Remember ?

kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Tựa Đề: Đại tá NGUYỄN XUÂN VINH giải ngũ, hay... ?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #3
    Moderator
    Nguyen Huu Thien's Avatar
    Status : Nguyen Huu Thien v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jul 2014
    Posts: 687
    Thanks: 59
    Thanked 57 Times in 18 Posts

    Default

    KQVN: Thặng dư nhân tài!

    Tôi hoàn toàn đồng ý với NT NGHỊCH NHĨ về việc một nhân tài với hai cái bằng Tiến sĩ - Khoa học Không gian tại Đại học Colorado, Hoa Kỳ, và Toán học tại Đại học Sorbonne, Pháp quốc - như Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh mà về VN sẽ không có cơ hội thi thố tài năng, ứng dụng kiến thức của mình. Thà ở lại Hoa Kỳ để góp phần vào việc phụng sự nền khoa học của nhân loại nói chung.

    Về “lời đồn giáo sư Nguyễn Xuân Vinh viết về Quỹ đạo của Phi thuyền không gian” mà NT NGHỊCH NHĨ nghe được, thực tế như sau:

    Năm 1962, khi ông Nguyễn Xuân Vinh sang Đại học Colorado, Hoa Kỳ, tiếp tục việc học để lấy bằng Tiến sĩ thì cũng là lúc cơ quan NASA tài trợ cho trường này một học bổng Tiến sĩ về “nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền không gian”.

    Tôi không được biết có ứng viên nào khác tranh học bổng này với ông Nguyễn Xuân Vinh hay không, chỉ biết tới năm 1965 ông trở thành người Việt Nam đầu tiên và cũng là nghiên cứu sinh đầu tiên của Đại học Colorado được cấp bằng Tiến sĩ Khoa học Không gian. Theo trang mạng Wikipedia, những lý thuyết về tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền không gian của ông Nguyễn Xuân Vinh “đã góp phần quan trọng trong việc đưa các Phi thuyền Apollo lên Mặt trăng thành công, đồng thời cũng được ứng dụng vào việc thu hồi các Phi thuyền con thoi trở về Trái đất an toàn”.

    Sau đây, để tránh mang tiếng chỉ biết “ca tụng” ông Nguyễn Xuân Vinh, tôi xin viết về một vị Tiến sĩ khác trong KQVN, ngày ấy đã phải ngồi chơi xơi nước ở Biên Hòa và Tân Sơn Nhất gần 2 năm, sau 1975 mới được trọng dụng tại Pháp và Hoa Kỳ. Đó là Đại tá NGUYỄN DƯƠNG.

    Tôi không có cơ hội tìm hiểu ông Nguyễn Dương xuất thân quân trường nào, chỉ biết khi xảy ra cuộc tấn công của Việt Cộng hồi Tết Mậu Thân 1968, ông mang cấp bậc Thiếu tá, phục vụ tại Liên Đoàn 33 Kỹ Thuật, thuộc Không Đoàn 33 Chiến Thuật ở Tân Sơn Nhất.

    Trong bài viết “Trận Mậu Thân 1968 tại CCKQ Tân Sơn Nhứt và cái chết của cố Chuẩn tướng Lưu Kim Cương” do tác giả Thiên Ân viết theo lời kể của Ðại tá Phùng Văn Chiêu - đã được đăng trên HQPD, mục Quân Sử Không Quân - có đoạn viết về ông Nguyễn Dương như sau:

    “Ngoài ra còn một việc mà cho tới nay, Ðại tá Chiêu vẫn thắc mắc và không thể quên, là trong cuộc tấn công đợt 1 của VC, ngoài các sĩ quan có trách nhiệm phòng thủ, có một sĩ quan bên Liên Ðoàn 33 Kỹ Thuật là Thiếu tá Nguyễn Dương, trong suốt thời gian trận chiến diễn ra ở TSN (1 tuần lễ) đã luôn luôn hiện diện, hướng dẫn cho binh sĩ dưới quyền kỹ thuật tác chiến, phân công, đôn đốc trong việc bảo vệ các ụ C-47 cũng như đáp ứng nhu cầu hành quân cấp bách.

    Nếu ngày đó TÐ267 của VC vượt qua được tuyến phòng thủ B, thì chỉ còn 50m nữa là tới các ụ C-47 và khu kỹ thuật, chắc chắn Thiếu tá Nguyễn Dương và anh em binh sĩ kỹ thuật sẽ bị chúng tiêu diệt. Sau đó, Ðại tá Lưu Kim Cương đã đề nghị thăng cấp Trung tá đặc cách mặt trận cho Thiếu tá Nguyễn Dương. Nhưng rồi trong số những vị Thiếu tá tiến ra trước mặt Thiếu tướng Tư lệnh KQ Trần Văn Minh để được gắn cấp bậc Trung tá nhờ công trạng trong Tết Mậu Thân đã không hề có Thiếu tá Nguyễn Dương mà có vài sĩ quan khác không thuộc KÐ33CT, cũng không có công trạng, nhưng lại được thăng cấp.” (ngưng trích)

    * * *

    Đường binh nghiệp và học vấn của ông Nguyễn Dương từ năm 1968 tới 1973 ra sao tôi không được biết rõ, chỉ biết năm 1973 ông mang cấp bậc Trung tá, du học Hoa Kỳ trở về với bằng Tiến sĩ Hàng không (*), chờ được Văn Phòng Tham Mưu Phó Tiếp Vận BTL/KQ bổ nhiệm chức vụ.

    Cũng nên biết, trước năm 1975, do nhu cầu bành trướng quá nhanh của KQVN, ngành kỹ thuật & tiếp vận rất thiếu “chuyên gia cấp thấp” trong khi lại dư “nhân tài cấp cao”!

    Ý tôi muốn nói trong khi hạ tầng cơ sở - cấp Trưởng Phòng, Trưởng Đoàn, Trưởng Xưởng - luôn luôn thiếu sĩ quan cấp úy có bằng cấp chuyên môn (vì đào tạo không kịp) thì lại có khá nhiều sĩ quan cao cấp xuất thân Trường Võ Bị Không Quân Pháp (Salon-de-Provence) sau đó theo học Trường Kỹ Thuật Rochefort, bằng tốt nghiệp tương đương Kỹ sư Hàng không, nhưng không có đủ chức vụ tương xứng để “điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa”!

    “Kỹ sư Hàng không” mà còn không có chức vụ tương xứng nói gì tới “Tiến sĩ”!

    Vì thế BTL/KQ đã phải “chế” thêm chức vụ “Tham mưu trưởng” tại Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật & Tiếp Vận Không Quân (BCH/KT&TV/KQ) ở Biên Hòa để đưa Trung tá Nguyễn Dương về nắm giữ.

    Cũng hợp lý thôi: BCH/KT&TV/KQ là một trong ba đại đơn vị biệt lập có cấp số tương đương sư đoàn (hai đơn vị còn lại là TTHLKQ và BCH Hành Quân KQ) thì cũng phải có một ông Tham mưu trưởng chứ!

    Nhưng trên thực tế, Đại tá (sau lên Chuẩn tướng) Từ Văn Bê, Chỉ huy trưởng BCH/KT&TV/KQ, không biết trao công việc gì cho Trung tá Nguyễn Dương ở một đơn vị mà nhiệm vụ chính chỉ là bảo trì (maintenance) và tiếp vận (logistics).

    Tôi chưa bao giờ thấy ông Nguyễn Dương rời khỏi buildding Bộ chỉ huy đi thăm các đơn vị trực thuộc – nơi có ít nhất hai ông Đại tá xuất thân Salon-de-Provence; mỗi tuần có lẽ ông chỉ gặp gỡ các ông đơn vị trưởng một lần duy nhất trong buổi họp sáng Thứ Hai (mà tôi là Thư ký lập biên bản).

    Hoạt động duy nhất của ông mà tôi được biết trong thời gian ông giữ chức Tham mưu trưởng BCH/KT&TV/KQ là... viết bài (về đề tài hàng không) cho báo Lý Tưởng của BTL/KQ!

    Tới Biên Hòa được vài tháng, Trung tá Nguyễn Dương được thăng cấp Đại tá, và không hiểu vì ông khiếu nại hay do các sếp lớn ở BTL/KQ nghĩ lại mà ông được đưa trở về Tân Sơn Nhất, ngồi đuổi ruồi trong Phòng Bảo Trì thuộc VP/TMP Tiếp Vận cho tới ngày mất nước.

    Còn tại Biên Hòa, sau khi ông Nguyễn Dương ra đi, chức vụ “Tham mưu trưởng” của BCH/KT&TV/KQ đã bị dẹp bỏ!

    Riêng tôi cũng quên luôn vị Đại tá vị cựu Tham mưu trưởng của mình.

    Mãi cho tới cách đây khoảng 4, 5 năm, tôi tình cờ đọc được một bài viết ngắn về tiểu sử và thành đạt cũng như hoạt động sau năm 1975 của ông Nguyễn Dương trên Facebook của một đàn anh Thiếu tá cùng đơn vị. Rất tiếc, nay tôi tìm để đọc lại mới biết đàn anh này có thói quen lâu lâu lại delete những trang cũ trên Facebook của mình, trong đó có bài viết về cựu Đại tá Nguyễn Dương!

    Tất cả những gì tôi còn nhớ đại khái chỉ là:

    - Trước năm 1975, có thời gian Đại tá Nguyễn Dương được biệt phái sang một cơ quan chính phủ (tôi không nhớ thuộc Bộ nào) để đại diện VNCH tham gia Kế Hoạch Colombo trong việc kiểm soát tài nguyên ở vùng Đông Nam Á từ trên không.

    - Sau năm 1975, ông sang Pháp và được mời giảng dạy trên đại học.

    - Mấy năm sau, ông sang Hoa Kỳ nắm giữ một vai trò quan trọng trong chương trình chế tạo phi cơ không người lái (UAV: unmanned aerial vehicle, thường được gọi ngắn gọn là “drone”).

    KQ Nguyễn Hữu Thiện


    CHÚ THÍCH:

    * Tiến sĩ Hàng không
    . Ngày ấy tôi chỉ nghe mọi người gọi bằng cấp của ông Nguyễn Dương là “Tiến Sĩ Hàng Không” mà không biết tiếng Anh gọi học vị này là gì.
    Chỉ biết học vị “Cao Học Hàng Không” của Trung tá Nguyễn Tú, cũng thuộc VP/TMP/TV BTL/KQ, người cầm đầu chương trình chế tạo chiếc phi cơ Tiền Phong 001 của KQVN, tiếng Anh gọi là “Master of Aeronautical Engineering”
    .

  2. The Following 4 Users Say Thank You to Nguyen Huu Thien For This Useful Post:

    Cù Hanh (08-25-2020), hoang yen (08-25-2020), khongquan2 (08-24-2020), KiwiTeTua (08-25-2020)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 09-24-2018, 07:10 PM
  2. Vui Đời Toán Học - NT Nguyễn Xuân Vinh
    By hung45qs in forum Tin Sinh Họat KQ
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 01-11-2013, 04:51 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 10-15-2012, 07:29 PM
  4. Tuổi Đá Buồn Nguyễn Thế Vinh
    By 72f219longma in forum Nhac Trữ Tình
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 10-10-2009, 01:10 AM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •