Thông báo

Collapse
No announcement yet.

John McCain: War Hero or Something Less ? - John McCain, anh hùng hay không ?

Collapse
X

John McCain: War Hero or Something Less ? - John McCain, anh hùng hay không ?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • John McCain: War Hero or Something Less ? - John McCain, anh hùng hay không ?

    John McCain: War Hero or Something Less ? - John McCain, anh hùng hay không ?

    Ngaỳ 23/10/2017 Tướng VC Nguyễn Chí Vinḥ sang Hoakỳ dự cuộc đối thoaị Quốc phòng Việt-Mỹ đã trao cho McCain một tập thư cuả gia đình viết cho McCain khi còn ở trong tù. Ô BuìTín < VOA tiêngviet.com> đã viết baì " Sao laị vụng daị đến thế " và đặt câu hoỉ taị sao VC không trao trả những tập thư đó trước năm 1973 ? Câu trả lời tuỳ theo bạn đọc . TNS McCain là trưởng ban Quốc phòng tai Thượng viện HK thì đây chính là một lời nhắc kheó, nhân cuộc đối thoaị Quốc phòng Việt-Mỹ, cuả BCT đảng CSVN về những thông tin tối mật mà ô McCain đã thành khẩn hợp tác khai baó khi còn trong tù mà họ đang cất giữ

    VỀ JOHN MCCAIN, CA TỤNG, VINH DANH THÌ RẤT NHIỀU, NHẤT LÀ ĐÁM CHỐNG TRUMP. CÒN NHỮNG BÀI NẾU LÊN NHỮNG MẶT TIÊU CỰC CỦA ÔNG TA THÌ ÍT VÀ ĐƯỢC ĐÁM TRUYỀN THÔNG DÒNG CHÍNH (KỂ CẢ TRUYỀN THÔNG MÍT VIỆT) CHE GIẤU ! VIỆC ĐĂNG TẢI, CHIA SẺ NHỮNG GÌ CHO THẤY CON NGƯỜI THẬT CỦA JOHN MCCAIN LÀ HỮU ÍCH CHO NHIỀU THẾ HỆ ĐỂ ĐÁNH GIÁ ĐÚNG MỘT NHÂN VẬT CÓ MỘT VỊ TRÍ ĐÁNG KỂ TRÊN CHÍNH TRƯỜNG MỸ TRONG MỘT GIAI ĐOẠN TRONG LỊCH SỬ MỸ,,,

    -------------------------------------


    ÔNG JOHN McCAIN CÓ XỨNG ĐÁNG LÀ MỘT ANH HÙNG CHIẾN TRANH HAY CHƯA ?




    John McCain
    Thượng Nghị Sĩ John McCain sau khi bị TT Trump tuyên bố ông ta không phải là MỘT ANH HÙNG CHIẾN TRANH, từ đó ông John McCain đem lòng thù hận và đã tung không biết bao nhiêu chiêu cốt hạ bệ TT Trump. cho dù ông John McCain cũng là một đảng viên của Đảng Cộng Hoà...
    Cũng có nhiều người cho ông John McCain là anh hùng và cũng có nhiều người không công nhận ông John MCCain là anh hùng?
    Ông Philip Giraldi tác giả bài viết: " John McCain: War Hero or Something Less? đã đăng trên trang mạng AntiWar vào ngày 29 tháng 5 năm 2013:
    http://original.antiwar.com/ giraldi/2013/05/29/john- mccain-war-hero-or-something- less/ đã có những nhận định như sau:
    Theo ông, thường thường những người lính Mỹ bị bắt làm tù binh thì họ chỉ cần cung khai tên họ cấp bực và số quân cho kẽ bắt giam họ mà thôi.
    Tuy nhiên trong thực tế có nhiều người lại hợp tác với những thẫm vấn viên, thậm chí họ còn ký vào những bản thú tội để khỏi bị tra tấn hầu có điều kiện sống tốt hơn những tù binh khác. Một số tù binh Mỹ cũng đã được mô tả là đã bị "tẩy não" trong Chiến tranh Triều Tiên. Họ cho rằng vì phải chịu đựng sư tra tấn thể xác điều chỉnh tâm lý và sự tuyên truyền đã làm họ hoài nghi về lòng trung thành của họ đối với Tổ Quốc và sau đó đã có những hành vi sai trái phản bội lại tổ quốc họ.
    Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tù binh khước từ những lời thú tội có tính cách cung cấp tin tức cho người bắt họ. Tác giả cho rằng phần đông những người lính Mỹ bị làm tù binh dưới sự cai trị của Triều Tiên và Trung Hoa khi trở về Mỹ khó cho họ trở lại đời sống bình thường.
    Tác giả cũng cho biết thêm: "Việt Nam cũng đã sản sinh ra nhiều tù binh chiến tranh của Mỹ, có lẽ lên tới 2.000 tù binh sau cuộc đàm phán Hoà Bình tại Paris vào năm 1973.
    Một trong số tù binh đó là ông John McCain, bây giờ là một Thượng nghị sĩ của Arizona. Một Nghị sĩ hiếu chiến vửa mới đến Syria và đang toan tình về một cuộc chiến tại Trung Đông.
    Có rất nhiều người biết ông John McCain đã bị Cộng Sản Hà Nội bắt giữ ông làm tù binh hơn 5 năm, sau khi chiếc máy bay của ông bị bắn hạ trong khi ném bom một nhà máy điện. Nhưng lại có rất ít người biết đến hành vi của ông ta trong khi ông ta đang là tù binh của CS Hà Nội và đã từng hợp tác với CS Hà Nội trong thời gian ông ta bị giam giữ.
    Ông McCain đã được một ngưòi VN cứu sống khỏi bị chết đuối sau khi máy bay của ông bị bắn hạ và sau đó được đưa về nhà thương Hà Nội để điều trị. Vì là con của một Đô Đốc Chỉ Huy Hạm Đội Thái Bình Dương nên ông John McCain đã được CS Hà Nội xem như một tên tù có giá trị khai thác. Vì lẽ đó, ông John McCain đã được bọn CS Hà Nội quan tâm đáng kể và bạn đồng tù ông đã từng gọi ông là "Thái tử".
    Trong cuốn sách Faith of My Fathers, ông McCain đã biện minh cho hành vi phải hợp tác với bọn CS Hà Nội là tại ông bị chúng tra tấn và hành hạ thân xác. Nhưng một số đông đồng tù với ông John McCain thời bấy giờ và cũng là những người bị CS Hà Nội tra tấn hành hạ vì họ ĐÃ KHÔNG HỢP TÁC VỚI CS HÀ NỘI, đã THÁCH THỨC đối chất với ông John McCain vì họ biết rằng , ông McCain không hề bị bọn CS Hà Nội tra tấn hành hạ thể xác và đã được bọn CS Hà Nội đối xử tốt so với những người đồng tù khác đã bị CS Hà Nội ngược đãi.
    Một số đồng tù khác với ông John McCain đã cho rằng, ông John McCain đã hợp tác với CS Hà Nội sau 3 ngày ông ta bị bắt , được đưa lên tàu trong vòng hai tuần, và đã được một y sĩ Nga điều trị.
    Sau khi ra khỏi bịnh viện, ông John McCain tiếp tục hợp tác với CS Hà Nội. Ông đã từng lên đài phát thanh của CS Hà Nội để tuyên truyền cho chúng. Thậm chí ông ta còn gặp gở các phái đoàn nước ngoài kể cả Cuba. John McCain lại còn được Tướng VC Võ Nguyên Giáp phỏng vấn.
    Những chương trình phát thanh của ông John McCain đã được gửi tới các binh lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam như một loạt tuyên truyền cho rằng sự cáo buộc của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Melvin Laird về các tù nhân Mỹ đang bị ngược đãi ở miền Bắc Việt Nam là hoàn toàn sai lạc.
    Những tin tức mà ông John McCain đã nói cho CS Hà Nội là những thông tin tối mật, trong đó quan trọng nhất là những tuyến đường được xử dụng để đánh bom Bắc Việt Nam. Ông cho biết chi tiết về độ cao họ đang bay, hướng, nếu họ quay lại... ông đưa cho CS Hà Nội những mục tiêu chính mà Hoa Kỳ quan tâm... thông tin mà McCain cung cấp cho phép CS Hà Nội điều chỉnh hệ thống phòng không của chúng.
    Kết quả là Hoa Kỳ mất hơn sáu mươi phần trăm máy bay, và trong năm 1968 Hoa Kỳ đã phải hủy bỏ nhiều lần thả bom Bắc Việt cũng vì những thông tin của ông John McCain đã đưa cho CS Bắc Việt.
    Nhà báo đoạt giải Pulitzer, Sydney Schanberg, là người rất quan tâm đến vấn đề tù binh Mỹ còn kẹt lại Việt Nam. > ...
    Ông đã bắt đầu theo đuổi câu chuyện của ông McCain vào cuối những năm 1980. Sydney Schanberg được độc giả biết đến nhiều nhất qua cuốn sách The Killing Fields về Campuchia, được làm thành một bộ phim và cuốn phim The Killing Fields đã từng đoạt giải Oscar.
    Ngày 18 tháng 9 năm 2008 ông Schanberg đã cho đăng một bài báo nói về Thượng nghị sĩ John McCain và các tù binh Mỹ còn kẹt lại Việt Nam có tiêu đề " McCain và POW Cover Up", lần đầu tiên xuất hiện trên trang web của The Nation Institute. Bài viết này sau đó được phát hành bởi The American Conservative trong ấn bản tháng 7 năm 2010 cùng với sự bình luận và phê bình.
    Trong bài báo này ông nêu lên hai điểm: > ...
    -Thứ nhất nghi ngờ về con số tù binh Mỹ còn kẹt lại ở VN
    -Thứ hai Thiện Chí của ông John McCain trên nổ lực làm việc cho chương trình POW/MIA chỉ cốt làm bế tắc công cuộc tìm kiếm những người lính Mỹ mất tích tại VN của Ngũ Giác Đài.
    Ông cho rằng sự việc tìm kiếm này chỉ có lợi cho VC trong vấn đề được Mỹ tài trợ tài chánh cho công việc tìm kiếm tù binh Mỹ tại VN và ông cũng cho rằng chính ông John McCain dùng chương trình này để vận động sự bình thường hóa quan hệ giữa hai nước
    Người ta cho rằng sự việc ông John McCain che đậy các cuộc thăm dò của POW ở Việt Nam có thể đi từ lòng lo sợ của ông khi những tù binh này được thả ra sẽ nói đến những hành động của ông John McCain khi còn trong tù ở Hoả Lò của CS Hà Nội. Chiến tranh đã chấm dứt một số tù binh thời bấy giờ chắc cũng đã chết thì vấn đề này không còn khó khăn. Nhưng nếu có tù binh nào đó còn sống khi đưa ra những dữ kiện này tuy nay đã thành quá khứ. Nhưng quá khứ hình thành nên hiện tại và những sự việc kia chắc chắn sẽ có vấn đề và nhất là đối với một nhân vật lại muốn trở thành Tổng Thống.
    Mặc dù ông John McCain không còn là ứng cử viên tổng thống, Nhưng ông John McCain vẫn còn là một tiếng nói mạnh mẽ trong Thượng viện liên tục ủng hộ các chính sách kêu gọi Hoa Kỳ sử dụng quân đội trên toàn thế giới.
    Tác giả cho rằng phần lớn sự ồn ào hiếu chiến của ông John McCain đi từ mặc cảm tôi lỗi lâu năm của ông đối với CS Bắc Việt. > ...
    Một thất bại mà ông sẽ cố gắng làm nên một cuộc bế mạc bằng cách ồn ào hiếu chiến để chứng tỏ sự ủng hộ vững chắc của ông đối với quân đội.
    Cũng cần nhắc lại ông John McCain đã từng ca ngợi Tướng VC Võ Nguyên Giáp và cho rằng Hồ Chí Minh là người đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ
    Cuối cùng ông Philip Giraldi hỏi rằng: Vậy thì sự thật ông John McCain là ai? (So who is the real John McCain?)
    Một vài trường hợp đáng tin cậy đã đưa ra cho rằng ông John McCain đã thông đồng với CS Hà Nội trong thời gian ông ta ở tù Hoả Lò. Tiếp đến là việc ngăn chận của ông vào công cuộc tìm kiếm những người lính Mỹ mất tích hay còn kẹt lại tại VN. Nhất là những buổi phát thanh của ông trên đài phát thanh của CS Bắc Việt đã được Ngũ Giác Đài ghi âm?
    Đồng thời người ta còn nghi ngờ về việc VC trả tự do cho ông?
    Có rất nhiều lý do khiến cho giới truyền thông và giới công chúng không muốn tìm kiếm sự thật về ông John McCain nữa vì chiến tranh đã qua và không ai lại muốn khêu lại vết thương cũ. Nhưng nếu với những dữ kiện trên mà bảo rằng ông John McCain là MỘT ANH HÙNG CHIÊN TRANH THÌ CŨNG VẪN CHƯA XỨNG ĐÁNG.
    > ...
    Tôn Nữ Hoàng Hoa
    Viết trong ngày lễ Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ 2017
    Source: https://www.tinparis.net/thois u17/2017_05_29_JohnCainhAnhHun gChienTranhhaykhong_ TonNuhoangHoa_CoivaymaKPVay. html.

    ******
    John McCain: War Hero or Something Less?
    by Philip Giraldi Posted onMay 30, 2013
    Two time Medal of Honor recipient Marine Major General Smedley Butler once said “war is a racket.” He might have added that while enriching the few it victimizes and degrades everyone else who is caught up in the meat grinder, soldiers as well as civilians.
    Consider how accounts of soldiers who are captured and subsequently turn on their own country are as old as warfare. American soldiers taken prisoner are only supposed to provide their names, ranks, and serial numbers to their captors though in practice many find themselves agreeing with their interrogators or even signing confessions to avoid abuse or obtain better conditions in their prisons. A number of American prisoners were described as having been “brainwashed” during the Korean War, the expression initially suggesting that they had been subject to psychological conditioning and indoctrination that made them question their loyalties and which subsequently produced episodes of aberrant behavior. In some cases the psychological conditioning was combined with physical torture, but in most cases not. In nearly all cases the victims later recanted the confessions they provided to their captors, were despondent over what they had done and said while under North Korean and Chinese control, and sometimes had difficulty in readjusting to life in the United States.
    Vietnam also produced its own crop of American prisoners of war, numbering perhaps as many as 2,000 when the Paris peace talks started in 1973. One of them was John McCain, now a reliably hawkish Senator from Arizona who has recently visited Syria in an attempt to jump start a new war in the Middle East. While it is well known that McCain was a captive of the North Vietnamese for more than five years after his plane was shot down while bombing a power plant, considerably less well known is his behavior while a prisoner of war in Hanoi which has long been the object of some speculation due to allegations of possible cooperation with his captors. McCain, who was saved from drowning by a Vietnamese civilian and was treated at a Hanoi hospital for his wounds, was the son of the Admiral commanding the Pacific Fleet, so he was what might be referred to as a high value captive for the North Vietnamese regime. As such he received considerable attention from his captors, was referred to by his fellow prisoners as the “Crown Prince,” and was, by some accounts, handled with kid gloves. And his connections may have ensured that he would receive additional high value treatment from the Pentagon upon his return to the U.S., he being awarded an astonishing Silver Star, Legion of Merit, Distinguished Flying Cross, Bronze Star and a Purple Heart for his 22 missions spent bombing mostly civilian targets in North Vietnam.
    McCain’s own tale of his torture and the confession he recorded for the North Vietnamese comes largely from his book Faith of My Fathers, in which he describes his shame at cooperating with the enemy. But some of McCain’s fellow prisoners, who were tortured and did not collaborate, have challenged his narrative, expressing their belief that McCain was not physically abused at all and that he was well treated. Others who were also in the prison camp dispute that claim. But by McCain’s own account he may have begun cooperating with the North Vietnamese within three days of his capture and was fully on board within two weeks, providing specific intelligence on his aircraft carrier, its aircraft, and the support vessels attached to it, information that was later featured in North Vietnamese radio broadcasts. One accountthat appeared on a wire service entitled “PW Songbird is Pilot Son of Admiral” reported that McCain may have gone beyond an acceptable level of collaboration in assisting the psychological warfare offensives aimed at American servicemen: “The broadcast was beamed to American servicemen in South Vietnam as a part of a propaganda series attempting to counter charges by U.S. Defense Secretary Melvin Laird that American prisoners are being mistreated in North Vietnam.”
    Douglas Valentine, in a 2008 article in Counterpunch, describes how “On one occasion, General Vo Nguyen Giap, the top Vietnamese commander and a nationalist celebrity of the time, personally interviewed McCain. His compliance during this command performance was a moment of affirmation for the Vietnamese. His Vietnamese handlers thereafter used him regularly as prop at meetings with foreign delegations.”
    It has also been claimed by retired Army Colonel Earl Hopper, admittedly without any corroborating evidence apart from what might be contained in inaccessible Pentagon files, that “McCain told his North Vietnamese captors, highly classified information, the most important of which was the package routes, which were routes used to bomb North Vietnam. He gave in detail the altitude they were flying, the direction, if they made a turn… he gave them what primary targets the United States was interested in…the information McCain provided allowed the North Vietnamese to adjust their air-defenses. As result…the US lost sixty percent more aircraft and in 1968 [and] called off the bombing of North Vietnam, because of the information McCain had given to them.” > ...
    If McCain indeed collaborated beyond the point that might have been understandable for any prisoner seeking to ameliorate his confinement it would be an intriguing tale, particularly if it could be plausibly demonstrated that it might have influenced his subsequent behavior as a senator cheerleading for the Pentagon while simultaneously covering up some of the more disgraceful by products of Vietnam.
    Pulitzer Prize winning journalist Sydney Schanberg, who was intrigued by the Vietnam POW issue, began pursuing the McCain story in the late 1980s. Schanberg, a former senior editor at the New York Times, is best known for his coverage of the war in Vietnam and his book The Killing Fields about Cambodia, which was made into an Oscar winning movie.. Schanberg was unable to find a mainstream paper or magazine interested in the story but he eventually completed a feature article on the Senator and the prisoners in Vietnam entitled “McCain and the POW Cover Up,” which first appeared on the website of The Nation Institute in September 18, 2008. The article was later replayedby The American Conservative in its July 2010 edition, together with critical commentary.
    Schanberg makes two key points: first that a number of American prisoners of war were left behind in Indochina in 1973 with the connivance of top levels in the U.S. government and second that John McCain has worked assiduously to obstruct any efforts to open Pentagon files and follow up on leads to determine the status of the POWs and the “missing in action.” Admittedly, the prisoner of war issue is considerably more complicated than Schanberg represents it to be with many of the sightings and other evidence subject to challenge while his assumption that the Vietnamese were interested in exchanging their remaining prisoners for U.S. financial assistance is also somewhat speculative. But it appears undeniable based on the statements of senior U.S. government officials cited in the article and accompanying commentary that at least some prisoners were left behind with the full knowledge of and even enablement by the White House and Congress. Numerous elected and appointed officials subsequently lied to cover up their mendacity. It was a national disgrace, compounded through the fully documented case Schanberg makes for subsequent obstructionism by McCain and a number of other Senators who followed his lead, including current Secretary of State John Kerry, to impede any serious search for the missing in action and POWs.
    One might reasonably infer that McCain’s cover up of Vietnam era POW sightings could well have been driven by fear that some released prisoners might have unpleasant things to say about his activities while at Hoa Lo prison. But as the war is now long over and any remaining prisoners are surely dead, none of this would matter a great deal today realistically speaking except to the remaining POW families. But the past does shape the present and character surely does matter, particularly if one wants to become president and have the authority to send American soldiers to their deaths in support of questionable interventionist policies that might be rooted in a psychological need to fix what went wrong in Vietnam.
    Though no longer a presidential candidate, John McCain is still a powerful voice in the Senate consistently advocating policies calling for the United States to use military force around the world. He is a reliable hawk who contrary to all the evidence continues to embrace the Iraq fiasco as if it were an American triumph and who is now the most active senator agitating for direct U.S. military action against Syria and Iran. His recent visit to Syria to demonstrate support for the rebels is, in fact, a violation of the Logan Actwhich forbids the conduct of foreign policy by anyone outside the executive branch of government.
    More troubling perhaps, McCain has consistently and irrationally advocated an undeviating hard line against Russia, the only country with the military capability to confront and destroy much of the United States through its nuclear armed ballistic missile forces. McCain supports untouchable defense budgets, American Exceptionalism, and a proactive “defense” policy that is a holdover from the George W. Bush years.. He constantly flouts his patriotism and war record, which have become essential parts of his political persona, and he might well be reasonably described as the leading advocate of militarism in the United States Senate.
    Much of McCain’s chauvinistic bluster might indeed be explained by guilt over his long ago confession to the North Vietnamese, a failing for which he might be making atonement through doubling down to demonstrate his unwavering support of the military. And there is also a darker side to him, possibly fed by guilt, evident in his frequently observed volcanic temper, which has been sometimes been directed against families of former prisoners who have raised the POW issue. It has been plausibly described as the side of a man who is not at peace with himself.
    So who is the real John McCain? A credible case has been made that McCain may have crossed the line and collaborated extensively while a prisoner in North Vietnam. His subsequent actions to block any inquiry into the status of possible POWs have also been examined in some detail and quite reasonably questioned. Many journalists and former government officials have long been aware of McCain’s possible misrepresentation of his deportment in Hanoi even if the story has not exactly made the front pages. The Pentagon reportedly has recordings of McCain’s radio broadcasts, which could be released if the Senator allows the Department of Defense to do so. And there would also been an intensive intelligence debriefing after the return to the United States, an unredacted version of which has never been produced. If the recordings were truly limited to an under duress script fabricated to satisfy McCain’s tormentors, as he states in his book, they would only have reinforced the image of war hero, so it raises the question of why that was not done in 2008 or when McCain made his first run for the presidency in 2000. The president of the United States has his finger on the nuclear trigger, surely making his mental state and possible betrayal of his comrades while in military service legitimate lines of inquiry. The documents relating to McCain in the Pentagon archives would reveal one way or the other at least some of the truth about the man.
    There are a number of possible reasons for the unwillingness within the media and among the public to seek the truth about John McCain, also noted most recently in the broader reluctance to confront the legacy of the war against Iraq on the tenth anniversary of the invasion. No one likes to reopen old wounds, particularly since both Vietnam and Iraq were wars fought on lies and both are now widely viewed as major policy disasters. And in post-9/11 America, government secrecy has created a situation in which information can easily be managed to both protect and benefit those in the White House and in Congress while embedded journalists increasingly become part of the story as they integrate seamlessly with policy makers. This groupthink is largely driven by the intangible beltway consensus about the underlying American myth of “we are the good guys” that the public is inclined to support in an age when the country is falsely and deliberately perceived as drowning in a sea of terrorists and ungrateful foreigners. Confidence in America’s public institutions can be criticized but must not be seriously damaged so there is a well understood line that must not be crossed. If one were to read about a war hero Senator who turns out to be considerably less than that and who did his best to block the return of American prisoners it would undermine confidence in government and just might call into question the legitimacy of America’s wars since 1945. But it is perhaps not too late to take another look at McCain and the post-Vietnam POW issue while many veterans of that conflict are still alive. It might also help to discredit the Senate’s leading warmonger. Either way, it would be a reckoning that is long since overdue.

    Source: http://original.antiwar.com/ giraldi/2013/05/29/john- mccain-war-hero-or-something- less


    Ý KIẾN ĐỘC GIẢ:
    Sau khi nghe tin TNS John McCain tuyên bố rằng ông không muốn TT D.Trump đến đưa tiễn, mà có thể chấp nhận sự hiện diện của Phó TT Pence. Tôi không ngờ ông THS McCain sắp chết mà còn mang hận thù cá nhân như vậy. May thay, McCain đã đạp võ chuối trong kỳ bầu cử TT Mỹ trước đây. Nếu trúng tuyển thì chắc hôm nay người Mỹ và thế giới không thoát cảnh "ăn bã cộng sãn".
    Võ Trần Q.
    John McCain, anh hùng hay không?
    June 2, 2018
    Trên chính trường nước Mỹ đang diễn ra một sự kiện hết sức nghịch l‎ý. Tổng thống Donald Trump, Đảng Cộng Hòa, bị những người theo Đảng Dân Chủ ủng hộ bà Hillary Clinton ghét vì đã thua đau, nhưng người ghét ông Trump nhất nước Mỹ hiện nay lại là một người thuộc Đảng Cộng Hòa: Nghị sĩ John McCain!
    Ông McCain ghét ông Trump đến nỗi bị bệnh ung thư não vào thời kỳ chót, sắp giã từ trần thế mà ông cũng không… quên ông Trump và đã cho cả nước biết ông không muốn ông tổng thống tới dự tang lễ của ông. Ông McCain nói bà Clinton có thể OK, nhưng Trump thì ông không “welcome”. Ghét chi mà ghét dữ vậy?
    Nguyên do là vì năm 2015, khi ông Trump ra tranh cử vòng sơ bộ của Đảng Cộng Hòa để được đề cử ra tranh chức tổng thống vào năm sau, một số nhân vật trong Đảng Cộng Hòa không ủng hộ ông, trong đó có Nghị sĩ John McCain. Chẳng những không ủng hộ, ông McCain còn đả kích ông Trump với những lời lẽ hơi nặng. Ông Trump đáp lễ và hai bên đã lâm chiến trong một cuộc lời qua tiếng lại cứ leo thang dần mỗi ngày.


    Theo tường thuật của báo chí Mỹ, ngày 18.7.2015, trong một cuộc vận động tranh cử tại Iowa, ông tỉ phú Trump đã “bắn một phát” vào lòng tự hào của ông Nghị sĩ McCain được xem như một anh hùng trở về từ chiến trường Việt Nam: “Ông ấy không phải là một anh hùng trong chiến tranh. Không phải là một anh hùng trong chiến tranh vì ông ấy đã bị bắt. Tôi thích những người không để cho bị bắt.” Dù sau đó, ông Trump đã cải chính rằng ông không có nói như vậy và thêm: “Khi một người (lính bị bắt) cầm tù. Tôi coi người ấy là một anh hùng trong chiến tranh.” Nhưng vô hiệu. Ông McCain anh hùng vẫn không tha thứ!
    Đúng là một “phát súng không có tiếng nổ và viên đạn vô hình” đã trúng mục tiêu khiến từ đó ông McCain đã “không quên” ông Trump trong suốt cuộc đời còn lại, trong khi đối với Cộng sản Bắc Việt, kẻ thù trong chiến tranh đã bắn hạ chiếc A-4 Skyhawk của phi công McCain trên vùng trời Hà-Nội năm 1967 và giam nhốt, hành hạ ông trong 6 năm (1967-1973), ông cũng không hận thù và sau khi trở thành dân biểu rồi nghị sĩ, ông đã thúc đẩy chính quyền Mỹ thiết lập bang giao với CS Hà-Nội, biến thù thành bạn.
    Vậy mà chỉ vì một câu nói của ông Trump trong mùa tranh cử nóng bỏng mà ông không bao giờ có thể tha thứ và hòa giải, dù hai người cùng phục vụ nước Mỹ trên chính trường, và cùng đảng với nhau, người lập pháp, kẻ hành pháp.
    Ai bảo ông Trump ăn nói bộp chộp, ẩu tả thì cần phải suy nghĩ lại. Và những ai từng “coi nhẹ” ông Trump (dù ông ta cân nặng 239 pounds), kể cả một số người trong giới được coi là “tinh hoa” (elite) của đảng Cộng Hòa, cũng cần xét lại xem có xứng đáng với cái danh xưng cao ngạo ấy hay không.
    Cuối cùng, chính Tổng thống Trump cũng nên tự xét lại mình và thành thật thú nhận khi ấy mình cũng chưa đủ tự tin và chưa… khôn lắm. Nếu đủ tự tin, và khôn hơn, ông Trump đã không “bắn phát súng” tai hại ấy vào ông McCain. Thật vậy, nếu khi ấy ông Trump tin chắc rằng mình sẽ thắng cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa và sẽ đánh bại luôn bà Hillary của đảng Dân Chủ để trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, và nếu cao tay ấn hơn thì ông phải nghĩ đến ngày ông vào ngồi trong Văn phòng Bầu dục Tòa Bạch Ốc và cần một đồng minh có hạng ở Thượng Viện, hơn là nói một câu chỉ sướng miệng mình trong giây phút và tạo ra một kẻ thù không cần thiết với lá phiếu quan trọng trong tay cho tới ngày nay.


    Hậu quả là từ khi ông Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ, lá phiếu của Nghị sĩ John McCain đã luôn luôn là một trở ngại cho ông tổng thống muốn thực hiện lời hứa với cử tri: “Làm cho nước Mỹ lại vĩ đại” như xưa. Không chỉ sử dụng lá phiếu để chống lại ông tổng thống của đảng mình, Nghị sĩ McCain tiếp tục công kích ông Trump và đả phá những đường lối và chính sách của tổng thống trước diễn đàn Quốc Hội và trên báo chí. Bằng chứng rõ rệt nhất là dự luật hủy bỏ và thay thế Obamacare đã được Hạ Viện thông qua, khi lên Thượng viện bị lá phiếu của Nghị sĩ McCain giết chết vào phút chót mà ông nói là ông đã làm theo lương tâm và lẽ phải.
    Nhiều người, bạn cũng như thù, đã chê ông Trump là “tay ngang”, không có kinh nghiệm về chính trị cũng có phần đúng. Và từ khi dấn thân vào chính trường nước Mỹ, ông đã học hỏi được nhiều điều hữu ích, như đã bỏ được cái tật tranh cãi lăng nhăng, chỉ phí thì giờ, chưa kể có khi lại… tự bắn vào chân mình. Nay, sau hơn một năm dọn vào Bạch Cung, ông Trump trông ra vẻ… tổng thống hơn, và khôn hơn!
    Mới đây, James Comey, cựu giám đốc FBI, đã xuất bản cuốn sách “A Higher Loyalty”, trong đó “nói hết” những cái xấu (?) của ông Trump để trả thù vì đã bị ông tổng thống sa thải bất ngờ. Cả đến việc chiều cao ông Trump thấp hơn Comey 5 in. cũng được viết ra với đầy tự hào. Người đọc khách quan đã đánh giá “thấp” tác giả, và chắc nhiều người đã không tránh khỏi liên tưởng tới chuyện Hoàng đế Napoléon của nước Pháp ngày xưa, một thiên tài quân sự và hơi “thiếu thước tấc”. Một hôm có kẻ nào đó trong đám quần thần đã tâu với Napoléon rằng các quan trong Nhiếp Chính Viện đều cao hơn Hoàng đế. Napoléon thản nhiên đáp: “Những người đó dài hơn ta chứ không cao hơn ta!”
    Tổng thống Trump, “dài” 6ft3, đã im lặng, không bắt chước Napoléon để dạy cho Comey một bài học. Ông đã “khôn” hơn khi mới tập tễnh bước vào nơi chính trường đầy gió tanh mưa máu!
    Và ông Trump cũng đã im lặng trong lúc thiên hạ làm ồn cả lên về vụ ông McCain không muốn “thấy” ông Trump trong số người tới tiễn chân ông rời khỏi chốn trần ai đầy khổ lụy này. Mà nếu không im lặng, ông Trump có thể nói gì? Nhiều lắm, đại khái: “Ơ hay, nhờ ông nhắc tôi mới nhớ, đâu có cái lệ tổng thống phải đi dự đám tang một nghị sĩ nhỉ! Xin ngài cứ yên tâm.”
    Vụ ông McCain “cấm cửa” ông Trump chưa êm thì lại tới vụ “tin mật” trong một cuộc họp của Văn phòng Tòa Bạch Ốc bị rò rỉ ra ngoài cho báo chí, và truyền thông báo chí lại được dịp ngưng mọi chương trình để loan “tin nổ”: “Tòa Bạch Ốc nói dù sao lá phiếu của McCain cũng không thành vấn đề vì ông ta sắp chết rồi!” Thiếu văn hóa chưa! Vô giáo dục chưa! Và, bàn ngang tán dọc, phê phán, lên án, đòi Bạch Cung phải xin lỗi…
    Số là vì tình trạng sức khỏe không cho phép, mấy tháng nay Nghị sĩ John McCain không tới Thượng Viện. Không tới Thượng Viện không có nghĩa là không có ý kiến và không bỏ phiếu. Gần đây ông McCain đã lên tiếng cho biết ông sẽ bỏ phiếu chống việc ông Trump đề cử bà Gina Haspel làm giám đốc cơ quan tình báo CIA, thay thế ông Pompeo vừa được bổ nhiệm làm ngoại trưởng. Trong một cuộc họp sau đó của nhân viên Văn Phòng Tòa Bạch Ốc, khi bàn về vấn đề này, bà Kelley Sadler, một phụ tá truyền thông, góp ý rằng lá phiếu của ông McCain không thành vấn đề vì ông ấy sắp chết rồi.
    Và, khi câu nói vô tình trong nội bộ bị rò rỉ ra ngoài đã tạo ra một cơn bão truyền thông kéo dài cho đến nay, sau khi bà Haspel đã được Thượng Viện chấp nhận làm giám đốc CIA, và bà Sadler đã xin lỗi gia đình ông McCain với tư cách riêng. Nhưng nhiều người vẫn lên tiếng áp lực Tòa Bạch Ốc phải chính thức xin lỗi ông McCain. Trong đó có cả vài người thuộc đảng Cộng Hòa. Vụ này có lẽ sẽ còn kéo dài cho đến khi nào kẻ đưa tin ra ngoài bị lộ mặt.
    Chính quyền của ông Trump đã bị nạn “rò rỉ” tin nội bộ ra ngoài ngay từ lúc nhận bàn giao và những kẻ ném đá giấu tay có mặt ở mọi nơi, từ Tòa Bạch Ốc tới các cơ quan trung ương, đã tạo thành một thứ được gọi là “deep state” (quyền lực ngầm) nhằm mục đích phá hoại guồng máy hành chánh của ông Trump. Ngay từ tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions cho biết đã mở 27 cuộc điều tra về sự tiết lộ tin mật ra ngoài, trong lúc Bộ Trưởng Báo chí Tòa Bạch Ốc khi ấy là Sean Spicer đã ra lệnh kiểm tra bất thường điện thoại cầm tay của nhân viên để phát hiện những kẻ lộ tin nội bộ ra ngoài. Vụ “deep state” này hứa hẹn sẽ nổ lớn, rất lớn.
    Vụ “Lá phiếu của McCain không thành vấn đề vì ông ấy sắp chết rồi” chỉ là một đòn bẩn của quyền lực ngầm không nhằm xúc phạm ông nghị sĩ bệnh hoạn đang chờ chết nhưng mục tiêu thực sự là ném một hòn đá vào sau lưng ông Trump, và có thể cả bà Sadler nữa. Hãy nghe Nghị sĩ Lindsey Graham, một bạn đồng viện với Nghị sĩ John McCain, nói trên “Face the Nation” của CBS News (Chủ nhật, 13.5.2018): “John McCain có thể bị chỉ trích vì bất cứ quyết định chính trị nào mà ông đã làm, hay bất cứ lá phiếu nào mà ông đã bỏ, nhưng ông ta là một anh hùng của người Mỹ. Và tôi nghĩ mọi người Mỹ muốn thấy chánh quyền Trump xử sự đúng hơn trong tình huống như thế này. Nó không làm tổn thương gì “you” cả để làm điều phải và trở nên vĩ đại.” Bọn “deep state” đang cười thầm đắc chí trong bóng tối!
    Thế thì John McCain có phải là một anh hùng thật hay không? Joe Lieberman, cựu nghị sĩ, bạn rất thân và rất ngưỡng mộ John McCain, có viết một bài về ông đăng trên Nguyệt san NEWSMAX, số ra tháng 12, 2017, mang tựa đề “John McCain, A Most Remarkable American”. Không kể ảnh John McCain ngoài bìa, qua 14 trang báo, với rất nhiều hình ảnh ông McCain qua mọi giai đoạn, từ năm 1936 được ôm ngồi trên đùi ông nội, Đô đốc John S. McCain, đến tấm ảnh cuối cùng chụp tại Điện Capitol vào tháng 7, 2017, tác giả đã hết lời ca ngợi người bạn mình, nhưng không hề gọi John McCain là một “anh hùng” và cũng tránh không nói tới vụ xung đột giữa McCain và Trump.

    john mccain on newsmax cover
    Trong bộ phim tài liệu mới nhất tựa đề “John McCain: For Whom the Bell Tolls” vừa được phổ biến, ông John McCain nói với Đạo diễn Peter Kunhardt trong một cuộc phỏng vấn thu hình tại tư gia ở Sedona, Arizona: “Tôi muốn dân Mỹ coi tôi là một con người và tôi không phải là một ‘maverick’, và tôi đã làm những điều sai lầm”.

    @hbo doc #JohnMcCain #ForWhomTheBellTolls is an eloquent portrait of a great American! He’s candid about his past; his family lineage & family heartache, #VietnamPOW, #Senate bipartisan champion, S&L scandal, and presidential candidate; while facing his biggest challenge! McCain is maverick & hero! This doc is a beautiful testament to that fact.
    Có lẽ đây là lời chân thật nhất mà ông McCain đã nói từ trước tới nay. Tại Quốc Hội Mỹ, nơi ông đã góp mặt trong ba thập niên, John McCain được coi như một “maverick” của đảng Cộng Hòa, một nghị sĩ với tinh thần độc lập, không bị trói buộc vào đảng và có thể hợp tác với người khác đảng trong những công việc thích hợp với ông. Xin mở ngoặc để nói sơ về nguồn gốc của danh từ ngộ nghĩnh này. Maverick nguyên thủy là tên riêng của một chủ trại chăn nuôi ở Texas: Samuel Maverick. Vì ông Maverick không đóng dấu riêng trên lưng những con bò của mình nên về sau danh từ này trở thành danh từ chung để chỉ những con bò không có đóng dấu của chủ. Sau đó, danh từ này được dùng trong lãnh vực chính trị để gọi những nhà chính trị có tinh thần độc lập như John McCain. Nhưng tại sao trong vế ở trên trong câu nói với người phỏng vấn, ông McCain lại khẳng định mình là một con người, vậy thì chữ “maverick” trong vế thứ hai phải là một “con vật”, một con bò không đóng dấu! Một câu nói khiêm tốn ngụ ý châm biếm cay đắng.
    Có lẽ là một thiếu sót lớn nếu không nói tới những liên hệ của John McCain với người Việt Nam, vì chính Việt Nam đã nằm trong trái tim ông, sau nước Mỹ, và chính Việt Nam đã làm thành một phần đời của John McCain và là nguyên nhân của những tranh cãi hiện nay, về phía người Mỹ cũng như người Việt tại Mỹ, đặc biệt giới cựu tù cải tạo sau khi chiến tranh chấm dứt.
    Sau khi John McCain được ra khỏi nhà tù ở Hà-Nội và trở về Mỹ năm 1973 không có nghĩa là ông chấm dứt mọi liên hệ tới Việt Nam. Trái lại, với tư cách nghị sĩ, ông rất quan tâm tới vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và việc tái định cư cựu tù cải tạo. John McCain có một liên hệ khá mật thiết với bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị VN (FVPPA), và đã giúp nhiều trong việc thi hành Chương Trình HO, trong đó có Tu Chính Án McCain năm 1997 mà nhờ đó những người con trên 21 tuổi của cựu tù cải tạo và vợ con những người đã chết trong tù cũng được sang Mỹ.
    Có một chuyện hầu như không còn được ai nói tới nhưng có lẽ đã để lại một nỗi buồn trong lòng John McCain mà ông không bao giờ quên. Cũng vì quan tâm đặc biệt tới Việt Nam sau chiến tranh mà ông đã cùng với Đoàn Văn Toại, một sinh viên phản chiến thân cộng ở Sài-Gòn trước đây nhưng sau 75 đã mở mắt, lập ra Indochina Institute với mục đích không rõ ràng và Đoàn Văn Toại đã bị bắn trọng thương tại California sau khi dự một cuộc hội thảo chính trị về VN tại Washington do ông McCain tổ chức. Có lẽ đó là một trong “những việc làm sai lầm” mà ông đã thú nhận trong “John McCain: For Whom the Bell Tolls”. Và, ông cũng muốn dân Mỹ hãy nhìn ông như một con người.
    Một con người mà trong suốt cuộc đời bình thường và tầm thường đã làm được một việc phi thường thì cũng đáng gọi là “anh hùng”. John McCain đã làm được hai việc phi thường.
    Một, là con và cháu của hai Đô Đốc Hải Quân Mỹ mà đã không tìm cách trốn tránh khỏi sang Việt Nam tham chiến, và ông đã thi hành 20 phi vụ oanh tạc Bắc Việt trước khi bị bắn rơi.
    Hai, trong khi McCain bị giam tại Hà-Nội, CSBV biết ông là con của Đô Đốc John S. McCain, Tư lệnh của Hải Quân Mỹ tại VN (1968-72), đề nghị trả tự do sớm cho ông. Biết kẻ thù sẽ dùng sự biệt đãi ông vào mục đích tuyên truyền và sẽ là một cú nặng đánh vào tinh thần những đồng đội còn ở lại trong tù, McCain đồng ý được ra khỏi nhà tù sớm với một điều kiện: tất cả tù nhân bị bắt trước ông cũng được phóng thích cùng một lúc với ông, dù ông biết điều kiện ấy sẽ không được chấp thuận.
    Trong một đất nước mà một cầu thủ bóng cà-na xuất sắc cũng được gọi là “anh hùng” thì với hai hành động “phi thường” như trên, gọi John McCain là anh hùng (không trong ngoặc kép) tưởng cũng không phải là quá đáng.

    Ký Thiệt



Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X