Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dragonfly A-37 (thân tặng các pilot A-37 LK)

Collapse
X

Dragonfly A-37 (thân tặng các pilot A-37 LK)

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dragonfly A-37 (thân tặng các pilot A-37 LK)

    A-37, loại phi cơ chiến đấu lừng lẫy một thời của Không Quân VN cho đến khi VNCH thất thủ, đã được sản xuất vì nhu cầu chiến trường VN và cũng đã được cải tiến nhiều lần cho phù hợp với chiến trường VN. A-37 với đặc tính gọn nhẹ, tốc độ trung bình so với các loại máy bay phản lực nhưng nhanh nhẹn rất thích hợp cho địa hình VN cũng như khả năng tiêu diệt mục tiêu chính xác và hỏa lực mạnh, dể thích ứng với đa số phi trường tầm trung của VN.
    Một số đông anh em Liên Khóa 72-73 đã tốt nghiệp lái A-37 tại Mỹ hay trong nước, một số đã tham gia vào cuộc chiến, một số đã đang sẵn sàng nối gót đàn anh đảm nhận nhiệm vụ Bảo Quốc Trấn Không. Xin ghi lại ở đây một số chi tiết về loại máy bay chiến đấu đầy huyền thoại nầy ( cũng như huyền thoại về những anh hùng pilot bất tử và những anh chàng hoa tiêu A-37 hào hùng của LK chúng ta) như một nhắc nhở đầy cảm phục. Bài viết theo tài liệu của "Wikipedia", chắc chắn còn nhiều thiếu sót, ước mong các bạn pilot A-37 đã từng "lộn ruột" vì loại máy bay nầy xin vui lòng bổ túc, sửa chữa cho.





    Sheppard AFB với T-37


    (nguồn : http://wikipedia.org)


    Sự tham chiến của Mỹ gia tăng ở Việt nam vào đầu những năm 1960 đã dẫn đến nhu cầu về một loại máy bay thích hợp cho chiến trường VN. Vào cuối mùa Hè 1962, Trung Tâm Không Chiến Đặc Biệt của KQ Mỹ tại Căn cứ không quân Eglin ở Florida khảo sát hai chiếc phi cơ mẩu T-37C và nhận thấy những chiếc T-37 nấy rất nhiều hứa hẹn, nhưng muốn cải tiến thêm để có thể mang nhiều vũ khí trang bị, có tầm hoạt động lớn hơn và thích nghi trên những sân bay ngắn.
    Vào năm 1963 Không lực Mỹ đặt hãng Cessna 2 chiếc mẫu YAT-37D tức T-37 với những thay đổi như:
    - Đôi cánh chắc chắn hơn. Trên mỗi cánh có 3 pylon. Bình nhiên liệu đầu cánh lớn hơn với sức chứa 360 lít (95 US gallons)
    - Một Minigun 7.62 mm GAU-2B/A với độ khai hỏa 3000 vòng/phút và 1500 viên đạn/phút. Súng được gắn trước mủi phía phải phi cơ.
    - Bộ phận ống nhắm và máy ảnh của súng cùng với các thiết bị liên lạc, không hành, hướng dẫn mục tiêu... Ngoài ra bộ landing gear cũng chắc chắn hơn cho các sân đáp không bằng phẳng.


    Minigun cúa A-37B
    (nguồn : http://wikipedia.org)


    Những thay đổi nầy khiến phi cơ trở nên nặng nề hơn, ngoài ra phi cơ còn phải mang theo một khối lượng bom đạn đáng kể. Vì vậy hãng Cessna phải thay thế hai động cơ tiêu chuẩn J-69 bằng loại động cơ General Electric J85-J2/5 Turbojet mạnh gấp hai lần loại J-69 thông thường...Chiếc YAT-37D bay đầu tiên vào tháng 10 năm 1964 và sau một năm, phiên bản mẫu thứ hai ra đời với 4 pylon cho mỗi cánh thay vì 3. Các chiếc thuộc phiên bản đầu được nâng cấp theo tiêu chuẩn nầy.

    Sau một thời gian trì hoản, với chiến cuộc VN ngày càng gia tăng, USAF đặt hãng Cessna 39 chiếc đầu tiên YAT-37D với chút ít thay đổi so với mẫu ban đầu và được gọi là AT-37D nhưng sau đó nhanh chóng đổi thành A-37A.
    Chiếc A-37A với trọng lượng khi cất cánh là 12000 lbs (5440 kg) trong đó có 2700 lbs (1230 kg) là warload. A-37A vẫn giữ hệ thống control đôi của tiền thân T-37B của nó nên có thể xử dụng để huấn luyện.....



    Vào tháng 8.1967, trong chương trình thử nghiệm "Combat Dragon", 25 chiếc A-37A đã được gởi đến Biên Hòa thực hiện các nhiệm vụ của USAF như không trợ, hộ tống trực thăng, FAC (forward air control )...Trang bị gồm các loại high-explosive bombs, cluster munition dispensers, unguided rocket packs, napalm tanks, and the SUU-11/A Minigun pod. Trong hầu hết các chuyến bay, phi cơ thường mang theo hai bình xăng phụ được gắn vào 2 pylon phía trong cùng của cánh. Các phi cơ A-37A đã thực hiện hàng ngàn phi vụ và không hề bị thiệt hại do hỏa lực địch ngoại trừ 2 chiếc bị hư hại trong lúc đáp. A-37A được đặt tên chính thức là "Dragonfly" nhưng các pilot thường gọi là "Super Tweet." Chương trình thử nghiệm "combat Dragon" thành công tốt đẹp nhưng cũng có một vài khuyết điểm cần bổ xung...

    Đầu năm 1967, USAF ký với Cessna một hợp đồng sản xuất 57 phi cơ "Super Tweet" cải tiến, được gọi là A-37B, số lượng ngay sau đó đã được tăng lên thành 127 chiếc. Các máy bay A-37B nầy dự định cung cấp cho KQVNCH nhằm thay thế loại A-1 Skyraider . Mẫu A-37B được bay thử vào tháng 9.1967 và được chuyển giao đến VNCH vào đầu năm 1968.
    Đời A-37 B với nhiều cải tiến như khung sườn được chế tạo chắc chắn hơn A-37A, thời gian kiểm kỳ xa hơn...
    Chiếc A-37B bây giờ nặng gấp đôi chiếc T-37C với một trọng lượng được mang theo bên ngoài đáng nể là 5880 lbs (2.67 tonnes). Trên thực tế, A-37B thường mang theo it nhất 2 và đôi khi 4 bình xăng phụ dưới cánh nhằm gia tăng tầm họat động. Loại A-37B được cải tiến về nhiều mặt, đặc biệt với loại động cơ General- Electric J85-GE-17A mạnh hơn cũng như vũ khí trang bị hiệu quả hơn....

    Có tất cả 577 chiếc A-37B được chế tạo, trong đó Không Quân VNCH được chuyển giao 254 chiếc do các pilot Việt Nam xử dụng hết sức hiệu quả trong cuộc chiến chống cộng trước năm 1975. Cho đến khi VNCH bị thất thủ, Không Lực VNCH còn tất cả 187 chiếc A-37B, Mỹ đã thu hồi được 92 chiếc, còn lại 95 chiếc rơi vào tay CSVN, sau đó một số được tái xử dụng lại trên chiến trường Kampuchia và trong cuộc chiến tranh với TQ năm 1979. Đến đầu thập niên 80 thì các phi cơ A-37B dần dần bị phế thải vì thiếu phụ tùng. Một số được chở sang các nước Đông Âu như Ba Lan, Đông Đức và cả Liên Sô... Một số khác được bán cho các tư nhân nước ngoài ở Mỹ, Úc, Tân Tây Lan..



    Đặc tính tổng quát của A-37B:
    Crew: 2
    Length: 32 ft 1 in (9.79 m)
    Wingspan: 38 ft 5 in (11.71 m)
    Height: 9 ft 3 in (2.82 m)
    Wing area: 184 ft² (17.1 m²)
    Empty weight: 6,210 lb (2,815 kg)
    Max takeoff weight: 15,000 lb (6,800 kg)
    Powerplant: 2× General Electric J85-GE-17A turbojets, 2,855 lbf (12.7 kN) each

    Performance

    Maximum speed: 480 mph (420 knots, 770 km/h)
    Cruise speed: 300 mph (260 knots, 480 km/h)
    Range: 800 nm (920 mi, 1,480 km)
    Service ceiling 41,800 ft (12,700 m)
    Rate of climb: 7,000 ft/min (35.5 m/s)
    Armament One GAU-2B/A 7.62mm Minigun mounted in the nose. Four pylons under each wing can carry a range of weapons including 30mm DEFA-553 cannon, 20mm GPU-2/A cannon, the SUU-11/A 7.62mm Minigun pod, 19 shot LAU-32A 2.75 in. rocket pods, Mk.82 bombs, napalm tanks, SUU-14 bomblet dispensers, multiple Ejection Racks with four 500 lb bombs, and AIM-9 Sidewinder missiles.

    Các nước đã và đang xử dụng A-37B gồm có:

    Chile : Chilean Air Force received 44 aircraft - 14 are currently operational.
    Colombia : Colombian Air Force received 32 aircraft - 13 are currently in service(to be withdraw by 2008)
    Dominican Republic : Dominican Air Force received 8 aircraft - all units had been written off or destroyed in accidents by March 2001.
    Ecuador : Ecuadorian Air Force received 28 aircraft - 20 are still operational.
    El Salvador : El Salvador Air Force received 15 aircraft - 9 are currently in service.
    Guatemala : Guatemalan Air Force received 13 aircraft - 2 remain in service.[2]
    Honduras : Honduran Air Force received 17 aircraft - 10 remain operational.
    Peru : Peruvian Air Force received 53 aircraft - only 10 remain operational.
    South Korea : South Korean Air Force - all replaced by T-50 Golden Eagle. Also served with the ROKAF's aerial acrobatic team, the "Black Eagle", up until Seoul Air Show in 2007, the last show which the Black Eagle team used the A-37B.
    South Vietnam : Vietnam Air Force received 254 aircraft.
    Thailand : Royal Thai Air Force received 20 aircraft.
    United States : United States Air Force
    Uruguay : Uruguayan Air Force received 14 aircraft - 10 currently in service.
    Vietnam : Vietnam People's Air Force captured 95 ex-South Vietnamese A-37B aircraft.

  • #2
    Hình mới: Hợp đoàn A-37 của PD 524

    Thân tặng VNAF A-37 Pilot.
    Attached Files

    Comment


    • #3
      Thanks SC ! great pictures

      Comment


      • #4
        Gặp lần cuối Người Phi Công A-37

        Gặp lần cuối Người Phi Công A-37


        Tôi với Thạnh có nhiều liên hệ:

        1. Bạn cùng khóa

        2. Người cùng quê

        3. Thạnh là em rể, chồng của cô em con ông Chú

        Tất nhiên thời gian còn ở trường chúng tôi chỉ có một liên hệ là cùng quê, nhưng tôi lại sinh sống trong Nam từ lâu nên khônh hề quen nhau, còn em rể thì sau này mới có. Khi ra trường hai đứa phục vụ hai binh chủng khác nhau: Tôi Thiết Giáp, Thạnh không Quân, nên hầu như không hề gặp nhau mà chỉ biết tin Thạnh qua cô em gái.

        Tôi và đơn vị bị kẹt lại tại cửa biển Thuận An, mãi đến ngày 26 tháng 3 năm 1975 tôi mới tuyên bố giải tán đơn vị và nhờ vài thuộc cấp từng làm nghề biển giúp đưa ra khơi để lên tàu. Sáng ngày 28 tháng 3 vào tới Đà Nẵng với muôn vàn hỗn độn. Tôi dùng xe Honda chạy quanh, vừa tìm kiếm thân nhân thất lạc, vừa xem có cách nào cùng gia đình thoát vào Nam.

        Đến trước mặt Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I tôi gặp Đỗ Thạnh chạy chiếc Lambretta ngược chiều, chúng tôi đều ngừng lại. Tôi hỏi Thạnh

        - Sao nghe mày đã vào Sàigòn rồi mà lại ở đây?

        - Tau trở ra rước bà Ngoại

        Rồi Thạnh để xe nhào nghiên giữa đường, đến cạnh tôi nói một hơi dài nghiêm trọng
        - Mày biết không, nội ngày mai Việt Cộng sẽ đến đây, bọn mình chỉ có nước hoặc phải thoát hay phải chết. Chiều nay tau vào lại Sàigòn. Máy bay tau hiện đang ở trong phi trường, có thể gắng chở thêm hai chỗ, ngay bây giờ mày trở về đem chị cùng vào phi trường với tau. Chị giờ đang ở đâu?
        - Ở nhà tau, bên kia cầu.

        Gặp lúc đang bối rối không biết cách gì đưa gia đình đi trong khung cảnh vô cùng hỗn độn của một thành phố bỏ ngỏ không chính phủ, quân đội không có cấp chỉ huy. Có máy bay của Thạnh trong lúc này như được phao lúc chìm thuyền, nhưng tôi phân vân hỏi Thạnh
        - Mày có thể đèo 3 chổ được không?

        Thạnh trả lời dứt khoát

        - Chỉ 2 chổ là quá trọng tải rồi,

        - Vậy thì tau không đi được, vì giữa Mẹ và Vợ, tau không để ai lại được cả.

        Thạnh góp ý

        - Bác già rồi, ở lại không sao đâu, để giải quyết sau, mày và chị đi trước đã.

        - Thôi cám ơn máy, tau không đành làm việc đó, hơn nữa tau cũng đang tìm cách, biết đâu gặp hoàn cảnh tiện lợi hơn, thôi mày đi trước đi

        Vừa nói xong, đột nhiên Thạnh ôm chầm lấy tôi làm chiếc Honda muốn nhào xuống đất, và khóc thật nghẹn ngào.

        - Lúc này tau chẳng biết phải làm sao, thôi mày cố gắng tìm cách đưa gia đình đi nhé, không biết bao giờ mới gặp lại mày.

        Đúng như lời Thạnh nói, ngày 29 tháng 3, Việt Cộng vào Đà Nẵng, tôi và gia đình bị kẹt lại. Vào tù từ ngày 4 tháng 4 năm 1975, gặp người cậu của vợ Thạnh ở cùng trại, anh cho biết máy bay của Thạnh đã bị pháo chay trước khi cât cánh. Thạnh đã chết cùng với một người bạn là Trung Úy Không Quân

        Cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ những giọt nước mắt cuối cùng của Thạnh, ngoài tình cảm gia đình, bạn bè, còn là một điềm báo trước. Thạnh sẽ trở về với cát bụi.

        Trần Cảnh
        3/2000

        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X