Khi chọn Phú Xuân để đóng đô, chúa Nguyễn nghĩ đến việc phòng thủ lâu dài trước các cuộc tấn công của đàng ngoài hơn là việc phát triển đất nước về phương nam. Thời bấy giờ phía nam có bức tường thiên nhiên - đèo Hải Vân -cản trở sự bành trướng của Chân Lạp, phía tây có rặng Trường Sơn che chở . Muốn tấn công Huế quân đàng ngoài phải vượt các đụn cát trong vùng Đông Hà , Quảng Trị . Muốn tấn công bằng đường biển , hải quân quân đàng ngoài phải vượt các đầm nước mặn và phá . Với kỹ thuật thô sơ ở thế kỷ 15 / 16 tất cả là những chướng ngại thiên nhiên khó nuốt, địa thế này rất thuận lợi cho việc phục kích đoàn quân viễn chinh. Đó là những gì tôi còn nhớ được mà thầy Lê Trọng Phỏng / Nguyễn Minh Nhựt đã giảng trong chương trình sử địa đệ II và đệ I . ( Nơi đây tôi xin mở ngoặc để nhắc đến "Tháng 3 gẫy súng", thật là trớ trêu và ngậm ngùi khi Quân Lực VNCH lại rơi vào bẩy mà chính tiền nhân của miền nam đã tiên liệu.)

Theo tôi thì người Nhật may mắn hơn là sáng suốt, khi tiếp xúc với người Mỹ. Khác với Pháp và Tây ban Nha, người Mỹ không dựa vào thuộc địa để tìm nguyên liêu sản xuất mà ngược lại họ có ý tìm thị trường để tiêu thụ hàng hóa .Người Hòa Lan đến Nhật nhưng sau đó bỏ đi vì đất nước này không có nhiều nguyên liệu thiên nhiên và nhiều đất đai để canh tác , hơn nữa Nhật có mùa đông tuyết phủ nên mất thời gian canh tác. Trong khi các xứ vùng Đông Nam Á (Indochine) với khí hậu nóng và ẩm rất thích hợp để trồng trọt quanh năm , nhất là các loại gia vị mà tiêu và trà là hai loại sản phẩm đắt giá nhất tại Au Châu thời bấy giờ . Người Pháp đến Indochine là để giành lại thị trường gia vị và trà do người Anh độc quyền từ lâu. Nhưng khi đến VN họ khám phá ra VN có nhiều thứ để họ có thể làm giàu như cà phê , cao su, than đá, quặng mỏ kim loại nên họ áp dụng chính sách thuộc địa khắc nghiệt là thế - Nhưng mức độ khăc nghiệt còn quá thấp so với việt cộng .

Nếu như các vua triều Nguyễn mở cửa thông thương với tây phương tôi nghĩ rằng chưa chắc gì Việt Nam thoát khỏi cảnh chinh chiến. Theo lịch sử Canada người Anh , Pháp và Mỹ đã choảng nhau tơi bời hoa lá cành tại phía nam Quebec ngày nay để giành nhau thị trường áo lông. Các bộ lạc da đỏ bị chia rẻ, phe thì theo Anh , phe theo Pháp tàn sát nhau kinh hoàng; hậu quả là ngày nay nếu không nhờ các bộ luật bảo vệ Indian Status thì họ đã tuyệt chủng và quên luôn tiếng mẹ đẻ. Do đó khi nhìn lại VN , nếu các vua triêu Nguyễn thông thương với Pháp , Ý , Tây Ban Nha (Phi Luât Tan) , Bồ Đào Nha thì có ai dám chắc rằng Viêt Nam tránh được loạn kiêu binh hay sứ quân . Người Việt rất có thể sẽ choảng nhau không thương tiếc dưới cờ Pháp , dưới cờ Tây Ban Nha, dưới cờ Bồ Đào Nha v.v...(Pháp , Anh , Tây Ban Nha vẫn gờm nhau và choảng nhau từ lâu ) vì mỗi nước nhắm vào một vài tài nguyên khác nhau. Rất có thể hậu quả cuộc chinh chiến sẽ sinh ra ba / bốn nước khác nhau và chưa chắc gì chúng ta còn dùng tiếng Việt cho đến ngày nay.

Đôi giòng đóng góp ý kiến
than men
lv