... Chương trình “Quốc sách Ấp Chiến lược” (National Policy of Strategic Hamlets)
... “Phòng thủ Việt Nam trở thành vô nghĩa khi lại nhường cho địch vùng biên giới với các quốc gia Lào và Cambodia. Tôi không phản đối gì việc ngăn ngừa Cộng sản bành trướng, nhưng chẳng thấy chiến lược nào đang áp dụng lại có triển vọng thành công…Tuy nhiên, Tôi cũng nói với các sinh viên cùng khoá là lòng yêu nước của Tôi mạnh hơn nổi bất mản về lảnh đạo yếu kém!”. Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây là nhu-cầu thiết yếu để chống lại chủ nghĩa Cộng Sản và cũng là sách lược hữu hiệu nhứt của nền Đệ 1 Cộng-Hòa, cần chận đứng cuộc xâm-lăng của Cộng Sản Bắc-Việt. Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt.
Nắm vững được sách lược của địch, Chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt. Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ, ban đêm các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc quản lý Ấp do một Ban trị sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng Phòng vệ dân sự phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng Hòa của Ấp sở tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển.
Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu quả, công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH; Thật đáng tiếc vô cùng"

... Trở ra miền Trung, Chiến dịch hành quân, “Rạng Đông” trải rộng ra suốt Tỉnh Bình Định, hoàn thành 328 Ấp Chiến Lược, rồi cuộc hành quân “Phượng Hoàng” thuộc tỉnh Quảng Ngải có 162 Ấp, và cuộc hành quân “HảiYến” thuộc tỉnh PhúYên thành lập được 281 Ấp.
… Mùa Hè năm 1962 đã tuyên bố với báo chí: “Chương Trình Phát Triễn Bình Định Xây Dựng Nông Thôn quả là cột xương sống cho sự an toàn của người dân, quy tụ về với chính quyền Ngô-Đình-Diệm!” (Nói vậy nhưng không phải là vậy, vì Mc Namara thừa hiểu CSBV sẽ vào nam qua xa lộ Harriman cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn hoàn chỉnh, và trước sau gì cũng phải cần quân đội Mỹ vào giúp, nhưng lại không muốn ràng buộc gì với công pháp quốc tế) Còn Tổng Thống John F. Kennedy thì quả thật quá hài lòng, theo đường lối dè dặt và rất thận trọng, ông thường nhấn mạnh: “Không muốn can thiệp Quân sự vào ba nước Đông-Dương” Cứ theo đà phát triễn như vậy, chính quyền Diệm dốc hết toàn lực dành ưu tiên: ‘Tất cả cho chương trình Bình định xây dựng nông thôn” Cuối mùa Hè năm 1962, chính phủ Diệm công bố: 3225 Ấp đã hoàn thành, trong kế hoặch phải đạt cho được 11,316 Ấp, như vậy là 33% dân số thôn quê, có nghĩa là 4, 3 triệu dân đã được định cư tại các Ấp Chiến Lược.
Tháng 10/1962, Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm công bố trước Quốc dân đồng bao: “Năm nay là năm dành tất cả cho chương trình Bình định xây dựng Nông thôn!”
... Quân đội VNCH nói chung, đã chiến đấu rất anh hùng và kiên cường, mặc dầu họ luôn luôn chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, không được chiến đấu trong những điều kiện đầy đủ, dễ dàng như Quân đội Hoa-Kỳ tại Việt Nạm. Quân đội Hoa-Kỳ chỉ chiến đấu khi nắm chắc được yếu tố vượt trội về Hỏa lực (superiority of firepower) còn Quân đội Việt Nam phải chiến đấu trong mọi trường hợp cần thiết. Quân đội Hoa Kỳ chỉ chiến đấu tại Việt Nam trong thời gian ngắn hạn rồi thay nhau về xứ; Như thế không bị dồn vào thế mệt mỏi căng thẳng quá độ, thường trực về thể chất cũng như tinh-thần, còn Quân đội Ta thì ngược lại, phải chiến đấu liên tục, không ngừng nghĩ, sức chịu đựng của người Chiến sĩ Quân lực VNCH nó khủng khiếp đến thế nào thì đọc giả đã hiểu. Trong khi chiến đấu cũng như lúc đóng quân trong Tiền đồn, người Chiến binh Hoa-Kỳ luôn luôn được bảo vệ bằng những phương tiện chiến tranh dồi dào, tối tân, hiện đại nhất cả về tấn công cũng như phòng thủ hoặc yểm trợ; người lính Việt Nam làm sao có được như vây. Cái mạng sống của người chiến binh Việt Nam nó cũng mõng manh, khó thọ hơn quá nhiều; Một điểm quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến Tinh thần, Thể chất, Tâm lý của người Chiến binh Việt Nam là khi mình xã thân chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ mạng sống của chính mình thì lúc đó Gia đình, những người thân yêu phải sống ra sao, liệu có đang kẹt trong vùng lửa đạn, sống còn ra sao. Về điểm nầy người chiến binh Hoa-Kỳ khoẻ hơn là điều chắc chắn, tinh thần ổn định đương nhiên rõ ràng thoải mái hơn
Bây giờ, nếu đặt người chiến binh Hoa-Kỳ vào vị trí nầy, hoàn cảnh của người chiến đấu Việt, thử hỏi liệu người chiến binh Mỹ có thể chiến đấu được như người chiến binh Việt không? Chịu được bao lâu! Chính phủ Quốc Hội và nhân dân Hoa-Kỳ chịu được mấy tháng, mấy năm; Thế nhưng Hoa-Kỳ đã không còn viện trợ như lời hứa “một đổi một” mà lại nở nhẫn tâm giật sập một chánh thễ đã có một thời cùng một chiến hào của tiền đồn thế giới tự dọ. Biết bao giờ, ngưới dân Miền Nam được hưởng những ngày tháng thanh bình, gió mát trăng thanh như hồi thời kỳ 9 năm còn chính phủ Diệm! Nhiệm vụ của Henry Cabot Lodge coi như hoàn tất, âm mưu phá hoại nội tình để tạo cái cớ đưa Quân đội Mỹ vào can thiệp ở Nam Việt Nam là như thế! “Biết bao tang tóc sau đó!”
...
Tác giả: Trương Văn Vinh

. . .


Tôi đồng ý & cùng quan điểm với tác giả trong loạt bài phân tích viết khá dài, sâu sắc, rất hay:
"Quốc Sách Ấp Chiến Lược" trên đây.
Tình thân,
THH