SÔNG HƯƠNG - DÒNG SÔNG ĐỊNH MỆNH CỦA NHÀ NGUYỄN

Vũ Phan


Nhà Nguyễn sau khi chiến thắng đã xây dựng nên kinh đô Huế, tượng trưng cho sự thịnh trị của vương triều cho đến lúc suy tàn kéo dài được hơn một trăm năm.

Lịch sử suốt trong hơn trăm năm năm bể dâu đó, Việt Nam chứng kiến những trận chiến kéo dài giữa hai miền nam – bắc, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của anh em Nguyễn Huệ, các cuộc nổi loạn ở kinh thành Huế và thành Gia Định … và cuối cùng vương triều Nguyễn cũng suy tàn, đất nước rơi vào tay người Pháp.

Điều gì đã khiến các tiên vương nhà Nguyễn chọn Huế, đễ xây dựng kinh đô trong giai đoạn lịch sử quan trọng đó của Việt Nam sau khi thống nhất giang san.

Có lẽ vị trí của Huế nằm ở vùng đất được xem là thuận lợi cho sự cai trị một miền đất trải dài từ Nam Quan đến mủi Cà Mau, thêm nửa tại vùng đất này, bắt nguồn sâu trên dãy Trường Sơn, dòng sông Hương chảy về đến đây mang mầu xanh ngát lượn lờ bên các đồi thông u tịch tạo nên cảnh thiên nhiên hữu tình, có thể là một trong những yếu tố khiến các vua Nguyễn quyết định xây dựng và hình thành nên miền đất thần kinh này.

Các vị vua nhà Nguyễn bị thu hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên đầy lãng mạng của dòng sông và phong cảnh đồi núi hữu tình đó, nên trên con đường đi mở cỏi về phía nam, họ đã dừng lại ở đây và quyết định xây dựng kinh đô nước Việt, với ước vọng vương triều của mình có thể cai trị đất nước trong vạn niên.

Đó là điều mà vua Gia Long và tất cả các vị vua chúa, hoàng đế từ cổ chi kim trong lịch sử đều mong muốn.

Nhưng triều Nguyễn cũng chỉ tồn tại được hơn trăm năm, và theo qui luật của trời đất, họ cũng không thóat khỏi được chuyện thịnh – suy như những triều đại khác và cuối cùng lâm vào cảnh suy tàn.

Nước Việt Nam vì lạc hậu, yếu ớt lại rơi vào cảnh lầm than, đen tối dưới sự cai trị của người Pháp, và sau đó là những cuộc chiến tranh khốc liệt và liên miên.

Nhưng tại sao sự lựa chọn của nhà Nguyễn không phải Đà Nẳng mà là Huế ? Sự lựa chọn mang tính toán của một triều đại phong kiến theo triết lý và mỹ thuật của đông phương, có thể đã phần nào viết nên định mệnh của người Việt trong nhiều thập kỹ sau này. Chọn Huế làm kinh đô cho thấy tư tưởng các vị vua nhà Nguyễn thiên về bảo thủ. Huế dể phòng thủ vì nằm xa cửa biển, thêm nửa các vua Nguyễn không muốn Việt Nam mở mang giao thương với các đội thương thuyển Châu Âu đang làm chủ các đại dương trên thế giới, đi theo sau các thương nhân và các đoàn truyền giáo, là các chiến thuyền trang bị hùng hậu nhờ khoa học-kỹ thuật phát triển bùng nổ sau thời gian phục hưng.

Tinh thần bảo thủ nho giáo không muốn mở cửa giao thương với bên ngoài, đề cao hệ thống sĩ, nông, công thương … đã trở nên lổi thời khi văn minh tây phương theo những tầu chiến và thương thuyền tìm cách chinh phục phần các phần lục địa còn lại của thế giới.

Xa về phía nam hơn trăm cây số, là thương cảng Hội An nằm kế cận vịnh Đà Nẳng, vùng cửa biển tấp nập với các thương thuyền của nhiều nước Á, Âu đến buôn bán, trao đổi hàng hóa nên thương mại hết sức phát triển.

Cùng thời gian đó, nước Nhật dưới sự cai trị của một vị hoàng đế sáng suốt, có tầm nhìn sâu sắc, từ bỏ hẳn tư tưởng nho giáo phong kiến cũ kỹ, thực hiện thành công việc canh tân đất nước, đưa Nhật Bản phát triển mạnh mẽ theo văn minh và khoa học Tây Âu và trở thành một cường quốc. Nhưng quan trọng nhất là đưa đất nước và dân Nhật thoát khỏi tai họa bị đô hộ và sự ô nhục bị các nước thực dân phương tây cai trị.

Nếu các vị vua nhà Nguyễn đồng thời cũng sáng suốt và có đầu óc canh tân mạnh mẽ theo sự khuyến nghị của các nhà nghiên cứu, các học giả Việt Nam đi xa, có tầm hiểu biết rộng rải về tình hình thế giới lúc bấy giờ, có thể họ đã chọn Đà Nẳng làm kinh đô.

Đà Nẳng với địa thế rộng lớn của vịnh biển nước sâu, thuận lợi cho việc giao thương phát triển, với một thương cảng Hội An gần kề. Từ đó Việt Nam có thể phát triển mạnh về thương mại, công nghiệp, giáo dục … và trở thành một nước giầu mạnh, người Pháp không có cơ hội đô hộ Việt Nam, và sẽ không có hình ảnh sau khi họ thất trận Điện Biên Phủ, người dân Việt Nam phải ngậm ngùi chứng kiến cảnh chia đôi đất nước.

Một nước Việt Nam văn minh, giầu mạnh, dân trí cao sẽ không có cơ hội để chủ nghĩa cộng sản len lỏi phát triển, họa xăm lăng từ phương bắc đã không trở thành nổi lo thường trực và dòng lịch sử hiện đại của đất nước cũng có thể đã rất khác.

Ngày nay, Việt Nam với tư thế là một nước xã hội chủ nghĩa nghèo, thiếu tự do ... ở Á châu, quốc nạn tham nhũng, suy thoái văn hóa diển ra khắp nơi… Việt Nam không có vị thế mạnh trên thế giới. Người Việt trong nước đi đến bất kể quốc gia nào, đều có thể bắt gặp ánh mắt nghi kỵ từ người dân các nước đó, từ những nơi công cộng, đến các trung tâm văn hóa – nghệ thuật, thương mại, khách sạn, nhà hàng … vì tính cách ồn ào, hay chen lấn, giành giật, ăn cắp …

Những ước vọng nào cho tương lai nước Việt ?

Các vị tiền nhân nhà Nguyễn đã không mạo hiểm tiến bước về phía con đường canh tân, đưa nước Việt tiến lên thoát khỏi kiếp nghèo nàn, lạc hậu.

Tinh thần bảo thủ, phong kiến của nhà Nguyễn cũng không bảo vệ được vương triều của họ trước tham vọng của làn sóng thực dân đến từ phương Tây.

Những di tích cung đình của triều Nguyễn được xây dựng vẩn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng những vị vua thì đã ra người thiên cổ.

Sông Hương vẩn chảy lững lờ qua phong cảnh tuyệt đẹp nhưng mang nét u buồn bên chùa Thiên Mụ cổ kính, ngôi chùa đầu tiên được chúa Nguyễn Hoàng xây tại Huế, mang trong dòng chảy của nó những thăng trầm của đất nước.


………………

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi !


Vũ Phan