(Tìm hiểu về tổ chức Quốc Phòng và quân đội CSVN, nguồn từ http://www.x-cafevn.org/)
Trích:
................................................ "Bộ quốc phòng là cơ quan trực thuộc chính phủ, có nhiệm vụ quản lý và điều hành quân đội nhân dân Việt Nam trên bình diện chiến lược, và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc, phòng thủ quốc gia."

Trích:

Trụ sở đặt tại số 1, đường Nguyễn Tri Phương, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Theo tổ chức của đảng cộng sản Việt Nam, bộ trưởng bộ quốc phòng thường là một quân nhân, hiện nay là đại tướng Phùng Quang Thanh (ủy viên bộ chính trị, phó bí thư đảng ủy quân sự trung ương, ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia). Trên nguyên tắc phụ tá bộ trưởng gồm 4 thứ trưởng cấp thượng tướng : Nguyễn Khắc Nghiên (tổng tham mưu trưởng, ủy viên thường vụ đảng ủy quân sự trung ương), Nguyễn Huy Hiệu, Phan Trung Kiên, Nguyễn Văn Được; tất cả đều là ủy viên ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Trong thực tế, những người điều hành thực sự quân đội là chủ nhiệm 5 tổng cục : chính trị, kỹ thuật, tình báo, hậu cần và công nghiệp quốc phòng.

Bộ trưởng quốc phòng và các thứ trưởng có nhiệm vụ quản lý và điều hành bộ tổng tham mưu, 5 tổng cục và một số cơ quan chức năng trực thuộc. Về mặt lãnh thổ, bộ quốc phòng còn quản lý 8 quân khu. Tất cả các chỉ huy trưởng cấp cao thuộc bộ quốc phòng, các binh chủng, quân chủng và quân khu đều là ủy viên ban chấp hành trung ương đảng.

Trong thực tế, cơ quan lãnh đạo thực sự quân đội là "đảng ủy quân sự trung ương", gọi tắt là "quân ủy trung ương", được thành lập từ tháng 1-1946, gồm một số ủy viên ban chấp hành trung ương công tác trong quân đội và một số ủy viên ban chấp hành trung ương công tác ngoài quân đội, tất cả được đặt dưới sự lãnh đạo của bộ chính trị. Nhiệm vụ của quân ủy trung ương là đề xuất lên ban chấp hành trung ương đảng cộng sản những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng ; lãnh đạo mọi mặt trong quân đội.

Quân ủy trung ương còn trực tiếp và thường xuyên lãnh đạo Tổng cục chính trị quân đội là đơn vị huấn luyện tư tưởng và bảo vệ đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước. Trong thực tế chính Tổng cục chính trị mới là cơ quan lãnh đạo quân đội vì nắm tư tưởng. Chủ nhiệm tổng cục này hiện nay là đại tướng Lê Văn Dũng, bí thư trung ương đảng cộng sản, cựu tổng tham mưu trưởng quân đội. Chủ tịch đảng ủy quân sự trung ương thường là tổng bí thư đảng cộng sản đương nhiệm, từ 2001 đến nay là tổng bí thư Nông Đức Mạnh ; chức phó chủ tịch quân ủy trung ương từ năm 1986 đến nay dành cho bộ trưởng bộ quốc phòng, hiện nay là đại tướng Phùng Quang Thanh. Hai người này chỉ có hư vị.

Việc thành lập cơ quan lãnh đạo trực tiếp quân đội này gây ra khá nhiều tranh cãi trong nội bộ đảng cộng sản : bộ quốc phòng có vai trò gì trong cơ cấu tổ chức quân đội ? Chính vì không tìm ra được một giải thích rõ ràng , cơ quan này mang rất nhiều tên qua các thời kỳ. Đảng ủy quân sự trung ương được thành lập năm 1946 với tên gọi ban đầu là Trung ương quân ủy, sau đổi thành Tổng chính ủy (từ tháng 8-1948 đến tháng 5-1952), rồi Tổng quân ủy (tháng 5-1952 đến tháng 1-1961), Quân ủy trung ương (tháng 1-1961 đến tháng 12-1982), Hội đồng quân sự (tháng 12-1982 đến tháng 7-1985), từ ngày 4-7-1985 là Đảng ủy quân sự trung ương. Đây là một cơ chế chỉ có trong quân đội cộng sản và các chế độ độc tài nhằm kiểm soát tư tưởng và hành động của từng quân nhân (để tránh đảo chánh).

Trong hệ thống quân giai, các chức vụ cao nhất trong quân đội cộng sản là tổng tham mưu trưởng, chủ nhiệm tổng cục chính trị.

Từ 2005 trở lại đây, trách nhiệm của từng chức vụ được qui định lại như sau :

- Các chức vụ bộ trưởng, tổng tham mưu trưởng, chủ nhiệm tổng cục chính trị có cấp bậc quân hàm cao nhất là đại tướng ;

- Chức vụ tư lệnh quân khu, tư lệnh quân chủng, tư lệnh bộ đội biên phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là trung tướng ; hiện nay quân hàm trung tướng và phó đề đốc hải quân do thủ tướng chính phủ kiêm phó chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia ký quyết định phong cấp.

- Chức vụ tư lệnh quân đoàn, tư lệnh binh chủng có cấp bậc quân hàm cao nhất là thiếu tướng;

- Chức vụ phó tư lệnh quân đoàn, phó tư lệnh binh chủng, sư đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là đại tá;

- Chức vụ lữ đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là thượng tá;

- Chức vụ trung đoàn trưởng, trung đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất trung tá;

- Chức vụ tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là thiếu tá;

- Chức vụ đại đội trưởng, đại đội phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là đại Uý;

- Chức vụ trung đội trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là thượng Uý.

Từ 1956 đến nay, quân đội cộng sản Việt Nam có 12 đại tướng, trong số đó 6 người hiện còn sống : Võ Nguyên Giáp (sinh 1911), Lê Đức Anh (1920), Nguyễn Quyết (1922), Phạm Văn Trà (1935), Phùng Quang Thanh (1949, đang tại chức) và Lê Văn Dũng (1945, đang tại chức) ; 33 thượng tướng, trong đó 5 người còn đương nhiệm : Nguyễn Huy Hiệu (1947), Nguyễn Văn Rinh (1942), Nguyễn Văn Được (1946), Phan Trung Kiên (1946), Nguyễn Khắc Nghiên (1951) ; 149 trung tướng, trong đó 43 người đang tại chức ; 293 thiếu tướng, trong đó 134 người đang tại chức.

Năm 1958, chế độ quân hàm mới chính thức được áp dụng rộng rãi và ổn định từ đó đến nay, trừ một vài thay đổi nhỏ. Hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay có 3 cấp : Tướng, Tá, Uý, mỗi cấp có 4 bậc được phân theo số sao: Đại (4 sao), Thượng (3 sao), Trung (2 sao) và Thiếu (1 sao), riêng cấp Uý có thêm bậc Chuẩn Uý (sĩ quan chuyên nghiệp). Dưới quân hàm sĩ quan là các quân hàm Học viên, Hạ sĩ quan và Chiến sĩ. Hạ sĩ quan (cấp sĩ) có 3 bậc : Thượng, Trung và Hạ. Cấp Binh (Chiến sĩ) có 2 bậc : Nhất và Nhì.

Cấp hàm Thượng tướng, Thượng tá và Thượng Uý được quy định từ năm 1958. Cấp hàm Thượng tá bị bãi bỏ năm 1983 rồi được khôi phục lại từ năm 1992. Các cấp hàm có tên gọi riêng trong hải quân : Đô đốc (tương đương Thượng tướng), Phó Đô đốc (tương đương Trung tướng), Chuẩn Đô đốc (tương đương Thiếu tướng) được quy định lần đầu tiên trong Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981.

Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định cần cho công tác chỉ huy chiến đấu, do đó làm công tác chuyên môn nghiệp vụ dài hạn trong quân đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Sĩ quan chuyên nghiệp không làm công tác chỉ huy, quản lý. Cấp hàm thấp nhất của sĩ quan chuyên nghiệp là Chuẩn Uý và cao nhất là Thượng tá.

Quân hàm Quân đội Nhân dân Việt Nam có hai hình thức chính là quân hàm chính thức và quân hàm kết hợp. Quân hàm chính thức là cấp hiệu đeo ở trên vai áo. Quân hàm kết hợp là phù hiệu binh chủng kết hợp cấp hiệu đeo ở trên ve áo (còn gọi là quân hàm dã chiến). Sĩ quan chuyên nghiệp không đeo quân hàm kết hợp. Quân hàm Chuẩn Uý không áp dụng cho sĩ quan chỉ huy.

Hiện nay Việt Nam có hai lực lượng võ trang : công an và quân đội. Trong quân đội có ba thứ quân : chủ lực (cơ động), địa phương (đồn trú) và dân quân-tự vệ. Trừ dân quân-tự vệ là lực lượng bán quân sự do địa phương quản lý, số còn lại là quân đội chuyên nghiệp và được tổ chức chính quy, đặt dưới quyền quản trị của bộ quốc phòng, trong thực tế do đảng ủy quân sự trung ương lãnh đạo.

Cấp tổ chức của quân đội cộng sản Việt Nam từ thấp đến cao là tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn (trước đây gọi là đại đoàn). Cấp cao nhất là quân đoàn (tức binh đoàn), mổi quân đoàn gồm nhiều sư đoàn và binh chủng riêng. Hiện nay trên toàn quốc có 10 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 68, 34. Đây là quân chủ lực cơ động.

Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ "một thủ trưởng". Trước đây, khi thực hiện chế độ "hai thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Trong chế độ một thủ trưởng, như tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, sư đoàn trưởng, quân đoàn trưởng, chính trị viên là những tham mưu trưởng và cấp phó. Do đó, về tổ chức không có gì thay đổi, chỉ cách đặt tên là thay đổi. Những tham mưu trưởng và phó này mới là người lãnh đạo thực sự quân đội. Bộ tổng tham mưu mới là cơ quan lãnh đạo trực tiếp quân đội.

Tiếp...