Remember ?

Trang 1/16 12311 ... cuốicuối
kết quả từ 1 tới 6 trên 95

Tựa Đề: Đời sống bây giờ ở Saigon - September 2011

  1. #1
    Moderator
    TAM73F's Avatar
    Status : TAM73F v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Apr 2009
    Posts: 2,321
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Sax Đời sống bây giờ ở Saigon - September 2011

    Đề xuất dùng vàng miếng thế chấp vay USD nước ngoài .

    Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẵn sàng nhận vàng tiết kiệm làm tài sản thế chấp cho vay USD. Nếu huy động được 100 tấn vàng có thể vay 4 tỷ USD.

    Ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đưa ra hai khuyến nghị nhằm đưa vàng trong dân vào nền kinh tế.

    Theo tính toán của các doanh nghiệp, lượng vàng lưu giữ trong dân là 500 tấn (khoảng 25 tỷ USD). Theo ông Trúc, biện pháp dễ nhất là các ngân hàng thương mại huy động vàng trong dân, sau đó gửi vào ngân hàng nước ngoài và dùng chính số vàng đó làm tài sản thế chấp để vay lại ngoại tệ của các ngân hàng nước ngoài.

    Một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho biết, họ sẵn sàng nhận vàng tiết kiệm của chúng ta làm tài sản thế chấp để cho vay USD. Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD.

    Cách thứ hai là khi giá vàng trong nước rẻ hơn giá vàng thế giới mà vàng trong tài khoản tiết kiệm còn dư, thì cho xuất khẩu để thu ngoại tệ. Sau đó, mua ngay một lượng vàng tài khoản đúng bằng số vừa bán để chốt giá mà chỉ phải trả 7% tiền đặt cọc. Khi cần vàng để trả cho người dân, ngân hàng mới chuyển hết tiền và đưa vàng về.

    "Những giải pháp trên đã được chúng tôi đề xuất lên với một số lãnh đạo" - ông Trúc cho biết. Ngoài hai giải pháp thu hút vàng trong dân, ông Trúc cũng cho rằng cần phải giảm thuế xuất khẩu vàng nhằm ổn định thị trường, bởi thuế càng cao thì xuất lậu vàng càng lớn (hiện thuế xuất khẩu vàng là 10%).


    24/09/2011

    VN Média.VN
    (Theo Đầu tư)
    ------//-----

    Lời Bàn

    Đang có kế hoạch "kiểm kê tài sản"?
    http://www8.vnmedia.vn/newsdetail.as...16744&catid=26

    "...Nếu huy động tiết kiệm được 100 tấn vàng (khoảng 5 tỷ USD), thì chúng ta có thể vay 4 tỷ USD..."

    Chữ "huy động" có nhiều nghĩa. Có thể là "mượn tạm, Tết Công gô sẽ trả", có thể cho lãi suất cao.

    Nhưng như vậy CP CSVN phải trả 2 lãi suất, 1 cho dân, 1 cho ngân hàng ngoại quốc.

    Hơn nữa, chỉ mượn ra 80% giá trị (thế chân 5 tỉ, mượn 4 tỉ). Ví dụ trả cho dân 2% tiền lời, thì đó là 2 tấn; trả cho ngân hàng ngoại quốc 5% x 4 tỉ USD = 200 triệu USD.

    Cho dù vàng không lên giá thì phải trả tiền lời cho dân tương đương 100 trệu USD (cho 2 tấn) + 200 triệu USD cho ngân hàng ngoại = 300 triệu USD.

    Vậy là tiền lời 300 triệu USD / 4 tỉ USD = 7,5%.

    Nhưng cách này có cái nguy là nếu vàng lên giá, như năm ngoái lên 25%, thì số tiền phải trả cho dân là 125 triệu USD, nâng tiền lời lên $325 triệu / $4 tỉ = 8,125%.

    Vả lại, khó "huy động" 100 tấn với giá tiền lời 2%, và ngoại quốc cho vay có thể cao hơn 5%.

    Nếu nâng giá tiền lời thì nguy cơ default càng cao.

    Cái nguy của dân là, nếu CP CSVN không có tiền trả lại cho ngân hàng ngoại quốc, thì dân mất hết vàng, hoặc có Kết kim.

    Xưa nay chưa từng ai đi kiện ông VUA mà thắng.

    Phim Bao Công cũng chưa hề có xử VUA!

  2. #2
    Moderator
    TAM73F's Avatar
    Status : TAM73F v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Apr 2009
    Posts: 2,321
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    ---------//---------

    Nhiều người không hiểu tại sao VN có cả hai deficits (cán cân thương mại balance commerciale và ngân sách budget) mà nền kinh tế vẫn tồn tại đến nay (và sẽ tiếp tục tồn tại trong nhiều năm nửa). Dễ hiểu thôi:
    - Để giải quyết vấn đề 'ngân sách thiếu hụt' (deficit budgetaire, tức là chính phủ VN chi nhiều hơn thu ), chính phủ chỉ việc in tiền ra để trám vào chỗ trống ! Hậu quả: masse monetaire (M2) càng ngày càng chương phình, gây ra lạm phát đến mức độ kinh khủng là 18% trong năm nay. Để so sánh, TQ hiện nay chỉ lạm phát khoảng 5 hay 6% mà đã lo sốt vó, tung ra nhiều biện pháp gắt gao để kìm chế: tăng lãi xuất, tăng coefficient de reserves bancaires, hạn chế tín dụng ... Nói chi đến Mỹ và Âu Châu: chỉ tiêu đề ra cho lạm phát là không được quá ... 2% ! Ở VN, việc in tiền sẽ tiếp tục khi nào ngân sách còn thâm thủng. Và nhờ vậy kinh tế VN vẫn ... sống nhăn răng !
    Điều đáng buồn là ô Bernanke của Mỹ cũng bắt chước VN, in tiền cả ngàn tỷ (dollars chứ ko phải đồng vn !) hai lần rồi, và chiều nay không chừng sẽ in lần thứ 3 ! Tại sao Mỹ củng in tiền mà lạm phát ko tăng ? Vì kinh tế Mỹ còn quá yếu, nên áp lực lạm phát chưa phát hiện, nhưng chắc chắn sẽ bột phát khi kinh tế Mỹ phục hồi, nếu ô Bernanke ko ra biện pháp để thu hồi số hiện kim dư thừa.
    - Về vấn đề nhập siêu (deficit commercial, nhập cảng nhiều hon xuất cảng), hiệu quả là số hiện kim dự trử (réserves en devises etrangeres) của VN sẽ bớt đi (năm 2010: bớt 1 tỷ dollars mỗi tháng). Nhưng điều mà nhiều kinh tế gia 'tài tử' quên là: số dự trử này, ngược lại, được tăng lên do 2 nguồn hiện kim ào ào đổ vào VN ngày càng nhiều. Hai nguồn đó là: tiền Việt Kiều về VN ăn xài, đầu tư và tiếp tế thân nhân (8 tỷ một năm), và tiền người ngoại quốc viện trợ và đầu tư vào VN (Foreign Direct Investment FDI), năm 2009 là 21.5 tỷ $

    http://www.vietpartners.com/Statistic-fdi.htm

    2 nguồn ngoại tệ này cộng lại (khoảng 30 tỷ $), vượt xa số thâm thùng do ngoại thương gây ra (12 tỷ một năm). Do đó, kinh tế VN vẫn tiếp tục tăng trưởng (khoảng 6% năm 2011) và ... sống nhăn răng !
    Hởi ôi, những người đang mong đợi VN sẽ 'sụm' vì kinh tế (như BS N.Đăng Quế) sẽ phải đợi ... hơi lâu !!!

    --------//-------

  3. #3
    Moderator
    TAM73F's Avatar
    Status : TAM73F v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Apr 2009
    Posts: 2,321
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Chỉ trên phương diện kinh tế, VN hiện nay đã lệ thuộc TQ rất nhiều, vì VN nhập cảng nhiều nhứt từ TQ, đó là chưa nói đến FDI từ TQ. Nếu nói đến sự lệ thuộc hơn nửa, chỉ có một possibilité là TQ hoàn toàn áp đảo chính sách k.t. của VN. Trong trường hơp đó, Mỹ sẽ 'bất lợi' trên 2 phương diện:

    1/ FDI:
    Mỹ sẽ ko thể đầu tư nhiều vào VN như hiện nay, hoặc ko thể đầu tư gì ráo vào VN. Nguồn lợi từ FDI (cho Mỹ) sẽ cạn. Trong FDI phải kể cả những xí nghiệp mà Mỹ 'outsourcing' lao động (mướn người VN thay vì mướn dân công Mỹ)

    2/ Nhập cảng Mỹ:
    VN xuất cảng nhiều nhứt là vô ... Mỹ ! Vì vậy, Mỹ có thể mất đi một fournisseur à bon marché. (Về mặt xuất cảng: Mỹ ko bán được bao nhiêu hàng cho VN)

    Tóm lại, đồ nhập cảng của Mỹ sẽ mắc hơn. Tuy nhiên, VN chiếm một phần rất nhỏ trong cán cân thương mại Mỹ, vì vậy hậu quả toàn diện trên k.t. Mỹ sẽ không đáng kể.

    Hậu quả đáng kể hơn, là trên phương diện chính trị: Mỹ sẽ mất ảnh hưởng trên một 'tay chơi' (joueur) đáng kể trong Đông Nam Á.

    ------//------

  4. #4
    Moderator
    TAM73F's Avatar
    Status : TAM73F v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Apr 2009
    Posts: 2,321
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Kinh tế không người lái
    Friday, September 16, 2011 6:11:00 PM

    Ngô Nhân Dụng

    Nếu người dân Việt Nam ai cũng thông minh, hiểu biết như các đại biểu Quốc Hội của họ thì chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ chẳng phải lo lắng gì về kinh tế cả.
    Mạng Vneconomy mới dẫn ra mấy lời tuyên bố của một ông đại biểu Sài Gòn tên là Ðỗ Văn Ðương. Theo Vneconomy, ông Ðương phát biểu như thế này: “Tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực... Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn (đồng Việt Nam), nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục (nghìn)... Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi (lạm phát ở Việt Nam) không phải là cao nhất.”
    Ðó là ông Ðỗ Văn Ðương chưa sang du lịch bên Nga đấy nhé. Ở Saint Petersburg, trong Quán Việt-Cafe chúng tôi được Trần Nguyên Thắng mời tới ăn cho đỡ nhớ cơm, một đĩa rau muống xào nếu tính ra tiền Việt Nam giá tới 300 ngàn đồng lận! Gắp một cọng rau muống lên, cho vào miệng, cứ tưởng như mình đang nhai cả mớ tiền, xót cả ruột! Ðối với dân ăn rau muống, ở Việt Nam sung sướng như trên thiên đường rồi! Muốn biết lạm phát ở Việt Nam thấp đến thế nào, mời ông Ðương thử qua Ðan Mạch chơi. Trước cửa quán Le Le Nhà Hàng bản thực đơn ghi một tô phở giá 135 đồng tiền bản xứ, tính ra thành 27 đô la Mỹ. Hơn 350 nghìn đồng Việt Nam một bát phở Trời Ðất ạ! Hay là qua Little Saigon, một ly “cà phê trong suốt” tính đến (nghe nói) 5 đồng đô la, chắc đắt gấp trăm lần ly cà phê ở Sài Gòn chứ chẳng ít!
    Ông Ðỗ Văn Ðương đã đậu bằng Tiến Sĩ Luật. Không biết ở trường chúng nó dậy ông những cái gì ngoài tư tưởng Mác-Lê Nin mà ông lú lẫn, dốt nát về kinh tế đến thế! Nhưng đại đa số người Việt Nam may mắn không có bằng tiến sĩ cho nên vẫn chưa đến nỗi lú lẫn. Họ chỉ cần tính giá mớ rau muống ngày hôm nay so với tuần trước là đủ biết thằng lạm phát nó cắn vào túi tiền của họ như thế nào.
    Sáng 14 tháng 9 tại Hà Nội, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) họp, báo cáo họ dự đoán lạm phát của Việt Nam trong năm 2011 ở mức 18.7%. Mức lạm phát như vậy là có giảm xuống so với năm ngoái, nhưng vẫn cao nhất trong khu vực Á Châu. Ngân hàng ADB cũng hạ thấp dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2011. Năm tháng trước đây họ tính kinh tế Việt Nam sẽ lên thêm 6.1% đến 6.7%, nay nghĩ lại thấy chắc chỉ tăng được 5.8% mà thôi.
    Bình thường, khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế xuống thấp hơn thì sẽ giảm áp lực lạm phát, ít khi thấy kinh tế vừa đình trệ lại vừa lạm phát. Nhưng kinh tế Việt Nam là một trường hợp đặc biệt. Muốn bớt lạm phát, tất cả mọi người phải giảm chi tiêu. Số tiền lưu hành trong nước phải giảm xuống. Trong khi nhà nước bớt nhiều việc chi tiêu phí phạm để kinh tế không phồng lên một cách giả tạo nữa, thì những người dân bình thường thì vẫn phải ăn, phải uống, phải dùng xăng chạy xe ngoài đường, và buổi tối vẫn phải bật đèn điện. Giá điện, giá xăng đều được chính ông Dũng cho tăng lên; riêng giá thực phẩm thì tự động tăng không giảm, vật giá vẫn kéo nhau lên, mà không đổ tội cho một thế lực thù nghịch nào cả. Giá sinh hoạt chung vẫn tăng, riêng trong đám dân nghèo mà phần lớn tiền kiếm được đều chi vào việc ăn uống, tỷ lệ lạm phát thật còn cao hơn 20%. Nhưng phần chi tiêu của đảng và nhà nước, nếu nó cứ tăng thì người dân không chịu trách nhiệm!
    Ðầu tháng 3 năm 2011, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký nghị quyết số 11 ra lệnh guồng máy tài chánh đẩy tỷ số lạm phát xuống cho chỉ còn một con số, dưới 10%, khoảng 7%, 8% thôi. Ông Dũng dùng tất cả các khí cụ ông nắm trong tay để đẩy: Ngân Hàng Nhà Nước, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp nhà nuớc, vân vân. Tất cả cùng nhau đẩy. Nhưng, như chúng ta thấy, sau 6 tháng tác dụng của cái nghị quyết 11 cũng giống như người ta cố đẩy một sợi dây thừng vậy. Nó nhích đi được một chút, rồi thun lại, ỳ ra, không nhúc nhích, không còn công hiệu nào nữa.
    Tình trạng bi đát đến nỗi một nhà phân tích kinh tế trong nước vừa mới nhận định: “Kinh tế Việt Nam thật sự đang ngắc ngoải trong tình trạng đình lạm,” (stagflation, tức là sản xuất đình trệ trong khi lạm phát vẫn cao, hai hiện tượng thường không xẩy ra cùng một lúc). Nhà kinh tế này còn tiên đoán: “Chính Phủ Việt Nam đang rất tuyệt vọng, từng bước thăm dò phản ứng để có thể kết hối (tịch thu USD) và kết kim (tịch thu vàng) bất cứ lúc nào.” Ðể dẫn chứng cho mối lo tịch thu vàng, bài nhận định trên nêu ra bản tin (Vnexpress, 23/8/2011) nói Thống Ðốc Ngân Hàng Trung Ương Nguyễn Văn Bình đã “gợi ý” rằng: “Ngân Hàng Nhà Nước sẽ giữ vàng giùm cho dân.” Một câu nói đó có thể khiến cho vàng cũng mọc cánh bay thật nhanh ra ngoại quốc, tất nhiên chỉ những người có tài chắp cánh cho vàng mới chạy của thoát!
    Nghị quyết 11 đã được khen là “một bước ngoặt lớn về chính sách” vì ông Nguyễn Tấn Dũng đã bỏ chính sách cũ là cứ tung tiền ra cho các doanh nghiệp nhà nuớc chi tiêu thoải mái. Bây giờ, các ngân hàng kềm chế lại, số tiền cho vay không được tăng tới 20% so với năm ngoái; ngân sách nhà nước phải tăng thu khoảng 7%-8% vân vân. Và bản nghị quyết cũng không quên căn dặn: “Ðẩy mạnh thông tin-tuyên truyền;” cho guồng máy kinh tế nó lắng nghe rồi chạy theo tiếng hô các khẩu hiệu.
    Nhưng guồng máy kinh tế nó điếc. Phương pháp điều hành kinh tế bằng khẩu hiệu thời ông Mao Trạch Ðông không còn hiệu quả nào trên kinh tế cả.
    Muốn bớt lạm phát thì phải giảm bớt chi tiêu, hàng hóa sẽ bớt tăng giá hung hãn. Có hai khâu chính trong việc sử dụng tiền ở nước ta, là nhà nước và dân. Ông nhà nước ra lệnh cho các ông nhà nước khác bớt chi tiêu, nhưng chưa chắc họ đã làm được. Còn những anh chị dân đen thì phần lớn những món chi tiêu của họ là “tối thiểu,” không chi không sống được. Nhu cầu của một gia đình dân, những ăn uống, quần áo, xăng dầu, không tăng hay giảm theo nghị quyết của nhà nước. Còn về phần các bộ phận của nhà nước, thì có khi họ muốn mà cũng không giảm chi tiêu được.
    Thí dụ, ngân sách chính phủ vẫn thâm thủng 120 ngàn tỷ đồng Việt Nam, tức là tiền chi ra nhiều hơn tiền thu vào, nhưng không bỏ được. Nhà nước lại chi ra 15 ngàn tỷ đồng để cứu mấy ngân hàng nhỏ bị đe dọa phá sản, không chi cũng không được. Lại còn cứu các thị trường chứng khoán nữa. Lo cho các đại gia mua chứng khoán bị đang lỗ, nhà nước đã bỏ ra 70 ngàn tỷ đồng để nâng giá các cổ phần. Ngoài ra, còn những món tiền mà Ngân Hàng Nhà Nước đem chi hoặc cho phép các ngân hàng thương mại đưa vào thị trường, ngoài tất cả dự liệu của Nghị Quyết 11, phải nói là phản lại bản nghị quyết này!
    Theo lệ cũ, các ngân hàng thương mại chỉ được đem 80% tiền ký thác của thân chủ mà cho vay. Nhưng theo thông tư số 22 của Ngân Hàng Nhà Nước mới đổi, từ ngày 1 tháng 9, 2011, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác sẽ được đem tất cả tiền người ta gửi ra cho vay. Như vậy thì không khác gì cho số tiền lưu thông tăng vọt lên nhiều lần, không còn thấy cái giới hạn 20% của ông Nguyễn Tấn Dũng đâu nữa! Theo công ty Bảo Việt thì với thông tư 22 này, từ đây tới cuối năm, số tiền được phép tung ra cho vay sẽ lên tới 460 ngàn tỷ đồng! Cái thông tư 22 coi như đã hủy bỏ mọi tác dụng của nghị quyết 11! Cho nên, ngân hàng Standard Chartered tiên đoán trong bốn tháng cuối năm nay lượng tiền tệ lưu hoạt (M2) ở Việt Nam sẽ tăng tới 196 ngàn tỷ, so với năm ngoái chỉ có 172 ngàn tỷ. Càng có nhiều tiền trong kinh tế thì lạm phát càng cao. Người dân biết vậy, cho nên ai có tiền cũng lo đi mua vàng, mua đô la!
    Rồi lại thêm chính sách lãi suất nữa. Ông thống đốc Ngân Hàng Trung Ương ra chỉ thị số 2, bắt các ngân hàng thương mại không được trả lãi suất trên 14% cho các người gửi tiền. Giữa tháng 9, các ngân hàng báo cáo người ta ào ào rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong một tuần, có ngân hàng bị rút 1,000 tỷ đồng. Chưa tới cảnh “tiền bỏ chạy” (bank run) nhưng cũng mấp mé. Nhưng họ rút hàng tỷ đồng rồi đem đi đâu? Không ai báo cáo, nhưng ai cũng hiểu: Người ta đi mua vàng và đô la. Các đại gia bán vàng và đô la rồi họ đem tiền cất đi đâu, sao không thấy chúng trở lại với các ngân hàng? Cái này thì chỉ các đại gia mới biết!
    Nhưng khi Ngân Hàng Trung Ương bắt các ngân hàng thương mại “giảm lãi suất” xuống dưới 14% thì đó là một bước hoàn toàn đi ngược lại với mục tiêu chống lạm phát của nghị quyết 11. Vì xưa nay, khi muốn chống lạm phát thì ở đâu người ta cũng tăng lãi suất cho người ta bớt vay được tiền mà chi tiêu, không ai giảm lãi suất bao giờ! Chắc chỉ có đại biểu Quốc Hội Ðỗ Văn Ðương mới có thể nghĩ ra cách chống lạm phát bằng cách giảm lãi suất, sau khi đi Thượng Hải nếm rau muống Tàu!
    Cái chỉ thị đặt mức lãi suất tối đa (trần lãi suất) đã vô hiệu, vì nhiều ngân hàng vẫn lén trả lãi suất cao hơn 14% để có tiền kiếm ra tiền khác, nhất là các ngân hàng ở xa thì không sợ ai cả. Các quan đầu tình cũng không sợ lệnh từ trung ương. Họ phải phê duyệt càng nhiều dự án trong địa phương mình càng tốt. Càng nhiều dự án thì càng thêm cơ hội chấm mút, trước khi phải đổi đi nơi khác. Quan đầu tỉnh bảo ngân hàng trong tỉnh cho vay thì ai dám cãi chỉ tiêu lạm phát là mấy phần trăm cũng chẳng ai cần biết tới!
    Nhìn thấy những nghị quyết và thông tư với khẩu hiệu và hành động trái ngược nhau, cuối cùng không biết ai đang cầm tay lái cho con tầu kinh tế Việt Nam. Có thể gọi là một nền kinh tế không người lái. Trong khi đó thì những nguồn ngoại tệ đang giảm, số đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho tới số tiền người Việt ở ngoài gửi về đều bớt đi. Cán cân thương mại trong tám tháng đầu năm 2011 đã bị thủng 10 tỷ đô la, so với khoảng 8 tỷ trong cùng thời gian năm ngoái.
    Ông Tomoyuki Kimura của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, mới nói trong phiên họp ở Hà Nội, rằng muốn “giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao thì phải có những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu nền kinh tế”. Nhưng nếu không thay đổi chính trị thì ai thay đổi cơ cấu kinh tế bây giờ? Những đại biểu Quốc Hội như Tiến Sĩ Ðỗ Văn Ðương có sẵn sàng đứng ra lèo lái con tầu kinh tế nước nhà hay không?

  5. #5
    Moderator
    TAM73F's Avatar
    Status : TAM73F v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Apr 2009
    Posts: 2,321
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    17.jpg

    images-2.jpg

    Bằng Thiệt, Bằng Dỏm !

    1. Hình ảnh sưu tầm trên internet chỉ có tính cách minh họa.
    2. Bài đọc suy gẫm: Nhân chuyện toàn thể báo đài quốc nội hô hoán ầm ỹ lên về việc Thứ trưởng Bộ Y-Tế Việt Nam xài bằng giả nhưng quan chức thiệt và siêu sao này lại có rất nhiểu “sự cố” vấn đề bê bối trong quá trình công việc điều hành bộ. Blog 16 xin tuyển đăng bài viết dí dỏm Bằng Thiệt, Bằng Dỏm hay “Tại Tôi…Không May của X-cafe Netter Phương “N”. 16 xin chân thành cám ơn quý anh chị đã chuyển những bài đọc hay từ khắp nơi đến kèm theo chú thích đề nghị đăng trên blog 16 từ trước tới nay.

    Bằng “dỏm” của trường đại học nổi tiếng Harvard được cấp cho chú “Gúk”


    Tại tôi… không may
    Phương “N”


    Ở Việt Nam người ta hay nói đến bằng A, bằng B, bằng C để định mức cho trình độ ngoại ngữ tiếng Anh được học ở các “Trung Tâm Đào Tạo” (TTĐT) ngắn hạn, hoặc bằng cử nhân Anh Văn cho bậc đại học chính quy dài hạn 4 năm.
    Tiếng là bằng cấp hay đúng hơn là một loại chứng chỉ (certificate) của các TTĐT ngắn hạn (vocational centre) nhưng đừng xem thường nó à nha!.
    Như đã kể ở bài trước, có một dạo tôi làm việc cho một công ty của Thụy Sĩ có chi nhánh ở Việt Nam . Quanh năm ngày tháng tôi hết ở Hà Nội rồi đến Sài Gòn, những lúc ở Sài Gòn, buổi tối tôi cũng thường hay la cà bụi đời nơi mấy cái quán bar ở Phạm Ngũ Lão (Sài Gòn) để nhìn “tây ba lô” cho đỡ nhớ xứ “xứ người”. Lúc đó, ngồi đía dóc với mấy người đẹp chân dài làm pha chế cho quán bar ở đây, tôi đã vài lần được các nàng cho biết các nàng cũng đang theo học bằng B, bằng C tiếng Anh ở các TTĐT trong phố. Để chứng minh, các nàng còn “khè” cho tôi coi một số bài tập của thầy cho đem về nhà làm. Nhìn các bài tập này tôi thấy nó khó dàn trời mây luôn đối với một thằng đã ở Úc trên 10 năm, và cũng có chút học hành lem nhem ở đây như tôi.
    Tình thật mà nói nếu cho tôi làm một bài luận văn của học viên đang học tiếng Anh ở mức bằng C ở trong nước thì tôi… bí lù. Làm được chết liền! Vậy thì trình độ ngoại ngữ của dân mình ở trong nước phải giỏi lắm chứ. Bởi vì hầu như ai cũng có vài cái bằng cấp phải học bằng ngoại ngữ hết. Bằng B, hay bằng C là loại “lôm côm” nhất chứ người ta còn có đến bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ , Giáo sư đào từ các đại học ngoại nữa kìa…
    Cho đến một hôm, công ty (nước ngoài) nơi tôi đang làm việc có nhu cầu tuyển thêm một số nhân viên địa phương mới. Thằng sếp thấy tôi là (gốc) Việt Nam , lại biết nói tiếng Việt “very well” (rất nhiều “vi kê” khác về nước làm không biết nói tiếng Việt đâu nha!) nên đẩy cho tôi ôm cái công việc mà tôi không khoái tý nào, đó là phỏng vấn các ứng đơn xin việc để tuyển người.
    Phải công nhận là ở Việt Nam mình chuyện gì thì chậm chứ chuyện đăng báo tuyển người thì vô cùng hiệu quả, rất là nhanh. Mẩu quảng cáo đăng lên báo chỉ có 1 ngày thôi thì phòng nhân sự đã nhận được trên 40 hồ sơ xin việc. Công ty tôi chỉ tuyển có mấy người nên sếp giao cho tôi làm cái chuyện khó nuốt là chuyện sàn lọc để loại bớt.
    Ngày phỏng vấn, tôi chỉ cho hẹn chục 12 người, chọn lựa những ai có đơn xin việc tương đối thích hợp nhất mà tôi đã tham khảo trước…
    Thú thật là lần đầu tiên xem hồ sơ của các bạn trẻ trong nước tôi có chút ngạc nhiên là sự đồng bộ giống y khuôn nhau trong các hồ sơ xin việc. Người nào cũng có một cử nhân hay cao đẳng hệ chính quy nào đó, ai cũng có vài chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh bằng B hay C, và ai cũng có thêm vài bằng vi tính loại sử dụng thành thạo các thứ Office Word, Excel, Power Point, Asset v.v… Người này giống y chang người kia.
    Đọc xong xấp hồ sơ của các ứng viên tôi mới thấy cái khó cho người chọn lựa. Ai cũng như ai thì biết chọn… ai đây? Vì vậy tôi đành phải xem qua mấy… tấm hình dán trong đơn xin việc để làm tiêu chí mà “sàn lọc” bớt số đơn thặng dư. Tôi xin thành thật mà nói là tôi biết rõ các công việc của công ty tôi đang muốn tuyển chẳng có liên quan gì đến chuyện hình ảnh xấu đẹp của ứng đơn hết, nhưng tôi đành phải “tội nghiệp ” cho những ai đi xin việc ở trong nước (nhất là mấy cô) mà không có “ngoại hình” loại “điện nước đầy đủ” (dễ nhìn).
    Đại học danh tiếng của quận Cam, University of California, Irvine nằm sát nách Little Sài-Gòn của Mít tị nạn. Theo Blogger Nguyễn Văn Tuấn, trường đại học Irvine bị cơ sở kinh doanh bằng cấp “dỏm”, ăn cắp những chương trình, thời gian học, ban giảng huấn, phương cách giáo dục,… tạo ra chuyện Irvine University tưng hợp tac vơi Đại học Quôc gia Hà- Nội, đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh!(MBA). Các quan cứ thế lấy tiền của dân, ị lên đầu dân, mua bằng “dỏm” xài “búa xua”.


    Đành rằng có rất nhiều công việc tuyển dụng chẳng có chút xíu liên quan gì đến … điện nước của mấy nàng, nhưng như đã nói khi mà hai ứng đơn giống nhau y chang về văn bằng, về chứng chỉ chuyên môn thì người tuyển chọn chỉ còn biết “trông mặt mà bắt hình dong” thôi chứ làm cách nào khác giờ.
    Cuối cùng tôi cũng chọn ra hơn chục bộ hồ sơ loại “ngon cơm” nhất, và nghĩ là buổi phỏng vấn chỉ cho có lệ, chỉ gặp để nhìn rõ “dung nhan” của nhau thôi chứ người nào trong nhóm xin việc này cũng có trình độ toàn hàng “chiến đấu” không hà. Nhất là cái khoản tiếng Anh và vi tính, nhìn cả đống bằng cấp và những chứng chỉ mà họ đính kèm thì tôi biết mấy thứ này họ giỏi hơn tôi là cái chắc rồi chứ còn phỏng vấn phỏng viếc làm gì nữa.
    Ấy! Nghĩ vậy mà không phải vậy đâu bạn mình ơi! Tôi không biết khi đi xin việc ở nơi khác người ta phỏng vấn ra sao. Còn tôi thì như đã nói, tự biết “tài” của mình, nên tôi không dám ba xí ba tú hỏi lôi thôi sẽ dễ bị lộ tẩy mấy cái dốt của tôi trước mặt các ứng viên. Hơn nữa phần vi tính các công việc mà tôi đang tuyển không cần phải đòi hỏi trình độ cao siêu để biết cách đút “phần mềm” vào hay rút “phần cứng” ra (khi nó không còn… cứng nữa) khỏi ổ máy v.v… Tôi chỉ cần họ biết đánh văn bản trên computer thôi, vậy là đủ. Vì vậy tôi không dám múa rìu qua mắt thợ (ở Việt Nam rất nhiều bạn trẻ rất giỏi về computer), tôi chỉ đẩy cái laptop của tôi đang xài cho anh chị ứng viên đang phỏng vấn xin việc, và nhỏ nhẹ … nhờ “em gõ dùm cho tôi chừng 10 câu, một bài ca, bài thơ hay bất cứ cái gì mà em thuộc”.
    Tôi tin rằng chỉ cần nhìn người nào dạo chừng 2 câu trên bàn phím thôi chứ đừng nói gì đến 10 câu là tôi có thể biết được khả năng đánh máy của họ như thế nào rồi chứ cần gì nhìn cái bằng cấp ghi là một phút mấy chữ.
    Vậy mà các bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Thiệt là không tưởng tượng được trong 12 người dự phỏng vấn với Word, Excel, Power Point thứ gì họ cũng có bằng cấp chứng chỉ, với chú thích đạt yêu cầu loại “khá”, nhưng khi cần gõ máy thì họ nhìn cái bàn keyboard như nhìn cây “thiên ma cầm” trong phim chưởng vậy. Dấu chấm, dấu phẩy, xuống dòng v.v… Họ chăm chú tìm trên bàn phím như thầy pháp tìm bùa lỗ bang.
    Đó là chưa kể trong buổi phỏng vấn này tôi đã khám phá thêm vài “bí kiếp” tuyển dụng chắc là khá “đại trà” ở trong nước. Nếu như các cô chân dài có lợi điểm dùng ngoại hình để đánh bại đối thủ khi đi xin việc thì phía các anh cũng biết tận dụng thủ tục “đầu tiên” (tiền đâu) để lót tay người phỏng vấn.
    Hôm đó tôi thực hiện buổi phỏng vấn với riêng từng người, và trong phòng riêng khi chỉ có “sếp” và người xin việc thì đã có hai ứng viên nam, một mạnh dạn đẩy cái bao thơ (tiền) về phía tôi với câu chào mở đầu “Sếp cho em gửi các cháu ăn quà..” , còn anh thứ nhì đã quên luôn mục đích của anh đến gặp tôi là để phỏng vấn xin việc làm, anh thân thiện đến bất ngờ, cứ nằn nì rủ rê tôi (như rủ bạn anh vậy) chiều tan việc đi uống bia với anh. Anh giới thiệu là “có biết có cái quán mới mở ở Tân Định toàn “hàng” (nữ tiếp viên) chiến đấu không hà… sẵn sàng phục vụ từ A đến Z”
    Còn phía “chân dài” các nàng cũng không lép vế, không phải ai cũng vậy nhưng một vài nàng đã biểu diễn vài “chiêu” thật ngoạn mục. Các nàng gọi “sếp” bằng anh xưng em ngọt như mía lùi. Đứng lên ngồi xuống luôn thể hiện kiểu cách y như đang đi thi hoa hậu. Có một nàng trong nhóm xin việc hôm đó, cứ chống tay lên cầm mà nhìn ông “sếp” đang phỏng vấn mình cười cười mỉm mỉm thiệt là đẹp mê hồn làm cho tim tôi nhảy muốn rớt ra ngoài luôn.
    Còn chết người hơn nữa là cái cách của nàng này nhìn người đang phỏng vấn nàng, là tôi đây, y chang như trong tiểu thuyết ba xu của Mỹ gọi là nhìn kiểu “love at first sight”, còn tiếng Việt mình các nhà văn trữ tình cũng diễn tả đó là “tiếng sét ái tình” hay “yêu ngay lần đầu” gì đó… Kể luôn cụ Nguyễn Du thi nhân đại tài của nhà mình năm xưa cũng đưa kiểu nhìn này vô tác phẩm Đoạn trường tân thanh của cụ. Đó là “Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay không…”
    Má ơi! Cũng may là “sếp” (dỏm) này chưa được công ty cho tiêu chuẩn tuyển thư ký riêng cho mình nên đành vừa tụng kinh vừa ngó lơ chỗ khác để tránh ánh mắt “ba đào dị nịch nhân” đắm đuối đến làm người ta chết chìm được của cô em chân dài đi xin việc hôm đó…
    Kết quả có 8 ứng viên trong số 12 đơn có đủ các loại văn bằng chuyên môn về “phần cứng phần mềm” nhưng không gõ được vài dòng chữ cho liền lạc bằng keyboard…
    Phần tiếng Anh cũng vậy, như đã nói, tôi vốn hơi “ớn ợn” với trình độ tiếng Anh của mấy trung tâm ngoại ngữ trong nước nên cũng chẳng dám hỏi han gì nhiều mà chỉ yêu cầu các ứng đơn “xin bạn kể cho tôi nghe bằng tiếng Anh, sáng giờ bạn làm gì. Thí dụ bạn thức dậy lúc mấy giờ, ăn sáng món gì, bạn đi bằng cách gì đến đây, bạn có thể chỉ đường cho tôi đi từ đây ra hồ… con rùa hay không””
    Chỉ đơn giản vậy thôi. Tôi nghĩ rằng nếu anh chị nào đó có thể nói được cho tôi nghe chừng năm ba câu thôi thì tôi có thể nhắm mắt mà phê đại mấy chữ “đạt yêu cầu” vô phần tiếng Anh của họ cái cho rồi.
    Nhưng tiếc thay! Cũng như phần vi tính, phần tiếng Anh cũng hầu như không ai thể hiện được điều gì như trình độ của các bằng cấp hay chứng chỉ mà họ có. Cuối cùng chỉ có 3 anh chị giọng nói tuy chưa được hay lắm, nhưng khả năng Anh ngữ của các anh chị này cho tôi tin là họ có học thật chứ không phải loại có bằng thật mà học dỏm.



    Ngài Thứ trưởng Y-tế nước CHXHCNVN bị uýnh tơi tả vì chức thiệt mà bằng giả, Blog Khai Trí đòi hỏi giùm cho hơn 80 triệu dân, vì sức khỏe và sinh mệnh của họ có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng “tri thức” của ông, rất cần ông trả lời trên báo chí. Riêng Web Hà Tĩnh Mình Thương còn đưa ra danh sách các quan đỏ nào đang xài bằng gỉả. Ôi nhân tài như lá mùa thu ở nước ta! Mùa “Thương Khó” của các đại gia…
    Thì ra, sau buổi phỏng vấn tôi mới hiểu tại sao các hồ sơ xin việc lại có nhiều sự đồng bộ như vậy. Rất nhiều các loại chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ vi tính được các trung tâm đào tạo “bán” cho người xin việc như người ta bán một cần thiết phải có trong đơn xin việc chứ không cần chất lượng của bằng cấp hay chứng chỉ đó. Rất nhiều TTĐT ở trong nước chỉ cần có học viên ghi danh, có đóng đủ học phí là có chứng chỉ, không nhất thiết là phải có học hay khảo sát (thi) đạt yêu cầu…
    Điều này đã làm cho trình độ của các chủ nhân của bằng cấp chứng chỉ thành đồng bộ, và đã làm cho rất nhiều người tuyển chọn phải lấy những tiêu chí không liên quan đến chuyên môn để mà chọn lựa như “ngoại hình”, “điện nước”, “”bao thơ” v.v…Trong đó mém chút nữa là cũng có tôi luôn.
    Hôm đó nếu không kịp nhớ lại tôi vừa tự mình ký bản án chung thân với một “tiger” biết nói tiếng người, bây giờ đang làm mẹ của 2 đứa con gái tôi, thì tôi đã tuyển cô nàng “love at first sight” kia vô công ty chỗ tôi đang làm rồi.
    Thế thì, có lẽ các bạn đang thắc mắc là bộ mấy ông chủ tuyển dụng nhân sự hoặc các sếp phỏng vấn nào cũng nhận bao thơ hay “tiếng sét ái tình” (như tôi) và để cho mấy cái bằng dỏm “lướt” đi một cách dễ dàng vậy sao?
    Không hẳn là vậy, nhưng sự thật thì cũng có rất nhiều sếp không có trình độ (vi tính hay tiếng Anh) như các loại bằng cấp chứng chỉ thể hiện, nên không có khả năng khảo sát chất lượng thật của người “đã học” các loại bằng cấp này là học thiệt hay học dỏm.
    Chuyện này cho đến hôm nay vẫn còn khá phổ biến ở nước mình. Đó là những bằng dỏm và bằng giả, bằng cách nào đó, đã len lỏi vào lực lượng nhân sự của tất cả mọi vị trí trong đủ các loại ngành nghề ở phía chính quyền lẫn tư nhân, và được chấp nhận y như bằng… thiệt.
    Xin mở ngoặc ở chỗ này để quý bạn đọc ở nước ngoài hiểu thêm, ở nước mình bây giờ người ta phân biệt hai chữ “bằng dỏm” và “bằng giả” là hai loại khác nhau. Việc này đã được một “cao nhân” sử dụng bằng dỏm (hay giả) tự định nghĩa một cách rõ ràng cách đây cũng khá lâu. Đó là vị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, một tỉnh nằm cạnh Nha Trang ở đâu đó ngoài miền Trung.
    Nếu tôi nhớ không lầm là năm 98 hay 99 gì đó. Khi bị báo chí phanh phui là bằng cấp ông này đang sử dụng, là một cần thiết cho chức vụ Chủ tịch mà ông đang làm – hình như là bằng tốt nghiệp phổ thông lớp 12 thì phải – là bằng giả. Ông chủ tịch của mình đã “nổi dóa” đăng đàn mở họp báo lớn tiếng ong óng cãi lại là:
    “Tôi công nhận tôi không có học mà có bằng là vi phạm, nhưng bằng này là bằng thật chứ không phải bằng giả. Con dấu thật, chữ ký thật do Giám đốc sở giáo dục tỉnh Đồng Nai cấp đàng hoàng (không tin hỏi ổng coi!) sao lại gọi là giả được”.
    Sự việc được “khui” thêm ra là 2 ông chức sắc ở tỉnh Phú Yên và tỉnh Đồng Nai đó đã áp dụng tính ưu việt của nền “kinh tế đối lưu” trong thời bao cấp trước đây. Lúc còn bao cấp người ta ít khi xài tiền, mà là dùng hàng hóa để trao đổi (như thời… đồ đá vậy). Ông Phú Yên có biển, có rừng nên cho ông Sở Giáo Dục Đồng Nai ít gỗ vụn để xây nhà, xây dư thì bán đi cho người ta làm củi chụm cũng được mà. Có… vài ngàn mét khối thôi chứ mấy.
    Ngược lại ông Đồng Nai có cái Sở Giáo Dục hàng năm “búng” ra cả vài chục ngàn cái bằng trung học phổ thông thì tiếc gì không “búng” cho bạn mình một cái. Bằng thiệt, chữ ký thiệt đàng hoàng ai dám bảo là bằng… giả đâu.
    Bó tay luôn phải không quý vị! Lúc đó báo chí trong nước đã bầu cho câu nói của ông Chủ tịch Phú Yên là “câu nói hay nhất trong năm” của quan chức nước mình. Và (có lẽ) từ đó chữ “bằng dỏm” được ra đời để chỉ loại bằng có con dấu thiệt, chữ ký thiệt, có lưu chiếu vào sổ bộ thiệt đàng hoàng, nhưng chủ nhân của nó không cần do học (thiệt) mà có. Và cũng từ đó trong lý lịch của một số quan chức trong phần trình độ văn hóa học vấn, nhiều vị khai tốt nghiệp cử nhân kinh tế, cử nhân luật v.v… Có vị cẩn thận hơn đã mở ngoặc đóng ngoặc mấy chữ (có học thiệt) để chú thích phân biệt với các loại bằng, cũng thiệt y như của họ, nhưng là học dỏm.
    Còn loại bằng giả khác với bằng dỏm vừa kể là bằng giả không có con dấu thiệt, không có chữ ký thiệt, không có lưu chiếu. Người có được (bằng giả) là do in ấn nháy hiệu cho giống y thiệt, rồi lấy củ khoai tây tự khắc thành con dấu giả, nháy theo dấu thiệt, như đồng hồ nháy hiệu vậy, hoặc cạo sửa từ bằng thiệt của người khác rồi bỏ đại (mẹ) tên mình vô.
    Như vậy thì người xài bằng giả và bằng dỏm về hình thức thì khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là cả hai không ai cần phải đi học (thiệt) để có bằng.
    Ngày nay ở nước mình, sự kiện bằng dỏm & và bằng giả không chỉ ở những loại “lôm côm” như mấy cái chứng chỉ vi tính hay bằng B, bằng C của tiếng Anh để đi xin việc, hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông như ông chủ tịch Phú Yên năm xưa mà còn “leo cao” hơn đến các bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư v.v… đã không còn là chuyện hiếm thấy…
    Bằng dỏm và giả với học vị càng cao thì người sử dụng nó, thường là có chức quyền hay tiền, nên càng dễ đạt được yếu tố “tiêu cực” lúc dự tuyển bổ nhiệm vào các chức vụ cao (đa số là viên chức, công chức cấp cao của nhà nước), hoặc là vì bằng ở loại học vị cao nên nơi nhận (việc) cho các loại bằng cấp này, vì không có trình độ khảo sát nên đã dễ dàng để bằng dỏm hay giả biến thành bằng… thiệt.
    Trong tháng (7-2010) vừa qua, chắc quý bạn đọc cũng đã biết rồi, báo chí trong nước lại lùm xùm lu xa bu thêm hai bằng Tiến sĩ “dỏm” do không học mà có, mà lại còn ác liệt hơn nữa, các bằng Tiến sĩ dỏm kỳ này ngoài chuyện có chữ ký thật, con dấu thật nhưng lại được mấy trường đại học “không có thật” (trường ma) cấp.
    Không biết các chủ nhân của hai bằng Tiến sĩ này có mạnh miệng cãi là “bằng của tui là bằng thật có con dấu thật, chữ ký thật chỉ do trường… dỏm cấp mà thôi nên không thể gọi là bằng giả được…” như ông Phú Yên năm xưa hay không.
    Hai bằng Tiến sĩ mà báo chí mới phanh phui kỳ này. Một là của ông Giám đốc Sở “Văn hóa & Du lịch” Phú Thọ, và bằng thứ hai là của ông Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái.
    Theo báo chí trong nước thì ông “Sở văn hóa” Phú Thọ có bằng Tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, nghĩa là phải học bằng tiếng Anh, mà khả năng tiếng Anh của ông thì lại “xem xem” với mấy anh xin việc mà tôi phỏng vấn lúc trước.
    Nghĩa là ông không kể được bằng tiếng Anh hồi sáng này ông ăn sáng món gì, tối hôm qua ông đi bia ôm ở quán nào, có vụ… A đến Z với mấy cô tiếp viên ở đó không… chứ đừng nói gì đến việc ông làm luận án khoa học bằng tiếng Anh để được cấp bằng Tiến sĩ…
    Và ông Phó Yên Bái thì còn “thần đồng” hơn nữa, từ lúc ông có quyết định lãnh tiền của nhà nước hỗ trợ cho ông đi học cho đến lúc ông “khè” cái bằng Tiến sĩ ra cho thiên hạ ớn chơi chỉ có… 6 tháng.
    Chuyện mà báo chí trong nước thấy đáng nói là cả hai bằng Tiến sĩ này đều có giá “học phí” (dù chẳng cần đi học) là 17,000 đô Mỹ để có. Cả hai đều nằm trong tiêu chuẩn sử dụng tiền “quỹ hổ trợ” của nhà nước dành cho cán bộ hiếu học muốn nâng cao trình độ để lấy cái bằng này.
    Chuyện của hai ông Tiến sĩ dỏm ở Phú Thọ và Yên Bái lấy tiền nhà nước, không đi học mà vẫn có bằng dường như đã làm ức lòng đến hai ông Tiến sĩ (thiệt) đang làm việc tại các đại học và viện nghiên cứu của Úc đó là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (Sydney) và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (Melbourne)
    Giáo sư Tuấn qua bài viết “Thêm bằng chứng về bằng giả trường dỏm” cho rằng ông Phó bí thư Yên Bái bị (trường dỏm) lừa gạt, hay là ông sẵn sàng (để cho) bị lừa gạt khi tốn 17 ngàn để lấy cái bằng ở một trường đại học không có thật, và cái bằng đó chỉ là một tấm giấy lộn chứ không có giá trị gì hết.
    Và ở một bài khác “Bằng tiến sĩ dỏm giá 17,000 đô – Hãi” Ông Tuấn cho biết lý do người sử dụng bằng dỏm (ở trong nước) không chỉ mục đích lòe thiên hạ cho oai mà còn là một nhu cầu cho chức quyền.
    Đồng lúc đó Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc cũng viết 2 bài “Bằng giả và bằng dỏm” và “Tiến sĩ dỏm ở Việt Nam”
    Ông Quốc cho là xài bằng giả để lòe thiên hạ cho sướng thì vấn đề chỉ là tâm lý và đạo đức chứ không liên quan đến pháp luật, chính quyền không can thiệp nhưng nếu sử dụng cái bằng dỏm hay giả ấy để mưu lợi thì lại khác. Ví dụ để xin dạy trong các trường học hoặc để thăng quan tiến chức như ông Phó bí thư Yên Bái thì: Nó trở thành một hành động lừa bịp…
    Và cũng cùng lúc này tờ báo mạng TuanVietnam.net ở trong nước cũng có bài châm biếm sự giải trình của chính chủ nhân cái bằng Tiến sĩ dỏm không biết tiếng Anh là ông Giám đốc Sở văn hóa Phú Thọ.
    Cũng như ông Chủ tịch Phú Yên năm xưa. Ông giám đốc Sở Phú Thọ này cũng đăng đàn họp báo, ông đến tận tòa soạn báo TuầnViệtNam.Net, nhờ tiếng nói của tờ báo này để giải trình qua hình thức phỏng vấn hỏi đáp về việc ông tốn 17,000 đô để “học” cái bằng Tiến sĩ ở nước ngoài mà không cần biết một chữ tiếng Anh
    Trong bài hỏi đáp của TuầnViệtNam.net ông Giám Đốc Sở Phú Thọ này hé lộ me mé ra là còn đến… 10 quan chức khác cũng có bằng Tiến sĩ ở cùng trường “dởm” với ông. Mấy ông học bằng cách “online” (hàm thụ từ xa qua mạng) và nơi dạy không yêu cầu người học phải biết tiếng Anh. Ông khai những người khác (cũng là quan chức nhà nước ở Phú Thọ và Hà Nội) cũng học cùng “lò” nơi ông học, cũng được cấp bằng như ông, nhưng người ta không ai bị gì cả, còn ông chỉ là…
    “Tại tôi không may thôi!”
    Đúng là “pó toàn thân” luôn chứ không thèm “pó tay” nữa với chuyện “quê nhà xứ huyện” của nước mình phải không quý vị? Dùng tiền của nhà nước (là tiền của dân) “mua” một bằng cấp là một “tấm giấy lộn không giá trị gi hết” để “thăng quan tiến chức” và “mưu lợi” cho cá nhân mình. Khi bị đổ bể đối với mấy ông không là “một hành động lừa bịp” mà chỉ là “Tại tôi không may thôi!”
    Không biết câu nói này có nên bầu là “câu nói hay nhất trong năm” của quan chức mình lần nữa không các pác nhẩy!
    Phương “N”
    Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

    Links:
    http://muoisau.wordpress.com/2011/10...%B0%C6%A1ng-n/



    __._,_.___

  6. #6
    Moderator
    TAM73F's Avatar
    Status : TAM73F v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Apr 2009
    Posts: 2,321
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Hãy Nhìn Những Gì Nguyễn Tấn Dũng Làm...

    Ngày 25/9/2011 kỷ niệm 10 năm Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu qua đời. Lẽ đương nhiên là Tổng Thống và Tổng Tham Mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông phải chịu trách nhiệm đã để quân Bắc Việt lấn chiếm miền Nam. Việc đánh giá ông là việc của người viết sử và sử sách sẽ công bằng cho một người luôn quyết tâm chống lại Bắc Phương. Riêng việc ông ra lệnh nổ súng vào tàu chiến Trung cộng đã gởi một tín hiệu đến thế giới, đến các thế hệ mai sau Trung cộng chỉ là bọn xâm lược và Hòang Sa mãi mãi là của Việt Nam.

    “Đất nứơc còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả !” lời của Tổng Thống vẫn văng vẳng nhắc nhở chúng ta trong hòan cảnh đất nước hiện nay. Nhân kỷ niệm ngày Tổng Thống qua đời, người viết xin tri ân sự đóng góp của ông và những người đã chiến đấu để bảo vệ giang san.

    Tổng Thống Thiệu còn để lại cho chúng ta một châm ngôn “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”, bài viết này xin được tiếp tục phân tích cùng bạn đọc những gì Thủ Dũng đại diện đảng Cộng sản đã và đang làm.

    Nhà cầm quyền Trung cộng ăn làm sao nói làm sao với dân Tầu ?

    Trong khi ông Thiệu, một người quốc gia, lấy Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm là phương châm. Thì ngược những lãnh đạo cộng sản như Phạm văn Đồng lại lấy tình đồng chí anh em trong thế giới đại đồng làm cương lĩnh. Vì mối liên hệ như trên, nếu phải nhừơng cho đàn anh Trung cộng một vài hòn đảo thì những đảo này vẫn thuộc phe vô sản, còn hơn để cho “ngụy quyền” đóng giữ. Chính vì nghĩ như thế Bộ Chính Trị đảng Cộng sản mới chấp nhận và Phạm văn Đồng mới ký Công Hàm 1958 ghi nhận và tán thành Bản Tuyên Bố về hải phận của Trung cộng, bao gồm cả Hòang Sa và Trường Sa.

    Do hành động bán nước này, phía Trung cộng liên tục sử dụng bức Công Hàm để giáo dục dân Tầu về chủ quyền của họ trên Biển Đông. Trung cộng cũng lấy đó làm cớ để đánh chiếm Hòang Sa 1974, đánh chiếm Trường Sa 1988, rồi tuyên bố Biển Đông thuộc về Trung cộng. Trong tình thế như vậy bạn có tin rằng phía Trung cộng sẽ chịu đối thọai “hòa bình” với giới chức Việt Nam về chủ quyền Biển Đông hay không ? Họ đã chiếm Hòang Sa, chiếm Trường Sa và đang mở rộng kiểm sóat Biển Đông. Họ sẽ ăn nói ra sao với người Tầu khi phải nhừơng lại một mẩu đất một mảnh biển cho phía Việt Nam .
    Gần đây vì cần khai thác tài nguyên trong khu vực, Trung cộng sẵn sàng đối thọai với Phi Luật Tân, nhưng chẳng ngó ngàng gì đến đàn em cộng sản Việt Nam . Đã biết thế nhưng giới chức Hà Nội vẫn đưa tin, vì phía Trung cộng không chấp nhận đối thọai về quần đảo Hòang Sa, bởi thế không có những tiến triển khả quan giữa hai bên. Tin tức kiểu này cũng được một số người tin. Phía Trung cộng lại luôn luôn lớn tiếng tuyên bố: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo ở Biển Đông và vùng nước xung quanh…” và tiếp tục lấy Công Hàm 1958 như một chứng cớ hiển nhiên buộc cộng sản Việt Nam chỉ còn ẻo lả "hót" cho qua chuyện.
    Thực tế lại cho thấy Trung cộng chỉ sử dụng võ lực khi bắn, khi bắt ngư dân Việt, lúc cắt cáp tàu khảo sát… hay làm áp lực để các công ty ngọai quốc không thể khảo sát và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa Việt Nam. Nhà cầm quyền Hà Nội ngược lại chỉ im lặng đến độ hèn nhát, họ tìm mọi cách để kềm chế mọi tiếng nói dân sự liên quan đến Biển Đông.

    Nói rõ ra nếu còn hai chế độ cộng sản Việt Nam Trung Hoa thì đừng mong lấy lại Hòang Sa – Trường Sa - Biển Đông.

    Thủ Dũng bán đứng Hòang Sa
    Ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, Phạm Văn Đồng (cũng lại Phạm văn Đồng), Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã bí mật sang Tàu diện kiến Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Chuyến đi vô cùng bí mật dấu cả Ngọai Trưởng Việt cộng Nguyễn cơ Thạch. Đại diện hai “Đảng” bí mật ký với nhau Hiệp ứơc Thành Đô. Cho đến hôm nay người dân Việt vẫn chưa biết họ đã ký cái gì với phía Trung cộng. Chỉ thấy càng ngày Việt Nam lại càng bị khống chế bởi người Tầu.
    Mười năm sau hai “Đảng” lại ký với nhau hai Hiệp Định về Biên Giới 1999 và 2000. Ngòai lãnh đạo cao cấp cộng sản, người mình chưa ai được thấy mặt mũi hai Hiệp Định nói trên. Hậu quả là Việt Nam mất Bản Giốc, mất Ải Nam Quan, mất hằng ngàn cây số vuông lãnh thổ, hằng chục ngàn cây số vuông Vịnh Bắc Bộ.

    Đã thế mà Bắc Phương vẫn chưa thỏa lòng lại tiếp tục mè nheo thêm 227 cây số vuông lãnh thổ Việt Nam. Phải đợi đến cuối năm 2008 khi sang Tàu, Thủ Dũng mới quyết định “cưa đôi cho tiện”. Phe Thủ Dũng vui mừng tuyên truyền: “ta lấy lại 113 cây số vuông lãnh thổ”. Người dân thì lắc đầu ngao ngán than rằng “mất mẹ nó 113 cây số vuông lãnh thổ do ông cha để lại”.

    Xuất thân từ nghề cắt bỏ (y tá cộng sản), Thủ Dũng cũng vô tư cắt bỏ lãnh thổ lãnh hải ông cha để lại. Miễn sao việc dâng đất, dâng biển có lợi cho Thủ Dũng và Tập Đòan Cộng Sản. Phương cách hành xử vô cùng đơn giản nêu trên, cho chúng ta thấy nếu Trung cộng chịu để Tập Đòan Thủ Dũng khai thác dầu, thì Hòang Sa -Trường Sa – Biển Đông không phải là vấn đề để Thủ Dũng phải bám theo Mỹ, không cần phải “Quốc Tế Hóa”.

    Nói rộng ra nhường đất nhường biển cho giặc là chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam và quyết đinh kiểu “cưa đôi cho tiện” là nhờ có một lãnh đạo “vô tư” như Thủ Dũng.

    Thủ Dũng và Đồng Bọn cũng biết sợ

    Hành Động vừa phò Tầu vừa bám Mỹ của Thủ Dũng đã đưa Dũng vào sổ đen những tên phản bội Bắc Kinh. Tình trạng tệ hại hơn khi Wikileaks công bố và Báo Mạng BBC lại đưa tin “Tướng Hưởng than phiền về Biển Đông”. Ngay mở đầu bản tin cho biết: “Tài liệu do Wikileaks công bố cho thấy Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng khi còn tại chức đã tỏ ý trách cứ Hoa Kỳ không đứng về phía Việt Nam ở Biển Đông trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte.” (Xin gởi đến bạn đọc nguyên văn Anh ngữ để dễ dàng kiểm chứng “VM Huong expressed his views on China's territorial claim in the South China Sea and lamented the lack of U.S. support for Vietnam's position.”)

    Trong tài liệu Wikileaks công bố nêu trên và đựơc Báo Mạng BBC loan tin "Ông Hưởng thể hiện ý kiến rằng an ninh khu vực, hòa bình và thịnh vượng không thể có được nếu không có sự hiện diện của Hoa Kỳ và nói thêm sự có mặt của Hoa Kỳ có thể điều phối quan hệ trong khu vực.” (Nguyên văn Anh ngữ “Huong expressed the view that regional security, peace and prosperity cannot be accomplished without the presence of the U.S., adding that the U.S. presence can help regulate relationships in the region.”)

    Và "Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam muốn có quan hệ tốt với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng, nhưng Việt Nam không thể chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông." (Nguyên văn Anh ngữ: “He emphasized that Vietnam seeks good relations with all countries, particularly its neighbors; however, Vietnam cannot accept China's territorial claims in the South China Sea.”)

    Nguyên Bản tiếng Anh cho thấy Báo Mạng BBC đã loan tin hòan tòan trung thực. Được biết trong cuộc gặp gỡ Trung Tướng Công An Cộng sản Nguyễn văn Hưởng vào ngày 11/9/2008 ngòai Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Negroponte, còn có các ông Scott Marciel, Phó trợ lý Ngoại trưởng và ông Michael Michalak Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Đây là một cuộc gặp gỡ quan trong không có lý gì Bản Từơng Trình có thể sai lạc. Xin vào http://wikileaks.org/cable/2008/09/08HANOI1044.html để xem tòan Bản Từơng Trình.
    Mọi người đều biết Tướng Hưởng là vây cánh của Thủ Dũng và là người đã được Thủ Dũng giao trọng trách thực hiện “Chiến lược Biển” đã được phân tích trong bài “Chỉ Tại Cái Công Hàm 1958 !!!”. Đi đêm với Mỹ thật khó. Một cuộc họp cao cấp như thế, một chuyện “tối mật” như vậy lại để lọt vào tay của một tên phản động “Úc thòi lòi” Julian Assange để làm phiền lòng “Thiên Triều”.

    Xưa nay đảng Cộng sản rất ít đính chính tin “địch”. Thế mà lần này Tướng Hưởng lại phải mượn tay đàn em chính thức lên tiếng: “Tôi (Nguyễn Như Phong, Đại tá an ninh, nguyên là Phó tổng biên tập Báo Công an Nhân dân, phụ trách chuyên đề An ninh thế giới tuần) – là người được dự nhiều cuộc gặp giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng với phái đoàn Hoa Kỳ, cũng rất ngạc nhiên trước sự việc này.” Ông Phong cho biết “Chúng tôi cũng có trong tay hai bức điện của Đại sứ quán Hoa Kỳ và thấy nội dung cuộc họp đã không được phản ánh trung thực, bởi lẽ Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng chưa hề có lời nào như thế (hoặc tương tự như thế), trong các cuộc gặp với John Negroponte và Scott Marciel cùng Đại sứ Michael Michalak.”

    Thứ Ba 27/09/2011, Nguyễn Như Phong có đưa ra một bản dịch chưa cho biết nguồn từ đâu. Chính vì vậy người viết mới phải đính kèm nguyên văn Anh ngữ của tài liệu để bạn đọc tường. Ông Phong quen viết trên báo Công An nên chưa hiểu bạn đọc càng ngày càng khó tính không thể bịa chuyện tuyên truyền.

    Ngay cả nếu các tài liệu ông Phong có được cũng do Wikileaks công bố thì ông Phong lại quên rằng cùng một cuộc họp biên bản có thể đã được cắt bớt những phần “tế nhị” để có thể phổ biến rộng rãi hơn. Việc làm của ông Phong chỉ tạo thêm sự chú ý của dư luận, nhất là chú ý từ Cơ Quan Tình Báo Bắc Kinh.

    Sự kiện còn cho thấy Tướng Hưởng không chịu học hỏi từ Lê Duẩn. Theo một tài liệu do phía Trung cộng đưa ra có lần Lê Duẫn đã tranh cãi với Mao Trạch Đông. Ba tuần sau đó khi gặp Chu Ân Lai, Lê Duẩn đã đổ cho thông dịch viên dịch sai nên Duẫn đã hiểu lầm. Nếu ông Hưởng nói tiếng Anh thì cứ đổ cho tại Mỹ không hiểu ông. Dễ giải quyết như thế mà ông Hưởng lại nhờ đàn em lên tiếng đính chính.

    Đính chính một mặt tạo chú ý, mặt khác chỉ rõ sự sợ hãi của Thủ Dũng và Tướng Hưởng. Không sợ sao được khi biết bao người đang mạnh như “trâu” đột ngột được “Đảng” cử hành đại lễ “Quốc Táng”. Thủ Dũng và Tướng Hưởng là hai hung thần của những người đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam . Họ ác với dân nhưng lại rất hèn với giặc.

    Nhắc đến Lê Duẫn lại nhắc đến thời chiến tranh, từ 1965 tới 1968 có tổng cộng 327,000 quân Trung Cộng giả làm công nhân xây dựng để bảo vệ miền Bắc Việt Nam, để Bắc Việt có thể chuyển quân vào Nam. So với hôm nay, sự hiện diện của hằng triệu “công nhân” Tầu đang họat động rải rác trên tòan cõi Việt Nam. Đội quân này sẵn sàng nổ súng vào dân hay quân đội Việt Nam, khi những người này muốn đứng lên giải thể chế độ cộng sản. Xét ra công của Thủ Dũng với “Thiên Triều” vẫn lớn hơn nhiều so với tội bám Mỹ nêu trên.

    Bauxit Tây Nguyên – Chủ Trương lớn của “Đảng”

    Đến thế kỷ thứ 21, sự phát triển quốc gia đều dựa vào những thông tin chính xác nhờ đó mới có được những quyết định đúng đắn. Khổ nỗi cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục họat động như ngày nào trên hang Pắc Bó. Chủ Trương lớn của “Đảng” quyết định cả vận mệnh dân tộc vẫn chỉ có Bộ Chính Trị biết. Chả thế ngày 22/10/2008, tại Bắc Kinh Thủ Dũng đã âm thầm chuyển nhựơng Tây Nguyên cho Tàu.

    Về nước mặc cho giới chuyên gia Việt Nam khuyên can. Nào là dự án chả lợi gì cho đất nứơc. Để dành cho con cháu mai sau khi kỹ thuật tiến bộ hơn có lợi hãy khai thác. Bây giờ thực hiện nó là phá hủy cả Tây Nguyên một phần văn hóa Việt Nam, là tiêu diệt các sắc tộc thiểu số một thành phần của dân tộc, là tiêu diệt môi trường sống của cả dân tộc, là đặt một trái bom bùn đỏ trên đầu dân tộc, là rước ngọai xâm về “dày mả tổ”, là …, là …, là …

    Thủ Dũng như có đôi tai gỗ, đã ra công văn số 650/TTg-KTN, chỉ đạo các bộ ban ngành phối hợp triển khai dự án bauxite Tây Nguyên. Thủ Dũng cho biết đây là một Chủ Trương lớn của “Đảng”. Cần biết cũng trong năm 2008, vì tai hại của việc khai thác bauxite, Trung cộng đã đóng cửa tất cả các mỏ bauxite trên toàn cõi Trung Hoa. Thiếu quặng bauxite thì để bọn chư hầu Tấn Dũng cung cấp.

    Thủ Dũng phải thực hiện Chủ Trương lớn của “Đảng” vì Tập Đòan Cộng sản cần Tiền ! Tiền ! Tiền !!! Thiếu ngọai tệ thâu được từ bán tài nguyên đất nứơc là thiếu tiền nuôi dưỡng các bộ máy “Đảng”, bộ máy công an, bộ máy Tư Bản đỏ … Nói trắng ra chế độ Cộng sản Việt Nam chỉ sống nhờ tiền bán đất, bán người, sống trên xương máu của nhân dân, của bao thế hệ ông cha đã hy sinh gìn giữ.
    Trở lại với Bauxit Tây Nguyên, chỉ sau 6 tháng hoạt động, từ bể trộn của mỏ Tân Rai thuộc tỉnh Lâm Ðồng hóa chất đã rò rỉ, chảy lan ra ngoài làm ô nhiễm 200 ha đất chung quanh. Thêm vào đó các xe vận chuyển bauxite từ quặng về nhà máy khai thác cày nát tuyến đường dài 227 cây số, trong đó có quốc lộ 20 gây phẫn nộ cho dân cư trong vùng và những người thường xuyên sử dụng tuyến đường này.

    So với Biển Đông, Quân Đội Trung cộng chỉ ở sát cạnh sừơn. Thời chiến tranh chỉ tập trung các tỉnh gần biên giới phía Bắc. Còn Tây Nguyên, địa điểm chiến lược của Việt Nam, đã có hằng chục ngàn “công nhân” phục vụ, đa số đều còn trẻ và vừa được “giải ngũ”. Cả sư đòan “Quân Đội Giải Phóng Trung Quốc” đang sẵn sàng “giải phóng” Việt Nam .

    Đó mới chính là chủ trương lớn của “Đảng”. Ngày nay “Đảng” sợ thế lực thù địch tấn công nên mới mời “công nhân” Trung cộng sang trợ giúp bảo vệ chế độ. Thế nên lương của các “công nhân” này đều được trả nhiều lần cao hơn công nhân Việt làm cùng một công việc. Lẽ đương nhiên quặng Bauxite được khai thác là để trả công cho việc bảo hộ này.

    Ngay cả đến báo chí ngọai quốc như tờ Financial Times ngày 06/05/2009 cũng cho rằng dự án Bauxite Tây Nguyên nói lên tính phụ thuộc của nhà cầm quyền Hà Nội với Trung cộng, và dự án này là một "món quà" của Thủ Dũng khi "triều kiến Bắc Kinh".

    Có nguồn tin cho rằng Nông Đức Mạnh đã nhận $300 triệu Mỹ Kim, còn Nguyễn Tấn Dũng nhận $150 triệu Mỹ Kim từ Chủ Trương lớn của “Đảng” cho khai thác Bauxit Tây Nguyên. Rõ ràng mạng sống của người Việt đã bị bọn Mạnh Dũng bán rẻ cho Tàu.

    Luật Rừng Lại Hòan Luật Rừng

    Sau ngày chiếm miền Nam, cộng sản từ Bắc vào hay từ rừng ra xem tài sản của dân miền Nam như chiến lợi phẩm. Người thì bị họ bắt bỏ tù. Nhà thì bị họ cướp. Nhiều chuyện tang thương đã xẩy đến khó mà quên được. Mà quên làm sao được khi nó vẫn xẩy ra và nó lại xẩy ra theo lệnh của Thủ Dũng.

    Số là ngày 11-6-2009, Tiến sỹ Luật Học Cù Huy Hà Vũ đã gửi đơn kiện Thủ Dũng. Ông Vũ cho rằng việc Thủ Dũng ký quyết định khai thác quặng bauxit ở Tây nguyên là vi phạm pháp luật Việt Nam, vi phạm các luật về bảo vệ môi trường, luật về bảo vệ di sản văn hóa.
    Nhờ vụ này Thủ Dũng trở thành vị thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Cộng sản bị khởi kiện vì tội vi hiến. Thế mà không cám ơn Tiến sỹ Vũ, Dũng lại đê tiện bắt người cướp nhà.

    Việc ông Vũ bị Dũng bắt thì hầu như ai cũng biết. Chuyện ông Vũ bị Thủ Dũng cướp nhà thì bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, chỉ mới được thông báo cách đây vài hôm. Mặc dù quyết định đã ký từ đầu tháng Chín năm 2010, hai tháng trước ngày ông Vũ bị bắt.

    Chuyện bắt người cướp nhà chỉ còn có thể xẩy ra tại Việt Nam và dưới triều đại Thủ Dũng. Chuyện bắt người cướp nhà lần này lại xẩy ra ngay trung tâm Hà Nội để đón mừng sinh nhật thứ 1001.

    Tòan Đảng chào Mừng “Quốc Khánh” Một Tháng Mười

    Thấm thóat đã 1 năm kỷ niệm ngày “Ngàn Năm Thăng Long” 1/10/2010. Khai mạc ngày này cũng là Chủ trương lớn của “Đảng” nhằm Chào Mừng Quốc Khánh “Thiên Quốc”. Hằng chục tỷ Mỹ Kim đã được chi ra cho lễ “hội nhập” này. Sau Đại lễ Việt Nam trở thành một quốc gia ngập nợ và quịt nợ. Năm nay Hà Nội cũng tưng bừng đón mừng “Quốc Khánh” Trung Hoa.

    Rời Hà Nội đến tỉnh Lào Cai, đảng bộ Thành Phố Lào Cai đã ra chỉ thị bắt dân phải treo "đèn lồng đỏ kiểu Trung Hoa" để đón mừng “Quốc Khánh” nứơc người. May thay người dân Lào Cai đã sớm nhận ra đây là một việc làm không phù hợp với văn hóa Việt Nam . Tỉnh Hòa Bình nghe đâu cũng sẽ tưng bừng mở Hội vào đầu tháng 10 này.

    Vừa rồi khi Đới Bỉnh Quốc sang Việt Nam Tổng “Lú” Nguyễn Phú Trọng đã công khai phát biểu như sau: "Hai Đảng và Chính phủ có chung lý tưởng, có lợi ích chung, vận mệnh gắn liền với nhau, không có lý do gì không cố gắng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp". Vui thì phải vui chung còn chết phải chết chung. Việc tòan “Đảng” chào mừng Quốc Khánh Trung Hoa vì thế đâu có gì là lạ mà phải làm như “mèo dấu c..”.

    Càng nghĩ về Thủ Dũng và Tập Đòan Cộng sản lại càng có nhiều điều cần chia sẻ cùng bạn đọc. Bài tới người viết sẽ trình bày cùng bạn đề tài “Nguyễn Tấn Dũng Xây Dựng Nền Kinh Tế Khát Tiền”. Xin hẹn bạn vào bài tới.

    Nguyễn Quang Duy

    Melbourne, Úc Đại Lợi29/9/2011

    Các bài khác về Nguyễn Tấn Dũng xin tìm trên google.

    Nguyễn Quang Duy, 9/2011, “Nguyễn Tấn Dũng than “Chỉ Tại Cái Công Hàm 1958 !!!

    Nguyễn Quang Duy, 8/2011, “Nguyễn Tấn Dũng: Tập Đòan Tư Bản Đỏ”Nguyễn Quang Duy, 6/2011, “Phân Hóa Nội Bộ - Hoa Kỳ Chửa Đánh Đã Thắng”

    --------//--------

Trang 1/16 12311 ... cuốicuối

Similar Threads

  1. đời sống bây giờ ở Sài Gòn - November 2010‏
    By TAM73F in forum Sưu Tầm, Biên Khảo
    Trả lời: 69
    Bài mới nhất : 07-24-2012, 01:28 PM
  2. Chuyện bây giờ mới nói
    By Raptor in forum Sưu Tầm, Biên Khảo
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 08-13-2011, 06:13 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 01-15-2011, 12:51 PM
  4. Việt Nam bây giờ làm Thông Dịch Viên tiềng Anh
    By TAM73F in forum Nhận Định Thời Cuộc
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 10-27-2010, 03:31 PM
  5. Bây giờ tháng mấy
    By saorơi in forum Nhạc Thơ Chọn Lọc
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 07-10-2009, 12:23 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •