Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phi vụ Bắc phạt ngày 19 tháng 4 năm 1965

Collapse
X

Phi vụ Bắc phạt ngày 19 tháng 4 năm 1965

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phi vụ Bắc phạt ngày 19 tháng 4 năm 1965

    Phi vụ Bắc phạt ngày 19 tháng 4 năm 1965


    Phi vụ này nằm trong khuôn khổ các cuộc Hành quân Rolling Thunder 11-14 (kéo dài từ 17 tháng 4 đến 12 tháng 5 năm 1965). Phi vụ gồm 6 phi tuần A-1H và A-1G do Trung Tá Phạm Phú Quốc, Tư lệnh KĐ 23 chỉ huy và hướng dẫn. Mục tiêu là oanh kích các kho đạn và Trung tâm Tiếp liệu của CSBV tại Hà Tĩnh. Sau đây là diễn tiến Phi vụ nhìn từ Đài Panama : "Sĩ quan chỉ đạo tại đài Panama là Th/Úy Hoàng Bá Mỹ, Phụ tá là Th/Úy Phạm quốc Tiến. Sĩ quan trực hành quân là Trung Úy Hoạt. Hai H-34 rescue của KQVN được trực tại Đông Hà với danh hiệu ‘Butterfly 1 và Butterfly 2’’. "như thưởng lệ, trong nhiệm vụ theo dõi diễn tiến phi hành và cứu nạn 2 toán radar hành quân Việt-Mỹ đã làm việc kết hợp khá chặt chẽ. Các thiết bị radar, scope trong tình trạng toàn hảọ Hệ thống canh gác trên không và cứu nạn giữa Panama, và các đài Yankee, Pretty Girl được phối hợp rất chặt".

    ‘Các phi tuần của KQVN, 18 phi cơ, cất cánh lúc 1 giở chiều, danh hiệu là Tiger Red. Danh hiệu của Trung Tá Quốc là Tiger Red 1. Panama đã hướng dẫn Tiger Red đến mục tiêu oanh tạc và trở về gần như an toàn, mặc dù gặp phải hỏa lực phòng không của địch bắn lên rất dữ dộị Khi các phi tuần bay trở về , đến gần đảo Hòn Cọp (Tiger Island), một đảo nhỏ ở ngoài khơi phía Bắc DMZ khoàng 5 miles, thì bổng thấy Tiger Red báo cáo có súng dưới đất bắn lên. Một lát sau, Panama nghe Tiger Red 2 báo cáo: Tiger Red bị bắn rơi ! và đã crashed xuống đất gần bãi biển ! TR 2 cho biết tiếp : Red 1 bị bắn, quay lại định thanh toán ổ phòng không thì bị hạ !’.

    Tôi và Th/Úy Mỹ cùng giật bắn người lên. Mỹ báo tin TR 1 crashed cho Tr/Úy Hoạt ở Phòng Hành Quân biết, Hoạt cũng bấn lên và yêu cầu Panama nhở Hoa Kỳ giúp rescue Trung Tá Quốc. Cả Phòng Hành quân đều lo âụ Hai chiếc trực thăng cấp cứu ỡ Đông Hà được lệnh cất cánh, một lát sau Butterfly báo cáo là mưa gió kéo đến, trần mây rất thấp không thể bay xa hơn được và xin trở lại Đông Hà. Th/Úy Mỹ hỏi Tr/Úy Peoples(USAF): Có chiếc A-1H cùa VNAF bị hạ ở tọa độ gần Tiger Island, các anh có chiếc rescue nào gần đó không ?.

    Peoples cho biết USAF cũng có một chiếc F-100 bị bắn rơi và đang làm rescue! Khoảng 3 giờ chiều, Tr/Úy Hoạt từ Phòng Hành Quân gọi cho Panama cho biết: Lệnh của Tư lệnh KQ là phải rescue Trung Tá Quốc bằng mọi giá! Thấy tình hình nghiêm trọng, tôi vôi chạy lên lầu 3 gặp Đại Tá Champlin (TACC/ North Sector) nhở liên lạc với Hạm đội để xin yểm trợ cứu nạn. Một lát sau, Tướng Kỳ đích thân điện thoại nói chuyện với Đ/Úy Tiếp (Trưởng đài Panama) để tìm hiểu việc rescue.

    Trong khi đó, Peoples cho biết: 'Chúng tôi còn 1 CH-54, tôi đang dẫn vào vùng phi cơ crashed , dưới sự cover của 2 F-4C yêu cầu xác định lại tọa độ'. Mỹ kêu Tiến đo lại tọa độ và trao cho Peoples. Một lát sau Peoples cho biết 2 F-4C đã nhận ra nơi Trung Tá Quốc rơi, nhưng dưới đất có rất đông người, có lẽ dân làng, đang chạy về phía phi cơ rơi.Tiếp theo là chiếc CH-54 cũng báo cáo là mưa to, gió lớn, lại có thêm mấy chiếc PT boat từ bờ chạy ra, có súng bắn lên từ dưới nên không thể bay vào rescue được.

    Các phi cơ rescue bay quần thão trên vùng phi cơ rơi một lát rồi đành quay về. Chúng tôi nhìn nhau, lắc đầu thất vọng. Đ/tá Champlin : sorry vì rescue kể như thất bại !. Peoples sau đó cho biết : trước đó hơn 1 tiếng USAF cũng có 2 F-100 bị hạ nên việc rescue Trung Tá Quốc bị chậm trễ. (Theo Trung Tá Trần đình Giao (De Couteau) viết trên Website bgkq)

    Ghi chú: (Theo các tài liệu chính xác thì phi cơ củaTrung Tá Quốc bị bắn hạ gần Hà Tĩnh).

    Phi công Trần Mạnh Khôi
    (một trong 6 phi công tham dự phi vụ này) đã ghi lại như sau:
    Nhiệm vụ phi vụ tuần thám võ trang do Trung TTá Quốc huớng dẫn là bay dọc Quốc Lộ 1 từ Hà Tĩnh vào Nam nếu gặp những quân xa, trại lính thì cứ việc tấn công tiêu diệt chứ không có những mục tiêu nhất định. ‘’ Phi vụ bay ra Bắc ngày 19 tháng 4 năm 1965 do Trung Tá Quốc dẫn là phi vụ tuần thám võ trang đầu tiên của KQVNCH và cũng là phi vụ Bắc phạt chính thức và cuối cùng của KQVN, tuy nhiên sau đó các phi công của Biệt Đoàn 83 vẫn thi hành những phi vụ bay ra Bắc.

    Hôm đó bay từ Biên Hòa ra Đà Nẵng gồm có 6 phi cơ A-1H. Sau khi đáp tại Đà Nẵng, Ông Quốc cho chúng tôi ra Câu lạc bộ ở Phi cảng Đà Nẵng ăn cơm, còn Ông thì về nhà ăn cơm trưa với bà Cụ. Khoảng 1 giờ trưa thì Ông lái xe vào đón chúng tôi về Phòng Quân Báo/ KĐ 41CT để nghe thuyết trình. 6 phi cơ đã được chia ra như sau:

    - Phi tuần nặng được trang bị bằng bom nổ, rocket, đại bác 20 ly :

    1- Tr/ Tá Phạm Phú Quốc: quyền Tư Lệnh KĐ 23 CT
    2- Th/ Úy Nguyễn Đức Chương - PĐ 518
    3- Đ/ Úy Đặng Thanh Danh - Chỉ huy Phó PĐ 518
    4- Th/ Úy Trịnh Bửu Quang - PĐ 518

    - Phi tuần hộ tống được trang bị rocket và đại bác 20 ly :

    1- Đ/Úy Chế văn Nghĩa - Chỉ huy Trưởng PĐ 514
    2- Th/ Úy Trần Mạnh Khôi - PĐ 518

    Sau khi cất cánh và vừa tập họp để check lẫn nhau là tới Mỹ Khê, thế là Ông Quốc ra lệnh xuống thấp, chúng tôi đã bay sát mặt nước, dọc theo bờ biển, đến phía Nam Hà Tĩnh thì lấy hướng Tây bay vào đất liền, rồi bay dọc theo Quốc Lộ 1 xuôi Nam. Cả 2 phi tuần đều bay ở vị thế chiến đãu và bay rất thấp (khoảng 50 feet trên mặt đất) để tránh radar.

    Khoảng chừng 5 phút sau thì Quang la lên là số 4 bị bắn, thế là Ông Quốc vừa múc lên quay lại 180 độ và bắn rockets xuống địch quân, thì lúc đó Số 1 trúng đạn phòng không nổ và cháy trên cao độ khoảng hơn 1000 feet (đây là lời của Nguyễn đức Chương, tôi không thấy vì lúc đó phi tuần hộ tống còn ở xa và kinh nghiệm chưa có nên cứ mải bay theo leader và nhìn quanh).

    Mọi người trong phi tuần la lên là Số 1 bị bắn rơi, lúc đó Anh Nghĩa ra lệnh cho Anh danh dẫn Số 2 và 4 ra biển tất cả phi cơ jettison bom và rockets ở ngoài biển và hướng về Nam. Lúc đó Anh Nghĩa dẫn tôi bay gần vào check phi cơ của Quang: phi cơ trúng đạn khá nặng, đầu wing tip của cánh phãi bị bắn văng mất tiêu, có một lỗ khá to gần sát aileron.

    Tôi còn nhớ là Quang bay nghiêng qua nghiêng lại thì Anh Nghĩa bảo là phải bay cẩn thận, quẹo (bank) từ từ thôi, đừng quẹo gắt nguy hiểm !.

    (Theo e-mail trả lời người viết ngày 9 tháng 9 -2005 của KQ Trần Mạnh Khôi)

    Những phi vụ Bắc phạt của Phi công Lý Ngọc An
    (Đại Úy Lý Ngọc An, một phi công kỳ cựu thuộc Biệt đoàn 83 , kể lại một số chi tiết vể các phi vụ Bắc phạt cũa Ông trong bài 'Đi không ai tìm xác rơi' đăng trong 'Không Quân Ngoại Truyện - Quyển thứ nhất').

    Phi vụ Bắc phạt đầu tiên của tôi, tuy đã được briefing rất kỹ và xem không ảnh về phòng không của địch, lòng tôi vẫn còn run sợ vì nghe những phi công đi trước dọa rằng ‘phòng không của Bắc Việt rất ư là khủng khiếp’, nhưng sau một vài phi vụ liên tiếp tôi đã cảm thấy vững bụng và tự tin hơn.

    Phi vụ thứ 11 có hai phi tuần, đánh chiếc cầu phía Nam của Vinh. Chúng tôi đã được chỉ thị là khi vào đến mục tiêu thì salvo hết bom đạn, rồi rời mục tiêu vì rút kinh nghiệm những phi vụ trước, ở trên mục tiêu lâu chỉ làm mồi cho phòng không BV ngoài ra trước khi đi, cũng được briefing là sau khi đánh xong mục tiêu thì tập họp ngoài biển để điểm.. danh trước khi bay về. Nhưng khi kiểm danh thì số 4 của phi tuần tôi không trả lời. Sau khi được biết phi công số 4 trong phi tuần là Nguyễn Thế Tế, một phi công trẻ mới ra trường từ Mỹ về bị mất tích, tôi quyết định ở lại với số 2 của tôi là cố vấn HK. số phi cơ còn lại bay về đơn vị dưới sự hướng dẫn của phi tuần trưởng phi tuần 2.

    Sở dĩ tôi dùng cố vấn Mỹ bay số 2 cho tôi là để nhờ anh liên lạc với những phi tuần phản lực của HK bay ở phía Bắc mục tiêu của chúng tôi, xem họ có thấy chiếc A-1H nào bay về hướng Bắc không? Nếu không thấy thì yêu cầu họ phụ giúp với chúng tôi trong việc tìm kiếm chiếc phi cơ lâm nạn. Chúng tôi ở lại tìm kiếm quanh mục tiêu trên 2 tiếng đồng hồ nhưng không thấy một vết tích gì trên mặt đất hay trên mặt những hồ nhỏ rải rác quanh mục tiêu cả. Trong khi tìm kiếm thì chúng tôi cũng thấy những F-100, F-4 của HK bay thật thấp để giúp tìm chiếc phi cơ của Anh Tế. Bay cho đến khi gần hết xăng chúng tôi phải trở về Đà nẵng đổ xăng rồi trở lại mục tiêu tiếp tục cuộc tìm kiếm. Trở lại mục tiêu lần thứ hai, thì trời đã xẩm tối nên mỗi khi chúng tôi vào gần mục tiêu thì thấy rõ những lằn đạn phòng không từ dưới bắn lên. Màn đêm đã bắt đầu phủ xuống, chúng tôi đành phải bãi bỏ cuộc tìm kiếm để trở về Đà Nẵng.

    Phi vụ Bắc phạt thứ 12, vào ngày 28 tháng 7 năm 1965 đã chấm dứt cuộc đời phi hành của tôi. Cũng như những lần Bắc phạt trước, buổi sáng sau khi được Phòng Quân Báo Bộ TLKQ thuyết trình về mục tiêu, chúng tôi ăn cơm trưa tại Hội quán Lê Văn Lộc rồi về Biệt đoàn chuẩn bị cất cánh ra Đà Nẵng để hôm sau thi hành Phi vụ.

    Tôi trở lại Biệt đoàn, vào phòng lấy dù. Nón bay và các dụng cụ cần thiết để đi bay. Chúng tôi gồm 2 phi tuần : tôi dẫn phi tuần đầu gồm 4 chiếc AD-6 và Anh Nguyễn Quốc Phiên hướng dẫn phi tuần thứ 2. Tám chiếc AD-6 mở máy, kiểm soát vô tuyến và liên lạc với nhau trên những tần số thường lệ xong chúng tôi xin đài kiểm soát di chuyển ra đầu phi đạo để cất cánh.

    Tôi cất cánh đầu tiên, phi cơ của tôi vừa lên được khoảng 800 bộ thì bị cháy, tôi trông thấy ngọn lửa đỏ rực ở hai bên thân phi cơ, lúc đó đài kiểm soát và các phi tuần viên cũng báo cho tôi biết là phi cơ của tôi bị cháy và tôi cũng nghe thấy vài phi tuần viên của tôi nhắc nhở tôi phải nhảy dù. Phản ứng tự nhiên của tôi là đẩy tay ga cho phi cơ lên nhanh hơn để có đủ cao độ nhảy dù nhưng tay ga không còn hiệu lực. Phi cơ của tôi không thể lên cao hơn nữa. Ở cao độ thấp này không thể nhảy dù được, tôi đành quyết định quay lại để đáp chứ không còn cách nào khác hơn.

    Tôi biết phi cơ có thể nổ tung bất cứ lúc nào nên làm đủ phương thức để hạ cánh thật nhanh. Mọi thủ tục sửa soạn cho phi cơ hả cánh không gặp gì trở ngại, chiếc phi cơ của tôi quẹo vòng chót và cận tiến như thường lệ nhưng khi xuống đến khoảng 300 bộ thì bị khói đen ở đầu máy tuôn vào buồng lái. Ngửi hơi thán khí, tôi bị ngất đi, và phi cơ, không người điều khiển đã nghiêng sang bên trái và đâm xuống đầu phi đạo của phi trường Tân Sơn Nhất! Cái sức mạnh như trới giáng của chiếc phi cơ khi đâm xuống đã làm cho tôi tỉnh dậy sau khi bị ngất đi khoảng 20 giây tôi vẩn còn nhớ sau khi cởi khóa an toàn dây nịt, nhãy ra khỏi phi cơ đang cháy lớn, mang cả chiếc dù đít lòng thòng và nặng trĩu, bước ra cánh phi cơ rồi nhẩy xuống đất để chạy thật xa.

    Nhưng khi nhẩy xuống thì tôi bị hẫng một cái vì cánh phi cơ đã nằm sát mặt đất rồi (cái cảm giác đó đã làm tôi nhớ mãi). Chạy khỏi đống lữa, nhìn lại phi cơ đang cháy như bó đuốc và thấy bàn tay mặt của mình lủng lẳng, tôi biết là tay đã bị gẫy. Tôi tiếp tục cố gắng chạy thật nhanh dù chiếc dủ gây lấn cấn khó chạy. Thế mà tôi vẫn chạy như bay sau này mới biết khi gặp hoạn nạn, thập tử nhất sinh, vì bản năng sinh tồn, con người lúc đó có được sức mạnh phi thường! Chạy được một quãng xa, tôi cảm thấy khá an toàn nằm xuống và nghe thấy mấy chiếc AD-6 đang bay trên đầu.

    Có một điều rất lạ là sau cái tai nạn đó, người tôi thì bị cháy gần hết tay thì bị dập nát cả mà tôi đã không cảm thấy một chút đau đớn nào cả chỉ ngửi thấy mùi khét của chiếc áo bay và găng da’’ (theo Phi công Lý Ngọc An trong Không Quân Ngoại Truyện, quyển thứ nhất)

    Phi vụ Bắc phạt của Đại Úy Vũ khắc Huề
    (Đ/úy Vũ khắc Huề hy sinh trong một Phi vụ Bắc phạt, sau đây là lời kể của Trung Tá Phạm Bình An cựu Phi đoàn Trưởng PĐ 516, trong "KQ Ngoại Truyện - quyển thứ nhất").

    Hôm đó là ngày tôi làm sĩ quan trực Phi Đoàn. Vào khoảng 8 giờ sáng, nhìn ra sân thấy thằng John đang ngồi ngoài nắng say mê viết thư.

    Lần đầu tiên nó được đi đánh Bắc và Phi tuần Trưởng sẽ là Đ/Úy Huề. Nó có vẻ rất khích động khi nhìn thấy tên nó trên bảng đi đánh Bắc, cả buổi sáng nó cứ đi ra đi vô hay đứng ở chỗ bản đồ hành quân để đo đạc, check đường đi, nước bước. Phi tuần có 2 chiếc, cất cánh lúc 11 giở và sau 1 giở trưa khi tôi sửa soạn đi ăn thì được tin mình bị rơi một chiếc bên kia Bến Hải.

    Tôi chạy vội lên Phòng Hành Quân KĐ thì đã thấy đầy đủ văn võ bá quan. Tôi thấy KĐ Trưởng ngồi ngay giữa phòng, hai tay để trên đùi, nhìn thẳng vào giàn máy phía trước nghe báo cáo trực tiếp từ các đơn vị cứu nạn.

    Tiếng của John nghe thật rõ, báo cáo về tình trạng Số 1: Máy bay bị bắn cháy ở cao độ thấp, hoa tiêu nhảy dù và không biết dù có kịp mở không?

    John nói tiếp: Phi vụ đã thi hành xong, trên đường về, Số 1 ra lệnh tấn công một chiếc tầu và không ngờ tầu đã dùng súng phòng không cỡ nặng bắn lại nên Số 1 bị bắn cháy ngay trên không.

    Trực thăng cấp cứu được điều động từ Mẫu Hạm còn PĐ cũng cho một phi tuần nhẹ cất cánh để yểm trợ cho trực thăng. Phi tuần này do Đ/Úy Nguyễn Tấn Sĩ và Tr/Úy Vượng lái.

    Trực thăng báo cáo đã tới mục tiêu, rồi thất thanh la lên: Chiếc Số 2 bị bắn trúng, nổ tung trên trời, không thấy hoa tiêu nhảy dù ra còn Số 1 thì chưa tìm thấy! Tiếng Đ/Úy Sĩ trên tần số xin được tấn công chiếc tàu.

    Ông lập đi lập lại lần thứ ba, mới được Trung Tá Không Đoàn Trưởng trả lời: "Không ! Mang phi tuần về đáp!"’. Đ/Úy Sĩ vẫn cố nài nỉ trên tần số, xin đánh để trả thù cho bạn, nhưng KĐT vẫn nhất định giữ nguyên lệnh. Mọi người chung quanh đều ngạc nhiên và bất mãn. Sau này KĐT mới cho biết tầu này là tầu ngụy trang, có đầy đủ phòng không cỡ nặng, nếu mình tấn công thì chỉ thiệt hại thêm. Tôi đã mất 2 chiếc rồi không muốn mất hơn nữa!

    Phi vụ Bắc phạt đặc biệt nhất của Phi công Nguyễn Quốc Đạt
    (Thiếu Úy Nguyễn Quốc Đạt là Phi công duy nhất của KQVN bị bắn hạ trong các Phi vụ Bắc phạt, mà bị bắt làm tù binh, giam chung với các Phi công Mỹ tại Nhà giam Hỏa Lò).

    Th/Úy Đạt kể lại phi vụ này như sau:
    "Tôi thuộc Phi đoàn 516, đóng tại Đà Nẵng. Từ năm 1966, đây là Phi đoàn duy nhất còn nhận trách nhiệm 'Phạt Bắc'. Bốn phi công đã bị bắn rơi, và tôi là phi công duy nhất sống sót. Tôi bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò mà các phi công tù binh Mỹ gọi là 'Hanoi Hilton'.

    Tôi bị bắn rơi ngày 14 tháng 5 năm 1966 khi đang bay tìm mục tiêu oanh kích trên đưởng mòn HCM. Đây là phi vụ Bắc phạt thứ 26 của tôị Tôi bị trúng đạn phòng không và nhìn thấy rõ một lỗ hổng to nơi cánh bên trái. Tôi còn chừng 400 viên 20 ly, và chúng bắt đầu nổ như pháo bông. Ống dẫn dầu bị bể, gây thêm đám cháỵ Một vụ nổ lớn khá mạnh khiến phi cơ của tôi gần như lộn nhào.

    Tôi cố bay thật nhanh về khu Phi Quân Sự. cao độ quá thấp để có thể nhẩy dù..Nhìn thấy một cánh ruộng nhỏ, tôi quyết định đáp khẩn cấp bằng bụng, trước khi chạm đất tôi còn kịp nhìn kim tốc độ đang chỉ 230 knots. ‘Quá nhanh’ tôi tự nghĩ , nhưng không còn cách nào khác. Đây là lần đầu tiên tôi ’crash’ nhưng lại tuyệt hảo! Tôi nghĩ mình khó sống nhưng chiếc A-1 thật vững chắc. Tôi trèo ra khỏi máy bay không một vết trầy.

    Tôi cởi bỏ chiếc áo bay màu đen, tính trà trộn vào dân làng. Nhưng khi nhìn lại thấy mình đang mặc quần lót hiệu ’Jockey’ của Mỹ, tôi tự nhủ ‘Không xong rồi’. Ngoài ra tôi cũng sợ trực thăng cứu nạn từ Đà Nẵng sẽ không nhận ra mình! Tôi ở bên bờ ruộng khoảng 1 tiếng đồng hồ đến khi bị bắt! Tôi là Phi Tuần Trưởng, và 2 phi tuần viên của tôi vừa tốt nghiệp từ Trường bay, bị ‘sốc’ và mất định hướng khi tôi bị hạ khiến việc cấp cứu bị chậm trễ!

    Tôi dùng danh hiệu 'Max' trong suốt 7 năm bị giam tại BV, và được trao đổi tù binh năm 1973 trong Chiến dịch ‘Operation Homecoming’" (theo The A-1 Skyraider in VN của W.Mutza trang 142-143)

    Trần Lý


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X