Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những ngày cuối ở Phi-trường Đà Nẵng năm 1975

Collapse
X

Những ngày cuối ở Phi-trường Đà Nẵng năm 1975

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những ngày cuối ở Phi-trường Đà Nẵng năm 1975


    Lúc đó đã ngoài giờ làm việc, trời rất oi bức!… Mặc dù cách đây đã 37 năm, tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh đại tá Thái bá Đệ, chỉ mặc độc nhất cái quần lính, mình để trần mồ hôi nhể nhại ngồi sau chiếc bàn nhỏ, đặt ở ngoài hành lang BCH Không đoàn 61. Khỏang 20 người, đa số mặc đồ bay đứng nối đuôi nhau thành hàng dài, trên tay mỗi người cầm tờ giấy, tôi đứng sau cùng… không nghe ai nói chuyện với ai, không khí có vẻ như sắp sửa xảy ra một biến cố lớn...

    Được Tr/tá Phạm đình Anh, Phi đòan trưởng 538 từ Biên hoà cho phép (nguyên PĐ về học F-5E ), tôi và Nguyễn-Thi lái chiếc pick-up ra Huế đón người thân. Đoạn đường chỉ có 105 km, tức khỏang 70 miles mà phải mất hai ngày hai đêm mới về lai được, không có thời gian để kể, nhưng qúy vị cũng hiểu, gian khổ và nguy hiểm tới mức nào! Húê lúc đó đã trở thành một thành phố chết, hầu hết đã bỏ nhà cửa di tản, chỉ còn một số rất ít, vô phương! Đứng ngoài đường thành từng nhóm, nhìn theo xe chúng tôi chạy qua với ánh mắt ước ao... không thấy bóng dáng một người lính VNCH, cũng chẳng biết VC đang ở đâu?. Ngày hôm sau thì Huế mất... Xếp đặt xong chỗ tạm trú cho người nhà ở ngoài phố, tôi vào ngay phi đòan. Gặp Tr/tá Lê xuân Lan tại Alert-pad, ông cho biết đã xin được một C130 chỉ ưu tiên dành cho KĐ61, khỏang10 giờ tối hôm nay sẽ đáp xuống Đà Nẵng, nhớ giữ bí mật!... Tôi liền trở lại phi đoàn và nhờ văn thư đánh gấp một danh sách gồm 16 người, rồi lập tức mang đến đây.

    …Cuối cùng tới lượt tôi, Đ/tá Đệ, một tay cầm tấm bìa cứng quạt quạt, một tay cầm cây viết, ngước nhìn tôi vẫn tươi cười, nhưng ánh mắt thật buồn bã..”A! còn Lê Phiếu đây rồi..” nói xong đặt bút ký liền rồi đưa cho người lính đứng bên đóng dấu, anh này lại ăn mặc rất chỉnh tề, áo bốn túi thẳng nếp.. Tôi nhận thấy nơi Đ/tá hôm đó có cái gì lạ lạ, không giống thường ngày.. hình như ông đã đoán trước, đây là lần cuối.. làm được cái gì cho đàn em là cứ làm!

    Cầm tờ giấy có chữ ký và khuôn dấu của Đ/T Đệ, người lớn thì kèm theo thẻ căn cước, con nít khỏi, QC cho vô cổng ngay. Khi đi ngang qua trạm gác khu trực alert-pad, Hưng trâu (A37) lên đạn “róc, róc”, tôi bận lái xe, chưa kịp trả lời thì bà xã tôi đã nhanh nhẩu “xe anh Phiếu, xe anh Phiếu”. Vừa vào tới nơi tôi đã thấy đám đông khỏang hơn trăm người đã tập trung ngay trước sân khu trực alert-pad. Tôi loáng thoáng thấy Hồ Ba lúc đó cũng có mặt với một số người nhà. Không biết anh trở ra Đà Nẵng hồi nào?. Bà con ban đầu còn nhốn nháo, nhưng chỉ một lúc, rồi cũng được sắp xếp thứ tự dưới sự điều khiển của th/tá Hồ kim Giàu và tr/tá Lê xuân Lan.. anh em phi đạo không biết do lệnh ai hay tự nguyện đã kéo “rúp” làm hàng rào ngăn chận người ngoài vào.

    Qua khỏi mười giờ, rồi mười hai, vẫn chưa thấy động tĩnh, tr/tá Lan tiếp tục liên lạc và hứa hẹn, đám đông bắt đầu mất dần hy vọng, nhưng vẫn ngồi yên giữ chổ, mắt nhắm nghiền vì qúa mệt mỏi... Tội nghiệp cho mấy ông bà cụ gìa và đàn bà thai nghén trong đó có ba mẹ tôi, bà nội vợ, bà xã tôi đang có bầu, lại vừa mới trải qua cuộc hành trình một ngày và một đêm đầy gian nan từ Húê vô..

    Phòng trực alert-pad vẫn rực sáng, máy lạnhvẫn chạy đều, xuyên qua kính cửa sổ, tôi thấy anh em biệt đôi, không biết đang chơi bài, tán dóc hay nhắp cà phê? vẫn cười nói vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.. chỉ độc nhất một mình th/tá Nguyễn v Cổn, tay cầm bình nước trà và cái tách nhỏ, đi lui, đi tới nơi cái hành lang lối vào nhỏ xíu của khu trực… Thấy tôi, th/tá bước xuống và tiến lại gần, vẫn cái bình trà trên tay; nhưng lần này có hai cái tách, th/tá Cổn ra dấu đem mời ba mẹ tôi hoặc bà con ai đó. Ông không nói gì hết, chỉ khẻ lắc đầu, nhưng tôi đã đọc được ngụ ý “chiến tranh khổ qúa phải không??” Tôi lại nhìn vào phòng trực.. chỉ trong một phạm vi nhỏ thế này, mà đã là hai thế giới…

    Đến hơn một giờ sáng vẫn chưa có dấu hiệu, đám người vẫn ngồi bất động, không ai giống ai, tuy cùng một tâm trạng, nhưng có lẽ mỗi người đang đeo đuổi một ý nghĩ riêng. Th/tá Giàu và tr/tá Lan cũng biến đi đâu mất. Tôi cũng lửng thửng tản bộ về phi đòan, dù không với mục đích gì hết... nhưng đúng là số xui tận mạng! Giữa đêm khuya tĩnh mịch, đèn vẫn sáng, không một bóng người, tôi bước từng bước chậm theo lối vào, lướt nhìn từng tấm ảnh lớn của mổi hoa tiêu treo trên tường, tươi cười tay cầm hón bay đứng bên chiếc F-5. Tôi biết rõ, họ sẽ không bao giờ còn trở về… chỉ độc nhất mình tôi và đây cũng là lần cuối! mắt tôi đỏ hoe theo ý nghĩ đó..


    Vừa bước ra khỏi cửa, thì cái điện thoại, tôi vẫn còn nhớ số 2633 reo vang.. giọng của một ông bạn không thân lắm tên T từ bên kia đầu dây, cầu khẩn tôi gíup đỡ.. Với bạn bè dù bất kỳ ai và trong hoàn cảnh nào, tôi rất nhiệt tình. Và tôi đã hứa.. liền cấp tốc lái xe pick-up ra một địa chỉ ở số…đường Ng T Giang. Giữa lúc người ta đang say ngủ, tôi đấm cửa liên tục. ban đầu họ không dám mở. chỉ hé cửa sổ, thấy chiếc xe KQ và tôi mặc đồ bay, người ta mới yên lòng và tiếp tôi.. Sau khi giới thiệu sơ qua, tôi đi thẳng vào vấn đề, yêu cầu trong năm phút phải quyết định, hoặc đi, bỏ lại tất cả và lên xe, hoặc ở lại. Sau khi hội ý, hình như một ông rể và một bà chị ở lại, còn tất cả lên xe trong đó có một cô sinh viên, tôi còn nhớ có cái tên rất Húê, Hương-Giang…Tới cổng phi trường, QC vẫn còn làm việc rất nghiêm chỉnh, tôi nhớ hình như phải gọi th/tá Giàu can thiệp mới được vào.

    Trở về lạị khu vực alert-pad thì đã gần 2 giờ sáng, tình hình bấy giờ trở nên rất sôi động vì trên bầu trời chiếc C130 đang lượn vòng chuẩn bị đáp. Anh em phi đạo đứng nối tay làm hàng rào ngăn chận người lạ xâm nhập. Thỉnh thoảng một chiếc trực thăng từ đâu chớp nhoáng đáp xuống, xô bỏ người thân rồi vụt bay như con chim bói cá, còn những vị hành khách không mời này như đã được huấn luyện trước, nhanh chóng trà trộn vào đám quân ô hợp. Th/tá Giàu ra sức giử trật tự, Tr/tá Lan lớn tiếng trấn an “bà con yên chí, ai cũng được đi. Tất cả đồ đạc, lớn nhỏ bỏ hết lên đây" vừa nói vừa chỉ chiếc xe pick-up, "máy bay sẽ mang theo, xuống phi trường SG sẽ lấy lại”… thường ngày tôi thấy tr/tá đạo mạo, chính trực, hôm đó sao nói dối tài tình đến thế! chính tôi cũng lầm tưởng. Vừa nói xong bà con nhào tới bỏ hết đồ đạc của mình, đầy nhóc khung xe và yên chí trở về chỗ cũ (sau đó th/tá Cổn giao chìa khóa xe cho tôi với một hàm ý nhưng tôi không hiểu và đã không nhận, đến khi ngồi tù bảy năm về.. đói khổ qúa, nhất là nhìn thấy mẹ gìa và mấy đứa con thiếu ăn cứ tưởng tượng hoài). Chỉ duy nhất có ba tôi ngồi ở hàng đầu, ông vẫn ôm chặt cái TV 12inches tôi mua ở Mỹ gởi về lúc du học, ông qúy lắm bỏ hết nhà cửa mang theo chỉ mình nó. Ba tôi sau này bị stroke chết tức tưởi khi đang ngồi bế cháu nội (con gái đầu lòng của tôi, sinh ra chỉ hai ngày sau khi tôi đi tù, và sáu tháng thì ông mất).

    Cuối cùng chiếc C130 đã đáp xuống, đi vòng vòng một lúc rồi đưa phần đuôi vào, tình hình rất căng thẳng, tuy nhiên đám quân ô hợp vẫn ngồi yên bất động và chờ lệnh, tới lúc này tôi mới biết th/tá Giàu đã dàn xếp, người gìa, trẻ con, đặc biệt đàn bà mang thai, được ưu tiên ngồi hàng đầu, trong khi đó bà xã tôi có bầu hơn tám tháng lại ngồi đằng sau cùng, cũng lỗi tại tôi trong giờ phút quan trọng nhất lại bỏ đi. Tôi ra dấu cho bà xã tôi đứng dậy ra khỏi hàng và dẫn đi.. được nửa chừng thì như một lệnh truyền từ hư vô, cả rừng người đồng loạt đứng dậy và cùng một lúc nhào tới. Cảnh hỗn loạn xảy ra tức khắc.. hoàn toàn bất khả kháng . Tr/tá Lan, th/tá Giàu th/tá Cổn tất cả chỉ biết đứng nhìn như đang xem một cuốn phim thời chiến… cánh cửa sau của máy bay buộc lòng phải đưa lên lưng chừng, tới nước này tôi đành chịu thua, bỏ lại bà xã. Tôi chạy đến leo lên máy bay không phân biệt, nắm được tay ai là kéo lên, tôi nhận ra chị Xuân vợ Mai v Minh, tôi phải dùng cả hai tay và cẩn thận hơn vì chị đang có bầu, vào lúc đó hình như chỉ có mình tôi là làm công việc cứu hộ này. Kéo được khoảng mười lăm người thì máy bay rùng mình bỏ chạy như con bọ hung rực- rảy bầy kiến bu.. Ra tới gần phi đạo, lơị dụng khúc quẹo tôi nhảy xuống lăn mấy vòng, chiếc mũ “tây thi” rớt đâu mất, máu ướt bên trán.. vẫn thây kệ! Tôi ngồi dậy nhìn theo chiếc C130 cất cánh cho đến khi mất hút trong màn đêm…Trở về lại khu alert-pad, bấy giờ như một bãi chiến trường, lác đác vài nhóm nhỏ người thua trận đang mò mẩm. Đâu đó có vài tiếng khóc nấc lên từng hồi.., anh em trực không chiến thì đã tắt đèn đi ngủ. Tự nhiên tôi thấy nhớ cái đám quân ô hợp, mới hồi nãy còn đang náo loạn…

