Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biển Nha Trang & Bươc Tơi Đeò Ngang

Collapse
X

Biển Nha Trang & Bươc Tơi Đeò Ngang

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Biển Nha Trang & Bươc Tơi Đeò Ngang

    Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Khánh Hòa, một tỉnh duyên hải nằm ở cực Nam Trung bộ nước ta. Từ Bắc vào Nam, đến đỉnh đèo Cả quanh co khúc khuỷu, qua núi đá bia cao vời vợi gần với cảng biển Vũng Rô im lìm, sâu lắng là đến địa phận biển Khánh Hòa. Về hành chính, tỉnh Khánh Hòa có 6 huyện: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh, Ninh Hòa, Vạn Ninh, huyện đảo Trường Sa (cách đất liền 200 hải lý), 1 thị xã Cam Ranh và TP. Nha Trang và hơn 100 đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên vùng biển Với diện tích trên đất liền là 4.636 km2
    Thuộc: Nha Trang
    Ngoài bãi biển Nha trang còn có bãi biễn Đại Lãnh xinh đẹp, hiền hòa, có vịnh Vân Phong rộng rãi, kỳ thú, chứa đựng tiềm năng văn hóa du lịch luôn thu hút du khách khắp bốn phương. Bán đảo Hòn Gốm (huyện Vạn Ninh) là vùng đất liền nhô ra biển có điểm cực Đông của Tổ quốc, bởi vậy cứ bắt đầu một ngày mới, Khánh Hòa là một vùng đất nhận được ánh nắng ban mai sớm nhất so với bất kỳ nơi nào ở Việt Nam.


    Nha Trang








    Từ Đồng Hới, theo Quốc lộ 1A tiến về Quảng Bình là đoạn đường trên sườn núi có tên gọi rất nổi tiếng: Đèo Ngang..

    Đây là đoạn cuối cùng của dãy núi giáp biển Đông và là điểm thấp nhất mà ông cha ta đã chọn làm cửa ngõ giao thông. Ở đây, nhìn về phía Tây, là dãy núi kỳ vĩ trông như bức trường thành lẫn khuất giữa ngàn mây. Vùng đất này là nơi đáng ghi nhớ trên đường mở nước của nhân dân ta. Năm 1301, vua Trần được vua Chiêm Thành mời sang ngoạn cảnh. Dịp này, nhà vua đã ngỏ ý gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm. Cưới được vợ đẹp, vua Chiêm cắt phần đất phía Nam làm sính lễ. Đó là hai châu Ô và Lý. Cách đây 400 năm, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ cho Nguyễn Hoàng rời đất Bắc đến đây lập cơ đồ qua câu thơ: “Hoàng Sơn nhất đáy, vạn đại dung thân”. Lịch sử còn ghi lại, năm 1825, vua Minh Mạng đã cho xây Hoành Sơn quan trên đỉnh đèo. 17 năm sau, cách Hoành Sơn quan 20 mét, vua Thiệu Trị cho dựng văn bia, tạo thêm cho đèo Ngang thành nơi linh khí và thủy tú sơn kỳ. Cũng chính tại nơi này, nhà thơ Cao Bá Quát đã từng cảm cảnh:

    Sớm lên Hoành Sơn ngắm
    Chiều xuống Thạch Bàn tắm
    (Bài ca đèo Ngang trông ra bể - Trúc Khê dịch)


    Trên đỉnh đèo, bốn phương lộng gió, nước non bao la hùng vĩ khiến lòng khách phương xa dạt dào cảm xúc. Tại đây có hàng ngàn bậc đá xuống tận chân đèo. Chiều xuống, sương mây nặng dần trên đỉnh núi mang theo cái se lạnh của đất trời khiến du khách sẽ bùi ngùi nhớ đến Bà huyện Thanh Quan với bài thơ Đường bất hủ - “Qua đèo Ngang”:

    “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
    Cỏ cây chen đá lá chen hoa…”





    Năm tháng trôi qua nhưng bức tranh “cỏ cây chen đá lá chen hoa” vẫn còn đó, xa xa hiện lên những đồi thông trầm mặc đẹp đến nao lòng. Tuy nhiên hình ảnh “lom khom dưới núi tiều vài chú” không còn nữa mà là những chàng trai, cô gái lên rẫy, bên cạnh những đàn bò nhẩn nha gặm cỏ trông thật thanh bình. Vẫn còn đó “lác đác mom sông chợ mấy nhà” nhưng không phải chỉ là mái tranh vách lá đơn sơ mà là ẩn hiện những mái tôn, mái ngói giữa vùng trùng điệp núi non xanh thẳm sắc màu.

    Nếu không muốn vượt qua con đèo hiểm trở này, du khách có thể sử dụng đường hầm. Giờ đây, ở chân đèo Ngang đường sá rộng thênh thang, xe cộ qua lại dập dìu, cho thấy một bức tranh sôi động của thời kỳ phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của địa phương.





    Last edited by PS khoá 72G; 01-26-2009, 10:03 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X