Remember ?

Trang 18/18 đầuđầu ... 8161718
kết quả từ 103 tới 107 trên 107

Tựa Đề: Bài tuyển Vinhtruong trên các Diễn Đàn Lính

  1. #103
    vinhtruong's Avatar
    Status : vinhtruong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jun 2010
    Posts: 1,924
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Tiểu đoàn 39 BÐQ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến | KBC Hải Ngoại

    https://kbchaingoai.wordpress.com/2011/05/21/tiểu-doan-39-bdq-va...
    Posted on May 21, 2011 by KBC HẢI NGOẠI

    Tiểu đoàn 39 BÐQ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến

    Ðến chiều ngày 20 tháng February, từ trên phi cơ nhìn xuống, các công sự và sườn đồi quanh căn cứ LZ Ranger North phủ ngập xác Cộng quân, ngay đến côn trùng cũng không thể sống nổi. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ kiệt lực, hết đạn vì những trận cường tập liên tiếp hết ngày này sang ngày khác của Cộng quân vối quân số đông hơn gấp 10 lần; Cuối cùng, các chiến sĩ Mũ Nâu phải mở một con đường máu xuyên qua vòng vây của quân BV bằng tiếng súng đạn ngụy-âm qua AK và B-40 tịch thu được của quân BV. Dưới quyền điều động của Thiếu tá Khang, các sĩ quan và binh sĩ còn mạnh khỏe đi đầu, thương binh được dìu-theo sau thật cãm động cho tình đồng đội; Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và LÐ/1BÐQ tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với TÐ/39 BÐQ lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng February, không dùng vô tuyến sợ bại-lộ âm thanh. Mãi tới khuya ra đến nơi khá an-toàn mới nhận được tin thành phần còn lại của TÐ/39 BÐQ, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, cá nhân tôi phải nhìn nhận và thú thật, quân bạn đã di chuyển đến được căn cứ Ranger South cùng với vũ khí nhờ vào hỏa lực tiếp cận trên không của vận tải cơ gunship EC-130B. Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của TÐ/39 BÐQ được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu. Sau khi TÐ/39 BÐQ rút đi, dưới hỏa lực khủng khiếp của phi pháo dội thẳng vào vị trí, Căn Cứ Ranger North trở thành một bãi tha ma lớn chôn vùi hàng trăm quân BV, thật rất tội nghiệp cho thân phận “sinh Bắc tử Nam”. Trên đỉnh đồi, gần hầm chỉ huy của Thiếu Tá Khang, cảnh tượng còn hãi hùng hơn. Từng đống xác quân BV tan nát không còn nhận ra hình thù vì bom đạn của phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh VNCH cày nát. Mùi thuốc súng, mùi bom đạn, mùi thịt người chết cháy khét lẹt vì bom napaln … khiến bầu không khí trở nên rùng rợn, nghẹt thở. Tuy máy bay chỉ đếm được 639 xác quân BV, nhưng còn hàng trăm xác khác bị vùi sâu trong hầm hố, công sự, vách núi hay tan nát cùng đất đá Hạ Lào không thể đếm được. Quả thật nơi đây mới đúng nghĩa “Ðịa ngục trần gian”

    Trên đường di tản đến căn căn cứ Ranger South, binh sĩ TÐ/39 BÐQ phải đạp qua hàng trăm xác địch nằm ngổn ngang quanh căn cứ và lội qua những con “suối máu” tanh rình tràn ngập kbắp chân đồi. Thiếu tá Khang cũng cho biết khi rời bỏ căn cứ, chính mắt ông đã nhìn thấy hàng đống xác quân BV chết thành từng chùm ba, bốn chục tên. Về hỏa lực phòng không của quân BV tại vùng căn cứ Ranger North, trong một dịp đụng độ ác liệt mới đây, Thiếu Tá Khang cho biết ông không rõ chi tiết về các ổ phòng không của Cộng quân bố trí dọc theo đường bay tới căn cứ như đã từng chu đáo xắp xếp trước. Thế nên, các trực thăng đã bị bắn lên dữ dội từ xa, trên hành-lang vào đáp; và chính chúng là thủ-phạm bắn tan xác hai trực thăng Huey của LÐ 51TC. Riêng quanh vị trí Ranger North, trên lưng chừng đối địch đặt rất nhiều súng cối 82 và 120ly đã điều chỉnh sẵn nên pháo kích rất chính xác, dưới tầm mắt từ trên đồi nhìn xuống, gây thiệt hại nặng cho những trực thăng vừa đáp xuống. Về việc yểm trợ của phi cơ Hoa Kỳ, nhất là trực thăng Cobra, Thiếu Tá Khang nói dường như các phi cơ chỉ bắn phá với mục đích yểm trợ ưu tiên cho trực thăng đáp xuống để bốc anh y tá Fujii ra. Ðúng như vậy, 42 khẩu đại bác của Mỹ tại Khe Sanh, dồn vào hình móng ngựa, hay chử U, chỉ chừa một cửa ngỏ hành-lang cho trực thăng ra vào với sự yểm trợ cường tập của Cobra. Còn phần yểm trợ cho TÐ/39 BÐQ phòng thủ căn cứ chỉ là thứ yếu, hay coi như không đáng quan tâm. Ðây là những gì tôi hằng chứng kiến trên khắp mặt trận đụng độ giữa quân bạn và quân BV, riêng phi công trực thăng tản thương Hoa Kỳ Joel Dozhier (DMZ Dust Off) kể lại về phi vụ của anh như sau:

    “Chiều tối hôm đó, toán tản thương chúng tôi được lệnh phải chuẩn bị gấp 5 trực thăng để tản thương chừng 100 người tại căn cứ Ranger North cho TÐ39 BÐQ. (Vì ban đêm quân BV không dám bắn lên sợ lộ mục tiêu sẽ bị EC-130B cường tập ngay vào tuyến đạn lữa) Thuyết trình viên cho biết có rất nhiều vị trí phòng không địch trong vùng nên Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã dự trù một hàng rào đạn pháo binh hình móng ngựa để bảo vệ các trực thăng bay bên trong hàng rào tuyến lửa. Lúc đó, chúng tôi đã bay tản thương suốt ngày nên ai nấy đều mệt mỏi, do đó có phi công đề nghị hãy hoãn phi vụ đến sáng mai. Bộ Tư Lệnh trả lời rằng tình hình rất nghiêm trọng, rất có thể sẽ chẳng còn ngày mai cho căn cứ BÐQ Bắc! Vì vậy, toán trực thăng phải lên đường gấp, nhứt là ban đêm quân BV rất sợ phải nếm mùi đạn từ trên vận tải cơ EC-130B bắn xuống; Chúng tôi đã thiết lập đội hình và kế hoạch lần lượt bay vào bên trong hàng rào hỏa lực. Khi tất cả đã vào trong hình móng ngựa tưởng tượng, lúc đó pháo binh sẽ chuyển xạ tiến lần về căn cứ Ranger North. Nhưng khi sắp sửa thi hành, không may một trực thăng trong toán là Dust Off 30 bị tai nạn trong lúc đổ xăng nên chúng tôi lại phải dành một chiếc khác trong toán để đưa những phi công bị thương về Quảng Trị. Vì chỉ còn lại có 3 chiếc, Bộ Tư Lệnh phải kiếm thêm một chiếc nữa để thay thế, khi trực thăng này tới thì đã quá trễ. Chúng tôi hay tin căn cứ Ranger-North đã di tản nên công tác được hủy bỏ”.

    Sau đây là lời tường thuật của một số nhân chứng Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tại căn cứ BÐQ Bắc khi vị trí này bị thất thủ. Trung Tá Robert F. Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ/2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ là người có mặt trên không phận căn cứ BÐQ Bắc trong lúc trận đánh diễn ra ác liệt nhất, đã mô tả: “Quân số địch đông hơn TÐ/39 BÐQ ít nhất 8 lần, trong 3 ngày liền, hỏa lực phòng không địch cực kỳ dữ dội khiến trực thăng của chúng tôi không thể nào đáp xuống để tiếp tế hay tản thương; Khi đã bắn hết đạn, các chiến sĩ BÐQ phải lật từng xác địch quân để tìm kiếm vũ khí và đạn dược của chúng để tiềp tục chiến đấu. Lúc phải rời bỏ vị trí, TÐ/39 BÐQ đánh xuyên qua lực lượng bao vây của cả một Trung Ðoàn địch, dùng chính vũ khí của Cộng quân để đánh lại chúng khi mở đường máu”.

    Ðại Úy Không quân William Cathay, một phi công phản lực cơ Phanton F-4 thuộc Phi Ðoàn Khu Trục 40, nói: “Căn cứ BÐQ Bắc trông giống như một bãi chiến trường hồi đệ nhị thế chiến. Chúng tôi đã thả bom napalm thật gần, chỉ cách quân bạn chừng 100 thước. Chúng tôi còn trông thấy rất rõ ràng địch quân đang ẩn nấp dưới giao thông hào”.

    Trong tác phẩm “Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lửc 30″ của Ðại Úy Pháo Binh Trương Duy Hy, Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh, có kể lại việc Hạ Sĩ Phan văn Ðăng thuộc Ðại Ðội-1, TÐ39 BÐQ, khoảng trên 20 tuổi, người Huế, đã thuật lại những giờ phút oai hùng nhất của TÐ/39 BÐQ như sau: “Sau ngày toàn thắng 19 tháng February, TÐ/39 BÐQ chiến thắng lớn, tịch thu trên 500 vũ khí đủ loại, phá nát các kho chứa hàng ven đường mòn Hồ Chí Minh, giết trọn một Tiểu Ðoàn Cộng quân, xác nằm la liệt trên trận địa. Sau đó, chúng phản công mãnh liệt, đại đội của anh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút đi theo lệnh của Thiếu tá Khang, TÐT”. Anh Ðăng còn cho biết quân BV đã thí mạng khủng khiếp chưa từng thấy so với mấy chục trận đụng độ ác liệt anh từng tham dự trong chiến trường quốc nội, Ðại Ðội của anh đã phải cận chiến vô cùng dữ dội với địch quân để giữ vững vị trí; Sau cùng, Ðại Ðội của anh phải phân tán mỏng để khỏi bị biển người của Cộng quân tiêu diệt. Nhìn chung nếu so sánh thiệt hại về nhân mạng cũng như vũ khí, TÐ/39 BÐQ đã thắng lớn với tỉ số nhân mạng 1 đổi 10. Nhưng về mặt chiến thuật, việc căn cứ Ranger North bị thất thủ được coi như một bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Chẳng những TÐ/39 BÐQ đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ mặt Bắc của QLVNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến Cộng quân dễ dàng theo đó tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.

    Hậu quả và nhận xét Nhìn chung, các TÐ BÐQ tại sườn Bắc bị thiệt hại khá nặng vì các trận cường tập biển người liên tiếp của quân BV, nhưng số thương vong của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật, quân BV đã bị thảm bại. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc “cắt đứt đường tiếp vận của địch tại Lào” để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ. Do đó, tuy các TÐ BÐQ đã giết được nhiều địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng, thật ra lực lượng hành quân đã bị yếu thế về phương diện chiến lược vì những lý do sau đây:

    – QLVNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, quân BV từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự, qua địa hình tương đối trôi chảy vì ít chướng ngại vật, trên đường tiến quân qua cánh đồi trọc với có tranh trãi dài qua đến tận vùng hành quân bên Lào; quân số quân BV ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi QLVNCH ở thế cột chưn phòng thủ thụ động trên các Căn Cứ Hoả Lực, nên lực lượng bị chia cắt không yểm trợ được lẫn nhau, ban sáng thì sương mù dầy đặt không được yễm trợ hoả lực khi cần thiết. Quan niệm liên hoàn “hỗ tương yểm trợ” của các CCHL (FSB) bị phá vỡ vì căn cứ nào cũng bị Tướng Giáp biết trước nên tổ chức công sự, hầm-hố rất kiên-cố bao vây cô lập nên phải tự chống trả, quân ta như Cá nằm trên thớt vì sự phản bội của phản tình báo CIA Mỹ. Mỗi vị trí QLVNCH bị biển người quân BV có chiến xa và trọng pháo bao vây nên trở thành những ốc đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm đưa quân bạn vào thế bị-động như bó đủa bị bẻ từng chiếc một. Ðây là cái bẫy do người bạn lớn của chúng ta đặt ra để hủy diệt quân lực VNCH vào đúng ngày 18 tháng Giêng 1971 do HÐAN, Pentagon quyết định.

    – Về mặt tinh thần, tin hai TÐ BÐQ phòng thủ sườn Bắc phải di tản khiến các binh sĩ Dù tại các Ðồi 30 và 31 là lớp khiên-chắn phòng thủ kế-tiếp thứ hai phần nào hoang mang giao động. Kể từ nay, hai Ðồi nầy bỗng nhiên trở thành các vị trí tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do BÐQ để lại, vừa phải tự bảo vệ, coi như “lưỡng diện thọ địch” Ngoài ra, lại còn phải đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến chiếm Tchepone. Riêng đối với các chiến sĩ BÐQ, sau các trận đánh để đời tại mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng LÐ/1 BÐQ được rút về căn cứ Phú Lộc nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó. Nhưng xét rằng LÐ1BÐQ nầy phải được nghĩ xã hơi sau các trận đánh rất đẫm máu.

    – Với tin 2 TÐ BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ có chủ mưu triệt để khai thác… Những hình ảnh này được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này, anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ/39 BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng nhất đã phát biểu: “Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ/QLVNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác; Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ” Trung tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bầy tỏ cảm tưởng tương tự: “Ðúng, một số BÐQ đã bám vào càng trực thăng để được di tản mau chóng khỏi trận địa; Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như vậy”.

    – Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ BÐQ và cái chết của Trung Tướng Ðổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quâm lâm vào tình thế bất lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiêu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tại Tây Ninh, vì thế Tướng Lãm vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng Tri đưa ra chiều nghi vấn … Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diển cái trò hũy diệt mau chóng các kho tàn trên đường Mòn Hồ như đã thành công trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng ở Cục R”. Cuộc chiến Việt Nam, bất cứ ai dù Mỹ hay Việt mà đụng đến đường Xa lộ Harriman [Ðường Mòn HCM] đều bị thãm hại, như John Paul Vann, dựa vào thân-thế từ Tổng thống Nixon, ưu tiên dùng B-52 tiêu diệt 3 Sư-đoàn BV và Trung đoàn 203 Chiến xa, không đễ cho Hà Nội chiếm Kontum làm thủ phủ của MTGPMN để ăn nói tại bàn hội nghị Paris 1973. Thật nghich-lý chỉ có ÐPQ và NQ chiến đấu giữ vững thị xã Kontum!?!? Còn như Tướng Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà thôi; nhung khi ông nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường xa-lộ mà Liên Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ Harriman, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra (Cuộc hành quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 68 trên đường 9 Nam Lào)Gunship PD-213 va 2 DD Trinh Sat Dù.

    Vào những ngày đầu, ngay dưới chân núi phía nam Căn-cứ Hỏa-lực, Đồi 31, trên đường lộ 92, Thiết-đoàn 11, Lữ-đoàn-1 Kỵ-binh của Ðại-tá Nguyển-Trọng-Luật, đã tao ngộ chiến với một thành phần Thiết-vận-xa PT 76 của CSBV; Thiết-đoàn đã anh-dũng tiêu-diệt 6 Chiến-xa T-54 và 16 PT-76. (Trong 16 chiếc PT-76 nối đuôi ở phía sau, có nhiều chiếc còn nguyên vẹn vì xạ-thủ và tài xế vừa thoát chết, chém-vè rút vào rừng già cùng với Trung-đoàn tùng thiết bởi sợ phi cơ truy kích; Trực thăng vỏ trang PÐ213 phải áp dụng “văn kiện điều hành” [Standard Operational Procedure] nên không có rượt theo truy kích mà luôn luôn giữ trên đầu quân bạn. Một trong các PT-76 còn nguyên vẹn được Tư-lệnh chiến trường, Tướng Lảm gởi về Saigon tặng Tổng thống; nhưng mầu nhiệm thay! trong khi Thiết-đoàn-11 không bị một sự thiệt hại nào, để khỏi mất lòng tin của đọc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war”

    Dĩ nhiên Trực-thăng võ-trang của Phi-đoàn 213 cũng đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến thắng nầy với loại Rockets diệt Chiến-xa, 38 trái cho hai bầu hai bên (hình thù ngắn gọn, nằm ẩn ngay trong lòng bó Rocket, Phi Công không thấy được đầu đạn warhead lú ra) và Mini-guns đã là một khắc-tinh khống chế các xạ thủ BV không thể ló đầu ra khỏi chiến xa để chống trả; Có phải sơ-khởi 6 khẩu đại liên 6 nòng như các pháo-tháp di động linh hoạt bao vùng trên không, tạo điều kiện hửu hiệu là không một chiến xa nào phía bên ta bị thiệt hại vì hỏa lực chống trả của địch? 6 pháo tháp di động trên không nầy đã áp-dụng kỹ thuật điêu luyện trong nhịp bắn từng hồi 2000 tăng giảm đến 4000 viên phút trên cao độ 75 thước để duy trì hệ thống điện tử “control-box” không bị “overcharge” tắt nghẻn. Cuộc tao ngộ chiến ‘Chiến-xa đối đầu với Chiến-xa’ được xem là Quân-lực VNCH toàn thắng! Dỉ nhiên kết quả công đầu được thành đạt là nhờ công lớn do Lữ-đoàn/1/Dù của Ðại-tá Lưởng đã chia ra 2 đường tiến sát bén nhọn, chận đánh 2 Trung đoàn của Sư-đoàn Thép 320 và 304 của CSBV. Tịch-thu vô số xe-thồ, thuốc men thực phẩm cùng thiêu hủy kho xăng hậu cần và căn cứ huấn-luyện bổ xung tân binh tại chiến trường, làm chao-đảo tinh thần của 2 trung đoàn chủ lực CSBV nầy.
    Chúng tôi đang lấy trung tâm điểm là một Trang trại của CSBV, có lẻ là Công-binh-xưởng, hay Trung Tam Huan Luyen với nốc-mái lợp bằng Tre-Nứa đập dập; Ðễ chờ đợi tăng cường thêm hỏa lực, Trung-úy Trần Lê Tiến, Lead-gun đang trên đường bay đến căn cứ Aluối với 76 trái hoả tiển chống Tăng. Dĩ nhiên không phãi đễ truy kích tàng quân của trung đoàn Thép 320 đang bị đơn vị Dù gây thiệt hại nặng mà để phối hợp hỏa lực cho một đơn vị Dù thuộc Lữ-đoàn-1 đang tiến chiếm mực tiêu: một đơn vị chiến xa thuộc trung đoàn 202 CSBV đang phục kích trên đường 92, bắc Aluối. Chúng tôi không được quyền đi xa nguyên tắc “yễm trợ hỏa-lực tiếp cận cho quân Dù” và luôn luôn trên đầu quân bạn; Thế nên vùng chờ của chúng tôi là trên đầu Thiết đoàn-11, lực-lượng Dù, và Chi đoàn thiết vận xa của Thiết đoàn-17. Cho nên hợp-đoàn 4 chiếc trực thăng vỏ trang phối hợp hỏa lực nầy không đi xa nguyên tắc là truy kích tàng quân của trung đoàn 304; Ðiều dể hiểu chúng đang di chuyển xa về phía Nam của cứ-điểm Aluối và nhập vào sư-đoàn 324B để tạo thành sức mạnh đồng thời cũng bảo vệ căn cứ kho tàng 611.

    Hợp đoàn gunships của Tiến vừa đến Aluối, tôi cắt đặt chiếc 2 của Tiến nhập vào left-echelon-3 do tôi lead, còn riêng sát thủ Tiến đi sau chúng tôi 45 giây với cao độ 300 thước trên mặt đất, vừa đủ một pass 25 giây nhào xuống phun từng đợt 4 trái, chia đều bao phủ ổ phục kích. Ðiểm phục kích nhầm vào khúc quẹo qua trái trên trục đường thẳng, lấy trục trên đầu quân bạn về hướng bắc; Chúng tôi đang vào đội hình tác chiến: Tôi cẩn thận nhắc lại các anh em đoàn viên xem lại Chicken-plate, check lại giây nịt an toàn sau lưng, kéo kiến che mắt từ helmet xuống, và kéo cổ áo nomex lên cao để không bị phỏng vì các giây cháy từ đuôi hoả tiển phun ra khi tác xạ. Tất cả bật qua VHF 118.5, intercom, trong vị thế sẳn-sàng chiến đấu.

    Tôi dùng chiến thuật “độn rừng ngụy âm” bay sát trên ngọn cây, mổi chiếc cách nhau 5 giây an-toàn khoảng cách, riêng theo sau gun Tiến lên cao độ cách 45 giây. Hợp đoàn 3 chiến gunship rà sát trên ngọn cây, ôm sát bên phải con đường thẳng nhập vào khúc quẹo trái trước mặt. Các xạ thủ đang đứng xổng lưng nhoày người ra ngoài với đôi mắt Cú-Vọ soi bói như tìm kiếm bảo vật; Còn 30 giây đến mục tiêu, tôi ra lệnh bắn … 6 khẩu đồng loạt tác xạ, 6 xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tích về trước mũi … một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên xuống rừng Tre-gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi nhất là dưới gốc các rậm Tre nơi nghi ngờ điểm phục kích. Các anh rải đều các điểm nghi ngờ có sự hoạt động của con người. Tôi nhớ lại lời nói của Nả Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xỏng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân CSBV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn.

    Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bảo của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Ðơn vị tùng thiết quân CSBV thuộc Sư Ðoàn Thép 320 nầy có kinh nghiệm, vì họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay lướt qua trên đó.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của tôi quẹo gắt qua phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua phải lead 6 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa T-54 và PT-76 nằm chàng ràng trên trục lộ vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.

    Hai chiến đầu tiên bắt đầu phun ra hoả-tiển chống biển người, ba cụm khói màu đỏ-hồng đang để lại sau đuôi 2 chiếc đầu; Trên cao 300 thước, Tiến bắt đầu phụt ra mỗi lần 4 trái, và rãi đều trên các chiếc T-54 nắm chình-ình cách hai bên vệ đường không xa lắm. Chỉ 25 giây sau qua một pass duy nhứt, 38 trái đã rơi vào đúng mục tiêu. Lúc nầy Tiến lấy cao độ 75 thước làm trail cho Lưu ở chiếc 2, trong khi chiếc 3 của Lộc lên cao độ 300 thước để lấy trục xạ kích. Khi gun Lộc phóng xuống từng đợt 4 trái vào y chang mục tiêu của Tiến đã giộng vào đó… Lộc đang nối đuôi làm số 3 của lead Lưu; Tôi tách ra lên cao độ để tác xạ, nảy giờ tôi đã quan sát và thấy rỏ ràng địch quân đả phóng ra khỏi xe mong chém-vè về cánh rừng trước mặt, nhưng đã bị các xạ thủ theo dỏi tiêu diệt một số lớn vì làm sao tránh khỏi căp mắt Cú chỉ ở trên tầm quan sát 75 thước! Luôn luôn cũng trên cao độ 75 thước, cũng thay phiên 3 chiếc cover liên tục bằng lưới đạn 7ly62, giử khoản cách đều nhau trên một chu vi hình tròn yễm trợ liên hoàn. Và cứ như thế 6 khẩu minigun tiếp tục khạt ra từng hồi 2 đế 4 ngàn viên để duy trì hệ thống control box không bị overcharge cũng như đè-nén (neutralization) không cho địch thủ bắn trả.

    Hồi nảy giờ, tôi đã quan sát thật kỷ trên trận chiến, điều đặc biệt là các dấu xe xích song song màu vàng nghệ còn tươi rói, chằn-chịt ấn dấu trên lưng chừng đồi thoi thỏi và mất dạng trong đám rừng hình chữ nhựt không có dấu vết thoát ra, mà theo con mắt kinh nghiệm chiến trường, chúng (PT-76) đang giàn hàng ngang trên mé rừng ngó xuống con lộ. Tôi căn dặn Lưu, khi tác xạ nhớ dập theo mục tiêu của tôi mà bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để chống Tăng.

    KQ: TRUONG VAN VINH

  2. #104
    vinhtruong's Avatar
    Status : vinhtruong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jun 2010
    Posts: 1,924
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Vinh Truong's Blog: Hành Quân Lam Sơn 719 –TÐ/39/BÐQ

    vinhtruongblog.blogspot.com/2011/07/hanh-quan-lam-son-719-t39bq.html
    Tuesday, July 26, 2011


    Hành Quân Lam Sơn 719 –TÐ/39/BÐQ

    Nhằm mục đích vinh danh các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như một tượng đài tinh-thần và cũng để tìm hiểu những sự thực trong cuộc chiến tranh vừa qua tại Việt Nam; Trước đây khá lâu, tôi đã viết loạt bài về cuộc hành quân Lam Sơn 719 xảy ra tại Hạ Lào hay Nam Lào vào năm 1971. Loạt bài này, đã có trong Đặc San Không Quân từ 2009-2013, chia thành khoảng 20 tiết mục đặt nặng về hoạt động của trực thăng thuộc LĐ/51/TC, mỗi mục nói về một giai đoạn của chiến dịch quan trọng này.
    Vì tôi được vinh dự trực tiếp tham chiến tại Hạ Lào nên bài viết chỉ căn cứ vào các tài liệu thâu thập do chính mắt và sự hiểu biết của tôi cùng phối hợp với tài liệu trên youtube, Internet và sách cuả học viện quân sự Army Aviation, đương nhiên kém chính xác về bao vùng khắp chiến trận trải rộng và vô cùng sôi động, chấp nhập có thiếu sót so với những điều mắt thấy tai nghe bao quát cuộc hành quân, tuy là nhân chứng có mặt tại chiến trận. Tuy nhiên, cũng rất có thể vì vậy mà bài tường thuật lại có phần khách quan và thú-vị hơn, vì đối với một cuộc hành quân lớn và phức tạp như trận Hạ Lào, một cá nhân dù có mặt tại trận địa cũng rất khó nắm vững được toàn bộ chi tiết các biến cố trên chiến trường dù rằng với lối bay trên chiếc Gunship bằng chiếc thuật cạ càng trên ngọn cây Tôi không thể nào không kễ lại chiến công của LÐ1BÐQ trong trận chiến Lam Sơn 719: Là định mệnh đặt để cho sự chiến đấu dũng cãm của TÐ39 BÐQ và sự thảm bại của LÐ51TC, có phải do thiên định mà 2 phi hành đoàn của PÐ 213 và 233 phải hy sinh 8 NVPH cho sự nhầm lẫn như dưới đây:
    Ðêm 10, February qua chưa … mà trời sao lại sáng! – Trong đôi mắt nhắm nghiền vì quá mệt mỏi cho số phận của 2 đoàn viên UH-1H đã bị bắn tan xác vào buổi chiều hôm qua. Tôi bổng giựt mình choàng mỡ to đôi mắt vì một tràng đại bác bắn yểm trợ hay quấy rối gì đó cho quân bạn của Mỹ. Tiếng cũa đạn 175 Long Tom không chác chúa bằng 8 inch đang mỗi lúc càng ác liệt thêm lên, 42 khẩu đại bác nầy ở đây Mỹ yểm trợ cho ai? Cho TÐ39 BÐQ ở Landing Zone Ranger North, nơi trực thăng của LÐ51TC bị bắn tan xác khi cuộc hành quân mới bắt đầu đến ngày thứ ba [N+3] Thật không có cái cay đắng nào hơn hôm nay, ngày 10, February, 2 đoàn viên UH1-H đã bị bắn tan xác mà người đơn vị trưởng như tôi chẳng biết ất giáp mô-tê gì cả, Tôi như con Gà đá độ bị thua trận te-tua, ấm-ức xù lông, đang bị giam hãm dưới bốn gốc mùng quân đội u-tối xám xịt không lối thoát. Cái nhục đau đớn nhứt là người anh cả không biết tình trạng của con em mình ra sao! Rồi những gương mặt thân thương của hai phi hành đoàn nầy không bao giờ không ẩn hiện trong tâm tưởng tôi như kêu-rêu oán trách đấm chìm trong những cơn ác mộng triền miên! Sáng nay tôi sẽ phải tìm đủ mọi cách để hiểu biết tường tận về tình trạng của con em mình …
    Cũng vì sức khỏe của Nhân-Viên-Phi-Hành, đối với BTL Hành Quân, sự tranh đấu cũng không dễ dàng với Ðại tá Nguyễn Ðình Vinh, TMP/Hành Quân/QÐ1 để cho anh em Trực Thăng không phải đậu tại phi trường Khe Sanh nầy vì cần phải có giấc-ngủ tốt về đêm mới có sức lực yểm trợ cho quân bạn, nên anh em được về Ðồng Hà, Ái tử ngũ đêm. Một mình tôi chịu trừng phạt bằng những âm thanh nhức óc chói tai nầy bên cạnh TOC và BCH tiền phương Dù cũng đủ bảo đảm cho nhiệm vụ yểm trợ cho ngày mai; Dù sao dựa vào tình huynh đệ chi binh tôi có nói đùa với Ðại tá: “Theo sự hiểu biết của tôi, trong mùa nầy, nếu có buổi sáng nào … Ðại tá thấy sương mù tan trước 9 giờ … Ðại tá đem tôi ra bắn bỏ!” Ðể rồi Ðại tá Vinh rất thông-cảm nhưng miển sao chu-toàn phi vụ là OK


    Tôi quyết tâm phải tìm hiểu dữ kiện tai nạn ra sao?
    Ngày 8 tháng February 1971
    - Hồi 1giờ chiều, TÐ 21 BÐQ do Th/Tá Tiểu-đoàn Trưởng Nguyễn Hiệp được trực thăng vận tới bãi đáp [Landing Zone South] BÐQ Nam, khoảng 5 cs Tây Bắc FSB Ðồi-30, phòng không 12.7 ly của Việt Cộng trên đồi trọc bắn xuống dữ dội khiến 11 BÐQ bị thương; Trực thăng võ trang Cobra của toán Không Kỵ Hoa Kỳ bắn phá các ổ phòng không để bảo vệ cho trực thăng tiếp tục đổ quân [trực thăng vỏ trang P.Ð 213 chỉ chịu trách nhiệm yểm trợ cho quân Dù mà thôi] Các cuộc oanh kích này gây một số tiếng nổ phụ và phá hủy một số công sự của địch. Cuộc đổ quân hoàn tất vào lúc 11 giờ đêm (trong đêm tối phi cơ AC và EC-130B dễ dàng yễm trợ tiếp cận cho quân bạn và không chế, cũng như tiêu diệt các ổ phòng không địch)
    - Hồi 7 giờ 20, tại địa điểm XD 632370 gần Căn Cứ Hỏa Lực, Phú Lộc nơi đặt BCH/LÐ1/BÐQ và TÐ 37 BÐQ trú đóng bị địch pháo kích bằng khoảng 50 quả đạn vừa súng cối 120, 82ly cùng đại bác 152, 130ly khiến BÐQ 3 chết và 15 bị thương.
    Ngày 9 tháng February - Thời tiết xấu khiến việc chuyển quân bằng trực thăng bị đình hoãn 24 giờ; dù vậy, các đơn vị VNCH khoảng 5000 chiến binh đã sang Lào trong ngày hôm truớc đã lập tức bung ra hoạt động trong vùng trách nhiệm cũng như đào công sự phòng thủ chiến đấu
    - Hồi 3 giờ 45 chiều, TÐ/21 BÐQ chạm địch khoảng 1 Ðại Ðội cách 4 cs Tây Bắc CCHL Ðồi-30. Kết quả địch 8 chết, 1 AK 47 bị tịch-thu, phía BÐQ thiệt hại 1 chết, 1 bị thương.
    Ngày 10 tháng February - 2 chiếc UH1-H của PÐ/ 213 và P/Ð233 bị bắn tan xác- trong khi thời tiết có sáng sủa hơn.
    - Hồi 1 giờ chiều: Tại gần Landing Zone South, BÐQ Nam, một hợp đoàn 4 trực thăng của Liên Ðoàn 51 Tác Chiến, SÐ1KQ chở các SQ Tham Mưu QÐ/I bị phòng không 37 ly của địch bắn cùng phòng không 12, 7 và 14, 5 trên PT-76 bên sườn đồi bắn chéo qua. Kết quả 2 trực thăng bị rơi, tất cả mọi người trên 2 trực thăng này đều bị chết; Chiếc thứ nhất chở các Ðại Tá Trưởng Phòng 3 và 4 của QÐ1. Chiếc thứ ba chở 4 phóng viên ngoại quốc là các anh Larry Burrows của báo Life, Henri Huet của hãng AP, Ken Potter và Keishaburo Shimamoto của tờ Newsweek. Tin cho biết vị Trưởng Phòng 3 có mang theo bản đồ hành quân và đặc lệnh truyền tin, tuy quân ta có lục soát nhưng không tìm ra chỗ trực thăng bị rơi. Do đó địch có thể đã bắt được các tài liệu quan trọng ngay từ khi cuộc hành quân khởi đầu. Ðó là điều mà báo chí tây phương muốn đánh hỏa mù theo ý đồ của một siêu quyền lực trong bóng tối muốn vậy, làm sao ai hiểu được nhóm phản chiến do Jane Fonda và Pentagon do Trung úy Hải quân phản chiến John F Kerry đã cho Hà Nội biết tất cả chi tiết bằng ngôn từ tiếng Việt qua Tam trùng Phạm Xuân Ẩn, chứng cớ hầm dấu vũ khí súng ống đạn dược được đào sẳn chung quanh các CCHL thì rỏ, nơi đây còn là một Trung Tâm Huấn Luyện bổ sung quân số ngay tại chiến trường vào những năm tháng trước ngày thành lập Quân Ðoàn 70B. Hiểu tường tận trận đồ như thế, nên là phóng viên chiến trường nhưng tam-trùng Phạm Xuân Ẩn có dám leo lên trực thăng bao giờ đâu, trái lại trận Ấp Bắc 1963 thì Ẩn khệnh khạng, ung dung ngồi trên trực thăng H-21 bước chân xuống Ấp Tân Thới quan sát, chụp hình hậu quả trận đánh.
    Mọi chi tiết về phi vụ trực thăng này được biết như sau: Trong cuộc phỏng vấn ngày hôm ấy, Ðại tá Nguyễn Văn Hiệp cho biết 4 trực thăng của KQVN này có nhiệm vụ đưa các sĩ quan Tham mưu QÐ/I đến Phú Lộc để giải quyết vài trở ngại về vấn đề tiếp tế lương thực cho LÐ/1/BÐQ, vị Trưởng Phòng 3/QÐ/I là Ðại tá Cao Khắc Nhật, Trưởng Phòng 4/QÐ/I là Trung Tá Phạm Vi. Không hiểu vì lý do gì, toán trực thăng bay lạc xa về hướng Tây Bắc tới gần các căn cứ của BÐQ trong phần đất Lào. Khoảng 3 giờ chiều, khi thấy toán trực thăng bay khá lâu mà vẫn chưa thấy báo cáo đã tới Phú Lộc nên tướng Lãm có hỏi LÐ/1/BÐQ; Cùng lúc đó, Ðại Tá Hiệp nhận được tin có hai chiến trực thăng của Viêt Nam bị bắn rơi tại Lào. Sở dĩ BTL Hành Quân không biết tin vì hai chiếc trực thăng còn lại bay thẳng về Ðông Hà. Về phía Hoa Kỳ, một trong những phi công trực thăng có mặt tại chỗ là Trung Tá Robert F. Molinelli, Chỉ Huy Trưởng Tiểu-đoàn 2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ, thuộc Sư Ðoàn 101 lúc đó đang chỉ huy toán trực thăng Hoa Kỳ yểm trợ cho các đơn vị BÐQ trong vùng, cho biết: "Toán trực thăng VN bay quanh theo một khúc sông, nhưng thay vì bay bên bờ Nam, lại quẹo ngược sang bờ Bắc là nơi chúng tôi biết rõ Cộng quân tập trung rất nhiều súng phòng không 37 ly và một đơn vị chiến xa của Trung Ðoàn 202. Lúc đó, toán trực thăng gồm 4 chiếc Hueys, bay hàng dọc hình nất than Trái, tốc độ chừng 90 knots, cao độ 2,200 feet; Chúng tôi thấy rõ toán trực thăng nầy đang bay vào nơi nguy hiểm và đã cố gắng liên lạc trên mọi tần số Guard để báo động, Tôi thấy chiến trực thăng dẫn đầu (trên chở các sĩ quan tham mưu QÐ/I) trúng đạn nổ tung trên trời, còn chiếc thứ nhì (chở các phóng viên) bị bắn bay mất một cánh quạt chính, main rotor qua hình ảnh theo dỏi từ vệ tinh cố-định (stationed satellite) chuyển về Pentagon do tướng Haig điều hành.
    Ngày 11 tháng February - Ðể tìm kiếm tông tích tai nạn của 2 chiếc UH-1H, cùng yểm trợ cho nỗ lực chính trên tuyến xuyên lộ số 9 tiến xa hơn về hướng Tây nhắm vào Tchépone. BTL/HQ quyết định tung thêm các đơn vị bảo vệ sườn Bắc và Nam vào trận địa - Khoảng 14:30 H: T/Ð 39 BÐQ được trực thăng vận tới Landing Zone North, BÐ BÐQ Bắc, khoảng 2 cs Tây Bản-Na để tăng cường cho TÐ/21 BÐQ đã trấn đóng BÐ BÐQ Nam từ ngày 8 tháng 2 án ngữ mặt cực Bắc của vùng hành quân. Và cùng lúc đó, TÐ3/1/BB được trực thăng vận tới CCHL Delta thuộc vùng Nam đường xuyên lộ số-9 – Tới đây, cần nói qua về kế hoạch phối trí và phân nhiệm của các TÐ BÐQ vì có một vài chi tiết đáng ghi nhận, Thiếu Tá Quách Thưởng [lúc đó là Ðại Úy, TÐP TÐ 21/BÐQ] cho biết đúng ra TÐ 37/BÐQ được chỉ định phụ trách căn cứ BÐQ Bắc, còn TÐ/39 BÐQ đóng tại Phú Lộc cùng với BCH LÐ/1/BÐQ; Nhưng các trực thăng Hoa Kỳ đã thả lộn địa điểm nên TÐ 39 BÐQ đã có mặt trên đất Lào. Trung Tá Vũ Ðình Khang, TÐT TÐ 39/BÐQ nói rằng theo thông lệ luân chuyển trong mỗi cuộc hành quân, 3 TÐ thay phiên nhau, 1 làm trừ bị và bảo vệ BCH/LÐ còn 2 TÐ kia hành quân. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, tới phiên TÐ/39/BÐQ làm trừ bị, nhưng lại được bốc sang Lào. Ðại Tá Nguyễn văn Hiệp, LÐT LÐ 1/BÐQ giải thích: đúng ra theo lệnh hành quân, TÐ/39/BÐQ có nhiệm vụ trấn giữ Phú Lộc, còn 2 TÐ bạn hoạt động bên Lào. Nhưng vào ngày 10 tháng 2, các trực thăng Hoa Kỳ đã đổ quân lộn tại địa điểm chuẩn bị trong vùng lân cận Phú Lộc. Trong biến cố nầy có phải do thiên định mà LÐ51TC phải hy sinh 8 nhân viên phi hành cho sự lầm lẩn nầy? Khi bốc quân sang Lào, TÐ/39 BÐQ ở vào vị trí thích hợp nhất nên đã được chỉ định hoán đổi vị trí với TÐ/37 BÐQ. Ðiều đáng lưu ý là mặc dầu có sự thay đổi bất ngờ vào giờ chót, các đơn vị BÐQ vẫn hăng hái chu-toàn nhiệm vụ, đúng “Kỹ luật là sức mạnh của quân đội”. Về phương diện hành quân, đây không phải là một mối quan tâm lớn, vì mỗi vị trí được chỉ định đều có một TÐ BÐQ trấn giữ, điều đáng ca ngợi là các đơn vị trưởng BÐQ đã rất uyển chuyển đưa ra những quyết định thay đổi nhanh chóng phù hợp với tình thế cũng như tuyệt đối thi hành thượng lệnh, không khiếu nại hay than phiền; Ðây là một điểm son về tinh thần kỷ luật cao độ rất đáng kính phục của các chiến sĩ BÐQ. Tuy nhiên, việc trực thăng Hoa Kỳ thả lộn địa điểm, cùng với biến cố các trực thăng LÐ51TC bay lạc ngay khi cuộc hành quân mới khai diễn chứng tỏ QLVNCH đã thất thế từ đầu vì phải chiến đấu tại một địa bàn hết sức xa lạ. Mất yếu tố “địa-lợi” và “thiên-thời” vì hằng ngày sương mù bao phủ suốt cả buổi sáng, lực lượng tham chiến đã phải trả giá rất đắt trong suốt cuộc hành quân, nhưng bất công thay không ai chịu hiểu được Biệt-Ðộng Quân là binh chủng biệt kích, cơ-động xuất sắc nhứt trong QLVNCH. Theo tôi nghĩ: người ta chỉ luôn nghĩ đến 2 Sư Ðoàn Dù và TQLC mà quên nhắc nhở đến BÐQ và Ðại đội Hắc Báo [Black Panther] của Sư Ðoàn-1. Nhưng đối với 2 vị tư lệnh chiến trường Mỹ thì lại khác: Tướng Westmoreland, khi ông phải bảo vệ cho 6000 TQLC Mỹ trấn đóng tại Khe Sanh, Westmoreland đặt hết tin tưởng vào chỉ cần 1 tiểu đoàn BÐQ là đủ bảo đãm sự yên tâm cho Mỹ trấn giữ căn cứ. Còn như Tướng Abrams thì lại khác, ông chỉ cần 1 Ðại đội Hắc-Báo [Black-Panther] của SÐ/1 là đủ: Vì trách nhiệm nặng nề của ông là làm cách nào có được sự cấp cứu kịp thời, chỉ đoàn viên phi hành thuộc sư đoàn 101 không kỵ mà thôi, nhưng sự thật khi TT Thiệu ra lệnh rút quân lập tức ngay sau khi dẫm chân trên phần đất Tchepone. [Hay tin xấu, Tướng Alexander Haig bay qua Quân đoàn 24 gặp Tướng Sutherland ra lệnh “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April” - buộc QLVNCH phải ở lại đến cuối tháng April, hầu hoàn thành cho bằng được giai đoạn 3 của cuộc hành quân là khai thác thành quả chiến trận, lúc đó Ðại đội Hắc Báo ở lại một mình bên Lào biến thành lực-lượng phản ứng nhanh [rapid deployment force] cũng như cấp cứu đoàn viên phi hành Mỹ (xem đoạn cuối)] Cũng ngày hôm nay, tại vùng trách nhiệm của LÐ/1/BÐQ, địch gia tăng áp lực rất nặng; Quanh vùng Phú Lộc, TÐ/37 luôn luôn chạm những toán tiền phong thuộc Quân đoàn 70B của Bắc Việt, ngoài ra, cũng bị pháo liên miên. Trên phần đất Lào, các TÐ/39 và 21/BÐQ là các đơn vị bị địch quân tấn công thăm dò nhiều nhất và cũng là tuyến lửa của mũi dùi quân BV tiến qua từ vùng hoả tuyến Bắc DMZ, sau khi đoán chắc rằng quân lực VNCH không Bắc-tiến.
    Ngày 12 tháng February
    - Hồi 11 giờ trưa, TÐ/37 đụng địch cấp tiểu đoàn tại địa điểm XD 670466, khoảng 3 cs Bắc Tây Bắc Phú Lộc, được trực thăng võ trang Cobra yểm trợ, BÐQ hạ 13 địch, bắt sống 1, thu 10 AK. Bên ta 4 chết, 6 bị thương và 2 trực thăng võ trang loại Cobra (AH-1G) bị phòng không 12.7 ly bắn hạ khiến 2 phi hành đoàn bị tử thương và 2 bị thương, cái thất thế nhứt cho Cobra là khi tác xạ phải làm vòng chờ để đâm đấu xuống xạ kích, ngoài ra bao vùng tác xạ bị hạn định về không gian phía trước, khác hẳn với gunship 213 Song Chùy, tầm xạ trường bao vùng rộng lớn hơn kể cả bắn tập hậu, lính BV chỉ biết tìm nơi trú ẩn khi nghe tiếng mưa đạn của gunship Việt Nam, người xạ thủ vô cùng lợi hại nầy với đôi mắt như con Cú ráo-đảo chiến trường, điển hình là Trung Sĩ Nguyển Văn Ðức người xạ thủ thần tượng của tôi. Quân BV cũng không phải là mình đồng gan sắt, dù họ có uống thuốc liều khi lâm trận, nhưng khi nghe tiếng bò rống của Minigun thì liền tức khắc tìm chỗ núp mới mong sống-còn, vì không biết tử thần từ đâu đến mà chỉ nghe tiếng cánh quạt điên cuồn chém gió với âm thanh rùn-rợn nổ ròn rả ma quái đùng đùng lướt tới. Vì con chim lửa đầu đàn bị nổi khùng đưa ra thế chiến thuật mới gọi là “Thuật-Ðộn-Rừng-Ngụy-Âm” địch thủ không biết lưởi hái tử thần từ đâu đến. Có phải nhờ vậy mà đoàn viên LÐ51TC không còn bị tử trận cho đến khi cuộc hành quân chấm dứt!? Chờ xem kết-quả ở đoạn kết!
    - Hồi 6: 25 chiều, TÐ/21 BÐQ chạm khoảng 1 Trung Ðội VC tiền-sát thuộc Trung Ðoàn 88, SÐ/308 BV tại 4 cs Ðông Bắc Landing Zone South (tọa độ XD 585520), bắn hạ 11 tên địch.
    - Ðến 10 giờ đêm cùng ngày, dưới sự yểm trợ đắc lực của gunship AC-130, TÐ/21/BÐQ bị địch pháo kích khoảng 40 đạn súng cối 82, và 120 ly khiến 6 bị thương, liền tức khắc EC-130B can thiệp nên chúng không dám bắn trả vì tuyến đạn lửa dễ bị phát hiện trong đêm tối sẽ bị EC-130B dập tắt ngay bằng hoả lực đại bác đủ loại
    Ngày 13 tháng February
    - Hồi 1:50 sáng, tại địa điểm XD 575503 khoảng 3 cs Tây Tây Nam Landing Zone North, TÐ/39 BÐQ chận đánh một đơn vị VC, bắn hạ 43 tên, thu 2 đại bác phòng không 37 ly, 2 thượng liên 12.7 ly và một số lượng lớn súng cá nhân và đạn dược. Phía BÐQ chỉ có 1 chết và 10 bị thương nhờ gunship vận tải cơ bao vùng [nên nhớ rằng theo điều lệ ROE, giai đoạn-2 vận tải cơ EC-130B, chịu trách nhiệm về sườn phía Bắc, còn B-52 Arc Light chịu trách nhiệm về phía sườn Nam, nên Trung đoàn của Ðại tá Nguyễn Khoa Ðiềm cứ bị B-52 đuổi đít hầu như mỗi ngày. Còn không quân chiến thuật (Skyspot) thì chịu trách nhiệm trục nổ lực chính trên đường tiến-sát xuyên trục lộ-9 – Nên TÐ Phó TÐ/8 Dù và một số anh em Thiết-kỵ và Dù mới bị thương vì không chịu đi đúng theo lộ-đồ chiến trận bày bản trong phòng lạnh tại Pentagon do Tướng Haig là người chủ đạo và điều hành. ROE [Rule Of Engagement] còn là con dao hai lưởi nếu bên VNCH mạnh hơn thì EC-130B sẽ bắn lầm vào để cân bằng lực lượng. Ðiều nầy khó hiểu chỉ có thể những chiến sĩ BÐQ mới là nhân chứng sự bắn chính xác của EC-130B kể cả ban đêm có thể yễm trợ quân bạn cách vài chục thước (Tôi biết sẽ có một số bạn không tin về độ chính xác nầy)
    - Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ sáng, TÐ/21 BÐQ đụng độ lẻ tẻ với chừng 1 Trung Ðội tiền sát BV, bắn hạ 15 tên.
    - Trong khoảng thời gian từ 7: 10 giờ sáng, TÐ/21 chạm địch quân số không rõ, kết quả BÐQ, 1 chết, 7 bị thương; quân Bắc Việt 4 chết. BÐQ tịch-thu 300 thùng đạn đại bác chiến xa 100, và 76ly của hậu cần phụ thuộc Trung đoàn 202 Chiến-Xa
    Ngày 15 tháng February
    - Hồi 1 giờ 30 chiều, tại địa điểm phía Nam Landing Zone North (tọa độ XD 595515), TÐ/39 BÐQ bị pháo kích khiến 5 bị thương
    - Hồi 10: 45 tối, cũng tại vùng Nam Landing Zone North (tọa độ XD 590514) một thành phần của TÐ/39 BÐQ chạm địch, giết 5 VC, BÐQ 2 bị thương.
    Ngày 16 tháng February
    - Hồi 10 giờ tối, tại phía Bắc Landing Zone South (tọa độ XD 583503) một thành phần của TÐ/ 21 BÐQ chạm địch không rõ quân số, bắn hạ 6 VC, tịch thu 50 trái sáng, BÐQ 6 bị thương; Cho đến thời điểm này, QLVNCH đã chiếm Bản Ðông (Aluối) được gần 1 tuần lễ nhưng không dễ-dàng tiến thêm tới gần mục tiêu 604 Tchépone.

    Trận đánh tại Căn Cứ Biệt Ðộng Quân Bắc (Landing Zone North)
    -Sáng ngày 17 tháng February – Tin tình báo cho biết lực lượng tăng viện cấp Sư Ðoàn của Cộng quân từ vùng Phi Quân Sự đã bắt đầu xâm nhập phía Bắc vùng hành quân. Rạng sáng ngày 18 tháng February, địch gia tăng áp lực vào các đơn vị BÐQ. Các TÐ/21 và 39 BÐQ bị tấn công thăm dò và pháo kích liên tiếp. Tuy nhiên, được pháo binh và phi cơ yểm trợ rất hiệu quả, các TÐ BÐQ vẫn giữ vững vị trí; mải đến 8: 30 sáng cùng ngày, BCH/LÐ1/BÐQ tại Phú Lộc cũng bị pháo kích 8 đạn súng cối 120 ly rất chính xác, khiến 2 chết, 4 bị thương; Tin tình báo do cung từ của tù binh xác nhận Sư Ðoàn 308 Cộng quân với ba Trung Ðoàn 64, 88 và 102nd đã tham chiến và hiện tập trung quân tại vùng trách nhiệm của BÐQ. Khi trời sáng rõ, một trực thăng tải thương loại Huey thuộc Ðại-đội 237, Tiểu Ðoàn 16, Lữ Ðoàn 44 Tải-Thương của Hoa Kỳ [có tên là DMZ Dust Off. DMZ là tên tắt của De-Military-Zone tức là vùng Phi Quân Sự. Dust Off là tên lóng để gọi chung các trực thăng tải thương Hoa Kỳ] nhận được lệnh tải thương khẩn cấp cho TÐ/39 BÐQ. Nên nhớ đại đa số những trực thăng tham chiến tại Hạ Lào không phải của Không Quân mà thuộc các Sư Ðoàn Bộ Binh Không Kỵ 101 Hoa Kỳ nên được tổ chức thành các Tiểu Ðoàn hoặc Ðại Ðội theo hệ thống Lục Quân.
    Chiếc trực thăng tản thương cất cánh tại Khe Sanh, hai phi công là Trung Úy Joseph Gordon Brown và Darrel Monteith, với hai Trung Sĩ y tá tên Fujii và Simpco cùng cơ khí viên Costello; Trên đường bay, phi hành đoàn đã được thông báo là bãi đáp rất "nóng" (hot) vì bị phòng không và súng cối địch vây chặt. Khi còn cách Căn Cứ LZ Ranger North chừng 3 cây số, phòng không địch đã bắn lên như mưa, Toán trực thăng võ trang Cobra hộ tống vội nhào xuống bắn hỏa tiễn và minigun để tiêu diệt các ổ phòng không nhưng không mấy hiệu quả vì những ổ súng này được ngụy trang rất kỹ càng, khéo léo và chôn sâu trong các công sự, hầm hố, dưới gốc bụi Tre, nơi vách núi đá khá vững chắc; Sau một hồi bắn phá, hai chiếc Cobra đã hết đạn, vả lại nhiên liệu cũng gần cạn nên phải quay về Khe Sanh tái tiếp tế. Phi công Brown nhận thấy phòng không địch vẫn còn quá mạnh, không thể vào bãi đáp nên đã quyết định hủy bỏ công tác. Nhưng chỉ một lát sau, anh đổi ý, hay có lệnh mới, anh bay vòng trở lại, mặc dầu trực thăng võ trang hộ tống đã bay về Khe Sanh để tái trang bị hỏa lực. Gần tới Bãi Ðáp Ranger North, chiếc trực thăng tản thương bay thật thấp để cố tránh màng lưới phòng không, nhưng những lằn đạn lửa AK và 12.7 ly vẫn chằng chịt đuổi theo. Từ trên trực thăng, anh Trung Sĩ, y-tá Fujii người Hawai trông thấy rõ các binh sĩ BÐQ trong giao thông hào đang chiến đấu dưới làn mưa đạn súng cối, hỏa tiển 122ly và pháo 152ly của Cộng quân. Trực thăng tản thương quyết tâm nhào vội xuống bãi đáp; Toán tản thương của BÐQ đẩy vội các thương binh lên trực thăng, nhưng khi vừa rời mặt đất, một quả súng cối 120 ly nổ ngay bên cạnh máy bay khiến phi công trưởng Brown chết ngay tại chỗ, còn phi công phụ Monteith bị thương nặng, hai anh Fujii và Simpco đều bị trúng mảnh đạn súng cối ở lưng, chỉ có anh Costello là vô sự. Chiếc trực thăng cách mặt đất vài thước rơi xuống đất, tất cả những người sống sót, kể cả các thương binh BÐQ vội rời trực thăng chạy vào giao thông hào cách trực thăng chừng 10 thước; Sau đó, một trực thăng Huey cấp cứu khác liều lĩnh đáp xuống và cứu được phi hành đoàn Hoa Kỳ, ngoại trừ anh Trung Sĩ y-tá Fujii bị kẹt lại vì đang núp dưới bunker chạy ra không kịp; Từ lúc đó, các phi công Hoa Kỳ được lệnh tránh xa khu vực này vì hỏa lực phòng không quá dữ dội. Trong khi đó, Cộng quân cũng pháo kích vào Ranger LZ South
    Sáng ngày 19 tháng February, áp lực tại căn cứ BÐQ Nam tưởng đối giảm, tuy không bị tấn công nhưng cường độ pháo kích vẫn dữ dội và liên tục. Ngoài ra, phòng không địch và súng cối 120ly vẫn khóa kín bãi đáp khiến TÐ/21 BÐQ không thể cựa quậy, đồng thời làm cho mọi hoạt động của vị trí này bị ngưng trệ. Khi đã cô lập và phá được thế liên hoàn giữa hai tiểu đoàn BÐQ, Cộng quân tập trung toàn bộ lực lượng Trung Ðoàn 102nd, SÐ 308 tấn công TÐ/39 BÐQ đóng xa hơn về phía Bắc. Tuy bị vây hãm và tấn công dữ dội, các binh sĩ Mũ Nâu dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Khang vẫn bình tĩnh chiến đấu, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển người của Cộng quân. Các trực thăng thuộc TÐ/158 Trực Thăng (158 CAB - Combat Assault Battalion) Hoa Kỳ do Trung Tá Peachy chỉ huy bay liên tục để tản thương, tiếp tế và yểm trợ hỏa lực cho tiền đồn bị tấn công này; Các pháo đội thuộc TÐ 44 PB đặt tại Phú Lộc về hướng Ðông và FSB Ðồi-30 về hướng Nam cũng tác xạ tối đa vào các vị trí quân Bắc Việt. Ðể tránh hỏa lực dữ dội của phi pháo, địch quân đã liều lĩnh áp dụng tối đa chiến thuật "bám sát" [hugging] Nhiều khi chúng nằm sát lớp hàng rào phòng thủ khiến nhiều trực thăng tiếp tế bị trúng đạn địch vì lầm tưởng là binh sĩ BÐQ, vì đôi bên quá gần nhau nên phi cơ thả bom yểm trợ cũng rất khó khăn chỉ trừ có EC-130B có thể yểm trợ quân bạn 20 thước kể cả ban đêm nhờ hệ thống điển tử hồng ngoại tuyến nên đã cứu được hai tiểu đoàn BÐQ đang bị vây hảm. Trong học viện Quân sự Hoa-kỳ đánh giá cao về sự đa dụng của chiếc vận tải cơ bán phản lực EC-130B nầy
    Trận đánh tại căn cứ Ranger North kéo dài suốt ngày 19 tháng February. TÐ39 BÐQ báo cáo địch tấn công mạnh nhất vào sườn phía Ðông bằng súng không giật trực xạ sơn pháo 85ly và súng cối 120ly đặt rất gần căn cứ nên bắn rất chính xác. Nhưng sau nhiều đợt tấn công tiền pháo hậu xung của địch, TÐ39 BÐQ vẫn giữ vững vị trí dưới các công sự để cho gunship EC-130B không tập- Cung từ của tù binh xác nhận đơn vị Cộng quân tấn công là Trung Ðoàn 102nd, được trang bị toàn vũ khí và quân trang mới. Trung Ðoàn này có nhiệm vụ thanh toán căn cứ Ranger North bằng mọi giá để dọn đường cho lực lượng tăng viện của chúng có thể tiến sâu hơn vào vùng hành quân. Tuy bị bao vây và tấn công liên tục nhưng dưới sự chỉ huy bình tĩnh và gan dạ của Thiếu tá TÐT Vũ Ðình Khang, các chiến sĩ TÐ39 BÐQ vẫn bình tĩnh chiến đấu, đánh bật những đợt tấn công biển người. Cộng quân tuy bị thiệt hại nặng nhưng vẫn bám sát trận địa và liên tiếp mở nhiều đợt tấn công vì chúng được bổ xung quân số và tăng viện rất nhanh chóng tại Trung tâm huấn luyện nơi đây và các hầm hố chôn dấu vũ khí đã có ước tính trước. Nhưng đến chiều Cộng quân đành phải rút lui để chỉnh đốn hang-ngũ vì bị chết quá nhiều, xác và vũ khí đủ loại của Cộng quân bỏ lại ngổn ngang trên các sườn đồi, dọc theo dòng suối.
    Trận đánh ngày 19 tháng February là một chiến thắng lớn của TÐ/39 BÐQ nhưng những chiến sĩ quả cảm nầy cũng đã bị yếu sức vì nhiều binh sĩ bị chết và bị thương không được di tản đã nhiều ngày, lại không được tăng viện hay giải tỏa áp lực; Nguy hiểm hơn nữa, đạn dược cũng gần cạn vì không được tiếp tế, đến đêm, quân BV sau khi bổ xung lực lượng lại tiếp tục tấn công. Cũng vào lúc đó, các căn cứ Ranger South và Phú Lộc bị pháo kích dữ-dội, và đánh cầm chân nên không thể tăng viện hay yểm trợ hữu hiệu cho TÐ/39 bạn đang bị áp lực nặng nề. Trên bốn sườn đồi bao quanh căn cứ Ranger North như lòng chảo bị bao vây, địch quân đồng loạt tấn công biển người vào các tuyến phòng thủ của BÐQ. Tại hầm chỉ huy, Thiếu Tá Vũ Ðình Khang, vị TÐT can trường vẫn bình tĩnh điều động đơn vị phòng thủ và phản công. Ông dùng anh y tá người Mỹ Fujii như một chuyên viên truyền tin bất đắc dĩ để đảm trách việc liên lạc với các phi cơ Hoa Kỳ. Trung sĩ Fujii hoạt động rất đắc lực chuyển lời yêu cầu của Thiếu tá Khang lên các trực thăng võ trang Cobra và các phản lực cơ của Không Hải Quân chiến thuật Hoa Kỳ những tọa độ mục tiêu chính xác để xin oanh tạc. Nhiều lúc, quân BV vì quá đông nên môt số đã lọt được vào phòng tuyến của BÐQ, chiếm được một khúc giao thông hào, các chiến sĩ Mũ Nâu can trường đã phải cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn để đẩy lui chúng.
    Ðến đây, tạm thời mở một dấu ngoặc để nói thêm về anh Trung sĩ y tá Fujii, lúc đó, các phóng viên báo chí, truyền thanh và truyền hình đa số thuộc loại phản chiến của Hoa Kỳ luôn tìm đủ mọi dịp loan tin giật gân nhằm mục đích triệt hạ uy tín QLVNCH. Vì đạo luật Cooper-Church Amendment 1970 ngăn cấm không cho quân bộ chiến Hoa Kỳ có mặt trên phần đất Lào và Cambodia nên gặp dịp anh y tá Fujii bị bắn rơi, chạy không kịp nên bắt buộc phải chiến đấu bên cạnh TÐ39 BÐQ, họ liền nắm lấy cơ hội. Họ ca tụng Fujii như một vị anh hùng trong trận đánh tại căn cứ Ranger North, BÐQ Bắc, coi như một mình anh y tá này đã cứu nguyên một Tiểu Ðoàn 39/BÐQ tinh nhuệ. Có người lại còn "phong" cho anh ta chức vị "cố vấn" bất đắc dĩ của TÐ39 BÐQ! Ðây là một sự thổi phồng lố bịch và quá đáng! Chúng ta hãy tưởng tượng trong lúc dầu sôi lửa bỏng, mạng sống như chỉ mành treo chuông, một anh y tá chuyên cầm kim chích bị kẹt lại dưới đất vì không chạy kịp, dù là sĩ quan Mỹ tốt nghiệp vỏ bị West-Point đi nữa đã "cố vấn" được những gì cho một một TÐT BÐQ dạn dầy kinh nghiệm chiến trường như Thiếu tá Khang? Ðồng ý là anh Fujii đã trợ giúp TÐ39 BÐQ rất đắc lực trong lãnh vực liên lạc truyền tin, nhưng các chiến sĩ BÐQ còn đóng góp đắc lực hơn nhiều trên phương diện thực sự kinh nghiệm chiến đấu. Thật ra, vai trò của anh y tá này đơn thuần chỉ là một âm thoại viên, nhận những quyết định, dữ kiện cùng lời yêu cầu oanh tạc yểm trợ từ Thiếu tá TÐT-Khang rồi chuyển lại cho các phi công Hoa Kỳ vì lý do anh nói tiếng Anh dĩ nhiên thành thạo và dễ hiểu hơn, rất có thể việc "liên lạc" thông thường này được người Mỹ coi là vai trò quan trọng của cố vấn chăng? Cũng anh Fujii này, sau đó có dịp nhẩy lên được một trực thăng rời khỏi Ranger North, nhưng không may trực thăng này cũng bị trúng đạn, nhưng đáp được xuống LZ Ranger South nên lại bị kẹt tại đây. Chuyện chỉ có vậy, thế mà báo chí Hoa Kỳ lại có dịp thổi phồng, nói là anh y-tá này tình nguyện ở lại với TÐ21 BÐQ để giúp đơn vị này phòng thủ căn cứ! Trở lại trận đánh tại LZ Ranger North; Tuy bị Cộng quân bao vây chặt chẽ và tấn công suốt đêm nhưng TÐ/39 BÐQ dù đã bị thiệt hại khá nặng và đạn dược cũng gần cạn nhưng vẫn còn giữ vững vị trí chiến đấu. Thiếu Tá Khang luôn đôn đốc các chiến sĩ của mình đề phòng cẩn mật và tiết kiệm đạn dược vì ông biết trong hoàn cảnh nguy-nan này, trực thăng tiếp tế hay tải thương không còn cách nào đáp xuống được nữa, về trận đánh tại căn cứ BÐQ Bắc trong đêm 19 tháng February này, chính anh "cố vấn" Fujii đã kể lại cho các phóng viên Hoa Kỳ nghe như sau:
    "Trận đánh vô cùng khốc liệt, cả ngọn đồi như bốc lửa vì hỏa lực bom đạn đôi bên, tuy có một vài sĩ quan BÐQ hoảng hốt khi thấy được lực lượng BV quá đông và có chiến xa yễm trợ nên gỡ bỏ cấp bực phù hiệu và thiêu hủy thẻ quân nhân, nhưng bù lại vị TÐT vẫn bình tĩnh và gan dạ chỉ huy cuộc phòng thủ và phản công, có lúc địch quân đông như kiến tràn vào, tôi đã phải dùng súng M-16 bắn hết băng đạn này đến băng đạn khác vào những đợt xung phong biển người, NVA chết như rạ nhưng vẫn liều lĩnh xông vào. Có lúc toán tiền phong cảm tử của địch đã lọt được vào trong vị trí phòng thủ, nhưng bị các chiến sĩ BÐQ can trường dùng lưỡi lê và lựu đạn cận chiến đánh bật ra trong vòng 10 phút. Sáng hôm sau, chúng tôi bắn hết đạn, tôi thấy các chiến sĩ Mũ Nâu phải đi lật từng xác đồng bạn cũng như xác địch để kiếm thêm đạn dược và vũ khí còn xử dụng được. Những người còn chiến đấu được thiết lập một tuyến phòng thủ quanh hầm chỉ huy để sẵn sàng tử chiến, nhưng phải thành thật, suốt đếm đó nếu không có EC-130B gunship bao vùng thì thật khó mà không bị địch tràn ngập lên cứ-điểm LZ".
    Sáng ngày 20 tháng February, ngay từ lúc hừng đông, khi lớp sương mù chưa tan hết trên rừng núi Hạ Lào, từng đợt phi cơ đủ loại đã ào tới trợ chiến. Bắt đầu từ lúc 9: 30 sáng cho tới 2: 30 chiều, tổng cộng có 32 phi vụ oanh tạc yểm trợ cho hai căn cứ BÐQ Ranger South và North đang bị vây hãm khiến hàng trăm Cộng quân bị tan xác. Mặc dầu bị thiệt hại rất nặng vì hỏa lực phi pháo, Cộng quân vẫn không rời bỏ trận địa và được yểm trợ đắc lực bằng một rừng phòng không đủ loại tạo thành màng lưới lửa dầy đặc khiến trực thăng tiếp tế và tản thương không thể nào vượt qua nổi; Nhiều phi công trực thăng Hoa Kỳ cố lao qua bức tường lửa phòng không nhưng chỉ có hai trực thăng may mắn đáp xuống được trong khoảnh khắc. Khi cất cánh, cả hai phi cơ này đều bị trúng đạn phòng không, một chiếc phải đáp khẩn cấp xuống căn cứ LZ Ranger South, chiếc kia may mắn bay được tới FSB Ðồi-30 xa hơn về phía Nam. Trận chiến quả là đẫm máu, vô cùng khốc-liệt, đến trưa , các máy bay quan sát FAC Bronco OV-10 báo cáo quân BV lại pháo kích dữ dội và có chừng 400 đến 500 tên đang vây kín vị trí của TÐ/39 BÐQ. Những trận mưa pháo liên tiếp của địch khiến ngọn đồi nhỏ như vỡ tan thành từng mảnh vụn cho đến con kiếng cũng không sống nổi. Những lớp bụi đất đá Hạ Lào màu vàng nhạt liên tục tung lên sau mỗi đợt pháo kích, che phủ cả các chiến sĩ Mũ Nâu anh dũng vẫn bình tỉnh ghìm súng chờ địch dưới giao thông hào qua lớp khói mù-mịch, không còn phung phí đạn như trước đó nữa. Không được tăng viện, không được tiếp tế, không được tản thương, số tổn thất mỗi lúc một cao và đạn dược đã hết sau nhiều ngày tử chiến, số mạng của các chiến dĩ TÐ/39 BÐQ như chỉ mành treo chuông. Mọi yểm trợ sinh tử cứu nguy chỉ còn trông mong vào các phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh từ các vị trí bạn bắn tới yểm trợ, nhưng rất tiếc trực thăng của LÐ51TC không được lệnh yểm trợ cho BÐQ mà chỉ có Dù, Thiết kỵ và Sư đoàn-1 mà thôi.
    Bổng dưng tôi nghe trong nón bay:”Song Chùy I, đây Kingstar 5 gọi…nghe không trả lời…? Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra ngay là của Phi-Đội 233 đã phải đổi công tác, dồn tất cả nổ lực để tản thương cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vi phi cong Hoa Ky ...

    TÐ/39/BÐQ & Liên Ðoàn/51/Tác Chiến (tiếp theo)
    Ðang bao vùng cho TÐ/6 Dù ở phụ cận phía tây Ðồi-31, bổng dưng tôi có lệnh phải yểm trợ cho BÐQ vì Không lực Mỹ đang dồn hết phi xuất để lo cấp cứu đoàn viên phi hành của họ bị nạn. Liền sau đo tôi nghe trong nón bay:”Song Chùy I, đây Kingstar 5 gọi…nghe không trả lời…? Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra ngay là của Phi-Đội 233 đã phải đổi công tác, dồn tất cả nổ lực để tản thương cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vi phi công Hoa Ky từ chối dành tất cả phi vụ chỉ có cấp cứu cho phi hành đoàn Mỹ mà thôi. Tôi tự nhủ lòng là phải dành tất cả hỏa lực để yểm trợ cho Phi đội mới thành lập nầy; Sự thật, tôi chỉ cắt cử cho Phi đội tân lập nầy chuyên trách bay yểm trợ cho Sư-đoàn-1 mà thôi, vì thế đất ở phía Nam đường 9 tương đối ít núi cao, khắp nơi toàn là đồi trọc, cao hơn mặt biển chưa đầy 700 thước, địa hình tương đối dễ đáp hơn vùng gió chướng xoắy cuộn thuộc phía bắc đường-9

    Nghe tiếng gọi run-run yếu đuối… như trông cậy vào…Tôi bùi ngùi trong giây lát…chiến tranh đã nuốt chửng biết bao thế hệ trẻ…Những cánh Chim non đang ngỡ ngàng lặn hụp trong khung trời mới lạ, phải gồng mình bay qua biển lửa với đủ loại phòng không dầy-đặt. Tôi dõng dạc trả lời như đem lại một sự bảo đảm nào đó cho họ “niềm tin vào cấp lãnh đạo”
    “Kingstar 5…cho biết vị trí ở đâu”
    “Song-Chùy I…Kingstar 5 đang ở chỗ hẹn như ấn định”
    “Làm vòng chờ…4 phút nữa Song-Chùy sẽ hướng dẫn vào tọa độ tản thương”2 chiếc Trực-thăng Võ trang, tạm thời rời vùng hành quân, bay sà thấp trên ngọn cây, về hướng Đông Nam để đón Kingstar 5 đang bay vòng tròn trên vòm trời Nhà-tù Lao-bảo (tên hồi còn thực dân Pháp cai trị). Trung úy Lưu vừa được tôi xác-định hành quân trong tuần qua, một sĩ quan BÐQ đã tình nguyện qua Không Quân, ngoài tay-lái gan-lì, với chiêu-thức phong cách bay rất khôn ngoan và rất liều mạng. Cả tuần nay, tôi đã bay vị thế wingman để Lưu làm lead. Tuy là TPC Gun mới ra nghề nhưng đường bay lã lướt của Lưu không khác gì những top gun như Tiến, Châu, Thục, Niên ... Người chỉ huy giỏi có nghĩa là do sự may mắn có được nhiều phi hành đoàn giỏi, gan dạ và dũng cảm. Tôi được có may mắn là con chim đầu đàn của một Phi đoàn đã được thượng cấp tín nhiệm biệt phái tham gia không những trong nước mà còn đãm nhiệm các trọng trách như bay yễm trợ cho Dù từ Ðồn điền Chup Cambodia đến nam Lào. Vùng hỏa-tuyến là vùng chịu trách nhiệm nặng nhứt về chiến đấu cũng như thời tiết khắc-nghiệt, núi non hiểm trở, gió lọng từng cơn, điều khiển con tàu không dể dàng khi phải đáp trên các cao điểm đầy gió chướng.
    Nghe nói bay tản thương và tiếp-tế đạn nhỏ cho BÐQ, Lưu có vẻ kích động hăn-say nhớ về màu cờ sắc áo hào-hùng của đơn vị củ. Anh đang hăn-tiết bay xạc lướt trên ngọn cây về hướng nam Lao Bảo
    Vì bay cao nên Kingstar 5 không thấy chúng tôi bay xà ở dưới thấp
    “Song Chùy đã thấy Kingstar…hãy giảm cao độ bay xuống thẳng đến hướng 2 giờ của Kingstar 5 sẽ gặp chúng tôi đến đón” Hai chiếc Võ trang bay đội hình sẳn sàng tấn kích, còn chiếc Kingstar 5 bay cách đằng sau 2 phút. Lúc nầy hơn bao giờ hết, tôi phải làm lead để vào một vùng vô cùng nguy hiểm; Nơi này đã có một rừng phòng không mà sự thiệt hại của Mỹ trong mấy ngày qua không thể tưởng tượng nổi, quá nhiều trực thăng bị bắn hạ như lá vàng rơi tại LZ North và South Ranger. Tiểu đoàn 39 bi tràn-ngập bởi Trung đoàn 102nd BV, được trang bị vũ khí tối tân nhứt vùng thuộc Quân đoàn 70B, Duy có 1 đại đội của TÐ-39 bị thất lạc và đang chạy về hướng Ðồi-30. Họ phải mở đường máu xuyên qua tuyến lửa của Trung đoàn/88 bằng những phát đạn AK-47 và B-40 chiếm được của địch để ngụy-âm cũng như chống trả tự-vệ khi cần phải nổ súng. Tôi có thể đoán được vị trí của đại đội nầy: từ nơi bị tràn ngập là tọa độ: XD 575 503 đến Ðồi-30, bây giờ họ chỉ cách Ðồi-30 vào khoảng 4 cây số. Tại sao họ phải theo đường thông thủy, để phải lên cao dần? Cần nước! Nhưng mà là trục đường tiến-sát gần nhứt, và chỉ có phương hướng ngắn nhanh về hướng nầy mà thôi, Họ đang lấy Phương hướng 165 và thế đất cao dần nhưng đã thoát qua khỏi vòng vây của địch từ đây cho đến Ðồi-30.
    Ðội hình phải thay đổi, trãi rộng tầm quan sát khi cần yễm trợ xạ kích bao che lẩn nhau. Tôi ra lệnh Lưu đi trail, cách nhau 10 giây, và Kingstar-5 cách 45 giây theo sau. Tăng thêm sức máy vượt qua chiếc lead, tôi bay sát ngọn cây ở cách sườn đồi trọc hơn 800 thước để tránh xa tầm đạn hửu hiệu của AK-47 từ trên đồi bắn xuống. Bất ngờ, chúng tôi khám phá được các tụ-điểm Pháo tầm xa của Lính BV qua những hầm miệng ếch, đất vùng nầy có khác màu vàng xậm như nghệ, còn tươi rói vì mới đào!? Các xạ thủ của mình thật vô cùng kinh nghiệm trong chiến đấu, họ không phung phí đạn dược vô lối, âm thanh chi còn là tiếng máy phản lực qua cánh quạt đều đều chém gió, tuyệt đối không một viên đạn nào bay ra khỏi nòng; Sự thật chúng tôi đang bay trên vùng rừng già nguyên thủy, dầy-đặc cây cao trên 40 thước, không có dấu vết sanh hoạt gì của loài người nơi đây
    Thình lình, tôi nghe tiếng bò-rống của 4 cây minigun đồng loạt nổ dòn tan, quả thật khi tôi nhin ngang trên tầm cánh quạt, nhận ra vô-số hầm miệng ếch với đất màu đỏ gạch còn tươi rói, có cả súng đại pháo lồ lộ không ngụy trang. Tất cả minigun đều tưới xuống dàn pháo, có lẻ pháo 130, hay 152ly. Nơi đây đứng về mặt địa hình, các khẩu nầy có thể bao vùng đến tận Ðồi 31, 30, Phú Lộc, LZ North, South luôn cả A-Luối và Hồng Hà-2 nữa.
    “Khi sắp đến bải đáp…Song-Chùy sẽ cho biết trước vài phút để lên cao độ, nhìn bao quanh bải đáp…Song Chùy sẽ Prep trước mặt, dọc theo hướng đáp cận tiến của Kingstar 5…O.Kay?”
    Trên cao, cách đây khoảng 3 cây số, OV-10 đang hướng dẫn F.4 Phantom oanh tạc các ổ trọng pháo của CSBV đang bắn rền vào 2 Căn-cứ Hỏa-lực 30, 31. Tôi thừa hiểu các khẩu pháo đã được kéo vào sâu trong hầm núi dấu kín, có thể OV-10 chỉ oanh kích được những khẩu pháo giả (Phony Gun) CSBV cố ý phơi bày ở những nơi dễ nhận dạng. Sáng hôm nay lợi dụng sương mù, Không-quân Chiến-thuật không thể can thiệp, nên chúng tha hồ bắt nạt anh em Dù và BĐQ; Vào khoảng 11 giờ sáng nay, khi sương mù đang tan, chúng tôi đã bay ngang qua chúng, mà chả có anh Vẹm nào chịu nhìn lên, nên chúng tôi mới phát hiện ra được các hầm dấu Pháo. Chúng đã đào sâu vào nghách núi, ngoài ra vị trí đặt Súng rất an-toàn, không sợ 16 khẩu Pháo 175 ly (Long-Tom) 18 khẩu 155 ly và 8 khẩu, 8 inch Howizers của Mỹ đang giàn ra nơi biên giới Lào-Việt. Nói cách khác là chúng rất ranh mảnh, đặt Súng ở phía Tây-Bắc của các sườn núi dựng đứng, như bức tường lá chắn nên tạc đạn không bao giờ tới được, mà sườn núi ở hướng Đông bao lãnh hứng hết, mỗi khi Mỹ pháo kích vào [xem hình giải mật trang 90 “The New Legion” Volume-1: Ðội khuân vác các tạc đạn 152 ly xuyên phá lên than leo núi do phóng viên Ðông Âu chụp]
    Tôi đưa ra một hoạt cảnh dễ hiểu: Vào một buổi sáng đẹp trời, lúc khoảng 9 hoặc 10 giờ sáng, ánh sáng mặt trời rực-rở đang chói chan ánh vàng toã xuống những dãy núi chạy dài từ Bắc xuống Nam. Nếu chúng ta ở trên cao nhìn xuống, tất cả sườn Ðông của dãy núi đều nhuộm vàng ánh nắng, đó là vùng mà 42 khẩu pháo của Mỹ chỉ có thể chạm nổ, còn phía Tây của dãy núi đều nằm êm ái trong bóng mát, có nghĩa là nơi an toàn cho các lực lượng CSBV ẩn náo. Coi như Pháo-binh của Mỹ bị chúng hóa giải! Là nhờ Trung-úy phản chiến John F Kerry cho “Tam-trùng Ẩn” để biết phiên dịch bằng tiếng Việt, khi 42 khẩu của Hoa-kỳ từ bên biên giới bắn sang. Ẩn được không biết bao nhiêu huy chương về các dịch vụ điệp viên trong lòng địch, Tướng Giáp và Mai Chí Thọ rất hài lòng tin-tức khá chính xác từ Ẩn cho, mà tôi có cảm tưởng như Tướng Giáp đang ngồi chần-dần nơi phòng hành quân của Tướng Alexander.Haig, tại Pentagon.

    “Kingstar 5 hãy lên cao độ một tí để thấy bải đáp…bải đáp ở hướng 12 giờ của Kingstar…Song-Chùy chuẩn bị vào trục Prep ở phía dưới, trước mặt đường cận tiến của Kingstar 5…an-toàn lắm…làm cận tiến đáp đi!” Tôi nói thế để yên lòng Kingstar 5, nhưng linh-tính nơi đây rất ‘hot’ vừa nghĩ đến đây thì Xạ Thủ Đức đã chơi 4,000 viên một phút
    “Chúng nó ở trên sườn núi đồi trọc đang bắn xuống…đông lắm…!” Trung-sỉ Ðức vừa hét to vừa bóp cò súng.
    Tôi ra lệnh “Song-Chùy 2 bắn Hỏa tiển chống biển người vào sườn núi…trên cao hơn mình một chút…O.K, Tôi tác xạ trước để đánh dấu mục tiêu”
    Hai cụm khói màu đỏ cam vừa phụt ra trước mũi Phi cơ, liền sau đó tôi quẹo gắt qua phải lấy cao độ, trong khi Xạ-thủ Đức đứng sỏng lưng ghì chặt khẩu Mini-Gun quạt qua trái, qua phải, lên, xuống cốt ý rải cho đều để không bỏ sót chỗ nào bằng một vận tốc 2,000 viên phút.
    Vì 1 Ðại-đội TÐ/39 BÐQ thất lạc đang di chuyển suốt cả đêm về Ðồi-30, vừa đụng trận, vừa phải khiêng thương binh, nên bải đáp rất khó, cũng như địch luôn bám sát. Những khi cần phải gây ra tiếng động như chặt cây dọn bải đáp thì không còn cách nào khác, phải chịu lộ vị trí; Để phải lãnh đủ hàng trăm trái đạn; vì nên nhớ rằng, nơi đây là kho chứa đạn lớn nhất, nhì ở vùng nầy; CSBV có lệnh phun phí đạn hơn là để đối phương vào phá hủy...

    Có lẽ Kingstar 5 đã thấy tấm vải màu đỏ cam đang hiện ra trên đám rừng Chồi vừa mới chặt; Quả thật bải đáp quá nhỏ, mà lại ở trên một sườn đồi thoi-thỏi nghiêng về một bên, như giam mình giữa lùm cây cao vút. Tôi bay sạt trên đầu Kingstar 5, nhìn rõ bải đáp như bàn chông khổng lồ mà lại quá hẹp nơi chồ đáp. Tôi bắt đầu lo…lẩm bẩm trong miệng, mong đừng có việc gì xãy ra! Dưới đây có lẻ là đại-đội-1/TÐ/39 vừa đụng độ ác liệt với Trung đoàn 102nd ngày hôm qua, đang thất lạc, nhờ mở đường máu xuyên qua trung đoàn 88 BV một cách êm ái. Nơi đây chúng tôi bay vào từ Ðồi-30, nên không gây ra tiếng động ồn ào, nhờ núp sau ngọn đồi và gió từ ngoài biển thổi vào che đuổi khuất âm vang của động cơ. Nhưng trái lại, phi cơ Hoa Kỳ trước khi đến đây thì ôi thôi không biết bao nhiêu hỏa lực dập xuống, nhưng quân BV không dại gì mà không chạy sâu vào trong đường hầm trú ẩn. Ðoàn trực thăng đi đến đâu, thì phi-cơ chiến thuật, rồi 42 khẩu pháo điên cuồn dập xuống yểm trợ, dỉ nhiên Linh BV đã chui vào hầm ngồi nghĩ mệt đợi trực thăng bay đến là nhào ra tấn công tới tấp ngay. Lúc nầy Gunship-Cobra yễm trợ thì quá chậm chạp vì phải làm vòng phi đạo để lấy trục nhào xuống xạ kích; ở dưới hầm 60 độ quân CSBV có đủ thì giờ để chống đở và yểm trợ hoả lực liên hoàn cho nhau bằng tam-giác kế
    “Quang Trung…! Quang Trung…! Đã chuẩn bị con cái sẳn-sàng chưa? Càng nhanh càng tốt…để còn, có thì giờ bay tác xạ yểm trợ tiếp cận cho Quang-Trung mau đến bến 30”
    Tôi đang hồi hộp, không biết Phi công mới ra trường chưa được kinh nghiệm nhiều, ứng xử ra sao đây…nếu bị trường hợp khẩn cấp; Nhưng dầu sao các Phi công trẻ-trung nầy cũng đã được huấn luyện phối hợp hành quân với Đại-đội Không-kỵ Black-Cat của Mỹ ở Phi-trường Non-Nước, Đà-Nẳng, và hiện đang bay “team-HTC” với nhau. Nhìn xuống không an tâm, một buổi sáng dài thê-thảm dầy-đặc sương mù, bây giờ thì gió rừng núi khuấy động từng cơn bốc lên và đè xuống theo những luồng gió cuồn-cuộn của đồi núi chậm chùn, làm sao Kingstar 5 ‘Hover’ được thăng bằng đây? Kingstar 5, đứng ‘hover’ quá lâu sao không chịu đáp? Có trở ngại gì chăng! Nhưng tôi tuyệt đối giữ yên lặng để Phi công được bình tỉnh tự định liệu lấy
    À…Tôi hiểu! Kingstar 5 không muốn chạm đất, vì cây cối còn lổm chổm quá nhiều, bải đáp trong điều kiện hoàn thành quá vội vã, Tôi bay vòng trở lại, và phát hiện các anh em đại-đội-1 BÐQ đang cố đẩy thương binh lên trực-thăng và dường như có vài Poncho mang xác chết được đem lên sàn tàu. Bất chợt, mấy anh Vẹm vừa chết hụt hồi nảy ở trên đồi trọc, đã chạy xuống tới chân đồi và đang hiên ngang đứng thẳng lưng bắn nã tới bải đáp; Cũng may nhờ tiết kiệm hỏa lực, nên chúng tôi quay lại quần thảo chúng một trận. Lúc nầy tôi mới cảm nhận Song-Chùy 2 bắn tuyệt đẹp, sau 4 quả rockets màu đỏ hồng thoát ra từ sau đuôi gun-2 làm câm ngay tiếng A.K của chúng; Thôi như vậy đủ rồi, mỗi chiếc còn lại 10 hoả tiển chống Tăng và gần 10.000 viên 7,ly62. Tôi cần giữ lại một tí hỏa-lực để yểm trợ cho đến khi Kingstar 5 về tới điểm hẹn Lao-Bảo
    Bỗng dưng tôi sợ tái mặt đến bấn cả người, vì Kingstar 5 đang chém vào ngọn cây bên trái, làm lá tung-bay tua-tủa trên trần cánh quạt. Trong không khí yên lặng nầy, Tôi chỉ đợi Kingstar 5 báo cáo tình trạng ra sao…! Không dám gây ra tiếng động ảnh hưởng đến sự bình tỉnh của phi công, rồi khoảng thời gian dài nặng nề trôi qua … bổng:
    “Song-Chùy…Kingstar 5 đã chém cây…tàu rung giựt rất mạnh…nhưng tôi rán cất cánh…Song-Chùy…rán theo dỏi tôi….crak ... crack.!” rồi tiếng hú rít lên trong nón bay tựa hồ như phi công đang nghiến răng cạp mạnh vào micro
    Khi nghe báo cáo của Kingstar 5, thì tôi đã lở Salvo tất cả Rockets vào sườn đồi đã có sự hiện diện của địch, làm như vậy để con tàu nhẹ bớt, khi phải xuống để cứu tất cả đoàn-viên. Tôi phản ứng nhanh như vậy có trật nguyên tắc tác chiến hay không!? Nhưng dù sao mạng sống của Phi hành đoàn vẫn là ưu tiên một đối với tôi
    Hai chiếc Võ trang kè sát nách hai bên để trấn an, cầu mong sự bình tỉnh của Kingstar-5 cố đem con tàu về nơi nào an toàn và gần nhất, dù có phải bị đáp ép buộc như tôi đã làm hôm trước cũng không sao. Tôi giải tỏa hỏa-lực để nhẹ bớt trọng lượng, cũng vì lý do tôi muốn cứu mạng sống của Phi hành đoàn cấp bách không thể chần chờ được, vì tôi quyết tâm bằng mọi giá không thể để thiệt hại thêm nửa “Đây có phải là một phản ứng thiếu khôn ngoan” Cố nén lại, tự kiểm điểm, để tìm sự bình tỉnh nói qua vô tuyến bằng một giọng đều-đều nhẹ-nhàng:

    “Kingstar…5, Chúng tôi bay ở đằng sau anh…cho đến khi nào anh đáp xuống…bình tỉnh rán giữ tốc lực không quá 70 knots, dĩ nhiên con tàu đang rung theo điệu Ngựa nhảy nhỗm nhưng chu kỳ độ rung rất đều nhịp…! Tuy high-frequency nhưng không sao…đừng vượt quá 70 knots…O.Kay!”
    Giờ nầy, tôi để Kingstar 5 muốn bay như thế nào cũng được miễn sao an-toàn về đến Khe-Sanh là xong. Nhưng cũng may, anh không bay cao lắm để làm mồi cho các loại phòng không, nhất là phòng không di động trên Thiết vận xa PT.76, khi phải bay ngang qua thung-lủng về hướng Đông của sườn núi, tuy rằng sườn núi bị lổm chổm những đám cháy do 42 khẩu Đại Pháo của Hoa-Kỳ bên biên-giới Lào-Việt bắn sang, nhưng chắc chắn quân BV rất tinh ranh nên không bao giờ di chuyển hay đóng quân phía sườn Đông. Còn như phía sườn Tây, thì quân BV đông nhiều như Đỉa; Chứng cớ nơi bải đáp hồi nãy thì rõ: Những sườn đồi trọc bên phía Tây của thung-lũng thường có dấu song-song của những dây xích Thiết vận xa PT.76. Chúng leo lên chiếm lĩnh ưu thế ở điểm cao ngoài sự việc yểm trợ bảo-vệ cho các cứ điểm Pháo-đội mà còn là ổ phòng không di động rất lợi hại. Chúng đã bắn nổ tan nát 2 chiếc Hueys của LÐ/51/TC khi bắt đầu cuộc hành quân và còn bắn hạ Trực-thăng Võ trang của tôi vào ngày hôm kia nữa. Thế nên tôi có liên-lạc với Bộ-chỉ-huy Tiền-phương cứ tiếp tục nhờ Pháo đội của Mỹ ở Biên giới, thỉnh-thoảng bắn khuấy rối vào những tọa độ trước mặt mà chúng tôi sẽ bay qua. Theo sự đề nghị của Tôi, những cột khói lớn dựng đứng, thỉnh-thoảng vẫn rót vào phía trước mặt
    Chúng tôi an-tâm vì biết Pháo đội Mỹ đang bắn yểm trợ các tạc đạn Long-tom 175 ly và 8 inch Howitzers, Ba chiếc Trực-thăng dìu nhau bay thấp trên sườn Đông xuôi về đường-9, xa xa hiện lên những loan-lổ lổm chổm với nhiều đám khói an-tâm. Tự nhiên trong tâm chúng tôi, mọi người đều cùng có một cảm giác thích-thú dễ chịu với mùi khét cháy rừng trước mặt, nhưng lại an-toàn bảo vệ chúng tôi
    Cuối cùng, Ba chiếc đã về đến Khe-Sanh vào một buổi chiều oi-ả, bao trùm bởi Cát bụi đỏ ngầu, giữa tiếng ầm-vang của các Pháo đội Hoa-kỳ chuyên yểm trợ cho quân bạn. Nhưng chúng tôi được lệnh phải load rockets và đạn dược gấp để tiếp nối công tác hành quân tấn kích còn đang dở-dang mà Tiểu-đoàn-6/Lữ đoàn3/Dù đang tiến về hướng Ðông Nam Ðồi-31, với hy vọng bắt tay được với anh em Tiểu đoàn3/Dù đang trấn giữ hậu cứ Ðồi-31, vì áp lực của nhiều Trung-đoàn BV, tách từ các Sư-đoàn 308, 320 đang giã trận địa Pháo vùi dập cuồng sát như không bao giờ ngưng nghỉ.
    Ðúng vào lúc, một toán trực thăng từ Khe Sanh bay đến để tiếp tế khẩn cấp cho TÐ/39 BÐQ bằng mọi giá, các trực thăng võ trang Cobra hộ tống thay phiên nhau nã hỏa tiễn và đại liên như mưa lên đầu địch cho tới khi hết đạn, trong khi các trực thăng tiếp tế lượn vòng trên cao để chờ cơ hội, nhưng vẫn không thể nào đáp xuống được. Dưới đất, ngọn đồi nhỏ đôi bên giành giựt đã mấy ngày đêm hầu như trơ trụi, tan nát vì bom đạn. Mặc dù trực thăng võ trang oanh kích dữ dội, Cộng quân chấp nhận thiệt hại, tràn tới gần vị trí phòng thủ cuối cùng là hầm chỉ huy của Thiếu tá TÐT Khang; Chung quanh đó, các chiến sĩ BÐQ cận chiến với địch quân, giành nhau từng khúc giao thông hào hay hố cá nhân giữa hàng trăm xác chết; Thiếu tá Khang nhận thấy tình thế đã không còn cách cứu vãn và vị trí sắp bị địch tràn ngập nhưng ông vẫn muốn ở lại chiến đấu vì không đành lòng bỏ lại các chiến hữu bị thương. Có ai đi chiến đấu tại hạ Lào mới chứng kiến được lương tâm và sự thương yêu đồng đội của cấp chỉ huy; Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, trước số lượng địch quân quá đông và các chiến sĩ BÐQ đã bắn hết đạn, Thiếu tá Khang rất đau lòng nhưng đành phải cho lệnh rời bỏ căn cứ; làm sao ai hiểu được lòng dạ của cấp chỉ huy đau đớn như xé nát tim cang. Trong lúc anh Fujii chuyển lời của Thiếu tá Khang thông báo cho các phi cơ Hoa Kỳ biết Căn Cứ BÐQ Bắc không còn cố thủ được nữa, các chiến sĩ BÐQ lại đi thu lượm vũ khí và đạn dược của mình cũng như địch để tổ chức một cuộc rút lui có trật tự dưới sự chỉ huy của vị TÐT can trường.
    Vào giây phút nguy kịch đó, một trực thăng Huey lao-xuống bãi đáp, xô vội ra mấy thùng đạn nhỏ; Anh y tá Fujii cố chạy ra trực thăng dù đạn AK của Công quân bắn theo dữ dội khiến bụi đất tung tóe khắp nơi; Anh y tá không may mắn nầy phóng được lên trực thăng, nhưng khi vừa bay lên, trực thăng bị bốc cháy vì trúng đạn phòng không. May mắn, hai phi công Lloyd và Nelson đáp khẩn cấp được xuống căn cứ Ranger South cách đây chừng 4 cây số, sau lưng đại-đội-1 mà chúng tôi vừa tải thương vào khoảng 3 cây số và cũng gần đến Ðồi-30...
    Như vừa rồi tôi có liên lạc trên tần-số 42.5/FM/RPC-10 với trung tá Thạch chiến đoàn-2 Dù tại Ðồi-30, rằng khoảng trưa, chiều nay Quang-Trung sẻ đến Ðồi-30, nên tiếp đón cẩn thận vì Quang Trung có trang bị vũ khí BV để vượt vòng vây. Trên phóng đồ hành quân, tôi có thể đoan chắc rằng: hai trung đoàn 102d và 88 đang yễm trợ lẩn nhau rút về tây/nam để bổ xung quân số vì bị thiệt hại quá nặng, chỉ có trung đoàn 88 thì kiệt quệ hơn ¼ quân tác chiến vì bị trọng thương, còn trung đoàn 102d thì số chết quá phân nửa, phần lớn bị EC-130B gunship truy kích cách quân bạn chưa đầy 50 thước (có lẽ nhiều chiến hửu không tin tôi, nhưng đây là sự chính xác của điện tử qua hồng ngoại tuyến kể cả tác xạ về đêm) ngay đến Trung Tâm Huấn luyện tại đây để bổ sung quân số cũng chém vè sơ-sát vào cánh rừng già vì bị Tiểu Ðoàn-1 Dù đánh đuổi ra khỏi căn trại, và đang chờ lịnh bổ sung quân cho các đơn vị bị te-tua như trung đoàn 102d
    Dù rằng địa thế Đồi-30 rất thuận lợi cho việc phòng thũ, nó nằm trên cao độ 2210 bộ, cách mặt biễn, như chiếc chòi canh thẳng đứng từ 3 hướng, duy chĩ có hướng đông bắc mới là đường tiến sát duy nhứt cho quân BV tiến công, và Quang Trung cũng tiến vào hướng trục đó. Và chỉ duy nhứt một hướng để tấn kích, đó cũng là lý do biết bao cuộc tấn kích của BV đều bị đẫy lui, quân BV chết không biết bao nhiêu mà kễ, do sự chiến đấu kiêu hùng thủ thành cũa TĐ/2 Dù và một thành phần thất lạc của TĐ/39 BĐQ nầy trấn giữ. Phãi thành thật mà nói cũng nhờ sự phối hợp ngoạn mục giữa Trung-tá Thạch Chiến Đoàn Trưởng Dù và Spectra AC-130B nên quân BV khó mà lấy thịt đè người. Vì thế từ 4:30 sáng rạng ngày 28/1/1971 cho đến 9:00 sáng, quân BV ngưng hẳn hoàn toàn không có tiếng súng để tái phối trí cho một cuộc tập-trung tấn công dứt điễm. Đây cũng là một cơ hội bằng vàng nếu không bị ràng buộc bỡi điều giao ước ROE là dùng B-52 hũy diệt hoàn toàn lực lượng Quân đoàn 70B nầy. Bấy nhiêu đó cũng thễ hiện cho chúng ta biết rõ trò chơi chiến tranh của trục Ma/Quỹ đễ tiêu hũy chiến cụ tại thùng rác lộ-thiên nầy mà thôi !
    Ðến chiều ngày 20 tháng February, từ trên phi cơ nhìn xuống, các công sự và sườn đồi quanh căn cứ LZ Ranger North phủ ngập xác Cộng quân, ngay đến côn trùng cũng không thể sống nổi. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ kiệt lực, hết đạn vì những trận cường tập liên tiếp hết ngày này sang ngày khác của Cộng quân vối quân số đông hơn gấp 10 lần; Cuối cùng, các chiến sĩ Mũ Nâu phải mở một con đường máu xuyên qua vòng vây của quân BV bằng tiếng súng đạn ngụy-âm qua AK và B-40 tịch thu được của quân BV. Dưới quyền điều động của Thiếu tá Khang, các sĩ quan và binh sĩ còn mạnh khỏe đi đầu, thương binh được dìu-theo sau thật cãm động cho tình đồng đội; Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và LÐ/1BÐQ tại Phú Lộc mất liên lạc vô tuyến với TÐ/39 BÐQ lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng February, không dùng vô tuyến sợ bại-lộ âm thanh. Mãi tới khuya ra đến nơi khá an-toàn mới nhận được tin thành phần còn lại của TÐ/39 BÐQ, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107 người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, cá nhân tôi phải nhìn nhận và thú thật, quân bạn đã di chuyển đến được căn cứ Ranger South cùng với vũ khí nhờ vào hỏa lực tiếp cận trên không của vận tải cơ gunship EC-130B. Theo các tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của TÐ/39 BÐQ được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu. Sau khi TÐ/39 BÐQ rút đi, dưới hỏa lực khủng khiếp của phi pháo dội thẳng vào vị trí, Căn Cứ Ranger North trở thành một bãi tha ma lớn chôn vùi hàng trăm quân BV, thật rất tội nghiệp cho thân phận "sinh Bắc tử Nam". Trên đỉnh đồi, gần hầm chỉ huy của Thiếu Tá Khang, cảnh tượng còn hãi hùng hơn. Từng đống xác quân BV tan nát không còn nhận ra hình thù vì bom đạn của phi cơ Hoa Kỳ và pháo binh VNCH cày nát. Mùi thuốc súng, mùi bom đạn, mùi thịt người chết cháy khét lẹt vì bom napaln ... khiến bầu không khí trở nên rùng rợn, nghẹt thở. Tuy máy bay chỉ đếm được 639 xác quân BV, nhưng còn hàng trăm xác khác bị vùi sâu trong hầm hố, công sự, vách núi hay tan nát cùng đất đá Hạ Lào không thể đếm được. Quả thật nơi đây mới đúng nghĩa “Ðịa ngục trần gian”
    Trên đường di tản đến căn căn cứ Ranger South, binh sĩ TÐ/39 BÐQ phải đạp qua hàng trăm xác địch nằm ngổn ngang quanh căn cứ và lội qua những con "suối máu" tanh rình tràn ngập kbắp chân đồi. Thiếu tá Khang cũng cho biết khi rời bỏ căn cứ, chính mắt ông đã nhìn thấy hàng đống xác quân BV chết thành từng chùm ba, bốn chục tên. Về hỏa lực phòng không của quân BV tại vùng căn cứ Ranger North, trong một dịp đụng độ ác liệt mới đây, Thiếu Tá Khang cho biết ông không rõ chi tiết về các ổ phòng không của Cộng quân bố trí dọc theo đường bay tới căn cứ như đã từng chu đáo xắp xếp trước. Thế nên, các trực thăng đã bị bắn lên dữ dội từ xa, trên hành-lang vào đáp; và chính chúng là thủ-phạm bắn tan xác hai trực thăng Huey của LÐ 51TC. Riêng quanh vị trí Ranger North, trên lưng chừng đối địch đặt rất nhiều súng cối 82 và 120ly đã điều chỉnh sẵn nên pháo kích rất chính xác, dưới tầm mắt từ trên đồi nhìn xuống, gây thiệt hại nặng cho những trực thăng vừa đáp xuống. Về việc yểm trợ của phi cơ Hoa Kỳ, nhất là trực thăng Cobra, Thiếu Tá Khang nói dường như các phi cơ chỉ bắn phá với mục đích yểm trợ ưu tiên cho trực thăng đáp xuống để bốc anh y tá Fujii ra. Ðúng như vậy, 42 khẩu đại bác của Mỹ tại Khe Sanh, dồn vào hình móng ngựa, hay chử U, chỉ chừa một cửa ngỏ hành-lang cho trực thăng ra vào với sự yểm trợ cường tập của Cobra. Còn phần yểm trợ cho TÐ/39 BÐQ phòng thủ căn cứ chỉ là thứ yếu, hay coi như không đáng quan tâm. Ðây là những gì tôi hằng chứng kiến trên khắp mặt trận đụng độ giữa quân bạn và quân BV, riêng phi công trực thăng tản thương Hoa Kỳ Joel Dozhier (DMZ Dust Off) kể lại về phi vụ của anh như sau:
    "Chiều tối hôm đó, toán tản thương chúng tôi được lệnh phải chuẩn bị gấp 5 trực thăng để tản thương chừng 100 người tại căn cứ Ranger North cho TÐ39 BÐQ. (Vì ban đêm quân BV không dám bắn lên sợ lộ mục tiêu sẽ bị EC-130B cường tập ngay vào tuyến đạn lữa) Thuyết trình viên cho biết có rất nhiều vị trí phòng không địch trong vùng nên Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã dự trù một hàng rào đạn pháo binh hình móng ngựa để bảo vệ các trực thăng bay bên trong hàng rào tuyến lửa. Lúc đó, chúng tôi đã bay tản thương suốt ngày nên ai nấy đều mệt mỏi, do đó có phi công đề nghị hãy hoãn phi vụ đến sáng mai. Bộ Tư Lệnh trả lời rằng tình hình rất nghiêm trọng, rất có thể sẽ chẳng còn ngày mai cho căn cứ BÐQ Bắc! Vì vậy, toán trực thăng phải lên đường gấp, nhứt là ban đêm quân BV rất sợ phải nếm mùi đạn từ trên vận tải cơ EC-130B bắn xuống; Chúng tôi đã thiết lập đội hình và kế hoạch lần lượt bay vào bên trong hàng rào hỏa lực. Khi tất cả đã vào trong hình móng ngựa tưởng tượng, lúc đó pháo binh sẽ chuyển xạ tiến lần về căn cứ Ranger North. Nhưng khi sắp sửa thi hành, không may một trực thăng trong toán là Dust Off 30 bị tai nạn trong lúc đổ xăng nên chúng tôi lại phải dành một chiếc khác trong toán để đưa những phi công bị thương về Quảng Trị. Vì chỉ còn lại có 3 chiếc, Bộ Tư Lệnh phải kiếm thêm một chiếc nữa để thay thế, khi trực thăng này tới thì đã quá trễ. Chúng tôi hay tin căn cứ Ranger-North đã di tản nên công tác được hủy bỏ".
    Sau đây là lời tường thuật của một số nhân chứng Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tại căn cứ BÐQ Bắc khi vị trí này bị thất thủ. Trung Tá Robert F. Molinelli, Tiểu đoàn trưởng TÐ/2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ là người có mặt trên không phận căn cứ BÐQ Bắc trong lúc trận đánh diễn ra ác liệt nhất, đã mô tả: "Quân số địch đông hơn TÐ/39 BÐQ ít nhất 8 lần, trong 3 ngày liền, hỏa lực phòng không địch cực kỳ dữ dội khiến trực thăng của chúng tôi không thể nào đáp xuống để tiếp tế hay tản thương; Khi đã bắn hết đạn, các chiến sĩ BÐQ phải lật từng xác địch quân để tìm kiếm vũ khí và đạn dược của chúng để tiềp tục chiến đấu. Lúc phải rời bỏ vị trí, TÐ/39 BÐQ đánh xuyên qua lực lượng bao vây của cả một Trung Ðoàn địch, dùng chính vũ khí của Cộng quân để đánh lại chúng khi mở đường máu”.
    Ðại Úy Không quân William Cathay, một phi công phản lực cơ Phanton F-4 thuộc Phi Ðoàn Khu Trục 40, nói: "Căn cứ BÐQ Bắc trông giống như một bãi chiến trường hồi đệ nhị thế chiến. Chúng tôi đã thả bom napalm thật gần, chỉ cách quân bạn chừng 100 thước. Chúng tôi còn trông thấy rất rõ ràng địch quân đang ẩn nấp dưới giao thông hào".
    Trong tác phẩm "Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lửc 30" của Ðại Úy Pháo Binh Trương Duy Hy, Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh, có kể lại việc Hạ Sĩ Phan văn Ðăng thuộc Ðại Ðội-1, TÐ39 BÐQ, khoảng trên 20 tuổi, người Huế, đã thuật lại những giờ phút oai hùng nhất của TÐ/39 BÐQ như sau: "Sau ngày toàn thắng 19 tháng February, TÐ/39 BÐQ chiến thắng lớn, tịch thu trên 500 vũ khí đủ loại, phá nát các kho chứa hàng ven đường mòn Hồ Chí Minh, giết trọn một Tiểu Ðoàn Cộng quân, xác nằm la liệt trên trận địa. Sau đó, chúng phản công mãnh liệt, đại đội của anh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút đi theo lệnh của Thiếu tá Khang, TÐT". Anh Ðăng còn cho biết quân BV đã thí mạng khủng khiếp chưa từng thấy so với mấy chục trận đụng độ ác liệt anh từng tham dự trong chiến trường quốc nội, Ðại Ðội của anh đã phải cận chiến vô cùng dữ dội với địch quân để giữ vững vị trí; Sau cùng, Ðại Ðội của anh phải phân tán mỏng để khỏi bị biển người của Cộng quân tiêu diệt. Nhìn chung nếu so sánh thiệt hại về nhân mạng cũng như vũ khí, TÐ/39 BÐQ đã thắng lớn với tỉ số nhân mạng 1 đổi 10. Nhưng về mặt chiến thuật, việc căn cứ Ranger North bị thất thủ được coi như một bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719. Chẳng những TÐ/39 BÐQ đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ mặt Bắc của QLVNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến Cộng quân dễ dàng theo đó tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.
    Hậu quả và nhận xét Nhìn chung, các TÐ BÐQ tại sườn Bắc bị thiệt hại khá nặng vì các trận cường tập biển người liên tiếp của quân BV, nhưng số thương vong của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật, quân BV đã bị thảm bại. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc "cắt đứt đường tiếp vận của địch tại Lào" để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ. Do đó, tuy các TÐ BÐQ đã giết được nhiều địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng, thật ra lực lượng hành quân đã bị yếu thế về phương diện chiến lược vì những lý do sau đây:
    - QLVNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, quân BV từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự, qua địa hình tương đối trôi chảy vì ít chướng ngại vật, trên đường tiến quân qua cánh đồi trọc với có tranh trãi dài qua đến tận vùng hành quân bên Lào; quân số quân BV ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi QLVNCH ở thế cột chưn phòng thủ thụ động trên các Căn Cứ Hoả Lực, nên lực lượng bị chia cắt không yểm trợ được lẫn nhau, ban sáng thì sương mù dầy đặt không được yễm trợ hoả lực khi cần thiết. Quan niệm liên hoàn "hỗ tương yểm trợ" của các CCHL (FSB) bị phá vỡ vì căn cứ nào cũng bị Tướng Giáp biết trước nên tổ chức công sự, hầm-hố rất kiên-cố bao vây cô lập nên phải tự chống trả, quân ta như Cá nằm trên thớt vì sự phản bội của phản tình báo CIA Mỹ. Mỗi vị trí QLVNCH bị biển người quân BV có chiến xa và trọng pháo bao vây nên trở thành những ốc đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm đưa quân bạn vào thế bị-động như bó đủa bị bẻ từng chiếc một. Ðây là cái bẫy do người bạn lớn của chúng ta đặt ra để hủy diệt quân lực VNCH vào đúng ngày 18 tháng Giêng 1971 do HÐAN, Pentagon quyết định.
    - Về mặt tinh thần, tin hai TÐ BÐQ phòng thủ sườn Bắc phải di tản khiến các binh sĩ Dù tại các Ðồi 30 và 31 là lớp khiên-chắn phòng thủ kế-tiếp thứ hai phần nào hoang mang giao động. Kể từ nay, hai Ðồi nầy bỗng nhiên trở thành các vị trí tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do BÐQ để lại, vừa phải tự bảo vệ, coi như "lưỡng diện thọ địch" Ngoài ra, lại còn phải đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến chiếm Tchepone. Riêng đối với các chiến sĩ BÐQ, sau các trận đánh để đời tại mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng LÐ/1 BÐQ được rút về căn cứ Phú Lộc nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó. Nhưng xét rằng LÐ1BÐQ nầy phải được nghĩ xã hơi sau các trận đánh rất đẫm máu
    - Với tin 2 TÐ BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo chí Hoa Kỳ có chủ mưu triệt để khai thác... Những hình ảnh này được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này, anh y tá Fujii, người đã trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ/39 BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng nhất đã phát biểu: “Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ/QLVNCH là những binh sĩ chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác; Nếu có dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ” Trung tá Molinelli, chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bầy tỏ cảm tưởng tương tự: "Ðúng, một số BÐQ đã bám vào càng trực thăng để được di tản mau chóng khỏi trận địa; Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như vậy".
    - Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các căn cứ BÐQ và cái chết của Trung Tướng Ðổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quâm lâm vào tình thế bất lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiêu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tại Tây Ninh, vì thế Tướng Lãm vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng Tri đưa ra chiều nghi vấn … Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diển cái trò hũy diệt mau chóng các kho tàn trên đường Mòn Hồ như đã thành công trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng ở Cục R”. Cuộc chiến Việt Nam, bất cứ ai dù Mỹ hay Việt mà đụng đến đường Xa lộ Harriman [Ðường Mòn HCM] đều bị thãm hại, như John Paul Vann, dựa vào thân-thế từ Tổng thống Nixon, ưu tiên dùng B-52 tiêu diệt 3 Sư-đoàn BV và Trung đoàn 203 Chiến xa, không đễ cho Hà Nội chiếm Kontum làm thủ phủ của MTGPMN để ăn nói tại bàn hội nghị Paris 1973. Thật nghich-lý chỉ có ÐPQ và NQ chiến đấu giữ vững thị xã Kontum!?!? Còn như Tướng Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà thôi; nhung khi ông nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường xa-lộ mà Liên Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ Harriman, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra (Cuộc hành quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 68 trên đường 9 Nam Lào)

    Gunship PÐ-213 và 2 ÐÐ Trinh Sát Dù
    Vào những ngày đầu, ngay dưới chân núi phía nam Căn-cứ Hỏa-lực, Đồi 31, trên đường lộ 92, Thiết-đoàn 11, Lữ-đoàn-1 Kỵ-binh của Ðại-tá Nguyển-Trọng-Luật, đã tao ngộ chiến với một thành phần Thiết-vận-xa PT 76 của CSBV; Thiết-đoàn đã anh-dũng tiêu-diệt 6 Chiến-xa T-54 và 16 PT-76. (Trong 16 chiếc PT-76 nối đuôi ở phía sau, có nhiều chiếc còn nguyên vẹn vì xạ-thủ và tài xế vừa thoát chết, chém-vè rút vào rừng già cùng với Trung-đoàn tùng thiết bởi sợ phi cơ truy kích; Trực thăng vỏ trang PÐ213 phải áp dụng “văn kiện điều hành” [Standard Operational Procedure] nên không có rượt theo truy kích mà luôn luôn giữ trên đầu quân bạn. Một trong các PT-76 còn nguyên vẹn được Tư-lệnh chiến trường, Tướng Lảm gởi về Saigon tặng Tổng thống; nhưng mầu nhiệm thay! trong khi Thiết-đoàn-11 không bị một sự thiệt hại nào, để khỏi mất lòng tin của đọc giả, người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54 tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major tank-to-tank engagement of the war”
    Dĩ nhiên Trực-thăng võ-trang của Phi-đoàn 213 cũng đã góp phần không nhỏ trong cuộc chiến thắng nầy với loại Rockets diệt Chiến-xa, 38 trái cho hai bầu hai bên (hình thù ngắn gọn, nằm ẩn ngay trong lòng bó Rocket, Phi Công không thấy được đầu đạn warhead lú ra) và Mini-guns đã là một khắc-tinh khống chế các xạ thủ BV không thể ló đầu ra khỏi chiến xa để chống trả; Có phải sơ-khởi 6 khẩu đại liên 6 nòng như các pháo-tháp di động linh hoạt bao vùng trên không, tạo điều kiện hửu hiệu là không một chiến xa nào phía bên ta bị thiệt hại vì hỏa lực chống trả của địch? 6 pháo tháp di động trên không nầy đã áp-dụng kỹ thuật điêu luyện trong nhịp bắn từng hồi 2000 tăng giảm đến 4000 viên phút trên cao độ 75 thước để duy trì hệ thống điện tử “control-box” không bị “overcharge” tắt nghẻn. Cuộc tao ngộ chiến ‘Chiến-xa đối đầu với Chiến-xa’ được xem là Quân-lực VNCH toàn thắng! Dỉ nhiên kết quả công đầu được thành đạt là nhờ công lớn do Lữ-đoàn/1/Dù của Ðại-tá Lưởng đã chia ra 2 đường tiến sát bén nhọn, chận đánh 2 Trung đoàn của Sư-đoàn Thép 320 và 304 của CSBV. Tịch-thu vô số xe-thồ, thuốc men thực phẩm cùng thiêu hủy kho xăng hậu cần và căn cứ huấn-luyện bổ xung tân binh tại chiến trường, làm chao-đảo tinh thần của 2 trung đoàn chủ lực CSBV nầy.
    Chúng tôi đang lấy trung tâm điểm là một Trang trại của CSBV, có lẻ là Công-binh-xưởng, hay Trung Tam Huan Luyen với nốc-mái lợp bằng Tre-Nứa đập dập; Ðễ chờ đợi tăng cường thêm hỏa lực, Trung-úy Trần Lê Tiến, Lead-gun đang trên đường bay đến căn cứ Aluối với 76 trái hoả tiển chống Tăng. Dĩ nhiên không phãi đễ truy kích tàng quân của trung đoàn Thép 320 đang bị đơn vị Dù gây thiệt hại nặng mà để phối hợp hỏa lực cho một đơn vị Dù thuộc Lữ-đoàn-1 đang tiến chiếm mực tiêu: một đơn vị chiến xa thuộc trung đoàn 202 CSBV đang phục kích trên đường 92, bắc Aluối. Chúng tôi không được quyền đi xa nguyên tắc “yễm trợ hỏa-lực tiếp cận cho quân Dù” và luôn luôn trên đầu quân bạn; Thế nên vùng chờ của chúng tôi là trên đầu Thiết đoàn-11, lực-lượng Dù, và Chi đoàn thiết vận xa của Thiết đoàn-17. Cho nên hợp-đoàn 4 chiếc trực thăng vỏ trang phối hợp hỏa lực nầy không đi xa nguyên tắc là truy kích tàng quân của trung đoàn 304; Ðiều dể hiểu chúng đang di chuyển xa về phía Nam của cứ-điểm Aluối và nhập vào sư-đoàn 324B để tạo thành sức mạnh đồng thời cũng bảo vệ căn cứ kho tàng 611.
    Hợp đoàn gunships của Tiến vừa đến Aluối, tôi cắt đặt chiếc 2 của Tiến nhập vào left-echelon-3 do tôi lead, còn riêng sát thủ Tiến đi sau chúng tôi 45 giây với cao độ 300 thước trên mặt đất, vừa đủ một pass 25 giây nhào xuống phun từng đợt 4 trái, chia đều bao phủ ổ phục kích. Ðiểm phục kích nhầm vào khúc quẹo qua trái trên trục đường thẳng, lấy trục trên đầu quân bạn về hướng bắc; Chúng tôi đang vào đội hình tác chiến: Tôi cẩn thận nhắc lại các anh em đoàn viên xem lại Chicken-plate, check lại giây nịt an toàn sau lưng, kéo kiến che mắt từ helmet xuống, và kéo cổ áo nomex lên cao để không bị phỏng vì các giây cháy từ đuôi hoả tiển phun ra khi tác xạ. Tất cả bật qua VHF 118.5, intercom, trong vị thế sẳn-sàng chiến đấu.
    Tôi dùng chiến thuật “độn rừng ngụy âm” bay sát trên ngọn cây, mổi chiếc cách nhau 5 giây an-toàn khoảng cách, riêng theo sau gun Tiến lên cao độ cách 45 giây. Hợp đoàn 3 chiến gunship rà sát trên ngọn cây, ôm sát bên phải con đường thẳng nhập vào khúc quẹo trái trước mặt. Các xạ thủ đang đứng xổng lưng nhoày người ra ngoài với đôi mắt Cú-Vọ soi bói như tìm kiếm bảo vật; Còn 30 giây đến mục tiêu, tôi ra lệnh bắn … 6 khẩu đồng loạt tác xạ, 6 xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tích về trước mũi … một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên xuống rừng Tre-gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi nhất là dưới gốc các rậm Tre nơi nghi ngờ điểm phục kích. Các anh rải đều các điểm nghi ngờ có sự hoạt động của con người. Tôi nhớ lại lời nói của Nả Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xỏng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân CSBV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn.
    Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bảo của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Ðơn vị tùng thiết quân CSBV thuộc Sư Ðoàn Thép 320 nầy có kinh nghiệm, vì họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay lướt qua trên đó.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của tôi quẹo gắt qua phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua phải lead 6 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa T-54 và PT-76 nằm chàng ràng trên trục lộ vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.
    Hai chiến đầu tiên bắt đầu phun ra hoả-tiển chống biển người, ba cụm khói màu đỏ-hồng đang để lại sau đuôi 2 chiếc đầu; Trên cao 300 thước, Tiến bắt đầu phụt ra mỗi lần 4 trái, và rãi đều trên các chiếc T-54 nắm chình-ình cách hai bên vệ đường không xa lắm. Chỉ 25 giây sau qua một pass duy nhứt, 38 trái đã rơi vào đúng mục tiêu. Lúc nầy Tiến lấy cao độ 75 thước làm trail cho Lưu ở chiếc 2, trong khi chiếc 3 của Lộc lên cao độ 300 thước để lấy trục xạ kích. Khi gun Lộc phóng xuống từng đợt 4 trái vào y chang mục tiêu của Tiến đã giộng vào đó… Lộc đang nối đuôi làm số 3 của lead Lưu; Tôi tách ra lên cao độ để tác xạ, nảy giờ tôi đã quan sát và thấy rỏ ràng địch quân đả phóng ra khỏi xe mong chém-vè về cánh rừng trước mặt, nhưng đã bị các xạ thủ theo dỏi tiêu diệt một số lớn vì làm sao tránh khỏi căp mắt Cú chỉ ở trên tầm quan sát 75 thước! Luôn luôn cũng trên cao độ 75 thước, cũng thay phiên 3 chiếc cover liên tục bằng lưới đạn 7ly62, giử khoản cách đều nhau trên một chu vi hình tròn yễm trợ liên hoàn. Và cứ như thế 6 khẩu minigun tiếp tục khạt ra từng hồi 2 đế 4 ngàn viên để duy trì hệ thống control box không bị overcharge cũng như đè-nén (neutralization) không cho địch thủ bắn trả.
    Hồi nảy giờ, tôi đã quan sát thật kỷ trên trận chiến, điều đặc biệt là các dấu xe xích song song màu vàng nghệ còn tươi rói, chằn-chịt ấn dấu trên lưng chừng đồi thoi thỏi và mất dạng trong đám rừng hình chữ nhựt không có dấu vết thoát ra, mà theo con mắt kinh nghiệm chiến trường, chúng (PT-76) đang giàn hàng ngang trên mé rừng ngó xuống con lộ. Tôi căn dặn Lưu, khi tác xạ nhớ dập theo mục tiêu của tôi mà bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để chống Tăng.
    Chiến Thuật “Kạ-Càng Lướt trên cây”
    Theo thống-kê Việt/Mỹ: KQVN chết 10, Mỹ chết 215; KQVN mất tích 4, Mỹ 38 đó là hậu quả sau 42 ngày của cuộc hành quân Lam-Sơn 719 vì nhờ “chân-lý đây rồi!” ... “Chiến thuật kạ-càng lướt thoáng trên ngọn”, Thường thường trên cao độ 50 thước với âm thanh gầm thét như luôn luôn có 6 con rồng phun lửa mới áp đảo kẻ địch phải chui rút, dưới đó, vi bi theo đuổi bởi 32 con mắt diều-hâu ráo-đảo tìm kiếm địch thủ quanh quẩn đâu đây, vừa ló dạng bóng đen nào thoát ra khỏi chiến xa để đào thoát cũng bị dí 3 đầu mũi 6 nòng phun xuống một trận mưa đạn buộc phải ngả quỵ tại chỗ, không có mống nào chạy thoát lưởi hái tử thần. Ðặc biệt, cánh rừng chồi da beo hình chử nhựt ngó xuống trục lộ đã bị các nòng súng chia nhau quạt khắp mọi nơi khi chưa có mục tiêu khả nghi nào xuất hiện. Dưới cách đó gần lộ lố nhố vài hầm cá nhân B-40, đất vàng nghệ còn tươi rói, đã bị minigun giả nát tự bấy lâu rồi, cảnh vật nơi chiến địa cùng đoàn xe im-lìm bất động như khung hình chết của bãi tha-ma, trên đó ngun ngút toả ra dật-dờ vài đám khói còn lại trên xác các chiến xa trúng rockets. Nơi đây lính BV đã bỏ chạy ngay sau khi chiếc thứ 2 của Lộc giộng xuống thêm 38 rockets chống Tăng. Bây giờ còn lại cạnh bìa rừng hình chử nhựt ngó xuống con lộ, đang bị tôi nghi-ngờ là vài chiếc PT-76 đang chỉa nòng 76ly xuống con lộ, kềm theo vài khẩu đại liên 14,5 ly, nhưng có lẻ không còn ai sống sót. Tôi cũng hiểu ra rằng với lỏm nhỏ rừng chồi nầy đã bị các minigun phun xuống cày nát, tất cả đã chém-vè theo bộ binh tùng thiết vào đám rừng già sau lưng. Chúng chạy ra khỏi bìa rừng khi tôi nhìn lại sau đuôi, phát hiện nhưng tằm đạn đạo minigun chiếc 2 chỉa về hướng 1 giờ, nhưng chưa đủ xạ trường sát hại, cũng như Trung sĩ Ðức bắn vói ra sau hướng 5 giờ nhưng cũng trớt-hướt, vô tích sự vì đạn đạo không thể tới được. Thế là nhóm nầy đã thoát nạn để lại một số PT-76 không còn người điều khiển; Cái toán quân BV nầy khá thông minh nên đào thoát kịp; Tôi đang nghe trong tần số Guard, tiếng người Việt ngồi backseater (người “tháp tùng tử” ngồi sau có thể là quan-sát viên KQVN, Pháo binh diện địa, pháo binh Dù, TQLC, hoặc sĩ quan Phòng-3) trên FAC Bronco OV-10 cho biết 10 phút nữa phi cơ chiến thuật sẽ đến dập thêm vào đoàn convoy chiến xa nầy. Vừa làm một pass rãi dài 8 hoả tiển vào bìa rừng ngó xuống con lộ, nhưng tôi đoán quân BV đã bỏ của chạy lấy người, chỉ còn lại vài chiếc PT-76 không người lái với xác người nằm yên trong đó, rồi đây quân Dù sẽ váo khai thác chiến trường và sẽ tìm ra chúng.
    Chiếc của Lưu cũng làm một pass y chang như tôi. Chúng tôi từ giả bãi chiến trường trong không khí yên lặng, dù rằng để lại vài đám cháy với lớp khói mờ-mịch tỏa ra nơi đó, tuyệt đối không thấy có sự chống trả; Chiếc Tiến và Lộc tiếp tục bao vùng cho Tiểu đoàn-1 Dù và Tiểu đoàn-8 ở hướng bắc, cạnh đó. Thình lình tôi nhìn rỏ 1 chiếc A-6 Intruder, nhờ 2 đầu cánh chém gió xẹt ra 2 lằn trắng, rồi một loạt bôm snack-eye chạm nổ dữ dội, chiếc thứ 2 nhào xuống cũng salvo như chiếc trước, nhìn ra sau, khói bom che lấp đoàn convoy. Tôi mở tần số la làng, cự FAC “Anh nói 10 phút gì mà nó dội xuống sớm quá vậy … xém chút nữa chúng tôi ôm lảnh đủ”; người backseater trả lời: “Thằng pilot nó đã thấy các anh nhờ vòng tròn cánh quạt sơn màu trắng, nên nó mới cho thả … mà nó lu-bu cũng chẳng nói gì đến tôi …thôi thông cảm đi bạn! Chúng tôi nhìn xuống thấy 4 chiếc dĩa trắng quay tích như làm ảo-thuật trên nền thãm xanh rêu, rồi khi các anh lấy hướng về Aluối nó mới nhào xuống thả … thôi thông cảm nghe bạn”
    Tôi và Lưu về lại Khe Sanh để tái vỏ trang và châm đầy xăng nhớt

    Nếu giả thuyết ở nơi đây không phải là vùng cao nguyên rừng núi mà là vùng đồng bằng như vùng Trà-Kiệu trên sông Thu-bồn chẳng hạn, thì đây là một dịp may để tiêu diệt trọn gói khi mà tàn quân bị 3 mủi dùi tấn kích (3 mặt giáp công) chỉ còn con đường thoát thân duy nhứt là vượt qua sông Thu-bồn: Phía Tây tấn kích bằng Chi-đoàn/17, phía Nam bằng Tiều-đoàn/1 Dù, và phía Ðông nguyên một Thiết-đoàn/11. Ðối với Top-Gun, chúng tôi biết phải làm những gì khi Cá đang nằm trên thớt, trong khi trên cao độ 75 thước, 8 xạ-thủ đang đứng xổng lưng ghì tay súng trong tầm mắt cú vọ mà rãi đều trận mưa đạn xuống địch quân trên một vùng lau sậy tróng trải, hoặc toan lội qua sông Thu-Bồn! Ðiều dễ hiểu chúng tôi là những tiên phuông trong lằn tên mũi đạn nên hiểu được thế trận đồ, vì thế cho nên chúng tôi không phiền-trách những ai có may mắn được ngồi trên bàn giấy khi nhận xét về thế trận đồ. Khi Lữ đoàn 1 Ðặc nhiệm gởi chiến lợi phẫm bằng một thiết vận xa PT-76, trong đó có chở thêm những bánh xe-thồ, xe thùng, và vài cái chảo to đường kính hơn thước, thì Bộ TTM cho rằng làm gì trong rừng mà có bánh-xe Cyclô để du lịch, còn khi nhìn thấy cái chảo to tổ bố nặng trĩu thì nhóm văn phòng nầy chỉ há họng và trố mắt khi nhìn thấy cơm cháy còn dính nơi đáy chảo…không hiểu gì cả? Vì thế sự thiếu hiểu biết nầy không làm chúng tôi phiền muộn, khi có ai muốn soi mói châm chọc, ngay đến Tướng Abrams mà báo chí Tây phương cho là người hùng trong trận chiến cũng có nhận thức vô cùng lầm lẩn đến nổi khi đọc dòng chữ dưới đây làm tôi vô cùng đau xót. Dưới đây, tôi xin đưa ra một dẩn chứng mà không dám dịch ra tiếng Việt sợ sai lạc: Cũng trong sách “A Better War”, mục “Easter Offensive”, trang 332, hàng 25 [During the battles a new weapon system, the tank-killing TOW missile, was flown in from the United States. Initially, noted Abrams, “I gave twenty to the Marines and the 1st Division because they were the only troops I knew of that had stood and fought. I don’t want these things in the hands of the enemy. And on the Airborne, I told General Kroesen [that] when General Truong will give me his personal assurance that they will not be abandoned on the battlefield, then I’ll
    Consider it”
    Nằm trên chiếc ghế-bố Quân đội, tôi co-ro trong chiếc Mền không đủ ấm giữa rừng núi Khe Sanh, thế-giới nơi đây, tôi như bị giam hảm thu hẹp dưới 4 góc mùng xám xịt đen tối, không lối thoát, rồi trăn-trở, trằn-trọc không sao ngũ được. Bây giờ tôi phải làm sao đây!? Khi mà chiến tranh đi đôi với tang tóc! Tôi cầu mong làm sao đừng có xãy ra thảm cảnh đó nữa, hoang mang lo-lắng cho Liên đoàn của mình! Và nhất là các Phi-đội 233 và 219 … cứ miên man suy nghĩa mà không làm sao chợp mắt được, tự nhủ lòng là từ nay trở đi, phải dấn thân bay tiên phuông trong lửa đạn, là con Chim đầu đàn phải cất cánh sớm hơn, mà lại về đáp cũng trể nhất. Tôi sẽ giao cho Đại-úy Kỳ hay Trung-úy Tiến, phụ tá hành quân thỉnh-thoảng đi họp thế; tôi dành hết thời gian cho cuộc hành quân nầy bằng cách cầm lấy chiếc Trực-thăng Võ trang mà hướng dẫn, đưa đón các cánh Chim non đang lặn hụp dưới bầu trời mới lạ, xuất phát từ biên-giới lúc đi cũng như lúc về, lấy điểm hẹn từ Trại tù Lao Bảo làm nơi điểm xuất phát. Chỉ có tôi là người duy nhất hiểu rõ được địa hình nơi đây từ ngọn núi, con sông đến đồi cao khe-suối, những đám rừng nguyên thủy chưa có dấu chân người, ngọn núi Vôi Cô-Rốc vàng óng-ánh dưới ánh bình-minh. Nhưng hôm nay bay trở lại, mọi cảnh vật khai-quang trống-trải rất nhiều, nhất là trên trục đường Mòn 559 mà tôi đã bay ngang qua đây không biết bao nhiêu lần, giờ thì quá trống-trải, đường đất Đỏ Cao-nguyên đâm chồi, chi-chít thêm ra, màu xanh trùng điệp của cánh rừng già giờ đây đã có quá nhiều loang-lỗ, rải-rác những nhà to với mái đan bằng Tre-Nứa đập dập, có lẽ là những nhà Kho hay Công-binh xưởng chăng? Chỗ Thiếu-úy Huệ đáp xuống thả Toán Thám sát STRATA (1964) vào buổi chiều choạng-vạng, cánh quạt chém vào cây, tôi phải đặt càng bánh xe lên đầu trục cánh quạt của hắn mà đem hết Phi hành đoàn về, nơi đây, bây giờ là Hậu-cần 611, cũng đã phát hoang trống-trải và có cả ống dẩn dầu băng ngang qua thì phải? Cuộc hành quân mới phát khởi được 3 ngày (N+3) mà 2 phi hành đoàn đã bị Thiết-xa PT 76, cùng phòng không 37ly bắn nổ-tung trên không phận nầy, dưới đây, ngay bây giờ là ổ Kiến Lửa! Xe vận tải ngang nhiên di chuyển mà chẳng hề sợ-sệt phi-cơ phát hiện nhờ cái Dù điều lệ ROE của trục Ma Quỷ: Ðoàn xe chạy ban đêm bật đèn mờ và ban ngày ngũ cho đúng luật ROE, còn như ban ngày khi qua các con suối cạn mà nghe tiếng phi cơ thì tài xế cứ việc tắt máy nối đuôi chờ thì không phi công Mỹ nào dám oanh tạc cả (điều nầy chỉ có quan sát viên người Việt backseater là nhân chứng sống)
    Tôi bóp đầu nặng óc tìm ra chân lý cũng như tìm ra định-luật về chiến thuật để bảo vệ cho con em mình không còn bị thảm hại … đang miên-man tìm ra chân-lý. Tối bổng nhớ lại ngày xưa khi thành lập phi đoàn trực thăng đầu tiên, người anh cả thiên tài Nguyễn Huy Ánh đã giản giãi danh hiệu “Thần-Chùy” sau khi đặt tên cho PÐ/211; Ðã xưa lắm rồi, khi con người tìm ra vũ khí để chiến đấu với kẻ thù; Người hiệp-sĩ khi xử dụng chiếc Chùy-thung phải có sức mạnh phi thường, tuy đường chùy vun-vút có chậm hơn các vũ khí như gươm, kiếm, mả tấu, thanh long đao, chĩa ba, thước bảng, roi xích... nhưng tất cả vũ khí trên khi đụng phải Thần-Chùy đều rơi rụng tung-toé vào mọị phương hướng vô định!!!
    Tôi lại bóp trán mĩm cười … vổ mạnh lại lên trán trong nỗi mừng vô hạn … Chân lý đây rồi! Chân lý đây rồi!!! Chiến-thuật “Ngụy-Âm Ðộn Rừng” Trong đôi tay tôi đang có thủ-thuật “Song-Chùy” làm ra chiến thuật áp đảo đối phương. Trực thăng vỏ trang của KQVN là loại bay chậm nhứt thua cả Cobra của Mỹ chớ đừng nói chi đến các phi cơ chiến thuật tìm kích, nhưng tôi lại đã phát hiện ra một chiến thuật tân-kỳ và vô cùng mầu nhiệm: Có chiến hửu nào đã tham dự chiến trận tại rừng già chiến khu D, Ðồng Xoài, và rừng cao-su Bình Giả thì có thể hình dung ngay khi bạn đứng giữa rừng già mà chỉ nghe tiếng bành bạch của cánh quạt chém gió từ xa trên ngọn cây bay đến; Bạn làm sao xác định được trực thăng từ phương hướng nào bay đến? Và khi nghe tiếng gầm thét áp-đảo của Minigun như con khủng long phun lửa xuống, thì tự động bạn phải tìm chổ nào an-toàn gần nhứt để trú ấn. Nếu là chiến xa thì phải chui xuống pháo tháp mà trú ẩn để sống còn theo phản xạ tự nhiên của con người. Kết quả nầy đã chứng minh hùng hồn qua sự ghi chép trong quân-sử Mỹ-Việt (US Army Center of Military History 1980; Lam Sơn 719 General Nguyễn Duy Hinh; và Military History Institute of Vietnam) dưới đây là sự so sánh giữa Sư-Ðoàn 101 Không-Kỵ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến theo như tài liệu SOG/MACV, kết quả sau 45 ngày chiến đấu quyết liệt: Sư-Ðoàn 101 Không Kỵ: Chết: 215, Mất tích: 38, Bị thương: 114
    Liên Ðoàn 51 Tác Chiến: Chết: 10, Mất Tích: 4, Bị thương: 11 – (có phải nhờ “Chiến Thuật
    “độn rừng ngụy âm”

    Liên Ðoàn 51 Tác Chiến và HQ/Lam Sơn 719
    Ngày 22/2/1971- Cã đêm rồi tôi không thể chợp mắt được cho dù đã quen dần tiếng ầm vang cũa 42 khẫu trọng pháo Mỹ bắn yễm trợ, khuấy rối, mà chĩ mong đợi cho mau sáng để gởi PHÐ H-34 vào cứu Giang, On, và Sơn. Nhưng ác nghiệt thay trời hôm nay sương mù giăng đặc sệt như cháo đậu (Pea-Soup) Ðã 10 giờ sáng mà trời vẫn còn mù mịch. Ngay khi trời vừa thoang thoảng thấy được là tôi phải đem gunship bao vùng cho Ðại đội Trinh-sát Dù đang cần mở đường tiếp cứu Ðồi-31. Trước khi cất cánh tôi có liên lạc với sĩ quan điều không tiền tuyến Ðại- úy Không Quân Nghĩa và Trung úy Chính sĩ quan Không Trợ Dù liên lạc với PHÐ hướng dẫn họ vào hướng nào cho ít nguy hiễm.
    Tại BCH Tiền Phương Dù, khi tôi vừa cất cánh thì một tiểu đội tác chiến điện tữ Dù đang chờ nơi bãi đáp bên cạnh một chồng máy Sensor dùng để phát giác đặc công địch. Những máy nầy đã giúp cho Trại LLÐB Mỹ thoát khỏi bị bao vây, ngay sau khi Ðại úy Nguyễn Minh Vui và Thiếu úy Châu Lương Cang liều mạng đáp xuống Trại Pleime với lối bay chiếc lá cuốn theo cơn lốc, khi cất cánh dùng chiêu-thức “Khũng Long áp-đảo”, làm cho địch ngơ-ngác không biết phi cơ từ đâu đến lướt thoáng trên ngọn cây, dù vậy một binh sĩ mũ nồi xanh cũng bị trúng đạn ngay đầu, chết liền tại cabin, máu tràn lênh láng trên sàng nhôm.
    Bầu trời bắt đầu trong sang, tôi nghe tiếng Thiếu úy Bữu đang đáp xuống LZ Tiền- Phương Dù. 10 phút sau tất cã pháo Long Tom 175, 155 ly và 8 inch cũa Mỹ tiền oanh kích trước mũi, dọn mỡ một hành lang dọc trên đường bay. Nhưng quân BV rất tinh ranh khi nghe loạt pháo đầu là chúng chạy vào hầm ngồi nghĩ, cho đến khi ngừng pháo kích thì chúng lại chui ra giao chiến. Tôi cắt đặt 2 chiếc Gunship air cover cho 2 chiếc H-34 cũa Bữu và Yên, dù sao Gunship mình tuy có ít hoã lực nhưng cấp cứu anh em trong Liên- Ðoàn vẫn bão đãm hơn Mỹ. Tôi rất tin tưởng Thiếu úy Phạm Vương Thục, một Top Gun rất anh dũng dám sống chết vì anh em luôn luôn sẳn sàng hy sinh cho đồng
    đội, tôi không tin vào Army Aviation Mỹ vì khi có chiếc nào cũa Mỹ rơi thì họ bỏ bay đi tìm cứu đồng đội cũa họ mà quên anh em mình, như tôi là nhân chứng cho nhiều hoàn cãnh như vậy.
    Tôi nghĩ Ðại-úy Nghĩa và Trung úy Chính Sĩ quan Không Tr ợ Dù sẽ chĩ dẫn đường bay nước đáp cho Bữu qua cố- vấn cũa Thiếu- úy Giang. Vì phòng không di- động trên PT-76 rất lợi hại hơn các phòng không cố- định, 12,7, 14,5 và 37 ly nằm rãi rát mọi nơi, nhiều nhứt nơi hướng đông bắc, không nên đáp vào hướng ấy mà nên đáp từ hướng tây nam xuống LZ, dù sao cũng có TÐ /6 Dù m ới vừa trực thăng vận, tuy bị nhiều thiệt hại cho quân TÐ-6 Dù, nhưng Top gun Trần Lê Tiến, Hoàng Ngọc Châu … đã oanh liệt thay phiên nhau gây thiệt hại nặng nề cho 2 trung đoàn cơ-động 27, và 24B của Quân đoàn 70B.
    Giang đã trình bày cho Bữu biết, hắn đã dùng chiến thuật đáp như chiếc lá cuốn trong cơn lốc, nhưng kẹt nỗi quân BV cứ khi nghe tiếng trực thăng thì họ giội trận địa pháo tới tấp xuống, vì họ đã có tiền điều chĩnh rất chính xác. Phi-công dù tài giõi thế nào nhưng khi gần tới đất chừng 15, 20 thước thì sẽ bị mãnh đạn văng bắn vào bộ phận cánh quạt đuôi, mất điều khiễn phương hướng rồi rơi xuống quây theo counter clock wise, tại chỗ “undershoot”. Như trường hợp cũa Giang.
    TPC Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với TPC Giang từ trong đồi 31 và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng, Giang đã dùng chiến thuật "lá vàng rơi", từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ,co phi Trần hùng Sơn không quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay Bửu bay Kạ-càng bánh xe lướt thoang thoáng trên ngọn cây theo chiến thuật biệt- kích razed-mode lướt từ hướng Ðông-Tây đi vào, nhưng làm sao đừng gây ra tiếng động. Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 TPC Buu còn nhìn thấy những cột khói bốc lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh cua My noi Khe Sanh bắn rất chính xác và hiệu qủa. Gần đến LZ, Bửu đổi hướng lấy Ðông Nam, roi Tây Bắc để đáp xuống. Vừa ló ra khỏi rặng cây,TPC Bữu đã thấy chiếc Gunship của TPC Thục bay vòng lại, cùng với tiếng Thục la lên trong máy "Bửu coi chừng phòng không ở hướng đông nam". Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây nhiệt đới, ngọn Ðồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn vì đạn pháo kích đào xới của cộng quân Bắc Việt. Không nao núng, Bửu vẫn điềm tĩnh tiếp tục đáp xuống. Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng mãnh đạn cối 120ly, khắc-tinh chống trực thăng, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám khói bao trùm cả phi cơ, cơ-phi Em la lên khẩn cấp trong máy "đáp xuống, đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy". Cùng lúc Bửu cũng cao tiếng báo động cho chiếc số 2 "Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa" trong khi vẫn bình tĩnh đáp xuống; May mắn là đạn trúng vào bình xăng sau đã hết xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên trực thăng không bắt cháy như chiếc cũa Thiếu-úy An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ Bửu nhanh nhen nhảy ra khỏi trực thăng. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước, để lại một cảnh thương tâm hiện ra trước mắt, một binh sĩ điện tử Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngửa chết ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy "sensor" vẫn còn nguyên vẹn. Phi hành đoàn phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù "trên đây nè Ðại uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho". Tất cả dân-bay lom khom chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc cóc trên đầu. Lên đến nơi phi hành đoàn thở nhẹ-re như bò kéo xe. Dân- bay mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến đâu. Tôi phải ghi vào sỗ nhựt ký đơn-vị và nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2 năm 1971.
    PHÐ vừa ngồi nghỉ mệt, họ cũng vừa nhìn xuống LZ, nơi chiếc phi cơ đang đậu hiền lành, thì cũng vừa lúc quân BV tiếp tục giã trận địa pháo đã điều chỉnh tác xạ, một quả đạn súng cối 120ly rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy thành một cột trụ khói đen mù mịt cả một góc trời. Dân bay nhìn con tàu xụm xuống, lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã nhân cách hoá, gần gũi với phi-đoàn lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.
    Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, PHÐ men theo giao thông hào lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn cũa Giang, On, Sơn anh em mừng rỡ thăm hỏi rối rít, PHÐ được giới thiệu với các sĩ quan trong ban tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan điều không tiền tuyến, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3 thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em "mới đến" mỗi người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần, PHÐ ngạc nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy "Thiên thần" nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như Trương Phi tân thời! Quả các Thiên thần ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng ngầu thật.
    Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, dân bay dùng tạm bữa cơm dã chiến với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù; Tin tức chiến sự mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản Bắc Việt, sự hiện diện của căn cứ Ðồi 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ nay với ý định đánh bật căn cứ ra khỏi sinh lộ của chúng với trung đoàn 24B và trung đoàn cơ động 27 thuộc Quân đoàn 70 B và một đơn vị chiến xa yễm trợ thuộc trung đoàn 202

    Posted by Lực Lượng Đặc Biệt và Nha Kỹ Thuật Việt Nam Cộng Hòa at 2:41 PM

    Tác giả Trương Văn Vinh

  3. #105
    vinhtruong's Avatar
    Status : vinhtruong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jun 2010
    Posts: 1,924
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Ðừng tin Mỹ giải mật hồ-sơ chiến tranh VN

    www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=9825

    Ðừng tin Mỹ giải mật hồ-sơ chiến tranh VN
    Mỹ có thể công bố lời chứng Watergate: (Cho những ai muốn tìm hiểu bí mật về cuộc chiến Việt Nam)

    Ðả đến thời điểm phải bạch hoá hồ sơ được tạm gọi là mật, nhưng Nhóm WIB (War Industries Board) lại âm mưu bóp méo nhiều sự thật đen tối … để rồi sẻ bỏ sau lưng dòng lịch sử chìm trong bóng tối quyên lảng.

    Ông Richard Nixon là Tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ đã phải từ chức; Tại sao Nixon không chịu tự ân xá mình theo hiến định như tổng thống thứ 43 George Bush đã làm? Nghe lén có quan trọng bằng lừa dối dân Mỹ và Quốc Hội về việc gây chiến (Power Act) ở Iraq lấy cớ dựng lên Iraq có vũ khí giết người hàng loạt? trong khi đại đa số thành viên LHQ không tán đồng, kể luôn 2 nước láng giềng Mexico và Canada cũng quyết liệt chống đối, chưa kể Ông TTKý/LHQ tuyên bố Mỷ đánh Iraq là vi phạm điều lệ LHQ, nhưng Mỹ cứ đánh thi sao? Tại sao ở Mỹ một nhóm siêu Mafia được gọi tên là WIB (War Industries Board) có quyền thao túng chính sách và dùng truyền thông văn hoá để khủng bố mọi chính phủ trên thế giới bằng quỷ tài trợ nơi ngân hàng Thụy Sĩ?

    Ngày nay họ vẩn tiếp tục gọi là hồ sơ đả được giải mật để che dấu và khóa sỗ hồ sơ về lịch sữ mua bán đổi chác thứ mặt hàng giết người quá tàn ác của họ đễ bỏ lại sau lưng bóng tối chìm trong dỉ vảng; Lời chứng Watergate được giữ bí mật trước Bồi thẩm đoàn của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong vụ bê bối Watergate sắp được công bố sau hơn 36 năm, theo lệnh của một Chánh án Liên bang. Chánh án Royce Lamberth “cò-mồi” khi đưa ra lệnh này, theo yêu cầu của nhà sử học Stanley Kutler, đã trích dẫn ý nghĩa lịch sử của tài liệu, để làm gì … có phải một thế lực ghê gớm muốn nhận chìm hồ sơ cho cái danh nghĩa đóng hồ sơ đả đúc kết đầy đủ?

    Các bài liên quan gọi là hồ sơ mật nhưng hoàn toàn hỏa mù bóp méo theo chủ trương sách lược của WIB đưa ra:

    - Bí mật quanh hồ sơ "Nixon-Thiệu"

    - Nixon ép Sài Gòn ký hòa đàm 1973

    - Nhắc lại chuyện xưa Watergate

    Nhưng tài liệu này sẽ không được tháo niêm phong cho đến khi Chính phủ có cơ hội để kháng cáo, hay những chứng nhân đều chết hết. Vụ bê bối chính trị tai tiếng đã khiến ông Nixon phải từ chức vào năm 1974 đều do sự giàn dựng tỉ mỉ bởi thiết kế viên Richard Helms, Donald Rumsfeld and George H W Bush, nhưng Thái tử George W Bush thì lại được quyền áp-dụng hiến định để tự ân xá cho chính mình và ngồi trên chiếc ghế quyền lực đến mản nhiệm kỳ-2 thì ai dám làm gì nhau!

    Nixon, người đã qua đời 17 năm về trước, là cựu Tổng thống Mỹ duy nhất phải từ chức để hoá giải các bức thơ riêng tư giữa 2 tổng thống cho sự hoàn thành định kiến-1 (axiom-1, nếu đọc 2 tác phẩm “The New Legion” sẽ hiểu ngay)

    Ông rời nhiệm sở trong bối cảnh tranh cãi gay gắt sau vụ nghe lén điện thoại tại trụ sở Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ tọa lạc ở tòa nhà Watergate tại Washington. WIB nghĩ rằng vì danh dự buộc TT Nixon phải từ chức thay vì phải đôi chối trước toà: TT Nixon đã làm chứng trong hai ngày tại California hồi Tháng Sáu năm 1975, 10 tháng sau khi ông từ chức và miền nam đã rơi vào tai CS theo định kiến-1 (axiom-1) Vì lợi ích lịch sử, Permanent Government phải che dấu thế chiến lược toàn cầu Eurasian trong lăng kính:

    "Nixon biết rằng khi điều trần trước một Bồi thẩm đoàn, ông sẽ đối diện với việc khai man hay không, vì vậy người viết đoán rằng ông ấy đã phải nói sự thật”

    đây là hình thức PG hù doạ một vị tổng thống có danh dự tự buộc mình phải từ chức trong khi Thái-tử George W Bush thì sẽ buộc phải chai mặt để làm việc lớn cho ngôi vị cần có chiếc ghế quyền lực để áp đặt cho bằng được “PATRIOT-ACT” trong nhiệm kỳ của Thái tử và Bush Con đã đạt được (The USA PATRIOT Act commonly known as the "Patriot Act") is an Act of the U.S. Congress that was signed into law by President George W. Bush on October 26, 2001. The title of the Act is a contrived three letter initialism (USA) preceding a seven letter acronym (PATRIOT), which in combination stand for Uniting and Strengthening America by Providing Appropriate Tools Required to Intercept and Obstruct)

    - (1) Bảo vệ danh dự cho Bush Ông Nội, chủ tịch WIB: Tình yêu tổ quốc (Patriot Act) có nghĩa là làm cách nào đưa nước Mỹ lên đến “đỉnh cao chót vót” dù phải hy sinh các lảnh tụ ngoài hay trong nước để đạt mục đích

    - (2) Bênh vực sách lược của Bush-Cha thực thi axiom-1 nên phải tuyên bố: “Người dân miền nam không chịu đấu tranh cho sự tự do. Nên….!”

    Sử gia Kutler muốn đóng kín hồ sơ do đơn đặt hàng: (họ cần nhửng sử gia, học giả, ký giả có chút tiếng tâm .. để bóp méo mọi sự thật hồng làm chệch đi sự thật của sự việc đen tối vì quyền lợi hẹp hòi của họ)

    Quan tòa Lamberth nay phán quyết rằng vì lợi ích lịch sử về biên bản lời chứng, vốn dày tới 297 trang này, nặng cân hơn là sự cần thiết giữ bí mật hồ sơ. "Ý nghĩa về lịch sử nước Mỹ qua vụ Watergate không thể bị át đi," Thẩm phán Lamberth cho hay. "Việc công bố lời khai trước Bồi Thẩm đoàn của Tổng thống Nixon có thể sẽ củng cố các tư liệu lịch sử hiện có, thúc đẩy một cuộc thảo luận học thuật và nâng cao sự hiểu biết của công chúng về một sự kiện lịch sử quan trọng," ông nói.

    Ông Kutler (người đả được WIB đặt hàng) một giáo sư của trường Đại học Wisconsin, người đã viết nhiều sách về Nixon và vụ Watergate, trước đó đã khiếu kiện thành công để gây sức ép buộc phải công bố các băng âm thanh của ông Nixon, vốn được thực hiện bí mật tại Phòng Bầu dục? Ai hiểu được sự kiện bí mật đả được nhào nắn nầy với mưu đồ gây hoả mù?

    "Nixon biết rằng khi điều trần trước một Bồi thẩm đoàn, mà Nixon sẽ đối diện với việc khai man hay không, vì vậy tôi quyết đoán rằng ông ấy đã nói sự thật", ông Kutler cho biết đó là điều sỉ nhục mà Nixon tôn trọng danh dự nên sẽ từ chức, thế còn Bill Clinton vụ lăng nhăng tình ái thì sao? Quái quắc hơn nữa là Thái tử Bush đả lừa gạc người dân Mỹ và Quốc Hội thì sao về sự kiện Iraq có vũ khí giết người hàng loạt?

    "Ông ấy đã nói gì về sự thật? Bây giờ tôi vẫn không biết." Ông Kutter muốn ám chỉ gì?

    Các bài liên quan
    • Bí mật quanh hồ sơ "Nixon-Thiệu" 01/06/10 (đừng tin vì họ muốn dàn dựng lên có lợi cho PG trong lịch trình ước tính)

    • Nixon ép Sàigòn ký hòa đàm 1973 24/06/09 (theo mật lịnh của PG cho thế chiến lược toàn cầu)

    • Nhắc lại chuyện xưa Watergate 26/05/09 (Họ buộc phải nói rỏ với lịch sử nhưng hoàn toàn bị bóp méo theo sự thiết kế khá tỉ mỉ và chủ đạo của WIB)

    • Ra mắt tiểu sử chính thức về Kissinger và 1973 22/08/09 (Tiểu sử Kissinger không ưa Nixon theo như hồ sơ dơ bẩn “dirty file” của Nixon; nhưng dù ai làm TT cũng phải nhận Kissinger làm BTNG, đó là bằng chứng bắt buộc TT Nixon phải nhận Kissinger cũng là điều nghịch lý mà chúng ta cần phải hiểu và đặt nhiều nghi vấn? Tại sao người chữi mình suốt mùa bầu cử tổng thống mà bị bắt buộc phải chọn hắn vào trong guồng máy chính phủ? Ai ép buộc?)

    Bí mật quanh hồ sơ "Nixon-Thiệu"

    GS Nguyễn Tiến Hưng ra mắt cuốn "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" tại California

    Tác giả cuốn sách mới về "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" nói với BBC rằng một trong những hồ sơ quan trọng liên quan cuộc chiến Việt Nam vẫn chưa được giải mật. Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Bộ Trưởng Kế Hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, nhắc đến cái gọi là hồ sơ "Nixon-Thiệu" chứa các tài liệu và thư từ giữa Tòa Bạch Ốc và Dinh Độc Lập từ năm 1971.

    Ông Hưng, người được chỉ định đi cầu viện vào giờ chót, nói rằng vào ngày 23 tháng Ba năm 1975, nói ông Thiệu có cho ông xem hồ sơ này trong đó có hai bức thư của TT Nixon mà ông đã yêu cầu TT Thiệu gởi cho người kế nhiệm của TT Nixon là TT Ford qua trung gian của Tướng Frederick Weyand, cựu Tư Lệnh Quân Đội Mỹ, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ.

    Trong cuốn sách "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" mới được xuất bản, GS Hưng nói "Điểm trớ trêu là thư của TT Nixon mà TT Ford không biết gì." Họ dàn dựng lên một tổng thống không có dân bầu để cô lập và không cho Ford biết gì về cơ mật quốc gia

    Vào ngày 5 tháng Tư năm 1975, đích thân Tướng Weyand đã đưa cho TT Ford xem hai bức thư đó chỉ 5 phút trước khi TS Kissinger đến cùng họp. Ngày 30 tháng Tư, TS Hưng tiết lộ hai thư này trong một cuộc họp báo tại Khách sạn Mayflower ở Washington để đặt trách nhiệm bội ước và yêu cầu Hoa Kỳ đền bù lại bằng cách cứu vớt và cho định cư một triệu người Việt Nam.

    Sau đó Quốc Hội Mỹ, theo GS Hưng, đã phản ứng "tại sao Hành Pháp Mỹ không cho Lập Pháp biết hồ sơ Nixon-Thiệu," đặc biệt là các nghị sĩ chủ trương cắt viện trợ cho VNCH như Henry Jackson, Frank Church, Ted Kennedy, Mike Mansfield...

    Ngay chủ tịch của Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ lúc đó là ông John Sparkman đã viết thư yêu cầu TT Ford [Vị tỗng thống không do dân bầu, nhưng nằm trong mưu đồ của WIB: tạo ra vụ ông Phó TT thứ 39, gian-dối trốn thuế là Spiro Agnew để Ford thế trước rồi làm tổng thống khi dựng lên vụ Watergate sau] cho kiểm xem hồ sơ "Nixon - Thiệu" nhưng TT Ford viện dẫn quyền đặc biệt của người đứng đầu hành pháp, đã từ chối. Rồi từ đó chính phủ Mỹ "đã ém nhẹm" toàn bộ hồ sơ này qua một thế lực ghê-gớm tam đầu chế: Donald Rumsfeld, Richard Cheney và George H W Bush

    Năm 1978, ông Ronald Nesson, tùy viên báo chí của TT Ford, có viết một cuốn hồi ký trong đó ông tiết lộ rằng ông được lệnh cấp trên đi tìm hồ sơ "Nixon-Thiệu" trong Tòa Bạch Ốc, và tìm được vỏn vẹn chỉ có "bảy cái thư ".

    GS Nguyễn Tiến Hưng nói có tổng cộng 27 văn thư trong hồ sơ này, nhiều hơn số thư mà ông Ronald Nesson đã tiết lộ trong cuốn hồi ký.

    Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã im lặng trong suốt thời gian sống ngoài nước, trừ một lần trả lời báo ̣Đức.

    Theo GS Nguyễn Tiến Hưng, hầu như tất cả các hồ sơ về cuộc chiến Việt Nam nay đã được giải mật, trừ hồ sơ "Nixon-Thiệu" mà cho tới hôm nay vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

    Tại sao ông Thiệu không lên tiếng?Tác giả Nguyễn Tiến Hưng không tin rằng người Mỹ đã bảo cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không được nói gì về liên hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa từ khi gia đình ông dọn sang Mỹ năm 1985 tới khi ông từ trần năm 2001.

    Là một người tâm sự thân tín của ông Thiệu trên bước đường sống lưu vong, GS Hưng nói rằng " tôi không tin là khi dọn sang Mỹ, ông Thiệu đã bị áp lực nào bắt phải yên lặng vì đó là thời của tổng Thống Reagan và ông Reagan rất ưu ái Tổng Thống Thiệu. Có lẽ vì phần nào của sự ưu ái đó mà ông Thiệu dọn nhà sang Hoa Kỳ sống." Ðây là sự phỏng đoán không phải như vậy đâu

    Ông Thiệu đã tâm sự với ông Hưng rằng "khi vừa đến Đài Loan vào ngày 25 tháng Tư năm 1975, phái đoàn tùy tùng đã bị nhân viên Mỹ khám xét hết hành lý và tịch thu hết giấy tờ vì họ chỉ sợ hồ sơ Thiệu-Nixon lọt ra ngoài".

    Ông Hưng thuật tiếp lời ông Thiệu: "Còn chuyện cái cặp bị đánh cắp nữa, vì họ tưởng rằng hồ sơ để trong đó, chứ không phải là để lục xét tiền."

    Tuy nhiên, ông Hưng nói: "Phía ông Kissinger và đảng Cộng Hòa muốn giấu hồ sơ đó đi, cho nên có thể họ đã yêu cầu TT Thiệu giữ im lặng."

    Còn như tướng Kỳ thì phải bô bô nói ra: Câu nói nổi tiếng: “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”;
    Còn Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam. Ðó là những gì mà WIB cần Kỳ nói toạt ra; thật ra
    Hành động của ông không phải là nông nổi và thiếu suy nghĩ mà vì ông cho là đã có một viễn kiến chính xác cần phải đóng góp cho tương lai của đất nước mai sau. Vì con người chỉ nhất thời, chế độ nào cũng chỉ nhất thời rồi sẽ bị mai một nhưng đất nước ngàn thu vẫn còn đó. Đúng hay sai, hãy để lịch sử mai sau phê phán

    Theo GS Hưng, ông Thiệu không muốn viết hồi ký vì "sau khi tôi làm lãnh đạo của miền nam gần 10 năm, tôi biết quá nhiều chuyện, và khi tôi nói cái hay thì tôi cũng phải nói cái dở nữa."

    Ông Thiệu được cho là đã nói: "Người Mỹ đã phản bội mình rồi, cho nên mình cũng không nên vạch áo cho người xem lưng, và tôi chẳng cần để ý tới dư luận Mỹ nữa." Theo giáo sư Hưng đó là lý do chính tại sao ông Thiệu không muốn viết hồi ký.

    Trước đây khi được GS Hưng yêu cầu nói rõ về vụ 16 tấn vàng, ông Thiệu nói: "Tôi đã làm hết sức mình rồi cho nên dù có nói ra, thì người đời sẽ nói rằng tôi cố tình chạy tội mà thôi."

    Trong cuốn sách, GS Hưng cho hay cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã im lặng trong suốt thời gian sống ngoài nước, trừ một lần trả lời báo Đức, tờ Der Spiegel năm 1979.

    Tăng quân là để rút lui? (Tại vì đọc giả không xem 2 tác phẫm “The New Legion” nên không nắm chắc được mấu chốt của sự xuyên tạc, bóp méo sự thật, vì đây là một cuộc Picnic huấn luyện lớn nhứt để WIB kiếm lợi-nhuận, GI là hành khách booked trước vé máy bay cho cuộc du hành huấn luyện đánh trận thật để nâng đở hảng Boeing không bị Bankruptcy vì có GI luân phiên thay quân mỗi năm cho gần 4 triệu lượt air-passagers để biết mùi phi cơ thế hệ phản lực Jet Engine mới ra đời kể cả trực thăng phản lực)

    GS Nguyễn Tiến Hưng cho biết trong những lần đàm luận tại Luân Đôn, ông Nguyễn Văn Thiệu đã cho rằng Tổng Thống Mỹ Johnson, một người được cho là lập trường diều hâu, "đem quân vào Việt Nam là để thương lượng ở thế mạnh." Ðiều nầy không xác đáng vì chính sách không phải tổng thống Mỹ nắm giử mà ở trong tay War Industries Board, vì thế 4 đời tổng thống Mỹ mới bị hoạn-nạn vì chỏi ngược chính sách. Thí dụ: TT J.F Kennedy phải bị thảm sát, TT Johnson phải rút lui không dám tái ứng cử kỳ-2, đây là hiện tưởng khó xảy ra trong lịch sử nước Mỹ, TT Nixon phải từ chức vì sự tạo dựng lên vụ Watergate do WIB chủ đạo để vô hiệu hoá những bức thơ riêng tư giữa 2 tổng thống, TT Ford bị buộc tay chưn đứng nhìn miền nam sụp đổ, UCV tổng thống Robert Kennedy hứa sẽ đem quân Mỹ về xứ liền bị thảm sát giống y chang người anh, nói tóm lại bất cứ ai làm trở ngại trục sách lược Eurasian đều bị triệt hạ.

    Vào đầu năm 1964, khi ông Johnson lên thay cho TT Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ đã cho bộ trưởng McNamara (thành viên Skull and Bones) sang Việt Nam hứa đủ điều, rồi đề nghị 12 biện pháp rất mạnh trong đó, yêu cầu chính phủ Việt Nam đặt Miền Nam vào thế chiến tranh bằng một lệnh tổng động viên để "mưu cầu một nước Việt Nam không cộng sản" song hành với quân BV tiến bước hàng trung đoàn xuyên qua xa lộ Harriman [đường mòn Hồ] có Liên Xô bảo đảm thiêt bị hệ thống ống dẩn dầu để chiếm lỉnh miền nam, (có nghĩa là thống nhứt VN theo như những gì mà chỉ có duy nhứt phái đoàn Mỹ cương quyết không chịu chia đôi VN (Genève 1954) và ngày 30/4/75 mới đúng là thời điểm Decent Interval thống nhứt VN sau khi Mỹ hốt khá nhiều lợi nhuận)

    Sau đó, Mỹ tăng quân viện cho miền Nam Việt Nam và đồng thời mở ra các chiến dịch như là Mũi Tên Lên vào tháng Tám cùng năm, rồi đến chiến dịch Phi Tiêu Lửa oanh tạc miền Bắc rất dữ dội mà họ gọi là escalation, sẳn sàng để leo thang chiến tranh

    Đến tháng Ba năm 1965, quân đội Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng sau khi ngụy tạo Hà Nội khiêu khích về Vịnh BV 1964, và bước tháng Tư, Theo chủ đạo của WIB buộc các tổng thống phải tuyên bố theo sách lược: Tổng Thống Johnson tuyên bố sẽ ở lại miền Nam bao nhiêu lâu còn cần thiết, “nuôi dưỡng chiến tranh” với bất cứ sức mạnh nào còn cần thiết, với bất cứ nguy hiểm nào, phí tổn nào" như Tổng Thống Kennedy đã nói "We shall bear any burden" khi nhậm chức. Tất cả danh từ dao to búa lớn đều do WIB vẻ vời như TT Johnson nói rằng không muốn những thằng boy Mỹ phải chiến đấu tại bãi biển Wikiki, còn như bải biển Miami thì sao? Cũng như Tổng thống Nixon từng đe dọa "cắt đầu ông Thiệu" chuyện nầy ba xạo do WIB dựng lên cho tin giựt gân, Bush-Con “người dân miền nam không chịu chiến đấu cho sự tự do nên ngày nay họ không có

    Tháng Sáu năm 1965, TT Johnson đã gởi vị tướng kinh nghiệm nhất của quân đội Mỹ là tướng Westmoreland đến Việt Nam để chỉ huy quân đội và một tháng sau, đã bổ nhiệm một vị tướng khác là Maxwell Taylor làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, để chuẩn bị dư luận sẽ có đánh lớn nhưng điều tối kỵ là không được đụng đến Xa lộ Harriman, đến khi vì danh dự của là vị tướng phải chiến thắng, Westmoreland liền bị triệu hồi về Mỹ vì dám ra trước Quốc Hội đòi đánh vào và chốt chận ngay yết hầu Xa lộ Harriman

    Trong bối cảnh đó, ông Thiệu lên làm Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia vào tháng Sáu năm 1965 và tướng Kỳ làm Chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương

    Theo GS Hưng, ông Thiệu và các tướng lãnh đều thấy rằng Mỹ quyết chiến và quyết thắng tại miền nam Việt Nam (Quả thật ông Hưng không biết gì cả)

    Nhưng chẳng mấy chốc sau đó, Bộ Trưởng McNamara lại rỉ tai ông Thiệu và nói là phải tổ chức bầu cử tổng thống và bầu cử quốc hội cho sớm để còn điều đình với Mặt Trận giải Phóng Miền Nam. Tại sao phải điều đình, VNCH và miền Bắc đều bị CIA trực tiếp hoặc gián tiếp do CIA chi phối
    Mãi sau này với thời gian, ông Thiệu mới chiêm nghiệm câu "đem quân vào để điều đình ở thế mạnh," và "đem quân vào là để rút quân đi." Ðây là axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances” mà WIB đả công bố rỏ ràng trước các đại học, trước khi quân Mỹ qua VN và ngày 21/9/1960 NSC đả ra nghị quyết huy chương “Việt Nam chiến dịch bội tinh” cho lính Mỹ sẽ tham chiến tại VN

    Không kết quả

    Trong số này, có bức thư của TT Johnson gởi cho Hồ Chí Minh ngày Tám tháng Hai năm 1967 trong đó, Hoa Kỳ mong muốn đi đến một giải pháp hòa bình, nhưng không hiểu vì một lý do nào đó, các nỗ lực mưu tìm hòa bình không đi đến một kết quả nào là do trục KGB/CIA đạo diển để nuôi dưởng chiến tranh. Khi có sự xung đột giữa TQ và LX, Hà Nội toan tuyên bố không dự trò chơi cưởng chiếm miền nam nữa, Hoa Kỳ thất kinh, bèn dùng C-130 không số thả đồ tiếp tế cho Hà Nội (hình giãi mật do phóng viên Ðông Âu, trang 95, Volume-1 một đoàn xe thồ do dân công khuân vác đi dọc theo xa lộ Harriman (đường Mòn HCM), nhưng vì gấp quá lại quên bôi chử “Handle with care” nơi các thùng gổ

    Một tuần lễ sau đó, Hồ Chí Minh đáp lại một bức thư nói rằng "nếu như Ngài muốn đàm phán trực tiếp với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì phía Hoa Kỳ phải ngưng ngay các vụ oanh tạc vô điều kiện".

    Lúc nầy mọi quyền hạn đều nằm trong tay triều-đại Lê Ðức Thọ, Hồ bị cách ly, tướng Giáp như bị học tập cải tạo về tư tưởng, và tướng Chu Văn Tấn bị đày đoạ và chết trong tù

    Hai bức thư này được lưu lại trong hồ sơ của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về cuộc chiến Việt Nam gồm tổng cộng 12 tập, cho thấy phía Hoa Kỳ từ năm 1965 đã 26 lần tìm cách bắt liên lạc với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa qua nhiều ngả khác nhau để điều đình hòa bình.

    Nay với thời gian, GS Hưng nói rằng có thể là vì một "vấn đề nhận thức" gây ra bởi các "tín hiệu trái ngược nhau" mà 26 lần tìm cách bắt liên lạc này, không đi đến một kết quả nào. Thí dụ như cũng có thể là Mỹ đề nghị điều đình ngày hôm trước thì hôm sau lại oanh kích Bắc Việt còn mạnh hơn hôm trước

    Theo GS, có thể vì các tín hiệu trái ngược nhau mà cuộc chiến cứ leo thang.
    Cuộc chiến 'ủy nhiệm'

    Trước khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Nixon đã từng nói cuộc chiến tại Việt Nam không phải là cuộc chiến giữa hai miền nam bắc Việt Nam, hay là giữa Hoa Kỳ và Cộng Sản Việt Nam, mà thực sự ra là một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

    Theo GS Hưng thì TS Kissinger và TT Nixon cho rằng tất cả những sự thành công của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã giúp cho chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

    GS Hưng nói rằng theo như sự suy nghĩ của hai người này thì "cũng vì sự cứng rắn của Hoa Kỳ - mang nửa triệu quân tới Việt Nam rồi xúc tiến chương trình Việt Nam hóa cuộc chiến - mà đã thuyết phục Trung Quốc mở cửa bang giao với Hoa Kỳ."



    KQ; TRUONG VAN VINH

  4. #106
    vinhtruong's Avatar
    Status : vinhtruong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jun 2010
    Posts: 1,924
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Hồ Chí Minh Trail or Harriman’ Highway

    hcmtrail.blogspot.com/2012/12/william-cobby-cia-va-duong-mon-ho...Hồ Chí Minh Trail

    Saturday, December 1, 2012 - Posted by Hoa Pham at 12:18 AM

    (Sau khi hiệp định ngưng chiến Paris được ký kết vào 27/1/1973, chấm dứt chiến tranh Việt Nam trên giấy tờ, quân đội Hoa Kỳ có cớ rút lui “trong danh dự” (hoàn tất axiom-3). Quân Lực VNCH không còn được yểm trợ đúng mức nên thiếu sức mạnh để đánh phá khu vực đường mòn HCM. Cộng Quân coi như được HK bật đèn xanh, tự do chuyển người và vũ khí xâm lấn miền Nam)


    William Colby CIA và Đường Mòn Ho Chi Minh

    Ðây là giai đoạn cực kỳ đối-nghịch giữa ba xu-hướng chống đối nhau quyết liệt về chính sách Mỹ tại Việt Nam: Sự mâu thuẫn nầy trong cuộc chiến chi còn giải pháp cuối cùng là “lấy máu” để giãi quyết. Tại Washington giữa chính quyền Kennedy và đặc biệt siêu chính phủ (Secret Society) đã keo-sơn cùng với thành viên Kỹ-nghệ Quốc-phòng (War Industries Board) quyết triệt-tiêu chiếc ghế quyền lực Kennedy; Vì là một trỡ ngại chính cho “Chương trình Chống Nỗi Dậy (Counter Insurgency Plan) Và tại Saigon chính phũ Ngô Ðình Diệm cực kỳ cương-quyết không cho quân tác chiến Mỹ vào Việt-Nam với bất cứ hình thức nào. Các chiến hửu nên biết thủ lảnh Skull & Bones phải làm sao để hoàn thành “America-First” mà cũng là ngôi vị lãnh đạo thế giới?

    Secret Society vừa áp lực hành pháp Kennedy buộc chính quyền Diệm phải sơ tán dân chúng, bỏ Huyện Hương-Hóa (Khe Sanh) xuống đồng bằng Quãng Trị vì lý do được gọi là vùng kém an-ninh (nhưng với con mắt phi công gián điệp mới phát hiện được sự thật S.S buộc công-cụ gián-tiếp là Hà-Nội phãi đem Lính B.V bắt đầu khai phá Ðường-559 cho Hà-Nội cưởng chiếm miền nam, đễ hoàn thành axiom-1 cũa chương trình CIP)
    Cụ cố-vấn, biết được ý đồ đó cũa Mỹ, nhung vì cần viên trợ đễ chống đở, nên cụ Ngô Ðình Nhu âm thầm với mưu lược chốt chận ngay yết hầu của Ðường-559 bằng điều-động Ðại tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ tam Quân khu sẽ mỡ cuộc hành quân chốt chận ngay yết-hầu Attopeu, Hạ Lào với Thiếu tá Dư Quốc Ðống Chiến đoàn trưởng CÐ Dù, Ðại úy Lý Tòng Bá Thiết đoàn trưởng, cùng một đơn vị bộ binh thuộc SÐ22 với Tiểu đoàn Công Binh khai phá đường qua nam Lào, từ Ben Het, Darto tiến qua Lào.
    Sự việc nầy bị ngay tay phãn-tặc, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Tổng Cục Tình Báo tại phủ tổng thống tiết-lộ cho CIA cũa nhóm Russell Flynn Miller (nam) và Lucien Conein (bắc) biết ráo trọi. Ðại tá Lansdale là ân-nhân của TT Diệm đã đề nghị (theo lệnh thượng cấp), Ðại tá Carver là cố vấn TUTB phũ tổng thống, nhưng mà ‘Giòi’ trong ấy ngoi ra làm sao TT Diệm hiểu nổi như H. N. Nhạ, Ðinh Xáng, P.N Thảo, Pham Xuân Ẫn… Cái nhóm CIA nầy lại là tay chân của hai nhân vật chủ chốt cuộc chiến (Averell Harriman và Prescott Bush) đang đặt ống kính phãi hũy-diệt hai hòn đá tảng (Kennedy và Diệm) cản đường CIP nầy bằng mọi giá.

    Thời kỳ chánh-quyền John F. Kennedy (trái ngược 180 độ với Harriman) muốn việc làm của CIA tại Việt-Nam phải cố-gắng nhiều hơn nữa, khám phá cho được đường thâm nhập của Bắc-Việt vào Miền-Nam, tăng cưòng nhịp độ đột phá và gởi Gián-điệp ra Bắc. Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia Hoa-Kỳ (NSC) đã có cuộc họp số 52 Memorandum bản ghi nhận: cho phép xử dụng Mũ Nồi Xanh và Hãi-Quân người Nhái huấn luyện Cố-Vấn cho quân-đội Miền-Nam để họ thi hành những cuộc hành quân xâm nhập ngoài Bắc: “Biệt-Hải và Biệt-Kích Gián-Điệp”.
    Trên thực tế, Mũ Nồi Xanh hay Hải-Quân người Nhái gì cũng là trực thuộc của CIA chủ động điều hành. Tại Đà-Nẳng người Nhái Mỹ (SEAL) đã bắt đầu huấn luyện cho Hải-Quân Việt-Nam với chiếc thuyền gỗ thô-sơ, cách thâm-nhập miền Bắc…thời tiết, phương tiện, kiểu cách, tổ chức Toán nhỏ vài người, tuyển mộ Lính từ ngoài dân, Toán biệt-hải sẽ tấn công chớp-nhoáng rồi rút ra…những vũ-khí như xử dụng hỏa-tiển…đầu đạn, cách che dấu vũ-khí trong thùng xăng 200 lít…trên thực tế chiếc ghe nầy quá mỏng-manh dễ bị hủy diệt, Cố-vấn người Nhái đang đề nghị thay thế bằng loại ghe khác có nhiều sức máy và tốc lực nhanh hơn. Họ đang muốn huấn luyện người Việt thay người Norway vào duyên tốc đỉnh P.T Nasty để hoạt động tại Bắc bộ [Gulf Tonkin]

    Thâm nhập đường hàng không, cần phải đòi hỏi nhiếu khả năng về kỹ-thuật chuyên-nghiệp – Trong phân nhiệm của bộ tam sên, vị đại sứ chỉ lo về hành chánh dù trên thực tế là chịu trách-nhiệm tổng quát, vị tướng Tư lệnh MACV là chỉ lo việc hành quân, nhưng nhiệm vụ CIA mới là quan trọng về chọn nhân lực. Có một điều đặc biệt là họ xài người với phương thức vắt chanh bỏ vỏ: Khi HCM ở trong tù thì khuyến-dụ được thả ra phải vào mật khu Pat-pó giúp Mỹ chống Nhựt. Khi Cụ không vâng lời trong việc phát động lại chiến tranh, thì bị CIA/KGB hạ bệ đưa Lê Duẩn lên thế 1959, nhưng quyền hạn tuyệt đối ở trong tay ba anh em ruột Lê Ðức-Thọ. Kể từ giờ phút nầy Hà Nội không phải là Cộng Sản chủ nghĩa (nhưng chiến lược gia hoàn vũ Harriman để cho thế giới có mục tiêu hoả mù đã phá CSCN như là fashion thời đại phi thực dân) đối với sự dựng lên một chế độ Mafia toàn trị (Red gangster/totalitarianism) do Lê Ðức Thọ và bè lũ tiếp nối, Thọ là người đảng trưởng Mafia được KGB và CIA bảo-vệ có mục-đích, lãnh đạo duy nhứt cho kế hoặch 50 năm (1959-2009, decent interval chấm dứt bằng DVD “Sự Thật HCM” do Linh mục Nguyễn Hửu Lễ, chỉ giải mật nhân vật huyền thoại nầy khoảng 10/100% mà thôi kèm theo hé một chút xíu, TNS McCain tuyên bố tại kinh đô ánh sáng và Paris Match: “HCM là người “Quốc-Gia” với chưa cho phổ biến sâu rộng tài liệu “Hà Nội xin đầu hàng vô điệu kiện”. Thề chừng nào mới phổ biến 100%, sử gia hậu cận đại sẽ lo, xem bài: “LOGO nầy sẽ xuất hiện năm 2023” Started by vinhtruong, 01-16-2011, 03:12 PM)

    Cụ Diệm cũng vậy, khi ở trong bàn tay HCM thì được CIA mốc nối xin thả ra đem về tu-viện Mỹ, rồi khi Cụ Diệm vì yêu nước không muốn huynh đệ tương tàn vì không thuận cho quân tác chiến Mỹ qua, thì lấy máu giãi quyết cho mục tiêu chiến lược toàn cầu Eurasia-1… Tôi hoàn toàn tin tưởng các sữ-gia sẽ làm sáng tỏ hai cụ là nhà ái-quốc là người bạn thân thiết đặt hết niềm tin nơi người bạn đồng minh thân-tín thầm lặng nhưng phản phúc, có một điều chắc chắn hai cụ “không phãi là người của Mỹ”. Sự được thán phục của hai cụ đối với thế giới là “không vì sự thắng lợi mà vì sự phản bội của đồng minh” Tôi mãnh liệt căn cứ vào câu nói cũa hiền triết W-Brayant: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy” vào năm 2023 khi mà thế hệ bị Skull & Bones 322 phĩnh gạc để hoàn thành cho bằng được chiến lược toàn cầu của Secret Society!

    Phía chính quyền Kennedy, đích thân Colby đi vào Không-Quân tìm kiếm, ông gặp được một người có bộ râu kẻm giống như tài-tử Clark-Gable, trình diễn trong bộ đồ bay đen, mặt lạnh-lùng như một Đại-Ca trong một băng-đảng, đi đâu cũng có bốn con khỉ đột đại úy chầu rìa. Cổ chít một chiếc khăn quàng Tím cho nhẹ bớt cây súng lục nằm tòng-teng bên hông. Giống như Cowboy vào thời kỳ lập-quốc; Cây súng tượng trưng cho quyền lực, nhưng phải bắn nhanh, bắn đúng và kịp thời. Ðây là mẫu người mà Colby được lệnh phải chọn, mặc dầu mới ngoài 30 tuổi nhưng ông đã mang cấp Trung-tá Chỉ-huy-trưởng Liên phi-đoàn Vận-tải C47 tại Tân-Sơn-Nhất. Tiêu chuẩn chọn (criteria) phải trẻ để còn dùng qua giai đoạn phần mềm hậu chiến, nhưng không qua được con người đầy quyền hạn như CIA, Russell Flynn Miller (phía Harriman) dưới sự điều khiển của Richard Helms, Pentagon: Secret Society sữ dụng Kỳ để dẹp Phật Giáo Ấn Quang, xong là triệt ngay đễ xóa bõ bàn cờ rồi chơi lại từ đầu, nhưng mạng của Kỳ còn lớn nên không bị trực thăng vỏ trang UH1-B làm thịt. Cũng như tướng Khánh lên chỉ để bỏ tù tại Đà Lạt, 5 tướng lãnh Kim, Đính, Đôn, Vỹ, và Xuân … xong rồi hất chiếc ghế quyền hạn, cầm cục đất quê hương lưu vong, chỉ có TT Thiệu là may mắn được Bunker giữ vững chiếc ghế cho axiom-3, đễ Mỹ rút lui êm thắm (axiom-3: The U.S could not have won the war under any circumstances, honorable withdraw)

    Sau nhiều câu chuyện xã-giao qua lại thường tình, Colby đi thẳng vào vấn đề:
    “Tôi muốn tuyển lựa Đoàn-viên C47, phi-cơ không có bản số, không cờ và phải bay sâu vào Miền-Bắc, ông nghĩ sao”
    Người đối diện mau-mắn cưòi trả lời:
    “Khi nào chúng ta bắt đầu”

    Colby cảm thấy nhẹ người, để lòng tìn vào người anh-hùng can-đảm và đầy nhiệt huyết nầy Nguyễn-Cao-Kỳ đã được lồng vào ống kính của CIA như là điều kiện cần và đủ (Criteria)
    Hậu quả ông đã tiến lên Tư-Lệnh Không-Quân… rồi Thủ-Tướng nhưng không quên kiêm nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Biệt-Đoàn 83 để nắm tuyệt đối sức mạnh của quyền lực

    Toán thả đầu tiên bằng C47 không số, không hiệu (KQVN gọi là Cò-trắng) Toán Atlas, không nghe tín hiệu báo cáo, dường như phi-cơ mất-tích! để giữ bí-mật, tránh tầm Radar, phi-cơ phải bay ở điều kiện sáng trăng 30% và 100 bộ trên ngọn cây vào những vùng rừng núi hiểm trở như ở ngoài Bắc.

    Sau khi chiếc C47 đầu tiên bị mất tích, Kỳ đích thân bay phi-vụ thứ hai, thả Toán Castor sâu vào Miền-Bắc
    Khoảng ba tháng sau, Đài Hà-Nội công bố đã bắt được ba biệt kích gián điệp của Sàigòn, (coi Cánh Thép mục “Phi vụ Cò Trắng và những nắm mồ còn lại” Nhóm CIA của Lucien Conein đã phá hủy chiếc C-47 nổ trên không phận Ninh Bình, và nhiệm vụ các toán phá hoại phải đỗi qua lấy tin tức mà thôi, ngưng ngay việc phá hủy cầu cống)
    Còn Toán Atlas phi-cơ đâm vào núi! Rồi Toán Castor của Kỳ thả cũng không bắt được liên-lạc…vẫn tiếp-tục thả Toán Dido và Echo hai Toán nầy đang bị Bắc-Việt theo dỏi sát nút…tin mới nhất cho biết được, hai Toán nầy đang bị ép làm gián-điệp hàng đôi; Và Toán cuối cùng Tarzan vừa thả xuống là bị bắt ngay, đây cũng là trò chơi phản gián quỷ kế và chống phản gián của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA] mà tam-trùng Phạm Xuân Ẩn là nhân vật chính trong vở bi-thãm-kịch nầy dưới cái dù tại tổng đài Pentagon đặc quyền điều động của Richard Helms.

    Riêng phần Colby, thất bại keo nầy ta bày keo khác! Mặc dầu CIA đã cố gắng tạo môi trường cho phi-công C-47 Việt-Nam huấn luyện kỹ càng, qua huấn luyện viên phi-công Trung-Hoa-Quốc-Gia với chiếc C46 (hơi mập một tý) Họ đã có kinh nghiệm với hàng trăm phi-vụ gián-điệp vào sâu trong lãnh thổ Trung-Quốc, Đại-Tá Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc; Ông mới vừa bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasian sẽ gây xáo trộn tình hình trong nửa thế kỷ tới như để hù dọa TQ (đầu thế kỹ 21) về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á vào đoạn chót kế hoặch Eurasian. CIA nhận xét phi-công C-47 Việt-Nam chưa đủ kinh-nghiệm về địa hình, thời tiết, cũng như kỹ-thuật lái; Hậu quả: một chiếc đâm đầu vào núi, khi bay thấp, dĩ nhiên là điều kiện ánh sáng trăng dưới 30%. Một chiếc bị phản gián CIA của Nhóm Richard Helms phá hoại nổ rơi tại Ninh-Bình làm cho William Colby trở nên lúng-túng, phiền-phức, mất mặt đối với quốc-tế đặt chính quyền Kennedy khó xử, đồng loạt với phi công đại-úy Power bay U-2 bị bắn rơi, sự khủng hoảng hoả tiển nguyên tử lén lút đưa vào Cuba, vụ thảm bại đổ quân vào Vịnh Con Heo của CIA (chuyên lấn quyền qua giòng họ Bushes) Vụ việc thất bại Vịnh Con Heo làm TT Kennedy phải chịu trách nhiệm vì đương kiêm tổng thống: Tường tôi cũng nên nói rỏ về vụ nầy vì rất nhiều bạn đã hiểu lầm về CIA do William Colby chịu trách nhiệm, hay nói cách khác do chính quyền Kennedy phải chịu. Như tôi đã nói Colby phò trợ chính quyền, còn Richard Helms phò trợ Bush-Cha (vị đại đế dấu mặt Skull and Bones-II) mà trong tài liệu cho rằng president of permanent government 1920 là thủ phạm (báo chí thời đó cho rằng: lúc 10:15AM ngày 14/4/1961 lệnh bắt đầu đến đúng ngọ, thì CIA của Bush-Cha cho lệnh hành quân qua Vịnh Con Heo, dĩ nhiên tài trợ của Bush Cha nhưng bị thất bại nhục nhã vì TT Kennedy cương quyết không cho quân đội can thiệp. Theo lệnh CIA người điều hành cuộc hành quân là Richard Drain, ám số Skull and Bones 43, cùng cố vấn TT Kennedy là Mc George Bundy, ám số 40, người em của Bundy là William P Bundy, ám số 39 ở Bộ ngoại giao, và người thuộc Russell Trust Association cùng một người vừa tách rời William Colby là 45W thân cận của Bush Cha với ám số 45W như trên. Việc thất bại nầy thúc dục Kennedy ra lệnh cho Tướng Maxwell Taylor điều tra, Taylor cho rằng CIA như con Voi Rừng bất kham, kết quã Kennedy nổi giận giao CIA lại cho quân đội đãm nhiệm và giải nhiệm một số viên chức cũng như tướng lảnh. Đây cũng thêm một yếu tố nhỏ khiến Harriman, Bushes mướn Mafia giết Kennedy để không gây sự xung-đột mâu thuẩn giữa CIA và FBI nhưng lại đổ lỗi oan cho William Colby vì ông có kinh nghiệm mướn Mafia giết những lảnh tụ thiên tả hay Cộng Sản tại các nước tây âu qua tiền tại trợ rút tại ngân hàng Thụy Sĩ sau thế chiến 2

    Để tiếp tục thi hành theo chỉ thị của Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia, bản văn kiện ghi nhận số 52 Memorandum, CIA chuyễn qua dùng Phi-Cơ C46 không số do phi-công Trung-Hoa Quốc-Gia lái, chương trình thả Toán dài hạn (3 năm) sâu vào lãnh thổ Bắc-Việt. Tại Trung tâm huấn luyện Long-Thành, cách Sàigòn 40 cây số đang đào-tạo thêm hàng chục Toán mới; Tháng 5, 6 và 7 năm 1964 các Toán được thả xuống như: Boone, Buffalo, Lotus và Scorpion… kết quả tất cả bị tóm cổ. Tuy thất bại nhưng cũng vẫn tiếp-tục đào-luyện 21 tuần lễ các Toán mới, và chọn người có khả năng để tăng cường bổ sung cho Toán Remus và Tourbillon dành cho phía Hà Nội chơi trò “Cút-bắt”. Nhưng sự thật đây là trò chơi rẽ tiền: Dân và cán bộ cấp nhỏ người nào cũng óm nhách óm nheo vì không đủ ăn thiếu dinh dưỡng nên mặt bũn da chì, đem bắt cóc họ lùa vào chiếc PT Nasty đem vào Cù Lao Ré nuôi cho mập, rồi thả về chỗ cũ, mặt mày hồng hào khỏe mạnh đễ lộ ra coi như “Ông ơi tui ở bụi nầy” thì bị bắt rồi cho đi cải tạo tư tưởng. Rồi họ tuyên dương tình báo nhân dân của họ thật xuất quỷ nhập thần, dù rằng đây là trò chơi rẽ tiền, nhưng đối với tinh thần là kích thích sự háo thắng truyền thống của CS, có như vậy để cho họ tiếp tục phấn đấu vượt bao khó khăn để trục Ma/Quỹ hoàn thành kế sách chiến lược.
    Sơn-Tinh thất bại, CIA dùng Thủy-Tinh gở lại; Ở Vịnh Bắc-Việt, duyên-tốc-đỉnh Nasty và Biệt-Hải bắt đầu tấn kích phá hoại rất thành công nhiều mục-tiêu rải-rác dọc Duyên-Hải; Hai cuộc tấn kích chớp-nhoáng rồi rút ra khỏi, đó là ngày 9 và 25 tháng 7
    Đặc biệt ngày 30 July tấn kích dữ-dội căn-cứ Radar của Hà-Nội, xử dụng tốc đĩnh Nasty và Biệt-Hải tấn kích quyết liệt sâu vào đất liền, hủy diệt căn-cứ thường dòm ngó nầy, gây ra nhiều đám cháy và nhiều tiếng nổ phụ dài theo sau đó. Cuộc hành quân của Thủy-Tinh hoàn-toàn thắng lợi

    Kết quả về Hành-Quân cũa Toán Dài Hạn: Nói tóm lại, sự hoạt động của Toán Dài-Hạn, từ ngày thành lập đến nay xem như thất bại hoàn-toàn, chỉ có bảy Toán và một Đơn Chiếc được xem như còn hoạt động trong nội-địa Bắc-Việt đến năm 1967 (xem bản đồ ở trang đầu) Ba Toán và một Đơn Chiếc do CIA đào tạo sau bốn năm hoạt động là: Eagle, Red-Dragon và Romeo đã tỏ ra có nhiều cố gắng.
    Đem so-sánh với kế-hoạch kồng-kềnh của CIA, các Toán nầy hoạt động cũng không đáng kể, mặc dầu phương tiện đem họ đi thâm-nhập rất hoàn-hảo, nhưng kết quả lại không ra gì. CIA thả Toán Tourbillon ngày 16/5/1962, sau đó tăng cường thêm hai Toán-viên ở vùng hoạt động tây-bắc Hà-Nội, lúc đầu Toán phải mở những trận phục kích, phá hoại, gây rối hậu phương địch, sau đổi lại chỉ góp nhặt tin-tức báo-cáo về Trung-ương mà thôi. Kết quả không tin-tức nào cho là đáng kể; Nhận thấy cứ mỗi lần muốn bốc họ ra thì họ xin trì hoản thối thác và đến bãi bốc không đúng hẹn (Nếu chúng ta suy gẫm có sự thay đỗi nhiệm vụ như vậy có nghĩa là CIA của Colby bị CIA của Richard Helms đè bẹp, thế thì ai nắm chính sách Mỹ? Ðúng y chang Harriman kiến trúc sư cuộc chiến, và Prescott Bush, chủ tịch hội đồng kỹ nghệ quốc phòng WIB)

    Tháng Tám năm 1963 CIA thả Toán Easy ở Sơn-La với mục địch, Toán phải tìm mọi cách liên-lạc với nhóm người lãnh đạo của sắc-tộc Mèo, Thái để được Bốc đem về cho CIA huấn luyện, sau tháng giêng năm 1964, có nghĩa là sau khi TT Kennedy và TT Diệm bị thảm sát, nhiệm vụ nầy được hủy bỏ vì chỉ-thị đột ngột của Hoa-Thịnh-Đốn (từ bộ Ngoại giao, Harriman) không được mở các cuộc đột kích cũng như tấn-kích. Toán Easy trở lại vị thế nhàn rỗi giống như tên đặt: là chỉ thu-lượm, khai-thác tin-tức và tìm hiểu để tuyển người tại địa phương.

    Kết quả, không thấy báo-cáo… nín câm như hến! Colby không biết gì nhưng điệp viên 19 Lucien thì biết tất cả mọi việc qua Phạm Xuân Ẩn. Theo sự tường trình của CIA [Colby] thì Toán Easy nầy đã được tăng cường bốn lần với hai mươi ba Toán viên. Đến khi cho biết, tình-trạng khẩn-cấp, báo-động Đỏ, vị bị nghi-ngờ, vài Toán viên phải được Bốc về ngay… thì Toán nầy cắt đứt liên-lạc tức khắc (bị bắt buộc phải làm nhiệm vụ nhị-trùng)

    Toán sáu người Remus nhảy dù xuống ngày 16 tháng 4 năm 1962 gần Điện-Biên-Phủ, ấn-định mục-tiêu: Thiết lập bí-mật tại đây một Căn-cứ chìm để đón nhận tin cũng như phát tin đi hàng ngày về diễn-tiến thay đổ tình-hình chính-trị, kinh-tế cũng như quân-sự, lựa chọn một nơi thật an-toàn để nhận tiếp-tế và cũng là nơi sẽ tiếp-nhận thêm Toán viên Mới, thu nhập tài-liệu, dữ kiện để tuyển người cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái-Quốc, nhưng sau khi TT Kennedy bị thảm sát, Toán Remus trở lại nhiệm vụ thám sát để báo cáo tình hình, nói tóm lại từ khiêu khích trở về phòng thủ để lấy tin tức, ngay sau khi TT Kennedy bị Harriman và dòng họ Bushes quyết triệt tiêu. Các toán đã thã trở về mục tiêu do la tin tức, không được phá hoại và bị bỏ trong quên lảng

    Năm 1964, Toán Remus báo-cáo đã phá sập nhiều cầu-cống trên những huyết lộ của Bắc-Việt, Bộ-Trưởng Quốc-Phòng Mc Namara làm bộ mừng rỡ khi William-Colby báo cáo, lúc nghe được tin nầy, Mc Namara nhún-nhảy tưng-tưng như đứa trẻ con vừa được Bố Mẹ mua đồ chơi; nhưng Colby cũng biết Namara không ưa gì mình khi cố mĩm cười và cứ tưởng như Mc Namara cho rằng, cuộc chiến sẽ thay đổi hẳn cục diện và đây quả là một chiến-công vĩ đại? CIA không có bằng chứng nhưng chỉ tin vào báo cáo, cho đây là kết quả tốt đẹp nhất nên Toán Remus được tăng cường năm lần, (chỉ có Nhóm phản gián của điệp-viên 19 và Phạm Xuân Ẩn là hiểu rỏ mọi diển tiến của trò chơi nầy và Mc Namara cũng thừa hiểu điều đó nhưng cũng cố đóng kịch như là người thuộc về viên chức chính quyền, trong khi điệp viên tài ba nhứt trong Ðệ-2 thế chiến, Colby đành thúc thủ)

    Mãi đến năm 1966 Remus bị nhóm Colby phê bình khiển trách vì quá tự mãn nên báo cáo quá ít và mù-mờ không rõ-ràng, Trung-ương quyết định, vì nghi ngờ, phải thay đổi nhiệm vụ nên ra lệnh Bốc bớt về hai Toán-viên. Được Toán trả lời ngay: “Rất nguy-hiểm không nên bốc hai Toán-viên ra…” Đền giữa năm 1968, tất cả vô-tuyến liên-lạc đều cắt đứt, cũng vừa phỏng vấn lấy cung một tên lính Bắc-Việt mới bị bắt, hắn tiết lộ rằng: Đội-Trinh-Sát đã bao vây bắt được Toán Gián-Điệp của Chính-phủ Sàigòn ở vùng cao thuộc Tỉnh Hoàng-Liên-Sơn. Sau khi phối kiểm, đúng là Toán Remus vào giữa tháng 6 năm 1962, có nghĩa là sau khi thâm nhập được hai tháng là bị chụp ngay, Bắc-Việt dùng Toán nầy để làm Gián-diệp hàng đôi, trong khi Colby không biết gì cả.

    Ngày 13/5/1968, Đài Hà-Nội công bố xác định có bắt được một Toán Gián-Điệp với những dữ kiện…rõ-ràng là Toán Remus.
    Nói tóm lại, Colby chỉ còn Một-Đơn-Chiếc Ares là đáng tin cậy được, (tôi đoán rằng Nguyễn Chí Bình, thép đen?) đầu năm 1961 Ares được thả bằng đường biển, gần biên-giới Trung-Quốc, lúc đầu không liên-lạc được nhưng sau bắt được liên-lạc; Trước đây được một viên chức của Sở-Khai-Thác Địa-Hình đề ý và tìm ra Ông khi ông còn ở Trại Tỵ nạn Cộng-Sản vào ngày 29/8/1960 được đưa vào ống kính CIA vì ông có nhiều mối căm thù tích lủy với Cộng-Sản, với sự kích động hăng-say khiến ông ao-ước được có cơ-hội nầy để tiêu-diệt Cộng-Sản, dĩ nhiên không bao lâu, sau ông được cơ quan tuyển dụng ngay. Thoạt đầu ông được xem như tích cực, hữu-hiệu, cung-cấp những tin-tức cũng như tài-liệu về Miền-Bắc, nhà máy điện Uông-Bí, Xa-lộ, Cầu-cống, Bến cảng Hải-Phòng và những tin-tức liên-quan khác, chính ông đã cố-gắng hết mình tìm được những tin-tức vô cùng quý giá. Tuy nhiên đến năm 1966, CIA bắt đầu ngạc nhiên về sự yêu cầu tiếp-tế của ông, Ông đưa ra điều-kiện nơi tiếp-tế, rồi thình-lình lại xin hủy bỏ; Khi CIA quyết tình muốn bốc ông ra thì ông thối-thác không ra chỗ hẹn, nhưng vẫn liên-lạc mãi đến năm 1968; Hà-Nội biết như vậy nên càng rà theo dõi ông sát nút nhờ qua tin của tam-trùng Ẩn báo cáo khá chính xác những hoạt động gián điệp biệt kích của VNCH.

    Nói tóm lại góp nhặt tin-tức, phá hoại đột kích… Các Toán dài-hạn ít có kết quả hơn Toán ngắn hạn, tại sao! Rất nhiều lý do phức tạp chỉ biết qua tin-tức bằng vô-tuyến, nếu có phá sập cầu, cho biết vị trí, chụp hình thế thôi. Thậm chí có những Toán bị Bắc-Việt bắt được và đang áp-đặt làm điệp-viên hàng đôi mà CIA [nhánh chính quyền Colby] cũng chẳng hay biết, cứ như thế mà tiếp-tục tiếp-tế, thả tăng thêm người: (Những khuyết điểm thực tập nầy của Colby vẫn được ghi chép vào Học viện Quân sự để rút kinh nghiệm sau nầy)

    Toán Tourbillon, năm 1962 tiếp nhận Toán viên mới hai lần, rồi tiếp-tục nhận thêm năm 1964, năm 1965, năm 1966 và năm 1967, thật là buồn cười cho một Cơ-Quan CIA tự hào là nỗi tiếng khắp thế-giới mà bị mù lòa không thể tưởng. Nhưng sự thật đả bị CIA (toán phản gián của Richard Helms) qua Phạm Xuân Ẩn chỉ điểm tọa độ nên bị tóm cổ hết cả lủ, theo kế hoặch của Nhóm tham mưư Harriman là mọi ngành, binh chủng, đơn vị đều phải thực tập trách vụ nhưng không cần thu hoặch kết quả với châm ngôn (everthing worked but nothing worked enough)
    - Toán Remus nhận tiếp-tế Bốn lần
    - Toán Easy nhận tiếp-tế Năm lần
    - Tất cả những Toán viên tăng cường đều bị bắt, bị giết bởi lính tuần tra theo kiểu Cày Răng Lược của lính Bắc-Việt.
    Hồi Đệ II thế chiến, Tình-báo Quân-đội Hoa-kỳ OSS rất hữu hiệu, thao lược và kiệt xuất, họ võn-vẹn có vài người trong lòng địch kiểm soát, thay vì phải điều-động cả hàng Sư-đoàn để giao-tranh với Địch, dĩ nhiên với quân số nhiều như vậy thì phải chịu thiệt hại khi đụng độ. Cũng nên nhắc lại chuyện xưa, ngày đó OSS biết khi nào cần sự có mặt của quân bạn để tham chiến, đúng lúc, nơi nào, vào giờ nào, để làm gì…Trong khi Đồng-minh Liên-Xô không những hàng ngày mà hàng giờ chờ quân-đội Hoa-kỳ nhảy vào vòng chiến để nhẹ bớt áp-lực. Trong khi mũi dùi tiến về phía Tây-Bá-Linh, Liên-Xô chịu quá nhiều thiệt hại về nhân mạng, đến khi Liên-Xô tiến gần đến Bá-Linh, lúc nầy Sĩ-quan OSS, W.Colby mới chịu báo-cáo cho Sư-đoàn Dù nhảy vào vòng chiến để chụp giật phỏng tay trên giành được các nhà Bác-Học Đức trên tay hồng quân Liên Xô; Ngày xưa Cơ-quan Tình-báo Quân-đội OSS càng kiệt xuất bao nhiêu thì ngày hôm nay được đồi cái tên là CIA thì quá tệ trong dự mưu của SCP, vì bị thọc gậy bánh xe, mục tiêu có khác là do thế chiến lược phản tình báo của Skull and Bones. CIA [Colby] biết mình mà không biết người thì làm sao nắm vững được tình-hình; Trong khi nhóm phản gián của Richard Helms thì biết cả hai bên nhở cùng KGB phối hợp thao dượt để thí nghiệm các dụng cụ truyền tin loại update nhứt cho sự ích lợi của hai nước Mỹ/Xô. Nhưng đây là một điều trớ-trêu nhưng lại trong định kiến của Nhóm tham-mưu Dân-sự Harriman về thế chiến lược ‘bênh kẻ mạnh’ để giúp Hà Nội chiếm lỉnh Miền Nam theo định kiến-1 (axiom-1).
    - Cho thi hành công tác mà không hiểu rõ, xác định mục tiêu như thế nào, đổi mục tiêu vô chừng, khi thì phá hoại rồi đổi mục tiêu qua thu lượm tin-tức, rồi đùng một cái tuyển người ở địa phương cho chương trình Mặt-Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, thay đổi kế-hoạch như chong-chóng (Vì mọi hoạt động đều do sự chủ đạo của Nhóm tham mưu Richard Helms/Harriman)
    - Quan niệm hành quân không thích hợp, không nắm vững, thiếu hiểu biết.
    - Thiếu kinh-nghiệm điều hành.
    - Thiếu, không đủ thủ tục, tiêu chuẩn để chọn người.
    - Huấn luyện chưa vững, thiếu tin cậy, tin-tưởng.
    - Không biết cách để kích động tinh-thần Toán viên.
    - Trong khi Bắc Việt đã điêu luyện về xử dụng Gián-Điệp hàng đôi, khích lệ bởi KGB
    - Quân đội điều-hành không chuyên môn về phương diện tình báo, đổ lổi Kennedy (Nhưng có một đều chũ yếu là thao duợt cho cã hai phía Bắc Nam để tiêu hũy cũng như thí nghiệm vũ khí mới lấy VN làm chiến trường thí nghiệm)
    Mặc dù có những sáng kiến khi phát hiện Toán bị cưỡng bức làm Gián-điệp hàng đôi như dùng Phi-cơ Phantom RF-4 thả đồ tiếp-tế theo kế hoặch đã ấn định trong chương trình: Cái thùng nhôm mang dưới bụng Phi-cơ giống như bình xăng phụ, dùng thả những tiếp liệu như Vô-tuyến, Lựu đạn, Mìn bẩy…Nhưng Lựu đạn kỳ thả nầy, hễ rút chốt ra là nổ ngay, vô-tuyến và các thứ khác đều như vậy nhưng chỉ có hiệu quả một hai lần thôi, lần sau họ đâu có dại nữa mà chịu mắc-mưu. Còn như để đánh lạc hướng địch, thả dù bằng những cục nước đá có sức nặng bằng con người… đến khi nước đá tan thì chỉ còn chiếc dù mà thôi, treo lủng lẳng trên cành cây hay cạnh sườn núi, lính Bắc-Việt sẽ tập trung vào khu đó mà tìm trong khi Toán sẽ được thả ở nơi khác, cái mưu chước nầy cũng chỉ nhất thời mà thôi, chớ không thể ứng dụng lâu dài được! Thả máy phát thanh treo trên ngọn cây phát ra tiếng liên-lạc giữa các Toán với nhau để đánh lạc hướng…nhưng dù gì thì chĩ có hậu quả nhứt thời mà thôi - Đây cũng là hình thức tạo ra sáng kiến về phía Colby.


    QUEENBEE-1

  5. #107
    vinhtruong's Avatar
    Status : vinhtruong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jun 2010
    Posts: 1,924
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Blog Trúc Lâm Yên Tử: www.truclamyentu.info/.../tvbd_tvvinh_my-cung-cap...

    Trương-văn-Vinh | Mỹ cung cấp 20 chiến đấu cơ F-35 cho VN
    Trên đường đi dự họp mặt anh em KQ tại Little Saigon, qua phone, tôi nghe một người bạn thân đọc Thời Báo số 1013, June 25 đã đăng lời tựa như trên … vì sau 20 năm nghiên cứu trên các thư-viện chính, tôi quả quyết chuyện ấy không thể xảy ra vì còn quá sớm, cũng như trước 2010, Việt Nam không bao giờ dám tách rời khỏi TQ vì có Nguyễn Chí Vinh, cũng như bắt đầu 2010 VN trở nên cứng cựa với TQ nhờ Nguyễn Chí Vịnh … Sao lạ vậy? Tôi sẽ lý-giải sau. Về đến nhà xem kỷ tờ Thời Báo số 1013, June 25 mới phát hiện đúng như tôi đã xác quyết …còn quá sớm vì Hoa Kỳ chưa gở bỏ lịnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì thể-chế cần có thay đổi trước, ít nhứt sơ khởi những tù nhân lương tâm phải được phóng thích vì đơn giản họ chống TQ.

    Ðã đúng thời điểm (2010 decent interval) Hoa Kỳ trở lại Thái Bình Dương (Overhauling the Damage-Control and Roll-Back) Trước mắt Hoa Kỳ qua Bộ Trưởng Quốc phòng Robert Gate móm lời cho Việt Nam hảy tỏ bày ước muốn Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm vận bán “vũ-khí sát thương” và Mỹ từng nói sẽ cân nhắc bán vũ khí cho Việt Nam, (đầu tiên có thể là các hệ thống radar duyên hải hay máy bay tuần tra made in Canada để lần lược thay thế Liên Xô, Nhựt rồi Ấn độ những cơ phận quốc phòng) Về phần mình, bấy lâu nay VN buộc phải “đu-dây” vì nhớ lại sự phản bội VNCH trước đó. Cũng BTQP Tướng Thanh đã nhiều lần nhấn mạnh nhu cầu "tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin giữa VN và Mỹ” (Tướng Thanh sợ Mỹ lường gạc như VNCH, nhưng lần nầy người viết tin chắc nịt là Mỹ không dám lường gạc vì đây chính là quyền lợi keo-sơn của họ tại VN) Bản thân tướng Thanh đã nỗ lực thúc đẩy quá trình này qua các cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Gates hồi tháng 5 năm ngoái (cũng tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La) và trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông vào tháng 12. Hai bên cũng đang hướng tới hợp tác trao đổi trong nhiều lĩnh vực liên quan quốc phòng, kể cả về vũ khí và công nghệ. Mới được nối lại hơn 15 năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, nhưng đúng vào thời điễm Hoa Kỳ trở lại (Roll-back) theo như lộ-đồ Eurasian, cho nên quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt nay có thêm động lực vì là ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương Theo sự tiên đoán của tôi, đã đến lúc chín mùi, BTQP Robert Gates rời Washington đi Singapore với mục đích về quan hệ với Việt Nam là "trọng tâm thực sự mà chúng ta nên cố gắn theo dỏi diễn tiến mới lạ nầy”. Theo tôi nghĩ hai bên sẽ "xem xét xem quan hệ sẽ tiến triển theo chiều hướng nào để hai nước cùng được lợi ích khi Việt Nam đang trở thành nước có tiếng nói trọng lượng hơn trong khu vực ĐNA" mà quyền lợi Mỹ keo sơn với sự sống còn của VN. Ngoài Mỹ, ông Phùng Quang Thanh cũng đã có tiếp xúc song phương với trưởng đoàn của năm nước đối tác khác, trong có Ấn Độ, quốc gia được tin là sẽ giúp Việt Nam huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm trong tương lai, theo sự gật đầu của Mỹ. Vì thế trước đó, vào chiều thứ Năm 03/06, BTQP Tướng Thanh đã thăm một tàu cứu hộ tàu ngầm của hải quân Singapore để học hỏi sơ bộ. Thế nhưng có thể ông Gates sẽ sử dụng bài phát biểu của mình về hợp tác an ninh khu vực để đề cập tới việc cụ thể hóa quan hệ quốc phòng giữa Việt/Mỹ vô cùng cấp bách. Gate cho rằng: “Quan hệ với Việt Nam là trọng tâm thực sự mà chúng ta đang cố gắng phát triển” ý muốn nói hồi xưa bỏ rơi VNCH là theo định-kiến-1 của sách lược hợp thức hóa chũ quyền Biển Đông của các nước lân cận để Mỹ kiếm lợi nhuận hợp pháp, còn bây giờ Mỹ hết còn chơi xấu rồi và hãy gởi lòng tin nơi Mỹ.

    Đã đến thời điễm, Hoa Kỳ kiếm chuyện chỉ trích Trung Quốc là không minh bạch trong các công bố về chi tiêu quốc phòng và Bộ trưởng Gates từng nói hai bên không thể cứ bên này tiếp tục che dấu các ý định của mình với bên kia để kiếm cái cớ hù doạ TQ như Hoa Kỳ đã chuẫn bị từ 1959 cứu và tiếp tế kháng chiến quân của Đức Đat Ma cho đầu thế kỹ 21 xuất hiện như một bóng Ma Dracula hù doạ chia xẽ TQ ra nhiều nước. Rồi mai đây, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ mạnh miệng có bài phát biểu về 'Đổi mới cấu trúc an ninh khu vực'. Và dĩ nhiên Người ta cũng trông đợi ông bộ trưởng sẽ đề cập chủ đề an ninh Biển Đông trong các tiếp xúc của mình. Và lần đầu tiên chúng ta sẽ ngạc nhiên chứng kiến sự lớn mạnh cũng như kính trọng vị trí VN trên chính trường ĐNA cũng nhờ đại-cồ sư phụ. Cơn sốt chính trị nóng bổng trong một diễn biến khác, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Chuyên trách Các vấn đề Chính trị-Quân sự của Hoa Kỳ Andrew Shapiro sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ 06/06-08/06. Tại Hà Nội, ông Shapiro sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Hoa Kỳ tham gia Đối thoại Mỹ-Việt lần thứ ba về Chính trị, An ninh và Quốc phòng. Đã đến lúc Việt Nam mạnh như chưa bao giờ có trong lịch sử về uy tín trong vị thế chính trị. (xin quý bạn hãy tin vào tôi nhưng khoan bình luận) Kế hoặch nầy đã có từ xưa, do áp lực của Permanent Government cho mục tiêu chiến lược toàn cầu bằng cơ quan lập-pháp. Năm 1970, Thượng nghì-sĩ Dân-chủ, Idaho Frank F.Church và Thượng nghị-sỉ, Kentucky, Cộng-hoà, John Sherman Cooper, hai ông quyết định tu-chánh án bằng danh xưng gép tên hai ông “Cooper-Church”- ra lệnh cúp mọi chi tiêu về quân sự trên toàn vùng Ðông Nam Á, có nghĩa sẽ móm những lời lập-lờ ẩn-ý để Kissinger cho Trung Quốc chiếm Hoàng-Sa sau khi Hoa kỳ rút khỏi nơi đây 1973. Lúc nầy Chiến lược gia Harriman lại cho ra đời cuốn sách “Hoa kỳ và Liên Xô cùng thay đổi cục diện thế giới” [America and Russia in a Changing World 1971] http://www.answers.com/topic/w.averell-harriman] có nghĩa “sợ hải hoạ Da Vàng” tạm thời nhường ảnh hưởng các nước ÐNA cho Liên-Xô, nên nhớ rằng không bao giờ Hoa Kỳ nhường cho cái nước đông dân tạp nhạp đầy nguy hại cho nhân loại như Nhóm tham mưu của Harriman quyết đoán trong sách lược.

    Thấy Hoa-kỳ lùi bước về Honolulu, sau khi cưỡng chiếm Hoàng-Sa, Trung quốc lấy chiếm các đảo san-hô (Mischief Reef) của Phi Luật Tân và quần đảo Trường-sa (Spratlys) nhưng Phi Luật Tân vì yếu thế nên cứ la hoảng bằng hình thức ngoại giao.

    Tổng thống Fidel Ramos: “Tôi sẽ dùng những biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền!”

    Thế là War Industries Board bán cho Phi Luật Tân khoảng 2 tỷ dollars chiến cụ để tự vệ trong khi đó Hoa kỳ được “save money” chi tiêu trong vùng nầy, bị đe doạ các nước trong vùng nầy lại mua thêm vũ khí để tự vệ - Về mặt tiết kiệm chi tiêu, nhờ CIA tạo cảnh rời bỏ hai căn cứ Hải và Không, Clark field và Subic Bay 1992 với lý-do dân Phi biểu tình đuổi Mỹ! cũng như Tổng Thống Dương Văn Minh chỉ nắm quyền trong 72 giờ, vừa đủ để đuổi Mỹ để bàn giao cho Hà Nội, nên về mặt ngoại giao, Mỹ bị chủ nhà đuổi đành phải ra đi chớ biết làm sao bây giờ!!!

    Thấy những sự việc khó hiểu về chính sách Mỹ, báo chí có đặt câu hỏi với Ðô-đốc Richard Macke, Tư lệnh Thái bình dương về các biến cố như kể trên, Macke trả lời: “Chúng tôi không ngạc nhiên gì về dữ kiện biến-cố đó đả xảy ra!” Báo chí không hài lòng câu trả lời nầy, nên một tuần sau, Họ hỏi Ðô đốc William Owens, Phó Tham mưu trưởng Liên quân một lần nửa và được trả lời: “Hiện đang có quá nhiều biến cố xảy ra tại quần-đảo Trường sa do nhiều nước dính líu tới, nhưng chúng tôi là quân nhân nên không dính líu gì về chính sách, tuy nhiên chúng tôi cũng chia bớt những tin tức tình báo mà chúng tôi biết được cho đồng minh của chúng tôi!” Tuy Hạm đội 7 của Hoa kỳ không có mặt ở biển Ðông nhưng chiến hạm Mỹ với cái gọi là “tìm phi-công Mỹ mất tích” dưới lòng Vịnh Bắc Việt và biển Ðông vẩn tiếp tục đi đi lại lại, đôi khi ghé vào thăm viếng VN và dĩ nhiên phải xuyên qua duyên hải VN cũng thuận theo công pháp
    quốc tế về biển.

    Ðịnh mệnh của VNCH nằm trong tu chánh án “Case-Church”: Ngày 29/6/1973, lại cũng do Thượng nghị sĩ Frank F Church, Dân chủ Idaho và Thượng nghị sĩ, Công-hòa, New-Jersey Clifford P.Case, lại chua thêm một lần nữa nhập tên hai ông nầy thành tu chánh án “Case-Church,” ra lệnh nghiêm-cấm mọi hoạt động quân sự của quân đội Mỹ tại Lào, Cambodia, và Việt Nam. Có nghĩa lực lượng Hoa kỳ không còn ở lại Ðông Nam Á. Thế là 700 triệu tấn vũ-khí mới-tinh của Liên Xô trả bằng dollar Mỹ cho giai cấp thợ-thuyền Liên-Xô trong thế “bênh kẻ mạnh”, đem vào Hà Nội cho chiến dịch HCM và chiếm Cambodia, và phòng thủ Hà-Nội bằng giàn SAM tối tân bậc nhứt 1979 cho TQ có dịp thử vũ khí do chính mình làm ra, nhưng trong phạm vi 6 tỉnh biên giới thôi nhé! Kết thúc Màn-2 giai-đoạn-2 để qua Màn-3 là Trung-Ðông! có nghĩa bức chắn ngang giữa Âu-Á. Nhưng trọng điểm của vở bi kịch Eurasian lại nhấn mạnh ở hậu quả từ Màn-2, giai đoạn-2 do vệ tinh gián điệp [American spy satellite program] đã khám phá các nguồn tài nguyên dưới thềm lục địa sau thế chiến-2, gây hệ quả: phải giải nhiệm Tướng Mac Arthur, Trung Hoa Quốc gia buộc phải nhường ghế LHQ cho Trung quốc, giải thể VNCH tại vùng sẽ tranh chấp tại Biển Đông, sau khi khoan thử vài mũi khoan kiểm chứng chắc-ăn có dầu khí tại đây, rồi đóng nút lại chờ phân giải trên bàn mổ LHQ 2013 theo sách lược Eurasian: Thềm lục địa có trử lượng dầu khí nầy sẽ đem ra bàn luận tại LHQ vì có nhửng văn bản thành văn và những, chưa thành văn cần tái xác định điều chỉnh lại bằng công pháp quốc tế nhẹ nhàng không cần phải dao to búa lớn theo như siêu kế hoặch của George Kennan tĩ mĩ thiết kế! “Hoa-kỳ muốn bảo đảm rằng các nước có thể có lợi ích trong đó nên hiểu, vùng Biển Ðông có những luật lệ thành văn (điều khoảng trong HÐ Genève-1954) và bất thành văn (Hoa kỳ bằng mọi giá phải đưa TQ vào cộng đồng quốc tế để dự phần bảo vệ trật tự thế giới) không ai được quyền ra đó, đấm ngực ầm ầm và tuyên bố Tôi có quyền khai thác mỏ dầu ngay tại chổ nầy!” Hoa kỳ sẽ không quay lưng và cũng đúng vào lúc phải trở lại (overhauling the damage control and roll-back) để giữ lời cam kết với đồng minh của mình, (sau khi dụ mấy nước nhỏ nhát gan trút một mớ dollar vào túi chú Sam để mua vũ khí) chủ yếu là Việt Nam, chú Sam phải bỏ dollar ra để giúp đỡ để có sự bảo đảm được an toàn cho các công ty khai thác, nếu không thì VN chưa có thể là quốc gia có dầu khí chính thức trong vùng! Vì thế Hoa-kỳ sẽ trang bị tối tân hóa Hải quân cho VN để tiếp-tục keo sơn hiệp ước Việt-Phi tháng bảy, 1995 ngay khi Mỹ thiết lập bang giao theo lộ đồ đã thiết kế, cũng chỉ là để bảo vệ chủ quyền lảnh hải của hai nước có gắn bó với Mỹ.

    Trong thời gian nầỳ thỉnh thoảng chiến hạm Mỹ tới thăm VN, Ðô-đốc Timothy Keating, Tổng tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái bình dương lại qua thăm VN một lần nữa ngay sau khi Bắc-Kinh công bố sắc lệnh thành lập thành phố Tam-sa bao gồm Hoàng-sa và Trường-sa. Trung Quốc âm thầm xây dựng căn cứ tàu ngầm nguyên tử tại thành phố Sanya cực nam đảo Hải-Nam để chuẩn bị khai triển lực lượng tàu ngầm nguyên tử có khả năng chơi trò đuổi bắt và săn tìm với hạm đội tàu ngầm của Hoa kỳ trên biển cả bao gồm Thái Bình Dương, Ấn Ðộ dương và cả Ðại Tây dương khi cần hộ tống các tàu dầu Trung Quốc chạy qua kinh đào Suez. Ðể chuẩn bị cho đúng điểm mốc thời gian, Tổng thống thứ 44 của Hoa kỳ sẽ tái xác định chính sách “tái can dự” của Hoa kỳ ở Á châu và đặc biệt ÐNÁ/TBD. Chính sách chiến lược Eurasian là mục đích chính “bảo vệ VN” trong giai đoạn trở lại (“roll back.”)

    Tháng Sáu, 2008, TT Bush có mời TT Dũng và TT Phi xác nhận chủ quyền của hai nước, đồng thời khuyên hai nước hợp tác quân sự để bảo vệ lãnh hải của mình, và sẽ có Hiệp ước hợp tác quân sự Việt Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 44 . Biết cái thế yếu kém của VN, Hoa kỳ đã từ lâu im lặng trước các động thái khiêu khích của Trung Quốc và âm thầm chuẩn bị đánh những đòn trả lại, Hoa kỳ tìm cách thuyết phục VN về mối nguy hiểm đã kinh qua do Trung Quốc, và hình như đã thành công phần nào. Kết quả Hoa kỳ cam kết ủng hộ chủ quyền, an-ninh và toàn vẹn lảnh thổ VN

    Năm 1947 biến hóa OSS thành CIA, Harriman và Prescott đã chuẩn bị ngay sau khi vệ-tinh gián điệp đã phát hiện mỏ dầu dưới thềm lục địa của VN, và thập niên 60 đả khoan thử chắc có rồi mới đóng lại để chờ đến ngày hôm nay (Tổng thống 44) TQ nên hiểu rằng Con Ó làm tổ thì nơi đó chỉ nở ra Ó-Con, chớ không thể Le-le hay Vịt trời nở ra nơi đó! TQ nên hiểu rằng đừng có chơi Cha khi người ra công đào giếng, khi có nước thì TQ tới chôm!? Hoa kỳ phải cách chức vị Tướng tài Mac Arthur để đưa Trung Quốc vào trò chơi pháp lý; Còn đối với Hoa kỳ nơi nào có thể làm ăn hợp pháp mới dám bỏ vốn làm ăn, bất chấp sự bất bình của Trung Quốc là một quốc gia đang lớn mạnh và có khả năng làm khó Hoa-kỳ thì Hoa kỳ cũng sẽ làm khó lại. Trung quốc đừng quên rằng 1949 CIA đả hoàn thành di tản Thống chế Trưởng Giới Thạch qua đảo Ðài-Loan và 1959 đả bí mật giúp bảo-vệ Ðức Ðạt Lại Lama và vận tải cơ C-130A do Ðại-tá Harry Aderbolt, chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập vẩn thường xuyên tiếp tế cho du kích của ngài, Trung Quốc khôn ngoan nên ôn hoà với Mỹ vì nội bộ mới là cái cơ nguy cho Trung Quốc, và hơn nữa TQ bề ngoài xem như mạnh nhưng thật sự rất còn yếu kém nhiều phương diện. Gương trước mắt, Liên Xô là một nước CS chuyên chế mà Hoa kỳ còn làm sụp đổ từng mảnh, Hoa kỳ xem Liên Xô cứng và gai gốc như vỏ trái Soài Riêng, còn Trung Quốc như những múi thơm hay thúi gì đó tùy sự khôn ngoan của đối tượng biết cư xử. Ðã đến lúc Hoa kỳ phải tỏ ra bênh vực VN bằng cách “Tái khẳng định sự ủng hộ của chính quyền Mỹ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN” qua một số ngôn từ làm giới quan sát quốc tế đánh đổi ngạc nhiên: Hoa-kỳ và VN phải trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước, sẽ ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị, quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn nữa về các vấn đề chiến lược và an ninh. Ngay vào lúc nầy, về phía VN, bị dồn vào chân tường, VN khó chọn thái độ đẩy đưa như trước mà phải dứt khoát, mạnh mẻ làm bất cứ những gì cần thiết để chứng tỏ chủ quyền lảnh thổ của mình. Theo trong tầm ống kính của Skull and Bones [Harriman] cho biết rằng: “nếu việc tranh chấp chủ quyền trên biển được đưa ra quốc tế thì VN có nhiều điều kiện để thắng” Vì thế cho nên Hoa kỳ chường mặt bằng ExxonMobil không thể đơn giản rút lui như công ty người Anh BP đã phải chùn bước năm vừa qua, mặc dù áp lực của TQ không làm cho Công-ty ExxonMobil ngưng tiến hành các cuộc thảo luận với Petro-VN.

    Về chuẩn bị dư luận thế giới là môn tuyệt chiêu của thủ lảnh Skull and Bones, lại lấy trung tâm văn hóa thế giới là Thủ đô Paris qua nguồn tài trợ Ngân hàng Thụy-Sỉ như: Nữ tiến sĩ Monique Chemillier Gendreau, Giáo sư Luật và Khoa học Chính trị đại-học Paris, vì lương tâm khách quan, vì công lý lẽ phải của một luật gia tầm cở quốc tế. Giáo sư Monique đả bỏ ra nhiều năm tận tụy sưu khảo và viết bộ sử tựa đề “La Souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” L’Harmattan, Paris 1996, 306 pp (Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trong đó gần nhứt là Hiệp định Genève 1954 có các Ðại-sứ cường quốc như Liên Xô và Chu An Lai công nhận bằng chử ký, miền Nam VN có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước khi nhường ghế cho T.Thống thứ 44, George Bush ghé Tổng thư ký khối ASEAN ở Thai Lan tái xác định chính sách “can-dự” của Hoa kỳ ở Á-châu và đặc-biệt ở ÐNA, TBD. Nói tóm lại Bush tuyên bố thẳng thừng là bảo vệ VN để giữ nguồn dầu khí nơi đây không thể rơi vào tay Trung Quốc và sau đó VN sẽ thể hiện đường lối cứng rắn với TQ để đi theo Mỹ đúng như ý đồ cũa Harriman trong thế chiến lược Eurasian. Đường lối nầy chúng ta đang thấy thái độ cứng rắn của VN đang đối đầu với Trung Quốc càng ngày càng lộ rỏ ra hơn!

    “Làm gì có sự lạ trên đời khi Con Ó làm ổ, đẻ trứng nơi đó mà lại nở ra con Le-Le Vịt trời” Trung quốc cũng thừa hiểu khi đụng độ tuyến lữa với VN và Phi Luật Tân thì có các nước khác nhảy vào như Nhựt, Ấn-độ, Thái-lan, Ðài-Loan, Nam Hàn, Mả-Lai, Borneo… Trung quốc không muốn rằng mình trở nên con Heo-rừng bị một bầy chó săn tấn công mọi mặt, đến khi kiệt sức, thì người thợ Chú Sam dứt nộc. Dĩ nhiên Trung quốc không dại gì phải…hơn nửa dù là “Di tản chiến-lược”[theo lộ-đồ Eurasian] về Hawai 1970 ngay sau khi Quốc hội Hoa kỳ ban ra Tu chánh án “Cooper-Church,” nhưng Hoa kỳ ngầm ý để cho Nhựt thay mặt bảo quản an ninh vùng Thái bình dương sau khi Mỹ di tản chiến lược. Ngoài ra từ thập niên 1970, Nhật bản được Mỹ bật đèn xanh bung ra viện trợ cho các nước trên thế giới, đứng vào hàng đầu là ưu tiên cho “cục cưng” VN, qua viện trợ để các nước tiêu dùng hàng hóa Nhựt, đồng thời gây ảnh hưởng để mở rộng thị trường. Mỹ và Nhựt sáng lập Ngân hàng phát triển Á-châu ADA để tận tình giúp đở VN sau một thời gian ăn Bo-Bo (nuôi con theo quy cách Ó Mẹ nuôi Ó Con, xin đọc sách kiểu hành hạ Ó Con trước khi Ó Mẹ xô đuổi Ó Con ra khỏi ổ) cũng như sau một thời gian vừa đủ, Hoa kỳ lờ luôn cho Việt kiều tuôn về hàng tỷ dollar như lộ-đồ chiến lược Eurasian. Hoa kỳ bàn giao lại cho Nhựt những tin tức tình báo gài bẩy sự khao khát dầu khí của TQ qua 1974 cưỡng chiếm Hoàng Sa của VNCH, đánh chiếm một số đảo Trường Sa năm 1982, trên biên giới trận đánh cưỡng chiếm đất đai Thanh-Thủy, Lảo-Sơn 1984. Thấy TQ với âm mưu Ðại-Hán và chiến lược Hải Dương, Nhựt Bản thay mặt Hoa kỳ đã công bố một bạch thư về “An ninh quốc phòng Nhựt Bản về Á-châu” cho Việt Nam: 1988 hải quân TQ chủ trương chiếm các đảo San-hô của Phi và Trường-Sa và 2008 lợi dụng trong mùa bầu cử tổng thống, hải quân TQ tiến xuống Trường Sa, đánh bật Mỹ ra khỏi biển Ðông, cô lập vùng biển của Phi Luật Tân và VN.

    Hoa-kỳ muốn Nhựt trở nên một nước hùng mạnh tại Á-châu! Nhưng phải có nanh-vuốt quân sự, thông thường “Ai buộc, người đó gở”: Ngày 14/8/1945, Nhựt đầu hàng sau khi lảnh hai trái Bom Nguyên-tử ở Hiroshima và Nagasaki, Thống tướng Mc Arthur đại diện Ðồng minh, tiếp nhận cuộc đầu hàng của Nhựt trên mẫu hạm Missouri neo ở cảng Tokyo cùng với 11 đại diện các nước Ðồng minh, trong đó có Nga-Sô, Trung-hoa, Canada, Anh, Úc … Tướng Mc Arthur cầm đầu Hội đồng tối cao Ðồng minh quân- quản một nước Nhựt đầu hàng [một Vị Tướng tài ba như vậy mà bị W.A.Harriman áp lực TT Truman phải cách chức, thì chúng ta cũng dể hiểu, Ông Harriman nầy quả là một thế lực ghê-gớm nhứt sau hậu trường nước Mỹ và chính ông nầy là thủ phạm ra lệnh giết chết TT Diệm] Ban Quân pháp Hoa-kỳ được lệnh soạn thảo hiến pháp mới cho Nhựt – Hiến-pháp 1946, có hiệu lực từ 1947 cho đến nay, chưa một lần tu chỉnh.

    Dù hiến pháp do do Ban Quân pháp của Bộ Tổng Tư Lệnh Mỹ soạn thảo, nước Nhựt trong 60 năm qua vẫn triệt để trung thành và là một trong những nước dân chủ nhứt thế giới.

    Vì Trung-Quốc đã vướng vào cái bẩy của Mỹ giăng ra đầu tiên 1/1974 vụ cưởng chiếm Hoàng-sa của VNCH, sau đó quần đảo san-hô và Trường-sa do nhiều nước có chủ quyền nơi đó, nhiều nơi thành-văn còn nơi khác bất thành văn, kể cả đảo Ðiếu-ngư không biết Nhựt hay Trung hoa là chủ quyền; Vì thế Hoa-kỳ phải hy sinh hai nước đồng minh là Trung Hoa Quốc Gia và VNCH để đưa Trung quốc vào trò chơi công pháp quốc tế để yên tâm bỏ vốn khai thác dầu khí đúng theo sự thiết-kế của Harriman và Prescott Bush. Trung quốc quá ham dầu hỏa và hơi đốt dưới vùng biển trong hải phận VN, điều nầy quá đúng theo sự dọ thám của vệ-tinh sau thế chiến-2, dầu khí ở thềm lục địa VN dẩn đầu các nước ÐNA. Tổng số dầu khí VN là 1.9 tỷ BOE (1 bbl tương đương 5,300 ft3) Dù rằng Trung quốc có hung hăn công bố bản đồ mới của TQ 2007 với vùng An-vạn bắc và biển Ðông rộng 5 triệu km2, thêm một thách đố khác đối với Nhựt, Úc mà Úc cũng như Tân Tây Lan đã tự coi thuộc về Á châu và ÐNA. Nhưng Mỹ thì cứ nhởn-nhơ vì biết chắc rằng, ít nhứt cho đến năm 2030, còn như hiện tại kỹ nghệ dầu hỏa TQ chưa có đủ khả năng khai thác dầu khí ở Biển Ðông, nhứt là vùng Trường-Sa và Hoàng-Sa; Nhưng trước 2030 hay trước 2023 kỷ niệm 50 chiến tranh VN thì mọi việc đã dàn-xếp trên bàn họp tại Liên Hiệp Quốc mà chắc chắn Trung quốc sẽ bị thua vì pháp lý, căn cứ những dẩn chứng mà tôi đã nghiên cứu và hiểu được! .

    Hoa-kỳ, ngay sau khi Quốc hội cho ra Tu chánh án “Cooper-Church-1970” bèn nói nhỏ Nhựt cứ việc âm thầm sản xuất chiến cụ để thay mặt Mỹ trông coi an ninh trong vùng, Nhựt sẽ đóng Hàng không mẫu hạm và các giàn hỏa tiển tầm xa; ai cấm Nhựt bí mật chế tạo vũ khí nguyên tử, tàu ngầm nguyên tử với đầu đạn nguyên tử? Sức mạnh quân sự của Nhựt vẩn gắn bó với sức mạnh quân sự Hoa-kỳ, nối kết với Úc-Ðại-Lợi, một thử thách ghê gớm khiến TQ phải suy nghĩ hai lần hoặc nhiều lần! Cho đến khi Bắc-Kinh điên khùng ngang nhiên ra tay cho liên quân tập trận ở Trường sa và ban hành sắc lệnh thành lập thành phố Tam-Sa, huyện đảo Tam Sa, thuộc Tỉnh đảo Hải-Nam. Ðây là lúc mà Hoa-kỳ muốn Nhựt trực tiếp đối đầu [cũng là phương thức gây chiến kiểu đàn anh, bắt mấy thằng em nhập trận trước, cho đến khi địch thủ mệt nhòa, là chọt một cái nhẹ địch thủ cũng sẽ ngả quỵ; Trong thế chiến-2, Ðại sứ W.A Harriman tại Liên Xô chỉ ngồi chờ đợi, cho đến khi Hồng quân tiến vào Bá-Linh, lúc đó Trung-úy OSS William Colby mới cho Harriman biết để thả Sư-đoàn Dù vào phỏng tay trên chụp trước các nhà bác học Ðức] Sự kiện hun-hăn diển tập quân sự của TQ, khiến Nhựt bản phải tái vỏ trang theo sự gật đầu của Mỹ. Năm 2008 TQ vươn lên đến đỉnh cao thịnh vượng với Thế vận hội Bắc kinh; Thực tế, Nhựt Bản chuẩn bị tái vỏ trang đã từ lâu, nay vì sự hung-hăn của TQ, nên mới công khai hóa. Ðây cũng là một khúc quanh thách đố lớn đối với TQ, chính phủ Nhựt công bố quyết định tháng 9/2007 nầy, Tự vệ quân Nhựt ra đời sau hiến pháp “chủ-hòa” 1947 sẽ trở thành Quân đội chính qui. Sau khi quốc-hội Nhựt thông qua đạo luật mới cho phép Tổng Nha Tự Vệ (The Agency of Self Defense) trở thành Bộ Quốc Phòng; Thế nên Tổng Giám Ðốc Tự Vệ đã trở thành Tân Bộ Trưởng Quốc Phòng. Ðương nhiên là một đồng minh son-sắt nhứt của Mỹ, Nhựt sẽ phát triển sức mạnh quân sự thành một cường quốc quân sự số 1 Á-châu chậm nhứt là năm 2010 với 3 quân chủng Hải, Lục, Không quân cùng bảo-trợ quân sự cho VN để cùng chia sẽ trật tự tại vùng Thái Bình Dương, riêng ÐNÁ, Việt Nam sẽ được trang bị sơ khởi bằng các diệt lôi hạm có trang bị hỏa tiển tối tân liền sau đó cho trách nhiệm giữ ngỏ cửa phía nam.

    Trong ống kính Harriman thời hậu chiến hay trên trục lộ-đồ “Diễn tiến Hoà bình”: Công tác đối ngoại quốc phòng đã được Hoa Kỳ e-ấp đặt ra ngay từ những năm đầu đổi mới, đến nay đã gần 20 năm, trong đó VN đã phát triển từng bước vững chắc, hiệu quả nhằm phục vụ nhiệm vụ quốc phòng quân sự của đất nước. Tuy nhiên năm 2010 có ý nghĩa rất đặc biệt khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động. Với sự phát triển chung của đất nước, vị thế, vai trò của quân đội cũng được nâng cao và công tác đối ngoại quốc phòng đã đạt được những thành tựu nổi bật. Có thể nói 2010 là năm hội tụ kết quả của gần 20 năm phát triển đối ngoại quốc phòng từ khi bắt đầu đổi mới theo phóng đồ thiết kế của lý thuyết gia George Kennan.

    Cụ thể, VN đã tái bản Sách trắng Quốc phòng với nội dung đáp ứng được sự phát triển của tình hình cũng như yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới. Sách trắng Quốc phòng lần này có 2 điểm nổi bật: Thứ nhất, có độ công khai, minh bạch cao, thể hiện sự tự tin và minh bạch của đất nước về quốc phòng; Thứ hai, VN đã trình bày rõ ràng chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, trên tình hình độc lập tự chủ, bảo vệ Tổ quốc dựa trên sức mình là chính, sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước để xây dựng khu vực hòa bình ổn định, đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới.

    Với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, VN đã tăng cường quan hệ hợp tác song phương, nhất là các nước bạn bè cũ, các nước láng giềng; chủ động tham gia các diễn đàn đa phương như ARF, ADMM, Shangri-la…Trên các diễn đàn này, VN chủ động trình bày chính sách quốc phòng của đất nước, thể hiện mong muốn hòa bình và giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình; mong muốn khu vực ổn định và phát triển; công khai, minh bạch, chủ động đề xuất các biện pháp giải quyết những khác biệt như tranh chấp lãnh thổ, các thách thức an ninh phi truyền thống… “tất cả đều nằm trong ống kính của lý thuyết gia George Kennan” chủ đạo bởi Permanent Government qua thế chiến lược toàn cầu 100 năm “Eurasian Great Game”

    Nhiệm vụ tam trùng tướng Nguyễn Chí Vịnh
    Trong thời gian chiến tranh trước năm 1975, tại miền Nam có «Đặc ủy Trung ương Tình báo» trên danh nghĩa là một cơ sở tình báo Việt Nam nhưng hoàn toàn được Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) tài trợ và điều khiển, vì thế CBCS mới vào nằm cạnh tổng thống Diệm và Thiệu. Nhưng không vì vậy các vị từng làm giám đốc Đặc Ủy Trung ương Tình báo – tuy là những nhân vật thân Hoa Kỳ và được Hoa Kỳ đề nghị vào chức vụ đó – đều là người không biết phục vụ cho quyền lợi của Việt Nam Cộng Hòa, và Đảng cộng sản Việt Nam cũng vậy, Đảng độc tài, đảng tham nhũng, đảng làm băng hoại xã hội, đảng đã tỏ ra nhu nhược không bảo vệ nổi ngư dân đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình theo luật quốc tế, nhưng cấp lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản Việt Nam không đến nổi «ngu» đồng một lòng đem nước bán cho Trung quốc. Có dấu hiệu từ nhiều năm qua họ trăn-trở tìm một con đường thoát nanh vuốt của Trung quốc (chuyện này năm trong ống kinh của CIA) Và khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách Đông Á – Thái Bình Dương là họ mừng húm chụp lấy thời cơ ngay, nhưng thật ra cũng vì chính sự an-nguy của Hoa Kỳ nữa (vì điều dễ hiểu không bao giờ Mỹ muốn TQ nắm vòi xăng, đó là lý do Mỹ gây chiến ở Trung Ðông giai đoạn-3 Eurasian) thì đây là một cơ hội cho những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam mở mắt và chụp lấy thời cơ

    Động thái chuyển hướng ngoại giao của đảng cộng sản Việt Nam không thể nhầm lẫn được theo lộ trinh Eurasian (ngoại trừ chúng ta nhắm mắt không muốn nhìn thấy vì thành kiến)

    - (1) Ủng hộ lời tuyên bố của bà Hillary Clinton tại Hà Nội
    - (2) Cho báo chí đăng tải đầy đủ chính sách mới của Hoa Kỳ tại Biển Đông
    - (3) Cho bộ đội và viên chức ra thăm mẫu hạm George Washington khi mẫu hạm này chạy qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam,
    - (4) Đón tiếp nồng hậu chiến hạm USS John S. McCain tại cảng Đà Nẵng
    - (5) Đặt tên con đường lớn dài 13 km chạy dọc bờ biển thành phố Đà Nẵng từ Tiên sa đến ranh giới tỉnh Quảng Nam là đường Hoàng Sa – Trường Sa trong một buổi lễ đóng tên đường được phổ biến rộng khắp, cấm nhắc lại tên China Beach trên biển Mỹ Khê

    Tuy nhiên Hà Nội vẫn phải theo đuổi chính sách «cân đối» giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Và trong khi Trung quốc nghi ngờ, giận dữ, chất vấn, dọa nạt không ai tốt hơn đi làm công tác ngoại giao với Trung quốc bằng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thân TQ?

    Để chuẩn bị cho Hội nghị đầu tiên của các bộ trưởng quốc phòng của khối Asean cộng với 8 nước liên hệ gồm Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Trung quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Úc và Tân Tây Lan (Asean Defense Ministers Meeting Plus – ADMM+) sẽ triệu tập tại Hà Nội trong hai ngày 11 & 12/10 năm nay, tướng Nguyễn Chí Vịnh có chương trình gặp đại diện quốc phòng của hai quốc gia chính yếu là Hoa Kỳ và Trung quốc để trao đổi quan điểm mà nếu không có mặt TQ là điều thất bại của VN

    Ngày 17/8 ông Nguyễn Chí Vịnh gặp đại diện bộ quốc phòng Hoa Kỳ tại Hà Nội và ngày 25/8 ông gặp đại diện quốc phòng Trung quốc tại Bắc Kinh; Sau cuộc gặp gỡ tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có một cuộc họp báo trả lời các câu hỏi khá hóc búa của đại diện báo chí thân Bắc Kinh (8http://www.qdnd.ViệtNam/QDNDSite/vi...8/Default.aspx) trong đó có câu hỏi quan trọng do Mạng Hoàn Cầu (Trung quốc) đặt ra: Hà Nội cho rằng, Trung Quốc có vai trò quan trọng đối với các nước ASEAN nói chung cũng như sự có mặt của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng trong diễn đàn ADMM+ nói riêng. Nói như thế trước hết vì Trung Quốc là một nước lớn, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, là một nước đang phát triển mạnh mẽ và có vị trí địa lý nằm ngay gần với các nước ASEAN. Bên cạnh đó, lĩnh vực mà ADMM+ đang hướng tới là đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống; Đây là lĩnh vực mà Trung Quốc rất có kinh nghiệm, có trách nhiệm.

    VN không đổ máu
    Về các phân tích cho rằng Mỹ đang tìm kiếm đồng minh quân sự tại khu vực này hay không, thì tướng Vịnh cho rằng không nên vội vàng khi đánh giá về chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn. Về phần Việt Nam, theo Vịnh sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào, chính sách quốc phòng của Đảng và Nhà nước thể hiện đồng lòng phương châm “ba không”:

    - (1) Không tham gia các liên minh quân sự, hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào;

    - (2) Không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam;

    - (3) Không dựa vào nước này để chống nước kia (điều nầy CIA cố vấn để không bị là bải chiến địa bị tàn phá trước nhứt! “Nhưng ai biết về sau nầy sẽ có nhiều thay đổi đột biến, chinh trị mà, nói một đường làm một nẻo”

    Theo phân tích của Hà Nội đây là câu trả lời khéo léo nhất trong thế chuyển hướng hiện tại vừa thân Hoa Kỳ vừa làm yên lòng Trung quốc. Khi ông Nguyễn Chí Vịnh nói “chúng tôi sẽ không bao giờ trở thành đồng minh quân sự của Mỹ. Và không chỉ với Mỹ, Việt Nam sẽ không trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào.” ý của ông Nguyễn Chí Vịnh khá rõ rằng chính sách 3 không là “không” với cả Hoa Kỳ và Trung quốc. Trong bối cảnh chiến lược hôm nay tại Đông Á – Thái Bình Dương, chọn chính sách 3 không như trên là một sự lựa chọn đúng đắn. Việt Nam không cần phải liên minh quân sự trên giấy trắng mực đen với ai, Việt Nam không cần có căn cứ quân nước nào tại Việt Nam mới có thể hổ trợ Việt Nam nếu bị Trung quốc tấn công. Khi bị tấn công chỉ cần một lời kêu gọi chính thức của chính quyền Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới vẫn có thể can thiệp như hồi Ðệ-2 thế chiến Mĩ nhảy vào. Nếu có chiến tranh, Mĩ cũng chơi Cha, cho những nước cò con đánh đấm nhau túi bụi rồi Mĩ mới nhảy vào giờ phút chót

    Thêm vào việc nói ra chính sách 3 không như trên không nên được diễn dịch một cách sai lạc cố ý như là một chính sách “thân Tàu chống Mỹ”. Trái lại nếu xét nhu cầu đặt căn cứ tại Việt Nam, Trung quốc rất cần căn cứ Cam Ranh để dễ dàng thực hiện chính sách khống chế Biển Đông thì chính sách 3 không có thể làm buồn lòng Trung quốc hơn là Hoa Kỳ nếu đem cân nhắc? Trong mọi trường hợp không có một căn bản lý luận nào để phán đoán một cách cưỡng chế rằng lời tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh là do Trung quốc mớm như một số nhà bình luận trong cộng đồng Việt Nam nghĩ vậy (mà thật ra do Mi móm, đó là cái sâu sắc của câu hỏi, Tướng Vịnh nói như cái máy được điều chỉnh trước, qua một bộ óc viển tượng: (on course Eurasian Great Game)

    Một câu hỏi khác của Đài Tiếng Nói Việt Nam thường trú tại Bắc Kinh.

    Hỏi: “Xung quanh mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, một số báo chí nước ngoài, trong đó có báo chí Trung Quốc đã bình luận rằng Việt Nam đang muốn dựa vào Mỹ, lôi kéo Mỹ để kiềm chế và cân bằng với Trung Quốc, xin Thứ trưởng cho nhận xét về vấn đề này?”

    Trả lời: “Câu hỏi của anh có hai khía cạnh, trước hết là Việt Nam có muốn dựa vào Mỹ và lôi kéo Mỹ hay không? Tôi khẳng định, Việt Nam không dựa và không lôi kéo Mỹ vào bất kỳ mục đích gì, đặc biệt là các mục đích về an ninh. Ý thứ hai là kiềm chế Trung Quốc? Việt Nam không bao giờ có ý định kiềm chế Trung Quốc ở bất kỳ lĩnh vực nào, ở thời điểm nào. Việt Nam vui mừng khi thấy Trung Quốc phát triển.

    Sau khi tôi tham dự Đối thoại Quốc phòng Việt – Mỹ, báo chí cũng có câu hỏi gần giống như thế. Tức là, Trung Quốc phát triển mạnh như vậy, phát triển quốc phòng mạnh như vậy thì Việt Nam suy nghĩ gì? Tôi đã trả lời: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ đại cục rất tốt đẹp, cho nên trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng, Việt Nam ủng hộ và vui mừng. Sự ủng hộ ấy xuất phát từ mong muốn và niềm tin rằng, Trung Quốc sẽ không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại tới chủ quyền và lợi ích của các nước khác và cũng không sử dụng sức mạnh ấy làm phương hại tới hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới, (là do tư tưởng khôn ngoan để tránh khỏi là bãi chiến trường đầu tiên?) Ví dụ, sức mạnh quốc phòng Trung Quốc mà tham gia tích cực vào ADMM+ trong cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm họa thì quả thật là điều tốt cho cả Trung Quốc lẫn khu vực. Mà sự thật Mĩ muốn chuyển mục tiêu một nước TQ hung cường dùng khoa học kỹ thuật để cùng các nước khác lo cho nhân loại về thãm hoạ thiên tai, môi trường sống, nhiệt độ trái đất tăng dần, bịnh hoạn và nghèo khó …

    VN mong muốn báo chí thông tin trung thực, khách quan nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, trong đó có quan hệ quốc phòng. Quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước nói chung và quan hệ quốc phòng nói riêng hiện nay có rất nhiều chuyện, nhiều vấn đề tích cực, nhiều tấm gương sáng. Về quan hệ quốc phòng, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ thông tin với các bạn để chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn, có thiện cảm và tin cậy lẫn nhau.”

    Trong câu trả lời ông Nguyễn Chí Vịnh dùng chữ “phát triển quốc phòng” của Trung quốc và “quan hệ quốc phòng” giữa Việt Nam và Trung quốc nhưng trong bản tin sớm nhất bằng Anh ngữ của Tân Hoa Xã ngày 25/8 (do mạng Bauxit dịch ra Việt ngữ cùng ngày) Tân Hoa Xã cố tình viết chệch ra là phát triển quân sự và làm cho thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trở thành đề tài chỉ trích của dư luận vi TQ thừa hiểu thâm ý quá khôn ngoan nầy do người ở phía sau móm lời trước

    Trong ngôn ngữ ngoại giao “phát triển quốc phòng” và “phát triển quân sự” có ý nghĩa khác nhau. “Phát triển quốc phòng” có thể bao gồm sự phát triển các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, quân sự và có tính tự vệ, trong khi “phát triển quân sự” có tính “phóng tầm sức mạnh” (power projection) ra ngoài và đe dọa lân bang. Nếu tướng Nguyễn Chí Vịnh ủng hộ phát triển quân sự của Trung quốc thì quả ông quá ngây ngô

    Người Việt trong và ngoài nước từng đấu tranh với đảng cộng sản Việt Nam độc tài để xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam. Mục tiêu đó không bao giờ thay đổi; Nhưng hiện giờ trước mắt chúng ta có thêm một công tác khác là bảo vệ tổ quốc trước ý đồ xâm lăng của Trung quốc. Nếu đất nước rơi vào tay Trung quốc thì cuộc tranh đấu cho độc lập, dân chủ, tự do trở thành vô vọng. Cho nên chúng ta, ít nhất là khối người Việt hải ngoại cần tỉnh táo quan sát tình hình để nếu người cầm quyền trong nước có chính sách tích cực trong công cuộc chống xâm lăng của Bắc phương chúng ta cần nhanh chóng ủng hộ nên lắm thay

    Mỹ xúi Trung Quốc đánh Việt Nam!

    Cám ơn câu trên đây của bạn LôiBằng TQLC làm tôi nhớ đến đến nước Mỹ là vua xúi bẫy cho người ta đâm chém.nhau trong khi Mỹ như ngư ông thủ lợi. Nhiều khi tôi nghĩ Mỹ không chỉ là ‘dám-đốc” mà là “Tổng Giám Đốc” Như nước Kuwait nhỏ xíu, nhưng nhờ thiên nhiên ưu đải có quá nhiều dầu mỏ và người dân được ơn mưa móc của Thượng-đế nên thu nhập theo đầu người được đứng nhứt thế giới. Làm sao bảo Kuwait chia bớt cho Tư-bản Mỹ 100 tĩ dollar? Thế là CIA xúi Saddam Hussein nên xáp nhập Kuwait thành một nước cho gọn; Thế là gải đúng điểm ngứa của Hussein, nhưng Hussein rất cẩn thận, bèn triệu hồi Bà đại-sứ Mỹ April Glaspie để hỏi ý kiến (điều nầy vừa rồi CIA cũng lập lại với TQ về vụ Biển Ðông “cái gì của biển Nam Trung Hoa (South China Sea) là thuộc của TQ“) Bà Glaspie trả lời: “We do not have any defense treaties with Kuwait, and there are no special defense or security commitments to Kuwait” and “We have no opinion on the Arab conflicts, like your border disagreements with Kuwait” (Câu trên đây VN sẽ dính chấu? Làm thinh không ý kiến có nghĩa là Okay! Nên Hussein xua quân qua chiếm Kuwait; Báo hại Hoa Kỳ được tiếng thế thiên hành đạo được cả thế giới khen ngợi là hiệp sĩ kiếm khách; Nhưng khi đuổi quân đội Hussein đến biên giới là ngưng ngay: Người Mỹ có câu, dùng chỉ một viên đá nhưng giết được hai con chim, trong khi xúi bẩy hai phe chống đối thanh toán đẩm máu là Mỹ sẽ giải phóng nhân dân Iraq tại Baghdad. Ðiều nầy gây căm thù giữa Sunny và Shite, giống như hành quân Phượng Hoàng của William E Colby để cho khi quân BV chiếm Saigon thì MTGPMN không thể cùng quân đội VNCH vào lập mật khu chống lại Hà Nội. Mục tiêu duy nhứt là tàn phá để xây dựng theo học thuyết Malthus. Thế là Kuwait bỏ ra 100 tĩ cho Mỹ tái thiết những đổ nát do chiến tranh. Ðiều nầy lập đi chiến tranh VN và lập lại chiến tranh Iraq lần hai

    Căng thẳng ở Biển Đông đã leo thang trong những tuần lễ gần đây, với việc hai quốc gia trong khu vực là Philippines và Việt Nam báo động về những gì mà hai thành viên Asean này gọi là những hành động ngày càng hung hăng và mạnh mẽ của Bắc Kinh trong vùng biển diễn ra tranh chấp.

    Ðúng là Ðiếm chợ xúi bẩy cho đả rồi lại ra cái điều xoa dịu tình hình, Hoa Kỳ cho hay sẽ tìm cách giúp xoa dịu căng thẳng ở khu vực Biển Đông vốn có vị trí chiến lược và giàu có về mặt tài nguyên, khi các quan chức ngoại giao của Washington hội đàm với các đồng nghiệp Trung Quốc tại Hawaii hôm thứ Bảy.

    Vấn đề chúng ta muốn khảo sát nơi đây là có phải Hoa Kỳ đã lặng lẽ cho Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ để mặc cho TQ quậy phá vùng Biển Đông của Việt Nam, miễn là phải để thông thương hàng hải quốc tế và đừng lấn ép gì tới Phi Luật Tân, quốc gia nhiều thập niên trong vòng bảo kê của Mỹ. Tại sao Mỹ muốn TQ quậy phá Việt Nam?

    Có phải đây là một độc chiêu mới của Mỹ, để phá thế liên minh có thể có giữa TQ-VN và đồng thời làm suy yếu tiềm lực của cả 2 nước “anh em xã hội chủ nghĩa” này? Hay đây là độc chiêu để làm TQ bận rộn với những cuộc tranh chấp biển với VN, nhằm lấy thế gây hấn này để cho cả thế giới thấy được mặt thật của TQ, và từ đó sẽ không ai sẽ tin thật vào TQ nữa?

    Điều thấy rõ trước mắt, chỉ trong vòng vài ngày của sự biến cắt dây cáp Biển Đông, Trung Quốc trở thành một kẻ thù minh danh với hầu hết người Việt Nam trong và ngoài nước. Có phải Mỹ chờ đợi giây phút 2 nước TQ-VN trở mặt kình nhau như thế không? Và như thế, có phải một cách tự nhiên, VN thấy sẽ gần với Mỹ hơn, bất kể từ nhiều năm qua Hà Nội liên tục chửi mắng Mỹ là ‘diễn biến hòa bình, phá hoại chế độ XHCN Việt Nam…’? Như thế, có phải là chỉ cần một cái gật đầu (hoặc hiểu ngầm là gật đầu) nhẹ nhàng của Mỹ để cho TQ quậy phá Biển Đông, là thế liên kết XHCN giữa Bắc Kinh và Hà Nội lập tức tan vỡ?

    "Hoa Kỳ không có ý định thổi bùng ngọn lửa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và chúng tôi có một sự quan tâm rất mạnh mẽ trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở đây", ông Kurt Campbell, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell nói với truyền thông hôm thứ Sáu đ ể VN vào bẩy lên lưng Cọp nhưng lại không dám nhảy xuống, có nghĩa là nghe theo lời Mĩ thay đổi chính thể một cách rỏ ràng trước công luận thế giới, đúng ngay vào thời điểm decent interval 10 năm trù dập TQ và VN phải vân lời Mỉ để được đón tiếp tại Washington đi đường hoàn bước vào cửa chính thay vì hậu-môn.

    Thế là phái đoàn VN hối hả tới Washington họp về Biển Ðông. Phái đoàn ngoại giao và quân sự VN đả tới thủ đô Washington để họp về “Ðối thoại Mỹ Việt về Chính-trị, An-ninh và Quốc phòng. Chúng ta cũng dư sức hiểu Mỹ nói gì về sự thay đổi chính trị tại VN nếu muốn được sự bảo đảm nào đó của Mỹ, nhưng sự thật mọi việc đều ngoại giao, quốc phòng và một số bộ ngành khác do ông Andrew Shapiro đi đúng theo lộ đồ của Mỹ về diển tiến hoà bình không tiếng súng mà vẩn thay đổi chính trị: đặc biệt Campell họp riêng với tướng Trần Quang Khê, không ai biết gì trong 3 buổi họp mật nầy, chi được phổ biến ồn ào trong buỗi họp ngày 17/6/2011. Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn; phía Mỹ viên chức ngoại giao, quốc phòng nói trên cuộc họp đối thoại lần nầy, gần như Mỹ ra chỉ thị VN phải nghe Mỹ để nâng quan hệ hai nước lên mức quan hệ đối tác chiến lược gần như lời cam kết ngầm như đả với Philippine và Nhựt Bản. Kết quả “Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi đột biến về chính trị” vì thời điễm decent interval đã đến phải hoàn thành về mục thay đổi chính trị ở VN. Hậu quả VN vừa trả tự do cho cây bút bất đồng chính kiến, đồng thời là một nhà hoạt động dân chủ, bà Trần Khải Thanh Thủy.

    Từ California, bà Thủy cho BBC hay qua điện thoại rằng bà như 'từ địa ngục đến thiên đường' và vẫn còn 'lâng lâng chưa tin' rằng đã được tự do.

    Bà cho hay "Họ giữ bí mật đến phút chót" về việc thả bà ra từ nhà tù tại Thanh Hóa:
    "Họ cho tôi mặc bộ quần áo trại, đội chiếc nón mê. Đến khi ra cửa thấy rất nhiều an ninh mới biết có chuyện gì đó. Rồi họ đọc lệnh tha bổng."

    Bà nói bà bị đưa ngay ra sân bay, không kịp qua nhà riêng.

    Bà nói "Tôi không tin được dù đó là sự thật. Nhiều lúc đang ngủ vẫn mơ ngỡ như mình vẫn trong tù, có cảm giác bị canh gác,"

    Còn nhiều đột biến thả tù nhân lương tâm sẽ xảy ra, nhứt là Ông Cù huy Hà Vũ và một số luật sư bị cầm tù, những người mà chính quyền CS muốn tha nhưng phải bắt nhốt cho cái resumé soạn thảo quy ước đứng đắn về đầu tư nước ngoài vào VN phải được bảo đảm, còn như Bác sỉ Nguyễn Ðang Quế họ gọ gọi là ngụy quyền muốn nhốt biết mấy nhưng Mỹ bảo thả, thế cho biết CS luôn luôn nói cứng nhưng thật ra mềm nhủng như bún. Bây giờ đả đến thời điểm dân tộc VN đả thoát khỏi cáí gông độc tài đảng Mafia trị- Xin thương đế ban phước lành cho dân tộc Việt

    Ðã đến lúc Sam Việt đeo cứng trên lưng Cọp:
    Thời sơ khai khi thế giới mơ ước thiên đường xã hội chủ nghĩa, ảo tưởng của sáu thập niên trước đã qua rồi; Trong không khí tàn-tạ của Chủ nghĩa Xã hội hiện nay nhất là khi nhu cầu dân chủ là một thúc bách trong cuộc vận động nội lực của toàn dân, ý thức dân chủ sẽ có sức mạnh trở về đánh tan mọi tàn tích của độc tài đảng trị.

    Tướng Nguyễn Chí Vịnh có thể đã làm nhiều điều sai trái trong quá khứ và đã bị nhiều cựu sĩ quan và tướng lãnh chỉ trích; Nhưng trong sự chuyển hướng chính sách trước mắt, ông Nguyễn Chí Vịnh đã thi hành công tác ngoại giao/chính trị của Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam một cách hoàn hảo xứng hợp với chức vụ thứ trưởng Bộ quốc phòng của ông, đó cũng nhờ lắng nghe sự cố vấn của CIA như lập lại thời tam trùng Phạm Xuân Ẩn

    Nội dung cuộc họp báo của tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Bắc Kinh ngày 25/8/2010 cho thấy sự khéo léo như thể của một nhà ngoại giao dày dạn của ông trong một hoàn cảnh rất tế-nhị của đất nước và của chính cá nhân ông như có một phù thủy huyền năng đang đứng sau lưng Vịnh nhắc tuồng

    Thế tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai vậy? Vẫn chưa có câu trả lời, nhưng không vì thế mà người Việt hải ngoại chúng ta chụp lên đầu ông mọi thứ mũ! Nào là … đến độ giận dữ: Tên trung tướng nguyễn chí vịnh, thứ trưởng quốc phòng phe Tàu cộng, cầm đầu tổng cục 2 cơ quan tình báo, đả có lần đấu tố có cả Võ nguyên giáp, Vỏ văn kiệt là CIA khiến nhiều CBCS bất mản. Tổng cục 2 được coi như trực thuộc tỉnh báo Hoa Nam Tàu cộng, vì vậy, tuy là thứ trưởng QP nhưng Vịnh qua mặt BTQP Phùng Quang Thanh cái ào, tiếp xúc tùm lum với thế giới, một điều vô cùng cấm kỵ với bọn CSVN. Như gần đây Vịnh bổng bỏ hẳn chủ trương ‘Quốc-phòng song phương Trung/Việt để chạy theo QP đa phương theo chiến lược của Hoa Kỳ?

    Trong một cuộc phỏng vấn của báo Trung cộng, Vịnh buộc phải lộ nguyên hình là tam-trùng (triple cross): “không có phương pháp nào xây dựng lòng tin hơn là sự minh bạch. Chúng tôi không bao giờ muốn xử dụng vủ lực để đạt lợi ích riêng tư, và một thông điệp nữa mà chúng tôi muốn gởi đến cộng đồng thế giới là chúng tôi không bao giờ chấp nhận bất cứ giải pháp nào liên quan tới việc xử dụng vũ lực hay đe-doạ xữ dụng vũ lực và chúng tôi có khả năng ngăn cản điều đó” (Nếu VN thình lình tự vệ (CIA ra linh) oanh tạc đập thủy điện Tam-Hiệp cũng như nhiều đập khác thì hậu quả sẽ ra sao? Chúng ta có thể nhắm mắt lại trong giây lác thì nghiệm ra như xảy ra tình trạng tận-thế tại TQ? (Theo lộ-độ VN lúc này có F-35 Lightning-II)

    Cuối cùng Vịnh dứt khoát Việt Nam không còn là kẻ tôi-tớ Tàu cộng khi cho rằng Việt Nam có tiểng phát triển quan hệ tốt đẹp với Nga/Mỹ, thế nên hàng ngủ trong bộ chính trị đang trở cờ…vì thế hiện nay VNCS không thể trở lại với Tàu nữa vào thời điễm decent interval 10 năm “trù-dập” TQ trên trục lộ đồ Eurasian 1920-2020. Khi Mỹ đã thực sự roll-back tại biển đông sau khi overhauling the damage control

    Vì đã đến thời điểm roll back với mục tiêu: chắc chắn là nhửng targets con số như 430 tỷ hay 1450 tỷ đi nữa sẽ đóng một vai trò không nhõ giữa Mỹ/Tàu, dân Mỹ đang thất nghiệp dài lâu như sự kiên-nhẩn có hạn trong cuộc chiến VN phải đến thời kỳ giải quyết, khiến thị trường địa ốc có muốn lên cũng không lên được nổi, muốn tiêu thụ hành hóa made in china cho rẻ thì cũng không còn tiền (out of pocket) Do đó các hảng xưởng Mỹ có khuynh hướng quay trở lại Mỹ cho dân Mỷ có công ăn việc làm.

    Phải xác định Nguyễn Chí Vịnh là ai? Vụ án siêu nghiêm trọng TC-2 và T4 hay khác đi cuộc tranh chấp giữa hai phe Lê Ðức Anh và Võ Nguyên Giáp đang diễn ra khốc liệt. Cả hai phe đang tung những đòn chí tử vào đối thủ. Bài viết dưới đây của ông Võ Ðồng Ðội (có lẽ là tên giả do CIA đặt hàng, cũng như Nguyển Cao Kỳ là người ‘giả’ đả giải phẩu) viết về Nguyễn Chí Vịnh, con trai thứ của Nguyễn Chí Thanh, vừa mới được phe Lê Ðức Anh thăng cấp Trung Tướng (do Lê Ðức Thọ qua CIA đề nghị nuối dưỡng lúc Nguyễn Chí Vịnh 11 tuối).

    Nội dung của bài viết cho thấy Nguyễn Chí Vịnh chỉ là con của Nguyễn Chí Thanh, và là bộ hạ của Lê Ðức Anh nên đã leo lên được tới hàng tướng của Cộng Sản Việt Nam? Ðiều nầy không đúng lắm như tôi đã …! Ðây là giai đoạn khổ nhục kế để loại dần những chóp bu thân TQ ra khỏi cơ quan quyền lực bằng bửu-bối tham-nhủng, nhưng Nguyễn Tấn Dũng con bài úp của Mỹ thì chẳng ai dám đụng đến.

    Sự nhận xét về Vịnh để đánh lạc hướng theo nguyên lý phương thức tình báo CIA: Một tên lưu manh, tham nhũng, tội phạm, trong 10 năm, từ một trợ lý kiêm chủ quán cháo lòng tiết canh, nhẩy lên Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo quân đội. Từ một Thượng úy chủ quán cháo lòng, sống rách nát, sau 5 năm đã trở thành một triệu phú đô-la và bây giờ thực chất là một ông chủ kinh doanh cả kinh tế lẫn chính trị trên lưng Nhà nước với nhiều tham vọng và nhiều thủ đoạn mới để tiến thân hòng làm nguyên thủ quốc gia? Tuy nhiên, (do CIA) bắt đầu 2010 cho đến nay, người lên tiếng nhiều nhất về các biến cố trên Biển Đông và về quan điểm cũng như chiến lược đối phó của Việt Nam trước sự uy hiếp của Trung Quốc chính là Trung tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ông Vịnh vừa phát biểu chính thức tại Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn Khu vực ASEAN (AFR) ở Indonesia vừa trả lời phỏng vấn của báo chí, cả báo chí ngoại quốc lẫn báo chí Việt Nam như là một người văn-vỏ song toàn. nhờ có CIA ngầm đứng sau lưng

    Đầu tháng 3 vừa qua, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam đã thăm viếng Bắc Kinh và có cuộc tiếp xúc đặc biệt với Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc (cái tài của CIA là làm cách nào BTQP Trung Quốc ph ải có mặt ở Hà Nội trong vài tháng tới). Đây là chuyến đi thăm Trung Quốc đầu tiên của Nguyễn Chí Vịnh kể từ sau khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng quốc phòng vào tháng 2 năm 2009. Tuy nhiên, chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Chí Vịnh đã không được báo chí tại Việt Nam đề cập nhiều, thậm chí không nói rõ mục tiêu và thời gian thăm viếng của Nguyễn Chí Vịnh tại Bắc Kinh, cũng giống như thời kỳ Kissinger đi đêm với TQ. Trong khi đó, báo chí Trung Quốc lại thổi lớn việc Nguyễn Chí Vịnh dẫn một phái đoàn quân sự thăm viếng Trung Quốc với mục tiêu thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước nhân dịp đánh dấu 60 năm quan hệ Trung Việt. Báo chí Trung Quốc còn cho biết là trong buổi tiếp xúc, Trung tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, đã hết lòng khen ngợi Nguyễn Chí Vịnh và mong mỏi Nguyễn Chí Vịnh góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ trao đổi song phương và hợp tác để hiểu biết sâu sắc hơn, đồng thời gia tăng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước. Rỏ ràng ngay đến TQ mà còn vướng mưu của Tình báo Mỹ, vì sự thật Mỹ đả tĩ mĩ hoá lộ đồ chiến lược toàn cầu 100 năm và cứ theo đó mỗi decent interval phải hoàn thành mục tiêu để sang decent interval khác, những ai là chướng ngại vật trên trục lộ-đồ ấy phải bị triệt tiêu như anh em Kennedy, Johnson, Nixon, Reagan, William E Colby …

    Từ đầu năm 2010 đến nay, có lẽ Nguyễn Chí Vịnh là nhân vật cao cấp nhất của Hà Nội viếng thăm Trung Quốc. Việc Bắc Kinh mời Nguyễn Chí Vịnh thăm viếng đúng vào lúc cả hai chế độ cộng sản anh em này đang tổ chức các buổi lễ kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao cho thấy là Bắc Kinh đang chuẩn bị tư thế chính trị cho Nguyễn Chí Vịnh. Tại sao? Nguyễn Chí Vịnh và Tô Huy Rứa được coi là hai nhân vật “thân tín” nhất của Trung Quốc trong hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay. Tô Huy Rứa đang được Bắc Kinh hỗ trợ để trở thành một lý thuyết gia “Mác-xít” cuối mùa tại Việt Nam; giống như Liên Xô đã từng uốn nắn Đào Duy Tùng trở thành lý thuyết gia “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” vào những năm cuối thập niên 80. Tô Huy Rứa hiện nay là Ủy viên bộ chính trị, Trưởng ban tuyên giáo, nắm trong tay toàn bộ công cụ báo chí tuyền thông và các cơ sở giáo dục. Tô Huy Rứa còn là Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, một cơ quan trá hình để tổ chức những buổi học tập bồi dưỡng chính trị và tư tưởng cho các cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam qua sự giảng dạy của cán bộ chính trị từ Trung Quốc.

    Nguyễn Chí Vịnh đang được Bắc Kinh chuẩn bị nắm vị trí số một trong Bộ quốc phòng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới. Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957, con trai của tướng Nguyễn Chí Thanh. Sau khi Nguyễn Chí Thanh chết ở trong Nam thì Nguyễn Chí Vịnh được gia đình Lê Đức Thọ nuôi nấng (có ai hiểu được Thọ là con cờ của Mỹ và được Mỹ bảo đảm muôn năm triều đại Lê Ðức Thọ và có quyền truyền ngôi lại cho bất kỳ ai mà Thọ ủy thác không biết chừng là Nguyễn Chí Vinh?). Năm 1977, Nguyễn Chí Vịnh nhập ngũ và tốt nghiệp sĩ quan thông tin, năm 1979, Nguyễn Chí Vịnh vào làm việc cho cục Nghiên cứu Bộ quốc phòng. Tháng 2 năm 1995, Nguyễn Chí Vịnh giữ nhiệm vụ chỉ huy Cục 12, Tổng cục 2. Năm 1997, Nguyễn Chí Vịnh được bổ nhiệm làm Phó tổng cục 2. Đây là thời kỳ Nguyễn Chí Vinh đã được lệnh cấu kết với phe nhóm Lê Đức Anh ngụy tạo một số bản tin tình báo mật của cơ quan CIA Hoa Kỳ, cáo buộc là CIA đã móc nối một số nhân vật cao cấp của Cộng sản Việt Nam, trong đó có các ông Phan Văn Khải, Võ Văn Kiệt và cả Võ Nguyên Giáp, với âm mưu làm loạn để lật đổ chính quyền cộng sản. Ông Võ Nguyên Giáp đã viết thư tố cáo những ngụy tạo này và yêu cầu điều tra Nguyễn Chí Vịnh nhưng Lê Đức Anh đã gạt ra theo lệnh của tình báo Mỹ vì đây là kế hoặch đánh hoả mù của CIA để cho Vịnh có cớ loại dần những thành phần nồng cốt của TQ nhưng lại không chịu tham nhũng để Vịnh loại ra; điều nầy lập lại những gì mà Mỹ khai thác kín đáo triple cross Phạm Xuân Ẩn mà Mai Chí Thọ chả hiểu gì cả

    Nhờ những việc làm nói trên, Nguyễn Chí Vịnh được thăng Thiếu tướng vào tháng 7 năm 1999 và 3 năm sau được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục 2 vào tháng 8 năm 2002, thay thế Trung tướng Đặng Vũ Chính là bố vợ của Vịnh về hưu. Kể từ khi nắm Tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh đã trở nên thân thiết với Bắc Kinh nhiều hơn và hai phía đã có những hợp tác trao đổi về các tin tức tình báo, phải phục CIA về điểm nầy? Nguyễn Chí Vịnh đã cung cấp cho phía Trung Quốc danh sách cán bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có cảm tình hoặc không có cảm tình đối với Bắc Kinh, để cho Bắc Kinh ra tay thủ-tiêu như Võ Văn Kiệt. Dựa trên danh sách này, Trung Quốc đã tìm cách mua chuộc và gây ảnh hưởng lên hàng ngũ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Trong mối quan hệ này, Nguyễn Chí Vịnh được coi là “con thoi” giữa Nông Đức Mạnh với lãnh đạo Bắc Kinh. Đặc biệt, Nguyễn Chí Vịnh được Nông Đức Mạnh giao cho nhiệm vụ liên lạc về vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Tháng 12 năm 2004, Nguyễn Chí Vịnh được thăng Trung Tướng nhờ giúp TQ trúng thầu tại Tây nguyên

    Vào năm 2006, cả Nông Đức Mạnh lẫn Bắc Kinh đều muốn đưa Nguyễn Chí Vịnh vào Trung ương Đảng nhân đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10 vào tháng 4 năm 2006. Nhưng Nguyễn Chí Vịnh đã bị tấn công dữ dội về vụ Tổng Cục 2 làm tay sai cho Trung Quốc. Đồng thời uy tín của Nông Đức Mạnh bị suy giảm một cách thê thảm sau khi phe Nguyễn Tấn Dũng khui ổ tham nhũng PMU 18 thuộc Bộ giao thông từ cuối năm 2005, vì thế mà tên của Nguyễn Chí Vịnh đã không được để vào danh sách ứng viên Trung ương đảng để cho các đại biểu chọn lựa trong đại hội X vào tháng 4 năm 2006, nhưng CIA lại muốn như vậy để dể che đậy

    Về pháp lý Mỹ sẽ không can thiệp quân sự?

    Giá dầu và căng thẳng Biển Đông như Hãng tin Reuters dẫn lời các chuyên gia nói việc giá dầu tiếp tục ở mức cao khiến khả năng phát hiện dầu hỏa ở Biển Đông thêm phần hấp dẫn cho các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền; Giá dầu thô Brent được cho là sẽ ở trên mức 100 đôla một thùng trong cả năm 2012

    Hội nghị của Asean ở đảo Bali của Indonesia tuần này dự kiến sẽ tập trung bàn về tranh chấp Biển Đông và khối này nên phản ứng với Trung Quốc thế nào. Nhà nghiên cứu Ian Storey, ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, nói với Reuters: "Trung Quốc cần tiếp cận dầu và khí đốt để giảm phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nước ngoài, vốn là rủi ro chiến lược." Và "Đây là một phần lý do vì sao căng thẳng đã tăng lên trong hai, ba năm qua vì Trung Quốc cảm thấy rằng các nước tranh chấp khác - cụ thể là Việt Nam, Malaysia và Philippines - đã 'đơn phương' chiếm đoạt tài nguyên mà TQ cho rằng thuộc về Trung Quốc."

    Trong một báo cáo tháng Ba 2008, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước đoán trữ lượng dầu chưa tìm thấy ở Biển Đông có thể chênh lệch từ 28 tỉ lên đến 213 tỉ thùng. Còn năm ngoái, Khảo sát Địa chất Mỹ ước đoán có 50% khả năng là vùng biển này có ít nhất 10.25 tỉ thùng dầu chưa được phát hiện, mà đa số là gần quần đảo Trường Sa. Triển vọng khí đốt ở Biển Đông có vẻ còn sáng sủa hơn - 60% đến 70% trữ lượng hydrocarbon ở đây được tin là chứa khí đốt tự nhiên. Khảo sát Địa chất Mỹ cho rằng có 50% khả năng sẽ tìm ra ít nhất 3.79 ngàn tỉ mét khối khí đốt, tương đương 30 năm tiêu thụ theo mức độ hiện nay của Trung Quốc. Một nhân vật trong ngành hiện ở Bắc Kinh, muốn giấu tên, nói với Reuters: "Việt Nam rất muốn phát triển tài nguyên ở đó vì các mỏ dầu chính của họ đang cạn dần."

    Theo Reuters, một số chuyên gia dự đoán rốt cuộc người ta sẽ có thể tìm dầu ở những khu vực tranh cãi thông qua các thỏa thuận song phương hoặc đa phương; Giáo sư nghiên cứu về Việt Nam lâu năm ở Úc, Carl Thayer, nói với Reuters: "Thực tế thì Trung Quốc không thể mong có tất cả." Và "Nỗ lực cùng khai thác có thể trở nên nghiêm chỉnh hơn ...vì Trung Quốc không thể để uy tín bị thiệt hại một khi sự thù địch cứ tăng lên"

    Nhưng bất kỳ một thỏa thuận nào giữa các nước tranh chấp cũng sẽ mất thời gian Đầu tháng Bảy, Philippines đã bác bỏ khả năng khai thác chung với bất kỳ nước nào ở Bãi Cỏ Rong ở phía tây đảo Palawan mà nước này xem là thuộc về họ, nhưng khả năng Philippines khộng thể một mình cán đáng vì thiếu khoa học kỹ thuật, thế họ nhờ ai?.

    Hạm đội 7 của Hoa Kỳ từng đứng nhìn Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay Hải quân miền Nam hồi năm 1974, thế nên ngày nay vì sợ TQ nắm vòi xăng nên Mỹ ngầm ý cho Ấn Ðộ thay mình bảo vệ VN trước khi Philippine rồi Nhựt bản nhảy vào vòng chiến, khi quân Mỹ nhảy vào thì mọi việc xem như sắp kết thúc.

    Giáo sư quan hệ quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng từ Washington nói Hoa Kỳ sẽ không can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam ở Biển Đông. Ông nói với BBC mối quan hệ hiện nay giữa Hà Nội và Washington cần phải 'đổi khác nhiều lắm' để có thể xảy ra khả năng Hoa Kỳ bảo vệ Việt Nam khi có xung đột (hành động sơ khởi thả Bà Thanh thủy, rồi sau đó tới những tù binh lương tâm chống TQ)

    Trong bối cảnh hai nước chuẩn bị có diễn tập hải quân lần thứ nhì tại Biển Đông, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang phải tính toán làm sao để cân bằng các mối quan hệ khu vực. Giáo sư Hùng nói Hoa Kỳ có quan hệ chặt chẽ với những nước mà họ cam kết bảo vệ. "Chúng ta thấy Hoa Kỳ tuyên bố với Nhật Bản rất rõ rệt, Đảo Shenkaku là đảo Ðiếu Ngư hiện Nhật Bản đóng và Hoa Kỳ có liên minh quân sự với Nhật Bản. Nếu Nhật Bản bị tấn công Hoa Kỳ sẽ phải giúp đỡ. "Rồi với Phi Luật Tân thì Đại sứ Hoa Kỳ cũng nói Hoa Kỳ ủng hộ quan điểm của Phi Luật Tân, cái đó rất rõ bởi vì họ đã có hiệp ước với nhau"

    Khi BBC hỏi quan hệ giữa hai bên cần cải thiện tới đâu để có mối quan hệ tương tự như với Nhật Bản và Philippines, giáo sư Hùng nói: "Tôi nghĩ rằng phải cải thiện thêm rất nhiều nữa, hai bên phải tin tưởng nhau rất nhiều nữa."

    'Trở lại Châu Á'
    Giáo sư Hùng cũng nói với Nguyễn Hùng của BBC rằng khả năng xảy ra xung đột hiện nay là rất nhỏ vì Trung Quốc "không có lợi gì mà hành động ngay bây giờ" vì họ sẽ bị thế giới cô lập và các nước khác sẽ ngả về phía Hoa Kỳ. Theo ông, Hoa Kỳ ý thức được sự trỗi dậy của Trung Quốc và đang có chính sách tập trung sức mạnh quân sự của họ về Châu Á để kiềm chế Bắc Kinh. Ðây là sách lược đả có sẳn trong lộ đồ từ tu chánh án

    “Cooper Church 1970” và “Case-Church 1973”


    "Tôi nghĩ nó là chính sách bởi vì có hai ba chuyện.trồng tréo nhau’

    Nói về gốc cạnh khác:

    "Thứ nhất là trong khoảng một hai năm nay lực lượng Hoa Kỳ chuyển sang bên Châu Á khá nhiều, có tới 60% lực lượng của Hoa Kỳ đã chuyển sang Châu Á rồi.
    "Thứ hai là về chính sách, chúng ta thấy từ mùa hè năm ngoái cả ông [Bộ trưởng Quốc phòng] Robert Gates và bà Clinton đều nói 'we're back' tức là 'chúng tôi đã trở lại Châu Á rồi'”Roll-back”

    "Gần đây nhất chúng ta thấy ngày 20/6 vừa rồi ông John McCain đã có tuyên bố rất lớn

    "Hai Thượng Nghị sỹ mà tôi nghĩ là rất quan trọng ở Mỹ và quan tâm tới Á Châu, thứ nhất là Thượng Nghị sỹ [Jim] Webb thì ông đã đề nghị một nghị quyết cảnh cáo các hành động có tính khiêu khích của Trung Quốc

    "Rồi đến ông McCain, ông ấy nói Mỹ cần quan tâm tới Á Châu. Ông cũng nói không nhất thiết Mỹ và Trung Quốc phải tranh chấp với nhau nhưng ông cũng muốn Mỹ phải ủng hộ các nước Á Châu để họ có thể tự bảo vệ họ chống lại sự lấn lướt của Trung Quốc."

    Việt Nam và Trung Quốc đã có lịch sử xung đột kéo dài cả ngàn năm, mặc dù những lần xung đột trong thời gian gần đây ít được nhắc tới

    Biển Ðông nổi sóng: Hồi năm 1974, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa khiến hơn 50 lính miền Nam tử trận. Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người tham gia trận thủy chiến khi đó, từng nói với BBC lực lượng hai bên không khác nhau mấy nhưng các tàu của Trung Quốc hiện đại hơn nhiều khiến Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Ông cũng nói Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đóng cách nơi xảy ra xung đột không xa nhưng không can thiệp bất chấp lời cầu cứu.

    Tới năm 1988 Trung Quốc cũng đã bắn chết gần 70 lính Việt Nam trong một trận thủy chiến khác gần quần đảo Trường Sa. Còn giữa hai trận thủy chiến này, đã xảy ra cuộc chiến trên bộ qua biên giới khi quân Trung Quốc đánh vào sáu tỉnh biên giới năm 1979 gây thiệt hại nặng về quân và dân cho Việt Nam. .Liên Xô khi đó cũng không can thiệp cho dù đã ký hiệp ước Hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam hồi năm 1978. Trong khi tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tại Campuchia, Moscow và khối Hiệp ước Varsava khi đó cũng không muốn "tham chiến" chống lại Trung Quốc. Thế rút kinh nghiệm nầy tại sao Trung Quốc không dám lập lại hành động côn đồ để lấn lướt và đặt gian khoan tối tân vào Biển Ðông của VN? Ðây là cái bẩy mà Chu Ân Lai và Mao Trạch Ðông đã nghi ngờ khi tiếp kiến Kissinger và Nixon 1972. Vì TQ cũng ngữi được Mỹ đã ngầm ý giao cho Ấn Ðộ bảo vệ VN để chiếm ngôi vị hạng NHÌ của thế giới theo lăng kính Eurasian-II.

    “Thế thì chúng ta cũng nên đi đến kết luận “Tuy Cha nó lú nhưng có Chú nó khôn”

    Thế thì giải quyết Biễn Ðông ra sao?

    Năm 1999 Việt Nam và Philippines từng đưa ra đề xuất về một quy tắc ứng xử tại Biển Đông, nhưng bị Trung Quốc bác bỏ; sau do vì phãi nghe theo lời cũa Mao và Ðặng Tiểu Bình, nên Lưu Kiến Siêu buộc lòng tuyên bố: “Nay Trung Quốc cởi mở hơn và sẵn sàng xem xét các phương thức và sáng kiến mới nhằm "giữ gìn hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực". Ngoài Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển được cho là có tầm quan trọng lớn này. Mới đây, Hoa Kỳ cũng tuyên bố tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông là "quan tâm quốc gia của Mỹ". Trước ngày Hội nghị thượng đỉnh Asean khai mạc tại Hà Nội vào cuối tháng 10/2010, đang có nhiều tiếng nói của các nước kêu gọi tăng cường hợp tác khu vực thay vì tranh chấp. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bắt đầu thảo luận nhằm đưa ra một bộ quy tắc với mục tiêu ngăn chặn không để các tranh chấp lãnh thổ bùng nổ thành xung đột vũ trang. Ông Lưu khẳng định: "Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan về văn bản này" Tuy nhiên, hiện chưa có một thời gian biểu cụ thể cho đàm phán CoC. Truyền thông Philippines nói Trung Quốc cùng các nước Asean đã bắt đầu thảo luận về việc xây dựng một bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (CoC) "Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã bắt đầu thảo luận nhằm đưa ra một bộ quy tắc với mục tiêu ngăn chặn không để các tranh chấp lãnh thổ bùng nổ thành xung đột vũ trang" Nếu quả như vậy, thì đây là một bước tiến đáng kể trong quá trình tìm giải pháp cho tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, mà thời gian gần đây đang có xu hướng căng thẳng. Các nước Asean và Trung Quốc hồi năm 2002 đã ký với nhau Tuyên bố chung về nguyên tắc ứng xử ở Biển Đông (DoC) nhằm giảm thiểu căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên văn bản này bị cho là thiếu tính ràng buộc về pháp lý và một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhiều lần kêu gọi đưa ra một cơ chế luật lệ chặt chẽ hơn.

    Tổng thống Philippines tuyên bố Asean sẽ hợp thành một khối nếu Trung Quốc sử dụng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; Ông Benigno Aquino III đã có phát biểu về chủ đề Biển Đông một ngày trước cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước Asean và Tổng thống Mỹ Barack Obama để bàn về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. "Nếu điều đó xảy ra thì tôi nghĩ Asean đã cho thấy chúng tôi sẽ đoàn kết thành một khối"."Hy vọng chúng tôi sẽ không phải nghe cụm từ 'Biển Nam Trung Hoa' với hàm ý đó là biển của Trung Quốc".Tân tổng thống Philippines cũng ca ngợi nỗ lực tăng cường hiện diện trong khu vực Đông Nam Á của chính quyền Obama, nhất là trong lĩnh vực quân sự. ông Obama và lãnh đạo Asean dự tính sẽ đưa ra thông cáo chung kêu gọi giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình và không sử dụng vũ lực. rung Quốc đã tỏ ra tức giận sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu ở Hà Nội rằng giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông là "quan tâm quốc gia" của Mỹ. Nhung Bắc Kinh nói Washington đang can thiệp vào chuyện nội bộ của châu Á. Mỹ tỏ ra quan ngại về tự do lưu thông hàng hải tại Biển đông, trong khi Trung Quốc cho rằng đây chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ quay trở lại khu vực. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ P.J. Crowley vẫn khẳng định rằng Mỹ ủng hộ "nguyên tắc tự do lưu thông trong khu vực" Khi nói tới chủ quyền, đoàn kết dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc sẽ không lùi bước hay nhân nhượng Tuy nhiên ông thủ tướng nói Bắc Kinh không muốn đối đầu. "Thế giới trong thế kỷ 21 không mấy yên tĩnh, nhưng thời nay không ai còn có thể đơn độc giải quyết các vấn đề bằng vũ lực nữa."

    Ôn Gia Bảo được nói là nhằm giải thích cho cộng đồng thế giới hiểu về "một nước Trung Quốc thực sự" Trung Quốc muốn phát triển một cách hòa bình, sự phát triển của Trung Quốc không làm hại ai và không đe dọa ai, có những cường quốc khi lớn mạnh thì bá quyền nước lớn. Trung Quốc sẽ không bao giờ theo chân họ." (Ám chĩ Hoa Kỳ) Trung Quốc "tự hào về tăng trưởng kinh tế trong ba thập niên qua" và rằng hệ thống chính trị và kinh tế của nước ông đang cần đổi mới. Ông nói: "Trung Quốc sẽ còn cởi mở hơn với thế giới trong những năm tới" - "Hợp tác các bên cùng có lợi là chính sách lâu dài của Trung Quốc."

    Ðề chuẩn bị, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ gặp ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara tại Hawaii, bắt đầu chuyến công du nhằm tăng cường quan hệ trong vùng châu Á - Thái Bình Dương. Bộ ngoại giao Mỹ nói rằng bà Clinton cũng sẽ thăm Việt Nam, nơi bà chính thức khởi động sự tham gia của Hoa Kỳ vào hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cũng như các nước Campuchia, Malaysia, Papua New Guinea, New Zealand và Úc. "Bà sẽ bắt đầu chuyến đi từ Honolulu, nơi gặp ngoại trưởng Nhật Maehara và sau đó ra tuyên bố về chính sách của Hoa Kỳ về khu vực châu Á-Thái Bình Dương," phát ngôn nhân bộ ngoại giao P.J. Crowley nói trong cuộc họp báo. Chuyến đi này dự kiến sẽ tập trung vào vai trò quyền lực gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, mà trong những tuần qua Bắc Kinh và Tokyo từng có những lời lẽ qua lại gay gắt về tranh chấp biển đảo. Giới chức Hoa Kỳ nhấn mạnh đến sức mạnh đồng minh Mỹ-Nhật mặc dù có căng thẳng sau quyết định hồi năm 2006 di dời căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa. Sự phản đối trong nước phần nào đã khiến thủ tướng Yukio Hatoyama mất chức, nhưng người kế nhiệm Natao Kan nói sẽ thực hiện việc di dời, một bước mà Hoa Kỳ nói là cần thiết để điều phối lại quân Mỹ ở Nhật. Bà Clinton sẽ tham dự Thượng đỉnh Đông Á ở Hà Nội, mở đường cho tổng thống Barack Obama đến dự phiên thượng đỉnh năm sau, và kết thúc chuyến đi ở Úc bằng một phiên họp thường niên giữa hai nước về ngoại giao và quốc phòng.

    Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông được cho là có liên hệ chặt chẽ tới nguồn lợi thiên nhiên ở khu vực này. Tuy nhiên Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là dầu khí, tới đâu thì còn là một câu hỏi lớn. Biển Đông có diện tích 3,5 triệu km vuông, trải dài từ Singapore tới eo biển Đài Loan. Ước tính về trữ lượng dầu khí tại đây không đồng nhất, với một số nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng Biển Đông có nhiều dầu thô hơn Iran và nhiều khí tự nhiên hơn Ảrập Saudi - Thế giới hiện nay cũng đã bắt đầu khai thác dầu khí ngoài khơi nhiều hơn là trong đất liền. Chúng ta đang tìm kiếm dầu khí xa hơn, sâu hơn và trong các điều kiện khắc nghiệt hơn ở ngoài biển.

    Khi nói tới Biển Đông, người ta hay nghe thấy cụm từ đi kèm là "nhiều dầu khí". Và một phần lớn trong nghiên cứu của các chuyên gia là xem xét liệu những trông đợi về nguồn lợi dầu ở đây có hiện thực hay không; Cũng cần phải nói là không thể chắc chắn về trữ lượng nếu như không khoan thăm dò, thế nhưng sẽ không có công ty hay tập đoàn nào bỏ tiền đầu tư thăm dò nếu như họ không được bảo đảm về quyền khai thác, nhất là tại các khu vực có chồng lấn chủ quyền. Vậy nên, điều quan trọng là các quốc gia tranh chấp đi đến một sự nhượng bộ nào đó để công tác thăm dò có thể thực hiện. Asean có thể đóng vai trò tích cực trong việc điều phối hoạt động của các quốc gia thành viên, nhất là trong việc đối thoại với Trung Quốc về các vấn đề luật pháp và an ninh.

    Tuy nhiên vấn đề chính là dường như Asean khó đạt được thỏa thuận chung, Tôi nghĩ đây là khó khăn lớn nhất. Thí dụ trong chủ đề Biển Đông, các thành viên Asean đồng thời cũng là các bên tranh chấp, vì vậy dễ hiểu là họ có thể nói cùng một giọng. Ngay cả trong quan hệ với Trung Quốc, cũng có khác biệt. Một số quốc gia Asean chủ trương muốn Trung Quốc tham gia mạnh mẽ hơn trong quá trình đưa ra một Bộ luật Ứng xử mang tính pháp lý chặt chẽ, nhưng lại có nước không hăng hái lắm. nếu như không có một cơ chế hợp tác hay thỏa thuận nào giữa các bên tranh chấp thì sẽ không có phát triển trong dầu khí hay bất kỳ lĩnh vực tại các khu vực chồng lấn. Thí dụ như nói về các đảo Trường Sa chẳng hạn. Nếu các nước liên quan cùng thống nhất coi chúng là "đá", không phải các đảo có người, không đi kèm đòi hỏi về thềm lục địa và khu vực kinh tế đặc quyền 200 hải lý quanh các đảo đó, thì các tranh chấp sẽ được khoanh vùng trong vòng 12 hải lý xung quanh, tức là nhỏ đi một đáng kể. Thế nhưng như mọi đề xuất, quan trọng nhất là phải có ý chí chính trị của các quốc gia thì mới thực hiện được. Lúc này tôi chưa thấy có chỉ dấu rằng các nước tham gia tranh chấp Biển Đông sẽ đồng ý với đề xuất này. Như năm ngoái, khi Việt Nam và Malaysia nộp đơn đăng ký thềm lục địa mở rộng thì Trung Quốc đã phản đối ngay lập tức. Hiện nay thì chúng ta sẽ chỉ thấy một sự giữ nguyên hiện trạng (status quo) mà thôi, nhất là khi các tranh chấp vượt ra ngoài phạm vi song phương mà có sự liên quan của nhiều quốc gia; Vì song phương Việt Nam sẽ bị Trung Quốc bóp mũi. Tuy nhiên vẫn có khả năng các nước có thể hợp tác được với nhau thông qua các thỏa thuận khu vực khai thác chung, như trường hợp Nhật Bản và Trung Quốc đã thống nhất được về nguyên tắc dù chưa thực hiện một cách chính thức. Hay Tuyên bố về Nguyên tắc Ứng xử ở Biển Đông ̣(DoC) cũng là một thỏa thuận cần được khuyến khích vì nó tạo điều kiện cho hợp tác và ổn định.

    Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp có cuộc gặp với lãnh đạo Asean, trong đó các bên sẽ ra thông cáo kêu gọi dàn xếp vấn đề Biển Đông một cách hòa bình; Hãng thông tấn Mỹ Associated Press dẫn dự thảo thông cáo chung nói Mỹ và Asean sẽ kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã khẳng định lập trường mạnh mẽ của Hoa Kỳ khi phát biểu tại hội nghị an ninh khu vực ở Hà Nội rằng giải quyết hòa bình các tranh chấp xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "quan tâm quốc gia của Mỹ". Quan ngại chủ yếu của Washington là xung đột trong khu vực có thể ảnh hưởng tới các tuyến hàng hải quan trọng ở đây; Phát biểu của bà Clinton đã gây phản ứng tức giận từ Bắc Kinh, Trung Quốc cho là Mỹ can thiệp vào vấn đề khu vực. Dự thảo thông cáo chung mà AP có được cho thấy Washington đề xuất nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do lưu thông hàng hải, ổn định trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do buôn bán trong vùng Biển Đông. Thông cáo cũng sẽ "phản đối việc sử dụng vũ lực của bất cứ nước nào liên quan trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông" Các vị lãnh đạo theo kế hoạch cũng sẽ tái khẳng định cam kết ủng hộ Tuyên bố về cách hành xử ở Biển Đông mà Asean và Trung Quốc đưa ra hồi năm 2002, trong đó kêu gọi các bên không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Thông cáo chung cũng sẽ khuyến khích tìm kiếm một bộ Quy tắc ứng xử chăt chẽ hơn về Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell và Giám đốc chuyên trách Á châu của Ủy ban An ninh Quốc gia Jeffrey Bader đã nói với các đại sứ Asean rằng tuyên bố của bà Clinton tại Hà Nội đã có kết quả, vì Trung Quốc "rõ ràng đã nhún mình và có cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn".

    Trong một cuộc gặp gần đây với quan chức Trung Quốc, Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về cách hành xử của các bên trong khu vực tranh chấp. Phía Mỹ tìm cách trấn an Trung Quốc rằng lời phát biểu của bà Clinton không nhằm vào bất cứ nước nào.

    Ðể đi đến kết luận, các nước nhỏ cứ “làm-chũ”, nhưng để cho Trung Quốc “quản-lý” khai-thác và Mỹ chỉ độc quyền “chủ-đạo” đem bán sản phẫm bằng đồng đôla Xanh, có một điều nghịch lý là 2 nước làm chủ và quản lý phải mua dầu với giá đắt hơn người chủ đạo ở xa! Ðó là mục tiêu của Ðệ-II Skull and Bones (George H.W. Bush) còn Ðệ-1 là chia Trung Quốc ra nhiều tiểu quốc (William Averell Harriman 1891-1986) dẫn giãi như theo tôi nghĩ: LX như trái Xoài Riêng đã bị bóc cái võ ngoài gai-gốc ra, bây giờ chỉ còn bóc múi TQ ra bõ vào miệng “Hẫu-Sực lá”. Còn Harriman là: “That cake was baked long ago… what would come next?” Ðể sau cùng thành lập một Liên Phòng Trung Á (Center Asian Treaty Organization) dưới cái dù tối-huệ-quốc của Mỹ, (US Freedom Support Act) qua sự giám sát của Ấn-độ, vì năm 2020 Ấn-độ sẽ chiếm ngôi vị hạng-2 của Trung Quốc, kết thúc thế chiến lược toàn cầu “Eurasian Great Game-1” 1920-2020)
    (“American Dynasty” Kevin Phillips: W.A.Harriman had evolved its own version of Permanent Government akin the British model 1920 through now)

    KQ Trương Văn Vinh

    Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
    www.truclamyentu.info/.../tvbd_tvvinh_my-cung-cap...

Trang 18/18 đầuđầu ... 8161718

Similar Threads

  1. KGB/CIA đạo diển cuộc chiến VN
    By vinhtruong in forum Trang Vinhtruong
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 06-29-2011, 08:48 PM
  2. đàn ông khác đàn bà .
    By TAM73F in forum Vui cười
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 06-25-2011, 03:56 PM
  3. Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 03-19-2010, 09:23 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •