Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những ca khúc viết trong tù

Collapse
X

Những ca khúc viết trong tù

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Giọt Lệ Đen - Thơ Lê Trần - Nhạc Trọng Minh - Trình bày Minh Hòa

    Comment


    • #17
      Hẹn thề - Nhạc và lời: Việt Long - Trình bày: Việt Long



      ..... Anh Việt Long, tác gỉa tù khúc " Hẹn thề " tâm tình về " đứa con trong tù " của mình như sau:
      " . . . Bài "Hẹn thề" được sáng tác tại trại tù Z30A -- Xuân Lộc khoảng năm 1982-83, lúc phong trào sáng tác và trình diễn nhạc tù ca lên cao nhất tại nơi đó. Tôi viết bài này như một lời thề hứa đoàn viên với vợ hiền, con ngoan để rồi lại lên đường chiến đấu giành lại quê hương, rồi sẽ đoàn tụ vĩnh viễn trong một đất nước tự do, theo mộng tưởng của mình vào lúc đó.
      Trong bài có hai câu: "Bên ngoài đời vẫn trôi đi- Riêng ta đứng mãi giữa mịền trầm luân" là ý thơ của Vũ Cao Hiến trong một nhạc bản của anh mà tôi mượn lấy (Biết Bao Giờ -- Vũ Cao Hiến), trước khi nói với Hiến về điều đó.
      Câu cuối cùng của bài hát : Trăm năm tơ tóc chứa chan ân tình. " Chứa chan ân tình", câu chữ đó đơn giản như vậy và sừng sững trước mắt, mà tôi mất hai ngày không viết đầy được vần thơ "Trăm năm tơ tóc...???? ... ân tình" . Tôi đã hỏi bác biện lý Phan Văn Kế. Bác ngẫm nghĩ khoảng gần 1 phút, nhìn mông lung ra phía xa, rồi vỗ vai tôi cuời "Cái chữ đó ngay truớc mắt anh và tôi kia kìa! Núi Chứa Chan đó. Thì "chứa chan ân tình", được không? "

      Chẳng biết bác Kế nay còn hay mất, đang ở nơi nào. (Việt Long).
      ( Trích từ T.Vấn & Bạn Hữu)

      Comment


      • #18
        Đợi Chờ - Nhạc và lời: Xuân Điềm - Trình bày: Khánh Hoàng

        Tù Khúc “ Đợi Chờ “ được sáng tác năm 1976 tại Trảng Lớn, Tây Ninh, sau khi di chuyển từ trại tù số 5 Phú Quốc về Trảng Lớn rồi di chuyển đến Đồng Ban, Tây Ninh dọc đường mòn Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên tôi được vợ con đến thăm nuôi và cũng chỉ được 15 phút ngắn ngủi. Nói sao cho hết niềm thương yêu và nỗi vui mừng gặp lại con . Nhìn vợ nhan sắc héo hon tiều tụy, nhìn con ốm o ngơ ngác mà lòng đau như cắt, nước mắt lưng tròng. Không ai dám nói lên sự thật phũ phàng nhục nhã nơi tù ngục, và cuộc sống ngòai đời đang đày đọa người dân đói khổ lầm than. Giây phút gặp nhau chỉ biết nuốt nhục an ủi nhau chịu đựng nuôi con Đợi Chờ . . . (Xuân Điềm)


        Comment


        • #19
          Anh Vẫn Sống - Nhạc và Lời: Xuân Điềm - Trình bày: Chu Ly - Hiếu Trung



          Tù khúc Anh Vẫn Sống được sáng tác tháng 7 năm 1981 tại trại Z30D Hàm Tân, khi nhìn thấy cảnh những bạn tù vượt trốn bị bắt lại trên đường dẫn về trại. Bọn cán bộ như bầy thú rừng, chúng xúm lại giáng những trận đòn dã man sấm sét trên thân thể người tù rách nát, bê bết máu, nằm bất động, rồi chúng bỏ đi. Nhưng cuối cùng người tù xấu số cũng sống sót.Anh sống để nhìn thấy bạn bè rời trại đi đến một phương trời vô định nào đó hay được về với gia đình. Và Anh Vẫn Sống để mỉm nụ cười ngạo nghễ nhìn những kẻ sắt máu, những kẻ đã muốn chôn vùi cuộc đời anh dưới những lớp bùn đen. Với một niềm tin mãnh liệt vào tương lai đất nước, Anh Vẫn Sống. Người chiến sĩ VNCH vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
          Tù khúc Anh Vẫn Sống đã được phát thanh trên đài Little Sài Gòn Radio từ năm 1993 đến nay đã gần 20 năm. . . (Xuân Điềm)

          (T.Van & Bạn Hữu)

          Comment


          • #20
            Thành Phố Lá Me Xanh - Sáng tác: Trần Lê Việt - Khánh Duy trình bày

            Last edited by Như Mây; 04-15-2013, 03:59 AM.

            Comment


            • #21
              Chuyến Tàu Về Nam - Việt Long

              Last edited by Như Mây; 04-15-2013, 03:34 AM.

              Comment


              • #22
                Sài Gòn Ngày Trở Lại - Nhạc & lời: Trần Lê Việt -Trình bày: Hạ My



                .......Cuối năm 1983, sau gần 9 năm xa Sài Gòn, -- thành phố của cả một thời tuổi trẻ đầy ắp những mơ ước cho đời , cho mình -- tôi đặt lại bước chân mệt mỏi trên mảnh đất cũ với tâm trạng của một kẻ phụ tình, kẻ bất lực , kẻ đáng kiếp lưu đầy. Sau lưng tôi, những ngày tháng tù ngục thoang thỏang như một giấc ngủ trưa dậy muộn, bỗng bừng mắt, thấy mình như cái ông Hạ Trí Chương (1) nào đó bên Tàu . Ông này giã nhà ra đi tìm công danh sự nghiệp từ khi còn rất trẻ. Sau gần 50 năm trải qua bao thăng trầm trong bước công danh hoạn lộ, ông trở về thăm lại quê xưa, tìm kiếm bạn bè cũ, nhưng chẳng còn mấy người sống sót, duy chỉ có mặt hồ trong như gương trước ngõ vẫn còn nguyên vẹn những dợn sóng ngày xưa .Đếm bước chân buồn tênh trên hè phố cũ, tôi bùi ngùi nhớ lại giây phút cuối cùng chia tay với những người bạn vẫn còn mòn mỏi chờ đợi tấm giấy ra trại ( giấy tha tù cải tạo), và hình ảnh mình ôm cây đàn thô sơ tự chế, hát những lời nhạc tiên tri:

                Khi ta về, nhìn Sài Gòn thật quen
                Ngày đêm nào ta chẳng thấy trong mơ
                Sài Gòn ơi, sao nhìn ta xa lạ
                Bao năm rồi, đâu phải mới hôm qua
                (Sài Gòn ngày trở lại -- Nhạc và lời :Trần Lê Việt)

                Và cứ thế , trong cái ngậm ngùi khi nhìn lại thành phố tuổi trẻ và tấm thân xác " gìa háp" mới 33 tuổi, bài hát của anh bạn nhạc sĩ đã từng chia sẻ ngọt bùi với tôi hầu như gần 9 năm cuộc đọan trường thất thanh cứ đuổi theo từng nẻo đường tôi bước qua trong ngày đầu tiên tái ngộ Sài Gòn. Sự ra đi của ông Hạ Trí Chương là một cuộc ra đi lập thân. 50 năm xa quê của ông là 50 năm ông lao vào cuộc giành giựt những hư ảo đời người. Ông chỉ trở về lại quê hương sau khi đã chán chê mọi thăng trầm cuộc đời vốn nhẹ tênh như lá mùa thu. Còn sự ra đi của chúng tôi là một cuộc lưu đày, dẫu mới chỉ 9 năm, nhưng có khác gì hai chàng Lưu Nguyễn xưa, quên mất cả lối về:

                Có mấy ngã đường, dẫn vào thành phố
                Khi bước chân về, bối rối bơ vơ
                Biết lối đường nào về vùng kỷ niệm
                Tìm lại dùm ta dáng nhỏ quen xưa
                (Sài Gòn ngày trở lại -- Nhạc và lời :Trần Lê Việt)

                Sài Gòn những năm đó, là một thành phố chết. Người Sài Gòn thực sự, lớp bỏ nước ra đi từ tháng 4/75, lớp vượt biên, lớp tù cải tạo, lớp đi kinh tế mới. Người Sài Gòn còn lại ( lúc ấy ) chỉ sống dật dờ như những cái bóng. Và câu thơ Nguyên Sa bỗng như lời mai mỉa . Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát. Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông. Thế nên, người nhạc sĩ, dù bị che khuất bởi những hàng rào kiên cố của trại giam ở một nơi xa tít tắp tận miền trung du Bắc Việt , vẫn nhìn thấy được:

                Sài Gòn nay, không còn áo lụa
                Sao ta nghe xót bỏng trong lòng
                (Sài Gòn ngày trở lại – Nhạc và lời :Trần Lê Việt)

                “ . . . Tháng 7 năm 2009, từ mảnh đất tha hương, tôi trở về Sài Gòn thăm nhà. Một buổi sáng có hẹn với những người bạn cũ nơi một địa điểm ở Gò Vấp, tôi đã bị lạc gần 2 tiếng đồng hồ ngay trong thành phố mà tôi hằng tin tưởng rằng mình đã thuộc lòng những con đường như những đường chỉ tay . Đường đã thay tên. Công viên xưa nay đã thành khách sạn, nhà hàng. Quán cà phê xinh xắn xưa nay đã thành nhà chứa . Giữa những con đường ồn ào tiếng kèn xe bóp vô tội vạ, bụi cát của những lô cốt đào nát mặt đường bay mù trời, những khuôn mặt bịt kín bằng những miếng khẩu trang dơ dáy kệch cỡm và chiếc nón bảo hộ quái đản, tôi biết rằng Sài Gòn của tôi, của anh bạn Trần Lê Việt đã chết rồi. Đã chết thật rồi. Cái tên Sài Gòn, nếu có đòi lại được, cũng chỉ là áo lụa Hà Đông mặc vào tấm thân xác vô hồn của người đã chết từ một mùa hè nào xa lắc.

                Sau đó, trong buổi họp mặt của một nhóm nhạc ”vàng", tôi đã có cơ hội hát lại bài hát một thời: ”Sài Gòn ngày trở lại” của Trần Lê Việt. Vẫn là bài hát đó, vậy mà âm vang nó xa vắng mênh mông như con đường trở lại làng xưa của hai chàng Lưu Nguyễn.

                Hôm ấy, đứng giữa Sài Gòn , người tình một thời đã chỉ còn là kỷ niệm, tôi không thể không nhớ đến một ngày cuối năm 1983, ngồi bó gối ở sân tập họp chờ giờ đi lao động của trại cải tạo Z30 A, tên tôi được xướng lên khi anh chàng cán bộ trưởng trại trịnh trọng đọc danh sách những người tù được tha về . Tôi nghe tên mình mà lòng dửng dưng như nghe tên một người nào đó. Ở tù lâu quá rồi nên lòng đã nguội lạnh chăng . Hay vì biết chẳng còn ai chờ đợi mình nữa ngòai một thành phố Sài Gòn xơ xác xác xơ. Tôi không biết và cũng không bận lòng tìm biết. Tối hôm ấy, những người có tên trong danh sách tha về được chuyển qua ở tập trung một chỗ bên trại Z30 B, nơi người bạn Trần lê Việt của tôi đã ở đó từ dạo chuyển trại năm trước. Tôi nhắn người mượn của Việt cây đàn guitar tự chế, cây đàn chúng tôi đem về từ ngòai Vĩnh Phú , miền trung du Bắc Việt. Đêm hôm đó, chúng tôi đã có được một đêm hát tù khúc thật đáng nhớ. Tôi ôm đàn hát “Sài Gòn ngày trở lạI“ của Trần Lê Việt mà lòng rưng rưng. Biết lối nào tìm vùng trời kỷ niệm .Tìm lại dùm ta ngõ nhỏ quen xưa. Ngày mai này tôi về lại Sài Gòn . Ôi ! Chuyện tình xưa như mây chiều lang bạt. Mây xa xôi nên quá đỗi vô tình. Quá nửa đêm, cán bộ trại đập cửa phòng tịch thu cây đàn và hăm he giữ mấy anh em chúng tôi lại, không cho về nữa. Không có đàn, chúng tôi hát “chay“ với linh cảm rằng rồi đây sẽ không còn có dịp được hát với nhau như thế này .

                Linh cảm năm xưa đã là sự thật. Mãi mấy chục năm sau, tôi mới có dịp hát “Sài Gòn Ngày trở lại“ giữa Sài Gòn mà lòng cứ thầm nhủ:

                Thôi nhé em. Xin vĩnh biệt Sài Gòn của tôi, của chúng ta. Hãy ngủ yên em nhé !

                T.Vấn

                Comment


                • #23
                  Tháng Tư Đen

                  Lời Lê Trần - Nhạc Trần Lê Việt - Việt Long trình bày


                  Comment


                  • #24
                    Anh Ở Đây - Ca sĩ: Đoàn Chính

                    Sáng tác: Thục Vũ (Cố Trung Tá Vũ Văn Sâm)
                    Lời hai: Vũ Đức Nghiêm


                    Last edited by Như Mây; 04-15-2013, 04:27 AM.

                    Comment


                    • #25
                      Lòng Ta ở Với Người


                      Lòng Ta ở Với Người - Sáng tác: Trần Dạ Từ
                      Quỳnh Giao & Trần Đại Phước


                      Comment


                      • #26
                        Như Bóng Quê Xa - Quang Tuấn


                        Sáng tác: Trần Dạ Từ


                        Comment


                        • #27
                          Người Tù Binh Dũng Liệt


                          Thơ Thái Tú Hạp - nhạc Phạm Duy - Việt Dũng trình bày.


                          Comment


                          • #28
                            Đêm Việt Nam - Nhạc & lời: Hà Thúc Sinh

                            Comment


                            • #29
                              Chiều Trong Tù


                              Nhạc & lời: Nguyễn Đình Toàn - Lâm Nhật Tiến trình bày



                              Comment


                              • #30
                                Quê Hương Ba Vòng Ngục Tù


                                Thơ: Lê Trần - Nhạc: Trọng Minh
                                Trình bày: Trần Gia Toản, Việt Long, Minh Hòa

                                Comment



                                Hội Quán Phi Dũng ©
                                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                                website hit counter

                                Working...
                                X