Bí ẩn hiện tượng tìm mộ bằng ngoại cảm


Nhớ lại hành trình tìm hài cốt người em gái qua các nhà ngoại cảm, GS Trần Phương (tên thật là Vũ Văn Dung), nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, xúc động: “Hài cốt em tôi đã tìm thấy, nhưng những con đường dẫn đến kết quả ấy thì vẫn là bí ẩn”.



............................
Những năm gần đây, khi nghe tin nhiều người tìm được hài cốt bằng phương pháp ngoại cảm, nhưng GS Phương cũng không tin là chuyện có thật, ông cho rằng đó là trò lừa bịp. Tuy nhiên, được sự hướng dẫn của nhiều người, ông cũng muốn tò mò thử xem sao.

Để giúp GS Phương, nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã đã bay từ TP HCM ra Hà Nội. Anh Nhã kể với GS Phương rằng, anh từng là một kỹ sư hóa, đảng viên, nhiều năm công tác ở Đoàn Thanh niên TP HCM.

Anh Nhã có khả năng ngoại cảm do học thiền. Anh đã vẽ sơ đồ cả ngàn ngôi mộ và các nhà khoa học thống kê thấy chính xác 60%. Bản thân anh cũng không hiểu vì sao anh có khả năng đó, chỉ biết rằng thông tin đến với anh thế nào thì anh vẽ ra vậy, còn thông tin đúng hay sai, đối với anh cũng vẫn là điều bí ẩn.

“Trận đồ bát quái” của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã

Trong căn phòng làm việc của GS Phương, anh Nhã hỏi vài thông tin về cô Khang, rồi anh lấy một tờ giấy to và mấy cây bút màu ra vẽ bản đồ. Anh Nhã vẽ một cách thư thả, lưu loát, không có vết gạch xóa nào. Trên bản đồ thể hiện con sông uốn lượn, đường to đường nhỏ giao nhau và ghi rõ: Từ bến đò La Tiến đi về hướng đông nam thấy một trường học, đi chừng 1,6km thì đến ngã tư, phía trái ngã tư thấy quán tạp hóa có cửa màu xanh dương, lúc đó rẽ tay phải thấy cái đình.

Đi chừng 1km thì rẽ trái vào con đường nhỏ. Đi tiếp 60m rồi rẽ phải, đi khoảng 45m nữa thì đến mộ. Mộ nằm trên đất nhà cô Nhường, 47 tuổi. Đối diện với mộ là quán ông An, 56 tuổi. Mộ chôn đầu về hướng tây, cách gốc cây đa 4m, trên mộ có một khúc cây dài 4 tấc, một cục gạch vỡ màu nâu đỏ và 5 cây cỏ dại có hoa màu tím nhạt.

Đọc lời miêu tả trên bản đồ thấy hoa cả mắt, nhiều đường loằng ngoằng như vậy thì sẽ rất khó chính xác. Thấy GS Phương có vẻ suy nghĩ, anh Nhã liền bảo: “Tôi sẽ cho GS một tín hiệu để tìm nhé”. Nói rồi anh Nhã ghi vào bản đồ: 13h30 ngày thứ tư 28/7 sẽ có một bé gái chừng 11 tuổi, mặc áo hoa xanh đến gần mộ. Anh Nhã còn dặn tiếp: “Nếu GS đến sớm thì 5 cây cỏ dại có 10 bông hoa tím, nếu đến muộn thì chỉ còn 5 bông”.

GS Phương ngạc nhiên quá liền hỏi: “Anh không biết gì về vùng đất đó, vậy dựa vào cái gì mà anh vẽ tấm bản đồ chi tiết đến vậy?”. Anh Nhã nói: “Tôi thấy trong đầu hiện ra như thế nào thì tôi vẽ như thế, tôi cũng không hiểu”. GS Phương hỏi tiếp: “Còn tên những người như cô Nhường, ông An, sao anh biết?”. Anh Nhã giải thích: “Tôi thấy trong tai có những âm thanh ấy. Có thể là Nhương, Nhường hoặc Nhượng. Cũng có thể là 47 hoặc 87 tuổi. Còn An thì cũng có thể là Am…”.

Trao đổi xong, anh Nhã liền chia tay GS Phương, vào TP HCM để tiếp tục công việc của lãnh đạo một doanh nghiệp. Tin thì ít, ngờ vực thì nhiều, song GS Phương vẫn thử làm theo lời chỉ dẫn của anh Nhã.

Theo chỉ dẫn, gia đình GS Phương vượt 100km từ Hà Nội về bến đò La Tiến. Tuy nhiên, tìm suốt cả buổi mà không thấy dấu hiệu khớp với bản đồ anh Nhã vẽ. Tình cờ lúc đó có một cụ già tên Yên ở làng đi qua, xem bản đồ rồi bảo: Bản đồ này vẽ theo đường ngày xưa, những con đường hầu như đã được nắn lại. Các địa điểm trên bản đồ và thực tế cũng không chính xác về cự ly. GS Phương liền gọi điện cho anh Nhã và anh bảo, miễn là tìm thấy các dấu hiệu như đã tả sẽ thấy phần mộ, còn cự ly thì có thể do anh ước lượng không chính xác.

Tham khảo những người già trong làng về thực địa xưa kia của ngôi làng, cùng với những chỉ dẫn trên bản đồ, GS Phương cũng xác định được các dấu vết như trường học, đình, quán tạp hóa, những con đường, ngõ ngách… Thông tin đã dẫn đến nhà ông Điển, một nông dân trong làng. Ông Điển khẳng định đất trong đê không thể có hài cốt. Ông Điển chỉ cho GS Phương dải đất bãi ngoài đê, cạnh vụng Quạ.

Người dân ở đây gọi là vụng Quạ bởi nơi đây ngày xưa có nhiều quạ bay đến ăn xác chết bị cuốn vào đây. Cạnh vụng Quạ có 3 ngôi mộ vô thừa nhận. Tuy nhiên, không thấy có dấu hiệu nào quanh 3 ngôi mộ như anh Nhã nói nên mọi người lại vào làng.

Trong làng, giữa một mảnh đất khá rộng, có một ngôi nhà quay về hướng nam, có sân gạch, tường hoa, mảnh vườn có những vạt dây lang và cái ao nhỏ. Cạnh đó có con đường làng, đầm sen rộng mênh mông. Phía bên kia đầm sen là đê sông Luộc. Sau ngôi nhà là một vườn chuối. Mảnh vườn phía tây ngôi nhà trồng mít um tùm, dưới đất đầy cỏ dại, toàn một loại hoa bằng hạt thóc màu tím nhạt. Anh Nhã bảo chỗ ngôi mộ có 5 cây hoa màu tím, nhưng trong mảnh vườn này đếm đến cả vạn cây. Đâu đâu cũng thấy gạch vỡ bừa bãi, cành cây mục, như đánh đố những người tìm kiếm.

Ngay chân đê sông Luộc là nhà anh An, 45 tuổi. Nhà xây bằng gạch để ở chứ không bày biện bán hàng như anh Nhã nói. Tuy nhiên, chị vợ anh An cho biết, nhà có một quán hàng ở chợ, song nếu người quanh xóm mua hàng thì vợ chồng anh cũng có để bán. Còn đất bà Nhường? Cả làng không có ai tên Nhường hay Nhượng mà chỉ có bà Nhương, 70 tuổi.

Qua những dấu hiệu trên, có thể kết luận rằng những thông tin dẫn dắt việc tìm đến ngôi mộ đã có đủ, nhưng những dấu hiệu của ngôi mộ thì lại không thấy. Mọi người đành nghỉ ngơi để chờ đến 13h30, xem có cháu bé dẫn đường như anh Nhã miêu tả hay không.

Lúc đó là trưa hè oi ả. GS Phương chợt nghĩ, ở cái làng hẻo lánh giáp đê này thì kiếm đâu ra một bé gái mặc áo hoa xanh? Mặc dù vậy, GS vẫn phân công mọi người đón các ngả đường dẫn đến nhà ông Điển. Cả giờ đồng hồ đường xá vắng tanh. Quá 15 phút mà vẫn không thấy bóng người. Bỗng một tốp thanh niên cười nói đạp xe từ cuối làng qua. Nhưng tất cả là con trai.

Mấy phút sau thì có một tốp con gái cũng từ cuối làng đi tới. Tuy nhiên, một cháu dường như không muốn đi nữa mà đứng lại. Cháu bé mặc áo màu xanh lá cây, có hai bông hoa in to trước ngực. Cô bé bảo mình đã 15 tuổi, nhưng trông vóc người nhỏ hơn so với bạn bè cùng tuổi.

GS Phương hỏi về những ngôi mộ vô thừa nhận, cháu gái này chỉ mấy ngôi mộ ở vườn chùa ngay cạnh đó. Tuy nhiên, đây là những ngôi mộ của những người chết đói năm 1945. Cô bé lại chỉ 3 ngôi mộ phía ngoài đê, cạnh vụng Quạ. Khi ra chỗ vụng Quạ, cô bé đứng chừng nửa tiếng bên bờ ao trước nhà ông Điển mà không có mục đích gì cả. GS Phương thầm nghĩ: “Phải chăng đó là tín hiệu anh Nhã “điều” cho mình?”. Nhưng rồi cuối cùng không khai thác được gì từ cô bé cả.

Đến chiều, gần như mất hết phương hướng, GS Phương lại gọi điện cho anh Nhã. Anh Nhã bảo GS Phương đi tìm ngôi nhà mà 4 mặt đều sơn màu trắng lốp, trước nhà đầy hoa đỏ.

Mọi người tìm khắp làng chỉ thấy những ngôi nhà màu vàng hoặc xám. Cuối cùng mọi người mới chợt nhận ra cái quán nước bên đường bé tí tẹo, thấp lè tè, đủ kê chiếc giường, bày bán vài thứ hàng lặt vặt được quét vôi 4 mặt trắng xóa. Mọi người tạm cho đó là ngôi nhà. Còn hoa đỏ chính là cái đầm sen trước mặt với một biển hoa đỏ. Khi đó trời đã nhá nhem tối, mọi người phải rút về.

Qua điện thoại anh Nhã dặn GS Phương: “Tìm được quán trắng làm mốc là tốt rồi. Ngày mai sẽ tìm tiếp. Tìm mộ là một quá trình vất vả, không phải một lần là thấy ngay được”.

Sau đó anh chỉ dẫn cho công việc ngày mai: 8h sáng có mặt ở quán sơn màu trắng. Khi đó sẽ có một con chó vàng nâu đến cách đó chừng 10m, nó nhìn xem mình có đi theo nó không, rồi quay đi. Hãy đi theo nó. Nó sẽ đi hơn 100m rồi dừng lại ngửi và bới.

Cần quan sát khu vực đó để tìm những dấu hiệu phần mộ như đã ghi trên bản đồ. Nếu tín hiệu trên không xuất hiện thì hãy tìm một con chó vàng nằm ốm một chỗ rồi đánh dấu chỗ đó mà đào.

Hôm sau, mọi người chờ mãi không thấy con chó nào xuất hiện liền chia nhau vào trong làng tìm. Trong làng nhà nào cũng thấy nuôi chó vàng và hễ thấy ai vào là chúng lao ra sủa ầm ĩ. Tìm kiếm mãi rồi cũng thấy một con chó vàng nằm ệp trong nhà cụ Nhờ. Nhưng con chó không phải ốm mà nó chửa, rồi không ăn cơm, cứ nằm im một chỗ.

Mọi người đổ ra khắp ngả tìm kiếm quanh vòng tròn bán kính 10m, lấy tâm điểm là nơi con chó nằm. Thế rồi mọi người phát hiện ra một gốc cây đổ bằng bắp chân, bị vạt rau lang vùi lấp. Cách gốc cây chừng 2m có mấy viên gạch vỡ màu nâu đỏ. Cách mấy viên gạch vỡ đó chừng 3m về hướng đông thì có cây cam cạnh bức tường. Có 5 gốc cây dây leo mọc bên cây cam và bám vào tường. Mọi người đếm kỹ thì thấy mỗi cây có 2 bông hoa tím nhạt, to bằng ngón tay.

Qua điện thoại, anh Nhã hướng dẫn: Từ gốc cây đổ đến dây hoa tím vẽ thành một hình tam giác rồi đứng vào giữa, đánh dấu lại. Lấy một chiếc đũa cắm vào, rồi tự tay GS đặt một quả trứng lên đỉnh chiếc đũa. Nếu quả trứng nằm im thì đào chỗ đó, còn trứng rớt xuống thì cắm lùi ra nửa mét.

Tuy nhiên, GS Phương hết đặt đứng lại đặt nằm, quả trứng vẫn lăn bịch xuống đất. GS Phương bực mình nghĩ: Chỉ tại cái đũa chết tiệt. Đầu đũa tiết diện nhỏ quá mà lại không phẳng thì làm sao mà đặt cho cân được. Ông liền lùi lại nửa mét, cắm chiếc đũa và đặt quả trứng. Kỳ lạ quá, quả trứng nằm im trên đầu đũa.

GS Phương khá ngạc nhiên nhưng ông không tin có sự can thiệp của linh hồn người chết, bởi theo ông trên đời làm gì có linh hồn, mà nếu có linh hồn thì nó cũng đâu phải là một lực tác động vật chất?

Trước khi tiến hành đào bới, mọi người tạm nghỉ, ra bến đò La Tiến ăn cơm. Trời đang nắng gắt bỗng giông gió nổi lên, mây đen ùn ùn kéo đến rồi mưa tầm tã suốt một giờ đồng hồ. Tạnh mưa, mọi người quay về thì sửng sốt khi thấy quả trứng vẫn yên vị trên đầu đũa. Chẳng lẽ khi mưa, bao giờ cũng có hai giọt nước rơi cân bằng xuống hai đầu quả trứng? Chẳng nhẽ gió to như vậy mà không có tác động gì? Theo lời GS Phương, khi ông gỡ quả trứng ra khỏi chiếc đũa, hai tay ông cảm giác như có lực hút nhẹ. Ông nghĩ: Phải chăng nước mưa đã làm giãn nở quả trứng và chiếc đũa tre khiến cho quả trứng gắn chặt vào đầu đũa?

Hai tốp thợ thay nhau đào sâu, rộng như lời anh Nhã nói. Rồi đào thêm về hướng nam vài mét. Tuy nhiên, đào đến tối mịt, hố sâu đến gần 3m mà vẫn chỉ thấy đất và cát. Mọi người đều tỏ ra chán nản và cảm thấy “thầy” Nhã đã hết “phép”. Mặc dù vậy, GS Phương vẫn quyết định phải tiếp tục tìm kiếm, hy vọng tìm được hài cốt em gái.

Ngày thứ ba, rồi ngày thứ tư, gia đình GS Phương tiếp tục tìm kiếm, thậm chí vượt cả sang bên kia sông, thuộc đất Thái Bình để đi tìm những địa danh giống như trên bản đồ “thầy” Nhã vẽ, kết cục là sự chán nản, mất hết niềm tin. GS Phương cũng như những người con, anh em, đều là những nhà khoa học, vốn đã không tin những chuyện tâm linh, nay trực tiếp đi tìm mộ không thành thì lại càng mất niềm tin vào các nhà ngoại cảm. Tất cả các hướng tìm kiếm như trên bản đồ và sự chỉ dẫn của anh Nhã coi như tắc tị.

GS Phương chợt nghĩ: “Ông Nhã này đánh đố mình. Ông ấy bày ra cả một “trận đồ bát quái” rồi bảo mình đi tìm cho đủ. Lục tìm cả đất nước này chưa chắc đã có nơi nào khớp với cái “trận đồ bát quái” của ông”. Nhưng GS Phương lại nhớ đến lời của anh Nhã rằng khả năng tìm mộ của anh chỉ trúng 60%, vậy thì chẳng có lý gì để thắc mắc khi trường hợp của mình rơi vào 40% kia?

Tìm được hài cốt nhờ “gọi hồn”

Sau mấy phút dán mắt vào tấm hình cô Khang, chị Hằng bỗng hớn hở: “Cháu chào cô ạ. Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi hài cốt của cô hiện nay ở đâu?”. Rồi chị Hằng quay sang phía GS Phương hạ giọng: “Có một người đàn ông về đây cùng với cô Khang. Chú ấy nói tên là Sơn”. GS Phương rùng mình xúc động.Cuộc tìm mộ bằng sự hướng dẫn của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã coi như thất bại. Mặc dù thất vọng lắm, song GS Trần Phương vẫn thử lần cuối với nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất, mà nhiều người ở Hà Nội biết đến, đó là Phan Thị Bích Hằng.

Mọi người đồn đại rằng, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có khả năng “gọi hồn”, song GS Phương vẫn không tin trên đời lại có linh hồn. Việc gặp chị Hằng ngoài tìm kiếm thông tin về ngôi mộ cũng là kiểm nghiệm xem có linh hồn thật hay không. Buổi tiếp xúc với nhà ngoại cảm hôm đó chỉ có GS và hai chị em gái của ông. GS dặn trước hai người không được nói gì kẻo để lộ thông tin cho “thầy bói nói dựa”.

Khác với anh Nhã, chị Hằng yêu cầu GS đặt lên bàn một chiếc cốc, một vốc gạo để cắm hương, một ngọn nến và một bức ảnh của cô Khang. Khi đó chị Hằng nói rằng: “Bác không thờ trong căn phòng này bao giờ nên có thể cô Khang khó về”. Nghe chị Hằng nói vậy, GS Phương giật mình. Chẳng những ông không thờ bao giờ mà từ 10 năm nay ông không ở ngôi nhà này, mà giao cho con ở.

Sau đó, theo lời kể của GS Phương, “linh hồn” cô Khang đã về theo tiếng gọi của chị Hằng. Chuyện này được ông chép lại rất tỉ mỉ:

Sau mấy phút dán mắt vào tấm hình cô Khang, chị Hằng bỗng hớn hở: “Cháu chào cô ạ. Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi hài cốt của cô hiện nay ở đâu?”. Rồi chị Hằng quay sang phía GS Phương hạ giọng: “Có một người đàn ông về đây cùng với cô Khang. Chú ấy nói tên là Sơn”. GS Phương rùng mình xúc động. Người tên Sơn chính là người anh, người đồng chí, người bạn thân thiết nhất của ông đã hy sinh.

Qua “phiên dịch” của chị Hằng, “linh hồn” cô Khang nói: “Anh không có duyên rồi. Anh đi tìm em, đối mặt với em rồi mà không đến được với em. Từ hôm anh đến, mấy chị em trong Đội Hoàng Ngân của em cứ bảo sao lâu không thấy anh Phương trở lại. Chỗ em nằm chỉ cách chỗ anh đào ba bước chân về phía bờ ao”.

GS Phương hỏi: “Vậy em nằm trên vườn hay dưới ao?”. “Đến bờ ao cũng còn 3 bước chân nữa. Phía trên em chừng 2m là chị Nguyễn Thị Bê, đội viên Đội Nữ du kích Hoàng Ngân, quê ở ngay làng La Tiến. Cách chỗ em nằm cũng chừng 2m về phía đông là một người đàn ông bị bắt từ Hải Dương về, em không biết tên, ba cái mộ dường như nằm trên một đường thẳng. Hai người kia bị giết cùng một ngày với em.

Chúng cột tay ba người lại với nhau rồi vứt xuống sông lúc nửa đêm. Dân phòng ta có đi tìm nhưng không thấy. Mãi mấy ngày sau xác mới nổi lên. Dân vớt được mới đem về đây chôn. Xa hơn còn 7 người nữa cơ. Mấy người nổi lên trước thì dân còn cho được manh chiếu, còn nổi lên sau thì đến manh chiếu cũng không có nói gì đến quan tài”.

Sau đó, “cô Khang” còn chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm, với các đặc điểm về cây cỏ xung quanh mà GS Phương nhận ra ngay. GS Phương hỏi tiếp: “Em có biết chỗ em nằm thuộc đất của ai không?”. “Cô Khang” bảo không biết đang nằm trên đất của ai.

Chị Hằng nhìn vào khoảng không hỏi: “Hài cốt của cô còn nguyên vẹn không?”, thì “cô Khang” nói với GS Phương: “Chúng đánh em gãy xương sườn, gãy xương cánh tay và xương đòn tay bên phải, gãy hai chiếc răng hàm trên bên phải, dập gò má bên trái. Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn, vì chôn có quan tài đâu”.

GS Phương hỏi với ý tứ điều tra: “Răng em màu gì?”. “Bây giờ màu đen”. Ông vội cãi: “Nhưng trước đây răng em trắng cơ mà?”. “Cô Khang” nói tiếp: “Em chưa nói hết. Răng em đen xỉn do bùn đất ngâm vào chứ không phải đen hạt na. Ngày xưa, các anh ấy hay trêu em là có hàm răng đẹp nhất, tươi tắn nhất đội du kích. Nếu anh có đào nhầm sang mộ khác thì anh vẫn có thể nhận ra ngay, vì hàm răng của em không thể lẫn được.

Cả khuôn mặt em cũng vậy. Tuy gò má bên trái có bị dập, nhưng cả khuôn mặt thì vẫn còn. Anh có thể dễ dàng nhận ra em. Nhưng khi đào anh phải cẩn thận, vì chỉ cần xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay”.

Nghe “cô Khang” nói vậy, GS Phương xúc động trào dâng. Mặc dù chỉ được nhắc đến một cách kín đáo, nhưng ông nhận ra ngay những đặc điểm của người em gái. Người con gái đã lìa đời 50 năm mà vẫn không quên niềm tự hào về nhan sắc của mình, được các chàng trai ngưỡng mộ. Nghĩ vậy, lòng ông chợt xót xa.

“Cô Khang” còn dặn tiếp: “Khi đào, anh chú ý cổ tay em vẫn còn cái vòng bằng sắt. Thực ra đó là cái còng sắt chúng xích tay em vào tay người đàn ông bị bắt ở Hải Dương”. GS Phương hỏi: “Nếu tìm được hài cốt của em thì đưa em về quê mình, cạnh mộ bố mẹ hay là đưa em về nghĩa trang liệt sĩ của huyện, nơi anh Sơn đang nằm?”.

“Cô Khang” nói: “Mẹ bảo em rằng: Con là phận gái thì về với bố mẹ để sau này cháu chắt còn viếng thăm, hương khói cho con. Nhưng anh Sơn thì bảo: Em đã đi theo Đội du kích Hoàng Ngân em cứ về nghĩa trang liệt sĩ. Tổ quốc ghi công mình đời đời người ta thắp hương cho mình chứ đâu chỉ có con cháu trong gia đình”.

Sau một hồi GS Phương trò chuyện cùng em gái, thì “anh Sơn” lên tiếng “trò chuyện” với ông. GS Phương xúc động quá, không kìm được lòng, thốt lên như muốn khóc: “Trời ơi, anh Sơn!”.

Người tên Sơn hơn GS Phương 4 tuổi, từng là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Sơn Tây, Hà Đông, được điều vào bộ đội khi thành lập Đại đoàn 320 làm Trưởng ban Tuyên giáo của Đại đoàn. Anh hy sinh trong chiến dịch Hà Nam Ninh, vào tháng 6/1951.

Để kiểm nghiệm tiếp tính xác thực của “linh hồn”, GS Phương đưa cho chị Hằng bức ảnh đã thủ sẵn trong túi định bụng sẽ hỏi “linh hồn” về người này, nếu “linh hồn” không nhận ra thì hẳn là chuyện tào lao, những câu giao tiếp như với “linh hồn” chỉ là do Hằng bịa ra cho sinh động.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng xem ảnh và bảo đúng là bác Sơn, nhưng trông già hơn trong ảnh. Thực tế, bức ảnh chụp năm 1948 trong tư thế rất bảnh trai, khi GS Phương đang công tác ở Sơn Tây.

“Anh Sơn” nói: “Chú tìm em Khang mà không nói với anh một câu. Lần sau báo trước cho anh, anh sẽ dẫn đường chú đến tận nơi. Ai khoanh cho chú chỗ ấy là họ hiểu biết đấy. Cũng may là khúc sông ấy hơi cong lại, xác em mình dạt vào, nếu không đã trôi tuột đi rồi”. GS Phương hỏi: “Anh bảo sẽ dẫn đường cho em, nhưng làm cách nào em nhận ra được?”.

“Anh Sơn” nói tiếp: “Anh không thể nắm tay chú nhưng anh sẽ tìm một con vật nào đấy, con ong, con bướm chẳng hạn, rồi sai khiến nó để nó dẫn đường cho chú. Chú cứ đi theo nó đến chỗ nó đậu”.

GS Phương còn hỏi ngày giỗ cô Khang là ngày nào thì “cô Khang” trả lời: “Đối với anh Phương thì ngày nào mà giỗ chả được. Em bị chúng nó bắt có được bóc lịch đâu mà biết ngày. Chỉ nhớ một hôm vào khoảng 18 hay 19 gì đó thằng quan tư bảo: “Bọn mày cứng đầu đến ngày 24 mà không khai thì bắn bỏ”. Anh cứ lấy ngày ấy là được, còn ngày âm lịch thì em không biết là ngày nào”. Sau này so ra thì mới biết ngày 24/5/1950 là ngày 10/5 âm lịch.

Sau khi trao đổi vài thông tin quanh chuyện tìm mộ thì “linh hồn” cô Khang và anh Sơn biến mất. Khi đó, cuộn băng ghi âm 90 phút cũng vừa hết. GS Phương đã nghe đi nghe lại cả trăm lần cuốn băng này và ông không thể nào bác bỏ những sự thật hiển nhiên của cái gì đó gọi là “linh hồn”. Vậy nên, ông tiếp tục tiến hành cuộc tìm mộ người em gái lần thứ hai.

GS Phương cùng anh em trong nhà tiếp tục xuống địa điểm đào bới lần trước. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cùng đi để chỉ địa điểm cho chính xác. Chị Hằng đến gần gốc nhãn, ngắm nghía một lát rồi cắm hương xuống đất. Lấy bó hương làm tâm, chị vạch một ô hình chữ nhật để đào.

Nhìn bó hương của chị Hằng, GS Phương thấy nó cách chỗ đặt quả trứng lần trước 2m ra phía bờ ao, nhưng lại lui về hướng đông 1m. So với điểm con bướm đậu và cây que thì cũng xê dịch chừng 1m về hướng đông.

Trong khi thợ đào đất chuẩn bị làm việc, nhà ngoại cảm Bích Hằng đặt ảnh cô Khang dưới gốc cây vải phía cuối cái hố rồi nói: “Thưa cô, chỗ cô nằm thì cháu đã vạch theo tọa độ cô chỉ dẫn rồi, cô xem đã thật chính xác chưa để chỉ bảo cho cháu. Còn hài cốt thì như hiện trạng cháu nhìn thấy còn rất ít, khi bốc lên có thể mủn ra. Vậy xin cô cho phép bốc lẫn cả đất mang về. Nếu không được đầy đủ thì cô cũng thông cảm cho…”.

“Anh Sơn” nói chen vào qua sự “phiên dịch” của Bích Hằng: “Cứ bốc cho bằng hết, dù ít dù nhiều thì cũng là máu thịt của em mình. Không bỏ vừa trong tiểu thì đắp lên mộ cho em”.

“Cô Khang” lại nói tiếp: “Nếu có cách gì làm cho cụ Đặng Đình Giám sống lại thì gia đình mình khỏi mất công đi tìm kiếm. Rất tiếc là đã gặp cụ ở âm phủ mất rồi. Em bị chúng nó ném xuống sông, khi xác nổi lên gặp lúc triều cường, dạt vào một khúc quanh nên được cụ Giám vớt lên kéo qua một cái rãnh nước. Cụ bảo: Mấy vị chết ở đây, nếu đói khát, khi nào ông An lên hương thì vào mà xin lộc”.

Sau một hồi trò chuyện trên trời, dưới bể liên quan đến những hài cốt ở quanh khu vườn, chị Hằng “xin phép cô Khang” cho bắt đầu đào mộ.

Đào hết lớp đất “vượt thổ” thì chị Hằng ra lệnh cho thợ ngừng đào. Chị nhảy xuống hố lấy dầm gạt nhẹ từng lớp cát đen. Chưa đến một gang tay thì vướng ngay vào thanh củi mục. Nạy lên, ngâm vào nước thì nhận ra đó là một khúc tre già, ruột tre đã phân hủy hết, nhưng đốt và cật tre thì vẫn còn nguyên. Mọi người đều kinh ngạc khi biết thông tin về cái cán thuổng đã được báo trước.

Riêng GS Phương thì mừng khôn xiết vì đây là dấu hiệu đáng tin cậy nhất để nhận biết nấm mộ này đích thực là mộ em gái ông. Cái cán thuổng (nhà ngoại cảm nói trước đó rằng, khi người chôn xác đào đất bị gãy thuổng đã chôn luôn cán làm dấu) đã bị vùi dưới đất cách đây 50 năm, người đời không ai tạo ra nó và cũng không thể nhìn thấy nó được. Sự chính xác đã đạt đến mức chi tiết.

Sau khi tìm thấy cán thuổng, chỉ gạt vài lớp cát mỏng là phần cốt cô Khang hiện ra. Khi chôn, người ta đã đặt cô nằm nghiêng, người hơi cong, mặt nhìn về hướng nam, đầu về hướng đông, chân về hướng đông nam, trùm lên sọ là một mảng tóc đen, rồi đến đốt xương cổ nhìn rất rõ. Nhưng khi bốc lên thì tóc vụn ra như tro, những đốt xương nguyên vẹn mủn ra như những chiếc bánh quy thấm nước.

Mọi người cũng tìm được 5 chiếc răng. Xem xét kỹ thì đúng là răng trắng (chứ không phải nhuộm đen như phụ nữ thời đó), nhưng do ngâm lâu trong bùn nên ngả sang màu đen xỉn. Còn chiếc còng sắt thì tìm mãi không thấy. GS Phương nhận định, có thể qua nhiều năm trong bùn đất nó đã han gỉ rồi tan vào đất mất rồi.

Sau khi tìm mộ, nhà ngoại cảm Bích Hằng nói với GS Phương: “Lần này đi tìm mộ cô Khang, cháu thương cô quá. Cháu hỏi cô rằng cô chỉ cho cháu móng tay cô ở đâu để cháu tìm thì cô giơ hai bàn tay lên trước mặt cháu, nói: Chúng nó rút hết móng tay của cô rồi còn đâu mà tìm”. GS Phương bàng hoàng kinh ngạc vì điều này chỉ có mình ông biết.

Sau khi cô Khang bị giặc sát hại, Huyện ủy Phù Cừ gửi riêng cho ông một bản báo cáo kể rõ cô Khang bị bắt, bị tra tấn, bị giết hại như thế nào. Trong những cực hình mà địch sử dụng có việc dùng kìm rút hết móng tay, rồi cắm kim vào đó. Chúng còn gí điện, xiên gậy vào người rồi treo lên cành cây mà đấm đá đến chết.

Khi nhận được bản báo cáo đó, ông Phương đã khóc rất nhiều, tuy nhiên, ông giữ kín điều này, không cho ai biết để rồi phải đau lòng. Khi được chị Hằng kể lại điều đó, ông có một niềm tin chắc chắn người nằm dưới mộ đích thực là em gái của ông, không ai khác được.

Công việc thu vét hài cốt xong xuôi thì nắng chiều đã tắt. Mọi người vây quanh gốc cây vải, nơi đặt bàn thờ tạm. Đến nhá nhem tối, gia đình GS Trần Phương mới đưa hài cốt của cô Khang về nhà. Hai ngày sau, lễ truy điệu nữ du kích anh hùng Trần Thị Khang (tên thật là Vũ Thị Kính) đã diễn ra trang trọng tại nghĩa trang liệt sĩ của huyện với sự có mặt của hàng ngàn người.

Khuôn mặt của GS Phương đầy vẻ xúc động và mãn nguyện. Nỗi day dứt sau nửa thế kỷ của ông là lời hứa với mẹ sẽ tìm hài cốt em gái về giờ mới thực hiện được. Tuy nhiên, những bí ẩn của thế giới tâm linh huyễn hoặc sẽ vẫn còn ám ảnh ông mãi mãi, bởi ông là một nhà khoa học, không tìm ra được lời giải cho những hiện tượng kỳ bí này, lòng ông khó có thể nguôi ngoai…

***
Giấc Mơ Ngoại Cảm

PHAN . Việt Báo Thứ Tư, 5/9/2007, 12:02:00 AM


* Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

Tôi theo ông thầy giáo Đoàn Dự muốn hụt hơi với một loạt bài viết của ông về việc ở quê nhà bây gìơ (từ Bắc vô Nam) xuất hiện một loạt "Những nhà ngoại cảm". Họ có khả năng siêu phàm hơn người thường mà ngoài những danh từ có tính khoa học để gọi họ như trên thì dân gian xưa cũ gọi là: "Ong đồng bà cốt". Chuyện lên đồng để gọi hồn người chết về trò chuyện với thân nhân còn sống ở quê ta đã có từ lâu và chẳng lạ gì với những người đã sống ở Việt Nam tới lớn mới ra nước ngoài. Chuyện ấy diễn ra ở những vùng sâu, vùng xa nhiều hơn tỉnh thành đã là một bằng chứng: Nơi nào tiếp xúc với văn minh nhiều hơn thì ít mê tín dị đoan hơn. Cũng cần nhắc lại là mê tín dị đoan thì khác với phong tục tập quán. Cái gì lập đi lập lại với một người thì gọi là thói quen, với nhiều người - thành phong tục. (Tất cả người Việt cùng ăn tết nên tết thành phong tục của người Việt, qua nhiều đời không thay đổi nên đã tạo thành một nét văn hóa. Tết là một nét văn hóa Việt Nam.) Về tập quán thì tổ chức xã hội của người Việt từ xa xưa đã sống quần tụ thành làng với đơn vị nhỏ nhất của làng là một gia đình. Nhiều gia đình sống quần tụ với nhau thành làng này làng nọ mà vết tích còn vô số kể trong văn học Việt Nam. Với ý thiển cận này, kính mong độc gỉa đừng lầm lẫn phong tục và hủ tục - mê tín dị đoan. Hai phạm trù văn hóa khác biệt này, một nói lên cái đẹp và một nói lên sự lạc hậu, thiếu kiến thức.

Thầy Đoàn Dự mở đầu bài viết: "Những nhà ngoại cảm" như thế này: "Khoảng 15 năm trở lại đây chắc bạn đã từng nghe nói đến hiện tượng 'ngoại cảm' và tên tuổi của một số nhà ngoại cảm nổi tiếng tại Việt Nam (Có điều lạ là họ xuất hiện đa số ở ngoài Bắc, từ Thanh Hóa cho tới Cao Bằng, gần như không có hoặc có rất ít ở miền Nam.)" Trích: "Những nhà ngoại cảm" - Đoàn Dự.

Nam Mô A Di Đà Phật. Miền Nam của con chưa sứt mẻ tâm linh! Từ cái nhìn khách quan từ hải ngoại nhìn về quê cũ. Tôi theo dõi những bài viết của thầy Đoàn Dự viết về nhà ngoại cảm Phan thị bích Hằng. Nếu bảo là mỉa mai thì tôi đã gọi là "Bà thầy chó cắn". Vì cô ấy bị chó dại cắn mà không chết, sau đó mới có khả năng siêu phàm. Tôi không có ý chống đối, đả kích gì về cá nhân và biệt tài của cô Bích Hằng. Thậm chí tôi còn có lời chúc mừng cô ấy đã thoát chết trong một lần thập tử nhất sinh. Nói tóm tắt về việc này cho bạn đọc rõ: Cô Bích Hằng cùng người bạn học bị chó cắn. Sau đó, bạn cô chết thì mọi người mới biết con chó cắn họ bị bệnh dại (chó điên). Cô Bích Hằng cũng bắt đầu triệu chứng của người bị chó dại cắn, nhưng phước cả đức dầy, may mắn qua được. Từ đó cô có khả năng thấy và tiếp xúc được với những người đã khuất. Vận dụng khả năng siêu phàm đó, cô Bích Hằng giúp cho nhiều người khác đi tìm mồ mả những người thân đã chết trong chiến tranh. Cụ thể là cô giúp giáo sư Trần Phương (tên thật là: Vũ văn Dung, 81 tuổi, tiến sĩ kinh tế, nguyên Phó thủ tướng tại Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Đại Học Kinh Tế và Công Nghệ Hà Nội) đi tìm hài cốt người em gái của ông tên Vũ thị Kính (bí danh trong kháng chiến chống Pháp là Trần thị Khang, mất trong chiến tranh đã hơn 50 năm.) Cuộc tìm kiếm đã đạt được kết qủa mỹ mãn và không thiếu ly kỳ.

Lời mọn của người viết bài này: Giáo sư Phương là một nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý. Cô Bích Hằng là một sinh viên Đại học. Tôi tin sự hợp tác không đến nỗi mê tín dị đoan vì đôi bên cùng thuộc thành phần có kiến thức. Hơi mừng là một người cộng sản về hưu (chỉ xét về mặt tuổi tác chứ không xét về mặt tuổi đảng) đã thực sự trở lại làm người… dân, sau năm tháng chính trường cam go hơn chiến trường thời loạn. Hơi mừng là cô gái trẻ Bích Hằng (không nghe nói đến thù lao) và với diễn tả của thầy Đoàn Dự thì cô ấy có vẻ không quan tâm đến tài danh, chỉ hành động theo thiên chức đồng bóng. Hơi mừng về thuyết "duy vật biện chứng" của chủ nghĩa ngoại lai đã lung lay tận gốc ngay trong tầng lớp trí thức nên hơi lo cho những nhà ngoại cảm đang sống trong hoàn cảnh duy vật cùn mòn của chủ nghĩa hiện hành. Những nhà ngoại cảm sẽ bị công cụ hóa phục vụ chế độ cho mà coi! Dù gì, tôi cũng xin chúc mừng sự hợp tác tốt đẹp của nhị vị, chúc mừng sự thành công như ý. Dù tôi không có thói quen nghĩ tốt về người cộng sản. "Đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm - cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu". Tôi chỉ tin thầy Đoàn Dự với những câu văn hết sức… thầy giáo. "… xin trình bày nguyên văn để rộng đường dư luận…" Nói một cách khác là đọc báo trong nước thì phải chọn người viết, trước. Sau đó nhìn mặt những con chữ của người mình chọn đã viết ra, nhưng hiểu thì nên hiểu những điều gởi gầm trong những con chữ ấy. Nghĩa đen của chữ chỉ là phương tiện chuyên chở những điều khó nói nên lời. Xin được chứng minh bằng bài viết mới của một tác gỉa khác mà tôi cũng rất thích đọc những gì ông ấy viết. Cũng xung quanh nhân vật Phan thị bích Hằng. Xin cùng bạn đọc hải ngoại chia sẻ với tác giả Văn Quang qua bài viết: "Tổ chức 'gọi hồn' để giải phóng mặt bằng". Xin tóm tắt chuyện: Chính quyền địa phương ở làng Cót, phường Yên Hòa, quận Cầu giấy, Hà Nội đã chính thức làm lễ "Gọi hồn" để giải phóng mặt bằng.

- "Để thuyết phục dòng họ Nguyễn Công di dời ngôi mộ tổ khỏi khu đất thuộc dự án nằm trên địa bàn, chính quyền phường Yên Hòa đã mời một nhà ngoại cảm đến… "gọi hồn", hỏi ý kiến người đã khuất. Không có nội dung nào chính thức được công bố nhưng xem ra việc giải tỏa trắng một khu đất để phục vụ cho một công việc khác, gặp sự cản trở của một dòng họ. Công việc đó lại thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để lấy đất, làm nhà phục vụ người có công với cách mạng, chứ chẳng phải là dự án lớn lao để hiện đại hóa đất nước. Cho nên không thể 'bắt buộc' người dân phải 'bằng mọi gía' di dời đi nơi khác.

- Trong khu đất 5.2 ha nói trên, có rất nhiều ngôi mộ được di dời. Bản thân dòng họ Nguyễn Công cũng đã tự nguyện cho di dời 18 ngôi mộ của các đời sau. Riêng ngôi mộ tổ thì họ không đồng ý. Bởi làng Cót (trước đây là làng Thượng - Hạ Yên Quyết) có tới 19 vị đỗ tiến sĩ, đứng thứ nhì, chỉ sau làng Vẽ (Đông Ngạc, Từ Liêm) với 21 vị. Và trong số dòng họ cư ngụ lâu đời tại làng Cót thì Nguyễn Công là một dòng họ có truyền thống hiếu học và đỗ đạt.

- Khi gặp sự phản đối của dòng họ Nguyễn Công, ngày 6/2, UBND phường Yên Hòa đã cùng Ban quản lý dự án vốn ngân sách mời một nhà ngoại cảm đến 'gọi hồn' người nằm dưới mộ tổ, mà dòng họ Nguyễn Công không hề được thông báo.

- Buổi gọi hồn có sự chứng kiến của những vị đứng đầu các ban ngành, từ Bí thư đến Chủ tịch UBND. Mặt trận Tổ quốc, công an, Ban quản lý dự án cho đến các đoàn thể và nhân dân phường Yên Hòa. Buổi 'gặp mặt' đặc biệt này còn được quay phim, in sao ra thành nhiều đĩa VCD và công bố rộng rãi.

- Như thế ngay cả chính quyền cấp địa phương cũng đã công nhận sự kiện 'gọi được hồn về nói chuyện…'

- Trong đĩa VCD ghi hình 40 phút, người ta thấy nhà ngoại cảm trò chuyện với ngôi mộ, sau đó truyền đạt lại cho những người xung quanh. Nội dung truyền đạt lại hầu hết liên quan đến việc di dời mộ để phục vụ việc giải phóng mặt bằng.

- Theo ông Nguyễn đăng Định, Bí thư phường Yên Hòa, chỉ riêng ở UBND phường đã có tới 3 cái đĩa VCD. Một trong 3 đĩa đó được ông Định đích thân mang đến tận nhà ông Nguyễn công Thìn, tộc trưởng dòng họ Nguyễn Công, với lời đề tặng: 'UBND phường YH tặng'

- Trước những việc làm trên, những người trong dòng họ Nguyễn Công đã rất bất bình. Với họ, việc động chạm đến mồ mả của dòng họ là không thể coi thường.

- Có lẽ còn rất nhiều điều phải đề cập đến trong vấn đề này và cái gọi là: 'duy vật biện chứng' sẽ đi về đâu?"Trích: Tổ chức 'gọi hồn' để giải phóng mặt bằng - Văn Quang.

*Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.

Qua những trích đoạn trong bài viết của hai tác gỉa trong nước: Đoàn Dự và Văn Quang xung quanh vấn đề "Những nhà ngoại cảm". Tôi đọc ra được bản chất vô thần của những người cộng sản. Họ không hề có ý thức tôn trọng người qúa cố (là một nét văn hóa rất đẹp của người Việt đã có từ ngàn đời). Họ không hề có giáo dục tối thiểu của một con người để kính trọng những bậc tiền nhân. Mồ cụ tổ của dòng họ Nguyễn Công là một dòng họ khoa bảng hay một dòng họ nông dân nhiều đời thì cũng là mồ mả tiền nhân. Người đời sau chỉ có thể kính trọng là hết. Không được vô lễ. (Đứa trẻ chăn trâu cũng chỉ đái gốc bần chứ không vạch quần đái vô ngôi mộ hoang). Người cộng sản không có nhân tính của đứa bé chăn trâu. Những người cộng sản không có cái liêm sỉ tối thiểu để làm người khi sử dụng chức quyền sẵn có trong tay để đặt để cô gái trẻ Phan thị bích Hằng vào công việc mà tôi tin bản thân cô ta không muốn làm. Cô ấy xử dụng khả năng ngoại cảm (nếu có thật) của mình để đi tìm những người chết mất xác trong chiến tranh là hành vi nhân bản. Nhưng dùng biệt tài đó để nói chuyện với cụ tổ của dòng họ Nguyễn Công (không phải tìm kiếm gì hết) là một sự ép buộc từ những người có quyền chức muốn chiếm dụng đất đai của dòng họ Nguyễn Công, cụ thể là ông Nguyễn công Thìn. Qua sự việc được tác gỉa Văn Quang trình bày, chúng ta thấy rõ về miếng đất 5.2 ha của dòng họ Nguyễn Công đã nằm trong tầm ngắm, trong lòng tham lam vô đáy của cả một tập đoàn qủy dữ vô lương, vô tín, vô liêm sỉ, vô học và vô cùng xảo quyệt. Họ đã biến cô gái trẻ Bích Hằng cùng tài mọn của cô ta thành công cụ phục vụ lòng tham vô đáy của họ một cách rất lưu manh (kiểu cả vú lấp miệng em) là cái lưu manh vô thần nhưng được bao bọc bằng chức quyền đang nắm trong tay. (Người ta chỉ có thể nói chuyện với người chứ không ai lý luận được với khẩu AK 47). Chẳng có thần thánh nào trong đầu họ cả, đất Hà Nội là vàng, nếu đủ quyền chức thì lăng ông Hồ họ cũng đào để bán đất cho ngoại quốc. Chóp bu dâng đất, dâng biển cho Tàu cộng để giữ ghế thì mới vơ vét tiếp được. Vậy thứ tép riêu lủng lẳng trong quần lãnh đạo hà cứ gì không bóp hầu, bóp họng dân đen để đào mồ cuốc mả lương dân lấy đất - sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.

Tôi đọc Đoàn Dự đã dự đoán được phong trào "Những nhà ngoại cảm" sẽ lan rộng như bệnh dịch trong nước cho mà coi! Rồi thì một vài gương mặt nổi cộm sẽ bị công cụ hóa phục vụ chế độ, đến như người uyên bác thiền sư còn bị tập đoàn mafia Hà Nội cho ăn bánh vẽ, lập đàn giải oan cho ai trong niềm tin không hề có của người và chủ nghĩa vô thần. An cái bánh vẽ rồi đi mị dân, che mắt thế giới là ở Việt Nam có tự do tôn giáo, cho tập đoàn tội ác lộng hành. Có giỏi thì giải oan cho người sống đang đau khổ, những đồng đạo đang rên xiết trong gông cùm, vô vọng! Có nói thì hãy nói thay cho lương tâm nhân loại - Nguyễn Văn Lý đang bị bịt miệng ở quê nhà. Những vị chân tu, nhà báo, nhà văn, luật sư, kỹ sư… những tiếng kêu của nhiều thế hệ, xã giới đang bi thống thiết kìa ông ơi! Che đóm ăn tàn thì cũng phải lựa chủ nhân cho ra chủ nhân chứ đi vào mê lộ với mafia làm gì cho uổng công tu học một đời.

Thế là những dự đoán của tôi đã thành sự thật. Cô gái trẻ Bích Hằng đã bị biến thành công cụ phục vụ lợi ích cá nhân cho một thiểu số chức quyền ở Hà nội. Nay mai, trong Nam sẽ có những chức quyền học hỏi kinh nghiệm ngoài Bắc mà cướp nhà, cướp đất của dân qua miệng lưỡi của những nhà ngoại cảm do chế độ nặn nên.

Nói đến tập đoàn mafia Hà Nội thì chỉ uổng giấy mực. Tội ác 60 mươi năm thì nước biển Đông không rửa sạch, núi Trường Sơn không lấp nổi mồ ma. Xin chia buồn cùng ông Nguyễn Công Thìn trong tình đồng bào cốt nhục, máu đỏ da vàng. (Chia buồn ở khoản ông phải thi hành hết những nghĩa vụ của một công dân CHXHCNVN. Nhưng ông không bao gìơ có, không bao giờ được hưởng quyền công dân). Xin chân thành cảm ơn hai tác gỉa Đoàn Dự và Văn Quang đã gióng lên những hồi chuông báo tử cho một chủ nghĩa ngoại lai đã cùng đường trên xương máu đồng bào, quê hương, dân tộc.

*Giấc mơ ngoại cảm

Tôi đọc, sau đó nghĩ, cuối cùng muốn quên đi những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Nhưng giấc mơ ngoại cảm ám ảnh tôi thật nhiều. Tôi mơ mình có khả năng ngoại cảm của Phan thị bích Hằng. Rồi tỉnh thức giữa đêm đen, tôi hỏi tôi: "Nếu tôi có khả năng ngoại cảm thì tôi làm gì?" Tôi thả lỏng tâm tư về cố hương tôi đó! Tôi tìm gặp oan hồn người đàn bà bị qủy râu xanh trong hang Pắc-pó, tôi ghi chép cuộc đời đau thương và cái chết mờ ám của bà để lịch sử định tội côn đồ. Tôi thăm ông Lê Duẫn, ông Tôn Đức Thắng. Hỏi cho ra 16 tấn vàng trong ngân khố VNCH, các ông chở đi đâu mà gieo tiếng ác cho cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu? Tôi ghi chép cho lịch sử sang trang rạch ròi ai phải ai quấy để con cháu sau này khỏi khó xử khi nghĩ, nghiên cứu về thế hệ cha ông. Tôi đến thăm ông Hồ chỉ để hỏi: Trăm năm bia đá thì mòn / ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Từ ngàn xưa tới ngàn sau, lăng tẩm được xây cất từ lòng dân thì không bao gìơ thiếu hương đèn. Ong nằm chi trong hầm mộ tối qúa lớn lao làm xấu cảnh quan mảnh đất ngàn năm văn vật. Mai này, không lâu nữa đâu! Những cái xe ủi - made in USA sẽ san bằng sự lố bịch. Những người dân Hà thành thở phào nhẹ nhõm được rảnh mắt! Ong có tính về quê để ngàn thu tạ tội với non sông, giống nòi thì quốc dân lượng thứ cho ông. Hỡi người con lầm đường lạc lối nghiêm trọng nhất lịch sử của mẹ việt Nam. Ong nói đi. Ong có ân hận không?

Tôi đi thăm cố tổng thống Ngô Đình Diệm, chỉ xin ra mắt và kính bái tiên đế của nền dân chủ đầu tiên trên quê hương tôi, để thỏa lòng ngưỡng mộ rồi tôi dông về với vợ con để thu xếp hành lý về lại quê ta.

Tôi đã tỉnh táo hoàn toàn, không ngủ được nữa nên ngồi vào bàn viết, viết những điều không đầu không cuối - gởi những nhà ngoại cảm Việt Nam. Nếu có tài thì vì xã tắc mà làm cho rõ trang lịch sử. Đừng đem tài phí vào mê lộ cùng qủy dữ. Cứ tiếp xúc với những linh hồn còn cất giữ những gút mắt của lịch sử. Sau đó viết ra, tôi tin có người đọc và vô cùng cảm kích.

(http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=107399)