổng thống một ngày Dương V. Minh, lòng người lính thất trận quặn đau như người hấp hối trên giường mơ hồ nghe âm vang hồi chuông báo tử. Hai giọt nước mắt chợt lăn trên khuôn mặt phong trần lính tráng, mặn đắng. Sài Gòn đổi chủ, không thể diễn tả được cảnh tượng lúc này. Ðường phố tràn ngập bộ đội việt cộng. Dân chúng nhiều người không hiểu đại họa vừa đến, tò mò ra đường đứng nhìn, thậm chí reo hò cổ vũ vì thấy… lạ, vui.

              Tôi về đến nhà đúng lúc mẹ đang cuống quýt lo lắng, vợ tôi trở dạ lâm bồn. Vào lúc thời cuộc rối loạn nhiễu nhương, ra đường sợ tên bay đạn lạc, vả lại tất cả công sở lẫn bịnh viện hoặc nhà hộ sinh đều “vườn không nhà trống”. May!...Mẹ tôi xưa là y tá bịnh viện, tuy không thông thạo hộ sinh nhưng lúc này bà phải bình tĩnh đỡ đẻ cho con dâu. Ơn Trời! Ca hộ sinh bất đắc dĩ diễn ra suôn sẻ, mẹ tròn con vuông!

              Con trai tôi sinh ra giữa ngày 30/4/75, ngày đau thương uất hận phủ trùm toàn cõi Việt Nam! Tôi đặt tên con là…Quốc Hận. Lưu Quốc Hận.

              Cái giá phải trả cho quyết định ở lại là những năm lao tù khổ sai, di chuyển nhiều trại cuối cùng “định cư” lâu dài ở trại Ba Sao Phủ Lý, là quê mẹ tôi lúc chưa di cư vào Nam. Tôi không có chút cảm xúc nào với “quê” của mình, chỉ thấy vừa e ngại vừa xót xa những người dân lam lũ chân đất, họ quá cùng khổ. Trong tù, hàng ngày phải “lao động” rã rời thân xác, phải “học tập” chính trị đau đầu, chịu đựng đến buốt nhói tâm hồn bởi lời miệt thị sỉ nhục của những tên gác tù. Mệt nhoài là vậy nhưng nhiều đêm tôi không thể ngủ vì cơn đói bạo liệt hành hạ, chong mắt nhìn trừng vào bóng đêm ngẫm nghĩ, mình đúng hay sai khi quyết định ở lại??? Ở lại, tôi chẳng chăm lo nuôi nấng được mẹ và vợ con, trái lại để mẹ đau buồn lo lắng khóc ngày khóc đêm đến lòa đôi mắt. Ðể gánh nặng đè oằn vai còm cõi vợ mỗi đợt thăm nuôi, nhưng chưa biết tôi có thể giữ được cái mạng mỏng nàng chắt chiu nhọc nhằn tiếp sức cho đến ngày “đoàn tụ” hay không? Bởi một lần kiết lỵ sắp ra hố và một lần cùm biệt giam. Còn nàng, khuôn mặt bầu bĩnh tròn đầy ngày trước nay võ vàng sâu trõm, đôi lúm đồng tiền xinh giờ hóa thành đôi dấu ngoặc đơn ngậm ngùi.

              Người em duy nhất của mẹ, năm 1954 còn kẹt lại miền Bắc giờ là cán bộ nhà nước, cậu vào trại tù thăm tôi một lần chỉ để đay nghiến…Anh ngu bỏ mẹ, lính thủy ở trên tàu mà không đi luôn còn lộn xuống làm gì?…

              Nếu ngày ấy ra đi, bản thân tôi không phải tù tội. Mà giờ đây còn có thể tiếp giúp tiền bạc để mẹ và vợ con được no ấm…

              Nhưng ở lại tôi mới thấy nhiều mặt cuộc đời! Mới hiểu rõ hơn nỗi gian truân cơ cực và sự chung thủy của vợ, của người phụ nữ Việt Nam. Ở lại mới nếm mùi “thiên đàng xhcn” để chia sẻ cảm giác thống khổ tận cùng của dân Việt thời cộng sản. Ở lại, tôi là một trong những chứng nhân về sự dã man tàn ác của kẻ thắng trong cuộc nội chiến tương tàn. Ở lại tôi mới hiểu thêm tình nghĩa huynh đệ chi binh trong cơn hoạn nạn, chia sẻ với nhau mẩu đường nắm muối tiếp chút sự sống, giúp nhau lúc bịnh hoạn kiệt quệ, dù người “khỏe” cũng chẳng hơn gì người bịnh. Và ở lại, tôi mới chứng kiến nhiều người sĩ quan ưu tú xưa kia nay để mất sĩ khí, cam tâm làm “ăng ten” cho cai ngục hãm hại anh em, hưởng chút “ưu tiên” thăm nuôi, mơ tưởng lời hứa cuội sớm về “đoàn tụ”!...Tất cả bản chất xấu tốt của con người bộc lộ hết trong hoàn cảnh khốc liệt này.

              Sau tám năm đi “học tập” trở về mẹ tôi đã ra người thiên cổ khi tuổi đời chưa quá sáu mươi. Thiếu thốn cơm ăn thuốc uống dẫn đến suy nhược thể xác, mẹ tôi như ngọn đèn cạn dầu lụi bấc, nhưng nguyên cớ sâu xa chính là suy sụp tinh thần bởi trông chờ lo lắng thằng con!

              Ngày về tôi lăn lóc chợ trời mưu sinh. Còn đâu một thuở oai vệ phong độ trong bộ Worsted trường Võ Bị Quốc Gia, rồi bộ binh phục trắng tinh lính thủy, “lính” phó hạm. Cuộc đổi thay dâu bể phũ phàng! Giờ đây với bộ kaki sờn rách, tôi đánh vật cùng bao hàng mỗi sớm mỗi chiều trên chiếc xe đạp cà tàng, vất vả với những thứ thượng vàng hạ cám. Nào là đinh ốc, cờ lê, bù loong, con tán, cái muỗng, cái ca, cái “cặp lồng” inox sáng choang hoặc màu xanh tối mang nhãn USA, những thứ xưa kia rất đỗi tầm thường với dân miền Nam, bây giờ quý giá sang trọng với dân miền Bắc vì cái mác USA.

              Một buổi trưa Tháng Sáu, bầu trời giăng mắc những đụn mây xám nặng nề, báo hiệu cơn mưa giao mùa. Vắng khách nhưng tôi cố ngồi nán thêm, lấy miếng nhựa che đậy “gian hàng” rồi dựa gốc cây lim dim suy nghĩ. Bất giác buông tiếng thở dài ngao ngán, không biết cuộc đời rồi sẽ ra sao? Ðang nghĩ ngợi vẩn vơ chợt tôi nghe tiếng rào rạo của bánh xe sắt nghiến trên lề đường về phía mình. Một đôi vợ chồng tàn tật bán vé số. Chị vợ cụt hai chân đến gối ngồi trên mảnh ván gắn bốn bánh xe, miếng đế vỏ xe cột vào hai tay như… đôi giày, đẩy xuống đất di chuyển. Anh chồng trong bộ đồ rằn ri TQLC cũ kỹ bạc màu, một bên ống tay áo phất phơ dưới chỏ, thỉnh thoảng dùng chân đẩy nhẹ xe giúp vợ, tiến về gốc cây ngồi nghỉ dưới bóng mát. Tôi chợt ngờ ngợ, khuôn mặt khắc khổ người đàn ông này tôi đã gặp ở đâu? Ở đâu nhỉ???...

              Anh ta nhìn tôi, một thoáng lựng khựng, quay đi rồi quay lại len lén liếc, như kẻ gian. Tôi cũng vậy, lén nhìn anh ta cũng như…kẻ gian, cố phủi bụi thời gian trong đầu tìm kiếm một dấu vết liên hệ. Tôi nhớ ra rồi, cánh tay cụt. Anh ta chính là người đàn ông năm nào giao đứa nhỏ cho tôi mang lên tàu…

              Có lẽ anh cũng ngờ ngợ tôi nên nở nụ cười méo mó trên cái miệng móm. Mười mấy năm rồi còn gì, ngày xưa còn trẻ mà nhìn anh đã già khắc khổ huống chi bây giờ, sau thời gian dài nếm đủ mùi “thiên đường xã hội chủ nghĩa” thì công tử Bạc Liêu cũng phải xuống sắc nói gì đám tội dân chúng tôi. Anh ngồi xuống, e dè gợi chuyện:

              - Anh cho hỏi thăm, có phải hồi trước anh là lính thủy?

              Tôi vỗ vai người đàn ông thân mật và hỏi một câu để xác định nghi vấn:

              - Phải, còn anh có phải là người nhờ tôi đem đứa bé lên tàu?

              Lời nói của tôi như đem lại cho cái thân thể quắt queo tiều tụy kia một luồng sinh khí, mắt anh ngời lên với tất cả tinh anh còn sót, có lẽ nhìn thấy tôi anh như nhìn lại được đứa con bé nhỏ ngày xưa vẫn luôn khắc khoải trong tâm tưởng, anh vồ lấy tôi miệng lắp bắp mà trong khóe mắt ứa ra hai giọt nước:

              - Ðúng rồi. Ðúng là tôi nhờ anh giúp đưa thằng cu Tốt lên tàu…Cám ơn Trời Phật cho tôi gặp anh. Bây giờ con tôi nó ra sao rồi? Tôi gởi nó đi mà lòng bứt rứt không yên, lo lắng mãi, biết nó có được sống tốt hơn không hay bị sao rồi!?

              Câu hỏi của người đàn ông khốn khổ này tôi chẳng thể trả lời. Chị vợ cũng rướn người nhìn chòng chọc vào mặt tôi, căng thẳng chờ đợi. Tôi ở lại, rồi từ bấy đến nay không hề có tin tức gì từ bạn bè, kể cả thằng Vinh, người tôi trao đứa bé, nên số phận lưu lạc của nó tôi không biết gì hơn anh. Nhìn nét tuyệt vọng trên khuôn mặt hai vợ chồng người tàn tật quá đau lòng. Tôi an ủi họ mà lòng buồn nẫu:

              - Còn sống là còn hy vọng anh à. May chúng ta gặp lại nhau, để tôi cố dò tìm tin tức cháu rồi báo cho anh chị…

              Tôi hứa liều để trấn an họ chứ tôi biết tìm đứa bé bằng cách nào!?

              Cuộc đời nhiều khi ta phải tin ở nhân duyên. Như nhân duyên gặp gỡ giữa tôi và vợ chồng người thương binh ấy.

              Anh bị thương cụt tay trong đợt tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị năm 1972 của một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến. Thương tích chưa lành còn nằm trong Quân Y Viện Cộng Hòa, thì được tin ở quê nhà huyện Long Ðất - Bà Rịa - vợ anh bị hầm sập đè nát hai ống chân bởi hỏa tiễn 122 ly việt cộng pháo kích, phương tiện cấp cứu chậm trễ ở vùng quê hẻo lánh luôn bị đắp mô đào đường khiến đôi chân chị hoại tử dẫn đến tháo khớp đầu gối. Ngày việt cộng cưỡng chiếm miền Nam, anh biết cuộc đời tàn phế của vợ chồng anh hứa hẹn một tương lai bi đát cho đứa con. Anh không thể cõng vợ bồng con chen trong dòng người ồ ạt chạy loạn nên chọn cách chỉ bồng con đi. Nhưng một giây cuối cùng đứng trên ghe anh quyết định ở lại, bởi không nỡ nhẫn tâm bỏ rơi vợ tàn tật nên đành dứt ruột “quẳng” con lên tàu cho người xa lạ mang đi!

              Cuộc gặp gỡ này chẳng mang lại cho vợ chồng anh chút hy vọng nào về tin tức đứa con. Nhưng anh coi tôi như ông thần có thể ban cho anh phép lạ cùng hạnh phúc. Tôi là ánh sáng lập lòe cuối đường hầm, là mấu chốt duy nhất để bám víu hy vọng, cho dù ngày 29/4 năm đó coi như anh chấp nhận vĩnh biệt đứa con. Giờ đây niềm hy vọng chợt bùng lên. Anh làm như tôi là người luôn đem lại may mắn, trong khi số phận tôi bi đát không kém!

              Nhưng tôi may mắn thật! Trong lúc cuộc sống càng lúc càng khó khăn bế tắc thì chương trình HO đem lại cho cựu tù binh cũ nguồn hy vọng tràn trề, là phao cứu sinh cho những người sắp chết chìm.

              Tôi được đến Mỹ vào năm 1994. Thật vô vàn cảm tạ ơn trời! Trước khi đi, tôi đem lại cho vợ chồng anh thương binh tên Tín đó tất cả những vật dụng còn dùng được trong gia đình, cả mớ đinh ốc nặng nề làm vốn liếng mưu sinh.Nhưng có lẽ anh kéo lê đến chợ trời bán hết thì thôi chứ không thể “kinh doanh” mớ hàng nặng này… Và cả niềm hy vọng quý giá nhất, là tôi sẽ tìm được tông tích thằng con lưu lạc cho anh.

              Qua Mỹ. Tôi không bỏ lỡ bất cứ cuộc hội họp đồng hương, hội chợ xuân trong vùng, hoặc bất cứ đại hội nào do binh chủng Hải Quân tổ chức, mong gặp lại Vinh hoặc đồng đội cùng phục vụ trên chiến hạm năm xưa. Tôi tự gánh trách nhiệm này một phần cũng do cảm phục nhân nghĩa anh Tín, nếu năm xưa anh để tôi kéo hai cha con anh lên tàu thì bây giờ cuộc đời anh đã khác.

              Sau mười năm kiên trì tôi đã liên lạc được Vinh đang định cư ở Úc. Ngày ấy nhận đứa bé từ tay tôi, thấy cu Tốt sáng sủa khôi ngô lại cảm thương đứa trẻ lạc loài, Vinh cưu mang nuôi nấng rồi khai nó là con với họ Vinh. Vinh đặt lại cho nó cái tên mang ý nghĩa tha hương, Trần Viễn Phương.Vợ Vinh cũng thương yêu đứa trẻ, nó là anh lớn của hai đứa em, sống trong gia đình êm đềm hạnh phúc. Sau hơn 30 năm được nuôi dưỡng ăn học ở xứ sở tự do, nay Phương đã thành tài và có gia đình riêng. Năm Phương 18 tuổi, tuổi trưởng thành, Vinh đã kể cho con nghe về quan hệ gia đình của họ. Phương rất cám ơn cha về điều này.

              Từ ngày đi Mỹ tôi vẫn thư từ liên lạc với anh Tín, thỉnh thoảng và ngày lễ Tết tôi thường gởi chút tiền nhỏ giúp đỡ, cũng là để anh có khoản bù vào chi phí tem thư gởi đi nước ngoài đối với anh rất nặng.

              Sau hơn 30 năm, đứa trẻ lưu lạc ngày xưa đem vợ con về mái lều xiêu vẹo, nơi có hai vợ chồng tàn tật run rẩy đứng chờ, nước mắt hạnh phúc rơi trên đôi má cóp nhăn già trước tuổi. Tuyệt diệu thay sự trùng phùng như chuyện cổ tích mà tôi có cơ duyên làm nhân chứng. Nhớ ngày 29/4 năm đó, người đàn ông đứng chết lặng nhìn chiếc tàu từ từ rời xa bến sông, thằng bé nhoài người khóc thét, tiếng khóc xé lòng…Giờ đây hình ảnh hai người nghèo khổ tật nguyền sung sướng ôm ấp vuốt ve con cháu lành mạnh tươi đẹp như báu vật, mãi không muốn rời như sợ mất đi lần nữa, khiến ai thấy cũng phải xúc động rơi nước mắt. Coi như thượng đế bù đắp cho số phận khốn khổ của họ chút ấm áp cuối đời.

              Tốt không thể lãnh cha mẹ sang Úc nuôi dưỡng vì giấy tờ đã thay đổi tên họ nhiêu khê, vả lại vợ chồng anh Tín cũng chẳng muốn làm gánh nặng cho con, gặp lại được nó sau cuộc chia ly tưởng như vĩnh biệt ngày ấy đã là ân huệ của Trời! Mỗi năm Tốt đều đưa vợ con về thăm và chu cấp tiền để cuộc sống cha mẹ đỡ phần khốn khó. Câu chuyện kết thúc có hậu.

              Tháng Tư tới đây, thằng Quốc Hận con tôi tròn 40 tuổi. Cũng là bốn mươi năm lòng người lính cũ khắc khoải ngậm ngùi. Bốn mươi năm chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm cho Việt Nam! Coi cuốn phim tài liệu Last Days in Vietnam lòng người tỵ nạn chùng nặng một nỗi buồn khôn tả. Hình ảnh tao tác đau thương ngày ấy giờ hiển hiện toàn cảnh trên từng thước phim. Cuộc di tản thực hiện ồ ạt vào những ngày cuối Tháng Tư nhưng chủ yếu là cho người Mỹ và nhân viên của họ, một số người dân nhạy bén thời cuộc “ăn theo” với vận may ở tòa sứ quán Mỹ, rồi gia đình ly tán vì người lên được trực thăng người kẹt lại, bàng hoàng thảng thốt. Một hòa bình trong đau thương, chia lìa hơn cả chiến tranh!

              Cuộc di tản này, riêng Hải Quân Việt Nam với 30 chiến hạm đã mang được hơn ba chục ngàn đồng bào di tản từ Vũng Tàu, Côn Sơn đến Philippines an toàn như phép lạ!

              Lòng người dân Việt mãi còn khắc khoải đau buồn mỗi ngày Tháng Tư đen, ngày mất nước.

              Vậy mà đã bốn mươi năm chồng chất!



              Thắm Nguyễn


              Comment


              • Nét Đẹp Nào Hơn?

                Nét Đẹp Nào Hơn?


                Sau ngày đăng quang lên ngôi hoa hậu, để tỏ lòng thành kính và cám ơn, cô tân hoa hậu lên Chùa với hoa quả để tạ ơn với niềm vui đang trào dâng.

                Cô liền tới gần chú tiểu, kiêu hãnh hỏi:
                -Tôi là hoa hậu mới đăng quang, chú có thấy tôi đẹp không?

                -Chú tiểu nhẹ nhàng đáp:
                Thưa cô có cả hàng ngàn vạn người còn đẹp hơn rất nhiều.

                Nghe nói thế cô gái mở tròn đôi mắt đáp:
                Hoa hậu là người đẹp nhất trong những người đẹp rồi. Chú nói thử xem những người đẹp hơn tôi như thế nào?

                Chú tiểu đáp:
                - Giữ gìn trang nghiêm giới hạnh là thân đẹp
                - Ăn ở hiền hòa, thủy chung là nết đẹp
                -Thấy người ta ngã mà nâng lên, đó là cử chỉ đẹp
                - Thấy người ta đói cho ăn, rách cho mặc, nghèo túng thì giúp đỡ, đó là tấm lòng đẹp
                - Phụng dưỡng cha mẹ già, chu cấp cho người cô quả, cúng dường chư tăng ni đó là tâm hồn đẹp.
                - Thấy người ta lâm nguy, sợ hãi nói lời an ủi, giúp đỡ là ngôn ngữ đẹp
                - Tánh nết đoan chính không có gì đáng tuyên dương cả.


                Last edited by BachMa; 11-05-2015, 07:53 PM.

                Comment


                • Truyện Cười Người Lớn

                  Truyện Cười Người Lớn

                  Hai vợ chồng kia rất yêu thương nhau, sau 10 năm thử thách bà vẫn chưa có bầu. Cuối cùng ông đồng ý nhờ một người đàn ông khỏe đẹp để cấy giống. Mọi chuyện đã sắp đặt, giờ hành sự đến, ông rời nhà, dặn vợ sẽ có người tới làm phận sự, bà cứ tự nhiên tiếp đại ân nhân.

                  Trong khi ấy, một nhiếp ảnh gia chuyên chụp hình trẻ em dạo trong vùng, tới gõ cửa. Chủ và khách đều thuộc diện mau mồm miệng. Khách chưa kịp mở lời chủ đã vồn vã mời vào, bà nhanh nhẩu :

                  - Tôi biết ông là ai, đến đây làm gì, tôi đang chờ ông đây xin ông tự nhiên.

                  - Thật vậy sao, hôm nay tôi có chương trình giảm giá đặc biệt, sản phẩm trẻ em là chuyên nghề của tôi, bảo đảm không vừa ý không tính tiền bà.

                  - Thế tốt, đó là điều vợ chồng tôi mong muốn. Xin ông cho biết mình sẽ làm việc ở đâu ?

                  - Bà cứ yên tâm, theo kinh nghiệm của tôi, phải làm hai cái trong bồn tắm, trên bàn ăn, dưới bếp, sau đó có thể bò càng dưới sàn nhà.

                  - Trong bồn tắm ? Dưới sàn nhà ? Chồng tôi chưa bao giờ làm như thế, hèn gì…

                  - Thưa bà nghề chúng tôi không bảo đảm làm đâu trúng đó, tôi phải thử 5, 7 kiểu, mỗi vị trí một hai cái, càng nhiều góc cạnh khác nhau càng hy vọng mang lại kết quả tốt.

                  - Chồng tôi xưa nay chỉ có một chỗ, làm hoài một kiểu hèn chi… Nếu vậy, xin ông làm liền, tôi nóng lòng lắm rồi.

                  - Thưa bà, nghề này không cho phép chúng tôi vội vã, mặc dầu chỉ cần 5, 10 phút, nhưng thiếu chuẩn bị kết quả sẽ không làm bà thỏa mãn.

                  - Phải rồi, chồng tôi không có kinh nghiệm, ông ấy vội vội vàng vàng, phụp một cái là xong, đem đi rửa (hình), hèn chi …

                  - Thưa bà, tôi không dám chê ông nhà, nhưng hành nghề như vậy hèn gì trong nhà bà không có một sản phẩm nào ra hồn.

                  - Phải rồi, chúng tôi cũng muốn có hình ảnh con cháu cho đỡ buồn.

                  Anh phó nhòm mở cặp lấy ra mấy tấm hình trẻ em. Chỉ một tấm chụp trong sân trường:

                  - Thưa bà, cái này, chúng tôi làm việc ở sân trường.

                  - Ấy chết, ai lại làm ở nhà trường, không sợ cảnh sát sao ?

                  - Không sao, thưa bà, lúc làm cái này chúng tôi chuẩn sẵn từ ngoài, vào tới là phụp liền, cảnh sát cũng khoái đứng xem chúng tôi làm suốt buổi !

                  Phó nhòm đưa tấm hình khác chụp em bé sinh đôi:

                  - Cặp sinh đôi này thật là khó khăn, bà mẹ các cháu không giữ nổi, chúng tôi làm suốt ngày.

                  - Trời đất, làm gì mà giữ không nổi !

                  - Dạ phải, bà ấy luôn chân luôn tay, hai đứa không đứng yên một chỗ, đứa này vừa xáp vô là đứa kia đã ra, cứ thế, lăng xăng mãi, mệt quá, hai đứa vừa ngồi chụm lại, tôi phụp một cái, thật bất ngờ mà lại đẹp thế này.

                  Đưa tấm hình em bé khác chụp ngoài công viên:

                  - Bé này, thưa bà tôi đã mất 4 tiếng đồng hồ làm ngoài công viên, còn hư cả đồ nghề nữa.

                  - Ông nói sao ? Làm tới 4 tiếng đồng hồ ? còn hư cả đồ nghề nữa ?

                  - Dạ phải, thưa bà thằng nhỏ nhúc nhích quá, tôi phải chui vào bụi rậm, chỉ lòi đồ nghề ra, vì nặng, tôi phải để đồ nghề trên cái nạng, thằng nhỏ nhúc nhích sàng qua sàng lại lia chia, rung chuyển cả mặt đất, đồ nghề mất thăng bằng rơi xuống, đụng phải tảng đá làm tôi thót cả ruột gan.

                  - Thôi được, tôi đã xem sản phẩm của ông, mình bắt đầu được chưa, tôi cũng chịu hết nổi rồi.

                  - Thưa bà, xin bà năm phút, tôi ra xe lấy cái tripot, cái nạng để dựng đồ nghề.

                  - Trời ơi, đồ nghề của ông phải chống nạng hay sao ?

                  - Thưa bà, cái cà nông (camera Cannon) của tôi vừa dài vừa nặng, tay tôi cầm không nổi. Ấy… ấy…bà sao vậy ?

                  Nghe tới đó, bà chủ nhà kinh hoàng, bủn rủn tay chân té xuống sàn nhà nằm sùi bọt mép.


                  &&&

                  Có ba chàng trai người Mỹ đi du lich ở rừng già Amazon, chẳng may bi lạc giữa đường và bị một bộ lạc ăn thịt người rất là dã man bắt giữ, 3 chàng trai nài nỉ van xin người tù trưởng tha mạng cho mình, nguòi tù trưởng đồng ý nhưng với một điều kiện là 3 người phải vào rừng để lấy về cho ông ta mỗi người một loại trái cây nhưng mà phải có đủ 10 trái, và chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ thôi, nói xong, 3 chàng trai liền vào rừng và chỉ một lúc sau thì chàng trai thứ nhất trở về với 10 trái cam, người tù trưởng tỏ vẻ hài lòng vói chàng trai này và nói :

                  - Mày cũng nhanh tay quá, vậy bây giờ mày có muốn sống không?

                  - Chàng trai 1 : Dạ thưa ông, con xin ông tha cho con ạ .

                  - Tao tha mạng cho mày cũng được, nhưng mà mày phải nhét hết 10 trái cam của mày vào trong hậu môn, nhét vào được hết 10 trái thì tao tha, còn không thì tao ăn thịt.

                  Chàng trai vội vàng cởi quần ra và bắt đầu nhét cam, nhưng mà làm sao anh ta có thể nhét vào bằng đó trái cam được chứ, thế là số phận của anh ta bị kết liễu, và hồn của anh ta thì bay lên trời.

                  Một thời gian sau đó thì chàng trai thứ 2 hăm hở trở về, trên tay anh ta là 10 trái nho, thật là may mắn cho anh ta. Và anh ta cũng bị bắt nhét 10 trái nho, 10 trái nho thì có vẻ dễ dàng với anh ta thật vì anh ta nhét một hồi thôi thì đã được 9 trái rồi, nhưng bỗng nhiên anh ta lại phì cười và 9 trái nho đó bị phọt ra ngoài, thật là đáng tiếc, và thế là hồn lìa khỏi xác, thật là tội nghiệp, hồn của chàng trai thú 2 bay lên trời thì gặp hồn của anh chàng thứ 1, anh chàng thứ 1 vội vàng hỏi :

                  - Hồn 1 ( ngạc nhiên pha lẫn ngây thơ) : Tôi thấy anh nhét nho sung lắm mà, sao tự nhiên đang nhét lại phì cười ra để cho nho nó tọt hết ra ngoài vây?

                  - Hồn 2 : Tôi cũng biết vậy, nhưng mà anh có biết không, khi tôi đang cúi xuống để nhét trái nho cuối cùng thì tôi thấy thằng cha kia đang khệ nệ kéo về một lượt 10 trái sầu riêng, tui mắc cười quá, không hiểu nỗi làm sao mà nó có thể nhét vào 10 trái sầu riêng đưọc, nghĩ đến đây thì tui chịu hết nỗi nên bật cười...


                  &&&

                  Vợ thấy chồng đi làm về, chạy ngay ra đón chồng, hôn 1 cái vào má và thỏ thẻ với ông :

                  - Anh ơi, em “trễ” 2 tháng rồi, chắc chúng ta có em bé quá.

                  Chồng vui mừng khôn xiết vì sắp được làm bố.. 2 vợ chồng cùng nhau xem ti vi và đi ngủ.

                  Sáng hôm sau, chồng lại đi làm, chỉ có mỗi bà vợ ở nhà. Có 1 anh nhân viên Điện lực đến bấm chuông:

                  -Tôi có thể giúp gì cho anh?

                  -À không , tôi đến đây chỉ để báo cho bà biết là bà đã trễ 2 tháng rồi nhá!!!”

                  - Hả? Sao các anh lại biết?

                  - Bà đừng có cố tỏ vẻ ngạc nhiên như thế, bà trễ dù là 1 bữa chúng tôi cũng biết chứ đừng nói chi đến 2 tháng như vậy!!!

                  Quá hoảng sợ, bà vợ nói “thôi đợi chồng tôi nói chuyện với các anh!!! ” rồi đóng sập cửa lại.

                  Ngay sáng hôm sau ông chồng đến ngay công ty điện lực và gặp anh nhân viên thu tiền hôm trước, vỗ bàn hét : ”Này anh kia, anh muốn gì ở vợ chồng chúng tôi?”

                  - Cũng đơn giản thôi, ông bà vui lòng đưa chúng tôi tiền là mọi việc sẽ ổn thỏa

                  Ông chồng nghĩ đang bị tống tiền, nên càng thêm bực tức:

                  - Nếu tao không đưa tiền cho mày thì sao?

                  - Bắt buộc chúng tôi phải cắt của ông thôi – anh nhân viên thu tiền trả lời.

                  Ông chồng há hốc miệng: “Cắt rồi vợ tôi xài cái giiiiiiiiiiiiiiii ??????? ”

                  - Kêu bà ta xài đỡ cây đèn cầy vậy !!!!!


                  Comment


                  • Việt Nữ Kiếm

                    Việt Nữ Kiếm
                    Kim Dung
                    Dịch Giả: Nguyễn Duy Chính




                    - Xin mời!

                    - Xin mời!

                    Hai kiếm sĩ quay ngược lưỡi kiếm, tay phải cầm cán kiếm, tay trái úp lên tay phải, cúi mình hành lễ.

                    Hai người đứng chưa yên vị, đột nhiên một làn ánh sáng trắng nhấp nháy, tiếp theo một tiếng “coong”, lưỡi kiếm chạm nhau, hai bên cùng lùi lại một bước. Những người chung quanh ai nấy đều “ồ” lên một tiếng.

                    Kiếm sĩ áo xanh liên tiếp tung ra ba chiêu, kiếm sĩ áo gấm đều gạt ra được. Người áo xanh rú lên một tiếng dài, trường kiếm từ góc bên trái chém xuống, thế mạnh và nhanh. Kiếm sĩ áo gấm thân thủ nhanh nhẹn, nhảy vọt về phía sau, tránh được nhát kiếm. Chân trái y vừa chấm đất, thân hình đã vọt lên, liên tiếp đâm luôn hai kiếm, công kích đối thủ. Kiếm sĩ áo xanh không chuyển động, nhếch mép cười gằn, vung kiếm gạt ra.

                    Kiếm sĩ áo gấm đột nhiên tung mình chạy quanh đối thủ, mỗi lúc một nhanh. Người áo xanh chăm chú theo dõi mũi kiếm địch, mỗi khi địch động thủ lập tức vung kiếm gạt ra. Người áo gấm bất thần lúc chuyển qua trái, lúc chuyển qua phải, thân pháp biến huyễn bất định. Kiếm sĩ áo xanh chăm chú theo một lúc đã thấy mắt hoa, quát lên:

                    - Ngươi muốn tỉ kiếm hay muốn bỏ chạy?

                    Y lách cách đâm ra hai kiếm thẳng vào địch thủ. Thế nhưng người áo gấm chạy rất nhanh, khi kiếm tới nơi thì y đã ra nơi khác, chung qui mũi kiếm vẫn cách y khoảng một thước.

                    Kiếm sĩ áo xanh thu kiếm về che bên hông, chân phải hơi rùn xuống. Người áo gấm thấy ngay chỗ hở, vung kiếm đâm vào vai trái kẻ địch. Nào ngờ đó chỉ là dụ chiêu của người áo xanh, nên chỉ thấy kiếm vung lên một vòng, mũi kiếm nhanh nhẹn tuyệt luân đã đâm thẳng vào yết hầu. Kiếm sĩ áo gấm sợ hãi khôn tả, trường kiếm vuột khỏi tay phóng thẳng vào tâm oa địch thủ. Đó chẳng qua là kế sách chẳng đặng đừng hai bên cùng chết, nếu như địch vẫn tiến tới, ngực ắt trúng kiếm. Trong tình thế đó, đối phương ắt chỉ còn cách thu kiếm về đỡ, và y mới có đường thoát được cảnh ngộ khó khăn.

                    Nào ngờ kiếm sĩ áo xanh không không né tránh, cổ tay chỉ hơi động, xoẹt một tiếng mũi kiếm đã đâm thẳng vào cổ họng địch thủ. Lại nghe keng một tiếng, trường kiếm người kia ném ra đâm vào ngực y đã rơi xuống đất.

                    Kiếm sĩ áo xanh cười hắc hắc mấy tiếng, thu kiếm về. Nguyên lai ngực y có mang một tấm hộ tâm kính nên mũi kiếm tuy có trúng nhưng không hề bị thương. Yết hầu người áo gấm máu vọt ra có vòi, thân thể dãy dụa không ngừng. Trong đám đồng bọn lập tức có kẻ chạy ra khiêng thi thể đi và lau chùi vết máu.

                    Kiếm sĩ áo xanh cho kiếm vào bao, tiến lên hai bước, cúi mình hành lễ với một vị vương gia ngồi trên một chiếc ghế bọc gấm ở hướng bắc. Vị vương gia đó mặc áo bào màu tía, hình dạng quái dị, cổ rất dài, mỏ nhọn như chim, mỉm cười, tiếng như ngựa hí:

                    - Tráng sĩ kiếm pháp tinh diệu, ban cho mười cân vàng.

                    Người áo xanh quì chân phải xuống, cúi mình tạ lễ:

                    - Tạ thưởng!

                    Vị vương gia đó vung tay một cái, từ bên phải y một vị quan cao gầy, trạc ngoài bốn mươi, hô lớn:

                    - Kiếm sĩ hai nước Ngô Việt, tỉ thí lần thứ hai!

                    Từ phía đông trong phe người áo gấm, một hán tử thân hình to cao, tay cầm một thanh đại kiếm bước ra. Thanh kiếm dài đến hơn năm thước, thân kiếm rất dày, hiển nhiên nặng nề khác thường. Phía tây cũng bước ra một kiếm sĩ áo xanh, người tầm thước, trên mặt đầy những vết sẹo ngang dọc tính ra phải đến mười hai mười ba nhát chém, chỉ mới nhìn cũng biết hẳn là tay đã từng trải qua không biết bao nhiêu trận đấu. Hai người hướng về vị vương gia quì xuống hành lễ, rồi chuyển mình đứng đối diện nhau, cúi mình chào.

                    Người áo xanh đứng thẳng người, nhếch mép cười một cách ác độc. Mặt y vốn dĩ đã mười phần xấu xí, nay điểm thêm nụ cười, trông lại càng khó coi. Kiếm sĩ áo gấm thấy hình dáng y như ma quỉ, không khỏi lạnh người, thở hắt ra một tiếng, từ từ đưa tay trái ra nắm lấy chuôi kiếm.

                    Kiếm sĩ áo xanh đột nhiên rú lên một tiếng dài, nghe như tiếng cho sói tru, vung kiếm nhắm địch thủ đâm tới. Người áo gấm cũng hú lên một tiếng, vung thanh đại kiếm nhắm kiếm của địch gạt ra. Kiếm sĩ áo xanh nghiêng người né tránh, trường kiếm đảo từ trái sang phải một vòng. Người áo gấm hai tay cầm kiếm múa lên khiến có tiếng kêu vù vù. Thanh đại kiếm đó ít ra cũng phải nặng đến năm mươi cân, nhưng chiêu số của y hết sức nhanh nhẹn.

                    Hai người ra sức chiến đấu thoắt đã trên ba mươi chiêu, kiếm sĩ áo xanh bị thanh đại kiếm trầm trọng áp đảo phải liên tục lùi bước. Hơn năm mươi người áo gấm đứng ở phía tây lộ vẻ mừng ra mặt, xem ra trận đấu này bên họ ắt sẽ thắng.

                    Chỉ nghe thấy kiếm sĩ áo gấm quát lên một tiếng như sấm sét, vung thanh đại kiếm chém ngang. Kiếm sĩ áo xanh không cách nào tránh né, đánh vung trường kiếm hết sức gạt ra. Chỉ nghe keng một tiếng, hai thanh kiếm đụng vào nhau, nửa thanh đại kiếm gãy văng ra ngoài. Nguyên lai thanh kiếm của gã áo xanh sắc bén vô tỉ, đã chặt đứt kiếm đối phương thành hai đoạn. Thanh kiếm tiếp tục đi thêm một vòng chém xuống vạch một đường dài đến hai thước cắt từ yết hầu cho tới tận bụng dưới người áo gấm. Kiếm sĩ áo gấm rống lên từng hồi, lăn quay ra đất. Người áo xanh cúi nhìn thân hình to lớn của nạn nhân một hồi rồi tra kiếm vào vỏ, quì xuống hướng về vị vương gia hành lễ, trên mặt không dấu được vẻ đắc ý.

                    Viên quan kế bên vị vương gia nói:

                    - Tráng sĩ kiếm đã sắc bén mà nghệ thuật lại tinh tường, đại vương ban cho mười cân vàng.

                    Kiếm sĩ áo xanh tạ ơn lui về.

                    Bên cánh phía tây đứng một hàng tám người kiếm sĩ áo xanh, đối phó với hơn năm chục người kiếm sĩ áo gấm, hai bên nhân số chênh lệch thấy rõ.

                    Viên quan đó lại chậm rãi nói:

                    Kiếm sĩ hai nước Ngô Việt, tỉ đấu lần thứ ba!

                    Trong hai đội kiếm sĩ, mỗi bên lại có một người bước ra, hướng vào vị vương gia cúi đầu hành lễ xong đứng đối diện nhau. Đột nhiên một ánh sáng xanh chói mắt, ai nấy đều cảm thấy một hơi lạnh phả vào người. Trong tay kiếm sĩ áo xanh đã thấy một thanh kiếm dài chừng ba thước, rung động không ngừng, trông chẳng khác gì một giải lụa xanh lấp lánh. Viên quan khen ngợi:

                    - Kiếm tốt lắm!

                    Kiêm sĩ áo xanh hơi khom mình tạ ơn khen ngợi. Viên quan lại nói tiếp:

                    - Một người đánh một đã xem qua hai trận, lần này đánh đôi!

                    Trong đội áo gấm một người nữa bước ra, rút kiếm ra khỏi vỏ. Thanh kiếm đó sáng loáng như nước mùa thu, mới trông cũng biết là sắc bén. Trong đội áo xanh cũng bước ra thêm một người. Bốn người sau khi hướng về phía vị vương gia hành lễ, quay lại chào nhau. Chỉ thấy kiếm quang lấp lánh, trận đấu đã bắt đầu.

                    Trận đấu đôi này, kiếm sĩ cùng bên có thể phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. Chỉ mới vài hiệp, nghe keng một tiếng, một thanh kiếm của phe áo gấm đã bị địch thủ chém gãy. Thế nhưng người đó vẫn rất hùng hổ, vung nửa thanh kiếm còn lại nhảy xổ vào địch thủ. Trường kiếm của gã kiếm sĩ áo xanh lại lấp lánh, chỉ nghe xoẹt một tiếng, cánh tay bên phải của y bị chém đứt đến tận vai, tiếp theo thêm một kiếm đâm ngập vào giữa tâm oa.

                    Hai người bên kia vẫn đấu liên tục không ngừng, không để ý đến kiếm sĩ áo xanh đắc thắng đứng rình bên cạnh. Bỗng dưng trường kiếm của y vung ra, xoẹt một tiếng chém đứt làm đôi thanh kiếm trong tay người áo gấm. Thanh kiếm đó lại đâm thẳng tới ngập thẳng vào ngực, xuyên qua tới tận sau lưng.

                    Vị vương gia cười ha hả, vỗ tay:

                    - Kiếm đã sắc mà kiếm pháp cũng rất hay! Mau thưởng rượu, thưởng vàng! Để bốn người đấu bốn người xem thế nào!

                    Hai bên mỗi đội lại bước ra bốn người, hành lễ xong rút kiếm đấu. Bên phe áo gấm thua liền ba trận, chết mất bốn người nên kỳ này bốn người ra đấu hết sức liều mạng, nhất quyết phải thắng một lần. Chỉ thấy hai người áo xanh phân hai bên tả hữu giáp công một người áo gấm, còn lại ba người áo gấm xông vào tấn công khiến hai người áo xanh phải liên tiếp đỡ gạt. Hai người áo xanh chỉ toàn thế thủ, chiêu số nghiêm mật nhưng không đánh trả chiêu nào khiến cho ba người áo gấm không cách gì giúp đỡ lẫn nhau. Còn lại hai người áo xanh đánh một, chỉ trong mươi chiêu đã giết được đối thủ, rồi lại tiếp tục tấn công một người áo gấm khác. Hai người áo xanh kia vẫn theo kiểu cũ, chỉ thủ mà không công, cầm chân hai người áo gấm, để cho đồng bọn hai người đánh một giết chết kẻ địch.

                    Những người áo gấm đứng xem thấy bên mình chỉ còn có hai người, ai thắng ai thua đã thấy rõ, nên thảy đều cất tiếng la ó, rút kiếm định xông vào chém chết cả tám người áo xanh.

                    Viên quan vội lớn tiếng:

                    - Những người học kiếm phải biết tuân theo kiếm đạo!

                    Thần khí và âm thanh của y có một uy lực khiến cho phe áo gấm lập tức phải lắng ngay xuống. Bấy giờ mọi người ai nấy đền thấy rõ, bốn người kiếm sĩ áo xanh, kiếm pháp không đồng, hai người thủ thế hết sức nghiêm nhặt, còn hai người công thế lại hết sức độc địa, chia hai bên tấn công vào. Kẻ thủ chỉ cốt cầm chân đối phương, giữ được một người đều cho người giữ thế công lấy nhiều thắng ít, theo lối tằm ăn dâu. Cứ theo cách thức ấy thì dù đối phương võ công có cao bao nhiêu, phe áo xanh cũng khó mà thắng được. Không nói gì bốn người đánh bốn người, mà lấy bốn đánh sáu, đánh tám họ cũng có thể thắng. Hai người giữ thế thủ thi triển kiếm chiêu trông như một mạng lưới, dù phải đối phó với năm, sáu người cũng vẫn không sao.

                    Lúc đó trên đấu trường, hai người kiếm sĩ áo xanh đang dùng thế thủ để cầm chân một người áo gấm, còn bên kia hai người áo xanh khác nhanh nhẹn công kích giết thêm một người áo gấm thứ ba, lập tức quay lại giáp công người còn lại. Hai người vốn thủ thế lập tức lui ra đứng một bên quan sát. Người áo gấm còn lại tuy thấy chắc chắn sẽ thua, nhưng không buông kiếm đầu hàng mà lại hết sức chiến đấu. Đột nhiên bốn người kiếm sĩ áo xanh cùng hét lên một tiếng, bốn thanh kiếm cùng đâm ra, phân ra trên dưới, trái phải, cùng trúng vào kiếm sĩ áo gấm.

                    Người áo gấm bị đâm bốn nhát lập tức chết ngay, nhưng mắt vẫn mở trừng trừng, mồm há hốc. Bốn người áo xanh cùng rút kiếm ra, giơ chân trái lên chùi kiếm vào giày cho sạch vết máu, nghe cách một tiếng đã tra kiếm vào vỏ. Những động tác đó xem ra rất nhanh nhẹn, nhưng phải nói cái khó là làm sao họ làm thật đều, cùng giơ chân trái lên, cùng chùi vết máu, cùng tra vào bao, tất cả đều chỉ nghe một tiếng mà thôi.

                    Vị vương gia cười ha hả, vỗ tay:

                    - Hảo kiếm pháp, hảo kiếm pháp! Kiếm sĩ của thượng quốc nổi danh thiên hạ, hôm nay quả thực cho chúng ta được mở mắt. Ban cho bốn vị kiếm sĩ, mỗi người mười cân vàng.

                    Bốn người kiếm sĩ áo xanh đồng loạt cúi mình tạ ơn. Cả bốn khom lưng, bốn cái đầu thành một đường thẳng, không người nào cao, người nào thấp, không biết họ phải mất bao nhiêu công phu mới luyện được đều như thế.

                    Một người áo xanh tiến lên, bưng một chiếc hộp dài thếp vàng, nói:

                    - Vua bên tệ quốc đa tạ hậu lễ của đại vương, sai thần dâng lên một thanh bảo kiếm để đáp lại. Kiếm này tệ quốc mới đúc, mong đại vương thưởng ngoạn.

                    Vị vương gia nọ cười đáp:

                    - Xin đa tạ. Phạm đại phu, nhận lấy đưa ta xem nào!

                    Vị vương gia đó là Việt vương Câu Tiễn. Viên quan đó là Việt quốc đại phu Phạm Lãi. Những kiếm sĩ áo gấm là vệ sĩ trong cung của Việt vương, còn tám người kiếm sĩ áo xanh là sứ giả của Ngô vương Phù Sai đưa lễ vật sang. Trước đây Việt vương bị Phù Sai đánh bại, nằm gai nếm mật, rắp tâm báo cừu, tuy ngoài mặt đối với Ngô vương mười phần cung thuận, nhưng ngày đêm không ngừng huấn luyện sĩ tốt, chờ cơ hội đánh nước Ngô. Để thám thính quân lực Ngô quốc, y liên tiếp sai cao thủ trong đám vệ sĩ ra đấu kiếm với kiếm sĩ nước Ngô, không ngờ mới có mấy trận đã chết mất tám tay hảo thủ. Câu Tiễn vừa sợ, vừa tức, tuy mặt không động thanh sắc, vẫn phải lộ vẻ tán thưởng tài ba kiếm khách nước Ngô.

                    Phạm Lãi tiến lên mấy bước, đón lấy cái hộp vàng, chỉ thấy nhẹ bổng, giống như hộp không, lập tức mở ra xem. Những người chung quanh không ai thấy được trong hộp có gì, chỉ thấy mặt Phạm Lãi thoáng một ánh màu xanh mờ mờ phủ, đều kêu “a” lên một tiếng, lộ vẻ kinh dị. Hiển nhiên là kiếm khí chiếu lên mặt khiến cho râu tóc, chân mày đều mang sắc biếc.

                    Phạm Lãi bưng hộp đến trước Việt vương, cúi mình tâu:

                    - Xin mời đại vương xem!

                    Câu Tiễn thấy hộp trong lót gấm, đặt một thanh kiếm dài chừng ba thước, thân kiếm thật mỏng, mũi kiếm lóng lánh, biến huyễn vô chừng, buột miệng khen:

                    - Kiếm tốt thực!

                    Việt vương cầm lên xem, chỉ thấy mũi kiếm liên tiếp rung động, tưởng chừng như chỉ lắc nhẹ một cái, kiếm sẽ gẫy ngay, bụng nghĩ thầm:

                    - Kiếm này mỏng manh như thế, chắc chỉ cầm chơi, không dùng được vào việc gì!

                    Người đứng đầu toán kiếm sĩ áo xanh rút trong bọc ra một mảnh lụa mỏng, tung thẳng lên trời rồi nói:

                    - Xin đại vương giơ ngang kiếm ra, lưỡi kiếm hướng lên. Đợi cho lụa rơi trên kiếm, sẽ thấy kiếm này không phải như kiếm thường!

                    Chỉ thấy mảnh lụa mỏng từ lưng chừng không vật vờ bay, Việt vương giơ tay ra, lụa rơi ngay trên thanh kiếm. Nào ngờ miếng lụa không ngưng lại mà tiếp tục rơi, nhẹ nhàng đậu trên mặt đất. Hóa ra vuông lụa đã bị cắt thành hai, kiếm sắc như thế không ai có thể ngờ được. Điện trên điện dưới tiếng hoan hô vang động.

                    Kiếm sĩ áo xanh nói tiếp:

                    - Kiếm này tuy mỏng mảnh thật, nhưng đụng với kiếm nặng nề khác không bị gãy đâu!

                    Câu Tiễn nói:

                    - Phạm đại phu, đem ra thử xem nào!

                    Phạm Lãi đáp:

                    - Vâng!

                    Hai tay nâng hộp kiếm lên để cho Câu Tiễn đặt vào, lùi lại mấy bước, quay lại đi đến trước mặt một kiếm sĩ áo gấm, cầm kiếm ra, nó:

                    - Rút kiếm ra thử coi!

                    Kiếm sĩ cúi mình hành lễ, rút kiếm đeo trên mình ra, giơ lên trên cao không dám hạ thủ. Phạm Lãi hét to:

                    - Chém xuống!

                    Kiếm sĩ áo gấm thưa:

                    - Vâng!

                    Gã vung thanh kiếm ra trước mặt. Phạm Lãi giơ kiếm ra gạt, chỉ nghe keng một tiếng nhỏ, trường kiếm của kiếm sĩ áo gấm đã đứt làm đôi. Nửa thanh kiếm rơi xuống tưởng như văng vào Phạm Lãi. Phạm Lãi nhẹ nhàng nhảy qua tránh được. Mọi người ai nấy đều ồ lên một tiếng, không hiểu tán thưởng thanh kiếm sắc bén hay khen ngợi thân thủ nhanh nhẹn của Phạm đại phu.

                    Phạm Lãi đặt lại kiếm vào hộp, cúi mình đặt xuống bên chân Việt vương. Câu Tiễn nói:

                    - Xin mời kiếm sĩ thượng quốc ra ngoài ăn yến lãnh thưởng!

                    Tám người kiếm sĩ áo xanh hành lễ xuống điện. Câu Tiễn vung tay một cái, các kiếm sĩ áo gấm cùng tất cả thị vệ lập tức lui ra, chỉ còn lại một mình Phạm Lãi.

                    Câu Tiễn nhìn thanh kiếm dưới chân, lại nhìn máu tươi còn loang đầy mặt đất, xuất thần hồi lâu mới hỏi:

                    - Nghĩ sao?

                    Phạm Lãi nói:

                    - Kiếm thuật võ sĩ nước Ngô không phải ai cũng tinh thông như tám gã này. Binh khí võ sĩ nước Ngô, không chắc ai ai cũng đã sắc bén như vậy. Tuy nhiên cứ xem đây cũng đủ. Cái đáng lo nhất là thuật chiến đấu đông người của bọn họ, biết áp dụng Tôn tử binh pháp một cách khéo léo, thần xem hiện nay quả là vô địch thiên hạ.

                    Câu Tiễn trầm ngâm rồi nói:

                    - Phù Sai sai tám người này sang dâng bảo kiếm, đại phu thử nghĩ y có ý định gì?

                    Phạm Lãi tâu:

                    - Y muốn cho mình thấy khó khăn mà nản lòng, không để tâm xâm phạm nước Ngô báo cừu.

                    Câu Tiễn giận dữ, cúi mình lấy thanh bảo kiếm trong hộp ra, vung tay một cái, chỉ nghe một tiếng soạt đã chém đứt một bên ghế ngồi, lớn tiếng nói:

                    - Dù có muôn vàn khó khăn thì Câu Tiễn này cũng không vì sợ khó mà lùi bước. Rồi sẽ có ngày ta bắt được Phù Sai, dùng ngay thanh kiếm này chém đầu nó!

                    Nói xong lại vung kiếm lên chặt làm đôi một cái ghế bằng gỗ đàn khác.

                    Phạm Lãi khom lưng nói:

                    - Xin chúc mừng đại vương, chúc mừng đại vương!

                    Câu Tiễn ngạc nhiên:

                    - Trước mắt thấy đám võ sĩ nước Ngô tài nghệ như thế, có gì mà mừng mà vui?

                    Phạm Lãi nói:

                    - Đại vương nói là dù có muôn vàn khó khăn cũng không lùi bước. Nếu như đại vương quả có quyết tâm như thế, đại sự sẽ thành. Việc khó khăn trước mắt ngày hôm nay, nên mời thêm Văn đại phu đến cùng nhau thương nghị.

                    Câu Tiễn nói:

                    - Hay lắm, ngươi ra truyền lệnh mời ngay Văn đại phu đi.

                    Phạm Lãi đi ra khỏi điện, truyền lệnh cho thái giám đi mời đại phu Văn Chủng, tự mình đứng ngay bên cửa để chờ. Chẳng mấy chốc, Văn Chủng đã phi ngựa đến cùng sánh vai với Phạm Lãi vào cung.

                    Phạm Lãi vốn người đất Uyển nước Sở, tâm tính phóng khoáng không nệ tiểu tiết, làm gì cũng không ai đoán nổi ý tứ, người xứ đó ai cũng gọi y là "gã Phạm khùng". Khi Văn Chủng làm huyện lệnh đất Uyển, nghe tên Phạm Lãi, nên sai bộ thuộc đến thăm. Gã bộ thuộc gặp Phạm Lãi rồi về trình:

                    - Tên này là tên khùng nổi tiếng ở vùng này, ăn nói lung tung chẳng đâu vào đâu.

                    Văn Chủng cười:

                    - Người nào hành sử không giống người khác, ắt bị người đời chê cười là phá rối, có ý kiến cao minh hơn người thì bị chê là hồ đồ. Các ngươi làm thế nào mà hiểu nổi Phạm tiên sinh được.

                    Rồi tự mình đến thăm Phạm Lãi. Phạm Lãi tránh mặt không gặp nhưng liệu rằng Văn Chủng sẽ quay lại lần nữa nên mượn áo khăn của anh, ăn mặc chỉnh tề ngồi đợi. Quả nhiên chẳng bao lâu Văn Chủng lại đến. Hai người gặp nhau, đàm luận hồi lâu về đạo vương bá, tâm đầu ý hợp, cứ tiếc là gặp nhau quá trễ.

                    Hai người biết rằng đất trung nguyên tình hình ngày càng thêm căng thẳng, nước Sở tuy lớn nhưng loạn, trước mắt thấy làm nên nghiệp bá ắt tại đông nam. Thành thử Văn Chủng từ quan, cùng Phạm Lãi đến nước Ngô. Lúc ấy Ngô vương đang trọng dụng Ngũ Tử Tư, nói gì nghe nấy, thế nước đang thời hưng vượng.

                    Phạm Lãi và Văn Chủng lưu lại kinh thành Cô Tô mấy tháng, thấy các chính sách của Ngũ Tử Tư đưa ra trị quốc hết sức trác tuyệt, xét ra mình không dễ gì hơn được y. Hai người thương nghị với nhau, nhận rằng nước Việt ở ngay cạnh nước Ngô, phong tục tương tự, đất đai tuy nhỏ hơn, nhưng cũng có thể đủ chỗ thi thố tài năng, nên rủ nhau đến đó. Câu Tiễn gặp hai người, sau khi đàm luận tỏ ra kính phục, nên đều phong họ làm đại phu.

                    Nhưng Câu Tiễn không nghe lời Văn Chủng, Phạm Lãi khuyên nhủ đem quân đánh Ngô, dùng Thạch Mãi làm tướng, bị đại bại trên bờ sông Tiền Đường. Câu Tiễn bị vây ở Cối Kê toan tự vận. Trong khi nguy cấp, Văn Chủng, Phạm Lãi hiến kế đem tiền mua được Thái Tể nước Ngô là Bá Hi để thay Việt vương trần tình. Ngô vương Phù Sai không nghe lời Ngũ Tử Tư, thuận cho Việt vương cầu hòa, chỉ bắt Câu Tiễn về nước Ngô nhưng sau cũng thả. Từ đó Việt vương nằm gai nếm mật, quyết chí phục hận, thi hành chín chính sách do Văn Chủng thảo ra để diệt Ngô.

                    Chín chính sách đó thứ nhất là tôn trời đất, kính quỉ thần để Câu Tiễn nung nấu cái tâm tất thắng. Thứ hai là đem tiền bạc, của cải đem cống tặng vua Ngô để cho vua Ngô quen thói xa xỉ mà quên việc đề phòng nước Việt. Thứ ba là qua nước Ngô vay lương, sau lấy thóc đã nấu chín đem trả. Ngô vương thấy thóc tốt nên phát cho dân làm giống, gieo không nảy mầm khiếm dân Ngô bị đói. Thứ tư là đem hai mỹ nữ, Tây Thi và Trịnh Đán dâng lên Phù Sai, để cho vua nước Ngô mê luyến nữ sắc, không lo gì đến chính sự. Thứ năm là cống những thợ khéo để khiến cho Ngô vương hao tài tốn của trong việc xây cất cung thất, điện đài. Thứ sáu là đút lót cho bọn gian thần, tay chân Ngô vương để họ làm bại hoại triều chính. Thứ bảy là tìm cách ly gián Phù Sai với các trung thần, để đến nỗi sau này Ngô vương ép Ngũ Tử Tư tự sát. Thứ tám là tích súc lương thảo, làm cho dân giàu nước mạnh. Thứ chín là rèn đúc võ khí, huấn luyện sĩ tốt, chờ cơ hội đánh nước Ngô.

                    Tám thuật trên đều thành công, riêng có việc thứ chín nay gặp khó khăn. Trước mắt thấy Ngô vương sai tám kiếm sĩ sang, binh khí đã sắc bén, kiếm thuật lại tinh tường, kiếm sĩ nước Việt khó mà thủ thắng.

                    Phạm Lãi đem cuộc tỉ kiếm vừa qua kể lại cho Văn Chủng. Văn Chủng nhíu mày nghĩ ngợi:

                    - Này Phạm hiền đệ, kiếm sĩ nước Ngô, kiếm sắc thuật tinh, đã khó đối phó nhưng nếu họ lại còn biết đem binh pháp Tôn Tử áp dụng vào quần đấu, cái đó mới thực là khó khăn.

                    Phạm Lãi đáp:

                    - Chính thế, thời trước Tôn Võ Tử phò tá Ngô Vương, cầm quân phá Sở, đánh vào Dĩnh Đô, dùng binh như thần, thiên hạ không ai bì kịp. Nước Tề, nước Tấn tuy lớn mà cũng không nước nào dám chống lại Ngô. Binh pháp Tôn Tử có viết: Ngã chuyên vi nhất, địch phân vi thập, thị dĩ thập công kỳ nhất dã, tắc ngã chúng nhi địch quả. Năng dĩ chúng địch quả giả, tắc ngô chi sở dữ chiến giả, ước hĩ (Nếu như ta tập trung làm một mà địch chia ra thành mười, ta lấy mười chống một, tức là ta đông mà địch ít. Ta dùng nhiều chống ít, người nào đánh với ta ắt phải ở thế nguy) 1. Bốn người bên Ngô đánh với bốn người bên mình, họ lấy hai chống một, tức là lấy đông đánh ít, làm gì mà không thắng.

                    Hai người còn đang bàn luận thì đã đến trước mặt Việt Vương. Chỉ thấy Câu Tiễn tay vẫn còn cầm thanh kiếm mỏng như lá lúa, bần thần như người mất hồn.

                    Một hồi lâu, Câu Tiễn mới ngửng lên hỏi:

                    - Này Văn đại phu, trước đây nước Ngô có vợ chồng Can Tương, Mạc Tà, giỏi nghề đúc kiếm. Nước Việt ta cũng có Âu Trị Tử là thợ giỏi, tài cũng chẳng kém gì. Thế nhưng ngày nay, cả ba người Can Tương, Mạc Tà, Âu Trị Tử chẳng ai còn sống. Nước Ngô có cao thủ đúc kiếm tài giỏi như thế, chẳng lẽ nước Việt ta từ khi Âu Trị Tử chết đi, không còn ai nữa à?

                    Văn Chủng đáp:

                    - Thần nghe Âu Trị Tử có hai người đồ đệ, một người là Phong Hồ Tử, một người là Tiết Chúc. Phong Hồ Tử nay ở nước Sở, Tiết Chúc vẫn còn ở nước Việt ta.

                    Câu Tiễn mừng quá, nói:

                    - Đại phu mau mau mời Tiết Chúc đến đây, lại phái người sang nước Sở mang tiền bạc đón Phong Hồ Tử trở về nước Việt.

                    Văn Chủng tuân lệnh lui về.

                    Sáng sớm hôm sau, Văn Chủng vào triều báo tin đã sai người sang Sở, Tiết Chúc cũng đã được lệnh vào chầu. Câu Tiễn vừa gặp Tiết Chúc, liền hỏi:

                    - Sư phụ người là Âu Trị Tử từng phụng mệnh tiên vương đúc ra năm thanh kiếm. Năm thanh kiếm đó, tốt xấu thế nào nói ta nghe thử xem nào?

                    Tiết Chúc khấu đầu:

                    - Tiểu nhân từng nghe tiên sư nói là trước đây phụng mệnh tiên vương đúc năm thanh kiếm, gồm có ba thanh kiếm lớn, hai thanh kiếm nhỏ. Thanh thứ nhất tên là Trạm Lư, thanh thứ hai là Thuần Quân, thanh thứ ba là Thắng Tà, thanh thứ tư là Ngư Trường, thanh thứ năm là Cự Khuyết. Hiện nay Trạm Lư đang ở nước Sở, Thắng Tà, Ngư Trường ở nước Ngô, Thuần Quân, Cự Khuyết đang ở trong cung của đại vương.

                    Câu Tiễn gật đầu:

                    - Chính thế!

                    Nguyên lai trước đây khi nghe tin Việt vương Doãn Thường đúc được năm thanh kiếm, Ngô vương hay tin sai người sang đòi. Doãn Thường thấy nước Ngô mạnh, đành phải đem ba thanh Trạm Lư, Thắng Tà, Ngư Trường đem cống. Về sau Ngô Vương Hạp Lư đem thanh Ngư Trường đưa cho Chuyên Chư hành thích Vương Liêu. Thanh kiếm Trạm Lư bị rơi xuống nước, sau Sở vương tìm được. Vua nước Tần nghe tin đòi không được nên đem quân đánh Sở nhưng Sở vương nhất định không giao.

                    Tiết Chúc bẩm:

                    - Tiên sư từng nói là trong năm thanh kiếm thì thanh Thắng Tà là hạng nhất, Thuần Quân, Trạm Lư là thứ hai, rồi đến Ngư Trường. Cự Khuyết đứng hạng chót. Khi đúc thanh Cự Khuyết, vàng và đồng không hợp được với nhau nên Cự Khuyết chỉ sắc bén chứ không phải là bảo kiếm.

                    Câu Tiễn nói:

                    - Thế ra hai thanh Thuần Quân, Cự Khuyết của ta không địch được với Thắng Tà, Ngư Trường của vua Ngô ư?

                    Tiết Chúc sợ hãi:

                    - Tiểu nhân nói thẳng, đáng chết, xin đại vương thứ tội.

                    Câu Tiễn trầm ngâm không nói, nhưng cứ như lời Tiết Chúc thì hai thanh kiếm nước Việt không thể so được với hai thanh kiếm nước Ngô.

                    Phạm Lãi chen vào:

                    - Tiên sinh học được nghệ thuật của tôn sư, vậy thử xây lò đúc kiếm, đúc vài thanh bảo kiếm, lẽ gì không sánh được với kiếm nước Ngô.

                    Tiết Chúc nói:

                    - Xin thưa với đại phu, tiểu nhân không đúc kiếm được.

                    Phạm Lãi hỏi:

                    - Chẳng hay vì cớ gì?

                    Tiết Chúc đưa hai bàn tay ra, chỉ thấy cả hai bên ngón tay cái và ngón tay trỏ đều cụt lủn, hai bàn tay chỉ có sáu ngón tay. Tiết Chúc điềm nhiên nói:

                    - Muốn có kình lực đúc kiếm phải có sức của hai ngón cái, ngón trỏ. Tiểu nhân là kẻ tàn phế không thể làm được.

                    Câu Tiễn ngạc nhiên hỏi:

                    - Bốn ngón tay ngươi phải chăng bị kẻ thù chặt đứt?

                    Tiết Chúc đáp:

                    - Không phải kẻ thù, mà chính là sư huynh của tiểu nhân chặt đấy.

                    Câu Tiễn lại càng lạ lùng:

                    - Sư huynh của ngươi là Phong Hồ Tử phải không? Tại sao y lại chặt đứt tay ngươi? A, chắc là thuật đúc kiếm của ngươi trội hơn y, nên y mang lòng đố kỵ, chặt ngón tay ngươi để ngươi không thể đúc kiếm được nữa.

                    Tiết Chúc không muốn nói về chuyện của sư huynh, chỉ im lặng không đả động gì đến lời suy nghiệm của Câu Tiễn. Câu Tiễn nói tiếp:

                    - Quả nhân bản tâm muốn sai người sang Sở đón Phong Hồ Tử về. E rằng y sợ ngươi báo thù nên chắc không chịu về.

                    Tiết Chúc thưa:

                    - Xin đại vương lượng xét, Phong sư huynh hiện nay đang ở nước Ngô chứ không phải ở nước Sở.

                    Câu Tiễn giật mình, hỏi:

                    - Y … y ở nước Ngô ư? Tại Ngô làm gì thế?

                    Tiết Chúc thưa:

                    - Ba năm trước đây, Phong sư huynh có đến nhà của tiểu nhân, đưa cho coi một thanh bảo kiếm. Tiểu nhân vừa nhìn thấy liền giật mình, hóa ra đó là một thanh kiếm báu mà tiên sư Âu Trị Tử trước đây đúc tại nước Sở, tên là Công Bố, trên thân kiếm có văn như dòng nước chảy, từ cán đến tận mũi, chỉ một đường không đứt đoạn. Tiểu nhân đã từng nghe tiên sư nói qua nên thoạt trông đã biết ngay. Hồi đó tiên sư phụng mệnh Sở vương đúc ba thanh kiếm, một là Long Uyên, hai là Thái A, ba là Công Bố. Sở vương thích lắm, không hiểu vì sao lại lọt vào tay sư ca.

                    Câu Tiễn nói:

                    - Chắc là Sở vương ban cho sư huynh ngươi đó!

                    Tiết Chúc thưa:

                    - Nói là Sở vương ban cho thì cũng không sai, nhưng đã qua tay hai người rồi. Theo lời Phong sư huynh, sau khi tướng nước Ngô đem quân phá Sở rồi, Ngũ Tử Tư đào mả Sở Bình vương lên lấy roi đánh vào tử thi, mới thấy trong mộ có thanh kiếm này. Khi về lại nước Ngô, nghe đến danh Phong sư huynh, nên y mới đem kiếm này tặng cho, nói là vốn của tiên sư đúc nên nay đưa cho Phong sư huynh gìn giữ.

                    Câu Tiễn giật mình:

                    - Ngũ Tử Tư dám đem kiếm báu cho người khác, quả thực khí độ anh hùng, quả thực anh hùng!

                    Bỗng dưng cười ha hả:

                    - May là Phù Sai trúng kế của ta, ép được y tự sát, ha ha, ha ha!

                    Câu Tiễn cười không ai dám lên tiếng. Một hồi lâu sau, y mới hỏi:

                    - Ngũ Tử Tư đem thanh Công Bố tặng cho sư huynh ngươi để sai y làm gì?

                    Tiết Chúc thưa:

                    - Theo lời Phong sư huynh thì khi đó Ngũ Tử Tư chỉ nói là vì ngưỡng mộ tiên sư, chứ không đòi gì cả. Phong sư huynh được thanh bảo kiếm, trong lòng cảm kích, nghĩ là Ngũ tướng quân dám đem một vật báu hi hữu thế gian đem tặng cho mình, không thể không tự mình đến gặp mặt tạ ơn. Cho nên y mới sang nước Ngô, đến nhà Ngũ Tử Tư, được Ngũ tướng quân dùng lễ thượng tân đãi đằng, lưu lại trong dinh, hết sức nồng hậu.

                    Câu Tiễn nói:

                    - Ngũ Tử Tư khiến cho người khác phải đem tính mạng ra hi sinh cho mình, đều dùng thủ đoạn đó. Trước đây y sai Chuyên Chư hành thích Vương Liêu, ắt cũng như thế.

                    Tiết Chúc nói:

                    - Đại vương liệu sự như thần. Thế nhưng Phong sư huynh nào biết được âm mưu của Ngũ Tử Tư, sau khi thụ ân hậu hĩ như vậy, trong lòng hết sức cảm kích, mới hỏi xem mình có thể làm được việc gì. Ngũ Tử Tư trước sau chỉ nói: “Các hạ nhọc lòng đến nước Ngô, là khách quí của nước Ngô, không dám nhờ nhõi gì cả”.

                    Câu Tiễn chửi:

                    - Tên già gian xảo, y lấy thoái làm tiến đấy mà.

                    Tiết Chúc thưa:

                    - Đại vương quả sáng suốt có thể nhìn xa vạn dặm. Phong sư huynh sau cùng thưa thật với Ngũ Tử Tư là y không có tài cán gì ngoài tài đúc kiếm, nay được đãi đằng hậu như thế xin đúc vài thanh bảo kiếm dâng tặng.

                    Câu Tiễn vỗ đùi nói:

                    - Có thế chứ!

                    Tiết Chúc nói tiếp:

                    - Ngũ Tử Tư lại nói là nước Ngô bảo kiếm cũng đã nhiều, chẳng cần đúc thêm làm gì nữa. Đúc kiếm cực kỳ hao tổn tâm lực, ngày xưa Can Tương, Mạc Tà đúc kiếm không thành, Mạc Tà phải nhảy vào trong lò đúc, bảo kiếm mới đúc xong. Cái thảm sự đó nhất định không để cho lại xảy ra nữa.

                    Câu Tiễn lạ lùng:

                    - Y quả thực không mong Phong Hồ Tử đúc kiếm cho y ư? Thế thì lạ thật.

                    Tiết Chúc thưa:

                    - Lúc đó Phong sư huynh cũng lấy làm lạ. Một hôm, Ngũ Tử Tư lại đến tân quán cùng Phong sư huynh nhàn đàm, mới nói tới chuyện nước Ngô cùng các nước ở phương Bắc như nước Tề, nước Tấn tranh bá đồ vương, tuy chiến sĩ nước Ngô dũng khí có thừa, ngặt là dùng xe chiến đấu lại có chỗ chẳng kịp, nếu như xảy ra bộ chiến, kiếm kích đang dùng cũng chẳng sắc bén bằng. Lúc đó Phong sư huynh mới cùng y đàm luận về thuật đúc kiếm. Hóa ra cái việc mà Ngũ Tử Tư muốn đúc, chẳng phải chỉ là một hai thanh bảo kiếm mà là hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm sắc.

                    Câu Tiễn lúc đó mới tỉnh ngộ, không nhịn nổi phải kêu lên “Oái chà” một tiếng đồng thời liếc mắt nhìn Văn Chủng, Phạm Lãi. Văn Chủng lúc ấy mặt đầy nét lo, còn Phạm Lãi thì ngơ ngẩn như người mất hồn, bèn hỏi:

                    - Phạm đại phu, ý ngươi thế nào?

                    Phạm Lãi đáp:

                    - Ngũ Tử Tư tuy diệu kế đa đoan, không nói y đã chết rồi mà nếu như có còn tại thế, cũng không thoát khỏi bàn tay đại vương.

                    Câu Tiễn cười:

                    - Hắc hắc, chỉ e quả nhân không phải đối thủ của Ngũ Tử Tư đâu.

                    Phạm Lãi nói:

                    - Ngũ Tử Tư đã bị đại vương dùng xảo kế trừ đi rôi, không lẽ y còn làm hại nước Việt được sao?

                    Câu Tiễn ha hả cười:

                    - Điều đó cũng chẳng sai. Tiết Chúc, sư huynh ngươi nghe lời Ngũ Tử Tư, giúp y đúc kiếm chăng?

                    Tiết Chúc thưa:

                    - Chính thế. Thế rồi Phong sư ca đi theo Ngũ Tử Tư đến xưởng đúc kiếm ở Mạc Can sơn, thấy hơn một ngàn thợ đương rèn kiếm, nhưng phép tắc chưa thật là hay, nên đứng ra chỉ điểm, thành ra từ đó kiếm nước Ngô sắc bén không nước nào bì kịp.

                    Câu Tiễn gật đầu:

                    - Hóa ra là như thế!

                    Tiết Chúc nói tiếp:

                    Đúc kiếm được một năm, Phong sư ca làm việc quá độ nên tinh lực hao mòn, mới đem tên của tiểu nhân nói cho Ngũ Tử Tư hay. Ngũ Tử Tư liền sửa soạn lễ vật, sai Phong sư ca đến mời tiểu nhân qua nước Ngô, giúp Phong sư ca đúc kiếm. Tiểu nhân mới nghĩ rằng thế hai nước Việt Ngô vốn dĩ thù nhau lâu đời, nước Ngô đúc được kiếm sắc, chẳng cứ gì giết người Tề, người Tấn, mà còn giết luôn cả người Việt mình nữa, nên mới khuyên Phong sư ca đừng trở lại nước Ngô nữa.

                    Câu Tiễn nói:

                    - Chính thế, ngươi quả là người hiểu biết.

                    Tiết Chúc rập đầu:

                    - Đa tạ đại vương khen ngợi. Thế nhưng Phong sư ca không nghe lời khuyên, hôm đó ngủ lại, nửa đêm đột nhiên dí kiếm sắc vào cổ tiểu nhân, rồi chặt đứt bốn ngón tay khiến cho thành phế nhân.

                    Câu Tiễn giận quá, lớn tiếng:

                    - Nếu sau này bắt được Phong Hồ Tử, ta sẽ băm vằm y thành mắm.

                    Văn Chủng nói:

                    - Tiết tiên sinh, bản thân ông không đúc kiếm được, nhưng chỉ bảo cho thợ rèn, mình vẫn có thể đúc được hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm sắc.

                    Tiết Chúc nói:

                    - Bẩm đại phu, sắt để đúc kiếm thì hai nước Việt Ngô đều có cả, nhưng đồng tốt thì Việt có, mà thiếc tốt thì lại ở tại Ngô.

                    Phạm Lãi nói:

                    - Ngũ Tử Tư vốn đã sai người canh gác Tích sơn, không cho dân chúng đào thiếc, phải thế không?

                    Tiết Chúc mặt lộ vẻ kinh ngạc, nói:

                    - Phạm đại phu, nguyên lai ngài đã biết chuyện đó rồi.

                    Phạm Lãi mỉm cười:

                    - Ta chỉ đoán thế mà thôi. Nay Ngũ Tử Tư đã chết rồi, lệnh y ban ra chắc gì người Ngô còn theo. Nếu đem giá cao mà mua nghĩ rằng thiếc tốt kiếm cũng không khó.

                    Câu Tiễn nói:

                    - Thế nhưng nước xa không chữa được lửa gần, kiếm được đồng, mua được thiếc, xây lò, đúc kiếm, đúc không được kiếm tốt lại phải khởi từ đầu, ít ra cũng mất độ hai ba năm. Nếu như Phù Sai không sống được tới lúc đó chẳng hóa ra là cái hận để đời sao?

                    Văn Chủng, Phạm Lãi cùng khom lưng thưa:

                    - Chính thế, chúng thần xin chờ nghe kế sách của đại vương.

                    Phạm Lãi rời cung rồi, trong lòng suy nghĩ:

                    - Đại vương đợi chẳng nổi hai ba năm, còn ta thì thêm một ngày, một đêm, cũng đã ...

                    Nghĩ tới đó, ngực thấy đau nhói, trong đầu hiện ra ngay một bóng hình diễm tuyệt. Đó là hình bóng người con gái giặt lụa bên bờ suối Tây Thi. Người con gái đó tên là Di Quang, chính mình đã tìm khắp thiên hạ để có được, người đã do linh khí núi sông nước Việt tạo thành, rồi lại chính mình đưa lên đường sang cống vào cung nước Ngô.

                    Đường từ Cối Kê sang Cô Tô rất ngắn, chỉ mất vài ngày đường thủy, thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn ngủi ấy, hai người đã yêu nhau thắm thiết, không thể nào chia lìa. Trên khuôn mặt trắng ngần của Tây Thi, hai giọt lệ chẳng khác nào hai hạt trân châu, tiếng nàng êm đềm như suối chảy:

                    - Thiếu Bá, chàng hãy hứa, nhất định sẽ sang đón thiếp về, càng sớm càng hay, thiếp ngày đêm trông đợi. Chàng hãy nói một lần nữa, nói là sẽ không bao giờ quên thiếp cả.

                    Thù nước Việt không thể không báo, nên đành phải thế. Thế nhưng Di Quang còn phải nằm trong vòng tay Phù Sai, thì lòng hờn ghen, khổ não lúc nào cũng dằn vặt trong tim. Phải đúc kiếm thật nhanh, kiếm phải sắc bén hơn kiếm của nước Ngô...

                    Chàng chậm rãi đi trên đường, theo sau là mười tám vệ sĩ lẽo đẽo ở xa.

                    Bỗng dưng từ con đường phía tây vọng đến tiếng một đoàn người hát bằng tiếng Ngô:

                    - Kiếm ta sắc hề, địch mất mật. Kiếm ta vung lên hề, địch rơi đầu ...

                    Tám người mặc áo xanh, tay choàng tay, cất tiếng hát rống lên, cùng nhau tiến tới như chỗ không người. Người đi đường ai nấy tránh giạt ra một bên. Đó chính là bọn kiếm sĩ nước Ngô toàn thắng hôm trước trong cung nước Việt, hẳn là uống rượu vào, hoành hành nhiễu loạn trên đường phố.

                    Phạm Lãi nhíu mày, nỗi tức giận dâng lên đầy ngực.

                    Tám tên kiếm sĩ nước Ngô đi đến trước mặt Phạm Lãi. Tên đi đầu mắt lờ đờ say, nhìn chàng trừng trừng, rồi nói:

                    - Ngươi là Phạm đại phu ... ha ha, ha ha, ha ha!

                    Hai tên vệ sĩ vội sấn lên trước, chặn trước mặt Phạm Lãi, hét lớn:

                    - Không được vô lễ, mau tránh ra!

                    Tám tên kiếm sĩ cùng cất tiếng cười hô hố, nhái giọng Việt:

                    - Không được vô lễ, mau tránh ra!

                    Hai tên vệ sĩ rút phắt trường kiếm, thét to:

                    - Đại vương đã ra lệnh, ai dám động đến đại phu sẽ bị chém đầu!

                    Tên đi đầu trong bọn nước Ngô, chân nam đá chân siêu, hỏi lại:

                    - Chém đầu ngươi, hay chém đầu ta?

                    Phạm Lãi nghĩ thầm:

                    - Bọn này là sứ thần nước Ngô, tuy vô lễ, nhưng không nên cùng chúng động thủ.

                    Vừa định nói: “Tránh cho họ đi” thì đột nhiên ánh sáng lấp lánh, hai tên vệ sĩ kêu la thảm khốc, tiếp theo hai tiếng leng keng, hai bàn tay phải cầm kiếm của họ đã rơi xuống đất. Tên đi đầu trong bọn nước Ngô chậm rãi cho kiếm vào vỏ, mặt đầy vẻ ngạo nghễ.

                    Mười sáu người còn lại trong bọn vệ sĩ nhất tề rút kiếm, chạy lên bao vây bọn kiếm sĩ nước Ngô. Tên đi đầu ngửa mặt lên trời cười ha hả, nói:

                    - Bọn ta từ Cô Tô đến Cối Kê, vốn đã không mong sống sót mà về, thử xem nước Việt chúng bay đem bao nhiêu nhân mã tới giết được tám người chúng ta nào?

                    Tiếng “nào” vừa dứt, lập tức tám người cùng rút kiếm ra, đâu lưng với nhau thành một khối.

                    Phạm Lãi nghĩ thầm: “Việc nhỏ không nhịn ắt hư chuyện lớn, hiện nay nước ta chưa chuẩn bị xong, không nên giết tám tên này làm gì, để cho Phù Sai mất mặt”. Bèn thét:

                    - Tám người này là sứ thần thượng quốc, dẫu sao cũng không nên vô lễ với họ, lui ra đi!

                    Nói xong đứng tránh sang một bên đường. Bọn vệ sĩ ai nấy tức khi bừng bừng, mắt như muốn đổ lửa, nhưng vì đại phu ra lệnh nên đành phải lui vào. Tám tên Ngô sĩ lớn tiếng cười ha hả, cùng gân cổ lên hát:

                    - Kiếm ta sắc hề, địch mất mật. Kiếm ta vung lên hề, địch rơi đầu ...

                    Bỗng nhiên có tiếng kêu be be, một thiếu nữ mặc áo mỏng màu xanh lục dẫn độ mươi con dê, từ con đường phía đông đi tới. Đàn dê tới ngang bọn kiếm sĩ nước Ngô liền tránh đi vòng qua một bên.

                    Một tên Ngô sĩ hứng chưa dứt, vung kiếm một cái, chém một con dê từ đầu tới đuôi cắt thành hai mảnh, tưởng như lấy chỉ mà căng, cả cái mũi cũng đứt làm đôi. Kiếm thuật tinh xảo như thế, chưa nghe ai làm được bao giờ. Bảy tên Ngô sĩ cùng lớn tiếng hoan hô. Phạm Lãi không nhịn được phải bật lên: “Kiếm giỏi thực!”.

                    Thiếu nữ lật đật vung cây gậy trúc trong tay, lùa đàn dê về phía sau mình, hỏi :

                    - Tại sao ông lại giết dê của tôi?

                    Thanh âm vừa nhỏ nhẹ, vừa trong trẻo nhưng chứa vài phần phẫn nộ.

                    Tên Ngô sĩ giết con dê kia vung thanh kiếm dính đầy máu lên hoa hoa dọa nạt, cười nói:

                    - Này cô gái, ta muốn chặt cô thành hai khúc nữa.

                    Phạm Lãi vội gọi:

                    - Này cô kia, mau lại đây, bọn họ say rượu đấy.

                    Cô gái đáp:

                    - Uống rượu thì uống rượu chứ đâu phải muốn dọa ai thì dọa.

                    Tên kiếm sĩ nước Ngô vung kiếm chém nhứ mấy lượt trên đầu cô gái, cười nói:

                    - Ta đang định chặt cái đầu cô, nhưng thấy cô xinh đẹp, bỏ qua uổng quá.

                    Bảy tên còn lại cùng cười hô hố.

                    Phạm Lãi thấy cô gái mặt trái xoan, lông mi dài, mắt to, da trắng trẻo, dung mạo tú lệ, thân hình nhỏ nhắn, ẻo lả, lòng không nỡ để yên, gọi lớn:

                    - Cô nương, mau lại đây!

                    Cô gái quay lại đáp:

                    - Vâng ạ!

                    Tên kiếm sĩ nước Ngô vung kiếm ra toan cắt dây lưng cô gái, cười nói: “Để ta ...”. Chỉ mới nói được hai tiếng thì cây gậy trúc trong tay cô gái đã vụt đâm lên, trúng ngay vào cổ tay y. Gã kiếm sĩ cổ tay đau nhói, kêu lên một tiếng, kiếm rơi xuống đất. Cây gậy trúc lại vung lên một lần nữa, chỉ thấy vụt một lằn xanh, đã đâm trúng ngay mắt trái đối thủ. Gã kiếm sĩ nước Ngô rống lên một tiếng, hai tay ôm mắt, kêu gào luôn mồm.

                    Hai lần cô gái vung gậy lên, nhẹ nhàng khéo léo, đâm vào cổ tay, vào mắt, trông như không có gì cả, mà không hiểu sao gã kiếm sĩ nước Ngô không tránh được. Bảy tên kiếm sĩ còn lại kinh sợ kêu lên, một tên cao lớn múa kiếm nhắm mắt cô gái đâm tới. Tiếng kiếm đâm ra kêu vù vù, đủ biết kình lực mười phần mạnh mẽ.

                    Thế nhưng cô gái không né tránh, chỉ đâm gậy trúc ra, đánh sau mà tới trước, á một tiếng đã đâm trúng vai phải gã Ngô sĩ. Kình lực đâm của gã lập tức nhũn xuống. Gậy cô gái lại vung ra, đâm ngay vào mắt phải. Gã kiếm sĩ nước Ngô kêu rống như heo bị chọc tiết, hai tay vung loạn cả lên, máu từ trong mắt chảy ra ròng ròng, hết sức ghê rợn.

                    Chỉ bốn chiêu mà cô gái đãm đâm mù mắt hai tên nước Ngô. Ai nấy thấy cô thuận tay vung lên, đối thủ lập tức bị thương, đều phải giật mình. Sáu tên kiếm sĩ nước Ngô vừa tức, vừa sợ, cùng rút trường kiếm, vây cô gái lại.

                    Phạm Lãi khá giỏi kiếm thuật, trông cô gái chỉ chừng mười sáu, mười bảy, dùng một cây gậy trúc mà đâm mù mắt hai tay cao thủ nước Ngô. Thủ pháp tuy nhìn không rõ, nhưng thực là kiếm pháp thượng thừa. Phạm Lãi vừa sợ vừa vui, thấy sáu tên kiếm sĩ cùng rút binh khí vây cô gái, thầm nghĩ tuy cô gái kiếm thuật tinh tường, nhưng khó lòng địch lại sáu cao thủ, nên lớn tiếng nói:

                    - Các vị kiếm sĩ, không sợ làm bại hoại thanh danh nước Ngô sao? Cậy số đông, ha ha!

                    Nói rồi vỗ tay một cái, mười sáu vệ sĩ nước Việt lập tức rút kiếm giàn ra vây bọn sáu người nước Ngô lại.

                    Cô gái lạnh lùng cười nhạt:

                    - Sáu người đánh một chắc gì đã thắng nào!

                    Tay trái khẽ giơ lên, gậy trúc trong tay phải đâm vào mắt một tên Ngô sĩ. Tên này giơ kiếm lên đỡ, nhưng cô gái đã chuyển đầu gậy đâm vào ngực một tên khác. Ngay lúc đó, ba thanh kiếm của ba tên Ngô sĩ cùng hướng vào cô gái đâm tới. Thế nhưng thân pháp cô gái hết sức nhanh nhẹn, chỉ lách nhẹ đã tránh khỏi cả ba mũi kiếm, nghe cách một tiếng, gậy trúc đã đâm trúng cổ tay tên phía bên trái. Tên này năm ngón tay nhũn ra, trường kiếm rơi ngay xuống đất.

                    Mười sáu người vệ sĩ nước Việt vốn muốn từ ngoài đánh vào, nhưng lúc đó trường kiếm của bọn kiếm sĩ nước Ngô đang vung tít, thành một một mạng lưới kiếm xanh lấp lánh, nên đám vệ sĩ không tài nào tới gần được.

                    Chỉ thấy cô gái phiêu hốt qua lại trong mạng lưới kiếm đó, tà áo màu xanh nhạt cùng giây lưng phất phới bay, trông hết sức ngoạn mục. Nghe tiếng “ối chà” cùng tiếng “loảng xoảng” liên hồi, trường kiếm bọn kiếm sĩ nước Ngô lần lượt rơi xuống đất, kẻ thì nhảy ra ngoài, kẻ thì lầy tay bưng mặt, kẻ thì lăn ra đường, kẻ nào cũng bị đâm mù một bên, không mắt phải thì mắt trái.

                    Cô gái thu gậy về đứng nhìn, cất giọng nhí nhảnh:

                    - Bọn ngươi giết chết con dê của ta, có chịu đền không nào?

                    Tám tên kiếm sĩ nước Ngô vừa kinh hãi, vừa phẫn nộ, kẻ lớn tiếng gầm gừ, kẻ run lẩy bẩy. Bọn này vốn dĩ là những võ sĩ hết sức dũng mãnh, giá có bị chặt cụt hai chân, hai tay cũng không khiếp sợ. Thế nhưng nay bỗng dưng họ bị một cô gái chăn dê đánh bại, mà lại không hiểu vì sao nên trong kinh hãi đầu óc có phần hoang mang..

                    Cô gái nói tiếp:

                    - Các ngươi không đền con dê cho ta, ta đâm mù nốt mắt kia bây giờ.

                    Tám tên kiếm sĩ nghe vậy, không hẹn mà cùng nhảy lùi một bước. Phạm Lãi kêu lớn:

                    - Này cô gái, để ta đền cho cô một trăm con dê, cô thả cho bọn họ đi.

                    Cô gái nhìn Phạm Lãi mỉm cười, nói:

                    - Ông tốt bụng quá, nhưng tôi không cần đền một trăm con, chỉ một con là đủ rồi.

                    Phạm Lãi quay lại bọn vệ sĩ:

                    - Các ngươi hộ tống sứ giả thượng quốc về nhà khách nghỉ ngơi, mời thầy thuốc lại chữa mắt cho họ.

                    Bọn vệ sĩ tuân lệnh, cử ra tám người, rút kiếm áp tống. Tám tên Ngô sĩ tay không binh khí, chẳng khác gì gà thua độ, cúi đầu, xịu mặt lủi thủi đi về. Phạm Lãi tiến lên mấy bước, hỏi:

                    - Tôn tính cô nương là gì?

                    Cô gái hỏi lại:

                    - Ông hỏi cái gì thế?

                    Phạm Lãi nói:

                    - Tên cô là gì?

                    Cô gái đáp:

                    - Tên tôi là A Thanh, còn tên ông gọi là gì?

                    Phạm Lãi mỉm cười, nghĩ thầm:

                    - Con gái nhà quê, không biết lễ phép, không hiểu sao lại học được kiếm thuật xuất thần nhập hóa như thế. Chỉ cần hỏi xem thầy của cô ta là ai, mời lại dạy cho võ sĩ nước Việt, thì việc phá quân Ngô không khó khăn gì.

                    Nghĩ tới việc cùng Tây Thi hội ngộ gần kề, bỗng thấy trong lòng hớn hở, trả lời:

                    - Tên ta là Phạm Lãi. Này cô, mời cô đến nhà ta ăn cơm được không?

                    A Thanh nói:

                    - Tôi không đi đâu. Tôi còn phải lùa dê đi ăn cỏ.

                    Phạm Lãi nói:

                    - Nhà ta có vườn cỏ tốt lắm, cô cho dê đến ăn, tôi còn đền cho cô thêm mười con dê béo nữa.

                    A Thanh vỗ tay cười:

                    - Nhà ông có vườn cỏ rộng ư? Thế thì tốt quá. Nhưng tôi không bắt đền ông, vì có phải ông giết dê của tôi đâu.

                    Nói xong cô gái ngồi sụp xuống đất, vỗ về con dê bị cắt thành hai mảnh, giọng bùi ngùi:

                    - Lão Bạch ơi, tội nghiệp mày, người ta giết mày mà tao ... không cứu mày sống lại được.

                    Phạm Lãi sai vệ sĩ:

                    - Đem hai mảnh con Lão Bạch gói lại, chôn tại bên nhà cô gái, nghe chưa!

                    A Thanh đứng lên, trên gò má vẫn hai hàng lệ rơi nhưng trong mắt đã hiện nỗi mừng, nói:

                    - Phạm Lãi, ông ... ông không đem Lão Bạch làm thịt ăn đấy chứ?

                    Phạm Lãi nòi:

                    - Dĩ nhiên là không rồi. Đây là con Lão Bạch ngoan ngoãn, yêu quí của cô, ai lại ăn thịt nó.

                    A Thanh thở dài:

                    - Ông tốt bụng quá. Tôi rất ghét ai đem dê của tôi xẻ ra ăn thịt. Nhưng mà má tôi bảo là không bán dê cho người ta thì mình đâu có tiền mua gạo.

                    Phạm Lãi nói:

                    - Thôi từ giờ trở đi, để ta cho người mang gạo, vải tới cho mẹ cô, dê cô nuôi không cần phải bán cho ai nữa.

                    A Thanh mừng quá, ôm chặt lấy Phạm Lãi, kêu lên:

                    - Ông tốt bụng quá!

                    Bọn vệ sĩ thấy cô gái ngây thơ, lại cứ gọi đích danh tên Phạm Lãi, ngay giữa đường ôm chặt lấy ông ta, nực cười quá đều quay đầu ra chỗ khác, nhưng không dám cười thành tiếng.

                    Phạm Lãi nắm tay cô, tưởng chừng cô là tiên nữ trên trời xuống trần, chỉ thoắt một cái đã có thể biến mất. Hai người đi giữa đàn dê kêu be be, cùng lững thững đi về phủ.

                    A Thanh lùa dê đi vào phủ đệ Phạm Lãi, kinh hãi kêu lên:

                    - Nhà ông sao mà lớn thế, một mình ông ở sao cho hết được?

                    Phạm Lãi mỉm cười:

                    - Chính là ta thấy nhà rộng quá, nên định mời má cô và cô đến ở luôn, có được không? Trong nhà cô còn ai nữa?

                    A Thanh đáp:

                    - Chỉ có má tôi với tôi hai người thôi. Nhưng không biết má tôi có chịu không. Má tôi thường dặn tôi là đừng nói chuyện nhiều với đàn ông. Nhưng ông là người tốt, không định làm hại chúng tôi đâu.

                    Phạm Lãi bảo A Thanh lùa dê vào vườn hoa, rồi gọi đầy tớ dọn bánh trái, hoa quả điểm tâm ra nhà mát khoản đãi cô gái. Bọn người nhà thấy đàn dê tha hồ ăn mẫu đơn, thược dược, chi lan, hồng ... cùng các loại kỳ hoa dị thảo khác mà Phạm Lãi chỉ cười khì khì, đều ngạc nhiên.

                    A Thanh uống trà, ăn bánh, rất lấy làm thích thú. Phạm Lãi nói chuyện với cô hồi lâu, thấy cô ngôn ngữ ấu trĩ, hoàn toàn chẳng hiểu việc đời, sau cùng mới hỏi:

                    - A Thanh cô nương, vị sư phụ nào dạy cô kiếm thuật thế?

                    A Thanh trợn tròn đôi mắt, hỏi lại:

                    - Kiếm thuật nào? Tôi làm gì có sư phụ.

                    Phạm Lãi nói:

                    - Cô chỉ dùng một thanh trúc mà đâm mù mắt tám tên đê tiện, cái đó là kiếm thuật đấy, ai dạy cô vậy?

                    A Thanh lắc đầu:

                    - Không ai dạy tôi hết, tôi tự biết đấy thôi.

                    Phạm Lãi thấy cô thái độ chân thực, không tỏ vẻ gì là dối trá, trong lòng lấy làm lạ: “Không lẽ dị nhân giáng trần thật sao?” nên hỏi tiếp:

                    - Thế cô từ bé đã biết múa gậy ư?

                    A Thanh đáp:

                    - Thực ra thì tôi không biết đâu, năm tôi mười ba tuổi, ông Bạch lại cưỡi dê, tôi không cho ông ấy cưỡi, lấy gậy trúc ngăn lại. Ông ấy cũng lấy một cây gậy đánh tôi, hai bên đánh lẫn nhau. Lúc đầu ông ấy đánh trúng tôi, tôi không đánh được ông ấy. Ngày nào tôi và ông ấy cũng lấy gậy đùa chơi, gần đây tôi đánh trúng được ông Bạch rồi, đánh ông ấy đau lắm mà ông ấy không đánh tôi được. Thành ra hồi này ông ấy không thèm tới đùa với tôi nữa.

                    Phạm Lãi vừa mừng vừa sợ, nói:

                    - Ông Bạch ông ấy ở đâu? Cô dẫn ta tới gặp ông Bạch được không nào?

                    A Thanh nói:

                    - Ông ấy sống ở trong núi, kiếm không được đâu. Ông ấy lại kiếm tôi được mà tôi không kiếm ra ông ấy.

                    Phạm Lãi hỏi:

                    - Thế ta muốn gặp ông ấy thì làm cách nào?

                    A Thanh ngẫm nghĩ một hồi:

                    - À, chỉ có cách ông đi chăn dê với tôi, mình cùng đi đến chân núi đợi ông ấy ra. Thế nhưng đâu có biết ông ấy ra lúc nào đâu.

                    Nói rồi thở dài:

                    - Đã lâu lắm rồi không thấy ông ấy ra chơi.

                    Phạm Lãi nghĩ thầm:

                    - Vì nước Việt, vì Di Quang, theo cô ta đi chăn dê đã làm sao nào! Kiếm thuật của A Thanh, nhất định là do vị ẩn sĩ trong núi Bạch công công này truyền thụ. Có lẽ là ông Bạch thấy cô nhỏ tuổi, thuần phác, nên mới lấy gậy trúc đùa với cô ta. Một cô bé quê mà còn học được kiếm thuật tinh vi đến thế, mời về đạy cho võ sĩ nước Việt, việc phá Ngô ắt phải thành.

                    Nghĩ vậy, Phạm Lãi bèn nói:

                    - Tốt lắm, để ta đi theo cô chăn dê, chờ ông Bạch nhé.

                    Sau khi đãi A Thanh ăn cơm, Phạm Lãi theo cô đến chân núi ở bên ngoài thành để cùng chăn dê. Bộ thuộc, thủ hạ không ai hiểu nguyên nhân, nên lấy làm quái lạ. Luôn mấy ngày, Phạm Lãi tay cầm gậy trúc, cùng A Thanh đến chân núi, hát xướng, chờ ông Bạch ra.

                    Đến ngày thứ năm, Văn Chủng đến Phạm phủ thăm bạn, thấy người phu khiêng kiệu mặt rầu rầu, mới hỏi:

                    - Sao lâu nay không thấy Phạm đại phu, khiến cho đại vương khắc khoải, nên sai ta đến thăm. Hay là Phạm đại phu không được khỏe chăng?

                    Người phu đáp:

                    - Bẩm Văn đại phu, Phạm đại phu khỏe mạnh bình thường, chỉ có ... chỉ có điều ...

                    Văn Chủng hỏi gặng:

                    - Chỉ sao?

                    Người phu khiêng kiệu đáp:

                    - Văn đại phu là bạn thân của Phạm đại phu, bọn chúng tôi là người dưới không dám nói, mong Văn đại phu khuyên bảo giùm.

                    Văn Chủng càng thêm kỳ quái, hỏi:

                    - Phạm đại phu có chuyện gì thế?

                    Người phu đáp:

                    - Phạm đại phu mê cái ... mê cái cô nhà quê biết đánh gậy, ngày nào cũng theo cô ta đi chăn dê, lại không cho vệ sĩ đi theo, tới tối mịt mới về. Tiểu lại có việc muốn gặp cũng chẳng ai dám đến quấy rầy cả.

                    Văn Chủng cười ha hả, nghĩ thầm:

                    - Hồi Phạm hiền đệ còn ở tại nước Sở, người ta vẫn gọi là gã Phạm khùng. Y hành sự khác người, người thường không sao hiểu nổi.

                    Chính lúc đó Phạm Lãi đang ngồi trên bãi cỏ ở triền núi, kể chuyện Tương phi và sơn quỉ nước Sở. A Thanh ngồi bên cạnh chăm chú nghe, cặp mắt đen láy, nhìn không chớp mắt, bỗng nhiên hỏi:

                    - Bộ Tương phi thực sự đẹp đến thế sao?

                    Phạm Lãi chậm rãi nói:

                    - Mắt nàng so với nước suối kia còn trong hơn, còn sáng hơn ...

                    A Thanh lại hỏi:

                    - Thế trong mắt cô ấy có cá bơi không?

                    Phạm Lãi vẫn nói tiếp:

                    - Da nàng so với mây trắng trên trời cao còn mềm mại hơn, ấm áp hơn.

                    A Thanh hỏi:

                    - Chẳng lẽ cũng có chim bay trong đó ư?

                    Phạm Lãi vẫn nói:

                    - Miệng nàng so với đóa hoa hồng còn mịn màng hơn, diễm lệ hơn. Môi nàng ướt át, so với giọt sương trên cánh hoa còn óng ánh hơn. Tương phi đứng bên bờ nước, bóng nàng in trên sông Tương, hoa mọc ở đây thẹn thùng mà khô héo cả, cá cũng không dám đến bơi trong giòng, sợ sẽ làm rung động tan mất bóng của nàng. Bàn tay trắng muốt khua trong nước, mềm mại đến nỗi tưởng như tan vào giòng sông ...

                    A Thanh hỏi:

                    - Phạm Lãi, ông đã gặp cô ấy rồi, phải không? Sao ông biết rành rọt thế?

                    Phạm Lãi thở dài, nói:

                    - Ta đã gặp, đã ngắm nàng rất là kỹ càng.

                    Người chàng nói đến là Tây Thi chứ không phải Tương phi. Phạm Lãi quay đầu hướng về phương Bắc, nhìn giòng sông cuồn cuộn, nghĩ đến người con gái mỹ lệ đó đang ở tại thành Cô Tô nước Ngô giờ này ra sao? Đang kề cận bên Ngô vương chăng? Hay đang nghĩ đến ta?

                    A Thanh lại hỏi:

                    - Phạm Lãi, râu ông trông kỳ cục quá, cho tôi vuốt một cái được không?

                    Phạm Lãi nghĩ thầm, không biết nàng lúc này đang cười hay đang khóc. A Thanh lại nói:

                    - Phạm Lãi, râu của ông có hai sợi trắng, thật là vui, trông giống lông dê của tôi quá.

                    Phạm Lãi nghĩ tiếp:

                    - Ngày chia tay, nàng gục đầu vào vai ta mà khóc, nước mắt nàng thấm ướt một bên vạt áo ta. Chiếc áo đó ta không bao giờ giặt, trong nước mắt nàng có lẫn cả nước mắt ta.

                    A Thanh nói:

                    - Phạm Lãi, tôi muốn nhổ một sợi râu của ông để nghịch chơi, có được không? Tôi chỉ nhổ khe khẽ thôi, không làm đau ông đâu.

                    Phạm Lãi nghĩ tiếp:

                    - Nàng nói rằng nàng thích nhất được ngồi trên thuyền trên sông, trên hồ chầm chậm theo nước mà bơi. Đợi khi nào đoạt được nàng về, chức đại phu ta cũng chẳng màng, chỉ mong được mỗi ngày cùng nàng ngồi trên thuyền, bơi dạo khắp sông hồ.

                    Bỗng nhiên thấy cằm đau nhói, A Thanh đã nhổ được một sợi râu của chàng. Chỉ thấy A Thanh cười khanh khách, nhưng tiếng cười chưa dứt đã reo lên:

                    - Ông đến rồi!

                    Như một làn khói nhấp nháy, A Thanh đã chạy vụt ra. Thế là một bóng xanh, một bóng trắng quấn quít nhanh vô tả, hai bên đã đấu với nhau. Phạm Lãi mừng quá: “Ông Bạch tới rồi!”.

                    Hai người đấu một lúc, thân pháp chậm lại, chàng không nhịn được phải kêu “A” lên một tiếng. Kẻ đang đấu với A Thanh không phải người mà là một con vượn trắng.

                    Con vượn cũng cầm trong tay một cây gậy trúc, múa tít đấu với cây gậy trong tay A Thanh. Con vượn đó ra chiêu cực kỳ xảo diệu, kình đạo lợi hại, mỗi lần vung ra có tiếng kêu vù vù. Thế nhưng chiêu nào nó đánh ra A Thanh cũng đỡ được, nàng còn tùy thời mà phản kích lại, tung ra những chiêu lợi hại không kém.

                    Mấy hôm trước, khi A Thanh đấu với bọn kiếm sĩ nước Ngô trên đường cái, mỗi lần vung gậy ra đều đâm mù mắt một tên, nhưng lần nào ra chiêu cũng như lần nào. Đến bây giờ Phạm Lãi mới thực thấy sự tinh xảo về kiếm thuật của cô gái. Tuy sở học về đánh kiếm của chàng không nhiều, nhưng vì vẫn thường xem các vệ sĩ nước Việt luyện kiếm, kiếm ai hay, kiếm ai dở chỉ liếc mắt là biết ngay. Khi hai bên kiếm sĩ Ngô Việt đấu với nhau, chàng đã hết sức bội phục, nay xem A Thanh đấu với con vượn, tuy chỉ cầm cành tre, nhưng chiêu pháp tinh kỳ, kiếm thuật của bọn kiếm sĩ hai nước Việt Ngô xem như trò trẻ.

                    Cây trúc trong tay con vượn trắng mỗi lúc một nhanh, A Thanh thỉnh thoảng lại đứng im không động đậy, chỉ lâu lâu lại phóng gậy ra, nhanh như một ánh điện chớp, ép cho con vượn phải lùi lại.

                    A Thanh đẩy cho bạch viên lùi được ba bước, lại thu gậy đứng nhìn. Con vượn trắng hai tay cầm gậy, nhảy vọt lên cao, dùng hết sức từ trên cao đánh xuống. Phạm Lãi thấy tình hình cực kỳ nguy cấp, sợ quá, kêu lên:

                    - Coi chừng!

                    Đã thấy A Thanh vung gậy tạt ra, nghe hai tiếng lách cách, cây gậy của con vượn đã rơi xuống đất.

                    Con vượn trắng hú lên một tiếng dài, nhảy phắt lên cây, nhún vài cái, đã ra ngoài hơn mười trượng. Chỉ nghe tiếng kêu não nề, mỗi lúc một xa. Trong sơn cốc tiếng vượn hú đáp lại, hồi lâu không dứt.

                    A Thanh quay đầu lại, thở dài, nói:

                    - Ông Bạch gãy hai cánh tay rồi, từ nay không còn ra ngoài chơi đùa với tôi được nữa.

                    Phạm Lãi ú ớ:

                    - Cô đánh gãy hai cánh tay của y ư?

                    A Thanh gật đầu:

                    - Sao hôm nay ông Bạch hung tợn quá, liên tiếp ba lần định xông vào giết ông đó.

                    Phạm Lãi giật mình:

                    - Y ... y định đâm chết tôi ư? Sao lại thế?

                    A Thanh lắc đầu:

                    - Tôi cũng chẳng biết tại sao.

                    Phạm Lãi thấy rờn rợn trong lòng:

                    - Nếu không phải A Thanh cản được nó thì con vượn này muốn giết ta thật dễ như thổi tro trong bếp.

                    Sáng sớm hôm sau, trong phòng luyện kiếm của Việt vương, A Thanh cầm một thanh gậy trúc đứng trước hai chục kiếm sĩ cao thủ hạng nhất nước Việt. Phạm Lãi biết cô ta không biết cách dậy người khác sử kiếm, nên chỉ còn cách để cho kiếm sĩ nước Việt bắt chước kiếm pháp của cô ta.

                    Thế nhưng không một kiếm sĩ nào đỡ được đến ba chiêu. Mỗi lần A Thanh giơ gậy lên, hoặc là bị đâm trúng cổ tay, rơi kiếm, hoặc trúng chỗ yếu hại lăn quay ra đất.

                    Hôm thứ hai, ba mươi kiếm sĩ bị cô ta đánh bại. Hôm thứ ba, lại thêm ba mươi võ sĩ bị cô ta dùng thanh gậy trúc đánh què tay, gẫy vai. Đến ngày thứ tư, khi Phạm Lãi yêu cầu cô ta tái đấu với võ sĩ nước Việt thì không còn thấy cô đâu nữa. Tìm đến nhà, chỉ thấy nhà trống không và mươi con dê. Phạm Lãi sai vài trăm bộ thuộc đi khắp trong ngoài thành Cối Kê, khắp hoang sơn, thôn xóm để tìm nhưng không ai thấy tung tích gì của cô ta cả.

                    Tám mươi kiếm sĩ nước Việt không người nào học được chiêu thức nào của A Thanh, nhưng người nào cũng tận mắt nhìn thấy hình ảnh của thần kiếm. Ai nấy đều biết rằng, quả thực trên thế gian này có loại thần kỳ kiếm pháp đó. Tám mươi người chỉ miễn cưỡng tìm ra được một chút manh mối về thân pháp phiêu phiêu hốt hốt đem truyền thụ lại cho người khác. Chỉ có thế mà kiếm pháp võ sĩ nước Việt đã trở thành vô địch thiên hạ rồi.

                    Trong khi đó, Phạm Lãi ra lệnh cho Tiết Chúc đốc thúc thợ giỏi, đúc ra hàng nghìn, hàng vạn thanh kiếm tốt.

                    Ba năm sau, Câu Tiễn hưng binh phạt Ngô, đụng trận tại bờ Ngũ Hồ. Năm nghìn quân Việt cầm kiếm đi trước, quân Ngô chặn lại. Hai bên giao tranh, trường kiếm quân Việt lấp lánh, quân Ngô tan tác. Vua Ngô Phù Sai phải lui về núi Dư Hàng. Việt binh truy kích, quân Ngô không cách nào đương cự với lối đánh kiếm thần tốc của quân Việt. Phù Sai thua trận tự sát. Quân Việt tiến vào kinh thành Cô Tô nước Ngô.

                    Phạm Lãi tự mình dẫn một ngàn binh cầm kiếm, đi thẳng vào Quán Oa cung của Ngô vương. Đây chính là nơi Tây Thi ở. Chàng dẫn vài tên vệ sĩ, chạy vào cung, gọi:

                    - Di Quang! Di Quang!

                    Phạm Lãi chạy tới một hành lang dài, mỗi bước chân vang lại tiếng trong trẻo êm tai, hóa ra dưới chân là lòng đất rỗng. Tây Thi bước chân rất êm, mỗi bước đi uyển chuyển chẳng khác chi tiếng cầm tiếng sắt. Phù Sai làm đường hầm này, chỉ để nghe tiếng chân nàng thay tiếng nhạc.

                    Ở đầu phía bên kia, vang lại tiếng chân người. Mỗi bước chân tiếng nhạc lại tấu lên, vui mừng như tiếng sắt, trong trẻo như tiếng dao cầm. Một giọng nói nhỏ nhẹ cất lên:

                    - Thiếu Bá, có phải chàng đấy không?

                    Phạm Lãi thấy máu trong ngực sôi lên, vội đáp:

                    - Chính ta đây! Chính ta đây! Ta đến đón nàng đây!

                    Chàng thấy chính giọng mình cũng xúc động, nghe như giọng ai khác văng vẳng từ đâu đến. Chàng xăm xăm bước tới. Tiếng nhạc trong đường hầm càng dồn dập hơn, một thân hình mềm mại ngả vào lòng chàng.

                    Đêm xuân êm đềm, mùi hoa thơm từ vườn bay xuyên qua rèm cửa, tỏa đầy Quán Oa cung. Phạm Lãi và Tây Thi hai người tận hưởng những ngày mong nhớ.

                    Bỗng dưng trong đêm thanh vắng, nghe đâu văng vẳng tiếng dê kêu be be. Phạm Lãi mỉm cười:

                    - Nàng vẫn không quên phong vị quê hương, trong cung thất mà cũng nuôi dê sao?

                    Tây Thi cười lắc đầu, chính nàng cũng lạ, sao lại có tiếng dê kêu ở đây. Thế nhưng đang ở bên ý trung nhân, chỉ có tình yêu êm đềm, mọi ý niệm khác đều tan biến trong khoảnh khắc. Nàng chậm rãi đưa tay nắm lấy bàn tay Phạm Lãi. Một luồng máu nóng cùng dâng lên trong huyết quản của hai người.

                    Đột nhiên trong đêm khuya tĩnh mịch, tiếng một người con gái ở đâu vang lại từ xa:

                    - Phạm Lãi, ngươi gọi Tây Thi của ngươi ra, ta muốn giết cô ta đi!

                    Phạm Lãi giật mình nhỏm dậy. Tây Thi thấy tay chàng bỗng dưng lạnh ngắt. Phạm Lãi đã nhận ra đó chính là tiếng của A Thanh. Tiếng kêu của cô vượt qua tường cao chung quanh Quán Oa cung, lọt vào tận đây.

                    - Phạm Lãi, Phạm Lãi, ta muốn giết Tây Thi của ngươi, chạy không thoát đâu. Ta nhất định sẽ giết cho bằng được Tây Thi.

                    Phạm Lãi vừa sợ hãi, vừa bàng hoàng:

                    - Tại sao cô ta lại muốn giết Di Quang? Di Quang từ trước tới nay đã phạm tội lỗi gì với cô ta đâu.

                    Nhưng chỉ một khoảnh khắc, mọi việc đều rõ ràng:

                    - Cô ta không phải hoàn toàn chỉ là một cô gái quê, không hiểu chuyện đời. A Thanh đã yêu ta.

                    Càng thấy bàng hoàng, càng thấy sợ hãi. Phạm Lãi trong đời đã từng gặp nhiều chuyện lớn, quyết đoán những việc hồ nghi, trải qua không biết bao nhiêu gian hiểm. Năm trước tại Cối Kê sơn bị quân Ngô vây hãm, lương thực hết, viện binh không, thế nhưng không hoang mang như lúc này. Tây Thi thấy lòng bàn tay chàng đầy mồ hôi lạnh, lại thấy tay run run.

                    Nếu như A Thanh muốn giết chính bản thân chàng, Phạm Lãi hẳn không sợ hãi, thế nhưng người nàng muốn giết lại là Tây Thi.

                    - Phạm Lãi, Phạm Lãi, ta muốn giết Tây Thi của ngươi, chạy không thoát đâu.

                    Tiếng của A Thanh khi bên đông, khi bên tây, từ ngoài tường thành vọng vào. Phạm Lãi trấn tĩnh lại, nói:

                    - Để ta đi ra ngoài gặp người này.

                    Chàng nhẹ buông tay Tây Thi ra, nhanh nhẹn đi ra ngoài cửa cung. Mười tám vệ sĩ lập tức theo sau. Tiếng gọi của A Thanh ai ai đều nghe, thấy nàng đứng ngoài cửa cung kêu tên tục người anh hùng phá Ngô Phạm đại phu, lấy làm lạ lùng.

                    Phạm Lãi ra đến ngoài cửa cung, ánh trăng sáng giãi đầy mặt đất. Nhìn quanh, không thấy bóng người, lớn tiếng nói:

                    - A Thanh cô nương, mời cô lại đây, ta có chuyện muốn nói.

                    Bốn bề tĩnh mịch, không một âm thanh. Phạm Lãi nói tiếp:

                    - A Thanh cô nương, lâu không gặp, cô có được khỏe không?

                    Thế nhưng không nghe tiếng trả lời. Phạm Lãi đứng đợi hồi lâu nhưng chẳng thấy A Thanh xuất hiện.

                    Chàng quay lại dặn nhỏ vệ sĩ, lập tức điều một nghìn tên giáp sĩ, một nghìn kiếm sĩ, chia ra thủ ngự mặt trước, mặt sau Quán Oa cung.

                    Phạm Lãi về gặp lại Tây Thi, ngồi xuống nắm lấy tay nàng, không nói một câu. Trên đường đi từ cửa cung đến phòng, trong đầu chàng nổi lên bao nhiêu ý niệm:

                    - Hay là đưa một cung nữ giả làm Di Quang, để cho A Thanh giết? Hay là ta cùng nàng hóa trang thành giáp sĩ nước Việt, trốn khỏi Ngô cung, từ nay ẩn tính mai danh? Hay khi A Thanh đến ta tự sát trước mặt nàng, xin nàng tha mạng cho Di Quang? Hay ta điều hai ngàn cung thủ bảo vệ cửa cung, A Thanh tiến vào, lập tức bắn ra giết nàng ta đi?

                    Thế nhưng kế nào xem ra cũng có chỗ sơ hở, không vẹn toàn. A Thanh có đại công với nước Việt, lẽ nào lại giết cô ta. Chàng lặng nhìn Tây Thi bỗng nhiên trong lòng nảy sinh một ý niệm ấm áp: "Thôi hai người cùng chết với nhau, thế là tốt hơn cả. Hai người được chết cùng nhau một chỗ, còn gì hơn”.

                    Thời gian dần dần trôi. Tây Thi thấy tay Phạm Lãi ấm lại. Chàng không còn sợ hãi nữa mà trên khuôn mặt đã nở một nụ cười. Từ ngoài song cửa, ánh mặt trời đã le lói chiếu vào.

                    Bỗng từ ngoài vang lại những tiếng loảng xoảng, leng keng kéo dài bất tuyệt, rõ ràng là tiếng binh khí rơi xuống đất. Âm thanh đó từ cung môn tới, tưởng như một con rắn dài, trườn vào thật nhanh. Trong hầm cũng đã nghe tiếng binh khí loảng xoảng rơi. Một ngàn giáp sĩ cùng một ngàn kiếm sĩ cũng không ngăn nổi A Thanh. Chỉ nghe tiếng A Thanh kêu lên:

                    - Phạm Lãi, ngươi ở đâu?

                    Phạm Lãi nhìn Tây Thi rồi lớn tiếng nói:

                    - A Thanh, ta ở đây.

                    Tiếng “đây” chưa dứt, đã nghe “binh” một tiếng, cửa phòng mở tung, một bóng xanh bay vụt vào. Chính là A Thanh. Cây gậy trúc trên tay nàng chỉ thẳng vào ngực Tây Thi.

                    Nàng ngưng lại ngắm dung mạo Tây Thi, sát khí trên mặt dần dần dịu xuống, biến thành nỗi thất vọng, buồn rầu, rồi biến thành nỗi lạ lùng, hâm mộ, sau cùng trở nên cung kính, lẩm bẩm:

                    - Trong ... trong đời này, sao lại có người ... có người đẹp đến thế? Phạm Lãi, cô ấy còn đẹp hơn những gì ông mô tả.

                    Nàng uốn chiếc eo thon, hú lên một tiếng trong trẻo rền vang, vượt cửa sổ ra ngoài. Tiếng hú thoáng đã thật xa, mỗi lúc một nhỏ dần, nhưng dư âm còn vang động chưa dứt.

                    Mấy chục vệ sĩ vội chạy đến trước cửa. Vệ sĩ trưởng khom lưng thưa:

                    - Đại phu không sao chứ?

                    Phạm Lãi xua tay, mọi người lui ra. Chàng cầm tay Tây Thi, nói:

                    - Chúng mình thay quần áo dân thường, đến Thái Hồ bơi thuyền, không trở lại đây nữa.

                    Ánh mắt Tây Thi sáng lên, tỏa ra một niềm vui vô bờ bến. Bỗng nhiên, nàng hơi nhíu mày, đưa tay ôm lấy ngực. Đường gậy của A Thanh tuy chưa đánh trúng, nhưng kình lực từ đầu gậy đã khiến nàng bị thương nơi tâm khẩu.

                    Hai nghìn năm qua, ai ai cũng biết rằng: “Tây Thi ôm ngực” là hình ảnh đẹp nhất trên cõi đời này.



                    Hết

                    Comment


                    • Tiệm May Sài Gòn

                      Tiệm May Sài Gòn
                      Phạm Thị Hoài



                      Tiệm may Sài Gòn không ở Sài Gòn, không ở Cali. Tôi đứng chờ chắn tàu ở đầu đường Khâm Thiên, ghi đông xe tôi ngoắc vào mẹt của chị hàng thuốc trên vỉa hè, chị hàng thuốc chửi tôi là đồ con gì, lúc ấy tôi thấy cái biển to tướng ở trên đầu chị ta: “Tiệm may Sài Gòn, dạy cắt may các kiểu nam nữ hợp thời trang”, mở ngoặc bên dưới là có com-lê, vét-tông, áo dài.

                      Buổi tối gặp Dũng, tôi bảo em đi học may, Dũng bảo thôi thôi xin cô học với hành, tiếng Pháp này, tiếng Anh này, com-piu-tơ này, trang điểm cô dâu này. Chúng tôi uống mỗi đứa một cốc nước mía. Dũng nghĩ thế nào lại gọi thêm một điếu Vina, tôi thì được đĩa hướng dương, Dũng hút hết thuốc thì bảo: “Anh nói cho mà biết, nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Tôi nói: “Thì lần này em nhất nghệ tinh”. Dũng bảo, thôi thôi xin cô, lần nào cũng lần này.

                      Lúc vào tiệm may tôi thấy một đám con gái hai chục đứa toàn nhà quê ngồi bên bàn máy, chả đứa nào nhìn tôi. Tôi định quay ra ngay, nhưng chị hàng thuốc đã chắn chỗ cạnh xe tôi, xin chị ấy đứng dậy để lấy xe ra là thành đồ con gì, vả lại lúc đó có tiếng gọi: “Này này em gì ơi, học hả?”

                      Ðấy là bà chủ tiệm đang lách bụng và mông qua đám con gái. Bà vừa lật lật một quyển vở mép cong tướn vừa nói: “Một trăm hai mươi kiểu nam nữ âu phục dân tộc phổ biến thời trang nhất hiện nay, sơ cấp hai trăm rưỡi, trung cấp bốn trăm, cả trung cả sơ thì sáu trăm giảm năm chục, cao cấp thì áo dài com-lê, thực hành ngay trên vải giáo viên vào loại tín nhiệm, nào em tên là gì?”

                      Nào em tên gì? Tôi nghĩ chắc bà bận lắm nên lễ nhập học của tôi phải xong ngay trong một tràng tiếng Việt cực trong sáng như thế. Sau này tôi gọi bà là cô Tuyết và thỉnh thoảng cũng gọi là u như cả đám học trò. Tôi rõ là người Hà Nội nên cả đám gọi tôi là chị xưng em. Sang ngày thứ hai, tôi được biết là có bốn giáo viên, hai thầy ở tầng trên dạy cắt, hai thầy ở tầng dưới dạy may, ngoài ra còn có một cô con gái của bà chủ chuyên vắt sổ, hai cô con dâu làm đủ thứ việc và một chị cũng người nông thôn lo cơm nước. Tôi không thấy có chút gì của Sài Gòn ở đây. Lúc ngồi vào cái máy Trung Quốc tập đánh suốt bằng chuôi kéo, tôi nghĩ mình vẫn có thể bỏ chạy. Những lớp học tiếng Pháp tiếng Anh và com-piu-tơ toàn dân thành phố có học và có tiền hoặc làm ra vẻ lịch sự có tiền. Lớp trang điểm cô dâu cũng lịch sự đúng là nghề son phấn. So với những chỗ ấy thì cái tiệm may Sài Gòn này là một toa tầu đen chật ních ước mơ; tôi đang mua vé đi suốt vào một tương lai treo đầy sơ-mi hàng chợ và áo gió đóng mác Nam Triều Tiên. Buổi tối Dũng hỏi học hành thế nào. Tôi bảo hay lắm, ba tháng thì em có thể mở tiệm. Tôi nghĩ việc đầu tiên là may một đôi quần đùi. Sẽ bọc vào giấy báo bảo Dũng về nhà hãy mở.

                      Cả bọn hai chục đứa tên toàn dấu sắc nghe phát ngốt. Tuất, Bích, Trúc, Ðát, Phúc, Thoát, Ngát, Thấm, Bắc... Bà chủ là Tuyết, cô con gái Xuyến, hai cô con dâu Phấn, Ðức, bốn thầy Quýt, Túc, Chiến, Thắng. Ở tầng trên suốt ngày vang vang chia mông cộng ngực trừ nách. Mông, ngực, nách. Ở dưới nhà chả ai nghe rõ ai nói gì, có hét lên thì quạt trần cũng vãi tung tiếng hét thành hạt vụn. Tôi nghĩ mình đi Trâu Quỳ trước khi kịp may đôi quần đùi. Cho nên khi con bé ấy bảo tên em là Lan thì tôi mến ngay, ở chỗ khác bọn con gái tên Lan toàn loại vô vị. Nhìn kỹ con bé ấy quả là không giống bọn tên dấu sắc còn lại. Nó đang ngồi cạnh tôi khều khều những ngón tay búp măng ngon như mật, cười đường may của tôi lên bờ xuống ruộng, thì bố nó ở quê ra bước vào tiệm. Cô Tuyết hỏi: “Bác mua sơ-mi hay quần thụng, hay xin học cho cháu?” Bố nó bảo dạ không dám, rồi mếu máo kể lể là đi tìm đứa con gái lên Hà Nội học may, ba tháng không thấy về, sáu tháng không thấy về. Cô Tuyết bảo: “Bác ơi Hà Nội này hàng trăm tiệm may.” Bố nó đáp: “Tôi đi tiệm này là thứ mười chín.” Bố nó đã ra đến cửa, cô Tuyết hỏi với: “Thế em nó tên là gì nhỡ đâu”. “Ở nhà gọi là con Chút”. Con bé Lan từ gầm bàn chui lên bảo tôi, bố em đấy. Hoá ra nó cũng tên dấu sắc.

                      Những ngày đầu tôi nghĩ mình dốt nhất lớp nên chỉ để ý vào việc học. Thứ tự công việc là tập may thẳng hàng trên vải vụn, rồi may cổ sơ-mi, rồi may măng-sét. Sang ngày thứ ba cô Tuyết bảo tôi lên gác học cắt sơ-mi cơ bản. Hai thầy Quyết và Túc hướng dẫn cho cả bọn không có tổ chức gì. Ðứa nào ới thầy ơi thì thầy đến, nếu không thì thầy Quyết còn trẻ nằm ngay trên bàn để hát, còn thầy Túc ngồi rung đùi tán chuyện. Thầy Quyết cởi trần. Thầy Túc áo chỉ khoác hờ để lộ bụng rất phệ. Thầy Quyết trông xinh trai. Thầy Túc nghề chính là giáo viên trường Ðại học Mỹ thuật, nên thường nói những chuyện làm cả đám học trò nhà quê không biết đường nào mà tin. Thầy Quyết chủ yếu dạy cắt cơ bản. Thầy Túc dạy những cách mô-đi-phê ăn chơi nghệ sĩ. Lúc tôi lên gác thì con bé Lan đang ướm một chiếc áo khoác màu hồng, thầy Túc vuốt mãi chỗ ngực áo, bảo chỗ này còn nhăn lắm phải lược lại, xong thầy bảo: “Xin lỗi nhé”, rồi luồn tay vào trong để kiểm tra lần lót. Thầy Quyết đang nằm ca cải lương nhổm dậy bảo: “Áo này mà mặc với bộ đầm bảy mảnh thì chết người!” Thầy Túc xì một cái, bảo đầm bảy mảnh quê bỏ mẹ, em Lan phải díp trắng đến đây này. Thầy khum hai bàn tay lượn một khoanh đùi con bé Lan để minh họa, rồi lại bảo: “Xin lỗi nhé, ở đây chẳng ai biết gì về nghệ thuật chán lắm em ơi.”


                      Tranh: Thắm Nguyễn

                      Tôi học toàn những kiểu may cơ bản của thầy Quyết. Theo cách cắt của thầy thì áo nào cũng giống áo nào, áo đàn bà thêm chút ngực, áo đàn ông bớt xệ vạt trước, áo trẻ con không trừ eo. Cho nên tôi học một buổi được hơn chục kiểu, một trăm hai mươi kiểu chắc là xong trong mươi ngày.

                      Xong áo cơ bản thì đến quần cơ bản, áo màu xanh nhờn nhợt còn quần màu tím, cô Tuyết bảo như thế bán cho người nhà quê mới hợp. Ngoài tiệm may cô là chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Thăng Long, hai thầy Chiến và Thắng dạy may ở tầng dưới cũng là hội viên. Hai thầy đều già, thường dọa chúng tôi là cái nghề may này công phu lắm không phải chuyện đùa. Có hôm cô Tuyết cầm tờ Hà Nội Mới đọc ngân nga một bài thơ lục bát. Tôi vừa nghe thấy loáng thoáng thấy cỏ xanh rờn với nhịp cầu thân tình thì cô Tuyết la ầm lên: “Chết tôi không ân tình lại đánh thành thân tình, con Xuyến đâu lên toà soạn bắt họ đính chính, chữ nghĩa của người ta chứ phải chuyện đùa!” Hai thầy Chiến và Thắng cũng gật gù, ừ thân tình thì còn ra cái gì. Tấm bằng khen của Câu lạc bộ Thơ Thăng Long treo lẫn trên tường với những mẫu cổ áo, phải nhìn kỹ mới thấy.

                      Dù sao mặc lòng tôi đã không bỏ chạy. Khi câu chuyện tiệm may đã qua cũng như tiếng Pháp tiếng Anh, com-piu-tơ và trang điểm cô dâu, tôi lại chăm chỉ đến cơ quan ngồi đọc báo. Có thể sắp tới tôi đi học lớp thư ký giám đốc, nhưng cái tiệm may cái toa tàu chợ chật ních ước mơ nằm cạnh chỗ chắn tầu đầu đường Khâm Thiên ấy cứ rõ mồn một trong đầu. Ngồi ở cái bàn máy sát vỉa hè, tôi nghĩ khi nào tàu Thống Nhất bò qua có thể móc cái toa đen này vào cho chạy thẳng đến Sài Gòn. Sài Gòn thật. Ở đó những cái tên toàn dấu sắc sẽ mất dấu sắc. Chúng nó, những con bé bỏ làng đi hy vọng tạo mẫu thời trang bằng màu xanh nhờn nhợt và màu tím, sẽ học được nhiều hơn một trăm hai mươi kiểu, và tôi sẽ được chia tay có ưu thế với Dũng. Ở đây tôi chỉ mong Dũng cưới tôi mà chưa xong. Dũng là người thực tế. Hai đứa cùng đọc báo ở hai cơ quan thì không có gia đình. Tôi không đòi hỏi Dũng ngoài cơ quan phải biết chữa tivi hay rửa xe máy. Nhưng Dũng có những đòi hỏi. Tôi nghĩ truyền thống nước mình là đàn bà phải nỗ lực nên quyết đi học may.

                      Học được một tuần thì các thầy đều khen tôi thông minh. Tôi chia mông cộng ngực trừ nách đâu ra đấy, đám con gái tên dấu sắc nhiều đứa chưa hết lớp bốn tính mãi không ra. Con bé Lan đã xong lớp mười quả thực không giống bọn còn lại. Cả bọn cứ say đắm vào những cái áo có cổ xếp nếp và tay bồng thật nhiều, trông như những chiếc đèn lồng sắp bay lên trời. Tôi thường phải đứng mẫu cho những áo quần hớn hở của chúng, thụng, lửng, chun, ly, cánh dơi, đầm xoè, cổ Ðức, cổ Nhật... Chúng nó lấy cái dáng thành thị của tôi làm chuẩn, chuẩn rồi thì giành nhau mặc vào người, suốt ngày khúc khích cởi ra mặc vào tông hống giữa phố xá, bao nhiêu thẹn thùng xấu hổ đã gửi trả về thầy u ở quê hết rồi.

                      Con bé Lan một hôm bảo tôi là trên phố có bộ đồ chín trăm ngàn, chắc tiền công phải tám trăm, ở quê ăn chơi nhất là áo hai chục, tiền công được năm ngàn nhưng còn hơn làm ruộng. Sau áo khoác hồng nó đã may díp trắng đến đúng khoanh đùi mà thầy Túc đánh dấu. Thầy Túc bảo em Lan có gu lắm. Cô Tuyết thấy nó từ tầng trên xuống, xẹt qua tầng dưới để kiêu hãnh ra phố như cục phấn hồng viền một mẩu trắng thì gào lên: “Này đóng nốt tiền học đi chứ!” Con bé Lan ngoảnh đầu điệu nghệ như nghệ sĩ trên sân khấu bảo u ơi con có đâm vào xe lửa chết đâu mà u lo. Cô Tuyết quay ra bảo cả bọn: “Biết thế tao đã nộp quách cho bố nó cho xong, khổ thân ông già, con với cái học chả học chỉ xí xớn.”

                      Từ bàn máy sát vỉa hè tôi thấy nó chui qua thanh chắn, nhún nhảy trên đường ray. Giày cao gót của nó bị vướng. Nó ngã xoài ra mà không chịu dậy, cứ nằm thế nhe răng cười với cái đầu tầu đen sì đang sình sịch tới. Hôm sau nó bảo tôi, em chả việc gì phải tránh tàu, tàu nó tránh em chứ chị. Tôi chẳng còn chút tin tưởng nào vào mình sau tất cả những lần thử vận may bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, com-piu-tơ và trang điểm cô dâu nên thấy nể lòng tự tin mù quáng của con bé. Nó thì lấy tiệm may Sài Gòn rởm này làm điểm xuất phát. Tôi thì lấy đây làm chỗ dừng. Tình bạn của chúng tôi ngắn ngủi như vận may. Hai tháng trời tôi chẳng được gì ở nó ngoài cái tên giả không có dấu sắc. Nó cũng chẳng được gì ở tôi. Cái con bé này cần nhất là trút bầu tâm sự. Nhưng luồn tâm sự vào tôi như luồn chỉ vào kim, được mỗi một sợi vất vả. Cho nên con bé Lan ở lì trên gác, chỉ xẹt qua tầng dưới để băng ra phố, mỗi hôm một xống áo. Rót lòng vào thầy Túc trên gác như rót vàng vào khuôn, thêm cái miệng xinh trai của thầy Quyết đệm nhạc mùi, con bé Lan đến ngồi cạnh tôi khều khều những ngón búp măng ngon như mật, là chỉ để hỏi phăng-ta-di là gì hở chị. Và băng ra phố. Bao nhiêu tâm sự còn lại trút cả vào xiêm y.

                      Tôi cũng thử một hôm nghênh ngang trên đường ray lúc chắn tàu. Buổi tối tôi bảo Dũng đấy là cảm giác mạnh, em chả việc gì phải tránh tàu, tàu nó tránh em. Uống xong nước mía bỗng nhiên Dũng ôm hôn tôi. Lưỡi hai đứa cùng ngọt như kẹo và môi rất dính, tôi cố gỡ môi ra bảo nếu đám cưới thì tiền mừng chắc đủ mua một cái máy. Dũng bảo tôi, thôi thôi lúc nào cũng nếu.

                      Tôi nghĩ đã đến lúc may đôi quần đùi nên mang vải lên gác nhờ thầy Túc. Vải cũng tầm thường, nhưng chắc thầy sẽ phăng-ta-di thêm vào. Trên gác không có ai ngoài thầy Quyết đang nằm trên bàn, ngay dưới cái quạt trần, vỗ bụng hát bài Lá diêu bông. Vài sợi tóc thầy bay trong bát nước rau ở mâm cơm cũng dọn trên bàn. Thầy hỏi cắt gì. Tôi bảo đôi quần đùi. Thầy bảo: “Như cơ bản, ống ngắn đi là được.” Tôi nghĩ không phăng-ta-di vào thì chẳng ra gì nên kiếm cớ sắp đến giờ các thầy ăn cơm để rút lui. Nhưng thầy Quyết ngồi dậy bảo đưa đây nào, rồi cắt xoẹt xoẹt, xong lại nằm xuống, tóc bơi trong nước rau.

                      Ở dưới nhà cô Tuyết đang lên cơn. Tháng trước cũng có một cơn. Một trong hai đứa cháu nội của cô được mười bốn tháng thường bò dưới những gầm bàn, thỉnh thoảng chúng tôi đạp máy nghiền vào nó chỉ bị nghe khóc điếc tai một lát. Hôm ấy nó nhặt được hai cái kim đút vào mồm, lúc cô Tuyết cho uống sữa đậu nành mới nhè ra. Cô Tuyết lên cơn thì đám con gái tên dấu sắc hết cởi ra mặc vào, đứa nào đang cởi truồng là vô phúc. Hai cô con dâu, mỗi cô lên một bên gác xép, từ trên đầu chúng tôi cô bên trái và cô bên phải thay nhau trả miếng mẹ chồng và tranh thủ móc kháy nhau. Dưới đất thì giãy đành đạch, lơ lửng trên không thì bốp chát rào rào, bao nhiêu của quý lẽ ra chỉ dùng riêng cho mình đem ra ấn vào mồm nhau, cô Xuyến là con gái ngồi vắt sổ thỉnh thoảng lại bình luận rất chua, hôm ấy tôi được biết cái tiệm may này thật sự có máu văn nghệ. Hai thầy trên gác một thầy hát, một thầy mỹ thuật. Dưới nhà thì thơ và thỉnh thoảng lên cơn. Lúc tôi cầm đôi quần đùi mới cắt đi xuống, mấy đứa con gái tên dấu sắc đang giữ bụng cô Tuyết cho nó khỏi bung, nhưng miệng cô thì không ai giữ được. Bình thường những tràng tiếng Việt cực trong sáng của cô còn kết thúc ở đâu đó, khi lên cơn chúng không bao giờ chấm hết, phải là người của tiệm Sài Gòn này mới thấm thía, các chị hàng thuốc và mấy bà bán đồ điện Liên Xô từ vỉa hè bên kia kéo sang cũng không chia sẻ được gì. Tôi từ trên gác bước thẳng vào giữa câu của cô: “... xong không dọn bàn là là xong không rút ỉa ra đấy rồi cút để gái già này vác bụng đi hầu mấy con đĩ non kia thì xí xớn học chả học may lên bờ xuống ruộng đơm cái cúc vênh váo như vác lồn cái khuyết thùa toe toét chỉ xí xớn tôi thì đuổi tuốt nhà này là nhà làm ăn tử tế toàn người có học có văn thơ hẳn hoi chứ là cái nhà thổ à không phải cái nhà thổ không phải cái chợ ai muốn ra thì ra vào thì vào thời buổi này không ai nuôi không ai tôi đây chẳng thương thì chó nó thương...”

                      Tôi dầm chân đứng mãi trong câu của cô chẳng muốn bước ra vì tự nhiên tôi thấy mình thật hạnh phúc, đời tôi về mọi phương diện so với cô Tuyết là một chuỗi may mắn, bụng tôi mới sáu hai rưỡi và tôi nói một tiếng Việt thong thả có dấu ngắt. Ðôi quần đùi bị thầy Quyết cắt như quần cơ bản đánh xoẹt không sáng tạo gì chỉ là một bi kịch rất nhỏ, nhờ con bé Lan may hộ có thể vẫn cứu vãn đợc, đường may của nó nuột như vẽ.

                      Con bé Lan ở đâu bước vào, có thầy Túc theo sau. Nó chạy bán xới lên gác, thầy Túc ở lại. Bụng thầy và bụng cô Tuyết là kỳ phùng địch thủ. Thầy bảo, này chị người ta cười cho đấy. Cô Tuyết vẫn ngâm tiếp bài thơ hiện đại phát khiếp của cô, chỉ tạt ra ngoài lề làm một chú thích rằng “anh tưởng anh có tài muốn làm gì thì làm hả tôi trả lương để anh đi dạy hay đi ngồi quán cà phê đây không phải cái nhà thổ đây không phải cái chợ.” Con bé Lan từ trên gác đi xuống. Nó lại mặc bộ tủ, áo khoác hồng và mini trắng. Giầy cao gót. Môi son. Tóc đổ như thác. Nó thả từng bước xuống, hai đùi hé so le, dừng lại trên mỗi bậc, hai đùi khép lại, cứ hé ra khép vào mê hồn như thế con bé tiến đến trước mặt cô Tuyết. Nó bảo: “U không thôi thì con ra đâm đầu vào xe lửa.”

                      Cô Tuyết cũng muốn lắm mà không thôi được. Khi lên cơn, những tràng tiếng Việt của cô không thể tự chấm hết.

                      Con bé Lan băng ra phố, chui qua thanh chắn nằm vắt ngang đường ray. Lúc chúng tôi nghe tiếng tàu phanh, xô cả ra thì đã muộn. Nó đứt thành ba đoạn, cặp đùi mê hồn xuôi về phía tiệm may, mái tóc đổ về phía dãy hàng hoa, áo váy một màu đỏ thắm phải nhìn kỹ mới thấy màu hồng và màu trắng. Chắc nó đã nằm ngửa mặt lên trời, chỗ ấy có chùm đèn giao thông treo lủng lẳng vào đường dây điện. Nó nằm đấy mỉm cười đếm nhẩm, một hai ba, cô Tuyết sẽ thôi chửi này, một hai ba, sẽ có ai đó xông ra bồng nó dậy... Con bé mới ở Hà Nội sáu tháng, nó không biết là ở đây chẳng ai buồn dây với họa. Giả sử lúc đó đang đứng sau thanh chắn, tôi cũng chỉ giương mắt nhìn thôi. Lần này tàu không tránh nó. Ðấy là tàu Thống Nhất chạy suốt vào Sài Gòn . Con bé Lan còn nợ tiền học bây giờ có thể gửi ba khúc thân lại Hà Nội mà đưa linh hồn lậu vé vào thẳng Sài Gòn. Ở đó nó có thể dùng tên thật. Ở đó bố nó tìm đằng trời. Tôi nhớ có người bảo con gái Sài Gòn đã đẹp thì đẹp hiện đại phô phang, con gái Hà Nội đã đẹp thì đẹp cổ điển quý phái. Con bé Lan chẳng có chút quý phái cổ điển nào nên phải bỏ Hà Nội này mà đi. Cái khuynh hướng trưng bày sốt sắng và hơi điên điên của nó, Hà Nội này không biết thưởng thức.

                      Tiệm may nghỉ việc một ngày để làm đám tang. Con bé Lan không có hộ khẩu Hà Nội nhưng chả ai biết địa chỉ của nó ở quê mà gửi xác nên cô Tuyết nhận là con nuôi để chôn ở Văn Ðiển. Cô mang hương hoa ra cúng ngay trên đường ray. Mỗi lần tàu chạy qua hương hoa nát bét, cô lại mang hương hoa mới ra cúng, một ngày mười mấy lần. Vừa cúng cô vừa vả đôm đốp vào mặt mình để xin con bé Lan tha cho. Một ngày ăn tát mười mấy lần để chừa cái tội ác mồm chứ không ác bụng. Từ trong tiệm may đám con gái tên dấu sắc đứng nép vào vai nhau nín thở nhìn ra, cả đời chúng nó chưa được thấy cảnh nào hồi hộp như vậy. Tôi thấy con bé Lan đang chu du trong Nam cứ chốc chốc lại phải lộn về Hà Nội để rộng lượng. Thầy Túc bảo hôm đó thầy dẫn nó đi trường mỹ thuật tham quan, trong ấy có khoa đì-dai thời trang, xong hai thầy trò ngồi quán cà phê để bàn xin cho nó bước đầu tạm vào ngồi mẫu rồi sau sẽ tính. Thầy không ra ngoài đường ray thắp hương mà đến nằm cạnh thầy Quyết trên bàn khóc: “Em ơi sao em phải tự trọng chết người thế em!” Tôi nghĩ mình chả còn chút tự trọng nào sau những gợi ý kết hôn chưa thành với Dũng, nên thấy sợ lòng tự trọng mù quáng của con bé. Chốc chốc tôi lại sởn gai ốc tưởng nó lộn về Hà Nội không phải vì khổ nhục kế của cô Tuyết mà chỉ để hỏi tôi đì-dai là gì hở chị

                      Hôm sau tôi mang đôi quần đùi đến may. Ở tầng dưới có chín bàn máy nhưng chỉ một chiếc không làm đứt chỉ, bình thường đứa nào đã chiếm được thì không chịu nhường. Hôm ấy tầng dưới vắng tanh. Tôi cắm kim, hạ chân vịt xuống xí chỗ ở chiếc máy tốt rồi lên gác. Ðám con gái tên dấu sắc đang bao vây thầy Túc đòi thầy cắt cho áo khoác hồng. Mỗi đứa một chiếc. Tôi nghĩ cả thầy lẫn trò đã hoá rồ. Kiểu này xong áo thì đến lượt hai chục chiếc mini trắng và cái dáng thành thị của tôi đương nhiên phải đứng ra làm chuẩn. Hai chục lần làm cục phấn hồng viền một mẩu trắng suông tình. Rồi chúng nó sẽ cải tên một lượt, bao nhiêu dấu sắc như kim gãy vứt xuống gầm bàn cho thằng bé mười bốn tháng nhặt đút vào mồm. Tôi tự nhủ phải bình tĩnh, đừng cuống lên đi tham quan trường mỹ thuật như chúng nó, nên xuống nhà may đôi quần đùi. Cắt đầu chỉ. Là. Rút bàn là. Luồn chun. Xong tôi lấy một tờ Hà Nội Mới có đăng tin buồn về con bé Lan gói lại cẩn thận. Sẽ bảo Dũng về nhà hãy mở. Tôi biết đấy là một đôi quần đùi xấu như cái ngã tư chắn tàu này.

                      Hôm sau nữa tôi vừa đến rơi ngay vào cuộc cởi ra mặc vào trắng hồng của bọn con gái tên dấu sắc. Cô Tuyết, cô con gái, hai cô con dâu, chị người ở và bốn thầy đứng ngây cả ra nhìn. Đàn bướm cái rào rào này hình như vừa dùng thuốc phiện, trong ngõ chợ cách tiệm mấy bước chân chuột cũng say thuốc lảo đảo qua đường. Tôi xong việc làm chuẩn hai chục lần đi ra thì cô Tuyết đưa cho gói giấy báo, bảo có anh gì gửi lại. Dũng chỉ viết là “Cảm ơn nhưng hiện không có nhu cầu.” Tối hôm qua lưỡi hai đứa lại ngọt như kẹo và môi rất dính. Tôi đã không gỡ môi ra để nhắc chuyện cưới xin, tôi biết đấy là lần hôn cuối.

                      Tôi định xin cô Tuyết trả lại một phần tiền học, sẽ nói thác là phải đi công tác đột xuất. Biệt phái Sài Gòn. Nhưng cô lại lên cơn, tôi không ngắt câu của cô được. Cô cứ chắp tay lạy bọn con gái tên dấu sắc mỗi đứa một áo khoác hồng một mini trắng đung đưa cười với phố xá. U lạy con u cắn rơm cắn cỏ con sống khôn chết thiêng Lan ơi Chút ơi đừng xí xớn cho u nhờ...

                      Tôi ra phố biệt phái Sài Gòn. Sắp tới có lẽ tôi đi học lớp thư ký giám đốc.



                      PTH - 1995
                      http://baotreonline.com/Van-hoc/Truy...y-sai-gon.html

                      Comment


                      • Những Câu Chuyện Thật Ngắn ♥

                        Những Câu Chuyện Thật Ngắn

                        Một cô gái đưa ra 1 thử thách với người yêu mình:

                        “Chỉ cần anh có thể sống 1 ngày mà không có em, không nhắn tin, gọi điện hay gặp gỡ, em sẽ yêu anh cho đến ngày em chết”

                        Chàng trai vui vẻ đáp ứng và làm theo đúng những gì cô gái nói mà không biết đó là ngày cuối cùng cô gái phải chiến đấu với căn bệnh ung thư thời kỳ cuối.....

                        Ngày hôm đó, chàng trai chạy đến nhà cô gái với một nụ cười chiến...thắng. Nhưng rồi nụ cười đó vỡ oà theo những dòng nước mắt khi anh khuỵu xuống bên chiếc quan tài mà cô gái đang nằm.

                        Và khi chàng trai gỡ một mảnh giấy nhỏ mà cô gái đã cầm thật chặt trong tay trước khi chết, trái tim anh như vỡ ra từng mảnh.

                        Trên đó viết: "Anh đã làm được rồi, anh yêu. Anh có thể làm được nó mỗi ngày chứ? EM YÊU ANH


                        oooOooo

                        Một người bán dưa hấu đặt biển hiệu "một miếng dưa giá 30 nghìn đồng. 3 miếng dưa giá 100 nghìn đồng".

                        Một người đàn ông đến và mua một miếng dưa với giá 30 nghìn đồng, trả tiền xong ông mua thêm một miếng dưa nữa với giá 30 nghìn đồng, sau đó lại mua thêm tiếp lần nữa. Và rồi ông nói cho người bán dưa:
                        - Thấy chưa, tôi mua 3 miếng dưa hấu mà chỉ có trả với giá 90 nghìn đồng! Ông đúng là không biết buôn bán!

                        Người bán dưa liếc mắt nhìn vào ông ta:
                        - Đấy, lúc nào cũng thế, ai cũng mua hẳn 3 miếng dưa thay vì chỉ mua có 1, rồi còn dạy tôi bán hàng chứ...


                        oooOooo

                        Trên thiên đường, 2 người mới lên ngồi nói chuyện:
                        - Sao anh chết?
                        - Tôi bị 1 chiếc xe hơi đâm khi đang cố gắng bảo vệ 1 người.
                        - Tại sao?
                        - Tôi không muốn cô ấy bị tổn thương.
                        - Có lẽ anh yêu cô ấy rất nhiều nhưng anh có nghĩ cô ấy sẽ bị tổn thương vì cái chết của anh?
                        - Không ! Cô ấy đang rất hạnh phúc vì người tôi cứu là người cô ấy yêu...


                        oooOooo

                        Chú ơi, Mua giùm con vé số.
                        Im lặng!
                        Chú ơi, Mua giùm con vé số đi mà,nhe chú!

                        Thằng bé mặc chiếc áo sơ mi trắng còn đính cả phù hiệu của trường học tay cầm tập vé số dầy cộm mời hắn mua.
                        - Này cho cháu 10.000.Chú không mua. Hắn hờ hững rút tờ tiền nhét vào tay đứa bé.
                        - Xin lỗi chú. Cháu bán vé số chứ không đi xin. Nói rồi cậu bé quay lưng bỏ đi.
                        Hắn ngớ người vội chạy theo xin lỗi và mua 2 tấm vé số...


                        oooOooo

                        Con chó khi biết mình sắp chết, sẽ dùng đôi mắt nói lời từ biệt với chủ nhân. Sau đó kiếm một nơi bí mật nhất trong nhà, một mình đợi chờ cái chết.
                        Tại sao nó lại kiếm một nơi bí mật nhất trong nhà vậy ?

                        Một là, không thể đi xa hơn nữa khi còn lại chút hơi thở cuối cùng;
                        Hai là, hy vọng khi chết còn có thể bảo vệ ngôi nhà này.

                        Nhưng điều quan trọng hơn hết, nó không muốn chủ nhân nhìn thấy xác của mình, không muốn chủ nhân phải buồn !



                        Comment


                        • Thằng Ăn Cắp

                          Thằng Ăn Cắp
                          Sư kể:

                          - Ở một làng nào đó bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ đi một xứ xa sinh sống. Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng riêng vẫn tủi. Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn cũng mỏi mòn. Một hôm chạnh nhớ cố hương, bác quyết định trở về. Bán hết tài sản lấy tiền mua vàng, gói vào một túi vải giấu trong túi hành lý khoác vai, bác lên đường về quê hương.

                          Trong vùng quê người thương gia, giữa một cánh đồng, dân trong vùng xây một ngôi chùa nhỏ để các nông phu buổi trưa ghé vào lễ Phật và nghỉ ngơi. Một cây bồ đề lâu năm che bóng rợp xuống một sân nhỏ lát gạch, một cái giếng khơi, nước mát và trong vắt, cũng là nơi cho khách bộ hành ghé chân nghỉ ngơi, giải khát, hoặc đôi khi ngủ qua đêm trong chùa. Chùa không có người coi. Phật tử trong chùa đều là nông dân. Lúc rảnh việc thì tự ý tới làm công quả quét tước, dọn dẹp, chăm sóc cho đám cây cỏ sân chùa lúc nào cũng hương khói quanh năm.

                          Sau nhiều ngày lặn lội đường xa, người thương gia về gần đến làng cũ. Trời đã xế trưa, nắng gắt. Ði ngang qua chùa, bác ghé vào nghỉ chân dưới gốc bồ đề. Ra giếng nước giải khát, rửa ráy sạch sẽ xong, bác vào chùa lễ Phật. Trong chùa vắng lặng. Bác thắp hương quỳ trước bàn thờ Phật. Ngước nhìn lên, nét mặt đức Thế Tôn vẫn trầm mặc như xưa nay, hơn mười năm qua không có gì thay đổi. Cảnh vật như đứng ngoài thời gian. Lễ xong, người thương gia rời chùa. Thấy bóng chiều đã ngả, đường về còn khá xa, bác liền rảo bước, bỏ quên túi hành lý trong chùa.

                          Buổi chiều hôm đó, một nông dân nghèo khổ trở về làng sau một ngày làm việc ngoài đồng. Ngang qua chùa, ngày nào cũng vậy, bác ghé vào lễ Phật trước khi trở về nhà. Lễ xong, bác trông thấy một túi vải to để gần bàn thờ. Bác ta nghĩ thầm: “Không biết túi vải của ai đi lễ đã bỏ quên. Nhỡ có người tham tâm lấy mất thì tội nghiệp cho người mất của. Âu là cứ mang về nhà rồi bảng thông báo để trả lại cho người ta.”

                          Về đến nhà, bác nông dân gọi vợ con ra, trỏ vào túi vải, nói:
                          - Ðây là vật người ta bỏ quên trong chùa. Nay mình cứ tạm kiểm kê rõ ràng, đầy đủ, mai mốt có người đến nhận đúng thì trả lại cho người ta.

                          Giở ra xem, thấy có gói vàng to, người nông dân nghiêm giọng dặn vợ con:
                          - Vàng của người ta là một vật rất nguy hiểm. Nó làm nảy lòng tham. Mọi điều bất chính, bất lương, mọi sự đau khổ cũng từ đó phát sinh. Mẹ con mày chớ có dúng tay vào mà khốn!

                          Bác cất cẩn thận vào rương, khóa lại.

                          Người thương gia rảo bước về gần đến làng, nhìn xa xa ráng chiều êm ả, những làn khói bếp vương vấn trên rặng tre quen thuộc. Cảnh xưa vẫn còn trong trí bác so với nay như không có gì thay đổi sau hơn mười năm xa cách.

                          Vừa đến cổng làng, người thương gia mới sực nhớ đã bỏ quên túi hành lý ở chùa. Lo sợ, hốt hoảng, bác vội quay lại con đường cũ, vừa chạy vừa kêu:
                          - Khổ thân tôi! Thế là tôi mất hết cả sản nghiệp dành dụm từ hơn mười năm nay! Bao nhiêu công lao trôi sống trôi biển cả rồi! Khổ thân tôi chưa!
                          Người đi đường ai thấy cũng ngạc nhiên.

                          Tới chùa thì cảnh vẫn vắng tanh, bên trong chỉ có một cụ già đang lễ Phật. Người thương gia vội túm lấy cụ già, hốt hoảng hỏi:
                          - Túi đồ của tôi đâu? Vàng của tôi đâu?

                          Cụ già ngạc nhiên:

                          - Túi đồ nào của bác? Vàng nào của bác?
                          - Thì cái túi hành lý tôi để quên hồi xế trưa trong chùa này!

                          Cụ già vẫn bình thản:

                          - Quả thật lão không thấy túi đồ của bác. Lão đã sống thanh đạm cả đời, nỡ nào trong chốc lát vứt bỏ lương tâm mà tham của người. Bác cứ bình tĩnh. Của mất, có duyên còn có ngày lấy lại, vô duyên thì của cầm trong tay cũng mất. Túi đồ của bác đã thất lạc, bác lại mất luôn cả cái tâm công chính, đỗ vấy cho người là cớ làm sao?

                          Gần đây có một xóm làng, buổi chiều nông dân thường lễ Phật trước khi về nhà. Bác thử tới đó hỏi xem. Thói thường, thấy vàng là tối mặt lại. Nhưng cũng còn tùy. Cũng còn có nhiều người tốt.

                          Người thương gia nghe ra, nhận thấy mình vô lý, bèn xin lỗi cụ già rồi theo lời chỉ dẫn, tiếp tục đi tìm. Tới làng, ông ta hỏi nhiều người mà không ai biết. Nghĩ rằng sản nghiệp dành dụm trong mười năm của mình nay phút chốc như chiếc lá vàng rơi theo gió đưa, biết đâu là bờ bến mà tìm! Ðành phó mặc cho bước chân tình cờ may rủi. Khi tới cuối làng, giữa vườn cây cối um tùm có một căn nhà lá nhỏ tồi tàn. Trước cửa treo một tấm bảng đen, với hàng chữ trắng viết to: “Tôi có nhặt được một túi vải bỏ quên trong chùa. Ai là chủ xin tới nhận lại.”

                          Người thương gia mừng quýnh đập cửa, gặp anh nông dân ra mở hỏi:

                          - Bác là chủ túi đồ bỏ quên trong chùa?
                          - Vâng, chính tôi. Tôi đã để quên trong chùa hồi xế trưa nay. Xin cho tôi nhận lại.
                          - Nếu đó là của bác thì bác phải nói xem túi đồ của bác như thế nào? Trong đựng những gì?

                          Người thương gia trả lời:

                          - Ðó là túi vải, trong đựng một ít lương khô đi đường.

                          Người nông phu nói:

                          - Thế thì không phải túi đồ của bác.
                          - Thú thật với bác, cũng còn một số vàng trong một gói vải khác màu đỏ.

                          Người nông phu nghe tả đúng các đồ vật và số lượng vàng đựng trong túi vải, biết chắc người tới hỏi là chủ nhân bèn mở rương ra, nói với người thương gia:

                          - Quả thật đó là túi đồ của bác. Xin mời vào nhận.

                          Người thương gia nhận đủ số vàng, lòng vui khôn tả. Bác thấy cảnh nhà người nông dân nghèo nàn mà lại không có lòng tham, để tỏ lòng biết ơn, bác chia đôi số vàng gói vào một miếng vải đưa cho người nông dân. Bác nói:

                          - Vàng của tôi tưởng đã mất, may sao lại gặp tấm lòng quý của bác. Tôi xin biếu bác một nửa để tỏ lòng thành thật biết ơn.

                          Người nông dân ngạc nhiên:

                          - Trả lại món vật không phải của mình chỉ là một việc bình thường, có ơn gì mà được đền?
                          - Bác đã làm một điều thiện. Ðược đền ơn là đúng lẽ.
                          - Làm việc thiện là nghĩa vụ tự nhiên. Đạo lý xưa nay vẫn dạy như vậy. Đó không phải là cái cớ để đòi hay nhận tiền thưởng. Vàng của bác do công sức làm ra thì bác hưởng. Tôi có góp công lao gì vào đó mà chia phần? Thôi, xin bác hãy để tôi được sống yên vui trong cái nghèo của tôi hơn là sống giàu có nhờ vào của cải người khác. Như thế cũng là một cách ăn cắp.

                          Người thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân phải nhận sự đền ơn, nhưng bác vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng hô hoán:

                          - Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp.

                          Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi:

                          - Hắn đã ăn cắp vật gì của bác?
                          - Hắn định ăn cắp cái tâm công chính và chân thật mà tôi có được từ ngày tôi học Phật!

                          -- Những người làm việc công mà đòi trả ơn,
                          làm việc thiện chỉ do tư lợi,
                          làm việc nước cốt vì quyền hành địa vị...
                          thảy đều.. không hiểu chuyện nầy!!


                          Tâm Ngôn

                          Comment


                          • Truyện Cười Người Lớn

                            Truyện Cười Người Lớn


                            Trường mầm non, 1 bé trai hỏi cô giáo:
                            -Cô ơi, con nít có thể có thai không cô.
                            Cô giáo :
                            -Con nít không thể có thai được đâu con ạ !
                            Thằng bé liền chạy tới đứa bạn gái nói :
                            -Đó, cưng không phải sợ đâu



                            Một ông nông dân lái xe công nông chở con gái lớn ra tỉnh mua sắm. Ông mua cho cô gái một sợi dây chuyền vàng rất đẹp. Trên đường về hai bố con bị một toán cướp chặn đường cướp sạch cả xe lẫn đồ . Hai người thất thểu đi bộ tiếp. Ông bố nói:
                            – Đời không biết thế nào mà lần. Đang vui vẻ thế mà loắng cái đã mất hết cả. Tội nghiệp con bị chúng nó lấy mất cái dây chuyền đẹp.
                            Cô gái nhìn quanh, thò tay vào chỗ kín lấy ra sợi dây chuyền. Ông bố vừa mừng vừa ngạc nhiên. Ngẫm nghĩ một lúc ông nói:
                            – Chán quá, hôm nay mà mẹ con cũng đi cùng thì chúng ta bây giờ vẫn còn xe công nông để đi!



                            Trong lớp học, cô giáo hỏi Huy :
                            – Huy cho cô biết, trên cây có 10 con chim, một người thợ săn bắn chết một con, hỏi còn mấy con?
                            – Dạ, tiếng súng nổ làm chim bay đi hết, làm gì còn con nao?
                            – Sai, súng săn bây giờ là súng hơi, làm gì có tiếng nổ, còn 9 con. Tuy nhiên, cô rất thích kiểu suy nghĩ của em.
                            – Thế em đố lại cô 1 câu có được không ạ?
                            – Được.
                            – Có 3 cô gái cùng ăn kem, một cô cắn từng miếng kem một, một cô ngậm và mút que kem, một cô thì để cho kem chảy vào miệng rồi nuốt, hỏi trong 3 cô ấy cô nào đã có chồng rồi?
                            – Cô giáo suy nghĩ một lúc rồi đỏ mặt, bảo:
                            – Huy, em rất bậy, đi ra ngoài viết bản kiểm điểm.
                            – Huy trả lời:
                            – Thưa cô, người có chồng là người tay có đeo nhẫn cưới. Tuy nhiên, em rất thích kiểu suy nghĩ của cô



                            Vào nhà vệ sinh công cộng, vừa ngồi xuống thì một giọng nữ từ buồng bên kia vọng sang.
                            – Ới, anh có suôn sẻ không?.
                            Vốn không thích bắt chuyện với người lạ, nhưng khó mà từ chối giọng nói ngọt ngào đó, tôi trả lời: Ờ, tôi cũng ổn.
                            Giọng bên kia lại vọng sang: Anh cảm thấy thế nào?
                            Bắt đầu bực mình: Tôi thấy cũng thoải mái.
                            Giọng bên kia bối rối: Chắc em phải cúp máy thôi, vì cứ mỗi lần em hỏi anh thì có thằng cha mắc dịch ở buồng vệ sinh bên cạnh lại nhảy vô giành trả lời.



                            Trong công viên, cô gái hỏi chàng trai: Anh ơi sao mắt anh to thế? Chàng trai trả lời: mắt anh to vì hồi bé anh khóc nhiều. Cô gái tiếc nuối: Thế sao hồi bé anh không đi tiểu nhiều?


                            Comment


                            • Li Hôn

                              Li Hôn! (đọc lần nào cũng khóc)

                              Một căp vợ chồng đã lấy nhau được 20 năm thì quyết định li hôn. Nguyên nhân là từ khi kết hôn hai người luôn cãi vã, bất đồng ý kiến, tính cách không hợp. Nếu không phải lo cho con thì hai người đã đường ai nấy đi rồi. Dường như chỉ cần đợi con trưởng thành, không để cha mẹ phải lo lắng thì 2 người sẽ sống cuộc sống tự do của mình, không cần phải nhẫn nhịn những cuộc cãi vã vô nghĩa nữa.


                              Họ quyết định li hôn.

                              Sau khi ký đơn li hôn, 2 người đi ra từ văn phòng luật sư, người chồng đề nghị: “Ăn cơm cùng nhau một bữa nữa nhé!” Người vợ nghĩ rằng, tuy đã li hôn rồi, nhưng hai người cũng không phải là kẻ thù, ăn bữa cơm cũng chẳng có gì là không được cả.

                              Vào nhà hàng ăn, người phục vụ mang lên một đĩa cá chua ngọt, người chồng liền gắp một miếng cá cho người vợ và nói: “Em ăn đi! Đây là món ăn em thích nhất mà.”

                              Người vợ lúc ấy đỏ hoe 2 mắt, nói: Em thất vọng quá, tại sao anh cứ luôn khăng khăng làm theo ý mình, cái gì cũng tự mình đưa ra rồi quyết định, không quan tâm đến cảm nhận của em vậy. Kết hôn lâu như vậy rồi, lẽ nào anh không biết cả đời này món em ghét nhất chính là cá sao?”. Lúc này người chồng cũng nghẹn ngào nói: “Em luôn không hiểu tình cảm của anh dành cho em, lúc nào anh cũng nghĩ phải khiến em vui thế nào, luôn dành cho em những gì tốt nhất. Em biết không, cả đời này món mà anh thích nhất chính là————cá chua ngọt.”

                              Hai người yêu thương nhau như thế, lại vì những vấn đề không hợp nhau mà chia cách. Đây là vấn đề tình yêu, hay là vấn đề về hôn nhân?Sau bữa ăn ấy mỗi người một ngả, anh đi đằng đông thì cô đi đằng tây, 2 người đều sợ mình sẽ hối hận, nên giao ước là trong 1 tháng sẽ không gọi điện cho nhau.


                              Người chồng đi được 2 bước thì có điện thoại gọi đến, là điện thoại của người vợ. Anh do sự rất lâu, cuối cùng cũng không nghe. Anh trở về nhà, cả đêm cứ trằn trọc không ngủ được, trong lòng nóng như lửa đốt, dằn vặt vô cùng. Anh suy nghĩ rất lâu, cuối cùng đã gọi điện cho vợ thể hiện sự hối hận của mình.

                              Lại không có ai bắt máy cả. Sau khi gọi rất nhiều lần rồi, cuối cùng có người nhận, lại là giọng của 1 người đàn ông lạ: “Alo, xin chào!” Trong lòng người chồng như có dao cắt, không cách nào giải thích được.

                              Đang lúc giận dỗi tuan cúp máy thì đầu dây bên kia lại nói: “Cho hỏi anh là ai vậy?Trong điện thoại rõ ràng hiện lên 2 chữ: “ông xã.”

                              “Alo, tôi là chồng cô ấy, anh là ai?” Trong câu nói biểu lộ rõ ý thách thức. “À, tôi là bác sĩ, mời anh nhanh chóng đến bện viện XXX ngay, vợ của anh bị tai nạn, hiện đang cấp cứu!” Lời bác sĩ như sấm đánh ngang tai anh, anh lao nhanh đến bệnh viện. Hóa ra sau khi 2 người chia tay ngày hôm đó, tinh thần cô ấy không ổn, lúc qua đường bị xe ô tô đâm vào. Người vợ trước khi bất tỉnh đã gọi điện cho chồng, nhưng anh lại không bắt máy.

                              “Bác sĩ, vợ tôi thế nào rồi, ông nhất định phải cứu cô ấy! Tôi năn nỉ ông!” Nói rồi, anh quỳ gối trước bác sĩ. Bác sĩ liền đỡ anh ta đứng lên, “ Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức cứu cô ấy, bây giờ đang phẫu thuật, đầu cô ấy bị va đập nghiêm trọng, cho dù có tỉnh lại cũng trở thành người thực vật. Anh phải chuẩn bị tinh thần!”

                              Người chồng hoảng hốt, bất an, anh cứ đi đi lại lại ở hành lang, “Nếu như cô ấy chết đi, tôi phải làm sao đây?Tôi làm thế nào mới đối diện được với chính mình?”

                              Đèn phòng cấp cứu đã tắt.

                              Các bác sĩ đẩy cửa bước ra, 1 vị bác sĩ già nhất đến trước mặt anh, “Chúng tôi đã cố hết sức, cô ấy có lẽ không sống được đến sáng mai. Anh vào thăm cô ấy đi, chuẩn bị hậu sự đi! Cô ấy đã không thể nói được nữa rồi!”

                              Anh dường như sụp đổ, đẩy cửa bước vào phòng.

                              Người vợ nằm trên giường đã không còn nhìn ra diện mạo, băng quấn quanh đầu chỉ chừa ra mắt và mũi. Người chồng đau như cắt, đến trước giường vợ nói: “Anh đến muộn mất rồi!” Nói chưa dứt lời, nước mắt anh đã trào ra!

                              Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay vợ, ngạc nhiên thấy khóe mắt cô ấy đỏ hoe ướt ướt, hai hàng nước mắt làm ướt vải gạc, miệng cô khẽ mấp máy, hình như muốn nói gì đó.

                              Anh vội ghé tai sát vợ, giọng cô yếu ớt, ngắt quãng: “Em….đã điện thoại cho anh, chỉ là…….muốn…….nói với anh, trong tủ lạnh có sủi cảo, còn giấy bảo hiểm và sổ tiết kiệm trong ngăn kéo, mật khẩu là ngày sinh của anh, còn có mì sợi mà anh thích nhất, còn có………….em…………….yêu………”. Chưa nói dứt lời, cô không còn nói được nữa. Cô cũng không thở được nữa rồi.

                              Anh bật khóc nức nở. Đến lúc này đây cô vẫn nhớ căn dặn anh, nhớ tới món mì sợi! Kết hôn bao nhiêu năm, anh chỉ thấy cô ốm có 1 lần, mà món mì cô làm thì rất khó ăn!


                              1 tháng sau, người chồng mở giấy bảo hiểm trong ngăn kéo, ngày làm thủ tục bảo hiểm là ngày đăng kí kết hôn, người thừa hưởng tất nhiên là tên anh. Số tiền không lớn, chỉ có hơn 30 triệu, nhưng ở giữa có kẹp 1 giấy ghi chú, “Chồng yêu à, lúc anh thấy tờ phiếu này có lẽ em đang ở thế giới bên kia rồi. Cho dù chúng ta sau này có thế nào, nếu có lí hôn thì em vẫn muốn anh biết, tình yêu của em với anh trước sau không đổi, thiên chức làm vợ em không tiếp tục được nữa, cho dù em đi rồi, nhưng số tiền bảo hiểm này sẽ thay em, phần nào tiếp tục chăm sóc anh, giống như là em vẫn ở bên anh. Trên thiên đường em sẽ cầu chúc cho anh, yêu anh!”

                              Đọc những dòng này, anh nấc lên, khóc không thành tiếng. Cô ấy trước khi chết vẫn muốn nói “Em yêu anh”!

                              Sinh mệnh mong manh như thế, ngắn ngủi như thế, vậy thì chúng ta có nói được bao nhiêu lần “em yêu anh”? Thể diện cái gì, giận dỗi cái gì, trong tình yêu không nên quá cố chấp. Khoan dung một chút! Cảm thông một chút! Hiểu nhau một chút! Đừng để trong cuộc sống có những điều đáng tiếc như vậy! Nếu không thì bạn sẽ bỏ lỡ một người cả đời yêu bạn, cuối cùng chỉ nói được một lần câu “anh yêu em.” Lúc ấy thì có hối hận bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể nghe được lời bày tỏ yêu thương như vậy nữa! Chúng ta cũng chẳng có lí do gì để mà không nói với người mình yêu câu “anh yêu em” cả. Nói với cô ấy, để cô ấy biết tình cảm của bạn, cô ấy là bầu trời của bạn, là sự sống của bạn!

                              Phải đối xử với bản thân mình tốt một chút vì một đời người đâu có dài. Phải đối xử tốt với những người bên cạnh ta, vì kiếp sau đâu ai biết là còn có thể gặp nhau nữa hay không! Người ta nói: “Tu 100 năm được ngồi chung thuyền, tu 1000 năm mới cùng chăn gối.” Vậy nên, hãy biết trân trọng những hạnh phúc nhỏ nhoi và bình thường bên cạnh bạn.


                              iki.vn

                              http://blog.iki.vn/news/5589-li-hon!...-nao-cung-khoc

                              Comment


                              • Truyện Cười Người Lớn

                                Truyện Cười Người Lớn


                                Cô bé mới lớn, hay thắc mắc đủ mọi chuyện trên đời. Một hôm ra bãi biển thấy một cậu bé trai cởi truồng, cô bé quay sang hỏi mẹ:
                                – Mẹ ơi thằng bé kia có cái gì kìa?
                                Mẹ cô trả lời cho qua chuyện:
                                – Đấy là cái còi.
                                Cô bèn tiến lại gần cậu bé và chăm chú quan sát, một lúc sau cô bé háo hức trở lại nói với mẹ:
                                – Mẹ ơi, đúng là cái còi thật. Nhưng lạ lắm cơ, khi con thổi nó lại kêu oai oái đằng mồm ấy.



                                Trong công viên, một đôi trai gái đang tâm sự
                                Cô gái: Em tính đi giải phẫu nâng ngực? Ý anh sao?
                                Chàng trai: Em phải tôn trọng sự thật chứ, dù cho sự thật thế nào đi chăng nữa..
                                Một lát sau..
                                Cô gái: Anh thôi đi, sao cứ bóp méo sự thật mãi thế?



                                Có 2 vợ chồng tiều phu nọ! Sống nghèo nàn bên cạnh 1 khu rừng. Người chồng tên Ấn, mụ vợ tên Gái. Ban ngày người chồng vẩn vào rừng kiếm củi. Còn mụ vợ thì may vá. Được cái mụ vợ rất xinh nhưng tội là lẳng lơ, hay đua đòi.
                                Trong làng có tên Bá Hộ thấy sắc đẹp của mụ vợ cầm lòng không được, nên thường những lúc người chồng đi vắng thường lấy cớ nhờ vả may áo mà thả “Dê”. Mụ vợ vì ham tiền nên…lửa gần rơm…lâu ngày cũng bén.
                                Như thường lệ người chồng vào rừng lấy củi. Đợi chồng đi mụ vợ nhắn người tình qua để làm “chuyện ấy “.
                                Trong lúc cao trào, mây nước ngừng trôi. Bất chợt người chồng về. Mụ vợ hốt hoảng nói :
                                – Mụ vợ :”Anh ấn vô”.
                                – Tên Bá hộ nghe người tình thỏ thẻ vậy nên nghĩ mình chưa “làm đến nơi , đến chốn” nên làm “theo yêu cầu” bạn tình.
                                – Mụ vợ lại tiếp tục nói khẽ: “Anh ấn vô”
                                – Tên Bá hộ nghĩ trong đầu sao hôm nay nó sung thế!
                                Mụ vợ hốt hoảng khi thấy chồng vô đến sân giọng gấp rút “Anh ấn vô, Anh ấn vô”…
                                – Tên Bá hộ hì hục! hì hục!
                                – Mụ vợ hốt hoảng khi thấy chồng vô gần giọng líu lại : Anh ấn
                                vô, Anh ấn vô…
                                – Tên Bá hộ hù !ù !lúc này lực bất tòng tâm! tức quá khi nãy giờ nó cứ bắt mình Ấn vô liên tục!liền nhảy xuống đất chửi đổng.
                                “Tiên sư con đĩ! mày bảo ông ấn thế nào được nữa hả! Sức người cũng có hạn chứ có phải trâu bò đâu hả.



                                Adam và Eva sống bên nhau rất hạnh phúc. Một bữa gặp Đức Chúa, Adam hỏi:
                                – Thưa Đức Chúa, Eva thật xinh đẹp. Tại sao Người lại làm cho nàng đẹp thế?
                                – Để lúc nào con cũng muốn ngắm nàng.
                                – Làn da của nàng mới mịn màng làm sao!
                                – Để con lúc nào cũng muốn chạm vào nàng chứ!
                                – Nàng có một mùi thơm thật dễ chịu.
                                – Để lúc nào con cũng muốn quấn quýt bên nàng chứ!
                                – Thật tuyệt vời, sự tạo hóa của Người thật vĩ đại làm con vô cùng biết ơn. Nhưng có một điều mà con cứ thắc mắc là tại sao Đức Chúa lại làm cho nàng ngốc nghếch thế?
                                – Thế thì nàng mới yêu con chứ!



                                Trong phiên toà xữ án một vụ hiếp dâm, ông luật sư bảo vệ cho bị cáo hỏi cô gái bị hiếp.
                                -Luât sư: Cô nói, cô đang đi trên khúc đường vắng, thì bị cáo bất
                                ngờ ôm cô và đẩy vô vách tường hiếp, đúng không?
                                -Cô gái: Vâng, đúng.
                                -Luật sư: Như vậy là hiếp đứng, đúng không?
                                -Cô gái: Vâng, đúng.
                                -Luật sư hỏi tiếp: Cô cao bao nhiêu?
                                -Cô gái: Khoảng thước tư.
                                -Luật sư: Cô cao thước tư mà bị cáo cao hơn thước bảy làm sao hiếp đứng được?
                                -Cô gái lật đật trả lời: Thì tôi nhón lên



                                Last edited by BachMa; 12-10-2015, 06:14 AM.

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X