    Trọn nguyên cả một ngày hôm sau, từ sáng cho tới tối không ăn không uống, một người bạn có tình, có nghĩa, Th/úy Ng v Tiếu luôn sát cánh bên vợ chồng tôi, cùng đi trên chiếc Jeep màu xanh lam của người bạn Mỹ cố vấn phi-đoàn để lạị, chạy quanh phi đạo tìm đường thoát cho vợ chồng tôi (riêng Tiếu thì đã có F-5) có chiếc trực thăng bị hư máy thấy người ta ngồi đầy nhóc, vợ chồng tôi với cái bụng bầu tổ bố cũng leo lên rồi leo xuống. Tiếu vẫn ngồi trên xe đợi, thỉnh thoảng cũng có một hai chiếc C130 đáp xuống đi vòng quanh không dám ngừng. Một chiếc C119 đảo vài vòng trên phi đạo rồi bay mất. Có một số người bị chết vì trốn trong hốc bánh đáp của Boing…chúng tôi cứ lái xe chạy vòng quanh, khi qua bên ngã Phước-tường và dừng xe sát một chiếc C130 đang nổ máy ngoài phi đạo, thấy người ta đầy nhóc, không đóng cửa được tôi và Tiếu nhìn nhau lắc đầu..bỏ cuộc! Trở về lại phòng trực alert-pad định nghỉ ngơi một lát thì gặp th/tá Cổn. Ông đưa tôi vô phòng briefing, nói qua trong trường hợp khẩn cấp.. cứ việc heading 173 mà bay v.v.

    Đêm thứ hai vẫn yên tĩnh, cho tới hơn nửa khuya, bọn VC bắt đầu pháo kích, càng lúc càng dữ dội, chủ tâm phá bỏ phi đạo, cắt đức đường hàng không. Lúc đó, tôi và bà xã đang ở khu cư xá Trần v Tho, ̣Giữa lúc mưa pháo và trong tranh tối, tranh sáng, từ trong nhà nhìn ra đường, tôi thấy sáu bóng người đi thất thểu, máu me tùm lum, hình như tới bước đường cùng, họ không còn biết sợ hãi gì nữa! Cũng không cần kêu la.. dẫn đầu là một anh mặc đồ bay, mang lon đ/u. Tôi bước ra cửa đưa tay ngoắc vô. Anh cho biết tên Tuấn, lái skyrider một mình về đây, tìm cách đưa gia đình đi, nhưng không quen ai cả. Tôi đưa hết mọi người vô nhà, lấy xe jeep chở mình anh đi về hướng phi cảng dân sự, công nhận anh nầy giỏi thật! Thấy một chiếc xe hơi của ai đậu bên lề đường, không biết bằng cách nào, chưa tới năm phút là anh nổ máy được rồi lái chạy theo tôi về lại nhà. Có được phương tiện, anh như con chim sỗ lồng, ríu rít cám ơn... Khi anh đi mất, tôi mơí phác giác còn để laị một cô em gái khoảng 19 tuổi khá xinh, không hiểu nguyên do tại sao? Và cô này cũng không bày tỏ môt ̣ phản ứng gì hết, chỉ lẻo đẻo theo vợ chồng tôi. Riêng Tuấn và những người còn lại, nhất là ông bố đang bị thương nặng, không biết số phận của họ sau đó đi về đâu? Chỉ biết một tin chính xác là có một A1 bị rớt ngoài biển (anh Tuấn nếu còn sống hoặc qúy vị nào biết tung tích về vị đ/u mà tôi rất có cảm tình này ở một trong mấy phi đòan khu trục xin L/L, cám ơn).

    Đến khoảng 2 giờ sáng, tiếng đạn pháo thưa dần, tôi thấy anh em F-5 lần lược cất cánh từng chiếc một.. Tiếng gầm rú của động cơ phản lực vang dội cả một vùng, át cả tiếng đạn pháo kích. Tiếu đã may mắn bay chiếc F-5D cất cánh từ hồi chiều, chở theo một đ/u kỷ thuật, hình như Trần lưu Uý cũng bay cùng lúc. Cũng trong đêm đó, một A37 crashed trên phi đạo, đ/u Đỗ Thạnh tử thương tại chỗ. Ngay sau khi chiếc F-5 cuối cùng rời phi đạo, tôi lái xe tới khu trực alert pad , chạy thẳng vô ụ đậu, tôi còn nhớ số phi cơ 273. Tr/u Thành từ trong chỗ tối, sau bức màn chống pháo kích, lớn tiếng giọng bắc kỳ năm tư: “Ai?”. Nhận ra tôi anh dịu giọng “Tất cả bay hết rồi.. chỉ còn mình hồng tiễn... mau lên! Tôi đi kêu tụi nó nổ máy, VC sắp pháo nửa đó”. Tôi nhìn con tàu, rồi quay lưng nhìn bà xã với cái bụng bầu ngồi yên lặng như pho tượng trên chiếc xe jeep giữa đêm khuya thanh vắng.. Thường ngày vợ tôi rất ủy mị, tôi nhớ lúc tiễn tôi vô Biên hòa học F-5E đã oà khóc như một đứa trẻ, đến nỗi tôi phải xin tr/tá Anh trở ra. Nhưng vào lúc này, biết tôi đi sẽ không bao giờ trở về, nàng lại hối thúc “đi!…đi anh !..anh ơi !”. Tôi cứ tưởng bà xã tôi yếu đuối lắm, nhưng không.. nàng đã chuẩn bị cho đứa con trong bụng dù trai hay gái cái tên “Lê anh Phiếu” khi sanh ra, nếu lúc đó tôi cất cánh…bà xã tôi đã tâm sự khi tôi mãn tù bảy năm trở về.

    Và tôi đã lắc đầu... Thấy vậy, Thành xẳng giọng và dùng từ cấp bậc đối với tôi “Thôi được, vậy thì trung úy về nhà đi..” (đêm hôm sau, Thành đã chiến đấu rất anh dũng với VC và hy sinh tại chỗ này, tôi sẽ kể sau). Tôi thẩn thờ như người mất hồn …thấy phòng trực alert pad, đèn còn cháy sáng. Tôi dừng xe bước vào.. máy lạnh vẫn chạy đều, mấy ly cà phê đang uống dở, nước đá còn chưa tan. Khoảng nửa giờ trước đây, anh em còn sinh hoạt, bây giờ đã ở một thế giới khác, thế giới của tự do, còn tôi thì sắp đối mặt với kẻ thù khát máu… Đang miên man, bổng nghe có tiếng động nhỏ, một bóng người ngồi yên lặng trong góc tối, đầu cúi gầm, mặt quay vô tường, tôi bước lại gần nhìn kỹ mới nhận ra đại tá Đệ, không biết đại tá lúc đó đang nghĩ gì mà hai bờ vai rung lên từng hồi. Tôi chưa kịp hỏi và ông không quay lại mà vẫn biết là tôi “người nhà đâu rồi, sao không đi.. !?” tôi không trả lời, chỉ đứng yên đưa tay chào mà nước mắt muốn rơi!.... Một hình ảnh đại tá Đệ vui tươi bên cạnh tr/tá Lan vừa đi vừa briefing, như đôi chim gìa dặn hướng về chiếc F-5D cách đây chỉ mới hai tuần, đâu mất rồi! Hôm đó, tôi hân hạnh được bay wingman với hai xếp lớn và không ngờ rằng, đó cũng là phi vụ cuối cùng trong cuộc đời bay bổng của mình. Và lần gặp hôm nay, trong tình huống bi thương này cũng là lần cuối với vị đại tá mà tôi hằng kính mến…

    Trời vừa sáng, tôi thu xếp vài thứ để lên đường, dự định tìm đường biển.. đu sau xe jeep có hai người lính phi đạo bồng súng M16 tháp tùng hồi nào mà tôi không hay. QC vẫn còn đứng gác, mặt buồn thiu.. Tới đầu cầu Nam-ô thì cô em gái đ/u Tuấn mà tôi chưa kịp hỏi tên, đòi xuống vì có người quen ở đó. Đi thêm một đoạn, có người cho biết línhTQLC bị bỏ rơi, đã bắn chết nhiều lính KQ dưới đó. Vừa nghe xong, hai vị hộ vệ không mời của tôi biến mất, tôi cũng tấp vào lề, thay bộ xi-vinh, quần jeen xanh áo trắng, vĩnh biệt bộ đồ bay kể từ giây phút đó. Được nửa đường thì tôi thấy Ng-Thi, lái chiếc pick-up chạy ngược chiều lên, vẫn còn mặc áo bay với cặp lon th/úy, hai bên nhìn thấy nhau, há hốc miệng nhưng xe vẫn chạy. Như vậy là không xong rồi !..tôi tìm cách quay xe lại, hơn nữa mấy đêm liên tiếp không ngủ tôi mệt lã …thôi cứ về nhà, tới đâu thì tơí!

    Bố vợ tôi là thượng sĩ biệt kích dù lâu năm, thời gian ông đội nón cối VC, trà trộn trong hàng ngũ quân thù còn nhiều hơn là mặc đồ lính. Ông không chịu đi với lý do riêng, trong lúc vợ con cả thảy mười người đi hết trong chuyến bay C130 như tôi nói ở trên. Ông ở lại. Và ông hết sức ngỡ ngàng, lo âu khi thấy vợ chồng tôi đậu chiếc xe jeep đi vô. Tôi ngủ thiếp đi trong căn nhà ở đường gì tôi không nhớ, nhưng ngay ở đầu phi-đạo hướng bắc.. Lúc đó khoảng11 giờ trưa, tôi nghe tiếng máy bay phản lực gầm thét.. bố vợ buột miệng “nhanh thật! mới đó mà Mig21 đã vô tiếp nhận”. Tôi chỉ ậm ờ cho qua chuyện, nhưng mấy tháng sau khi ở trên trại tù, một ông bạn nằm bên rỉ tai “F5..vậy có biết Ng-Thi không? Anh được phỏng vấn trên TV, người cuối cùng rời Đà-nẵng..” tôi mới bật ngữa, tới lúc đó Thi vẫn còn kịp trở lại lấy máy bay cất cánh.. và không biết có phải chiếc 273 mà tôi đã từ chối bay hồi khuya?

    Qua ngày hôm sau, tôi chợt có ý nghĩ tới khu Lê đình Dương, nơi mà KQ hay ra ăn nhậu, biết đâu có tin tức gì thêm. Vừa lên ngồi trên xe, chuẩn bị nổ máy thì có ba tên côn đồ do VC thả ra từ các trại tù, dí dao cướp chiếc xe jeep lái đi mất. Tôi vào nhà mượn chiếc xe đạp. Quả đúng như tôi dự đoán, anh em tập trung khá đông, đa số lính phi-đạo và văn phòng, lẽ dĩ nhiên ai cũng mặc đồ thường dân nên rất khó nhận diện, tôi có gặp Cao minh Mẫn tài xế cho phi đoàn 516 mà tôi chơi thân. Rồi một người tên Thìn và một người tên là Minh người Nam phi-đạo F-5, tôi không nhớ nhưng họ đến chào tôi và tự giới thiệu tên mình “xin lỗi.. bây giờ không biết phải gọi sao..?” Tôi đưa đường “hai anh lớn tuổi hơn tôi mà”, sau đó chúng tôi ngồi xuống nói chuyện… Ngoài đường mấy tên lính bộ đội quê mùa đội nón cối, đang đi cắm những lá cờ máu.

    Tôi đã khóc thật sư ̣khi nghe kể Tr/úy Thành không chịu đầu hàng, anh kiếm đâu ra được áo giáp, nón sắt, tập hợp một thiểu số lính phòng thủ và phi- đạo, lập phòng tuyến chiến đấu riêng lẽ, sau khi tận mắt chứng kiến bọn VC khát máu bắn bỏ bừa bải anh em. Đa số người Nam, biệt phái ra Đà-nẵng, không có người thân, ăn ở tại chổ. Họ đâu biết cộng sản đã tràn ngập thành phố, nên phản ứng tự nhiên là bỏ chạy và bị bắn. Có người trốn trên các ụ đậu phi cơ bị bắn rơi xuống và Thành đã hy sinh ngay tại trước sân khu trực Aler-pad… Hai mươi năm sau, khi qua được Mỹ theo diện HO, tôi rất lấy làm buồn là anh em Hồng-tiễn có vẽ hờ hững và hình như không ai còn nhớ được tr/úyThành, người sĩ quan kỹ thuật anh hùng mà ngày xưa thường vô phi đoàn thuyết trình về tình trạng phi cơ..

    Chiều hôm đó về nhà, tôi nghe xe phóng thanh chạy rảo khắp TP đà-nẵng, hình như có tiếng nói của đại tá Báu, lâu quá tôi không nhớ nổi, kêu gọi anh em KQ đặc biệt “lính lái” vô phi trường làm việc lại sẽ được cách mạng ưu đãi v.v. Trong số này, tôi được biết có anh On, anh A´, Sanh v,v. sau đó đã cùng vơí Ng thành Trung dội bom TSN. Và khi trở về cũng được đưa lên núi học tập cho biết chính sách!!... Riêng tôi đã tìm cách rời bỏ Đà-nẵng ngay đêm đó trên một chuyến xe hàng thuê bao. Qua các trạm gác ,tôi trình thẻ căn cước dân sự và với bộ áo quần xanh trắng, bọn VC tưởng tôi sinh viên nên cho đi dễ dàng.. Về đến Húê trình diện, khoảng mười ngày sau thì có giấy mời tập trung cải tạo, không cần áo quần nhiều, chỉ mang theo cây đàn, dụng cụ thể thao v.v. học tập vui chơi cho biết chính sách, tối đa ba tháng sẽ về. Nhóm chúng tôi tất cả 57 mạng, đa số Tr/tá, Th/tá. Cấp nhỏ nhất Tr/u. Xe đưa ra tới Quảng trị rồi đi bộ, phải mất nửa ngày leo núi mơí tới nơi… Nói là ba tháng, tôi phải nhân lên 30 lần, có người hơn 50 lần vẫn chưa thấy về. Và nhiều người đã vĩnh viễn đi luôn bơỉ nhiều lý do... đúng là bọn.....

    Phiếu Lê
    Last edited by Phòng Trực; 02-28-2014, 11:51 PM.

  • #2
    Những ngày cuối ở Phi-trường Đà Nẵng năm 1975

    (tiếp theo)

    Tôi còn nhớ đêm đầu tiên, chúng tôi bị chia ra thành từng tổ nhỏ, nằm chen chúc trong mấy cái lều tranh (VC gọi là lán) vách đất loang lổ, hôi hám. Gío thổi vù vù... lẽ dĩ nhiên là nằm đất, tôi không quen cứ ngồi dậy hoài, tr/tá Nhường nằm cạnh thì duỗi cả hai chân, vòng tay ra sau gáy làm gối, yên phận… và ông đã mở cho tôi trang đầu tiên về bài học thế nào là sống chung với cộng sản? “Tốt! cứ tưởng phải nằm ngoài trời. được thấy cái nóc nhà thế này là qúi lắm rôì!..” Trưa hôm sau, được phát gạo và mấy lon thịt hộp no phồng vì để lâu của Trung quốc, tự nấu ăn theo từng tổ. Tôi không ngửi được mùi, lấy lon gô thịt kho bới theo, lầu- bầu chê mặn và đem rửa nước, một người lại gần nhắc nhở “coi chừng! ít bữa nữa kiếm không đâu ra hột muối” và qủa đúng như vậy.

    Rồi không biết bao nhiêu trang kế tiếp kéo dài trong suốt bảy năm cái gọi là cải tạo, đổi trại liên tục đưa ra tận ngoài bắc, có những chặng đường phải trả gía bằng cả nước mắt và máu. Thậm chí có nhiều anh em phải đổi cả sinh mạng... một anh Bim cắt dây điện thoại tự treo cổ trên ngọn cây cao ngoài Thanh Hóa, tr/úy San, th/u Minh khí khái bất khuất, chấp nhận bị bắn bỏ thà chết không chịu nhục! mà hội HO bình-điền Húê đã về tìm lại được hài cốt đem cải táng, xương của hai anh lẩn lộn không phân biệt được nên đặt tên “ngôi mộ chung tình” để tưởng nhớ một dũng sĩ khác không cùng trại mà tôi chỉ nghe kể, không thua gì người anh hùng Nguyễn Thái Học. Anh đã dơ cao đấm tay hô vang “đả đảo cọng sản khát máu! đả đảo cọng sản khát máu!” trong buổi sáng sớm, tập trung đông đủ chuẩn bị đi lao động, một lũ vệ binh xúm lại không kềm được anh, cuối cùng một người tù, trât tự viên chỉ nói một câu “đừng làm vậy, anh em thêm khổ” anh mới buông tay chịu trói dẫn đi thủ tiêu... Một anh Lộc tự thắt cổ chết trong nhà “ri” bằng cái quần tù của mình, chỉ vì cái tội lén gởi thư về nhà nói xấu cách mạng. Có những cái chết banh xác thảm khốc vì gỡ bom mìn theo lối cổ điển,coi rẻ nhân mạng. Có những cái chết cay nghiệt tức tưởi vì ngộ độc củ sắn, ăn thịt cóc, v.v... Hèn nhát và độc ác nhất là những vụ thủ tiêu trong bóng tối, như trường hợp tr/tá Khóa KQ. Bác sĩ TQLC Võ Đức Giang trúng gío giữa đêm khuya, người yêu từ trong nam, vượt bao nhiêu đèo núi ra thăm, chỉ cho nấm mồ trơ vơ giữa đồi. Cô đã qùy sụp xuống khóc ngất đến mờ tối mới bỏ đi, để lại chiếc nón Huế với mấy vần thơ vĩnh biệt viết trên đó…

    Riêng tôi và thêm một người bạn xưa kia học cùng lớp trường quốc-học Húê, tr/ú Nhan Đạo Thể bay trực thăng. Lúc ở ngoài Thanh Hóa, hai tên “giặc lái” chúng tôi cũng đã bị bọn chúng hành hạ cởi áo phơi trần và trói quặt tay vào một gốc cây giữa rừng suốt đêm… chỉ vì cái tội, một đứa bẻ trái bắp do chính chúng tôi trồng ra, một đứa đem chiếc áo của mình vô nhà dân đổi mấy lon khoai khô… Tôi không bao giờ quên được hình ảnh thân tình chiến hữu của người bạn lục quân Lê Khắc Phước, sĩ quan Đà Lạt tr/u TQLC lúc đó đã lén đến ngồi bên tôi, một tay cầm cây quạt đan bằng lá rừng đuổi muỗi, một tay đút cho tôi ăn từng muổng cháo, do chính tay anh lấy phần cơm ít ỏi của mình nấu ra. Một hình ảnh trái ngược khác cũng đã làm cho tôi nhớ mãi và luôn sôi sục. Bộ mặt sắc máu, đểu giả của tên VC cán bộ đoàn, giọng Quảng Bình “đánh chết bỏ me ̣nó đi! cứ làm như nhà nước ta giam đói…”. Có một giai đoạn người ta đồn, tôi đã bị bọn chúng giết chết, cả nhà khóc hết nước mắt. Mẹ và vợ tôi đã lập bàn thờ, cúng một miếng thịt heo sống vì tôi tuổi con cọp, Canh Dần.

    Sau ba tháng sống trên núi, hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Chúng tôi phải lao động ngay cả những đêm có trăng, dựng lên nhiều căn nhà, phá rừng làm rẩy,trồng rất nhiều khoai sắn. Lúc đó nhiều anh em khác dưới Huế cũng lần lượt được đưa lên, và trại đã tổ chức cho thăm nuôi lần đầu tiên trong ba ngày. Cả khu trại, đồi núi từ lâu yên tĩnh cái gì cũng buồn thiu, nay bỗng chốc bừng lên như ngày hội với bao nhiêu tà áo, mủ nón đủ màu sắc xuất hiện, trải dài trên con đường nhỏ dẫn vô trại… Có người nhắn tin, mẹ và vợ tôi bồng đứa con nhỏ còn ở đằng sau xa không lên đồi được. Lợi dụng lũ vệ binh đang bận rộn, tôi lẻn ra phía sau tìm cách leo xuống đồi rồi men theo giòng suối bọc quanh đi ngõ tắc, tôi biết là rất nguy hiểm, nhưng không còn cách nào khác hơn… Gặp được tôi, cả hai mẹ con khựng lại và cùng quay mặt đấu đi giòng lệ vì thấy tôi thay đổi nhiều qúa! gìa hẳn đi, bơ phờ hốc hác đen đỉu, không còn chút gì của mấy tháng trước đây trong bộ đồ bay… Đứng trên đường sợ bọn chúng thấy, tôi bồng đứa bé dẫn mọi người vô khuất trong sâu, giữa đồi sim đang mùa chín rộ, vợ tôi thích lắm! vừa đi vừa hái ăn… Bao nhiêu khủng khiếp, nhọc nhằn trong mấy tháng qua quên hết và cả một tương lai đen tối mờ mịt đang chờ trước mặt cũng không cần biết đến… tuổi trẻ vô tư thật tội nghiệp và đáng yêu! Vợ tôi liến thoắng kể chuyện “anh đi rồi hai ngày sau thì em sinh, cũng may trời thương như sắp đặt trước, tối hôm anh vô trong chỗ trực alert-pad em ở ngoài ni, vali họ vất đầy em chỉ lượm cái túi xách KQ không biết của ai, chất đầy đồ con nít sơ sinh, tả lót, áo nhỏ… nhờ vậy con mình mới được ấm như anh thấy đó, cái áo len màu hồng con đang mặc đẹp không? Tôi liếc nhìn con bé, nước da hồng thắm, cái miệng nhỏ chúm chím thật dễ thương! Rồi như sực nhớ hiện tại và đoạn đường trở về, vợ tôi chùng xuống “cố gắng để anh thấy được mặt con, chứ đi đường cực lắm!”. Con bé thức giấc cựa quậy muốn khóc, tôi lính quýnh không biết phải làm sao thì vợ tôi đã đỡ lấy “ờ… ờ mẹ đây! mẹ đây!” chỉ cách mấy tháng, tôi thấy nàng cũng thay đổi hẳn….

    Theo quy định, mỗỉ người tù chỉ được thăm một lần trong ba ngày đó và như vậy tôi vẫn chưa có tên trong danh sách. Ngày hôm sau mẹ tôi lại lên nữa, đi bằng xe Honda với anh rể tôi, thời gian cho gặp chỉ hai tiếng mà phải mất hơn một ngày đi đường, chờ đợi , thức đêm chuẩn bị và rời nhà từ lúc ba giờ sáng, mẹ tôi gần như đuối sức. Bà cứ nhìn chăm vào mặt tôi như cố ghi lại tất cả và như thể ước ao có một phép mầu kéo tôi ra khỏi chỗ này mang về nhà… Nhìn thấy hình ảnh mẹ tôi bơ phờ trong tuyệt vọng, tôi đau lắm! Và nếu như biết trước phải ở trong tù tới bảy năm thì tôi đã trốn trại từ lâu… Tôi là con út, cách khoảng anh chị tôi nhiều năm, mẹ tôi rất nuông chiều, nhưng tình thương của bà đã đặt để, ngoài sức tưởng tượng của tôi. Lúc được thả về, tôi nghe kể trong suốt bảy năm qua, cái món gì ngày trước tôi muốn, tôi thích ăn là cả nhà không được mua, không đụng đến. Có lần đến chơi nhà chị tôi tình cờ thấy đang ăn bánh bột lọc (món ăn mà tôi rất thích), mẹ tôi đã lẻn ra sau vườn đứng khóc một mình. Ngày tôi trở về, hôm sau mẹ tôi đã xuống hết tóc theo lời nguyện..

    Còn ba tôi, ông chỉ đi thăm tôi độc nhất một lần trong đời và không bao giờ còn cơ hôị gặp lại nữa. Hôm đó vào dịp tết năm bính-thìn (76) trại cho thăm hai tiếng, nhưng vừa thấy tôi ông cứ đòi về… Mấy ngày sau tôi được tin ông chết, ngã gục khi đang ngồi bế con gái tôi trên giường. Lúc đó tôi đang ở trên núi, cách xa ba tôi lắm nhưng tôi vẫn hình dung biết được ba tôi đang nghĩ gì vào những giây phút sau cùng của cuộc đời ông! Tội lỗi là do ai... nhưng tôi đành nuốt hận cam chịu bất hiếu, chỉ hy vọng rằng ở một nơi nào đó bên kia thế giới, vào lúc này ba tôi đang nhìn thấy được cảnh gia đình tôi, nhất là các cháu nội của ông đang ở Mỹ, học hành vinh hiển… còn vợ chồng tôi cũng đang được tự do ở nhà lầu, đi xe hơi, muốn ăn gì thì ăn…

    Ba tôi mất khoảng một năm sau thì có lệnh bí mật chuyển trại ra bắc, không biết sao dưới Húê lại nhận được tin. Vợ tôi cùng mấy chị bạn khác ra ở lại đêm tại một lò gạch gần sát trại, nhưng không có cách nào để gặp và khuya hôm đó, khi thiên hạ còn đang say ngủ, đoàn xe lăn bánh... tôi đâu ngờ rằng bên một bụi cây, bờ lách nào đó giữa đồi núi hoang vắng vào lúc đó có vợ mình đang đứng khóc sụt sùi, ngước nhìn theo…

    Câu chuyện dài người tù cải tạo, mỗỉ người mổi cảnh, cảnh nào cũng bi thương không biết viết lúc nào mới hết và tội ác của VC, không bút mực nào kể xiết… tôi xin dừng lại nơi đây. Hồi ức những chuyện đã qua, dù đã gần 40 năm, tôi vẫn còn bàng hoàng, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên vì tôi nhớ hồi Tết Mậu Thân, lúc đó còn đang đi học tôi đã chứng kiến nhiều cảnh giết người man rợ, hằng ngàn người dân vô tội bị chôn sống, thì có tội ác nào mà VC không dám làm. Tôi chỉ không hiểu tại sao,những thành phần đó vẫn có thể tiếp tục lãnh đạo và tồn tại đến hôm nay? Giả thử vào lúc đó Sài-Gòn vẫn còn là một phòng tuyến thì số mạng của chúng tôi đã kết thúc từ lâu. Miền nam mất, cả thế giới đều biết đến, họ không thể làm gì được, hơn nữa cả hằng trăm ngàn người, nên viêc học tập cải tạo, người tù không án, chẳng qua là một hình thức để trả thù mà thôi…

    Tôi xin được kể tiếp khoảng thời gian sau khi tôi được thả về vào đầu năm 82, căn nhà của tôi, lúc bấy giờ phần trên đã bị một ông chú họ xa ngoài bắc vô tìm cách chiếm đoạt, chúng tôi bốn người phải ở phần nhà bếp. Cảnh khổ trên trại tù, đêm về nằm sắp lớp như cá nục tôi còn ngủ được và thiếp đi. Cảnh khổ bây giờ có khi thao thức, trăn trở suốt đêm! Cực qúa, hóa liều. Mặc dù đang trong thời gian quản chế không được đi xa ra khỏi thành phố, tôi đã lén vô tận Đà-Nẳng. Nói thẳng ra là đi tìm một chút hy vọng… Vợ tôi cũng đồng ý gói ghém cho tôi ít tiền đủ trả vé tàu và ăn mấy ổ bánh mì, hồi đó tàu chạy gần cả ngày mới thấu Đà-Nẵng. Xuống ga, tôi đi bộ tới căn nhà xưa ở đường Nguyễn T Giang, đến nơi trời đã tối, mọi người có vẻ dè dặt khi tôi xuất hiện và không ai còn nhận ra. Tôi liếc mắt thấy thiếu mất vài người, trong đó có cô sinh viên Hương-Giang. cuối cùng người anh rể mà hôm đó ở lại, nhớ ra tôi vui vẻ chào hỏi, sau đó họ đưa tôi xem vài tấm hình ông bạn T với hai đứa con nhỏ kháu khỉnh, cái nào cũng đưa tay che mặt. Tới lúc này tôi mới để ý thấy nhà cửa khang trang, đèn tube sáng trưng, cách ăn mặc cũng khác với người thường đa số nghèo khổ. Không ai còn nhớ được tôi là chuyện bình thường vì tôi thay đổi nhiều qúa, ốm o, xanh xao so với một chàng tr/ú F-5 tuấn tú mặc bô ̣đồ bay đứng bên chiếc xe pick-up giữa đêm khuya cách đây hơn bảy năm về trước. Nhưng cái việc mời tôi ngồi xuống ghế, nhất là tôi mới từ Húê vô, họ cũng quên luôn, đừng nói chi tới bữa cơm, ly nước là một điều rất không đúng. Tình người sau 75 đa phần là như thế!

    Tôi chào từ gỉã, ngượng ngập bước ra khỏi cửa, không oán trách nhưng lòng buồn rười rượi và thấy đói… Để vớt vát chút thể diện, tôi ngoái đầu vô nói nhỏ “tôi sắp vượt biên muốn tìm liên lạc thôi, nhớ giữ bí mật giùm..” . Lúc bấy giờ có người ra dấu ngoắc tôi vô lại, viết cho cái địa chỉ. Tôi nhét đại vô túi rồi quay lưng, tôi nghe phía đằng sau, nhiều tiếng người nói vọng theo “tới nơi nhớ gởi thư về nghe!” tôi gật đầu ba, bốn cái liên tiếp và thở dài chán ngán! Không biết đi đâu bây giờ? Tôi rảo bước về khu chợ Đống Đa nhà ông chú họ, nơi xưa kia tôi ở trọ, lâu qúa tôi quên mất, phải hỏi đường và hơn cả tiếng đồng hồ sau mới tới nơi. Gặp vợ chồng thằng em họ đang chuẩn bị đem bắp ra chợ nướng bán đêm, đứa cầm quạt, rổ rá, đòn để ngồi, đứa xách giỏ. Một đứa bé trọ trẹ trong nôi. Tụi nó thấy tôi chỉ chào chứ không hỏi gì thêm, mặc dù tôi từ Huế vô và đã bao nhiêu năm không gặp. Tình người và tình đời sau ngày được gọi là giải phóng khắp mọi nơi đều như vậy nên tôi cũng không buồn và chỉ thấy đói. Ước gì lúc đó được tụi hắn mời cho mấy trái bắp thì cũng đỡ vả, mà không lẽ hỏi mua? Hai vợ chồng bẩn thỉu đi rồi, tôi tự đi tìm nước uống và cứ tưởng tụi nó trở lại vì còn đứa bé trong nôi, ai ngờ tụi nó đi suốt đêm… cưả ngỏ mở toang tôi lại không nỡ bỏ đứa bé lại một mình để ra chợ kiếm, cũng may thằng nhỏ quen rồi hay sao mà thấy ít khóc, nhưng không lắc cái nôi thì bầy muổi bu lại thấy không đành, không mùng, không mền gì hết, chỉ có độc nhất cái khăn làm đệm lót. Cái bình sửa, thật ra là nước nấu cơm chiếc ra. Tôi nghẹn cả cổ họng, vừa đói, vừa mệt lại phải ngồi ru thằng nhỏ suốt đêm… tờ mờ sáng hai con thú mới bò về, con cái đi thẳng xuống bếp, con đực còn biết chút lịch sự dừng lại. Tôi cố gắng kềm giữ cơn tức giận bảo tụi nó “anh thì sao cũng được, còn thằng nhỏ này… tụi bây không thấy kỳ à?”. Hắn vừa khịt mủi vừa cười cười thật muốn đấm vào mặt mới hả giận, hắn nói “Không có anh thì tụi tui cũng để zậy chứ sao?” Tôi không còn ý kiến gì nữa, đứng dậy và đi ngay ra khỏi cái hang thú…vừa đi vừa tự nhủ, sau ngày đất nước được “giải phóng”, không biết trên toàn cõi Việt-Nam còn có bao nhiêu trăm ngàn cái hang thú như thế đã mọc lên… Nhưng xét cho cùng cũng tội nghiệp, nghĩ lại thân tôi mà thấy thương cho tụi nó.

    Mặc dù còn sớm, hơn nữa biết đi đâu bây giờ, tôi quyết định tới thẳng nhà ga tìm chỗ nghỉ ngơi. Nằm co ro như dân đi ăn xin và đang thiu thiu ngủ, thì một tên đến bên gạ gẩm “Anh đi Huế hả? chờ tàu làm chi cho cực phải mất cả ngày mới tới nơi, đi theo em thiếu gì xe bảo đảm trước11giờ là anh đã có mặt ở Huế rồi”. Tôi đâu biết ất giáp gì, với lại qúa mệt mỏi, muốn mau cho về tới nhà nên đứng dậy đi theo hắn, tên côn đồ chở tôi trên một chiếc xe đạp khô nhớt nghe cọt kẹt chói cả tai, băng qua mấy con đường mòn và thả tôi xuống trên một đường đất khá rộng rồi bảo tôi “Anh đứng đợi đây, không tới mười phút sẽ có xe chạy ngang” , tôi móc túi trả tiền, lâu qúa không nhớ là bao nhiêu nhưng cũng đủ để mua ổ bánh mì thịt và kể như phần ăn độc nhất của tôi đã mời cho hắn vì tôi đợi hơn nửa tiếng cũng không thấy bóng dáng bất kỳ chiếc xe nào chạy qua. Biết bị lừa, đau hơn nữa là quân chó má đã đánh gía tôi qúa thấp, đường đất thì làm gì có xe lớn chạy mà tôi vẫn tin. Vừa mệt lại vừa đói nhưng tôi phải cố sức chạy trở lại vì nếu trể, lỡ mất chuyến tàu thì biết làm sao đây !?.. Ngày hôm đó, đến tối mù tôi mới về được tới nhà vì toàn đi bộ. Trong lúc chờ cơm chín, tôi nằm bẹp dí. Vợ tôi hoảng hốt, mới đi có hai ngày và một đêm mà con người tôi lép đi, hai mắt sâu hoắm….

    Tôi không biết có phải vì chuyến đi này bị công an khu vực phát giác làm kiểm điểm, hay tại cái mark F-5 đối với việt-cộng là cái gai họ muốn nhổ ra khỏi thành phố mà gần hai năm sau tôi vẫn còn bị quản chế, không được cấp thẻ CMND (chứng minh nhân dân) trong lúc những anh em khác cùng khu phố Thuận-Lộc tối đa chỉ sáu tháng, mặc dù tôi vô tổ-hợp và suốt ngày lủi thủi ngồi may chổi đót xuất khẩu. Quyển vở trăm trang ghi chép trong ngày làm gì, ở đâu, để mỗi đầu tuần đi trình diện, tôi đã xử dụng tới quyển thứ năm vẫn chưa được đề nghị và cái màn bi hài kịch vẫn diễn ra đều đặn... Chuyện thế này nhé, tôi xin kể… Sát bên nhà tôi có cái ông tổ phó dân phố kiêm an ninh (tôi thường gọi nguyên câu vì mỗi lần họp hắn cứ nhấn mạnh từng chữ “..tôi..tổ phó..”) thực ra hắn là bạn thời thơ ấu với tôi học cùng lớp, ngang đệ nhị hắn thi rớt tú tài đi trung sĩ, tôi đậu vô sĩ quan. Sau75 hắn ở nhà được lên chức sắc tổ phó, tôi đi tù trở về maĩ tới bấy giờ vẫn chưa được quyền làm thường dân của hắn và mỗi sáng thứ hai, trước khi lên phường trình diện tôi phải thông qua hắn ký duyệt trước và hắn ta rất khoái trá chờ đợi cái ngày nầy. Tuy vậy, tôi biết rõ hắn không thù ghét gì tôi mà chỉ muốn thị oai, còn tôi chỉ chút bực bội chứ không giận, vừa buồn cười vừa thấy tội nghiệp cho bạn! Nhà của hắn thực ra là cái“pháo-lộ” trước kia Pháp hay vua chúa xây dùng để cất vũ khí nằm trên thượng thành, dù ở sát vách nhưng hắn không tiếp mà chỉ muốn gặp tôi trên con đường chính đi ra cửa Đông-Ba. Và như mọi khi, tôi phải có mặt trước, cầm cuốn tập đứng đợi… Ông tổ phó dân phố kiêm an ninh ngồi chểm chệ trên chiếc xe vận tải, con gái hắn kéo và dừng lại ngay giữa đường, vẫn cái áo kaki vàng đầy lỗ vá, đứa nhỏ mặc quần đùi, áo may-ô ba lỗ, đầu đội mũ “phở” rộng vành. Tộị nghiệp con bé chỉ mới13 tuổi phải đứng gồng hai tay để giữ thăng bằng. Tôi lại gần và trình cuốn tập, hắn lấy cây viết đã cầm sẵn trên tay rà lên rà xuống, mắt lấm- lét nhìn chung quanh xem có những ai đang thấy được cái cảnh rách rưới nhưng oai phong của hắn... những chiếc xe đạp đi trên đường phải lách sang hai bên. Hắn lại lật lui trang sau như thể phát hiện ra điều gì, nhưng tôi biết chắc hắn không đọc mà chỉ muốn kéo dài thời gian, vì tôi viết lui tới chỉ mấy câu… Sáng thức dậy chở con đi học, chiều ra chợ chở vợ về v.v. và tôi vẫn phải đứng yên chờ chữ ký, con gái của hắn tiếp tục gồng hai tay để giữ thăng bằng, bà con đi chợ buổi sáng nháy mắt với tôi, bụm miệng cười. Hắn nào hay biết,vẫn dương dương tự đắc...

    Cuối cùng chịu không nổi, tôi tình nguyện đi kinh tế mới, vợ và mẹ tôi cũng đồng ý. Hy vọng ở trong nam cởi mở hơn và đây là một sự lựa chọn hết sức sai lầm. KTM new economic zone, một danh từ nghe văn mỹ, nhưng thực chất là những cổ xe đi ngược thời gian, trở lại đời sống của người thượng cổ cách đây hằng trăm năm. Vùng tôi ở tên gọi Phạm Văn Hai mà trước năm 75 nghe nói là nơi được oanh kích tự do, toàn đất phèn, ly nước mới múc lên tưởng trong, chỉ một lát chuyển thành vàng khè, bốn chân giường cứ từ từ lún xuống thỉnh thoảng phải hợp sức kéo lên, có dạo bạn tôi trên SG xuống chơi và ở lại. Vợ chồng Nhan Đạo Thể và hai đứa con cùng với gia đình tôi chất hết lên giường. Nửa đêm phần trên bị lún, đầu chúi xuống, chân cẳng nhổng lên. Họ la lên, tưởng bị ma kéo… Cuộc sống ở đây chỉ cách SG chừng bốn mươi cây số mà không khác chi thượng du bắc việt, đêm nào hơi có gío là không thắp đèn được vì vách lá hở hang, nguồn nước uống chỉ nhờ vào ông trời, mùa mưa hứng để dành cho mùa nắng, chứa trong các lu,vại đủ cỡ lúc nhúc những con lăng-quăng. Hai vợ chồng tôi đi làm, có kẻn báo thức tập họp đi theo tổ khỏi cần đồng hồ, công việc trồng trái thơm xuất khẩu cực da-diết hết chỗ nói. Tôi có thời gian ở tù cũng quen, chỉ tội nghiệp cho bà xã tôi có biết lao động là gì đâu? Nay phải bò trong rừng thơm đầy gai góc để làm cỏ theo mức khoán từng cá nhân, hãi hùng nhất là lúc gặp những con rắn lục há cái miệng gớm ghiếc nằm lẩn lộn trong lá xanh. Cả cánh đồng không tìm đâu ra một bóng cây, cái nắng mùa hè như thiêu đốt. Có lúc chịu không nổi, chúng tôi để nguyên áo quần giày vớ (cản bớt gai đâm) lấy nón lá múc nước phèn dội sống từ trên đầu xuống để hạ nhiệt, nhưng chỉ được một lúc lại khô, lại múc nước dội tiếp thử hỏi có nhan sắc nào còn tồn tại? chỉ một thời gian ngắn cả hai đứa tôi trở nên dơ-dáy và đen thui thủi...

    Khi chương trình HO thành hình vào năm 90 bạn bè cùng trại tù năm xưa của tôi lần lượt được kêu vô Sài-gòn phỏng vấn nhờ ở Húê làm giấy tờ rất dễ, đa số qúi mến vợ chồng tôi, họ dành thì giờ tìm mọi cách xuống thăm, và mổi lần như thế đều xách theo bia,thức ăn ngon hì hục nấu nướng chiêu đãi... Chỉ cách đây không lâu, họ cũng rách nát lắm, nhưng nhờ sắp đi Mỹ, ai cũng sẵn sàng cho mượn tiền, trông họ yêu đời, mặt mày khởi sắc, chỉ có hai chúng tôi là nổi bật giữa bàn tiệc, một đôi vợ chồng nông dân quê mùa thứ thiệt… Tôi nhớ lần đầu tiên bọn họ đến, lúc đó vào giữa trưa. vợ chồng tôi ở ngoài đồng về ngạc nhiên khi thấy căn nhà nhỏ chật đầy người, mấy chị lăng xăng chẻ củi nhen bếp, các ông ngồi bệt dưới đất ngay trước cửa nhổ lông vịt. Bao nhiêu soong nồi, chén bát rổ rá được lôi ra trưng dụng hết. Thấy cảnh đó vợ chồng tôi thật cảm động, các bạn đã coi chúng tôi như người nhà!.. Hai người ngồi nhổ lông vịt là anh Lê-Lạp trước ở KQ và Nhan Đạo Thể bay trực thăng, gần cả mười năm mới gặp lại. Nhìn thấy tôi họ khựng đi! Lạp dừng mắt khá lâu trên cả người tôi từ đầu xuống chân, rồi đọ với hình ảnh của tôi vào một khoảng thời gian nào đó trong trí nhớ của anh và chắc lưỡi “lúc trước ta chưa biết cụ mi, thấy có thằng thiếu úy mô người Húê mặt trẻ măng, mặc áo bay đeo bảng F-5 đứng ở cổng TSN, ngầu thiệt!”. Lạp trầm ngâm một lát rồi chậm rãi nói tiếp “…cứ tưởng đâu không thể nào gìa được…”. Thể ngồi bên, phá lên cười thành tiếng “Ơ hay! ai cũng không gìa!”. Tôi tìm chổ ngồi xuống, vẫn để nguyên bộ áo quần và cái mũ đầy mồ hôi, vợ tôi rẻ sang bên kia với mấy chị. Tiếng chào hỏi nhao nhao, ai cũng vui vẻ nhưng ánh mắt đầy ái ngại khi nhìn vợ chồng tôi. Chị Minh vợ Dương đình Long lên tiếng.“ui chao là cái đường hắn xa! ở cái chỗ chi mô mà dễ sợ lắm rứa! ”… Bỗng nhiên mọi người nhìn ra chung quanh, phía trước nhà tôi chỉ cách một bờ mương nhỏ nước vàng khè, bên kia là cả một cánh đồng trồng thơm sâu hun hút, nắng chói chang… còn phía đằng sau, bỏ thêm một cái nhà là con đường đất đỏ dài ngoằng. Không một bóng người hay xe cộ qua lại, đừng nói chi tới chợ búa, quán xá! Thấy cảnh trí qúa hoang sơ, bạn tôi bảo nhau “Hai đứa ni kỳ thiệt! không biết làm sao mà sống được ở đây tới gần mười năm?”. Chị Mỹ vợ Lê quag Ánh vì thương bạn (bà xã tôi) cứ háy ngúyt tôi… Một câu hỏi bâng quơ, cũng là một lời trách móc đầy thương cảm, nhưng đã làm cho tim tôi se thắt và nước mắt muốn ứa ra khi ngồi viết lại những giòng hồi ký này… làm sao mà sống được ư!? Các bạn đâu có thể tưởng tượng, chúng tôi đã phải khốn đốn tới mức độ nào… Có những lúc mưa lũ, nước đọng quanh nhà gần cả tháng, tôi phải cỏng con đi học từng đứa một, mấy cây tràm, nước xói bày rể, đau thốn hai bàn chân. Lúc nắng hạn lại phải chia nhau từng ly nước. Giữa đêm khuya mưa đổ nhà dột cả nhà phải thức giấc, tìm chỗ ít nước nhất ngồi chụm nhau. Có những ngày đói rã… Nhớ một lần trời đã gần khuya, mấy mẹ con còn ngồi bắt mặt ngó ra, chờ tôi chở củi đi bán dạo bằng chiếc xe đạp cà tàng kiếm vài lon gạo mang về mới có nấu. Hôm đó tôi về trễ vì đang đẩy xe củi băng qua đường Trương minh Giảng cũ có người hẹn mua ở bên kia chợ. Bất ngờ trên bầu trời hai chiếc phản lực chiến đấu bay ngang tôi ngước nhìn theo và thả hồn về dĩ vãng... Một chiếc Hon-da thắng gấp trước mặt tôi, tiếng quát tháo “muốn tự vẫn hả? đồ điên!”. Tôi giật mình, chiếc mũ phở rớt xuống tôi lính quýnh không biết làm sao dựng cái xe để nhặt rồi mất thăng bằng và đổ luôn cả xe củi. chung quanh tôi, những người đi đường chẳng có ai giúp đỡ, toàn những khuôn mặt cau có!.. đâu có ai biết được đoạn trường, những gì đã xảy ra và đang xáo trộn trong tâm tư tôi lúc đó, đâu có ai ngờ được rằng cái con người đang vun vút trên tầng mây kia, đang ngạo mạn dội những tiếng ầm ầm xuống thế gian, thì thằng tôi đây cũng đã từng một thời…

    Đứa con trai trai tôi mới bảy tuổi đã biết dấu lòng, nhường cho ba gói mì cua để ba ăn cho có sức mà đạp xe, vừa nuốt nước bọt vừa lắc đầu “con không biết ăn thứ ni!”. Lẽ dĩ nhiên tôi hiểu và làm sao nuốt cho trôi. Còn mẹ tôi, mấy hàng sắn tôi trồng còn non ngày, đợi tôi đi vắng ở nhà nhổ lên bẻ lấy củ rồi cắm xuống vào chỗ cũ,ngày sau thấy lá héo tôi nhổ lên chỉ còn cái thân, mẹ tôi đứng cười bả lả ngượng ngập… Riêng vợ tôi, một mình phải tiếp tục lặn lội ngoài đồng, dầm mưa dãi nắng, giữ chân nông trường để mong được cấp tờ hộ khẩu. Gạo nông trường rót xuống chỉ ăn đủ nửa tháng đầu, nửa tháng sau phải quơ cào, hình ảnh vợ tôi đi làm về đội cái nón ngược trên đầu đựng đầy rau ”tàu-bay” hoặc rau muống hoang đã trở nên rất quen thuộc, rồi những cây môn hoang mọc theo rìa mấy đường mương cũng không chừa .Bé Phương, đứa con gái lớn của chúng tôi lúc đó đã mười bốn tuổi vẫn còn nhỏ xíu vì thiếu ăn, cắt đem về chất thành đống ngâm muối ăn cho đỡ ngứa vẫn khen ngon, các con tôi ngồi nhai rau ráu không khác chi một bầy heo, đến lúc đi cầu nhìn thấy phân xanh lè, tụi nó hoảng hốt la ơi ơí!..

    Khiếp đảm nhất là những lúc con ốm đau. Con bé Tâm-Nguyện sinh ra ở Húê, lúc đi tôi ôm theo cả chiếc nôi, bấy giờ nó đã hơn ba tuổi. Có một lần không biết đau bệnh gì, nhưng tôi nghĩ là nặng lắm và suýt chết, cũng tại con bé biết thân phận, tự leo lên giường đắp mền nằm, nguyên cả một ngày không kêu khóc đòi hỏi làm phiền ai hết. Mẹ nó sinh thằng út đang còn trong tháng, tôi vẫn cứ dang lưng cuốc đất ngoài vườn… nhưng cái số con bé cũng lớn! Tớí nửa đêm thấy người nó nóng hổi, tôi mang nước cho uống, nó nhìn theo cái ly không chớp mắt rồi đứng tròng luôn, người giật liên hồi. Con tôi đã lên kinh phong! Một hình ảnh mà tôi chưa bao giờ thấy trong đời, tôi hoảng hốt gói nó trong mền chạy ra đường, dì Trang hối hả chạy theo sau (em vợ tôi ở Húê vô giúp), lúc đó trời lại đang mưa. Tôi tới đấm cửa nhà đội trưởng cơ khí, cũng may gặp lúc tụi nó còn thức và đang nhậu nên rất dễ dãi, hơn nữa nhìn cảnh cha con tôi qúa thương tâm, một người chạy kêu tài xế đến lái chiếc xe máy cày chở ba chúng tôi ra trạm xá tận ngoài xã. Bốn bánh xe to tổ bố nghiến rầm rầm trên mặt đường giữa đêm khuya, con tôi lúc đó đã hết giật, mắt nhắm nghiền… không biết đang ngủ hay hôn mê nữa! Tới nơi tài xế bỏ chúng tôi xuống rồi chạy trở về không nói một lời, tôi cũng vậy. Ba chúng tôi ngơ ngác đứng trước một căn nhà gạch, trạm xá gì mà tối om, cửa đóng kín mít! Tôi lại đấm cửa, một hồi lâu mới có người ra mở. Hình như anh ta là y tá trực vì đang mặc bộ đồ trắng trên người, anh ta còn đang ngái ngủ, chậm rãi vặn cây đèn dầu lên để có thêm ánh sáng. Tôi đọc được cái bảng tên trên ngực áo, hắn tên Đức, hắn làm tôi nhớ mãi cái tên vì bệnh nhân đang nguy ngập mà hắn hỏi một câu lại ngáp hai ba cái. Giữa lúc đó con tôi lại lên cơn động kinh lần nữa, tôi chià ra cho thấy hắn mới hoảng, chạy đi lấy cái máy gì đó quay lóc cóc để liên lạc. Một lúc sau bác sĩ đến, nhìn phong cách tôi đoán là người của chế độ trước, bác sĩ biểu tên Đức đi lấy cổ đèn tube chạy bằng pin mang tới, hắn định sai lại em vợ tôi nhưng ông này đưa tay ra dấu chúng tôi ngồi yên. Nhìn thấy phân trúng ra nơi mền, ông ta bảo chúng tôi chuẩn bị đi gấp lên thành phố, con tôi bị nhiểm trùng đường ruột nặng. Tôi hồn vía đã lên tận mây và đâu có gì để mà chuẩn bị. Tiền bạc cũng không ,cái gì cũng không. Ngay cả hai anh em tôi lúc đó cũng đang đi chân đất, không giày dép. Vi bác sĩ lương tâm này vừa lắc đầu vừa tự tay rót đầy cho tôi mấy chai nước để mang theo. Nhờ được bác sĩ trực tiếp yêu cầu kèm hồ sơ và lá thư viết vội, xe cứu thương từ trên SG hú còi xuống đón, được cưú cấp kịp thời, tận tình và đây là trường hợp có một không hai đã xảy ra tại vùng ktm này và nếu như con tôi không lên hai cơn động kinh đúng lúc thì nó cũng đã mất mạng rồi!.. Nhìn thấy ánh sáng của đô thị, ánh đèn điện màu trắng tỏa khắp những chiếc giường nhỏ, dù đã khuya cảnh sinh hoạt của y tá, bác sĩ, các bậc cha mẹ của bệnh nhân vẫn còn nhộn nhịp, tôi mới vơi bớt sự sợ hãi. Con tôi được chuyền ngay nước biển từ trên đỉnh đầu, cây kim dài đâm vô rút ra nhiều lần để tìm mạch nó vẫn nằm yên không phản ứng. Sau đó hình như nó có khỏe ra nhướng mắt và cứ đưa tay lên đầu đòi giật cây kim. Tôi ngồi bên, liên tưởng đến căn nhà Phạm v Hai, cái trạm xá tối om, chỉ cách đây mấy tiếng tôi đang còn ở đó mà như đã xa xôi ngàn dặm…

    Không biết anh chị Trần-Hạ có còn nhớ cái ngày hai người tất tả xuống thăm chúng tôi mang theo cục thịt heo mông lớn, nhưng mình không nấu nướng gì được vì lúc đó nước ngập lai láng, bốn đứa nhỏ bệnh ngồi trên giường ho sù sù, nặng nhất là thằng út chuyển sang ho gà, ho đến nổi máu tươm nơi hai khóe mắt… Tôi vốn rất qúy bạn bè, những tấm lòng, những ai đã đi qua con đường dài buồn hiu đầy ổ gà và bụi đất để tìm thăm chúng tôi nơi cái vùng kinh tế mới xa xôi này… Nhưng lần đó anh chị Hạ biết không, tôi đã không níu kéo, không mời anh chị ở chơi lâu hơn hay ở lại đêm như những lần các bạn khác xuống thăm như Ngô Chuân, vợ chồng Hạ-Mận, Ng v Châu, Mã v Dũng, Ng v Thanh.. v.v.. chẳng qua vì không muốn anh chị chứng kiến cái cảnh này làm vướng lòng bạn. thật sự không muốn làm nhòa bớt cái hào quang, niềm vui choáng ngợp đang có trong hồn bạn, vì tôi biết chỉ mấy hôm nữa anh chị sẽ lên máy bay… Nhưng lúc anh chị quay lưng ra về, chúng tôi mới thấy trống vắng làm sao!..

    Chỉ với một con kênh dài và một chiếc cầu hẹp bắc ngang được đóng bằng cây bạch đàn là đã chia thành hai vùng kinh tế mơí riêng biệt, hoàn toàn khác nhau. Bên này là khu KTM Phạm v Hai, được cấp nhà và bắt buộc phải làm việc cho nông trường theo tổ, đội có kẻn đánh báo thức giống như ở các trại tù, chỉ khác là về nhà có vợ con. Gọi là dân di tản quận 3 nhưng thực chất là lượm lặt dân vỉa hè, thất nghiệp tống xuống đây. Ông anh tôi không biết quen ai, làm giấy tờ hợp thức hóa tôi vào thứ dân đó, mất luôn gốc Húê (giấy tờ HO của tôi vì vậy mà gặp nhiều rắc rối). Bên kia gọi là làng An-Hạ, đa số dân miền trung di cư vô, làm viêc tự do, đủ nghề nghiệp, có nhà lớn nhà nhỏ, người giàu kẻ nghèo, có trường học trạm xá… Nói cho đúng cũng là những căn nhà lợp lá phên tre, lớn bằng hai nhà ở và có treo thêm tấm bảng viết mấy hàng chữ. Mấy đứa con tôi đi học, lúc đó cực qúa đầu óc mê muội, bây giờ nhớ lại, vợ chồng tôi không khỏi hãi hùng! Cả ba đứa nối đuôi nhau, chống tay xuống bò qua như mấy con dê con, chiếc cầu cứ rung rinh theo giòng nước chảy xiết bên dưới… Con kênh này, chỉ kể từ lúc tôi đến ở đã cuốn đi mất năm mạng vừa con nít vừa người lớn. Thảm nhất là vụ một em bé trai mới mười hai tuổi, nhà chỉ có hai cha con, mẹ mất khi mới sanh ra. Ba tật nguyền, em suốt ngày đi xúc cá chiều tối đem bán. Bữa đó em đứng tắm sát chân một máy bơm nước lớn, cái rổ bị trôi em với tay bơi theo và bị sức hút cuốn vào trong ống đưa lên… khủng khiếp lắm, tôi không dám kể tiếp!…Vụ thứ nhì, hai chị em mười mấy tuổi xuống tắm, giòng nước ác độc kéo đi mất cô em, người chị kêu khóc thảm thiết, cả xóm chạy ra nhưng không còn kịp nữa…

    Thằng con trai tôi có cái tên Lê Hạ Quý chính là vì nó nó sanh ra ở cái làng An-Hạ này. Tôi không thể nào quên được cái đêm vừa vui, vừa kinh hoàng ấy…Vợ tôi chuyển bụng đúng vào ngày phật đản rằm tháng tư năm tám sáu. Thường khi tôi đâu có khỏe lắm mà lúc đó lại bồng được vợ tôi chạy qua cầu. Tới nơi vợ tôi sắp vỡ lỗ ối mà cô mụ bật hoài cái hộp quyẹt vẫn chưa đỏ để thắp cây đèn bát (đèn dầu lớn). Tôi phải chạy lại giúp một tay, xong lấy thau chạy múc nước, tìm khăn v.v chưa tới mười phút sau thì vợ tôi đã sinh xong. Tiếng khóc oa oa trổi lên phá tan ngay cái bầu không khí căng thẳng tĩnh mịch. Qua ánh đèn dầu mờ mờ, tôi chưa thấy gì hết thì cô mụ cười mỉm mỉm “con trai”. Sau đó tôi không hiểu tại sao và bà ấy muốn đi kiếm cái gì mà cứ xách ngược thằng con tôi đi ngờ ngờ như người ta đi chợ về xách theo con vịt. Tôi cứ sợ dại nó còn ướt và nhớt nhát lỡ bà vuột tay… nên đi theo sau để phòng hờ. Cô mụ đi tìm cái khăn riêng và đặt con tôi nằm qua một cái giường khác (nhà riêng của cô mụ, không phải trạm xá). Lau qua loa cho thằng nhỏ rồi giao cho tôi để đến giúp bà xã tôi phần hậu sinh. Tôi lấy thêm cái khăn nhỏ tiếp tục chấm chấm vào người nó, thằng bé cừ thật! Mới nhìn thấy thế gian có mấy phút mà đã trố mắt vớí tôi, cái miệng chút xíu còn nhú ra như bỉu môi…

    Như vậy đó… Các bạn muốn biết làm sao mà chúng tôi sống được ư?! Dòng đời có lúc chìm lúc nổi, tình đời cũng vậy luôn có luật bù trừ , trong nỗi buồn vẫn có những niềm vui xen lẫn, trong khổ nạn vẫn có lắm bạn đường an ủi chia sẻ , trong thiếu thốn vẫn tìm thấy những thứ hạnh phúc riêng. Bởi vậy chúng tôi mới sống được. Nhưng dù thế nào khi quyết định đi kinh tế mới tôi đã phạm một sai lầm lớn, đã đưa vợ con vào một ngỏ hẹp tăm tối là một điều đáng lẽ không nên làm... Tôi đã ích kỷ và ngu ngơ đi tìm cho riêng mình một thứ tự do hảo huyền, không có hô hào cờ xí, không ai thèm đếm xỉa, quản chế… vì tôi nghĩ nơi đây đã là chốn tận cùng!

    Chương trình ra đi nhân đạo HO cũng là luật bù trừ của trời đất, bù đắp lại cho những thân phận bao nhiêu năm tù đày nghiệt ngã, khốn khổ, cay đắng trong địa ngục cộng sản. Cánh hoa HO đã nở rộ khắp mọi nơi, mang lại ánh sáng, tự do, tương lai cho biết bao gia đình… Có một số ít, những chàng HO rất oai phong của ngày trứơc trong đủ mọi binh chủng, lúc trở về không còn gì hết. Vợ bỏ, người yêu xa lánh, xã hội ruồng rẫy… nay cũng sáng gía trở lại. Chỉ còn có cái hòn đảo đất liền Phạm v Hai này, nơi cả gia đình có thêm người mẹ gìa mà chúng tôi đang sống là đang phải tiếp tục chịu đựng những khắc nghiệt của đất trời. cứ mỗi sáng sớm, chiều tối, nhìn thấy trên bầu trời những chiếc Boeing bay ngang qua, tôi lại liên tưởng đến bạn bè đang ở trên đó, rồi lại nhìn bầy con nheo nhóc vẫn đang thiếu ăn… Cuối cùng thì cánh hoa HO dù muộn vẫn nở tại nơi đây, không bỏ sót một ai, nhưng tôi đã phải trải qua bao nhiêu âu lo khắc khoải, bao nhiêu sức lực đap xe lên xuống SG mỗi ngày và tụi công an hành xách, ăn bẩn như thế nào? tôi sẽ kể tiếp cho các bạn nghe sau…

    Khi đưa cả gia đình lên được chiếc Boeing, người tôi rũ rượi, và đến lúc máy bay đáp xuống phi trường Denver, những người bạn đi đón gia đình tôi tối hôm đó (17-11-93) có vợ chồng Giáo,Thể, Lạp, An và một số rất đông khác, tôi đã không chào hỏi, hầu như không phân biệt được ai, tôi vẫn chưa lấy lấy lại hồn… Chính Nhan ĐạoThể đã vỗ vai tôi đau điếng nhắc nhở “Vui lên đi chứ! Đã tới xứ tự do rồi mà!...”.
    Và đêm đầu tiên nằm trên đất Mỹ trong cái không khí êm ả, lành lạnh của thành phố Denver vào cuối mùa đông, tôi vẫn không sao ngủ được cứ mơ màng liên tưởng đến căn nhà xiêu vẹo Phạm v Hai mà lúc ra đi nước đang tràn vô tới chân giường. Tôi không lấy bất kỳ thứ gì, để lại tất cả nguyên vị. Con mèo nhỏ thân thiết thường khi chạy theo bầy con tôi ra đón, mỗi khi nghe tiếng lạch cạch tôi đẩy xe về… vắng bóng chúng tôi chắc nó cũng đang nhớ lắm! Không biết rồi đây nó sẽ sống ra sao?

    ***

    Dù ở vào hoàn cảnh nào, vợ tôi vốn sống rất biết an phận, nhưng lúc bấy giờ thấy chị em cùng bới xách năm xưa lần lượt ra đi cũng nóng cả ruột gan, nhất là chồng mình tờ giấy ra trại cũng không có, đang nằm đâu tận ngoài Húê (chỉ có đợt tôi về kể như vét trại và tụi nó thâu lại hết), tờ hộ khẩu thì ngày một lên gía, dính tới HO gía càng đắt đỏ. Tôi có người em bạn cột chèo cùng tuổi dần, cũng ở trong binh chủng KQ. th/úy Ng thiện Giáo làm việc ở đài kiểm báo Panama, trước đây đã từng hướng dẫn intercept cho biệt đội nghênh cản F-5 chúng tôi tập đánh không chiến trên vùng trời Đà-Nẵng, chúng tôi từng làm việc trên tần số nhưng không biết mặt, nó ra tù trước và lấy em gái vợ tôi. Nhờ có cái L.O.I (letter of introdution) từ Băng-Cốc nên được chuyển ODP qua HO5 khỏi mất tiền chạy dịch vụ, bởi vậy lúc vô SG phỏng vấn, vợ chồng nó mới dư được chút đỉnh để giúp tôi một chỉ vàng phụ lo giấy tờ, vợ tôi đã gói không biết bao nhiêu lớp giấy và cất kỹ…

    Một buổi sáng nọ vợ chồng tôi thức dậy lôi hết đồ đạc, những chồng chén dĩa xưa rất đẹp mà nghe đâu mẹ tôi cất giữ đã mấy chục năm định đem bán, rồi tới cái áo ấm tôi mua ở Mỹ lúc du học và đã mặc lúc mới ra tù trốn vô Đà-Nẵng đến nhà ông bạn T có cô em gái tên Hương-Giang đang ở Mỹ, tình cờ lục trong túi áo có mảnh giấy nhỏ ghi địa chỉ, cả hai vợ chồng tôi đều mừng, biết đâu là một cơ may! Tôi cũng hy vọng những người đang được ở Mỹ có lẽ rộng rãi, không đến nỗi… Hơn nữa xét cho cùng, tôi đã đánh bỏ cả số mệnh để đổi đời cho ai đó, vì rõ ràng nếu tôi không xuất hiện trong cái đêm định mệnh vào lúc giữa khuya tại nhà họ thì cuộc diện sẽ thay đổi tất cả… chắc chắn vào lúc này họ không thể nào ở nhà cao, đi xe hơi v.v. Còn tôi, tin rằng cũng không phải tiêu hao mất bảy năm trong ngục tù khắc nghiệt của cộng sản. Nghĩ như thế nên tôi đã cầm bút, không còn do dự và bỏ ra mấy chục ngàn dán tem gởi đi. Cả nhà hy vọng chờ đợi… Tính tháng rồi tính năm, vẫn biệt vô âm tín… Ban đầu tôi cũng có cảm giác cay đắng lắm, nhưng sau nghĩ lại hình như kẻ nghèo thường coi trọng nhân nghĩa và giàu tình thương hơn, bởi vậy họ cứ phải nghèo mãi…rồi cũng hết một đời, cũng xuôi tay bỏ lại tất cả, có ai sống hoài và khi chết mang theo được gì đâu?.. Hơn nữa chung quanh tôi vẫn còn có những tấm lòng cao cả mà suốt một đời chúng tôi không thể nào quên được…

    Sau hơn mười năm kể từ lúc ra trại hoàn toàn không liên lạc, một hôm tình cờ gặp lại bạn Lê khắc Phước. Mặc áo bỏ ngoài đi dép, ngồi trên chiếc xe đạp cũ mèm đang nói chuyện với một người bạn khác trước cổng phi trường TSN. Hôm đó tôi đi tiễn gia đình một người bạn HO lên máy bay. Lâu ngày gặp nhau, Phước không vồn vã chào hỏi giống như những người bạn khác thường khi tôi gặp, Phước chỉ một thoáng nhìn sững vào cả người tôi và hỏi thăm qua loa. Lần đầu tiên tôi nghe anh nói giọng Húê thiệt dễ thương mà trước đây tôi cứ tưởng Phước người Sài-gòn vì anh nói rặc tiếng nam với bạn bè TQLC của anh lúc ở trong trại tù. Không biết Phước đang suy nghĩ gì mà thừ người ra một lúc rồi biểu bạn anh ở đó chờ và ra dấu tôi đi theo anh. Lúc đó tôi đang đi chiếc mô-by-lét được một người bà con của vợ tôi làm nghề sửa xe cho, chỉ mấy tháng sau là tôi vứt bỏ vì qúa vất vả, khi nổ khi không,và mỗi lần như thế tôi phải vặn lại cái dĩa để trở thành xe đạp, vừa chậm vừa nặng. Lần này đi theo Phước cũng thế, máy không nổ tôi phải đạp, thỉnh thoảng anh ngoái lại chờ tôi ái ngại. Phước dẫn tôi qua nhiều lối nhỏ của khu nhà nghèo nàn lụp xụp phía sau chợ Trương minh Giảng. Tới một ngả ba, Phước biểu tôi đứng chờ rồi anh mất hút sau lùm cây, bên kia là căn nhà thấp lè tè tối om. Chỗ tôi đứng đợi, đường nhỏ chút xíu tôi phải nép hết qua một bên để nhường cho xe đạp khác đi qua. Chưa tới mười phút sau Phước trở lại, anh không nói gì chỉ thở ra nhè nhẹ và biểu tôi đi tiếp. Đến một nơi khác cách đó khá xa tôi không còn nhớ ở đâu, nhưng cũng là một khu thật nghèo nàn. Lần này anh trở lại trên tay cầm xấp tiền hai mươi ngàn đồng bỏ vào túi áo tôi. Và tôi lúc đó thật sự không còn biết câu gì để nói, chỉ lí nhí mời bạn có dip xuống chơi. Phước chỉ cười chứ không trả lời, hình như bạn tôi không còn nhớ gì hết những gì mình đã làm, cũng như cái lần ngồi bên quạt muỗi, đút cháo cho tôi ăn lúc tôi bị trói giữa rừng ngoài Thanh-hóa. Nhưng còn tôi, cái món qùa ân tình này sẽ vĩnh viễn theo tôi đến cuối đời… Tối hôm đó về nhà, vợ tôi nghe kể lại cũng rưng rưng nước mắt. Trong cảnh nghèo vẫn có những tấm lòng, những an ủi bù đắp thật ấm áp…

    Trong lúc túng quẩn, phần lo giấy tờ, phần lo chạy ăn hằng ngày. Chúng tôi đã may mắn có thêm một người bạn nữa, trước kia bay trực thăng, đang ở Mỹ vẫn còn lưu tâm tới với tất cả tấm lòng và sự nhiệt tình. Vong linh anh Dương đình Long đã tìm mọi cách liên lạc với phi đoàn Hồng-Tiển của tôi, những lá thư dài Long viết gởi về chúng tôi vẫn còn cất giữ. Chúng tôi thật đau lòng!... người bạn vui tính cởi mở và tốt bụng như anh lại từ giã bạn bè qúa sớm. Nhờ sự giúp đỡ đúng lúc của anh em trong phi đoàn đóng góp, nhất là sự cảm thông của Hồ-Ba và Nguyễn-Thi, chúng tôi mới có trên danh sách HO21. Vì như các bạn cũng biết bất cứ nơi đâu, nhất là tại Sài-Gòn làm gì cũng phải có bác dẫn đường mới xong việc (lão gìa râu trên tờ bạc đỏ). Sở dĩ tôi học được từ này là nhờ làm giấy tờ ở huyện Bình- chánh, lúc đó tôi thật ngây thơ, đạp xe mất cả buổi rồi lại trở về, ba ngày liên tiếp như vậy. Giấy đã ký xong và một lô khuôn dấu nằm trên bàn mà tên công an cứ kéo hộc tủ tìm không thấy để đóng. Nhờ có người mách nước, tôi kẹp bác trong lòng tay và chìa ra bắt. Nhìn thấy tôi bơ phờ rách nát thế này hắn cũng không tha, hắn chê ít chưa đủ tiêu chuẩn. Hắn không nói nhưng đóng dấu xong không đưa tôi mà cầm đi thẳng xuống “căn-tin”. Hắn giả vờ đọc dò lại rồi nhìn thấy ai cũng kêu vô như để trả nợ cho hắn, có thằng đã ăn sáng rồi cũng kêu tô phở, húp mấy muỗng rồi bỏ lại...tội nghiệp cho mấy đứa con tôi! Lẽ tất nhiên khổ chủ là tôi cuối cùng phải thanh toán tất cả… Một lần khác ở phòng dịch vụ, tôi nhớ mãi con mụ “Ngà” người bắc, ở cái nhà rất lớn ăn cướp của sĩ quan chế độ cũ nằm trên đường Hồng Thập Tự, mụ có thằng em kết nghĩa gì đó tên là Hùng. Biết tôi ở KTM hắn cũng không chừa, hẹn gặp tôi tại ngã ba Bình-Chánh. Tôi khóa xe đạp vào cột điện leo lên xe Honda hắn chở, lúc đó trời đã bắt đầu tối. Ngang chợ Phú Lâm hắn dừng lại ngay quầy thịt bên đường, biểu tôi vô mua đừng nhiều chỉ một ký thịt heo và hai con vịt quay, sau đó dừng lại hai lần ở hai tiệm khác nhau mua nhiều loại bia do hắn chọn trong đó có loại của Nhật, đựng trong hai túi xách bằng vải mà hắn đã chuẩn bị sẵn, một bên thịt bên bia. Tôi tẩm nước miếng cẩn thận tách rời từng tờ giấy bạc để trả, mà tội nghiệp vợ tôi đã xếp theo từng loại sợ bị lộn. Tới nơi, tôi và Hùng bày thức ăn ra, ngồi đợi nơi cái bàn lớn trong căn phòng rộng mênh mông. Mụ Ngà tắm xong cùng vơí chồng và ba đứa con còn nhỏ từ trên lầu đi xuống, thằng chồng ngồi con vợ chỉ đi mở tủ soạn chén đủa. tụi nó không cần giữ ý tứ, xáp vô vừa ăn vừa uống như bầy heo. Tôi không hiểu chúng nó qúa coi thường tôi, hay tại chứng bệnh tham ăn, đói khát lâu ngày trong rừng tái phát? Cả hai con vật thỉnh thoảng có ngừng lại để thở và trố mắt mời tôi, nhưng mời cái kiểu gì mà trước mặt tôi và trên bàn không có thêm một đôi đủa, cái chén gì hết? Hay đây là phép tắc của bọn “cộng nô”? Thật đúng là đồ bẩn, vô nhân, đểu gỉa hết chỗ nói! Thằng Hùng hình như cũng biết ý chỉ ăn cầm chừng, còn tôi đói thắt cả ruột vẫn phải nuốt nước miếng và nói láo “tôi… tôi trước khi đi đã ăn rồi” tổ cha nó! Tụi hắn không ngượng mà tôi lại thấy ngượng... Tới lúc no nê, thằng chồng vói lon bia mời, tôi cũng thấy thèm, định đón lấy thì thằng Hùng ngăn lại “anh ở dưới đó không biết uống đâu” tôi lườm mắt “tổ cha mày!”. Tôi ức qúa đã chưởi thề trong bụng với hắn và tiếp tục ngồi chịu trận nhìn cái màn ăn nhậu của bầy heo cho tới khuya...

    Sáng hôm sau tôi đến phòng dịch vụ rất sớm, vậy mà vẫn có người đến sớm hơn để nộp giấy báo tin hồ sơ đã chuyển ra Hà-Nội lên danh sách HO. Hơn 8 gìơ mụ Ngà mới tới, mụ đưa mắt ra dấu tôi đừng nói chi hết, lấm lét nhìn chung quanh rồi lén rút giấy báo tin của tôi lên hàng đầu và hôm đó đúng là tôi đã được kêu vô trước và về sớm hơn. Chỉ có thế! Qúi vị nghĩ có tức không? Khoảng một tháng thì tôi được có trong danh sách HO21và đúng ba năm sau mới được kêu phỏng vấn, trong suốt thời gian chờ đợi cũng rất khổ sở với bao nhiêu là tin đồn chương trình bị ngưng, có lúc tưởng như vô vọng. phái đoàn phỏng vấn về lại Mỹ nghỉ vacation, anh em tù bên này hốt hoảng chờ đợi, tính từng ngày.. v..v.. Tôi còn nhớ lúc làm thủ tục cấp hộ chiếu, thẻ IOM có một vị nữ tr/tá việt cộng nhắn gởi trước một số rất đông anh em chúng tôi ở trong phòng, tôi viết lại nguyên văn “lúc trước các anh sợ hãi cất dấu những thứ gì, hình ảnh này nọ thì về nhà cố mà tìm lại ở trong tranh, trong vách để phái đoàn dễ chiếu cố… và sau này các anh ra đi phải nhớ nghĩ về gia đình, thương bà con cha mẹ anh chị em ở lại..” nói ngắn gọn là gởi tiền đô-la về… một chế độ đê tiện trân tráo đến như thế là cùng!

    Ngày gia đình tôi được kêu phỏng vấn, hai tờ giấy quan trọng nhất phải có để được chấp nhận. Giấy ra trại hay còn gọi là ‘lệnh tha” thì tôi đã được các bạn tù ở Húê giúp đỡ, đút lót công an xin bản photocopy đem vô, còn tờ hộ khẩu thì huyện Bình Chánh đòi gía ba triệu. Tôi đánh bài liều, chương trình nhân đạo mà nếu nghèo không đủ tiền mua nổi và không được đi thì thật vô lý! Tôi định bụng sẽ trực tiếp trình bày thẳng với phái đoàn bằng tiếng Anh… nhưng thật là may mắn, tôi nhờ mấy tấm hình chụp ở Mỹ lúc du học, ngày mãn khóa gắn cánh, thầy dạy bay với lá cờ Mỹ, còn tôi quốc kỳ VNCH đứng một bên. Người bạn phỏng vấn Mỹ không đề cập chi tới giấy tờ cũng không hỏi câu nào, chỉ nhìn sát vào mặt tôi và ra dấu. Còn tôi đứng xây qua xây lại như một màn cinema câm… Sau khi xác định người trong hình và tôi là một, chỉ mấy phút là chấp thuận.

    Đúng một tháng rưỡi sau, hai vợ chồng tôi và bốn đứa con nhận được giấy báo tin lên máy bay, và thủ tục cuối cùng là trong vòng hai tuần trước đó, sở nhà đất cộng sản sẽ về kiểm kê nhà cửa, xác nhận không nợ nần v.v. Thật ra đây là dịp để các quan chức vơ vét, muốn xin thứ gì chỉ việc mở miệng khen, chẳng hạn “cái truyền hình màu này đẹp qúa nhỉ” có nghĩa là phải trả lời “anh thích thì chúng tôi để lại” v.v. và tối đến sẽ có xe tới chở.

    Chỉ còn hai ngày nữa, tôi đợi mãi vẫn chưa thấy ai xuống đâm ra sốt ruột (tôi không biết những nơi nghèo như ở đây thường đi sau). Xui cho tôi! Buổi sáng tôi lên Sài-gòn để hỏi thì ngày đó họ về. Nghe vợ tôi kể lại, anh ta cởi giày xăn quần lội nước từ ngoài đường cái đi vô. Thấy nhà cửa xiêu vẹo con cái nheo nhóc biết không chấm mút được gì, không lẽ khen mấy cái lu đựng nước tốt qúa nhỉ? Nên họ bỏ về ngay, vợ tôi sợ họ phật lòng nên múc thau nước theo sau để anh ta rửa chân bị dính sình…Tôi ở trên này, đạp xe tới qúa trưa mới đến nơi, không biết chuyện xảy ra nên đã tự đưa đầu vào tròng. Học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè của những lần đi làm giấy tờ, dù không biết hút thuốc cũng phải bỏ trong túi áo trên một gói ba số năm đã mở sẵn, vài gói trong túi quần để “xơ-cua”và một cái hộp quẹt thật nhạy lửa để châm thuốc, đợi cho đối tượng phà hơi khói đầu tiên mới vào đề…Và hầu như trên toàn cõi nước VN bây giờ, muốn cho xong việc, người dân đen nào cũng phải thuộc lòng câu thành ngữ “việc đầu tiên là tiền đâu”. Gặp anh ta trên lầu hai đang ngồi trước cái bàn lớn, đứng chung quanh khá đông người. Tôi trả bài ngay “gởi anh… để đổ xăng”, từ đây xuống chổ tôi ở vừa lên vừa về chỉ khoảng 50 cây số mà tôi phải đổ bằng cả ra Hà-Nội trở vô. Hắn nhìn quanh rất nhanh rồi xua tay“bậy, bậy, tôi chỉ làm việc theo nguyên tắc”, hắn nói tiếp giọng nhỏ hơn “tôi có xuống dưới, đã gặp bà xã anh rồi mọi việc đã xong xuôi ”. Tôi hết sức ngạc nhiên, mình chưa nói gì hết sao hắn biết được từ dưới đó lên? hay là hình hài,vóc dáng của tôi đã toát ra cái mùi kinh tế mới? Sự thật thì cái nghề của hắn đánh hơi rất tài tình. Tuy vậy tôi cũng có những suy nghĩ rất thiện cảm về anh ta, không nên vơ đũa cả nắm! Có lẽ hắn cũng biết thông cảm tùy theo từng hoàn cảnh. Tôi đã thành thật cám ơn anh ta rất nhiều và rất vui trước khi về… Trời đất qủy thần ơi ! Quí vị biết không? Tôi vừa đặt chân vào bậc thang để đi xuống cách đó không xa, thì liền nghe đằng sau tiếng bước chân chạy thình thịch vội vã, và trong nháy mắt một bàn tay vỗ vào vai trái của tôi rồi hai ngón tay điệu nghệ xỏ vô túi áo gắp lấy xấp tiền và quay lưng. Đúng là bậc thầy của dân móc túi chuyên nghiệp! Tôi cũng không cần ngoái đầu, bỏ hai tay trong túi quần tiếp tục bước đi xuống… Dù cho thế nào, chỉ hai ngày nữa thôi cả gia đình tôi đã được rời bỏ các thứ “sình lầy”ở nơi đây!


    Trích đoạn hồi ký đời tôi.
    Lê-Phiếu
    Last edited by chieutim; 02-28-2014, 09:18 AM.

    Comment


    • #3
      Kính gửi HQPD
      Trước hết cho tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất của tôi đến HQPD đã cho đăng bút ký CON BƯỚM ĐEN trên trang web của quí anh. Đây cũng là sự thể hiện tấm lòng KHÔNG BỎ ANH EM, KHÔNG BỎ BẠN BÈ của binh chủng KQ, đồng thời giúp cho tôi có cơ may tìm được phần mộ chính xác của anh tôi khi bút ký này được phổ biến rộng rãi. Đã hơn 40 năm trôi qua, cái chết và phần mộ của anh tôi vẫn còn là những ẩn số. Gần đây, tôi đọc được bút ký NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG TẠI PHI TRƯỜNG ĐÀ NẴNG NĂM 1975 của anh LÊ PHIẾU, nguyên Trung úy phi công phản lực phi đoàn 538 tại Đà nẵng đăng trên trang web của HQPD. Phần hai của bút ký này có đoạn viết "Hèn hạ và ác độc nhất của quân CSBV là những vụ thủ tiêu trong bóng tối như trường hợp Trung tá Khóa KQ, Bs Giang TQLC..." Như vậy, chắc chắn anh LÊ PHIẾU có biết cái chết và có thể biết được phần mộ của anh tôi.
      Một lần nữa xin làm phiền quý anh, giúp cho tôi biết được số phone hoặc email của anh LÊ PHIẾU để liên lạc may ra giải mã được vấn đề trên, nhất là để đưa nắm tro tàn của anh tôi đến bến bờ tự do, nhân bản sau 40 năm biệt vô âm tín.

      Kính chúc quý anh và quý quyến hưởng trọn vẹn một Mùa Giáng sinh và Năm mới 2016 đầy vui tươi và hạnh phúc.
      NGUYỄN QUANG THÀNH

      (Anh NGUYỄN QUANG THÀNH là em ruột của anh NGUYỄN QUANG KHÓA, xuất thân khóa 61 A SQKQ, nguyên Trung tá phi công phản lực, Trưởng phòng KHHQ SĐIKQ, đã chết tại Trại tù CS năm 1976. Email: nguyenpierre24@yahoo.com)

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X