Remember ?

Trang 2/2 đầuđầu 12
kết quả từ 7 tới 12 trên 12

Tựa Đề: Sấm Trạng Trình‏

  1. #7
    Kim Quy's Avatar
    Status : Kim Quy v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Nov 2012
    Posts: 10
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Tiền sinh cha mẹ đà cách trở.

    Trong Dịch cha là tượng của đơn quái Càn, mẹ là tượng đơn quái Khôn. Cha mẹ cách trở là tượng của quái kép Thiên Địa Bĩ. Trong quẽ này chữ Bĩ là âm dương cách trỡ, vì vậy cụ trạng mới viết là cha mẹ cách trở. Tiền sinh trong câu này là có ý nghĩa đầu đời hay chính xác là quẽ gốc, quẽ này được tính bằng cách dùng ngày, tháng, năm, và giờ sinh để chiêm quẽ.

    Kết luận câu sấm trên có nghĩa là thời gian đầu đời của thánh nhân ứng với quẽ Thiên Địa Bĩ. Hay chính xác hơn là quẽ Thiên Địa Bĩ sẽ ứng với ngày, tháng, năm, và giờ sinh.

  2. #8
    Kim Quy's Avatar
    Status : Kim Quy v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Nov 2012
    Posts: 10
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Hậu sinh Thiên tử Bảo Giang môn

    Câu này ứng với hai quẽ Hổ và quẽ Biến Phong Sơn Tiệm và Hỏa Địa Tấn.

  3. #9
    Kim Quy's Avatar
    Status : Kim Quy v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Nov 2012
    Posts: 10
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Trích dẫn:
    Nguyên văn bởi kramnik
    Lý do nào bác KimQuy cho rằng câu này ý chỉ 2 quẻ trên ???

    Bác giải thích xem để mọi người thấy có hợp lý không ??

    Nếu 2 quẻ trên là hợp lý thì sự việc trong đoạn
    "
    Ngưu tinh tụ Bảo giang

    Đại nhân cư chính trung "

    Sự việc ở đây sẽ ứng với quẻ gì vì cũng thuộc phần hậu sinh (hậu vận), cũng lại nói về bảo giang nhưng ở bài khác của trạng trình ????

    Chào Kramnik, tôi xin trả lời bạn như thế này:

    Trong quẽ Thiên Địa Bĩ động hào 5 sẽ biến ra quẽ Hỏa Địa Tấn. Trong quẽ biến này là tượng mặt trời mọc trên đất. Quẽ biến là quẽ cho biết kết quả của sự việc hay hậu vận.

    Trích từ nhantu.net:

    Tấn Tự Quái
    Mạnh rồi, chẳng lẽ mạnh suông,
    Cho nên quẻ Tấn vẽ đường tiến lên,

    Tấn là tiến lên, sáng láng, rục rỡ, như mặt trời mọc lên dần dần, tỏa ánh quang huy ra khắp mọi nơi.
    Dịch Kinh có 3 quẻ đề cập đến sự tiến triển.
    - Một là Tấn, là mặt trời tiến lên. Hai là Thăng, là cây từ lòng đất vươn lên. Ba là Tiệm, là cây từ sườn non vươn lên. Trong ba quẻ, thì Tấn là phát triển, thẳng tiến mạnh nhất. Quẻ Tấn trên là Ly, có nghĩa là quang minh, dưới là Khôn, có nghĩa là nhu thuận. Thượng minh, hạ thuận, tức là ứng vào một hoàn cảnh mà vua thời minh, tôi thời hiền, dưới trên tương đắc.
    Hết trích.

    Quẽ Tấn có ý nghĩa trùng hợp với bài thơ thiền: " xuất giang môn, hóa giang môn. Ly nơi đông thổ xoay vần tây phương." Mà bài thơ thiền muốn ám chỉ đến Bảo Giang môn. Do đó quẽ Hỏa Địa Tấn ứng với câu " Hậu sinh thiên tử Bảo Giang môn." Chẳng phải cụ Trạng muốn đề cập đến hậu vận bằng quẽ Hỏa Địa Tấn?

    Quẽ Phong Sơn Tiệm là hổ quẽ của quẽ Thiên Địa Bĩ. Bằng cách dùng hào 3,4,5 của quẽ Bĩ làm thượng quẽ và hào 2,3,4 làm nội hay hạ quẽ ta có Phong Sơn Tiệm ứng vào trung vận hay diễn tiến của sự việc.

    Trích từ nhantu.net:

    Tiệm Tự Quái
    Cấn là ngưng nghỉ, là dừng chẳng đi.
    Vật ngưng, rồi lại suy di.
    Cho nên quẻ Tiệm hẹn kỳ tiến lên.
    Tiệm là tiến mãi, tiến lên.

    Tiệm là tiến, nhưng mà tiến có tuần tiết, thứ đệ, lớp lang, trật tự. Quẻ Tiệm đến sau quẻ Cấn, vì lẽ Trời, ngưng lại động, lại tiến. Tiệm là tiến từ từ, có tuần, có tiết, chứ không đốt giai đoạn. Trong quẻ này, Thánh nhân đã đề cao nguyên lý ấy bằng nhiều cách:
    1. Tiệm là cây mọc trên núi, cây mọc trên núi dĩ nhiên là mọc chậm hơn cây mọc dưới đồng bằng.
    2. Thoán Từ đề cập tới chuyện cô gái về nhà chồng.
    Người Trung Hoa xưa nay rất thận trọng về việc cưới xin. Muốn cưới vợ phải có đủ sáu lễ sau đây:
    1. Nạp thái. 2. Vấn danh. 3. Nạp cát. 4. Nạp trưng. 5. Thỉnh kỳ. 6. Thân nghinh.
    Thế là muốn cưới vợ, phải có kỳ, có hạn, có lễ nghi đường hoàng, phải tuần tự nhi tiến, chứ không phải chuyện vơ bèo, gạt tép, đốt giai đoạn.
    3. Tượng nói về công trình tích lũy nhân đức, cải thiện phong tục, đó cũng là một công trình lâu lai, trường cửu.
    4. Hào Từ lấy chim Hồng, để mô tả sự tiến có tuần tự, tuần tiết. Chim hồng là một loài chim viễn xứ, cứ mùa lá rụng thì bay về Nam, cứ lúc băng tan thì trở về Bắc. Thế là hành xử có tuần tiết. Lúc bay thì có thứ tự, con nhớn bay trước, con nhỏ theo sau, có lớp lang hẳn hoi, Thế là hành xử có thứ tự.
    Sáu Hào lại mô tả con chim Hồng tiến từ thấp, lên cao nguyên. Như vậy bài học của quẻ này thật là rõ ràng.
    - Ở đời muốn nên công, đừng có vội vàng, đừng có đốt giai đoạn.
    - Cưới xin mà vội vàng, chồng vợ sẽ chẳng ra gì.
    - Công danh mà mau được, thời là thứ công danh do sự luồn cúi, cầu cạnh, mua bán.
    - Của cải mà mau được, là thứ của cải phi nhân, phi nghĩa. Tiến cho có tuần tiết, trật tự sẽ bảo toàn được lễ nghĩa, liêm sỉ.

    Hết trích

    Theo giải thích của Nguyễn Văn Thọ chúng ta thấy quẽ Tiệm có liên quan gì đến những câu sấm:

    "Vua còn cuốc nguyệt cày mây
    Phong điều vũ thuận, thú rày an dân."

    "Chim hồng vỗ cánh bay cao
    Tìm cho được chốn mới vào thần kinh."

    Tôi hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn về hai quẽ trên.

  4. #10
    tieuchuy's Avatar
    Status : tieuchuy v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Feb 2010
    Posts: 192
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Đọc qua những lời giải quẽ của Tiên Sinh Kim Quy thì rỏ là một cao thủ thượng thừa, thật cảm phục. Ước mong tiên sinh có thể giảng giải thêm những hàm ý trong sấm ứng với những sự kiện thế sự mà cụ Trạng Trình đã tiên tri cho kẻ hậu sinh được thưởng lãm.
    Chỉ một câu dịch của cụ "Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về" mà cả nữa thế kỷ, trải qua bao nhiêu biến cố lịch sử, chúng tôi vẫn không xác định được Nguyễn nào, trước đây trong trại "cải tạo", chúng tôi có nghĩ đến TT Thiệu rồi đến ông NCK nhưng không đúng hẳn, chẳng lẽ là ông NCK?
    Ít hàng cám ơn Tiên sinh Kim Quy cho những đóng góp quý báo.

  5. #11
    Kim Quy's Avatar
    Status : Kim Quy v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Nov 2012
    Posts: 10
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Mộc hạ Liên Đinh khẩu

    Thánh nhân trong sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Nhằm mục đích góp vui nhân dịp năm hết tết đến với quý thân hữu xa gần. Trong những năm gần đây trên Internet có rất nhiều diễn đàn có lập nên các trang bàn luận về sấm ký mà chủ yếu là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã có rất nhiều bàn luận về tên vị thánh nhân và các sự kiện được đề cập tới trong sấm cho tương lai Việt Nam. Nhiều vị đã luận giải tên vị thánh nhân là thánh Tản, con nhà họ Lý, con nhà họ Nguyễn và nhiều người còn chưa tìm ra được lời giải đáp. Cũng vì hiếu kỳ, bản thân tôi cũng tìm đến nhiều trang trên net và tham khảo nhiều tài liệu trong sách trong vòng ba năm qua, hôm nay tạm thời gom nhặt được một ít kiến thức và tư liệu để thử luận đoán nhằm cống hiến đến quý vị nhân dịp đầu Xuân về, tên của vị thánh nhân mà cụ Trạng ẩn dụ qua hai câu sấm:

    Dục thức thánh nhân tính
    Mộc Hạ Liên Đinh Khẩu

    Hoặc là :

    Mộc Hạ Châm Châm khẩu
    Danh thế xuất nan lường

    Trước khi đi sâu vào đề tài diễn giải những câu sấm trên, tôi xin được giới thiệu đến quý vị sơ lược về Lục Thư của chữ Hán, chữ Hán Nôm của người Việt Nam cũng không xa biệt với những điều tôi đề cập dưới đây, trong bài này không có chủ ý phân tích nguồn gốc chữ Hán hay chữ Hán Nôm xuất xứ hay do người Việt hay người Hán tạo ra, chỉ chú trọng đến cách tạo chữ của tiền nhân mà thôi.

    Chữ Hán có sáu cách dùng để tạo chữ được gọi là Lục Thư (六書). Tôi trích từ Wikipedia thì Lục Thư được chú thích như sau:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Hán

    Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ các nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là chữ Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới. Với các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó. Còn với chữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ. Và dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng (xem thêm ở dưới). Chính vì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần không lớn trong chữ Hán, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán.
    Chữ Hán được hình thành theo các cách chính:
    Chữ Tượng Hình (象形文字): "Tượng hình" có nghĩa là căn cứ trên hình tượng của sự vật mà hình thành chữ viết. Các chữ này rất dễ nhận biết và đơn giản.
    Chữ Chỉ Sự (指事文字) hay chữ Biểu Ý (表意文字): Cùng với sự phát triển của con người, chữ Hán đã được phát triển lên một bước cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu diễn tả những sự việc đó là chữ Chỉ Sự. Ví dụ, để tạo nên chữ Bản (本), diễn đạt nghĩa "gốc rễ của cây" (根), thì người ta dùng chữ Mộc (木) và thêm gạch ngang diễn tả ý nghĩa "ở đây là gốc rễ" và chữ Bản (本) được hình thành. Chữ Thượng (上), chữ Hạ (下) và chữ Thiên (天) cũng là những chữ Chỉ Sự được hình thành theo cách tương tự. "Chỉ Sự" có nghĩa là chỉ định một sự vật và biểu diễn bằng chữ.
    Chữ Hội Ý (Hội Ý Văn Tự 會意文字): Để tăng thêm chữ Hán, cho đến nay người ta có nhiều phương pháp tạo nhiều chữ mới có ý nghĩa mới. Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây!!). Chữ Sâm (森, rừng rậm nơi có rất nhiều cây) được tạo thành bằng cách ghép ba chữ Mộc. Còn chữ Minh (鳴, kêu, hót) được hình thành bằng cách ghép chữ Điểu (鳥, con chim) bên cạnh chữ Khẩu (口, mồm); chữ Thủ (取, cầm, nắm) được hình thành bằng cách chữ Nhĩ (耳, tai) của động vật với tay (chữ Thủ 手, chữ Hựu 又). Những chữ được tạo thành theo phương pháp ghép như trên gọi là chữ Hội Ý (會意文字). "Hội Ý" có nghĩa là ghép ý nghĩa với nhau.
    Chữ Hình Thanh (形聲文字): Cùng với những chữ Tượng Hình, Chỉ Sự và Hội Ý, có nhiều phương pháp tạo nên chữ Hán, nhưng có thể nói là đa số các chữ Hán được hình thành bằng phương pháp hình thanh, gọi là chữ Hình Thanh (形聲文字). Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán. Chữ Hình Thanh là những chữ bao gồm hai phần: phần hình (形) là phần biễu diễn ý nghĩa chính mà đã được dùng từ lâu đời, và phần thanh (聲) là phần biểu diễn cách phát âm chính xác của từ đó. Ví dụ, chữ Khẩu (口) có hình biểu diễn việc ăn hoặc nói, và chữ Vị (未) có các phát âm giống chữ vị (trong khẩu vị) khi ghép hai chữ với nhau tạo nên chữ Vị (味) của khẩu vị. Bộ Thủy (氵) biểu diễn nghĩa dòng sông hoặc dòng nước chảy, khi ghép cùng với chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là "trong suốt" hoặc "trong xanh".
    Chữ Chuyển Chú (轉注文字): Các chữ Hán được hình thành bằng bốn phương pháp kể trên, nhưng còn có những chữ có thêm những ý nghĩa khác biệt, và được sử dụng trong những nghĩa hoàn toàn khác biệt đó. Ví dụ, chữ Dược (藥), có nguồn gốc là từ chữ Nhạc (樂), âm nhạc làm cho lòng người cảm thấy sung sướng phấn khởi nên chữ Nhạc (樂) cũng có âm là Lạc nghĩa là vui vẻ. Chữ Dược (藥) được tạo thành bằng cách ghép thêm bộ Thảo (có nghĩa là cây cỏ) vào chữ Lạc (樂). Chữ được hình thành theo phương pháp này được gọi là chữ Chuyển Chú (轉注文字).
    Chữ Giả Tá (假借文字): Những chữ được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm được gọi là chữ Giả Tá (假借文字).
    Ở trên giải thích về bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng chữ Hán. Bốn cách tạo chữ và hai cách sử dụng được gọi chung là Lục Thư (六書).

    Qua những kiến thức căn bản trên, tôi xin mạn phép bàn về tên thánh nhân như thế này.

    Trong câu sấm Mộc Hạ Liên Đinh khẩu, bằng cách dùng phương cách CHỮ CHỈ SỰ hay BIỂU Ý và CHỮ HỘI Ý như đã giới thiệu ở trên. Chữ mộc hạ nghĩa là cây cối nằm ở dưới, chữ Đinh trong 10 Thiên can là hỏa nằm ở trên, theo cuốn Chu dịch của tiên sinh Phan Bội Châu của nhà xuất bản Văn Học năm 2010 trang số 532 có giải thích chữ đỉnh có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất thuộc về danh từ là vạc, mà những khí cụ gì to lớn cũng gọi bằng đỉnh, nghĩa thứ hai thuộc về động từ, với hình dung từ, đỉnh là vuông, chữ Khẩu cũng có hình vuông, do đó chữ Khẩu chính là chữ đỉnh trong ý đó , như vậy tôi có được ý toàn câu mộc Hạ Liên Đinh khẩu muốn nói về quẽ Hỏa Phong Đỉnh. Quẽ Hỏa Phong Đỉnh đề cập đến hình tượng chính là cái đỉnh hay cái vạc, người xưa dùng cái đỉnh để nấu thức ăn, do đó chữ đỉnh được tiền nhân ẩn dụ trong chữ khẩu.

    Sơ lược về Hỏa Phong Đỉnh, theo như hai thể quẽ, Tốn là mộc, Li là hỏa, tốn lại có nghĩa là vào, lấy mộc đưa vào lửa, lửa đốt mộc mà nấu chín được đồ ăn là công việc thuộc về nấu nướng đó vậy.

    Nhưng hiểu được hình tượng của cái đỉnh qua quẽ Hỏa Phong Đỉnh từ câu mộc hạ Liên đinh khẩu chỉ là mới khám phá được phần ngoài của chính sự. Tiên sinh Nguyễn Bình Khiêm để lại bài sấm cho hậu thế tiên đoán vận mạng đất nước và một vị thánh nhân sẽ xuất hiện giúp đỡ dân tộc trong thời bỉ cực mà thời nay chúng ta có nhiều bản dị biệt không giống nhau do sự thêm bớt của hậu thế với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng có 3 bài sấm ngắn ít người biết đến được đăng trên trang web của Thientrungnhan's blog, trong những năm gần đây ba bài này đã được nhiều người copy đăng lại trên nhiều diễn đàn khác, điểm đặc biệt gây chú ý là bài sấm lưu lại trên Lư Hương để thờ bên tổ ngoại, bài sấm đó viết như sau:

    http://thientrungnhan.wordpress.com/...nh-va-cơ-but/

    Hiếu tư dĩ phụng tiên

    孝 思 以 奉 先

    Vị viên nguyện phục viên

    未 圓 願 圓 復

    Sinh tam tam thế hậu

    生 三 三 世 後

    Lịch sổ sổ bách niên

    歷 數 數 百 年

    Thế bát phùng khuyết liệt

    世 八 逢 缺 烈

    Chu ngũ phục viên toàn

    周 五 復 圓 全

    Hữu xương hồ nhân thập

    右 昌 乎 人 十

    Hữu sí hồ song thiên

    右 熾 乎 雙 天

    Nội ngoại phi nhị chí

    內 外非 二 志

    Chung thuỷ như nhất nhiên

    終 始 如 一然

    Long xà yên đắc ngộ

    龍 蛇 安 得 遇

    Đĩnh xuất tử tôn hiền

    挺 出 子 孫 賢

    Thiên cơ bất cảm tiết

    天 机 不 敢 泄

    Bất đắc bất ngôn yên

    不 得 不 言 焉

    Lư hương cung vu Tổ

    香 供 于 祖

    Hiện long phi tại thiên

    現 龍 飛 在 天

    Đi thêm vào chi tiết, cái đỉnh hay vạc thì to lớn mà chúng ta thường thấy trước sân chùa hoặc đình dùng để cắm nhang nhưng có cùng hình dáng như cái lư hương, chúng ta không biết cái lư mà cụ Trạng làm ra để thờ bên ngoại lớn bao nhiêu nhưng xem ra câu Mộc Hạ Liên Đinh khẩu có ý nói đến Lư Hương bên ngoại, đọc đến đây xin quý vị đừng vội bài bát ý này.

    Trong bài sấm trên Lư Hương có đoạn:

    Hữu xương hồ nhân thập - có hưng thịnh gồm chữ mộc (人+ 十=木)
    Hữu sí hồ song thiên- có cháy sáng( lửa 火) gồm hai thiên( ở đây có thể hiểu hai lửa và thiên, hoặc là một lửa và hai thiên)
    Nội ngoại phi nhị chí- trong ngoài không hai chí hướng
    Chung thuỳ như nhất nhiên

    Dùng nội dung của bốn câu trên và câu mộc hạ Liên đinh khẩu, tôi suy ra được chữ Vinh 榮, nhìn vào chữ Vinh chúng ta có chữ mộc ở dưới, hai chữ hỏa ở trên và chữ nguyệt ở giữa. Tượng hình của chữ Vinh trong có mộc ngoài có hỏa thỏa mãn những câu sấm trên.

    VV/KQ

  6. #12
    Kim Quy's Avatar
    Status : Kim Quy v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Nov 2012
    Posts: 10
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Hầu khứ kê lai hợi nguyệt kỳ
    Quốc tận dân tàn thế lực suy
    Huyết chiến đê đầu nhân huyết chiến
    Quốc quân hãm nịch Quốc quân nguy
    Nhân nhân giai dĩ Chu vi tống
    Ông kiến tung hoành thị mạc vi

    Kê Minh Ngọc thụ Thiên khuynh bắc
    Ngưu xuất lam điền Nhật chính đông
    Nhược giã ưng lai sư thượng
    Tứ phương Thiên hạ Thái bình phong

    Hầu đáo kê lai khởi chiến qua
    Thuỳ tri thiên hạ chuyển như sa
    Anh hùng mai thảo mã
    Tướng suý tận tiêu ma
    Phá điền thiên tử xuất
    Tràng vỹ tảo sơn hà

    Khỉ vào gà gáy oa oa,
    Bốn phương lại động can qua ngất trời.
    Quỷ ma từ đó đi đời

    Tứ môn sạ tích, tứ môn sạ khai
    Đột như kì lai
    Thần kê nhất thanh
    Kỳ đạo đại suy

    Theo những câu sấm trên muốn nói đến các năm thân và năm dậu, hy vọng sẽ vào năm thân 2016 qua đi, đến năm Đinh Dậu 2017 tháng 10 mới bắt đầu.

Trang 2/2 đầuđầu 12

Similar Threads

  1. Ai gây ra thãm trạng cho VN?
    By vinhtruong in forum Trang Vinhtruong
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 03-30-2011, 02:19 AM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •