Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cà Phê Philo

Collapse
X

Cà Phê Philo

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cà Phê Philo

    Cà phê philo

    Trần Mộng Lâm


    cafe_philo

    Tôi viết bài này sau khi có dịp sang Cali, ngồi uống cà phê với các bạn ở San Jose và Little Sài Gòn. Người Việt Nam rất thích ngồi đấu láo với bạn bè tại các tiệm cà phê. Sài Gòn hiện nay, người ta có cà phê ôm, cà phê thư dãn, cà phê tình nhân…. Người bình dân uống cà phê tại các quán ngoài đường, uống cà phê pha bằng túi, cà phê đổ ra trên một chiếc đĩa, thay vì bằng tách. Công ty Starbucks coffee thấy thị trường Việt Nam béo bở, người Việt Nam thích loại nước uống này, nên nhào sang Việt Nam làm ăn, cạnh tranh với Cà Phê Trung Nguyên vốn đã hiện diện đã lâu ở đây. Không hiểu với sự làm ăn chân phương của mình, công ty này có cạnh tranh nổi với các quán cà phê mà trong đó, những con buôn vô lương tâm tìm cách pha vào cà phê đủ loại hóa chất nhiều khi nguy hiểm chết người hay không, chúng ta hãy chờ xem, tuy hiện nay, với tâm lý vọng ngoại, thích Mỹ, thanh niên Sài Gòn vẫn xếp hàng để được vào uống cà phê trong một tiệm mang bảng hiệu Starbucks, có vẻ sang, có vẻ là dân chơi cầu ba cẳng.

    Bài viết này trình bầy một cách uống cà phê của người Pháp. Đó là Cà Phê Philo.

    Thực ra, nếu viết đầy đủ, thì phải gọi là Cà Phê philosophique. Sau đây là một chút lịch sử của cách uống này. Người khai sáng ra Café- philo là ông Marc Sautet (1947-1998). Ông này là tiến sĩ (lại tiến sĩ!) Triết. Ông ta có tài ăn nói. Mỗi buổi sáng chủ nhật, tại quán cà phê “café des phares”, nằm ở quảng trường Place de la Bastille, Paris, ông tụ tập để đấu láo với bạn bè, giống như hiện nay tại Quận Cam, người ta đến Factory Coffee vậy. Sau đó, càng ngày càng có nhiều người tham dự.


    Tiệm Cà Phê philo đầu tiên được khai trương là vào năm 1992.

    Nguyên tắc của cà phê philo là gì? Đó là Tự Do Ngôn Luận. Ai cũng có thể tham gia , nói lên và bảo vệ lập trường của mình về một vấn đề triết học.

    Quán cà phê philo này thành công vượt bực, có nhiều sáng chủ nhật, 200 người đến đông nghẹt không còn chỗ ngồi, nghẹt khói thuốc.

    Chính quyền tuyệt đối không ngăn cấm nhưng vào năm 1996, một việc đáng tiếc xẩy ra, là trong một buổi nói chuyện như vậy, Marc Sautet bênh vực việc nhà triết học Roger Garaudy có quyền nghi ngờ sự hiện hữu của các phòng hơi ngạt, mà người Đức Quốc Xã dùng để giết dân Do Thái.. Vì lập trường này, Marc Sautet đã bị la ó, và bị bạo hành nữa, bởi một người quá khích. Tuy nhiên, ông ta không chết vì tai nạn nghề nghiệp này, mà chết năm 1998, ở tuổi rất trẻ (51), vì bị ung bướu não bộ.

    Cà Phê Philo ra đời tại Paris nhưng sau đó trở thành một phong trào, lan ra rất rộng, và được sự tham dự của của mọi giới, các trung tâm văn hóa, giới trẻ, các người dân di cư, các nhân viên công sở, xí nghiệp….v.v

    Tại sao cà phê philo thành công như vậy, đó là nhờ các nguyên tắc khoan dung (tolérance), cởi mở (ouverture), và đa nguyên (pluralisme) .

    Nhiều cơ sở Giáo Dục của Pháp, thay vì phản đối, lại đem nguyên tắc tranh luận cởi mở này áp dụng cho các lớp học của họ, mở rộng đến tận các nhà tù, các công ty, xí nghiệp , các chủng viện, các buổi hội thảo…v.v.

    Quán Café des phares còn có một site Web để lưu trữ nội dung các buổi trao đổi ý kiến. Ngay cả các người nổi tiếng như Christian Godin, Edgar Morin cũng đã từng tham dự. Hiện nay, tại Paris, người ta có thể kể ra các café philo nổi tiếng như Rotonde de la Muette (Paris 16è), Le Bastille, Forum- 104 (104 rue de Vaugirard, Paris 6è). Tại Montpellier, năm 1995, Colette Djaffo lập một tiệm café philo, họp mỗi tối thứ năm, sau này còn có tiệm Café de la libre parole. Hiên nay, café philo đã trở nên một phong trào quốc tế.

    Từ café philo, sau này còn có ciné-philo trong đó, trước khi tranh luận, người ta cho trình chiếu một cuốn phim triết lý.

    Báo Le Point, số mai-juin 2013, tường thuật mới đây, tại café Albert, Paris 11è, người ta tranh luận về đề tài “la fantaisie” (sở hiếu). Ngày hôm đó, Maxime Fellion mở đầu bằng cách nói về đề tài “la fantaisie” trong 30 phút, trong khi cử tọa nhâm nhi mỗi người một ly café. Nói xong, diễn giả mời gọi :

    – Bây giờ đến phiên quý vị, đừng sợ, cũng đừng ngại, sự lố bịch cũng không làm chết ai đâu, có gì mà thẹn thùng.

    Tuy nhiên, sự tự do nào cũng có giới hạn. Ở đây, người ta đòi hỏi những người tham dự phải “nghe người khác nói”. Ai muốn nói thì dơ tay, rồi nói, không ngắt lời ai, không cướp lời ai. Người ta nói về ý của mình để đối chọi với ý của người khác, chứ không phải để nói về mình. Thí dụ như khi một tham luận viên nói :

    – Trong đời tôi, tôi đã có lúc fantaisiste (làm theo sở hiếu)…

    Ông ta đang rông dài, muốn kể chuyện đời ông thì người điều khiển can thiệp liền :

    – Xin hãy giữ những kinh nghiệm riêng tư cho chính ông, chúng tôi không muốn ông dậy chúng tôi kinh nghiệm đời ông

    Bạn đến cà phê philo, không phải để học cách sống (apprendre à vivre), nhưng đến để học cách suy nghĩ (apprendre à penser). Người ta không cần nhận lời dậy bảo của bất cứ ai.

    Đại khái, một buổi tại cà phê philo diễn ra như vậy. Có người thích, có người cho rằng trí thức quá.

    Thí dụ như khi người ta chọn đề tài “Đa Nguyen”, thì người ta muốn bạn nghĩ gì về “Đa Nguyên”, chỗ đứng của Đa Nguyên trong sư tiến triển của văn minh nhân loại, chứ không phải những sự lợi hại của đa nguyên trong đời sống chính trị của người Việt Nam, nước Việt Nam. Càng không phải để nghe một ông cán bộ nào đó đến “lên lớp” là Việt Nam không thể đa nguyên.

    Cũng vậy, những đề tài như “Độc Lập”, “Tự Do”, “Hạnh Phúc”, cũng rất đáng đem ra tranh luận tại các cà phê phi lô.


    Tại Paris, hiện nay, mỗi tuần có đế trên một chục cà phê philo, trong đó có bàn đến cả các vấn đề như Văn Minh Ả Rập – Hồi Giáo.

    Giá mỗi lần tham dự: 10 euros cho một ly, mắc quá, phải không.


    Cafe Des Phares On Place De La Bastille

    Người Việt mình có thể tính giá phải chăng hơn.

    Nhưng mà dù có được phổ biến đến thế nào chăng nữa trên thế giới, có một nơi không bao giờ có thể có một tiệm cà phê philo. Nơi đó là: Việt Nam!!!

    Người ta không muốn người dân suy nghĩ. Việc suy nghĩ đã có Đảng ta..

    Ở Việt Nam, người ta chỉ muốn phát triển một loại nhà hàng cà phê: Cà Phê “ôm”.

    Trần Mộng Lâm

    nguồn :sangtao.org


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X