Remember ?

Trang 2/2 đầuđầu 12
kết quả từ 7 tới 9 trên 9

Tựa Đề: Tổng Giám đốc Y tế Thế giới là ai?

  1. #7
    Moderator
    Nguyen Huu Thien's Avatar
    Status : Nguyen Huu Thien v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jul 2014
    Posts: 687
    Thanks: 59
    Thanked 57 Times in 18 Posts

    Default

    Tổng Biên Tập Báo Đức BILD Trả Lời Chủ Tịch Trung Quốc



    KÍNH GỬI ÔNG CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH,

    Đại sứ quán của ông ở Berlin đã có ý kiến với tôi trong một bức thư ngỏ, vì chúng tôi đã đặt câu hỏi, liệu TQ có phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại khủng khiếp cho kinh tế vì Virus Corona gây ra cho toàn thế giới hay không.

    Đại sứ quán của ông gọi điều này là “nham hiểm đê tiện“ và công kích tôi khi cho rằng, tôi đã “khơi mào cho chủ nghĩa dân tộc“ sống dậy.

    Ông hãy cho phép tôi được nói vài lời.

    1. Ông điều khiển đất nước bằng sự kiểm soát mọi hoạt động của người dân. Nếu không có sự kiểm soát này, chắc ông không thể ngồi vào ghế chủ tịch nước. Ông có thể kiểm duyệt tất cả, kiểm soát mọi người dân của đất nước ông, nhưng ông lại làm ngơ không kiểm soát những chợ buôn bán thú hoang ở nước ông, vì nguy cơ nó tạo ra dịch bệnh rất lớn. Ông đánh sập mọi tờ báo hay trang mạng nào chỉ trích chính sách, nhưng không dẹp những nơi bán súp dơi. Ông không chỉ kiểm duyệt dân của ông, mà qua đó ông còn gây nguy hiểm cho toàn thế giới.

    2. Kiểm duyệt sẽ dẫn đến mất tự do. Ai không được sống trong tự do thì cũng mất luôn khả năng sáng tạo. Ai không có tư tưởng canh tân thì cũng chả phát minh được điều gì. Ngược lại, ông đã biến nước ông thành nhà vô địch thế giới về ăn cắp sở hữu trí tuệ. Trung Quốc giàu lên nhờ những phát minh của người khác, thay vì mình tự nghiên cứu ra. Nguyên nhân của nó là chính ông không để thế hệ trẻ của đất nước được tự do suy nghĩ. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của TQ là Virus Corona, mặc dù không ai muốn nhưng nó đã lan ra khắp thế giới.

    3. Khi ông, chính phủ và các nhà khoa học của ông đã biết từ lâu là Corona có thể truyền từ người sang người, nhưng ông vẫn để cả thế giới phải mò mẫm trong bóng tối. Các chuyên gia hàng đầu của ông không nhấc máy điện thoại, không trả lời thư điện tử khi những nhà nghiên cứu phương Tây muốn biết điều gì đã xảy ra ở Vũ Hán. Ông đã từng là một người tự hào vì theo chủ nghĩa dân tộc thì cũng phải nói ra sự thật dù ông cảm thấy đó là nỗi nhục quốc thể.

    4. Tờ Washington Post đã cho biết, các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán nghiên cứu về Virus Corona ở loài dơi, nhưng không tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Tại sao ông không giữ an toàn cho những phòng thí nghiệm cực độc như thế giống như ông canh chừng các nhà giam tù nhân chính trị? Ông có muốn giải thích điều đó với những người mất vợ mất chồng, những đứa con mất cha mẹ, những bố mẹ mất con trên toàn thế giới đang quằn quại trong buồn tủi hay không?

    5. Ở nước ông người ta đang thì thầm về ông đấy. Quyền lực của ông đang bị tróc bể từng mảng. Ông đã tạo ra một Trung Quốc mù mịt không minh bạch, một nhà nước kiểm duyệt con người đến mức vô nhân đạo và bây giờ nó đang làm lây lan một đại dịch chết người. Đó chính là di sản chính trị của ông.

    Sứ quán của ông còn viết cho tôi, tôi không xứng đáng với “tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc“. Tôi cho rằng, ông đánh giá tình "hữu nghị“ vĩ đại, khi ông tỏ ra hào phóng gửi khẩu trang tặng mọi nơi trên thế giới. Tôi không cho đó là tình hữu nghị, mà là một thứ Chủ nghĩa đế quốc đáng nhạo báng. Ông muốn Trung Quốc mạnh lên bằng cách dùng đại dịch xuất phát từ chính Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng chính ông không còn có thể cứu được vị trí của ông. Tôi nghĩ là sớm muộn gì thì Corona cũng kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.

    Xin gửi ông lời chào hữu nghị
    Julian Reichelt – TBT báo Bild

  2. #8
    Administrator
    khongquan2's Avatar
    Status : khongquan2 v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2011
    Posts: 2,165
    Thanks: 217
    Thanked 24 Times in 8 Posts

    Default

    Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?

    Lanhee J. Chen
    Thứ Bảy, 11/04/2020


    Gặp mặt giữa lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom tại Bắc Kinh (Nguồn: internet).

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ “thiên về Trung Quốc” như Tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba. Tổ chức này còn bị phá hỏng và thao túng. WHO đã thất bại với phản ứng thiếu quyết đoán của mình trước dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014, vốn cướp đi hơn 11.000 sinh mạng. Giờ đây phản ứng của WHO đối với đại dịch coronavirus cho thấy họ sẵn sàng đưa chính trị lên trước sức khỏe cộng đồng. Cách mà WHO luôn hành động để tâng bốc các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy họ cần có những cải cách cơ bản.

    Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO – hơn 400 triệu đô la vào năm 2019, trong khi Trung Quốc chỉ đóng góp 44 triệu đô la, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Trump gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể sẽ treo khoản đóng của mình trong thời gian chính quyền của ông “kiểm tra kỹ” liệu Mỹ nhận được gì từ khoản đóng góp của mình. Ông và Quốc hội nên đi xa hơn thế.

    Trong khi Washington là người trả tiền (chính), Bắc Kinh hoạt động đằng sau hậu trường để gây ảnh hưởng lên các nhà lãnh đạo của WHO. Tổng giám đốc hiện tại, Tedros Adhanom Ghebreyesus, được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ trong chiến dịch tranh cử. Tedros là một lựa chọn gây tranh cãi, bị cáo buộc đã che đậy sự bùng phát dịch tả ở quê hương Ethiopia của ông, nơi ông từng giữ chức bộ trưởng y tế (2005-12) và bộ trưởng ngoại giao (2012-16). Trong những năm đó, Trung Quốc đã đầu tư vào Ethiopia và cho nước này vay hàng tỷ đô la. Ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại WHO, Tedros đã tới Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này: “Chúng ta có thể học được nhiều điều từ Trung Quốc”.

    Dưới sự lãnh đạo của Tedros, WHO đã chấp nhận những lừa dối của Trung Quốc về coronavirus và giúp che chắn cho chúng thông qua các đánh giá sức khỏe cộng đồng trông có vẻ đáng tin.

    Vào ngày 14 tháng 1, trước khi phái đoàn chính thức của WHO thậm chí còn chưa đến Trung Quốc, tổ chức này đã lặp lại tuyên bố của Bắc Kinh rằng “không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy virus lây từ người sang người”. Hai tuần sau, sau khi Trung Quốc báo cáo hơn 4.500 trường hợp nhiễm virus và hơn 70 người ở các quốc gia khác cũng bị nhiễm bệnh, Tedros đã đến thăm Trung Quốc và dành nhiều lời khen ngợi cho các nhà lãnh đạo nước này về “sự minh bạch” của họ.

    Hãy nhớ lại rằng Trung Quốc đã đợi sáu tuần sau khi bệnh nhân lần đầu tiên có các triệu chứng ở Vũ Hán mới tiến hành phong tỏa thành phố đó. Trong thời gian này, chính quyền Trung Quốc đã kiểm duyệt và trừng phạt các bác sĩ cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo, liên tục phủ nhận việc virus có thể lây truyền từ người sang người, và tổ chức một bữa tiệc cộng đồng ở Vũ Hán cho hàng chục ngàn gia đình. Trong khi đó, hơn năm triệu người đã rời đi hoặc bỏ chạy khỏi Vũ Hán, theo thị trưởng thành phố này. Trong số này có cả bệnh nhân là trường hợp nhiễm virus đầu tiên được xác nhận ở Mỹ.

    WHO cuối cùng cũng đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp vào ngày 30 tháng 1, sau khi gần 10.000 trường hợp nhiễm virus đã được xác nhận. Con số báo cáo của Trung Quốc đã tăng vào đầu tháng 2 lên hơn 17.000 ca nhiễm và 361 trường hợp tử vong, nhưng Tedros đã phê phán ông Trump vì hạn chế đi lại từ Trung Quốc và kêu gọi các nước khác không làm theo. Ông ta gọi tình hình virus lây lan bên ngoài Trung Quốc là “rất ít và chậm”. Phải đến ngày 11 tháng 3 WHO mới tuyên bố đại dịch. Vào thời điểm đó, số trường hợp được ghi nhận chính thức trên toàn thế giới đã là 118.000 ca tại 114 quốc gia.

    Ảnh hưởng của Trung Quốc cũng rõ ràng trong việc WHO loại trừ Đài Loan. WHO thậm chí còn không thèm trả lời các câu hỏi của Đài Loan vào tháng 12 về việc liệu coronavirus, trái với tuyên bố của Bắc Kinh, có thể lây từ người sang người hay không.

    Tháng trước, một phóng viên của truyền hình Hồng Kông đã hỏi Bruce Aylward, người lãnh đạo Phái đoàn chung của WHO và Trung Quốc về coronavirus, liệu tổ chức này có xem xét lại việc họ từ chối cho phép Đài Loan gia nhập hay không. Tiến sĩ Aylward, đang trên một buổi phỏng vấn từ xa qua video, ngồi bất động và im lặng trong gần 10 giây trước khi phóng viên nhắc anh ta một lần nữa.

    “Tôi xin lỗi”, cuối cùng anh ta cũng trả lời, “tôi không nghe rõ câu hỏi của chị, Yvonne”.

    “Cho phép tôi nhắc lại câu hỏi”, phóng viên nói.

    “Không, không cần. Hãy chuyển sang một câu hỏi khác vậy”.

    Khi phóng viên xoáy vào câu hỏi Đài Loan, anh ta ngắt kết nối. Phóng viên gọi lại và thử một chiến thuật khác: “Tôi chỉ muốn hỏi xem liệu ông có thể bình luận một chút về cách Đài Loan đã làm cho đến nay để ngăn chặn virus hay không”.

    Câu trả lời của anh ta là: “À, chúng ta đã nói về Trung Quốc, và, chị biết đấy, nếu chúng ta nhìn qua tất cả các khu vực khác nhau của Trung Quốc, họ đều thực sự đã làm rất tốt”.

    Cuộc trao đổi cho thấy WHO đã ưu tiên chính trị như thế nào so với sức khỏe cộng đồng. Họ đã tiếp thu quan điểm của Bắc Kinh về Đài Loan và tìm cách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bất cứ lúc nào. Và trong suốt cuộc khủng hoảng, WHO chưa bao giờ điều tra một cách cụ thể các tuyên bố của chế độ Trung Quốc về virus. WHO cũng không minh bạch về suy nghĩ của họ đằng sau các quyết định của mình.

    Là người đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO, Hoa Kỳ có đòn bẩy để thúc đẩy các cải cách triệt để tại WHO. Quốc hội nên đưa ra điều kiện cho tất cả các khoản đóng góp trong tương lai là WHO phải giải thích chi tiết về cách thức đạt được các quyết định về y tế cộng đồng, đồng thời điều tra chặt chẽ và độc lập về mức độ bùng phát dịch bệnh.

    Hoa Kỳ nên làm việc tích cực để thay đổi văn hóa và ban lãnh đạo của WHO. Chính quyền Trump đã có một bước đi tốt đầu tiên vào tháng 1 bằng cách tạo một vị trí đặc phái viên tại Bộ Ngoại giao chuyên chống lại các nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc tiếp theo của WHO không thể là một con rối của Bắc Kinh.

    Nếu những nỗ lực để biến đổi WHO không hiệu quả, Hoa Kỳ có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc rút khỏi tổ chức này và bắt đầu lại từ đầu. Điều đó có thể có nghĩa là tạo ra một tổ chức thay thế mở cửa cho bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng tuân thủ các tiêu chuẩn cao hơn về minh bạch, quản trị tốt và chia sẻ các thông lệ tốt nhất. Thế giới cần một tổ chức đáng tin cậy để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng vượt ra khỏi biên giới các quốc gia. Nếu WHO không làm được việc đó, thì chúng ta cần một tổ chức khác.

    Tác giả: Lanhee J. Chen là thành viên Viện Hoover và là giám đốc nghiên cứu chính sách trong nước tại chương trình chính sách công của Đại học Stanford.

    Nguồn: Lanhee J. Chen, “Lost in Beijing: The Story of the WHO”, Wall Street Journal, 08/04/2020.

    Biên dịch: Phan Nguyên

  3. #9
    Moderator
    KiwiTeTua's Avatar
    Status : KiwiTeTua v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jul 2008
    Posts: 2,964
    Thanks: 33
    Thanked 110 Times in 40 Posts

    Default


    Tedros Adhanom Ghebreyesus, is the 8th Director-General of the World Health Organization (WHO), who is not a medical doctor and is a member of a Marxist-Leninist Ethiopian political party, the Tigray People's Liberation Front with the ideology of Marxism -Leninism, and analysts have listed it as a perpetrator of terrorism. He also affiliates with the Ethiopian People's Revolutionary Democratic Front.

    Tedros Adhanom Ghebreyesus is an Ethiopian, and Ethiopia borrowed billions of dollars from China..., more than $13 billion during Tedros’ tenure as Foreign Minister between 2012 and 2016.

    5 Shocking Facts About WHO Chief Tedros Adhanom Ghebreyesus
    https://www.breitbart.com/politics/2...m-ghebreyesus/


    (Có lạ gì khi Tedros Adhanom Ghebreyesus bị Trung cộng ảnh hưởng...
    Tedros Adhanom Ghebreyesus là Director-General thứ 8 của World Health Organization (WHO), không phải là Bác sỉ Y Khoa và là một thành viên của đảng Tigray People's Liberation Front, một đảng khủng bố của Ethiopia, có nền tảng dựa trên lý thuyết Marxism -Leninism).

Trang 2/2 đầuđầu 12

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •