BÔNG HOA GIỮA BUÔN THƯỢNG XA XÔI


Cầm bầu rượu rót vào hai cái ly, nhìn cái vỏ bên ngoài lên nước đen bóng, Ba Du sực nhớ tới buôn thượng trong rừng liền nói:

- À, lần trước khi gặp Điểu Sơn có hẹn vô thăm buôn, khi nào thu hoạch xong bắp, đậu tui với chú Nam vô trong đó một bửa

Nam nghe Ba Du dẩn vào buôn thượng chơi thấy háo hức, nên lập tức gật đầu đồng ý. Từ lúc còn nhỏ đến lớn, thỉnh thoảng anh có đọc các câu chuyện về những người dân ở các buôn làng xa xôi trong rừng núi, chứ chưa có dịp đặt chân đến nơi họ sinh sống bao giờ. Mấy lần lên Đà-lạt nghỉ mát, đôi lúc Nam thấy đàn ông, đàn bà và trẻ con người Thượng đi bên đường hay xuống phố với cái gùi và xà gạc trên vai, họ thường đóng khố hay mặc quần áo có hoa văn và màu sắc lạ, rất khác với người Việt.

- Người Thượng sống ở đó từ trước chiến tranh đến bây giờ hay sao – Nam hỏi

Ba Du nhấm rượu, rồi gắp khúc cá nướng vào chén, tỏ vẻ trầm ngâm:

- Khi người Mỹ đến Việt Nam, buôn làng họ đã ở đó lâu đời rồi, họ giỏi đi rừng vì đã quen sống ở núi cao, rừng rậm, sau này khi người Mỹ rút đi, tất cả lính biệt kích người S’tiêng gia nhập biệt động quân và chiến đấu cho đến năm 75 … sau chiến tranh họ giải ngũ, và phần nào đó cũng bị phân biệt đối xử như những người lính miền nam khác

Nam đưa ly cụng với Ba Du, hồi tưởng lại khi chiến tranh kết thúc anh vừa mới mười sáu, mười bẩy tuổi, nên không hiểu biết nhiều về cuộc chiến này, ngoài hình ảnh những người lính VNCH, lính Mỹ và xe nhà binh chạy trên đường phố.

Nhiều năm sau này, anh nghe nhiều người nói chuyện, rồi có dịp đọc sách và các tài liệu về chiến tranh, nên hiểu nước Mỹ dính dáng sâu xa và có vai trò quan trọng trong cuộc chiến ở Việt Nam. Miền Nam đứng vững được một thời gian dài cũng nhờ người Mỹ giúp đỡ. Nhưng rồi sau đó, tình hình thay đổi nhanh chóng, phong trào phản chiến bùng lên, dân Mỹ chán nản vì thấy người Mỹ chết quá nhiều … Nước Mỹ ra đi, và kết quả miền nam sau một thời gian chiến đấu lẻ loi đành chịu sụp đổ, thất trận. Những người lính như Ba Du, Điểu Sơn có lẻ rất buồn vì mang mặc cảm bại trận và bị bỏ rơi.

Nam nhớ có lần đến nhà Huy, nó rủ lên cái gác nhỏ ngồi chơi, thấy trên cái kệ trong góc có cuốn sách đang đọc dở, anh hỏi Huy thì nó nói đang đọc, lật ra ngoài bìa xem tựa sách, thấy cuốn sách có tên là lạ “Nổi buồn nhược tiểu” của một nhà văn người Mỹ.

Huy cho anh mượn về nhà, và khi bắt đầu đọc, Nam dần hiểu câu truyện viết về cuộc chiến phân chia bắc - nam ở Triều Tiên sau thế chiến II, giữa cộng sản và tự do.

Đọc xong cuốn sách, anh thấy thân phận người Triều Tiên cũng đau khổ và buồn bả như người Việt Nam, làm thân phận nhược tiểu một nước nhỏ, họ cũng bị các nước lớn chia thành nam – bắc, nhưng may mắn hơn miền nam giữ được tự do với sự giúp sức của người Mỹ.

Còn thân phận và cuộc đời của những người lính, người dân miền nam Việt Nam, sau năm 75 thì chịu nhiều đau thương cho đến tận bây giờ.

Vì vậy sau chiến tranh, Nam càng hiểu nhiều hơn vì sao những người dân miền nam lại sống chết vượt biên bỏ nước ra đi, anh chắc là những người lính có nổi buồn sâu đậm như Ba Du cũng nuôi trong lòng khát khao đó …

Ba Du đang hút điếu thuốc và nhìn ra phía xa ngoài hồ nước, con Ki nằm im trong góc nhà, chắc nó đang nhớ con Đốm, bạn nhỏ của nó bửa nay đi đâu mất, anh kêu nó và bỏ vào cái tô một miếng cá, nó lẳng lặng đến ăn.

- Chút nửa chú Nam bắt con cá lăng và cá mè đem về nghe – Ba Du nói

Nam gật đầu và chợt hỏi qua chuyện khác:

- Mấy hôm nay không thấy Tư Có và tụi du kích đi vào đây hả anh Ba!
- Ừ, mà lâu rồi cũng không thấy bọn họ đi tuần trong này và lên trên kia khu rừng, nhưng gần Tết và mấy ngày lể lớn, bên du kích xã thường kết hợp với công an đi tuần xuyên qua rừng đến tận buôn của Điểu Sơn

Nghe Ba Du nói chuyện về chiến tranh, Nam nhớ lại hôm về Saigon vừa rồi, băng rôn ca ngợi chiến thắng Khmer đỏ treo đầy đường, rồi lúc chiều tối khi đến nhà Huy, cái loa phường léo nhéo đe dọa những thanh niên đến tuổi phải đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, không được trốn tránh.

Lại thêm chiến tranh, cuộc chiến biên giới với Khmer đỏ nổ ra năm 78 – 79 đến nay đã ba, bốn năm, báo chí lúc đó cũng nói nhiều về các trận đánh với lính Pôn Pốt dọc các tỉnh biên giới, anh thắc mắc nên hỏi:

- Lúc Pôn Pốt đánh qua đây, lính Khmer đỏ có vào đến nông trường cao su này không?
- Xã này nằm khá xa biên giới, nên lính Khmer đỏ không đánh đến đây, lúc tụi nó tấn công vô, trong này huyện, xã đề phòng nên đưa du kích, công an vào đóng trong các buôn làng, có vài lần vì lo sợ đạn pháo kích từ bên kia biên giới rơi trúng, Điểu Sơn, Điểu Rút đưa người nhà chạy ra đây ở mấy tuần, rồi sau đó tình hình yên tĩnh trở lại, họ mới trở về buôn.

Vùng rừng núi tây – nam này đã tiêu điều sau cuộc chiến năm 75, rồi khi chính quyền cộng sản vào miền nam, đời sống mọi người rơi vào cảnh đói khổ, sợ sệt, thiếu ăn, thiếu mặc.

Do đó, khi cuộc chiến khốc liệt với Pôn Pốt và Trung quốc nổ ra, dân Saigon càng hoảng sợ, làn sóng vượt biên lại càng dồn dập, mọi người già , trẻ đều muốn ra đi khỏi đất nước khốn cùng này. Người dân trong các buôn làng xa xôi như ở đây nghèo khổ, ít học nên không trốn chạy đi đâu xa được, họ phải ở lại và chịu đựng bom đạn, giết chóc, chiến tranh sao nghe buồn thảm.

Ba Du nhìn Nam có vẻ đang tư lự suy nghĩ:

- Uống chú Nam, mồi còn nhiều lắm!

Cả hai đưa ly lên uống cạn, Ba Du gắp cho anh một khúc cá to, thịt cá lăng nướng than rất ngon. Ở cái nơi khỉ ho này, ban ngày thì quanh quẩn việc ngoài rẩy, tối về ăn xuống xong rồi thì không biết làm gì, vì đèn dầu tối mù mù, riêng ở cuối cái làng kinh tế mới hoang vắng này, người dân bỏ đi gần hết, chỉ còn lại có anh với Ba Du và vài người khác. Nam nghĩ, không lai rai thì cũng ngồi không, hay đi ngủ sớm, nên thỉnh thoảng có bửa nhậu cho khuây khỏa giữa rừng núi, cũng khó từ chối lời mời của Ba Du.

Rượu của miền rừng núi hoang dã làm Nam thấy đầu óc lâng lâng, anh hỏi:

- Vào buôn thì cũng đi như hôm mình lên câu gần trên đó, rồi bỏ xuồng lại và lội bộ đi xuyên qua rừng bao xa?

Nghe anh hỏi, Ba Du gật đầu:

- Sáng phải đi sớm, tới chỗ hôm mình thả lưới, kéo xuồng lên bờ giấu vô trong bụi cây, rồi từ đó đi bộ qua cánh rừng vô buôn …

Chợt như có tiếng ai kêu tên Ba Du từ phía con đường nhỏ chạy từ trong rừng cao su xuống rẩy, Nam và Ba Du im lặng nghe ngóng, lát sau nhận tiếng người quen, Ba Du vui vẻ cười:

- Năm Bình ở ngoài nông trường vô chơi

Ba Du bước ra trước nhà đứng chờ, Nam cũng ngoái nhìn qua cửa sổ thấy Năm Bình đang chạy xe đạp trên đường mòn giữa các luống đậu và giơ tay chào.

Dựng chiếc xe đạp vào vách, Năm Bình bắt tay Ba Du và bước vào nhà, Nam cũng chào:

- Anh Năm khỏe không?

Thấy Nam, ông ta cười nói:

- À, có chú Nam ở đây lai rai hả, hôm nay không hái bắp, đậu gì sao?

Ba Du lấy thêm chén đũa và cái ly:

- Anh Năm ngồi nhậu lai rai, thu hoạch cũng gần xong rồi, sáng nay tui với chú Nam đi câu được con cá lăng về làm món nướng lai rai với rượu trong buôn thượng cho

Năm Bình cầm cái bầu rượu lên nhìn Ba Du:

- Rượu này đây hả?

Ba Du gật đầu, rót rượu vào ly của Năm Bình:

- Mời anh Năm!

Năm Bình cạn ly, gật đầu khen ngon và gắp miếng cá nướng thưởng thức rồi hỏi:

- Trong đây lúc này có gì lạ không?

Ba Du lắc đầu:

- Không, vẩn như vậy, lâu lâu Tư Có với du kích đi qua rồi về
- Mùa rẩy này bắp, đậu thu hoạch khá hơn mùa rồi không anh Ba?
- Thấy được hơn mùa rồi, nếu có đủ phân thì chắc khá hơn

Năm Bình nhìn Nam:

- Bên chú Nam chắc cũng khá chứ hả?
- Dạ, cũng xuống giống đậu, bắp như anh Ba, nhưng làm ít hơn
- Giá cả thu mua ngoài đó năm nay có tăng lên không anh Năm – Ba Du hỏi
- Có, giá đậu xanh lên, bắp ít hơn, nếu gần tết anh và chú Nam có bán kêu tôi nhé, tôi sẽ thu cao hơn giá của mấy bà đi buôn, chỗ anh em quen lâu năm rồi
Nam nghe Năm Bình nói thấy có lý, chỉ xin giấy phép xã đem một ít về Saigon, còn lại bán theo giá chợ đen trên này lấy tiền khỏe hơn. Từ hôm bắt đầu thu hoạch đến nay anh không nghe Ba Du nói Năm Bình ngoài xã có thu mua nông sản, chắc vì tính cẩn thận, không muốn làm Nam hiểu lầm.

Ba Du ra phía sau bắt thêm con cá trê, nhanh tay làm và nổi lửa lên nướng trên chỗ than cũ, Nam đứng dậy ra sân đi lại cho thoải mái đôi chút.

Dọn món mới lên, có thêm Năm Bình vừa vào, nhưng Nam đã hơi say nên uống ít, ngồi nghe hai ông bạn “già” nói chuyện.

Năm Bình kể chuyện buôn hàng lậu về Saigon, và than lúc này phải chi nhiều hơn cho đám tài xế nông trường mới chịu giấu hàng trên xe chở về Bình Dương giao ở đó, sau đó chờ mối lái từ Saigon cho người lên lấy, tình hình kiểm soát của công an, du kích dọc đường cũng còn “ác liệt” lắm, nên cũng vất vả hơn trước. Tuy nhiên giới con buôn thì vô vàn mánh khóe, nên ở Saigon có tiền vẩn mua được mọi thứ, chỉ có giá cả thì mắc mỏ hơn thôi.

Nam thắc mắc hỏi Năm Bình về đường đi vì có lần thấy Tư Có vào đây từ hướng ông ta mới vô:

- Đường đi từ lô cao su vào đây thì xa hay gần hơn con đường quanh bờ hồ vậy anh Năm?
- Xa hơn vì phải chạy qua các lô cao su, nhưng lại dể đi hơn ngoài bờ hồ … chú Nam hôm từ Saigon lên xe chạy mấy giờ mới về đến đây?
- Cũng đầu giờ chiều mới tới ngã ba ngoài quốc lộ và quá giang xe vào trong này
- Chú Nam là dân Saigon mà lội bộ cũng đâu thua gì dân ở đây, thôi mai mốt kiếm vợ ở đây luôn nhé – Năm Bình cười nói
- Cũng đâu có xa lắm đâu anh Năm – anh trả lời

Ba Du nghe khen cũng cười, tiếng cười của ba người đàn ông vang lên trong căn nhà nhỏ.
Buổi chiều dần xuống, mặt trời chìm về hướng tây, vài đàn chim bay ngang qua mặt hồ lặng gió về phía cánh rừng già ở dãy đồi xa xa.

* * *

Mấy hôm nay từ sáng sớm, Nam qua phụ một tay với Ba Du hái đậu, bắp đem về nhà treo lên cái giàn phơi dưới mái. Nhìn từ xa, bóng dáng hai người đàn ông làm việc miệt mài không ngơi nghỉ bên những luống đậu, bắp trên cánh đồng vắng trông thật lẻ loi giữa núi rừng trùng điệp.

Công việc này mới mẻ và khá nặng nhọc đối với Nam, anh cũng không hỏi Ba Du nhiều về cách thu hoạch để có thể làm một mình vào mùa sau, vì mục đích của anh vào đây thì khác, nên cứ lằng lặng làm cho xong công việc.

Lâu dài, Nam cũng không có ý định ở lại đây làm nghề nông nếu việc kia thất bại, một người trẻ và có máu mạo hiểm như anh không thể sống lâu ở chỗ này,vì nó quá buồn tẻ, heo hút.

Đa số những thằng bạn thân của anh ở Saigon, mỗi khi gặp mặt nhau cũng hay tâm sự không biết định hướng tương lai ra sao, vì sự phân chia, quản lý con người theo lý lịch của chính quyền mới làm nản chí và bóp chết tương lai của nhiều người.

Sự thay đổi sau năm 75 quá lớn lao, nó làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu triệu người dân miền Nam, những người trẻ ở Saigon như Nam cảm thấy lạc lỏng, chán nản như đang sống trong cỏi tạm nào đó, xã hội trở nên điên đảo, mọi người đâm ra ngờ vực lẩn nhau vì đói khổ, vì sợ sệt. Ai cũng mong có cơ hội vượt biên để thoát khỏi cảnh bị đầy ải bởi đói rách, bệnh tật …

Tuy nhiên ở đây Nam cũng học được sự nhẫn nại, chịu đựng và tài xoay sở của Ba Du. Cuộc sống của người lính trong cuộc chiến dai dẳng và khốc liệt vừa qua khiến anh phải nể phục họ.


Phần có lẻ cũng do duyên tao ngộ, nên anh gặp Ba Du ở chốn núi rừng này, nếu tin là như vậy.

Năm, sáu ngày làm việc miệt mài từ sáng sớm đến chiều tối, phần thu hoạch ở rẩy Ba Du cũng xong.

Hai con chó Đốm và Ki có dịp này cũng chạy theo ra rẩy, tụi nó lăng xăng khắp nơi, khi con Ki đánh hơi tìm thấy ổ chuột, nghe nó sủa con Đốm cũng chạy nhào đến sục xạo chung quanh, cả hai săn đuổi bọn chuột chui rúc dưới các đống cỏ khô, tiếng sủa của tụi nó vang vọng ngoài đồng trống.

Sáng nay, Nam và Ba Du sửa lại giàn phơi dưới gác mái bên nhà anh, cả hai vác rựa ra sau vườn nhà Ba Du chỗ mấy bụi tre lớn, lựa vài cây to, thẳng rồi chặt xuống và khiêng về thay mấy cây tre cũ, mục. Sau đó chất các bao đựng đậu và treo bắp lên cao trên giàn, vậy là xong rồi, chỉ còn tách hạt đậu và bắp ra, việc này chắc phải nhờ Hai Tuất kiếm thêm người của xã bên đó qua phụ vài ngày.

Xong công việc Nam và Ba Du thấy phấn chấn chút đỉnh vì dù sao mùa này cũng khá, giá cả cũng tăng, hy vọng Tết này có đỡ hơn.

Ba Du hẹn Nam sáng mai vào buôn thăm Điểu Sơn, vì đường đi qua khu rừng già nên dặn anh cầm theo rựa, thêm chai nước uống vì thời tiết mùa này đi bộ trong rừng rất mau khát, và dắt con Đốm qua gửi bên nhà Ba Du.

Sáng dậy sớm, vốn đã quen với việc này, nên chiều qua Nam luộc thêm khoai để mang theo ăn dọc đường. Anh nhanh chóng lấy cây rựa và chai nước rồi cẩn thận khép cửa nhà, dẩn theo con Đốm đi ra.

Thấy Ba Du đang ngồi kế bên cái gùi chờ anh đến, cũng mang theo rựa, nước và thêm vài trái chuối chín, Ba Du chỉ cho Nam cái lọ nhỏ có nước màu nâu đen bên trong, anh thắc mắc:

- Cái chai đó đựng cái gì anh Ba?
- Hôm qua tui lấy mấy điếu thuốc lá ra ngâm để khi vô rừng xoa lên tay chân chống muỗi và vắt

Nam nghe vậy hơi sợ, đọc truyện đi rừng thỉnh thoảng có đoạn những con vắt bò ra đeo bám vào tay, chân người để hút máu. Như đoán được ý nghĩ của anh, Ba Du mỉm cười nói:

- Mấy con vắt đó cũng không ghê gớm lắm đâu, hút no rồi nó sẽ tự rơi ra, hơi đau chút xíu, khi có mùi thuốc lá nó sẽ tránh xa

Nghe Ba Du nói vậy anh cũng cười, đã đi thì không sợ, dù sao thì người Thượng ở trong các buôn làng cũng bị nó cắn lâu nay mà họ vẩn mạnh khỏe, từ đời này qua đời khác, có sao đâu.

Nam bỏ chai nước và cây rựa vào cái gùi, vác nó lên đi ra bờ hồ, buổi sáng sớm còn đọng chút hơi sương, không khí mát lạnh, dể chịu.
Ba Du tới sau, tháo dây xuồng và ngồi ra phía lái, họ từ từ chèo lên phía thượng lưu, mùa này nước chảy chầm chậm về phía cửa đập nên bơi ngược dòng hơi tốn sức, Ba Du nói:

- Phải bơi nhanh đến chỗ giấu xuồng để đi bộ xuyên rừng vào trong buôn, tới chiều mới ra kịp và về nhà trước buổi tối

Cả hai yên lặng chèo, chiếc xuồng lướt nhanh trên mặt hồ, khung cảnh hai bên bờ còn mờ mờ dưới những tàng cây cao im vắng không một bóng người. Tiếng sóng nước đều đặn vổ vào chiếc xuồng, Ba Du từ phía sau nói bắt đầu bơi ngang qua bên kia hồ, thỉnh thoảng mái chèo chạm vào thân xuồng vang thành tiếng lộp cộp trong không gian yên tĩnh của buổi sáng sớm.

Khoảng nửa giờ sau, đến chỗ lần trước giăng lưới, Ba Du nói:

- Lên phía trên chút xíu nửa, nỗi bước đi. Con đường mòn từ từ hiện ra rỏ hơn, Ba Du bước đi có vẻ thoải mái và nhanh nhẹ, Nam đi sát phía sau, vừa đi vừa quan sát khu rừng thưa trơ trụi. Anh nhớ cách đây gần một tháng, khi vào đây đánh cá, cành lá còn xanh tốt, nay đã rụng gần hết, những đám lá vàng khô nằm phơi đầy trên mặt đất và các tảng đá ở rải rác khắp nơi.

Con dốc lên cao dần khi đến gần cửa rừng già, Ba Du đến gần một tảng đá to, phẳng và bỏ cái gùi xuống, rồi lấy cái lọ nước đen đen ra và nói:

- Chú Nam bôi nước thuốc lá vào tay chân để chống muỗi, vắt cắn

Nam bỏ rựa xuống, lấy cái lọ đổ chút nước ra bàn tay và gửi thấy mùi hăng hăng của thuốc lá, rồi cẩn thận xoa lên vùng da tay, chân.

Xong xuôi, cả hai đi thêm một đoạn đường mòn nửa, rồi bắt đầu leo lên con dốc, bước qua thân cây đổ nằm chắn ngang đường, và đi vào dưới vòm lá âm u. Mặt trời nhô lên ở phía đông đang chiếu những tia nắng đầu tiên xuyên qua vòm lá trên cao, làm khu rừng sáng lên đôi chút.

Con đường mòn này đã có từ lâu và người qua lại thường xuyên cho nên dù cây rừng và bụi rậm mọc dầy hai bên, nhưng Nam vẩn thấy rỏ và cũng dể đi lại.

Sáng sớm, trong không gian vắng lặng, tiếng kêu thành từng tràng rất lạ tai của những con chim vang lên từ bên trên các cành cây cao, trong các bụi rậm bên dưới, những con gà rừng cất tiếng gáy dọc hai bên đường mòn khi trời bắt đầu sáng, tiếng gáy của nó giữa rừng hoang vu làm Nam thấy thích thú.

Ba Du đi đằng trước, thỉnh thoảng vung cây rựa phạt đứt những dây leo và nhánh cây mọc che lối mòn để dể đi qua, quay lại hỏi:

- Chú Nam lần đầu tiên đi rừng có thấy mệt không?
- Chưa thấy gì anh Ba

Kinh nghiệm đi rừng của anh không có bao nhiêu, chỉ nhớ trước năm 75, lúc lên Đà-lạt vào những khu rừng thông rất đẹp trên các ngọn đồi dạo chơi, rừng ở đó toàn cây lớn, thưa thớt, ít có bụi rậm và dây leo nên du khách rất dể đi qua. Còn rừng già ở đây thì rậm rạp, nhiều chỗ tre gai đan chằng chịt vào nhau như một bức tường.

Càng vào sâu, lớp lá rừng rơi xuống và mục nát qua nhiều năm tạo thành lớp đất mùn xốp dưới bước chân người, các tầng lá của những cây to, cao mà anh chưa hề thấy bao giờ, che kín bên trên làm cho không khí ngột ngạt và khó chịu.

Lối mòn bắt đầu đi lên, Nam dùng rựa phạt tiếp những bụi cây ở sát con đường, anh cảm thấy cơ thể nóng dần lên vì cố gắng đi qua con dốc, mồ hôi bắt đầu đổ ra trên trán và thấm ướt cái áo kaki cũ.

Phía trước Ba Du đeo cái gùi trên vai bước đi không mấy khó nhọc, đang đứng lại chờ Nam ở giữa lưng chừng dốc, thấy anh mặt mủi đỏ bừng, một tay chống cây rựa xuống đất để lấy đà bước lên phía trước, Ba Du cười nói:

- Qua hết cái dốc này đến bên kia có con suối thì dừng chân uống nước, chú Nam ráng thêm một đọan nửa nhé

Anh gật đầu, cố hít thở sâu và bước theo Ba Du lên đỉnh đồi, tự hỏi trong đầu không biết là từ lúc đi đến bây đã được bao xa.

Qua được triền đồi bên kia, con đường chạy lài lài xuống thung lũng làm Nam thấy dể thở hơn, anh bỏ cái nón ra cho đỡ nóng, cũng may là từ lúc vào rừng đến bây giờ chưa bị con vắt nào cắn, anh mỉm cười nghĩ, không biết Ba Du có dọa cho anh sợ không.

Đến nơi đã thấy Ba Du ngồi trên hòn đá bên con suối lớn và đang uống nước, Nam đưa tay lấy chai trong gùi ra, ngửa cổ tu liền mấy ngụm nước, ôi cha, chưa bao giờ anh thấy nước ngon như vậy, cơn khát đang hừng hực từ từ hạ xuống. Ra ngồi nghỉ trên hòn đá sát bên dòng nước, Ba Du nhìn anh nói:

- Đến suối này mới được gần nửa đường, còn đi qua hai con suối nửa rồi mới đến buôn

Nam cười khi nghe Ba Du nói vì thấy có vẻ còn xa, anh bước lên các hòn đá tròn nằm bên bờ suối và cúi xuống lấy tay vốc nước rửa mặt, những giọt nước mát lạnh làm anh thấy dể chịu và tĩnh táo, quay lại ngồi trên tảng đá và hỏi Ba Du:

- Anh Ba vào trong buôn này nhiều lần nên quen đường đi và có vẻ không mệt
- Ừ, tui cũng vào đây nhiều lần, lúc đầu đi thấy xa, đi hoài rồi quen … mùa mưa khó đi hơn vì lầy lội, và nước của các con suối sẽ dâng lên tràn bờ

Ba Du đeo cái gùi lên rồi cầm cây rựa nói:

- Qua suối đi chú Nam

Anh còn muốn ngồi nghỉ thêm vài phút, nhưng vì biết đường còn xa nên đứng dậy theo Ba Du băng ngang con suối qua bờ bên kia.

Hai người tiếp tục đi theo lối mòn len lỏi qua rừng cây đi về hướng tây – bắc, đi thêm độ nửa giờ vượt qua khoảnh rừng thưa, Ba Du và Nam đến một trảng cỏ rộng, ánh nắng tràn ngập trên thảm cỏ xanh mướt làm Nam ngạc nhiên, thích thú, vài con chim và gà rừng thấy có người đến gần hoảng hốt bay vọt lên các cành cây.

Mặt trời đã lên cao, hai người đàn ông nhanh chóng vượt qua trảng cỏ, và đi vào dưới những tán rừng xanh che kín trên cao, rồi vượt qua hai con suối nhỏ và cuối cùng xuôi về một thung lũng bằng phẳng, từ xa Nam đã thấy khoảng hơn chục mái nhà sàn mang vẻ thanh bình bên những nương rẩy màu xanh chạy dài vào sát chân đồi, Ba Du đưa tay chỉ về hướng đó nói:

- Tới buôn thượng rồi đó chú Nam

Dọc đường dẩn vào buôn, xa xa vài người phụ nữ đang còng lưng làm việc trên các ruộng lúa nước , nhiều rẩy bắp, khoai đã được thu hái xong, chỉ còn lại khúc thân và lá vàng khô, nằm xen với những luống khoai mì, khoai lang khác còn xanh tươi bạt ngàn …

Ba Du dẩn Nam tới ngôi nhà sàn dài ở gần giữa buôn, leo lên cái thang gổ ngắn lên sàn và gọi:

- Điểu Sơn khỏe không?

Chủ nhà Điểu Sơn đang ngồi đan rổ, vừa thấy Ba Du xuất hiện trước hiên nhà liền đứng lên chào:

- A, Ba Du mới vô buôn hả, tui khỏe – rồi nhìn Nam
- Đây là chú Nam, lần trước có gặp Điểu Sơn ngoài hồ chỗ đánh cá

Nam cười và gật đầu chào, Điều Sơn nhận ra anh nên nói:

- Nhớ rồi, Ba Du và chú Nam vô nhà chơi

Ba Du bỏ cái gùi xuống gần chỗ mấy cái rổ mây đan dở dang, Nam cởi bỏ cái nón và ngồi nghỉ trên sàn nhà bằng phên tre, Điểu Sơn hỏi chuyện Ba Du về thu hoạch mùa màng ở nhà.

Bây giờ Nam mới có cơ hội nhìn kỹ hơn vẻ bên ngoài của ông ta, tầm thước như Ba Du, tóc hơi quăn, khuôn mặt có nụ cười rất tự nhiên, thân thiện và đặc biệt là một cơ thể rắn chắc.

Ba Du hỏi thăm Điểu Rút, Điểu Chắc … và mùa màng năm nay trong buôn có đủ ăn không, Điểu Sơn gật đầu nói:

- Hy vọng không bị đói, còn không thì vô rừng đào củ, bẩy thú … chờ mùa mưa tới cấy lúa để buôn có gạo ăn, khỏi chờ chính quyền
- Bà xã Điểu Sơn đâu? – Ba Du hỏi
- Đang ở ngoài rẩy rồi, hai đứa nhỏ đi học làng kế bên, Ba Du và chú Nam ở lại nhà tui trưa nay nghe, lấy ché rượu cần ngon ra uống, bây giờ tui dẩn hai anh qua nhà già làng Điểu K’mốt thăm ổng một chút.
- Ừ, tụi tui ở lại tới chiều mới về - Ba Du trả lời

Nam và Ba Du theo Điểu Sơn tới cái nhà sàn lớn nằm giữa buôn, ba người lên thang gổ và bước vào nhà. Một người đàn ông Thượng lớn tuổi, khuôn mặt nhăn nheo, móm mém, ông ta mặc y phục thổ cẩm đang ngồi gần cây cột chính giữa nhà, Điểu Sơn và hai người khách ngồi xuống, rồi nói lớn:

- Già làng ơi, có Ba Du vô thăm buôn
- A, Ba Du vô hả, rẩy ngoài đó năm nay có đủ ăn không?
- Cám ơn già làng, trời cho thì chắc đủ - Ba Du cười đáp và nói tiếp – đây là chú Nam cũng làm cái rẩy ở ngoài đó, dưới thành phố lên

Nam gật đầu chào già làng Điểu K’mốt, ông ta chắc phải hơn 80 tuổi, tóc bạc và da mồi nhăn nheo, làm trưởng làng ở cái buôn này chắc đã rất lâu năm rồi. Từ giả già làng, Điểu Sơn dẩn Ba Du và Nam qua kiếm Điểu Rút và rủ trưa nay đến nhà uống rượu cần. Nhà Điều Rút ở tận cuối buôn, nhìn ra xung quanh thấy màu xanh nương rẩy và rừng nối tiếp nhau. Cả ba người bước lên thang, Điều Sơn đứng trước hiên lớn tiếng gọi:

- Điểu Rút có ở nhà không?

Có tiếng một cô gái từ trong vọng ra:

- Dạ, cậu Điểu Rút đi rừng rồi, chiều mới về

Nam nghe cách trả lời thấy giống như một cô gái Việt, nên thấy lạ và hơi tò mò về cô gái Thượng này, anh theo Điểu Sơn và Ba Du vào bên trong. Ở gần cái vách giữa nhà, một cô gái trẻ đang ngồi tẻ hạt bắp bên cái nia to, kế bên là một đống trái chưa bóc vỏ, Nam ngạc nhiên vì thấy cô gái không giống như một người S’tiêng, cô có nét đẹp tự nhiên và duyên dáng giống một cô gái Việt, mặc y phục bà ba đen, mái tóc thả dài xuống vai, từ cô toát ra nét khỏe mạnh của một thiếu nữ miền sơn cước, Điểu Sơn thấy cô gái liền nói:

- Ngọc Minh ở nhà tẽ bắp hả, chừng nào Điểu Rút về cháu nhớ nói là có Ba Du vô buôn thăm nhé

Cô gái gật đầu và nhìn Nam với đôi mắt hơi ngây thơ, đọng chút u buồn, anh nghe trái tim trong lồng ngực đập theo nhịp điệu rất lạ, nó cũng giống như lần đầu tiên khi anh thầm yêu cô bạn gái cũ.

Nam mong Điểu Sơn ở nán lại nói chuyện lâu hơn, nhưng câu chuyện ngắn ngủi kết thúc ở đó, Điểu Sơn cùng Ba Du đang bước xuống thang, Nam ngoái lại nhìn cô gái một lần nửa, cô vẩn lặng lẻ ngồi tẻ bắp bên cái nia và hơi mỉm cười với anh.

Nam chậm rải xuống từng bậc thang, anh nhìn màu nắng vàng buổi trưa trải rộng khắp buôn, theo chân hai người kia về nhà Điểu Sơn.
Dặn Ba Du và Nam lên nhà ngồi chơi, Điểu Sơn cầm ná ra bắt con gà ngoài rẩy về làm thịt.

Buổi trưa trên căn nhà sàn giữa vùng đồi núi hoang vu, chóe rượu cần được Điểu Sơn đem ra đãi khách. Lần đầu tiên uống rượu này, Nam hơi lúng túng vì chưa biết cách uống, nhưng thấy Ba Du và Điểu Sơn cắm cái cần trúc vào bình uống tự nhiên, anh tò mò làm theo, thấy nó có vị cay là lạ và thơm mùi hương của cây lá rừng khi giọt rượu vào miệng và đi qua cổ họng.

Món gà luộc chấm muối ớt được Nam và Ba Du thưởng thức tận tình vì cái bụng trống rổng sau nhiều giờ lội bộ trong rừng buổi sáng. Nhưng đầu óc anh lúc này lại lan man khi nghĩ đến cô gái tên Ngọc Minh, đâu ngờ ở cái buôn trong miền rừng núi xa xôi này lại có một cô gái duyên dáng như vậy, anh bạo dạn hỏi về người đàn ông tên Điểu Sơn mà cô gọi là cậu:

- Điểu Rút ngày xưa có trong lính cùng với Điểu Sơn và anh Ba Du không?

Nghe anh hỏi hơi đột ngột, Điểu Sơn nhìn anh cười nói:

- Có, nhưng Điểu Rút bị thương nặng nên giải ngũ trước năm 75, tui với Ba Du còn ở lại đến ngày cuối cùng, ờ … mà chú Nam uống thử rượu cần trong buôn làm đi, nó say đằm lắm, không nhức đầu đâu

Điểu Sơn tiếp xúc với người Mỹ và Việt sớm nên cách nói chuyện và cử chỉ cũng không khác người miền xuôi bao nhiêu, nhưng vẩn còn giữ nét chân thật của người Thượng, có lẻ điều đó làm cho hai người người đồng đội cũ vẩn quí mến nhau sau chiến tranh.

Rượu cần uống vào rất nhẹ và dể chịu nơi cổ họng, khi trong bình vừa gần hết, Điểu Sơn lại lấy nước đổ thêm vào, chờ dăm phút sau, Nam vít cần uống thử, kỳ lạ là chất rượu vẩn không nhạt đi bao nhiêu, và cái say len lén tựa như giấc ngủ đến lúc nào không hay.

Không khí ban trưa trong buôn rất vắng vẻ và mang nét cô tịch của rừng núi xung quanh, Nam nhớ lại đôi mắt Ngọc Minh, đôi mắt đó cũng mang vẻ u buồn như vậy khi nhìn anh, như có điều gì đó thôi thúc mạnh mẽ, Nam nghĩ chắc anh sẽ quay trở lại buôn Bù Đon này.

Hết chóe rượu, và phần sợ về trể, Ba Du cùng uống với Điểu Sơn lần cuối và đứng dậy chia tay, hẹn Điểu Sơn lúc nào có đi đặt bẩy gần ngoài đó, ghé vô rẩy anh và Nam chơi.

Mặt trời đã qua khỏi đỉnh đầu khi anh và Ba Du ra khỏi buôn theo lối mòn vào rừng.

Nam vác cái gùi trên lưng thay Ba Du, theo con đường cũ qua khu rừng già dưới những tia nắng chiều lấp lánh chiếu xuyên qua vòm lá trên cao, trời mới ngã về phía tây nên không khí vẩn còn nóng bức và ngột ngạt.

Nhưng hai người đàn ông hình như được men rượu tăng thêm sức mạnh và sự phấn chấn nên nhanh chóng qua đỉnh dốc rồi vượt qua hai con suối, Nam hỏi Ba Du đang chăm chú nhìn lối mòn phía trước:

- Nhà Ngọc Minh ở đâu sao lại ở nhà Điểu Rút anh Ba?

Ba Du bước chậm lại và trả lời:

- Ngọc Minh mồ côi cha, mẹ, là bà con của Điểu Rút, cha Ngọc Minh là người Việt đi lính VNCH đóng ở tiểu khu An Lộc, trước năm 75, Ngọc Minh học trường Việt, nên nói rành tiếng Việt, sau khi cha tử trận năm 74, Ngọc Minh theo mẹ trở về sống trong buôn, cách đây hai năm mẹ của Ngọc Minh cũng chết vì bịnh

Nam chợt hiểu ra vì sao nhìn Ngọc Minh nhìn không giống dân thượng, cô còn trẻ lắm, anh nghĩ tuổi Ngọc Minh vào khoảng 18 - 20 …
Còn Ba Du thì đã từng trải, bắt đầu hiểu vì sao khi từ nhà Điểu Rút đi ra, rồi về nhà Điểu Sơn ngồi uống rượu, đôi lúc thấy Nam ngồi suy nghĩ thơ thẩn như người mất hồn.

Kinh nghiệm sống và từng trải làm Ba Du tinh ý nhận ra và đồng cảm với chàng trai hàng xóm đến từ Saigon, Ba Du biết Nam đang rung động trước nét đẹp mộc mạc của Ngọc Minh.

Nếu Nam thật sự yêu Ngọc Minh, thì đó là điều kỳ diệu, một mối tình đẹp và có lẻ lãng mạn giữa một chàng trai Saigon với một cô gái Việt – S’tiêng ở chốn thâm sơn, cùng cốc. Ba Du mỉm cười không để Nam thấy, và trong lòng thì thật sự mong muốn chuyện tình đẹp này trở thành sự thực.

Mặt trời lặn xuống hướng tây phía sau lưng hai người đàn ông đang im lặng đi dưới cánh rừng, đến con suối lớn cuối cùng, Ba Du và Nam dừng lại nghỉ chân, lấy nước ra uống vài ngụm và khom xuống vốc nước suối rửa mặt.

Thấy Nam không tỏ vẻ bị mệt mỏi nhiều như lúc vào buôn buổi sáng, trái lại trên khuôn mặt anh ẩn hiện niềm vui nhẹ nhàng, ngồi nghỉ thêm dăm phút, Ba Du nói:

- Đi nhé chú Nam, từ đây ra đến bờ hồ cũng không còn xa bao nhiêu

Nam gật đầu, nhanh nhẹn mang gùi và cầm rựa theo Ba Du đi vào lối mòn nhỏ chìm giữa ngàn xanh trong nắng chiều yếu ớt.

Ra đến bờ hồ, đẩy chiếc xuồng xuống nước, Nam chủ động ra ngồi phía sau, thấy vậy Ba Du ra phía trước và bơi về hướng hạ lưu. Thỉnh thoảng Ba Du chỉ cho anh cách chèo lái chiếc xuồng theo ý muốn, vì ở phía sau dể điều khiển hơn, rồi hỏi Nam về chuyến đi:

- Chú Nam thấy đường đi vô buôn có xa lắm không?
- Cũng không xa lắm, lúc trước anh Ba có hay vào buôn không?
- Chừng mười, hay mười lăm ngày, có khi cả tháng mới vô một lần, có vô đó mới thấy họ rất khổ, có năm mất mùa dân trong buôn phải vô rừng đào củ … ăn cho qua cơn đói, mấy lúc đó họ rất cần sự giúp đỡ

Nam nghĩ đến Ngọc Minh, những lúc như vậy, cô và gia đình chắc cũng phải chịu đói như dân trong buôn, trái tim anh bổng thấy thương cảm, nếu còn tiếp tục sống ở trong cái buôn đó, không biết cuộc đời Ngọc Minh sau này sẽ ra sao.

Chiếc xuồng bơi về hạ lưu, những tia nắng cuối cùng tắt lịm trên rừng núi trùng điệp phía tây, hoàng hôn đang dần xuống, vài con cá quẩy đuôi trên mặt hồ, làm vang lên những tiếng bỏm ngắn.

* * *

Chỉ còn khoảng hơn mười ngày nửa là đến Tết âm lịch 1981, Ba Du qua nhà Hai Tuất nhờ kiếm vài người quen bên đó qua phụ tẻ bắp, đậu cho cả Nam.
Sau khi xong công việc, Ba Du ra ngoài xã gặp Năm Bình kêu vào bán bắp, đậu của cả hai như đã đồng ý trước đây, và sẵn đó nhờ Năm Bình quen cán bộ trong nông trường xin một số thuốc trị sốt rét của cho Điểu Sơn.

Nam chỉ để lại dành lại một số bắp và đậu xanh để mang về thành phố cho gia đình, số còn lại dùng làm giống và ăn mấy tháng sắp tới. Số tiền bán đậu, bắp Nam và Ba Du còn gửi ở nhà Năm Bình, tuần sau Nam ghé lấy cùng lúc với giấy phép đi đường của xã cấp để tiện thể về Saigon. Phần của Ba Du sẽ đem về ăn Tết với gia đình, còn Nam sẽ lên trước Tết như ý anh mong muốn.

Sắp xếp công việc xong xuôi, Ba Du nhận được thuốc sốt rét của Năm Bình xin từ y tế nông trường và đem vào tận nhà, Ba Du rất tinh tế trong việc này và hẹn Nam ngày mai đem thuốc vào buôn cho Điểu Sơn.

Sáng hôm sau, Nam dậy sớm lúc trời còn tờ mờ, dắt con Đốm qua nhà Ba Du gửi, cả hai nhanh chóng ra bờ hồ và chèo xuống về hướng thượng lưu.
Mùa rẩy năm nay tốt, nên Ba Du kiếm được món tiền kha khá, còn Nam thí ít hơn, nhưng cũng đủ bù đắp và dư dã chút ít, Nam vui vẻ nói với Ba Du:

- Vài ngày nửa tôi sẽ về nhà ở Saigon khoảng hai ngày rồi lên lại, Tết này anh Ba về dưới thành phố ăn Tết với gia đình, gửi nhà và con Ki cho tôi

Ba Du gật đầu:

- Tôi về ăn Tết khoảng vài ngày với gia đình và mồng 5, 6 sẽ lên lại, Tết này vô buôn thăm rồi có thể ở lại chơi một, hai ngày

Trong bụng Nam thấy kế hoạch của Ba Du hay và cũng hợp ý của mình. Tuần rồi vừa vào buôn Bù Đon và duyên số hôm đó cho anh gặp Ngọc Minh, hôm nay Ba Du và anh quay lại buôn đưa thuốc cho Điểu Sơn, sẵn dịp chắc Ba Du và anh sẽ vào thăm Điểu Rút.

Chiếc xuồng cập vào bờ, Nam nhanh chân bước xuống và kéo nó vào giấu dưới những tàn lá um tùm ven bờ. Cả hai đi theo hướng đường mòn, Nam và Ba Du vượt qua con suối lớn và tiếp tục đi đến trảng cỏ mới nghĩ chân. Không khí gần mùa xuân mát mẽ, nhiều loài hoa dại nhỏ tim tím không tên đua nở khắp nơi, làm Nam nhớ đến những cô gái người Thượng sống trong các buôn làng nơi miền sơn cước hoang vu.

Cầm cái chai uống thêm ngụm nước, Nam hăng hái vác gùi lên vai và cầm rựa đi trước, Ba Du vẩn nhanh nhẹn như mọi khi, lần nay đi sau để cho Nam dẩn đường.

Ba Du nghĩ thầm trong đầu và nhớ lại lúc mình còn trẻ, có chàng trai nào mà không thích gặp người mình yêu, trước năm 75, là người lính nên thường phải đóng quân ở nơi xa xôi, những lúc được về phép ở Saigon luôn là những ngày tuyệt vời khi được đi với người yêu dạo chơi đó dây trên đường phố, rồi bây giờ là nhớ về người vợ yêu dấu đã khuất vài năm trước, Ba Du thoáng ngậm ngùi.

Băng qua hai con suối, và xuống đoạn đường dốc về thung lũng, hai người đàn ông đi thẳng đến nhà Điểu Sơn, Ba Du dặn Nam:

- Nếu vào buôn có gặp tay công an xã tên Tạn, thấy chú Nam lạ nó sẽ hỏi, cứ trả lời đi vô buôn trao đổi hàng hóa với dân trong này, còn tui nó đã biết mặt rồi …

Hai người bước lên nhà sàn ngồi nói chuyện và Ba Du chỉ dẩn lại cho Điểu Sơn cách dùng thuốc, rồi nói:

- Tui với chú Nam chút nửa về sớm, mình qua nhà Điểu Rút thăm chút đi, lâu quá chưa gặp
- Ừ, để tui dẩn Ba Du và chú Nam qua bên đó

Cả ba cùng đi về cuối buôn, Nam lót tót phía sau cùng, anh mong có Điểu Rút ở nhà và nhất là Ngọc Minh hôm nay không phải ra rẩy. Cũng thật may mắn, Điểu Rút sửa soạn đi ra thăm rẩy, thấy ba người đàn ông đứng dưới chân cầu thang, ông ta cười và nói lớn:

- Ba Du, lâu rồi không gặp, lên nhà ngồi chơi đi

Ba Du cười và đưa tay lên ra dấu chào, theo Điểu Sơn lên thang gổ trước căn nhà sàn, Điểu Rút thấy Nam lạ vì chưa gặp anh lần nào, Ba Du giới thiệu:

- Đây là chú Nam, ở Saigon lên làm rẩy gần nhà tui ngoài đó

Nam gật đầu chào, Điểu Rút nhìn anh khá kỹ, bốn người ngồi thành vòng tròn trên sàn, Ba Du lấy thuốc lá ra mời.

Điểu Rút cao lớn, có nước da sáng hơn Điểu Sơn, bộ râu quai nón rất đàn ông, và nói chuyên cởi mở. Ba Du hỏi thăm sức khỏe và vết thương cũ, Điểu Rút nói cũng ổn, trừ khi nào làm việc nhiều thì hơi đau, Ba Du quay sang nói với Nam:

- Ở Tống Lê Chân, Điếu Rút và Điểu Sơn rất gan dạ, khi tiểu đoàn được lịnh rút ra khỏi căn cứ, cả hai tình nguyện đi sau cùng, vừa đánh vừa rút lui an toàn về đến An Lộc

Hai người đàn ông S’tiêng nghe Ba Du nói thì cười lớn, Điểu Rút nói:

- Ba Du khiêm nhường quá, anh cũng đi sau cùng với anh em lúc đó, nhanh nhẹ và gan lì lắm

Ba Du mỉm cười và hỏi Điểu Rút:

-Ngọc Minh hôm nay đi ra rẩy hay sao Điểu Rút?

Nam nghe hỏi xong liền hiểu ý Ba Du, một vài phút lắng xuống, có vẻ những ý nghĩ đã gặp nhau, Điểu Rút trả lời:

- Ờ, không Ba Du, đang trong nhà may đồ, Ngọc Minh ơi, chú Ba Du hỏi thăm cháu đó

Nam nghe Ngọc Minh dạ và tiếng bước chân đi ra, khuôn mặt cô hơi ửng đỏ, gật đầu chào mọi người và đưa mắt nhìn Nam.
Ba người đàn ông hình như cùng có chung suy nghĩ, riêng Nam thấy khuôn mặt mình bừng nóng nhè nhẹ. Ngọc Minh hiểu ý của người cậu nên vào trong rót mấy ly nước bê ra mời khách, Điều Rút nói với cô:

- Cháu dẩn cậu Nam ra vườn gần nhà hái trái cây đi

Ngọc Minh lấy cái nón lá và đeo cái gùi xuống thang, Nam đi theo về phía khu vườn, đến nơi anh nói:

- Ngọc Minh để tôi giữ gùi cho


(còn tiếp)