Từ năm 1972, Không Lực Việt Nam Cộng Hòa (KLVNCH) bắt đầu lớn mạnh và phát triển.
BTLKQ đã ký quyết định thành lập 2 Phi đoàn Tản thương cho 6 Sư Đoàn KQ, chia ra làm nhiều PHI
ĐỘI, đồn trú tại các căn cứ của KQ-QLVNCH.
Sư Đoàn 1, SĐ2 và SĐ6KQ thành lập Phi đoàn Tản thương 257 và chia làm nhiều phi đội. Mỗi phi đội
trực thuộc 1 Không Đoàn Chiến thuật và đồn trú trong 1 căn cứ của KQ, từ Đà Nẵng về tới Phan Rang. Có
danh hiệu là Cứu Tinh. Mỗi phi đội được quyền lựa chọn “call sign” riêng.
SĐ3KQ, SĐ4KQ và SĐ5KQ thành lập Phi đoàn Tản thương 259 gồm 9 phi đội: A, B, C, D, E, F, G, H, I.
Mỗi phi đội có quân số và cấp số phi cơ ngang bằng 1/2 Phi đoàn. Có BCH và văn thư hành chánh, tiếp liệu
riêng như 1 phi đoàn. Phi đội của phi đoàn không có cấp số hành chánh như Phi đội Tản thương, mà chỉ
thành lập bằng khẩu lệnh thôi. Phi đoàn trưởng mang cấp bậc Trung tá.
Mỗi Không đoàn có 1 Phi đội Tản thương. Vì thế mới có cấp số Phi đội Tản thương riêng. Chỉ huy Phi
đội Tản thương phải là cấp bậc Thiếu tá thực thụ.
Phi đội Tản thương luôn luôn bay một mình (always bay Solo) ngày cũng như đêm, phi vụ lệnh 24/24, và
tất cả các Hoa tiêu đều có bằng Trưởng Phi Cơ và phải có kinh nghiệm bay đêm. Trong khi Phi đội trưởng
của phi đoàn slick chỉ đòi hỏi cấp bậc Trung úy, miễn là có nhiều kinh nghiệm bay hành quân, có khả năng
bay Lead dẫn hợp đoàn bay đổ quân, và có khả năng bay C&C do Phi đoàn trưởng và trưởng Phòng Hành
Quân cắt cử.
Phi đội Tản thương 259H & 259I tuy khác Không Đoàn, khác văn thư, nhưng cùng đóng chung trong
CC40CTKQ, phi trường Cần Thơ. Nên Chuẩn tướng Nguyễn Huy Ánh quyết định cho phi vụ lệnh chung,
mọi dịch vụ hoạt động đều chung, nhưng trên giấy tờ và quân số khác nhau. Vẫn có 2 vị Chỉ Huy Trưởng
riêng rẽ. NVPH [Nhân viên Phi hành] làm việc chung cắt bay chung.
Huy hiệu Phi đội