Thông báo

Collapse
No announcement yet.

KQVNCH và cuộc hải chiến Hoàng Sa .

Collapse
X

KQVNCH và cuộc hải chiến Hoàng Sa .

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • KQVNCH và cuộc hải chiến Hoàng Sa .

    Nguyễn Văn Huy


    Nguyễn Thành Trung trong bài phỏng vấn có nhắc tới cuộc hải chiến Hoàng Sa, và việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 19.1.1974 điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa.
    Trong khi sự sai lầm về lập trường chính trị của NTT đã được các còm sĩ mổ xẻ rất thỏa đáng, những điều NTT nói về việc Không quân chuẩn bị tham dự trận hải chiến Hoàng Sa đáng được chú ý, vì nó có liên quan tới một bí ẩn lịch sử.
    Việc Không Quân VNCH không tham gia cuộc hải chiến Hoàng Sa không có liên quan gì tới việc Hoàng Sa ở ngoài tầm chiến đấu của F-5, như trong mấy chục năm nay nhiều người vẫn tin tưởng.



    Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Đọc Cuốn ‘Hải Chiến Hoàng Sa’” của tác giả Trần Bình Nam, đăng trên ubhoangsa(dot)org:


    “Cuộc phỏng vấn thứ hai với cựu Thiếu Tá Không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538 là lý thú nhất vì từ trước đến nay chưa được ai đề cập tới.
    Phi đoàn nghênh cản của Không quân Việt Nam được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với Không quân Bắc Việt trường hợp họ tấn công các phi trường thuộc Vùng I chiến thuật. Ngày 19/1/1974 khi cuộc chiến tại Hoàng Sa còn chưa ngả ngủ, Thiếu Tá Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hòang Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ.
    Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ phủ tổng thống hủy bỏ công tác.”

    Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Trích từ 3 trong số 16 bài phỏng vấn các nhân vật thuộc mọi giới, trong và ngoài HQ, trực tiếp liên hệ đến trận hải chiến Hoàng Sa” đăng trên blog vinhdanhcovang(dot)wordpress(dot)com:

    “Thiếu Tá Không Quân Hồ Kim Giàu, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 538 Không Quân VNCH dự định đánh bom các chiến hạm TC tại Hoàng Sa

    … Điểm quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là tinh thần hăng say của anh em phi công F5E lúc bấy giờ. Cho đến nay, khi tôi tham khảo với một số anh em phi công tham dự cuộc chuẩn bị hành quân hiện đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, tất cả đều lấy làm tiếc rằng đã không có cơ hội để đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Hoàng Sa…”

    Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Hoàng Sa Nỗi Buồn Lịch Sử” của tác giả Long Ly, đăng trong website Nguyenthaihocfoundation(dot)org. Bài dài khoảng 6 trang, trong đó có rất nhiều chi tiết có tính cách lịch sử:

    “Hôm nay thực sự những bài học kinh nghiệm huấn luyện về không chiến sắp được ứng dụng, có lẻ chỉ khoảng nửa giờ sau khi cất cánh từ Đà Nẳng. Tôi đã nóng lòng chờ những giây phút ấy, chưa bao giờ xảy ra trong đời, tôi thầm nhủ phải coi chừng những chiếc Mig 21, khó nuốt, nhưng không thắng thì huề,nhất định không chịu thua.
    Đến 1 giờ, vẫn chưa thấy dấu hiệu gì chuẩn bị cất cánh, ông Thiếu Tá Giàu- người chỉ huy trận đánh- đi họp vẫn chưa về. 1giờ 30 , 2giờ, 2 giờ 30, rồi 3 giờ ,vẫn chưa được lệnh.Lúc đó tôi nghĩ đi trể như vậy, lúc về tối mất, không mấy thuận lợi nếu phải về trong trường hợp ít xăng và đáp xuống phi trường Phù Cát còn khá xa lạ với những phi cơ F5. Khoảng 5 giờ chiều mới biết cuộc hành quân oanh tạc Hoàng Sa bị huỷ bỏ vì :
    “Mỹ không cho đánh “(???)

    Ngày hôm sau, tôi không có tên trong lịch trình trực bay , nhưng không đi đâu được, vì đang cấm trại 100% nên vẫn quanh quẩn ở phòng trực phòng không. Tại Đà Nẳng, lúc nào cùng có 3 phi tuần F5 trực phòng không. Phi tuần Xray trực 5 phút, Zulu trực 15 phút, Whisky trực 30 phút ( có nghĩa khi báo động , phi tuần Xray bằng mọi cách phải cất cánh trong vòng 5 phút, sau đó phi tuần Zulu được đôn lên thành 5 phút, sẵn sàng cất cánh nếu cần, phi tuần Whisky đôn lên thành 15 phút và sẽ thành trực 5 phút nếu phi tuần Zulu phải cất cánh.)
    Khoảng 3 giờ chiều, tình hình vẫn bình thường. Trung uý Chinh người trực phi tuần 5 phút đến gặp tôi, xin tôi trực thế cho một lát, để về đưa con đi bác sĩ. Tôi nhận lời vì chúng tôi vẫn thường giúp nhau, xem như anh em. Tôi lấy mủ bay ra phi cơ, gở mủ bay của Trung uý Chinh ra, nối ống dưỡng khí và dây vô tuyến vào ( vì mỗi người có mủ bay riêng, đã được điều chỉnh cho phù hợp với đầu của mình ).Khoảng 3 giờ 30, lúc đó Trung uý Chinh vừa chạy xe vào khu vực phòng không, đang mặc bộ G suit thì báo động.
    Tôi vội chạy ra phi cơ,Trung uý Chinh cũng chạy theo gọi tôi; Long để tôi bay cho.
    Tôi vừa chạy vừa trả lời :Không kịp đâu, tôi đã đổi mủ bay rồi.Nói xong, tôi liền leo vào phòng lái, mở nút battery, khoát hai quai dù vào, khoá Seat Belt lại, đội mủ bay, đeo mặt nạ dưỡng khí vào.
    Trong khi tôi làm những việc đó một chuyên viên phi đạo vừa nổ máy, vừa giúp tôi nối giây G suit. Khi anh ta bước xuống, rút cầu thang là tôi đóng ngay nắp phòng lái, tống ga vọt khỏi ụ đậu.
    Đài kiêm soảt không lưu Đà Nẳng thông báo ngay trên tần số vô tuyến cao độ 20.000 ngàn feet và hướng bay 045 mà đài kiểm báo Panama- ở trên đỉnh núi Sơn Chà- yêu cầu để dể dàng nhận thấy mục tiêu.
    Lúc ấy mọi chuyện xảy ra rất nhanh, tôi không còn nhớ gì ngoài những phương thức cất cánh khẩn cấp, chạy ra phi đạo, không chần chừ, tống ga tối đa, mở afterburner, chiếc số 1 chạy trước, tôi bám sát theo, phi cơ lao nhanh trên phi đạo.
    Hôm ấy vì chuẩn bị đánh Hoàng Sa nên phi cơ mang ba bình xăng phụ, phải chạy hơn một nửa phi đạo mới cất cánh được. Có lẻ từ khi báo động đến khi chúng tôi gấp bánh lại khoảng 3 phút rưỡi, không lâu hơn khoảng thời gian ấy. Khi đang bay lên cao, chúng tôi liên lạc với đài kiểm báo Panama xin diển tả mục tiêu.
    Được cho biết hai phi cơ Mig 21 cất cánh từ Hải Nam bay về hướng Đà Nẳng còn cách phi tuần chúng tôi vào khoảng 100 dặm. Tôi bay dạt ra xa, hơi lùi về phía sau đối với chiếc số 1 trong đội hình không chiến. Trung uý Tảo bay số 1 liên tục hỏi Panama về mục tiêu vì 100 dặm tuy mắt thường không nhìn thấy nhưng hai phi cơ siêu thanh bay đối đầu nhau (head on ) thì chỉ chốc lát là ở bên cạnh nhau ngay.
    Chúng tôi tập trung quan sát kỹ lưỡng chung quanh , chưa thấy Mig đâu, lúc đó, ở phi đoàn gọi hotline lên Panama dặn chúng tôi nhớ vứt ba bình xăng phụ trước khi không chiến. Tôi vừa bay vừa nghĩ, chắc đụng thật rồi, nút nhả ba bình xăng phụ ở vi trí Standby chỉ cần bấm nút là ba bình xăng phụ sẽ tách rời khỏi máy bay.
    Tôi liếc nhanh hoả tiển Sidewinders đã sẵn sàng khai hoả, tôi vặn nút volume tầm nhiệt của hoả tiển không không nghe cho rõ, để khi không chiến, hoả tiển bắt được hơi nóng của phi cơ địch sẽ báo lên bằng âm thanh nghe được bằng head phone gắn trong mủ bay.
    Trung uý Tảo vừa liên lạc với Panama vừa quan sát mục tiếu, tôi cũng thế, theo dấu chiếc số 1, đồng thời cũng quan sát thật kỹ, mình phải thấy Mig trước, nhưng Panama im lặng vô tuyến một lát rồi yêu cầu chúng tôi giữ cao độ 20.000 feet và bay vòng trở lại , vì hai phi cơ Mig 21 của Trung Cộng đã quẹo về hướng Hải Nam.
    Chúng tôi bay bao vùng vòng tròn ngoài biển cách phi trường Đà Nẳng khoảng 80-100 dặm.Thực ra Trung Cộng muốn thử phản ứng của Không Quân VNCH và chúng ta đã phản ứng rất nhanh, cất cánh ngay trước khi Mig xâm nhập khộng phận và nếu có xảy ra không chiến thì chúng ta kể như có lợi thế vì gần Đà Nẳng và khá xa Hải Nam.

    Sau khi đã chỉ định danh sách những người bay các phi tuần còn lại, nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10 phi tuần, mỗi phi tuần hai chiếc. Phi cơ cất cánh bay cuối cùng là một chiếc RF-5, do một vị thiếu tá phi đoàn 522 lái có nhiệm vụ bay qua chiến trường chụp hình kết quả cuộc oanh tạc do những chiếc F5 bay trước ném bom xuống.
    Khoảng 10 giờ sáng, tất cả những phi công tham dự cuộc hành quân đặc biệt này lên Sư đoàn họp, nghe thuyết trình kế hoạch đánh Hoàng Sa. Chẳng mấy khi những cấp sĩ quan cấp nhí như tụi tôi được vào phòng họp này, nên thấy có vẻ hơi lạ.

    Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn I Không Quân thuyết trình tình hình và kế hoạch ném bom. Từng phi tuần cất cánh từ Phi trường Đà Nẳng, cách bờ biển 100 dặm, nếu thấy chiếc tàu nào đều đánh chìm vì Hải Quân của chúng ta đã rút về phòng thủ ở trong vòng 100 dặm, các tàu của các nước khác đã được thông báo và yêu cầu tránh xa vùng Hoàng Sa.
    Chỉ có 10 phút không chiến, không được ở lâu, khi về bay chếch xuống hướng Nam, đáp xuống phi trường Phù Cát chứ không về Đà Nẳng nữa sợ phi cơ Mig bay chận hậu. Nếu máy bay Mig đuổi theo những chiếc F5 bay về Phù Cát, thì nó sẽ bị những chiếc F5 cất cánh từ phi trường Đà Nẳng lên chận đuôi nên sẽ không dám bay xa xuống hướng Nam.
    Khi nghe thuyết trình như vậy, lúc ấy tuy còn rất trẻ nhưng tôi đã hình dung được chưa chắc mình đã bay được đến Hoàng Sa mà chắc chắn trận không chiến sẽ diển ra vào khoảng không phận 120 dặm cách Đà Nẳng cũng như đảo Hải Nam của Trung Cộng, vì khi chúng ta cất cánh lên bay về hướng Hoàng Sa, máy bay Mig sẽ lên nghênh cản ngay và cuộc đối đầu sẽ diển ra trong khoảng toạ độ đó.
    Đến khi thuyết trình về hệ thống cấp cứu nếu chúng tôi phải nhảy dù trong trường hơp khẩn cấp. Đại Tá Tư Lệnh Phó SDIKQ cho biết…Cách bờ biển 50 dặm sẽ có hai chiếc tàu Hải Quân . Trên mỗi tàu có hai chiếc trực thăng, sẽ bay đi cấp cứu trong vòng 50 dặm nữa.
    Như vậy, nếu mấy anh nhảy dù trong vòng 100 dặm thì cứu được, còn ngoài 100 dặm sẽ không cứu được vì quá xa. Một vị Trung Uý hỏi…Đệ thất hạm đội Mỹ có cấp cứu khi chúng tôi nhảy dù ngoài tầm cấp cứu của chúng ta ? Đại Tá trả lời ngay:” Đệ Thất Hạm Đội từ chối không cứu”.
    Lúc đó chúng tôi hiểu ngay Mỹ đã bật đèn xanh và làm ngơ cho Trung Cộng cướp đảo Hoàng Sa của chúng ta.

    Là những chiến sĩ VNCH ai không đau lòng khi bị Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, lấy mất mảnh đất do cha ông đã đổ bao công lao, xương máu tạo nên, giữ gìn cho đến ngày nay…
    Những cuộc chiến đấu dũng cảm, đẫm máu như Tết Mậu Thân 1968, tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972, những trận đánh lừng danh trên khắp lãnh thổ Miền Nam Việt Nam, nhất quyết không để một tấc đất vào tay kẻ thù, vậy mà Trung Cộng lại ngang nhiên, công khai xăm lấn Hoàng Sa, với sự im lặng ủng hộ của CSVN, với sự phủi tay của Hoa Kỳ. Những phi công F5 được chỉ định oanh tạc Hoàng Sa không ai từ chối, trái lại tinh thần rất cao, sẵn sàng tung cánh dầu không có sự yểm trợ của Không Quân và Đệ Thất Hạm Đội Mỹ.

    Trước khi vào nghe thuyết trình, chúng tôi vẫn đinh ninh sẽ có sự tham dự ném bom của Không Quân Hoa Kỳ như họ đã từng bay những phi vụ yểm trợ, đánh phá Việt Công tại miền Nam cũng như tại miền Bắc trước khi có hiệp định Paris. Hoặc ít ra không trực tiếp oanh tạc, phi cơ Mỹ cũng bay Air Cover cho KQVNCH an toàn oanh tạc Hoàng Sa.
    Nhưng thực tế, họ đã từ chối, tại sao vậy ?.Lúc đó chúng tôi không hiêu có phải Mỹ đã bỏ rơi chúng ta hay họ muốn thử xem thực lực của KQVNCH có khả năng vươn nổi cánh sắt đến những mục tiêu xa xôi như Hoàng Sa ?

    Buổi thuyết trình hành quân đang khựng lai vị hệ thống cấp cứu rất hạn chế thì bổng cửa phòng hop mở ra Đại Tá Võ Văn Sĩ, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 63 Chiến Thuật ở phi trường Biên Hoà và môt sĩ quan Không Quân cao câp khác tôi không biết tên, cả hai bước vào phòng họp.
    Đại Tá Sĩ chỉ ngay vào Thiếu tá Hồ Kim Giàu nói :”Giàu, đừng nóng“.
    Hai vị sĩ quan cao cấp mới đến tiêp xúc với Đại Ta Tứ Lệnh Phó Sư Đoàn I KQ một lát và sau đó ra lệnh cho tất cả các phi công rời phòng họp.

    Về khu trực phòng không, chúng tôi được lệnh chuẩn bị cất cánh, có lẽ vào khoảng 1 giờ chiều. Ai nấy sẵn sàng, kiểm tra lại G suit, xem lại những dụng cụ cấp cứu trong chiếc áo lưới, cân thận gài chặt khẩu súng P38, biết đâu đến lúc cần đến nó ! Tôi mở sẵn bản đồ hành quân. Hoàng Sa nhỏ bé thật, có nhiều đảo nhỏ nhưng không có một mục tiêu được chỉ định rõ ràng.

    Tôi cố học thuộc lòng tần số liên lạc của phi trường Phù Cát để khi trở về không lạng quạng mò mẩm. Tôi hình dung lại những bài học không chiến đã được tập luyện kỹ lưỡng tại Hoa Kỳ cũng như những phi vụ thực tập hàng ngày ở Phi Đoàn 538. Tôi có niềm tự tin không đến nổi nào, có thể sẽ thắng. Khi thực tâp tại vùng sa mạc Arizona, đã nhiều lần tình cờ không chiến với các phi cơ F4. F100 ( cũng bay những phi vụ huấn luyện về không chiến) chính tôi cũng thấy ngang ngữa, không có gì thua sút họ cả.
    Tôi ôn lại những kỷ niệm năm xưa với những dự tính oanh tạc Hoàng Sa năm 1974 của phi đoàn mà tôi phục vụ để thấy những nỗi đắng cay của chúng ta, của một nước kém phát triển, của một quốc gia còn non trẻ nhưng gặp thảm hoạ chiến tranh đã bị các nước lớn khuynh đảo.”


    ( Bài do HDL chuyển)

  • #2
    Bản đồ Không Chiến Hoàng Sa

    Bản đồ Không Chiến Hoàng Sa:



    Bản đồ quần đảo Hoàng Sa có tên Anh ngữ và tọa độ:

    Last edited by TH-72G; 05-25-2013, 05:20 AM.

    Comment


    • #3
      _ Tính năng của các loại F-5 A và E:


      _ Tính năng của các loại Mig-21 VC và Mig-21 bis.


      _ Dương vận Hạm có sàn đáp 2 chiếc UH-1 cứu hộ. Bán kính hoạt động của loại UH-1 là 200 km.


      _ Tàu bệnh viện HQ 401 yễm trợ chiến trường.


      _ Nếu người Mỹ không thu hồi những chiếc tàu Patrol Torpedo PT dùng cho lực lượng biệt hải, thì tình thế trận hải chiến Hoàng Sa đã khác.
      http://biethai.blogspot.com/


      _ Tàu cao tốc PBR máy phản lực nước (không xài chân vịt), vận tốc 54 kmh, mớn nước 30 cm, hệ thống FM Homing nhận tín hiệu từ xa 15 km... dùng để cấp cứu các phi công F-5 lâm nạn tại vùng biển san hô và đá ngầm Hoàng Sa.
      Last edited by TH-72G; 05-26-2013, 02:21 AM.

      Comment


      • #4
        “Đường nào dài bằng đường phi đạo?
        Giặc lái nào xạo bằng Nguyễn Thành Trung?”
        Tổng thống Thiệu ổng đâu có khùng
        Mà đưa F-5E bay ra ngoài biển, để Mig-21 nó chui dzô mùng chị sui?”


        Nhân ngày 30/4 năm nay, VC đã cài NTT lên TV để trả lời một cuộc phỏng vấn. NTT nói rằng 4 phi đoàn F-5E ở Biên Hòa và 1 phi đoàn ở Đà Nẵng đã sẵn sàng cất cánh ra biển Đông tái chiếm Hoàng Sa, nhưng tổng thống Thiệu không cho phép. Ai cũng hiểu là ý tuyên giáo VC muốn lèo lái dư luận rằng chế độ VNCH đã để mất Hoàng Sa, chớ không phải tại thủ tướng VC Phạm Văn Đồng đã ký công hàm bán nước…

        Dĩ nhiên là không một cấp chỉ huy nào ngớ ngẫn đến nỗi đem cả 5 phi đoàn F-5E ra biển đánh nhau với hạm đội Trung Cộng. Chức năng chính của F-5 là để nghênh cản, không chiến bằng vũ khí nhẹ chứ không được trang bị ngư lôi để đánh chiến hạm. Tất cả các vũ khí tối tân chuyên để chống hạm như ngư lôi và hỏa tiển của Không và Hải quân Việt Nam đều đã bị phía Mỹ thu hồi.



        Vấn đề sinh tử của F-5 là tầm bay, nói cách khác là có đủ nhiên liệu để tống ga nghênh chiến. Một điều chắc chắn NTT phải biết là người Mỹ đã gỡ sạch các cơ phận tiếp dầu trên không trên những chiếc F-5, A-37 khi chuyển giao cho VNAF. Và một điều nữa có lẽ NTT đã cố tình không biết là Trung Cộng đã chiếm đảo Phú Lâm, cách Hoàng Sa 100 km hướng Đông Bắc, từ năm 1956. Lúc đó có khoảng 4000 lính TQLC của TC đang trấn giữ một cái phi đạo dài 1.5 km trên đảo này.
        Và Mig Trung Cộng vẫn thường xuyên luyện tập tiếp dầu trên không trên biển Đông. Nếu nói F-5 ta có đủ dầu để chiến đấu 15 phút trên Hoàng Sa, mà đến phút thứ 16 máy bay Mig-21 của Trung Cộng mới từ Phú Lâm thò đầu lên thì coi như… toi. Ở lại đánh thì hết dầu, mà bỏ chạy thì nó rượt. Không lẽ đành đi không ai tìm xác rơi?



        Tuy nhiên, NTT đã than một câu nghe rất cảm động: “Thà chết cho Hoàng Sa (còn hơn đem bom đi ném dinh Độc Lập)”. Câu nói này có lẽ đã khiến cho nhiều cụ phi công ngậm ngùi mà ngồi lại tìm cách đánh hạm đội giặc bằng F-5. Tác giả Long Ly trong bài có nói cứ đánh, một thắng hai huề. Thiếu úy Mua giảng viên trường Quân sự Phi Dũng ngày xưa có dạy: “Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. Để coi quân sư Google có đề xuất chiến thuật chiến lược nào hay khà dĩ giúp KQ VNCH đưa F-5E ra biển tái chiếm Hoàng Sa năm 1974?




        -----------
        Trích bài phỏng vấn NTT:
        http://daohieu.wordpress.com/2013/04...974/#more-7686

        _ Đã quá cái tuổi lục thập nhi nhĩ thuận, còn điều gì ông thấy hối tiếc, hoặc món nợ nào ông chưa trả được?
        _ Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
        Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.
        (hết trích)
        Last edited by TH-72G; 05-25-2013, 07:24 AM.

        Comment


        • #5
          Nhận xét về những lời nói của tên phản quốc Nguyễn Thành Trung...

          Nhận xét về những lời nói của tên phản quốc Nguyễn Thành Trung do phóng viên Báo Chính Luận phỏng vấn.

          Tôi nhận được email của Thanh Huynh trong đó có đăng bài phỏng vấn Nguyễn Thành Trung do phóng viên báo Chính Luận thực hiện. Nhiều người đọc bài phỏng vấn này thấy Nguyễn Thành Trung trả lời rất bình thường, gọn ghẽ, mới đọc qua tưởng như Nguyễn Thành Trung cởi mở tâm tư chân thật của mình, của một người đã từng sống trong hai chế độ, của một tên cộng sản nằm vùng trong Không Quân Việt Nam Cộng Hòa.
          Chúng ta rất khâm phục và đồng ý với câu nói bất hủ của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đó là “ Đừng nghe những gì cộng sản nói , hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu muốn nói đến bản chất dối trá, lừa bịp, phản bội của cộng sản. N.T. Trung là một tên cộng sản nên ông ta cũng có những bản chất dối trá như bất cứ tên cộng sản nào. Bài phỏng vấn N.T. Trung đã chứng tỏ điều đó, rất nhiều dối trá, láo khoét thậm chí còn bịa đặt từ không ra có mà có lẽ chỉ những người cùng ngành, cùng thời với NT Trung mới biết được.
          Tôi sẽ phân tích một số những câu trả lời của NT Trung để thấy những điều nói dối , bịa đăt, dựng chuyện, phét lác của NT Trung trong cuộc phỏng vấn này.
          NT Trung nói : “ Đối với cá nhân tôi, ngày 8.4.1975 là một bước nghoặt lịch sử quan trọng nhất trong cuộc đời. Lái chiếc máy bay F-5E ném hai trái bom xuống Dinh Độc lập, sau đó quay lại dùng súng phóng lựu vào kho xăng nhà bè là hành động mà tôi ấp ủ trong một quá trình dài, ngay từ thời trai trẻ” NTTrung nói dùng súng phóng lựu vào kho xăng Nhà Bè, máy bay F-5 không có súng phóng lựu. Còn ném bom Dinh Độc Lập NT Trung đã ấp ủ từ thời trai trẻ điều này chứng tỏ NT Trung nói phét. Khi còn trẻ làm sao biết được sau này sẽ trở thành phi công? Khi vào Không Quân, ai biết mình sẽ lái loại phi cơ nào ? Nếu như NTTrung lái L-19 hay trực thăng thì bom đâu mà ném xuống Dinh Dộc Lập.?Còn kế hoạch ném bom xuống Dinh Độc Lập là do bọn cộng sản chỉ đạo, tuyệt mật, chẳng bao giờ cho NT Trung biết trước để rồi NT Trung ấp ủ từ thời trai trẻ. Còn NT Trung bị giam bay 6 tháng, nếu như thời gian giam bay kéo dài cho đến sau ngày 30-4-1975 thì NT Trung làm gì có cơ hội ném bom như đã ấp ủ từ thời trai trẻ. Ôi, quá phét lác.
          NT Trung nói:”Đối với tôi chấm dứt chiến tranh để người Việt Nam không còn đổ máu là một việc phải làm “ Dĩ nhiên chẳng ai muốn chiến tranh, nhưng ai đã tạo ra cuộc chiến tàn bạo, đẫm máu ?Ai đem quân xâm lược Việt Nam Cộng Hòa? Điều mà cả thế giới và ai cũng biết thủ phạm là cộng sản Việt Nam.Trong chiến tranh tàn khốc nhưng không ai bỏ Nước ra đi, chấm dứt chiến tranh , hiểm họa ập đến, với những chính sách trả thù tàn bạo của CSVN đã làm cho dân chúng sợ hãi, hàng triệu người tìm đủ mọi cách chạy thoát khỏi Việt Nam, Hàng trăm ngàn Quân Dân Cán Chính VNCH bị tù trong các trại tập trung được dựng vội vàng trên khắp mọi miền đất Nước. Đảng chủ trương đánh tư sản mại bản nhưng thực chất là cướp của giết người, vơ vét bỏ túi và cố tình đánh xập nền kinh tế tốt đẹp vững chắc của miền Nam Việt Nam để san bằng, đấu tranh giai cấp. Chấm dứt chiến tranh rồi mà khoảng nửa triệu người dân chết trên biển cả. người dân phải chịu những cảnh chia ly, tan nát gia đình, đó là chủ trương của Bộ Nội Vụ 2 tổ chức vượt biên để giết dân, tịch thu tài sản làm giàu hoặc bắt lại, cho người mối lái lấy tiền chuộc .Càng ngày cuộc sống ngày càng khốn khó, thậm chí chết đói. Như vậy NT Trung nói chấm dứt chiến tranh là việc phải làm để CSVN nhuộm đỏ toàn quốc, biến Việt Nam thành địa ngục trần gian ,người dân bị cướp mất quyền sống, mất tự do, mất quyền làm người, mất tài sản, điêu linh, khốn khó, lòng dân oán thù chế độ. NT Trung chắc thỏa mãn, hãnh diện khi thấy miền Nam Việt Nam trước đây tự do nay trở thành nô lệ, bần cùng.???
          NT Trung nói “Tôi âm thầm hạ cánh ở cự ly gần 1.000 mét ( trong khi F-5 phải đáp trên đường băng dài tối thiểu 3.000 mét ) đến độ hư hại hai máy bay và phải chịu kỷ luật hạ lương , giáng chức, suýt nữa là bị lộ ở sân bay Biên Hòa.” Câu này chứng tỏ N.T Trung lại một lần nữa nói phét, nói láo. Đã biết rằng cần đường băng dài tối thiểu là 3.000 mét dài mà cố đáp đứng lại gần 1.000 mét, đó là điều hoang tưởng. Phi cơ F-5 không bao giờ đáp trên phi đạo và đứng lại trong khảng 1.000 mét, , lý do khi đáp với tốc độ quá nhanh nên phải cần phi đạo 3.000 mét. Phi cơ F-5 đáp với tốc độ 155 Knots (một knot là một hải lý tương đương 1 Km 8 )như vậy vận tốc khi bánh chạm phi đạo là 279 Km, nếu hạ bánh mũi xuống rồi đạp thắng ngay bánh máy bay sẽ bị nổ vì sức ma sát quá mạnh, tai nạn xảy ra ngay. Còn dùng dù đuôi để đứng lại thì chỉ bung dù khi nào vận tốc phi cơ chạy trên phi đạo dưới 120 knots ( 216 Km). Nếu bung dù đuôi trên 120 Knots thì dù sẽ bị đứt. Do đó để giảm tốc độ từ 155 Knots xuống 120 knots ( 279 Km-216Km) cần ít nhất một đoạn phi đạo 1.500 đến 2000 mét..

          NT Trung nói ”đến độ hư hại hai máy bay và phải chịu kỷ luật hạ lương, giáng chức, suýt nữa bị lộ ở sân bay Biên Hòa”. Điều này hoàn toàn bịa đặt. NT Trung không phải đáp làm hư hai máy bay mà làm rớt hai chiếc máy bay vì đụng nhau khi bay huấn luyện. NT Trung không bị giáng chức, hạ lương mà chỉ bị phạt giam 6 tháng không được lái máy bay vì thiếu khả năng .Theo sự suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi khi máy bay bay nhập vào thành hợp đoàn rất dễ dàng và rất it khi xảy ra tai nạn.Thiếu úy Nguyễn Thăng Long học bay phản lực cơ T-37 , T38 ở Hoa Kỳ và đã tốt nghiệp, do đó Long đã bay hợp đoàn khá vững rồi. Về Việt Nam học lái F-5 bay huấn luyện hợp đoàn với NT Trung, cất cánh lên, NT Trung nói Nguyễn Thăng Long bay xáp vào hợp đoàn nhanh quá nên đụng vào phi cơ của NT Trung???Khi biết tin, tôi nghĩ nếu như đụng nhau như vậy thì NT Trung cũng không kịp nhảy dù, cả hai bị rơi . Thiếu úy Nguyễn Thăng Long chết tan xác, NT Trung nhảy dù được nên sống sót., đó là một câu hỏi lớn???? Theo sự suy nghĩ của tôi, lúc ấy- năm 1974- tại phi trường Biên Hòa thường vẫn cất cánh ở phi đạo 30. Khi lên sẽ quẹo phải, trong lúc quẹo phải sẽ thay đổi tần số vô truyến để liên lạc với Đài Kiểm Báo Paris ở phi trường Tân Sân Nhất. Những phi công dày dạn kinh nghiệm, khi đổi tần số không cần nhìn vào máy vô tuyến trong phòng lái hoặc có đổi sẽ đổi từng số một trong khi mắt vẫn nhìn theo chiếc số 1, không để mất dấu ( NT Trung là Leader bay chiếc số 1, Nguyễn Thăng Long là Wing man bay chiếc số 2) Có lẽ Nguyễn Thăng Long còn quá mới nên khi đổi tần số , phải nhìn vào trong phòng lái , NT Trung đang bay ở phía trước cúp tay ga, Nếu Long thấy máy bay của Trung bay chậm lại, Long sẽ cúp tay ga bay chậm lại vì số hai lúc nào cũng bay theo chiếc số1. Còn như Long không thấy không biết cứ nhìn về phía trước tìm chiếc số 1 trong khi NT Trung đã bay chậm lại , chiếc số 1 không còn ở trước mặt mà đã bay tụt về phía sau của chiếc số 2. Lúc đó, NT Trung bay sát vào sau đuôi và bắn đại bác vào phi cơ của NT Long rồi Trung nhảy dù phi tang.Thời điểm đó tôi đã nghĩ như thế nhưng vẫn không dám xác quyết vì chúng tôi tin nhau , chẳng bao giờ nghi ngờ. Sau khi NT Trung ném bom Dinh Độc Lập, lúc ấy tôi mới nghĩ mình đúng vì NT Trung là một tên CS nằm vùng đã tìm cách giết Nguyễn Thăng Long và làm rớt hai máy bay F-5.

          Trong thời gian giam bay, lại điều NT Trung về làm việc ở Phòng Hành Quân của Không Đoàn 63 Chiến Thuật ( Không Đoàn 63 gồm có 5 phi đoàn F-5). Trong vị trí này, NT Trung đã bí mật làm vô hiệu hóa phi trường Biên Hòa. Trong cuốn sách “ Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng, một tên Đại Tướng cộng sản đã viết như sau, nguyên văn: “Đồng chí Nguyễn Thành Trung đã cố vấn cho Cách Mạng, muốn vô hiệu hóa phi trường Biên Hòa chỉ cần một giờ pháo kíck một lần”. Khi Phòng Hành Quân Chiến Cuộc của Sư Đoàn 3 Không Quân chuyển lệnh hành quân xuống Không Đoàn 63 để Không Đoàn điều động máy bay cất cánh yểm trợ mặt trận, NT Trung biết vì làm việc ở phòng hành quân, sau đó bí mật liên lạc với việt cộng chuẩn bị pháo kích. Vào thời điểm đó, nhiều lần các phi cơ F-5 chạy ra phi đạo chuẩn bị cất cánh thì phi trường bị pháo kích, các phi cơ F-5 lại vội vàng chạy về ụ đậu vì phi trường bị đóng cửa, cho máy bay trực thăng đi lùng các ổ pháo kích, sau khi đã giải tỏa, phi trường mở cửa trở lại để phi cơ lên xuống đi hành quân nhưng chưa kịp cất cánh thì lại bị pháo nữa. Hậu quả thật tai hại, Không Đoàn 63 Chiến Thuật ở Biên Hòa, có gần 100 phi cơ F-5 nhưng đã không cất cánh được nhiều để yểm trợ cho mặt trận đang lúc phải chiến đấu quyết liệt để chận đứng đường tiến quân của cộng sản. Không hiểu sao an ninh Không Quân lúc đó điều tra, theo dõi NT Trung hay không mà để cho hắn lộng hành như vậy?

          Khi còn ở Việt Nam, vào dịp 30-4, công sản chiếu trên đài truyền hình phim tài liệu về NT Trung sau khi ném bom vào Dinh Độc Lập, NT Trung đáp xuống phi trường Phước Long mà cộng sản mới chiếm được. Khi đáp xuống, phi cơ chạy trên phi đạo bụi tung bay mù mịt, nếu hôm đó dù đuôi của máy bay không bung thì NT Trung sẽ bị thương hoặc chết vì phi cơ đã chạy hết phi đạo mới đứng lại được. Khi NT Trung nhảy ra khỏi máy bay đã có sẵn một số việt cộng nhào ra bế NT Trung chạy vội vào rừng.
          Nhà báo hỏi: Các đồng nghiệp của ông nói gì về hành động của ông? ( ném bom Dinh Độc lập ).
          NT Trung trả lời : “Ngay lúc đó tôi không biết họ nói gì nhưng sau này nhiều người cho tôi là hành động hơi dại dột, bởi trước mắt tôi là hợp đồng với phía Mỹ, sẵn sang bảo lãnh vợ con tôi sang sống ở Mỹ với điều kiện tốt đẹp nhất” NT Trung lai dối trá dựng chuyện. Những phi công F-5 của Không Quân VNCH đại đa số đã bay qua Thái Lan, số kẹt lại rất ít và đã bị tống vào trai tập trung thì có ai mà tiếp xúc với Trung mà nói nhiều người nói ông ta hành động hơi dại dột? Còn nói có một hợp đồng với PHÍA MỸ. Hai chữ PHÍA Mỹ chứng tỏ NT Trung đứng về phía cộng sản , với tư cách là một tên cộng sản đứng ở phía khác, phía đối nghịch. Chúng ta trước đây thường nói hợp tác với Mỹ, nhận viện trợ của Mỹ, chiến đấu bên cạnh người Mỹ chứ chẳng bao giờ nói Phía Mỹ, chỉ có những người xem Mỹ l;à “ kẻ thù đời đời của nhân dân ta” mới nói như vậy. Đã xem Mỹ như kẻ thù thì lấy lý do gì mà Mỹ bảo lãnh vợ con sang sống ở Mỹ với điều kiện tốt nhất. . Chính Phủ Mỹ chẳng “ bảo Lãnh” cho ai mà chỉ có chấp thuận cho vào Nước Mỹ hay không mà thôi và có lẽ chỉ một NT Trung có hợp đồng với Mỹ, còn chúng ta chẳng có gì cả. Ôi càng nói dối, nói láo nhiều càng lòi cái ngu dốt của mình, của một tên cộng sản là con cháu của những con Vượn đang nhảy nhót ở trong rừng.

          N.T.Trung nói :”Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trung Tướng Không Quân Trần Văn Minh đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản chiến. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến truyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ” . Những lời nói trên đây hoàn toàn bịa đặt. N.T .Trung đâu biết ngay sau khi Dinh Độc Lập bị ném bom, Trung Tướng Trần Văn Minh đã phải lên đài phát thanh đọc bản minh xác xác nhận việc ném bom này là của cá nhân chứ không phải chủ trương của Không Quân VNCH để tránh sự nghi ngờ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và chính phủ là Không Quân chủ mưu . Hay nói cách khác, lúc đó Trung Tướng Trần Văn Minh như ngồi trên đống lửa, chưa biết được ý định của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thì có khi nào dám đến thăm vợ của N.T.Trung mà còn có ý tận tình giúp đỡ ?Tầm vóc của một vị Tướng Tư Lệnh chẳng bao giờ làm những việc nhỏ nhen như vậy .An Ninh Quân Đội lúc đó chắc chắn sẽ theo dõi từng bước, từng hành động của Tướng Trần Văn Minh. Lời nói trên của N.T.Trung rất thâm hiểm và có dụng ý để chúng ta , những người Quốc Gia hiểu lầm Trung Tướng T. V. Minh có liên quan đến vụ ném bom này hay cùng “ đồng chí” với N T Trung nên mới ngang nhiên đến thăm và an ủi, hứa giúp đỡ vợ của mình. Đây là bản chất của cộng sản, dối trá dựng truyện cố ý bôi nhọ danh dự của người khác để trục lợi cho mình cho dù cuộc ném bom đã xảy ra cách nay 38 năm.

          N.T.Trung nói khi bay thử F-5 của chúng ta để lại tại phi trường Biên Hòa :” Khi sửa xong, tôi là người bay thử. Phi công bay thử của người ta điều kiện bảo hiểm ngặt nghèo lắm, còn tôi thì như con thiêu thân. Gần 50 lần bay như thế, tôi luôn sẵn sang tình huống nhảy dù khẩn cấp bởi máy bay có thể hư bất cứ lúc nào. Mỗi lần bay nhiên liệu chỉ cung cấp đủ phân nửa cơ số….” Câu nói này chứng tỏ cộng sản vẫn không tin tưởng hoàn toàn N.T Trung nên khi bay thử chỉ đổ ít nhiên liệu, sợ biết đâu Trung đổi ý bay qua Thái lan tỵ nạn khi thấy những sinh hoạt của không quân việt cộng khác hẳn với VNCH mà N.T. Trung đã từng trải qua. Còn Trung huấn luyện cả một phi đội, bay thành thục F-5 để thành lập trung đoàn không quân 935. Sở dĩ Trung tập cho việt cộng lái máy bay F-5 là do một phi công F-5 của chúng ta trợ giúp.Người này ngày 29-4-1975 bay qua Thái Lan, nửa đường đổi ý bay về đáp xuống phi Trường Tân sân Nhất, không đi tỵ nạn. Chính vì vậy, sau này cộng sản mới đi tìm tại các trại cải tạo và đưa vào phi trường Biên Hòa tập cho N.T. Trung lái ghế sau trên chiếc máy bay F-5B. Sau khi đáp được ghế sau, Trung huấn luyện cho cộng sản lái F-5 . Lúc đó cộng sản không cần nữa nên mới nói với người phi công của VNCH là chúng tôi không có quyền cho anh về, gần đây có trại cải tạo – Trại Suối Máu -- chúng tôi đưa anh ra đấy , trại sẽ cấp giấy cho anh về. Khi ra trại, chẳng thấy được về mà còn ở tù hơn 5 năm. Đúng là bị cộng sản lừa bịp trắng trợn. Tôi biết truyện này khi chuyển về trại Suối Máu tháng 9 năm 1977, anh Trần Lưu Ý kể cho tôi nghe và cho biết người phi công ấy cũng ở K3 nhưng mới chuyển trại.
          Nhân đây tôi xin được viết ra ngoài lề một một vấn đề khác trước khi tiếp tục nhận xét về những lời nói láo khoét, bịa đặt của N.T Trung về vụ Hoàng Sa.
          Năm 1990, lúc đó tôi ở Biên Hòa, thỉnh thoảng thấy máy bay Mig 21 cất cánh bay ồn ào trên bầu trời.Tình cờ đọc một bài phỏng vấn của báo Sài Gòn Giải Phóng trong đó nhà báo phỏng vấn những tên lái máy bay Mig21. Dĩ nhiên báo chí cộng sản chẳng bao giờ dám nói những cái xấu của cộng sản nhưng đây có lẽ là những sinh hoạt bình thường nên họ đã đăng công khai. Khi so sánh với những sinh hoạt hay cuộc sống của những phi công VNCH mới thấy được sự dã man và tàn bạo mà những tên lái máy bay của cộng sản phải gánh chịu
          .Nhà báo hỏi một tên Trung Tá,43 tuổi, chỉ huy phi đội Mig 21 là anh có gia đình chưa ?
          Ông này trả lời :- Tôi đã có gia đình và một đứa con.
          -Thế vợ ông làm việc gì và ở đâu?
          -Vợ tôi là cô giáo cũng ở trong phi trường này trong một căn phòng nho nhỏ.
          Nhà báo nói: Thế thì anh hạnh phúc quá, chẳng phải đi xa, gặp vợ con hàng ngày.
          Tên Trung tá lắc đầu, vẻ mặt không vui nói:- Đâu có được như vậy, tôi chỉ được phép mỗi tuần vào tối thứ tư về với vợ con , còn lúc nào cũng phải ở trong này. !!!!!
          Sau đó nhà báo phỏng vấn một tên lái máy bay Mig21 khác, 27 tuổi, cấp bậc Thượng Úy.
          Anh có gia đình chưa?
          -Tôi chưa có.
          Sau khi hỏi thêm nhiều điều về lái máy bay, nhà báo hỏi : -Ước mơ lớn nhất của đời anh lúc này là cái gì?
          Tên lái máy bay trả lời :- Ước mơ lớn nhất của đời tôi lúc này là được làm người kéo màn của một gánh hát.!!!!
          Nhà báo ngạc nhiên nói:- Tôi tưởng anh ước mơ sẽ được thăng cấp, trong tương lai được đi Liên Xô học loại máy bay tiềm kích khác, sao anh lại ước mơ quá tầm thường như vậy?
          Thượng úy Mig21 trả lời:-Đó là ước mơ thật sự của đời tôi, vì khi giữ chân kéo màn của một gánh hát tôi mới có dịp để được thấy đàn bà con gái.!!!!
          Trong cuốc sách Vùng Trời của CSVN diễn tả cảnh đi thăm chồng của những người vợ có chồng lái máy bay ở miền Bắc trước đây ( trước 30-4-1975). Những tên lái máy bay của CSVN dù đã có vợ nhưng vẫn không được về nhà chung sống với vợ. Mỗi năm, được một hay hai tuần cho vợ lên thăm, gặp chồng ở khu vãng lai và ở với nhau một thời gian ngắn ngủi ấy. Trên đường đến phi trường , mấy bà gồng gánh thức ăn và quần áo để lên thăm chồng, trên đường đi thấy vậy có người hỏi:
          -Mấy chị đi đâu mà gánh nhiều hàng thế?
          Mấy bà trả lời công khai chẳng một chút ngượng ngùng : Chúng tôi đi kiếm giống.
          Qua những mẫu truyện trên đây chứng tỏ những người lái máy bay của CSVN đã bị buộc sống trong đơn vị, không cho gặp gia đình, một cách đối xử không bình thường mà có thể gọi là một hình thức giam hãm kềm kẹp. Những người đó không có tự do và hạnh phúc. N.T. Trung cũng bị như thế, đang sống trong một chế độ dân chủ tự do, bị đảng tuyên truyền lừa bịp nên tưởng cộng sản là thiên đàng, nay vào tròng cũng phải theo quy định khắt khe của không quân cộng sản, không được tự do sống với vợ con như trước . Một cuộc sống tự nhiên của con người đã bị đảng tước mất. Những con cưng của chế độ , lý lịch ba đời bần cố nông, đoàn viên, đảng viên, những phi công lái máy bay chiến đấu mà còn bị đối xử như vậy thì những người dân thường bị đối xử như nô lệ là điều chúng ta không có gì phải ngạc nhiên.Trong khi đó, những phi công của VNCH được tự do về với gia đình, được tự do kết bạn, dạo phố, ăn uống,vui chơi sau khi đã hoàn thành trách nhiệm của mình tại đơn vị.
          N.T. Trung nói về vụ Hoàng Sa. “Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa” Câu này chứng tỏ N.T.Trung là một tên nói láo chuyên nghiệp vì Trung không bao giờ có mặt hay có tên bay trong cuộc hành quân đánh Trung cộng trên đảo Hoang Sa, lý do rất đơn giản là thời gian đó N.T Trung còn đang bị phạt cấm bay.
          N.T Trung nói :”Ngày 19-1-1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu điều 5 phi đoàn F-5, bốn ở sân bay Biên Hòa, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đi đánh lấy lại Hoàng sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất Nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi doàn 520-Nguyễn Văn Dũng, 536 Đàm Thượng Vũ, 540 Nguyễn Văn Thành, 544 Đặng Văn Quang,538 Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng. 150 phi công thuộc sáu phi đòan F-5 của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “ Xin được chết vì Hoàng Sa.” Những điều N.T. Trung nói trên Hoàn Toàn Không Bao Giờ Có, hoàn toàn bịa đặt.
          Ban đầu Trung nói 5 phi đoàn với 120 phi công đi đánh Hoàng Sa, sau đó lại nói 6 phi đoàn với 150 phi công . Đầu óc tên công sản nằm vùng này chắc chắn đã bị cộng sản đặc biệt nhồi sọ trong 38 năm qua, cố tẩy xóa những gì đã hấp thụ, đã biết khi sống trong một chế độ tự do của VNCH và thời gian du học ở Mỹ thay vào đó là học thuyết Mac –Lenin với với những tư tưởng đấu tranh giai cấp, độc tài, dối trá, lừa bịp, bịa đặt vu khống mà bất cứ tên cộng sản nào cũng có nên đầu óc mới lú lẫn như vậy do đó dựng truyện không ăn khớp với nhau.Ngay cả tên của các sĩ quan cấp tá mà Trung nêu ra sai cả tên họ.
          Sự thật chỉ có phi đoàn 538 được chỉ định đánh Hoàng Sa với sự tăng cường một số máy bay của phi đoàn 536 ở Biên Hòa bay ra.Cuộc hành quân được chuẩn bị kỹ lưỡng, thuyết trình cách đánh và hệ thống cấp cứu cũng như mục đich của cuộc hành quân đặc biệt này. Khoảng 20 phi cơ F-5 sẽ ném bom xuống Hoàng Sa, đánh chìm tàu của Trung cộng và lính Trung cộng ở trên đảo. Một máy bay RF-5 cất cánh sau cùng để chụp hình đảo Hoàng Sa sau khi bị ném bom và tôi dám khẳng định, trong cuộc hành quân này không có Nguyễn Thành Trung vì Trung không ở hai phi đoàn đó và đang bị giam bay nên nói về hành quân Hoàng Sa là Hoàn toàn bịa đặt
          Vấn đề ký vào lá đơn tình nguyện “ Xin được chết vì Hoàng sa” cũng do đầu óc lú lẫn méo mó của N.T Trung mà ra. Chỉ có cộng sản mới bắt ký tên, Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ có. Như chúng tôi, những phi công của phi đoàn 538 đồn trú tại Đà Nẵng là phi đoàn được lệnh chuẩn bị đi đánh Hoàng Sa cũng chẳng có ký một giấy tờ nào cả. Ký tên vào đơn tình nguyện là trò lưu manh của CSVN. Khi tôi ở trại Suối Máu, K5 đầu năm 1978, cộng sản đã bắt tất cả mọi người ký vào thư tình nguyện ở lại học tập vì nó cho là học tập chưa tốt nên chưa được về. Thực ra, cộng sản chuẩn bị trước để tránh sự xôn sao, dao động của người tù vì cộng sản đã công bố chính sách cải tạo 3 năm, nay đã gần 3 năm mà chưa có có hy vọng nào được về. Nếu không ký vào nó sẽ quy cho tội phản động và kiểm điểm .Chúng tôi đã biết còn lâu mới được về nên ký tên cho xong việc mà thôi.
          Cuối năm 1978, bộ đội coi tù bàn giao cho công an để chuẩn bị đi đánh Campuchia. Chúng điều một số tù lên văn phòng dọn dẹp, chúng tôi thấy 2 tờ kiểm điểm của hai tên bộ đội. Một tên về miền Bắc đi phép, khi trở lại mua thuốc phiện vào bán. Một tên khác cấp bậc đại úy, chính trị viên không dám ký tên tình nguyện đi đánh Campuchia. Điều này chứng tỏ cộng sản trước những cuộc hành quân hay những công tác nguy hiểm đếu bắt bộ đội ký tên vào thư tình nguyện. ai ký thì đảng cho là tại người đó tình ngyện chứ đảng không ép buộc, còn không ký sẽ bị kiểm điểm, kỷ luật. Đúng là trò lưu manh mà N.T Tung đã ký nhiều rồi nên lú lẫn cứ tưởng các phi công F-5 đều ký vào đơn tình nguyện.!!!!
          N.T Trung nói “Hằng ngày, máy bay RF-5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các tọa độ từ nhỏ nhất ở Hoàng sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung cộng di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng không như thế nào…đưa về chiếu cho tất cả phi công theo dõi, tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tấ cả 43 tàu đó trong vài giờ “Đây cũng là hòa toàn bịa đặt vì khi thuyết trình về hành quân đánh Trung cộng ở đảo Hoàng Sa chúng tôi không có một không ảnh nào và cũng không có máy bay RF-5 nào ra chụp hình Hoàng Sa hằng ngày nên chúng tôi không biết có bao nhiêu tàu của Trung cộng chung quanh đảo Hoàng Sa. Đại Tá Sư Đoàn Phó Sư Đoàn 1 Không Quân cho biết trên đường bay đến Hoàng Sa , ngoài 100 dặm, thấy tàu nào đánh chìm tàu đó vì Hải Quân của chúng ta đã rút về và những tàu của các nước khác đã được chính phủ thông báo phải ra khỏi vùng biễn chung quanh Đảo Hoàng Sa, còn lại là tàu của Trung Cộng.
          N.T Trung nói :”Về Không Quân, vào thời đểm đó có nhiều lợi thế hơn Trung quốc . Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Uy thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về , còn Trung quốc chỉ có Mig 21 bay ra đến Hoàng sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ Đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G lá xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến.” Câu nói này chứng N.T Trung, một người ngoài cuộc, dối trá vẽ vời, tưởng tượng cuộc hành quân đánh Hoàng Sa để tô bóng mình lên nên có rất nhiều sự kiện không phù hợp với thực tế. Chúng tôi đã nghiên cứu đường bay, từ Đà Nẵng đến Hoáng Sa là 200 miles, còn từ Hải Nam đến Hoàng Sa chỉ 150miles như vậy máy bay Trung cộng lợi thế hơn .Máy bay F-5 bay với 3 bình xăng phụ, hai trái bom, hai hỏa tiễn Sidewinders và 560 viên đạn đại bác 20 ly, bay đến Hoàng Sa ném bom rồi chỉ còn khoảng 10 phút không chiến là phải bay trở về ngay, nếu chần chừ sẽ không đủ xăng về đến phi trường Đà Nẵng hay Phù Cát. Còn máy bay MIG 21 của Trung cộng bay ra đảo Hoàng Sa thì không đủ dầu về là sai hoàn toàn. Trong lúc đang chuẩn bị cuộc hành quân, Đài Kiểm Báo Panama ở trên núi Sơn Trà cho biết trên không phận Hoàng Sa luôn có hai chiếc máy bay Mig21 bay bao vùng.Hóa ra Trung này chỉ có nói phét, chẳng biết một tí gì về cuộc hành quân đặc biệt này, còn huyênh hoang bịa đặt mấy anh chỉ huy trưởng từ Đại tá trở xuống Đòi đi đánh trước.Thật là ngu đần khi nói như vậy, chẳng có vị cấp tá nào Đòi đi đánh trước cả bởi vì cuộc hành quân này theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là chỉ đánh một lần trả đũa và gây tiếng vang chứng tỏ VNCH không chấp nhận bất cứ Quốc Gia nào xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam trái phép và người chỉ huy cuộc hành quân này là Thiếu Tá Hồ Kim Giàu, Phi Đoàn Phó phi đoàn 538 ( Thiếu Tá Phạm Đình Anh, Phi Đoàn Trưởng đang tu nghiệp F-5E ở Hoa Kỳ) và nguyên nhân, lý do nào mà cuộc hành quân này đã không thành, N.T. Trung cũng không biết.Sau khi thuyết trình, chúng tôi được lệnh chờ lệnh cất cánh nhưng mãi đến chiều mới được biết cuộc hành quân không thực hiện được vì Mỹ không cho đánh.
          Tóm lại, những điều Trung nói liên quan đến Không Quân VNCH và máy bay F-5 đều là dối trá, bịa đặt, hoàn toàn sai, đó là bản chất của tên cộng sản N.T. Trung. Câu nói của N.T Trung : “ Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng sa” câu này mới đọc thấy N.T Trung có vẻ rất tha thiết đảo Hoàng Sa, tưởng hắn yêu nước nhiều lắm nhưng thực tế ai là người bán Nước.? Năm 1974 khi Trung cộng xâm chiếm Hoàng Sa, chính phủ VNCH đã ra bản tuyên bố tố cáo hành động xâm lược trái phép đảo Hoàng Sa và chuẩn bị một cuộc hành quân ném bom vào tàu và lính Trung cộng trên đảo,. Còn CS VN im lìm không lên tiếng , không phản đối vì ngày 14-9-1958 Phạm Văn Đồng đã dâng đảo này cho Trung cộng. N.T Trung chắc biết sự kiện đó, tại sao không dám lên tiếng phản đối thái độ ươn hèn của CSVN hay rủ những phi công MIG 21 đi đánh Hoàng Sa để rồi có khi đạt được ý nguyện là chết ở Hoàng sa thì vinh dự hơn ,không còn ân hận, tiếc nuối nữa?. Nhưng N.T Trung đã không làm, không dám mà chỉ nói để lùa bip mọi người là tiếc không được chết vì Hoàng Sa. Công tâm nhận xét, qua sự kiện đảo Hoàng Sa bị Trung cộng chiếm, VNCH phản ứng rất mạnh trong khi CSVN im lìm không dám lên tiếng dù chỉ là một lời phản đối. Sau này, CSVN còn bán đất, bán biển, dâng đất dâng biển cho Trung cộng điều này chứng tỏ hai con người Việt Nam ở hai chế độ, VNCH giữ Nước, CSVN bán Nước và N.T Trung 38 năm qua sống trong chế độ cộng sản, là đảng viên của một đảng bán nước mà chẳng thấy nhục nhã mà còn tỏ vẻ ân hận vì không được chết vì Hoàng Sa.. Tất cả những gì Trung nói đều dối trá, tính dối trá cố hữu của một tên cộng sản, không còn lừa được những người Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong Nước.
          Còn về lý lịch của NT Trung khoảng năm 2000, báo Sanjose Meccury phỏng vấn , hỏi tại sao NT Trung lại đi theo cộng sản, NT Trung trả lời : Ba tôi bị lính VNCH giết chết, kéo ra ngoài đường bêu xấu nên tôi bất mãn theo cộng sản. Câu trả lời này cũng hoàn toàn bịa đặt. Sự thật, ba NT Trung là một tên du kích ở Bến Tre, năm 1949 bị lính Pháp giết, lúc đó Trung mới hơn một tuổi, họ Đinh, một tên việt cộng khác lấy về nuôi đổi tên lại là Nguyễn Thành Trung. Năm 1949 chưa có lính VNCH, Trung nói vậy để người Mỹ khi đọc bài phỏng vấn sẽ hiểu lầm Lính VNCH của chúng ta thật tàn ác, vô nhân đạo. Tên việt cộng NT Trung đã dựng lên những tình tiết không có thật để tuyên truyền bôi nhọ người lính VNCH. Chỉ có cộng sản mới dối trá từ không ra có.!!!!
          Còn báo Chính Luận dựa trên lập trường nào khi thực hiện cuộc phỏng vấn này mà gọi N.T Trung là Đại Tá anh hùng? Chỉ có cộng sản mới gọi Trung là anh hùng, còn chúng ta, những người Quốc gia gọi Trung là thằng phản quốc. Tôi có cảm tưởng phóng viên báo Chính Luận đã tạo cơ hội cho N.T.Trung tuyên truyền làm lợi cho cộng sản . Báo chí có nhiệm vụ thông tin trung thực và hướng dẫn dư luận. Qua bài phỏng vấn này, Chính Luận đã công khai công nhận N.T. Trung là anh hùng ? Đừng để cộng sản lợi dụng diễn đàn của mình để tuyên truyền láo khoét , chính N.T.Trung nói những điều dối trá, lừa bịp mà phóng viên Chính Luận không biết để rối vô tình hay hữu ý gọi một tên phản quốc là anh hùng cũng như khi kết thúc cuộc phỏng vấn, phóng viên Trung Dũng và Minh Nguyễn còn nói “ Cám ơn về cuộc trò truyện chân tình và thẳng thắn của ông????. Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm đó là câu nói bất hủ, vô cùng chính xác về CSVN của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà những người quốc gia cần ghi nhớ mãi mãi để không bị cộng sản dối trá, lừa bịp .
          Trên đây là những phân tích, nhận xét của cá nhân tôi về NT Trung, qúy Niên Trưởng, qúy chiến hữu trong đại gia đình F-5 vui lòng lên tiếng góp ý về những lời nói dối trá của NT Trung qua cuộc phỏng vấn của báo Chính Luận.

          F5 Long Ly 538.


          Nguyên Văn Bài phỏng vấn

          Đại tá Nguyễn Thành Trung: Vợ con tôi 'sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn'
          Written By Chinh Luan on 28 tháng tư 2013

          Đại tá Nguyễn ThànhTrung: "...thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn...

          ...Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!..."

          *

          Có một giờ G khác vào năm 1974

          Trung Dũng - Minh Nguyễn (SGTT.VN) - 35 năm hoạt động, trên vai áo ông từng đeo quân hàm không quân hai bên là đối thủ của nhau. 22.000 giờ bay với nhiều loại phi cơ chiến đấu và dân dụng hiện đại nhất từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu. Những nếm trải cuộc đời, dường như Nguyễn Thành Trung chẳng thiếu thứ nào. Người ta thường nói vinh quang đi cùng cay đắng. Còn ông, sống chết, tù tội chẳng màng, nhưng những giây phút cô đơn trong cuộc sống hoà bình, ngay trong lòng đồng đội thì thật dài và khó quên. Tháng tư đến rồi lại đi cùng ký ức…
          Chặng đường lịch sử dài 38 năm có quá nhiều biến cố, sự kiện ném bom dinh Độc Lập ngày 8.4.1975 đối với ông có ý nghĩa gì? Bây giờ nghĩ về giây phút ấy ông cảm thấy thế nào?
          Đối với cá nhân tôi, ngày 8.4.1975 là một bước ngoặt lịch sử quan trọng nhất trong cuộc đời. Lái chiếc máy bay F-5E ném hai trái bom xuống dinh Độc Lập, sau đó quay lại dùng súng phóng lựu vào kho xăng Nhà Bè, là hành động mà tôi ấp ủ trong một quá trình dài, ngay từ thời trai trẻ.
          Đối với tôi, chấm dứt chiến tranh để người Việt Nam không còn đổ máu là một việc lớn phải làm. Đó không phải là cảm hứng nhất thời, hay bất chợt, liều lĩnh. Sự nỗ lực cá nhân suốt bao nhiêu năm ở khoa toán – lý đại học Khoa học Sài Gòn, trong vỏ bọc sĩ quan không lực Việt Nam Cộng hoà, hay tại các trung tâm học lái máy bay chiến đấu ở Hoa Kỳ từ năm 1969 – 1972 tôi vẫn chuyên chú cho hành động ấy. Tôi âm thầm luyện tập hạ cánh ở cự ly gần 1.000 mét (trong khi máy bay F-5E phải đáp trên đường băng dài tối thiểu 3.000 mét) đến độ hư hai máy bay và phải chịu kỷ luật hạ lương, giáng chức, suýt nữa là bị lộ tại sân bay Biên Hoà. Nhờ vậy mà ngày 8.4 năm ấy tôi đã hành động chính xác, đáp xuống an toàn tại sân bay dã chiến Phước Long vừa giải phóng. Có thể gọi đó là sự chính xác của lý trí và khoa học. Bước ngoặt 180 độ đó cho tôi được chính danh là tôi – Nguyễn Thành Trung như ngày hôm nay.
          Nhưng báo chí cả hai phía lúc đó chạy những dòng tít lớn gọi ông là “phi công phản chiến”?
          Đúng vậy, cấp trên nói với tôi là cần tuyên truyền như vậy để kêu gọi những người trong lực lượng không quân Sài Gòn tiếp tục phản chiến. Tôi nghĩ nói sao cũng được, vấn đề là tôi có làm được nhiệm vụ không? Có còn sống để trở về không? Từ năm 1969, tôi đã là đảng viên.
          Còn các đồng nghiệp của ông nói gì về hành động của ông?
          Ngay lúc đó thì tôi không biết họ nói gì, nhưng sau này nhiều người cho là tôi hành động hơi dại dột, bởi trước mắt tôi là một hợp đồng với phía Mỹ, sẵn sàng bảo lãnh vợ con tôi sang sống ở Mỹ với điều kiện tốt nhất. Nhưng đó không là lựa chọn của tôi.
          Vậy lựa chọn của ông bắt nguồn như thế nào, truyền thống cách mạng của gia đình hay sự tự giác của cá nhân ông?
          Ba tôi là một người yêu nước, chống thực dân và hy sinh tại quê nhà. Các anh tôi cũng đi theo con đường yêu nước của ba tôi. Cái chết của ba tôi, càng làm cho tôi ý thức rõ ràng hơn là phải góp phần làm cho chiến tranh sớm chấm dứt, quê hương và dân tộc mình phải được sống trong cảnh thanh bình. Tôi là người biết rõ mình là ai, mình cần phải làm gì. Những việc quan trọng cần làm tôi luôn dự liệu trước hàng chục năm.
          Thời khắc đó ông có nghĩ đến sự an toàn của vợ và hai con còn quá nhỏ đang sống ở thành phố Biên Hoà? Có khi nào ông cảm thấy khổ tâm hay hối hận về hành động của mình mang lại nỗi vất vả cho vợ con?
          Trước khi ném bom dinh Độc Lập ngày 8.4.1975, lãnh đạo đề nghị đưa vợ con tôi ra vùng giải phóng để tôi yên tâm làm nhiệm vụ. Nhưng lúc đó, tôi bị nghi kỵ nhiều, nguy cơ bị lộ rất cao nên chuyện đó là không thể. An ninh quân đội theo sát gia đình tôi từng giờ, nếu vợ con tôi vắng nhà không rõ lý do thì tôi sẽ bị bắt ngay tức khắc. Cũng có thể trên đường ra vùng giải phóng, vợ con tôi cũng sẽ bị bắt, tình thế đó sẽ nghiêm trọng hơn. Rất lo lắng cho tính mạng vợ con, nhưng việc mà tôi đã tính trước 10 năm đến thời điểm này là không thể dừng. Mặt khác, thời gian sống trong đội ngũ không lực Sài Gòn cho tôi một niềm tin rằng vợ tôi, một người phụ nữ không liên quan gì đến công việc của tôi, con tôi còn quá nhỏ (đứa lớn mới 5 tuổi, đứa nhỏ chưa tròn năm) sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn.
          Thực tế diễn ra đúng như tôi dự đoán. Cánh an ninh không quân đưa xe đến nhà bắt vợ con tôi. Vợ tôi phản đối vì mình không biết gì về công việc của chồng. Họ từ tốn: “Thưa bà, chúng tôi không bắt bà (nếu bắt chúng tôi đã dùng còng số 8, trói bà chẳng hạn), chúng tôi tới đây mời bà vào phòng an ninh sư đoàn, với trách nhiệm bảo vệ sự an toàn tính mạng của bà và các con bà. Nếu bà có tài sản quý giá nào thì bà cứ mang theo”. Một tuần sau vợ và con tôi bị đưa từ Biên Hoà về số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Sài Gòn cho đến ngày 30.4.1975. Đương nhiên, họ vẫn điều tra vợ tôi về những gì liên quan đến tôi, nhưng không bị đối xử vô nhân đạo. Có thể đó là những người có học và biết cách ứng xử một cách văn hoá với người thân của kẻ thù. Trong thời gian vợ tôi bị giam ở số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, trung tướng không quân Trần Văn Minh đến thăm với tư cách người chỉ huy có một người lính phản chiến. Ông ấy hỏi vợ tôi có cần bạn bè, người thân đến chuyện trò gì không hay cần mua sắm gì thì ông sẽ giúp đỡ.
          Vậy đó, ngày 2.5.1975, tôi lái máy bay từ Phan Rang về sân bay Biên Hoà. Vợ con tôi cũng vừa được giải thoát khỏi số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi gặp lại nhau trong ngôi nhà nhỏ của mình.
          Sau ngày thống nhất đất nước, đối diện với bao khó khăn của cuộc sống thường ngày do nền kinh tế bao cấp áp đặt, những lúc ngột ngạt, mệt mỏi ông nghĩ gì?
          Tôi là người được học hành tử tế trong những ngôi trường khá lý tưởng của Sài Gòn và tiếp cận nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tôi biết rõ những sai lầm trong chính sách kinh tế của miền Bắc nước ta. Bi kịch cải cách ruộng đất còn nguyên đó, công nghiệp chẳng có gì. Khu gang thép Thái Nguyên còn thô sơ lắm, Dệt Nam Định, Sứ Hải Dương chỉ sản xuất được những mặt hàng tiêu dùng cấp thấp, đặc biệt là hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý. Sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai miền, nhất là do đặc thù của nền kinh tế tự cung tự cấp, cho tôi nhìn rõ sau khi Việt Nam thống nhất, kinh tế sẽ cực kỳ khó khăn ít nhất là mười năm. Tôi chuẩn bị tinh thần đối phó với những khó khăn chung, và cả những khó khăn về mặt cá nhân, nghi ngờ, hay có những phân biệt đối xử này nọ... Tôi chấp nhận đối diện thực tế đó và nghĩ điều quan trọng nhất mình có được là dân tộc Việt được sống trong hoà bình.
          Thực tế mười năm khó khăn như ông nói cũng đã được tháo gỡ bởi bước chuyển đổi mới. Nhưng tới bây giờ, người ta lại tiếp tục đưa ra dự báo mình lại đang hụt hơi, tụt đà. Ông nghĩ thế nào?
          Thực ra đổi mới một phần vì khi mình tiếp xúc với thế giới mới ngộ ra một điều là đang bị co trong vòng luẩn quẩn, không tìm ra lối thoát trong khi thế giới ào ào tiến lên. Từ ảnh hưởng đó đồng thời tác động mạnh của cuộc khủng hoảng Đông Âu tới mình và cả Trung Quốc, bắt buộc phải một phần nào đó chấp nhận cách làm ăn mới, có sự tư hữu. Tư hữu của thế giới mình không chấp nhận, nhưng con người có quyền tư hữu từ hàng ngàn năm về trước. Mình luẩn quẩn trong khi thế giới đang tiến lên bởi mình không chấp nhận dân làm giàu. Cho nên bắt buộc mình phải công nhận, phải chấp nhận tư hữu ở một mức độ nào đó để dân thở được. Khi đó dân bắt đầu làm ăn được. Cải cách vì vậy là do dân. Cuộc cách mạng này do dân và do lịch sử thế giới tác động. Nếu muốn không tụt đà thì phải nương vào sức dân, dân giàu thì nước mới mạnh.
          Sau ngày 30.4, ông có thường gặp lại đồng nghiệp trong những phi đội cũ? Tình cảnh và và tâm thế lúc gặp lại như thế nCải cách vì vậy là do dân. Cuộc cách mạng này do dân và do lịch sử thế giới tác động. Nếu muốn không tụt đà thì phải nương vào sức dân, dân giàu thì nước mới mạnh.

          Bẵng mười năm sau giải phóng, tôi không gặp lại ai trong nhóm những đồng nghiệp cũ. Sau đổi mới, từ năm 1986 trở về sau này, các đồng nghiệp cũ của tôi lần lượt về mới có dịp gặp lại. Lớp tôi có 23 đứa, chết hết bốn, 18 đứa qua Mỹ, chỉ còn mình tôi ở lại. Những lần gặp cũng dễ nói chuyện vì họ đã hiểu rõ mọi chuyện. Tôi cũng hoàn toàn hiểu và tôn trọng họ. Đa phần những đồng nghiệp của tôi đều ở Mỹ. Lúc mới về, tâm lý chung mấy người bạn đều ngại gặp tôi. Tôi thì chả ngại gì, tôi vẫn xem họ là những người bạn. Khi gặp cũng tâm sự nhiều, cũng so sánh chuyện cũ, chuyện bây giờ. Ai cũng công nhận việc tôi làm là góp phần chấm dứt cuộc chiến tranh, chấm dứt cảnh chết chóc, đổ máu. Nhưng điều họ chia sẻ là họ không dám có những quyết định như vậy.
          Những người bạn lựa chọn khác tôi lúc qua Mỹ còn trẻ nên ai hội nhập được, sống khá giả. Năm nào mấy ổng cũng ngồi lại với nhau, chuyện nói nhiều nhất là về tôi. Nhiều anh em bảo quyết định của tôi hơi dại dột, vì sau giải phóng sống kiểu gì cũng bị nghi ngờ, đói khổ… Tôi trả lời đó không phải là quyết định bậy bởi tôi ý thức được việc cần làm. Cái gì cũng vậy, làm thì phải trả giá nhưng tôi chấp nhận việc đó. Nhưng qua những thăng trầm của đất nước, nhiều kinh nghiệm cuộc đời đúc kết lại, tôi thấy việc tôi làm càng ngày càng đúng. Còn hỏi tôi có lăn tăn hay không, tôi trả lời thật là thánh mới không lăn tăn, nhưng những cái lớn nhất át những lăn tăn nhỏ đi, nên hàng đêm tôi ngủ yên vì biết tôi đang ngủ trên đất nước mình, chứ qua Mỹ sướng thật nhưng ngủ không yên bởi lúc nào cũng đau đáu một quê hương chỉ còn trong ký ức. Nhiều đứa bạn nói thẳng: “Đến bây giờ mới nghe được một người nói điều đó là mày”. Chúng tôi gặp nhau trao đổi thẳng thắn, không giấu giếm điều gì, nói đến tận cùng suy nghĩ của mỗi người.
          Với ông, quê hương là thế nào?
          Tôi có tới hai quê hương. Một Bến Tre nơi tôi sinh ra, nơi đó là dòng tộc máu mủ, nơi đó cha mẹ tôi đã nằm xuống cho chúng tôi trưởng thành. Vốn là xứ học, địa linh nhân kiệt, nhiều tên tuổi trí thức lớn Việt Nam xuất phát từ đây. Những Phan Thanh Giản, Võ Trường Toản, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Đình Chiểu… là những tấm gương của nhân – nghĩa – lễ – trí – tín mà tôi từng học được.
          Còn một quê hương khác, Sài Gòn đối với tôi là máu thịt, là tình yêu, là gì đó không thể lay chuyển được dù cho năm tháng trôi qua, nhìn góc phố thay đổi, cũng nhiều lúc buồn vui hờn giận, tiếc nuối…
          Ông từng thổ lộ về một người bạn rất thân, giữa ông với người đó hình như có một món nợ ân tình đến nay vẫn còn đau đáu?
          Người bạn ấy đến giờ sau 38 năm vẫn chưa gặp lại mặc dù tôi nghe tin ảnh có quay về. Ảnh cùng ở phi đoàn phản lực không quân Sài Gòn với tôi nhưng không phải cùng lớp. Anh ấy là một người đặc biệt. Khi đó, lãnh đạo báo cho tôi biết có một cán bộ nội tuyến trong lực lượng pháo binh bị bắt khai có một phi công quê Bến Tre là nội tuyến của Việt cộng. Tôi nhẩm tính trong không quân có độ chục người gốc gác Bến Tre, riêng phi đoàn phản lực thì có tôi và người bạn mà tôi kể ở trên, người cùng xã, cùng học trường tiểu học nhưng trên tôi hai lớp. Khi thông tin bị lộ như thế thì tất cả những người gốc Bến Tre đều bị triệu tập điều tra. Anh bạn tôi bị ngưng bay, an ninh không quân gọi lên làm việc liên tục. Anh ấy không biết có chuyện gì, nhưng tôi thì biết rõ nguyên nhân. Tuy lý lịch anh ấy không có vấn đề gì nhưng anh có người chị học đại học sư phạm từng tham gia biểu tình chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Lúc đó, tôi cũng như ngồi trên lửa, nhiều chuyện không thể tâm sự, chia sẻ với ai được. Khoảng một tuần sau, tôi gặp ảnh và tôi nghĩ ảnh biết rõ về tôi, từ gia đình đến công việc của tôi. Ảnh nói: “Riêng mày thì tao “ba không”, ai hỏi tao về mày tao cũng không biết, không nghe, không thấy”. Khi nghe câu đó, tôi nhập tâm đến giờ, tới chết tôi sẽ mang theo lời nói và hình ảnh của anh ấy.
          Tôi ngẫm nghĩ ở đời có nhiều người cực xấu nhưng cũng có nhiều người cực tốt. Cái tốt - xấu đó mong manh lắm, nhưng người ta không cần xác nhận. Là bạn thân nên anh ấy bảo vệ chứ không phải vì tôi là Việt cộng hay cán bộ mà anh ấy ứng xử như vậy. Trong thâm tâm tôi nhiều lần muốn gặp lại anh ấy, nhưng để làm gì, nói một lời cảm ơn liệu có ý nghĩa gì? Tôi động viên mình có lẽ trong tình cảnh ấy đến giờ chỉ cần hai tâm hồn bạn bè hiểu nhau là đủ. Tôi nguyện cho tới chết tôi sẽ mang điều ấy theo.
          Ông đã bước ra khỏi vỏ bọc của một điệp viên, lái máy bay trên bầu trời hoà bình, và làm công việc đào tạo, hết lòng với một thế hệ phi công trẻ Việt Nam. Điều đọng lại trong ông sau thời gian dài gắn bó với công việc đào tạo, huấn luyện ấy là gì?
          Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy.
          Giã từ cuộc chiến, tôi thấy mình làm khá nhiều việc mà những việc đó chắc không phải ai cũng làm được. Hồi còn sống, anh Hai Trung (tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn) nói nửa đùa nửa thật: “Việc ông ném bom dinh Độc Lập, Nhà nước phong ông anh hùng thì tôi không nói làm gì, còn công việc ông làm sau này nếu được, tôi phong ông hai lần anh hùng nữa”. Anh Hai Trung hiểu về công việc đặc thù của tôi. Khi giải phóng, cả một bề thế không quân chế độ cũ bỏ lại, tôi là người làm sống lại phi đội A37 sau này tham gia đánh Tân Sơn Nhất vào ngày 28.4 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. F5 là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Sài Gòn lúc bấy giờ mà Mỹ bỏ lại mấy phi đoàn nhưng không có người bay. Giá trị vậy nhưng bỏ lại quá lâu bị hư hại nhiều, có chiếc bị bắn phá thủng lỗ chỗ. Nhiều chiếc còn bị bộ đội tiếp quản tháo đi những tiện nghi nội thất hay linh kiện quan trọng… Sau khi thành lập bộ phận tiếp quản, tôi nhận nhiệm vụ làm sống lại những chiếc máy bay này. Khi sửa xong, tôi là người bay thử. Phi công bay thử của người ta điều kiện bảo hiểm ngặt nghèo lắm, còn tôi thì như con thiêu thân. Gần 50 lần bay như thế, tôi luôn sẵn sàng tình huống nhảy dù khẩn cấp bởi máy bay có thể hư bất cứ lúc nào. Mỗi lần bay, nhiên liệu chỉ cung cấp đủ phân nửa cơ số. Vốn là người nhạy cảm trong cuộc sống, con ruồi bay qua tôi phân biệt ruồi đực hay ruồi cái, huống chi chuyện nhiên liệu chỉ đủ bay một vòng trong bán kính hẹp. Điều lăn tăn mà tôi kể trên là như vậy đó.
          Tháng 8.1975 sau khi hồi phục xong rồi, tôi huấn luyện cả một phi đội, bay thành thục F5 để thành lập trung đoàn không quân 935, sau này trở thành trung đoàn anh hùng.
          Đã quá cái tuổi lục thập nhi nhĩ thuận, còn điều gì ông thấy hối tiếc, hoặc món nợ nào ông chưa trả được?
          Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
          Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.
          150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.
          Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.
          Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
          Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!
          Là người đi nhiều nơi, có điều kiện tiếp cận với chuyện làm ăn, ông thấy phẩm chất, tư cách của người Việt Nam có đứng được ở những thị trường minh bạch?
          Cũng tuỳ người. Thí dụ như thị trường Lào, nhiều nhà đầu tư của mình không dám qua đó nữa bởi vì làm kiểu nói dóc, hứa nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu. Họ nói thẳng là mấy ổng đó qua họ không tiếp. Cách làm ăn của người Việt mình cũng có nhiều cái người ta không chấp nhận, chỉ chụp giật, bốc hốt ở đây thôi chứ ra ngoài người ta không chấp nhận.
          Hiện nay ông có bằng lòng với cuộc sống của mình?
          Thời nào tôi cũng bằng lòng với hiện tại. Thời khó khăn nhất cũng như khi đất nước đổi mới đến nay, tôi bằng lòng với những cái mình hiện có. Đó là hạnh phúc tự tạo. Nếu để làm giàu tôi sẽ đi đường khác và tôi biết cách làm giàu, nhưng tôi đã không lựa chọn như vậy. Tôi vẫn nghĩ “tri túc tiện túc hà thời túc”, mình biết đủ thì lúc nào cũng đủ, còn ham muốn, lúc nào cũng thấy thiếu thì không bao giờ đủ cả. Tôi bằng lòng với cuộc sống con cái học hành đàng hoàng, lễ phép với cha mẹ. Hiện tôi vẫn chưa nhàn được, tôi vẫn đi làm thuê, nhưng làm để vui, chứ làm để buồn thì tôi không bao giờ làm.
          Để giải toả những mệt mỏi trong công việc, ông có chơi thú giải trí gì khác?
          Tôi cũng thích nhiều nhưng tự thấy mình không có điều kiện, chẳng hạn như đánh golf , làm sao đủ sức, đủ tiền mà vác cái gậy mấy chục ngàn đô. Đối với tôi bây giờ sức khoẻ là trên hết, liệu sức để làm việc thôi. Tôi sống trên không nhiều quá rồi, giờ ngồi dưới đất thú thực là thấy tay chân tù túng, bay một tí cho vui nên đến nay tôi vẫn bay đều.
          Cảm ơn về cuộc trò chuyện chân tình và thẳng thắn của ông.
          THỰC HIỆN: TRUNG DŨNG – MINH NGUYỄN

          Anh hùng Nguyễn Thành Trung tên thật Đinh Khắc Chung, sinh ngày 9.10.1947 tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Năm 1965, ông được ban Binh vận T2 (khu 8) đưa lên Sài Gòn với một bản lý lịch thay đổi bằng tên mới là Nguyễn Thành Trung. Năm 1969, sau khi được kết nạp Đảng, ông được bố trí vào cơ sở nội tuyến trong lực lượng không quân Sài Gòn. Được sự chỉ đạo trực tiếp bí mật của cơ sở nội tuyến, ông có nhiệm vụ phải ẩn mình chờ giờ G ném bom dinh Độc Lập.

          Ông hiện là đại tá không quân Việt Nam, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang ngày 20.12.1994.

          Last edited by tieuchuy; 05-28-2013, 03:11 AM.

          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X