Remember ?

Trang 3/4 đầuđầu 1234 cuốicuối
kết quả từ 13 tới 18 trên 24

Tựa Đề: VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú

  1. #13
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default Bài Thơ THIÊN LÝ Trao Em


    Mến trao chị chút tâm tình
    Tặng kèm theo với tấm hình quê hương
    Chị về Đà Lạt mù sương
    Tình quê em gửi theo đường chị đi
    Hoài trông mong một chút gì
    Hương thông, cỏ ngát xanh rì đồi cao
    Những chiều phố núi xôn xao
    Vần thơ kết lại biết bao lời buồn
    Thơ như chảy tự thác nguồn
    Quê hương còn mãi trong hồn thơ yêu
    Thien Ly



    Bài Thơ THIÊN LÝ Trao Em



    Tôi thương THIÊN LÝ ngoan hiền
    Mặt hoa da phấn vành khuyên nụ hồng
    Thơ Văn chớm nở thong dong
    Đậm đà văn bút một lòng thiết tha

    Thơ em nở đóa hoàng hoa
    Gót son mỹ lệ hài hoà Văn-chương
    Từ trong tư tưởng tôi thương
    Nàng thơ diễm tuyệt mắt vương giọt tình… (!?)

    *

    Tình Hoài Hương
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

  2. #14
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default Thân tặng quý vị

    THH cám ơn Hà Võ đã vào đọc Thơ Tình và ghi lại cảm nghĩ trung thực đầy khích lệ.
    Cám ơn anh Hieunguyen11 & Dzung72C ghi những câu thơ dễ thương
    Thân tặng Hà Võ & quý vị HQPD & anh: Dzung72C, Hieunguyen11 . . . những nụ hoa vàng.
    Tình thân,
    THH
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

  3. #15
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default 7.- Kinh thành HUẾ Thơ & Lăng Tẩm



    7* Kinh thành HUẾ Thơ & Lăng Tẩm





    Lâu chưa về thăm… nhớ Huế
    Nắng hồng vương Vĩ Dạ ấp hàng cau
    Áo màu sim em khép nép qua cầu
    Tay giữ nón ngang Phú Vân Lâu phượng đỏ.
    Núi Ngự chiều dâng chim kiếm tổ
    Sông Hương trăng luyến khách đưa đò
    Nắng ngày xưa nay trôi giạt nơi mô?
    Đường phố cũ và cơn mưa dầm Thượng Tứ.
    Làn gió thoảng hồi chuông từ cổ tự
    Ngả bên sông tháp Thiên Mụ in dòng
    Hương Giang sóng vỗ trong lòng
    Xa nhau từ đó hết Đông lại Hè
    Nhớ sao phượng đỏ lời ve...
    (4)

    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

  4. #16
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default Từ (hướng Nam) Mỹ Chánh Lặng Lờ ...



    Từ (hướng Nam) Mỹ Chánh Lặng Lờ
    Ra Quảng Trị & Phong Tục Tập Quán
    (VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú)



    ***

    Kính mời quý độc giả vui lòng xem tiếp trang sau
    Trân trọng,
    Tình Hoài Hương
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

  5. #17
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default Từ (hướng Nam) Mỹ Chánh Lặng Lờ ...



    8*.- Từ (hướng Nam) Mỹ Chánh Lặng Lờ
    Ra Quảng Trị & Phong Tục Tập Quán.
    (VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú)



    Trong xe đò, bác tài xế trẻ mở radio có bài ca “Về Miền Trung” lúc đoàn xe chạy tới *Tử Hạ. Lòng Mười cảm thấy thấm buồn. Tuy nhiên khi ngồi trên băng ghế lắc lư, Mười lắng nghe các “mệ” vui vẻ hài hoà trò chuyện thân tình chia xẻ chút bánh trái với nhau:
    - Nì, O ăn bánh ni đi…
    - Có chút bánh ít nớ, mà ăn cái chi, hì.
    - Bánh cả mâm răn gọi là bánh ít
    - Nếu khôn ưng ăn bánh ít, thì ăn trầu, hỉ!
    - Trầu cả chợ răn nói trầu không
    Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi
    (cd)
    - Thì ăn, chớ khôn thì O lại nói:
    Chuối không qua Tây răn gọi là chuối Sứ?
    Cây không biết chữ răn gọi là thông?
    Nam nhơn đà đối đặng quyết làm chồng nữ nhi
    (cd)

    Mười thực sự kính phục các mệ nơi “xứ dân gầy” dù vai trĩu trịt quang gánh nặng, lưng còm, chân đất, quần thô áo vải, nhưng họ có cả tấm lòng nhân hậu tình mến, và có nguồn ca dao hoặc câu hò giọng hát thì dồi dào vô tận.
    Xe chạy qua *Sông Bô, *Thượng An Ngoài, *Thượng An Trong, *Cầu Quán Rớ, *Văn Xá, *Hiền Sĩ, *Phò Trạch…, xe chạy mỗi lúc một chậm hơn, bởi trời đổ mưa to, và vì có lẽ Mười cảm thấy nóng ruột mong xe mau chóng chạy đến *Mỹ Chánh, *Hải Lăng… Nơi có bài thơ:
    Từ HUẾ đi Bắc trời đẫm cơn mưa.
    Lác đác hàng cau chen cánh hàng dừa.
    Rồi oi ả hạ về nung bếp lửa.
    Bên bạch đàn thưa nhà tranh song cửa.

    Quê hương em đất sỏi đá khô cằn.
    Thu heo may quốc lộ thêm điêu tàn…
    Anh đến đây giữa vùng trời mây xám.
    Chân ngại ngần anh bước qua: MỸ CHÁNH.

    Gió lộng thổi cánh rừng sim bạt ngàn.
    Bên làng Ngoại lưu thủy nơi CÙ HOAN.
    Ông tổ Nội ở đầu HƯNG NHƠN nhánh.
    Đất Tổng AN THƠ trù phú non đoài.

    Dòng sông Nội cận bên THUẬN NHƠN Ngoại.
    Yêu thương an bình Phủ HẢI LĂNG ấy.
    Đầm ấm uống nguồn nước ngọt vơi đầy.
    Tình quyến luyến quyện chặt đất quê đây.

    Ra xa nữa miền QUẢNG TRỊ̣ phố buồn.
    Ngày kia súng đạn về hơn mưa tuôn.
    Khổ đau khốn cùng! Chiến tranh trong cuộc
    xâm lăng bạo tàn, rực trên ngọn đuốc

    Thiêu hủy xóm làng (đời sống bình yên).
    Mẹ ôm xác con cười, khóc, băn khoăn...
    Ông ra vườn chôn hài nhi vừa nhặt.
    Em bé lõa lồ nhìn cha một mắt.

    Bàn tay què bà lượm lặt bới đào
    xác người vừa tắt trên dáu môn khoai…
    Nơi đống hoang tàn quê nhà hiu hắt.
    Dùng tay chị đi thay bàn chân mất…

    Lết trên lối mòn lởm chởm ụ chông.
    Ôi! Tương lai cuộc đời không thể tưởng...
    Chiến tranh tới để lại vũng trừu tượng!
    Đã bao phen em an phận thủ thường.

    Vùi đời hèn bên nấm mộ chiều hoang.
    Anh có vì em chia sẻ bâng khuâng!?
    Anh yêu ơi! Quê nghèo thật cay đắng.
    Có điều chi quặn đau tim nằng nặng!

    Nầy bé HẢI LĂNG hạnh phúc cuối cùng!
    Hố mắt trào tuôn ngấn lệ rưng rưng…
    Cánh tay anh dìu bước em chưa vững
    Bờ môi ta dâng mật đắng tủi mừng.
    (Tình Hoài Hương)

    *Hưng Nhơn và *Thuận Nhơn, là nơi quê nội và quê ngoại của Mười! Xe dẫn đến làng quê trên con lộ chạy dài, dọc theo dòng sông xanh êm mát quanh co, ngoằn ngoèo. Nhìn từ xa, dòng sông như sợi dây dừa đang uốn lượn xẻ đồng ruộng làng mạc ra làm đôi. Cánh đồng khô tiếp nối dãy núi đồi trùng điệp dưới tán rừng có đủ thứ: đót, tràm, dược liệu, mây song...

    Bên hướng Nam sông Mỹ Chánh thuộc giang địa cuối cùng của Huế. Bên bờ Bắc con sông Mỹ Chánh thuộc giang địa của Tỉnh Quảng Trị. Sông Ô Lâu (Ô Giang) hợp bởi nhánh sông Mỹ Chánh: bắt nguồn từ dãy đồi cao khoảng 500 > 600m là hợp nhánh chính, có chiều dài 65km, lưu lượng dòng chảy 44m3/giây, mật độ 0,81km2; có thể cung cấp chừng 376 triệu KW/h điện năm. Vì thế sông Mỹ Chánh là nơi thuận tiện chuyển tiếp của vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu & quan trọng từ ba bốn miền giáp giới địa lý: Mỹ Chánh nằm ở một phần quốc lộ 1: con đường cái quan nối liền Huế và Quảng Trị. Có quốc lộ 9 đi Lào qua cửa khẩu Lao Bảo toàn núi đồi trùng điệp, âm u, đi qua khu Khe Sanh, Đa Krông. Sát biên giới Việt là hai tỉnh Salavan, Savankhet, (mà tự thuở thanh bình, hồi còn bé, có mấy lần ba đã dẫn Mười qua đó, để ba trị bệnh nan y cho Vương Quốc bạn) con đường ấy nối trục đường bộ xuyên Á.

    Đất đá lộn xộn, lạo xạo rạo rực dưới gót giày. Con đường mòn gập ghềnh lổm chổm gồ ghề nhìn mút tầm mắt đến tận dãy trường sơn lún bùn, dưới ánh nắng nhạt phai buổi chiều cuối năm trông đơn điệu vô vàn. Hai má con mừng rỡ, tươi cười, chen lẫn nỗi bâng khuâng trầm lắng, bước thấp bước cao thân hình ướt nhẹp nước mưa, khi má con Mười vừa đặt chân lên thềm nhà, là nơi phần đất trữ lượng than bùn chuyên sản xuất phân vi-sinh.
    MỸ CHÁNH, nơi núi trọc đồi gò phù sa cổ và phù sa tiểu vùng đất phiến thạch tím và granit, với đặc thù khắc nghiệt tự nhiên vào muà khô, khí hậu rất oi nồng, thì rừng sim bạt ngàn cũng ủ rũ xơ xác. Vài tháng một lần gia đình Mười khi đi đò, khi đi bộ đường tắt băng rừng vượt dốc trùng điệp núi non chập chùng đi lại đó đây. Lau lát lá kép lông chim hoa vàng nhạt bay bay trong rừng sim bạt ngàn, cây lau cao hút tầm mắt, cây cối um tùm, chằng chịt, kèm toàn cây sao, kiền kiền, gụ, lim, chen lấn trong cánh đồng sậy, bông lau trắng xoá bay bay nghiêng nghiêng. Cỏ tranh ẻo lả lao xao đong đưa, lá tranh khô nằm rạp mình xuống mặt đất theo chiều gió xô, tạo ra những lượn sóng muộn phiền nhấp nhô rì rào xô lui xô tớI nơi nổi danh:

    Nem chợ Sãi, vải La Vang
    Khoai quán Ngang, dầu tràm Đại Nại
    Gạo Phước Điền, chiêng Sắc Tứ
    Khoai từ Trà Bát, quạt chợ Sông
    Cá bống Bích La, gà Trại Lộc...
    (cd)
    ***

    Về hướng Tây cuả Quảng Trị là Thánh điạ *LA VANG cách cổ thành Quảng Trị độ sáu bảy kilomet. La Vang luôn giữ vẻ trầm lắng u buồn dâng cao. Dọc hai bên đường là hàng thùy dương kín đáo chạy dài xuống chính toà thánh điạ luôn rì rào reo trong gió u trầm, buồn tênh. Khoảng năm 1793-1801, vào đời vua Cảnh Thịnh tàn ác kinh khủng nhất, đã bắt triều đình Huế thẳng tay giết người có đạo Kito, sự việc kéo dài hơn một trăm năm sau (mặc dù năm 313 đại đế Constantin ở thành La Mã, đã ký sắc lệnh bãi bỏ việc cấm đạo Thiên Chúa Giáo, và ông ta cho xây nhiều giáo đường. Nhưng đó là chuyện ở bên trời Tây).

    Khiến giáo dân ở Việt Nam bồng bế nhau, di tản lánh nạn vào trốn ở rừng Lá Vằng xa tít tắp trong hẻm núi xa hun hút, chập chùng trùng điệp rừng cây (một phiá Bắc cuả La Vang là cận bên dòng sông Như Lệ dài lê thê, rộng mênh mông, nước sông Như Lệ chảy xuống các làng mạc và nối dài dọc theo thành phố Quảng Trị với tên gọi là sông Thạch Hãn). Chính nơi đây nhiều lần họ được Đức Mẹ mặc áo trắng, thắc nơ xanh, bồng Chúa Hài Đồng trên tay. Đức Mẹ La Vang đã hiện ra trên ba gốc cây đa to, trìu mến an ủi, đùm bọc, chở che, giúp đỡ người đau ốm, khó nghèo. Đức Mẹ chữa lành bệnh không những cho đoàn giáo dân lánh nạn, mà Đức Mẹ còn ban ơn cho tất cả cư dân không hề phân biệt tôn giáo toàn vùng. Người ta tin tưởng tuyệt đối, nhiệt tâm, thành khẩn dâng lên Mẹ bao sầu đau.

    Từ đấy, người ta gọi là “Đức Mẹ Lá Vằng”. (Hồi xưa chính tên gọi là nhà thờ Đức Mẹ Lá Vằng. Nhưng vào thời điểm đó, máy đánh chữ ở Việt Nam chưa có dấu tiếng Việt, nên người Pháp gọi bản địa nầy là La Vang. Thành ra quen tên gọi “La Vang” cho đến bây giờ. Người có đạo Thiên Chúa và người không cùng đạo ở tại đây xiết đổi yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau chí tình không chút tị hiềm. Dù họ rất nghèo, nhưng họ có cả tấm lòng từ ái rộng mở. Đời sống họ lầm than, cơ cực, đói khát, bệnh hoạn vô cùng. Sau 1886 nhà thờ nầy xây dựng khang trang. Giáo đường Đức Bà Sài Gòn, và giáo đường La Vang được chính thức phong lên hàng Vương Cung Thánh Đường năm 1961).

    Mỗi năm vào ngày 15 tháng 8 dương lịch có tổ chức kiệu một lần; năm lẻ thì kiệu nhỏ. Năm chẵn thì ba năm có một lần đại hội, nghiã là kiệu rất trọng thể. Biết bao người đã từ phương xa ở lại suốt tháng, sớm hôm quỳ bên Mẹ. Một vùng đất bao la có khoảng triệu người tấp nập suốt ngày đêm đến nhà thờ La Vang để chiêm ngưỡng, cung nghinh Mẹ. Họ trang nghiêm, yên lặng vô vàn, mặc dù người người đông vô số, hàng hàng lớp lớp, người và người chen chân đi bên nhaụ tuyệt đối giữ trật tự từ các nẽo thập phương trở về đây, đã tề tựu rất đông dưới chân Mẹ, khẩn xin Mẹ ban hồng ân. Người ta đi hái lá vằng, lá vằng không bao giờ hết trên núi đồi trùng điệp. Họ múc nước giếng đỗ vào chai lọ, để cạnh đền đài, dâng Mẹ xin những ước vọng, dâng những sầu đau, bệnh tật. Nước giếng sạch trong ngọt ngon, không bao giờ cạn, tựa như lòng Mẹ yêu thương bao la không bao giờ dứt.
    ***

    Nơi quê hương suốt dọc miền Trung từ vùng *Quảng Ngãi về đến *Đông Hà, *Đồng Hới, tới cầu *Hiền Lương *Bến Hải mãi u trầm, lắng đọng. Nhất là phong tục tập quán và những cô những bà miền Trung có rặt giọng Huế chính cống thì thanh thanh, nghe ríu rít, thỏ thẻ, ân cần, bặt thiệp, lịch sự, nhưng thoảng buồn, lạ lạ man mác phiền phiền. Phụ nữ đa số giữ phong cách kín đáo, nhỏ nhẹ, vui vui, nhu mì, dè dặt, dù đi một đổi đò, đi chợ, đi bán hàng rong, đi xóm; khi ra khỏi nhà, họ luôn luôn đoan trang khép nép, e ấp mặc áo dài che kín thân, dù trời nắng gắt oi nồng họ cũng không mặc áo hở hang.

    Điều hay hay là phái nữ ở miền Trung càng có nét đặc biệt: Khi các em bé gái còn thơ ấu, thường thường cha mẹ cắt mái tóc bum bê cho con nhỏ, để con bé đi học từ lớp mẫu giáo đến lớp Nhất. Lớn lên chút nữa, cô bé vào lớp Đệ Thất đến trạc tuổi mười bảy mười tám, thiếu nữ xuân xanh duyên dáng ấy thường để mái tóc thề, tóc dài chấm ngang thắt eo, và buông xõa xuống bờ lưng theo gió là tà bay bay. Mái tóc của họ bóng mướt, mượt mà trông tuyệt đẹp, thoang thoảng thơm thơm mùi hoa bưởi, hoa lài, chanh, bồ kết. Qua khoảng quá tuổi ngoài đôi mươi, thiếu nữ ấy để suối tóc huyền chấm mông, dài tha thướt và họ kẹp tóc lại sau lưng. Nhưng khi “nàng” có ý trung nhân (đã đi dạm hỏi), thì mái tóc của “nàng” được xếp cuộn lại gọn gàng làm hai ba lớp, mà họ vẫn kẹp quấn vào, rồi thả kẹp tóc lơ lửng ra sau lưng. Nhìn vào “nàng”, ta biết ngay là “nàng” đã có vị hôn phu. Và khi nàng đã có chồng, thì phụ nữ ấy bối búi tóc to ra sau gáy. Cho nên, nhìn chung là Mười có thể nhận biết và phân biệt một điều lý thú khá hấp dẫn, dễ thương và sâu sắc:

    Em mở khuôn ra cho anh đúc lấy lượng vàng
    Hoạ may may hoạ thiếp với chàng dùng chung
    Anh về thưa với hai họ rõ ràng
    Mời thân nhân lại, em mở khuôn vàng cho coi
    (cd)

    Ngày xưa ấy, suốt ba tháng hè, thì cha mẹ, chị Hạc, anh Thuyền và Mười, đi qua bao ruộng vườn hồ ao sông ngòi về thăm bà con làng nước tại *Thôn Kẽ Vịnh. Khi họ đi xe hơi, khi đi bộ, khi đi xe thồ do trâu, bò, ngựa, kéo lạch cạch, lọc cọc trên con đường quê lổm chổm đá đăm, bên ruộng đồng rì rào sóng lúa. Thôn quê ngát hương tinh tuyền của hoa mít, hoa cau, hoa bưởi, cam, quít… Lúa chín đầy đồng, thợ gặt tấp nập làm việc ngày đêm. Nhà nhà yên vui qua câu hò điệu hát phong dao trữ tình dân tộc.
    Thân em như hạt mưa sa
    Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
    Thân em như hạt mưa sa
    Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày
    (cd)

    Trên sân phơi lúa vàng. Bên cối chày giả gạo, bên đôi trâu mập kéo cày vỡ đất làm mùa. Bên nghệ nhân khéo tay tinh xảo chằm những bài thơ trên nón lá mỏng nhẹ xinh xinh. Những bữa cơm ngon miệng nghi ngút mùi thơm gạo lức. Cơm đồng quê từ miếng thịt gà, thịt vịt, con cá, con tôm tươi rói nhảy tưng tưng trong rổ. Người ta mừng rỡ chúc tụng nhau, khuôn mặt họ chân chất thật thà tỏ lộ nét hân hoan, chất phác không nói câu văn hoa bóng bẩy, không thêu dệt ý tình thơ mộng, nhưng đôi mắt ngời sáng tia vui mừng thành thật, nụ cười ấm dịu, đầy tình âu yếm xiết đỗi!
    Chồng em áo rách em thương
    Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
    Con vua thì lại làm vua
    Con sãi ở chùa lại quét lá đa
    Bao giờ dân nổi can qua
    Con vua thất thế lại ra quét chùa
    (cd).

    Chuyện vui nổ dòn như bắp rang, họ hỏi thăm về Đà Lạt, nơi xa xôi họ chưa bao giờ có dịp đặt chân đến. Họ là những người dân chân lấm tay bùn, suốt đời quanh quẩn bên lũy tre mộc mạc, vui cảnh điền viên với vườn sắn nương khoai. Mấy ai phiêu du hải hồ ngang dọc tứ xứ. Đa số nông dân thích bám vào mãnh đất gia tiên, nơi cho họ ba tiếng khóc oa oa chào đời. Nơi chôn nhau cắt rốn. Nơi cột chặt họ với gốc đa bụi chuối, lũy tre làng xanh um bóng mát. Có mồ mã ông cha an nghỉ, gần con sông lặng lẽ êm đềm uốn khúc, giữa hai bờ quê hương, cạnh cồn cát trắng và bầy trâu nghé chậm chạp về chuồng mỗi buổi hoàng hôn. Sao ngọt ngào vui vẻ ấm áp, đắm thắm tình thân và sóng sánh tình người đến thế không biết!


    Trong đầm gì đẹp bằng sen
    Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
    Nhị vàng bông trắng lá xanh
    gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
    Ta về ta tắm ao ta
    Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.
    (cd).


    Ngày lễ Song Thất, tại Phủ *Hải Lăng đã tổ chức ngày “Cầu Ngư Thi Quán Quân”, nông dân muốn tranh tài: sẽ ghi tên dự thi, và hy vọng đoạt giải các bộ môn như: Cướp Cờ. Chèo thuyền. Đua trải. Hát giã trạo, vân vân: …
    Thốt ra tới đâu dạ thiếp sầu tới đó
    Cuộc chung tình chàng chưa rõ bấy lâu
    Vì ai xê vô lật ván tháo cầu
    Trai say dọi gái, gái thảm sầu dọi duyên
    Ngồi buồn nói chuyện trên non
    Một trăm thứ cá có con không thằng
    Thầy ơi chớ nói bao đồng
    Một trăm thứ cọp có ông không bà (
    cd)

    Đánh cờ tam cúc. Bài thái. Bài ghế. Cờ tướng. Vật võ. Nam nữ thi các điệu hò đồng giao.
    Bây giờ mận mới hỏi đào
    Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
    Mận hỏi thì đào xin thưa
    Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!
    (cd)

    Thi chằm nón lá. Thi nấu một nồi cơm (chỉ có một nồi cơm nhỏ, nhưng Ban Giám khảo ấn định cho thời gian suốt ngày) củi được thay thế bằng năm cây mía tươi, và một lố hộp quẹt ở trên thuyền thúng. Họ vừa nấu cơm vừa bơi thuyền thúng.
    Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì
    Dù ai nói ngả nói nghiêng
    Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
    (cd)

    Một cô đã đoạt giải nhất, vì cô ấy khôn ngoan, cứ ngồi tà tà róc mía ăn, cô ta phơi bã mía trên thuyền, chờ khô khô, rồi sau cùng cô ta đủng đỉnh nấu cơm, đã chín. Trong khi các nàng khác sợ không kịp giờ, đã vội đốt lửa “hơ” cho miá chảy ra, thì làm sao miá trở thành bả khô mà nấu cơm!
    Em trao cho anh một nắm bắp rang
    Anh trỉa làm sao cho mọc, thiếp với chàng trao duyên
    Đồn bên em có miếng đất hoang
    Mưa ba năm không ướt, hạn chín tháng nỏ khô
    Đến đây anh trỉa, trỉa vô mọc liền
    Thiếp trao cho chàng một nắm ngô rang
    Chàng đúc nơi mô cho mọc thiếp thắp nhang mời về
    Chỗ nào mà nắng không khô
    Mà mưa không ướt đúc vô mọc liền
    (cd)


    Trong tất cả cuộc thi, có cảnh đua thuyền là hào hứng rầm rộ trên sông nhất. Chiếc thuyền kết hoa lá đủ màu. Ngư thuyền dạn dày kinh nghiệm, bắp thịt no tròn rắn chắc, ngực nở vai u lực lưỡng, da đen dòn như bức tượng đồng. Ngư thuyền ở trần, mặc xà lỏn màu cuộn sát vào hai háng, nhìn từ xa như đóng khố, đầu họ chít khăn màu theo từng nhóm cuả thuyền có ghi số thứ tự dự thi. Trên bãi dưới bến, người đi xem đông hơn kiến, hai mươi cánh tay hùng dũng khua mái chèo khuấy nước đều đều lướt sóng vút vút, theo câu "hò dô ta… hò dô ta…" vang dậy góc trời. Dân chúng đứng trên bờ chen lấn nhau để giành chỗ tốt mà coi cho rõ. Họ ồn ào la hét inh ỏi mỗi khi có thuyền ai bơi về nhất. Thuyền nào thắng thì có nhiều tiếng reo hò la hét khàn cả cổ, vỗ tay rầm rầm. Thuyền nào thua thì buồn rầu kéo thuyền lật ngửa trở lại, họ lóp ngóp bơi vào bờ. Dân chài la chửi bạn chèo dở ỏm tỏi.
    Gá duyên chẳng đặng hội này
    Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy… tôi chèo vô
    (cd)

    Trên khán đài, tiếng tù-và thúc, trống giục liên hồi, phèn la dập dồn, bừng bừng niềm vui thích bốc cao.
    Quê ngoại Mười ở làng *Thuận Nhơn, không cách xa quê nội *Hưng Nhơn là mấy. Cậu mợ Ấm Cửu Ổn qúy mến gia đình Mười không thể tả. Nhà cậu rất giàu có, ruộng vườn ông bà để lại cò bay thẳng cánh, nhìn hút tầm mắt tới đường chân trời. Cậu Ấm hào hoa, phong lưu đúng mực công tử, trong làng không ai mà không biết danh cậu, và kính phục tính hào phóng, rộng rãi với người trên kẻ dưới. Cậu yêu thương đùm bọc che chở người nghèo, tận tình giúp đỡ người sa cơ thất thế đến nơi đến chốn. Một hôm gia đình hai anh em ruột có ngày sum họp, cậu bảo người nhà cho giết bò, heo, gà, vịt… khoản đãi thân nhân. Cậu cho ông quản gia đi mời bà con họ hàng làng nước đến ăn mừng, hầu chia sẻ niềm vui ngọt bùi với gia đình em gái ruột ly hương của cậu đã trở về cố quốc. Cậu mợ Ấm có năm người con, nhưng đã chết hết hai, còn ba người là chị Hường, anh Trình, và chị Sao.
    ***
    ***

    Tình Hoài Hương

    (**) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
    (***) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả THH. Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia, (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta). Đa tạ!
    ***

    Tình Hoài Hương
    Trân trọng kính mời quý độc giả xem tiếp trang sau
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

  6. #18
    Tinh Hoai Huong's Avatar
    Status : Tinh Hoai Huong v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Posts: 1,081
    Thanks: 58
    Thanked 58 Times in 17 Posts

    Default Cầu Hiền Lương Bến Hải



    8*.- Cầu Hiền Lương Bến Hải
    VIỆT NAM Quê Hương Cẩm Tú



    Từ Huế hoặc Mỹ Chánh xuôi đò về vùng Quảng Trị, thỉnh thoảng Mười ưa ngồi bên mạn thuyền thò tay xuống nước sông vớt cánh lục bình, tai vẳng nghe cô lái đò trên sông lả lướt câu hò ý nhị, đậm đà tình dân tộc:

    Ta về ta tắm ao ta
    Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.


    Có khi nghe:

    Ai về Đông Hà, ai qua Cam Lộ
    Ai về Gia Độ, ai đến Gio Linh
    Ai về Triệu Phong Quảng Trị quê mình
    Cho em nhắn gởi chút tình nhớ thương.
    (cd)

    Hoặc:

    Trong đầm gì đẹp bằng sen
    Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
    Nhị vàng bông trắng lá xanh
    gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn


    Phiá Bắc Tỉnh Quảng Trị thuộc đất miền Trung, Quảng Trị cách xa Thủ Đô Sài Gòn 1.121 kilomet, thuộc vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, chuyển tiếp hai miền Nam + Bắc giáp Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Dọc phía Tây cùng chiều dài dọc dãy trường sơn, thì giáp biên giới với nước láng giềng độ chừng 206km là Cộng Hoà Dân Chủ Lào (Savanakhet). Phía đông toạ độ địa lý 17o 09’ 30” vĩ bắc và 107o 20’ kinh đông, bờ biển dài 75km giáp biển Đông. Nam giáp hai huyện Phong Điền (Huế) và A Lưới. Cực bắc: 17o - 10’ vĩ Bắc từ điạ phận thôn Tây, xã Vĩnh Phú, huyện Vĩnh Linh. Cực Nam 16o - 18’ vĩ bắc là làng Hạ, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng. Cực Tây: 106o - 24’ điạ phận đồn Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa. Cực đông: 107o - 24’ kinh đông, thôn Thâm Quế, Hải Lăng. Tỉnh Quảng Trị có bảy Huyện. Gồm: Hải Lăng. Triệu Phong. Vĩnh Linh. Gio Linh. Cam Lộ. Hướng Hoá. Đa Krông.

    Hai Thị-xã chính: Quảng Trị và Đông Hà. Gồm chín Phường. Tám Thị trấn. 119 xã thuộc Tỉnh Quảng Trị.
    Khí hậu nhiệt đới ẩm. Điạ hình Quảng Trị do cấu trúc địa chất đa dạng: đồng bằng, núi, đồi, cồn cát, hồ, đầm, sông ngòi chằn chịt, biển… Cửa Tùng khá đẹp. ̣Khí hậu ở Quảng Trị khô và nóng rất khắc nghiệt; khó chịu, khi khô thì nóng hừng hực, có thể nắng và nóng nung cháy người vì ngọn gió Tây Nam, và gió Lào luôn quất vô mặt, và tàn phá thiên nhiên qua những cơn lốc xoáy kinh hồn! Mùa lạnh thì run rẩy, lạnh tê nhức thấu xương tủy. Từ tháng Bảy đến tháng 12 ở Quảng Trị thường bị bão, mưa dầm, lụt, gió xoáy. Ruộng lúa nương khoai có phần chưa tốt tươi, trái lại xơ xát hoang vu... cằn cỗi.


    Lần đầu tiên vào năm 1824 Cổ-thành Quảng Trị có chu vi cổ thành Quảng Trị độ 2km đắp bằng đất, sau đó được xây bằng gạch chắc chắn bốn cửa Đông Tây Nam Bắc. Bốn bờ thành cao kiên cố bao bọc bởi lũy hào sâu hoắm hơn ba mét, ngăn cách trong tường thành và ngoài thành có dựng tầm dông vót nhọn làm hầm chông.

    Từ Huế ra hướng Bắc (bờ Bắc) có hai nhánh sông lớn bao quát diện tích lưu vực 900km2 dài khoảng 65km, do bắt nguồn dọc theo những ngọn núi đồi nhấp nhô từ miền Tây Thừa Thiên & Quảng Trị: tạo thành sông Ô Lâu (cũng gọi là là Ô Giang) và sông Mỹ Chánh. Vào muà Hè dọc ven hai bờ sông Thạch Hãn có hàng phượng vỹ đỏ rực nghiêng mình là tà soi bóng nước, trông tuyệt vời biết bao! Trên sông Thạch Hãn nào đò ngang, đò dọc khua mái chèo. Muôn câu hò tiếng hát tình tứ thân thương đượm màu dân tộc, nghe mà lòng chan chứa niềm vui dạt dào ở ngày mai. Sông Thạch Hãn uốn lượn giữa hai bờ tre xanh ôm quê hương soi bóng mát được bắt nguồn do 37 phụ lưu ngòi lạch, từ: dãy núi phiá Tây (Thừa Thiên & Quảng Trị) , và từ trên thượng nguồn Trầm chảy nối dài qua các làng xã: Thượng Phước, Như Lệ, An Đôn

    Phong cảnh nên thơ uyển chuyển, nước lấp lánh ánh dương uốn khúc lặng lờ, tạo thành hai sông chính là sông Quảng Trị và Cam Lộ. Thạch Hãn là sông lớn nhất cuả Tỉnh Quảng Trị. Diện tích lưu vực chiếm gần một nửa lãnh thổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn đổ ra biển qua cửa Việt.


    *Thượng Phước (xã *An Đôn, Quận *Triệu Phong, thuộc *Tỉnh Quảng Trị); vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch: có lễ hội long trọng, để ghi nhớ quan công Hoàng Dũng, là người có công lập Làng nầy. Dân cư cả làng Thượng Phước kéo nhau lên rừng bạt ngàn để săn thú, đem về dâng cúng các chùa, họ vui vẻ bên nhau với điệu hát “oát”, hát ru em bé “Adang Kon”, hát “Prdoak” vui vui. Hoặc:

    Trèo lên cây bưởi hái hoa
    Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
    Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
    Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay
    Ba đồng một mớ trầu cay
    Sao anh không hỏi những ngày còn không
    Bây giờ em đã có chồng
    Như chim vào lồng, như cá cắn câu
    Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
    Chim vào lồng biết thuở nào ra


    Ấy là nơi gia đình ba má Mười đã từ giã Đà Lạt và đến đây lập nghiệp, sống về nghề ương cây giống, như: Trà, cà phê, cam, quít, dâu, mãn cầu, bưởi đào, bưởi đường, cau, dừa, v.v... Ba của nàng không quản ngại khổ sở, vất vả, nhọc nhằn, nơi đâu có giống cây qúy, tốt, thì ba lặn lội đến, tuyển về nhà ương trồng. Rồi láng trại đem cung cấp hầu hết vùng phụ cận. Ba nàng bán cây với giá lời nhẹ nhàng, lời chút đỉnh, gọi là vui cảnh điền viên tuổi già. Có khi ba hào phóng cho không, tặng không, biếu không. Ba chẳng nhận tiền vốn, chứ nói gì đến tiền lời, tí chút tiền còm, gọi là... Mặc vợ và bầy con cằn nhằn:
    - Sao ba quá “huênh hoang”.

    Quảng Trị đa dạng: Núi Voi Mẹp. Đồi. Đảo Cồn Cỏ là đất nâu vàng, đất nâu đỏ có bãi đá và hai đồi. Bãi cát bằng phẳng. Cửa Việt, Cửa Tùng có bãi cát phẳng mịn. Tuy là miền đất khô cằn, sỏi đá, nơi “chó ăn đá gà ăn muối” (chao ôi! chi mà khổ) nhưng Quảng Trị có tài nguyên khoáng sản (cũng tuyệt vời như ai chứ!). Điển hình là: Đất mặn (Vĩnh Linh). Đất phù sa bồi (Mỹ Chánh. Thạch Hãn. Bến Hải...) Phù sa Glay: Gio Linh…). Đất nâu tím trên phiến thạch tím. Đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, trên phiến đá thạch sét ở Vĩnh Linh, Gio Linh. Hoặc đất đỏ vàng trên đá granit ở Voi Mẹp. Có nơi nhiều than bùn như Hải Lăng, Gio Linh. Kim loại đen quặng sắt ở Cam Mỹ, Cam Lộ, Đông Hà.

    Ồ! Tỉnh Quảng Trị rải rác ở Sa Lung (Vĩnh Linh) cũng có angtimoan ở Cam Lộ nằm trong đá vôi, thạch anh chứa ít vàng nữa! Cửa Tùng phong cảnh khá đẹp và bãi cát mịn bằng phẳng, nước biển ở Cửa Tùng trong xanh, là một bức tranh sinh động thêu lên bầu trời bao la bát ngát rừng phi lao, hàng cây chen cánh hàng dừa, những mái nhà ngói bên nhà tranh mờ mờ ẩn hiện xa xa, có đàn hải âu mơn man líu lo bay lượn vờn đùa trên sóng, có nhạc biển ì ầm rì rào trong chiều lộng gió.


    *Khe Sanh là một thung lũng nằm gần kề bên quốc lộ 9 thuộc Huyện Hương Hóa, tứ phương trùng trùng điệp điệp núi rừng và những dãy đồi cao trên bình độ 300m 400m, phun trào bazan và đá trầm tích. Có làng Làng Vây, Tà Cơn. Mười yêu rừng sim hoa tím bạt ngàn, chen cánh rừng lim xanh, gụ, huỳnh, trường, trám lương, đào, sến, mây, song, đót, tràm.


    Núi đồi *Đông Hà xa Huế 66km, cách Quảng Trị 12km ở ngã ba cuả quốc lộ 1A và quốc lộ 9. Đông Hà có 9 quận: Cam Chính. Cam Giang. Cam Thủy. Cam Nghiã. Cam Hiếu. Cam Thanh. Cam Tuyền. Triệu Lương. Triệu Lễ. Đông Hà có đường xuyên Á Đông Tây; (cửa khẩu Lao Bảo) Đông Bắc Thái Lan. Lào. Myanma. Việt Nam về hướng Tây 83km trên toạ độ 1600’53” vĩ độ bắc, trùng điệp bao quanh, dù đất đai rất cằn khô, thiên tai luôn đe dọa, mùa màng thấp kém. Mười yêu con đường đất đỏ *Cam Lộ ngoằn ngoèo uốn lượn giữa hai bờ lúa lao xao, trăng sao gọi gió lào khắc nghiệt lùa về nóng khô hừng hực, nhưng gió nồm phía Nam lại nồng ẩm đất đai.

    *Cầu treo và sông Đa Krông nằm về phía Tây Quảng Trị. Cầu Đa Krông lơ lửng chơ vơ trên cao ngút ngàn núi rừng trùng điệp, giữa trời cao mây trắng sông nước trầm lắng thâm u, nhưng không kém thơ mộng. Có con đường số 9 xuyên Á đất đỏ ngoằn ngoèo len lỏi trong rừng cây chằn chịt qua cửa biên giới Đen Sa Vẳn (Lào).

    *Lao Bảo nằm cạnh sông Sepon về hướng Đông của đỉnh núi Voi Mẹp, cách xa Thị-xã Đông Hà độ 80km. Chợ Lao Bảo là nơi cách biên giới Lào khoảng 2km, nơi tập trung buôn bán tấp nập sầm uất rộn ràng hàng hoá cuả ba nước: Lào Việt Thái. Gió muà Tây Nam khô và nóng. Lao Bảo cách cửa khẩu Lào - Việt chừng 2km là nơi thấp nhất của dãy trường sơn.


    *Rú Lịnh đa số núi rừng già cỗi, đất nâu tím, nâu đỏ, nâu vàng, cả đất đỏ vàng trên phiến đá thạch sét, nhiều gò, đồi, núi trọc, có đá granodiorit hồng, lục đen, trắng lẫn trong đá bazang.

    Dòng sông nối hai bờ của Vĩnh Linh và Gio Linh mà thuở nhỏ đã đem lại cho Mười sự mơ mộng… đẹp tuyệt vời của bình minh, hay hoàng hôn lãng đãng đang nhúng lên nhúng xuống ở đường chân trời! Đồng thời dòng sông vẫn dạy cho Mười biết thế nào là sự giận dữ, gào thét trong cơn thịnh nộ của sóng thần… và cuộc đời phù phiếm đã bạo tàn quét lên những chia biệt, vò xé, đổ nát, đau thương xiết đổi đau-đớn trong đời người.

    * Sông Bến Hải bắt nguồn từ vùng núi Động Chân, Tỉnh Quảng Trị, thuộc dãy Trường Sơn, sông cao hơn mặt biển 500m. Diện tích lưu vực độ 809km2, dòng chảy mạnh. Sông Bến Hải có 14 phụ lưu ở phiá Tây Bắc cuả Tỉnh Quảng Trị, thượng nguồn bắt đầu từ dãy núi phía Tây Bắc (cuả Quảng Trị). Tuy nhiên do có sông La Lung (Bàn Xen) hợp thành sông Bến Hải. Sông Bến Hải chạy dọc theo vĩ tuyến 17 dài 64,5km đổ ra biển Cửa Tùng.
    1, Sông Bến Hải chảy từ Tây Nam sang Đông Bắc (còn có tên là Rào Thanh).
    2, Sông Bến Hải (còn có tên là sông Bến Hói).
    3, Sông Bến Hải (dân bản xứ còn gọi là sông Hiền Lương, vì dòng sông đã chảy qua cầu và qua làng Hiền Lương).


    *Cầu Hiền Lương thuộc địa phận Tỉnh Quảng Trị có từ năm 1922, do dân địa phương cần mẫn tạo thành cây cầu bằng gỗ nhỏ hẹp, thô sơ. Năm 1950-1952 người Pháp đã đúc cầu bằng bê tông, xe cộ có thể qua lại trên cầu, hoặc dân cư đi bộ thay lúc xưa ngồi đò thuyền đi đó đây. Cầu Hiền Lương có bảy nhịp, hai bên thành cầu cao 1,2m, chiều dài cầu 178m, bề rộng 4m, gồm bảy nhịp. Bề mặt cầu lót tất cả 894 tấm ván gỗ tốt.

    Năm 1954 cây cầu gỗ có tên Hiền Lương; cái tên nghe thật hiền lành lương thiện, ấy thế mà oái oăm chua xót và đau đớn thay cầu Hiền Lương lại “bị đưa lên đoạn đầu đài” bởi Hiệp Định Genève 1954, diễn ra kể từ ngày 26 tháng 4 năm 1954 - rồi bản Hiệp Định được ký kết và kết thúc ngày 21 tháng 7 năm 1954. Thành phần tham dự hiệp ước: Anh. Mỹ. Liên Xô. Pháp. Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Laos. Cambodia. Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà; bản văn ghi -tạm thời chia đôi vĩ tuyến 17- tách ra hai miền Nam – miền Bắc Việt Nam. Mỗi chính phủ -của hai miền Bắc Việt Nam & miền Nam Việt Nam- được chủ quyền tự do trong khuôn khổ của 89m của cây cầu oan nghiệt mà thôi – Chính giữa cây cầu định mệnh đã bị ngăn chia bởi hai đường vạch song song, hai phe có toàn quyền sử dụng, tự do lộp cộp đi lại ở trên 447 miếng ván gỗ sờn úa của chiếc cầu luôn luôn lồng lộng gió. Ác nghiệt!

    Lính biên phòng của hai Thủ Đô trong một đất nước mang tên hình chữ S trên chiếc cầu Hiền Lương tai hoạ truyền kiếp dị hợm nầy, hằng ngày họ bồng súng đi đi lại lại, để canh gác cầu. Hai bên bờ Bắc và bờ Nam Việt Nam: đều gắn nhiều giàn loa phóng thanh rất cao và mạnh chiã sang đối phương, ngày như đêm cả hai phía đều ra rả đọc tin tức, tuyên truyền, chiêu hồi. Lâu ngày lâu tháng quen mặt, thỉnh thoảng họ cũng dừng lại nơi mốc giới ranh phân định, rù rì rủ rỉ hỏi thăm bên nớ bên nầy vài câu xã giao vớ vẩn. Bên kia và bên nầy bờ e dè chia từng mẫu thuốc lá vặt, hút đỡ lòng lúc giá rét căm căm qua đêm mưa phùn gió bấc lạnh lẽo.

    Ngặt nỗi… khi chộn rộn, loa phóng thanh ra rã tung tin đụng chạm đến chính kiến, nghe ngứa lỗ tai, họ liền nổi giận và “đấu võ mồm” ác liệt, chưởi nhau nhoi trời đất. Làm buồn lòng chiếc cầu Hiền Lương (hiền lành lương thiện) của sông Bến Hải không ít. Chiếc cầu buồn bã vẫn áo não kêu cót két, trăn trở khô khan, kêu răng rắc rên rỉ… "Chiếc cầu cũng khóc" trong mưa, khóc theo mưa, như lời tự trách thở than não nùng, ai oán khóc hận cơn sóng loạn cuồng lưu, gió réo rắt tru hú về những tháng năm phù trầm! Nhìn hai bờ thôn xóm, gợi nhớ trong tôi hình ảnh lữ khách tha phương thẩn thờ đứng bên bờ… thổn thức dòng lệ tuông rơi. như nữ thi sĩ Nguyễn Thị Hoàng có bài thơ rặt giọng Huế “Chi Lạ Rứa” tuyệt vời:

    ... , ... Chi lạ rứa? Người cứ làm tui ngại
    Biết sông sâu hay cạn giữa tình đời
    Bên ni bờ vẫn trong trắng chơi vơi
    Mà bên nớ trầm ngâm mô có kể
    Tui không muốn khóc chi những giọt lệ
    Đọng làn mi ấp ủ mối tâm tình
    … Tui không điên, cũng không hề bối rối
    Ngó làm chi cho tủi nhục đau thương
    Tui biết tui là hoa dại bên đường
    Không màu sắc, chi lạ rứa hè, người hí
    Tui cũng muốn có một người tri kỷ
    Nhưng đường đời như rứa đó, biết mần răng?
    Tui muốn kêu, muốn gọi, muốn thưa rằng
    Chờ tui với! A, cười chi lạ rứa?
    Tui không buồn, răng mắt mờ lệ ứa!
    Bởi vì răng tui có hiểu chi mô
    Vì lòng tui là mặt nước sông hồ
    Chi lạ rứa, bên ni bờ tui khóc...

    ***
    Thật ra Mười yêu nhất quê nghèo rất nghèo từ nơi *Quảng Trị với *Trầm, *Rừng Cấm thượng nguồn, lên ngã *Ba Lòng, qua vùng biên giới. Gần giới tuyến có số ít sắc dân Paca, Tà ôi, Bru Vân Kiêu, Kơ Tu, Triêng, Dao, Xudăng, sống rải rác dọc trường sơn đông, trường sơn tây.

    Mười càng yêu hoa sen nở tươi đồng nội xen lẫn hoa súng, hoa lục bình, cỏ lát, cây năng, hoa rau muống màu tím nhạt, bon chen trong cảnh ao tù nước đọng bùn lầy bên mé đình thôn Thượng Phước. Mười yêu ngôi chùa cổ kính cong cong rêu phủ đầy nóc, qua u ẩn bao tháng năm phơi mình giữa nắng gió khuya chiều đìu hiu. Mười yêu mái trường làng AN ĐÔN năm căn bé nhỏ, tường vách làm bằng rơm với bùn tro, phân trâu phân bò khô đã nhào trộn công phu, rồi tô trét kỹ lưỡng. Nhìn từ xa, ngôi trường giống như tường gạch xây, quét vôi vàng sạch sẽ. Nền đất nện công phu. Trường nép mình bên tàng phượng vĩ, hoa đỏ rực đan đầy cành. Đại đa số dân vùng xã thôn nầy làm ruộng, trình độ học vấn thấp kém, hơn 50% nam nữ, phụ, lão, ấu, chưa thông thạo đọc, viết.


    Dân cư dọc miền Trung đa số rất hiền hoà, chất phác mộc mạc, tâm họ hiền lành chân chất, thật thà, đôn hậu, ít độc điạ và không chì chiết. Họ sống yên vui, đa số an phận bình yên, ẩn nhẫn bên lũy tre xanh bao bọc. Giọng nói của họ tại Quảng Trị, Đông Hà thổ ngữ âm khá nặng, nhưng vẫn ríu ra ríu rít… và trìu mến mặn mà hương đồng vị nội.

    Khi tiếng ve sầu rền rĩ mỗi độ hè sang ở các miền nầy, nghe sao mà buồn não nùng khúc ca biệt ly trên sân trường Nguyễn Hoàng. Như thầy Phạm Lộc dạy Văn lớp Mười đã làm bài thơ dài thâm thúy, ý nhị, (thầy viết thơ riêng tặng học sinh lớp thầy). Đứng đầu hàng mỗi câu thơ là tên của một học sinh trong lớp. Trong đó, Mười thích nhất mấy câu thơ sau:

    Từ độ xa nhau ai nỡ khóc.
    Thế nhân một chuyến lỡ sông đò.
    Hoa nở! Hoa ơi đã mấy lần.
    Hương lòng úa lạnh giữa ngày xuân.
    Hường phai sắc thắm trong ngàn lá.
    Sen tả tơi hoa, nhụy úa dần.

    ./.

    Tình Hoài Hương

    (*) Từ năm 1960 -> đến năm 1975 - bối cảnh ở thời điểm nầy, hầu như ít thay đổi.
    (**) Những tấm hình qúy giá trong bài viết, không phải của tác giả thh. Rất trang trọng và chân thành cảm ơn qúy vị nhiếp ảnh gia đã post hình trên Wikipedia, (tôi xin mạn phép chuyển tải vào bài viết, ngỏ hầu có thêm phần phong phú hóa hình ảnh quê hương Việt Nam cẩm tú của chúng ta). Đa tạ!

    *
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

Trang 3/4 đầuđầu 1234 cuốicuối

Similar Threads

  1. Trả lời: 22
    Bài mới nhất : 07-02-2013, 05:32 AM
  2. Huế -Đà Nẵng-Đà Lạt
    By diemtan in forum Tùy Bút
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 12-15-2011, 06:51 PM
  3. Đà Lạt Ơi ! niềm luyến lưu ngọt ngào
    By Tinh Hoai Huong in forum Truyện ngắn
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 11-17-2011, 04:53 PM
  4. Băng Tâm, Tiếng Hát Ngọt Ngào Tình Tự Quê Hương
    By chimtroi in forum Chân Dung Nghệ Sĩ
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 08-14-2008, 09:18 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 04-04-2008, 06:58 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •