Video clips về cuộc tắm máu của chương trình Cải Cách Ruộng Đất ở ngoài Bắc thỉnh thoảng sẽ có vài lá cờ máu và hình ảnh bọn Việt cộng ngoài ý muốn của người post bài. Xin đừng reply chụp mũ phản đối.....

Bắt chước thằng bố Mao sếnh sáng, Hồ chí Minh chỉ thị thi hành Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc năm 1954..... Tịch thu tài sản, giết hại gia đình địa chủ, rập theo khuôn khổ của bọn Tàu cộng.....


Dựa theo mô hình "thổ địa cải cách" của Trung Quốc (1946 -1949), cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được tổ chức với tinh thần đấu tranh giai cấp triệt để với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc. (Wikipedia)

Huấn luyện cán bộ
Các cán bộ Đảng Lao động tham gia cải cách ruộng đất được đưa đi học khóa chỉnh huấn 1953, và một số được đưa đi huấn luyện tại Trung Quốc. Các chương trình học tập nhằm giúp cán bộ nắm vững đường lối của đảng trong Cải Cách Ruộng Đất, quán triệt quan điểm:"Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc trốc tận rễ" và "mỗi xã ít nhất 1 địa chủ. Tổng số cán bộ được điều động vào công tác là 48,818 người.

Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất
Nhiều tháng sau khi chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải Cách Ruộng Đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3,314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong Cải Cách Ruộng Đất là một phụ nữ, bà Cát Hanh Long, tức Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên; bà bị quy tội địa chủ, bị hành hình mặc dù trong thời kháng chiến đã có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam.

Tổng cộng có 6 đợt lớn cải cách ruộng đất. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Quốc, chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường độ lớn. Từ giữa năm 1955 ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan, mất kiểm soát. Từ đó đến cuối năm 1955, cảnh đấu tố địa chủ xảy ra tràn lan, nhiều lúc chỉ đơn thuần bằng một lời tố giác đơn giản, những thành viên trong Tòa án Nhân dân cũng có thể xử tử hình hay tù khổ sai đối với người bị tố giác. Đã xuất hiện tình trạng lạm dụng quyền hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất trong công tác đất đai. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên đấu tố bản thân. Số người bị quy oan, bị xử lý sai chiếm tỷ lệ rất cao. Quyết liệt nhất là ở Thái Bình, nơi có đến 294 xã được đưa vào cải cách.....(trich Wikipedia)

Cuộc Cải Cách Ruộng Đất do Cộng sản Việt Nam thực hiện từ 1949 đến 1956


“…Thống kê chính thức của nhà nước Cộng sản Việt Nam được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam tập hai cho biết là đã có 172, 008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông, là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ” nghĩa là không bị bắn tại chỗ thì cũng bị lãnh án tù rồi chết trong nhà giam.

Con số này có thể không chính xác, nhưng số nạn nhân quyết không thể thấp hơn thế được vì nó được ghi trong Văn kiện đảng toàn tập do nhà xuất bản chính trị quốc gia ấn hành, và vì nó không nói gì đến những người bị kết án là Quốc Dân Đảng thừơng thì bị bắn ngay tại chỗ. Trong số này, có cả những đảng viên Cộng sản trung kiên, mà trước khi chết vẫn còn hô to khẩu hiệu: đảng Cộng sản muôn năm.

Năm 1956 cũng là năm mà ông Hồ chí Minh và đảng Lao động công khai lên tiếng nhận sai sót trong quá trình thực hiện cuộc Cải Cách Ruộng Đất, rồi thực hiện một số biện pháp kỷ luật và tiến hành sửa sai. Bản thống kê chính thức cho biết là trong số 172, 008 ngừơi bị quy là địa chủ và phú nông trong Cải Cách Ruộng Đất thì 123, 266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%. Có lẽ chưa bao giờ và ở đâu tỷ lệ giữa số bị oan và nạn nhân lại cao đến như thế…”









“…Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước: bà Cát Thanh Long, đã từng giúp đỡ cho những người CS! Phát súng đó đã nói rằng nó nói lên nhiều về tâm địa của những lãnh tụ cs, nó báo hiệu trước một tai họa khôn lường cho toàn dân ở miền Bắc lúc bấy giờ…”




“…Khi đội cải cách xuống xã rồi thì việc đầu tiên là người ta hạn chế việc đi ra đi vào. Người ta sợ việc phân tán tài sản của địa chủ. Người ta đình chỉ công việc của các ủy ban lãnh đạo, người trưởng Công an cho đến người chỉ huy du kích v.v… Lúc bấy giờ toàn bộ công việc do đội nắm. Đội sẽ xây dựng nhóm người gọi là “bần cố nông” cốt cán…”




“…Ông nội tôi là người sớm giác ngộ cách mạng, cho nên khi được tư tưởng của ông HCM trao dồi vào tư tưởng của cụ thì cụ giáo dục tất cả gia đình hết lòng vì cách mạng. Về đào hầm bí mật, mà mới ngay gần đây thôi chúng tôi vừa đào một hố ga thì trúng hầm bí mật đó, tôi định gọi ủy ban xác định là hầm bí mật nhà tôi đây.

Ông tôi ủng hộ, hưởng ứng “tuần lễ vàng” của Hồ chủ tịch phát động, cho nhà nước mượn 1075 vuông vải để may áo mùa đông binh sĩ để cho du kích mặc để đánh giặc.

Đấy là ông nội tôi. Còn bố tôi mua 1, 000 công phiếu kháng chiến, ủng hộ 9 áo sợi. Bố tôi hoạt động cách mạng từ năm 21 tuổi, tức là từ năm 1942. Đến năm 1948 thì bố tôi được kết nạp vào đảng csVN. Đến Cải Cách Ruộng Đất, sau năm 1954 giải phóng, sau đó thì giảm tô, đến cải cách ruộng đất thì người ta quy cho ông tôi là địa chủ, và quy cho bố tôi là Quốc Dân Đảng….”




“…Đến trưa mẹ tôi về, kể chuyện cho mẹ tôi nghe thì mẹ tôi cũng lăn ra khóc luôn. Thế là hai mẹ con cùng khóc. Lúc bấy giờ mẹ chỉ động viên, thôi bây giờ con mang cơm cho bố con với cho ông thôi…

Ra ngõ thì gặp đội, thế là nó quát ầm lên: “thằng này con nhà Quốc Dân Đảng, cháu địa chủ, tại sao mày gặp chúng tao mày không chào, mày không quỳ xuống”. Lúc bấy giờ biết đâu được, chỉ khóc thôi. Tôi khóc và bắt đầu quỳ xuống, nó bảo từ nay trở đi mày gặp chúng tao mày phải quỳ xuống, mày lạy các ông đội, xin phép các ông đội, xin phép các ông cốt cán để tôi mang cơm cho ông tôi, cho bố tôi, thế thì chúng tao cho đi…”




“…Người phụ trách Uỷ ban Cải Cách Ruộng Đất là Trường Chinh, tuy không chối cãi đựơc, nhưng cứ lý luận rằng cải cách đã đưa lại ruộng đất cho nông dân là một thắng lợi lớn, còn những sai lầm thì né tránh, không thừa nhận một cách thẳng thắn. Hoàng Quốc Việt cũng không nhận sai lầm. Chỉ có Lê Văn Lương, trưởng ban tổ chức trung ương đảng là thành thực nhận sai lầm trong việc chỉnh đốn tổ chức.

Hội nghị Trung ương đáng lẽ phải có một nghị quyết tổng kết kinh nghiệm về Cải Cách Ruộng Đất, nhưng Trường Chinh, vừa là Tổng bí thư, lại vừa là Trưởng ban Cải Cách Ruộng Đất, vì tư tưởng chưa thông, nên dự thảo nghị quyết mấy lần đều không đựơc hội nghị Trung ương chấp thuận…”




“…Trên 172.000 người là nạn nhân. Tôi còn phải nói đến số người mà người ta oan ức quá, bực bội quá, người ta tự tử. Số đó cũng không phải là ít. Theo tôi, hậu quả đó rất lớn, nó gây ra một tâm trạng sợ sệt, khủng khiếp của người dân.

Hậu quả thứ hai là phá hoại truyền thống hòa hiếu của nông thôn, là vì từ trước đó dù rằng có thể có bóc lột, có thể có gì đấy với nhau, nhưng người nông dân sống với nhau là lá lành đùm lá rách, rất hòa hiếu với nhau.

Cuộc cải cách ruộng đất về xúi người này bới móc tội lỗi của người kia, và có thể những tội hoàn toàn không có cũng bới ra. Và dựa vào những thù cũ rồi gây ra thù hận giữa các tầng lớp với nhau. Chính cái đó nó phá hoại truyền thống đoàn kết lâu đời của người Việt Nam mình ở nông thôn.
Hậu quả thứ ba là phá hoại đạo lý luân thường của dân tộc. Từ xưa đến nay cha đối với con, mẹ đối với con, vợ chồng đối với nhau, họ hàng cha chú đối với nhau đều có một luân thường đạo lý. Nhưng cải cách ruộng đất về xúi dục con tố cha, vợ tố chồng, nàng dâu tố mẹ chồng, bố chồng v.v… đấu đá lẫn nhau như vậy, và gọi mày tao mi tớ hết?…”



(sưu tầm trên Net)