**7

Tư Cầu đành bước lại đặt tay vào nắm lấy mép bàn dở hổng lên. Anh ta ngócon Ba rồi hỏi trống không:
- Bây giờ khiêng đem đi đâu nè?
Con Ba chỉ vào phía trong:
- Đem vô để trong góc kia giùm tôi, chỗ gần cái tủ đứng đó!
Tư Cầu quay sang bác Tám:
- Đi bác, khiêng phứt cho rồi để còn xuống làm công chuyện khácchớ! Ứ hự, ở chỗ sáng trưng hổng muốn lại đòi dời vô chỗ tối hù!
Nghe nói như thế, con Ba cười mủm mỉm nghiêng đầu nghìn theo Tư Cầu đứng khomlưng cùng với bác Tám lúc thúc khiêng bàn phấn đặt vào chỗ mới.
Xong xuôi đâu đó, Tư Cầu đưa tay ngoắc bác Tám:
- Thôi mình đi xuống bác!
Con Ba vội chạy lại đứng chận ở cửa:
- Ý khoan đã! Tôi còn nhờ thêm một việc nầy nữa mà! (rồi nó quay sangbảo bác Tám) Nè bác, tôi nhờ bác chạy xuống dưới nhà lấy lên kềm búavà một mớ đinh bốn năm phân gì đó, để tôi... cậy anh Tư đóng giùm tôimấy chỗ nầy nữa...
Bác Tám chưa kịp trả lời thì Tư Cầu đã lách mình xông tới trước:
- Nè bác Tám, bác ở trên nầy đi, để tui xuống dưới lấy đem lên cho!
Nhưng con Ba vẫn đứng chận ở cửa và ngó bác Tám lườm lườm:
- Bác Tám đi lấy giùm tôi đi bác! Bác biết chỗ, chớ anh Tư đây cóbiết đâu! Đi đi bác!
Con Ba vừa nói vừa hất hàm như để hối thúc thêm bác Tám. Bác ta đứng lớngớ ở đó một đôi giây rồi thở dài bước ra khỏi cửa.
Thật tình bác cũng chẳng rõ chỗ để kềm búa ở đâu! Hơn thế nữa, khinhận thấy con Ba hối bác đi và một hai giữ Tư Cầu ở lại, bác càng thêm rốiruột rối gan không biết tìm cách gì để “giải vây” cho người bạn trẻtuổi ấy.
Đi được hai bước, bác quay vụt trở lại, và cũng vừa lúc đó con Ba đangvói tay đóng cửa. Bác vội kêu lên:
- Dạ thưa bà hai!
Con Ba ngừng tay lại, ló đầu qua kẹt cửa, cau mặt hỏi:
- Gì nữa đó bác?
Bác Tám ấp úng:
- Dạ... chỗ để kềm búa... tôi cũng chưa rành...
- Hứ, có vậy mà cũng kêu giựt ngược người ta lại! Bác không biết thìxuống hỏi mấy anh em ở dưới nhà.
- Dạ ở dưới nhà chắc cũng hổng có gì trước đây đã có lần tuitính mượn để đóng guốc... Dạ mấy thứ đó bên công xưởng mới có...
Con Ba cằn nhằn:
- Thì bác làm ơn đi tuốt qua bển mượn không được sao? Thôi đi giùmtôi một chút bác! (nhưng rồi nó lại cười một cách đầy ẩn ý và chậmrãi nói tiếng) Mà bác cũng cứ thủng thẳng nghen! Công việc nầycũng không gấp mấy... tôi còn nhờ anh Tư xếp dọn lại cái nầy nữa...
Đoạn nó đóng sập cửa lại...
Bác Tám định nói thêm nữa nhưng không kịp. Bác nhìn trân trối vào cáinắm cửa hình hột xoài đang từ từ xoay qua một vòng rồi ngừng hẳn, vàbác toát mồ hôi khi nghe có tiếng chìa khóa rột rẹt trong ổ... tiếngcái chốt cửa bật qua nghe cái “cắc”... rồi tiếng chìa khóa bị rút tuộtra...
Bác lắc đầu năm bảy cái để định thần lại, rồi lẩm bẩm nói một mình nhưthan như thở:
- Ý trời ơi! Cái điệu nầy thì nguy cho chú Tư nó đến nơi rồi còn khỉ gì!Hèn chi bả bày đặt sai mình đi lấy kềm lấy búa: kềm búa ở tuốt bêncông xưởng, và chắc bà nội đó bả cũng dư biết là mình không thể léohánh sang bên đó được!
Bác luýnh quýnh đi tới đi lui trong hành lang lầu như gà mắc đẻ, rồichạy tuốt ra phía cửa sổ trước nhà ngó mông dưới đường để... chắclưỡi liên hồi:
- Cha, rủi thẳng hai nó trở dìa bất tử thì trời xuống đây bây giờcản nó cũng hổng nổi! Sao chú Tư hồi nãy chú hổng vọt mẹ chạy xuốnglầu cho rồi. Mình biết trước là thế nào cũng có ngày nầy thì đúng ylà... có cái ngày nầy!
Vừa lúc đó, nghe có tiếng giựt cửa rầm rầm đằng phía buồng ngủ của conBa nên bác quầy quả chạy trở lại. Bác định lên tiếng hỏi Tư Cầu nhưng rồi lại không dám. Bỗng có tiếng lahét của anh ta vọng ra khiến bác nghiêng tai sát gần thêm cánh cửamột chút nữa. Cái hột xoài cửa lại bị vặn, bị giựt nghe rầm rầm, rồicó tiếng Tư Cầu quát tháo ở trong phòng:
- Có mở cửa ra hông tui đạp bể tung hết bây giờ?
Tiếng nhỏ nhẹ của con Ba đáp lại:
- Anh Tư, anh sao kỳ quá! Thì có cái gì để thủng thẳng rồi mình tínhvới nhau chứ chưa chi anh dộng cửa ầm ầm như vậy đã không có ích gìmà còn nguy hiểm nữa là khác! Đây, em hỏi anh, rủi lính canh ở dướinghe thấy, tụi nó chạy lên đây hỏi rồi anh tính làm sao nè?
Bác Tám nghe câu hỏi đó cũng bắt... ớn xương sống và bác lắng tai kỹđể coi Tư Cầu trả lời ra sao...
Mãi một hồi lâu sau, bác mới nghe tiếng Tư Cầu và lần nầy hết còn hunghăng như trước mà có vẻ rụt rè lo ngại và có giọng thở than:
- Đọ, anh đã nói mà em hổng chịu nghe, em làm như vậy rủi tụi lính nólên rồi biết trả lời ra sao bây giờ? Còn ông nội quan hai nữa! Cáiđiệu nầy là em đưa đầu anh cho tây nó nã đạn vô chớ thương yêu, nhớnhung cái gì mà... ác nhơn sát đức dữ vậy!
Có tiếng con Ba cười nho nhỏ rồi một giọng nói ngọt như mía lùi đáplại lời Tư Cầu:
- Anh khéo lo thì thôi! Em nói như vậy chớ thử thời tụi lính canh cónghe động chạy lên em cũng dư sức trả lời! Bất quá em nói em nhờ anhđóng sửa cái bản lề hay cái ống khóa cửa... Đó là cách thứ nhất vàcòn một cách thứ hai nữa anh còn muốn biết không hả anh Tư?
Tiếng của Tư Cầu rụt rè hỏi lại:
- Còn cách gì nữa em nói phứt đi để mình... liệu coi cái nào hay hơnhết.
- Anh muốn biết hả? Cách nầy thì... sẵn đây vui miệng em nói luônchơi chớ... hổng có xài đến đâu! Đây nè, nếu em ác và nếu anh...không biết điều, có tụi nó lên em sẽ nói... em sẽ nói là anh khóacửa lại để làm hỗn với em, em chống trả nên chạy vuột ra đập cửa rầmrầm để kêu cứu đó! Em nói sơ sơ như vậy anh nghe có lý hông?
Ở ngoài nầy bác Tám nghe con con Ba nói như thế bác cũng đủ mướt mồ hôi trán.Và bác không lấy gì làm lạ khi nghe Tư Cầu kêu lên mấy tiếng gần như thấtthanh:
- Ý trời trời... em nói giỡn hay là nói thiệt đó? (nhưng rồi giọngnói của anh ta trở nên hơi hơi cứng cỏi, dường như là ráng làm tỉnhlại) Nhưng em nói dựng đứng như vậy chưa chắc tụi nó tin em, cònanh đây nữa chi? Bộ anh hổng có miệng hay sao?
Tiếng con Ba cười giòn tan:
- Thôi đi tía non! Thôi đi cưng ơi, cưng đừng làm ra bộ là khôn khéohơn người ta... Thì đây, nếu em muốn cho tụi nó tin chắc cứng lời emthì dễ ợt mà! Anh coi, em làm như vầy nè... nè...
Bác Tám nghe tiếng nút áo tuột mạnh ra khỏi khuy kêu bừng bực, rồitiếng rơi “xạch” của một vật gì, ý chừng cũng nhẹ nhàng lắm, bịliệng xuống sàn gạch bông gần sát một bên cánh cửa.
Giọng nói đỏng đảnh của con Ba lại vang lên:
- Rồi em vò cho rối nùi tóc tai nữa nè... Rồi em... nè anh Tư anhmuốn hông, em làm tới cho mà coi! Còn cái nầy nữa nè... em...
Có tiếng Tư Cầu hớt hải chận ngang:
- Thôi, thôi em Ba ơi! Nội bấy nhiêu đó cũng đủ chết anh rồi... (rồibác Tám nghe Tư Cầu kêu ú ớ) Coi coi... bộ em tính... Tội nghiệp anh mà em!
Tiếng con Ba cười rộ lên, kế tới một giọng nói ra vẻ chanh chua:
- Cha! Ở trong nầy lâu ngày chầy tháng thèm thấy mồ bây giờ người tađem dưng tới miệng còn làm bộ mại hơi hoài! Anh thiệt anh hổng thèmphải hông? Anh ngon anh nói một cái một đi! Khoái chí tử mà còn làmbộ nói “tội nghiệp”!
Tiếng Tư Cầu ấp úng van nài:
- Thôi mà em, em nói nặng nói nhẹ anh làm gì! Hổng nói giấu chi emtrong hoàn cảnh tù tội... khô đói mà gặp dịp như vầy là... nhứt hạngrồi còn gì nữa! Nhưng em hổng ngó lại sau lưng: rủi thằng nào nóthấy nó đi thọc bậy một cái thì kể như đời của anh tàn gấp, hay làrủi ông quan hai ổng trở dìa bất tử thì... mạng của anh kể như “dĩtiệt”...
Giọng của con Ba đáp lại vẫn không có vẻ gì nao núng mà còn như thêmcả quyết nữa là khác:
- Mốc xì họ! Thằng quan hai nó đi hội ít lắm cũng tới một giờ trưamới về, bộ anh nói em... làm ẩu hay sao? Còn cái chuyện “có ai khác”thấy thì anh khỏi lo, hay nếu có, thì chỉ có bác Tám biết được thôi! (rồicon Ba cười nói tiếp một cách như đắc ý lắm) Ví dầu bác có thấycũng hổng sao mà còn vững bụng thêm nữa!
- Ý trời ơi, ông già ấy ổng khó giàn trời mây! Chuyến nầy ổng biết ổng xài xể cho anh nghe, tàu ghe nào mà chở cho hết!
- Em đã nói: có bác mình thêm vững, có bác thì dầu muốndầu không bác cũng phải canh chừng giùm cho hai đứa mình, kẻo rủi racó bề gì thì bác cũng bị họa lây chớ bộ giỡn sao! Ông già đó ổng rànhđời lắm thế nào mà ổng chẳng thấy cái chỗ “lợi hại” đó! Em nói nhưvậy có đúng không cưng?
Bác Tám nghe bấy nhiêu lời đó bắt nổi xung lên. Bác giơ tay lên địnhđập cửa kêu Tư Cầu để phá đám cho bõ ghét, nhưng rồi bác lại lắc đầu thởdài buông thõng tay xuống rủa thầm trong bụng:
- Thiệt là mình già mà còn bị mắc mớp con quỷ cái! Nó cao tay ấnquá cỡ như vậy hèn chi tây tà gì nó cũng xỏ mũi ráo nạo chớ đừng nóichi cỡ chú Tư!
Bỗng có tiếng Tư Cầu, giọng đứt khoảng vang ra, ban đầu còn cự nự, rồinhư van nài, rồi như chống chỏi, rồi như... chịu thua luôn:
- Coi, em làm gì kỳ vậy!... Cha, để khi khác hổng được sao em!... Anhnói hổng được mà! Ứ hự, cái điệu nầy... em hại anh có ngày...
Bác Tám không nghe con Ba nói năng gì hết mà chỉ có tiếng “ngừ ngừ”như khi bậm môi nghiến răng, văng vẳng lọt ra...
Bác thở hắt ra một hơi dài, lắc đầu nhún vai rồi nhón gót bước nhẹvề phía cửa sổ để canh chừng lối ra vào phía trước nhà... Bác Tám đứng trên cửa sổ lầu hết ngó mông ra phía dưới đườngđến trông chừng về phía cửa buồng của con Ba. Bác sốt ruột móc thuốc ra vấn hút, nhưng bác chỉ bập bập được một vàihơi rồi liệng mạnh điếu thuốc xuống lầu.
Bác tháo chiếc khăn tắm quấn nơi cổ ra lau mồ hôi trán rồi lẩm bẩmthan thở một mình:
- Thiệt là “tiền oan nghiệp chướng” gì á! Ai ăn dộng, ai sung sướnggì đâu hổng biết mà bắt thằng già nầy lo méo mặt! May mà bà nội đó bảkhéo canh cái ngày thằng quan hai nó đi hội, chớ hông thôi mình đâycũng... xón ra trong quần chớ phải chơi...
Rồi bác vừa ngáp dài vừa vung vai một cách khoái trá... Bỗng cótiếng con chó bẹc-giê kêu ử ử và sủa gâu gâu như đón mừng ai ở dướisân sau nhà. Bác Tám vội chạy ra phía cửa sổ ở phía sau lầu để vừa kịp thoángthấy viên quan hai bước vô nhà và con chó thì nhảy chồm chồm một bênchân chủ của nó.
Bác tái mặt chạy a lại buồng con Ba và đưa tay lắc lia lịa cái quảnắm hột xoài:
- Bà hai ơi, chết rồi!... Ông hai dìa tới dưới nhà kia kìa! Tư ơi Tư mauđi...
Bác chưa nói được hết câu thì đã nghe có tiếng giày của viên quan hainện thình thình trên mấy bực thang lầu.
Bác lại lắc lắc cái hột xoài và hớt hơ hớt hải báo động:
- Tới rồi bà hai ơi!
Tiếng viên quan hai xua đuổi con chó vọng lên càng làm cho bác Támquýnh ruột, trong lúc ấy cánh cửa buồng của con Ba vẫn chưa mở ra.
Bác Tám bỗng ngó thấy con sóc đang nhảy nhót trong lồng, và một ý haythoáng qua óc bác: bác vội vàng chạy lại mở toang lồng thò tay vàolôi tuột con sóc ra, thả nó xuống sàn gạch rồi giơ tay xua xua cho nóchạy xuống phía thang lầu.
Vừa lúc đó viên quan hai cũng vừa ló lên. Con chó bẹc-giê thoángthấy con sóc liền sủa vang rân và hăng hái vồ tới đuổi bắt... Con sóc hoảng sợ vừa kêu chéc chéc vừa nhảy phóc lên mặt bàn để gầnđó rồi phóng luôn lên cái mắc áo trên tường.
Viên quan hai sợ con chó vật chết con vật quý yêu của vợ nên vội xôngtới nắm lấy chiếc vòng da đeo cổ của con chó ghịt giữ lại, rồi ông tavừa quát tháo om sòm vừa chỉ chỏ mấy cái cửa sổ vì có ý sợ con sócphóng ra mất.
Bác Tám vội chạy lại phía cửa sổ và lừa lúc ấy, Tư Cầu cũng ở trong buồnghé cửa ló mặt ra có ý nghe ngóng động tĩnh. Bác Tám chạy xớt qua thấy vậy vội chụp tay anh ta lôi ra luôn:
- Chạy mau ra đóng cửa sổ phía đằng trước kia tía nội!
Tư Cầu vuốt sơ lại mớ tóc xõa trước trán rồi làm tỉnh bước ra phóng nhanhvề phía cửa sổ trước lầu. Đến ngang chỗ viên quan hai đứng giữ conchó, anh ta chạy bét bét ra và lấm lét ngó chừng sắc mặt của ông ta.Tiếng quát “mau lên” của ông nầy làm cho anh ta giựt mình nhưng yêntâm vì... mọi sự đều được bình an.
Trong lúc đó con Ba ở trong buồng khoan thai bước ra, rồi làm ra vẻmừng rỡ chạy a lại phía viên quan hai, nhưng khi thấy mặt mày ôngnầy có vẻ châm bẩm, cô ta hơi chột dạ. Cô ta vội đưa mắt tính kiếm bác Tám để dò coi việc gì đã xảy ra, nhưngbác nầy đang lui cui đóng cửa sổ. Vừa lúc đó viên quan đã lên tiếnggọi nó và chỉ lên phía chiếc mắc áo. Con Ba ngẩng vội đầu lên nhìn và khi thấy con sóc ngồi co ro trên ấy,cô ta phát cười to lên rồi chạy lại chìa tay lên. Con sóc không do dự gìhết nhảy phóc xuống lòng bàn tay chủ, rồi bò mau theo cánh tay đểxuống đeo cứng nơi ngực con Ba như có ý muốn được che chở.
Con Ba vừa vuốt ve con vật vừa đả đớt nói nựng:
- Sao con chạy đi đâu vậy! Bộ con chó dịch vật đó nó muốn ăn thịt conhả?... Ui cha tội nghiệp dữ hông!
Đoạn nó đem nhốt con sóc vào lồng...
Vừa lúc ấy, bác Tám đã bước đến dừng liền một bên.
Con Ba kiếm chuyện hỏi bác:
- Nè bác Tám, tôi nhớ hồi nãy tôi đã khóa cái chốt cửa lồng lại rồi mà!
Bác Tám cười như mếu:
- Dà phải đa, nhưng cũng nhờ có con sóc này... sút chuồng kịp lúc...Dạ nhờ vậy mà có ông hai phụ lực kềm giữ con chó tây và... và chú Tưnó kịp chạy đi đóng cửa sổ phụ với tui, chớ không thôi thì...
Con Ba đỡ lời bác liền:
- ... Thì con sóc cưng của tôi chạy mất chớ gì. (rồi nó nháy nháy mắtra hiệu rằng mình đã hiểu ý bác Tám và đon đả nói tiếp) Cha, tôi cám ơnbác Tám nhiều lắm nghen! Thiệt cũng nhờ bác...
Viên quan hai đã tiến đến khoác tay vợ và con Ba cũng vội quay lạimỉm cười, mặt mày tươi rói.
Bác Tám thấy ông ta hất hàm về phía bác và Tư Cầu rồi xì xồ hỏi con Ba, connầy lanh miệng đáp lại một hơi và giơ tay chỉ chỏ tủ bàn trong buồng. Viên quan hai gật gù ra vẻ hài lòng rồi bế thốc con con Ba lên lòng đểvừa gầm gừ vừa hôn hít làm cho con này có lúc cười hăng hắc, có lúckêu ai ái...
Thấy vậy bác Tám ngoắc Tư Cầu lại rồi cả hai len lén bước xuống thang lầu.

x
x x
Ra đến sân sau bác Tám mới đứng lại, chống nạnh lên, chậm rãi hỏi Tư Cầu:
- Chắc bây giờ chú Tư nó vừa lòng lắm hén?
Tư Cầu cúi đầu làm thinh và lấy tay phủi phủi một sợi tóc quăn còn đeodính trên chỗ gần nách áo.
Bác Tám thở phào ra một hơi dài rồi ra giọng chua chát nói thêm:
- Đó chú thấy không, qua đã nói đâu thì có đó vậy mà bữa hổm hễ quađộng tới là chú em cự nự thiếu điều vuốt mặt không kịp?
Thấy bác Tám cự nự riết tới, Tư Cầu cũng bắt bực mình và nói sẵng lại:
- Bộ tại tui sao mà bác cằn nhằn hoài vậy!
Bác Tám không nhịn được cười:
- Hổng có chú em vô đó thì làm sao sanh chuyện được! Mà thôi, taiqua nạn khỏi rồi qua cũng mừng, thiệt hú hồn hú vía...
Tư Cầu cũng cười theo, rồi hỏi lại bác Tám:
- Bác canh chừng làm sao để cho thằng hai nó vô tới bên đít mà hổngbiết gì hết ráo vậy?
Bác Tám trợn mắt:
- Cha, nói coi sướng không! Ở ngoài nầy qua lo thấy mụ nội chớ bộ nhưchú em sao! Tại thằng hai nó dìa bất tử, mà nó lại để xe đậu bênphía văn phòng và cuốc bộ đi êm ru ở phía ngã sau mới thắt họng mìnhchớ! Trong lúc đó thì qua cứ ngó lom lom về phía cổng đằng trước!
Tư Cầu hỏi tới:
- Hèn chi... nhưng rồi bác làm sao chận nó lại? Hồi bác giựt giựtcánh cửa đó cho đến chừng tui ló ra cũng lâu ớn mà?
Bác Tám mỉm cười:
- Mà cha làm cái gì ở trỏng mà... chậm lụt quá vậy! Nghe động là phảivọt ra liền chớ chú em! May mà qua trông thấy có con sóc ở trong lồngnên qua thả mẹ nó ra để...”dục huỡn, cầu mưu” chớ hông chết nhăn răngcả đám rồi!
Tư Cầu cảm động nắm lấy tay bác:
- Thiệt tui cám ơn bác hết sức! Nếu hổng có bác thì không biết giờphút nầy tui và con Ba ra thế nào!
- Thôi chút đỉnh mà chú em, với lại bà hai bả cũng cám ơn qua nămbảy cái rồi! Qua nói đây không phải để khoe, chớ mấy người ỷ y cóthằng già này ở ngoài quá mà! Còn bà hai nữa, vậy mà bả nói là tớitrưa ông hai mới dìa! (rồi bác có dáng suy nghĩ nói tiếng) Thiệtqua phục mấy người là giỏi, chớ qua mà... hồi hộp như vậy, quahổng.... mần ăn được gì ráo!
Tư Cầu cười xòa xô nhẹ vai bác:
- Thôi đi bác! Bác mà lâm vào cảnh như tui thì cũng... mê mê ra vậychớ hơn gì! Tới chừng đó rồi mình sao... hết biết trời đất gì nữahết!
Bác Tám làm mặt ngiêm:
- Kỳ tới gặp cảnh như vậy chú em làm ơn làm phước “biết” có thằngnầy giùm qua một chút, chỉ xin chú em một chút xíu đó thôi.

x
x x
... Một buổi sáng nọ, trong lúc bác Tám và Tư Cầu cùng một số anh em khác nữa ratới sân nhà viên quan hai để làm “lao động” như mọi khi, thì thấy cómột chiếc xe mười bánh chực sẵn ở đó với mấy người lính tây và mộtviên thông ngôn.
Viên thông ngôn ngoắc tốp người lao động lại:
- Anh em ơi, bữa nay anh em theo tôi đi chợ chơi!
Một người trong bọn tù mừng rỡ hỏi lại:
- Đi chợ chơi thiệt sao sếp?
Viên thông ngôn cười đáp:
- Thiệt mà! Hôm nay anh em đi mua một mớ cây ván với tôi để về sửalại mấy chỗ hư mục trong các trại. Thôi, leo lên xe mau mau đi mấy chanội!
... Và tuy mọi người đều dư biết là lên xe để chạy vù lại chỗ mua câyván rồi về luôn, nhưng ai nấy đều có vẻ chộn rộn vì được dịp đi ra”ngoài đời”, được dịp tránh khỏi nhìn trong giây lát cái cảnh quánhàm của một chỗ ở mà ai cũng đều ngán như cơm nếp, nhứt là một chỗở mà họ không biết đến bao giờ mới rời khỏi được.
Chiếc xe quẹo ra đường cái chạy thẳng về phía Sài Gòn, và khi xe vượtqua một cái chợ buôn bán tấp nập, Tư Cầu có vẻ bực bội khi nhìn thấy dọctheo hai bên lề đường thiên hạ ai ai cũng đều có vẻ “bình yên vô sự”,có vẻ bằng lòng với cuộc sống lắm.
Những tiếng cười giòn tan của mấy chị đàn bà xách giỏ đi chợ vang thoángqua tai Tư Cầu làm cho anh ta nhăn mặt, anh ta day qua cằn nhằn với bác Tám:
- Hổng biết họ vui sướng cái gì mà sao ra ngoài nầy tui thấy mặt nàomặt nấy cũng... tươi rói hết vậy bác?
Bác Tám thở ra:
- Coi, mình ở tù chớ bộ họ ở tù sao mà chú bắt ai cũng phải mặt ủ màyê hết! Ở ngoài đời người ta vẫn sống như thường, thì cũng y như chúhồi còn ở vườn...
Tư Cầu vẫn càu nhàu:
- Nhưng họ làm như không thấy rằng có chiếc xe của tụi mình đi qua,và trong xe ấy có những thằng tù tội. Biết đâu một ngày nào đóđến phiên chồng họ, anh họ, cha họ cũng bị kẹt ngồi cú rũ trong xe nhưtụi mình. Thời buổi súng đạn nầy... nhấp nháy mấy hồi đó bác? Thìbác coi, trước đây có khi nào tụi mình nghĩ rằng có phen mình lọt vôtù đâu? Vậy mà cũng lọt tuốt luốt đó bác!
Bác Tám không mấy thích nghe những chuyện rắc rối đó nên bác xì mộttiếng:
- Ối thôi, dẹp mấy thứ chuyện đó qua một bên đi chú Tư! (rồi bácchắc lưỡi hít hà níu vai Tư Cầu chỉ về một đám phụ nữ áo xanh áo tím ríurít níu tay nhau chạy băng qua đường trước đầu xe) Ý chà chà,hằng hà sa số kìa chú Tư ơi! Nhờ mấy dịp này mà tụi mình đi “rửa” conmắt cho sướng chớ tội gì mà lẩm bẩm lầm bầm cho nó mệt thêm nữa!
... Qua khỏi Chợ Quán, chiếc xe quẹo vô đường đi lên cầu chữ Y vàđậu lại trước một cửa tiệm hai căn, bán cây ván và đồ sắt khá lớn.
Viên thông ngôn nhảy xống xe và hối liền:
- Thôi tới chỗ rồi, anh em xuống mỗi người một tay chất rút ba cáicây ván này lên xe rồi mình về cho sớm!
Trong lúc ấy, mấy người lính Tây cầm súng đứng bao quanh đó để canhchừng đám tù nhơn.
... Bác Tám kề tai nói nhỏ với Tư Cầu:
- Thiệt mới có tới nơi là nó hối đi dìa liền! Vậy mà hồi lên xe cònlàm bộ nói cho anh em đi chợ chơi chớ!
Tư Cầu mỉm cười đáp:
- Thì người ta phải nói như vậy cho nó... bùi tai một chút! Thôi rápvô khiêng cây cho rồi đi cha nội! Tự nãy giờ giữa hai tụi mình, chỉcó bác là gỡ gạc nhiều nhứt!
- Gỡ gạc cái gì chú Tư?
- Thì hôm nay Tây nó đãi bác một bữa “rửa con mắt” no nê rồi còn gìnữa! Tui nghe bác chắc lưỡi hít hà liên hồi mỗi khi có bóng áo xanháo đỏ xẹt qua, bộ hổng có vậy sao? Hay là bác còn đòi Tây nó chở đimột tua chợ Bến Thành nữa để ngắm nghía mấy cô mấy bà mặc đồ mốt!
Bác Tám xô mạnh Tư Cầu chúi tới:
- Thôi đi chú! Qua có chắc lưỡi hít hà để chỉ chỏ mấy cô cho chú emthưởng thức chơi chớ qua mà ăn thua gì!
Mấy anh em khác, mỗi người một câu, nói chuyện ồn ào trước cửa tiệmlàm cho viên thông ngôn phải hối thúc thêm một lần nữa:
- Mau lên chớ mấy cha nội! Mấy cha làm cái gì mà như họp chợ vậy!Đây nè, chỉ có hai đống cây ván chất bên nầy thôi... anh em quăng bỏhết lên xe rồi mình về!
Có người lên tiếng hỏi ông sếp:
- Sếp ơi sếp, hai đống cây tổ chảng như vầy một chuyến xe làm gì chohết hả sếp!
Viên thông ngôn ngắm nghía số cây ván rồi nói:
- Một chuyến chưa hết thì hai chuyến. Anh em sao lo quá! Mà mau lênchớ mấy cha cà rịch cà tang đứng đó... ăn trầu hút thuốc hoài sao!
Bác Tám vọt miệng nói chen vào:
- Sếp ơi, năm khi mười họa mới được ra ngoài đời một lần, sếp cũng làmphước huỡn đãi cho tụi nầy một chút... Bề gì thì nội buổi sáng nầy anhem cũng rinh hết hai đống cây ván này dìa trỏng... Và bữa nay cũnghên quá: từ sếp cho đến mấy ông Tây theo canh gác, ông nào ông nấycũng dễ dãi, cũng... nới nới cho anh em tụi tui hết!
Viên thông ngôn đành bọc xuôi theo:
- Thì ai có muốn làm khó làm dễ gì anh em đâu! Nhưng anh em cũngliệu... cựa quậy một chút chớ mình bê bối quá, tây tà nó cũng... khidễ!
Một vài tiếng cười vang lên làm viên thông ngôn hơi sượng mặt nên ôngta vội rảo bước về phía viên đội Tây đang ngồi một cách uể oải trênmột chồng cây ván gần đó.
... Trong lúc anh em can phạm đang hì hục khiêng cây ván chất lên xethì có một đứa bé trai ăn mặc xinh xắn lẫm đẫm bước lại. Có lẽ nóthấy đám người rộn rịp nên tò mò đi bê bê tới xem.
Một người trong bọn thấy đứa bé ngộ nghĩnh nên tươi cười ngoắc nólại:
- Ê tụi, lại đây chơi cho vui!
Thằng bé không nhát với người lạ chút nào mà còn bươn bả tới, vừalúc ấy có tiếng một chị vú kêu nheo nhéo ở phía sau:
- Bé Hai! Bé Hai! Mầy xớ rớ lại đó, cây ván rớt dập chưn dập cẳngmầy chết nghe hông!
Bác Tám đang cùng khiêng với Tư Cầu một cây đà dài cũng đứng rị lại nóichen vô nửa bỡn nửa thật:
- Coi, chỉ để nó lại chơi với tụi nầy một chút hổng được sao! Bộ chịnghe người ta thường nói “thứ dơ như tù” hay “đồ cho tù...” rồi chịlầm tưởng rằng tụi nầy cũng ẹ lắm hả? Thời buổi bây giờ thứ nầy cógiá lắm nghe chị!
Nghe bác Tám nói như thế, cả bọn cười rộ lên làm cho chị vú sượng trânđứng xa xa ra đó để trông chừng đứa bé.
Bác Tám có vẻ hả hê quay sang nói với Tư Cầu:
- Ê chú Tư, chú coi thằng nhỏ nầy dễ thương quá há! (rồi giọng bácbỗng trở nên buồn buồn) Hồi qua bị bắt thằng út của qua ở dưới nhàcũng cỡ đó, nhưng bây giờ chắc nó lớn xộn rồi...
Tư Cầu lôi cây đà đi tới:
- Thôi đem bỏ khúc cây nầy lên xe cho rồi, chớ cứ đứng ì đây chịutrận hoài sao bác!
Bác Tám buộc lòng phải cất bước nhưng vẫn ngó ngoái lại đứa nhỏ vàtrách Tư Cầu:
- Chú em chưa có con cái gì hết mà sao thấy con nít không ham vậy cà!Còn bây giờ qua thấy đứa nhỏ nào qua cũng bắt nhớ bầy trẻ ở dưới nhàquá đỗi!
Tư Cầu cười khan:
- May mà tui không ngơ, chớ nếu đeo thêm con cái vô nữa, rồi lâm vàocảnh nầy thì mới lãnh đủ đa!
- Cái gì cũng có sướng có khổ chớ chú em cứ nằng nặc đòi sướng khôngthì... ở cõi trần nầy đâu có! (rồi bác chép miệng than) Cha, quađi vắng đây ở nhà má bầy trẻ mắc lu bu lo chạy gạo, hổng biết có aichăm nom gì tới thằng út không! Chắc là thả nó đi bắt cua bắt còngsuốt ngày chớ gì!
Tư Cầu cười nói:
- Đọ, bác thấy không: có con có cái là như vậy đó, còn tui thì khỏe ru!
Vừa khi đó có tiếng xe xích lô thắng ken két ngoài lộ trước cửa tiệm,gần chỗ chiếc quân xa đậu. Cả bác Tám lẫn Tư Cầu đều ngẩng đầu nhìn ra...
Tư Cầu bỗng đứng khựng lại nhìn trân trân người đàn bà vừa ở trên xe xíchlô bước xuống, rồi quay lưng về phía anh ta trong lúc móc bóp trảtiền cuốc xe.
Bác Tám thúc cây đà đi tới để buộc Tư Cầu cất bước:
- Thôi đi tới chớ chú! Hồi nãy qua nghe chú chê qua rậm rề rậm rậtvề cái vụ ngó liếc đó mà!
Tư Cầu vẫn ghìm đứng lại một chỗ và lẩm bẩm:
- Ủa lạ quá, sao tui trông ngờ ngợ...
Bác Tám quắc mắt hỏi liền:
- Gì nữa đó cha nội?
.... Còn Tiếp