Thông báo

Collapse
No announcement yet.

VNAF đã đánh chìm soái hạm của Trung Cộng như thế nào?

Collapse
X

VNAF đã đánh chìm soái hạm của Trung Cộng như thế nào?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • VNAF đã đánh chìm soái hạm của Trung Cộng như thế nào?

    Đầu năm 1974, lợi dụng khi VNCH đang phải thi hành Hiệp định ngưng bắn Paris trên toàn cỏi Đông Dương thì Trung Cộng đã cho hạm đội Nam Hải tấn chiếm các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trong hoàn cảnh QLVNCH phải lo đối phó với gần 200 ngàn quân Bắc Việt được phép ở lại miền Nam có thể vi phạm hiệp định và mở cuộc tổng tấn công bất cứ lúc nào _ đồng thời phải đánh giặc theo kiểu nhà nghèo vì bị Mỹ cúp những khoản viện trợ đã hứa theo HĐ Paris để duy trì QLVNCH, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tỏ ra khôn ngoan khi không cho phép dùng các biện pháp quân sự đối với hạm đội Hải Nam mà chỉ dùng những nguyên tắc ngoại giao để phản đối việc TC xâm lăng quần đảo Hoàng Sa.

    Với lệnh cấm này của vị Tổng Tư lệnh Quân đội, khác với HQ đã đánh trả đủa khi bị quân TC khai hỏa trước bắn chết trung úy Lê Văn Đơn và người nhái Đỗ Văn Long, trận đánh của KQ VNCH ở Hoàng Sa có thể đã phải được giữ bí mật cho đến ngày nay.

    Ngày nay, tìm trên mạng internet người ta thấy báo chí TC có nhắc đến những thông tin liên quan tới trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 như sau:

    _ Nguyệt–san Peking Review sau này là Beijing Review viết: Ngày 18-1-1974, HQVN vô-cớ tông ngang các tàu cá 402 và 407 của họ, phá bể đài chỉ-huy tàu số 407 của Nam-Hải Ngư-nghiệp Công-ty. Ngày 19-1, HQ Sài-Gòn bắn giết ngư-dân và đổ-bộ xâm-lăng đảo nhưng không thành-công. Hồi 10:30 giờ cùng ngày, máy-bay và chiến-hạm Việt-Nam đồng-loạt tác-xạ vào các tàu tuần Trung-Hoa.

    _ Theo tài liệu của Yên Tử Cư Sĩ Trần Ðại Sĩ (chưa thấy Trung Quốc phản đối) cho biết cả 4 Hạm trưởng các chiến hạm Trung Quốc gồm 3 Đại tá và 1 Trung tá đều bị tử thương. Ngoài ra, bộ tư lệnh mặt trận gồm 1 Đô đốc, 4 Đại tá, 6 Trung tá, 2 Thiếu tá và 7 sĩ quan cấp úy cũng bị tử thương.

    _ Theo Bách-Khoa Từ-Điển Wikipedia Encyclopedia từ-mục “Battle of Hoang Sa 1974” căn-cứ vào các nguồn tin Trung-Cộng thì có tất cả 6 chiến-hạm TC trúng đạn. (Nguyên-văn: From the sources of China, on the Chinese side, all No. 274, No. 271, No. 389 and No. 396 were hit, No. 281, No. 282, No. 402 and No. 407 malfunctioned; on Vietnamese side, HQ-10 was sank. China captured 48 prisoners, including 1 American.)

    Như vậy thì ngoài 4 chiến hạm bị HQ VNCH bắn chìm và hư hại nặng tại khu vực đảo Duy Mộng, còn 2 chiếc khác cớ sao chìm lĩm?

    Tổng hợp những đoạn tin trên người ta thấy là không quân VNCH có thể đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, đánh chìm 1 soái hạm do Đô Đốc Phương Quang Kính chỉ huy chiến dịch và một tàu hộ tống của hạm đội Nam Hải là chiếc Hộ tống hạm Kronstadt 274. Đô Đốc Phương Quang Kính còn là Tư Lệnh Phó Hải Đội Nam Hải của Trung Cộng. Ngoài Hạm trưởng là Đại tá Quang Đức tử thương, toàn bộ tham mưu của Soái hạm địch gồm Đô Đốc Phương Quang Kính, 2 Đề Đốc, 4 Đại tá, 6 Trung tá, 2 Thiếu tá và 7 sĩ quan cấp úy đều tử thương.


    Soái hạm của hạm đội Hải Nam

    Cuối cùng, lục tìm thông tin của đài radar Panama thuộc trung tâm kiểm báo 41 trên đỉnh núi Sơn Chà Đà Nẵng của VNAF, là đơn vị trách nhiệm theo dỏi và hướng dẩn nghênh cản mọi xâm nhập không và hải phận Hoàng Sa, thì thấy trên HQPD có bải của trung tá Trần Đình Giao, có đoạn viết: "...Trung Tâm Kiểm Báo 41 trong trận hải chiến ngoài quần đảo Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974 giữa Hải quân VNCH do Hải quân Đại Tá Hồ Văn Ngạc chỉ huy và Hải quân Trung Cộng, đã hướng dẫn phi cơ F5E của KQVN nghênh cản phi cơ MIG 21 của cộng sản Tầu định tấn công các chiến hạm của ta trên đường rút về Đà nẵng." Rõ ràng là KQVN có tham chiến tại Hoàng Sa. Phi công Việt Nam bay "nghênh cản" mà thấy soái hạm giặc, không lẽ không đánh?


    Việc những chiến đấu cơ hạng nhẹ tầm ngắn của VNCH đánh chìm soái hạm của hạm đội Nam Hải là chuyện khó tin, nhưng điều đó đã xảy ra. Vậy KQVN làm thế nào để chiếm chiến công ngang trời này?
    Last edited by TH-72G; 05-31-2013, 08:52 AM.

  • #2
    Không lực trung cộng qua các cuộc chiến

    Trong Tạp chí Đại học Hàng không, Tháng 9 -10/ 1981, Tác giả: Chuẩn Đô đốc James B. Linder và Tiến sĩ A. James Gregor đã điểm qua thực lực của Không quân Trung Cộng từ khi mới thành lập cho đến các cuộc chiến gây hấn Nam Việt Nam tại Hoàng Sa năm 1975 và tại biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.

    _ Chiến tranh Triều Tiên:
    Từ giữa những năm 50, Không lực Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) là đối tượng được giới có nghề quan tâm. Đến cuối thập kỷ đó, PLAAF đã được coi là tài sản đáng kể trong lực lượng quốc phòng của Trung Hoa đại lục. Vào thời điểm đó, nó là lực lượng không quân lớn thứ ba trên thế giới, về số lượng chỉ thua kém Hoa Kỳ và Liên Xô. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên MiG-15 (được Trung Cộng gọi là Thẩm Dương F-2) các phi công “tình nguyện” của PLAAF đã tỏ ra không thể sánh kịp với các đối thủ (thuộc lực lượng) Liên hợp quốc của họ ‘. Các phi công F-86 Sabre của Không lực Hoa Kỳ đã đạt được tỉ lệ tiêu diệt 10:01 so với các đối thủ PLAAF của họ (tức là cứ 1 máy bay Hoa Kỳ có thể bắn hạ 10 máy bay Trung Quốc – HH). Sự thiếu kinh nghiệm và thiếu (những chương trình) huấn luyện chiến đấu nghiêm ngặt của các phi công Trung Cộng cũng như những hạn chế về kỹ thuật của máy bay (chủ yếu là thiếu một hệ thống radar hiệu quả mà tại thời điểm đó nó đã là một bộ phận cơ bản của các đơn vị không Hoa Kỳ) đã làm cho PLAAF chịu những tổn thất lớn về người và máy bay.

    Mig 15 vs F-86

    _ Chiến tranh Quốc Cộng:
    Khi những năm 1950 sắp kết thúc, PLAAF lúc đó được trang bị MiG-17 (F-4) đã giao tranh với các máy bay thuộc lực lượng không quân của Quốc Dân Đảng Trung Hoa trên eo biển Đài Loan trong một cuộc thi thố nhằm kiểm soát vùng trời trên các đảo Kim Môn và Mã Tổ. Trong quá trình xung đột đó, từ tháng Bảy đến tháng 10 năm 1958, 31 máy bay của PLAAF đã bị rơi trước các tay súng của các phi công Quốc Dân Đảng. Bộ Tư lệnh không quân của nước Cộng hòa Trung Hoa (ROCAC – tức Đài Loan) đã báo cáo họ cũng mất hai máy bay chiến đấu trong những trận giao tranh ấy (4). Với tỉ lệ tổn thất máy bay là 15,5/1 trước Quốc Dân Đảng, không lực Trung Cộng đã bị bẻ gãy trong các cuộc giao tranh này. Một lần nữa, trình độ huấn luyện cao của phi công cũng như việc sở hữu các hệ thống tiên tiến của máy bay của lực lượng không quân Quốc Dân Đảng đã khiến cho PLAAF phải hứng chịu tổn thất.

    Skyraider hạ Mig 17

    _ Hải chiến Hoàng Sa:
    Kể từ thời điểm đó, PLAAF đã có ít những dịp được thử nghiệm chiến đấu. Mặc dù các đơn vị không quân thuộc PLAAF từ đảo Hải Nam có thể yểm trợ cho cuộc tấn công của Trung Cộng vào quần đảo Hoàng Sa vào tháng Giêng năm 1974, việc không quân của đối thủ Nam Việt Nam không tham chiến đã loại trừ bất kỳ cơ hội nào để nhân lực cũng như khí tài của không lực Đại Lục được thử nghiệm (khả năng) chiến đấu.

    _ Chiến tranh Việt Trung năm 1979:
    Việc phô diễn về sức mạnh của quân đội bắt đầu vào tháng 1 năm 1979. Đồng thời Bộ tư lệnh không quân Trung Cộng đã triển khai 444 máy bay dọc theo biên giới Việt Nam trên một vành đai xung quanh Hà Nội với bán kính 250-dặm. Hầu hết các máy bay được triển khai là MiG-19, tiếp theo là một số lượng nhỏ hơn một cách đáng kể những chiếc MiG-17 cũ, rải rác là những chiếc I1-28 (Trung Cộng gọi là B-5), một số là phiên bản của loại tấn công mặt đất F-6 bis (A -5), và 28 MiG-21 (F-7).

    (Nguồn trích dẫn: http://hahien.wordpress.com/2013/01/...-lai-viet-nam/)
    -------------------------------------

    _ Thực lực về Mig-21 Fishbed huyền thoại của khối Cộng:

    Tỷ số không chiến giữa F-4 Phantom của Mỹ và Mig-21 của Bắc Việt: 7/1 (7 Mig bị hạ đổi 1 F-4)

    _ Chiến đấu cơ của TC như Cheng Du J-7 chỉ là hàng nhái của Mig-21 Liên Xô, tệ hơn Mig VC.

    _ Hỏa tiển tầm nhiệt AA Atoll K-13 của TC là hàng nhái của AIM-9 Sidewinder của Mỹ.
    Ngày 28/9/1958 tại eo biển Đài Loan, một chiếc Mig-17 của TC đã bị một chiếc F-86 của Đài Loan đang bay thử nghiệm phang cho một trái AIM-9 đời đầu của Mỹ. Trái Sidewinder găm vào thân chiếc Mig nhưng không nổ. Chiếc Mig-17 đã cõng trái hỏa tiển này về nhà, sau đó đưa qua Nga làm nhái thành loại hỏa tiển Atoll K-13, rồi Nga bán lại cho TC. Loại hỏa tiển không đối không tầm nhiệt Atoll này chỉ thấy nguồn nhiệt để điều chỉnh trong vòng 10 độ nên không bảo đảm hiệu quả, khiến người ta nghi ngờ chuyện chiếc Mig-21 của Phạm Tuân có thể hạ B-52 bằng loại hỏa tiển này.

    _ Các chuyên gia Ba Lan và Liên Xô sau này đã đưa những phi cơ chiến lợi phẩm thu được của VNAF về nước để nghiên cứu và xác nhận là tính năng không chiến của F-5 ăn đứt Mig-21 của Trung Cộng.
    (Nguyên văn: One F-5 was extensively tested by top Soviet pilots from Chkalov's State Flight Tests Center. In air combat with MiG-21, F-5 did show extremely well, winning almost all fights according to reports; this gave Soviet aircraft designers a push to develop new types, like the MiG-23. http://en.wikipedia.org/wiki/Northrop_F-5)


    _ Hỏa tiển Không-đối-Không Sidewinder thứ thiệt trên đôi cánh của những chiếc F-5A/E của VNAF:

    _ Những chiếc phi cơ nghênh cản F-5A/E của KQVN luôn trực chiến tại phi trường Đà Nẵng.


    Last edited by TH-72G; 06-01-2013, 01:28 AM.

    Comment


    • #3
      Không lực Việt Nam Cộng Hòa (VNAF)

      Trong chiến tranh Việt Nam là lực lượng Không Quân đứng hàng thứ 4 trên thế giới, mạnh nhất Đông Nam Á.
      Vào khoảng tháng 3 năm 1975, khi vùng I và vùng II chưa bị mất thì tổng số phi cơ có thể cao hơn con số 3,000 chiếc một chút. Trong số 3,000 này có khoảng 700 chiếc trực thăng do Không Quân Mỹ trao lại sau khi rút khỏi VN năm 1972. Bộ tư lệnh Không Quân VNCH gồm có các đơn vị không quân biệt lập như:
      - Bộ Chỉ Huy Hành Quân.
      - Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận.
      - Trung Tâm Huấn luyện.
      - Trung Tâm Y Khoa.
      - Trung Tâm Kiểm Báo hay Liên Đoàn Truyền Tin Điện Tử.
      - Và 6 sư đoàn, 9 căn cứ KQ…
      http://hoiquankhongquanvnch.com/page14.html

      Các đơn vị KQ liên quan trực tiếp đến trận không chiến Hoàng Sa gồm:

      _ Trung tâm Kiểm Báo 41, đài radar Panama Sơn Chà, Đà Nẵng. Đây là đài radar mạnh nhất Đông Nam Á. Chuyên hướng dẩn những máy bay Việt Mỹ không kích tại miền Bắc Việt Nam, theo dỏi những hoạt động của Mig-21 của Trung Cộng tại đảo Hải Nam, phát giác và hướng dẩn nghênh cản các xâm nhập không và hải phận VNCH của đối phương… Đài Panama có thể thấy các phi cơ TC từ khi xuất phát tại Hải Nam và hướng dẩn những chiếc F-5 tiếp cận mục tiêu, trong khi các đài radar hướng dẩn cho Mig của TC chỉ thấy được đối phương trong khoảng cách 100 km, coi như mù so với khả năng ‘nhìn xa’ của Panama. Khả năng này tạo ưu thế tuyệt đối cho phi công VNCH trong các trận không chiến.


      _ Phi đoàn khu trục 538 F-5E của sư đoàn I KQ đóng tại Đà Nẵng là đơn vị trách nhiệm nghênh cản tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Phi đoàn này được thành lập vào năm 1973 gồm các phi công giỏi nhất được tuyển chọn từ các phi đoàn phản lực.



      _ Việt Nam là một chiến trường nóng bỏng nhất thế giới nên phi công của VNAF có nhiều giờ bay nhất so với các phi công cùng cấp trên thế giới. Nghĩa là một trung úy VNAF thường có 4,5 ngàn giờ bay, trong khi một trung úy Trung Cộng chỉ có 4,5 trăm giờ, và phi công Bắc Việc, Bắc Hàn, Cu Ba chỉ có 4,5 chục giờ. Một thí dụ điển hình là các phi công Mig-21 của Cu Ba và Việt Cộng đã không hạ được chiếc Cessna du lịch do trung úy phi công Lý Tống của VNAF lái khi ông bay vào tận thủ đô các nước này để rãi truyền đơn.





      Những dữ kiện trên cho thấy nếu xảy ra trận không chiến Hoàng Sa thì các đối thủ phi công Trung Cộng chỉ là phường bị thịt đối với phi công của VNAF. Chuyện máy bay VNCH xuất kích đánh chìm tàu Trung Cộng là điều rất có thể xảy ra.


      _ Ngoài ra, phải kể đến Không đoàn Tân trang và Chế tạo trực thuộc Bộ CH&KTTV cũng đã góp phần tạo sức mạnh cho KLVNCH. Đơn vị này chuyên phục chế phi cơ và vũ khí của KQ.
      _ Việc Không đoàn TT&CT chế tạo ra chiếc Tiền Phong 01 làm phi cơ huấn luyện chỉ là chuyện che mắt thế gian, vì người Mỹ luôn theo dỏi và điều tiết việc sử dụng vũ khí của QLVNCH. Khi KQVN bị cắt viện trợ và phải đánh giặc theo kiểu nhà nghèo, các kỹ sư của không đoàn đã thu gom những thùng phi đựng xăng nhớt thải tại các phi đạo, trộn với thuốc nổ để làm những quả bom ngạt ANFO chống địa đạo rất hiệu quả. Ngoài ra họ còn tân trang cho những phi cơ của KLVNCH để đạt đến những hiệu quả chiến đấu tối ưu trong mọi điều kiện chiến trường…

      _ Những bình xăng phụ ở đầu cánh các loại A-37, F-5... có thể thay bằng các UAV nhái của Ryan Firebee có cùng trọng lượng. Mỗi UAV được đẩy bằng một máy General Electric J85-GE-17A, cùng loại máy với A-37. Khi gắn vào cánh, các máy của UAV là những máy đẩy phụ giúp phi cơ mẹ cất, hạ cánh nhanh với phi đạo ngắn (STOL), hoặc tăng tốc lên tới 1200 kmh để đánh bom. Khi được phóng đi, UAV được trang bị 1 Sidewinder và 1 đại bác 20 ly có thể bay không chiến với vận tốc 1,7 Mach. Sau khi phóng UAV có thể về đáp lại trên cánh của A-37 để được tiếp nhiên liệu.



      Last edited by TH-72G; 01-24-2018, 01:43 AM.

      Comment


      • #4
        Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời

        (Truyện khoa học dã sử võ hiệp kỳ tình)

        Trong đêm đen, ngọn đèn pha 2 triệu nến như một lưỡi kiếm xuyên ngang bầu trời. Một đám mây phản chiếu ánh đèn hắt xuống sân cờ một vùng ánh sáng mờ ảo. “Đã đến lúc các bạn phải ra trường chiến đấu…” Lời huấn thị của chuẩn tướng Oánh vang lên như những cơn sóng Bạch Đằng Giang lịch sử làm rung động tâm can của những chàng trai trẻ vốn dòng hào kiệt đã xếp bút nghiên theo nghiệp phi công. Tất cả các phi công "F four, F five " khóa 72A của Không đoàn Ngân Hà đều háo hức chuẩn bị vào chiến dịch, phen này ra đi quyết chiếm chiến công ngang trời dẫu không ai tìm xác rơi…



        Đảo Phú Lâm sẽ là mục tiêu đầu tiên. Hòn đảo này có một phi đạo, một quân cảng tàu ngầm, các dàn phóng hỏa tiển liên lục địa, và 4 tiểu đoàn TQLC trú phòng của Trung Cộng. Liên đoàn trưởng tác chiến có trách nhiệm điều phối các phi đoàn của mình bí mật tiến về nhiệm sở chiến đấu.



        _ Theo kế hoạch hành quân của không đoàn thì một phi đoàn A-1 Skyraider sẽ xuất phát từ phi trường Chu Lai đem theo bom nổ mạnh, bay trực tiếp đến bãi Macclesfield để yễm trợ cho hải quân. Đây là một bãi ngầm rất lớn có chiều dài 130km, rộng nhất 70km, diện tích 6448 km2 nằm ở Đông Nam quần đảo Hoàng Sa. Hải quân Việt Nam đã dùng bãi Macclesfield này làm căn cứ dã chiến. Nhờ có độ sâu chỉ từ 9m cho đến 22m dưới mực nước biển đủ cho các tàu dương vận hạm của hải quân hoạt động, nhưng tàu ngầm TC không thể lặn vào tấn công mà phải nổi lên làm mồi cho Skyraider của VNAF. Căn cứ này cũng nằm ngoài tầm bay của những chiếc Mig Trung Cộng cất cánh từ đảo Hải Nam.


        Dương vận hạm chở theo nhiên liệu và vũ khí phi cơ


        Tàu cao tốc PBR (Patrol Boat River)...


        ... và PCF (Patrol Craft Fast) của HQVN đang công tác cứu hộ trong khu vực Hoàng Sa.

        _ Một phi đoàn A-1 Skyraider xuất phát từ phi trường Chu Lai bay trực tiếp ra đảo Phú Lâm đem theo bom napalm có gắn vòng lái để đánh skip bombing. Mục đích là dựng một bức tường lửa từ xa hơn 5 km lan dần tới mục tiêu để che mắt hỏa tiển tầm nhiệt và xạ thủ pháo cao xạ, để các A-37 mang theo bom nổ mạnh tiếp cận tấn công cầu cảng và cái phi đạo trên đảo. Phải phá hủy căn cứ hải quân này để đẩy hạm đội Nam Hải về vị trí xuất phát ban đầu là đảo Hải Nam.









        _ Một phi đoàn A-37 sẽ xuất phát từ phi đạo dã chiến trên đảo Lý Sơn, bay một máy để tiết kiệm nhiên liệu đến Phú Lâm, dùng bom nổ chậm để phá phi đạo, cầu cảng và hệ thống phòng thủ trên đảo.. Các phi cơ này sẽ đánh toss bombing ở cao độ 30.000 bộ, hoặc bay low level trên đầu ngọn khói do bom napalm của Skyraider tạo ra để tránh hỏa tiển tầm nhiệt và đạn phòng không khi tiếp cận mục tiêu.


        Hai UAV ở đầu cánh dùng máy J-85 và bộ điều hướng phản lực có thể giúp chiếc A-37 STOL này cất cánh gần như thẳng đứng.


        Khi có hỏa tiển đối không hoặc tiêm kích của địch tấn công, UAV đầu cánh được phóng ra để nghênh cản.




        Khi lâm trận những UAV BQM này do phi công phụ điều khiển không chiến với vận tốc 1,7M.





        Last edited by TH-72G; 09-15-2015, 04:34 PM.

        Comment


        • #5
          Phi nhân đả tắc thiên đả.
          (Chuyện khoa học dã sử kỳ tình)

          _ Một trong những bất lợi là các mục tiêu ở quần đảo Hoàng Sa quá xa so với tầm bay của chiến đấu cơ VNAF, vốn là những vũ khí phòng thủ tầm ngắn. Ngoại trừ loại A-1 Skyraider có tầm bay xa, các loại phản lực như F-5 và A-37 đểu chỉ có đủ dầu để bay từ Đà Nẵng đến Hoàng Sa tấn công mặt đất trong vòng vài phút và trở về, khó thể ở lại không chiến nếu có Mig-21 xuất hiện vì việc đốt hậu (rear combustion) khi không chiến sẽ tốn rất nhiều dầu. Đôi bên nều bị đối thủ cầm chân sẽ bị cạn nhiên liệu, quên đường về.

          Vấn đề chính là làm thế nào để mở rộng tầm bay (range) và tính cơ động (agility) cho các phi cơ tham gia trận hải chiến. Theo suy đoán của những chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới thì để bảo quốc trấn không và đối đầu với kẻ thù mới là hạm đội Trung Cộng, chắc chắn VNAF đã phải chế bát lại vài loại phi cơ của họ cho phù hợp với chiến trường biển khơi.

          _ Trước hết, các ống bô của chiếc F-5, A-37 đều được gắn bộ điều hướng phản lực gồm 3 mái chèo điều khiền bằng dàn cyclic mượn của UH-1. Bộ điều hướng này có thể phụ trợ cho dàn lái đuôi được linh động hơn ở vận tốc thấp. Vấn đề spin sẽ không còn nữa. Nhờ vậy mà cái đuôi rudder cao nghều có thể được cắt cụt bớt để giảm sức cản không khí, chiếc F-5X có thể tăng tốc lên 2 mach một cách dể dàng và có thể kéo tới 15 G, sẽ chiếm ưu thế trong các trận không chiến với bất cứ loại fighter nào hiện có trên thế giới.







          _ Giàn bánh đáp nặng nề của những chiếc Freedom Fighter được tháo bỏ cho nó nhẹ tàu. Để có thế cất cánh và hạ cánh, người ta gắn trên lưng nó một cái móc (landing hook) của các loại máy bay hải quân Mỹ dùng để đáp trên hàng không mẫu hạm. Cái móc này được gắn nằm dọc sau canopy, ngay trọng tâm của chiếc phi cơ. Chỉ cẩn móc vào một sợi dây cáp giăng ngang sau đuôi một chiếc AC-119, hoặc CH-47 Chinook, thì chiếc F-5 này sẽ… ‘gone with the wind’, cất và hạ cánh theo tàu mẹ, hoặc được kéo đến mục tiêu để không bị hao dầu. Trong một trận không chiến, bên nào còn dầu đốt hậu sẽ chiếm ưu thế.





          Những chiếc AC-119K hai đuôi của phi đoàn Hỏa Long cũng được chế lại. Hai cái vây đứng (vertical stabilizer) của chiếc C-119 được tháo ra, và hàn vào 2 cái đuôi cao ngồng của loại Caribou C-7 được bắt chụm đầu vào nhau, trên đỉnh đặt một bộ Rotor của CH-47… Cái rotor này quay tự do nhờ sức gió của 2 động cơ cánh quạt của chiếc C-119 nên không tạo down-wash, có tác dụng nâng phụ khi vận tốc xuống dưới 250 kmh là vận tốc triệt nâng của chiếc F-5.
          Nơi cánh đuôi (horizontal stabilizer) của chiếc C-119 có căng một sợi cáp và phía trước có một điểm tiếp dầu. Chiếc F-5 có thể móc vào đó để được tiếp dầu hoặc kéo đi.







          Những chiếc Chinook, là loại trực thăng hạng nặng có vận tốc trên 300 kmh cũng được gắn thêm một cặp cánh của loại vận tải C-7 Caribou và hai máy phản lực đẩy phụ của C-123. Mỗi chiếc cũng có hệ thống dây móc và ống tiếp dầu để giúp F-5, A-37... cất cánh hạ cánh xuống dương vận hạm ở gần chiến trường để được tiếp dầu và vũ khí.







          _ Tất cả các loại phi cơ của VNAF đều không có vũ khí chống hạm. Chiến đấu cơ không thể xáp lại gần chiến hạm của TC để thả bom hoặc bắn đại liên, rocket… vì tầm bắn của phi pháo không bằng nửa tầm pháo phòng không và hỏa tiển của các chiến hạm. Tuy nhiên, khi người Mỹ tháo gỡ những giàn Sonar săn ngầm, những giàn hỏa tiển đối hải trên các chiến hạm của HQVN, thì họ đã để lại những hỏa tiển tầm nhiệt không-không Sidewinder trên những chiếc F-5E của VNAF.




          Từ những trái hỏa tiển tầm nhiệt đắt tiền này, VNAF đã chế bát thành công những trái bom chống hạm cực kỳ chính xác. Họ ráp trái hỏa tiển Sidewinder vào những trái bom ngu MK-82. Sau khi được các phi cơ F-5 phóng đi theo cách đánh toss-bombing với sơ tốc 1.5 Mach, ở cao độ 30.000 bộ, cách mục tiêu khoảng 15-30 km… các trái bom này sẽ lượn cầu vồng như một trái đạn pháo về hướng mục tiêu. Khi đến cách mục tiêu từ 5-8 km, bộ tầm nhiệt của Sidewinder sẽ thấy nguồn nhiệt và lái trái bom bay xuống ống khói của chiến hạm giặc.





          Sáng ngày 19-1-1974, khi phi đoàn 538 ở Đà Nẵng được lệnh bay lên nghênh cản những chiếc Mig-21 của TC đang truy kích hạm đội của đại tá Hà Văn Ngạc trên đường lui quân, thì các chiến đấu cơ của không đoàn Ngân Hà cũng bắt đầu xuất phát.
          Những chiếc AC-119K và Chinook cất cánh từ phi trường Chu Lai cõng theo những chiếc F-5 đã tháo bánh đáp. Các cặp đôi này vừa bay vừa tiếp dầu. Khi đến đảo Tri Tôn thì những chiếc F-5 thả móc, bay vào vùng chiến sự với bình xăng phụ còn đầy. Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời. Cuộc không chiến lúc này mới bắt đầu.



          Đồng loạt 12 chiếc F-5 tống dầu đốt hậu vượt tường âm thanh phóng lên cao độ 35.000 feet. Những trái bom tầm nhiệt được thả ra ở cách xa mục tiêu từ 15-30 km, ngoài tầm SA-2 của tàu chiến giặc. Sau khi được thả ra, những trái bom này lượn vòng cầu như một trái đạn pháo. Khi đến gần mục tiêu khoảng 5 km những bộ điều khiển này mới bắt nhiệt và lái trái bom bay vào ống khói của tàu mục tiêu đã được chỉ định. Tất cả 43 mục tiêu do phi cơ RF-5 của trung úy NTT chỉ điểm đều trúng bom ngay từ phút đầu. Tất cả những chiếc Mig nghênh chiến đều bị các phi công thiện chiến của không đoàn Ngân Hà đốn hạ.











          Chiếc soái hạm của hạm đội Hải Nam bị một trái bom tầm nhiệt chui vào ống khói, đang từ từ chìm xuống biển Đông. Những chiếc tàu chiến của Trung Cộng không thể thấy đối thủ của mình. Chúng chìm lĩm mà không biết là đã bị nhân đả hay thiên đả.
          Last edited by TH-72G; 06-17-2013, 03:00 AM.

          Comment


          • #6
            Thiết giáp hạm của căn cứ nổi seafloat Macclesfield.



            Hải đội Hoàng Sa của HQVN luôn là nổ lực chính, bao gồm công tác cứu nạn cứu hộ tại Hoàng Sa.

            Nếu chiến lược toàn cầu của Mỹ không buộc QLVNCH buông súng, thì hạm đội Trung Cộng cũng khó mà đối địch với hải quân VNCH.

            _ Một chiến đỉnh LCM-6 có thể chở theo một xe thiết giáp M-22 hay M-41.



            Chiến đỉnh có thể chạy xuyên qua bải san hô có mức nước 0,6 mét, hoặc đổ bộ chiến xa lên bải cạn để pháo kích.



            Mỗi M-41 có một đại bác 76 ly có tầm bắn xuyên thép 3500 m, tầm cao xạ 8 km và tầm pháo kích 14,5 km.



            Chiến đỉnh có thể lượn theo triền sóng để đưa thiết giáp M-41 tiếp cận tấn công chiến hạm trong các trận hải chiến mà vẫn ở ngoài tầm bắn của pháo phòng không bắn nhanh 37 ly, bofor 40 ly hoặc tên lửa tầm nhiệt của chiến hạm TC.



            Nhịp bắn của đại bác 76 ly của M-41 nhanh hơn súng 100 ly của chiến hạm.



            Tàu ngầm không thể tấn công các chiến đình vì chung quanh đảo Phú Lâm và các đảo nhỏ ở Hoàng Sa là bãi cạn.



            Ngoài ra còn có một minigun để chống tên lửa tầm nhiệt và ngư lôi.




            _ Một chiếc hải vận hạm LSM có thể chở theo 3 chiếc thiết giáp M-48.



            Mỗi thiết giáp có một đại bác 90 ly và một dàn minigun để chống thủy lôi và tên lửa.



            Tầm bắn của đại bác 90 mm N1A1 là 17.823 m pháo kích. 10.380 m trực xạ, phòng không… Với nhịp bắn 25 viên/phút.
            Đại bác 90 mm của M48 nhắm bắn bằng radar, gyroscope và computer nên độ chính xác không bị ảnh hưởng của sóng và địa hình.



            Đại bác 90 ly phòng không bằng ngòi nổ VT định giờ (30 giây)



            Hải vận hạm có thể mang theo dàn phóng hỏa tiển Zuni 127 ly của Không Quân có tầm bắn 8km để pháo kích mục tiêu.





            Hỏa tiển Zuni với ngòi nổ cảm ứng (proximity fuse) có thể dùng để phòng không và không chiến.





            Sau trận đánh:



            Last edited by TH-72G; 06-19-2013, 05:11 AM.

            Comment



            Hội Quán Phi Dũng ©
            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




            website hit counter

            Working...
            X