Remember ?

Trang 2/2 đầuđầu 12
kết quả từ 7 tới 10 trên 10

Tựa Đề: Công Tử BẠC LIÊU

  1. #7
    Administrator
    PS khoá 72G's Avatar
    Status : PS khoá 72G v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2008
    Posts: 1,025
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Công Tử BẠC LIÊU


    Nguyên Hùng -Công Tử Bạc Liêu

    Chương 7
    Nhà lớn quyết định sắm máy bay
    Cậu Ba lên Sài Gòn mở phòng thường trực .


    Sau cả tuần lễ tiệc gọi là vinh quy bái tổ, Cậu Ba bắt tay vào việc làm ăn. Cậu bàn với ông Hội đồng và cậu Hai:
    - Kể từ hôm nay, con xin lãnh công việc ba và anh Hai giao. Con có nghe ba nói một lần rồi, nhưng nay con muốn nghe ba lặp lại lần nữa, trước mặt anh Hai đây, để... cho ba mặt một lời, sau này dễ làm việc.

    Hai Đinh bật cười:
    - Thằng này có vẻ rắc rối quá! Cha con, anh em trong nhà mà bày vẽ...
    Ông Hội đồng gật gù:
    - Không rắc rối, không bày vẽ đâu! Thằng Ba nói đúng. Người mình có câu "ăn cho, buôn so", nói theo người hay chữ là theo thuyết chánh danh. Hai đứa bây hãy nghe tao nói đây. Khi thằng Ba mầy đi Tây thì mọi việc tao giao cho anh Hai mầy lo liệu. Quan trọng nhất là việc tranh thương với Chệt chành, không cho chúng phái người vô điền của mình mua lúa nón, tức là cho vay để mua giống má, phân bón, thuốc trừ sâu, v.v... Đến mùa lúa chín thì mua lúa rẻ chất đầy lẫn chờ được giá mới bán. Mấy việc đó anh Hai mầy làm được việc.

    Cậu Hai nở một nụ cười thật tươi, công lao của cậu đã được cha đánh giá đúng. Ông Hội đồng nói tiếp:
    - Nay thằng Ba mầy đi học về, phải chia bớt gánh nặng của anh. Mầy chữ nghĩa, tiếng Tây giỏi, giao thiệp rộng, ba giao cho con về mặt giao tiếp, giấy tờ với nhà nước và nhà báo...
    Cậu Ba gật gù:
    - Ba giao việc đó rất đúng khả năng của con. Giao tiếp nhà nước và nhà báo. Còn gì nữa không ba?
    - Điền sản nhà mình lớn lắm, 145.000 héc-ta ruộng lúa với mười ngàn héc-ta ruộng muối. Đi thăm lúa ruộng thật là mệt. Con phải sắm máy bay đưa ba và anh hai đi giáp vòng.
    Cậu Ba gật lia:
    - Cái đó thì con đồng ý hai tay. Rồi, còn gì nữa không?
    Ông Hội đồng quay sang cậu Hai:
    - Để anh Hai mầy nói.
    Cậy Hai chậm rãi:
    - Đây mới là chuyện quan trọng. Chú Ba nó đọc báo chắc có biết sự cạnh tranh giữa mình với người Tàu thật là ác liệt.
    Cậu Ba gật:
    - Có nghe. Nhất là Bắc Kỳ, đồng bào ngoài đó tẩy chay hàng hóa do người Tàu bán.

    Cậu Hai nói tiếp:
    - Ngoài Bắc đồng lòng tẩy chay người Tàu nên người Tàu không thao túng thị trường như trong Nam mình. Anh muốn kêu gọi các nhà điền chủ và tư sản trong Nam lập hội để cùng nhau tranh thương với đám Chệt chành trong trận giặc lúa gạo.
    Cậu Ba cười:
    - Cái ý nghĩa của anh đó, bên Pháp đã có từ lâu rồi. Đọc báo thấy hàng tháng Chambre de Commerce họp để bàn thảo các vấn đề. Đó là Phòng Thương Mãi. Còn nhà nông mình thì nên lập Chambre des Agriculteurs (Phòng Nông gia).

    Hai Đinh vui mừng:
    - Hay! Chú Ba mầy thông minh lắm. Vừa nghe trình bày đã có sáng kiến ngay. Mình muốn lập một hiệp hội nông gia để bàn công việc nghề nghiệp mà quan trọng nhất là đương đầu với nạn người Tàu tung tiền vô các điền mua lúa non. Chú Ba nó, với cương vị một trí thức du học ở Pháp về, chắc là lời kêu gọi có trọng lượng hơn mình.

    Cậu Ba cười:
    - Đúng vậy! Cũng một việc đó mà người không tên tuổi nói không ai nghe. Còn dân có nhãn hiệu "re-tour de France" (đi Tây về) thì nói dù đúng dù sai, thiên hạ cũng nghe rần rần.

    Ông Hội đồng cũng cười theo:
    - Chuyện đời là vậy. Người mình có câu "Vai mang túi bạc kè kè, nói bậy nói bạ, người nghe rần rần". Ngày nay, ai đi Tây cũng được trọng vọmg như kẻ mang bạc kè kè.

    Sau một tuần trà, Cậu Ba nói:
    - Các công việc ba và anh Hai giao, con đều nhận hết. Nhưng trước khi bắt tay vào việc con muốn ba và anh Hai giúp con cụ thể hơn, nghĩa là cho con xem giấy tờ, bằng khoán để biết rõ gia sản, điền địa của nhà mình ở đâu và như thế nào. Chớ chỉ nghe con số một trăm bối mươi lăm ngàn héc-ta ruộng lúa và mười ngàn héc-ta ruộng muối thì kể như chưa nắm được gì!

    Cậu Hai gật:
    - Được! Tất cả hồ sơ giấy tờ, bằng khoán anh đang giữ trong tủ sắt. Để anh lấy cho chú xem.


    Ba Huy nhìn bản đồ nói:
    - Điền sản nhà minh chạy dài từ Bác Liêu xuống Cà Mau. Còn ruộng muối thì từ Bạc Liêu ăn thông qua Vĩnh Châu, Ngày mai, hai anh em mình phải đi một vòng đề - nói theo nhà nước là kinh lý "trăm nghe không bằng một thấy". Nếu ba không sợ mệt thì ba cùng đi với hai con.
    Ông Hội đồng cười lớn:
    - Tao là dân nhà nông, đi thăm ruộng là nghề, sao lại sợ mệt! Ý của thằng Ba mầy hay. Có thấy tận mắt mới hiểu rõ và từ đó nẩy ra sáng kiến.

    Cậu Hai cũng phụ họa theo:
    - Cái đó có trong văn chương, người ta nói là "tức cảnh sanh tình".
    Sáng hôm sau, ba cha con đi thăm ruộng muối ở Vĩnh Châu. Khi xe qua cầu Quay, chạy ngang xóm nhà thờ, lòng Cậu ba bồi hồi xúc động. Ngày xưa, còn học tiểu học ở Bạc Liêu, cậu thấy nhá thờ tỉnh uy nghi to lớn, nay sao trở về thấy nó nhỏ lại hết sức khiêm tốn...

    Cậu Hai nói:
    - Tỉnh Bạc Liêu mình được thiên nhiên ưu đãi. Chú cứ nhìn các trụ bê tông bên đường thì biết mỗi năm biển cứ lùi xa vài trăm thước, nhờ đất phù sa con sông Hậu bồi đắp ngày đêm.

    Cậu Ba nhận xét thêm:
    - Quận Vĩnh Châu có ba sắc dân, người mình, người Tiều và người Miên. Trong ba nhóm dân cư nầy, người Tiều làm ăn giỏi hơn hết, Họ lập vườn nhãn, thu huê lợi lớn, cất nhà ngói, đóng giếng gạch để tưới nhãn vào mùa khô, sắm xe chở nhãn đi bán các chợ...

    Cậu Hai gật:
    - Mồ mả người Tiều cũng khác hẳn người mình. Họ rất trọng địa lý phong thủy, chọn đất xây mồ cũng quan trọng như đất cất nhà. Mộ người Tiều thường ở trên gò cao, chung quanh mộ đắp đất hình vòng vung, trồng cỏ xanh tươi thật mát mẻ.

    Ông HỘi đồng ngồi ghế trước quay lại góp chuyện:
    - Còn người Đàn thổ thì sống bẩn chật hơn. Nhà lá đơn sơ, nhưng lại quyên tiền xây chùa thật nguy nga tráng lệ. Vào chùa Miên, mình thấy sang cả như đền đài của vua chúa, nền cao, gạch bông láng trơn, tranh vẽ trên tường mày sắc rực rỡ.

    Cậu Hai tiếp lời:
    - Đó là sự tích Phật Thích Ca vốn là thái tử Si-đạt-ta thấu hiểu đời là bể khổ nên rời cung điện quyết chí đi tu. Trong chùa có pho tượng thái tử cỡi ngựa trắng đặt giữa sân.
    Cậu Ba như thần nhủ: -Người Miên sống nhiều về tâm linh và có lẽ lúc vô chùa lạy Phật là lúc vui vẻ nhất trong đời họ.

    Cũng trong chuyến đi thăm ruộng lúa ở Giá Rai, Cà Mau, Cậu Ba hỏi cha và anh về tình hình điền địa Nam Kỳ.

    Ông Hội đồng nói:
    - Hồi ba còn làm thư ký sở Địa chánh trông coi việc thu thuế ruộng, ba có đọc sách nên biết chút ít. Thằng Tây rất giỏi về ngành thống kê. Đất đai Nam Kỳ đều chia ra từng tỉnh. Mỗi tỉnh có bao nhiêu điền chủ cỡ lớn chúng đều nắm chắc. Trong hăm mốt tỉnh, chúng xếp hạng càc tỉnh giàu như sau. Theo chúng, tỉnh giàu có nghĩa là tỉnh có nhiều địa chủ lớn đóng thuế nhiều cho nhà nước: Đứng đầu là Rạch Giá với 55 điền chủ lớn. Hạng nhì là Cần Thơ với 53 điền chủ lớn. Thứ ba là Trà Vinh với 50. Vĩnh Long đứng hạng tư với 45. Bạc Liêu mình đứng thứ năm với 36 điền chủ lớn...

    Cậu Ba:
    - Mình chỉ muốn biết trong tỉnh Bạc Liêu của mình thôi, Trong sốp 36 điền chủ lớn, ngôi thứ ra sao?
    Cậu Hai nói:
    - Mình đứng đầu với 145 ngàn héc-ta. Hạng nhì là Vưu Tung với 75.000 héc-ta. Thứ ba là Châu Oai với 40.000 héc-ta.
    Cậu Ba:
    - Nghe nói có điền chủ Tây nữa...

    Cậu Hai gật:
    - Nhiều. Như đám Arborati chiếm nhiều nhất ở Giá Rai. Thằng Batisti có điền ở Cà Mau. Thằng Quillemet ở Khánh Bình. Đám này cho con học ở Chasseloup trên Sài Gòn.

    Ông HỘi đồng ngẫm nghĩ:
    - Nghe nói hai anh em thằng Malein ở Cờ Đỏ, quận Ô-môn - Cần Thơ làm ruộng có bài bản lắm. Có kỹ sư canh nông về làm cố vấn cho nó. Thằng Ba mầy nên tới đó ngó qua cho biết nó hơn mình ở chỗ nào.

    Cậu Ba giở sổ tay ra ghi:
    - Con sẽ lần lượt tới các điền Tây đề làm quen, học hỏi, đồng thời vận động thành lập Hội nông gia như ý anh Hai nói khi nãy. Nhưng trước nhất là phải tìm một nơi làm sân bay ở Cà Mau.

    Nghe nói máy bay, ông Hội đồng thìch thú:
    - Làm sân bay tốn nhiều đất không?
    - Không nhiều đâu, chỉ bằng cái sân đá banh. hai bên chiều dài mình cắm cọc sơn trắng đỏ làm dấu để phi công biết mà hạ cành.
    - Vậy thì chẳng tốn kém gì. À, mà nghe nói có tàu bay nữa. Mình nên mua thứ nào?
    Cậu Hai đang lim dim vụt mở mắt ra:
    - Câu hỏi hay đó. Nên chọn mua thứ nào?

    Cậu Ba cười:
    - Mình đã suy tính rồi, Ban đầu thấy mua thủy phi thuyền Catalina là tiện vì xứ mình sông rạch xỏ rế như bàn cờ. Nhưng nghĩ kỹ thì lại thấy bất tiện. Vì loại này không thể đáp xuống sông rạch nhỏ, cây cối um tùm. Nó chỉ đáp nơi sông cái. Như anh có thể thấy các soái hạm thường dùng Catalina vì nó đáp xuống biển hay sông cái tiện hơn.
    Cả ông Hội đồng và cậu Hai gật đầu. Họ thầm khen thằng Ba bây giờ chín chắn hơn trước nhiều.

    Sau khi chọn xong địa điểm để làm sân bay, Cậu Ba lại nói tiếp ý định của mình:
    - Có một chuyện nầy, với con thì rất bình thường nhưng với ba và anh Hai thì nó mới lạ và tốn kém.

    Nghe nói tốn kém, ông Hội đồng chụp hỏi:
    - Gì mà tốn kém?

    Cậu Ba trình bày:
    - Công việc ba và anh Hai giao cho con bắt buộc con cùng một lýc phải ở hai nơi. Một là con phải ờ Nhà Lớn để khi cần đi đâu thì con là "sốp-phơ máy bay" cho ba. Ngoài ra khi cần giao du vơi nhà nước và nhà báo thì con phải sống ở Sài Gòn. Vì Sài Gòn là đầu não của bộ máy cai trị Nam Kỳ. Ở đó báo chí bên Tây qua cũng sớm. Báo trong nước vừa in là mình có mà đọc. Phải mất một ngày báo Sài Gòn mới xuống tới Bạc Liêu theo xe thơ. Trong thương trường, giá cả lên xuống, trồi sụp nhanh như chớp. Nếu không nắm được giá lúa gạo ở bên Xiêm, bên Mã Lai thì ta bán hố, thua lỗ bạc trăm bạc ngàn. Bởi vậy phải có một local (phòng trực) ở Sài Gòn. Tuy tốn kém mà lợi gấp mười, gấp trăm lần.

    Cậu Hai gật lia:
    - Đúng là mầy giỏi hơn tao nhiều. Tao chỉ là thằng lái vườn, còn mầy là thằng lái quốc tế.

    Ông Hội đồng sáng rỡ lên:
    - Ý hay! Tao đồng ý cho mầy mướn phố trên Sài Gòn để thăm dò giá cả thị trường, Lớn thuyền thì lớn sông chớ! Má mầy nhà quê "một đồng sợ tốn, bốn đồng không đủ", chớ tao thì biết tính toán hơn. Chuyện làm ăn theo kiểu tân thời, hai anh em bây bàn tính với nhau. Hễ thấy có lợi là tao ủng hộ ngay.

    Vậy là hôm sau, cậu Ba cùng tài xế lấy chiếc Chevrolet mới mua đi Sài Gòn dọ giá mua máy bay và mướn phố làm văn phòng thường trực mà Cậu Ba là trưởng phòng.

    Còn tiếp...

  2. #8
    Administrator
    PS khoá 72G's Avatar
    Status : PS khoá 72G v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2008
    Posts: 1,025
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Công Tử BẠC LIÊU

    Nguyên Hùng-Công Tử Bạc Liêu

    Chương 8
    Tám Bò chán cảnh đồng không mông quạnh
    Bám theo anh vui thú phồn hoa



    Từ ngày Cậu Ba về nước, Tám Bò bám sát như sam. Cậu Tám nói với Cậu Ba:
    - Mầy ngày nay, anh Ba có biết không, anh như lưỡi dao Con Chó...Cậu Ba trừng mắt:
    - Mầy nói cái gì? Tao mà như lưỡi dao Con Chó?

    Tám Bò cười ngất:
    - Người ta chưa nói hết câu mà. Nghe em nói lại đây này, anh như lưỡi dao Con Chó mà mấy người bu quanh là những cây kim gút. Lưỡi dao thò tới đâu là mấy cây kim bị hít dính vô tới đó...

    Ba Huy cười, gật gù:
    - Mầy nói chuyện đặc sệt nông dân, ví von, có hình tượng rõ ràng, ý mầy muốn nói tao như thỏi nam chân có sức hút dính các loại kim khí chớ gì? Nếu mầy muốn tao sẽ truyền nghề cho mầy.

    Tám Bò cười híp mắt:
    - Thiệt hả anh Ba? Em khoái cái tài nói chuyện cũa anh quá. Nếu em có chừng một phần mười của anh thì em hốt hết các cô gái trong điền.

    Ba Huy lắc đầu:
    - Đúng là chứng nào tật nấy! Tao đi Tây lâu ngày, nay về thấy mày cũng vậy, chẳng tiến bộ chút nào.

    Giọng cậu Tám có hơi ganh tỵ:
    - Anh sướng nhất nhà. học trên Sài Gòn đã rồi còn qua Pháp, không tiến bộ sao được. Còn em, kiếm được cái Đíp-lôm thì bị ba má giữ riết ở nhà. Rồi cho đi coi điền. Quanh năm chôn chân trong đồng lầy nước đọng, làm sao tiến bộ được. Đành phải giải trí với những cái gì mình có...
    - Nghĩa là cứ vác dù đi o mèo?
    - Chớ anh biểu em phải làm gì?

    Ba Huy nghiêm chỉnh:
    - Được rồi! Tao sẽ truyền nghề lại cho mầy, Hãy sửa soạn vài ba bộ đồ đi với tao lên Sài Gòn một chuyến. Chắc là mầy lâu lắm không lên Hòn ngọc Viễn Đông?

    Tám Bò lắc đầu:
    - Gia đình mình là nhà giàu bậc nhất trong thiên hạ mà ba má ăn xài kỹ lắm, Đi đâu phải có công có chuyện mới xuất tiền, chới đi khơi khơi thì còn khuya đó anh. Nếu anh cho em theo lên Sài Gòn một chuyến thì hay quá! Người ta gọi anh em mình là công tử Bạc Liêu, sao em nhột cái sống mũi làm sao! Anh thấy đó, bây giờ em đúng là một công tử vườn, nay đi Sài Gòn mà không có một bộ đồ nào đúng mốt để mà diện.

    Cậu Ba nhìn thằng em mà thấy thương thương:
    - Tao sẽ sắm cho mấy một bộ đồ vía. Đó là chuyện trước mắt, o bế cho mầy một bộ vó bề ngoài cho ngon lành đề rồi còn kiếm cho mầy một con vợ xinh đẹp giàu có và biết làm ăn nữa. Chịu không?

    Tám Bò chụp tay anh lắc lắc:
    - Thiệt hả anh Ba?
    - Tao có nói chơi bao giờ! Trước đây, tao nghe nói mầy lăng nhăng lắm nên ba má ngại cưới vợ cho mầy. Tao nghĩ rằng lúc trẻ ai cũng bay bướm, nhưng chơi bời lêu lổng mãi cũng chán ngấy. Đã đến lúc tu tỉnh làm ăn. Phải vậy không?

    Cậu Tám gật:
    - Anh nói đúng. Làm công tư vườn bao nhiêu năm trong điền, em thấy chán quá rồi, sẵn dịp anh Ba về, em đeo theo học hỏi thêm. Bây giờ em thấy rõ có tiền nhiều không bằng có được cái lịch lãm ở đời như anh vậy.

    Cậu Ba phấn khởi:
    - Chú mầy muốn tiến bộ thì tao sẽ giúp. Đây là mấy cuốn sách gối đầu giường cho thanh niên, mầy chịu khó nghiền ngẫm, sẽ có ích cho sự giao thiệp.
    Tám Bò cầm hai quyển sách khoảng ba trăm trang đọc tên sách:
    - Savoir vivre. Savoire faire. À, sách dạy nghê thuật sống và nghê thuật xử thế. Nhưng mà sách nầy của Tây viết cho người châu Âu...

    Ba Huy cười:
    - Đời văn minh, đâu còn phân biệt Âu với Á. Thước đo văn minh con người là ba chữ Chân - Thiện - Mỹ. Chú giỏi Pháp văn, từng đọc sách trong đó người ta ca ngợi cái thật (Chân), cái tốt (Thiện) và cái đẹp (Mỹ).

    Tám Bò vẫn bảo thủ:
    - Đành là như vậy, nhưng Đông và Tây vẫn có chỗ khác nhau, như màu đen của người phương Tây là tang tóc còn với người phương Đông mình tang tóc là màu trắng. Về chuyện yêu đương, Tây hôn bằng miệng còn mình hôn bằng mũi...

    Ba Huy cười:
    - Đang nói chuyện tang tóc lại chuyển sang hôn miệng cạ mũi. Chú mầy thật lếu láo. Nhưng hai chuyện đó chỉ là hai cái khác nhau nhỏ không đáng kể trong vô số cái giống nhau. Mấy ông già xưa gọi là tiểu dị nằm trong cái đại đồng.

    Trên đường lên sài Gòn, hai anh em trao đổi chuyện tâm tình. Cậu Ba tìm hiểu quan niệm sống của đứa em có học tới trung cấp nhưng mấy năm chôn chân trong đồng sâu, còn cậu em thì muốn biết chuyện đường xa xứ lạ mà người anh đã từng trải.
    - Nè chú Tám, chú định lập gia đình mà chú đã chọn được nơi nào chưa?
    - Trong điền có vài nơi cũng khá, họ chỉ chờ em mở lời...

    Cậu Ba lắc đầu:
    - Không được đâu!
    -Tại sao?
    - Người ta ở trong điền mình tất nhiên là muốn gả con cho chủ điền, Chuyện đó có lợi cho gia đình người ta. Còn về phía gia đình mình thì chắc chắn là ba má không chịu rồi.

    - Tại sao? Cậu Ba lắc đầu:
    - Mầy cứ tại sao miết! Sao không dùng cái đầu mầy mà tìm hiểu? Hay là lâu nay thói quen ỷ lại, việc gì cũng để người khác lo cho, như chuyện ăn học, chuyện ra đời. Lớn rồi, phải tập tánh tự lo liệu lấy, phải đứng vững trên hai chân của mình, phải suy nghĩ bằng cái đầu của mình, phải làm bằng hai bàn tay của mình.

    Tám Bò cố động não:
    - Anh muốn nói ba má không muốn làm sui với tá điền của mình chớ gì? Anh muốn nói chuyện " môn đăng hộ đối" chứ gì?

    Ba Huy gật lia:
    - Hay lắm! Tao biết mày thông minh, bề gì cũng là dòng dõi Trần Trinh. Tại mầy làm biếng suy nghĩ mà trở nên cù lần. Nên nhớ là cái gì không xài, lâu ngày rỉ sét, trở thành vô dụng.

    Tám Bò nhún vai:
    - Tưởng anh đi Tây về tiến bộ hơn ba má, ai ngờ anh lại thủ cựu như ba má! Môn đăng hộ đối là quan niệm lạc hậu quá rồi! Mình cưới vợ cho mình chớ đâu phải cho hai ông bà mà ổng với bả xía vô. Mình nhà giàu ba đời ăn không hết, cần gì phải kiếm vợ giàu? Theo em thì cưới vợ phải chọn người xinh đẹp, dễ thương, nết na hiền hậu là được. Miễn là đủ ăn, không cần giàu. Kiếm vợ giàu là dân đào mỏ, hạng đó thì ai cũng khinh...

    Ba Huy mỉm cười im lặng khá lâu mới nói:
    - Ý của chú nghe thì hay, nhưng xét kỹ lại không vững chút nào...
    - Tại sao?
    - Tại vì chú chỉ là một thằng blanc-bec, một thằng nhóc ăn chưa no, lo chưa tới. Chú chưa đứng vững một mình thì làm sao tự ý cưới vợ được? Phải tôn trọng ý của người lớn chớ. Ý của người lớn là gì? Cưới vợ cho con đúng là cưới vợ cho con, nghĩa là phải cho chú có quyền chọn lựa cô gái đúng theo ý thích của chú, nhưng cưới vợ cho con cũng là chọn sui gia tương xứng với mình để hai bên liên kết thành đồng minh vững mạnh trong cuộc tranh đua với đời. Nói cho rõ ra thì bí quyết thành công trong đời là biết liên kết đồng minh để trở thành sức mạnh. Một chiếc đũa dù là đũa ngà hay đũa mun cũng dễ bẻ gãy hơn là một bó.

    Tám Bò không ngờ chuyện cưới vợ không đơn giản như mình nghĩ. Cưới vợ không phải là chuyện của con mà là chuyện khuếch trương thanh thế của gia đình. Cậu im lặng thấm thía những điều mới học được của người anh đi du học nhiều năm bên Tây mới trở về. Cho tới khi xe qua bắc Cần Thơ, cậu Tám mới nắm tay anh nói:
    - Em đúng là một blanc-bec như anh nói. Em còn khờ quá! Từ nay em sẽ theo anh để được anh dạy khôn dạy khép như nãy giờ.
    - Vậy chớ anh Hai không chỉ dạy em sao?
    - Không! Anh Hai đâu có thì giờ. Mỗi ngày anh ấy mắc hai cữ làm bạn với nàng tiên nâu, rồi chuyện sổ sách tiền nong, hết chuyện ruộng rẫy tới chuyện nhà máy... Rồi chuyện gia đình, vợ con. Có bao giờ ảnh rảnh rang mà trò chuyện hỏi han em út như anh đâu!

    Cậu Ba gật gù:
    - Thằng Tây đưa chữ Liberté lên hàng đầu trong ba chữ chọn làm quốc châm của nước Pháp thật là đúng. Tự do đứng trước nhất, su đó mới tới Bình đẳng rồi sau cùng là Bác ái. Ngày nay thanh niên nam nữ các nước văn minh đều quý trọng thời kỳ độc thân, họ kéo dài thời kỳ tự do nầy cho tới khi nào thấy lập gia đình là tối cần mới thôi.

    Tám Bò ngạc nhiên:
    - Vậy hả? Nói vậy mấy năm nay em sống tự do mà không biết! Cậu thở dài bỏ nhỏ - Tới khi biết thì cũng đã tới lúc phải cưới vợ!

    Cậu Ba cười:
    - Chú có biết người Pháp nói "hôn nhân là bốn phép toán" không? Chắc là chưa nghe nói. Vậy thì nghe đây: Hôn nhân là cộng hai nhân thể (người chồng và người vợ), là trừ (các thú vui trước đây của hai người), là nhân các lo toan (trong cuộc sống lứa đôi) và là chia rẽ (những người thân trong gia đình). Có đủ cả bốn phép toán cộng trừ nhân chia trong đó. Dễ sợ chưa?

    Tám Bò gục gật:
    - Đúng lắm! Nhưng mà... tại sao anh lại kể cho em nghe bốn phép toán ngay sau khi anh bàn chuyện cưới vợ?
    - Chú hoang mang hả? Vậy là chú dở quá! Làm việc gì mình cũng phải tính trước những điều lợi cũng như những điều hại của nó. Biết trước để không bao giờ bị bất ngờ. Bí quyết thành công là thấy trước nhiều nước cờ và không bao giờ bị bất ngờ.
    Qua bắc Mỹ Thuận, xe đậu lại Cai Lậy ăn bánh bèo bì, một đặc sản nổi tiếng của vùng nầy.

    Cậu Ba vui vẻ nói:
    - Hồi nhỏ đọc sách Quốc văn giáo khoa thư, chú Tám có còn nhớ bài "Quê hương đẹp hơn cả" không?
    Tám Bò đang ăn nghe hỏi vội vàng nuốt miếng bánh, lấy khăn lau miệng đáp như trả bài:
    - Một người đi du lịch đã nhiều nơi... nhớ từ bụi cây ngọn cỏ... Cậu Ba làm dấu "tốp lại":
    - Mình hỏi vậy để nói điều nầy: bên Tây có nhiều món ngon, nhưng về nước mới thấy dân mình có nhiều đặc sản không đâu bằng. Chẳng hạn như ở Bạc Liêu mình có bún nước lèo, bún nước kèn, bánh "xà tuốn" cũng gọi là bánh cống, xuống Cà Mau có bánh tằm xí mại, qua Rạch Giá có cháo cá giò heo, lên Châu Đốc có cháo môn lươn, về Mỹ Tho có hủ tíu tôm cua rồi ghé Cai Lậy ăn bánh bèo bì. Mai mình lên Thủ Đức ăn bún nem nướng.
    - Nem Thủ Đức nổi tiếng của như rượu Bãi Xào. Đôi khi em cũng được thưởng thức, nhưng năm khi mười hoạ thôi.

    Ba Huy cười nói tiếp:
    - Con gái bên Pháp đẹp nhất năm châu. Họ thường đoạt giải hoa hậu thế giới, chắc chú Tám có đọc báo?
    - Có. Em thấy báo đăng ảnh các cô gái Miss du Monde. (cười) Cho nên em cứ nghĩ là anh sẽ rinh về một cô đầm mắt xanh tóc vàng chớ.

    Ba Huy cười:
    - Tất nhiên là anh có "nếm mùi" đầm, nhưng đó là chuyện ăn bánh trả tiền, còn rinh về nước thì không dại như mấy cha kỹ sư bác sỹ cõng về mấy con đầm hái nho xấu như ma!

    Còn tiếp...

  3. #9
    Administrator
    PS khoá 72G's Avatar
    Status : PS khoá 72G v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2008
    Posts: 1,025
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Công Tử BẠC LIÊU

    Nguyên Hùng-Công Tử Bạc Liêu

    Chương 9
    Thương em Út - Cậu Ba làm mối lái
    Cho Tám Bò chọn gái Mỹ Xuyên



    - Người Pháp quan niệm cái đẹp có khác dân mình không anh Ba? Cậu Ba nhìn Tám Bò cười thích thú:
    - Một câu hỏi thú vị. Bàn về cái đẹp là cái thú tao nhã nhất cổ kim đông tây. Đọc truyện Tàu, chú đã thấy tả bao nhiêu người đẹp đến chim sa cá lặn như Điêu Thuyền, đã khiến cha con Đổng Trác, Lữ Bố ghen ghét, thù hằn nhau, như Tây Thi đã làm ngai vàng vua Ngô sụp đổ, như Dương Quý Phi... Quan niêm cái đẹp của người Tàu thời xưa là gót sen ba tấc, càng nhỏ càng đẹp. Các nhà văn thi nhau ca ngợi những bàn chân bó với những mỹ từ như búp măng, như gót sen cánh hoa, gót sen chiếc lá, gót sen củ ấu, gót sen đài biếc...

    Tám Bò kêu lên:
    - Thôi thôi, anh đừng kể nữa! Em biết mấy thứ gót sen đó rồi. Anh hãy nói cái đẹp của người Pháp đi.

    Ba Huy gật:
    - Trước khi nói cái đẹp của Tây, mình đá qua cái đẹp của Tàu. Nhưng gót sen ba tấc là quan niệm thời xưa, thời Từ Hi thái hậu, đến nay cũng cả hai trăm năm rồi. Còn bây giờ thì xẩm Hồng Kông đẹp còn hơn đầm nữa đó. Để lên Sài Gòn anh sẽ cho chú biết gái Hồng Kông như thế nào. Nói về cái đẹp của người Pháp thì chú cứ giở tự điển ra xem. Nữ thần sắc đẹp Vénus là khuôn vàng thước ngọc cho cái đẹp ngày xưa chí đến nay. Tức là mắt to, mũi thẳng, môi trái tim, thân thon, chân dài. Đặc biệt ngày nay người ta rất mê vóc người, do vậy mới đặt ra tiêu chuẩn ba đường cong thẩm mỹ: vòng ngực, vòng bụng va vòng mông. Với người phương Tây, ba vòng ấy thường là 90-60-90. Ngực và mông phải nở còn bụng phải eo. Dân mình gọi đó là "corps cà ràng". Chữ ba rọi nầy là của các cậu công tử vườn. Còn dân thị thành thì gọi là "corps guitare".

    Tám Bò khoái chí cười lớn:
    - Em thích cưới vợ có co ghi-ta hay co cà ràng. Vậy thì Đông Tây, Pháp Nam gì cũng giống nhau về cái đẹp của nữ giới. Có khác nhau cái gì đâu anh?

    Cậu Ba:
    - Có khác chớ! Người Pháp thì tốt khoe, xấu che, còn mình thì ngược lại tốt che, xấu khoe. Thật là trái ngoe như hun lén trong tối, đái tưới ngoài đường. Bộ ngực vun là vốn quý trời ban, con gái Việt Nam nịt chặt cho nhỏ lại còn mấy cô đầm thì phô ra trước mặt thiên hạ như khiêu khích. Nếu cô nào vô phước ngực lép thì phải dùng nịt vú có vải độn, người ta gọi là vú giả.

    Tám Bò cười lăn lộn:
    - Chuyện này em biết rành rẽ lắm. Có mấy cô gái trong điền có bộ ngực vung lại bịt cứng vì sợ thiên hạ quở là "vớn lú", chừng tháo bỏ miếng vải thì cặp vú bung lên như lò so.

    Cậu Ba dứ dứ nắm tay vô mặt cậu em:
    - Đồ quỷ sứ! Thiên hạ đặt cho mầy cái tên Tám Bò không oan đâu! Người mình có câu "nam tu nữ nhũ", ngực vung là cái đẹp, tại sao không khoe mà lại giấu? Về điểm này mình thua xa người thượng. Tây gọi là Mọi. Lên B lao thăm các sở trà, chú sẽ thấy các cô gái miền núi để ngực trần đi hái trà, Họ không che giấu vì cho rằng cái đẹp là của chung cho mọi người ngắm. Chỉ khi nào lấy chồng, họ mới mặc áo vì lúc đó cặp vú là của riêng chồng họ. Họ phải giữ kỹ cho chồng.
    - Thiệt vậy hả anh, hay là anh bịa ra?
    - Sẵn xe mình sẽ lên Đà Lạt chơi. Chú sẽ thấy các cô sơn nữ khoe bộ ngực khoẻ đẹp tràn đầy nhựa sống trong các sở trà dọc đường đèo núi từ B lao lên Đà Lạt. Tha hồ mà rửa mắt.

    Mải mê chuyện tào lao mà xe tới Sài Gòn lúc nào không hay. Cậu Ba cho xe ghé lại khách sạn Nam Kỳ trên đường Colonel Grimaud (Phạm Ngũ Lão), ngó ngang chợ Bến Thành. Ba người, lấy ba phòng.

    Tám Bò vốn ăn tiêu kim chỉ nói:
    - Lấy hai phòng thôi anh Ba. Anh em mình ở chung dễ nói chuyện...

    Cậu Ba lắc đầu:
    - Đây cũng là cái khác giữa người mình với Tây. Đã nói Tây trọng tự do. Cho nên mỗi người ở một phòng. Nói chuyện thì thiếu gì lúc. Chú biết không, qua Pháp mà hai tay đàn ông ở chung một phòng, thiên hạ sẽ cười, cho rằng hai tay này là Pédé (nguyên chữ là pédéraste) tức là đồng tính luyến ái.

    Tám Bò kinh ngạc:
    - Vậy sao? Lạ quá!
    - Văn minh mỗi nơi mỗi khác. Thậm chí hai đực rựa nắm tay nhau đi dạo trong vườn hay ngoài phố thiên hạ cũng cho là pédé. Anh biết chú sợ tốn tiền, nhưng phải biết sống theo phép lịch thiệp, dù có tốn kém thêm chút ít...

    - Đúng là đi một tấc đường học một sàng khôn. Học với anh nhiều điều mới, lạ và hay...
    Công việc đầu tiên của Cậu Ba là mướn một căn nhà để làm văn phòng liên lạc của gia tộc Trần Trinh tại Sài Gòn. Căn nhà đó cũng là nơi hoạt động của Cậu. Mua một bản đồ Région SàiGòn-Cholon (Địa phương Sài Gòn-Chợ Lớn), Cậu Ba nghiên cứu cả ngày. Chợ Lớn là nơi tập trung chợ bán sỉ nông sản như lúa gạo, đậu bắp, heo gà vịt. Các chàng lúa và nhà máy xay cũng tập trung ở đây. Người Tàu chiếm khoảng bảy phần mười dân số. Tất nhiên ăn chơi cũng tập trung ở đây với các nhà hàng Đại La Thiên, Soái Kình Lâm... Nhưng một người nhiễn văm minh Tây phương như cậu không thích sống trong quartier chinois (khu người Tàu) được. Vì nó ồn ào, dơ bẩn qúa. Cậu thích không khí yên tịnh, sạch sẽ của Sài Gòn hơn. Tây chia Sài Gòn làm hai khu vực rõ nét: quartier commercial (khu thương mại) và khu quartier résidentiel (khu cư ngụ). Khu thương mại ồn ào náo nhiệt bao nhiêu thì khu cư ngụ êm ả, thanh tịnh bấy nhiêu. Lúc còn học ở Sài Gòn cậu thích đi bánh bộ trên đường Barbé (Lê Quý Đôn) vào giữa trưa hè. Đây là khu nhà Tây toàn biệt thự với vườn hoa có tường và cổng sắt bao chung quanh. Trời torng xanh, gió rì rào qua hàng cây cao su trồng hai bên đường. Không khí êm ả đến cậu nghe cả tiếng ve kêu trên cành cao. Mà con đường nầy chỉ cách chợ Bến Thành có mấy trăm thước. Do thích nơi yên tịnh nên Cậu Ba mướn một căn phố trên đường Chasseloup (Minh Khai), tuy cách Ngã Sáu Sài Gòn có vài trăm thước mà cũng êm ả dễ chịu. Mỗi sáng cậu thích thức sớm đi bách bộ trong Parc Maurice Long (công viên Tao Đàn) để nhớ những năm ở Paris thường dạo mát trong Bois de Boulogne (vườn danh tiếng của Kinh thành Ánh Sáng).

    Chỗ ở đã ổn, Cậu Ba xúc tiến việc mua máy bay. Đúng như ông Hội đồng Trạch nghĩ, ở trong xứ chỉ có hai người dám sắm máy bay: Vua BẢo Đại và cậu Ba Huy. Tất nhiên là báo chí làm lớn chuyện vụ mua sắm nầy. Nhanh mắt thính tai hơn ai hết, báo Le Courrier Saigonaise loan tin công tử Bạc Liêu sắm máy bay và làm sân đáp trong điền của ông tại Cà Mau. Cậu Ba cầm tờ báo lên đọc: "M. Trần Trinh Huy, propriétaire à Bacliêu possède un avion et il a fait aménager une piste d atterrisage sur sa propriéte à Camau". Cậu mỉm cười:

    - Máy bay chưa gởi tới mà báo đã loan tin rồi! Lạ thật! Có ai phỏng vấn mình đâu! Ạ, thì ra văn phòng đại diện hãng máy bay loan tin cho các thông tấn xã, báo chí...
    Báo đăng tin bữa trước thì bữa sau máy bay tới. Cậu Ba đánh dây thép mời ông Hội đồng lên Sài Gòn để Cậu Ba đưa đi thăm ruộng bằng máy bay cất cánh từ Sài Gòn. Đây là một ngày đáng ghi nhớ của gia đình Trần Trinh.

    Lần đầu tiên được hưởng lạc thú "tuôn mây lướt gió", ông Hội đồng xúc động lắm. Ông ăn mặc áo dài khăn đóng đàng hoàng, trịnh trọng như đi dự đại lễ. Chuyện buồn cười là trước giờ lên máy bay, ông cứ "đi mót" hoài. Cậu Ba cười bảo cha:

    - Đó là hiện tượng của sự náo nức, không an tâm. Ai cũng vậy. Nhưng ba cứ bình tĩnh. Vì chính tay con lái. Con sẽ bay thật từ từ, chầm chậm cho ba ngồi ngắm phong cảnh phía dưới.

    Khi máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, Cậu Ba đánh một vòng thành phố Sài Gòn Chợ Lớn chỉ rõ từng nơi giải thích cho ông Hội đồng:
    - Phía dưới mình là Gò Vấp đó ba Đường làng đất đỏ xỏ rế như bàn cờ. Còn con sông lớn uốn khúc quanh co là con sông Sài Gòn chảy ra biển Đông tít đằng xa.

    Ông Hội đồng thích thú nhìn xuống dưới:
    - Trên mây nhìn xuống thấy phía dưới mờ bụi đỏ. Bụi đỏ chữ Nho là hồng trần. Vậy là ông bà mình nói chí lý: cuộc đời là hồng trấn. Đây là điều tao lấy làm thú vị trong chuyến bay nầy. Cuộc đời là hồng trần.

    Cậu Ba cười:
    - Không đúng hẳn như vậy đâu ba. Tại Gò Vấp là đất đỏ nên gió cuốn bụi đỏ là chuyện tất nhiên. Nếu ở vùng đất xám hay đất đen thì bụi sẽ xám hay đen.

    Ông HỘi đồng cụt hứng, không nói gì thêm. bay tới sông Tiền, Cậu Ba giải thích:
    - Con sông Mekong chia làm chính nhánh đổ ra biển Đông, Đây là sông Tiền, Tây gọi là Mékong, còn chút nữa là sông Hậu, Tây gọi là Bassac. ba thấy nó lớn không?

    Ông HỘi đồng nhìn xuống con sông:
    - Tao có lạ gì hai con sông cái này. Mỗi lần đi Sài Gòn là phải qua hai bắc (phà) Cần Thơ và Mỹ Thuận... nhưng trên máy bay nhìn xuống thấy cũng hay hay.

    Bay qua hai con sông cái, Cậu Ba xỉa về phía Sóc Trăng:
    - Bây giờ con bay chậm lại cho ba kinh lý mấy sở ruộng muối của ba ở Vĩnh Châu. Châu Thành Sóc Trăng đang ở dưới chân ba đó... Cách năm cây số là Bãi Xào.
    Ông Hội đồng nhìn xuống:
    - Bãi Xào có HỘi đồng Mười cũng là Phủ hàm, nhà giàu lớn, ba có gặp một lần... Sẵn dịp

    Cậu Ba nói vô cho cậu em:
    - Chú Tám nó đã lớn rồi, ba má có tính nơi nào cho nó chưa?
    - Nó cứ la cà trong nhà mấy đứa con gái trong điền.
    - Ba mà có thấy đám đó chưa?
    - Thấy rồi! Coi cũng được, nhưng mình không nỡ để nó chôn chân trong chốn đồng sâu.

    Ba Huy gật đầu:
    - Ba má nghĩ đúng. Chú Tám ăn chưa no, lo chưa tới. Mình phải tạo điều kiên cho chú phất lên với đời. Ba nên cho người tình nơi danh giá vì cưới vợ cho con cũng là tìm đồng minh để liên hệ làm ăn với nhau nữa chớ.

    Ông Hội đồng gật lia:
    - Ý mầy thật là hay! vậy thì mày bát tay tìm nơi xứng đáng cho em mầy. Còn tao với má mầy cũng tính dùm cho nó.

    Ba Huy chỉ xuống dưới:
    - Vĩnh Châu đây rồi. Ba thấy vườn nhãn xanh tươi chạy dài mút mắt không? Mùa nầy nhãn đang trổ bông, trắng xóa. Đẹp quá hén ba?

    ông Hội đồng trầm trồ:
    - Nhãn Vĩnh Châu nổi tiếng cả Nam Kỳ lục tỉnh, trái bự, hột nhỏ, dày cơm mà ngọt.
    Ba Huy chỉ xuống mấy cái nhà tô sơn trắmg:
    - Chủ vườn nhãn phần lớn là người Tiều. Họ giàu nhờ biết mần ăn. Còn dân mình với người Miên thì nghèo rớt mồng tơi vì không biết làm ăn. Mà tại sao ba không lập vườn nhãn?

    Ông hội đồng cười:
    - Mầy tham quá! Lo ba cái ruộng lúa với ruộng muối mết thở không ra hơi, còn sức lực đâu mà nghĩ chuyện trồng nhãn!
    - Bây giờ con bay nhít ra biển để ba thất ruộng muối của ba nghe. Mùa hạ nầy, chắc là muối trúng vì nóng dữ quá.
    - Mầy đoán đúng, nhưng làm muối không khá bằng trồng nhãn. Dân làm muối nghèo túng, sống cơ cực...

    Ba Huy góp ý:
    - Biết vậy, ba phải giúp họ nhâng sức sống lên, chẳng hạn như mùa tựu truờng, cho con em tá điền tập vở, bút mực, khăn lông, nón lá... Không bao nhiêu đâu mà lại được lòng người. Thôi được để rồi con bàn với anh Hai.

    Tới Bạc Liêu, Cậu Ba cho máy bay rà theo con sông khiến phía dưới dân chúng dừng lại nhìn lên. Ở tỉnh lẻ mà có máy bay rà sát ngọn cây là chuyện lạ. bay qua cầu Quay, Cậu Ba đảo một vòng mà Nhà Lớn là trung tâm. Vòng tròn xoay theo hình khu ốc, tiếng động cơ nổ giòn, bà HỘi đồng và đám gia nhân đã được báo trước nên đứng trên balcon nhà đưa tay vẫy chào Cậu Ba và ông Hội đồng. Cả khu phố xôn xao về việc Cậu Ba lái máy bay chở ông HỘi đồng từ Sài Gòn xuống Bạc Liêu rồi đi thăm ruộng tận Cà Mau.
    Còn tiếp...

  4. #10
    Administrator
    PS khoá 72G's Avatar
    Status : PS khoá 72G v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2008
    Posts: 1,025
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Công Tử BẠC LIÊU

    Nguyên Hùng-Công Tử Bạc Liêu

    Chương Kết
    Theo anh Ba, Tám Bò học làm chồng
    Vào hắc điếm cho biết động bàng tơ .



    Sau khi sắm máy bay Morane và mướn phi công kiêm thợ máy cho ông Hội đờng. Cậu Ba lo kiếm vợ cho cậu Tám. Cậu xin phép đưa "chú Tám" lên Sài Gòn để "học làm chồng". Bà Hội đồng cười ngất:

    - Mầy nói cái gì lạ vậy hả thằng Ba? Học làm chồng là sao? Hồi cưới tao, tía mầy đâu có học làm chồng như mầy vừa nói đó.

    Ông Hội đồng cũng cười theo vợ và chăm chú nghe Cậu Ba giải thích:
    - Chuyện gì cũng phải học. Mỗi thời mỗi khác đó mà. Như chuyện lấy vợ lấy chồng. Hồi đời ba mà hễ ưng ai là một hai đòi cưới. Cậy nhờ ông mai hay bà mai. Nhà nghèo thì làm một lễ vừa hỏi vừa cưới cho gọn và đỡ tốn kém, Còn nhà giàu thì phải sáu lễ hẳn hòi. Rườm rà phiền phức lắm. Đúng là phú quý sanh lễ nghĩa.

    Bà HỘi đồng cắt ngang:
    - Mầy nói chuyện bây giờ đi.
    - Bây giờ chuyện gì cũng phải học. Ngành nghề gì cững phải học. Khoa học kỹ thuật ngày càng tân tiến, khôg học là lạc hâu. Làm ruộng phải biết giống lúa nào ngắn ngày, năng suất cao, nơi đất trũng ngập lúa phải trồng giống lúa nào, nơi đầu sóng ngọn gió phải trồng giống nào thân ngắn và cứng, gặp gió to không gãy ngọn.

    Cậu Hai Đinh lắc đầu:
    - Nhè dân nhà nông mà mầy nói chuyện chọn giống. Mầy vẽ bùa trước cửa Lỗ Ban rồi. Nên nói chuyện học làm chồng của mầy đi.
    - Ờ thì mình nói chuyện đó đây. Học làm chồng rất cần để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Cái trước tiên kà vấn đề tâm lý. Người chồng phải có đủ điều kiện, đẻu ưu thế để tạo uy thế với bên vợ. Các ưu thế đó là sức khoẻ. KHông có sức khoẻ thì không có hạnh phúc lứa đôi. Đó là điều kiện thứ nhất.

    Tám Bò cười thích thú:
    - Cái đó mình dư sức qua cầu.
    - Thứ hai là hoàn cảnh sanh sống. Người chồng phải có nghề chuyên môn, có thu nhập hàng tháng ổn định. Giới điền chủ mình thì tính theo số lúa ruộng trong năm. Cái nầy chú Tám cũng dư sức qua cầu. Cho nên cái tôi cần giúp chú Tám là sự từng trài, sự lịch lãm, bản lãnh, vốn sống. Cài nầy chú Tám nó thiếu dữ lắm.

    Tám Bò giẫy nẩy:
    - Mình cù lần là vì ba má nhét mình trong đồng sâu. Mình sống y chang anh từng khậu tối ngày chăm lo lúa ruộng. - Cậu xăng quần lên, lấy ngón tay cách gạch một đường lên bắp chuối, kêu lên: Lội ruộng quanh năm tới hai ống chân thấm phèn đầy mo.

    Cậu Ba nói tiếp:
    - Chú Tám phải bỏ tâm lý tự ti đó đi. Tự ti thì bản thân mình cũng thiếu tự tin, làm sao gieo được lòng tin nơi cô dâu và gia đình bên vợ? Tôi sẽ đưa chú Tám lên Sài Gòn trong vài tuần để chú học làm chồng. Cũng trong thời gian nầy, tôi tìm nơi xứng đáng cho chú Tám. Nếu ba ám đã chấm nơi nào, xin cho con biết để con tới tận nơi làm quen và tìm hiểu...


    Ông HỘi đồng gật gù:
    - Tao với má mầy cững được nhiều người làm mối nhưng chưa chọn nơi nào.
    Tám Bò xen vô:
    - vai chánh là đây nè. Tía má chọn mà vai chánh không ưng thì chẳng đi tới đâu, Để chuyến này đi với anh Ba, cooi có lên cân về bản lãnh chút nào không. Còn chuyện cưới vợ
    thì hồi sau phân giải.

    Lên Sài Gòn, Cậu Ba đưa chú Tám "thám hiểm" các "hắc điếm" trong Chợ Lớn. Tám Bò rất khoái chữ "hắc điếm" ít ai dùng, chỉ thấy torng truyện Tàu Thủy Hử, nơi bọn lục lâm thảo khấu giết du khách làm bánh bao bán cho khách phương xa. Các hắng điếm trong Chợ Lớn không có vẻ ghê rơn như trong truyện Lương Sơn. Trái lại, các hộp đêm, vũ trường, khách sạn nầy là những tòa nhà nguy nga, trang trí nội thất sang trọng, toàn pha lê huyền ảo.

    Nhân viên phục vụ trong hắc điếm toàn là giai nhân mỹ miều, mặc áo Hồng Kông, Thượng Hải, cổ cao mà hở hai cánh tay trần, bó sát ngực và eo, xẻ phía dưới khoe đùi thon dài. Về sau Cậu Tám mới biết đó là áo Chéong-sam, rất thịnh hành ở Hồng Kông.

    Thì ra các cô chiêu đãi nầy chủ thuê từ Cảng Thơm sang Sài Gòn để tạo "không khí hương xa" cho khách làm chơi Hòn ngọc Viễn Đông "đổi món".

    Hết

Trang 2/2 đầuđầu 12

Similar Threads

  1. Công Tử Vượt Biên
    By loibangTQLC in forum Truyện ngắn
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 01-11-2011, 07:42 PM
  2. Công tử Bạc Liêu xưa và nay !
    By TAM73F in forum Tham Luận
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 11-07-2010, 08:19 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 04-09-2010, 11:11 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 10-15-2009, 03:44 PM
  5. Bắc Hàn thành công trong thử nghiệm nguyên tử ? .
    By vunivercial in forum Tin tức đó đây
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 05-25-2009, 01:45 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •