Remember ?

Trang 1/3 123 cuốicuối
kết quả từ 1 tới 6 trên 218

Tựa Đề: Mảnh Vườn Lê Khánh Thọ

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Administrator
    hung45qs's Avatar
    Status : hung45qs v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jul 2009
    Nguyên quán: Los Angeles, California
    Posts: 1,417
    Thanks: 1
    Thanked 4 Times in 3 Posts

    Default

    Một hình ảnh, hai cuộc đời... Đọc cùng câu chuyện nhưng theo lời tâm sự giữa chàng và nàng. Cả hai đều rất cảm động và nhờ lối hành văn dí dỏm của LKThọ nên đã rất lôi cuốn người đọc.
    Xin chúc LKThọ mãi thành công trong bước đường nghệ thuật.

    hung45qs

  2. #2
    LKTho's Avatar
    Status : LKTho v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2010
    Posts: 233
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Thọ cám ơn chị Hà Võ, Lãng Du, Luctuan & anh Hùng đã dành nhiều ưu ái cho bài viết của Thọ.
    Quí mến,
    Khánh Thọ

  3. #3
    LKTho's Avatar
    Status : LKTho v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2010
    Posts: 233
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    49 Ngày Với Anh - Lời Minie

    Lê Khánh Thọ - France 2008



    Tôi linh tính có người đang nằm bên cạnh tôi.
    Hấp háy mắt qua ánh sáng lờ mờ, tôi nhận ra chàng. Chàng khỏe mạnh như ngày tôi mới quen, vẫn nụ cười hiền cố hữu nở trên môi. Biết chàng đang ở Việt nam, tôi hỏi:
    - Anh qua với em đó à !?
    Chàng lập lại câu nói hôm chia tay :
    - Ờ, anh đi được là anh qua với em ngay.
    Niềm vui choáng ngợp nhưng cặp mắt nhướng lên không nổi, tuy nhiên tôi vẫn còn tỉnh trí choàng tay qua bụng chàng, lòng thầm nhủ : « Em ôm anh thật chặt thì đừng hòng anh bỏ em đi đâu ! ». Cảm giác dễ chịu được chàng mân mê những ngón tay như thói quen, tôi lâng lâng thiếp vào giấc ngủ với niềm hạnh phúc vô biên.

    Giật mình tỉnh thức, tôi bàng hoàng ngơ ngác... Ô, thì ra chỉ là một giấc mộng ! Một giấc mộng vô cùng sống động !
    Linh tính chàng đã từ trần, tôi điện thoại về Sài gòn nghe chị Hai của chàng kể… « Trước khi chết, Tốt nhắc đến em. Tốt ra đi trong thanh thản… ». Nếu tính theo lời chẩn đoán của bác sĩ thì chàng đã phải từ giã cõi đời vào bảy tháng trước. Bảy tháng quí báu kéo dài sự sống là một chiến thắng vẻ vang, là thời gian cần thiết đủ cho chàng thấm nhuần Phật Pháp để chấp nhận cái chết một cách an bình, thì trong cõi Trung Ấm 49 ngày, trạng thái tâm an bình đó được tái diễn với một ý thức mãnh liệt gấp bảy lần lúc sống.
    Mặc dù an tâm biết chàng ra đi trong thanh thản là có lợi cho sự tái sanh kế tiếp, nhưng cả người tôi tê dại trong nổi bơ vơ khủng khiếp. Tôi cố gắng trấn tỉnh, nhớ đến lời giáo huấn Tây Tạng dường như đặc biệt nhắn nhủ cho tôi trong lúc này…
    « Những người buồn khổ cũng như đang trải qua một loại chết. Cũng như người chết, họ cần biết rằng những cảm xúc rối ren mà họ đang kinh qua là điều tự nhiên. Họ cũng cần biết rằng tiến trình tang tóc thường cam go và dài đăng đẳng, khi nổi đau buồn cứ tái đi tái lại theo chu kỳ. Nỗi kinh hoàng tê tái không tin ban đầu sẽ tàn phai, nhường chỗ cho một ý thức sâu xa tuyệt vọng về sự mất mát vô biên của họ, mà cuối cùng cũng sẽ hồi phục, trở lại thế quân bình.»
    Đúng là tôi đang trải qua một loại chết !
    Nước mắt tôi ràn rụa…Và rồi cuốn phim kỷ niệm tuần tự trở về trong trí nhớ …

    Một người bạn giới thiệu cho tôi một chàng góa vợ , trước 1975 chàng là pilot lái A37. Tôi mất một buổi lên Net tìm hiểu loại phi cơ này, chỉ để mơ màng tưởng tượng chàng phi công ngày xưa đã cùng cánh chim sắt A37 tung mây lướt gió. Tôi đang cô đơn, không chú trọng người miền nào, nhưng vẫn tò mò muốn biết ngay. Cùng ngày, tôi nhận được mail trả lời:
    Houston : Hi Minie, Anh là dân Sài gòn. Sao em lại hỏi như vậy, bộ sợ ông Bắc Kỳ đểu phải không ?

    Chợt nhớ thời trước 1975 những bài báo đăng tin tức… một lão xứ Huế bay bướm bị vợ thiến bửu bối và một lão Lái Thiêu đến chết vẫn khổ vì gái, ngày đám tang của lão có cả màn « máu nhuộm trước quan tài » do hai nàng vợ nhí và mụ vợ lớn thủ vai chánh. Tôi mỉm cười gõ mail :
    France: Salut anh Tốt, Em không sợ ông Bắc kỳ đểu. Có lẻ ông Bắc kỳ sợ em đểu. Hihi !
    Houston: Hi Minie, Anh sẽ sang Pháp thăm em để xem em đểu đến mức nào !
    Đề phòng sự ngỡ ngàng thất vọng của Việt kiều Mỹ, tôi thành thật kể rõ tôi sống trong một tỉnh nhỏ nổi danh về văn hóa chớ không phải là nơi du hí ăn chơi lý tưởng. Tôi chỉ là một họa sĩ tầm thường, chuộng nghệ thuật hơn thương mại. Muốn thăm tôi phải chịu khó cùng tôi cuốc bộ hoặc dùng bus vì tôi không có xe hơi.
    Sáu tháng sau, chàng qua Pháp gặp tôi. Tôi 53 tuổi, chàng hơn tôi 2 tuổi. Cái tuổi mà đời người hết bận bịu con cái, sức khỏe tuy có hao mòn nhưng tinh thần vẫn còn phấn chấn dệt mộng yêu đương.

    Tôi thích giọng miền Nam của chàng, tôi vui ngây ngất mỗi khi chàng nói : « Cái mặt thấy ghét !».
    Trong vòng tay chàng, tôi cảm thấy thật êm đềm hạnh phúc, tuy nhiên có một lấn cấn nhỏ…Tôi cố ý kéo dài giọng nói cho có vẻ ngọt ngào (bình thường giọng Quảng Nam của tôi cộc lốc khó « phê» các đấng mày râu ) :
    - Anh à, anh để tóc nhú chút xíu nghen anh.
    - Chi dzậy !? Bộ em hổng thích hả ?
    - Không phải em không thích, nhưng đầu anh trọc lóc làm em có cảm tưởng ôm ông thầy tu, tự nhiên em…em lạnh tanh!
    - Ờ… Hổng hiểu sao càng ngày càng hói nên anh cạo láng luôn hai bên cho tiện.

    Trước hôm chàng về Mỹ, tôi xem lại mấy tấm hình chúng tôi du hí Paris. Ui cha tôi khoan khoái thấy mình đẹp nhức nhối, đắc ý mình từng tuổi này mà còn chớp được người tình phong độ giống y chang tài tử Hồng Kông ! Nhưng khi liếc qua cái trán hói và làn da mặt có trổ vài đốm đồi mồi của tài tử, thì tôi bỗng nghi ngờ những gì mình thấy trên tấm hình chưa chắc là sự thật. Ao ước được chàng bơm cho lời trấn an, tôi rụt rè cò mồi:
    - Phải chi em đẹp giống trong hình cũng đỡ! Thật sự em xấu anh há !?
    Chàng tỉnh queo:
    - Chớ còn gì nữa!
    Tái tê cả người, tôi khóc thút thít. Gã cù lần ôm vai tôi, vỗ về:
    - Cưng xấu nhưng cưng có nhiều cái đẹp mà người đàn bà khác không có.
    Nữa, cũng chê tôi xấu nữa ! Nước mắt tôi tiếp tục tuôn ra như suối. Từ xưa nay tôi chưa từng gặp một người đàn ông nào có lối nói chuyện độc địa như gã. Vậy là tôi cương quyết xóa tên gã cù lần ra khỏi cuộc đời tình ái.
    Về lại Houston, gã gởi mail tới tấp và phôn cầu hòa. Tôi tưởng rằng tôi sẽ cứng rắn không tha tội cho gã, nhưng khi đọc mail gã thì tôi lại mỉm cười nguôi giận :
    Houston: Em yêu,
    Là một Phật tử đã quy y, làm ơn ban phát chút bồ đề tâm cho những ác nghiệp của anh. Đồ tể buông đao cũng thành Phật trong khi khẩu nghiệp chỉ là phần nhỏ trong ngũ giới. Tính vị tha sẽ giúp em nhiều trong sự tu đạo.
    Hạnh phúc đến trong tầm tay nhưng anh khờ khạo để vuột mất em.
    Có thế nào đi nữa, anh vẫn luôn yêu em.
    Mi em.

    Tôi nhớ đã đọc ở đâu đó…
    Cuộc Đời Phải Được Sống Với Tình Yêu và Óc Hài Hước
    Tình Yêu Để Hiểu Nhau Và Óc Hài Hước Để Chịu Đựng.
    (Life must be lived with love and humour
    Love to understand and humour to endure)

    Ba tuần lễ sau gã cù lần tốn vé máy bay trở lại Pháp tìm tôi. Và con tim tôi đã vui trở lại.
    Ngắm đầu tóc chàng mới mọc nhu nhú cỡ một cm, tôi hớn hở:
    - A, anh hết giống thầy tu rồi.
    Chàng nheo mắt cười tinh quái, chọc tôi:
    - Hài lòng chưa “người đẹp xấu xí” !?
    Và từ đó chàng tiếp tục gọi tôi là “người đẹp xấu xí” . Nhìn ánh mắt chàng đấy ắp thương yêu mỗi khi chọc ghẹo, tôi bật cười.

