Remember ?

Trang 1/3 123 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 6 trên 14

Tựa Đề: Dòng nhạc Cung Tiến

  1. #1
    Moderator
    Hoanghac's Avatar
    Status : Hoanghac v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2011
    Posts: 771
    Thanks: 1
    Thanked 37 Times in 28 Posts

    Songs Dòng nhạc Cung Tiến








    Sinh tiền, Vũ Hoàng Chương là thầy dạy Việt văn của Cung Tiến. Ông sinh năm 1916, trước người nhạc sĩ tên tuổi này 22 năm. Nhưng với thói quen khoáng đạt của một nhà thơ, ông không hề câu nệ, vẫn coi Cung Tiến như người bạn vong niên hơn là một đứa học trò.

    Có lần ông nói đùa. Rằng Cung Tiến phổ thơ biết bao người mà chưa từng phổ thơ Vũ Hoàng Chương! Cung Tiến không quên điều ấy nhưng biến cố 1975 đã ụp trên cả nước và người nhạc sĩ thì lưu vong ra ngoài, còn nhà thơ kẹt lại ở bên trong với những Mai Thảo, Phạm Ðình Chương, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Xuân Ninh, Phan Lạc Phúc, v.v....

    Trong nỗi bi phẫn về cảnh bạn bè tán lạc, Vũ Hoàng Chương đã cảm dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu, rồi nhờ bạn bè chuyển được ra ngoài, đến tay Cung Tiến khi ấy còn ở Canberra bên Úc... Thôi Hiệu là nhà thơ khét tiếng thời Thịnh Ðường vào đầu thế kỷ thứ tám. Bài thơ của ông khiến một người như Lý Bạch còn nghẹn lời không dám viết về lầu Hoàng Hạc nữa và được Kim Thánh Thán ngợi ca là “bút pháp tuyệt kỳ, tác phẩm đệ nhất cổ kim trong thơ Luật”.

    Ðấy cũng là bài được người mình dịch sang Việt ngữ nhiều nhất. Có người đếm ra hơn bốn trăm bản dịch khác nhau, từ Tản Ðà, Ngô Tất Tố đến Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Nguyễn Ðức Hiển, v.v... Với Cung Tiến và nhiều bằng hữu thì bài cảm dịch của Vũ Hoàng Chương là một sự tuyệt mỹ vì tâm cảnh mọi người vào lúc đó..

    Từ bên ngoài, nhận được bản dịch, Cung Tiến nhớ thầy, nhớ bạn và nhớ lại cung cảnh xa xưa nên đã xuất thần phổ nhạc rất nhanh và tìm cách gửi về ngay năm sau. Nhưng không kịp nữa. Vũ Hoàng Chương bị cầm tù và bị kiệt sức mới được thả ra và tạ thế sau đó năm ngày nên không bao giờ được nghe ca khúc này. Bây giờ nhớ lại thì xin ghi bài cảm dịch của ông để chúng ta khỏi quên và cùng thưởng thức:

    “Xưa hạc vàng bay vút bóng người
    Ðây lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
    Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
    Trắng một màu mây vạn vạn đời
    Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu
    Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
    Gần xa chiều xuống nào quê quán
    Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi...”


    Khi còn sống, ông Nguyễn Ðức Hiển tại Houston Texas cho rằng bản dịch Vũ Hoàng Chương “còn hay hơn nguyên bản, mà nguyên bản vốn đã hay tót vời”. Ông Hiển có thể nói không ngoa vì bản thân đã dịch đi dịch lại mười mấy lần bài thơ của Thôi Hiệu! Ông còn dụng công so sánh hai câu thực của nguyên bản, gồm sáu thanh trắc liên tiếp:

    “Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
    Bạch vân thiên tải không du du”


    Với câu “thực” do Vũ Hoàng Chương để lại mà ông cho là ảo diệu hơn:

    “Vàng tung cánh hạc đi đi mãi
    Trắng một màu mây vạn vạn đời...”


    Khi đọc lại, làm sao mình không ngậm ngùi với những chữ tuyệt diệu như “vút” bóng người, hay chút “thơm” rơi...? Và câu kết, “Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi!”, nghe thê thiết hơn vần lục bát của Tản Ðà:

    “Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!”


    Cung Tiến đưa Hoàng Hạc Lâu vào nhạc với phần hòa âm soạn cho dương cầm và viết trên cung Ré giáng Trưởng, nhịp 4/4 chậm rãi tha thiết - andantino - và ý nhị. Piano mở đầu bằng hai ô nhịp, hai mesures, viết lối Arpège chùm hai nốt, thánh thót, êm đềm. Rồi lời ca cất lên bồi hồi day dứt như một truyện kể, mà dùng phép tả cảnh để tả tình:

    “Xưa hạc vàng bay vút bóng người...
    Ðây lầu Hoàng Hạc chút (ứ ư ) thơm rơi...”


    Ðàn piano lại rải, nghe như tiếng chim hót, và cứ thế ca khúc dẫn người nghe vào một bức tranh cổ, với cánh hạc vàng ẩn hiện sau vầng mây bạc có nắng chiếu, có cây bến Hán Dương u buồn và cỏ bờ Anh Vũ vắng vẻ, chẳng còn ai chơi...
    Ðoạn nhạc chuyển tiếp nỉ non đan lượn những ngậm ngùi rồi chợt mở ra tâm sự kẻ tư hương, nhớ quê, nhớ bạn...

    “Gần xa chiều xuống nào quê quán
    Ðừng giục cơn sầu nữa (ư ứ), sóng (à à) ơi...”


    Rồi đàn lại buông arpège hai nốt nhẹ nhàng, lãng đãng chìm khuất, mơ hồ như cánh hạc vàng tan trong khói sóng...
    Toàn bài, Cung Tiến dùng âm giai ngũ cung đầy chất Ðông phương với nét nhạc thanh thản, nhuốm vẻ Lão Trang và phảng phất giai điệu Claude Debussy trong bài “Clair de Lune”. Cung Tiến rất chuộng Debussy khi nhạc sĩ người Pháp này khám phá nhạc Á Ðông vào đầu thế kỷ trước. Debussy cũng dùng hợp âm ngũ cung và cũng lấy “Arpège” rải tay trái và đưa ra một hợp âm lạ tai mà hài hòa êm ái.....

    Bài “Hoàng Hạc Lâu” là viên ngọc quý của thơ Ðường. Bản dịch Vũ Hoàng Chương là bài chuyển ngữ mang tâm sự của một thi hào trong hoàn cảnh bi đát của đất nước. Ca khúc Cung Tiến là sự kết hợp lạ kỳ của tình cảm và nhạc thuật để nối liền ngần ấy nét đẹp của thơ, của nhạc. Ðiều hơi tiếc là ít người biết hoặc trình bày ca khúc trác tuyệt này để đời sau còn nhớ Vũ Hoàng Chương và dòng nhạc quý phái của miền Nam chúng ta khi mình đã mất hết...

    Lần cuối mà miền Nam tự do có buổi sinh hoạt để vinh danh Vũ Hoàng Chương là vào Tháng Ba năm 1975, tại phòng trà của Khánh Ly, do Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền tổ chức. Ðã 35 năm tròn rồi. Sau đó là cảnh chia ly tan tác. “Vàng tung cánh hạc”... như ánh chớp chợt lóe rồi vụt tắt.

    Dư âm còn lại là tiếng nhạc lãng đãng trong chiều tà. Sau đấy là cõi tối đen của thơ và nhạc...
    (Quỳnh Giao)


  2. #2
    Moderator
    Hoanghac's Avatar
    Status : Hoanghac v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2011
    Posts: 771
    Thanks: 1
    Thanked 37 Times in 28 Posts

    Songs


    Hoàng Hạc Lâu còn là tên một tuyển tập bao gồm nhiều ca khúc nổi tiếng của Cung Tiến từ trước như Thu Vàng, Hoài Cảm, Hương Xưa, Nguyệt Cầm… cho đến một số ca khúc viết sau này tại hải ngoại như Hoàng Hạc Lâu, Vết Chim Bay, Khói Hồ Bay…
    Trong tuyển tập này, đều có phần đệm piano, đa số do chính tác giả soạn rất công phu cho từng bài hát. Một vài bài do Walther Giger, một nhạc sĩ lục huyền cầm cổ điển người Thụy Sĩ.





    Mắt Biếc - Lệ Đá Xanh - Nguyệt Cầm - Hương Xưa - Đêm - Thu Vàng -
    Thuở làm Thơ Yêu Em - Kẻ Ở - Hoài Cảm - Đi Núi - Khói Hồ Bay -
    Đôi Bờ - Vết Chim Bay - Bản Tango Cuối - Hoàng Hạc Lâu


    Nói đến Cung Tiến thì người nghe nhạc ít nhiều cũng đã từng nghe qua ca khúc nổi tiếng "Hoài Cảm", sáng tác năm 1953 khi tác giả còn rất trẻ. Ông đã từng thố lộ:
    ...Đây là ca khúc đầu tiên viết từ năm 1953 lúc đó tôi mới 14 tuổi, lúc tôi mới học đệ lục nó là công an khúc hoàn toàn trữ tình của một học sinh ảnh hưởng thơ mới lãng mạn của Huy Cận, Xuân Diệu .... Riêng với tôi nó là đứa con đầu lòng vẫn còn được thính giả yêu thích tôi vẫn thích vì nó giản dị và là một thời học trò của mình...
    …"Hoài Cảm" không phải là tác phẩm quan trọng lắm, bởi vì ở cái tuổi 14, 15 thì đâu có nghĩ sẽ viết một tác phẩm quan trọng đâu.
    …Hoài Cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó...
    … bài “Thu Vàng” của tôi ngày xưa, chẳng hạn, thì nó có tính cách phổ thông, dễ nghe, nhưng không có nghệ thuật mấy…


    "Thu vàng” viết về mùa thu Hà Nội của những ngày ấu thơ nhặt lá vàng. Ca khúc trở thành một bản nhạc của những người di cư luôn nhung nhớ quê hương đất Bắc của mình rất được thính giả ưa thích qua phần trình diễn trẻ trung sống động của Tâm Vấn, Đỗ Tuấn, Kim Tước, Mai Hương,... toàn là các ca sĩ trẻ trong giới sinh viên học sinh.

    "Hương Xưa” là bài nhạc viết vào năm 1955 đề tặng Khuất Duy Trác, một người bạn thân thiết của ông. Và cũng từ chính giọng hát của Duy Trác đã đem “Hương Xưa" và tên tuổi Cung Tiến đến đài phát thanh và các tiền trường sân khấu của các trường trung học hoặc đại học và trở thành một hãnh diện của những người trí thức trẻ say mê văn nghệ.

    (nguồn www.phusaonline.free.fr
    http://www.nguoi-viet.com)











  3. #3
    Moderator
    Hoanghac's Avatar
    Status : Hoanghac v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2011
    Posts: 771
    Thanks: 1
    Thanked 37 Times in 28 Posts

    Songs

    Năm 1969 Cung Tiến phổ nhạc “Thuở Làm Thơ Yêu Em”,
    một bài thơ của thi sĩ Trần Dạ Từ sáng tác vào năm 1962.







  4. #4
    Moderator
    Hoanghac's Avatar
    Status : Hoanghac v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2011
    Posts: 771
    Thanks: 1
    Thanked 37 Times in 28 Posts

    Default








    Ngoài những ca khúc khi mới bắt đầu sáng tác như Hoài Cảm, Hương Xưa, Thu Vàng và về sau này nữa có bài Mắt Biếc, Bản Tango Cuối… đa số tác phẩm của Cung Tiến được phổ từ thơ của những nhà thơ nổi tiếng.

    … Hồi nhỏ học trung học thì tôi chỉ biết âm nhạc tôi viết là "popular song", tức là những ca khúc phổ biến, phổ thông. Trong âm nhạc có nhiều khía cạnh, nhiều thứ, nhiều những trật tự mình phải theo, như hòa âm, đối điểm, tổ khúc, phối âm... mà hồi đó ở Việt Nam tôi chưa được học. Lúc học xong trung học, năm 1956, được học bổng sang Úc học về kinh tế. Trong thời giờ rảnh, tôi đi học thêm âm nhạc ở Nhạc Viện Sydney, từ đó tôi mới khám phá ra những khía cạnh khác của âm nhạc, không phải chỉ một melody, một làn điệu mà còn nhiều yếu tố khác tạo nên âm nhạc.

    Từ đó trở đi, tôi rất ý thức việc phổ thơ, phổ nhạc vào thơ vì thơ đứng một mình đọc cũng được, nhưng nếu có nhạc đi kèm vào, phụ họa vào thì nó có một chiều kích (dimension) khác, một kích thước khác, gọi là ca khúc nghệ thuật, "art song", tức là lấy một văn bản có giá trị như thơ viết thành nhạc và cho vào bối cảnh hòa âm hoặc là bằng piano, hoặc bằng một cái đàn ghita hoặc một ban nhạc.

    Riêng đối với tôi, những ca khúc nghệ thuật, nhất là những bài thơ mà tôi phổ nhạc của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, Xuân Diệu, Phạm Thiên Thư, Trần Dạ Từ, v.v., đó là những bài thơ tôi đọc và tôi thích. Tự nhiên, mình mường tượng ra phong cảnh âm thanh (soundscape). Một thí dụ rõ ràng nhất trong tập nhạc là bản “Khói Hồ Bay” (trong Tuyển Tập Ca Khúc “Hoàng Hạc Lâu”), thơ của ông Nguyễn Tường Giang, người bạn tôi rất thân. Bài thơ đó có tựa ban đầu là “Thu ở Vermont”. Tôi đọc bài thơ, tôi khoái ngay. Vừa mường tượng ra cái cảnh đi mùa thu ở Vermont, đi trên đường gập ghềnh, nhìn thấy lá rơi, rồi tất cả, cả một chân trời màu vàng hết. Thế rồi, sực nhớ đến một người tình hồi xưa... Trong đầu tôi tưởng tượng ra tất cả những cảnh đó. Tôi dùng bài thơ đó để tôi lồng vào một giai điệu. Thế nhưng, cái đó chỉ là một phần nhỏ. Phần lớn là phần piano dùng làm bối cảnh, để tả lại hình ảnh chập chùng đồi núi, mà nhà thơ đã đi lên Vermont, trong mùa thu, để ngắm lá thu, nhớ đến tình nhân.

    … nhịp tiết còn tùy khung cảnh, tùy lời thơ… Nhịp tiết trong bài “Khói Hồ Bay” thay đổi tùy theo tình cảm của người làm thơ, cũng như cảnh vật bên ngoài. Nếu đọc lời thơ đó và nhìn phần piano, thì quý vị sẽ thấy nó trùng hợp như thế nào. Thí dụ như đoạn cuối cùng, khi nhắc đến khói hồ bay, cần đến kỹ thuật viết nhạc như thế nào để làm cho người nghe có cảm tưởng là khói hồ đang bay thật. Đó là một kỹ thuật thôi, nhưng mà cũng phải phù hợp với lời thơ...
    (nguồn http://viendongdaily.com)

  5. #5
    Moderator
    Hoanghac's Avatar
    Status : Hoanghac v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2011
    Posts: 771
    Thanks: 1
    Thanked 37 Times in 28 Posts

    Default










  6. #6
    Moderator
    Hoanghac's Avatar
    Status : Hoanghac v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2011
    Posts: 771
    Thanks: 1
    Thanked 37 Times in 28 Posts

    Default








    Bài thơ này có chút nghi vấn về tiểu sử. Bài thơ được coi là của Quang Dũng vì nó xuất hiện trong một cuốn sổ tay của ông. Tuy nhiên, Quang Dũng chưa bao giờ nhận đó là tác phẩm của mình cả.

    Khi Cung Tiến phổ bài thơ tại St Paul MN vào năm 1977, ông cũng ghi rõ:
    “Theo Trần Tuấn Kiệt thì tác giả là Quang Dũng. Nhưng theo một nhà thơ khác, thì tác giả bài thơ này dường như là một người bạn của Quang Dũng”.
    Xét cho cùng, tứ thơ, phong cách và nhạc điệu của bài thơ cũng rất... Quang Dũng.

    Gần đây, theo tự điển Bách khoa toàn thư Wikipedia thì Kẻ ở (Mai chị về) là thơ của Nguyễn Đình Tiên và có tên là Dặm về. Toàn bài có vài chữ thay đổi, xin ghi lại nguyên bản:

    Dặm về

    Mai chị về, em gửi gì không?
    Mai chị về nhớ má em hồng
    Đường đi không gió, lòng sao lạnh?
    Bụi vượt ngang đầu mong nhớ mong.

    Quê chị về xa tít dặm xa
    Rừng thu chiều xao xác canh gà
    Sương buông khắp lối đường muôn ngả
    Ngựa lạc cành hoang qua lướt qua.

    Ngựa chị dừng bên thác trong veo
    Lòng chị buồn khi nắng qua đèo
    Nơi đây, lá rạt vương chân ngựa
    Hươu chạy theo đàn, theo ngó theo.

    Rừng đêm nhoà bóng nhớ hoang mang
    Ngựa chị vừa qua thác trăng vàng
    Sao trôi đáy nước, rơi chân ngựa
    Buồn dựng đôi mi, ngàn lại ngàn.

    (Thu 1945)
    NXB Lao động - 2001





Trang 1/3 123 cuốicuối

Similar Threads

  1. Bí Quyết Sống Lâu
    By Thienbang in forum Thời Sự
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 02-02-2011, 11:16 AM
  2. Người tù lâu nhất :Đ/U Nguyễn hữu Cầu .
    By loibangTQLC in forum Sưu Tầm, Biên Khảo
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 12-29-2010, 07:46 PM
  3. Chuyện cũ lâu rồi...
    By hung45qs in forum TL Hội ngộ LK Kỳ 3
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 10-09-2010, 06:53 AM
  4. Muốn Sống Lâu để Hưởng thụ
    By Thienbang in forum Tham Luận
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 10-22-2009, 10:09 AM
  5. Nỗi buồn Tuổi Hạc .
    By loibangTQLC in forum Vườn Thơ
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 08-15-2009, 08:26 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •