Remember ?

Trang 3/3 đầuđầu 123
kết quả từ 13 tới 18 trên 18

Tựa Đề: Tìm Hiểu Vấn đề Biển Đông (The South China Sea)

  1. #13
    Moderator
    Trần Hòa's Avatar
    Status : Trần Hòa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Aug 2014
    Posts: 647
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Biển Đông

    TQ hoang mang vì không biết Đô đốc Mỹ "bay đi đâu trên Biển Đông"

    Cách đây vài hôm, July 18, 2015, Mỹ lại tiếp tục bay trên biển Đông thoải mái.

    Đô đốc Swift đã tuyên bố Mỹ giữ lập trường không chọn bên ở Biển Đông, nhưng sẽ bảo đảm tự do hàng hải và sử dụng quân lực mạnh mẽ để "chuẩn bị đối phó với bất kỳ sự cố bất ngờ nào mà Tổng thống Barack Obama cho rằng không thể tránh khỏi". Khi bảo đảm tự do hàng hải trên biển Đông, Mỹ đã ngang nhiên khinh thường Tàu Cộng.

    Trung Quốc hoàn toàn không nắm được thông tin về cuộc thị sát Biển Đông của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift cũng như vị trí, khu vực mà ông đi qua.
    Tướng Swift có thể đi tới "bất cứ đâu trên Biển Đông"
    Hoàn cầu đặt ra câu hỏi đang khiến Bắc Kinh hoang mang vì không tìm được đáp án: "Máy bay P-8A Poseidon chở Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương làm gì ở Biển Đông?"
    Được biết, nhiệm vụ trinh sát hôm 18/7 do trung đội máy bay tuần tra VP-45 của Mỹ thực hiện, nhưng Hải quân nước này không tiết lộ hành trình cũng như khu vực mà ông Scott bay qua.
    Điều khiến Trung Quốc lo sợ là, không như vụ nước này đón đầu và cảnh cáo 8 lần máy bay P-8A của Mỹ hôm 20/5, lần này Bắc Kinh không hề nắm được bất cứ thông tin gì về hoạt động của ông Scott cho đến khi Hải quân Mỹ đăng ảnh và thông báo trên website chính thức.
    Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã bình luận trên Hoàn Cầu cho biết, Biển Đông có chiều rộng Đông-Tây khoảng hơn 900km, chiều dài Nam-Bắc hơn 1.800km.
    "Các thông tin từ truyền thông Mỹ cho thấy, máy bay P-8A mà Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương có mặt đã xuất phát từ Philippines.
    P-8A Poseidon có tầm bay lớn nhất lên tới trên 8.000km, bán kính tuần tra khoảng 2.600km. Với tốc độ 800km/h thì trong 7 tiếng đồng hồ, Đô đốc Swift có thể đi tới bất cứ địa điểm nào trên Biển Đông.
    " - Trương Quân Xã phân tích.
    Ông này nói thêm: "Với 4 tiếng đồng hồ hành trình khứ hồi, ông Swift vẫn còn 3 tiếng để dừng lại ở đâu đó. Có thể ông ta đã thị sát các hải vực và đảo, đá."
    Hoàn Cầu cũng tỏ ra lo ngại khi dẫn các báo cáo từ phương Tây cho biết, trên máy bay P-8A của Mỹ "dường như đã xuất hiện một thiết bị mới bí ẩn" được mô tả là "có ăng-ten và vỏ hộp".
    Theo đó, thiết bị này có khả năng giám sát thông tin liên lạc của đối thủ, cho phép truyền các đoạn hội thoại bằng tiếng nước ngoài về để các chuyên gia ngôn ngữ phiên dịch trực tiếp.

    Trung Quốc "choáng váng" vì phải đến khi Hải quân Mỹ đăng ảnh Đô đốc Swift, Bắc Kinh mới biết về chuyến bay trinh sát Biển Đông của ông


    Trung Quốc cay cú
    Bộ quốc phòng Trung Quốc hôm qua (20/7) đã có phản ứng trước việc Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) Scott Swift thực hiện chuyến bay trinh sát trên Biển Đông hôm 18/7.
    "Chúng tôi đã chú ý tới các báo cáo liên quan. Chúng tôi hy vọng Mỹ tuân thủ cam kết không đứng về bên nào trong các vấn đề Biển Đông, có thêm hành động thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thay vì làm điều ngược lại." - Thông cáo của BQP Trung Quốc viết.

    Cục sự vụ báo chí BQP nước này chỉ trích: "Cần phải chỉ ra, trong suốt một thời gian dài, máy bay và tàu chiến của quân đội Mỹ đã thực hiện trinh sát với tần suất cao, phạm vi lớn và cự ly gần đối với Trung Quốc trên Biển Đông.Điều này làm tổn hại tín nhiệm song phương, nguy hại lợi ích quốc gia của Trung Quốc, rất dễ dẫn đến các sự cố ngoài ý muốn về an ninh trên biển và trên không. Chúng tôi kiên quyết phản đối những hành vi này."

    Chuyến bay của tướng Scott Swift diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông "nóng" bởi các hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc.
    Đô đốc Swift đã tuyên bố Mỹ giữ lập trường không chọn bên ở Biển Đông, nhưng sẽ bảo đảm tự do hàng hải và sử dụng quân lực mạnh mẽ để "chuẩn bị đối phó với bất kỳ sự cố bất ngờ nào mà Tổng thống Barack Obama cho rằng không thể tránh khỏi".

    Ngày 20/7, ông Swift phát biểu tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc cho biết chuyến bay trinh sát hôm 18/7 chỉ là một nhiệm vụ theo thông lệ và Đô đốc này tham gia để "tìm hiểu chức năng máy bay P-8A Poseidon".

    Thời báo Hoàn Cầu cay cú chỉ trích máy bay tuần tra P-8A Poseidon mà Mỹ đưa vào Biển Đông "chẳng có gì gọi là đóng vai trò hòa bình".

    Chuyên gia không quân Trung Quốc Phó Tiền Tiêu nói với Hoàn Cầu, P-8A hiện là máy bay trinh sát săn ngầm tân tiến nhất của Mỹ và đang được thay thế dần cho loại cũ là P-3C Orion trong những năm gần đây.

    Ông Phó cho rằng lý do "khảo sát tính năng máy bay" của Đô đốc Scott "chỉ là cái cớ", bởi việc vị Tư lệnh này tìm hiểu hay bay thử nghiệm trên một loại máy bay đã được hoàn thiện "không có ý nghĩa gì lớn lao".

    Nguồn: http: soha.vn/quoc-te

  2. #14
    Moderator
    Trần Hòa's Avatar
    Status : Trần Hòa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Aug 2014
    Posts: 647
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Biển Đông : Trung Quốc kêu gọi Philippines rút đơn kiện
    Thụy My / 23-07-2015


    Biểu tình trước sứ quán Trung Quốc tại Manila phản đối việc Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo - AFP /Jay Directo


    Trung Quốc hôm nay 23/07/2015 lên tiếng kêu gọi Philippines rút đơn kiện tại Tòa án Trọng tài Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông, và quay lại với bàn đàm phán song phương.
    Từ nhiều năm qua, Bắc Kinh luôn nhấn mạnh, việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với các nước láng giềng cần phải được giải quyết thông qua thương lượng song phương.
    Nhưng trong tháng này, yêu sách của Trung Quốc lần đầu tiên sẽ một định chế tư pháp quốc tế xem xét tỉ mỉ, khi Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc ở La Haye nghe điều trần theo đơn kiện của Philippines năm 2013. Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện.
    Khi báo chí hỏi liệu Philippines có rút đơn kiện ở La Haye hay không, ông Triệu Giám Hoa (Zhao Jianhua), đại sứ Trung Quốc tại Manila nói : « Chắc chắn là tôi hy vọng như thế, phía Philippines sẽ ngồi lại với chúng tôi để thương lượng hòa bình. Cuộc đàm phán đòi hỏi sự kiên nhẫn, có thể mất thời gian nhưng đó là phương cách duy nhất. Một giải pháp hòa bình cần phải thông qua đối thoại song phương ».
    Một đội ngũ chuyên gia tư pháp của Philippines trong đó có hai luật sư Mỹ, trong tháng này đã giải trình trước tòa việc đưa ra tư pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp là đúng đắn, phù hợp với Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc mà cả hai nước đều đã ký kết.
    Philippines tìm cách thực thi quyền khai thác vùng đặc quyền kinh tế, theo quy định của Công ước là trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển. Tháng 12/2014 Trung Quốc đã ra văn kiện nêu lý lẽ việc tranh chấp không nằm trong phạm vi của Công ước, vì liên quan đến chủ quyền chứ không phải quyền khai thác.
    Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và ngày càng quyết đoán hơn với việc hối hả xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, khiến các nước trong khu vực và Hoa Kỳ lên tiếng phản đối.
    Báo chí Trung Quốc lý sự rằng nước này muốn triển khai các dự án năng lượng tái tạo trên biển, cũng hữu ích cho các nước láng giềng. Việc xây dựng đảo nhân tạo không chỉ nhằm mục đích quân sự, nhưng còn để xúc tiến giao thông hàng hải. Nhân dân Nhật báo trích dẫn Cục Hải sự nói rằng Trung Quốc cần cung cấp dịch vụ hàng hải chất lượng cao cho các quốc gia xung quanh Biển Đông, tiến hành bảo vệ môi trường trong đó có việc thành lập một ngân hàng gien sinh vật biển.
    Tuy nhiên theo Manila, việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo đã phá hủy khoảng 1,2 kilomet vuông rạn san hô, khiến các quốc gia ven biển bị thiệt hại khoảng 100 triệu đô la mỗi năm.

  3. #15

  4. #16
    Moderator
    Trần Hòa's Avatar
    Status : Trần Hòa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Aug 2014
    Posts: 647
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Mỹ không nói chơi với Trung Quốc






    Quần đảo Hoàng Sa xưa và nay

    Click below link , dùng con chuột kéo qua lại để so sánh không ảnh trước và sau khi trung cộng kiến tạo một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa

    http://www.abc.net.au/news/2015-09-2...-after/6794076

    Nguồn: lv

  5. #17
    Moderator
    Trần Hòa's Avatar
    Status : Trần Hòa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Aug 2014
    Posts: 647
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Bla bla bla...

    Nguyễn Trọng Dân

    Không có một cách nào diễn tả chính xác hơn phản ứng của Trung Cộng trước hình ảnh chiến hạm USS Lassen quả cảm, đơn độc xông thẳng vào thế trận hải quân dày đặt của Trung Cộng bố phòng tại quần đảo Trường Sa, ngoại trừ thành ngữ: "bla bla bla..."


    Thật vậy, Trung Cộng không biết đường nào để chữa thẹn trước cả thế giới khi toàn bộ gần như cả hạm đội, gồm các soái hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm, tàu chiến lớn, tàu chiến nhỏ... đủ các thứ đóng tại Trường Sa đã phải vội vã dạt ra, né tránh chiến hạm Hoa Kỳ USS Lassen lầm lũi tiến tới tuần tra cách đảo nhân tạo do Trung Cộng xây trái phép chỉ 12 hải lý, tức là cách đảo nhân tạo này chỉ khoảng 22 km là tối đa.

    Mặc dù Trung Cộng đã tuyên bố vùng biển này là chủ quyền của mình, nhưng khi chiến hạm USS Lassen xông thẳng vào, Trung Cộng chỉ còn biết cử hai chiếc tuần dương hạm lẽo đẽo theo sau như cái bóng, không dám chận đầu ngăn cản.

    Đâu có siêu cường nào lại cam tâm và nhút nhát đi làm cái bóng của kẻ khác như thế!

    Khi Trung Cộng chữa thẹn

    Bắc Kinh nay chỉ còn biết đỏ mặt tía tai, kiếm đường chữa thẹn khi bị vạch mặt trước toàn thế giới là nào giờ Bắc Kinh chỉ là hung hăng, hù dọa, la làng mà thôi!

    Thí dụ, Trung Cộng tuyên bố họ không sợ chiến tranh với Hoa Kỳ khiến giới phân tích và báo chí vô cùng thất vọng vì rõ ràng đây chỉ là lời tuyên bố "bla bla bla" cho có để chữa thẹn. Bởi vì sự kiện cả hạm đội Trung Cộng bỏ chạy trước một tàu chiến nhỏ nhoi USS Lassen vẫn còn sờ sờ ra đó.

    Mọi người mong mỏi Trung Cộng có một lời tuyên bố "thông minh" hơn để lý giải tình hình và đưa ra sự tính toán cân phân nặng nhẹ của mình khi né tránh chiến hạm USS Lassen. Đằng này, giới báo chí chỉ thấy thái độ của Trung Cộng thẹn thùng quá nên cứ ríu rít lung tung... "bla bla bla" vô nghĩa.

    Giới chuyên gia lại càng thất vọng hơn khi Trung Cộng chữa thẹn bằng cách lại lật đật tuyên bố sẽ điều thêm tàu chiến tới khu vực mà Hoa Kỳ quyết định tuần tra.

    Lời tuyên bố này không phải là "bla bla bla" hay sao khi mà ngần ấy chiến hạm hiện diện trước đó đã phải dạt ra, bỏ chạy trước mỗi một con tàu USS Lassen tiến tới?

    Thế thì điều thêm tàu chiến tới nữa thì làm được cái tích sự gì?

    Lộ nguyên hình 'cọp giấy'

    Đến cuối ngày 29 tháng 10, các tướng lãnh Trung Cộng lại than vãn chỉ cần một sự cố nhỏ xảy ra cũng có thể dẫn đến hiểu lầm tạo chiến tranh?! Mọi người ngơ ngẩn muốn hỏi lại: "Làm sao mà có biến cố nếu toàn bộ cả hạm đội bỏ chạy trước mổi một con tàu USS Lassen?”

    Rõ ràng Bắc Kinh chỉ cố "bla bla bla..." chữa thẹn.

    Kế đến, Trung Cộng lại tuyên bố đưa chiến đấu cơ có gắn hỏa tiển Không đối Hải ra ngoài đảo nhân tạo nơi chiến hạm Lassen tuần tiểu trước đó để "dằn mặt thái độ hiếu chiến" của Hoa Kỳ tại biển Đông.

    Điều này càng làm thất vọng giới chuyên gia quân sự, bởi vì vài chiếc chiến đấu cơ đi tiên phong thì làm sao có đủ sức áp chế tình hình trước sức mạnh không lực từ hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ tại biển Đông?

    Bằng chứng rõ rệt là bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đã mời bộ trưởng quốc phòng Mã Lai lên chiếc hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt để uống trà bàn quốc sự trong tuần qua - khiến mọi người hiểu rằng vài chiếc Mig lỗi thời bay ra ngoài hải phận Trường Sa chẳng nhằm nhò gì cả!

    Rõ ràng, ai ai cũng biết ưu thế về không lực của Hoa Kỳ tại biển Đông hiện nay là tuyệt đối!

    Cả bầy chiến hạm của Trung Cộng ở trên mặt biển không dám làm gì trước một chiến hạm USS Lassen lẻ loi thì lèo tèo vài chiếc Mig trên bầu trời sao dám chọi lại dàn chiến đấu cơ hùng hậu của Hoa Kỳ từ các hàng không mẫu hạm?

    Một lần nữa, Trung Cộng lại cố "bla bla bla..." để chữa thẹn.

    Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt của Hoa Kỳ.


    Hù dọa thấu cáy

    Giới chuyên gia quân sự cho rằng Trung Cộng đang có một quân đội mà hàng ngũ tướng lãnh chưa từng kinh qua trận mạc theo phương thức chiến tranh hiện đại.

    Nói một cách khác, các tướng lãnh Trung Cộng không có khả năng và kinh nghiệm chỉ huy cho một trận đánh Không - Hải hiện đại, mà trong đó, sự phối hợp giữa các binh chủng phải hết sức nhịp nhàng, ăn ý và sáng tạo tùy theo tình huống.


    Sự phối hợp ăn ý này đòi hỏi các cấp sĩ quan các binh chủng phải dày dạn kinh nghiệp chỉ huy theo lề lối chiến tranh hiện đại - điều mà các cấp tướng lãnh chỉ huy của Trung Cộng không có.

    Nếu các chuyên gia quân sự phân tích đúng là như thế thì chẳng khác nào ngầm ý báo cho mọi người biết nếu có trận đánh đối đầu Không - Hải xảy ra ngay bây giờ thì các binh chủng của Trung Cộng kèn thổi xuôi, trống đánh ngược hay sao?

    Nếu thế thì nào là tàu chiến lớn, tàu chiến nhỏ, máy bay gắn hỏa tiễn của Trung Cộng có gì mà đáng sợ khi mà giới tướng lãnh chỉ huy quân đội của Trung Cộng chỉ là những con ếch kêu ồm ộp non choẹt, thiếu cả kinh nghiệm lẫn thiếu khả năng chỉ huy.

    Cho nên, chiến lược của Trung Cộng tại biển Đông không cần phải dùng nhiều tư hoa mỹ để đặt tên mà chỉ nên gói gọn trong bốn chữ: "HÙ DỌA THẤU CÁY”.
    Thật vậy, Trung Cộng phô trương tàu chiến, vũ khí chỉ để hù dọa, buộc các nước nhỏ trong vùng đối thoại thỏa thuận về biển đảo có lợi cho Trung Cộng mà thôi.
    Và khi chiêu thức hù dọa bị vạch mặt, Bắc Kinh thẹn thùng đỏ mặt tía tai hành xử như con gà mái dầu không cựa kêu oan oác, bất lực.

    Nguyễn Trọng Dân

  6. #18
    Moderator
    Trần Hòa's Avatar
    Status : Trần Hòa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Aug 2014
    Posts: 647
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Hoa Kỳ phái máy bay B-52 đến gần các hòn đảo TQ nhận chủ quyền
    William Gallo - VOA


    Oanh tạc cơ B-52 của Hoa Kỳ.

    Các giới chức quốc phòng Hoa Kỳ cho hay 2 máy bay B-52 đã bay gần những hòn đảo trong vùng Biển Đông hồi đầu tuần này, và đã nhận được lời cảnh báo của các kiểm soát viên trên bộ của Trung Quốc. Đây là sự kiện mới nhất cho thấy Washington thách thức những khẳng định chủ quyền ngày càng nhiều của Bắc Kinh ở đó.

    Các oanh tạc cơ, xuất phát và quay trở về một căn cứ không quân Hoa Kỳ trên đảo Guam, đã tiến hành một “phi vụ thường lệ trong không phận quốc tế ở vùng lân cận quần đảo Trường Sa” vào ngày 8 và 9 tháng 11, theo tuyên bố hôm thứ Năm của Tư lệnh Bill Urban, một người phát ngôn của Ngũ Giác Đài.

    Ông Urban cho biết các máy bay đã “nhận được 2 lời cảnh báo từ một kiểm soát viên trên bộ của Trung Quốc, mặc dù không hề lại gần khu vực bên trong 15 hải lý của bất cứ hòn đảo này. Cả hai máy bay tiếp tục phi vụ mà không xảy ra sự cố nào, và lúc nào cũng hoạt động đầy đủ theo đúng luật quốc tế”.

    Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Peter Cook cũng xác nhận phi vụ, mà ông nói là không có gì bất thường. Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm, ông Cook nói: “Tôi biết chúng tôi vẫn thường xuyên thực hiện các phi vụ của B-52 trong không phận quốc tế ở vùng đó”.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm thứ Sáu nói Bắc Kinh phản đối “hành động gây phương hại đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc dưới chiêu bài tự do hàng hải và bay trên không phận”.

    Quân đội Hoa Kỳ đã tăng cường điều họ gọi là các hoạt động “tự do hàng hải” thường lệ ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh có những khẳng định chủ quyền đối kháng với Brunei, Malaysia, Philippine, Đài Loan và Việt Nam.

    Trong một hành động táo bạo nhất từ trước đến giờ, chiến hạm USS Larsen của Hoa Kỳ hồi tháng trước đã đi vào khu vực 11 kilomet cách Bãi đá Subi trong quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đã khởi động một dự án xây dựng ồ ạt hồi năm ngoái để biến những bãi đá ngầm thành những hòn đảo có thể xây các phi đạo và các cơ sở khác.

    Dự án xây đảo nhân tạo đã gây phẫn nộ từ phía các nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng các cơ sở đó một phần để đòi chủ quyền khu vực. Hoa Kỳ đã yêu cầu Trung Quốc ngưng xây đảo.

    Căng thẳng biển đảo dự kiến sẽ là một chủ đề chính vào tuần tới khi Tổng thống Barack Obama đến vùng này để họp với các nhà lãnh đạo khu vực tại 2 hội nghị thượng đỉnh châu Á Thái Bình Dương.

    Tuy vẫn nói là Washington không có lập trường chính thức về những tranh chấp lãnh thổ, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thường xuyên đả kích những khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và đã phát triển các quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với nhiều nước đòi chủ quyền đối kháng với Trung Quốc.

    VOI

Trang 3/3 đầuđầu 123

Similar Threads

  1. SBTN SPECIAL: Những vấn đề của Việt Nam sau 40 năm
    By SVSQKQ in forum Sưu Tầm, Biên Khảo
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 11-30-2014, 10:11 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 07-11-2014, 03:35 PM
  3. Biển Đông dậy sóng - Phỏng vấn bà ngoại
    By KQ_NT in forum Nhận Định Thời Cuộc
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 07-06-2014, 04:05 AM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 04-03-2013, 10:53 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 09-17-2011, 05:16 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •