Hai người nhanh chóng tiến vào dưới bóng rừng cây, anh và Ba Du giữ im lặng đi theo lối mòn cũ, được khoảng cây số, Nam nói với Ba Du đi chậm lại để anh tìm dấu vết của cái cây, vài phút sau ra hiệu cho Ba Du theo anh rẽ vào bên phải, đến gần chỗ bụi rậm và dây leo mọc kín gần thân cây cao. Nam và Ba Du lách người đến chỗ cái hốc, anh gạt nhẹ lớp đất bên trên, hài cốt còn nằm ở vị trí cũ, Ba Du ra dấu cho anh đưa cái hộp gổ, rồi nhẹ nhàng lượm tất cả bỏ vào bên trong và đậy nắp lại, đặt nó lại vào trong gùi.
Cả hai nhanh chóng trở lại con đường đi vào buôn, khi qua một vài đoạn đường, từ trong sâu vọng ra tiếng cưa máy, chen lẩn tiếng rìu, rựa chặt hạ cây, Ba Du và Nam dừng lại vài giây nghe ngóng rồi lại đi tiếp.
Vừa qua khỏi trảng cỏ, gặp hai người đàn ông S’tiêng từ xa đang đi đến, lát sau nhận ra hai anh em Điểu Sơn, Điểu Chắc mới đi thăm bẩy về, trong gùi có con nhím, gà rừng và thỏ, hai người đàn ông S’tiêng vui vẻ chào:
-Ba Du mới lên hả, ăn Tết thành phố vui không?
-Tui mới lên chiều hôm qua, ăn Tết ở nhà thì vui hơn, hai anh đi thăm bẩy sớm hả, Điểu Chắc lúc này khỏe không?
-Cũng khỏe anh Ba, làm rẩy bái như mọi năm, lúc rảnh thì vô rừng đặt bẩy với Điểu Sơn
Ba Du giới thiệu anh với Điểu Chắc:
-Đây là chú Nam, hàng xóm của tui ngoài đó, ở Saigon lên làm rẩy
Nam gật đầu chào người em của Điểu Sơn, hai anh em họ có vẻ bề ngoài khá giống nhau, Điểu Chắc có nét mặt vui vẻ, hồn hậu, cả bốn cùng nhau đi về buôn, Điểu Chắc cười nói:
-Trưa nay Ba Du và chú em này ở lại uống rượu cần nhé, chưa hết Tết mà
-Ừ, tụi tui ở lại buôn tới chiều mới về
Trên đường đi về, câu chuyện giữa Ba Du và hai người đàn ông S’tiêng xoay quanh tin tức nóng hổi về việc sắp tới tỉnh phá rừng trồng cao su và nông trường sẽ quản lý cái hồ, gần về đến buôn, Ba Du nói với Điểu Sơn về hài cốt của người lính tìm được trong rừng, Điểu Sơn gật đầu nói:
-Đem về chôn trong nghĩa địa nhỏ ở bên trong gần chân đồi, chôn ngoài rừng bây giờ không chắc sau này tìm được đâu
Vào đến buôn, Điểu Chắc mang gùi đựng thú rừng bẩy được về nhà, Nam theo Điểu Sơn, Ba Du đến nhà Điểu Rút, mọi người bước lên sàn. Nghe có người gọi, Điểu Rút từ gian trong đi ra, Ngọc Minh đoán hôm nay Nam sẽ vào nên cô cũng ra chào, nhìn anh cười rất tươi tắn, Ba Du bỏ cái gùi ra, đưa hai gói quà Tết cho hai người đàn ông S’tiêng:
-Có chút bánh mứt ở Saigon biếu cho Điểu Rút, Điểu Sơn và gia đình
Họ vui vẻ cám ơn, Ba Du kêu Nam đưa cái hộp gổ, hai người đàn ông S’tiêng chưa biết chuyện gì, nên có vẻ thắc mắc, Ba Du nhìn Điểu Rút nói:
- Trong này là hài cốt của một người lính VNCH chú Nam tìm được trong rừng, vẩn còn thẻ bài, lúc đầu tính chôn trong đó, nhưng thấy chôn ở đây thì giữ được mộ, về sau này biết đâu may mắn tìm ra thân nhân cho anh
Điểu Rút gật đầu, đưa hai tay đỡ cái hộp gổ từ tay Ba Du và nói:
-Tui nói với già làng sau, bây giờ chuẩn bị đi ra nghĩa địa luôn, Ngọc Minh vô lấy cho cậu bó nhang và cuốc xẻng
Cô vào bên trong lấy bó nhang nhỏ đưa Nam và cây cuốc làm vườn, Điểu Rút, Điểu Sơn dẩn Ba Du và Nam theo con đường đi ngang qua vườn cây nhà Ngọc Minh, rồi qua con suối đi thẳng đến miếng đất nhỏ lác đác đá cuội, anh thấy ở đó có vài ngôi mộ được đắp cao lên bằng các hòn đá, hai người đàn ông S’tiêng cho biết những ngôi mộ kia cũng là của những người lính VNCH chết gần quanh buôn và trong rừng, được người dân đưa về chôn ở đây.
Điểu Sơn chọn chỗ đất bằng phẳng rồi lấy cuốc đào sâu xuống, vị trí này gần chân đồi nên cao ráo, yên tĩnh, khi thấy đã đủ sâu, Điểu Rút và Ba Du cẩn thận bỏ cái hộp gổ xuống lòng đất, cả bốn người đàn ông rải những nắm đất nhỏ xuống để tiễn biệt người chết, Nam phụ Điểu Sơn lấp đất và lấy các hòn đá, cuội xếp lên thành ngôi mộ gọn ghẽ.
Ba Du và hai người đàn ông S’tiêng đứng thẳng người, nghiêm trang đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh, Nam cũng thấy xúc động, bất giác anh cũng đưa tay lên chào như ba người cựu chiến binh biệt động quân, mỗi người cắm lên ngôi mộ vài nén nhang, Nam thầm nghĩ, từ đây anh sẽ ấm áp phần nào khi nằm yên nghỉ bên những người đồng đội cũ và buôn làng hiền hòa này.
Điểu Rút nói với Điểu Sơn:
-Lúc nào rảnh, kiếm miếng gổ tốt khắc tên để làm bia mộ nhé
Điều Sơn dẩn Ba Du và Điểu Rút về nhà, Nam rẽ vào nói chuyện với Ngọc Minh, sáng nay cô ở nhà một mình, bà mợ đi công việc qua làng kế bên, anh mang cây cuốc bỏ vào góc nhà, Ngọc Minh nhìn anh hỏi:
-Chú Ba Du có biết hết tin tức của mấy xã chưa anh Nam?
Anh gật đầu nhìn cô:
-Tôi có nói cho anh Ba nghe rồi, mọi người trong buôn này chắc lo lắng nhiều hả Ngọc Minh?
-Ừ, lo lắng vì sợ buôn phải dời đi nơi khác, mà phá hết rừng thì cũng không còn nơi để dân làng vô săn bắn hay đặt bẩy, đào củ lúc mất mùa, còn Ngọc Minh nghe nói chỗ đất anh Nam và chú Ba có thể bị xã thu hồi đúng vậy không?
Nam gật đầu nói với cô:
-Nếu xã quản lý cái hồ, thì họ có lý do để lấy lại đất đai của người dân đang sống xung quanh đó
-Nếu vậy anh và chú Ba đi đâu, về lại thành phố hay sao?
Anh thấy tội nghiệp Ngọc Minh vì cô tỏ ra lo lắng anh, Nam suy nghĩ, không tự nhiên mà một người con gái lo lắng cho mình, chắc cũng đã đến lúc anh phải nói thật cho cô biết về tình yêu lâu nay trong trái tim của mình, Nam nhè nhẹ gật đầu nói:
-Có thể, vì đâu biết đi đâu nửa … ừ, thôi mình ra suối ngồi chơi chút đi Ngọc Minh
Ngọc Minh hơi bất ngờ với lời đề nghị của Nam, nhưng cô gật đầu và hai người đi ra suối. Nắng chiếu nhẹ nhàng lên mái tóc đen tuyền của cô làm tỏa mùi hương lạ như cây cỏ núi rừng trong ánh ban mai, dòng nước trong veo từ dảy đồi cao chảy róc rách qua lớp đá cuội nghe êm tai.
Ngọc Minh thích ngồi dưới tàng lá của bụi tre xanh, hôm nay cô thấy Nam tự nhiên đến ngồi gần kế bên chứ không ngồi ở tảng đá khác, làm cô hơi đỏ mặt cúi xuống, mấy ngón tay xoay tròn cái lá, Nam nhìn cô rồi chợt hỏi:
-Nếu sau này anh về Saigon, Ngọc Minh có thích về sống với anh ở dưới đó không?
Ngọc Minh e thẹn và như muốn dấu khuôn mặt sau vai anh, Nam hơi mỉm cười hỏi tiếp:
-Ngọc Minh đi cùng anh về dưới thành phố không?
Lần này cô gật đầu và nhìn Nam mỉm cười, anh nhẹ nhàng cầm bàn tay cô rồi nói:
-Vậy là Ngọc Minh hứa với anh rồi đó, mai mốt không được ăn gian nhé
Rồi chờ một lát sau cho cô bình tỉnh lại, anh hỏi thêm:
-Còn gia đình cậu Điểu Rút có đồng ý không?
-Có chứ anh Nam, gia đình cậu và chú Điểu Sơn cũng thích anh lắm đó
-Tình hình sắp tới có thể họ chỉ phá rừng để trồng thêm cao su, còn buôn không phải dời đi chỗ khác, nhưng anh nghĩ xã sẽ vào quản lý cái hồ nước, sẵn lý do đó, đất đai xung quanh cũng sẽ bị họ thu hồi để mở rộng nông trường cao su
Ngọc Minh lộ vẻ buồn khi nghe anh nói, cô hỏi:
-Anh Nam chịu vô ở trong buôn không?
-Ơ… không, vì anh ở thành phố quen rồi, trong buôn thì không quen lắm, xa thành phố Saigon
Bị hỏi bất ngờ suýt nửa thì Nam thố lộ với cô về mục đích làm nông dân ở đây, anh mỉm cười nhìn Ngọc Minh nói tiếp:
-Về Saigon dù sao thì có nhiều thuận lợi về sau, ở dưới cũng có nhiều việc làm hơn, Ngọc Minh đừng quá lo, đi làm cô giáo dạy học như trên này cũng được
Biết Nam chọc mình, cô mỉm cười và cũng thấy yên tâm, vì từ lúc còn chiến tranh, cô sinh ra và lớn lên với gia đình ở thị xã An Lộc, sau đó khi chiến tranh chấm dứt, cô về buôn này ở đến bây giờ, chưa bao giờ cô ra sống ở một thành phố lớn, nhưng về Saigon đã có Nam, Ngọc Minh thấy vững tin hơn.
-Mình vào hái trái cây đi, trưa về nhà ăn – Nam cười đề nghị
Cô mỉm cười gật đầu đồng ý, anh cầm tay Ngọc Minh đi theo con đường rẻ về vườn cây, không khí thanh vắng bao trùm lên hàng cây lá xum xuê, tiếng những con chim rừng dạn dĩ kêu vang khắp nơi, Ngọc Minh chỉ tay về một chú chim có màu lông đen trắng đang bay nhảy trên cành cao, tiếng hót của nó nghe rất hay nói:
-Đố anh Nam con chim đó tên gì?
-Không biết, tên nó là gì vậy Ngọc Minh – anh đoán đó là con chào mào nhưng giả lơ
Cô vừa nhìn theo con chim vừa trả lời:
-Chim chào mào đó anh Nam, Ngọc Minh rất thích nghe nó hót
Đến bên dưới bóng cây mít ở giữa vườn, tiếng mấy con chim cu gáy kêu từ đâu đó nghe thật xa vắng, những con chim này đã lìa bỏ cánh rừng sâu về làm tổ trên các cành cây cao trong vườn cây quanh buôn, Nam cười nhìn cô hỏi đùa:
-Gà rừng gáy phải không Ngọc Minh?
-Ý, đâu phải, anh Nam biết rồi mà còn làm bộ, chim cu rừng đó, nó giống gà rừng là làm rô-ti thì rất ngon …
-Ừ, vậy hả - anh giả bộ cười ngạc nhiên
Thấy vậy cô cũng cười, nổi buồn ngoài bờ suối lúc nảy cũng biến mất. Xách hai trái mít chín đem về nhà Điểu Rút, nhìn trời đã trưa nên Nam đi luôn qua nhà Điểu Sơn, Ngọc Minh theo đưa anh đến đó rồi quay về.
Anh bước lên nhà, bốn người đàn ông ngồi quanh choé rượu cần với món nhím xào lăng, thỏ rừng nướng, mấy món này chắc có bàn tay tài hoa của Ba Du tham gia. Nam đến ngồi gần Điểu Chắc và Ba Du, có vẻ mọi người cũng đang bàn luận về các tin tức đang được đồn đãi và bàn tán khắp nơi, Điểu Chắc cắm thêm cái cần trúc khác vào trong chóe cho anh, Điểu Sơn tiếp tục nói về chuyện mấy người lạ đốn gổ trong rừng:
-Dân trong buôn vô rừng thì gặp mấy người lạ mặt này, họ chọn cây to chặt hạ xuống, sau đó máy cày hay trâu vô kéo ra đường, mấy tháng trước đây thì trong rừng yên lắm, lâu lâu mới có người dám đốn gổ lậu tuốt trong sâu
-Chỗ đó giáp ranh ba xã, đâu ai biết là dân xã nào hay người ở ngoài vô đây … - Điểu Chắc nói
-Nhưng phải có kiểm lâm hay công an cho phép hay thuê mướn thì họ mới dám làm, nếu không tụi nó sách súng vô bắt liền, đâu để cho đốn gần cả tuần nay rồi – Điểu Rút giải thích
Điểu Sơn vít cái cần xuống uống và gắp miếng nhím xào lăng rồi khen:
-Ba Du làm món này rất ngon, làm tui nhớ hồi lúc đóng đồn, lâu lâu anh em đi kích, tình cờ hạ được con mễn, mang về Ba Du lúc đó cũng làm hai, ba món nhưng không có rượu, tiếc hết sức
Mọi người đều cười khi nghe Điểu Sơn kể chuyện xưa, Nam thử thỏ nướng thấy thịt thơm và chắc, Ba Du đang hút thuốc, nhớ lại mấy kỹ niệm cũ trong biệt động quân nên kể thêm:
-Mấy anh chắc còn nhớ ông San đen, hôm Tết tui có qua quận 4 thăm ổng, bị cụt chân nhưng bây giờ hàng ngày vẩn ra chợ phụ vợ bán hàng rong, nhớ lúc đi gác căn cứ có ổng là hay kể chuyện ma rừng, mấy thằng lính trẻ mới về nghe kể cứ tưởng là có thiệt, còn mấy ông kia cứ ngồi cười hoài, ổng có tài thiện xạ, gặp thú rừng là lấy M-16 bắn phát đầu trúng liền, lại khoái uống rượu với thịt rừng.
Ba người đồng đội cũ nghe Ba Du kể lại chuyện ngày xưa, ngồi gật gù cười, Điểu Sơn nhớ lại:
-Lúc đi hành quân với đại đội bên ngoài, ổng đạp trúng mìn gài bên đường, phải đưa lên trực thăng chuyển về bịnh viện tiểu khu, bác sĩ cắt bỏ cái chân mới còn sống
-Lúc đó đang đóng quân ở đâu anh Ba – Nam hỏi
-Đang ở căn cứ Tống Lê Chân, thời gian đó căn cứ chưa bị bao vây, các đại đội luân phiên ra hành quân bên ngoài quanh vùng để theo dõi tình hình hoạt động của địch quân, ờ … hôm nay tui và chú Nam về sớm để chiều ghé qua nhà Hai Tuất thăm gia đình ảnh chúc Tết
Ăn uống xong, mặt trời cũng bắt đầu ngả về phía tây, Điểu Rút nói:
-Ba Du chờ tui về nhà chút rồi qua lại
Điểu Chắc vào nhà trong và cầm bầu rượu nâu bóng đem ra đưa Ba Du:
-Rượu ở nhà ngâm cây thuốc, anh Ba và chú Nam uống vô sẽ thấy khỏe, ngủ ngon
-Cám ơn nhiều nghe, hai bầu rượu trước uống rất ngon – Ba Du nói và bỏ nó vào gùi
Lát sau Điểu Rút cầm bầu rượu bước lên sàn, Nam nhìn xuống thấy Ngọc Minh đi theo nhưng đứng ở dưới, anh đi xuống các bậc thang gổ, cô đưa anh trái mít:
-Ngọc Minh lựa trái này chín tới rồi, về nhà là ăn được liền
-Ừ, cám ơn Ngọc Minh, chắc phải tuần sau anh mới vào thăm lại, về ngoài đó để xem tình hình ra sau, đừng đi xa khỏi buôn một mình nhé, bây giờ có nhiều người lạ vào trong này lắm
Sực nhớ còn việc quan trọng, anh nói tiếp:
-À, Ngọc Minh tìm cho anh một cục sáp gần bằng nửa nắm tay được không, hôm nào rảnh anh sẽ vào lấy?
Cô có vẻ thắc mắc, nhưng nhìn Nam gật đầu và quay về nhà, hôm nay có Ba Du nên Ngọc Minh không đưa anh ra đến đầu buôn, anh quay lên, Ba Du đang cám ơn Điểu Rút vì bầu rượu thuốc cũng được ngâm với các loại cây lá quí trong rừng và đứng dậy chào tất cả ra về.
Đeo cái gùi lên vai, anh xuống thang và cùng ba người đàn ông đang tiếp tục vừa đi, vừa nói chuyện, ra gần đến đầu buôn, gặp tay công an viên đeo sắc cốt và súng ngắn của xã đi tới, hắn ta nhìn Ba Du và Nam khi hai bên lướt qua nhau, hai người S’tiêng và hắn cùng gật đầu như chào nhau. Khi ra tận đầu buôn, Ba Du và anh chào và cám ơn thêm lần nửa, hai người đàn ông S’tiêng đưa tay vẩy chào lại và quay bước trở vào buôn.
Nhìn ráng chiều màu vàng thẩm nằm giăng mắc ở góc trời tây, Nam và Ba Du dồn bước vượt qua khoảng đường rừng còn dài để ra bờ hồ, vì còn có ý định sang nhà Hai Tuất thăm Tết.
Vượt qua con suối cuối, ranh giới của khu rừng già, Ba Du vẩn nhanh nhẹn đi đầu, Nam im lặng theo sau, anh cố lắng tai nghe những âm thanh của cưa máy, rìu đốn gổ, nhưng chiều nay dưới tàn lá rậm rạp chỉ có tiếng chim chóc gọi đàn trên cành cao.
Đi hết con đường mòn ngoằn ngoèo, anh và Ba Du ra khỏi khu rừng già âm u, nhìn trời vẩn còn sáng, Nam hy vọng khi về đến gần ngoài đến đó, vẩn còn đủ thời gian sang nhà Hai Tuất.
Lôi con thuyền giấu kỹ dưới bụi cây ra bờ hồ, hai người đàn ông bơi về phía hạ nguồn, tiếng sóng nước vổ nhẹ đều đều vào lườn gổ, mới đi được khoảng một phần ba quảng đường trên hồ, bầu trời chợt tối sầm lại, những đám mây màu đen cuồn cuộn từ góc tây – bắc kéo về vùng rừng núi quanh hồ. Ba Du ngẩng đầu lên nhìn bầu trời đang sáng sủa bổng tối đen như mực, những cơn gió giật bắt đầu thổi ào ạt qua rừng cây ven bờ làm phát những tiếng reo hú và tiếng cây vặn mình kêu răng rắc đầy vẻ đe dọa, Ba Du có vẻ đã có kinh nghiệm về những cơn giông nhiệt bất chợt này và thừa biết sự nguy hiểm của nó khi còn đi trên hồ, nên nói lớn:
-Cố gắng bơi nhanh vào gần bờ để tránh cơn giông chú Nam
Nhưng chiếc xuống không kịp với tốc độ của những cơn gió cuốn nhanh ào ạt như vó ngựa, cơn dông quét qua mặt hồ với sức mạnh kinh khiếp, những hạt mưa dử dội cũng quật xuống chiếc xuồng đang dập dềnh trên những cơn sóng cuồn cuộn làm cho Nam sợ kinh hồn. Phía trước mủi, Ba Du vẩn bình tỉnh chèo mạnh hướng chiếc xuồng vào bờ, khuôn mặt hơi lầm lì dưới bóng tối của vành nón vải, dùng mái chèo đảo mạnh chiếc xuồng để đổi vị trí, Nam ra phía mủi, Ba Du ra sau lái, cả hai cúi mọp người ra sức bơi vào trong bờ, mặt hồ vẩn dậy sóng đùng đùng, trong bóng tối mịt mù, nhìn những cơn sóng dữ dội vây bủa khắp nơi làm Nam nghỉ mình và Ba Du đang bị lạc vào cơn bão trên biển, Nam nghĩ thầm trong đầu:
-Ông bà xưa nói đúng, vàng gió, đỏ mưa
Anh vừa bơi, vừa phải nhanh tay tát nước trong lòng xuồng, vào được gần bờ, Ba Du ra hiệu bơi luôn về nhà, cả hai tung hết sức ra bơi cật lực.
Sau gần nửa tiếng vất vả với gió giật, mưa to, chiếc xuồng cập sát bến cũ, Nam lấy dây cột thật chặt vào bụi cây bên hồ, rồi xách gùi chạy về nhà Ba Du.
Con Ki nhìn thấy chủ nó và anh vào nhà với áo quần ướt đẫm nước, nó lăng xăng đi tới lui đưa cái mủi ngửi cái quần đang nhỏ từng giọt nước xuống nền đất. Ba Du lấy quần áo của mình ra thảy cho Nam:
-Chú Nam thay đồ khô, coi chừng cảm lạnh
Còn Ba Du nhanh tay đốt đống lửa to trong bếp, ánh sáng và hơi nóng làm không khí căn nhà dể chịu, Nam đến góc nhà lấy vài củ khoai lang to bỏ vào đống than hồng, Ba Du lấy cái nồi đổ vào chút gạo, bắp, đậu xanh và đặt lên bếp rồi nói:
-Chú Nam tối nay ở lại đây ăn cơm tối luôn
Bỏ hai cái bầu rượu trong gùi ra phản, Ba Du tới cái kệ gổ lấy hai cai ly, rót rượu vào rồi đưa cho anh:
-Uống một ly cho nóng người chú Nam
Cơn lạnh thấu xương nảy giờ làm anh ngồi co ro, uống nửa ly rượu thuốc vào, máu trong các mạch chảy mạnh, cảm giác nóng, ấm áp dể chịu lan ra khắp người.
Ngoài trời côn dông đã lắng xuống, những giọt mưa vẩn rơi tí tách rơi xuống từ mái tranh, bóng đêm đến nhanh hơn mọi khi. Mùi khoai nướng bay lên thơm lừng, anh lấy cây khều ra khỏi than cháy đỏ, đang đói và lạnh ăn khoai nóng thì tuyệt cú mèo. Ba Du đến gần vách bếp lấy xuống con cá khô đưa cho anh bỏ lên nướng, mấy lúc câu được nhiều cá ăn không hết, Ba Du mổ ra, tẩm ướp rồi phơi khô làm món dự trữ.
Buổi cơm tối đạm bạc nhưng rất ngon miệng vì cơn lạnh và đói, thêm vài ly rượu thuốc làm ấm bụng, Ba Du nhìn anh cười nói:
-Cơn dông hồi chiều ít khi xảy ra, thường là thời gian giao mùa do không khí nóng và lạnh gặp nhau ở vùng rừng núi tạo nên lốc xoáy, mỗi năm chừng vài lần
Nam gật đầu, nhưng nhớ lại lúc chiếc thuyền bị gió lớn, sóng cuộn lên làm chao đảo, kinh hồn, nhớ Hai Tuất hẹn qua nhà chơi nên hỏi:
-Sáng mai qua thăm anh Hai Tuất chứ hả anh Ba?
-Ừ, chú Nam ở bên đó, nghe tui kêu thì ra bờ hồ rồi cùng đi
Ăn xong, anh và Ba Du ngồi hút thuốc lá nhìn mông lung ra bên ngoài, lúc sáng Nam dự tính tối khuya hôm nay lại lấy xuống của Ba Du bơi ra gần con đập để quan sát, dò la việc canh gác vào ban đêm ở đó, nhìn làn mưa vẩn còn lất phất bên ngoài, thêm ướt lạnh vì cơn dông trên hồ, không biết có đủ sức thức chờ đến giữa đêm hay không.
Thấy cơn mưa còn kéo dài dai dẳng, anh mượn tấm ni-lông cũ làm áo che mưa và cái đèn pin tự chế của Ba Du rồi cầm bộ quần áo ướt đi về.
Bây giờ đã quen đường, quen lối, Nam nhắm hướng đi tắt qua rẩy khoai lang cho nhanh, cơn mưa lớn lúc chiều tối làm cho đất đai lâu nay khô ráo, trở nên xốp, mềm dưới các bước chân, đi ngang qua mấy bụi rậm bên ngoài rìa khu rừng chồi, cây lá vẩn còn nghiêng ngửa vì gió lốc của cơn dông, bổng có tiếng sột soạt như có một con vật to lớn đang bỏ chạy trong đó, Nam chiếu ánh sánh mơ mờ của cái đèn về hướng đó, chỉ thấy tàn lá bên trên rung rinh theo hướng chuyển động của con vật vào sâu bên trong, và sau đó mọi thứ lại yên lặng dưới làn mưa bay lất phất.
Nam đi nhanh về nhà, con Đốm thấy anh về mừng cuống quít, lấy quẹt thắp ngọn đèn dầu trên kệ cho sáng, anh chất vài thanh củi vào bếp lò đốt thêm cho đỡ lạnh lẻo, thấy nhà cửa vẩn còn nguyên vẹn sau cơn dông, anh cho con Đốm miếng cá khô và khoai nướng từ nhà Ba Du, nó ăn ngon lành, chắc đang đói lắm.
Gác cây sào tre lên cao trên cái bếp, rồi phơi cái nón và bộ quần áo ẩm ướt lên đó, trái mít của Ngọc Minh cho còn trong gùi, mùi thơm của nó tỏa ra khắp căn nhà nhỏ.
Anh khép cửa lại, trời cũng đã khuya, đi ngủ sớm một chút, gần khuya thức dậy nếu hết mưa sẽ lấy xuồng bơi ra đập.
Tuy mệt mỏi, nhưng Nam chỉ nằm ngủ lơ mơ, ngọn lửa vẩn cháy âm ỉ trong bếp, anh lắng nghe bên ngoài tiếng gió thổi nhẹ luồn qua mái tranh, đêm nay không gian bên ngoài im ắng quá, không có tiếng của những con chim cú hay săn mồi về đêm và hay kêu trong những đêm tịch mịch, có thể cơn dông lớn buổi chiều làm cho cuộc sống hằng ngày của các con vật này bị xáo trộn, thay đổi …
Anh thức dậy, mở hé cửa sổ nhìn ra bên ngoài, cơn mưa đã tạnh, chỉ còn những cơn gió nhẹ mang hơi lạnh thổi qua, không biết mấy giờ, Nam đóan cũng gần nửa đêm, anh mở cửa lách người đi ra theo lối tắt đến nơi cột xuồng, giờ này chắc Ba Du ngủ rồi, nhưng cũng phải cẩn thận.
Tháo dây chiếc xuồng xong, Nam ngồi lên từ từ bơi ra ngoài xa và về phía con đập, lúc này nguy hiểm nhất là chạm trán du kích đi tuần, nên anh chèo nhẹ nhàng và không bơi gần bờ. Khi mắt đã quen với màn đêm, anh và chiếc xuồng bơi một đoạn đường dài trong không gian im vắng, và bóng cây me tây hiện ra mờ mờ, Nam cẩn thận bơi chậm, cành lá của nó vẩn vươn ra phủ kín một góc, căn nhà nhỏ nằm kế bên gốc cây và trạm gác tối thui không ánh đèn, anh cột dây vào một cái rể to chìa ra bên ngoài, hai cái xuồng nhỏ nằm sát bên nhau. Nam nắm ép mình xuống để khỏi bị nhìn thấy, vài tiếng chó sủa từ những căn nhà nằm dọc con đường bên trong, anh đưa mắt cố nhìn qua bóng tối, có thể du kích và công an sắp đi tuần qua, nhưng trên đường vẩn im lặng như tờ.
Nằm quan sát thêm một lúc nữa, thấy trạm gác vẩn tối thui và im lặng, không một tiếng động trong màn đêm âm u, tay công nhân trực chắc đang ngủ say như chết. Anh tháo dây và bắt đầu bơi về, cẩn thận như lúc đi, Nam cho xuồng tách xa khỏi bờ và bơi nhẹ nhàng đề phòng gặp du kích và công an đi tuần. Tối nay đã mệt mỏi vì đi bộ vào buôn và gặp cơn dông, nên Nam thấy bắt đầu đuối sức, anh cố bơi mà không tiến lên được bao nhiêu, muốn tấp vào bờ nghỉ một chút, nhưng sợ nên ra sức bơi tiếp, đường về đêm nay quá dài, kiệt sức và thêm cơn buồn ngủ rình rập, nhiều lúc Nam bơi một cách vô thức, chiếc xuồng xiên xẹo âm thầm tiến về phía thượng lưu, cuối cùng sự lì lợm cùng với kiên trì của anh đã đưa chiếc xuồng về bến cũ. Vừa cột dây vào bụi cây, con Ki từ đâu xuất hiện, nó chạy đến bên anh ngoắc đuôi, may mà nó không sủa, anh vuốt đầu nó rồi lội bộ nhanh về nhà, con Ki đi theo phía sau.
Đẩy cửa vào nhà, Nam nằm lăn lên chiếc phản và chìm ngay vào giấc ngủ sâu, con Đốm đang nằm ở góc nhà thấy con Ki xuất hiện giữa đêm khuya, nó chạy đến ngoắc đuôi và đánh hơi chào hỏi.
Mặt trời lên cao và sáng rực rở, Nam giật mình tỉnh giấc, nhìn xung quanh cửa nẻo vẩn đóng kín, không thấy con Đốm đâu. Nhìn lên đầu hồi mái nhà, bây giờ anh mới thấy cơn dông mạnh chiều qua thổi tốc hàng tranh gần đỉnh mái, làm lộ ra bầu trời bên trên.
Bụng đói cồn cào, anh lấy trái mít xẻ ra ăn, múi nó giòn, thơm và rất ngọt, chất đường làm Nam thấy tươi tỉnh. Có tiếng Ba Du gọi ngoài bờ hồ, anh ra phía sau khoác nước lên rửa mặt cho tỉnh táo, cầm theo một góc trái mít, Nam khép của nhà rồi theo con đường đi xuống bến, vừa đi, vừa ăn, ngạc nhiên vì ít khi thấy Nam vội vã như vậy, Ba Du cười hỏi:
-Chú Nam chưa ăn sáng hả?
-Sáng nay dậy trể nên chưa ăn
Rồi lên xuống cùng bơi qua bên kia hồ, Ba Du nhìn anh có vẻ thắc mắc nói:
- Sáng nay dậy sớm, tui không thấy con Ki ở trong nhà, tối hôm qua giữa khuya hình như nó chạy ra bờ hồ không biết có chuyện gì, rồi không thấy về, mà cũng không thấy nó sủa …
Nam súyt bật cười khi nghe nói, nhưng anh tảng lờ như không biết:
-Vậy hả anh Ba, tối hôm qua về mệt quá tôi ngủ đến tận sáng, nên cũng không nghe tiếng sủa nào, chiều hôm qua mái nhà bị dông gió làm bay mất một số tranh, hôm nay nhờ anh Ba sửa lại giùm
-Ừ, chút nửa về tui sửa nó lại cho chú Nam
Cập chiếc xuồng vào gần xuống của chủ nhà ở gần đó, hai người lên nhà Hai Tuất, ba bốn con chó chạy ra sủa ồn ào, Hai Tuất chân bước khập khiễng ra đứng đón dưới hàng cây lêkima, chờ Ba Du và anh đến gần, ông ta vui vẻ nói:
-Hai vị khách quí chờ gần hết Tết rồi mới qua thăm
-Xin lỗi anh Hai, tui cũng mới lên ngày mùng năm, hôm qua sáng vô trong buôn, tính chiều về sớm qua thăm anh, nhưng bị cơn dông quá lớn nên sáng nay mới qua đây, xin tạ lỗi
-À, tôi nói cho vui thôi mà, có chi đâu mà phải tạ lỗi anh Ba, hôm nay lai rai tới trưa mới về nhé
Còn khá sớm nên Hai Tuất mời Ba Du và Nam vào nhà uống trà, Hai Tuất nhìn Ba Du hỏi:
-Chiều qua lúc cơn dông tới chắc còn đang kẹt trên hồ hả?
-Ừ, tui với chú Nam cố bơi về nhà, lâu lắm mới có cơn dông lớn và dử dội như vậy, bên anh có bị tốc mái bay tranh không?
-À không, lần rồi sửa lại chắc chắn nên không sao, ừ, vào trong buôn chắc cũng nghe nói vụ tỉnh cho phá rừng và nông trường quản lý cái hồ chứ hả Ba Du?
-Trong đó Điểu Sơn, Điểu Rút cũng đã biết rồi, dân trong đó rất lo buôn phải di dời đi nơi khác … khó sống hơn chỗ hiện nay – Ba Du trả lời
Hai Tuất nghe xong gật gù, khuôn mặt không dấu được vẻ âu lo, nhìn Ba Du và Nam nói:
-Tôi cũng đang sợ là nếu xã quản lý hồ nước, họ sẽ thu hồi đất đai của dân sống quanh hồ …
-Ở bên này Hai Tuất có nghe vụ người lạ vô đốn cây trong rừng không, sáng hôm qua vô đó, tui với chú Nam nghe tiếng cưa máy, trong buôn cũng biết mấy vụ đốn gổ lậu này …
-Dân bên làng này vào rừng kiếm mật ong, đặt bẩy thấy nhiều người lạ làm vụ này lắm, nhưng tôi chắc là có móc ngoặc với bên kiểm lâm, hoặc công an xã, huyện chứ họ không làm một mình đâu
Nam trả lại mấy món búa, kềm … mà Hai Tuất cho anh mượn lần trước, bà xã Hai Tuất từ bên trong gian bếp đi lên, cười hỏi một tràng dài:
-Về nhà ăn Tết với gia đình mới lên hả anh Ba, ở dưới vui không, gia đình vẩn khỏe chứ hả, nấu nướng xong rồi đây, chuẩn bị dọn lên nghe, hôm nay có anh Ba và chú Nam qua nên tôi làm món cá hấp đãi một bửa, mình uống cho đã Tết này, chưa biết năm tới có còn ở đây không!
Ba người đàn ông nghe xong ai cũng cười, Nam và Ba Du xuống bếp phụ dọn các món lên bàn, Hai Tuất mang hai chai rượu đế trong veo ra để kế bên. Anh nhìn con cá chép to hấp để đấy cái dĩa, hai cái dĩa rau xanh ngồn ngộn, rồi khế và chuối thái mỏng, những lát ớt đỏ rực trong tô nước mắm pha với chanh, tỏi, bà xã Hai Tuất đúng là đầu bếp có tay nghề giỏi.
Món cá chép hấp sả gừng cuốn với rau sống quá tuyệt, đã lâu rồi Nam mới được thưởng thức nó. Hai Tuất để cho Ba Du và Nam thay nhau rót rượu, chỉ tay vào rượu đế trong chai nói:
-Rượu này mấy người quen trong làng nấu, chia lại vài lít để Tết lai rai với bà con, bạn bè, nó uống đằm, không bị nhức đầu
-Tình hình vậy có tính gì không anh Hai? – Ba Du hỏi
-Cũng chưa biết đi đâu, cũng có thể về Saigon kiếm nghề gì đó để làm vì có nhà bà ngọai mấy nhỏ ở dưới đó, cũng có thể ở lại tiếp tục làm rẩy … Ba Du với chú Nam chắc về lại thành phố hả, chứ trên này cứ vài ba năm, mấy ống lại bắt di dời ra vô hoài, sao sống nổi …
Nam và Ba Du nghe nói gật gù, Ba Du chậm rải nói:
-Không biết đi đâu thì cuối cùng cũng về lại Saigon kiếm sống thôi …
-Dân Saigon đi kinh tế mới lên đây mấy năm trước bây giờ đi tứ tán gần hết, đa số là quay về thành phố, một số xin vào làm công nhân trong nông trường cao su
-Tôi thấy dân đi kinh tế mới về Saigon làm đủ thứ nghề, khuân vác hàng ở bến xe, ngoài chợ, bán hàng rong, rồi ăn xin, tội nghiệp lắm, có người xấu thì đi ăn trộm, ăn cướp … - Nam nói
Im lặng một lát, Hai Tuất nhìn anh hỏi:
-Chú Nam không đi vượt biên hả, còn trẻ mà kẹt lại ở Việt Nam thì chắc sau này chẳng có tương lai đâu
Bà xã Hai Tuất xong công việc bếp núc, ra ngồi trên tấm phản nhìn ba người đàn ông góp chuyện:
-Bộ ông tưởng vượt biên dể dàng hả, vàng không có cây nào thì ai cho đi, chưa kể là đi không lọt còn bị công an bắt giam, học tập, cải tạo, rồi ra được ngoài biển thì còn cướp biển, mưa bão … nữa, ai may mắn thì mới sống sót tới được trại tỵ nạn
-Ừ, thì tôi có nói gì đâu, chỉ hỏi chú Nam cho biết thôi – Hai Tuất cười nhìn vợ
Ba Du và Nam cũng mỉm cười vì sự lanh lợi của bà xã Hai Tuất, Ba Du bổng khen:
-Chị Hai làm món này ngon quá, mai mốt về Saigon mở quán ăn sống được rồi
-Mấy ông này có cho mở tiệm, mở quán buôn bán gì đâu, bây giờ còn ngăn sông, cấm chợ thì biết khi nào dân mới hết đói khổ
Hai Tuất rót rượu ra ba cái ly rồi cầm lên:
-Ba Du, chú Nam cạn ly nhé, mồi còn nhiều lắm, nghe Ba Du nói chú Nam trước đây có đi buôn nông sản trong vùng này hả?
-Dạ, thường lên chợ Bình Long mua đậu, bắp, tiêu … mang về thành phố, cũng có vài lần mua lại của con buôn trong Minh Thạnh
-Đàn ông mà đi buôn bán chắc dọc đường có nhiều cô mê lắm – bà xã Hai Tuất cười nói
Cả ba người đàn ông cùng cười, Nam vui vẻ trả lời:
-Nghề đó cũng cực lắm, chở hàng về thành phố qua trạm hồi hộp lắm, có lúc qua được, có lúc sạt hàng xuống tịch thu, vốn liếng sạch sẽ, trắng tay, có cô nào dám mê đâu
Nghe anh nói, mọi người cất tiếng cười sảng khoái, Ba Du góp chuyện:
-Ở Saigon bây giờ mà làm công nhân viên nhà nước cũng khó sống, lương ba cọc, ba đồng, cuối tháng cho lãnh thêm một mớ nhu yếu phẩm, vì vậy có nhiều người chân trong, chân ngoài, vừa đi làm, vừa ra đứng ngoài chợ trời sống qua ngày, ai cũng chăm chăm tìm đường vượt biên …
-Khổ quá dân ai mà chịu nổi, ăn bo bo, khoai mì tối ngày, ai cũng nói, cột đèn mà có chân thì nó cũng vượt biên rồi – bà xã Hai Tuất làm nóng câu chuyện
-Sắp tới nếu về dưới, vợ chồng tôi ở bên nhà bà ngoại mấy đưa nhỏ ở quận 8, qua cầu Nhị Thiên Đường, lúc đó anh Ba và chú Nam ghé qua chơi cho biết nhà – Hai Tuất nhìn Ba Du nói
-Ừ, khi nào anh chị có về dưới đó, tui và chú Nam sẽ qua thăm, rồi anh em coi có việc gì làm sẽ giúp nhau
-Bên đó nhiều ghe đi buôn từ miền tây theo kinh rạch chở hàng về Saigon, đậu dọc các bờ kinh, mua hàng của họ về các chợ bán lại cũng kiếm lời được – Nam nói
Mặt trời lên cao gần đến đỉnh, dĩa cá hấp sả gừng được chiếu cố sạch sẽ, bà xã Hai Tuất chạy ra phía sau nhà thái rau cho mấy con lợn trong chuồng ăn.
Gần hết chai rượu thứ nhất, Ba Du và Nam xin phép về vì buổi chiều còn phải sửa lại mái nhà của anh bị cơn dông chiều hôm qua làm tốc bay một góc, Hai Tuất rót thêm lần nửa vào ly của Ba Du và Nam, rồi cùng nhau uống cạn, bà xã Hai Tuất từ chái bếp đi lên, tay cầm mấy trái lêkima chín vàng đưa cho Nam.
-Có tin gì mới cho vợ chồng tôi biết với nhé – Hai Tuất đứng lên bước theo hai vị khách ra cửa và dặn dò
Ba Du gật đầu:
-Ừ, có chuyện gì quan trọng sẽ qua cho anh biết liền, tụi tui về nhé
Về đến bờ hồ, Nam đang cột dây xuồng, chợt nghe con Ki sủa dử dội ở phía trên nhà Ba Du, nghe tiếng nó sủa, anh và Ba Du đoán là có du kích đi tuần hay người lạ đang đến.
Khoảng vài phút sau, một nhóm năm người đàn ông, vài người cầm rựa đi từ trong rừng cao su ngang qua rẩy dọc theo bờ hồ lên phía thượng lưu, Nam và Ba Du đang theo lối mòn lên con dốc, nhìn thoáng qua anh không nhận ra có khuôn mặt nào quen trong đó, Ba Du nhìn theo hướng họ vừa đi qua rồi nói:
-Đường đi dọc bờ hồ bên này rừng cây và dốc đồi lởm chởm đá khó đi qua lắm mà họ vẩn đi
Chờ cho họ đi khuất vào rừng chồi và đồi đá, Ba Du nhìn Nam:
-Có một tay trong nhóm này nhìn quen lắm, hắn mặc đồ xanh xám, hình như trong đội kiểm lâm, mấy ông trong ủy ban xã, lảnh đạo nông trường chắc thừa cơ hội này ra tay đốn gổ rừng, … chiều nay tui qua sửa lại cái mái nhà nhé chú Nam
-Tôi sẽ chờ, chắc phải có thang để lên mái hả anh Ba?
-Ừ, tui làm cái thang ngắn rồi vác qua, chỗ tranh bị tốc đó làm lại chút xíu là xong
Nam băng ngang rẩy và con suối đi về nhà, bửa trưa bên nhà Hai Tuất đãi anh và Ba Du thịnh soạn quá, thêm chai rượu đế ngon đưa cay, anh mỉm cười, thôi lên cái phản tre đánh một giấc ngủ sâu, bù lại cho tối hôm qua.
Chiều Ba Du vác cái thang và một bó dây lạt dài, mảnh chẻ ra từ thân tre, Ba Du leo lên mái, sốc lại chỗ tranh bị xộc xệch cho thẳng hàng và dùng dây cột chặt lại, sẵn dịp này, Ba Du chịu khó buộc lại phần tranh ở đỉnh mái bị nghiêng ngã rồi mới đi xuống.
Anh và Ba Du ra ngồi trên khúc gổ trên sân hút thuốc, còn nghĩ được vài ngày nửa là bắt đầu cầy cuốc trồng vụ mùa mới, thấy trời con sớm, Ba Du rủ Nam lấy xuồng đi đánh cá, cả hai bơi xuồng lên phía trên hồ, gần địa điểm lần trước. Đến nơi, Nam lấy lưới thả dọc cách bờ một khoảng xa, sau đó bơi vào gần bên trong cho Ba Du xuống chỗ bải cạn, cầm xiên lội vào đám lau lách, bông súng dò dẩm từng bước để bắt rắn nước, lươn …
Nam ngồi lại trên xuồng, thấy Ba Du vài lần phóng cây xiên thép xuống nước, nhưng chưa được con nào, chiều nay thời tiết tốt, trên bầu trời không một gợn mây, khác với hôm gặp cơn dông nhiệt bất ngờ và dử dội. Ba Du lội đi xa hơn vào nơi nước hồ sâu qua đầu gối, ngay đám lá bông súng che gần kín mặt nước, đôi mắt chăm chú quan sát rồi nhanh như chớp phóng cây xiên và ghìm nó xuống bên dưới, nhìn từ xa, Nam đoán chắc đã bắt được cá, lát sau Ba Du thò tay xuống nhấc đầu cây xiên lên, một con lươn dài đang cong mình, vung vẩy khúc đuôi trên không.
Nam quay lại bơi dọc theo hàng phao trên lưới, anh nhấc chỗ phao bị chìm lên và gở hai con cá mè bỏ vào lòng xuồng, đi thăm xong hết chiều dài tay lưới, anh ngồi nghỉ và lấy thuốc lá ra hút. Ba Du bắt thêm được con cá lóc, bây giờ đang trầm người xuống nước hái mấy cọng bông súng, chắc định dùng nó làm món canh chua chiều nay. Anh bơi ngược lên hàng phao lần nửa, gở thêm hai con cá chép và cá rô bỏ vào xuồng.
Bổng nhiên nhiều tiếng súng nổ từ hướng bên trong khu rừng vọng ra bờ hồ, Nam và Ba Du cùng nhìn về phía con đường chạy sâu vào bên trong, tiếng súng vẩn nổ kéo dài không ngớt và mỗi lúc hình như nghe rỏ và lớn hơn, nhớ đến mấy người đàn ông lạ có mang súng anh đã gặp và nhóm người lạ sáng nay đi ngang qua rẩy, đoán có chuyện bất thường xảy ra, anh bơi nhanh tới chỗ Ba Du lúc đó cũng đang chăm chú đưa mắt nhìn về phía bìa rừng, đề phòng bắt trắc Nam kêu:
-Anh Ba lên xuống đi
Ba Du bỏ cái thùng và bó bông súng vào khoang, bình tỉnh nhảy lên, lấy mái chèo cùng Nam vội vàng bơi lui ra xa phía bên ngoài, nhiều tiếng súng vẩn nổ từng tràng dài, vài lần Nam nghe như có những viên đạn rít ngang trên đầu, Ba Du ra dấu cho anh ngồi thấp xuống khoang, một lúc lâu sau tiếng súng ngơi bớt, và không gian xung quanh hồ từ từ yên tĩnh trở lại. Ba Du và Nam nhìn về phía bìa rừng xa xa bên trong, bốn, năm người đàn ông với dáng vẻ sợ hãi, tất tả lội bộ rất nhanh đi về phía xã Minh Tân, hướng làng của Hai Tuất.

(còn tiếp)