Sáng hôm sau, từ ngoài xã du kích và công an đổ xô đi tìm Tư có khắp nơi, các đội tuần tra bung ra xa tận các buôn làng và các khu rừng xung quanh, công an vào tận trong nhà Nam và Ba Du để hỏi và lục soát kỹ khu rừng chồi vài lần, nhưng không tìm thấy gì.
Trong lúc này Nam rất muốn vào buôn thăm Ngọc Minh, nhưng phải gác lại vì công an và du kích đang lùng sục, tìm kiếm khắp nơi trong các khu rừng quanh hồ. Chắc Điểu Sơn cũng hé lộ chuyện này cho Điểu Rút biết, và Ngọc Minh trong buôn phần nào cũng đã đoán ra.
Dân chúng ngoài xã bàn tán xôn xao, tin đồn bắt đầu bay ra khắp nơi, có người nói Tư Có đi săn bị Fulro bắt đem vào rừng sâu trên biên giới Miên, người nói Tư Có bị dân trong đồn điền cũ giết chết và giấu xác dưới hồ để trả thù, thậm chí còn đồn ông ta tổ chức vượt biên và đã đi thoát rồi.
Buổi chiều Hai Tuất bơi xuồng qua chơi, thấy Nam và Ba Du đang hì hục xách nước tưới cho bắp, cả ba ngồi trên mấy tảng đá bên rẩy Ba Du nói chuyện Tư Có mất tích đến nay đã gần một tháng, cả công an huyện tham gia điều tra, tìm kiếm mà vẩn không có tăm hơi nào.
Tuần sau, buổi chiều thứ hai, Ba Du xách con cá chép to rũ Nam qua nhà Hai Tuất lai rai, bà xã Hai Tuất ra tay làm món cá nướng tốc hành mang lên, Hai Tuất rót rượu ra ba cái ly:
-Mình vô đi, cũng lâu rồi anh Ba với chú Nam mới qua đây nhậu
-Bên này còn bàn tán về vụ Tư Có không anh Hai?
Hai Tuất nhìn Ba Du gật đầu:
-Dân cũng còn đồn lai rai, mấy vụ này họ nói dai lắm … đến bây giờ không ai thấy Tư Có ở đâu
-Xung quanh đây toàn rừng núi, tay này cũng hay đi săn, nhiều khi y cũng đi lạc qua bên kia biên giới Miên …
Hai Tuất ngồi nghe rồi gật gù:
-Cũng không chừng, trong rừng rắn độc, hầm hố, mìn bẩy còn sót lại sau chiến tranh cũng nhiều và nguy hiểm lắm
Uống hết ly rượu, Hai Tuất trầm trầm nói tiếp:
-Lúc còn chiến tranh, Tư Có là tay du kích nổi tiếng dữ dằn và lạnh lùng, dân trong đồn điền rất sợ y, ai chống đối lại là ban đêm bị bắt đem ra rừng xử, nhiều người bị mất tích luôn không thấy trở về, ờ… Ba Du có để ý năm nay sao nước trong hồ xuống nhanh quá, mới tháng ba mà đã xuống gần bằng cuối tháng tư năm rồi
-Không để ý lắm, sau tết lo công việc, hết chuyện này lại bắt qua chuyện kia … ừ, mà anh Hai nói đúng, tui thấy nó xuống nhanh hơn mọi năm
-Năm nay có vẻ bị hạn sớm, mấy ông ngòai đó xả nước nhiều hơn mọi năm
Nam nhìn ra cây lêkima thấy có nhiều trái chín, anh xin Hai Tuất một ít về ăn:
-Tôi xin mấy trái lêkima đem về nhé anh Hai
-Ừ, hái đi chú Nam, lấy cây sào tre phía sau nhà đó
Hái gần chục trái lêkima chín, Nam đem vào trong nhà:
-Cho anh Ba phân nửa đem về ăn
Ba Du vói tay lấy hai trái to nhất, đưa Hai Tuất một, trái còn lại bẻ ra ăn ngon lành:
-Ngọt và bùi lắm
Nam cũng đang ăn một trái to, Hai Tuất nói đúng, đang đói mà ăn một trái lêkima to, ngọt lịm vào là thấy no ngang hông
-Thôi, còn mồi nhiều này, chú Nam vô uống lai rai tiếp chứ - Hai Tuất cười nói rồi hỏi Ba Du – lúc này Ba Du và chú Nam có hay vào trong buôn không?
-Cũng lâu rồi không vào, tính vài ngày nửa xong công việc thì vô thăm trong đó
-Tỉnh mà cho phá rừng để trồng thêm cao su, chắc trong buôn họ cũng khó sống, đất đai dần thu hẹp lại, như mình thì còn chạy về thành phố kiếm sống được, còn họ thì biết chạy đi đâu …
Uống thêm vài ly với Hai Tuất, thấy trời bắt đầu mờ mờ tối, Ba Du và Nam từ giã chủ nhà ra về, lúc bơi qua hồ, Ba Du cười nói:
-Sáng mai ra quán Năm Bình
-Ừ, nhưng giữa tuần mình vào buôn nhé anh Ba
Giữa buổi sáng, Ba Du và Nam đang ngồi trong quán cà phê của Năm Bình, ông ta vào xưởng ép mủ cao su trong nông tường sáng nay, nên không có ở nhà. Vụ Tư Có mất tích không còn bị dân bàn tán, đồn đại xôn xao như lúc đầu. Ở bàn kế bên hai tay công nhân nông trường đang chia nhau phần nhu yếu phẩm mới được mua, bịch đường cát, bao bột ngọt nhỏ, mấy gói thuốc lá, chai nước mắm … có vẻ rất chi li. Bà xã Năm Bình nghe tiếng khách hàng gọi tính tiền, từ trong đi ra, hai tay công nhân trả tiền xong, cầm mấy gói hàng đi ra.
-Mấy hôm nay, mấy ông du kích, công an xã còn đi tìm Tư Có không chị Năm – Ba Du hỏi
-Nghe nói trên huyện và xã phối hợp với bộ đội biên phòng tìm phía rừng dọc biên giới, thôi tìm trong rừng cao su rồi
Nam nhìn ra đường cố tìm người đàn bà mất trí, nhưng không thấy bà ta đâu. Gần trưa anh và Ba Du đi về, ngang qua cái trạm, cửa lớn nhỏ đóng kín, ban ngày hình như không có người trực.
Cả hai đến bên gốc cây me, lấy xuồng bơi về nhà.
Từ sau buổi chiều tối bị Tư Có đột ngột xuất hiện và bắt quả tang sau vườn nhà Ba Du, số lượng các món đồ lấy lên từ hai cái thùng gổ, Nam và Ba Du cũng chưa đếm lại vì những diễn biến đột ngột, nên để nó nằm yên tại đó, sau này đem về Saigon xem lại sau.
Buổi chiều Ba Du qua hẹn anh ngày mai vào buôn, Ba Du và Nam ra ngồi ngoài hiên, và nói cho anh nghe cách vận chuyển về thành phố:
-Tui tính toán kỹ càng, có nhiều cách mang mấy món đồ này về Saigon, đi lẻ tẻ thì lâu và qua lại trạm nhiều lần dể bị phát hiện, giấu trong bao hàng thì hên xui, nếu bị xét hỏi và tịch thu thì rất uổng, còn nếu chúng ta có quen tay cán bộ lớn nào ở huyện nhờ chở về thành phố, nếu ông ta chịu, thì chắc cũng phải mất hơn phân nửa, có khi còn mất hết và bị bắt, chuyện này không thể làm được, cuối cùng chỉ còn là chở trong quan tài …
Nghe đến đây Nam có vẻ sửng sốt, Ba Du nhìn anh nói tiếp:
-Tất cả được bỏ trong hòm và chở đi duy nhất một lần …
Nam mỉm cười vì thấy hơi khôi hài, vì người chết thì nằm trong cái hòm và chở ra nghĩa địa chôn một lần thôi, ai đâu mà hơi sức chôn hai, ba lần … Ba Du nói tiếp:
-Lâu rồi, lúc chú Nam chưa lên đây, có một lần vô buôn ngồi nói chuyện với Điểu Rút và Điểu Sơn, tui có nghe họ kể lại là người S’tiêng biết một loại rể cây bí mật mọc trong rừng biên giới giáp tỉnh Phước Long, bà ngoại Ngọc Minh biết công dụng của nó và sau này truyền bí mật lại cho Điểu Rút, rể của nó giả ra uống sẽ làm nạn nhân hôn mê, liệt trong 12 tiếng, sau đó cho uống một loại thuốc lá khác để tỉnh lại … tui sẽ nhờ Điểu Rút tìm loại rể này, và uống vô giả chết, sau khi báo cho ngoài xã vô chứng nhận để xin giấp phép đem về Bình Dương, sau 12 tiếng chú Nam và Điểu Rút sẽ cho tui uống thuốc giải, và đem hết các món đồ cổ bỏ vô hòm đóng nắp lại thật kỹ, rồi thuê xe chở thẳng xuống Bình Dương, ở đó có người nhà đào huyệt chờ sẳn, đến tối mở hòm lấy hết đồ ra,và chôn cái hòm không xuống đất
-Còn anh Ba thì sao?
-Sau khi tỉnh lại vào buổi tối, Điểu Sơn sẽ dẩn tui đi xuyên rừng qua huyện khác, ra đường đón xe đò về nhà người quen ở Saigon, không về nhà cũ nửa
Nam nghe thấy có lý nhưng không chắc là loại thuốc từ loại rể cây đó đúng là hết tác dụng sau 12 tiếng không, có ai đã thử chưa để xem kết quả ra sao, Ba Du có vẻ liều lĩnh, nhưng nghĩ cho cùng, trong lúc này, kế hoạch đó là hay nhất, anh gật đầu:
-Mai mình vào buôn để gặp Điểu Rút và Điểu Sơn vì việc này?
Ba Du gật đầu, mỉm cười nói:
-Những món đồ cổ đó rất có giá, tui nghĩ kế hoạch này sẽ thành công
Hôm nay Nam và Ba Du vào buôn sớm, ghé vào tìm Điểu Sơn xong cả ba đi qua nhà Điểu Rút, anh nhanh chân bước lên thang, gặp bà Tranh đang ngồi xe chỉ để dệt vải thổ cẩm, thấy Nam, Ba Du và Điểu Sơn đến, bà ta gọi:
-Ngọc Minh ơi, có Nam vô nè, con dẩn Nam ra vườn kêu cậu về có Ba Du và Điểu Sơn đến nhà
Ngọc Minh từ nhà trong đi ra, cô cười nhưng có vẻ hơi lo, cả hai ra vườn kêu Điểu Rút về, còn Nam và cô ra suối ngồi nói chuyện, cô hỏi:
-Ngoài đó yên chưa anh, Ngọc Minh thấy lo quá
-Xong rồi, không có chuyện gì đâu, chuyện hai thùng đồ cổ lúc trước anh chưa nói cho Ngọc Minh biết vì không chắc có tìm được nó không, rồi lúc tìm ra thì chút xíu nửa là bị bắt, cũng nhờ anh Ba lo đề phòng trước và may mắn Điểu Sơn giải thoát kịp thời, chắc Ngọc Minh mấy ngày trước có nghe cậu nói lại?
-Ngọc Minh có nghe cậu nói lại và biểu phải thật bí mật không cho ai hay
-Bửa nay vào là bàn cách đem mấy món đó về Saigon, nếu xong được việc này, chúng ta cũng về dưới đó luôn, anh có kế hoạch rồi, đồ cổ có giá lắm, sau khi bán, chúng ta sẽ có số tiền lớn đủ để vượt biên, Ngọc Minh đi với anh nhé
Nghe nói tới vượt biên, đôi mắt cô mở lớn nhìn Nam, không biết nói gì, vì xưa nay cô sống trong buôn làng xa xôi này, chỉ nghĩ đến về sống ở Saigon là đã xa lạ rồi, huống hồ theo Nam vượt biển ra nước ngoài, hiểu tâm trạng Ngọc Minh, Nam cầm tay cô nói như năn nỉ:
-Chúng ta phải ra đi vì ở lại không có tương lai, chắc có anh Ba cùng đi …
Ngọc Minh ngồi suy nghĩ, cô yêu Nam rồi, và cũng biết anh rất yêu cô, đâu thể chia lìa
-Có cần anh nói với cậu và mợ không?
Ngọc Minh cười trong lo âu:
-Ngọc Minh sẽ nói một mình, mấy hôm nay thấy cậu và chú Điểu Sơn bận rộn lắm, hết ra rẩy rồi vô rừng, chiều tối mới về nhà
Nam nghĩ đến Tư Có, không biết hai người đàn ông S’tiêng giải quyết ông ta ra sao, nhưng chắc chắn là họ sẽ không giết ông ta, anh nói với Ngọc Minh:
-Ừ, thôi mình về nhé Ngọc Minh
Anh nắm tay cô đi về nhà, Ba Du đang ngồi nói chuyện với hai người đàn ông S'tiêng. Nam và Ngọc Minh đi vào gian bếp, trưa nay anh và Ba Du về sớm, Ngọc Minh cầm hai ống cơm lam đưa anh, cô nói nhỏ:
-Anh Nam cẩn thận nghe, nhớ giữ sức khỏe, buôn ở xa mình khó liên lạc với nhau
Nam gật đầu nói:
-Ngọc Minh đừng quá lo, chắc mọi việc cũng sắp xong rồi
Anh chào bà Tranh và cầm gùi đi ra, Ba Du cũng chào rồi cùng hai người đàn ông S’tiêng xuống thang, Ngọc Minh đứng bên cửa nhà đưa tay vẩy và nhìn theo. Lúc tiễn anh và Ba Du ra gần đến đầu buôn, Điểu Rút nói:
-Nam cẩn thận nghe, có tui và Điểu Sơn hổ trợ rồi
Anh gật đầu, đưa tay chào hai người đàn ông S’tiêng, Nam nghĩ không có họ, chắc hôm nay anh và Ba Du đã nằm dưới lòng đất hoặc ngồi sau song sắt rồi.
Lên xuồng bơi về, Ba Du nói cho anh nghe về chuyện vừa bàn trong buôn:
-Điểu Rút đã đồng ý rồi, hai ngày nửa cả Điểu Sơn, Điêu Rút sẽ bí mật ra ngoài này, gần 8 giờ sáng, tui sẽ uống thuốc mê, sau đó chú Nam ra xã báo cho ngòai đó biết, sau khi có người ở ủy ban và của công an vào xem và xác nhận, lúc ra xã làm giấy chứng tử, chú Nam nhờ Năm Bình qua ủy ban xin cho nhanh, đến giữa khuya, Điểu Rút sẽ cho tui uống thuốc giải, ván hòm sẽ được đem ra gần phía sau nhà đóng thành quan tài, sau đó sẽ lấy các món đồ lên cho vô và đóng nắp lại, đến sáng xe từ Bình Dương lên chở về dưới, chỉ có chú Nam và người em của tui theo trên xe, lúc xe đưa quan tài về Bình Dương sẽ dùng giấy tờ của ủy ban xã và công an cấp để qua các trạm trên đường, sau khi về đến nhà, sẽ quàng quan tài tại nhà một ngày, buổi tối chú Nam và người em sẽ mở nắp lấy hết đồ ra, và bỏ đá vào và đóng nắp lại, sáng mai đem chôn trong vườn nhà.
Nam gật đầu đồng ý với kế hoạch mạo hiểm này của Ba Du, anh không dám hỏi tiếp nếu như thuốc độc của Điểu Rút làm Ba Du mê man vĩnh viển thì sao, Ba Du nói:
-Ngay mai tui về Bình Dương sắp xếp công việc, chiều lên trở lại
Sáng Nam bơi xuồng đưa Ba Du ra ngoài xã sớm và quay về nhà, anh vác cuốc ra rẩy dọn cỏ, rồi đào mớ trùng để làm mồi câu, bên ngoài thì ai nhìn vào cũng thấy anh đang bận bịu với công việc, nhưng trong lòng thì anh đang suy nghĩ miên man những công việc căng thẳng sắp tới.
Chiều vừa ngồi câu, vừa suy nghĩ xem có công việc nào cần làm, nhưng theo kế hoạch thì mọi thứ đã đâu ra đó, ngày mốt là hành động. Ba Du về Bình Dương và trở lên sớm, ra ngồi gần Nam bên bờ hồ nói chuyện:
-Ngọc Minh chắc biết hết mọi chuyện?
-Tôi có nói cho Ngọc Minh biết về hai cái thùng đồ cổ và chuyện suýt nửa bị Tư Có bắt, còn chuyện này cần nói với anh Ba, tôi tính sau khi bán những món đồ cổ này, mình sẽ có số tiền lớn, đủ để vượt biên, tôi có nói với Ngọc Minh rồi, và Điểu Rút chắc cũng đồng ý chuyện này, riêng tôi rất mong anh Ba đi cùng tôi và Ngọc Minh, ở lại đây sau này chắc tương lai không có, ý anh Ba ra sao?
Ba Du suy nghĩ một lúc lâu, rồi gật đầu trả lời:
-Tui ở lại thì cũng không biết làm gì, cuộc sống bây giờ đang rất khó khăn, tui sẽ dẩn con trai đi với chú Nam và Ngọc Minh
Nam nghe nói mừng quá, anh đưa tay ra siết chặt tay Ba Du và cười:
-Có anh Ba cùng đi thì tôi thêm yên tâm
Hai ngày đi qua nhanh chóng, chiều tối hôm đó Điểu Sơn, Điểu Rút đã có mặt ở phía sau nhà Ba Du và ẩn mình trong rừng chồi trên đồi đá. Tối đó Nam thao thức không ngủ được, nhưng không dám bước ra sân vì sợ bị chú ý, đến giữa khuya mệt mỏi quá, anh cũng thiếp đi.
Trời hừng sáng, Nam dậy rửa mặt và kiếm củ khoai và trái cây ăn, rồi đi qua nhà Ba Du, vừa lúc Ba Du từ trong vườn sau nhà đi ra, tay cầm cái lon đựng thuốc nước nâu đen, Ba Du kéo ống quần lên chỉ cho anh thấy hai dấu như bị rắn cắn ở bắp chân và nói:
-Chú Nam ra xã báo là qua nhà thấy tui bị rắn độc cắn nằm mê man, báo ủy ban xong nhớ qua cho Năm Bình hay để nhờ xin giấy chứng nhận để đi đường, tui uống xong là lên phản nằm, chú Nam chờ nửa tiếng sau ra ngoài đó là vừa
Ba Du cầm cái lon uống và lên cái phản nằm, Nam đứng quan sát Ba Du, thấy sắc diện từ từ đổi sang màu xanh xám và chừng mười phút sau thì hầu như không còn thấy nhịp thở, anh coi lại chỗ có dấu rắn cắn, vùng da xung quanh bắt đầu xám đen lại, con Ki tưởng Ba Du nằm ngủ, nó ra gần cửa nằm im lìm.
Chờ khoảng nửa tiếng, Nam lấy xuồng bơi ra xã, đến nơi thấy ủy ban mới bắt đầu làm việc, anh bước vào trong gặp một bà đang ngồi sau cái bàn với đống giấy tờ. Nam đến báo là người hàng xóm vừa bị rắn cắn sáng nay, anh qua nhà thì phát hiện đã chết nên ra báo cho xã biết, bà ta hỏi Nam tên gì, ở ấp nào rồi kêu anh ngồi chờ, sau đó qua báo bên công an.
Lát sau tay công an viên qua lấy lời khai của anh. Xong phần thủ tục giấy tờ này, Nam xin chạy qua nhà Năm Bình báo cho ông ta hay. Đang tính vào xưởng, nghe Nam báo Ba Du mới bị rắn cắn chết sáng nay, Năm Bình kinh ngạc hỏi, anh trả lời vắn tắt và nhờ Năm Bình trưa nay xin giấy chứng tử giùm để đi đường, rồi quay lại chở một công an viên và một bà bên y tế vào trong rẩy để làm giấy chứng nhận.
Trong lúc họ làm biên bản, Nam xin qua bên kia hồ để thông báo cho ông hàng xóm Hai Tuất qua trong nhà giùm, anh về Saigon báo cho thân nhân Ba Du, thật sự theo lời Ba Du chỉ dẩn, anh xuống xe ở Bình Dương tới gần trưa thì quay lên, chiều người em rể của Ba Du sẽ tự vào đây một mình.
Đến chiều mọi việc diễn ra suông sẻ, vì một người lính “ngụy” như Ba Du chết thì không làm công an hay ủy ban quan tâm nhiều, nhất là nhà cửa, ruộng rẩy của nạn nhân đang ở nơi mà vài tháng nửa nông trường sẽ thu hồi lại, nhất cử lưỡng tiện, họ khỏi phải lo lắng chuyện di dời sau này.
Năm Bình vào thăm thấy Ba Du nằm im, người phủ lớp mền, mặt buồn so, Hai Tuất khuôn mặt lộ vẻ u sầu, cả ngày bơi qua lại mấy lần đến tối khuya mới về.
Ông em rể vừa lên tới, đã được Ba Du cho biết trước nên ngồi im trong góc nhà, có ai hỏi thì mới trả lời.
Nhà anh và Ba Du nằm ở chỗ hoang vu, trong hóc bò tó này thì đâu có bao nhiêu hàng xóm, mấy cái nhà phía bên ngoài là của dân đi kinh tế mới, họ bỏ trốn về thành phố gần hết, đâu còn ai.
Anh về nhà bắt hai con gà làm thịt để mọi người ăn buổi tối, ở nhà Ba Du bây giờ chỉ còn lại Nam và người em rể Ba Du. Đem con gà luộc ra sau vườn cho hai người đàn ông S’tiêng, anh và ông ta ăn tối một phần con gà kia, một phần nắm trong nồi cháo dành cho Ba Du tối nay.
Bên ngoài trời đã rất khuya, Điểu Rút từ sau vườn đi vào đến gần chỗ Ba Du nằm im lìm như ngủ, lấy bàn tay sờ ngực Ba Du xong, Điểu Rút lấy trong gùi ra gói lá cây khô bỏ vào trong ấm nước rồi bỏ lên bếp nấu. Khoảng nửa tiếng sau, ông ta lấy cái ấm xuống, rót nước từ trong ấm ra cái tô, và chờ Ba Du tỉnh lại, chờ thêm năm phút, tay chân Ba Du bắt đầu cử động nhẹ sau đó mở mắt ra từ từ, Điểu Rút ra dấu nhờ Nam đở Ba Du ngồi dậy và đưa cái tô nước có màu như trà loảng cho Ba Du uống. Độ mười phút sau, Ba Du tỉnh táo hơn và ra dấu chào mọi người, người em rể đến gần đưa tô cháo gà nóng, Ba Du đang rất đói nên cầm lấy ăn rất ngon miệng.
Thấy Ba Du lấy lại sức khỏe, mọi người mỉm cười và biết là Ba Du vừa vượt qua sự thử thách lớn, Nam chỉ tay cho Ba Du đi ra phía sau vườn. Bây giờ phải nhanh chóng lấy những tấm ván hai người đàn ông S’tiêng dấu sẵn ở bờ hồ phía trên về đóng thành quan tài và bỏ các món đồ vào đó trước khi trời sáng càng sớm, càng tốt.
Nam và Điểu Sơn lấy xuồng bơi đi trong đêm tối lên phía trên hồ, và chở các tấm ván dầy đã được chuẩn bị sẵn đem về sau nhà Ba Du ráp lại, chiếc xuồng nhỏ không chở hết một lần, nên Nam và người em rể Ba Du phải đi thêm chuyến nửa, còn Điểu Rút và Điểu Sơn lo đóng ráp lại thành áo quan rồi cùng Ba Du mở hầm lấy các món đồ lên.
Trong đêm tối, tiếng búa đóng đinh vào gổ nghe lộc cộc, may là xung quanh nhà toàn cây cối, bụi rậm, chẳng còn hàng xóm nào ở gần đây trừ Nam. Sau cùng cái hòm được năm người đàn ông đưa vào nhà, nhẹ nhàng đặt trên tấm phản.
Nam cùng Điểu Sơn và Ba Du ra lấy xuồng bơi về phía thượng lưu, từ đó Điểu Sơn dẩn Ba Du đi cắt rừng qua một huyện của tỉnh Tây Ninh đón xe về Saigon, Nam chèo xuồng về nhà, chờ trời sáng xe gia đình người em rể Ba Du thuê chạy vào tận trong rẩy để chở quan tài đi.
Trời sáng Hai Tuất bơi xuồng qua sớm, Năm Bình cũng đã có mặt, cầm tờ giấy chứng tử và giấy phép đi đường của ủy ban và công an cấp đưa cho Nam. Nửa tiếng sau, chiếc xe được một người nhà của Năm Bình dẩn đường qua rừng cao su chạy vào trong rẩy đậu gần nhà Ba Du, sáu người đàn ông chầm chậm khiêng quan tài ra xe. Nam ngồi phía sau cùng áo quan, người em Ba Du ngồi lên phía trên gần tài xế, chiếc xe từ từ lăn bánh về qua con đường nó vừa chạy vào, ngang qua xã và ra thẳng quốc lộ về Chơn Thành, Bình Dương.
Chiếc xe chạy chậm trên quốc lộ còn vắng vẻ, mỗi lần dừng lại các trạm xét hỏi dọc đường, cả hai nhẩy xuống vào trạm xuất trình giấy tờ cho nhân viên trạm, thấy giấy báo tử và nhìn ra thùng xe thấy quan tài, mấy tay du kích và công an phẩy tay cho đi.
Đến quá trưa, chiếc xe về đến Bình Dương và rẻ vào một con đường đất đỏ đi sâu vào bên trong giửa những hàng tre, trúc mọc xanh mát bên đường, và cuối cùng dừng lại trong khu vườn cây cối xanh um tùm. Quan tài được khiêng vào để ở nhà trên, cũng có đầy đủ bàn hương, tượng Phật, nhang khói được thắp lên nghi ngút.
Nam cùng người em rể tên Đan của Ba Du, đến lúc sau này anh mới biết cũng là một đồng đội của Ba Du, trong một dịp về phép dưới Saigon cùng Ba Du, người bạn này đến nhà gặp cô em gái Ba Du, tình yêu giữa hai người phát sinh, và sau đó là một đám cưới. Từ đồng đội, nay họ trở thành anh em, Nam nghĩ đúng là hữu duyên.
Chiều tối, Ba Du đội nón lụp sụp từ bên ngoài đi vào, vui vẽ bắt tay Nam và người em. Ba người ra sau nhà ăn cơm, và chờ cho đêm xuống thật khuya, mở nắp hòm và chuyển tất cả những món đồ cổ ra sau nhà giấu xuống cái hầm đã đào sẵn rồi đóng nắp lại.
Buổi sáng Nam ở lại cho đến khi hoàn tất công việc chôn cất và quay trở lên Bình Long.
Buổi chiều còn có một mình trong rẩy, anh qua nhà Ba Du tìm con Ki, thấy Nam nó mừng quýnh, anh đi ra sau vườn, không khí âm u, vắng lặng, ngôi nhà từ đây vô chủ.
Lúc này trong thời gian chờ tin tức từ Saigon, cứ vài ngày Nam lại vào buôn, cả nhà Điểu Rút rất quý mến anh và đều đồng ý để Ngọc Minh đi vượt biên cùng anh và Ba Du.
Nam nói cho nghe kế hoạch ra đi của anh và Ba Du, sau khi bán những món đồ cổ đó, và Ngọc Minh sẽ cùng đi với anh, hai người đàn ông S’tiêng rất hài lòng vì mối tình của Nam và Ngọc Minh kết thúc tốt đẹp
Theo lời dặn của Ba Du, mỗi tuần anh về Saigon một lần để biết tin mà Ba Du nhờ người quen đem đến nhà Nam, sẵn đó anh nói cho gia đình biết về Ngọc Minh và hứa có dịp sẽ đưa cô về thăm nhà và giới thiệu cho mẹ và bà chị, hai đứa em.
Hơn tháng sau, qua giữa tháng tư Nam về nhà và có cái thư của Ba Du nhắn gặp anh ở một địa chỉ bên quận 4.
Sáng hôm sau anh chạy xe đạp qua đó, đi vào một con hẻm và tìm đến địa chỉ căn nhà nằm khuất sâu bên trong, căn nhà vắng vẻ chỉ có mình Ba Du, bắt tay Nam, Ba Du nói:
-Sau khi coi kỹ những món đồ cổ đó, đã có người mua hết với một số vàng lớn, và theo sự giới thiệu của họ, tôi đã gặp những người Hoa trong Chợ Lớn đang đóng thuyền vượt biên, thấy họ có tổ chức rất tốt và theo họ nói có giấy phép đi bán chính thức, nên giá rất cao, tính toán lại số vàng mình có, tui, chú Nam và hai, ba người nửa đi theo vẩn còn lại một số, chú Nam tính sao?
-Tôi và Ngọc Minh cùng đi, hai đứa em còn nhỏ nên ở lại, bà chị cũng ở lại với bà già, còn anh Ba thì đi với ai?
-Tui sẽ dẩn con trai cùng đi, bây giờ chỉ còn hai cha con, má tui và bà chị ở lại, số vàng còn lại tui và chú Nam chia ra, mình sẽ giúp đở cho những người đã giúp mình …
Nam gật đầu đồng ý, vì thấy anh và Ba Du nợ những người Thượng tốt bụng đó, không có mấy người đàn ông S’tiêng này, và người em rể của Ba Du, công việc nguy hiểm của anh và Ba Du chắc chắn thất bại rồi.
Anh quay về Bình Long, nhanh chóng vào buôn cho Ngọc Minh, gia đình Điểu Rút, Điểu Sơn biết tin vui và nói Ngọc Minh chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ra đi.
Hai tuần sau khi về nhà, Nam nhận được tin Ba Du báo tuần sau, thứ bẩy có người chờ đón anh và Ngọc Minh ở trong bưu điện quận 5 vào lúc hai giờ chiều, Nam sẽ ăn mặc theo chỉ dẩn của Ba Du để dể nhận diện, và nhắn với Điêu Rút, Điểu Sơn là sáng thứ 7 đó, cả hai người đàn ông S’tiêng xuống Saigon cùng với Ngọc Minh, Ba Du sẽ gặp họ tại một nơi sẽ cho biết sau.
Nam nói cho bà chị và mẹ anh biết tình hình đã chuẩn bị xong, chiều anh chạy qua nhà Huy thăm gia đình nó, xem như anh âm thầm từ giả lần cuối, rồi qua xóm lò heo thăm Ý, đến cửa thấy đứa em nhỏ nó chơi trước sân, Nam hỏi:
-Kiên, anh Ý có nhà không?
Nó không trả lời Nam mà chạy vào trong nhà, lát sau bà chị lớn của nó đi ra:
-Nam vào trong nhà đi
Thấy bà chị Ý nhìn anh hơi lạ, đoán Ý đã vượt biên rồi, dẩn xe vào trong sân, và ngồi vào cái bàn trong phòng khách, Nam hỏi dò:
-Ý nó đi rồi hả chị?
-Ừ, hai anh em nó mới đi cách đây hai ngày, nó dặn chị, khi nào em đến thì nói nó sẽ viết thư về nếu đến được đảo …
Nam nghe và hiểu ý thằng bạn, nó chỉ viết thư về nhà khi chiếc ghe vượt biên đến được đảo và còn sống, anh chào bà chị của Ý và lấy xe ra về, thấy buồn vì phải chia tay khi bạn bè lần lượt ra đi.
Tối về nằm suy nghĩ và sắp xếp việc hẹn đón Ngọc Minh tuần sau về nhà lần đầu thăm gia đình, cũng có thể là lần cuối, Nam thấy địa điểm gặp nhau thuận lợi và ít bị đế ý vào ban ngày là Thảo Cầm Viên, sau đó Nam sẽ dẩn cô về nhà, đến buổi chiều cả hai sẽ đi xe vào bưu điện Chợ Lớn chờ gặp người dẩn đường.
Buổi sáng Nam ra bến xe mua vé trở lên sớm, chiều về đến nhà nhìn thấy con Ki nằm trước sân, lúc này nó qua bên nhà anh ở hẳn, nó có vẻ buồn vì không thấy chủ cũ trở về.
Thức dậy ăn uống qua loa, Nam lấy nước và cây rựa, trái cây bỏ vào gùi, ra lấy xuồng bơi lên thượng lưu. Đến nơi anh giấu xuồng vào dưới bụi cây và nhanh chóng đi vào rừng, bây giờ chỉ còn một mình nên lúc nào Nam cũng cẩn thận và đi thật nhanh, không nghỉ chân ở dọc đường như trước đây.
Vào đến buôn, Nam đi ngay đến nhà Điểu Rút, Ngọc Minh đang ở nhà nấu bếp, sau khi cho cô biết ngày về Saigon để ra đi, anh nói muốn gặp cậu Điểu Rút và Điểu Sơn, cô trả lời;
-Cậu và mợ ra rẩy, trưa nay về, anh Nam ở lại và ăn trưa luôn, chú Điểu Sơn chắc cũng đi rẩy
Nam ngồi chờ nhìn Ngọc Minh nấu cơm, anh hỏi:
-Có việc gì cho anh làm không?
-Anh Nam ngồi nghỉ đi chút ăn cơm
Trưa Điểu Rút và bà vợ ngoài rẩy về, Ngọc Minh dọn cơm ra mời mọi người, Nam nói:
-Thứ bẩy tuần sau là Ngọc Minh phải xuống Saigon với cháu rồi, còn anh Ba Du muốn gặp lại cậu và chú Điểu Sơn luôn, cháu sắp xếp chỗ mình gặp ở Thảo Cầm Viên, sau đó Ngọc Minh về nhà cháu chút xíu, rồi vào Chợ Lớn gặp anh Ba được không cậu?
-Ừ, vậy cũng được
-Thứ sáu cháu sẽ về nhà trước, sáng thứ bẩy cậu và Ngọc Minh xuống sớm nhé
Bà Tranh ngồi nghe rồi lộ vẻ buồn bã nhìn cô cháu, Điểu Rút gật đầu nói:
-Để cậu xin giấy đi khám bịnh sốt rét ở thành phố cho Ngọc Minh
-Anh Ba có con chó ngoài đó, thứ tư hay thứ năm cháu đem nó vào buôn cho cậu nuôi giùm nhé
-Chú Nam đem vô đi, tui nuôi cho – bà Tranh trả lời
Ăn trưa xong, hai người S’tiêng lại ra rẩy, Nam và Ngọc Minh ngồi nói chuyện, mải đến khi xế chiều, Nam cầm tay Ngọc Minh từ giả ra về.
Loay hoay đã qua hết tuần, đến sáng thứ năm, Nam kêu con Ki ra bờ hồ và bế nó lên xuồng, thấy nó có vẻ lo lắng, Nam vuốt ve làm cho nó yên tâm và chèo xuồng lần cuối vào buôn để chào từ giả. Anh nắm sợi dây và dẩn con Ki đi qua khu rừng vắng lặng, nhìn những nơi đã trở nên quá quen thuộc với mình sau nhiều lần đi qua đây, một chút u buồn vương vấn trong lòng.
Bửa gặp cuối cùng với nhà Điểu Rút và Điểu Sơn diễn ra âm thầm, Điểu Rút đem chóe rượu cần ra uống và nói:
-Nam bây giờ cháu là người trong gia đình cậu rồi, nên mọi người ở đây luôn thương nhớ cháu đó
-Có đi đâu thì cháu luôn nhớ và biết ơn cậu và Điểu Sơn đã giúp cháu và anh Ba rất nhiều và mợ Tranh nửa
Bà Tranh rươm rướm nước mắt nói:
-Hai đứa con đi được thì luôn bên nhau nghe, nhớ viết thơ về cho nhà cậu, mợ và chú Điểu Sơn nghe Ngọc Minh
Mắt Ngọc Minh đỏ hoe long lanh giọt lệ, cô gật đầu, Nam nhìn hai người đàn ông S’tiêng nói:
-Ngày mai cháu về Saigon trước, phần của cháu sau khi bán những món đồ cổ, ngoài để trả cho chủ tàu, một ít cho gia đình, cháu xin gửi lại cho cậu và Điểu Sơn đề phòng thân, cháu và Ngọc Minh đi thoát là đủ rồi, anh Ba chắc cũng sẽ gửi lại cho cậu và Điểu Sơn một phần
Hai người đàn ông S’tiêng gật đầu, cám ơn và bắt chặt tay Nam.
Anh chào từ biệt, hẹn ngày mai gặp lại dưới thành phố, đến gần con Ki đang nằm kế bên Ngọc Minh, anh vuốt ve nó và nói:
-Ở đây nghe Ki, tao đi về đây
Nó nằm im không nhúc nhích, chỉ có đôi mắt nó nhìn Nam thật buồn bã, chắc nó biết anh sẽ đi khỏi nơi này vĩnh viển, anh quay đi mà trái tim thấy trĩu nặng và thật cay trong đôi mắt.
Thứ sáu Nam về nhà ở Phú Nhuận, nhận được thư của Ba Du báo bên chủ tàu sẽ cho người ra đón trong bưu điện, và dặn Nam mật khẩu khi bị hỏi, sau đó anh sẽ dẩn Điểu Rút đi theo để gặp Ba Du.
Anh nói cho gia đình biết Ngọc Minh sẽ đến thăm vào ngày mai trước khi đi, sau đó sẽ có người cầm một số vàng đến gửi cho gia đình, Nam nói với người mẹ già tóc đã bạc nhiều và bà chị ngồi kế bên:
-Mẹ và chị hai cất số vàng này để sử dụng lúc cần, nếu may con và Ngọc Minh đi được thì con sẽ gửi thư về nhé
Thứ bẩy Nam chạy xe đạp đến Thảo Cầm viên sớm, mua vé vào cửa và đi loanh quanh gần cửa chính, đến gần trưa Ngọc Minh và ông cậu xuất hiện bên ngoài, anh ra lấy xe chở Ngọc Minh về thăm nhà, hẹn ông cậu Điểu Rút đến một giờ trưa sẽ gặp nhau ở Bưu Điện thành phố, gần nhà thờ Đức Bà, Điểu Rút gật đầu vì vẩn còn nhớ nơi đó.
Chở Ngọc Minh vào con hẻm trong xóm, nhiều người quen ngạc nhiên và cười nhìn Nam chở cô bồ mặc đồ như công nhân, vai đeo cái túi vải màu xanh về nhà.
Anh mở cổng dẩn Ngọc Minh vào nhà và giới thiệu với gia đình, mọi người trong nhà có vẻ thích Ngọc Minh vì cô cười rất tươi.
Bà chị dọn bửa trưa lên, Nam và cô bạn gái cùng ngồi ăn với mọi người trong gia đình có thể là lần cuối.
Nghỉ ngơi sau buổi trưa, Nam chào tất cả và cùng Ngọc Minh tất tả đi ra đường, đón xe buýt trên đường Hai Bà Trưng ra quận 1, cả hai xuống xe ở một ngả tư và đi bộ thêm một đoạn đến nơi hẹn với Điểu Rút.
Anh lững thững dẩn Điểu Rút và Ngọc Minh đi về phía chợ Bến Thành, rồi đón tuyến xe buýt đi thẳng về quận 5. Chiếc buýt cũ kỹ chạy chậm chạp trên đại lộ Trần Hưng Đạo, buổi trưa thành phố mỏi mệt dưới cái nắng oi bức của mặt trời, trên xe còn nhiều hàng ghế trống không. Ngọc Minh tò mò nhìn những căn nhà phố cao qua ô cửa xe, và những người dân Saigon qua lại trên vỉa hè, thỉnh thoảng cô nhìn Nam rồi cười.
Xuống xe gần Bưu điện quận 5, Nam dẩn Ngọc Minh và Điểu Rút vào bên trong tìm băng ghế như đang ngồi nghỉ chân, mười phút sau một người đàn ông nói giọng tàu đến ngồi kế bên Nam, ông ta lấy thuốc lá ra hút và hỏi mượn hộp quẹt, anh lấy hộp quẹt trong túi quần ra và trả lời bằng mật khẩu, ông ta đốt điếu thuốc rồi gật đầu đứng lên đi ra ngoài. Nam dẩn Ngọc Minh và Điểu Rút lững thững đi theo sau người đàn ông qua khu chợ bán đồ lạc son nhỏ và đi thẳng ra phía sau một ngôi chợ lớn, có nhiều người ra vào mua bán, ông ta chỉ tay ra dấu Điểu Rút ra ngồi ở cái quán nước trong hẻm nhỏ, sau đó dẩn anh cùng Ngọc Minh đi sâu vào phía bên trong, đến một căn nhà chất đầy thùng giấy, gổ bên ngoài, rồi qua một khoảng sân tối đến căn phòng nhỏ ở trong góc, mở cửa cho Nam và Ngọc Minh vào, bên trong Ba Du đang ngồi chờ sau cái bàn gổ với cậu con trai nhỏ, mỉm cười nhìn anh và Ngọc Minh:
-Chú Nam và Ngọc Minh khỏe không, Điểu Rút ở ngoài đó hả?
-Đang ngồi ngoài quán nước gần đầu hẻm chờ gặp anh Ba
-Gia, con chào cô chú đi, ở trong này với chú Nam và cô Minh, ba đi ra ngoài chút nửa ba về
Ba Du gửi cậu con trai nhỏ cho Nam, và đi ra ngoài, vài phút sau, một bà trung niên mở cửa đem cái ấm nước và hai ca nhựa để trên bàn, rồi đi ra.
Đến chiều tối Ba Du mới quay vào, trên tay cầm ba ổ bánh mì, vài cái bánh ú đưa cho Nam, Ngọc Minh và con trai, cô nhìn Ba Du hỏi:
-Cậu Điểu Rút về rồi hả chú Ba?
-Chưa về, ở lại đêm nay, vì giờ này ra bến không còn xe về Bình Long, tui kiếm chỗ cho cậu Điểu Rút ngủ lại tối nay rồi, chú Nam và Ngọc Minh ăn đi, đêm nay mình ra ghe lớn đi luôn đó
Mỗi người ăn một ổ bánh mì và thêm vài cái bánh ú, Nam uống thêm ca nước nên có cảm giác chắc bụng hơn. Lắng nghe xung quanh rất yên tĩnh, không có âm thanh nào, cái bóng đèn nê-on tỏa ra ánh sáng màu trắng mờ mờ chỉ soi sáng được nửa căn phòng, Nam hỏi Ba Du:
-Mình đang ở trong quận 5, Chợ Lớn hả anh Ba, không biết mấy giờ rồi?
Ba Du gật đầu trả lời:
-Khoảng 7 giờ tối, chút nửa sẽ có một gia đình người Hoa đến và gần 10 giờ khuya, mình sẽ ra bờ kinh, ghe nhỏ chở ra Cần Giờ, tại đó sẽ lên tàu lớn đi thẳng ra cửa biển Vũng Tầu và ra hải phận quốc tế.
Ngọc Minh ngồi nói chuyện với cậu con trai của Ba Du, cô hỏi chuyện đi học ở trường, nó cười trả lời và có vẻ thích nghe Ngọc Minh kể chuyện về những con vật sống trong rừng núi quanh buôn.
Bên ngoài đã khuya, không gian hoàn toàn im vắng, có tiếng bước chân bên ngoài, cánh cửa phòng bật mở, mọi người nhìn ra khoảng hành lang tối mờ mờ, người phụ nữ trung niên ban chiều dẩn năm người vào, họ gồm một cặp vợ chồng độ khoảng 35 - 40 tuổi, ba người kia là hai cô gái nhỏ và một thanh niên cở tuổi 18 – 20. Cả năm người lặng lẽ đến ngồi trên băng ghế ở góc trong và thì thầm nói chuyện với nhau, Nam nghe tiếng và đoán họ là người tàu trong Chợ Lớn.
Cậu con trai của Ba Du tò mò nhìn hai cô gái nhỏ mới đến, ngồi im lặng trên cái ghế kế bên bà mẹ và hai túi vải buộc kín miệng, một lát sau cô gái nhỏ nhất có lẻ buồn ngủ nên nghẹo đầu dựa vào vai người mẹ ngủ ngon lành.
Độ nửa tiếng sau, cánh cửa lại mở, lần này một người đàn ông dáng thấp lùn, lấy tay ngoắc Ba Du ra nói vài câu, Ba Du quay vào nói nhỏ với Nam và Ngọc Minh:
-Mình đi ra ghe
Cả bốn đi theo ông ta ra phía trước căn nhà, một chiếc xe tải nhỏ màu đen có mui kín đậu trong bóng tối, Ba Du dẩn cậu con trai bước lên cái thùng kín mít, Nam và Ngọc Minh khom người lên sau, hai người đàn ông lấy những cái thùng giấy chèn bên ngoài lên tận nóc mui, có tiếng đóng cánh cửa xe, vài giây sau chiếc xe nổ máy chạy ra đường phố.
Ngồi trong thùng xe kín và tối đen, Nam nhận ra chiếc xe quẹo vài lần và sau đó đi thẳng, khoảng mười, mười lăm phút sau, nó từ từ dừng lại, một người đàn ông mở cửa phía sau xe, ông ta khiêng những cái thùng bỏ xuống đất, Ba Du và con trai xuống trước, Nam cầm tay Ngọc Minh bước xuống theo sau.
Anh nhìn xuống con kinh phía trước mặt, vài chiếc ghe có mui kín nằm gần kè đá tối om, người đàn ông ra dấu cho Ba Du theo ông ta bước trên tám ván dài lên chiếc to nhất, mọi người dò dẩm trong bóng đêm, theo chân ông ta vào bên trong lòng ghe, và ngồi vào một góc. Nam nghe xung quanh có tiếng nói chuyện nho nhỏ, chắc họ là những người lên trước. Độ mười lăm phút sau, có thêm nhiều bóng người đi xuống và im lặng ngồi vào một góc gần đó, sau cùng hai cánh cửa trước mui được đóng kín lại, trong lòng chiếc ghe hoàn toàn tối om.
Tiếng máy tàu bắt đầu nổ xình xịch, chiếc ghe nhẹ nhàng lui ra giữa con kinh, và quay mủi âm thầm chạy trên dòng nước đen tịch mịch. Ngọc Minh ngồi dựa vào vách ghe kế bên và nắm chặt tay Nam, chạy được một đoạn dài, chiếc ghe bắt đầu ra sông lớn vì anh cảm nhận nó dập dềnh khi lướt lên những cơn sóng, cứ thế nó chạy băng băng rất lâu trong bóng đêm.
Nam đoán đã hơn một tiếng đồng hồ, nhìn qua khe hở nhỏ của miếng ván bên hông, bên ngoài là dòng sông lớn, nhìn vào trong bờ chỉ thấy lờ mờ những hàng cây dầy đặc trong đêm tối, chắc chiếc ghe đã chạy ra đến Cần Giờ.
Chiếc ghe chạy rất lâu trên sông, Nam không biết là đã được bao lâu, cuối cũng tiếng máy cũng chậm lại, có vẻ đã đến nơi, nó rẻ vào một đoạn kinh vắng vẻ, cây cối um tùm, và dừng lại bên một chiếc tàu lớn đang đậu gần hàng cây cao, rậm rạp. Hai cánh cửa lại được mở ra, có ánh sáng cái đèn pin nhỏ và một người bước xuống ra dấu cho từng người một đi lên. Nam dẩn Ngọc Minh theo ánh đèn ra bên ngoài, theo sau Ba Du đang bế cậu con trai đưa lên sàn chiếc tàu lớn cho một người ở bên trên và nắm dây lưới leo lên, kế đến Nam cũng nắm dây leo lên, và lập tức phải đi xuống khoang theo chỉ tay của người đàn ông, một lát sau, bóng Ngọc Minh xuất hiện và bước xuống, một tay cô nắm chặt cái túi vải đeo trên vai.
Nam cầm tay dẩn cô đi mò mẫm trong cái khoang khá rộng tìm Ba Du. Trong bóng tối có nhiều người đang ngồi bệt trên sàn gổ, một cánh tay thò ra nắm lấy tay anh, Ba Du ra dấu cho Nam và Ngọc Minh đến ngồi kế bên.
Lát sau thêm khoảng chục người lớn, nhỏ nửa bước xuống khoang, rồi mọi thứ im lặng như tờ, không khí trong khoang nặng nề, những giây phút chờ đợi cho con tàu xuất bến có vẻ sao quá dài. Vài phút sau, nắp hầm được hạ xuống, tiếng máy nổ rì rào phía sau lái, chiếc tàu từ từ hướng mủi ra giữa dòng sông, trực chỉ ra cửa biển nhấp nhô sóng.
Nam ngồi quàng tay qua vai Ngọc Minh đang ngả đầu dựa vào bờ vai của anh. Tất cả đều im lặng, chỉ còn nghe tiếng sóng rào rào chạy dạt vào lườn con tàu, thỉnh thoảng có tiếng chân đi ở sàn gổ bên trên.
Chiếc tàu bắt đầu tăng tốc độ và lắc lư, Nam đưa tai áp sát mạn, rất lâu sau, anh nghe tiếng sóng ào ạt vổ mạnh vào lườn tàu, hình như đã ra tới cửa biển, bên ngoài trời vẩn còn tối om.
Nam định chợp mắt trong chốc lát, nhưng trong lòng hồi hộp nên không ngủ được, còn Ngọc Minh thì đang say sưa ngủ có lẻ vì cả ngày hôm nay quá mệt mỏi, căng thẳng. Ba Du ôm cậu con trai vào lòng, hai mắt nó nhắm nghiền, cu cậu chắc cũng quá mệt, trong khoang nhiều người mệt mỏi dựa đầu vào thành tàu hay nằm lăn ra ngủ trên sàn gổ.
Chiếc tàu phăng phăng lướt trên sóng nhiều giờ, tiếng bước chân đi lại phía trên dồn dập và nghe rỏ hơn, Nam cố nhìn qua khe hở cái sàn gổ, thấy ánh sáng lờ mờ, có lẻ trời đã gần sáng. Những cơn sóng hình như mạnh hơn, làm chiếc tàu đôi lúc lắc lư, nhưng tiếng máy của nó vẩn nổ đều và giòn tan, chiếc tàu mạnh mẽ hướng mủi cắt lên những con sóng biển tiến ra khơi.
Nhiều tiếng sau, nắp hầm thông lên boong được mở lên, ánh sáng và gió mát ùa vào, một người đàn ông đi xuống thông báo:
-Tàu đã ra đến hải phận quốc tế, bà con ở tại chổ, có người đưa thức ăn và nước xuống
Mọi người choàng tỉnh và reo mừng, Nam cười và bắt chặt tay Ba Du, quay qua nói với Ngọc Minh:
-Chúng ta ra khỏi hải phận Việt Nam rồi, vài ngày nửa tàu sẽ đến trại tỵ nạn trên đảo
Ngọc Minh mỉm cười sung sướng, cô theo Nam, Ba Du và nhiều người khác sau một đêm, ngày căng thẳng, ngột ngạt dưới khoang, náo nức lên phía trên ngắm mặt biển trong xanh rực rở dưới ánh nắng.
Những ngày kế tiếp, chiếc tàu hướng mủi về phía tây – nam lướt đi trên mặt biển lặng sóng tháng 4, Nam và Ngọc Minh ngắm những cánh chim hải âu bay nhẹ nhàng trên bầu trời xanh tự do và biển sóng chập chùng.
Buổi trưa, sau bốn ngày lênh đênh trên biển, chiếc tàu chạy vào hải phận một nước Đông Nam Á, từ xa một tàu tuần duyên chạy đến, nhìn đàn ông, đàn bà, người già, trẻ em đứng lô nhô trên boong, nhân viên trên chiếc tàu kia đã biết là dân vượt biên, họ thảy sợi dây thừng qua cho mấy người đàn ông ở mủi tàu và ra dấu buộc chặt lại và kéo chiếc tàu vượt biên vào một cái đảo có bải cát dài và hàng dừa xanh. Rất đông người đang đứng trên bờ nhìn ra, vài người cười và vẩy tay chào đón họ.
Trong một góc đảo gần ghềnh đá, xác những chiếc ghe, thuyền của những người vượt biên may mắn được những chiếc thuyền khác của ngư dân, tàu buôn … cứu họ thoát khỏi lưỡi hái của tử thần và kéo vào đây, bây giờ bị sóng đánh tan nát nằm xiêu vẹo, bi thảm.

* * *

Gần một tháng sau ngày Nam vượt biên, Hai Tuất đột nhiên phát hiện là Nam không còn ra rẩy làm việc hay câu cá ngoài hồ. Ủy ban xã cho người vào lục xoát căn nhà tranh trống rổng chỉ còn lại vài bao bắp, đậu và những củ khoai nằm lăn lóc gần xó bếp, họ cho người vào tiếp thu.
Và một buổi chiều, Điểu Sơn đến tìm Hai Tuất tại ngôi nhà bên bờ hồ, nghe người đàn ông S’tiêng nói, đến lúc này ông ta mới biết là Ba Du và Nam đã vượt biên, và đến được trại tị nạn trên đảo, Hai Tuất hướng đôi mắt buồn bã về phía bờ hồ bên kia, nhìn căn nhà tranh nhỏ bé đứng chơ vơ trên dốc đồi. Trước khi ra về, Điểu Sơn cầm một gói giấy bên trong có một số tiền khá lớn, và nói là của Ba Du gửi cho ông ta, số tiền này đủ cho Hai Tuất và bà xã mua một căn nhà ở Saigon và còn lại một số để làm vốn.

Bây giờ đang tháng 6, thời gian này là mùa mưa ở Việt nam, những cơn mưa rừng xối xả trên vùng cao nguyên tây nam dọc biên giới kéo dài không ngớt, từ ngày này qua ngày khác, làm cho những cánh rừng thêm xanh và âm u.
Một buổi sáng mặt trời lên cao và tỏa ánh nắng ấm áp sau nhiều ngày mưa như trút nước xuống những buôn làng trên dảy Trường Sơn, tỉnh Đắc Lắc, những người phụ nữ của một buôn thượng M’nông ở gần biên giới Miên ra rẩy để trỉa bắp, trồng lúa, họ bắt gặp một người đàn ông có khuôn mặt xương xẩu, tóc tai, râu ria dài, bù xù như người rừng, bộ quần áo kaki rách tơi tã. Ông ta đi chân không từ cánh rừng chồi về gần nơi họ đang cày, cuốc, thấy người đàn ông đi đứng như người mất hồn, đôi mắt lạc thần và tiến về phía họ, vài người phụ nữ hoảng sợ la hét, bỏ chạy về làng, lát sau vài thanh niên trong buôn cầm rựa, gậy chạy đến với tư thế sẵn sàng đánh trả nếu người đàn ông kia tấn công họ, nhưng người đàn ông mang nét rừng rú, hoang dại đó đi gần tới chỗ họ rồi đứng lại, và miệng lẩm nhẩm những câu mà những người dân trong ngôi làng M’nông này không hiểu ông ta muốn nói gì, vài người nghe loáng thóang đoán ông ta là người Kinh .
Một người thanh niên sau một hồi lâu quan sát, thấy ông ta có vẻ vô hại, đói khát nên dắt về buôn. Họ gọi già làng tới, trong buôn nhiều người lớn, bé hiếu kỳ kéo đến xem người rừng lạc vào làng, vài đứa trẻ tinh nghịch nắm kéo cái áo rách tả tơi của ông ta rồi cười thích thú, vài đứa khác lấy những thanh tre khều khều hai ống quần tua rua và đôi chân trần bị gai góc, đá nhọn cắt tạo thành những vết thương đang nhiễm trùng làm độc.
Già làng gọi vài người mang nước uống và thức ăn đến cho ông ta, được dân làng cho vài củ khoai, người đàn ông vố lấy ăn ngấu nghiến, rồi ngửa cổ uống sạch nước trong cái ống lồ ô to, có lẻ ông ta quá đói khát sau những ngày lang thang qua các cánh rừng già.
Sau đó, dân trong buôn báo cho đồn biên phòng đến dẩn ông ta đi, tại đồn biên phòng, ông ta không trả lời những câu hỏi của mấy tay bộ đội đang cố tìm hiểu xem ông ta tên gì, từ đâu đến ... mà chỉ hướng đôi mắt lạc thần nhìn ra bên ngoài và luôn miệng lẩm bẩm những câu vô nghĩa. Họ lục xoát và tìm thấy cái bóp ở túi quần sau, trong mớ giấy tờ hoen ố, rả rời vì thấm nước có cái thẻ ghi họ, tên là Nguyễn Văn Có, chức vụ đội trưởng du kích, xã Minh Thạnh, huyện Bù Đăng, Bình Long.

* * *
Những ngày tự do và thư thả trên đảo, Nam cùng Ba Du lúc rảnh hay ngồi nói chuyện với nhau và nhắc lại những lúc nguy nan, kịch tính trong lúc đi tìm hai cái thùng đổ cổ.
Nhớ lại chuyện Tư Có được Điểu Sơn dẩn đi vào rừng, không biết số phận ông ta ra sao nên Nam tò mò hỏi:
-Điểu Sơn dẩn Tư Có vào rừng nhốt ở đâu và xử ông ta ra sao, có giết ông ta không?
-Điểu Sơn biết rất rành mạch các khu rừng quanh buôn vì hay vào đó đặt bẩy, đào củ và tìm cây thuốc, nên khám phá ra vài cái hang bí mật ở giữa khu rừng, trong đó Điểu Sơn và Điểu Rút cất giấu những món tìm được khi đi rừng như súng, dao rừng, pin, dù … còn xót lại trong những năm chiến tranh, và Tư Có bị nhốt ở một trong những chỗ đó, họ không giết Tư Có mà cho ông ta uống một loại rể cây sẽ làm ông ta bị mất trí nhớ và quên hết mọi thứ, vì vậy Điểu Rút và Điểu Sơn vẩn sống yên ổn trong buôn.
Ngừng lại vài giây nhìn ra biển xanh dập dờn sóng ngoài khơi xa, Ba Du rít hơi thuốc lá và nói tiếp:
-Trước thời gian chú Nam lên mua rẩy, có lẻ Tư Có cũng đang âm thầm tìm kiếm hai thùng đồ cổ dựa theo tin tức mà những công nhân ở đồn điền trong thời chiến tranh làm nằm vùng cho việt cộng kể lại, nhưng họ chỉ không biết chính xác vị trí là ở nơi nào, rồi khi chú Nam lên đây xin sang nhượng lại khu đất đó, ông ta tiếp tục theo dõi mọi hành động của chú Nam, nhưng chưa tìm thấy bằng chứng nào, cho đến khi người đàn bà mất trí bị công an xã bắt vì đến ngủ trên đập và mấy cái cửa đập bị mở lên quá lớn, nước hồ tụt xuống nhanh bất thường, ông ta bắt đầu nghi ngờ nhiều hơn, và âm thầm theo dõi từ khoảng xa, và đêm đó phát hiện ra tui và chú Nam bên cái hầm giấu đồ cổ sau nhà tui, nhưng vì bản chất tham lam nên ông ta không báo lại cho bên công an và du kích xã biết, vì muốn chiếm riêng toàn bộ hai thùng đó, do đó nếu tối hôm đó không có Điểu Sơn nằm phục phía sau nhà, ông ta sẵn sàng giết chết tui và chú Nam để đoạt lấy các món đồ cổ đó …
Nghe Ba Du kể lại, Nam cảm thấy vẩn còn thấy “lạnh gáy” vì tình huống chạm mặt tử thần chiều tối ngày đó, nhờ Ba Du dự liệu kỹ càng nên cả hai mới còn sống mà ngồi trên hòn đảo này.
Rồi anh chợt nhớ đến hôm cùng Ngọc Minh đi lên thị xã An Lộc thăm bà cô, lúc chiều ra bến xe Ngọc Minh cho tay vào cái túi rồi đến vổ vai tay du kích đang hung hăng với người đàn ông ăn xin, và ngay sau đó bổng nhiên hắn trở nên “hiền hậu” sau cái vổ vai đó của Ngọc Minh. Nam đoán chắc là cô phải có bí mật gì đó, giống như mấy món thuốc chế từ rể cây rừng mà Điểu Rút, Điểu Sơn cho Ba Du uống để ngưng thở như người chết và cho Tư Có uống để xóa mọi ký ức và trí nhớ mà không cần phải giết ông ta.
Một buổi chiều chỉ có Nam và Ngọc Minh ngồi kế bên nhau trên bãi biển, nhìn ánh nắng lấp lánh trên những con sóng từ ngoài xa vổ vào những ghềnh đá, anh cười và hỏi cô:
-Ngọc Minh nè, hôm mà mình lên thị xã thăm bà cô đó, sao buổi chiều đó Ngọc Minh hay vậy, chỉ một cái vổ vai nhẹ mà tay du kích đó tha cho ông ăn xin vậy, nói anh nghe đi?
-Ừ, em nói anh nghe thôi, tuyệt đối bí mật, đừng nói lại cho ai biết đó nghe, nếu nói cho ai biết, là em nghỉ chơi đó
Nam cười gật đầu và hứa:
-Ừa, hứa sẽ không cho ai biết chuyện này, Ngọc Minh nói đi
-Đó là bột phấn được làm từ một loại hoa mọc ở vùng cao nguyên, khi ai hít trúng nó, sẽ bị lơ mơ một thời gian ngắn, bà ngoại của em biết rất nhiều loại cây cỏ trong rừng có thể dùng làm thuốc, và thường chế những loại rễ, lá cây thành thuốc chửa bịnh cho nhiều người trong làng, bà ngoại chỉ truyền những bí mật này lại cho cậu Điểu Rút, và sau đó cậu có chỉ lại một số cây lá cho chú Điều Sơn, loại bột đó em bỏ trong túi là mang theo dùng để phòng thân chứ không hại ai đâu.
Nam nhìn Ngọc Minh mỉm cười, trong đầu anh thầm nghĩ, đâu ngờ cô người yêu nhỏ bé trong buôn Thượng ở vùng rừng núi xa xôi mang hai dòng máu, vừa Việt vừa S’tiêng trông rất hiền hòa đó lại có nhiều thứ bí mật kinh khủng đến như vậy.

HẾT