    Houston
    Sáu tháng sau, tôi qua Houston thăm chàng. Biết tính tôi thua xa hiền thê Tú Xương, chàng hứa sẽ gọi cơm tháng đem tới tận nhà. Dọ hỏi về cuộc sống trước đây, tôi được rõ hồi mấy năm đầu bà vợ Mỹ còn mạnh khỏe, bả thường để cục thịt bò vào lò nướng và rau đậu chỉ việc khui đồ hộp. Hơn suốt 20 chục năm bả lâm bịnh thận phải kiêng cữ, thì mỗi người tự lo thức ăn cho mình, kể cả đứa con gái. Cả gia đình không bao giờ ngồi ăn chung. Bà vợ Mỹ ôm tivi phòng khách, chàng ôm tivi phòng ngủ xem băng nhạc Việt nam, đứa con gái cũng rút vào phòng riêng.

    Mủi lòng tội nghiệp người đàn ông mấy chục năm qua thiếu không khí ấm cúng gia đình, tôi tạm dẹp tính làm biếng, chăm lo chuyện bếp núc. Chàng ăn tận tình và khen tôi nấu ngon, tôi ngạc nhiên về tài năng chưa từng được ai khám phá. Tôi nghĩ có lẻ vì tôi khoái khề khà cùng chàng bên ly rượu vin đỏ và vui vẻ tán thưởng những mẫu chuyện mà phần đông đàn bà Việt nam cho là nhảm nhí.


    Hôm nọ, 11 giờ sáng chủ nhật tôi và chàng vào chợ Mỹ. Mua chưa xong, bỗng dưng ánh mắt chúng tôi giao nhau, phát ra tín hiệu “chú A37 khẩn cấp cất cánh”. Chàng âu yếm ghé sát tai tôi nói nhỏ:
    - Cái mặt thấy ghét! Về nghen em, chút nữa mình ra lại mua tiếp.
    Tôi hiểu ý cười tủm tỉm. Vừa tới nhà trời bỗng đổ cơn mưa lớn. Garage chứa hai cái xe cũ hết lối vào, đành phải đậu xe trước cổng. Mưa càng lúc càng nặng hạt, con đường vắng tanh khuyến khích hai trái tim không ngủ yên quấn quít cuồng nhiệt trên tấm nệm xe chật hẹp. Tôi cười khúc khích. Chàng cười lớn:
    - Ha ha ha! Hai ông bà già thiệt tình !

    Chàng xin nghỉ việc hai tuần lễ, lái xe đưa tôi xuyên qua nhiều tiểu bang và ghé Cali ra mắt ông già vợ. Tại Las Vegas, chúng tôi kết hôn vội vã. Trong vòng tay chàng, tôi thủ thỉ:
    - Em thấy mấy cha nội cở tuổi anh thường về Việt nam rước con vợ nhí, sao anh chọn chi em?
    Chàng nheo mắt cười:
    - Già cở em mà anh còn kham hổng nổi, huống hồ nhí !
    Mỗi sáng tôi đưa chàng ra cổng tới sở làm. Chờ xe chàng mất hút , tôi hello bà Mỹ trắng góa chồng trước nhà trạc tuổi tôi , rặn từng chữ nói với bả mấy câu tiếng Mỹ. Có lẻ bả và tôi không hiểu nhau nhưng chúng tôi cùng hân hoan kiếm bạn.Tôi thầm nghĩ chừng tuổi này mà tôi dám xâm mình bắt đầu làm lại cuộc đời trên xứ lạ, tập tễnh học tiếng Mỹ và nhất là phải rời xa con gái tôi. Ôi ! Tình yêu tuổi hoa úa mà sao vẫn còn liều lĩnh!

    Tai họa
    Trước ngày tôi trở về Pháp, chân chàng bị tê liệt, phải vào bệnh viện mỗ gấp. Sáng chủ nhật, con gái chàng tới nhà thật sớm đón tôi đi thăm chàng. Vừa mới tỉnh dậy sau thuốc mê, gương mặt hốc hác mệt mỏi nhưng chàng gượng nở nụ cười.
    - Tội nghiệp em qua đây chưa được anh dẫn đi chơi đâu!
    - Tội nghiệp anh thì có ! Anh dẫn em đi chơi tùm lum rồi còn muốn gì nữa. Anh đau không anh!?
    Chàng không trả lời câu hỏi .
    - Mấy giờ bay dzậy em!?
    - 4 giờ chiều nay. Lạ thiệt, anh mới mỗ mà lại trúng ngay chóc ngày em về lại Pháp.
    - Dzậy cũng tốt! Con gái anh bận đi làm sẽ không có ai chở em vào đây thăm anh, em ở một mình buồn thấy mẹ!
    - Hồi hôm một mình nhà rộng thấy ớn! Em đi ngang cái giường bà xã Mỹ của anh nằm ngủ chết trên đó, thấy mà rờn rợn. Lành bịnh về nhớ vất nó cho rồi nha anh!
    Chàng cười mệt mỏi:
    - Bộ sợ ma hả !? Tướng em mà sợ ai ! Héhé ! Ma sợ em thì có !
    Tôi phì cười :
    - Thôi đi anh, nằm liệt giường cũng còn giỡn!
    Tôi nắm chặt bàn tay chàng, thời gian gần gũi nhau càng rút ngắn thì lệ tôi càng rơi lả chả. Nước mắt lưng tròng, chàng gượng cười:
    - Em mà khóc là anh khóc theo đó !
    Về tới Pháp, tôi gọi phôn vào nhà thương cho chàng mỗi ngày. Tin tức sức khỏe chàng đưa ra không được rõ ràng. Hôm qua chàng hớn hở « anh sắp lành », hôm nay chàng than thở « đời anh tiêu rồi !», ngày mai chàng nói « anh sắp qua với em ». Rốt cuộc chàng quyết định về Sài gòn chữa bệnh bằng thuốc Nam.
    Em gái tôi ở Sài gòn báo tin chàng bị ung thư gan giai đoạn cuối, tôi vội đổi vé máy bay về Việt nam sớm hơn dự định.

    Việt nam
    Tới Sài gòn, em gái tôi nhắc lại lời đã nói qua phôn :
    - Chị à, anh Tốt không biết ảnh bị ung thư. Chị Hai ảnh muốn dấu chị nhưng vợ chồng em lo lỡ chị không kịp gặp mặt ảnh thì chị sẽ trách tụi em. Nghe nói ảnh cứng đầu nhất định không đi Châu Đốc chữa bịnh.
    Tôi tô son trét phấn kỹ lưỡng, hy vọng bộ mặt tuổi chiều dịu nắng sẽ rực nắng hoàng hôn sau cả ngày đường mệt mỏi. Tôi mở valise lục lọi mãi vẫn không tìm ra y phục nào đúng vai trò đứa em dâu lần đầu tiên ra mắt chị chồng, đành hỏi mượn cô em gái bộ đồ thích nghi hoàn cảnh. Nhìn vào gương, chao ôi tôi phát nóng lạnh…hình ảnh « đồng chí cái thăm lăng Bác » già khú đế làm tôi xuống tinh thần , coi như tiêu tan kế hoạch “mỹ nhân kế” dụ dỗ chàng đi Châu Đốc chữa bịnh. Tôi thay ra thay vào mấy cái áo hai dây hở ngực, hí hửng nhớ lời chàng thường vui vẻ dặn dò:
    - Body của em coi còn « tới » lắm ! Chịu khó thể dục mỗi ngày đợi anh qua nghen cưng !

    Xe ngừng trước cổng nhà chị chàng, tôi cố giữ bình thản khi đối diện một tấm thân ông lão còm cỏi trơ xương, dưới cằm lủng lẳng nhúm da nhăn nheo giống y chang cái cổ con gà Tây, chắc hẳn vì sút nhiều kí lô đột ngột. Đôi mắt chàng sáng lên mừng rỡ chen lẫn nổi ngượng ngùng của người đàn ông sa cơ thất thế. Chàng bảo tôi đi vào phòng khách trước với chị chàng, còn chàng chậm chạp lết walker trên cái sân lát gạch.

    Chị Hai thầm thì… bác sĩ cho biết chàng sẽ không qua khỏi trong vòng hai tháng, chị yêu cầu tôi giữ kín căn bịnh ung thư và hãy để chàng tự do ăn uống. Tôi năn nỉ chị “còn nước còn tát”.

    Sau khi thuyết phục được chàng đi Châu Đốc, tôi thở phào nhẹ nhõm bước theo chàng vào căn phòng nhỏ bé cuối sân. Chiếc cửa vừa đóng lại sau lưng, chàng hớn hở ôm tôi vào lòng, môi chàng cuống quít tìm môi tôi. Quên chàng đang bịnh hoạn, tôi thả lỏng người vào lòng chàng thì đôi chân ốm tong teo mất thăng bằng, loạng choạng kéo theo tôi suýt ngã. Bùi ngùi nhớ hôm nào chàng bồng tôi trên tay đi từ phòng khách vào phòng ngủ, tôi vội vàng khỏa lấp :
    - Cả ngày ngồi máy bay mệt quá, mình ngủ trưa nha anh !
    Chúng tôi thường ngồi trên băng ghế trước nhà, chàng đọc báo, tôi phác họa phong cảnh trên cuốn tập nhỏ. Thỉnh thoảng tôi đưa chàng xem bức tranh hoàn tất, chàng mở giọng chọc ghẹo:
    - Vẽ gì mà nguệch ngoạc như con ních dzậy em!
    - Ủa, hồi trước anh nói anh thích tranh của em.
    - Tại muốn tán em nên anh xạo.
    Chàng ngưng đọc báo, phì phèo điếu thuốc, kể:
    - Hôm anh mới dzề, chị anh và tụi cháu tối nào cũng dẫn anh đi nhà hàng lừng danh Sài gòn. Lần nọ đông khách, anh lên lầu hổng nổi, thằng cháu phải cõng anh. Ăn xong thằng cháu phải cõng anh xuống. Anh “quê” quá chời, chỉ muốn độn thổ. Thiệt tình! Nhớ thời mình pilot phong độ thấy mà tủi ! Từ đó anh hổng dám đi ăn nhà hàng nữa.
    - Bịnh mà ăn tiệm hoài hèn chi anh bị hút nước bụng.
    - Ờ. Anh ăn quá xá cái bụng anh nó bự tổ chảng! Mới dzô nhà thương hút nước một tuần thì em dzề. Em dzề bắt anh ăn dở ẹt chán thấy mẹ!
    - Ráng đi anh. Chán cũng phải ráng ăn. Ăn kiêng cữ anh mới mau lành bịnh.
    Có hôm chàng nói:
    - Vài ngày em tới một lần được rồi, tới gì mà tới quoài. Phải đi chơi đi chớ !
    - Em không biết đi chơi ở đâu. Bạn em đứa nào cũng bận việc cả!
    - Xạo!
    - Thì em đợi anh lành bịnh em đi chơi với anh.
    - Đời anh tiêu rồi, em lo kiếm người khác đi em!
    - Có đâu sẵn mà kiếm!? Em kiếm không ra.
    - Con dzịch đẹt xạo thấy mẹ!

    Lần nọ chàng cau mặt nạt nộ :
    - Hôi rình mà cứ xáng lại người ta quoài!
    Tôi gân cổ cãi:
    - Hồi trước anh khen em quý tướng, ngủ dậy chưa bước xuống giường mà cái miệng thơm phức!
    - Bi giờ cả người em bốc mùi gì hôi quá, làm anh muốn ói! Mai hổng được tới nữa nghe chưa !?
    Tôi lủi thủi bỏ ra khỏi phòng, rơm rớm nước mắt. Qua hôm sau, tôi không ngủ trưa bên cạnh chàng như thường lệ. Ngồi dưới chân giường, tôi buồn bã gục mặt vào hai đầu gối, thầm nghĩ “Âu đây cũng là cơ hội cho mình tu tập tiêu diệt bản ngã”.

    Không ngờ chàng nhỏ nhẹ :
    - Sao em hổng lên giường ngủ !?
    - Tại hôm qua anh chê em hôi. Em nghĩ cơ thể anh bị đảo lộn như đàn bà cấn thai. Hồi có bầu, mùi gì em cũng chê hôi và buồn mửa.
    - Thôi mà cưng, lên đây với anh !
    Tính nết chàng càng ngày càng bất thường, đòi hỏi ăn ngon và gắt gỏng vô cớ. Tôi quyết định báo cho chàng biết chàng đang mang căn bịnh ung thư gan đến thời kỳ chót. Tôi cố thuyết phục chàng phấn đấu bịnh hoạn và can đảm đối diện với cái chết. Giai đoạn đầu chàng chưa chịu tin ngay, giai đoạn hai rơi vào tột cùng đau khổ và giai đoạn ba là từ từ chấp nhận.

    Buổi trưa nằm cạnh chàng, chúng tôi lắng nghe “ Tạng thư sống chết” phát ra từ góc phòng, đồng thời tay tôi âu yếm xoa đầu trọc. Tôi biết chắc chàng ghiền chiêu xoa đầu của tôi. Có lần tôi ngưng thì chàng hỏi :
    - Em ngủ chưa !?
    - Chưa.
    - Ủa, sao hổng thấy dzày dzò đầu anh nữa !?

    Chiều 30 Tết chàng bảo tôi :
    - Mai mồng một Tết em đừng tới, gia đình anh kiêng cữ.
    - Em sẽ tới khoảng 11 giờ, giờ đó có người đạp đất rồi.
    - Chị Hai không muốn em tới.
    - Vô lý. Để em đi xin phép chị Hai.
    Tôi vội vã tìm chị Hai.
    - Chị Hai nói chị không kiêng cữ chi cả.
    - Em phải hiểu là mấy bà dì của anh mê tín dữ thần luôn ! Mấy bả hổng thích đàn bà tới nhà mồng một Tết.
    Tôi đi kiếm ba bà dì và hớn hở nói :
    - Mấy dì nói anh bày đặt.
    Chàng cười mỉm, lắc đầu :
    - Người ta nói dzậy mà con dzịch đẹt còn hổng hiểu !
    Mồng một Tết chúng tôi ngồi trước sân ngắm cây Mai trổ bông vàng rực rỡ và nhìn thiên hạ ăn diện đi qua đi lại tấp nập ngoài đường. Tôi cảm thấy hạnh phúc được ở bên cạnh chàng, thầm nghĩ thà rằng chàng bị tàn tật, còn hơn tôi mất chàng vĩnh viễn.

    Nhìn một cặp vợ chồng già bước chậm rãi vào nhà chúc Tết chị chàng, tôi thầm hy vọng chàng sẽ lành bịnh, sẽ cùng tôi đi hết cuộc đời này. Tựa nhẹ đầu vào vai chàng và nắm lấy bàn tay xương xẩu, lòng tôi rưng rưng cảm xúc. Rất lâu chúng tôi yên lặng ngồi bên nhau…Ngôn từ thừa thãi. Yên lặng là âm thanh ngọt ngào của khu vườn hạnh phúc.
    Mồng 2 Tết nhận tin Ba tôi mất, tinh thần tôi trở nên yếu đuối và vai trò bỗng đảo ngược…Chàng biến thành người đàn ông mạnh mẽ cho tôi nương dựa. Tôi được chàng xoa lưng an ủi. Vậy là qua hôm sau tôi quen tật vòi vĩnh …
    - Ba em mất, em ngủ không được, anh xoa lưng dùm em chút !
    - Hông !
    - Em mồ côi cha, tội nghiệp em mà anh !
    - Anh cũng mồ côi cả cha lẫn mẹ.
    - Anh mồ côi cũ, em mồ côi mới. Xoa lưng dùm em chút cho em ngủ đi mà, em mất ngủ mệt quá !
    Chàng nạt nhỏ :
    - Già còn bày đặt nhõng nhẽo !
    Chàng bao giờ cũng chìu ý tôi, bàn tay gầy guộc gắng chút hơi tàn dỗ tôi vào giấc ngủ trưa.
    Qua ba hôm sau lương tâm tôi bỗng cắn rứt, tôi hăng hái trở lại vai trò săn sóc người bịnh và tiếp tục màn xoa đầu trọc.

    Gương mặt chàng trông hồng hào hơn trước, bụng cũng xẹp bớt. Chàng thường chống Walker cùng tôi đi vòng quanh khu Phú Nhuận. Trên đường xe chạy đông như kiến, chàng bắt buộc tôi đi phía trong lề « Lỡ có gì thì để anh chịu ». Qua những con đường xưa, chàng thích nhắc lại những kỷ niệm thời thơ ấu :
    - Hồi nhỏ anh thèm ăn cà rem. Nhớ mỗi lần xe bán cà rem rung chuông kêu leng keng trên con đường này là tụi con ních bu đông như ruồi. Anh chỉ đủ tiền mua cây cà rem nhỏ xíu. Thằng nhóc Tây lai con nhà giàu mua cái kem thiệt là bự, loại bánh dòn nhọn đầu, phía trên xòe ra có ba cục kem ba màu bự tổ chảng. Anh ăn hết cây cà rem của anh, rồi anh nhìn nó liếm kem mà thèm chảy nước miếng. Thấy nó ăn kem thiệt dễ giận ! Nhớ lại hồi con ních thiệt mắc cười ! Héhé !
    Tôi cười :
    - Hihihi ! Anh ăn xong cà rem sao anh không về, còn đứng chi đó nhìn thằng Tây lai cho thèm !?
    - Dzậy mới nói ! Anh còn đỡ, có đứa hổng tiền mà cứ tới bu xe kem cho khổ ! Héhéhé ! Con ních thiệt tình !
    Ngồi trước sân nhà phì phèo điếu thuốc, chàng nhớ đến bạn bè :
    - Nghĩ mắc cười, Không Quân tụi anh thằng nào cũng bị gán nickname cả…An gà rù, Dũng cu li, Dũng lia chia, Sáu trọc, Khuê xì, Bích vịt bầu, Hưng nám, Định đít vịt, Bảo cúm, Khải bà già, Phong nhĩ.
    Tôi cười ngất :
    - Hihihi ! Vui hí, kể nữa đi anh !
    - Thạch nhô, Anh cá lẹp, Thu đạm, Bình théc méc, Hải cố đạo, đĩ Nghiêm, Phúc bờm, Yễm già, Tuấn hội đồng, Giao dã nhân.
    - Héhéhé ! Em thấy nickname của anh là độc địa nhất ! Em nhớ hồi em mới bồ với anh, không biết đứa nào nói mà mấy con bạn già trong nhóm quậy xúm vào chọc em. Tụi nó mail tới tấp : « Lâu nay Minie trốn tụi mình vì …Good lèn, hahaha ! Tao nghĩ đến tên Good lèn là tao cười đau bụng. Minie « đã» quá há ! ». Đứa khác chọc : « Good lèn thì chết mother rồi ! ».
    - Đã có tên nhóm quậy thì có chọc cũng dzui thôi mà em ! Nhằm nhò gì cái tên.
    - Hồi xưa em là tay tổ chọc phá tụi nó, từ ngày tụi nó đem nickname anh ra thì em phải nín khe.
    Chàng vui vẻ đổi đề tài :
    - Anh tính lành bịnh rồi mình đi Đà nẵng, Hội An chơi. Em còn muốn anh dẫn đi đâu nữa hông ?
    - Em muốn lên Pleiku, Đà Lạt nữa. Ở đó em có nhiều kỷ niệm.
    - Ờ, em muốn đi đâu thì anh dẫn em đi.
    - Còn anh muốn đi đâu ?
    - Anh muốn đi chỗ nào mà em muốn đi .
    Tôi xúc động đến lặng người.

    Chỉ còn vài tiếng nữa tôi ra phi trường, chàng ôm tôi vào lòng :
    - Anh đi được là anh qua với em ngay.
    Cảnh chia ly sao mà não nùng xé nát tâm can !
    Tôi ngưng vày vò đầu trọc, hôn môi chàng lần cuối, nước mắt tôi rơi tự do sau cái khăn bịt mặt dùng cản bụi đường. Chàng vịn walker đứng trước cổng nhà, ánh mắt tuyệt vọng như con thú bị thương. Chiếc xe ôm rú ga, tôi biết chàng nhìn theo sau lưng tôi cho đến khi chiếc xe hai bánh khuất sau con đường hẽm. Tim tôi quặn thắt với ý nghĩ : « Vĩnh viễn em không được gặp lại anh ! ».

    France
    Tôi không ngờ tôi được gặp lại chàng, khi mà …hồn chàng lìa khỏi xác.
    Chàng giữ đúng lời hứa : « Anh đi được là anh qua với em ngay ! »
    Những lần xem truyền hình giấc khuya, tôi biết chàng đang có mặt. Vào giường ngủ, tôi chắc chắn chàng đang nằm bên cạnh tôi, nhưng không ôm ấp tôi như ngày còn sống. Có khi vừa chợp mắt, tôi nghe chàng nói vài câu vắn tắt. Có khi tôi được nói chuyện với chàng qua truyền thông tư tưởng.
    Một buổi trưa nọ tôi bỏ lớp hội họa, uể oải vào giường nằm. Mới chợp mắt, chàng hiện ra, bảo : « Đi học đi em! ». Nghĩ mình tưởng tượng, tôi tiếp tục nằm nướng thì chàng lại xuất hiện và hối thúc: « Trễ giờ rồi, lẹ đi cưng ! ». Không dám trái ý chàng, tôi vùng dậy lật đật đến trường. Hôm đó giờ thực tập người mẫu đàn ông khỏa thân, tôi tập trung tư tưởng vào giá vẽ nhưng thỉnh thoảng lại nghe tiếng cười chọc ghẹo của chàng bên tai. Chung quanh tôi những họa sĩ khác cặm cụi vẽ , tôi nghĩ chỉ độc nhất mình tôi nghe được tiếng cười của chàng.

    Lần nọ ngồi trước màn ảnh vi tính, tôi nghe tiếng chàng bảo: « Em vào Cánh Thép thử xem !». Tôi chưa bao giờ tự ý vào trang Web này, chỉ trừ một lần hồi còn sống chàng cho tôi xem hình chàng và bạn bè trong buổi họp mặt Không Quân ở San José vào năm 2005.
    Vào Cánh Thép, mắt tôi nhòa lệ bởi những lời chia buồn, những bài thơ thương tiếc của bạn bè viết cho chàng. Liên lạc được với vợ chồng Tòng, qua điện thoại tôi kể lể về cái chết và sự linh hiển của chàng mà quên đi thời gian nói chuyện kéo dài gần hơn một giờ rưởi đồng hồ. Bỗng nhiên đường dây bị cắt ngang, tôi nghĩ hệ thống điện thoại Mỹ - Pháp trục trặc, không ngờ khi tôi vừa lên giường nhắm mắt, thấy chàng hiện ra cười: « Em nói gì mà nói lâu quá dzậy em ! ». Thì ra chàng cúp phôn chọc phá tôi.

    Chỗ tỉnh tôi ở không có chùa, tôi cầu nguyện theo lời chỉ dẫn:
    « Thời gian tốt nhất để tu tập cho người chết là 49 ngày Trung Ấm tái sanh, mà 3 tuần đầu là quan trọng nhất. Chính trong 3 tuần ấy, người chết có một liên hệ mạnh mẽ với cuộc đời này, làm cho họ dễ dàng nhận sự giúp đỡ của ta. Bởi thế, chính trong thời gian này sự tu tập của ta có thể ảnh hưởng đến tương lai của người chết nhiều hơn cả, hoặc giúp họ giải thoát, hoặc giúp họ có tái sinh tốt đẹp. Vây ta nên dùng mọi phương tiên ta có thể để giúp họ, vì sau khi hình dạng vật lý của họ bắt đầu quyết định, thường là khoảng từ ngày 21 đến ngày 49, thì cơ hội chuyển nghiệp cho họ càng bị hạn chế.

    Đừng bao giờ tưởng tượng bạn cầu nguyện không hiệu quả bằng một « người thánh thiện » cầu nguyện cho họ. Bởi vì bạn gần với người chết hơn, nên mãnh lực của tình yêu và chiều sâu của mối liên hệ sẽ làm cho sự cầu nguyện của bạn có năng lực hơn. »
    Chàng đọc được tư tưởng của tôi. Tôi thắc mắc chàng không âu yếm tôi như hồi còn sống thì một đêm nọ chàng nói chuyện khá lâu…
    - Kiếp trước em là Mẹ của anh.
    Câu nói làm tôi giật nẩy mình :
    - Sao anh biết !?
    - Em còn nhớ em và anh cùng từng nghe băng giảng :« Trong cõi Trung Ấm tái sanh, ta được sống lại tất cả những kinh nghiệm của đời vừa qua, ôn lại những kỷ niệm đã từ lâu phai mờ trong ký ức và thăm lại những nơi chốn cũ. Cứ 7 ngày một lần, ta bắt buộc phải sống trở lại cái kinh nghiệm chết, mọi sự được tái diễn với một ý thức mãnh liệt gấp bảy lần lúc sống »… Anh đã trải qua kinh nghiệm đó. Anh sống lại thời gian ở Sài gòn, em nằm ôm anh trên giường bệnh và em thường xoa đầu anh. Anh vô cùng xúc động và bỗng dưng anh thấy cả hình ảnh một đứa con trai độ 10 tuổi đang nằm trong lòng mẹ, được mẹ nó âu yếm xoa đầu. Thằng bé đó chính là anh và người mẹ chính là em. Anh không ngờ ký ức ăn sâu từ một tiền kiếp nào đó đã được khơi lại, dựa vào cảm xúc mãnh liệt và hình ảnh liên quan.
    Tôi kinh ngạc :
    - Thời đó là thời nào ?
    - Anh hổng biết nhưng có lẻ xưa lắm rồi ! Anh (là thằng bé) bị thương nặng đang hấp hối, anh thấy hai mẹ con ở trong một cái chòi lót rơm.
    - Anh mồ côi cha ?
    - Hổng phải dzậy, ba anh là người da trắng giàu có, còn mẹ anh là nô lệ da đen bị bán cho ba anh, mẹ anh vừa làm đầy tớ vừa làm dzợ bé.
    Tôi thảng thốt :
    - Hồi xưa em là người da đen !?
    - Ờ.
    - Anh trắng hay đen ?
    - Anh cũng đen nhưng không đến nổi đen bằng em !
    - Anh có thấy gì nữa không ?
    - Hai mẹ con bị những người dzợ của ba anh và những đứa con da trắng ức hiếp. Anh dzợt một đứa nhỏ hộc máu mũi, vì nó phun nước miếng vào mẹ anh, sỉ nhục mẹ anh là « con Mọi đen xấu xí». Dzậy là hai mẹ con bị lãnh trận đòn hội đồng te tua.
    Tôi chợt hiểu :
    - Hèn chi anh bị nhập tâm lời nói của họ, điều này giải thích tại sao anh cứ chế nhạo em xấu xí. Em chưa từng thấy cha nào tán gái dở như anh.
    - Ờ, có lẻ vậy, nhưng tuy anh chê em xấu mà anh vẫn thương em !
    - Em nghe anh chọc quen rồi nên không buồn anh điều đó nữa.
    - Anh biết !
    - Em nghĩ anh là đứa con hiếu thảo, can đảm binh vực mẹ, kiếp này còn nuôi bà vợ Mỹ bịnh nữa, chắc chắn anh sẽ được tái sanh vào cõi tốt.
    Chàng cười nhẹ :
    - Thì rõ ràng kiếp này anh đỡ khổ hơn nhiều. Khi bịnh hoạn còn được em, tức là mẹ anh tái sanh săn sóc xoa đầu nữa nè!
    Tôi lo lắng hỏi :
    - Khi biết em là mẹ anh, tâm anh có bấn loạn không ?Anh có thù hận họ không ?
    Giọng chàng bình thản :
    - Nhờ anh đã quán chiếu về cái chết, anh đã thực hành tâm linh nên anh chỉ cảm thấy tình thương gắn bó với mẹ anh, mà anh không mảy may để ý đến sự ác độc của họ.
    Qua lần tiết lộ đó, tâm tôi tuy xao động nhưng tôi cũng tạm an ủi… dù sao kiếp này thì tôi cũng sướng hơn kiếp người đàn bà da đen !

    Những đêm thẩn thờ nghĩ đến chàng, tôi lại nghe tiếng chàng khuyên nhủ:
    - Em còn nhớ những lời chúng ta cùng nghe khi anh còn nằm trên giường bệnh và bây giờ anh mong em hãy áp dụng cho chính em…Em có thể cảm thấy biết ơn nỗi khổ đau, vì nó cho em cơ hội làm việc thẳng với nó và chuyển hóa nó. Nếu không có đau khổ thì em đâu bao giờ khám phá ra rằng tận đáy sâu của khổ đau còn có một kho tàng phúc lạc. Thời gian mà em đau khổ có thể là thời gian em cởi mở nhất, và chỗ mà em cực kỳ thương tổn có thể là nơi ẩn tàng sức mạnh lớn nhất của em.
    Nước mắt tôi dàn dụa. Chàng tiếp tục thầm thì bên gối:
    - Anh nhắc lại những điều chúng ta đã từng nghe giảng…Em hãy tự nhủ lòng : « Tôi sẽ không chạy trốn khổ đau. Tôi muốn xử dụng nó bằng cách tốt nhất, để tôi có thể thương yêu người khác và trở nên hữu ích cho họ ». Chung quy, chính khổ đau dạy cho ta lòng từ mẫn. Khi em đau khổ, em mới hiểu nổi đau khổ của người khác. Và nếu em có thể giúp người khác, thì chính nhờ kinh nghiệm khổ đau của em mà em có thể có sự cảm thông và tâm từ bi để làm việc ấy.
    Quả thật chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, tôi đã học được nhiều điều quý báu hơn suốt cả mấy chục năm qua… Tình yêu ấm áp của đứa con trai từ tiền kiếp xa xưa đối với người mẹ đen đúa xấu xí vẫn đeo đẳng cho đến kiếp này… để rồi biến thành tình yêu nam nữ cuồng nhiệt vào lứa tuổi muộn màng và vội vã chia ly… Tất cả như bọt biển, hợp rồi tan, tan rồi hợp. Bài học cuộc đời không có gì là vĩnh cửu lại một lần nữa trợ giúp tâm hồn tôi thêm phong phú trong tình yêu nhân loại.

    Mùa thu nước Pháp đồng điệu với tâm hồn tôi se se lạnh… Chúng tôi ngồi bên nhau. Chàng vuốt ve những ngón tay tôi. Tôi để mặc những giọt nước mắt tự do rơi trên má nhưng tôi muốn nuốt vào tận cùng đáy lòng tôi giọng nói miền Nam thân yêu: « Hôm nay 49 ngày, anh phải bye cưng !..."


    Lê khánh Thọ ---France

  4. #4
    DnThuy's Avatar
    Status : DnThuy v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jul 2012
    Posts: 370
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Button Do

    Bài viết của chị rất hay, cảm động, chân tình , và chị là một người phụ nữ tốt. Rất cảm ơn chị . Thủy Phạm ( Dn Thuy )

  5. #5
    LKTho's Avatar
    Status : LKTho v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2010
    Posts: 233
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Niềm vui nhất của Khánh Thọ là được người khác đánh giá mình là người tốt.
    Cám ơn Thủy Phạm.

  6. #6
    LKTho's Avatar
    Status : LKTho v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2010
    Posts: 233
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default



    Lê khánh Thọ - France - Phần 40

    Ngự Lâm Họa Sĩ gởi hỏa tốc bức thư « bình dân học dzụ» :

    De: LE Tho « khanhtho52@....fr »
    Objet: Re : [TNIC] DHTTNTG 2012; Treo cờ hay không treo cờ, Chính Trị và Đại Học
    À:
    Cc: da-list@yahoogroups.com, CTKD_8@yahoogroups.com
    Date: Mardi 5 avril 2011, 18h47ss

    Theo tôi ông Lưu lập luận một cách ấu trĩ chỉ để bảo vệ việc không muốn treo cờ vàng.
    Đại Hội ở Viet Nam dĩ nhiên ko cần treo cờ đỏ vì bây giờ quê hương mình đã nằm trong tay CS thì họ ko treo cờ đỏ cũng vẫn là CS.
    Chính phủ Úc ko cần treo cờ Úc vì xứ của họ thì cần gì phải treo cờ Úc!
    Vì chúng ta mất tổ quốc, là người tị nạn CS, do đó chúng ta phải treo cờ vàng trong những ngày hội lớn do người Việt tổ chức để giữ căn cước của mình .
    Đề nghị ông Lưu nên về Việt Nam ở luôn với CS thì tốt hơn.

    Khánh Thọ


    Ts demi -Vẹm Kangourou « hầm » Ngự Lâm Họa Sĩ :

    De: Luu Pham « drluupham@......com »
    Objet: [DA-LIST] lGóp ý voi Chi MH va Le Tho
    À: "da-list" da-list@yahoogroups.com, "dalat" dalat@yahoogroups.com, thunhan@yahoogroups.com, "Thunhan1-2 Moderator" thunhan1-2-owner@yahoogroups.com
    Date: Mercredi 6 avril 2011, 0h29

    (Viết không dấu)

    Chị Mộng Hương và Khánh Thọ.

    Tôi vẫn mong giữ được chân tình quí mến trong gia đình Thụ Nhân. Nhưng cảm thấy buồn khi đọc những lối lập luận thiếu lịch sự, thiếu khiêm tốn của người có học trong một sinh hoạt có tính Đại Học như chúng ta.

    Mở đầu chị Khánh Thọ bảo tôi là Ấu Trĩ, anh hay chị nào đó, được chị Mộng Hương chuyển lên Diễn Đàn, bảo rằng vấn đề bàn cãi đã sai lạc. Viết như vậy một người tự cho là mình là người Trưởng Thành, một người khác tự xưng mình là người đã nắm được chân lý.

    Tư cách của mỗi người không phải tự cho mình là Trưởng Thành là nó Trưởng Thành, cho mình là người Giỏi là nó trở thành Giỏi như mình tự phong cho mình, mà nó phải được người khác đánh giá qua các ăn nói, cách xử sự, cách mình trình bày vấn đề của mình.

    Trong cách lý luận của chị tôi xin cúi đầu chịu thua, nhưng tôi rất buồn vì trong gia đình Thụ Nhân có một văn sĩ nổi tiếng, mà tôi hằng mến mộ lại có lối lập luận như vậy.

    Rồi chị Mộng Hương chuyển một mail của một Thụ Nhân B nào đó nói về pháp lý, mà có lẽ Anh hay Chị cũng chả cần biết đến người khác đã làm việc như thế nào. Anh bảo rằng một nhóm nhỏ ở một địa phương không thể đại diện cho toàn thế giới.

    Không biết Anh hay Chị đó có hiểu rằng khi làm việc như vậy như trong ĐHTNTG 2010, chúng tôi đã đăng ký tên đó với Bộ Tư Pháp Victoria, nghĩa là chúng tôi đã có tư cách pháp nhân, và thực tế, chúng tôi đã qui tụ được một số lớn Thụ Nhân trên toàn thế giới về tham dự, nghĩa là chúng tôi đã làm việc một cách chính danh. Chỉ có Anh Chị đó ngồi ở nhà, cho mình là đại diện của đa số, cho mình là người hiểu biết, đòi hỏi phải có cuộc trưng cầu ý kiến ? Anh Chị có đại diện cho ai, được bao nhiêu người để buộc người khác phải làm theo cách đó.

    Xin cám ơn và mong rằng mọi người trong chúng ta nên bình tĩnh, nên khiêm tốn và lịch sự hơn trong khi thảo luận và đối thoại, tôi nghĩ đó là tư cách cần thiết của một người có học.

    Thân mến,

    Phạm Văn Lưu


    http://daihoithunhan2010.webs.com/

    Trên sân cỏ Viện Đại Học Đà Lạt, cầu thủ « Bồn lừa Họa sĩ » lọt lưới:


    De : LE Tho « khanhtho52@.....fr »
    À : Luu Pham « drluupham@.....com »; da-list da-list@yahoogroups.com;

    Cc : CTKD_8@yahoogroups.com
    Envoyé le : Mercredi 6 avril 2011 15h18
    Objet : Tra loi Ong Pham van Lưu

    Ông Phạm văn Lưu,

    Cám ơn Ông Lưu đã mến mộ những bài viết của tôi, cũng như tôi từng mến mộ sự thành công của Ông trên xứ người.
    Thật ra tôi không muốn làm ông Lưu buồn đâu, chẳng qua nhờ được học nhiều khóa Tâm Lý, nhất là tâm lý người lớn tuổi, chữ Ấu Trĩ tôi dùng trong trường hợp này chỉ là một cái bẫy … đụng chạm tự ái Tiến Sĩ, khiến ông phải mất thì giờ bày tỏ nổi buồn của Ông và vì Ông không thấy tôi sai nên Ông đã xác nhận:

    « Trong cách lý luận của Chị tôi xin cúi đầu chịu thua».


    Vậy là ngoài chữ « Ấu Trĩ », Ông Lưu đã đồng ý với lời tôi viết:

    « Theo tôi ông Lưu lập luận một cách ấu trĩ chỉ để bảo vệ việc không muốn treo cờ vàng.

    Đại Hội ở Viet Nam dĩ nhiên ko cần treo cờ đỏ vì bây giờ quê hương mình đã nằm trong tay CS thì họ ko treo cờ đỏ cũng vẫn là CS.

    Chính phủ Úc ko cần treo cờ Úc vì xứ của họ thì cần gì phải treo cờ Úc!

    Vì chúng ta mất tổ quốc, là người tị nạn CS, do đó chúng ta phải treo cờ vàng trong những ngày hội lớn do người Việt tổ chức để giữ căn cước của mình .

    Đề nghị ông Lưu nên về Việt Nam ở luôn với CS thì tốt hơn. »

    Cám ơn Ông Lưu và hoan hô tinh thần phục thiện của Ông.

    Kính,

    Lê khánh Thọ


    Trọng tài Hoàng Chiêu Ấn –Canada ghi điểm trận đấu:

    De : hoang nguyen « nguyenthhoang@....ca »
    À : LE Tho khanhtho52@....fr; …
    Envoyé le : Mercredi 6 avril 2011 16h10
    Objet : Re: Tr : Tra loi Ong Pham van Lưu

    Hoan hô họa sĩ vừa mới lập thêm một bàn thắng thật vinh quang khiến một ông khoa bảng phải chịu thua.

    Kết quả trận đấu Cờ Vàng:

    Lê Khánh Thọ: 1

    Phạm Văn Lưu: 0.


    Cựu Sĩ quan QLVNCH Dũng Nguyễn ( Văn Khoa Pháp Văn), hiện cư ngụ tại Chicago –USA ngầm ủng hộ Ngự Lâm Họa Sĩ :

    De: dzung nguyen « dzungly@.....com »
    Objet: Treo cờ hay không treo cờ, Chính Trị và Đại Học
    À: "LE Tho" khanhtho52@....fr
    Date: Mardi 5 avril 2011, 19h58

    Great.

    Rũng


    Ý kiến nội bộ:

    -Cám ơn Khánh Thọ chuyển cho phe mình « một chữ » khích lệ của Dzũng Bắc Kỳ. Mình lên tinh thần lắm !

    -Chị còn nhớ anh lính kiểng này « rét, run và rút » sau khi đọc bài « Bạn là ai, người hay cá ?» của Nữ Tướng Dallas (phần 22) không ?.

    -Dũng Bắc Kỳ thuộc Trung –Dung-Tà nhưng cán cân nghiêng về Quốc Gia, tui nghĩ ông này sẽ lộ diện khi nào đánh hơi thấy phe ta thắng thế. Đây là loại tình cảm lèng èng (bằng chứng sau này vẫn « âu yếm » Huỳnh Trung Trực : P.18 –Tin nóng).

    - Loại hòa hợp hòa giải này đông lắm ! Họ là hình ảnh bà mẹ quê thuở trước nuôi du kích phá làng phá xóm đó mà !

    Cựu Sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị - Tôn Tiến Khang (CTKD/K8) -USA góp ý:

    De: tienkhang ton « tonkhang@....ca »
    Objet: Re: [CTKD_8] Re : [TNIC] DHTTNTG 2012; Treo cờ hay không treo cờ, Chính Trị và Đại Học
    À: CTKD_8@yahoogroups.com
    Date: Mardi 5 avril 2011, 20h52

    Chị Khánh Thọ !
    Tranh cải không đi đến đâu . Minh sống ở nước dân chủ . Mạnh ai nấy có quyền làm những gì họ muốn , miễn là không vi phạm luật pháp sở tại .

    Cách hay nhất : kêu gọi tẩy chay Đại Hội Thụ Nhân 2012 tại Paris . Những ai còn nghĩ đến nguồn gốc của mình : " VNCH" thì không đi tham dự .
    Nói, viết , chẳng ăn nhầm gì .. phải có hành động cụ thể ..
    Tôn tiến Khang


    Ý kiến Quốc Gia :

    - Ông này chưa đánh đã chạy làng ! Ông công nhận mình đang ở trong một nước dân chủ nhưng tiếc thay ông không có can đảm bày tỏ lý tưởng của mình.

    - « Kêu gọi tẩy chay Đại Hội 2012 Paris » là đòn cuối cùng, chúng ta chỉ phóng ra khi nào phe trở cờ nắm chính quyền.

    -Phải có hành động cụ thể là hành động gì nhỉ? Đối với ông thì « nói, viết chẳng ăn nhằm gì ».

    -Xin chị thông cảm, ông thuộc phái Hòa –Bình, chị nên nhớ rằng phái này đông nhất trong cộng đồng tị nạn CS đấy nhé! Loại Hòa- Bình là loại nhút nhát sợ việc, thiếu trách nhiệm ( lỡ như họ hăng tiết vịt theo Cảm -Tử rồi, thì không chừng họ sẽ vất súng đào ngũ giữa lúc chiến trường đang sôi sục).

    -Dù sao mình phải công nhận anh Khang có tinh thần yêu nước cao, lập trường rõ ràng. Ít ra anh không « đi đêm » với bọn trở cờ, anh tẩy chay tham dự Đại Hội của bọn nó thi anh cũng đáng được kính trọng lắm rồi. Anh trội hơn Trung-Dung –Tà và dĩ nhiên ăn đứt demi -Vẹm.

    - Chúng ta cần phải o bế nhóm này để chiêu mộ thêm lính. Khi thấy phe ta ghồ ghề, lẽ tất nhiên nhómTrung –Dung-Tà cũng sẽ bu theo ta.

    -Đúng vậy, phe mình chỉ có vài mống Cảm -Tử mà đánh đấm cái nổi gì !

    Biệt Động Quân…SÁT!



    De: CUA HUYNH huyvan52@....com
    Objet: Re: [Dalat] DHTTNTG 2012; Treo cờ hay không treo cờ, Chính Trị và Đại Học
    À: Dalat@yahoogroups.com
    Date: Mardi 5 avril 2011, 17h16

    Kính quý vị
    Thưa anh Lưu
    Tôi còn đang phân vân không hiểu vì sao người đàn anh mà tôi kính trọng bấy lâu lại công khai tuyên bố không treo cờ VNCH trong kỳ đại hội TN tại Úc tháng 11/2010 vừa qua thì hôm nay tôi đọc được những giòng này của anh Lưu, những biện luận vững chắc có tầm cỡ của một tham luận xã hội lẫn chính trị để chứng minh vì sao quý ban tổ chức đại hội TN 2010 đã không treo cờ.
    Tôi đọc bài viết của anh xong là tất cả những dằn vặt và phiền muộn trong lòng tan biến đi lập tức. Lâu nay tôi trăn trở vì kính trọng và ngưỡng mộ anh. Bây giờ thì tôi đã rõ. Anh cũng chỉ vì những kẻ muốn đoạn tuyệt với quá khứ nên mạnh dạn giải bày công khai chuyện này: chuyện không cần treo cờ VNCH trong những lần họp mặt của thụ nhân. Anh nói LÝ còn tôi vì TÌNH. Tôi tự biết mình không có đủ trình độ chuyên môn để tranh luận với anh nhưng cũng không thể không góp vài ý nghĩ thô thiển như sau về lập luận của anh:

    1- Đám cộng sản đã có sẵn cơ ngơi thì cần quái gì phải treo cờ của chúng. Cận thị nặng như tôi mà còn thấy tượng bán thân của cái xác ướp ngoài Hà Nội trong mọi nơi mà phái đoàn thụ nhân tụ tập. Hồ Chí Minh đối với cs VN như thế nào thì anh đã biết rồi phải không? A! Còn cái ngôi sao trên tháp chuông Năng Tĩnh nữa! Kể ra đám cộng sản đó có phước thật. Vì ít ra chúng nó cũng được một khoa bảng như anh hâm mộ.

    2- Theo tôi hiểu thì những gì anh trích dẫn trong lời nói của cha Lập không có đề cập tới Tổ Quốc. Mà nhứt là Tổ Quốc đó đã bị bức tử. Khi cha Lập còn sống, Ngài không tiên đoán được sẽ có lúc đám học trò thân yêu của Ngài tiếp tay với cộng sản phương bắc để xóa sổ ngôi Trường của chính Ngài đang chăm sóc. Cha Lập chỉ cố gắng kêu gọi đám môn sinh thân cộng và không thân cộng cố gắng vượt lên trên mọi ý thức hệ và dị biệt để còn chút tình đối đãi nhau. Nên nhớ cha Lâp là Linh Mục nhưng cũng là công dân nước VNCH. Tôi không nghĩ là câu nói của Ngài có thể ứng dụng trong việc TREO CỜ ( nhớ Tổ Quốc ) và KHÔNG TREO CỜ ( đoạn tuyệt với cội nguồn )

    3- Đại hội cũng có nghĩa là họp mặt. Đại hội của cựu sinh viên học cùng trường mà cũng phải phân biệt người du học, kẻ ở lại trong nước , rồi phải đặt vấn đề cờ quạt của những quốc gia mà họ đang cư ngụ để rồi vin vào đó mà bác bỏ việc treo cờ VNCH chỉ là một hình thức ngụy biện. Trước khi đi du học thì họ ở đâu? Trước khi trở thành công dân của nước VN cộng sản thì họ mang quốc tích nào?

    4- An nguy của những anh chị bên VN là điều cần thiết phải lo nghĩ tới. Nhưng nếu họ sợ thì đừng đi. Cứ tổ chức tại VN cho chính họ cũng được. Còn nếu nói là treo cờ trong đại hội thì chỉ có Thụ Nhân tỵ nạn cộng sản mới có danh nghĩa tham dự thì....????

    5- Tôi không phải là anh nên không biết được sự đau khổ của anh khi bắt đầu cuộc đời lưu vong nó như thế nào. Nhưng nếu anh thật sự có đau lòng đến rơi nước mắt thì đúng như anh nói: bây giờ cảm giác đó đã không còn. Nhưng theo tôi thì đó không phải là vì anh đã khóc hết nước mắt mà thời gian đã làm anh thay đổi tâm tình rồi anh Lưu! Thì cứ nhìn nhận sự thật hiển nhiên cho rồi. Hơi đâu mà phải vòng vo biện hộ cho mất công thưa anh?!

    6- Tóm lại, anh và những người chủ trương không treo cờ, không chào cờ chỉ tìm cách lý giải cho việc mình từ bỏ nguồn gốc. Khi nói tổ quốc- mà biểu tượng là Lá cờ ba vạch đỏ- vẫn hiện diện trong lòng thì các anh chỉ tự dối mình và dối mọi người mà thôi. Đó là cái TÌNH mà tôi nói ở trên. Cái TÌNH đó đã không còn hiện diện trong anh từ lâu.

    7- Sau cùng, tôi chân thành cám ơn anh đã có lòng trân trọng tôi bấy lâu nay. Bây giờ thì xin thưa với anh là tôi trả lại anh thạnh tình đó. Tôi thà mất anh( kể cả mất bạn ) vì anh ( và những ai đồng quan điểm với anh ) và tôi đã không còn song hành trên cùng một hướng đi. Cám ơn những hướng dẫn của anh đã dành cho tôi trong việc dành lại chính nghĩa cho nền đệ nhứt Cộng Hòa trước đây. Tôi không bất hòa với anh nhưng bất đồng quan điểm cũng đủ để chia tay rồi vậy. Với tôi, anh không còn là thụ nhân và ngược lại anh muốn nghĩ sao về tôi cũng được. Thưa chuyện với anh lần này là lần cuối. Dứt Nghĩa và đoạn Tình với anh là chuyện chẳng đặng đừng của tôi, cho dù xưa nay tôi chỉ là một đàn Em tép riu trong mắt anh không chừng.
    Trân trọng
    Hùynh Văn Của


    Ý kiến nội bộ Quốc Gia :

    -Bài của anh Của đã là “Biệt Động Quân! Sát !” rồi, đã lắm! Bài của anh Của là cà nông khai pháo, có cần tiểu liên nữa không, tôi xin các Huynh Tỷ cho tôi thời gian suy nghĩ. Tay Lưu này giáo sư Harvard, mình phải cẩn thận, không dễ lãnh đạn, mà quý Huynh Tỷ cũng dễ bị dzăng miểng, tội nghiệp.

    -Dạ đúng, Tiến sĩ Kangourou này ỷ có lính đông, tự tin lắm !

    Thủ lãnh demi -Vẹm Kangourou đính chánh :

    De: Luu Pham « drluupham@......com »
    Objet: [DA-LIST] xin đính chính
    À: "da-list" da-list@yahoogroups.com, "dalat" dalat@yahoogroups.com, thunhan@yahoogroups.com, "Thunhan1-2 Moderator" thunhan1-2-owner@yahoogroups.com
    Date: Mardi 5 avril 2011, 22h23

    Thưa các Anh Chị Em Thụ Nhân,

    Trong bai bài viết tôi đã chuyên lên mạng TREO CỜ HAY KHÔNG TREO CỜ co một chi tiết sai lầm xin đính chính.

    Trong BTC DAI HỘI NGAY VE TRUONG ME NAM 2005, có Anh Long, Anh Thành và chi Ngoc Mai ma toi viết lầm là Chị Quỳnh Mai,

    Xin thanh that xin lổi chị Ngọc Mai và các Anh chị Thu Nhân.

    Thân kính,

    Phamvanluu


    http://daihoithunhan2010.webs.com/

    Ý kiến nội bộ Quốc Gia:

    -Đây là lỗi của Người Cá ươn Denmark. Tên cha mẹ đặt ra là Võ thị Kim Vĩnh cũng hay lắm rồi, đương không đổi thành Quỳnh Mai làm chi cho rắc rối.

    - Ả kết nghĩa với Ngọc Mai 9 xí, phải dính chữ « Mai » vào cho có chị có em, bọn xã hội đen nó dzậy đó, hihi !

    -Ts Kangourou trăn trở phái đẹp tên « Mai », biến chị Diệu Tâm thành Mai Tâm, héhéhé !

    Tiến sĩ cờ Hoa « chơi » Tiến sĩ Kangourou ! Từ Cali, Võ Tướng Phi Dã phóng hỏa tiển SM-3 Block IB của Mỹ:

    De: Tran, Luong V « luong.v.tran@....com »
    Objet: [DA-LIST] Tra? lo+`i TS Pha.m Va(n Lu+u: Treo cờ hay không treo cờ, Chính Trị và Đại Học
    À: "Luu Pham" drluupham@......com, "da-list" da-list@yahoogroups.com, "dalat" dalat@yahoogroups.com
    Date: Mardi 5 avril 2011, 23h42

    Kính thưa Tiến sĩ Phạm Văn Lưu,

    Đã mấy tuần qua, trên các diễn đàn của CSV VĐH Dalat đã có nhiều cuộc tranh luận về việc treo hay không treo Cờ Vàng trong ngày ĐH TNTG 2012 sắp tới. Chúng tôi đã có dịp đọc được nhiều ý kiến của nhiều người ở cả hai bên "chiến tuyến" (xin được tạm dùng chữ này trong ngoặc kép vì, mặc dù không có vũ khí và lằn ranh rõ ràng, nhưng đây quả là một cuộc chiến đích thực giữa hai khối). Vì quan niệm rằng mỗi người đều có tự do phát biểu ý kiến của mình, nên chúng tôi cố gắng giữ im lặng. Nếu có treo cờ thì chúng tôi đi dự, còn không thì chúng tôi ở nhà, đơn giản chỉ có thế.

    Nhưng hôm nay, khi đọc được lá thư của ông kết án những người khác ý với ông là (xin trích nguyên văn):

    "Theo tôi, đó là những hành vi thiếu hiểu biết, thiếu trí thức mà chúng ta không nên có trong sinh hoạt đại học
    "thì chúng tôi cảm thấy cần phải lên tiếng, dù rằng lòng rất không muốn.

    Khi vừa mới đọc xong câu này,

    (Trích)
    "Đây là vấn đề hết sức tế nhị, có thể gây nhiều ngộ nhận đau buồn và những thương tổn đến tình thân hữu Thụ Nhân cao quí của gia đình VDH Dalat chúng ta. Tôi mong muốn được góp ý với tất cả tinh thần khiêm tốn, khách quan, vô tư và khoa học để kiếm tìm một giải phàp thỏa đáng cho vấn đề

    (Ngưng trích)
    "chúng tôi hết sức vui mừng, hy vọng sẽ thấy được những dòng phân tích hay những góp ý "khiêm tốn, khách quan, vô tư và khoa học" như ông nói. Nhưng, hỡi ơi, chúng tôi hoàn toàn thất vọng.

    Chúng tôi xin đi qua từng điểm trong lá thư của ông.


    1.- Trước hết ông có nhắc đến cái gọi là "Ngày Về Trường Mẹ trong năm 2005" và "buổi gặp gở (sic)" của ông với một anh trong BTC.

    Không biết ông hiểu thế nào là "Trường Mẹ"? Đó là VĐH Dalat trước năm 1975 hay là những tòa nhà mà VC dùng lại sau 1975 để thiết lập "Trường ĐH" của chúng? Ông cứ nhấn mạnh khắp lá thư về "tinh thần tự trị Đại Học" mà ông gọi là "autonomous university" (thay vì là university autonomy) và giảng dạy cho chúng tôi về tinh thần này. Chúng tôi xin hỏi ông, trong 2 thực thể đó, thực thể nào đã thực thi đúng đắn tinh thần tự trị Đại Học?

    Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề tự trị này.

    2.- (Trích):
    "Riêng cá nhân tôi, tôi suy nghĩ rất nhiều, Anh Chi Thu Nhân là những người dù sao cũng có chút học thức và hiểu biết, không thể thấy người khác làm rồi mình làm theo, thì không được. Ai cũng hiểu rằng mỗi một đoàn thể có một truyền thống, một tôn chỉ, một lề lối sinh hoạt riêng.. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu vấn đề đến nơi đến chốn. Theo tôi, vấn đề chỉ được giải quyết thỏa đáng sau khi chúng ta nghiên cứu và tìm hiểu dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ phương diện lý thuyết đến thực hành, từ truyền thống đến luận lý, từ luật pháp đến thực tiển (sic) và tinh cảm"

    (Ngưng trích)
    Cám ơn ông đã ban cho chúng tôi "chút học thức và hiểu biết". Chúng tôi không có may mắn theo học tại "đại học ở Úc như Monash" hay giảng dạy tại "các đai học khác như Melbourne, RMIT (Úc), Oxford (Anh), Cornell, Harvard, Michigan…(Hoa Kỳ) " nên được một chút cũng là quý lắm. Cũng vì có một chút này nên chúng tôi không thể nào quên được nguồn gốc của mình, không thể nào quên vì sao chúng tôi phải bỏ nước ra đi và không thể nào quên những người đã hy sinh mạng sống để giữ gìn an ninh cho chúng tôi yên ổn học hành ở Dalat. Ông đã đúng khi nói: "mỗi một đoàn thể có một truyền thống, một tôn chỉ, một lề lối sinh hoạt riêng". Vâng, thưa ông, đoàn thể lớn nhất của chúng tôi và đa số CSV tị nạn là đoàn thể tị nạn Cộng Sản đến từ một quê hương VN tự do được đại diện bởi lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đó.

    3.- (Trích):
    "Do đó, trước hết, tôi trở về để tìm hiểu những nguyên tắc chỉ đạo mà VDH Dalat chúng ta đã tùng áp dụng từ trước 1975

    Đó là tinh thần tự trị Đại Học, (autonomous university(sic)), có thể nói đây là quan điểm đặc thù nhất và cũng là quan diểm đáng kính nhất của các Dại Học Tây Phương mà Cố Viện Trưởng Lập đã theo đuỗi(sic). Cha Lập đã nói: Chúng tôi quan niệm rằng Đại Học phải đứng ngoài và phải đứng trên mọi khuynh hướng Chính Trị, đảng phái, phải tách biệt khỏi những chi phối về tôn giáo, bè nhóm, phải thoát ra ngoài những dị biệt về sắc tộc, màu da, không bóp nghẹt những khuynh hướng tư tưởng, hệ thống triết học và quan điểm nghệ thuật khác biệt hay đối lập với minh."

    (Ngưng trích)
    Lời phát biểu của cha Lập hoàn toàn đúng. Khi ngài nói đến "chính trị", ngài muốn nói đến chính trị đảng phái chứ không phải là lý tưởng tự do của quốc gia dân tộc. "Phi chính trị" không có nghĩa là "vô tổ quốc", thưa ông.

    Và bây giờ xin trở lại cùng ông về vấn đề "tự trị Đại Học".

    Ông đã bàn rất nhiều và rất dài dòng về sự phi chính trị của một Viện Đại Học, nhưng ông cũng có thể vào đây
    http://www.qualityresearchinternatio...y/autonomy.htm
    hay
    http://www.iau-aiu.net/conferences/c.../Luc_Weber.pdf

    để xem người ta định nghĩa thế nào là "university autonomy". Sự tự trị này có giới hạn của nó, vì dù sao một Viện Đại Học cũng là một phần lãnh thổ của quốc gia mà nó đang hiện diện. Một Viện Đại Học không phải là một Sứ quán ngoại quốc nên không có cái gọi là extraterritorial status , vượt lên trên luật pháp sở tại. Do đó, mặc dù trong Đại Học quý vị có quyền giảng dạy bất cứ điều gì quý vị muốn, nhưng vẫn phải tuân hành Hiến pháp và luật lệ của quốc gia mà quý vị đang sinh sống.

    Ông đã viện dẫn sự kiện một số Đại Học ở Úc không treo cờ và hát quốc ca nữa để kết luận là mọi nơi đều sẽ phải như vậy thì e rằng hơi quá đáng. Tôi chỉ biết là ở Mỹ đây, trong những lần đi dự các lễ ra trường của các người tôi biết tại UCI (chỉ mới đây thôi, dưới 2 năm) tôi đều thấy có treo cờ và hát quốc ca Hoa Kỳ. Ngoài ra, nếu ông có xem TV Mỹ thì sẽ thấy trong những trận chung kết Football, Baseball... đều có màn hát quốc ca. Chẳng lẽ đó là đem chính trị vào Đại Học và thể thao?

    4.- (Trích):
    "Anh chị Thụ Nhân của chúng ta, có một số đông, đang sống ở các quốc gia có nền dân chủ tân tiến, có một truyền thống và sinh hoat đại học thật cao quí và tiến bộ, lại có một số ít người, không biết vì vô tình hay cố ý, muốn đem những quan niệm lạc hậu, lỗi thời, độc đoán, phản tri thức nhất của CS là dùng chính trị hóa Đại học, đưa chính trị vào một hiệp hội thuần túy Đại học như Hội Thụ Nhân chúng ta"

    (Ngưng trích)
    Thưa ông, ông dùng chữ "chính trị hóa Đại học" ở đây không được chính xác thưa ông. Hội CSV VĐH Dalat là nơi quy tụ của các CSV theo học trước 1975. Họ được bảo vệ nuôi nấng và ăn học dưới chế đô. VNCH, được hưởng một sự giáo dục "phi chính tri" như ông nói. Sau 1975, khi xảy ra việc sẩy đàn tan nghé, một số lớn may mắn thoát ra ngoại quốc, một số bị kẹt hay chọn ở lại VN. Cá nhân chúng tôi cũng như đa số các anh chị em khác ở hải ngoại không có phiền hà gì cả mà vẫn thân thiện khi gặp mặt quý anh chị còn ở lại VN vì chúng tôi biết rằng tất cả đều chỉ vì hoàn cảnh. Tuy nhiên, những người mang thân phận tị nạn như chúng tôi (tôi nghĩ là đa số) khi ra đi đã mất hết tất cả, gia tài chỉ còn có lá cờ là này mà thôi. Tại sao khi chúng tôi ủng hộ việc treo cờ thì bị gọi là làm chính trị mà khi một số người khác đòi bỏ lá cờ thì lại là không?

    Không biết sau bao nhiêu năm học và giảng dạy tại các Đại Học danh tiếng của thế giới (như lời ông viết), ông hiểu thế nào là chính trị? Khi ông khai với chính phủ Úc là ông xin tị nạn thì đó không phải là một hành động chính trị ư?

    5.-(Trích):
    "Hơn nữa, nếu ngày trước, Cha Lập, cố Viện Trưởng của chúng ta, vì lập trường Đại Học phải đứng trên và đứng ngoài chính trị … Cha đã chấp nhận cho những người CS nằm vùng theo học và khi những người này bị cảnh sát ruồng bố, Cha đã bảo thầy Nguyễn Khắc Dương chứa chấp họ và cho tiền họ, để họ có đủ phương tiện trốn thoát.."

    (Ngưng trích)
    Không biết hậu ý của ông thế nào khi đưa ra sự kiện trên, nhưng xin thưa với ông là chúng tôi hiểu thái độ của Cha Lập như thế này:

    Ngài là một tu sĩ Công giáo, được lớn lên trong nền giáo dục được dạy phải mến Chúa yêu người, và hơn thế nữa ngài là một người có tấm lòng nhân từ bác ái rất bao la, do đó việc ngài bao che cho một số sinh viên nằm vùng như lời ông nói không phải vì lý do mà ông đã cố tình viện dẫn : " vì lập trường Đại Học phải đứng trên và đứng ngoài chính trị". Giả sử là ngài lúc đó không phải là Viện trưởng VĐH Dalat mà chỉ là một vị cha xứ bình thường ở một họ đạo hẻo lánh nào đó thì, với tấm lòng bác ái của ngài, chắc ngài cũng sẽ hành động tương tư. Ngược lại, nếu sau 1975, ông Nguyễn Hữu Đức (Hiệu trưởng), người mà ông rất "kính phục" sẽ hành động như thế nào khi ông ta phát giác có 1 sinh viên theo phe kháng chiến của anh Trần Văn Bá chẳng hạn? Hỏi tức là trả lời đó, thưa ông.

    Có khi nào ông ngồi suy nghĩ tại sao chính phủ VNCH sau đó, dù có biết hay nghi ngờ chuyện này, vẫn không làm gì cha Lập và thầy Dương?

    6.-(Trích):
    "... tại sao tôi lại giữ lời hứa treo cờ với một vài anh chi ờ Sydney ..."

    (Ngưng trích)
    Nếu ông không biết tại sao mình phải giữ lời mình hứa thì...

    Nếu tôi nhớ không lầm thì trong ngũ thường có một chữ gọi là chữ Tín. Nếu ông quên thì tôi xin chép lại từ Internet cho ông đây:

    Trích từ website http://www.gdpt.net/tailieu/locuyen/nguthuong.htm

    Tín: đáng tin (trust worthy)

    - Khổng tử nói: "Người mà không có tín thì không hiểu sao thành người được (hoặc làm nên việc gì được). Cũng như xe lớn không có đòn nghê (đòn gỗ ngang để buộc trâu); xe nhỏ không có đòn ngột (đòn gỗ cong để buộc ngựa) làm sao mà đi được?"

    - Tử viết: "Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Ðại xa vô nghê, tiểu xa vô ngột, kỳ hà dĩ hành chi taỉ" (Luận Ngữ, Thiên II, Vi Chính, bài 22, Nguyễn Hiến Lê)


    7.-(Trích):
    "Anh Tâm, trong bài viết 3 điều khó hiểu của Anh, Anh có chuyển lên trang Mạng bức hình ngày lễ tốt nghiệp năm 1965, trong đó có treo lá cờ VÀNG, và theo anh thì ngày nay DHTNTG 2012, cũng phải treo cờ như vậy, vì đó là truyền thống của trường Mẹ mà chúng ta nên theo.

    Tôi nghĩ cách trình bày như vậy là Anh hiểu sai lạc ý nghĩa của Cha Viện Trưởng lúc đó. Cha treo cờ không phải vì ý nghĩa vật chất của nó, là một mãnh (sic) vải VÀNG có 3 sọc đỏ, Cha dã treo cờ đó vì Cha yêu quí và tôn trọng những giá trị mà lá cờ đó là biểu tượng. Đó là lý tưởng Độc Lập, Tự Do và Dân Chủ, trong đó có tinh thần Tự Trị Đại Học mà Cha đã quyết tâm theo đuổi, đó là lập trường Đại Học phải đứng trên và đứng ngoài chính trị."

    (Ngưng trích)
    Nếu ông đã nhận rằng "Cha yêu quí và tôn trọng những giá trị mà lá cờ đó là biểu tượng... lý tưởng Độc Lập, Tự Do và Dân Chủ... tinh thần Tự Trị Đại Học..." thế mà ông lại chống việc treo cờ này thì là làm sao, trong khi ông vẫn nhận mình xuất thân từ ngôi trường đó? Ai là người "hiểu sai lạc"?

    Ngoài ra, chúng tôi không hiểu ông muốn nói gì khi ông viết: "ý nghĩa vật chất" của lá cờ.

    8.-(Trích):
    "thật vậy cảnh sát chưa bao giờ dám xin phép để vào khám xét Đại Học Xá của Viện cả, và khi muốn bắt những sinh viên CS nằm vùng hay các sinh viên biểu tình chống đối chính phủ, Cảnh sát phải đợi các sinh viên đó ra ngoài khuôn viên DH với dám bắt. Đó là những điểm son đáng kính của tinh thần tự trị DH."

    (Ngưng trích)
    Đây không phải là do chủ trương "đưa chính trị ra khỏi đại học " hay "điểm son đáng kính của tinh thần tự trị DH" như ông cố tình lý luận, mà đó là do thái độ nhân bản và tôn trọng luật pháp của chế độ hiện hữu dưới lá Cờ Vàng đó thưa ông.

    9.-(Trích):
    "Thưa các thầy Quý, thầy Bích và thầy Hoàng Cơ Long. Thật sự, từ trứoc tới giờ tôi rất quí mến quí Thầy. Thầy Quý đặc biệt đã có thành tich viết báo để bảo vệ chính nghĩa quốc gia, lên án CS đã bị kiện ra tòa, nghe thầy lại như vậy, tôi rất cảm kích và ngưởng(sic) mộ thầy, nếu tôi biết được lúc vụ kiện đang xãy(sic) ra, chắc chắn, tôi cũng sẽ góp tiền trong quĩ hỗ trợ pháp lý để giúp Thầy có phưong tiện ra tòa. Còn với Thầy Bich, tôi rất khâm phục Thầy về những bài viết và những bài thuyết trình của Thầy ở Đại Học Texas trước đây về chiến tranh VN, dù biết rằng Thầy đã hoạt động trong Đảng Đại Việt Quan Lại của ông Bùi Diễm, Cố Bác sĩ Đặng Văn Sung..Về Thầy Hòang cơ Long. tôi thật ngạc nhiên, khi nghe thầy nói thầy là giảng sư của Viện, vì khi tôi tìm hồ sơ Viện DH Dalat, tôi chỉ thấy có tên luật sư Hoàng Huân Long. Sau khi tìm hiểu, tôi mới biết rắng thầy đã gia nhập Mặt Trận Kháng Chiến của Cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, và để có chức vụ cao cấp trong Mật Trận, nên thầy đã phải đổi tên cho giống với tên của lãnh tụ Mặt Trận."

    (Ngưng trích)
    Mặc dù ông đã lên tiếng giáo huấn chúng tôi về "trí thức đại học" v.v... nhưng trong đoạn trên ông đã vi phạm một nguyên tắc tranh luận trí thức rất căn bản là ông đã dùng luận cứ thuộc loại "argumentum ad hominem". Ông đã cố tình nêu ra sự khác biệt giữa hai cái tên Hoàng Huân Long và Hoàng Cơ Long để đưa ra một cái conjecture là vì "để có chức vụ cao cấp trong Mật Trận, nên thầy đã phải đổi tên cho giống với tên của lãnh tụ Mặt Trận".

    Làm sao ông biết trong đầu thầy Long nghĩ gì? Đây là một sự nhục mạ nhắm vào con người chứ không phải là một luận cứ trí thức. Chúng tôi nghĩ là ông nợ thầy Long một lời xin lỗi công khai.

    Kính thưa ông,

    Trong quá khứ chúng tôi đã nghe rất nhiều lần người ta đã viện dẫn chữ "tình anh em" để kêu gọi người khác "hòa hợp hòa giải", nhưng hình như họ muốn sự hòa hợp hòa giải này chỉ có một chiều. Bây giờ, chúng tôi chỉ khẩn thiết xin ông cùng những vị "trí thức" khoa bảng khác, nếu không muốn treo lá Cờ Vàng thì đó là quyền tự do của ông và của quý vị đó, nhưng xin đừng núp dưới những mỹ từ thật là cao quý như "mở rộng tâm hồn, mở rộng vòng tay thân ái để đón chào nhau với những chân tình nồng ấm và thắm thiết nhất..." hoặc "chân tình thắm thiết nhất trong gia đinh Thụ Nhân... " để lên tiếng dạy dỗ chúng tôi. Thực tình chúng tôi đã quá ngấy với sáo ngữ "bất đồng nhưng không bất hòa " mà chúng tôi đã nghe không biết bao nhiều lần rồi khi người ta muốn chúng tôi im miệng.

    Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng chúng tôi lên tiếng với ông. Vì chúng ta không cùng "chiến tuyến" và lý tưởng, xin đừng làm mất thì giờ của nhau thêm.

    Trân trọng kính chào ông.

    Trần Văn Lương

    Một người tị nạn


    (Còn tiếp, mời quí vị đón đọc phần 41)

Trang 1/3 123 cuốicuối

Similar Threads

  1. Những mảnh trời khác biệt
    By hung45qs in forum Tùy Bút
    Trả lời: 3
    Bài mới nhất : 10-19-2013, 03:01 AM
  2. Cây Nhà Lá Vườn
    By 72f219longma in forum Hình Trong Tuần
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 10-17-2009, 04:55 PM
  3. Mảnh Tình Bỏ Lại
    By Longhai in forum Truyện ngắn
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 04-08-2009, 05:05 AM
  4. Vỡ mảnh Tinh Cầu cua NT DVAH .
    By loibangTQLC in forum Truyện ngắn
    Trả lời: 2
    Bài mới nhất : 03-27-2009, 03:10 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •