DƯỚI ĐÁY HỒ SÂU VÀ ĐÊM MỞ CỬA ĐẬP

Trời còn sớm nhưng trên hồ xuất hiện hai chiếc xuồng của công an và du kích xã bơi về phía thượng lưu, hai con chó Đốm và Ki trên bờ thi nhau sủa râm ran làm Nam giật mình tỉnh giấc, anh mở cửa nhìn ra sân và về phía hồ nước, trên mỗi chiếc xuống có bốn người đàn ông với súng ống đầy đủ, Nam đoán đã xảy ra chuyện quan trọng, chắc là chuyện dính líu đến vụ nổ súng dữ dội chiều hôm qua trong rừng.
Từ ngày ở Saigon lên làm rẩy đến bây giờ, đây là lần đầu tiên Nam thấy lực lượng du kích và công an xã phối hợp đi tuần đông đảo như vậy.
Anh ra phía sau rửa mặt mủi cho tỉnh táo, lấy khoai lang nướng trên kệ tre xuống ăn, mấy trái lêkima của bà xã Hai Tuất cho đã chín nứt nẻ, Nam thì lại rất thích loại trái này, nên thưởng thức một lúc luôn cả hai trái.
Ăn sáng xong, anh lấy bao bắp giống xuống để chuẩn bị làm đất xong là trỉa hạt xuống, đợt này Nam tính trồng ít hơn vụ mùa vừa rồi, chủ yếu làm là để mọi người thấy anh cũng “hăng say lao động”. Rắc rối là thời gian tới chính quyền có thể bắt buộc di dời nhà cửa, và thu hồi đất đai của người dân, nên cũng chưa rỏ là xã có cho trồng trọt gì ở đây nửa không.
Nam suy nghĩ kỹ rồi đi đến quyết định, đã đến lúc phải chia sẽ với Ba Du về bí mật của hai thùng đổ cổ rồi, biết đâu Ba Du có ý kiến gì mới và hay hơn, còn bây giờ phải chọn lựa thời điểm thích hợp để nói cho thuận lợi.
Con Đốm đang nằm lim dim ở cửa, bổng nó chồm dậy chạy đến bên cây mít trước sân và đứng sủa ra phía bờ hồ, Nam tò mò nhìn qua cửa sổ thấy Hai Tuất đang bơi xuồng đã qua đến bên này, ông ta chụm hai tay làm loa gọi lớn, rồi sau đó chỉ về phía nhà Ba Du:
-Chú Nam, qua bên đó nhé!
Anh gật đầu, suy nghỉ có lẻ vì tin tức vụ nổ súng hôm qua trong rừng, nên Hai Tuất mới qua đây đột xuất như vậy. Nam khép cửa nhà, lội bộ ngang qua rẩy khoai qua nhà Ba Du.
Đến nơi thấy Hai Tuất đứng chờ trước hiên nhà, Ba Du đang cuốc đất thấy Hai Tuất qua liền nghỉ tay đi vào. Đoán có việc khẩn hay tin quan trọng nên Hai Tuất mới xuất hiện vào giờ này, Ba Du hỏi:
-Có chuyện gì mới hả anh Hai?
-Ừ, chuyện chiều hôm qua bắn nhau trong rừng, chắc ông và chú Nam có nghe tiếng súng nổ phải không?
Ba Du và Nam gật đầu, Hai Tuất nói tiếp:
-Chiều qua mấy tay đàn ông đang đốn gổ trong đó bỏ chạy ngang qua xóm tôi, họ nói có bắn nhau giữa mấy phe nhóm đốn gổ lậu của hai xã Minh Biên và Minh Thạnh, dân trong xóm nói có một người chết, và hai bị thương, ủy ban xã mới báo lên huyện và tỉnh, tôi thấy tình hình gay go rồi, mấy phe của ba xã dành nhau khai thác lậu gổ rừng, bên đó chiều tối hôm qua công an tỉnh chạy xe xuống tận xã, bắt khẩn cấp mấy tay có dính líu đến vụ này…
-Bên này sáng sớm tôi đã thấy hai chiếc xuồng chở đầy công an, du kích đi lên trên đó – Nam nói
Hai Tuất trả lời:
-Chắc cũng vì chuyện bắn nhau đó chú Nam, sắp tới họ sẽ đóng chốt trong đó dài ngày, rồi lại cấm dân ra vào nhặt củi, đặt bẩy kiếm sống cũng vì chuyện lộn xộn này
Rồi ông ta nhìn ra chỗ Ba Du vừa cuốc lúc nảy và hỏi:
-Vụ bắp sắp tới này Ba Du có tính trông nhiều như mùa rồi không?
-Để coi còn tùy tình hình, nhưng chắc tui làm ít lại, anh Hai vô nhà uống nước!
-Thôi, tôi về đây, bên đó cũng chuẩn bị cho vụ tới, lộn xộn quá, cũng không dám xuống giống nhiều
Nói xong, ông ta đi theo lối mòn lấy xuồng bơi ngang hồ về nhà, Nam và Ba Du ra ngồi trên hai tảng đá ngoài sân hút thuốc, anh nhìn Ba Du nói:
-Chiều xong công việc kiếm món gì lai rai nhé anh Ba
Ba Du nhìn anh tỏ ra hơi bất ngờ, nhưng rồi gật đầu:
-Ừ, còn mấy con cá và mớ cọng súng hái chiều hôm qua, chiều chú Nam xong công việc rồi thì qua nhé
Nam đứng dậy đi về, chiều tối nay mượn cớ lai rai, anh quyết định sẽ nói cho Ba Du biết về chuyện bí mật của hai cái thùng đồ cổ.
Nam vừa về nhà được khoảng nửa tiếng, thì Năm Bình chạy xe đạp xuyên qua rừng cao su vào gặp Ba Du lúc đó đang quay lại cuốc đất trên rẩy. Chỉ tay vào bóng mát của cây điều gần đó, hai người đàn ông vào ngồi trên đống đá hộc hút thuốc và nói chuyện, Năm Bình nhìn xung quanh rồi hỏi:
-Ông biết vụ bắn nhau chiều hôm qua trong rừng chưa?
-Rồi, sáng nay Hai Tuất có qua bên này cho biết, chiều qua lúc có tiếng súng nổ, tui với chú Nam đang đánh cá gần trong đó, ngoài xã chắc dân xôn xao dử hả?
-Ừ, có chết người nên tỉnh cử cán bộ xuống điều tra sáng nay, ra lệnh không ai được vào rừng, có thể vài tay cán bộ xã dính líu đến vụ đốn gổ lậu này sẽ bị bắt giam, tôi nghe ngoài xã nói tay bị bắn chết là người của bên công an hay kiểm lâm gì đó …
-Mấy ông lãnh đạo trong nông trường có dính dáng gì vụ này không?
-Không biết chừng, nhưng công nhân thì họ có đồn với nhau, ít nhiều chắc cũng có vài ông, gổ lậu khai thác đem về thành phố bán kiếm khối tiền, có ông nào chịu nhịn … chú Nam hôm nay đâu?
-Ở bên nhà tui vừa mới về được một lát thì ông vô, trong này cũng đang chuẩn bị làm đất để trồng bắp mùa khô, trưa nay ông ở lại đây không?
Năm Bình lắc đầu, vừa hút xong điếu thuốc lá, đứng dậy nói:
-Thôi tôi về, hôm nào rảnh ra quán uống cà- phê nhé
Ba Du nhìn bóng ông bạn và chiếc xe đạp chạy xa dần rồi khuất vào trong rừng cây cao su.
Mặt trời đã lên gần đỉnh đầu, mùa khô đã đến, hơi nóng hừng hực tỏa ra trong không gian, thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi lên từ mặt hồ làm dịu bớt sự khó chịu. Ba Du quay ra tiếp tục cuốc đất, dáng người lính năm cũ nhẫn nại như một người nông dân vùng quê dưới cái nắng chói chang.
Sau buổi chiều dọn cỏ và cuốc xong mảnh đất gần nhà, nơi vụ mùa rồi trồng đậu xanh, Nam ra hồ tắm rửa, nhìn qua bên kia bờ, chiếc xuồng của Hai Tuất có người chèo đi đâu đó vừa trở về đang cập vào bến, cái xóm nhỏ bên bờ hồ buổi chiều mang vẻ tiêu điều của vùng bán sơn địa heo hút.
Nước mát lạnh làm anh thấy khỏe khoắn, mát mẻ trong lúc thời tiết cuối buổi chiều vẩn còn nóng nực. Nam nhớ đến Ngọc Minh, không biết mấy ngày vừa rồi trong buôn ra sao, chắc dân trong đó cũng đang chuẩn bị công việc trồng tỉa cho những ngày sắp tới, mặc dù những tin tức và biến cố bất thường sau Tết đang bủa vây quanh cái buôn lâu đời của họ. Nam suy nghĩ nên chờ thêm vài ngày nửa, cho đến khi tình hình lộn xộn trong rừng lắng xuống, lúc đó sẽ vào thăm Ngọc Minh, bây giờ thì vẩn còn nguy hiểm khi đi qua đó.
Ba Du từ phía sau rừng chồi xuất hiện với cái cuốc trên vai, lấy tay ra dấu cho Nam hiểu là chút nữa anh nhớ qua, Nam gật đầu.
Nhìn mặt trời lặn về hướng tây, vài tia nắng le lói cuối cùng chiếu xuyên qua những đám mây mỏng trên cao, không gian yên tĩnh của rừng núi đang dần chìm sâu vào bóng tối.
Nam và con Đốm qua nhà Ba Du, mỗi lần thấy anh sắp đi qua đó là nó vẩy đuôi mừng rở, hăng hái chạy trước vì nó thích được chơi đùa với con Ki, hình như con chó nhỏ nào cũng vậy.
Vào nhà, thấy Ba Du vẩn còn đang lui cui bên bếp, cái đèn dầu treo trên cây cột đã được thắp lên, ánh lửa trong bếp cháy bập bùng rọi sáng một góc của chái bếp, Nam hỏi:
-Có cần làm thêm việc gì nửa không anh Ba?
-À, chắc khỏi, sắp xong rồi
Anh đến bên cái kệ gổ lấy cái bầu rượu xuống cùng với hai cái ly, Ba Du mang dĩa cá rán, thêm vài trái ớt, dĩa rau lang luộc trông ngon lành, cùng mớ rau xanh trong vườn sau nhà bày ra trên tấm phản.
Con Ki dẩn con Đốm chạy ra ngoài sân chạy nhảy, lăn lộn hào hứng như hai diễn viên xiếc thú,
Ba Du lấy bầu rượu, rút nút lá chuối khô rót ra hai cái ly:
-Uống thử rượu thuốc của Điểu Rút cho hôm Tết xem nó ra sao!
Anh nhấp thử, rượu hơi gắt có lẻ do ngâm với các loại cây lá trong rừng, nhưng có mùi thơm nhẹ và hậu dể uống:
-Uống thấy cũng khá đó anh Ba
Gắp món cá rô chiên giòn ăn với rau thơm, húng quế và rau lang luộc chấm nước mắm ớt, uống xong hớp rượu, Ba Du nhìn anh nói:
-Lúc sáng chú Nam vừa về, Năm Bình từ ngoài xã chạy xe vô đây, ảnh nói tình hình sau vụ bắn nhau hôm qua có vẻ trầm trọng lắm, công an tỉnh đang xuống điều tra và sẽ bắt giam một số cán bộ và người ở xã có liên quan …
-Vậy hả anh Ba, vụ đốn cây có thể tạm ngưng trong lúc công an điều tra, nhưng chắc là không lâu …
-Ừ, sau vụ này họ sẽ khôn ngoan hơn trong việc chia chác với nhau, bây giờ lịnh tạm thời ngưng đốn gổ là để cho người dân từ từ quên vụ này
Nam đứng dậy đi ra sân nhìn xung quanh và xem hai con chó có ở quanh nhà không, thái độ tối nay của anh hơi lạ làm Ba Du thắc mắc không hiểu sắp có việc gì. Trở vào uống hết ly rượu, rồi lấy cái bầu rót thêm vào ly anh và Ba Du, rồi nhìn Ba Du chậm rải nói:
-Tôi có chuyện này muốn nói với anh Ba, có thể sẽ làm anh nghi ngờ hay không tin, hoặc hơn nửa sẽ làm anh buồn cười …
-Chuyện gì chú Nam cứ nói - Ba Du lộ vẻ ngạc nhiên vì thái độ lạ lùng của anh
-Câu chuyện này giải thích vì sau tôi từ Saigon lại đến đây mua đất làm rẩy, thật sự không vì trồng bắp, đậu … mà vì hai thùng đồ cổ được chôn giấu đâu đó trong vùng hồ gần nhà anh và nhà tôi, chuyện này khá dài dòng, anh Ba có nhớ lần mình qua nhà Hai Tuất lai rai trước tết, lần đó Hai Tuất có kể về ông chủ đồn điền Tây với gia sản đồ sộ và trong đó có nhiểu món đồ cổ quí giá, chắc anh cũng còn nhớ lúc tôi cầm cái chén bị sứt mẻ lên coi và hỏi Hai Tuất vì sao ảnh có nó …
Ba Du nhè nhẹ gật đầu, cố nhớ lại chuyện cũ và lấy thuốc lá ra châm lửa hút, rồi đưa bao thuốc cho Nam, chăm chú nghe kể tiếp:
-Chuyện ông chủ Tây chôn giấu hai cái thùng đồ cồ này đến từ ông quản gia của đồn điển kể lại với gia đình tôi ở Saigon, lúc đầu mới nghe xong tôi cũng nghi ngờ nhiều lắm, không biết là tin này có thật không, nhưng ba tôi giao thiệp với ông này lâu năm, nên nhận xét ông quản gia là người đáng tin, sau đó tôi tìm đọc thêm sách cũ về các đồn điền cao su thời Pháp ở các tỉnh dọc biên giới tỉnh Bình Long, Phước Long để tìm hiểu sự thật về các đồn điển ở đây, và sau này tôi có vài lần vào trong xã này mua bán nông sản, thì biết là cái đồn điền cao su Tây này là có thật, bây giờ tôi nghĩ là chủ đồn điền và cả ông quản gia người Việt không còn muốn đi tìm lại hai cái thùng này vì họ tin là nó không còn nguyên vẹn, vì chiến tranh bom đạn ở vùng này ác liệt quá, phần nửa là họ sợ chính quyền cách mạng...
Ba Du kiên nhẫn ngồi nghe, thỉnh thoảng làm hớp rượu và gắp miếng cá, Nam kể tiếp:
-Tôi muốn tìm bí mật của nó vì thấy bỏ đi thì quá uổng, theo tôi thì nó rất đáng giá, và từ sau khi nghe Hai Tuất kể lại và thấy cái chén cũ ở bên đó, tôi lại càng tin là chuyện này có thật …
Nghe đến đây Ba Du cầm ly lên nói:
-Cạn ly đi chú Nam rồi kể tiếp …
Uống xong ly rượu, anh nói tiếp:
-Lần tôi gấp rút về Saigon là để vào xem đồ cổ sành sứ trưng bày trong Thảo Cầm Viên, chắc anh Ba biết chổ đó?
Ba Du im lặng gật đầu nghe Nam nói:
-Và tôi đến nhà một thằng bạn thân, nhờ ba nó biết chữ Hán giải nghĩa những ký tự trên cái chén, thì đúng đó là món đổ cổ từ thời nhà Nguyễn, sau đó tôi vào Chợ Lớn mua dây về đây và đã lặn xuống thăm dò những chỗ chôn dấu nó …
Nghe đến đây, Ba Du nhanh chóng hiểu hết toàn bộ câu chuyện, nhìn ra sân thấy hai con chó đang nằm trên hai hòn đá nhìn ra rẩy, Ba Du nhìn Nam lộ vẻ khâm phục nói:
-Ban đầu thấy chú Nam ở thành phố mà vô đây làm rẩy là tôi nghi ngờ lắm, vì rất nhiều người đi kinh tế mới lên đây cả gia đình mà chỉ chịu đựng được một, hai năm, có người mới vài tháng đã bỏ trốn về Saigon, cuộc sống ở đây khổ vô cùng như chú biết rồi đó, không có cái hồ này, không ai còn ở đây, vì vậy tui tin là chuyện này có thật, vì trước 75, lúc còn trong biệt động quân, tui hay qua lại vùng này và biết người chủ đồn điền này giàu lắm, và một vài lần có gặp người quản gia đó …
Ngừng lại hút thuốc lá, Ba Du mỉm cười nói tiếp:
-Chú Nam nói rất đúng, nếu đã biết nhiều tin tức về hai cái thùng là có thật mà bỏ đi thì rất uổng, mà chú cũng thật gan dạ, kín đáo, nhìn bên ngoài ít ai biết, bây giờ còn lại là cần có thêm chút may mắn …
Nam gật đầu tỏ vẻ đồng ý, Ba Du suy nghĩ vài phút như vạch ra kế hoạch trong đầu, rồi nói tiếp:
-Bây giờ thì cần có kế hoạch để làm chuyện này và tuyệt đối phải bí mật, vì lộ ra bên ngoài thì rất nguy hiểm, chú Nam chắc thừa biết rồi …
-Đúng đó anh Ba, một vần đề theo tôi quan trọng và phần nào quyết định đến thành công là mực nước hồ, hiện nay còn sâu lắm khoảng năm, sáu mét, có thuận lợi là mùa khô đang tới, xã sẽ cho mở cửa xả nước xuống phía dưới để tưới, cái đó còn tuy thuộc họ xả nước ra ít hay nhiều, mực nước phải xuống còn hai, ba mét thì lặn xuống và ở dưới lâu được, anh Ba có nhớ mấy cái cửa đập chỗ cái trạm không, nếu mình điểu khiển nó theo ý muốn được thì nhiều hi vọng thành công hơn …
Ba Du nghe anh nói đến chuyện tự mở mấy cửa đập, hai chân mày nhướng lên và hai mắt mở lớn, nhưng rồi gật đầu vì Nam nói nghe có lý, tuy biết đó là chuyện khó khăn và rất nguy hiểm, nếu bị chính quyền phát hiện, thì đi tù cải tạo không có ngày về, nhưng Ba Du bắt đầu nhìn Nam bằng con mắt khâm phục vì sự gan lì và thông minh này.
-Cách đây mấy hôm, đêm đó tôi lấy chiếc xuồng của anh bơi ra cái đập để quan sát xem ban đêm họ trực gác ra sao, hôm trong tết lúc anh Ba về dưới Saigon, tôi cũng đã ra đó một lần rồi …
Ba Du nghe anh nói lại càng lộ vẻ kinh ngạc và không ngờ người hàng xóm trông rất đàng hoàng, nhã nhặn này lại dám làm nhiều chuyện gan cùng mình mà chính mình không nghĩ ra, nhưng rồi tỉnh táo góp ý:
-Bây giờ thì cứ ra rẩy cầy, cuốc bình thường, chờ một hai hôm cho tình hình yên ắng trở lại, chú Nam khoan ra ngoài đó vào ban đêm nửa, có thể du kích, công an canh phòng chặt chẻ hơn sau vụ rắc rối, lộn xộn này … sau đó tui với chú Nam sẽ lặn xuống vài lần nửa ở mấy nơi nghi ngờ có chôn giấu, còn chuyện nâng, hạ cửa chắn nước, theo tui biết vì đây là đập nhỏ nên công nhân trực dùng tay quay lắp vô trục cáp, mà ban đêm họ đóng cửa trạm và ngủ trong đó, không thể vô lấy ra được, do đó phải biết được kích cở phần đầu của nó rồi về Saigon nhờ thợ cơ khí dưới đó làm!
Nam gật đầu vì Ba Du nói đúng ý:
-Đúng vậy anh Ba, tối lần đầu tôi lên được chỗ đó và đưa tay sờ thấy cái đầu trục cáp rồi, nó khá lớn, chuyện này mình có thể đem theo cục xà-bông hay sáp ong lấy dấu như làm chìa khóa rồi về đo lại kích cở, vẽ lại cho thợ làm …
-Đúng rồi chú Nam, cạn ly chúc thành công – Ba Du cầm ly nhìn anh cười nói và thở ra nhẹ nhỏm
Uống xong ly rượu và ăn miếng cá rán, Ba Du nói:
-Chú Nam phải cẩn thận, mấy món đồ dùng cho việc này phải tìm nơi cất giấu thật kỹ để đề phòng bất ngờ, khi xã nghi ngờ họ hay cho du kích, công an đi khám nhà, thấy mấy thứ đồ là lạ, khó giải thích …kiếm chỗ kín sau vườn, đào hố chôn giấu nó
Nam gật đầu, tinh thần thấy phấn chấn vì từ bây giờ anh có thêm đồng minh, mỉm cười nhìn Ba Du:
-Cám ơn anh Ba rất nhiều vì đã tin vào câu chuyện này, có thêm anh tham gia thì mới có hy vọng thành công, vì nếu những tin tức trong những ngày vừa qua mà chúng ta nghe được là sự thật thì thời gian sẽ không còn nhiều, chỉ có thêm vài tháng nửa là xã sẽ bắt dân di dời ra nơi khác
-Ừ, có thể là khoảng tháng 5 hay tháng 6, bây giờ là tháng giêng, chỉ còn độ 3, 4 tháng nửa thôi
-Chừng qua tuần sau mình vào buôn xem tình hình ra sao hả anh Ba?
Ba Du đến gần cuốn lịch treo trên vách nhà và nói:
-Hôm nay thứ 4, đầu tuần sau vô được rồi, chắc lúc đó mấy vụ lộn xộn êm rồi
Ngưng lại chút xíu, Ba Du cười hỏi:
-Còn chuyện của chú Nam với Ngọc Minh thấy có hợp không, tui thấy Ngọc Minh hiền mà có duyên đó chú Nam
Biết Ba Du là dân nam bộ trực tính, ít kiểu cách, nhưng Nam vẩn bất ngờ khi bị hỏi chuyện tình cảm của mình với Ngọc Minh, anh hơi giật mình, nhưng cười nói với Ba Du:
-Thấy Ngọc Minh cũng hiền nên tôi thấy hợp ý nhau, tôi có hỏi Ngọc Minh sau này có chịu về thành phố sống không, thì Ngọc Minh trả lời hơi ngập ngừng, có lẻ còn sợ chưa quen …
-Không sao chú Nam, mấy cô gái thì sợ sống xa nhà, nhưng rồi một thời gian sau sẽ quen …
Nam thấy cảm kích khi Ba Du ủng hộ mình và Ngọc Minh dù anh đoán trước là sẽ như vậy, chuyện này cũng là dĩ nhiên rồi, vì anh là hàng xóm thân thiết của Ba Du ở nơi khỉ ho, cò gáy này chứ đâu còn ai nửa.
Nhìn ra bên ngoài trời đã tối mịt, anh cầm ly cụng và uống với Ba Du để tỏ tình “chiến hữu”:
-Chúc công việc sắp tới thành công nhé anh Ba, tối rồi, tôi về đây
Ba Du đứng nhìn theo người hàng xóm trai trẻ với ánh mắt nể phục, người đã tạo ra sự bất ngờ và làm lóe lên tia hy vọng, trong mớ tin tức đầy u ám, lo âu đang xâm chiếm tâm trí mọi người ở ba cái xã heo hút này cả mấy ngày qua.
Mấy ngày hôm nay Nam và Ba Du vẩn ra cuốc đất, dọn cỏ để chuẩn bị cho việc gieo trồng sắp tới. Theo ý kiến của Ba Du, hai bên làm theo kiểu vần công, nên sáng nay anh qua bên rẩy Ba Du phụ cuốc phần đất cuối cùng nằm trong góc để ngày mai có thể trỉa hạt, sẵn đó cũng là dịp nói chuyện trao đổi thêm công việc mà không bị ai để ý, hôm qua Ba Du cũng đã qua giúp anh trỉa xong bắp trên phần đất gần nhà, trồng bắp mùa khô thì đỡ phải làm rảnh, xẻ mương thoát nước, nhưng bù lại phải mất công tưới nên khá cực nhọc.
Làm xong, buổi chiều anh và Ba Du ra tắm ngoài hồ, chọn gần những nơi mà anh cho là có khả năng hai cái thùng được chôn giấu mà anh cũng đã lặn xuống quan sát, để Ba Du có dịp nhận định và đưa ra ý kiến của mình.
Thật sự lúc này tâm trí của Nam và Ba Du chỉ nghĩ đến chuyện hai cái thùng đồ cổ, và nghe ngóng tình hình xem đã yên tĩnh trở lại chưa.
Cuối tuần thì công việc rẩy bái cũng đã xong, không có thêm tin tức nào mới bay ra vào từ ngoài xã và từ bên kia hồ, Ba Du nói:
-Thứ hai, ngày mốt đi vô buôn nhé chú Nam, còn chiều nay tui với chú Nam ra quán Năm Bình, sẵn đó hỏi thăm anh Năm coi có tin gì mới và tình hình sắp tới ra sao, rồi về sớm ra hồ câu cá lăng, nếu được nhiều mai đem vô cho buôn ít con, chút nửa chú Nam tìm bắt ít cá con làm mồi
Nam về nhà lấy gùi ra vũng nước cạn xúc cá con chuẩn bị mồi cho buổi đi câu chiều nay. Xong công việc bắt cá mồi và đang chuẩn bị ra về, thấy Tư Có và ba tay du kích xuất hiện từ phía xa trên con đường đất chạy ven bờ, từ hôm có vụ bắn nhau đến nay mới thấy ông ta đi tuần trong này, đôi mắt nhỏ và cái nhìn vẩn lành lạnh trên khuôn mặt xương xẩu làm người khác không muốn nhìn ông ta lâu, và do vậy chắc cũng không có nhiều người có thiện cảm.
Nam nhận ra trong ba tay du kích, có hai tay hay đi tuần tra qua đây nhiều lần, còn một tay anh nhìn thấy ngờ ngợ, cảm giác như đã từng gặp hắn ở đâu rồi, tay này thấp, to con, hắn có đôi chân mày rậm, da ngăm đen nên trong rất dử dằn. Lúc đi ngang chỗ Nam đang đứng ở vũng cạn, tay này nhìn anh khá lâu và có ánh mắt khó chịu nhất, khi cả toán đi qua được khoảng vài ba phút, anh chợt nhớ lại có lần ra xã mua thuốc lá bị hắn chận lại hạch hỏi giấy tờ.
Nam nhớ lại sau năm 75, lớp thanh niên miền nam, nhất là thanh niên Saigon cỡ tuổi 16 – 17 trở lên cũng bị chính quyền mới đối xử chèn ép, khinh miệt như cha anh mình vì bị cách mạng gán ghép cho cái tội học hành theo Mỹ, tư bản đồi trụy cho dù tuổi đời còn trẻ, chưa hiểu chiến tranh là gì. Thằng Ý bạn anh nói, cách mạnh chia lý lịch người dân Saigon thành mười hai, mười ba hạng gì đó, thì Nam và mấy thằng bạn xếp ở hạng thứ mười một, mười hai gần chót bảng, nên nó nói đi thi đại học làm gì cho cực thân xác vì làm sao mà đậu nổi vào trường nào.
Một lần Nam đi học ra đến đầu đường lớn, thấy một nhóm hai, ba tay thanh niên mang băng đỏ, một tay mang súng trường, đội nón tai bèo chận một người thanh niên khác cở 17 – 18 tuổi lại để cắt xẻ tan nát cái quần ống loe ngay trên đường phố, cảnh tượng hôm đó làm kinh hoàng nhiều chàng trai trẻ của Saigon. Cho đến bây giờ, Nam vẩn bị hình ảnh đó ám ảnh khi gặp mấy tay du kích trẻ mang súng AK, M-16, CKC với cái nón tai bèo trên đầu …
Về nhà ăn cơm trưa xong, Nam nghỉ ngơi chờ Ba Du bơi xuồng ngang qua, nhưng anh chìm vào giấc ngủ sâu lúc nào không hay, Ba Du ghé xuống vào gần nhà, từ dưới hồ gọi lên khá lâu mà vẩn không thấy anh xuất hiện, nên phải lên tận nhà kêu lần nửa. Lúc đó con Đốm mới sủa lớn làm Nam tỉnh giấc mở cửa nhìn ra thấy Ba Du và con Ki đứng trước hiên, anh mỉm cười nói:
-Anh Ba chờ chút nhé
Rồi vội vả ra phía sau nhà rửa mặt, quay vào lấy cái nón và khép cửa theo Ba Du đi xuống bờ hồ. Chiếc xuồng từ từ bơi xuôi về phía xã, đến dưới gốc me tây, Nam buộc dây vào nhánh rể to và bước lên bờ, anh và Ba Du nhìn về caí trạm gác và hàng cột bê-tông trên mặt đập nơi có những cái cửa thép đang đóng im ỉm.
Cả hai lên đường lộ và đi về quán Năm Bình, hôm nay chủ nhật nên không khí ngoài xã vắng vẻ, ngang qua ủy ban thấy cửa nẻo đóng kín, nhưng phía trước văn phòng đội du kích và công an ở kế bên có ba, bốn tay ngồi trên băng ghế hút thuốc, tán chuyện nhìn ra đường. Ba Du và anh xuôi theo con dốc đến cái chợ nhỏ vắng teo, không người.
Quán cà- phê đang mở cửa nhưng buổi trưa nên vắng khách, bàn ghế đìu hiu, Ba Du bước vào trước và gọi:
-Anh Năm có ở nhà không?
Lát sau bà xã Năm Bình đi ra, thấy Ba Du và Nam nên chào hỏi:
-Anh Ba và chú em vô uống cà-phê chờ anh Năm nghe, hôm nay ổng đi công việc chiều chiều mới về
-Dạ, cám ơn chị Năm, cho hai ly đen, ảnh ra thị xã có công việc hả chị - Ba Du hỏi
-Dạ, thăm người bà con ở ngoài Bình Long
Trả lời Ba Du xong, bà ta quay vào trong, chắc có lẻ vắng khách nên phải vào nhóm bếp để nấu nước sôi, anh và Ba Du ngồi chờ khá lâu mới thấy mang ra hai ly cà- phê đen bốc khói:
-Trưa ít khách, nên phải chờ nấu nước sôi hơi lâu, anh Ba thông cảm nghe
-Không sao chị Năm, người quen không mà …
Cả hai ngôi nhâm nhi ly đen và nhìn ra ngoài đường, bắt đầu mùa nắng nên thỉnh thoảng khi có chiếc xe máy cày hay xe chở hàng chạy qua con đường đất đỏ trước quán, gió cuốn tung bụi lên thành đám mờ mờ. Ở vùng đất đỏ này, mùa khô năm nào thì cũng như năm … nào, bụi đỏ phủ thành lớp dầy lên rừng cây cao su, nhà cửa, hàng quán, quần áo … đến độ những con chó cò hay bò có màu lông trắng sẽ dần biến thành màu trắng hồng hồng cho đến khi mùa mưa tới.
Hai tay du kích còn trẻ bước vào quán, và đến ngồi vào cái bàn gần cửa sổ lớn phía trước, lớn tiếng kêu hai ly đen, vài phút sau bà xã Năm Bình bê ra hai ly để lên bàn
-Dì Năm cho thêm mấy điếu thuốc lá – tay du kích mặt tròn nói
Để mấy điếu thuốc lẻ lên mặt màn, bà xã Năm Bình hỏi:
-Chủ nhựt mà dì thấy bên công an với du kích ra trực trụ sở đông hơn mọi khi hả hai chú?
-Trên huyện kêu xã phải trực tăng cường – một tay du kích trả lời
-Hôm nay ông Tư Có cũng ra trực phải không hai chú?
-Ổng dẩn đội tuần tra đi vô trong hồ rồi dì Năm, chưa về tới đâu
Bà xã Năm Bình quay vào trong đem hai bình trà ra để trên bàn của anh, Ba Du và bàn hai tay du kích kia, vừa lúc đó chiếc xe chở hàng nhỏ có thùng than phía sau dừng lại phía trước quán, Năm Bình bước xuống xe trong đám bụi bốc lên mù mù.
Bước vào quán, thấy Ba Du và Nam đang ngồi ở cái bàn trong góc, ông ta đưa cái túi vải cho bà xã, rồi cười nói:
-Ra lâu chưa Ba Du, chú Nam, hôm nay ra Bình Long có chút việc, sẵn ghé thăm ông chú họ, bà ơi, làm cho ly cà- phê luôn
-Ra lúc đầu giờ chiều đến bây giờ - Ba Du cười trả lời
-Trong đó vụ tới trồng đậu hay bắp, anh với chú Nam trỉa hạt xong chưa?
-Rồi, mới xong hôm qua, kỳ này trồng bắp để có ăn thêm trong năm, đất nhà anh Năm vụ này tính trồng gì?
-Chắc cũng trồng mớ đậu hay bắp, loanh quanh cũng mấy thứ đó … trong đó mấy hôm nay chắc êm hả?
-Ừ, thấy cũng êm, mấy đội tuần tra xã ra vô thường xuyên …
-Ngoài này nghe mấy ông trong nông trường nói bắt hai tay cán bộ bên kiểm lâm và tay phó công an của xã Minh Thành, trong Minh Tân cũng bị bắt mấy tay … - Năm Bình nhỏ giọng lại vừa đủ nghe
-Còn vụ mở rộng diện tích trồng cao su và xã quản lý cái hồ, có làm không anh Năm – Nam thắc mắc hỏi
Năm Bình gật đầu:
-Có lẻ để họ xử xong vụ bắn nhau, rồi tỉnh và huyện sẽ công bố tin chính thức cho dân ba xã luôn một lúc, sau đó sẽ cho tiến hành
Ở bàn ngoài, hai tay du kích bắt đầu lớn tiếng cải nhau sau vụ nhậu nhẹt ở đâu đó đêm qua, thỉnh thoảng lại chêm vào vài tiếng chửi thề nghe xóc óc, tay du kích có hàm răng móm, mái tóc chơm bơm tỏ vẻ tức tối:
-Mẹ lần sau tụi mày kêu tao vô đó nhậu, tao đếch thèm, tụi mày chơi cha … nói dóc thấy mẹ
-Thì mày mua rượu, thuốc lá, tụi tao kiếm mồi … còn muốn gì nửa - tay du kích kia nạt ngang
-Mồi của tụi mày toàn cóc, xoài, ổi chứ có gì đâu, vậy cũng kêu hùn nhậu …
Hai tay du kích vừa uống cà- phê, vừa hầm hầm cãi cọ với nhau thêm một lúc, tay du kích trẻ hơn vào trong kêu chủ quán, Năm Bình đứng dậy đi ra tính tiền hai ly cà- phê, thuốc lá, trả tiền xong cả hai bước ra đường về hướng trụ sở ủy ban, Năm Bình tỏ vẻ khó chịu nói bâng quơ:
-Mấy ông trời con này nhậu vô rồi ai cũng ngán
Ba Du nhìn Năm Bình hỏi:
-Nghe chú Nam nói hôm Tết có gặp ông Tỵ ghé vô quán hả anh Năm?
-Ờ, hôm đó ổng trực ngoài trạm, nhưng ghé vào đây rủ nhậu với thằng Sung, gặp chú Nam đang uống cà- phê, tưởng có Ba Du cũng ở đây nên hỏi thăm, tôi nói anh chưa lên, sắp tới bên nông nghiệp huyện ra lệnh cho xã nước vì mùa khô năm nay đến sớm, ổng sẽ trực thường xuyên ở ngoài trạm
-Ừ, vậy để lúc nào có ông Tỵ trực, tui rảnh ra làm lai rai
Năm Bình cười vui vẻ:
-Ừ, có ông ra, ông Tỵ chịu lắm, rủ thêm chú Nam nửa nhé
Nam cười gật đầu, nhưng anh hiểu mục đích của Ba Du rủ rê Năm Bình và mấy tay công nhân gác trạm nhậu nhẹt với mình, có lẻ Ba Du đã có kế hoạch hành động rồi đây. Cả hai đứng dậy, Ba Du móc bóp ra trả tiền cà- phê, nhưng Năm Bình đưa tay chận lại:
-Thôi, khỏi anh Ba, còn Tết tôi đãi anh và chú Nam mà
-Vậy tụi tui về nhé, chiều nay về sớm còn xách cần ra kiếm vài con cá
Nam và Ba Du ra bờ hồ lấy xuồng bơi về, đến nhà anh nói Ba Du chờ rồi chạy lên nhà lấy cái cần và lon cá mồi, rồi lên xuồng bơi về nhà Ba Du lấy thêm cái cần nửa và chèo ra giữa hồ. Anh bắt chú cá con móc vào lưỡi câu và thả nhẹ xuống nước, Ba Du nói:
-Mình chuẩn bị công việc nhé chú Nam, mai vô trong đó nhớ xin sáp ong, mấy ngày tới, buổi chiều ra tắm sớm, chú Nam đem theo cuộn dây, tui sẽ lặn thử lại mấy điểm tình nghi, tối thứ ba, thứ tư sẽ bơi xuống ra con đập để tui xem trục dây cáp và mấy cánh cửa thép, rồi lấy dấu trục quay, lúc rảnh tui sẽ chỉ cho chú Nam cách giả tiếng kêu chim cú và tắc kè kêu để báo hiệu trong đêm tối hay lúc đi trong rừng, trong quân đội hay giả tiếng kêu của hai con này để báo hiệu khi hành quân đêm hay lúc xâm nhập vô mật khu …
Nam thấy tính Ba Du rất cẩn thận, kỹ lưỡng, vì vậy anh cảm thấy yên tâm, Ba Du thừa biết tham gia vào công việc này với anh là nguy hiểm.
Ba Du giật mạnh cần câu, một con cá mè đen vùng vẩy khi bị kéo lên khỏi mặt nước, Nam cố nhớ lại tiếng cú thỉnh thoảng vang lên trong đêm tối quanh nhà, loài chim ăn đêm này có tiếng kêu nghe thật rùng rợn, nhất là trong vùng rừng núi u tịch, còn tiếng tắc kè thì ở phía sau vườn nhà Ba Du hay buổi chiều khi đi từ trong buôn về qua rừng, Nam hay nghe tiếng kêu trầm bổng của nó, học giả tiếng kêu của nó chắc cũng không khó.
Cái cần bổng bị lôi mạnh, anh nhanh tay giật lên một con cá lăng gần bằng cổ tay, cả hai người cùng cười khi thấy con cá chống cự làm đầu cây tre cong xuống, Nam kéo lê nó trên mặt nước đến gần phía sau, Ba Du cầm sợi dây cước và chộp cứng cái đầu nó bỏ vào khoang, ngồi nán lại câu thêm độ nửa giờ, anh và Ba Du bỏ vào khoang thêm hai con nửa rồi mới về nghỉ.
-Sáng mai chú Nam qua sớm nghe – Ba Du dặn dò anh
Trời còn mờ mờ, con Đốm chạy theo anh qua nhà Ba Du, thấy trên tấm phản có cái rổ tre trong có bốn, năm trái bắp đèo đã luộc, còn nóng hổi, chắc Ba Du đi mót trong rẩy mấy ngày trước, Nam lột vỏ một trái nhấm nháp. Ba Du đưa cho anh chai nước ngâm thuốc lá để bôi chống muỗi, vắt, rồi bỏ hết mấy trái bắp còn lại vào cái gùi.
Thảy con cá mè và cá lăng vào khoang xuồng xâm xấp nước cạnh đống lưới, rồi Nam đẩy mạnh nó ra ngoài hồ, trên bờ hai con chó đứng nhìn theo chiếc xuồng và hai người đàn ông đang bơi xa dần.
Bơi về phía thượng lưu, sau đoạn đường dài gần một tiếng, Nam và Ba Du đã đến bụi cây nơi thường giấu xuồng, Ba Du bơi chậm lại và quan sát xung quanh, Nam bỏ hai con cá vào trong gùi, sau khi yên tâm không thấy dấu hiệu gì lạ, cả hai nhanh chóng kéo xuồng vào sâu trong bụi rậm, khi trở ra Ba Du cẩn thận xóa dấu vết trên bờ cỏ gần mép nước, rồi cùng Nam nhanh chóng đi vào rừng.
Xuyên vào dưới tán rừng già, không khí buổi sáng tinh mơ của rừng núi bị xáo động bởi tiếng chim ríu rít trên các nhánh cây cao, mặt trời tháng này lên sớm phía sau lưng anh và Ba Du, chiếu những tia nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá. Cả hai âm thầm đi qua nơi tìm thấy hài cốt của người lính chết, Nam nghe ngóng nhưng khu rừng vẩn yên tỉnh không có âm thanh lạ nào ngoài tiếng chim, phía trước Ba Du đang tiến lên con dốc, vừa đến đỉnh đồi gặp ngay chốt chặn có ba tay vừa công an, du kích đứng bên gốc cây, anh và Ba Du dừng lại, tay mặc sắc phục công an hỏi Ba Du:
-Hai anh ở xã nào, đi đâu vô đây?
-Tụi tui là nông dân bên xã Minh Thạnh, vô buôn trao đổi với dân trong buôn
-Cho kiểm tra giấy tờ, với hai cái gùi
Hắn ra hiệu cho hai tay du kích khám hai cái gùi, còn hắn ta xem xét giấy tờ rồi nhìn Ba Du và Nam nói:
-Huyện ra lịnh không cho ai vô rừng, mấy anh quay về đi …
-Xin lỗi, mấy anh bên công an và du kích của xã nào – Ba Du bình tỉnh hỏi
-Xã nào mấy ông hỏi làm gì, không đi qua dây được đâu, đi về đi – tay công an trả lời và trả lại giấy tờ, nét mặt tỏ ra khó chịu
-Bên Minh Tân, mấy anh về đi … - tay du kích trạc 30 tuổi, có khuôn mặt tròn trịa dưới nón tai bèo trả lời
Ba Du và Nam quay xuống trở lại con dốc, quay lại ra hiệu cho anh đi nhanh, đến chân dốc, Ba Du đứng lại nhìn về phía chốt chặn, thấy không có động tỉnh gì khác, nhanh nhẹ chỉ tay về bên trái và lách mình qua tàn lá rậm biến mất vào bên trong, Nam cũng nhanh chóng đi theo dấu Ba Du, anh đoán Ba Du đã ra vào đây nhiều năm, nên thông thuộc đường ngang, ngỏ tắc.
Bên trong cây rừng, dây leo mọc dầy đặc như cố ngăn cản bước chân của anh và Ba Du mỗi khi đi qua, phía trước Ba Du dùng rựa mở đường, thỉnh thỏang quay lại phía sau nhìn xem anh có theo kịp không, không khí ngột ngạt và hơi nóng bao trùm khắp nơi, Nam đổ mồ hôi ướt cái áo kaki. Qua hết con dốc với những thân cây cổ thụ cao vút mọc chắn lối phía trước, toàn những cây gổ to, lâu năm, Nam nghĩ vừa rồi, mấy tay đốn gổ lậu đó tranh giành bắn giết nhau cũng phải.
Vừa đổ dốc qua bên kia, Ba Du lấy tay chỉ về phía hồ nước hiện ra thấp thoang qua kẽ lá, cả hai tiếp tục đi theo khu rừng về phía trước, đoán Ba Du dẩn qua đường vòng dọc bờ hồ để tránh cái chốt gác trên đường vào buôn, không có Ba Du, chắc không tài nào anh biết được lối đi này.
Nam và Ba Du ngồi nghỉ chân trên hai hòn đá, lấy nước ra uống vì cơn khát khô cổ khi đi qua khu rừng già rậm rạp, nhìn màu xanh âm u bao trùm khắp nơi, anh hỏi:
-Đường đi vòng này ra sát bờ hồ thì bao lâu tới buôn anh Ba?
-Cũng còn khá xa, khi gần đến trảng cỏ, mình ra lại đường cũ cho dể đi
Ba Du và Nam đeo gùi lên vai và đứng lên đi tiếp, lát sau đến con suối chảy róc rách ra hồ nước, cả hai đi trên các tảng đá băng qua dòng nước trong veo bên dưới, anh nhớ lại nó là con suối đầu tiên trên đường vào buôn, đường đi còn xa lắm.
Rừng cây vẩn mịt mùng phía trước, hết đồi dốc, lại thung lủng, Ba Du vẩn im lặng đi không tỏ ra mệt mỏi, chứng tỏ sức khỏe dẻo dai và khả năng nhận định phương hướng của người lính biệt động quân năm xưa vẩn còn sắc bén.
Đi thêm một khoảng đường dài, nhắm chừng đã gần đến trảng, Ba Du rẽ thêm một đoạn về hướng phải và thận trọng tíến tới sau hàng cây, bước qua vài bụi rậm thấp che phía trước, dường như đã ra gần đến lối mòn cũ, Ba Du đưa tay ngoắc Nam đền gần và nói nhỏ:
-Đã ra đến đường cũ, chú Nam ở đây, tui đi trước xem tình hình ra sao, nếu nghe ba tiếng tắc kè kêu liên tiếp là an toàn, chú Nam ra đi theo, còn kêu bốn tiếng là có chốt chặn, ngồi yên tại chỗ, tui sẽ quay lại
Nam gật đầu, Ba Du tiến lên sau các bụi cây về phía trước, độ năm phút sau, anh nghe ba tiếng tắc kè, tắc kè, tắc kè, ám hiệu đường đi an toàn, liền bước ra và đi nhanh theo lối mòn. Thấp thoáng bóng cái lưng áo Ba Du qua tán cây rừng, lát sau trảng cỏ xuất hiện phía trước, mặt trời đã lên gần đỉnh đầu, bình thường khi vào buôn, giờ này thì đã đến nơi, còn đường vòng ra bờ hồ thì khúc khuỷu khó đi và làm Nam thấy mệt bở hơi tai.
Anh và Ba Du chia nhau mấy trái bắp đem theo lúc sáng, vừa đi, vừa ăn. Vào đến buôn thì có lẻ đã quá giờ trưa, mấy cái nhà sàn đầu buôn nằm im lìm dưới ánh nắng gay gắt cuối tháng giêng. Ba Du chỉ tay về hướng nhà Điều Sơn, Nam gật đầu ra dấu hiểu ý, đến nơi cả hai bước lên sàn phía trước nhà, Ba Du gọi:
-Điểu Sơn có ở nhà không?
Gọi thêm vài lần nửa, bà vợ ông ta từ bên trong bước ra, tỏ vẻ hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy Ba Du và Nam vì thấy hai người vào buôn giờ này:
-Chú Ba Du sao vô đây trễ quá, Điểu Sơn đang ở bên nhà Điểu Rút rồi
-Dạ cám ơn, để tui qua đó
Ba Du và Nam quay qua nhà Điểu Rút, vừa thấy anh và Ba Du bước lên sàn, hai người đàn ông S’tiêng đang ngồi nói chuyện với nhau liền kêu lớn:
-À, sao giờ này Ba Du, chú Nam mới vô tới, có chuyện gì không?
Ba Du bỏ cái gùi xuống sàn:
-Sáng cũng đi sớm như mọi khi, nhưng bị chốt chặn của du kích và công an xã không cho qua phải đi đường vòng nên vô đây trễ
Nam lấy hai con cá trong gùi ra cho hai người đàn ông S’tiêng, vào đến buôn quá trễ, nên hôm nay nó không còn tươi lắm, Điểu Rút cầm cá đi vào nhà trong, Điểu Sơn nhìn Ba Du và Nam hỏi:
-Ăn uống gì chưa, để tui kiếm trái cây hay cái gì ra cho anh Ba và chú Nam ăn đỡ đói
-Có bắp luộc đem theo từ nhà lúc sáng rồi anh Điểu Sơn – Nam trả lời
-Anh Nam và chú Ba vô trễ quá, chắc kẹt đường hả - Ngọc Minh vừa bước ra hỏi
Nam gật đầu cười, thấy vui lên dù bụng đang đói
-Để Ngọc Minh lấy nước và khoai ra ăn tạm nghe
Ba Du ngồi nói chuyện với hai người đàn ông S’tiêng về tin tức nóng hổi gần đây, Ngọc Minh cầm ra ít củ khoai lang luộc và nước uống, cô ngoắc Nam đi theo vào gian bếp, bà Tranh đang xẻ hai con cá ra làm khô, thấy anh bà ta nói:
-Hai con cá to quá hả chú Nam, nó còn tươi là làm món khác ngon lắm
-Dạ, bị chốt chặn phải đi đường vòng xa nên không vào buôn sớm được
Ngọc Minh cầm mấy trái chuối và lêkima chín đưa cho Nam và ra ngồi kế bên chuẩn bị gia vị tiêu, ớt, nghệ … để ướp làm cá khô, vừa làm, vừa hỏi anh:
-Đi đường vòng ra bờ hồ chắc khó đi và xa hơn hả anh Nam?
-Ừ, xa hơn, rất khó đi, nhờ có anh Ba dẩn đường, chứ không thì đi lạc …
-Anh Nam ăn đi cho đỡ đói, lúc về chắc cũng phải đi đường vòng như buổi sáng, chút nửa đưa chai để Ngọc Minh lấy thêm nước uống
Thấy cô để ý chăm sóc mình từng chút, Nam thấy rất cảm động, còn bà mợ Tranh mỉm cười nói:
-Nhớ làm lâu dài nghe Ngọc Minh, sau này về Saigon rồi đừng quên nghe
Biết bà dì chọc quê mình, cô đỏ mặt rồi cười:
-Dạ cháu nhớ
Nam ngồi nhìn cô cười, tự hiểu vậy là Ngọc Minh đã nói với gia đình, anh hỏi:
-Ngọc Minh có kiếm cho anh miếng sáp ong không?
-Ừ có, chút Ngọc Minh lấy cho, ngoài đó làm gì mà cần sáp ong?
-À, cũng có khi anh hay anh Ba Du làm vài thứ cần có chút sáp
Bà xã Điểu Rút ướp xong hai con cá rồi treo trên giàn bếp để sấy khô và đi ra nhà trước, Nam hỏi:
-Hôm bắn nhau trong rừng, trong buôn Ngọc Minh có sợ không?
-Nghe tiếng súng cũng nhỏ thôi vì ở tuốt trong rừng sâu, nhưng có mấy ông trong đó đi về ngang buôn, thấy họ sợ lắm …
Cô đi về căn phòng nhỏ, lát sau cầm ra cái hộp gổ đến kế bên Nam, anh đoán chắc cô sắp cho mình xem một vật kỹ niệm nào đó. Mở hộp Ngọc Minh lấy mấy tấm hình chụp với gia đình cho Nam xem, hình Ngọc Minh lúc đó học trung học mặc áo dài màu trắng trông rất đẹp và ngây thơ, cầm tấm hình cô chụp với một người lính trẻ và một người phụ nữ đẹp, có màu da trắng, chỉ vào họ, cô nói:
-Đây là ba, còn đây là mẹ Ngọc Minh đó …
-Ừ, mẹ Ngọc Minh sao đẹp và giống người Việt nhiều hơn người S’tiêng?
-À, bà ngoại Ngọc Minh có hai dòng máu, S’tiêng và Pháp, còn tới Ngọc Minh thì thêm dòng máu Việt, cậu Điểu Rút là anh lớn, kế đến là mẹ
-Hèn gì, lúc mới gặp anh ngỡ Ngọc Minh là một cô gái Việt Nam bị lạc vào buôn rồi ở luôn trong này chứ
Biết Nam chọc quê, cô lấy tay nhéo vào vai anh rồi cười
-Còn ba Ngọc Minh cũng oai ghê đó, mà quê nội Ngọc Minh ở đâu vậy?
-Ở ngoài thị xã An Lộc đó, bây giờ cách mạng đổi tên thành Bình Long rồi … còn quê anh Nam ở đâu?
-Xa lắm, tận ngoài bắc, đâu còn ai ngoài đó …vào trong này hết rồi
-Anh Nam là người bắc 54 mà Ngọc Minh nghe tiếng nói nửa bắc, nửa nam, sao lạ quá vậy – nói xong cô nhìn Nam cười
-À, cái đó người ta kêu là tiếng bắc của Saigon, nó bị pha rồi, cũng giống Ngọc Minh vừa là S’tiêng, Pháp rồi Việt …
Nghe anh nói, cô cười đỏ mặt, Nam cũng bật cười theo, anh thấy không khí buổi gặp chiều nay vui hơn mọi khi.
Có tiếng Ba Du gọi, Nam biết là phải về sớm vì đi vòng, Ngọc Minh chạy đi lấy cho anh cục sáp to và cầm chai trong gùi vào châm thêm nước để đủ uống dọc đường, anh nhìn Ngọc Minh nói:
-Anh về nhé vì phải đi đường vòng xa, lúc nào rảnh anh sẽ vào nghe Ngọc Minh, lúc này đừng đi đâu ra khỏi buôn một mình
Ngọc Minh mỉm cười gật đầu:
-Anh Nam và chú Ba đi về cẩn thận nghe, còn sợ vắt không?
Nam cười lắc đầu, tay xách gùi ra phía trước nhà chào Điểu Rút, Điểu Sơn và cùng Ba Du xuống thang, quay lại thấy cô đứng bên cửa nhà đang đưa tay lên vẩy, anh gật đầu rồi theo Ba Du và hai người đàn ông S’tiêng đi về phía đầu buôn.
Lúc về cả hai vẩn phải đi đường vòng ra gần hồ nước, vượt qua cánh rừng rậm và nhiều đồi dốc, ra đến bờ hồ thì trời đã bắt đầu tối, tuy vậy Nam và Ba Du suýt nửa chạm trán với ba tay du kích và công an đóng chốt lúc sáng nay, nghe tiếng mấy tay này nói chuyện và mùi khói thuốc lá bay ra từ phía trước, Ba Du và anh kịp dừng lại sau một thân cây và chờ cho bóng họ đi khuất theo lối mòn dọc bờ hồ về làng Hai Tuất.
Lấy xuồng ra bơi về nhà, thấy chuyến đi hôm nay mệt mỏi quá, Ba Du lên tiếng:
-Tối nay về nhà ngủ cho khỏe nghe chú Nam, chuyện kia sáng mai tính
-Ngọc Minh có cho tôi cục sáp rồi, lần tới cố gắng sau khi lấy được dấu, tôi sẽ về Saigon tìm thợ làm cái tay quay

(còn tiếp)