Remember ?

Trang 45/46 đầuđầu ... 3543444546 cuốicuối
kết quả từ 265 tới 270 trên 274

Tựa Đề: Góc Truyện Tình HOÀI HƯƠNG...

  1. #265
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default Mẹ Đi Thăm Con Ở Chốn Lưu Đày.


    Chiều Hoàng Liên Sơn
    Nhạc & Lời: Phạm Thiên Tứ
    Tiếng hát: Việt Long
    Mẹ Đi Thăm Con Ở Chốn Lưu Đày


    Từng giòng lịch sử và giòng thời gian dài lê thê vùn vụt trôi qua, theo tiếng còi tàu tốc hành hú từng hồi lát gừng giống như tiếng nấc cụt, con tàu lửa từ từ xục xịch ục ịch rên siết, hì hục, lết lết, rọt rẹt chuyển bánh. Con tàu dường như nhão mục, rền rĩ rung chuyển, rung rinh, lắc lư thụt lui thụt tới, cạ quẹt, nghiến trên hai thanh tà vẹt hoen màu rỉ sét. Tôi nghe thật nhức óc và điếc con ráy quá chừng! Than khói đen đen xám xám kéo theo đoàn va-gông cũ kỹ, xập xệ lắc lư, khói toả thành một lằn dài ngoẵng bay mù mịt cả một góc trời.

    Vẫn những toa tàu chật như nêm chở đầy nhóc hàng hoá cồng kềnh ngổn ngang. Hành khách hỗn độn từ ga Sài Gòn đi về miền Nha Trang, họ lố nhố bu đầy trên bậc cấp, trên mui trần, bên những ô cửa. Họ la hét, xô đẩy, giành giựt chỗ ngồi náo loạn. Tất cả những toa xe đều huyên náo, ồn ào kinh khủng. Nhân đó nạn sờ mó, móc túi, cướp bóc tràn lan trong toa tàu. Dù có tên công an Tiểu-đoàn đường sắt chống trộm cướp thủ củ súng và cây dùi cui lăm le trong tay, ông ta đập cây dùi cui chan chát trên ô cửa, ổng lớn tiếng oang oang la hét không ngớt, tay chỉ chỏ ra lệnh đóng hết cửa tàu. Cuối cùng ổng đứng áng ngữ ở bậc thang cửa lên xuống tàu, ổng cũng không thể ra oai; mà đành lắc đầu ngao ngán giương mắt trơ ra nhìn.

    Bà mẹ chồng, các con trai, & tôi ngồi trên tàu lửa chật như nêm, họ nhét chúng tôi ngồi chung với bầy súc vật ngổn ngang: gà, vịt, ngỗng, ngan, nhảy lên đầu lên cổ chúng tôi kêu quang quác, heo trợn mắt đỏ, mõ kêu eng éc, chó tru từng hồi; chúng đồng loạt kêu la rần trời, nghe quá đinh tai nhức óc. Không những thế, mà áo quần chúng tôi bị trét đầy phân heo, phân chó hôi thối khủng khiếp. Khổ nhứt là khi chúng tôi đáp tàu chuyến, tàu chợ, xuống tàu để lên xe vô Xà Bang cách Bà Rịa 28Km về hướng Bắc Đông Bắc, xa Xã Cẩm Mỹ 6Km về hướng Nam. Xà Bang nằm cạnh Liên Tỉnh Lộ số 2, (từ ngã ba Tân Phong, Quận Xuân Lộc, thuộc Tỉnh Long Khánh) thăm Luật, nơi mà:
    Ngọn gió chướng, hồn tôi nghe buốt lạnh.
    Cơn mưa chiều tí tách chạnh lòng thêm.
    Chuỗi ngày xưa trong cuộc sống êm đềm.
    Còn đâu nữa nghĩ càng thêm đau xót.
    Dòng thời gian đã trôi đi mai một.
    Hơn nữa đời người đã trót đeo mang.
    Đã ngắt đi tiếng dạo của cung đàn.
    Cung lỡ nhịp với muôn vàn cay đắng.
    Tâm hồn tôi đã chìm vào sâu lắng.
    Đôi vai này gánh nặng nỗi niềm đau.
    Rồi dòng đời cứ trôi chảy qua mau.
    Tôi lần bước bao niềm đau uẩn khúc (1)

    Về sau nầy Luật bị chuyển trại ở Long Giao, vô Z 30, không có tiền, nên nhiều lần mẹ con bà cháu trụt xuống tàu lửa, hay xuống xe đò tại ngả ba Ông Đồn, Xuân Lộc, rồi đi bộ ngang qua trại “tù cải tạo” Z 30 C, Gia Rai ở đồi Phượng Vỹ. Hồi xưa nơi ngọn đồi nầy là Trung-đoàn 48, thuộc Sư-đoàn 18 Việt Nam Cộng Hoà trấn giữ. Muốn đi vô trại tù Z 30 A – hay Z 30 B - xa rất xa đường đi khó khăn và nguy hiểm, nhứt là lúc mưa ào ạt đổ xuống khu rừng rậm, thế nhưng ai nấy cũng mừng vì thiên nhiên được kỳ cọ rửa sạch cây cối, và những lán trại tù, nóc nhà tôn, nhà lá... có những anh tù “cải tạo” ở đó cũng bớt khổ, vì họ không bị những cơn nóng nung muốn lột da, lúc rừng cây trở nên dịu dàng vừa qua trận mưa to, đã tắm mát núi rừng thì chớ, lại nữa những anh tù ở ngoài rừng được “tắm” thoải mái trong nước mưa, họ không bị khan hiếm nước khi “cải tạo” phải lau mình chỉ ở một ly nước nhỏ.

    Mẹ con tôi vội vàng lẽo đẽo theo sau những chị vợ tù, họ từng đi thăm nuôi chồng, cha, con... nên biết rõ có một con đường đi tắt xuyên qua những đồi nương, sẽ mau đốt giai đoạn sớm vô lán trại tù mau hơn trước khi trời sập tối. Mẹ con bà cháu tôi cố rảo bước, chỉ sợ chậm lại, bị lạc mất những người ấy, thì không thể tìm thấy họ, vì rừng núi rậm rịt, con đường đất lại ngoằn ngoèo khuất lấp bở những lùm cỏ mọc cao tới ngực, thiệt khó vạch lối đi, cỏ tranh cao lút đầu bọn trẻ đã cào xướt vô da con những lằn dài đỏ tươm máu rát bỏng, hoa mắc cỡ, cỏ may rậm cao gần đến bụng con, bông cỏ xâu vô hai ống quần, chích vào chân chúng tôi ngứa ngáy, khó chịu dường bao. Ve chó, ve đất, châu chấu, cào cào, ruồi trâu, muỗi cứ bay ào ào lên từng đoạn, mỗi khi chúng tôi bước qua khu đường tắt.

    Trại tù Z 30 là một trong muôn vàn trại tù mọc lên đông đen nhiều vô số trên toàn cõi Việt Nam, đấy là những thành trì cốt cán, chặt chẽ, nơi độc ác, tróc khảo, lột da con người đau đớn kinh khủng, do đảng và nhà nước dựng lên, để cai trị tù “cải tạo”. Tù nhân "chính kiến" bị dời đổi đi luôn luôn, xáo trộn lung tung tùng phèo lên như thế, vì đảng, nhà nước, cán bộ rất sợ! họ không muốn người tù ở lâu một nơi, cùng ở chung một chỗ, thì tù nhân dễ dàng kết thân với nhau, sẽ bí mật “tạo phản, phục hồi danh dự, mà phục quốc, phục quê”. Chả phải trai tráng đi “học tập cải tạo” (Reeducation Camp) nghe "rất kêu" như voi rống hổ gầm trong rừng sâu nước độc là gì! trăm ngàn tốp tù chuyên môn đi khổ sai “lao động là vinh quang”. Do: có những vị trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từng oai hùng hiên ngang chiến đấu phi thường vì lý tưởng, vì trách nhiệm bổn phận làm trai, họ chưa bao giờ thất bại trên chiến trường. Nhưng bây giờ họ phải tuân lệnh cấp trên, ngậm ngùi thổn thức buông súng bỏ tàu, như một người lỗi hẹn, luồng hào khí uất nghẹn tuôn trào, khi đất nước suy tàn trong bi lụy, vì chiến sử ác nghiệt từ định mệnh bi tráng, thăng trầm, họ đành làm người bồi hồi đắng cay chua chát, dày vò bởi từ ngữ “thua cuộc", họ uất hận mang theo vô vàn xót xa cay đắng khôn lường mãi đay nghiến dày vò khi lịch sử chưa bạch hoá:
    Có phải Đảng đã trả thù ác độc
    dân miền Nam, sau khi cướp miền Nam
    Nhãn "cải tạo", mác "khoan hồng, học tập"
    Thực chất giết người quỷ quyệt, dã man? (2)

    Tốp tù kia ở trong vòng rào quần quật lo đào ao, đào hầm hố, tốp khác phải đi gánh phân, múc nước đái tưới rau tươi gieo trồng. Trong lều bên góc trại có dựng lên một lò rèn thô sơ, tù nhân vô đó làm bằng tay chế ra loại thủ công thành dao rựa, liềm, cưa… Tù phải tự làm thợ rèn cuốc, xẻng, cào; để đi cuốc đất, trồng ngô khoai đem cho đảng và cán bộ ăn “ngập mặt”, còn người làm những công việc nặng nhọc thì chúng bắt “nhịn ăn khát uống”. Tù vác xẻng đi đào mương khai cống rãnh. Tốp tù được đi rừng, nghĩa là có chút “tự ro thái mái” đi ra ngoài vùng có người dân sinh sống, thì thong thả và tự do hơn chút chút, (so với những anh tù bị kềm kẹp ở trong lán trại). Họ có thể đi ra ngoài rừng chặt cây, lấy củi, chặt tre đốn gỗ, để làm nhà tù. Công việc nầy quá nặng nhọc, khổ cực vất vả trăm bề, dĩ nhiên có mấy tên công an kè kè súng theo sau. Ai đời khiêng vác những vật dụng quá nặng nề trên đôi vai về lán trại tù, khi họ làm thành nhà tù xong, thì tự nhốt mình trong những lán trại xa xôi hẽo lánh: mùa nóng thì nóng lột da, mùa lạnh thì lạnh thấu xương. Thật dã man độc ác vô cùng, chẳng khác gì hồi trị vì của thời bạo chúa Tần Thủy Hoàng:
    Chúng ta là người chứ đâu là chó!
    Để nghịch cảnh khốn khó… nó bó cái khôn!
    Sao ép thân trong tù ngục gò bó, để bị giam hãm tâm hồn?
    Sao không đứng dậy, để đào mồ chôn toàn trị?
    Dân chủ- Tự Do- Độc lập- Nhân quyền… há chẳng phải là những điều trân quí?
    Vì tương lai của thế hệ ngàn sau, sao không hy sinh, không nung chí đấu tranh? (3)

    Nơi tiếp tân của trại tù: trên bàn quản giáo có chiếc hộp để “Góp ý”. Thật ra, đấy là nơi dùng làm “cần câu”, theo dõi, đấu tố nhau, điềm chỉ “cho chắc cú thấu triệt” hơn. Muốn thăm tù, tại đấy có nhiều thủ tục đơn từ khai báo lỉnh kỉnh, lẩm cẩm, rườm rà, linh tinh và mỏi mòn chờ đợi. Tôi bồn chồn nôn nóng lo âu chờ đợi vài giờ, nhón gót dáo dác nhìn quanh, mẹ con cứ đi ra lại đi vô. Trong hàng rào phân định làm thành mô hình chữ U, là bảy dãy nhà tù lợp tôn, lợp lá đối diện nhau. Phân đôi giữa những dãy tù là khoảng sân vừa đủ rộng. Đi xuống dãy nhà bếp và bốn dãy nhà tù biệt giam. Nơi đây tù nhân bị mang gông cùm lởm chởm, cornex ở tít sau mé xa cuối cùng trong vòng kẽm gai, nơi đó các anh bị đọa đày khổ cực, khốn cùng đắng cay, đau đớn thân xác, khổ sở vô vọng hết biết. Tù nhân bị tù không bao giờ biết ngày tuyên án, chẳng hiểu lúc nào mới ra khỏi nơi qủy khóc thần sầu!

    Đến giờ được phép thăm nuôi, tôi đặt những túm quà lên bàn, thì cán bộ lấy cây que tăm xe đạp thọc moi móc tỷ mỷ mấy lọ mắm ruốc, rất lâu. Chả biết họ nghĩ sao mà lấy mũi dao cạy cả cây kem đánh răng còn đóng kín trên miệng ống típ vậy? Nhưng, thành thật mà nói, mẹ con tôi sợ tên quản giáo (mà mẹ con tôi rỉ tai nhau: "hắn có bộ mặt Lucifer”, tất nhiên hắn có biết chữ tiếng Việt "lu xi phe" là gì, chứ đừng nói tiếng ngoại quốc) coi ở phòng khách, ai nấy đểu sợ gấp trăm lần sợ người mang bệnh cùi lở loét. Chỉ sơ suất một điều gì, kể như chúng tôi không được hắn cho phép thăm viếng, không thể chuyện trò với chồng, con, cha, gì sớt. Nhưng nói cho cùng, không phải cán bộ trông coi trại giam, là ai ai cũng "ác ôn côn đồ độc ác" cả đâu. Bằng chứng là có duy nhứt một cán bộ tên Nhượng biết điều, ông ta đối đãi với tù khá tôn trọng, từ-tâm, dễ dãi, có tình người hơn nhiều người cán bộ công an cộng-sản khác.

    Nhìn qua khe hở hàng rào gỗ cao lút đầu mình, tôi thấy đoàn tù khoảng mười lăm người lần lượt nối gót nhau ra nhà khách. Trên mặt họ chảy dài những giọt mồ hôi hột, sau lưng và trước ngực áo ướt đẫm mồ hôi, những vệt mồ hôi trên áo qua bao năm tháng cũ, bện chung với những đám hô hôi mới rịn ra hôm nay đã bạc phơ từng đám, đang kêu sột soạt như mo cau. Trong cơn bấn loạn, sợ hãi, và băn khoăn tột độ, mẹ con tôi dáo dác nhìn quanh, cố tìm khuôn mặt người thân. Tôi lặng người nhìn những khuôn mặt vàng bũng, nhận ra nét cằn cỗi, già nua, hốc hác, bơ phờ và ốm đói, mỏi mệt, từ những lằn nhăn bên khóe miệng người tù, trên đuôi mắt hằn lún đường rãnh trên vầng trán phong sương cao cao sạm nắng gió khuya chiều, mà bỗng dưng tôi cảm thấy mình chới với bủn rủn.
    Chỉ tiếc qua đi cái tuổi xuân thì
    Cái tuổi "tao mày" đang hăng nhuệ khí
    Theo nghiệp binh cùng quyết chí làm trai
    Cái thời mà đất nước vẫn chia hai
    Mình diệt Cộng để cứu dân cứu nước (4)

    Nhà khách im phăng phắc nghe cán bộ đọc tên tù "cải tạo" , ông ta ấn định cho tù ngồi đúng chỗ xong, những anh tù vừa ngồi xuống dãy ghế gỗ, thì mọi nơi, mọi chỗ, mọi người đồng loạt rộ lên tiếng nói rộn ràng lao xao, ríu rít như bầy ong vỡ tổ. Người người bùi ngùi, thân thiết mừng rỡ trong nghẹn ngào, nức nở xúc động bồi hồi chào mừng nhau, rưng rưng nghẹn ngào hỏi thăm, an ủi, vỗ về. Tay me con tôi luôn quệt nước mắt, trào tuôn hai hàng lệ. Những anh tù "cải tạo" ngậm ngùi uất nghẹn cúi đầu mà không thể khóc, miệng họ cố mỉm cười méo mó, che dấu nỗi chua cay xót xa, đầy đắng chát tủi nhục vô trong lòng.

    Tôi và Luật có khác gì nhau, chúng tôi đều ở giữa hai vòng ngục tù quê hương, gia đình tôi nói riêng và đa số gia đình bạn tù nói chung, cùng đồng bào thì ở tại vòng ngục tù bao la ngoài chấn song vô hình, khổng lồ đồ sộ mà vô cùng kiên cố. Tù "cải tạo" từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, lan ra tận Phú Quốc, Côn Sơn, đều giống nhau. Trước kia Luật đã ở các trại tù: Suối Máu - Ra Phú Quốc - Về trại Long Giao, vân vân… Sau đó chuyển tới trại Z 30 A. Rồi chuyển qua Z 30 B. Gia Rai – Xuân Lộc.
    Chồng tôi ở vòng tù trong địa ngục, đôi khi anh bị cùm trong vòng tù thứ ba là nơi chuyên giam nhốt ai có “trọng tội”, bị xiềng xích hai tay hai chân, khi bọn cán bộ hành hạ tra tấn "tù" xong, thì bị nhốt vô nơi cùm gông dành riêng cho "thứ dữ". Quả thực, hồi nhỏ chồng tôi có tên cúng cơm rất ư là dễ sợ, do bố mẹ đã đặt cho ảnh cái tên: “Phạm Trọng Luật”, khi lớn lên, Luật đi học đến lớp Nhứt, thầy giáo vui tính gọi bố mẹ lên, thầy ôn tồn nói:
    - Tên gì cụ không đặt, lại đặt cho con cụ có cái tên kinh khủng đến thế. Nếu cậu ấy không có "tội", thì cũng vì "phạm trọng…" mà vô tù, nghiã là đi tù ây.
    Thầy giáo “làm phụ thầy bói" nói như thế mà linh! Nay ảnh bị “phạm trọng luật” (!, ?) đi tù ngót 10 năm, bị học tập "cải tạo" sao ta!? Có lần chồng tôi cười cười trêu đùa:
    - Em ơi! Anh có muốn đổi tên thật phí, vẫn bị lừa như thường.
    - Mắc mớ gì đổi tên, mà bị… ai lừa nào!
    - Không đổi tên họ, không phạm trọng luật, anh bị tù xong béng đời trai, là gì đây!

    Tôi hết sức lo lắng về tình trạng bệnh sốt rét của Luật, nhứt là đôi bàn tay anh đã lở loét, bàn chân anh làm độc dạo trước, do bị cán bộ y tế trại kêu anh làm thí nghiệm, ông ta lấy con dao bầu cắt rau trong nhà bếp, cứa cứa vô chỗ đau, xịt máu mủ ra. Chẳng có sát trùng, sát triết, không có thuốc tê, thuốc bại gì ráo. Luật đau đến ngất thì thôi. Mặc dù Luật đã ở tù mươi năm rồi, mỗi tháng anh đều được giấy cho đi thăm nuôi, nhưng gia đình tôi quá nghèo. Một năm chúng tôi chỉ chia nhau đi thăm nuôi Luật khoảng năm ba lần. Có năm chúng tôi không đi nỗi hai lần.

    Cho đi thăm nuôi tù, nghe thì "có vẻ như" nhân đạo, thật ra nhà nước chẳng ưu ái khoan hồng, tử tế hay tốt lành gì. Cho phép người ở vòng tù ngoài đi thăm nuôi vòng tù trong, chẳng qua là đảng muốn tù ngoài gánh vác đỡ bớt gánh nặng "nuôi miệng ăn ở tù trong". Mặc dù tù “cải tạo” ăn ngày non bữa, bỏm bẻm chỉ có một muỗng cơm lạt độn bo bo hoặc sắn khoai với vài hột muối. Do số lượng tù quá sức đông, nếu chiết tính sơ sơ, đảng cũng nát óc điên đầu, nhà nước khó khăn, nan giải trong vấn đề gạo thóc mắm muối của đảng, thì dù tí cơm gạo tẻo teo cho tù nhân; cũng là chuyện không thể.
    Luật thấy rõ hai túm quà bé tí nị, mà gia đình mang vô cho anh, nhưng quý giá gấp mười lần cá, thịt: Đó là tất cả sức cần lao, đói khát, gian khổ, từ mẹ già răng long tóc bạc. Từ những bàn tay các con gầy bé tí xíu, từ người vợ mảnh mai. Họ đã nhịn đói, nhịn khát, thiếu thốn trăm bề ngỏ hầu góp nhặt từng xu, từng đồng, họ cố gắng dành dụm, cúp nũm mang vào trại tù, cho anh chua xót ăn tạm qua cơn đói rã ruột.

    Dĩ vãng vinh sang xưa, anh: xe pháo rủng rỉnh, nhà cửa đình huỳnh sung túc an vui, thình lình ồ ạt chảy về trong hiện tại đầy ứ quá khứ phản bội, khiến anh xốn xang chóng mặt cuồng quay đến hụt hơi. Vì, chuỗi lao tù cay cực kéo dài trước hàng chữ: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”. Mỗi lần gặp mẹ ruột, vợ, con: mệt mỏi vất vả đến thăm, Luật chỉ ôm chúng tôi khóc ròng. Anh khóc, không vì cảnh “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Mà bởi anh rõ hơn ai hết, khi nhìn mẹ gầy trơ xương, nhìn vợ ốm yếu, nhìn đàn con nheo nhóc khẳng khiu, yếu xìu, xanh lướt kia đang rưng rưng giọt lệ mừng vui cuống quýt. Luật lặng người nhận ra nét già khú đế trên khuôn mặt mẹ xếp lớp lăn tăn. Anh đau đớn nhìn những hố mắt con thơ còn quá nhỏ trũng sâu. Và, nơi khuôn mặt cô vợ hoa hậu diễm kiều mặt hoa da phấn năm nao, bàn tay búp măng nõn nà thuở xưa quá xinh. Nay “em tôi” có từng đường gân xanh nổi cồn bên thái dương, nơi bàn chân nứt nẻ, tróc lở, ở bàn tay sần sùi của “nàng”! Ấy vậy mà... Luật mủi lòng chẳng sợ ai cười chê, anh đã úp mặt vô hai bàn tay nứt nẻ mà khóc tướng lên, như trẻ thơ.
    "Tao với mày" đâu phải dân khiếp nhược
    Đã bao lần đối mặt trước quân thù
    Đã bao lần đánh vào tận chiến khu
    Đụng biển người nhưng mình đâu có ngán
    Mình là dân bạn bè cùng súng đạn
    Thì sá gì lúc hoạn nạn khổ đau
    Mình đã thề cùng sống chết có nhau (4)
    ***
    Lui cui dọn dẹp mấy bọc ni lông đựng túm xôi đậu xanh, tôi nhồi thêm ít đậu phụng rang vô thau xôi, để lát nữa sau khi hết giờ thăm nuôi, Luật sẽ xách vô trại, cùng anh em bạn tù chia nhau tí quà, (thay vì mẹ anh, Luật và mẹ con tôi ngồi ở đây, vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ mất thì giờ, mà không nói được chuyện gì), thì tôi sửng sốt chợt thấy một đoàn hai chiếc xe hơi, từ ngoài con đường đất đỏ từ từ lăn bánh vào trại tù, và dừng lại ngay bên ngoài cổng trại Z 30. Trên xe lố nhố kẻ đứng người ngồi, đa số là người mặc áo tang, tôi nghe họ khóc than thảm thiết lắm. Tên cán bộ trại liền ra lệnh cho những người đang thăm nuôi dồn lại ở một cái bàn dài trong cùng. Tôi còn ngơ ngác lo lắng nhìn quanh, Luật thì thầm:

    - Anh Trung-úy Long, tù ở trại Z 30 B, hiện làm tại tổ than của trại tù. Anh Long được tin mẹ ở Khánh Hội đã chết. Dù có giấy báo tử, anh Long tức tốc xin phép trại trưởng, cho anh về nhà một ngày, để phục tang. Nhưng họ kiên quyết không cho. Nên hôm nay, thân nhân của anh Long đưa mẹ về quê an táng tại Phan Thiết. Trên đường đi, xe tang ghé qua trước cổng trại, họ xin phép trại trưởng cho anh Long ra đứng bên trong cổng, ngay dưới hàng chữ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, để lạy chào mẹ lần cuối cùng.

    Bần thần chua xót và vô cùng cay đắng, uất nghẹn đến nghẹt thở, khi tôi tận mắt chứng kiến cảnh anh Long xanh lướt, thân thể anh héo hon thất thểu ra cổng trại tù. Anh chập choạng ủ rủ như người mất trí, như người say, anh như thân cây sắp ngã. Anh Long lê từng bước thấp bước cao ra tới bàn quản giáo. Anh run run ký tên vào sổ thăm nuôi. Đôi mắt anh Long sưng chù vù, mọng đỏ. Lúc ấy người nhà quấng lên đầu anh mảnh khăn tang, anh buông thỏng hai tay, đứng bất động như trời trồng. Anh Long để mặc họ xỏ áo thả gấu xỏ quần trắng cho mình như cậu bé con. Hai người thân kè xốc anh Long ở hai bên cánh tay, dìu anh bước thấp bước cao ra cỗ áo quan mẹ lạnh giá. Như cái xác không hồn, anh Long run rẩy cầm ba cây nhang quỳ xuống mặt đường đất đỏ gồ ghề. Bỗng anh Long khóc rống tướng lên, nghe thảm thiết lắm. Anh Long sì sụp lạy mẹ và bất thần rệu xuống. Chuyện nầy ai ai trong trại tù Z 30 cũng biết, có thật 100%.

    Bỗng dưng, từ thinh không rót vào tim tôi cảm giác rờn rợn, đau đau, phiền phiền uất ức, nghẹn ngào đau buốt rất vớ vẩn. Tôi để tiếng lòng ngân trong chiều Thu vẫn hầm hập nóng rần, dù gió heo may hái lá so đũa rụng đầy sân tù. Ôi! Vô vàn đau xót, chua cay và đắng chát nghẹn ngào, thương tâm dường bao! Những người đi thăm tù đang chứng kiến cảnh não nùng vĩnh biệt ly tan nầy, đều bưng mặt khóc. Nhìn mây trắng bồng bềnh trôi, như từng lọn bông gòn xôm xốp thao thức giữa hoàng hôn đượm buồn, tôi òa vỡ hàng nước mắt chảy ròng ròng xuống má.
    Cổng đập đã mở toang hoang, mọi nỗi niềm đau đớn được dịp tuôn trào. Tôi khóc vì quê hương lầm than, khóc vì chồng đoạ đày khốn khổ trong ngục tù cộng sản, khóc vì anh Long tuy xa lạ, mà có phần gần gũi do đồng cảnh ngộ, nên vô vàn thân thiết, khóc vì mọi nhánh tình lưu vong bi lụy, người tù đoạ đày trên chính quê hương Việt Nam dấu yêu, khóc mẹ chồng già nua khổ sở, khóc các con thơ ốm yếu cơ cực đói khát; khóc chính thân tôi rục rả ủ rủ tàn úa trước thời gian. Khóc ròng! Chuyện mẹ đến thăm con trong tù “cải tạo” cuả anh Long, đã có thật qua lời thơ của một anh tù “cải tạo” ghi:
    Xưa mẹ đến thăm con giữa chốn lưu đày,
    Thời gian leo lét cháy trên tóc bạc như mây.
    Tình mẹ thiên thu. Nhưng đời mẹ chỉ còn tháng ngày.
    Mẹ thường đến thăn con như mưa xuống cỏ cây.
    Trưa hôm nay nắng nhiều hơn cả gió!
    Có chiếc xe tang phủ đầy bụi đỏ
    Trong chiếc quan tài, mẹ lại đến đây,
    Mẹ lại đến đây giữa chốn lưu đày
    Dù môi mẹ không còn hơi thở!
    Gió trong con nhiều hơn giông tố.
    Dù tim mẹ không còn nhịp thở.
    Đất lung lay, trời cũng xoay xoay.
    Mắt con lệ mờ, hay sương khói xa bay? (5)
    ***
    Thạch sùng tróc lưỡi lỏ mắt nhìn gia đình tù dở sống dở chết khi đất nước đổi đời. Số phận dân đen vùi dập trong bùn sau ngày 30 tháng 4 "mất nước". Đồng bào ngoài tù đói khổ lầm than. Luật ở tù trong một chế độ phi nhân, tàn bạo, dã man đáng nguyền rủa suốt kiếp. Suốt kiếp! Gây cuồng nộ triệu triệu con tim, làm kinh hoàng thế giới! Chúng tôi phải sống thầm lặng, đói nghèo, cơ cực suốt mười tám năm tẻ nhạt, hèn mọn, dưới tận đáy xã hội, giữa sự lạnh lùng, độc ác, phân biệt đối xử đầy bất công. Một sự thiếu thông cảm, không đức độ, hèn hạ trả thù dân tộc trắng trợn, chẳng vị tha và hoàn toàn không có sự đồng cảm, tương thân tương trợ trong lúc khốn cùng.

    Chao! Trời cao đất dày ơi! Xin Trời ở trên cao ngó xuống. Đất ở dưới ngóng lên. Hai bên giá vai có hai thánh linh biên chép, soi xét: Chứ, chúng tôi nào làm gì nên tội, sao phải gánh chịu cảnh đoạ đày, tù tội oan nghiệt, ô nhục đến thế nầy? Quá khứ chồng chất lên dĩ vãng quá đầy, quá nặng, quá đau. Tôi không thể tom góp ít chuyện đau buồn vào từng ấy nét phác họa sơ sơ, ghi vỏn vẹn trên năm bảy trang giấy, kể hầu quý vị nghe hết nỗi cùng cực, cay đắng, khiếp đảm xiết đỗi trên chính quê hương tôi. Dạ thưa! Không thể!

    Vã chăng, giờ nầy tôi ghi lại giòng “lịch sử đổi đời”, không mục đích để bôi nhọ làm xấu xí thêm trang giấy. Câu chuyện TÙ “cải tạo” sự thật rành rành phơi bày ra đấy, làm sao chối cải, tôi cũng chả cần phải trách móc "chế diễu chế độ, chế đá" gì. Tuyệt nhiên tôi không muốn lên án một cá nhân. Tôi chỉ xấu hổ khóc thầm vì mình vô phúc đã sống với "đời" & số phận hẩm hiu, bẽ bàng quá đỗi đau xót. Thế thôi!
    ***
    Tình Hoài Hương


    (1) Phong Vũ Thiên
    (2) Ngô Minh Hằng
    (3) Nguyên Thạch
    (4) Trương Trọng Kiên
    (5) Lê Xuân
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

  2. #266
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default Thế giới Google (Google Earth) đã công nhận Hoàng Sa của Việt Nam!

    Trích Nguyên văn bởi khongquan2 View Post
    Thế giới Google (Google Earth) đã công nhận Hoàng Sa của Việt Nam!


    Google Earth đã thể hiện Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam



    Sau nhiều cố gắng của các nhà khoa học Thế giới trong đó có cả chính những nhà khoa học chân chính Trung Quốc, và đặc biệt công sức lớn lao của các nhà khoa học Việt Nam tại Hải Ngoại cung cấp bằng chứng khoa học, sát thực cùng với sự đấu tranh không mệt mỏi đến nay trên Google Earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta!

    Phầm mềm Google earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam (Paracel islands belong to Vietnam)

    TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM
    PARACEL ISLANDS & SPRATLY ISLANDS BELONG TO VIETNAM ...


    Điều này cho thấy chân lý Hoàng Sa là của chúng ta đã được Thế Giới Google (Google Earth) công nhận.

    Nhân dân Việt Nam, bạn bè Năm châu bốn biển hãy cùng nắm tay nhau quảng bá vào xem để đưa rating lên cao, giúp bất cứ ai khi vào google sẽ hiện ra ngay hình ảnh này!

    Tình Hoài Hương đã "Sưu tầm về việc nầy trên internet"



    Hãy Trả Lại TA: Địa Danh VIỆT NAM


    VIỆT NAM cẩm tú sơn hà.
    Địa danh giới phận nước Ta với Tàu.
    Nghìn năm có trước ghi sau.
    Bảng vàng lưu Sử ấy câu tựa là:

    Từ NAM QUAN Ải mình qua
    Trường Sơn chữ S mặn mà VIỆT quê.
    HÀ NỘI - NGHỆ AN phố Huế.
    QUẢNG ĐÀ - BÌNH ĐỊNH ta về NHA TRANG.

    GIA LAI - PHAN THIẾT - PHAN RANG.
    VŨNG TÀU - ĐÀ LẠT - TRÃNG BÀNG - TÂY NINH.
    SÀI GÒN - ĐỒNG THÁP - LONG BÌNH.
    KIÊN GIANG - HỒNG NGỰ - TRÀ VINH - NHÀ BÈ.

    CẦN THƠ - CHÂU ĐỐC - BẾN TRE.
    GÒ QUAU - nghìn dặm AN KHÊ chập chùng.
    BẠC LIÊU nhớ miệt TÚC TRƯNG.
    LONG AN - BẾN LỨC thương hung KIẾN TƯỜNG.

    Ô MÔN - CAO LÃNH - CẦU NGANG.
    U MINH - RẠCH GIÁ - VĨNH LONG một nhà.
    HÀ TIÊN - QUẢNG TRỊ - TRƯỜNG SA.
    CÀ MAU - PHÚ QUỐC vẫn là của Ta:
    ***
    Trả lại đây núi non xa…
    VIỆT NAM vang bóng sử ca nghìn đời.
    Từ ngày “người lạ” đổi thời.
    "HOÀNG SA độn thổ" biến đời quắt quay.

    Bên ngoài thế giới có hay?
    NAM QUAN ẢI mất; đọa đày lắm thay!
    Xế chiều tuổi đã vàng bay...
    Núi sông ngậm đắng nuốt cay ai đòi?!

    Nghìn thu nỗi hận đầy vơi.
    Ước mơ sông núi cuối đời về TA.
    Đồng Bào hỡi! Khắp gần xa.
    Đứng lên giành lại sơn hà VIỆT NAM.
    *
    Tình Hoài Hương
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

  3. #267
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default Từ Cổ THÀNH đến NHA TRANG tuyệt diễm


    Từ Cổ THÀNH đến NHA TRANG tuyệt diễm


    Trời xám xịt, ảm đạm với từng cuộn mây đen phủ chụp lấy Cây Cẩy, xe chạy càng chậm như rùa bò khi đến *Cổ Thành, là một quần thể lục giác, có lối kiến trúc quân sự độc đáo, quy mô theo phương pháp Vauban, {do ông kỹ sư Công-binh quân sự nổi tiếng của Pháp: tên Vauban (1633-1707) tên thật của ông là Sébastien Le Prestre} Cổ Thành có hào sâu chắn bờ thành cao 3 mét rưỡi, bên trong thành đắp làm hai bậc cấp rộng và cao. Muốn về Nha Trang phải qua miền Cổ Thành nầy. Từ trong ca dao xa xưa Việt Nam đã có:
    Khánh Hoà biển rộng non cao
    Trầm hương Vạn Giã yến sào Nha Trang
    Tỉnh Khánh Hoà đậm đà mưa nắng
    Non chồng nghĩa nặng nước chứa tình thâm
    Ngọn gió bay phảng phất hơi trầm
    Mây xây tháp bút trăng dầm bến ngân

    Thời xa rất xưa khoảng thế kỷ 17 đã thấy có tên “cửa Nha Trang” do ông Đỗ Bá biên soạn. Một bản đồ ở niên đại cuối thế kỷ 17 năm Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy ghi tên "Nha Trang Hải môn" trong thư tịch cổ Việt Nam có những tài liệu đề cập đến địa danh này. Thời Pháp thuộc Nha Trang chỉ là một “chef lieu”, sau 7 tháng Năm 1937, toàn quyền đông dương nâng Nha Trang lên hàng “commune”, cho đến 27 tháng Giêng 1958 nghị quyết số 18-BNV bãi bỏ chức “thị xã”, do vùng Nha Trang bao la mênh mông từ đất liền, hải đảo, đảo biển chằn chịt, nên miền đất nầy được chia thành Nha Trang Đông & Nha Trang Tây, do Tổng-thống Ngô Đình Diệm ấn ký.

    Nha Trang xa Sài Gòn (441km, tính trên đường bộ, & đi đến Cam Ranh xa 45km). Thành phố Nha Trang duyên dáng thơ mộng nằm trên một đồng bằng khá rộng đã phân hoá và được bồi đắp phù sa bên cạnh sông Cái và sông Quán Tường rồi nước chảy ra biển cả:
    Suối Tiên nước chảy lững lờ
    Tiên đi đâu, để bàn cờ rêu phong
    Nước mây vắng vẻ tăm mòng
    Bền gan nay vẫn rày mong mai chờ (cd)

    Ven biển Nam Trung Bộ thuộc Tỉnh KHÁNH HOÀ (& thành phố Nha Trang) phía Bắc giáp Tỉnh Phú Yên, gần sát nách là Ninh Hoà. Nam giáp Tỉnh Ninh Thuận. Tây là sườn Đông của dãy trường sơn giáp Đắc Lắc & Lâm Đồng. Đông giáp biển Đông. Biển Khánh Hòa trong đó bao gồm cả quần đảo Trường Sa nằm ở điểm cực Đông Việt Nam. Tóm lại Nha Trang là một thành phố rất thuận tiện về mọi mặt, là vị trí địa lý tiện nghi trên đường thủy, đường hàng không, & trục giao thông đường bộ qua quốc lộ 1C, quốc lộ 1 A quan trọng xuyên qua mọi miền đất nước Việt Nam khá thuận lợi. Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa Đắc Lắc và các tỉnh Cao Nguyên Trung Phần. Ngoài ra có hệ thống xe lửa nối dài từ Phan Rang chạy xuyên qua các miền tới Cà Mau & đồng thời ra tới Bến Hải. Khánh Hòa có nhiều hải cảng và phi cảng náo nhiệt, đông đúc, đồ sộ, thì đã có:
    Ông Trần Đường giữ đèo Dốc Thị
    Ông Trịnh Phong trấn nơi biển Cù
    Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu
    Ba ông một bụng nghìn thu danh truyền (cd)

    Từ Cam Ranh đi tới NHA TRANG về hướng Bắc tuyệt đẹp với miền cát trắng mịn đầy hấp dẫn... là một tiềm năng khá tốt mang tính chất nhiệt đới gió mùa nên khí hậu ôn hoà trung bình 25/oC & đại dương thông thoáng, thênh thang, bao la, mênh mông do thế mùa Đông chỉ se lạnh, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 (thường là ba tháng), mùa hè mát mẻ hơn các vùng khác. Biển gần sát thị thành, nên dù mùa khô nhưng khí hậu dễ chịu.
    Anh đứng ở Nha Trang
    Trông sang xóm Bóng
    Ánh trăng lờ mờ, lượn sóng lăn tăn
    Gần nhau chưa kịp nói năng
    Bây giờ sông cách, biển ngăn ngại ngùng!
    Biển sâu con cá vẫy vùng
    Sông sâu không dễ mượn dòng đưa thư
    Anh nguyền cùng em:
    Bao giờ Hòn Chữ bẻ tư
    Biển Nha Trang cạn nước, anh mới từ duyên em. (cd)

    Phố biển thơ mộng của Tỉnh Khánh Hòa đã nở hoa đèn thì có nhiều cặp tình dìu nhau lượn ven biển: chàng Hải Quân áo xanh áo trắng hiên ngang, cùng nàng thiếu nữ mặt hoa da phấn, tay trong tay họ âu yếm cười vui trên đường thênh thang. Hợp với anh Không-Quân hào hùng, áo bay xám áo bay vàng cam cùng với em kiều diễm thủng thỉnh dạo bước dập dìu thuở xuân tình, khiến thành phố biển càng nôn nao xao xuyến ngẩn ngơ thi vị thay:
    Bãi biển Nha Trang mịn màng trắng trẻo
    Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh
    Đêm đêm thơ thẩn một mình
    Đố sao cho khỏi vương tình nước mây. (cd)

    Mưa bụi mù mù bay bay nhạt nhòa trong bóng tối mờ mờ. Ngoài xa xa ngư thuyền tấp nập nhấp nhô trên sóng, những chùm đèn câu mực nhỏ li ti long lanh khi tỏ khi mờ. Thuyền lênh đênh trên mặt sóng, không hiểu vừa vào bến đỗ, hay đang ra khơi nơi Hòn Tre như bức lũy thành ngăn gió đại dương, bãi cát phẳng lì, tơi mịn dưới làn nước mát rượi. Nào Đồng Muối Hòn Khói, Hòn Hèo, Hòn Son, Hòn Bà… Hòn Yến. Hòn Tằm... Vân vân… Ôi sao có bao nhiêu là "Hòn”... nhỉ!?
    Đứng ở Hòn Chồng, trông sang Hòn Yến
    Lên Tháp Bà, về viếng Sinh Trung
    Giang Sơn cẩm tú chập chùng
    Đôi ta gắn bó thủy chung một lòng (cd)

    Phố thị hải dương thơ mộng, nhiều đại lộ khang trang sạch sẽ dẫn ra Xóm Cồn, Xóm Bóng, Xóm Mới. Nhà cửa, ghe thuyền tấp nập dưới ánh mặt trời. Biển xanh thẳm màu ngọc bích lóng lánh, dạt dào sóng vỗ vào mỗi buổi hoàng hôn hay bình minh. Miền cát trắng thơ mộng với đá granit, đa số cư dân là người Kinh, kế đến là dân tộc Hoa, Raglai, Gietiêng, Eđê, Tày, Chăm. Họ sinh sống trên đất cát, cồn cát.

    Ven biển đất mặn có phèn, đôi vùng có đất xám bạc màu. Tuy thế tài nguyên biển rất phong phú cho ta nhiều hải sản quý: sản xuất cả vạn tấn muối. Tôm giống, tôm thịt. Chim yến. Rừng Khánh Hòa có nhiều loại gỗ qúy hiếm: lim, hương, pơmu, trầm hương, kỳ nam... Khoáng sản: cát trắng, nước khoáng, than bùn, cao lanh, imenhich, đá granit. Ngoài phong thổ thuộc về nơi thắng cảnh hữu tình và du lịch, Nha Trang còn là nơi sản xuất dồi dào nhiều loại thủy hải sản, tôm giống. Trại nuôi trai trên biển lấy giống, lấy ngọc. Có những trang trại: sản xuất đường mía, bia, nước ngọt. Thủy tinh kính phẳng. Khu công nghiệp Agar, Alginate. Công xưởng đồ sộ đóng tàu, thuyền, ghe:
    Khánh Hoà là cái xứ trầm hương
    Non cao biển rộng người thương đi về
    Yến sào mang nặng tình quê
    Sông sâu đá tạc lời thề nước non

    Nha Trang có Tháp Bà, Hải Học Viện (Ngư nghiệp Đông Dương năm 1922) là Viện Hải dương học Nha Trang chuyên nghiên cứu về biển & động vật trong biển. Trường SVSQ Hải Quân. Trường SVSQ Không-quân. Bãi Dâu, Bãi Cát Tiên. Viện Pasteur (1891) lớn nhất do chính bác sĩ Yersin thành lập. Ông Yersin sinh tại Pháp, cha ông là người Thụy Sĩ, mẹ người Pháp. Ông Yersin lớn lên thi đậu tiến sĩ, ông viễn du đến Việt Nam, tận tụy cống hiến đời mình cho khoa học, thành công trong việc trị bệnh dịch hạch. Ông là một trong những nhà thám hiếm đầu tiên khám phá ra thành phố Đà Lạt thơ mộng. Theo di chúc mộ ông xây đơn giản, người ta liệm ông nằm sấp, mặt ông gục xuống ôm chặt đất Việt Nam vô lòng, đầu quay về hướng biển: Alexandre Yersin – 1863 -> 1943, ở khu Suối Dầu. Nơi miền đất Việt Nam thân yêu nầy, là quê hương thứ hai của ông Alexandre Yersin. Kính trọng & ngưỡng mộ lắm thay!

    Tháp Bà đồ sộ xây bốn tầng, là một kiệt tác từ thời vua Chàm Harivácman, xây năm 813 đến 817 mới hoàn tất vào ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch, tại Tháp Bà đây có lễ hội tưng bừng náo nhiệt đông đúc vô cùng để tưởng nhớ nữ thần Po Ino Nogar, ca ngợi mẹ tạo dựng ra xứ sở Chăm. Họ cầu xin an cư lạc nghiệp:
    Ai về xóm Bóng quê nhà
    Hỏi thăm điệu múa Dâng Bà còn không?

    Dưới chân tháp Bà là xóm Bóng đầy dẫy ghe thuyền chi chít lênh đênh bềnh bổng trên sóng nước. Hòn Chồng như một quần thể hải đảo xinh xinh, xếp lớp những khối to lớn nằm chông chênh trên khối nhỏ xiu xíu. Trên một khối đá lớn có in dấu một bàn tay to dị thường. Tương truyền rằng: thuở xưa có một ông khổng lồ ngao du sơn thủy vô tình ghé tạt qua đây, ông ta tình cờ nhìn thấy bầy tiên nữ đang vui vẻ tắm và đùa giỡn nơi sóng nước trong xanh, ông ta say sưa nhìn ngắm họ mãi mê, đến nỗi ông ta bị trợt chân té xuống biển. Ổng liền chụp tay ở tảng đá nầy, mà “bò” lên và trở thành “hòn chồng”. Mấy cô tiên hoảng hốt chui vô hốc đá, hóa ra “hòn vợ” nép mình bên Bãi Dương trải dài thật nên thơ xiết bao. Ha ha! Thế thì:
    Bao giờ Hòn Chữ bể tư
    Biển Nha Trang cạn nước anh mới từ nghĩa em
    Trai gái yêu nhau mượn hình ảnh con đèo,
    cái hòn để tỏ tình, thề thốt.
    Anh thương em đặng nghĩa vuông tròn
    Mấy sông cũng lội mấy hòn cũng qua (cd)

    Sau một đêm ăn cơm với thức ăn đặc sản, miền duyên hải tuyệt ngon và rẻ:
    Yến sào hòn Nội
    Vịt lội Ninh Hoà
    Tôm hùm Bình Ba
    Nai khô Diên Khánh

    Cá tràu Võ Cạnh
    Sò huyết Thuỷ triều
    Đời anh cay đắng đã nhiều
    Về đây ngọt sớm, ngon chiều với em. (cd)

    Khoai lang hòn Chúa
    Đậu phụng hòn Dung
    Chồng đào vợ mót đổ chung một gùi. (cd)

    Hai mẹ con vào ngủ trong khách sạn Hoàng Yến. Suốt ngày ngồi trên xe chật chội, một chân thòng xuống nền xe, một chân co lên ghế, cằm tựa trên đầu gối một cách phiền não, tôi quá mỏi mệt, tê buốt. Mong sớm hết một ngày đi đường xa nhọc nhằn, nên vừa tắm rửa xong, leo lên giường, thì hai má con liền thi nhau ngáy khò khò, ngủ một giấc dài đến năm giờ sáng, không cựa quậy.
    *
    Tình Hoài Hương

    (* cd= ca dao)

    (*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy hầu như ít thay đổi. (Hoài Hương đã điều chỉnh bài viết từ "Soạn Bài Dạy", & trích đăng trong truyện dài "Khi Định Mệnh Cúi Nhìn" cùng tác giả).
    Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhạc sĩ & nhiếp ảnh gia đã post hình trên internet, tôi xin mạn phép chuyển tải nhạc & hình, (nếu có copy right) vô bài viết, ngỏ hầu tăng thêm phần phong phú hóa nhạc & hình ảnh sống động từ tài nghệ độc đáo của qúy vị; qua quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta. Đa tạ!
    Tình Hoài Hương
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

  4. #268
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default Sự Hổ Thẹn của “Mít Đót”


    Tháng Tư Đen
    Nhạc: Trần Lê Việt
    Lời: (LT) Lê Xuân
    Tiếng hát: Việt Long
    Sự Hổ Thẹn của “Mít Đót”


    Như đã có lần tôi hầu chuyện cùng quý vị rồi; nay tôi xin thưa tiếp: Từ đời tam cố đại xa xôi… thuở trăng sao hoa lá lao xao đong đưa còn tươi rói trên cành, thì dòng họ tôi giàu sang danh giá tri thức ra phết! Thế nên tôi danh chính ngôn thuận là một “công tằng mỹ nữ” cao sang, qúy phái và đài cát, được yểu điệu vác cặp, ung dung tự do tự tại theo thầy học... nào là: Tam cương (vua và tôi, cha và con, vợ và chồng). Ngũ thường, gồm: Nhân: (lòng thương người). Lễ: (những phép tắc). Nghĩa: (có tình nghĩa, lẽ phải đạo con người). Trí: (sự hiểu biết, khôn ngoan). Tín: (không gian dối, giữ đúng lời, có uy tín). Do đời sống ở trong đại gia đình mình quá đầy đủ, nên tôi không thích bất cứ thứ gì. Vậy mà mấy tay anh chị ngoài Bắc các bác, mới vô Nam lại mê tít thò lò:
    Đeo đồng hồ hai cửa sổ không người lái,
    Mở truyền hình kênh phát sóng thông tin.
    Ông cán bộ đang “quy hoạch” quy trình,
    Đang báo cáo tình hình năm nay tốt.
    Chị “quán triệt phương án” từng chút,
    Rồi xuống nhà, “hồ hởi” uống cà phê,
    Kiểu cái nồi ngồi trên cái cốc chị mê,
    Xong đâu đó, chị chiên con sâu mỡ. (1)

    Nguyên do:
    Tuy thất thoát thật to, lại được coi là cái lỗi rất nhỏ.
    Vì thế VIỆT NAM ta, từ từ biến thành một đất nước nho nhỏ.
    Trong cái đất nước nho nhỏ, lại có những ông lãnh đạo thật to.
    Trong những ông lãnh đạo thật to, lại có những cái đầu quá nhỏ.
    Những cái đầu quá nhỏ, lại có những túi tham thật to.
    Những túi tham thật to, lại có những hiểu biết rất nhỏ.
    Và những hiểu biết rất nhỏ, lại gây hại cho đất nước thật to. (2)

    Bây chừ, trước tiên: gia đình tôi sau ngày 30-4 đã vô phúc rơi vô… “hang ổ gốc mít đót” (bà con lối xóm ám chỉ cả nhà tôi thấp hèn, chuyên môn nghề đi “mót… đít”). Cũng phát sinh nguyên thuỷ từ chữ: “Phú Lăng Sa A Na Mít” mà ra đấy! Số phận tôi quá vô duyên, vô phước, bạc bẽo bị lọt… vào khu 18 thôn vườn trầu làm chi, mà nay rơi tủm xuống tận đáy xã hội khốn cùng, nơi toàn thứ dữ… có cán bộ nồng cốt:
    Cái xứ gì đâu chán gớm ghê
    Thịt thà lãnh đạo đớp ê hề
    Thằng dân rau cỏ và khoai sắn
    Ăn để mà sống, chẳng dám chê (*)

    Bằng hai bàn tay búp măng xưa, nay thô cứng, tôi trở thành dân ruộng đi vét rạch, đào kinh dẫn thủy nhập điền: Trồng thơm, trồng mía, trồng ngô, khoai, trồng dưa leo, trồng bí bầu… Ôi! đủ thứ trồng trồng, trọt trọt, trỉa trỉa... hầm bà làng xí cấu, tùm lum tà la; vẫn không xong: mặc dù vất vả khó nhọc trăm bề, tôi luôn nuôi hy vọng, ước ao xây mộng: "mình sẽ trở về với thời huy hoàng xa xưa chút xíu". Dù chỉ là mơ mộng thế thôi, vẫn không thể. Vì:
    Người con gái hôm nay mặc quần đỏ
    Vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
    Đen và đỏ là hai màu rồi đó
    Cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
    Người con gái hôm nay mặc quần trắng
    Vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
    Hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
    Cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh.
    Người con gái hôm nay mặc quần tím
    Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
    Vàng và tím là hai màu mỉm miệng
    Mím môi cười và chúm chím nhe răng
    Người con gái hôm nay mặc quần rách
    Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
    Lành và rách đều vô cùng trong sạch
    Bởi vì là lành rách cũng long lanh (Bùi Giáng)

    Tôi mới mấp mí kề tuổi "hâm" mà tưởng chừng như mình đã già khọm tới tuổi “sáu bảy mưi” ; nên tôi chỉ muốn bước xề tới hố tử thần! Khi người ta tới tuổi 40 thấy chết còn xa, 50 thấy chết từng năm, qua 60 thấy chết từng tháng. 70 thấy chết từng ngày. Ai thọ tới 80 nói: "chết là hết". Vậy mà tôi đếm cái chết từng ngày, từng tháng; khi tôi mới tới tuổi "hâm đi hâm lại"?! Tôi cứ bắt chước Adam và Eva trong vườn “địa... ngục tân thời”, hoặc giống ông bà thuỷ tổ loài người cổ đại tiền sử, thiệt giống lũ khỉ đột, là xong ngay một đời thê nữ trong căn nhà hoang phế, dưới tận đáy xã hội chủ nghĩa, không thèm muốn ước ao gì hết. Thôi cũng đành!

    Vấn đề: tự-trọng. Danh dự. Sự hổ thẹn hay liêm-sỉ -ở thời buổi 1975 - 1995 nầy- là cái quái gì! Âu chỉ là lớp sơn đỏ mỏng dính, hào nhoáng phết phủ bên ngoài, để che đậy lớp rỉ sét khô mục thối um ở bên trong. Lòng tôi chùng xuống, hội nhập với bao phiền não đắng cay. Lo âu. Khắc-khoải. Hãi hùng về vấn đề gạo cơm, tạm trú tạm vắng. Hơn là chuyện... không có ăn mà ở lỗ. Thật ra, ở nơi nầy hầu như ai ai cũng chả có “tấm mền lá” như ông "Trần Minh khố chuối" thời tiền sử đã dùng lá che bụm chim. Thì; ngày nay hơi sức đâu tôi còn nhớ đến sĩ diện nữa không biết! “Thấp thỏm” chi, mà mình nhớ tới chuyện “ruồi bu bên đít” í hỉ! Sau khi Việt Nam đã mang "ranh rự" bởi danh ngữ hoà bình, tự do, thống nhất, độc lập rồi, thì thế giới tự do dân chủ của người Việt Nam mỗi ngày một gò bó, teo tóp co rút lại. Việt Nam biến thành một nhà tù bao la khổng lồ, dài lê thê, dài ngoẵng. Sự tù đày trong ngục tù "cải tạo" vô cùng trắng trợn dã man, gông cùm, đói khát, chết chóc từ Ải Nam Quan xuôi miền Bắc, chạy dọc xuống miền Trung, lan tràn đến miền Nam, chạy ra tới biển cả trùng dương trên các đảo Phú Quốc. Côn Sơn… Đâu đâu cũng có muôn trại tù “học tập cải tạo” nườm nượp mọc lên như nấm.

    Ai chết mặc ai! Đảng và nhà nước có công “giải phóng dân miền Nam thoát khỏi nanh vuốt Mỹ”, thì hoà bình, thống nhứt từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau... rồi đất nước sẽ có tự do, là “nhức nhĩ”. Kế đến, đảng uốn nắn con người trong chế độ tư sản mại bản phải “đổi mới tư duy”, “cải tạo tư tưởng”, “cách mạng toàn diện” một con người mới, không phải chỉ một sớm một tối; là xong đâu nhá. Mà phải kiên trì huấn luyện trường kỳ, dẽo dai dài hạn: “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người” đấy là gì! Người dân ở vòng tù ngoài chẳng hơn gì trai tráng trí thức ở tù “cải tạo” bên trong. Ở vòng ngoài nôn na gọi là “tù ngoài địa bàn xã hội chủ nghĩa", nhiều người được "mở mắt ra" liền kiếm đủ cách đi vượt biên bằng đường bộ, đường biển, tìm tự do trước cái chết, vẫn hơn sống thấp thỏm trong quê hương xiết đổi kinh hoàng:
    Chung quy chỉ tại vua Hùng
    Sinh ra một lũ dở khùng dở điên.
    Đứa khôn thì đã vượt biên.
    Những thằng ở lại chả điên cũng khùng.
    Bác Hồ chết phải giờ trùng
    Nên bầy con cháu dỡ khùng dỡ điên.
    Thằng tỉnh thì đã vượt biên.
    Những thằng ở lại nửa điên nửa khùng.
    … Trung kỳ có những thằng khôn,
    Nó đi cửa trước nó luồn cửa sau.
    Suốt ngày cứ nghĩ làm giàu
    Nó đi đúng chỗ, nó thâu đúng người
    Nghị quyết nó thuộc mười mươi
    Nhưng chỉ xử dụng những nơi nó cần. (1)
    ***
    Chúng tôi đã rớt xuống vực thẳm sâu hun hút, úp mặt xuống tận đáy xã-hội chủ-nghĩa. Dẫu vậy, các con trai tôi học hành ưu tú, xuất sắc. Hai con lớn dưới mười tuổi, nhưng ba giờ sáng các con đã thức dậy, lo chạy bộ đến lò bánh bò, lò cà rem, xa khoảng bốn cây số. Các con ngồi co ro cúm rúm ngoài vỉa hè, để chầu chực khi chủ mở cửa, con hy vọng có hàng bán chạy rong mời khách. Tháng nắng ngày mưa các con đều khổ cực lầm than như nhau. Ngày ế-ẩm, bánh bò bị thiu, cà rem chảy nước, chúng tôi lặng-lẽ ngồi ở góc nhà, nhịn khát, nhịn đói, khóc thầm. Vì chồng, cha, là lính “ngụy” bị ở tù “cải tạo” (tôi dùng chữ "cải tạo" phải có hai ngoặt kép). Ai dám giúp! Nhưng, thiệt khổ là hầu như đa số dân lành cũng không có ăn, không có mặc, thì lấy gì mà ai giúp ai!?

    Ba năm sau, thì con trai đầu Dzũng và con trai kế Tuấn mỗi buổi sáng các con nhịn đói đi học, trưa ăn qua loa tí khoai sắn cầm hơi, rồi hai con đi bán bánh bò, cà rem, tối tối con trai trưởng theo chủ ra tận Long Khánh, Hàm Tân, Phan Thiết… con cùi cụi vác trấu thuê, vác bó mía thuê. Con leo lên nóc nhà dỡ tôn, dỡ nhà, do chủ là bạn của Luật mua, chủ & tớ dù chẳng phải là mua thứ đồ lậu quốc cấm gì, đã nộp thuế ở các trạm thu ngân, mà vẫn lén lút đem đi Sài Gòn bán. Con làm bất cứ việc gì dù nặng nhọc, khổ sở, miễn sao con có tiền đem về cho mẹ mua gạo, để nuôi nhau sống lây lất qua ngày. Ngày hè không đi học, các con nhịn đói phải đi nông trường Nhị Xuân lo trồng thơm, trồng mía không công cho nhà nước. Hoặc con làm dân công thủy lợi đi đào kênh rạch trên Lê Minh Xuân. Tối về, đảng phát cho một tờ phiếu, dân tự vét tiền túi ra mua gạo, mua mắm (dĩ nhiên!). Rồi năm sau con trai thứ ba Huy vác thùng cà rem theo hai anh đi bán, khi thùng mút đựng cà rem cao tới ngực con. Bán cà rem ngày càng ế-ẩm hơn, vì chỉ có mấy bộ đội thích ăn cà rem bỏ trên cái dĩa cho chảy nước ra. Người dân “thắt lưng buộc bụng” không dám ăn thứ “cà lem xa xí phẩm” ấy. Các con tôi luôn đem bánh bò bị thiu, cà rem chảy về, ăn trừ cháo. Riết rồi cụt vốn, hết sạch trơn tiền vốn, dù một thùng cà rem tiền vốn vỏn vẹn chỉ có năm đồng. Năm đồng (tiền Hồ) rất khiêm nhường eo hẹp vẫn không có, thì nói gì gia đình tôi có tiền lời nhỏ nhoi, để độ nhật qua ngày! Thế là đói rã ruột:
    Từ khi ta có bác Hồ.
    Nhân dân chẳng được ăn no ngày nào.
    Lương chồng, lương vợ, lương con.
    Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm.
    Lương tâm đem chặt ra hầm.
    Với rau muống luộc khen thầm là ngon. (2)

    Các con đi học luôn luôn đứng đầu lớp, nhưng con vẫn đi bán cà rem phụ mẹ lo cho gia đình mình, mẹ cảm động và thương các con yếu ốm biết ngần nào! "cả nhà ta" đều là "dân chuyên nghiệp bán cà rem" nhưng trong Huyện nầy chẳng có ai bì kịp việc học, việc làm của các con, vì các con kiếm sống bằng một nghề lương thiện và trong sạch, chính đáng ở chỗ các con dù đã khôn lớn, nhưng các con đi bán khi gặp bạn "đồng môn" vẫn vui tươi, hiền hoà, thân thiện, các con chẳng hề cảm thấy xấu hổ, vì nghề "bán cà rem" thấp hèn. Mẹ chân thành cám ơn và trân trọng biết ơn, ghi ơn các con, mẹ rất hãnh diện vì từ thuở nhỏ các con đã nên người hữu ích. Mẹ mong rằng:
    Phượng hoàng ở chốn cheo leo.
    Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà.
    Bao giờ gió thuận mưa hòa.
    Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng. (1)
    ***
    Mót nhặt những bọc ni lông đựng tạp uế thì ôi thôi: ở bên trong đựng đủ thứ tanh hôi lúc nhúc dòi bọ, bẩn thỉu dơ dáy vô cùng, chỉ nghĩ lại vẫn muốn ói ra mật xanh mật vàng. Nhiều lần mấy mẹ con phơi bọc ni lông ngoài cánh đồng khô trời nắng chang chang, bị cơn gió lốc xoáy cuốn thốc mọi thứ lên trời, bọc ny lông bay tứ tán tản mác khắp nơi. Chúng tôi đứng dưới đất, dậm chân, bứt tóc, vò đầu, ngửa mặt nhìn lên mà khóc rống giữa bầu trời bao la. Tôi hận trời hận đất quá “ác”: Trời sáng và trời tối không phải là đối địch nhau, mà để toả sức sống cho nhau. Dù thế nhưng tại sao đối với cảnh khốn cùng nầy, tôi đau khổ thế nầy, nên hậm hực nói: "Trời ác làm vậy"! Ông không chừa cho tôi một lối thoát! khi ông làm mưa giông sấm sét, vô tình đánh chết ai đó, thì không ai mở miệng nói:
    - “Trời ác”. Trái lại người ta chỉ đổ tội: do “người ấy ác”, mới bị Trời đánh, Trời hành. Bi giờ thì sao đây?

    Người khôn của khó, vì miếng cơm manh áo, dần dần nơi ruộng lúa có đầy người chết đói trong khu xóm C, cũng bắt chước mẹ già con thơ chúng tôi, họ kéo nhau ùn ùn nườm nượp lẽo đẽo đi theo bà cụ “mót” đủ thứ. Thế nên ruộng đồng ngày càng khan hiếm, không còn con cá lòng tong, chả có con cua, con cáy, con ếch, con nhái, con dế, cào cào… nào sống yên. Hạt lúa rơi, rau, củ, v.v… đều sạch trơn, chẳng còn chi, chớ nói “hạt ngọc lúa” Trời ban, mà buồn. Ngậm nhúm cháo trong miệng, ít khi tôi nuốt trôi, hai hàng nước mắt tuôn trào!

    Hồi xa xưa lúc cha mẹ tôi phú qúy, vinh sang, có nhiều lần tôi theo ba tôi đi qua Lào, Miên, đi cả Thái Lan. Ba tôi là danh y thuở ấy, ba đi ra ngoại quốc học hỏi thêm về y học nước ngoài, chính ba tôi đã trị bệnh cho vua Lào, vua Cao Mên nơi xứ người. Tuy còn quá nhỏ nhưng có trí khôn, tôi đã có dịp nếm thử: Nhứt điểu. Nhì ngư. Tam xà. Tứ tượng, ui chà ngon hết sẫy, ngon nhức nhĩ. Bi chừ nhớ lại tôi vẫn thèm. Ngày nay thì tôi đã già kinh nghiệm: “Nhứt sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông. Nhứt nông nhì sĩ”! Vì:
    Ai sinh ra cái củ mì?
    Hỏi: Để làm gì? Đáp: Để mà ăn!
    Nước nhà mãi mãi khó khăn.
    Dân mình mãi mãi phải ăn củ mì.
    . . . Đảng béo mà dân thì gầy.
    Độn bắp, độn sắn biết ngày nào thôi?
    Nhân dân thì chẳng cần lo.
    Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày.
    Hãy chăm tay cấy tay cầy.
    Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang. (2)

    "Mẹ già con côi" làm việc bần cùng tệ mạt đến thế, đôi bàn tay, bàn chân cả nhà tôi bắt đầu ngứa rần rần, sưng húp, phù to, chảy máu đỏ loét, vì mót nhặt bọc ni lông dơ bẩn! Sự dơ bẩn tầm thường nhứt ở tận đáy "xã hội chủ nghĩa Việt Nam": đã ăn sâu vô da thịt, tổn thương trầm trọng đến đời sống tôi quá rùng rợn. Đôi bàn tay, bàn chân của tôi sần sùi, tê nhức, bại xuội, càng cảm thấy đau đớn; đau đớn vì tuyệt vọng, hơn vì thê thiết khốn đốn, hoặc ruột gan cồn cào đói khát. Mất hết rồi thuở “trăng sao hoa lá thơ thẩn ngự trong hồn". Có chăng là còn những đêm không đèn nến ngồi ngoài trời: hai bàn tay quơ đập lia lịa mà muỗi vẫn vo ve từng đàn bu quanh vô người đốt thỏa thích, rồi mấy nơi bị ngứa rần, mình phải gãi cho đã, lại sưng u to, biến dạng ra ung mủ dày cui. Thú thật là do:
    Đôi dép râu dẵm nát đời son trẻ.
    Nón tai bèo che khuất nẽo tương lai. (2)

    Nơi vùng đất phì nhiêu màu mở xưa kia trù phú là thế, nay nghèo nàn cằn khô nóng bức; lại là nơi có quá nhiều ruồi, gián, muỗi, rệp, rận chí... bu quanh bòn rút hút máu người khô đét ốm tong ốm teo, chả ai có chất dinh dưỡng. Nhà nào cũng chứa nước trong cái chum đen đen không nắp đậy, những con lăng quăng lặn xuống đáy chum nhiều vô số. Bọn trẻ nghèo thường làm cái vợt vải mùng, để vớt lăng quăng cho mấy con cá bảy màu, cá ba đuôi ăn, (chúng bòn nhặt nhịn ăn dành dụm từng xu, để mua ít con cá sống, mà làm trò giải trí nhỏ nhoi). Trong chum có loại côn trùng màu đỏ huyết mình nhỏ như sợi chỉ, một đầu nó bám chặt vô chum, một đầu kia ngúc ngoắc theo nước lượn sóng nhấp nhô, thấy mà sợ! Tôi không dám xài cái chum đựng nước dự trữ lâu ngày. Muỗi lại truyền cả xóm bệnh sốt rét, mà thuốc ký ninh không có. Ai đau bệnh gì, khi đi khám bệnh cũng chỉ dùng: lá sống đời, xuyên tâm liên, hoàng bá, cắt cánh, hay cam thảo, là đại sang rùi.

    Đa số dân hầm bo bo mất cả buổi lại tốn nhiều củi, bo bo ăn cứng thay cơm, vì nhà nước không bán gạo, nên ta đành làm "dân niên xô" (Liên Bang Xô Viết) ban đầu trên loa phóng thanh kêu cả Ấp đi mua bo bo, ai nấy đều cảm thấy hí hửng mừng rỡ như vớt được của lạ! Bởi lẽ là chưa có ai từng thấy bo bo bao giờ! không ai biết cách xử dụng, nấu nướng quá mất thì giờ. Về sau người nầy truyền khẩu, truyền tai cho người kia biết, phải xay bo bo mà nấu nướng pha chế đủ thứ kiểu, nếu chê bo bo thì đói rã rời, chịu sao nỗi! Nhưng phải là "dân thứ xịn" cơ! nghĩa là "ta lao động tốt" mới có tem phiếu mua bo bo à nha. Thế là món bo bo hầm nguyên hột với muối, ăn chán & chê, vì khó nuốt và không hợp khẩu vị với dân Việt Nam. Bo bo đem đi ra máy xay lúa xay nhuyễn thành bột, về nhà nhồi nước sôi cán bột thành từng lá mỏng, xắt thành sợi nấu cháo bánh canh + muối. Khi tôi khuấy bột bo bo làm bánh xèo ăn với rau chắm nước muối, sang tí thì có nước mắm ớt tỏi đường. Có nhiều lần tôi vo viên bột bo bo, giả làm bánh bao, xíu mại là những hột đậu phụng và ít củ sắn (củ đậu). Ăn bo bo không ngờ nó lại bị nóng kinh khủng, không như gạo nấu thành cơm, hoặc bột gạo. Vì thế ai nấy đều sinh ra ghẻ lở tùm lum, ai ai cũng bị nóng ruột nóng gan cồn cào, rôm sảy, ghẻ ngứa, lở loét, da thịt mủ nhớt nhờn chảy ra rít rít lầy lụa, hôi tanh khắp thân thể. Nhứt là ở mấy đầu kẽ tay, kẽ chân mông háng thì… bầy nhầy máu mủ, kinh khủng lắm.
    Thuốc điếu phải mua bông.
    . . . Hết gạo ăn bo bo.
    Học trò không có tập.
    Độc Lập với Tự Do .
    Nằm co mà hạnh phúc! (2)

    Kể cả “cán bộ bạn dân” cũng ngứa ngáy, khó chịu nhức nhối, họ đứng ngồi nhúc nhích không yên khi "họp hành bầu bán"! Nay tôi mới hiểu tại sao trước khi tôi "bị"... thì "mấy ổng mấy bả" đã được đảng "ưu tiên" phát bo bo cho ăn trước dân, nên bi giờ họ càng "lậm", như chó thiến bị nhét mãnh chai, như đứng trên tổ kiến lửa, họ ngồi họp hành, thì hai tay bận móc móc, gãi gãi ở chỗ ngứa lia lịa, quỉ tha ma bắt thiệt! Càng gãi càng ngứa rần! Hai tay liên tục đánh đờn… bùm búm bum… tằng tắng tăng... từng tứng tưng... và vỗ muỗi như vỗ cái trống cơm bộp bộp bộp riết… Từng đám da sần sùi đỏ ửng, từng cục máu mủ lầy nhầy, sưng húp. Bầy ruồi o o o… bu quanh người có ghẻ chóc tha hồ hút máu mủ, rồi chúng lang thang bay đi khắp bốn phương trời, tha bệnh truyền nhiễm sốt rét lây qua cho kẻ khác càng mau ác liệt hơn.

    Ngao ngán nhìn nhau lợm giọng muốn ói và muốn nổ con mắt. Kinh tởm quá! Hầu hết mọi người trong xóm nghèo của tôi đều bị ghẻ chóc. Nạn chuột, gián, ruồi, muỗi, rệp, chí, rận: thì ôi thôi sinh sôi nẩy nở lúc nhúc, tràn lan! Chẳng có cách gì tiêu diệt chúng! Ai cũng như ai “cùi” rồi không sợ “hủi”; nên “ta” hết co ro cú rú, hết biết mắc cỡ, xấu hổ, e thẹn làm gì cho mệt! Chẳng ai sợ lây căn bệnh gớm ghiết nầy, họ rủ nhau ra bờ sông tắm gội, rửa ráy, kỳ cọ. Họ ngâm mình trong nước cả giờ, vẫn không thấy “đã ngứa”. Rồi họ leo lên ngồi trên bờ kè phơi nắng, kỳ cọ. Họ tự nhiên lột quần dài áo cánh ra phơi trên bụi cây. Đàn ông có phần dễ chịu "thái mái" khi ở trần, mặc quần đùi lỏng dây thun xề xệ. Đàn bà cũng "thổn thển" ở trần, chỉ mặc xì líp cũ mèm! Họ hong khô người dưới trời nắng như thiu đốt, ai nấy lo cúi xuống lột từng lớp vảy trên các mụt nhọt ửng đỏ. Tiện thể một công hai ba chuyện: họ tắm, giặt giũ, không có xà bong, tiêu tiểu cũng trong dòng sông đó. Chính từ nơi vừa tắm rửa, ngâm mình, họ gánh hai thùng nước về nhà, để dành uống nước mát. (!?)

    Tôi hình dung họ giống những con khỉ đột trọc lóc đầu, mặt đỏ đít chai ưa gãi sột sột trong sở thú. Tôi không dám nhìn họ, phải lờ ngó lơ đi chỗ khác và lắc đầu muốn gãy cần cổ, mà ngao ngán, nhưng với trí tưởng tượng phong phú của mình, nếu tôi phì cười... thì họ tính sao đây, có lẽ họ... rượt tôi chạy có cờ về nhà buông gàu xuống cái giếng nước do tự mấy đứa con mới đào lên chăng? Dù cả đời tôi trọng danh dự và tình, còn cả đời “các bác ấy” không trọng chi ngoài lo âu về tiền! Vốn dĩ quá nghèo hèn, nhưng tôi muốn bình lặng, an ổn khi đổi đời đi lượm lặt móc moi mọi thứ. Kể từ đó trong làng trên thôn dưới đã "thân thương" đặt cho tôi cái biệt danh thiệt bình dân giáo dục: "mít đót”:
    Ở với Hồ Chí Minh.
    Cây đinh phải đăng ký.
    Trái bí cũng sắp hàng.
    Khoai lang cần tem phiếu. (2)
    ***
    Khi mấy cán bộ “mượn tạm” (của dân đã trốn ra nước ngoài), họ để lại biết bao của nổi: nào nhà lầu xe hơi, xe honda, đất đai và của chìm còn chôn dấu kỹ trong nhà, chưa kịp đào bới moi móc lên. Công an, bộ đội, cán bộ có cần câu tà lọt điềm chỉ, rủ nhau đến nhà dân làm biên bản tịch thu gia sản. Rồi ít lâu sau nhà nước lại làm biên bản chia chác nhau bốc thăm: nhà cửa, xe cộ, ti vi, tủ lạnh, máy móc điện tử, bàn ghế, giường nệm, thậm chí cả cái quần xà lỏn cũng bị bốc thăm, hầu hưởng xái thừa của “tàn dư đế quốc” để lại. Người thân ruột thịt của tôi (và chính tôi) ở trong những ngôi nhà đồ sộ, có chút máu mặt, thì coi chừng bị chụp mũ, gài là: ở lại để phản động liên lạc làm “ăng-ten” móc nối với tư sản. Bị "đôi mắt cú vọ bạn dân" dòm ngó, lưu ý, “hỏi thăm sức khỏe”, thì dân ngu khu đen phải chìa hai tay ra, cúi đầu biếu không, cho không, dâng hiến nhà nước.

    Như trường hợp ông bà Tư Cóc (chị tôi) có năm người con trai đều có vợ con đùm đề, gia đình họ chả có ai đi Tây, đi Mỹ, đi Đức gì cả, anh chị Tư có ba cái nhà đồ sộ, một nhà họ đang ở. Một nhà cho con ở, một nhà cho thuê. Nhưng công an phường khóm buộc anh Tư Cóc phải lên “Thành” làm giấy “dâng hiến” nhà nước... cho “đi đứt” hai cái nhà. Thì, ít lâu sau có vợ chồng người Tàu (chủ đồn điền cà phê giàu nổi tiếng, gồm mười sáu người: vợ chồng con cháu), do nhà nước cần trưng dụng ngôi biệt thự của họ, nên gia đình ông ta “được” nhà nước đẫy họ về ở chung đụng chui rúc đông đen trong khu đất nhà anh chị Tư. Nếu khán chỉ, cán bộ công an không ngại ngần tống khứ họ ra đường, hay “nhân đạo” cho xuống ở bên xó chuồng trại gia súc sau hông nhà.

    Anh Tư Cóc được thành ủy phát tấm giấy khen, ưu tiên hộ trong nhà họ được mua duy nhứt một lần: nửa ký thịt ba chỉ, một ký ruột heo, một ký gạo nếp, ký thèo lèo cứt chuột, hai mét vải nội hoá màu mè hoa lá cành. Cũng ưu tiên lắm, nên chị Tư Cóc được mua hai (2) mét vải dù đen. Trong khi đó cán bộ Ấp ưu tiên gấp 10 thường dân Nam-bộ. Cán bộ cấp Huyện ưu tiên gấp 20 lần Ấp. Cán bộ cấp Thành thì ôi thôi… ưu đãi gấp 20 lần cán bộ Huyện. Cứ thế, mà làm tính nhân lên (tôi phải ghi rõ con số: 1, 10, 20 cho chính xác mà nhân, mà cộng, thay vì viết thành chữ: một, mười, hai mươi, không thể nhân cộng nhập nhằng).
    * * *
    Tình Hoài Hương


    (1) Hp-TnT
    (2) Thơ sưu tầm lượm lặt đó đây
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

  5. Xin cám ơn Tinh Hoai Huong

    BachMa (08-16-2020), hoang yen (08-01-2020), philong51 (08-01-2020), SVSQKQ (08-01-2020)

  6. #269
    hoang yen's Avatar
    Status : hoang yen v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Mar 2009
    Posts: 45
    Thanks: 78
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Chị Tình Hoài Hương,
    Góp ý về thành phố Nha Trang, còn có quân trường Đồng Đế, trên đỉnh Hòn Khô của núi Cô Tiên có bức tượng trắng mà không biết ai sáng tác ra hai câu thơ: "anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ, em nằm xõa tóc đợi chờ anh ". Sau 75 thì chỉ còn lại câu sau, vì tượng anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ đã bị đập bỏ, dãy núi Cô Tiên nhìn từ xa như một thiếu nữ nằm xõa tóc, không biết giờ ra sao?

  7. #270
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default Dạ, vâng...

    Trích Nguyên văn bởi hoang yen View Post
    Chị Tình Hoài Hương,
    Góp ý về thành phố Nha Trang, còn có quân trường Đồng Đế, trên đỉnh Hòn Khô của núi Cô Tiên có bức tượng trắng mà không biết ai sáng tác ra hai câu thơ: "anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ, em nằm xõa tóc đợi chờ anh ". Sau 75 thì chỉ còn lại câu sau, vì tượng anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ đã bị đập bỏ, dãy núi Cô Tiên nhìn từ xa như một thiếu nữ nằm xõa tóc, không biết giờ ra sao?
    ***

    Thưa anh Hoàng Yến thân & qúy mến,
    Dạ vâng, điều anh ghi ở trên nầy rất đúng ạ.
    Chẳng biết Hoài Hương ngớ ngẩn lú lấp thế nào, mà quên tiệt v/v ở Nha Trang đặc biệt ngoài Quân-trường Không Quân (TTHLKQ- QLVNCH), Quân-trường Hải Quân Nha Trang, còn có trường quân sự:
    1/ Trung tâm huấn luyện Lam Sơn: ...
    2/ Trung tâm huấn luyện Dục Mỹ: ...
    3/ Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế: ...
    Hoài Hương xin chân thành cảm ơn anh Hoàng Yến đã tế nhị nhắc nhở.
    Vâng, xin mời anh Hoàng Yến & qúy độc giả đón xem v/v nầy (thì ra trong phần 1. 2. 3 ghi trên về các TTHL tại Nha Trang; thì THH đã có bài viết đính kèm ở chương khác ạ).
    Kính bút,
    Hoài Hương
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

Trang 45/46 đầuđầu ... 3543444546 cuốicuối

Similar Threads

  1. Góc Thơ Tình Hoài Hương
    By Tinh Hoai Huong in forum Trang Thành Viên
    Trả lời: 419
    Bài mới nhất : 09-06-2020, 04:02 AM
  2. Góc Thơ VUI Tình HOÀI HƯƠNG
    By Tinh Hoai Huong in forum Vui cười
    Trả lời: 136
    Bài mới nhất : 08-22-2019, 06:04 PM
  3. Góc... Cafe_Coc
    By PhiLan in forum Tham Luận
    Trả lời: 168
    Bài mới nhất : 01-04-2017, 05:44 PM
  4. Đọc truyện Lữ Quỳnh
    By Hoanghac in forum Truyện ngắn
    Trả lời: 3
    Bài mới nhất : 02-02-2013, 04:49 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •