Remember ?

Trang 3/3 đầuđầu 123
kết quả từ 13 tới 17 trên 17

Tựa Đề: Bí mật hai thùng đồ cổ

  1. #13
    Vũ Phan's Avatar
    Status : Vũ Phan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jun 2016
    Nguyên quán: Saigon
    Posts: 81
    Thanks: 7
    Thanked 2 Times in 1 Post

    Default

    DƯỚI ĐÁY HỒ SÂU VÀ ĐÊM MỞ CỬA ĐẬP

    Trời còn sớm nhưng trên hồ xuất hiện hai chiếc xuồng của công an và du kích xã bơi về phía thượng lưu, hai con chó Đốm và Ki trên bờ thi nhau sủa râm ran làm Nam giật mình tỉnh giấc, anh mở cửa nhìn ra sân và về phía hồ nước, trên mỗi chiếc xuống có bốn người đàn ông với súng ống đầy đủ, Nam đoán đã xảy ra chuyện quan trọng, chắc là chuyện dính líu đến vụ nổ súng dữ dội chiều hôm qua trong rừng.
    Từ ngày ở Saigon lên làm rẩy đến bây giờ, đây là lần đầu tiên Nam thấy lực lượng du kích và công an xã phối hợp đi tuần đông đảo như vậy.
    Anh ra phía sau rửa mặt mủi cho tỉnh táo, lấy khoai lang nướng trên kệ tre xuống ăn, mấy trái lêkima của bà xã Hai Tuất cho đã chín nứt nẻ, Nam thì lại rất thích loại trái này, nên thưởng thức một lúc luôn cả hai trái.
    Ăn sáng xong, anh lấy bao bắp giống xuống để chuẩn bị làm đất xong là trỉa hạt xuống, đợt này Nam tính trồng ít hơn vụ mùa vừa rồi, chủ yếu làm là để mọi người thấy anh cũng “hăng say lao động”. Rắc rối là thời gian tới chính quyền có thể bắt buộc di dời nhà cửa, và thu hồi đất đai của người dân, nên cũng chưa rỏ là xã có cho trồng trọt gì ở đây nửa không.
    Nam suy nghĩ kỹ rồi đi đến quyết định, đã đến lúc phải chia sẽ với Ba Du về bí mật của hai thùng đổ cổ rồi, biết đâu Ba Du có ý kiến gì mới và hay hơn, còn bây giờ phải chọn lựa thời điểm thích hợp để nói cho thuận lợi.
    Con Đốm đang nằm lim dim ở cửa, bổng nó chồm dậy chạy đến bên cây mít trước sân và đứng sủa ra phía bờ hồ, Nam tò mò nhìn qua cửa sổ thấy Hai Tuất đang bơi xuồng đã qua đến bên này, ông ta chụm hai tay làm loa gọi lớn, rồi sau đó chỉ về phía nhà Ba Du:
    -Chú Nam, qua bên đó nhé!
    Anh gật đầu, suy nghỉ có lẻ vì tin tức vụ nổ súng hôm qua trong rừng, nên Hai Tuất mới qua đây đột xuất như vậy. Nam khép cửa nhà, lội bộ ngang qua rẩy khoai qua nhà Ba Du.
    Đến nơi thấy Hai Tuất đứng chờ trước hiên nhà, Ba Du đang cuốc đất thấy Hai Tuất qua liền nghỉ tay đi vào. Đoán có việc khẩn hay tin quan trọng nên Hai Tuất mới xuất hiện vào giờ này, Ba Du hỏi:
    -Có chuyện gì mới hả anh Hai?
    -Ừ, chuyện chiều hôm qua bắn nhau trong rừng, chắc ông và chú Nam có nghe tiếng súng nổ phải không?
    Ba Du và Nam gật đầu, Hai Tuất nói tiếp:
    -Chiều qua mấy tay đàn ông đang đốn gổ trong đó bỏ chạy ngang qua xóm tôi, họ nói có bắn nhau giữa mấy phe nhóm đốn gổ lậu của hai xã Minh Biên và Minh Thạnh, dân trong xóm nói có một người chết, và hai bị thương, ủy ban xã mới báo lên huyện và tỉnh, tôi thấy tình hình gay go rồi, mấy phe của ba xã dành nhau khai thác lậu gổ rừng, bên đó chiều tối hôm qua công an tỉnh chạy xe xuống tận xã, bắt khẩn cấp mấy tay có dính líu đến vụ này…
    -Bên này sáng sớm tôi đã thấy hai chiếc xuồng chở đầy công an, du kích đi lên trên đó – Nam nói
    Hai Tuất trả lời:
    -Chắc cũng vì chuyện bắn nhau đó chú Nam, sắp tới họ sẽ đóng chốt trong đó dài ngày, rồi lại cấm dân ra vào nhặt củi, đặt bẩy kiếm sống cũng vì chuyện lộn xộn này
    Rồi ông ta nhìn ra chỗ Ba Du vừa cuốc lúc nảy và hỏi:
    -Vụ bắp sắp tới này Ba Du có tính trông nhiều như mùa rồi không?
    -Để coi còn tùy tình hình, nhưng chắc tui làm ít lại, anh Hai vô nhà uống nước!
    -Thôi, tôi về đây, bên đó cũng chuẩn bị cho vụ tới, lộn xộn quá, cũng không dám xuống giống nhiều
    Nói xong, ông ta đi theo lối mòn lấy xuồng bơi ngang hồ về nhà, Nam và Ba Du ra ngồi trên hai tảng đá ngoài sân hút thuốc, anh nhìn Ba Du nói:
    -Chiều xong công việc kiếm món gì lai rai nhé anh Ba
    Ba Du nhìn anh tỏ ra hơi bất ngờ, nhưng rồi gật đầu:
    -Ừ, còn mấy con cá và mớ cọng súng hái chiều hôm qua, chiều chú Nam xong công việc rồi thì qua nhé
    Nam đứng dậy đi về, chiều tối nay mượn cớ lai rai, anh quyết định sẽ nói cho Ba Du biết về chuyện bí mật của hai cái thùng đồ cổ.
    Nam vừa về nhà được khoảng nửa tiếng, thì Năm Bình chạy xe đạp xuyên qua rừng cao su vào gặp Ba Du lúc đó đang quay lại cuốc đất trên rẩy. Chỉ tay vào bóng mát của cây điều gần đó, hai người đàn ông vào ngồi trên đống đá hộc hút thuốc và nói chuyện, Năm Bình nhìn xung quanh rồi hỏi:
    -Ông biết vụ bắn nhau chiều hôm qua trong rừng chưa?
    -Rồi, sáng nay Hai Tuất có qua bên này cho biết, chiều qua lúc có tiếng súng nổ, tui với chú Nam đang đánh cá gần trong đó, ngoài xã chắc dân xôn xao dử hả?
    -Ừ, có chết người nên tỉnh cử cán bộ xuống điều tra sáng nay, ra lệnh không ai được vào rừng, có thể vài tay cán bộ xã dính líu đến vụ đốn gổ lậu này sẽ bị bắt giam, tôi nghe ngoài xã nói tay bị bắn chết là người của bên công an hay kiểm lâm gì đó …
    -Mấy ông lãnh đạo trong nông trường có dính dáng gì vụ này không?
    -Không biết chừng, nhưng công nhân thì họ có đồn với nhau, ít nhiều chắc cũng có vài ông, gổ lậu khai thác đem về thành phố bán kiếm khối tiền, có ông nào chịu nhịn … chú Nam hôm nay đâu?
    -Ở bên nhà tui vừa mới về được một lát thì ông vô, trong này cũng đang chuẩn bị làm đất để trồng bắp mùa khô, trưa nay ông ở lại đây không?
    Năm Bình lắc đầu, vừa hút xong điếu thuốc lá, đứng dậy nói:
    -Thôi tôi về, hôm nào rảnh ra quán uống cà- phê nhé
    Ba Du nhìn bóng ông bạn và chiếc xe đạp chạy xa dần rồi khuất vào trong rừng cây cao su.
    Mặt trời đã lên gần đỉnh đầu, mùa khô đã đến, hơi nóng hừng hực tỏa ra trong không gian, thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi lên từ mặt hồ làm dịu bớt sự khó chịu. Ba Du quay ra tiếp tục cuốc đất, dáng người lính năm cũ nhẫn nại như một người nông dân vùng quê dưới cái nắng chói chang.
    Sau buổi chiều dọn cỏ và cuốc xong mảnh đất gần nhà, nơi vụ mùa rồi trồng đậu xanh, Nam ra hồ tắm rửa, nhìn qua bên kia bờ, chiếc xuồng của Hai Tuất có người chèo đi đâu đó vừa trở về đang cập vào bến, cái xóm nhỏ bên bờ hồ buổi chiều mang vẻ tiêu điều của vùng bán sơn địa heo hút.
    Nước mát lạnh làm anh thấy khỏe khoắn, mát mẻ trong lúc thời tiết cuối buổi chiều vẩn còn nóng nực. Nam nhớ đến Ngọc Minh, không biết mấy ngày vừa rồi trong buôn ra sao, chắc dân trong đó cũng đang chuẩn bị công việc trồng tỉa cho những ngày sắp tới, mặc dù những tin tức và biến cố bất thường sau Tết đang bủa vây quanh cái buôn lâu đời của họ. Nam suy nghĩ nên chờ thêm vài ngày nửa, cho đến khi tình hình lộn xộn trong rừng lắng xuống, lúc đó sẽ vào thăm Ngọc Minh, bây giờ thì vẩn còn nguy hiểm khi đi qua đó.
    Ba Du từ phía sau rừng chồi xuất hiện với cái cuốc trên vai, lấy tay ra dấu cho Nam hiểu là chút nữa anh nhớ qua, Nam gật đầu.
    Nhìn mặt trời lặn về hướng tây, vài tia nắng le lói cuối cùng chiếu xuyên qua những đám mây mỏng trên cao, không gian yên tĩnh của rừng núi đang dần chìm sâu vào bóng tối.
    Nam và con Đốm qua nhà Ba Du, mỗi lần thấy anh sắp đi qua đó là nó vẩy đuôi mừng rở, hăng hái chạy trước vì nó thích được chơi đùa với con Ki, hình như con chó nhỏ nào cũng vậy.
    Vào nhà, thấy Ba Du vẩn còn đang lui cui bên bếp, cái đèn dầu treo trên cây cột đã được thắp lên, ánh lửa trong bếp cháy bập bùng rọi sáng một góc của chái bếp, Nam hỏi:
    -Có cần làm thêm việc gì nửa không anh Ba?
    -À, chắc khỏi, sắp xong rồi
    Anh đến bên cái kệ gổ lấy cái bầu rượu xuống cùng với hai cái ly, Ba Du mang dĩa cá rán, thêm vài trái ớt, dĩa rau lang luộc trông ngon lành, cùng mớ rau xanh trong vườn sau nhà bày ra trên tấm phản.
    Con Ki dẩn con Đốm chạy ra ngoài sân chạy nhảy, lăn lộn hào hứng như hai diễn viên xiếc thú,
    Ba Du lấy bầu rượu, rút nút lá chuối khô rót ra hai cái ly:
    -Uống thử rượu thuốc của Điểu Rút cho hôm Tết xem nó ra sao!
    Anh nhấp thử, rượu hơi gắt có lẻ do ngâm với các loại cây lá trong rừng, nhưng có mùi thơm nhẹ và hậu dể uống:
    -Uống thấy cũng khá đó anh Ba
    Gắp món cá rô chiên giòn ăn với rau thơm, húng quế và rau lang luộc chấm nước mắm ớt, uống xong hớp rượu, Ba Du nhìn anh nói:
    -Lúc sáng chú Nam vừa về, Năm Bình từ ngoài xã chạy xe vô đây, ảnh nói tình hình sau vụ bắn nhau hôm qua có vẻ trầm trọng lắm, công an tỉnh đang xuống điều tra và sẽ bắt giam một số cán bộ và người ở xã có liên quan …
    -Vậy hả anh Ba, vụ đốn cây có thể tạm ngưng trong lúc công an điều tra, nhưng chắc là không lâu …
    -Ừ, sau vụ này họ sẽ khôn ngoan hơn trong việc chia chác với nhau, bây giờ lịnh tạm thời ngưng đốn gổ là để cho người dân từ từ quên vụ này
    Nam đứng dậy đi ra sân nhìn xung quanh và xem hai con chó có ở quanh nhà không, thái độ tối nay của anh hơi lạ làm Ba Du thắc mắc không hiểu sắp có việc gì. Trở vào uống hết ly rượu, rồi lấy cái bầu rót thêm vào ly anh và Ba Du, rồi nhìn Ba Du chậm rải nói:
    -Tôi có chuyện này muốn nói với anh Ba, có thể sẽ làm anh nghi ngờ hay không tin, hoặc hơn nửa sẽ làm anh buồn cười …
    -Chuyện gì chú Nam cứ nói - Ba Du lộ vẻ ngạc nhiên vì thái độ lạ lùng của anh
    -Câu chuyện này giải thích vì sau tôi từ Saigon lại đến đây mua đất làm rẩy, thật sự không vì trồng bắp, đậu … mà vì hai thùng đồ cổ được chôn giấu đâu đó trong vùng hồ gần nhà anh và nhà tôi, chuyện này khá dài dòng, anh Ba có nhớ lần mình qua nhà Hai Tuất lai rai trước tết, lần đó Hai Tuất có kể về ông chủ đồn điền Tây với gia sản đồ sộ và trong đó có nhiểu món đồ cổ quí giá, chắc anh cũng còn nhớ lúc tôi cầm cái chén bị sứt mẻ lên coi và hỏi Hai Tuất vì sao ảnh có nó …
    Ba Du nhè nhẹ gật đầu, cố nhớ lại chuyện cũ và lấy thuốc lá ra châm lửa hút, rồi đưa bao thuốc cho Nam, chăm chú nghe kể tiếp:
    -Chuyện ông chủ Tây chôn giấu hai cái thùng đồ cồ này đến từ ông quản gia của đồn điển kể lại với gia đình tôi ở Saigon, lúc đầu mới nghe xong tôi cũng nghi ngờ nhiều lắm, không biết là tin này có thật không, nhưng ba tôi giao thiệp với ông này lâu năm, nên nhận xét ông quản gia là người đáng tin, sau đó tôi tìm đọc thêm sách cũ về các đồn điền cao su thời Pháp ở các tỉnh dọc biên giới tỉnh Bình Long, Phước Long để tìm hiểu sự thật về các đồn điển ở đây, và sau này tôi có vài lần vào trong xã này mua bán nông sản, thì biết là cái đồn điền cao su Tây này là có thật, bây giờ tôi nghĩ là chủ đồn điền và cả ông quản gia người Việt không còn muốn đi tìm lại hai cái thùng này vì họ tin là nó không còn nguyên vẹn, vì chiến tranh bom đạn ở vùng này ác liệt quá, phần nửa là họ sợ chính quyền cách mạng...
    Ba Du kiên nhẫn ngồi nghe, thỉnh thoảng làm hớp rượu và gắp miếng cá, Nam kể tiếp:
    -Tôi muốn tìm bí mật của nó vì thấy bỏ đi thì quá uổng, theo tôi thì nó rất đáng giá, và từ sau khi nghe Hai Tuất kể lại và thấy cái chén cũ ở bên đó, tôi lại càng tin là chuyện này có thật …
    Nghe đến đây Ba Du cầm ly lên nói:
    -Cạn ly đi chú Nam rồi kể tiếp …
    Uống xong ly rượu, anh nói tiếp:
    -Lần tôi gấp rút về Saigon là để vào xem đồ cổ sành sứ trưng bày trong Thảo Cầm Viên, chắc anh Ba biết chổ đó?
    Ba Du im lặng gật đầu nghe Nam nói:
    -Và tôi đến nhà một thằng bạn thân, nhờ ba nó biết chữ Hán giải nghĩa những ký tự trên cái chén, thì đúng đó là món đổ cổ từ thời nhà Nguyễn, sau đó tôi vào Chợ Lớn mua dây về đây và đã lặn xuống thăm dò những chỗ chôn dấu nó …
    Nghe đến đây, Ba Du nhanh chóng hiểu hết toàn bộ câu chuyện, nhìn ra sân thấy hai con chó đang nằm trên hai hòn đá nhìn ra rẩy, Ba Du nhìn Nam lộ vẻ khâm phục nói:
    -Ban đầu thấy chú Nam ở thành phố mà vô đây làm rẩy là tôi nghi ngờ lắm, vì rất nhiều người đi kinh tế mới lên đây cả gia đình mà chỉ chịu đựng được một, hai năm, có người mới vài tháng đã bỏ trốn về Saigon, cuộc sống ở đây khổ vô cùng như chú biết rồi đó, không có cái hồ này, không ai còn ở đây, vì vậy tui tin là chuyện này có thật, vì trước 75, lúc còn trong biệt động quân, tui hay qua lại vùng này và biết người chủ đồn điền này giàu lắm, và một vài lần có gặp người quản gia đó …
    Ngừng lại hút thuốc lá, Ba Du mỉm cười nói tiếp:
    -Chú Nam nói rất đúng, nếu đã biết nhiều tin tức về hai cái thùng là có thật mà bỏ đi thì rất uổng, mà chú cũng thật gan dạ, kín đáo, nhìn bên ngoài ít ai biết, bây giờ còn lại là cần có thêm chút may mắn …
    Nam gật đầu tỏ vẻ đồng ý, Ba Du suy nghĩ vài phút như vạch ra kế hoạch trong đầu, rồi nói tiếp:
    -Bây giờ thì cần có kế hoạch để làm chuyện này và tuyệt đối phải bí mật, vì lộ ra bên ngoài thì rất nguy hiểm, chú Nam chắc thừa biết rồi …
    -Đúng đó anh Ba, một vần đề theo tôi quan trọng và phần nào quyết định đến thành công là mực nước hồ, hiện nay còn sâu lắm khoảng năm, sáu mét, có thuận lợi là mùa khô đang tới, xã sẽ cho mở cửa xả nước xuống phía dưới để tưới, cái đó còn tuy thuộc họ xả nước ra ít hay nhiều, mực nước phải xuống còn hai, ba mét thì lặn xuống và ở dưới lâu được, anh Ba có nhớ mấy cái cửa đập chỗ cái trạm không, nếu mình điểu khiển nó theo ý muốn được thì nhiều hi vọng thành công hơn …
    Ba Du nghe anh nói đến chuyện tự mở mấy cửa đập, hai chân mày nhướng lên và hai mắt mở lớn, nhưng rồi gật đầu vì Nam nói nghe có lý, tuy biết đó là chuyện khó khăn và rất nguy hiểm, nếu bị chính quyền phát hiện, thì đi tù cải tạo không có ngày về, nhưng Ba Du bắt đầu nhìn Nam bằng con mắt khâm phục vì sự gan lì và thông minh này.
    -Cách đây mấy hôm, đêm đó tôi lấy chiếc xuồng của anh bơi ra cái đập để quan sát xem ban đêm họ trực gác ra sao, hôm trong tết lúc anh Ba về dưới Saigon, tôi cũng đã ra đó một lần rồi …
    Ba Du nghe anh nói lại càng lộ vẻ kinh ngạc và không ngờ người hàng xóm trông rất đàng hoàng, nhã nhặn này lại dám làm nhiều chuyện gan cùng mình mà chính mình không nghĩ ra, nhưng rồi tỉnh táo góp ý:
    -Bây giờ thì cứ ra rẩy cầy, cuốc bình thường, chờ một hai hôm cho tình hình yên ắng trở lại, chú Nam khoan ra ngoài đó vào ban đêm nửa, có thể du kích, công an canh phòng chặt chẻ hơn sau vụ rắc rối, lộn xộn này … sau đó tui với chú Nam sẽ lặn xuống vài lần nửa ở mấy nơi nghi ngờ có chôn giấu, còn chuyện nâng, hạ cửa chắn nước, theo tui biết vì đây là đập nhỏ nên công nhân trực dùng tay quay lắp vô trục cáp, mà ban đêm họ đóng cửa trạm và ngủ trong đó, không thể vô lấy ra được, do đó phải biết được kích cở phần đầu của nó rồi về Saigon nhờ thợ cơ khí dưới đó làm!
    Nam gật đầu vì Ba Du nói đúng ý:
    -Đúng vậy anh Ba, tối lần đầu tôi lên được chỗ đó và đưa tay sờ thấy cái đầu trục cáp rồi, nó khá lớn, chuyện này mình có thể đem theo cục xà-bông hay sáp ong lấy dấu như làm chìa khóa rồi về đo lại kích cở, vẽ lại cho thợ làm …
    -Đúng rồi chú Nam, cạn ly chúc thành công – Ba Du cầm ly nhìn anh cười nói và thở ra nhẹ nhỏm
    Uống xong ly rượu và ăn miếng cá rán, Ba Du nói:
    -Chú Nam phải cẩn thận, mấy món đồ dùng cho việc này phải tìm nơi cất giấu thật kỹ để đề phòng bất ngờ, khi xã nghi ngờ họ hay cho du kích, công an đi khám nhà, thấy mấy thứ đồ là lạ, khó giải thích …kiếm chỗ kín sau vườn, đào hố chôn giấu nó
    Nam gật đầu, tinh thần thấy phấn chấn vì từ bây giờ anh có thêm đồng minh, mỉm cười nhìn Ba Du:
    -Cám ơn anh Ba rất nhiều vì đã tin vào câu chuyện này, có thêm anh tham gia thì mới có hy vọng thành công, vì nếu những tin tức trong những ngày vừa qua mà chúng ta nghe được là sự thật thì thời gian sẽ không còn nhiều, chỉ có thêm vài tháng nửa là xã sẽ bắt dân di dời ra nơi khác
    -Ừ, có thể là khoảng tháng 5 hay tháng 6, bây giờ là tháng giêng, chỉ còn độ 3, 4 tháng nửa thôi
    -Chừng qua tuần sau mình vào buôn xem tình hình ra sao hả anh Ba?
    Ba Du đến gần cuốn lịch treo trên vách nhà và nói:
    -Hôm nay thứ 4, đầu tuần sau vô được rồi, chắc lúc đó mấy vụ lộn xộn êm rồi
    Ngưng lại chút xíu, Ba Du cười hỏi:
    -Còn chuyện của chú Nam với Ngọc Minh thấy có hợp không, tui thấy Ngọc Minh hiền mà có duyên đó chú Nam
    Biết Ba Du là dân nam bộ trực tính, ít kiểu cách, nhưng Nam vẩn bất ngờ khi bị hỏi chuyện tình cảm của mình với Ngọc Minh, anh hơi giật mình, nhưng cười nói với Ba Du:
    -Thấy Ngọc Minh cũng hiền nên tôi thấy hợp ý nhau, tôi có hỏi Ngọc Minh sau này có chịu về thành phố sống không, thì Ngọc Minh trả lời hơi ngập ngừng, có lẻ còn sợ chưa quen …
    -Không sao chú Nam, mấy cô gái thì sợ sống xa nhà, nhưng rồi một thời gian sau sẽ quen …
    Nam thấy cảm kích khi Ba Du ủng hộ mình và Ngọc Minh dù anh đoán trước là sẽ như vậy, chuyện này cũng là dĩ nhiên rồi, vì anh là hàng xóm thân thiết của Ba Du ở nơi khỉ ho, cò gáy này chứ đâu còn ai nửa.
    Nhìn ra bên ngoài trời đã tối mịt, anh cầm ly cụng và uống với Ba Du để tỏ tình “chiến hữu”:
    -Chúc công việc sắp tới thành công nhé anh Ba, tối rồi, tôi về đây
    Ba Du đứng nhìn theo người hàng xóm trai trẻ với ánh mắt nể phục, người đã tạo ra sự bất ngờ và làm lóe lên tia hy vọng, trong mớ tin tức đầy u ám, lo âu đang xâm chiếm tâm trí mọi người ở ba cái xã heo hút này cả mấy ngày qua.
    Mấy ngày hôm nay Nam và Ba Du vẩn ra cuốc đất, dọn cỏ để chuẩn bị cho việc gieo trồng sắp tới. Theo ý kiến của Ba Du, hai bên làm theo kiểu vần công, nên sáng nay anh qua bên rẩy Ba Du phụ cuốc phần đất cuối cùng nằm trong góc để ngày mai có thể trỉa hạt, sẵn đó cũng là dịp nói chuyện trao đổi thêm công việc mà không bị ai để ý, hôm qua Ba Du cũng đã qua giúp anh trỉa xong bắp trên phần đất gần nhà, trồng bắp mùa khô thì đỡ phải làm rảnh, xẻ mương thoát nước, nhưng bù lại phải mất công tưới nên khá cực nhọc.
    Làm xong, buổi chiều anh và Ba Du ra tắm ngoài hồ, chọn gần những nơi mà anh cho là có khả năng hai cái thùng được chôn giấu mà anh cũng đã lặn xuống quan sát, để Ba Du có dịp nhận định và đưa ra ý kiến của mình.
    Thật sự lúc này tâm trí của Nam và Ba Du chỉ nghĩ đến chuyện hai cái thùng đồ cổ, và nghe ngóng tình hình xem đã yên tĩnh trở lại chưa.
    Cuối tuần thì công việc rẩy bái cũng đã xong, không có thêm tin tức nào mới bay ra vào từ ngoài xã và từ bên kia hồ, Ba Du nói:
    -Thứ hai, ngày mốt đi vô buôn nhé chú Nam, còn chiều nay tui với chú Nam ra quán Năm Bình, sẵn đó hỏi thăm anh Năm coi có tin gì mới và tình hình sắp tới ra sao, rồi về sớm ra hồ câu cá lăng, nếu được nhiều mai đem vô cho buôn ít con, chút nửa chú Nam tìm bắt ít cá con làm mồi
    Nam về nhà lấy gùi ra vũng nước cạn xúc cá con chuẩn bị mồi cho buổi đi câu chiều nay. Xong công việc bắt cá mồi và đang chuẩn bị ra về, thấy Tư Có và ba tay du kích xuất hiện từ phía xa trên con đường đất chạy ven bờ, từ hôm có vụ bắn nhau đến nay mới thấy ông ta đi tuần trong này, đôi mắt nhỏ và cái nhìn vẩn lành lạnh trên khuôn mặt xương xẩu làm người khác không muốn nhìn ông ta lâu, và do vậy chắc cũng không có nhiều người có thiện cảm.
    Nam nhận ra trong ba tay du kích, có hai tay hay đi tuần tra qua đây nhiều lần, còn một tay anh nhìn thấy ngờ ngợ, cảm giác như đã từng gặp hắn ở đâu rồi, tay này thấp, to con, hắn có đôi chân mày rậm, da ngăm đen nên trong rất dử dằn. Lúc đi ngang chỗ Nam đang đứng ở vũng cạn, tay này nhìn anh khá lâu và có ánh mắt khó chịu nhất, khi cả toán đi qua được khoảng vài ba phút, anh chợt nhớ lại có lần ra xã mua thuốc lá bị hắn chận lại hạch hỏi giấy tờ.
    Nam nhớ lại sau năm 75, lớp thanh niên miền nam, nhất là thanh niên Saigon cỡ tuổi 16 – 17 trở lên cũng bị chính quyền mới đối xử chèn ép, khinh miệt như cha anh mình vì bị cách mạng gán ghép cho cái tội học hành theo Mỹ, tư bản đồi trụy cho dù tuổi đời còn trẻ, chưa hiểu chiến tranh là gì. Thằng Ý bạn anh nói, cách mạnh chia lý lịch người dân Saigon thành mười hai, mười ba hạng gì đó, thì Nam và mấy thằng bạn xếp ở hạng thứ mười một, mười hai gần chót bảng, nên nó nói đi thi đại học làm gì cho cực thân xác vì làm sao mà đậu nổi vào trường nào.
    Một lần Nam đi học ra đến đầu đường lớn, thấy một nhóm hai, ba tay thanh niên mang băng đỏ, một tay mang súng trường, đội nón tai bèo chận một người thanh niên khác cở 17 – 18 tuổi lại để cắt xẻ tan nát cái quần ống loe ngay trên đường phố, cảnh tượng hôm đó làm kinh hoàng nhiều chàng trai trẻ của Saigon. Cho đến bây giờ, Nam vẩn bị hình ảnh đó ám ảnh khi gặp mấy tay du kích trẻ mang súng AK, M-16, CKC với cái nón tai bèo trên đầu …
    Về nhà ăn cơm trưa xong, Nam nghỉ ngơi chờ Ba Du bơi xuồng ngang qua, nhưng anh chìm vào giấc ngủ sâu lúc nào không hay, Ba Du ghé xuống vào gần nhà, từ dưới hồ gọi lên khá lâu mà vẩn không thấy anh xuất hiện, nên phải lên tận nhà kêu lần nửa. Lúc đó con Đốm mới sủa lớn làm Nam tỉnh giấc mở cửa nhìn ra thấy Ba Du và con Ki đứng trước hiên, anh mỉm cười nói:
    -Anh Ba chờ chút nhé
    Rồi vội vả ra phía sau nhà rửa mặt, quay vào lấy cái nón và khép cửa theo Ba Du đi xuống bờ hồ. Chiếc xuồng từ từ bơi xuôi về phía xã, đến dưới gốc me tây, Nam buộc dây vào nhánh rể to và bước lên bờ, anh và Ba Du nhìn về caí trạm gác và hàng cột bê-tông trên mặt đập nơi có những cái cửa thép đang đóng im ỉm.
    Cả hai lên đường lộ và đi về quán Năm Bình, hôm nay chủ nhật nên không khí ngoài xã vắng vẻ, ngang qua ủy ban thấy cửa nẻo đóng kín, nhưng phía trước văn phòng đội du kích và công an ở kế bên có ba, bốn tay ngồi trên băng ghế hút thuốc, tán chuyện nhìn ra đường. Ba Du và anh xuôi theo con dốc đến cái chợ nhỏ vắng teo, không người.
    Quán cà- phê đang mở cửa nhưng buổi trưa nên vắng khách, bàn ghế đìu hiu, Ba Du bước vào trước và gọi:
    -Anh Năm có ở nhà không?
    Lát sau bà xã Năm Bình đi ra, thấy Ba Du và Nam nên chào hỏi:
    -Anh Ba và chú em vô uống cà-phê chờ anh Năm nghe, hôm nay ổng đi công việc chiều chiều mới về
    -Dạ, cám ơn chị Năm, cho hai ly đen, ảnh ra thị xã có công việc hả chị - Ba Du hỏi
    -Dạ, thăm người bà con ở ngoài Bình Long
    Trả lời Ba Du xong, bà ta quay vào trong, chắc có lẻ vắng khách nên phải vào nhóm bếp để nấu nước sôi, anh và Ba Du ngồi chờ khá lâu mới thấy mang ra hai ly cà- phê đen bốc khói:
    -Trưa ít khách, nên phải chờ nấu nước sôi hơi lâu, anh Ba thông cảm nghe
    -Không sao chị Năm, người quen không mà …
    Cả hai ngôi nhâm nhi ly đen và nhìn ra ngoài đường, bắt đầu mùa nắng nên thỉnh thoảng khi có chiếc xe máy cày hay xe chở hàng chạy qua con đường đất đỏ trước quán, gió cuốn tung bụi lên thành đám mờ mờ. Ở vùng đất đỏ này, mùa khô năm nào thì cũng như năm … nào, bụi đỏ phủ thành lớp dầy lên rừng cây cao su, nhà cửa, hàng quán, quần áo … đến độ những con chó cò hay bò có màu lông trắng sẽ dần biến thành màu trắng hồng hồng cho đến khi mùa mưa tới.
    Hai tay du kích còn trẻ bước vào quán, và đến ngồi vào cái bàn gần cửa sổ lớn phía trước, lớn tiếng kêu hai ly đen, vài phút sau bà xã Năm Bình bê ra hai ly để lên bàn
    -Dì Năm cho thêm mấy điếu thuốc lá – tay du kích mặt tròn nói
    Để mấy điếu thuốc lẻ lên mặt màn, bà xã Năm Bình hỏi:
    -Chủ nhựt mà dì thấy bên công an với du kích ra trực trụ sở đông hơn mọi khi hả hai chú?
    -Trên huyện kêu xã phải trực tăng cường – một tay du kích trả lời
    -Hôm nay ông Tư Có cũng ra trực phải không hai chú?
    -Ổng dẩn đội tuần tra đi vô trong hồ rồi dì Năm, chưa về tới đâu
    Bà xã Năm Bình quay vào trong đem hai bình trà ra để trên bàn của anh, Ba Du và bàn hai tay du kích kia, vừa lúc đó chiếc xe chở hàng nhỏ có thùng than phía sau dừng lại phía trước quán, Năm Bình bước xuống xe trong đám bụi bốc lên mù mù.
    Bước vào quán, thấy Ba Du và Nam đang ngồi ở cái bàn trong góc, ông ta đưa cái túi vải cho bà xã, rồi cười nói:
    -Ra lâu chưa Ba Du, chú Nam, hôm nay ra Bình Long có chút việc, sẵn ghé thăm ông chú họ, bà ơi, làm cho ly cà- phê luôn
    -Ra lúc đầu giờ chiều đến bây giờ - Ba Du cười trả lời
    -Trong đó vụ tới trồng đậu hay bắp, anh với chú Nam trỉa hạt xong chưa?
    -Rồi, mới xong hôm qua, kỳ này trồng bắp để có ăn thêm trong năm, đất nhà anh Năm vụ này tính trồng gì?
    -Chắc cũng trồng mớ đậu hay bắp, loanh quanh cũng mấy thứ đó … trong đó mấy hôm nay chắc êm hả?
    -Ừ, thấy cũng êm, mấy đội tuần tra xã ra vô thường xuyên …
    -Ngoài này nghe mấy ông trong nông trường nói bắt hai tay cán bộ bên kiểm lâm và tay phó công an của xã Minh Thành, trong Minh Tân cũng bị bắt mấy tay … - Năm Bình nhỏ giọng lại vừa đủ nghe
    -Còn vụ mở rộng diện tích trồng cao su và xã quản lý cái hồ, có làm không anh Năm – Nam thắc mắc hỏi
    Năm Bình gật đầu:
    -Có lẻ để họ xử xong vụ bắn nhau, rồi tỉnh và huyện sẽ công bố tin chính thức cho dân ba xã luôn một lúc, sau đó sẽ cho tiến hành
    Ở bàn ngoài, hai tay du kích bắt đầu lớn tiếng cải nhau sau vụ nhậu nhẹt ở đâu đó đêm qua, thỉnh thoảng lại chêm vào vài tiếng chửi thề nghe xóc óc, tay du kích có hàm răng móm, mái tóc chơm bơm tỏ vẻ tức tối:
    -Mẹ lần sau tụi mày kêu tao vô đó nhậu, tao đếch thèm, tụi mày chơi cha … nói dóc thấy mẹ
    -Thì mày mua rượu, thuốc lá, tụi tao kiếm mồi … còn muốn gì nửa - tay du kích kia nạt ngang
    -Mồi của tụi mày toàn cóc, xoài, ổi chứ có gì đâu, vậy cũng kêu hùn nhậu …
    Hai tay du kích vừa uống cà- phê, vừa hầm hầm cãi cọ với nhau thêm một lúc, tay du kích trẻ hơn vào trong kêu chủ quán, Năm Bình đứng dậy đi ra tính tiền hai ly cà- phê, thuốc lá, trả tiền xong cả hai bước ra đường về hướng trụ sở ủy ban, Năm Bình tỏ vẻ khó chịu nói bâng quơ:
    -Mấy ông trời con này nhậu vô rồi ai cũng ngán
    Ba Du nhìn Năm Bình hỏi:
    -Nghe chú Nam nói hôm Tết có gặp ông Tỵ ghé vô quán hả anh Năm?
    -Ờ, hôm đó ổng trực ngoài trạm, nhưng ghé vào đây rủ nhậu với thằng Sung, gặp chú Nam đang uống cà- phê, tưởng có Ba Du cũng ở đây nên hỏi thăm, tôi nói anh chưa lên, sắp tới bên nông nghiệp huyện ra lệnh cho xã nước vì mùa khô năm nay đến sớm, ổng sẽ trực thường xuyên ở ngoài trạm
    -Ừ, vậy để lúc nào có ông Tỵ trực, tui rảnh ra làm lai rai
    Năm Bình cười vui vẻ:
    -Ừ, có ông ra, ông Tỵ chịu lắm, rủ thêm chú Nam nửa nhé
    Nam cười gật đầu, nhưng anh hiểu mục đích của Ba Du rủ rê Năm Bình và mấy tay công nhân gác trạm nhậu nhẹt với mình, có lẻ Ba Du đã có kế hoạch hành động rồi đây. Cả hai đứng dậy, Ba Du móc bóp ra trả tiền cà- phê, nhưng Năm Bình đưa tay chận lại:
    -Thôi, khỏi anh Ba, còn Tết tôi đãi anh và chú Nam mà
    -Vậy tụi tui về nhé, chiều nay về sớm còn xách cần ra kiếm vài con cá
    Nam và Ba Du ra bờ hồ lấy xuồng bơi về, đến nhà anh nói Ba Du chờ rồi chạy lên nhà lấy cái cần và lon cá mồi, rồi lên xuồng bơi về nhà Ba Du lấy thêm cái cần nửa và chèo ra giữa hồ. Anh bắt chú cá con móc vào lưỡi câu và thả nhẹ xuống nước, Ba Du nói:
    -Mình chuẩn bị công việc nhé chú Nam, mai vô trong đó nhớ xin sáp ong, mấy ngày tới, buổi chiều ra tắm sớm, chú Nam đem theo cuộn dây, tui sẽ lặn thử lại mấy điểm tình nghi, tối thứ ba, thứ tư sẽ bơi xuống ra con đập để tui xem trục dây cáp và mấy cánh cửa thép, rồi lấy dấu trục quay, lúc rảnh tui sẽ chỉ cho chú Nam cách giả tiếng kêu chim cú và tắc kè kêu để báo hiệu trong đêm tối hay lúc đi trong rừng, trong quân đội hay giả tiếng kêu của hai con này để báo hiệu khi hành quân đêm hay lúc xâm nhập vô mật khu …
    Nam thấy tính Ba Du rất cẩn thận, kỹ lưỡng, vì vậy anh cảm thấy yên tâm, Ba Du thừa biết tham gia vào công việc này với anh là nguy hiểm.
    Ba Du giật mạnh cần câu, một con cá mè đen vùng vẩy khi bị kéo lên khỏi mặt nước, Nam cố nhớ lại tiếng cú thỉnh thoảng vang lên trong đêm tối quanh nhà, loài chim ăn đêm này có tiếng kêu nghe thật rùng rợn, nhất là trong vùng rừng núi u tịch, còn tiếng tắc kè thì ở phía sau vườn nhà Ba Du hay buổi chiều khi đi từ trong buôn về qua rừng, Nam hay nghe tiếng kêu trầm bổng của nó, học giả tiếng kêu của nó chắc cũng không khó.
    Cái cần bổng bị lôi mạnh, anh nhanh tay giật lên một con cá lăng gần bằng cổ tay, cả hai người cùng cười khi thấy con cá chống cự làm đầu cây tre cong xuống, Nam kéo lê nó trên mặt nước đến gần phía sau, Ba Du cầm sợi dây cước và chộp cứng cái đầu nó bỏ vào khoang, ngồi nán lại câu thêm độ nửa giờ, anh và Ba Du bỏ vào khoang thêm hai con nửa rồi mới về nghỉ.
    -Sáng mai chú Nam qua sớm nghe – Ba Du dặn dò anh
    Trời còn mờ mờ, con Đốm chạy theo anh qua nhà Ba Du, thấy trên tấm phản có cái rổ tre trong có bốn, năm trái bắp đèo đã luộc, còn nóng hổi, chắc Ba Du đi mót trong rẩy mấy ngày trước, Nam lột vỏ một trái nhấm nháp. Ba Du đưa cho anh chai nước ngâm thuốc lá để bôi chống muỗi, vắt, rồi bỏ hết mấy trái bắp còn lại vào cái gùi.
    Thảy con cá mè và cá lăng vào khoang xuồng xâm xấp nước cạnh đống lưới, rồi Nam đẩy mạnh nó ra ngoài hồ, trên bờ hai con chó đứng nhìn theo chiếc xuồng và hai người đàn ông đang bơi xa dần.
    Bơi về phía thượng lưu, sau đoạn đường dài gần một tiếng, Nam và Ba Du đã đến bụi cây nơi thường giấu xuồng, Ba Du bơi chậm lại và quan sát xung quanh, Nam bỏ hai con cá vào trong gùi, sau khi yên tâm không thấy dấu hiệu gì lạ, cả hai nhanh chóng kéo xuồng vào sâu trong bụi rậm, khi trở ra Ba Du cẩn thận xóa dấu vết trên bờ cỏ gần mép nước, rồi cùng Nam nhanh chóng đi vào rừng.
    Xuyên vào dưới tán rừng già, không khí buổi sáng tinh mơ của rừng núi bị xáo động bởi tiếng chim ríu rít trên các nhánh cây cao, mặt trời tháng này lên sớm phía sau lưng anh và Ba Du, chiếu những tia nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá. Cả hai âm thầm đi qua nơi tìm thấy hài cốt của người lính chết, Nam nghe ngóng nhưng khu rừng vẩn yên tỉnh không có âm thanh lạ nào ngoài tiếng chim, phía trước Ba Du đang tiến lên con dốc, vừa đến đỉnh đồi gặp ngay chốt chặn có ba tay vừa công an, du kích đứng bên gốc cây, anh và Ba Du dừng lại, tay mặc sắc phục công an hỏi Ba Du:
    -Hai anh ở xã nào, đi đâu vô đây?
    -Tụi tui là nông dân bên xã Minh Thạnh, vô buôn trao đổi với dân trong buôn
    -Cho kiểm tra giấy tờ, với hai cái gùi
    Hắn ra hiệu cho hai tay du kích khám hai cái gùi, còn hắn ta xem xét giấy tờ rồi nhìn Ba Du và Nam nói:
    -Huyện ra lịnh không cho ai vô rừng, mấy anh quay về đi …
    -Xin lỗi, mấy anh bên công an và du kích của xã nào – Ba Du bình tỉnh hỏi
    -Xã nào mấy ông hỏi làm gì, không đi qua dây được đâu, đi về đi – tay công an trả lời và trả lại giấy tờ, nét mặt tỏ ra khó chịu
    -Bên Minh Tân, mấy anh về đi … - tay du kích trạc 30 tuổi, có khuôn mặt tròn trịa dưới nón tai bèo trả lời
    Ba Du và Nam quay xuống trở lại con dốc, quay lại ra hiệu cho anh đi nhanh, đến chân dốc, Ba Du đứng lại nhìn về phía chốt chặn, thấy không có động tỉnh gì khác, nhanh nhẹ chỉ tay về bên trái và lách mình qua tàn lá rậm biến mất vào bên trong, Nam cũng nhanh chóng đi theo dấu Ba Du, anh đoán Ba Du đã ra vào đây nhiều năm, nên thông thuộc đường ngang, ngỏ tắc.
    Bên trong cây rừng, dây leo mọc dầy đặc như cố ngăn cản bước chân của anh và Ba Du mỗi khi đi qua, phía trước Ba Du dùng rựa mở đường, thỉnh thỏang quay lại phía sau nhìn xem anh có theo kịp không, không khí ngột ngạt và hơi nóng bao trùm khắp nơi, Nam đổ mồ hôi ướt cái áo kaki. Qua hết con dốc với những thân cây cổ thụ cao vút mọc chắn lối phía trước, toàn những cây gổ to, lâu năm, Nam nghĩ vừa rồi, mấy tay đốn gổ lậu đó tranh giành bắn giết nhau cũng phải.
    Vừa đổ dốc qua bên kia, Ba Du lấy tay chỉ về phía hồ nước hiện ra thấp thoang qua kẽ lá, cả hai tiếp tục đi theo khu rừng về phía trước, đoán Ba Du dẩn qua đường vòng dọc bờ hồ để tránh cái chốt gác trên đường vào buôn, không có Ba Du, chắc không tài nào anh biết được lối đi này.
    Nam và Ba Du ngồi nghỉ chân trên hai hòn đá, lấy nước ra uống vì cơn khát khô cổ khi đi qua khu rừng già rậm rạp, nhìn màu xanh âm u bao trùm khắp nơi, anh hỏi:
    -Đường đi vòng này ra sát bờ hồ thì bao lâu tới buôn anh Ba?
    -Cũng còn khá xa, khi gần đến trảng cỏ, mình ra lại đường cũ cho dể đi
    Ba Du và Nam đeo gùi lên vai và đứng lên đi tiếp, lát sau đến con suối chảy róc rách ra hồ nước, cả hai đi trên các tảng đá băng qua dòng nước trong veo bên dưới, anh nhớ lại nó là con suối đầu tiên trên đường vào buôn, đường đi còn xa lắm.
    Rừng cây vẩn mịt mùng phía trước, hết đồi dốc, lại thung lủng, Ba Du vẩn im lặng đi không tỏ ra mệt mỏi, chứng tỏ sức khỏe dẻo dai và khả năng nhận định phương hướng của người lính biệt động quân năm xưa vẩn còn sắc bén.
    Đi thêm một khoảng đường dài, nhắm chừng đã gần đến trảng, Ba Du rẽ thêm một đoạn về hướng phải và thận trọng tíến tới sau hàng cây, bước qua vài bụi rậm thấp che phía trước, dường như đã ra gần đến lối mòn cũ, Ba Du đưa tay ngoắc Nam đền gần và nói nhỏ:
    -Đã ra đến đường cũ, chú Nam ở đây, tui đi trước xem tình hình ra sao, nếu nghe ba tiếng tắc kè kêu liên tiếp là an toàn, chú Nam ra đi theo, còn kêu bốn tiếng là có chốt chặn, ngồi yên tại chỗ, tui sẽ quay lại
    Nam gật đầu, Ba Du tiến lên sau các bụi cây về phía trước, độ năm phút sau, anh nghe ba tiếng tắc kè, tắc kè, tắc kè, ám hiệu đường đi an toàn, liền bước ra và đi nhanh theo lối mòn. Thấp thoáng bóng cái lưng áo Ba Du qua tán cây rừng, lát sau trảng cỏ xuất hiện phía trước, mặt trời đã lên gần đỉnh đầu, bình thường khi vào buôn, giờ này thì đã đến nơi, còn đường vòng ra bờ hồ thì khúc khuỷu khó đi và làm Nam thấy mệt bở hơi tai.
    Anh và Ba Du chia nhau mấy trái bắp đem theo lúc sáng, vừa đi, vừa ăn. Vào đến buôn thì có lẻ đã quá giờ trưa, mấy cái nhà sàn đầu buôn nằm im lìm dưới ánh nắng gay gắt cuối tháng giêng. Ba Du chỉ tay về hướng nhà Điều Sơn, Nam gật đầu ra dấu hiểu ý, đến nơi cả hai bước lên sàn phía trước nhà, Ba Du gọi:
    -Điểu Sơn có ở nhà không?
    Gọi thêm vài lần nửa, bà vợ ông ta từ bên trong bước ra, tỏ vẻ hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy Ba Du và Nam vì thấy hai người vào buôn giờ này:
    -Chú Ba Du sao vô đây trễ quá, Điểu Sơn đang ở bên nhà Điểu Rút rồi
    -Dạ cám ơn, để tui qua đó
    Ba Du và Nam quay qua nhà Điểu Rút, vừa thấy anh và Ba Du bước lên sàn, hai người đàn ông S’tiêng đang ngồi nói chuyện với nhau liền kêu lớn:
    -À, sao giờ này Ba Du, chú Nam mới vô tới, có chuyện gì không?
    Ba Du bỏ cái gùi xuống sàn:
    -Sáng cũng đi sớm như mọi khi, nhưng bị chốt chặn của du kích và công an xã không cho qua phải đi đường vòng nên vô đây trễ
    Nam lấy hai con cá trong gùi ra cho hai người đàn ông S’tiêng, vào đến buôn quá trễ, nên hôm nay nó không còn tươi lắm, Điểu Rút cầm cá đi vào nhà trong, Điểu Sơn nhìn Ba Du và Nam hỏi:
    -Ăn uống gì chưa, để tui kiếm trái cây hay cái gì ra cho anh Ba và chú Nam ăn đỡ đói
    -Có bắp luộc đem theo từ nhà lúc sáng rồi anh Điểu Sơn – Nam trả lời
    -Anh Nam và chú Ba vô trễ quá, chắc kẹt đường hả - Ngọc Minh vừa bước ra hỏi
    Nam gật đầu cười, thấy vui lên dù bụng đang đói
    -Để Ngọc Minh lấy nước và khoai ra ăn tạm nghe
    Ba Du ngồi nói chuyện với hai người đàn ông S’tiêng về tin tức nóng hổi gần đây, Ngọc Minh cầm ra ít củ khoai lang luộc và nước uống, cô ngoắc Nam đi theo vào gian bếp, bà Tranh đang xẻ hai con cá ra làm khô, thấy anh bà ta nói:
    -Hai con cá to quá hả chú Nam, nó còn tươi là làm món khác ngon lắm
    -Dạ, bị chốt chặn phải đi đường vòng xa nên không vào buôn sớm được
    Ngọc Minh cầm mấy trái chuối và lêkima chín đưa cho Nam và ra ngồi kế bên chuẩn bị gia vị tiêu, ớt, nghệ … để ướp làm cá khô, vừa làm, vừa hỏi anh:
    -Đi đường vòng ra bờ hồ chắc khó đi và xa hơn hả anh Nam?
    -Ừ, xa hơn, rất khó đi, nhờ có anh Ba dẩn đường, chứ không thì đi lạc …
    -Anh Nam ăn đi cho đỡ đói, lúc về chắc cũng phải đi đường vòng như buổi sáng, chút nửa đưa chai để Ngọc Minh lấy thêm nước uống
    Thấy cô để ý chăm sóc mình từng chút, Nam thấy rất cảm động, còn bà mợ Tranh mỉm cười nói:
    -Nhớ làm lâu dài nghe Ngọc Minh, sau này về Saigon rồi đừng quên nghe
    Biết bà dì chọc quê mình, cô đỏ mặt rồi cười:
    -Dạ cháu nhớ
    Nam ngồi nhìn cô cười, tự hiểu vậy là Ngọc Minh đã nói với gia đình, anh hỏi:
    -Ngọc Minh có kiếm cho anh miếng sáp ong không?
    -Ừ có, chút Ngọc Minh lấy cho, ngoài đó làm gì mà cần sáp ong?
    -À, cũng có khi anh hay anh Ba Du làm vài thứ cần có chút sáp
    Bà xã Điểu Rút ướp xong hai con cá rồi treo trên giàn bếp để sấy khô và đi ra nhà trước, Nam hỏi:
    -Hôm bắn nhau trong rừng, trong buôn Ngọc Minh có sợ không?
    -Nghe tiếng súng cũng nhỏ thôi vì ở tuốt trong rừng sâu, nhưng có mấy ông trong đó đi về ngang buôn, thấy họ sợ lắm …
    Cô đi về căn phòng nhỏ, lát sau cầm ra cái hộp gổ đến kế bên Nam, anh đoán chắc cô sắp cho mình xem một vật kỹ niệm nào đó. Mở hộp Ngọc Minh lấy mấy tấm hình chụp với gia đình cho Nam xem, hình Ngọc Minh lúc đó học trung học mặc áo dài màu trắng trông rất đẹp và ngây thơ, cầm tấm hình cô chụp với một người lính trẻ và một người phụ nữ đẹp, có màu da trắng, chỉ vào họ, cô nói:
    -Đây là ba, còn đây là mẹ Ngọc Minh đó …
    -Ừ, mẹ Ngọc Minh sao đẹp và giống người Việt nhiều hơn người S’tiêng?
    -À, bà ngoại Ngọc Minh có hai dòng máu, S’tiêng và Pháp, còn tới Ngọc Minh thì thêm dòng máu Việt, cậu Điểu Rút là anh lớn, kế đến là mẹ
    -Hèn gì, lúc mới gặp anh ngỡ Ngọc Minh là một cô gái Việt Nam bị lạc vào buôn rồi ở luôn trong này chứ
    Biết Nam chọc quê, cô lấy tay nhéo vào vai anh rồi cười
    -Còn ba Ngọc Minh cũng oai ghê đó, mà quê nội Ngọc Minh ở đâu vậy?
    -Ở ngoài thị xã An Lộc đó, bây giờ cách mạng đổi tên thành Bình Long rồi … còn quê anh Nam ở đâu?
    -Xa lắm, tận ngoài bắc, đâu còn ai ngoài đó …vào trong này hết rồi
    -Anh Nam là người bắc 54 mà Ngọc Minh nghe tiếng nói nửa bắc, nửa nam, sao lạ quá vậy – nói xong cô nhìn Nam cười
    -À, cái đó người ta kêu là tiếng bắc của Saigon, nó bị pha rồi, cũng giống Ngọc Minh vừa là S’tiêng, Pháp rồi Việt …
    Nghe anh nói, cô cười đỏ mặt, Nam cũng bật cười theo, anh thấy không khí buổi gặp chiều nay vui hơn mọi khi.
    Có tiếng Ba Du gọi, Nam biết là phải về sớm vì đi vòng, Ngọc Minh chạy đi lấy cho anh cục sáp to và cầm chai trong gùi vào châm thêm nước để đủ uống dọc đường, anh nhìn Ngọc Minh nói:
    -Anh về nhé vì phải đi đường vòng xa, lúc nào rảnh anh sẽ vào nghe Ngọc Minh, lúc này đừng đi đâu ra khỏi buôn một mình
    Ngọc Minh mỉm cười gật đầu:
    -Anh Nam và chú Ba đi về cẩn thận nghe, còn sợ vắt không?
    Nam cười lắc đầu, tay xách gùi ra phía trước nhà chào Điểu Rút, Điểu Sơn và cùng Ba Du xuống thang, quay lại thấy cô đứng bên cửa nhà đang đưa tay lên vẩy, anh gật đầu rồi theo Ba Du và hai người đàn ông S’tiêng đi về phía đầu buôn.
    Lúc về cả hai vẩn phải đi đường vòng ra gần hồ nước, vượt qua cánh rừng rậm và nhiều đồi dốc, ra đến bờ hồ thì trời đã bắt đầu tối, tuy vậy Nam và Ba Du suýt nửa chạm trán với ba tay du kích và công an đóng chốt lúc sáng nay, nghe tiếng mấy tay này nói chuyện và mùi khói thuốc lá bay ra từ phía trước, Ba Du và anh kịp dừng lại sau một thân cây và chờ cho bóng họ đi khuất theo lối mòn dọc bờ hồ về làng Hai Tuất.
    Lấy xuồng ra bơi về nhà, thấy chuyến đi hôm nay mệt mỏi quá, Ba Du lên tiếng:
    -Tối nay về nhà ngủ cho khỏe nghe chú Nam, chuyện kia sáng mai tính
    -Ngọc Minh có cho tôi cục sáp rồi, lần tới cố gắng sau khi lấy được dấu, tôi sẽ về Saigon tìm thợ làm cái tay quay

    (còn tiếp)

  2. #14
    Vũ Phan's Avatar
    Status : Vũ Phan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jun 2016
    Nguyên quán: Saigon
    Posts: 81
    Thanks: 7
    Thanked 2 Times in 1 Post

    Default

    Sáng nay Nam ra thu hoạch khoai lang, vì hôm kia Ba Du đi ngang qua đám khoai thấy nhiều lá ngã màu vàng vì thời gian trồng đã gần ba tháng, nên nói củ bên dưới đã to. Tuần trước anh ra đào những luống khoai của người chủ trước trồng trên miếng đất ở tận trong góc gần lô cao su, từ ngày sang nhượng lại, đám khoai đó chủ yếu là để lấy hom giống nên Nam không chú ý chăm sóc đến nó, tuy vậy cũng thu hoạch được vài chục ký, dùng để ăn độn thêm. Khoai lang dể trồng, ít công chăm sóc, nhưng không được giá như đậu, bắp, tiêu …
    Nhìn những luống khoai chạy dài tít tắp, Nam tính công việc thu hoạch cũng phải mất cả tuần, xong rồi phải để đất nghỉ ngơi một thời gian, sau đó lại cuốc đất lên chuẩn bị cho vụ kế tiếp, nhưng tình hình như vậy không biết nên trồng trọt thứ gì, chắc lại trồng khoai lang cho đỡ công sức.
    Ba Du từ bên nhà đi qua, nhìn khoai chất thành đống nhỏ rải rác trên rẩy liền nói:
    -Nếu nhiều quá ăn không hết, tui nhắn Năm Bình vô mua bớt cho, chú Nam tính sắp tới đất này trồng gì?
    -Chưa biết nửa anh Ba, tôi đang muốn trồng lại khoai như mùa rồi, vì không chắc còn ở đây lâu
    Ba Du gật đầu tỏ vẻ hiểu ý và nói:
    -Chiều nay ra tắm sớm, chú Nam nhớ đem theo dây
    Buổi chiều anh gùi khoai từ ngoài rẩy về chất đống vào góc nhà, nếu bán không hết, nông dân ở đây thường sắc ra từng lát mỏng rồi hấp hoặc luộc chín và phơi khô làm lương thực dự trữ hay nuôi heo, nhưng thời buổi này lương thực hiếm hoi, chủ yếu dành để ăn độn.
    Thấy trời đã về chiều, Nam lấy cuộn dây dù dấu sau mấy bao bắp và đậu rồi đi xuống bờ hồ. Ba Du đang ngồi trên bờ hút thuốc, con Ki đang nắm kế bên, thấy con Đốm đến, hai con bắt đầu rượt đuổi và cuộc chơi trốn tìm trong các bụi rậm xung quanh.
    Chiều nay Nam chọn điểm đầu tiên trên đất của anh ở bên cạnh rừng chồi, nơi kế tiếp là ngay trong đám cây ở giữa khu rừng gần mé nước, và điểm cuối cùng là nơi con suối chảy ra hồ giáp ranh đất của Ba Du.
    Nhìn xung quanh chỉ có anh và Ba Du, tuy vậy vẩn phải cảnh giác vì có thể ai đó bất ngờ xuất hiện, sự có mặt của hai con chó cũng giúp ích được rất nhiều, ít ai đến gần nơi này mà không bị tụi nó phát hiện.
    Anh tìm hòn đá to cột vào đầu sợi dây, Ba Du lặn xuống trước, tay nắm chặt dây và đi từ từ ra bên ngoài rồi chìm theo hòn đá, Nam thả sợi dây theo lực căng của Ba Du và hòn đá chìm bên dưới, chỗ này độ sâu của khoảng bốn, năm mét, trong lòng hồ thì đầy thân cây, rong rêu … Vài phút sau, nhiều bong bóng nhỏ nổi lên theo các gợn nước xóay, Ba Du trồi lên và bơi vào bờ:
    -Nước khá sâu, cây cối, rong rêu bên dưới nhiều, khó thấy rỏ cái gì …
    -Anh Ba có di chuyển được cây cối bên dưới đó không?
    -Sâu quá nên xuống đến đó rồi không còn nhiều sức nửa
    -Nghỉ một chút đi anh Ba, lần này tôi sẽ lặn xuống với anh
    Năm phút sau, Ba Du vẩn xung phong xuống trước, Nam đưa tay dò theo sợi dây lặn theo sau, sức nước ép mạnh vào hai tai làm khó chịu, đến đáy Ba Du đang dùng hai tay cố xê dịch những thân cây nằm ngổn ngang bên nhau, anh cũng lấy hết sức lực lôi kéo đống thân cây bám đầy rêu, nhưng không có kết quả. Nam hết hơi trồi lên trước, vài giây sau Ba Du cũng nổi lên theo, cả hai vào bờ ngồi nghỉ, có vẻ như bế tắc nếu mực nước hồ còn giữ nguyên độ sâu như vậy …
    Sau bửa cơm tối, Nam ra sân đốt đống lửa to và ngồi hút thuốc lá trên khúc gổ, lát sau Ba Du và con Ki xuất hiện:
    -Cơm nước chưa chú Nam?
    -Xong rồi anh Ba
    Đến ngồi kế bên, anh đưa Ba Du bao thuốc lá, hút một hơi thuốc, Ba Du hỏi:
    -Hai chỗ kia nước cũng sâu như chỗ này?
    Nam gật đầu:
    -Độ sâu bằng nhau, riêng chỗ có suối chảy ra hồ, dưới đáy có nhiều đá, sỏi
    -Chú Nam nói đúng, nếu nước hồ không xuống thấp, mình khó mà lặn xuống và ở lại đủ lâu để có thể làm gì
    -Tối nay mình ra chỗ đập để anh Ba xem qua tình hình, sẵn cầm theo cục sáp để lấy dấu trục quay, xong rồi là tôi về Saigon làm cái tay quay luôn
    Ba Du gật đầu:
    -Nếu trạm đã bắt đầu mở cửa đập rồi, mình sẽ ít tốn sức vì sẽ đỡ nặng nề hơn khi quay nó lên cao thêm, chắc cũng phải ra đó nhiều lần để nâng cái cửa lên từ từ, vì mở lớn ngay một lần dể bị ngoài trạm phát hiện …
    Ngồi hút hết điếu thuốc lá, Ba Du đứng dậy đi về và dặn anh cứ ở nhà, khi nào nghe tiếng gõ cửa thì đi ra. Còn lại một mình, nhìn những tàn lửa bắn ra như pháo bông rất đẹp sau những tiếng nổ tí tách, Nam nghĩ lan man đủ chuyện, sau vụ này, thành hay bại anh cũng sẽ đưa Ngọc Minh về sống dưới Saigon, mong là không có chuyện xui rủi gì xảy ra trong lúc này, hi vọng trời phật che chở và phù hộ. Còn nếu bị du kích và công an xã phát hiện, anh và Ba Du sẽ bị chính quyền bắt và kết tội rất nặng, tương lai tù tội và cải tạo là điều dể thấy nhất.
    Nam dập tắt đống lửa và khép cửa vào nhà, đi ngủ sớm lấy sức để giữa khuya cùng với Ba Du chèo ra con đập.
    Nằm trên tấm phản nghe tiếng côn trùng kêu rả rích và những bọn chim ăn đêm vổ cánh đậu trên cây mít trước nhà nghe rất rỏ trong đêm thanh vắng. Mơ màng một lúc sau, cơn mệt mỏi của cả ngày làm việc tay chân kéo anh vào giấc ngủ.
    Nghe tiếng Ba Du gõ cửa và kêu nhỏ, Nam choàng dậy, ra mở cửa và quay vào sau nhà vốc nước lên mặt cho tỉnh ngủ.
    Cả hai bơi ra xa bờ và lặng lẻ tiến về phía ngoài xã, bóng đêm thật yên tỉnh, ở phía xa tận rừng cao su, mảnh trăng lưỡi liềm nhỏ xíu và mờ nhạt nằm chơ vơ trên vòm trời đêm. Đã bơi nhiều lần trong đêm tối, Nam đã quen với cảnh vật trên bờ nên dể nhận ra khoảng cách, quan trọng nhất là vẩn tránh không để bị mấy đội tuần tra phát hiện, ban đêm họ chỉ đi tuần quanh trung tâm xã, ít khi bung ra xa, nhưng phải đề phòng vì du kích giỏi hoạt động về đêm, đó là sở trường của họ trong chiến tranh.
    Từ xa đã thấy thấp thoáng bóng cây me, Nam ở phía trước ra dấu cho Ba Du biết và bơi chậm lại, chiếc xuồng cập vào sát gốc cây to dưới tàn lá xum xuê vươn ra trên hồ. Ba cánh cửa đã được mở và nước hồ chảy mạnh về phía hạ lưu tạo nên những tiếng rào rào nghe rỏ trong đêm khuya, Nam và Ba Du căng tai và mở mắt ra quan sát. Về đêm, cái trạm này lúc nào cũng đóng cửa im ỉm, vì xưa nay có ai mà dám đến phá phách hay trộm cắp món nào ở đây đâu.
    Nghe ngóng một lúc lâu, Ba Du đến kế bên Nam ra dấu nhớ quan sát và báo hiệu bằng ba tiếng tắc kè nếu có ai xuất hiện, rồi bước lên bờ chạy lom khom đến phía sau cái trạm, sau vài giây dừng lại, Ba Du khom người chạy lên con đập đến nơi ba cánh cửa, hôm nay có đem theo cục sáp, Ba Du sẽ lấy dấu đầu trục. Nghe tiếng chó sủa từ xa vọng đến, Nam biết là đội tuần tra của xã sắp đi qua, anh giả ba tiếng tắc kè kêu, trên kia Ba Du kịp núp vào sau mấy trụ bê-tông. Ở trên đường, mấy con chó trong các căn nhà ở gần trạm sủa vang khi mấy tay du kích đi qua, bổng một tay rẽ vào trạm và gọi cửa:
    -Ê ! Tám Coi, còn thuốc lá cho tụi tao vài điếu?
    Bên trong vẩn im lìm không có tiếng động nào, hắn đập mạnh và kêu lớn hơn:
    -Mẹ, ngủ gì mà mê dử, cho tụi tao mấy điếu thuốc lá Tám, mày có trong đó không?
    Mấy con chó hàng xóm càng sủa lớn tiếng, Nam nằm trong khoang nhìn về chỗ mấy trụ bê-tông, bóng tối vẩn âm u. Có tiếng bên trong trạm vọng ra và có người ra mở cửa:
    -Khuya khoắt mà tụi bây làm gì đập cửa ầm ầm …
    -Khuya gì, mới chừng 12 giờ, một giờ … có thuốc lá cho tụi tao mấy điếu hút đỡ ghiền!
    Vài phút sau, mùi thuốc lá bay ra phía sau trạm, rồi bóng hai tay du kích đi lên con đập, hai đốm sáng cháy đỏ lập lòe trong đêm đen, tụi nó đứng vạch quần tè xuống mặt nước.
    Chờ cho tiếng của mấy con chó im hẳn, Nam giả bốn tiếng kêu tắc kè, lát sau bóng Ba Du lom khom chạy về cái trạm và vòng ra phía sau đến chỗ cây me và nhanh nhẹ lên xuồng, anh bơi từ từ ra ngoài xa, phía trước Ba Du nhẹ nhàng chèo đưa chiếc xuồng lướt êm trong đêm tối, trên bờ thỉnh thoảng vài con chó tru dưới các căn nhà tranh xiêu vẹo trên bờ hồ.
    Sáng hôm sau, Nam đi qua Ba Du, đang làm cỏ cho khoảnh đất gần nhà, anh hỏi:
    -Tối qua lấy được dấu của nó chưa anh Ba?
    Ba Du gật đầu rồi vào góc nhà thò tay xuống dưới đống bắp lấy ra cục sáp, cả hai đem ra ngoài để nhìn cho rỏ, đầu trục quay có hình sáu cạnh khá lớn, Nam lấy cây bút chì vẽ lại kích thước của nó lên mặt sau tờ lịch cũ, rồi hỏi Ba Du:
    -Ngoài trạm mở cửa xả nước nhiều hay ít anh Ba lên đó có nhìn thấy được không?
    -Theo tui nhìn thấy thì ba cái cửa chỉ mới mở được chừng một phần nhỏ, muốn mực nước xuống nhanh, phải nâng mấy cái cửa lên thêm, ngày mai chú Nam về Saigon lo vụ tay quay sớm nhé, cầm cục sáp về dưới luôn.
    Nam gật đầu nói:
    -Chút nửa nhờ anh Ba chở ra ngoài xã rồi ra quốc lộ đón xe về luôn
    -Ừ, vậy chú Nam về nhà chuẩn bị đi, chút nửa tui bơi xuồng qua, còn đủ tiền để lo công việc không chú Nam?
    -Còn đủ anh Ba, về dưới nếu thiếu, tôi mượn ở nhà
    Lát sau, cả hai bơi xuồng về phía ngoài xã, đến gốc me, Nam nhảy lên bờ rồi theo con đường đi về trung tâm ngàng qua ủy ban, đến cái chợ nhỏ và bước nhanh qua dãy hàng quán ra bãi tìm xe xin qúa giang ra ngoài đường lớn đón xe đò.
    Về đến nhà ở Phú Nhuận đã hơn hai giờ chiều, sau những câu trả lời để giải thích vài câu hỏi của gia đình, Nam đi rửa mặt mủi cho tỉnh táo và kiếm được khúc bánh mì trên kệ bếp bỏ bụng, rồi lấy chiếc xe đạp chạy vào quận 5, Chợ Lớn gặp tay chủ sạp bán hàng người Tàu quen thuộc, lâu ngày gặp lại, ông ta vui vẻ cười hỏi:
    -Lâu quá mới gặp lại nị, khỏe không anh Nam?
    -À, cũng khỏe, dạo này buôn bán khá không A Chí?
    -Cũng đủ sống qua ngày, không khá nổi, có mua gì không anh Nam?
    Đưa mắt nhìn xung quanh thấy cũng có vài tay lạ đứng gần đó, A Chí hiểu ý nói:
    -Không sao, anh Nam nói đi, tụi nó cũng là dân mua bán chợ trời ở đây thôi …
    Nam lấy tờ giấy trong túi quần ra đưa cho tay chủ sạp rồi hỏi:
    -Trong này là kích thước của đầu ốc lục giác, ông có sẵn ống nào kích cỡ này không?
    -Cỡ này lớn lắm, đâu có sẵn, còn đi tìm thì có hàng quân đội cũ, nhưng cũng không có liền đâu, lâu lắc lắm …
    -Vậy A Chí có làm được không, tôi cần cái ống mở vừa kích cỡ đó, dài khoảng năm phân, có hàn thêm tay quay?
    -Chờ tui hỏi lại chút xíu đi cho chắc ăn
    Ông ta cầm tờ giấy Nam đưa đi qua bên kia đường vào con hẻm, khoảng năm phút sau quay trở lại, gật đầu nói:
    -Làm được đúng kích cỡ yêu cầu, ngày mốt anh Nam vô lấy
    Sau khi thỏa thuận giá cả, Nam chạy xe về Phú nhuận.
    Cơm tối xong, Nam nghỉ ngơi một lát rồi lấy xe chạy xuống nhà Huy. Mới 8 giờ tối mà con đường Bùi Hữu Nghĩa bên kia cầu sắt tối mù mù vì thiếu ánh sáng đèn đường như mọi khi, quẹo vào con hẻm vắng và dừng xe trước cổng nhà nó, sao thấy trong nhà không khí vắng lặng, Nam nhìn vào trong và cất tiếng gọi:
    -Huy ơi, có ở nhà không?
    Dưới ánh đèn nê-on yếu ớt, anh thấy có khung hình nhỏ và bát nhang nhỏ đặt trên cái bàn thấp kê trong góc nhà hơi tối, Nam đang cố nhìn xem ai trong khung hình, lần rồi anh đến nhà Huy cách đây chừng một tháng thì không thấy có, đang phân vân tự hỏi nhà thằng bạn có chuyện gì xảy ra, thì má nó với nét mặt buồn bả từ trong nhà đi lên, thấy Nam đứng trước nhà liền nói:
    -Nam đó hả, vào đi cháu …
    Mở cửa rào cho anh dắt xe vào trong sân, Nam linh cảm có chuyện chết chóc, từ hai con mắt của má Huy, hai dòng nước mắt chầm chầm ứa ra trên khuôn mặt xanh xao, đau khổ:
    -Huy nó mất rồi cháu ơi, mới hồi tuần trước đây thôi…
    -Huy nó bị bệnh hay bị tai nạn gì vậy bác?
    -Không, tối hôm đó nó nói sáng mai có công việc nên phải dậy sớm, sáng mới gần 4 giờ rưởi nó lấy xe đạp chạy ra đến chân cầu thì bị cướp xe, chắc nó chống cự nên bọn cướp đâm nó bị thương nặng, sáng sớm ít người nên không ai thấy để đưa vào nhà thương cấp cứu, nó cố lết về đầu hẻm, nhưng mất máu nhiều quá nên bất tỉnh, đến lúc dân trong xóm phát hiện đưa vào bệnh viện thì không kịp …
    Nam cảm thấy có một nổi buồn đè nặng lên trái tim, anh đến trước cái bàn thờ nhỏ nơi có tấm ảnh của thằng bạn với khuôn mặt thông minh và nụ cười hiền, thắp cho nó cây nhang và nói thầm trong miệng:
    -Huy ơi, buồn quá, sao mày ra đi quá sớm …!
    Quay sang má Huy, anh hỏi:
    -Bên công an có điều tra ra thủ phạm không bác?
    -Họ nói đang điều tra để tìm thủ phạm đó cháu …
    Nhỏ Kim Anh em gái từ trong nhà đi ra, đôi mắt đỏ hoe trên khuôn mặt tiều tụy vì cuộc sống thiếu thốn nay lại gánh thêm nổi buồn từ cái chết của người anh trai:
    -Anh Nam mới về hả?
    -Ừ, anh mới về hồi sáng nay, không nghe ở nhà anh nói gì nên khi đến đây mới biết Huy mất, còn mấy đứa bạn kia, có ai biết không hả Kim Anh?
    -Dạ, em có tới nhà anh Ý nhờ nói cho mấy anh kia biết, hôm đám ma anh Huy, có anh Ý và anh Can, Qui đến …
    -Vậy mà trưa nay về đến nhà, không nghe ai nói anh Huy chết, đến lúc anh vào đến đây mới biết, anh Tam đi học tập ở ngoài bắc có gửi thư hay tin gì về nhà không bác?
    -Lâu lâu ở nhà mới nhận được một lá thư, chưa biết khi nào họ cho về …
    -Thưa bác cháu đi xuống nhà Ý, bác vào nhà nghĩ cho khỏe … anh đi nhé Kim Anh, lúc nào về, rảnh anh sẽ ghé thăm nhà …
    Nhìn nhỏ em gái Huy mắt đỏ hoe, rướm lệ làm Nam thấy buồn tan tác, cuộc sống bí bối, thiếu thốn làm anh mất thằng bạn thân ở những năm trung học dài đăng đẳng với nhiều kỹ niệm không thể quên, anh sẽ nhớ nó mải mải.
    Nam chạy xe xuống nhà Ý, đường vào xóm lò heo tối mờ mờ, dừng xe trước căn nhà tường gạch rêu phong, ngoài sân vài chậu cây cảnh lơ thơ, hai cánh cửa nhà khép hờ, anh lấy tay gõ vào cánh cửa sắt kêu lộc cộc và gọi, vài giây sau ông anh kế nó đi ra:
    -À, Nam mới về hả, vào nhà chờ đi, Ý mới chạy qua nhà thằng bạn nó trong xóm, chờ tôi qua kêu nó về
    -Dạ, mới về lúc chiều anh
    Vài phút sau, Ý chạy về trước ông anh, nhìn Nam với đôi mắt lồ lộ không chớp, có lẻ Ý biết anh đã hay tin của Huy, nó nói:
    -Mầy chờ tao mặc quần áo ra kiếm chỗ uống cà- phê
    Anh gật đầu, ông anh nó đi ngang vổ vai Nam nói:
    -Thằng Huy tội nghiệp quá Nam, nghe thằng Ý nói nó chết thấy khó tin quá …
    -Ừ, em đến nhà nó định rủ xuống đây, ba thằng đi uống cà- phê … má nó mới cho biết
    Ý trong nhà bước ra, hai thằng chở nhau qua gần cổng Lăng Ông Bà Chiểu có con đường nhỏ bên hông, Nam nói:
    -Kiếm quán nào lai rai đi Ý …
    Hai thằng nhìn nhau hiểu ý, đi tới chút nửa, có sạp nhỏ bán rượu bên đường treo mấy con khô tòn ten phía trước và cái lò than cháy đỏ, với vài ba cái bàn gổ và mấy cái ghế con con đặt sát bên vỉa hè. Nam dựa chiếc xe vào bức tường, cả hai thằng đến ngồi cái bàn gần đó, Ý gọi bà chủ quán:
    -Cho hai xị với khô nướng
    -Khô cá khoai hay cá đuối cậu? – bà bán quán hỏi lại
    Ý nhìn anh như dò hỏi, Nam gật đầu:
    -Cho cá đuối đi
    Bỏ hai xị và hai cái ly lên cái bàn nhỏ, bà ta quay ra lấy miếng khô cá nhanh tay trở qua, trở lại trên cái vỉ sắt, bên dưới là lửa than nóng đỏ rực vì cái quạt bà ta phe phẩy liên tục, Nam rót rượu vào ly và nói:
    -Uống đi Ý
    Bên kia đường, vài người ăn mày và mấy con chó đang gầm gừ tranh nhau bới trong đống rác hổ lốn từ chợ Bà Chiểu dọn ra từ buổi chiều dưới ánh đèn đường mờ nhạt, mùi hôi thum thủm thỉnh thoảng theo cơn gió bay sang bên đường. Nam bẻ một miếng khô nướng chấm vào dĩa tương ớt, nhìn Ý hỏi:
    -Không biết Huy hôm đó đi đâu sớm quá?
    -Ừ, tao cũng không nghe ở nhà nó nói đi đâu, chắc có thể hẹn đi đâu với nhỏ bồ của nó ngoài đó …
    -Nếu nó bỏ chạy, thì mất chiếc xe thôi, người thì chắc không sao …
    -Ừ, chắc nó giằng co để tụi cướp sợ có người khác đến thì bỏ chạy … ờ sao mày biết mà về Nam, sau đám tang Huy, tao có đến nhà mày hai lần đều thấy đóng cửa, không có ai ở nhà …
    -Tao về có công việc, ngày mốt lên lại, tình cờ qua nhà nó định rủ xuống nhà mày đây …
    Chiếc xe cũ kỹ của tổ vệ sinh phường chạy tới dọn dẹp đống rác bên kia đường, tiếng mấy ông công nhân nhảy xuống cầm cây đinh ba xua đuổi mấy con chó ốm đói, mấy người ăn mày đang cố vớt vát những mẫu rau khoai bị vất bỏ, cộng với tiếng cái đầu máy xe nổ ầm ầm điếc tai … Trong vòng rào khuôn viên Lăng Ông, những ngôi nhà mái ngói cổ cong cong im lìm trong bóng tối. Dọn xong đống rơm rạ, rau củ, rác rến hầm bà lằng, chiếc xe rác phóng vụt ra đầu đường Bạch Đằng, không gian con đường hẹp yên tĩnh trở lại. Thấy mồi gần hết, Nam kêu bà bán quán:
    -Cho thêm mấy con cá khoai nướng, tương ớt …
    -Thêm hai xị nửa không cậu?
    Ý nhìn Nam, rồi gọi:
    -Cho thêm một xị thôi
    Bà ta để bốn con khô cá khoai dài ngoằng và chai rượu lên bàn cạnh dĩa tương ớt. Từ bên kia đường, một ông già ăn xin đi sau cô con gái nhỏ độ 10 tuổi, hai cha con họ đến gần chỗ Nam và Ý, cô gái nhỏ đưa hai bàn tay bụm lại sát nhau ra phía trước, vẻ mặt hiền lành, buồn bả đưa mắt nhìn anh và Ý chờ đợi, Nam lấy mấy đồng tiền lẻ trong túi quần bỏ nhẹ vào tay cô gái, cô gật đầu nói:
    -Con cám ơn hai chú
    Bóng dáng hai cha con người ăn mày bước đi lẹt xẹt khuất xa dần trên vỉa hè, bà bán quán nhìn theo với đôi mắt tội nghiệp và quay qua nói:
    -Ông già đó trước 75 ở quận 1, gia đình ổng buôn bán giàu có lắm, cách mạng vô sau 75 bị cải tạo tư sản và bắt lên kinh tế mới, mấy năm nay trốn về đây đi xin ăn, thấy tội nghiệp ghê đó hai cậu …
    Hai thằng nghe bà bán quán kể chuyện xong không biết nói gì, Ý cầm ly lên uống đánh ực, bẻ nửa con khô chấm tương ớt nhai, Nam nhìn Ý hỏi nhỏ:
    -Mày với ông anh chừng nào đi?
    -Chủ tàu không cho biết trước ngày, họ nói cứ chuẩn bị sẵn, có người tới gọi là đi liền …
    Uống hết xị rượu sau cùng và mấy con khô, Ý kêu tính tiền. Nam đứng dậy lấy xe, thấy có vẻ còn sớm, hai thằng chở nhau lên cầu Bông gần chợ Đa-kao kiếm cà phê đen, tới quán cóc lề đường của bà cụ già lần trước uống với Huy, thấy anh và Ý lấy ghế ngồi, bà cụ hỏi:
    -Hai cậu uống cà phê đen …?
    -Dạ, cho hai cái đen và mấy điếu thuốc lá
    Bà cụ chủ quán bê ra hai ly đen, mấy điếu thuốc lá và cái đèn dầu hột vịt, Ý bốc điếu thuốc châm lửa hút, mới khoảng 9 giờ tối mà con đường Trần Quang Khải chạy về hướng cầu Kiệu vắng vẻ, vài người ăn mặc rách rưới, có lẻ là dân thành phố Saigon bỏ về từ các vùng kinh tế mới đang tìm chỗ ngủ trên mấy cái sạp trong chợ, Ý nhìn hai ông bà già, má hóp đang ngồi sát bên nhau trên mặt sạp gổ với cái bị kế bên, rồi hỏi Nam:
    -Chỗ mày trên Bình Long có gần khu kinh tế mới nào không?
    -Có chứ, dân bỏ đi gần hết, nhà cửa xiêu vẹo, ruộng rẩy bỏ không … còn ma nào đâu!
    -Ừ, vậy mà mày lên đó ở làm rẩy hay thiệt đó Nam – Ý cười cười
    -Thật ra là tao tính xem mua đất trồng, rồi thu hoạch và mang về Saigon bán có kiếm lời nhiều hơn đi buôn không, chứ lâu dài thì chưa biết ra sao … còn không thì về lại Saigon, theo tao vượt biên là cách hay nhất
    -Vụ bắt dân Saigon đi lên kinh tế mới thất bại rồi, dân bỏ trốn về thành phố đi ăn xin, ăn mày đầy đường, chợ trời bây giờ đầy con buôn mánh mung, ừ … tao nhớ rồi Nam, trước ngày thằng Huy chết, vài lần rảnh tao có ra chỗ của nó hay ngồi ở góc Hàm Nghi – Pasteur dọc sau lưng trường Cao Thắng uống cà- phê, nó có giới thiệu với tao nhỏ bồ của nó, tên Mai, dân từ miền tây lên đây buôn bán chợ trời, rồi quen với thằng Huy và nghe nó nói cũng yêu nó lắm, không biết cô đó biết Huy mất chưa …
    -Cô bồ nó nhìn ra sao?
    -Hơi nhỏ người, nhưng trắng trẻo, đẹp, ăn nói ngọt ngào lắm … đúng dân miền tây, mày tính ra tìm hả?
    -Chưa biết, ra đó gặp rồi nói gì đây …
    Ý nghe Nam nói ngồi gật gù hút thuốc, rồi trầm ngâm nói:
    -Số phận của Huy xui xẻo, tao nghe ông già ở nhà nói chương trình đi Mỹ dành cho sĩ quan cải tạo lâu năm sẽ có luôn cả mọi người trong gia đình, ông anh nó trung úy học tập đã hơn năm năm rồi, lại độc thân nửa, nếu còn sống trở về, gia đình nó được đi là cái chắc …
    -Ừ, nếu đúng như vậy cũng may cho nhà nó
    Nam thấy mừng cho gia đình thằng bạn thân, chỉ tội mình nó vắn số, anh nói:
    -Ý, không biết lúc nào mày đi, tao không ở đây, chỉ có mấy lúc này là gặp nhau, chúc mày và ông anh thành công, nếu đi thoát nhớ viết thư về nhà, thỉnh thoảng tao sẽ ghé thăm nhé
    Ý tỏ vẻ hơi buồn, gật đầu, Nam kêu bà cụ tính tiền, chở thằng bạn chạy qua cầu sắt về chợ Bà Chiểu, con đường trống trải, lác đác vài người đi bộ lếch thếch bên vỉa hè, xa xa chiếc xe đạp kêu cọt kẹt chạy qua hàng phố tối đen …
    Sáng dậy, căn nhà vắng vẻ, chỉ còn mẹ anh đang đứng trước cổng nói chuyện với bà hàng xóm, con hẻm nhỏ trong xóm cũng thưa thớt bóng người, Nam ra sau bếp rửa mặt, lấy gói xôi bắp trên bàn ra ăn.
    Anh lấy xe đạp chạy thẳng vào Chợ Lớn gặp A Chí xem vụ làm cái tay quay cho anh xong chưa, dừng xe bên sạp hàng lưu động, không thấy ông ta đâu, Nam hỏi thằng nhỏ đứng kế bên:
    -A Chí có ở đây không?
    Nó nhìn Nam rồi lắc đầu, anh hỏi tiếp:
    -Hôm nay nghĩ bán hay sao mà A Chí không ra?
    -Không biết nửa chú, sáng ổng kêu con đứng coi hàng rồi bỏ đi đâu mất … chú mua hàng hả, mua gì?
    -Ờ, không! tìm ổng có chuyện thôi
    Một tay đàn ông cao ốm, đội cái nón kết đen và bộ quần áo kaki thanh niên xung phong cũ đi tới, ông ta nhìn Nam:
    -Kiếm A Chí hả, nó đi công chuyện rồi, chiều ghé lại đi, cỡ bốn, năm giờ đó …
    Nam nhìn ông ta gật đầu, rồi chạy xe về chợ Bến Thành và gửi nó vào trong bãi của bệnh viện Saigon, anh trở ra đường Hàm Nghi và đi bộ về phía mặt sau trường Cao Thắng, đến góc Pasteur, mấy tay bán chợ trời tưởng anh là khách hàng nên vui vẻ săn đón:
    -Mua bán gì ông anh?
    Nam lắc đầu đi tiếp, anh cố tìm trong đám phụ nữ đang đi đứng trên vỉa hè và dưới những mái hiên xem có cô gái nào có vóc dáng như Ý mô tả.
    Mới khoảng 10 giờ, không khí buổi sáng các khu chợ trời nơi nào cũng náo nhiệt, ồn ào, người đi tới, kẻ chạy lui. Nam bị bỏ lơ vì sau một hồi được mấy tay đàn ông và đàn bà hỏi han, chèo kéo nhưng vẩn lắc đầu không mua bán món nào, anh đến gần một bà đeo cái hộp gổ nhỏ bán thuốc lá mua mấy điếu lẻ, sẵn dịp hỏi nhỏ:
    -Ở ngoài này, chị có biết cô tên Mai, bán đồng hồ đeo tay, ra-điô … trắng, nhỏ người không?
    Người đàn bà đội cái nón lá sụp xuống trán che gần nửa khuôn mặt đen đúa, nhìn anh như dò xét rồi trả lời:
    -Phải quê nó ở miền tây không?
    -Đúng rồi, cô đó nói tiếng nam, dân miền tây …
    -Nảy giờ chưa thấy nó ra, nó hay đứng mua bán ở xung quanh góc này, nếu anh còn đứng đây, lúc nó ra tui chỉ cho
    Nam gật đâu rồi đi loanh quanh cố ý đợi thêm một lát nửa xem cô bồ của Huy sáng nay có ra đây không. Cảnh mua bán trên vỉa hè diễn ra chớp nhoáng, nhanh chóng giữa người mua, kẻ bán, hầu như những món đồ có trong nhà của người Saigon đều có thể bắt gặp ở đây, cuộc sống qua đói khổ nên gia chủ lần lượt phải cho tụi nó “đội nón” ra đi, người ra bán cái đồng hồ để bàn cũ, ra-điô, cát xét, người ra bán tivi, máy may, bộ ly chén … Nhiều món đã có mặt trong các gia đình giàu có, trí thức nhiều chục năm qua và được xem tựa như những món gia bảo, nay cuộc sống đổi thay, những món này chạy ra các chợ trời ở Saigon, lần lượt theo mấy ông bộ đội vào nam, ra bắc và xuất hiện đâu đó rất xa như ở Hà nội, Hải Phòng … bổng có tiếng la lớn:
    -Công an, công an!
    Đám đông vừa đàn ông, đàn bà đang mua bán náo nhiệt, đứng ngồi dọc các vỉa hè nhanh chóng tản ra các con đường khác gần đó. Nam nhìn xung quanh chỉ thấy còn mỗi mình anh và ông già ăn mày cụt chân ngồi sát bên trong, bà bán thuốc có vẻ chậm chạp lúc nảy, bây giờ cũng đang ôm cái hộp gổ chạy băng ngang qua bên kia đường Hàm Nghi, tuy vẩn chưa thấy bóng dáng một ông công an nào.
    Nam suy nghĩ chắc tình hình này thì khó có thể gặp cô bồ người miền tây của Huy, phần không muốn bị mấy tay công an hỏi giấy tờ thêm lôi thôi, nên quay trở lại bải lấy xe về nhà.
    Buổi chiều Nam chạy xe vào Chợ Lớn, may quá gặp A Chí đang nói chuyện mấy tay bán hàng gần đó, thấy anh đến, ông ta gật đầu nói:
    -Anh Nam chờ thêm chừng nửa tiếng, tui đang chờ tụi nó đem ra, kiếm đồ làm khó quá!
    Nam gật đầu:
    -Tui chờ lấy luôn
    Tay chủ sạp dẩn anh qua bên kia đường vào con hẻm có quán cà phê cóc, ông ta kêu hai ly đen rồi lấy cái ghế gổ khác kê làm bàn.
    Bên kia đường Hàm Tử, con kênh nước đen ngòm chạy dài về phía quận 1, hai bên bờ những dảy nhà sàn nằm đưa mình thòi ra trên dòng nước. Vài chiếc ghe nhỏ đang chèo chống len lỏi chậm chạp trên mặt nước, không còn cảnh mua bán sầm uất như ngày xưa.
    A Chí chạy tới chạy lui như con thoi, vừa ngồi xuống hỏi Nam mấy câu thì lại thấy có người ngoắc tay gọi ra.
    Chợ Lớn không còn cảnh mua bán thịnh vượng ngày xưa, nhưng hình như chính quyền mới cũng không thể dẹp bỏ tận gốc chuyện làm ăn và tinh thần phi thương bất phú của dân Saigon, cho dù sau năm 75, đã có nhiều cuộc cải tạo thương nghiệp để tiêu diệt tư sản mại bản, và hậu quả của nó là vài chục ngàn, vài trăm ngàn người phải đi kinh tế mới hay vượt biên ra đi. Thời gian đó, ngày nào ở Saigon, Chợ Lớn cũng có người nhảy lầu hay uống thuốc độc tự tử vì tài sản bị tịch thu, ngoài chợ thì các loại hàng hóa thiết yếu trở nên khan hiếm, xa xỉ.
    Nhìn qua bên kia đường thấy A Chí lấy tay ra dấu kêu, Nam đứng dậy móc túi trả tiền, bà già bán quán lắc đầu chi tay về phía A Chí, anh hiểu ý dắt chiếc xe đạp qua bên kia đường, thấy ông ta đã gói hàng sẵn trong tờ giấy báo cũ. Nam mở ra xem, thấy món đồ được mấy tay thợ Chợ Lớn làm cũng khá như ý, anh hỏi giá cả có gì thay đổi không, ông ta trả lời:
    -Tui lấy đúng giá đã nói với anh Nam hôm qua
    Anh trả tiền, cầm món đồ cẩn thận cột nó vào gui-đông xe rồi lên yên chạy về Phú Nhuận.
    Cơm tối xong, trong nhà nóng nực, mùa nắng mùi hôi từ lòng con kinh cạn đầy bùn, thỉnh thoảng theo cơn gió bay vào xóm. Nam lấy xe đạp chạy lòng vòng qua các con đường ở trung tâm quận 1, quận 3. Hầu như không khí u buồn bao trùm khắp các con đường Saigon, những căn nhà phố mặt tiền đóng cửa im lìm, thỉnh thoảng mới có một, hai chiếc xe đạp hay chiếc Honda chạy qua, Saigon giống như một thành phố đang chết dần trong cơn bệnh tuyệt vọng.
    Bên đường thấp thoáng trong các góc tối, những cô gái đứng tụm lại hay đi lang thang trên các vỉa hè, thấy Nam chạy xe đạp qua liền đưa tay ngoắc lại.
    Anh chạy qua đường Huyền Trân Công Chúa, rẽ qua Nguyễn Du, rồi đến góc Nguyễn Trung Trực – Lý Tự Trọng, thấy còn hàng cà phê lề đường để mấy cái ghế gổ, Nam dừng xe lại và tấp vô, giờ này chắc chỉ còn cà phê hay trà.
    Dựa chiếc xe vào gốc cây gần đó, Nam lấy ghế ngồi sát tường căn nhà vắng vẻ không một tiếng động bên trong, anh kêu ly cà phê đen, bà chủ quán đổ cà phê pha sẳn từ cái bình nhôm nhỏ ám khói trên cái bếp than âm ỉ ra ly, cho vào chút đường và khuấy lên vài cái, tiếng kêu long cong vang lên trong đêm tối mờ mờ.
    Nam ngồi uống cà phê nhìn ra con đường Nguyễn Trung Trực chạy về hướng đại lộ Lê Lợi, ngoài đó hầu như tối om và không có một âm thanh nào, một nổi buồn nhẹ nhàng dâng lên theo tiếng cơn gió thổi trên con đường vắng, một cơn trốt nhỏ xoáy đám lá khô thành những vòng tròn chạy xào xạc trên hè phố, mới có năm, sáu năm từ ngày bộ đội miền bắc vào giải phóng miền nam, một bầu không khí thê lương bao trùm đất nước. Anh nhìn qua kiến trúc màu vàng hiện ra lờ mờ trong sân sau tòa án bên kia đường, ở xéo hướng đối diện bóng cây phượng to cao che khuất một góc tòa nhà thư viện cũ, xa hơn ngang qua đường Công Lý là dinh Gia Long nằm ẩn mình trong khuôn viên đậm đặc bóng đêm. Thành phố đêm nay hình như chỉ còn mình anh và bà cụ bán quán đang ngồi thu mình lặng lẻ trong góc tối, thêm cơn gió thổi tung đám lá bay xào xạt khắp các con đường vắng lặng.
    Buổi sáng 5 giờ, Nam đã ra bến xe lên chuyến đầu tiên chạy về Bình Long. Vào đến xã, mặt trời đang đứng bóng, mới hơn 12 giờ trưa nên đường xá vắng vẻ. Anh đi ngang qua khu chợ thấy còn một bà ngồi bán khoai và bắp luộc trên cái sạp gổ, Nam ghé vào mua hai trái bắp bỏ chung trong cái túi đựng trục tay quay. Đến gần dảy hàng có quán cà phê nhà Năm Bình, anh cố đi nhanh qua đó để tránh khỏi gặp ông ta, Nam sợ gặp Năm Bình tò mò hỏi và để ý đến món đồ anh đem từ Saigon lên.
    Qua khỏi trạm gác đập, cái nắng miền đông đất đỏ buổi trưa lên cao độ, tiếng nước chảy qua ba cửa đập phát ra tiếng rào rào, hình như mấy nhân viên trực đã quay các cánh cửa lên cao hơn, anh cố nhìn nhưng vì khá xa và bị khuất, nên không thể thấy rỏ. Nam lấy bắp ra vừa đi, vừa ăn chứ không dám ngừng lại nghĩ chân dưới gốc me cạnh đó. Ăn xong hai trái bắp, anh lấy chai nước ra uống, rồi ra bờ hồ lấy tay vốc nước lên rửa mặt và đốt điếu thuốc hút cho tỉnh táo. Nam đi sát vào bên trong dưới bóng mát của những cây điều, mít, tràm bông vàng … trồng thưa thớt dọc bên đường để trốn cái nắng chói chang, bên trong sân những căn nhà tranh, vài con chó ốm thấy người lạ đi ngang liền chồm dậy sủa vang.
    Thấy được khoảng nửa đường, Nam đến ngồi nghỉ chân dưới bóng mát của cây xòai to, cành lá của nó xum xuê, nhìn vào trong sân ngôi nhà tranh xiêu vẹo không thấy người, cũng không nghe tiếng kêu của chó, mèo hay đàn gà …
    Bổng từ xa xa trên mặt hồ, anh thấy chiếc xuồng chở ba người đàn ông đi về phía con đập, lát sau khi nó đến gần hơn, Nam nhận ra Tư Có và tay du kích có nét mặt xương xẩu, còn tay du kích kia thì lạ, chắc họ mới đi tuần trong đó ra. Anh đứng dậy tiếp tục lội bộ theo con đường quanh co chạy qua vùng đồi núi, nương rẩy đang phơi mình dưới cái nắng như nung của buổi chiều.
    Về đến nhà, không thấy con Đốm đâu, Nam mở cánh cửa bước vào bên trong, mọi thứ vẩn nguyên vẹn, biết anh về Saigon, chắc Ba Du cũng thường xuyên qua lại để trong chừng mọi thứ giùm anh.
    Nam cầm cái tay quay mới làm ở Saigon đi qua nhà Ba Du, qua khỏi đám rừng chồi đến chỗ con suối, thấy Ba Du đang đang cuốc đất bên những luống khoai mì, anh bước đến đưa nó cho Ba Du xem và nói:
    -Thợ ở trong Chợ Lớn làm nhanh, nên có sớm, chiều hôm qua tôi vào lấy, rồi sáng nay lên đây luôn
    Ba Du mở túi vải lấy tay quay ra xem, gật gù khi thấy nó có vẻ chắc chắn, gọn gàng:
    - Chiều nay chú Nam qua bên này ăm cơm luôn nhé, tối nay nếu thuận lợi mình ra ngoài để thử nó xem sao!
    Nam gật đầu, rồi hỏi Ba Du về tình hình hai ngày anh về Saigon:
    -Lúc trưa trên đường về, thấy Tư Có và hai tay du kích đi xuồng trở ra ngoài xã, có tin gì mới không anh Ba?
    Ba Du lắc đầu, nhớ lại con Đốm, Nam hỏi tiếp:
    -Về nhà không thấy con Đốm đâu, anh Ba có thấy nó qua bên đó không?
    -Lúc trưa thấy nó và con Ki chạy loanh quanh ngoài rẩy bên đó, từ buổi chiều đến bây giờ thì thấy hai con chạy vào trong mấy bụi cây gần rừng chồi, không biết còn trong đó không …
    -Anh Ba sắp tới tính trồng thêm đậu hay bắp hay sao?
    Nghe anh hỏi, Ba Du cười cười trả lời:
    -Ừ, trồng thêm mớ đậu hay bắp, bỏ đất trống nhiều quá, tụi ngoài xã nói mình nhàn cư, không thích hăng say lao động …
    Nam bật cười khi nghe Ba Du khôi hài, anh quay trở lại đám rừng chồi tìm hai con chó, đứng bên ngoài nhìn vào chỉ thấy cây lá um tùm, có tiếng sột soạt bên trong, anh kêu lớn tiếng:
    -Đốm, Ki … Đốm, Ki!
    Vừa kêu vừa vổ tay thật lớn, mấy phút sau hai con chó mới chịu chạy ra, lưỡi le dài, thở hồng hộc, anh nhìn vào đám cây mọc chen chút bên những tảng đá, không biết trong đó có cái gì mà hai con chó sục vào mò mẩm, thấy Nam hai con đều vẩy đuôi mừng và sủa lớn, rồi chạy theo anh về nhà.
    Chiều ra hồ tắm, cái mệt và hơi nóng đeo bám Nam trên đường về trôi đi mất theo dòng nước trong xanh, và điều làm anh ngạc nhiên, là lần đầu tiên con Đốm phóng xuống hồ bơi theo anh ra xa, chứ không còn sợ nước như mọi khi.
    Đã ba, bốn hôm nay không gặp Ngọc Minh, Nam bổng thấy nhớ cô và cái buôn thượng xa lắc trong rừng đó, kiên nhẫn chờ thêm một, hai hôm nửa, anh sẽ rủ Ba Du vào đó, không biết trong rừng còn du kích và công an đóng chốt hay không.

    (còn tiếp)

  3. #15
    Vũ Phan's Avatar
    Status : Vũ Phan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jun 2016
    Nguyên quán: Saigon
    Posts: 81
    Thanks: 7
    Thanked 2 Times in 1 Post

    Default

    Bửa cơm tối ở nhà Ba Du cũng như mọi khi, chỉ có hai người, và hôm nay không có bầu rượu, vài món rau, cá kho và nồi cơm độn với bắp, khoai, Ba Du nhìn ra sân thấy hai con chó đang nằm rồi nói:
    -Tối nay mình ra chỗ cái đập và quay ba cái cửa lên, hôm chú Nam về Saigon, tôi có ra quán Năm Bình, nghe tay gác trạm nói bên phòng nông nghiệp xã vừa ra lệnh cho mở cửa lớn thêm, dò hỏi thêm thì được biết là sau khi đã mở, họ ít để ý hay theo dõi là đã mở lên bao nhiêu, chỉ ghi lại sơ sài thời gian đóng, mở trong sổ trực …
    -Theo tôi để ít bị chú ý, mỗi lần cũng chỉ nên mở ba cái cửa lên thêm từ từ …
    Nghe Nam góp ý, Ba Du gật đầu, anh nói tiếp:
    -Để mực nước hồ hạ xuống nhanh, chắc cũng phải gần đến cuối tháng hai hả anh Ba?
    -Ừ, chắc cũng cỡ thời gian đó, nghe Năm Bình nói bên du kích và công an xã đã rút khỏi chốt trong rừng rồi, ngày mốt cần vô buôn gặp Điểu Sơn vì lần trước tui có nhờ ngâm giùm hai bầu rượu thuốc, để lúc rảnh ra nhà Năm Bình lai rai với mấy tay gác trạm
    Nam cười hiểu ý khi nghe Ba Du nói, anh biết Ba Du rất “quyết liệt” khi tham gia công việc này, mục đích nhậu với mấy tay đó là để dò la thêm tin tức và phản ứng nếu chuyện này bị họ phát hiện, nhưng cũng phải mời mọc cho thật tự nhiên, khéo léo, vì công an xã cũng rất tinh ý và thâm sâu, khi nghi ngờ, họ sẽ âm thầm theo dõi, và có thể giăng bẩy để thủ phạm vừa lộ ra là sa lưới.
    -Tối khoảng nửa đêm, nghe tiếng cú kêu ba lần, chú Nam ra bờ hồ nhé, thử cái tay quay xem nó ra sao
    -Theo anh Ba thấy sau khi lặn xuống dọc đám rừng chồi và nơi con suối chảy ra hồ, nơi nào có khả năng là điểm chôn giấu hai cái thùng?
    Ba Du nhìn anh, suy nghĩ giây lát rồi trả lời:
    -Theo câu chuyện chú Nam kể lại từ ông quản gia đồn điền, vị trí chôn hai cái thùng gẩn bờ suối rất dốc bên đám rừng chồi, tui nghĩ đó là con suối lớn mà hiện nay bị cái đập chắn ngang rồi, còn rừng chồi dọc bờ hồ khá dài và rậm rạp, do đó không biết địa điểm chính xác là nơi nào, từ lúc có cái đập, nước dâng lên cao làm thay đổi dưới đáy, khi nào mực nước hạ xuống, đào thăm dò từ từ thì mới biết chính xác …
    Nam gật đầu vì Ba Du nói có lý, rừng chồi dọc bờ hồ dài hơn năm mươi mét, thời gian trước năm 75, nó có thể còn lớn hơn, bằng chứng là dưới đáy hồ dọc bên dưới còn rất nhiều thân cây bị đốn nằm la liệt …
    Về nhà nằm ngủ sớm, đầu óc Nam suy nghĩ lởn vởn về địa điểm mà ông quản gia tiết lộ, bây giờ địa hình, cảnh vật đã thay đổi rất nhiều từ đó đến nay, đào thăm dò từng chút một thì kéo dài và lâu, như vậy nguy cơ bị phát hiện lại càng lớn cả từ bên này và bên kia hồ. Qua hết tháng hai thì thời gian chỉ còn thêm ba, bốn tháng nếu đúng như tin đồn là xã sẽ đưa người vào quản lý cái hồ và thu hồi đất đai xung quanh.
    Không ngủ được, Nam ra ngồi hóng mát trên khúc gổ ngoài sân, đêm nay trời đầy sao, một ít gió từ dưới hồ thổi lên, tiếng vài con chó tru từ những căn nhà xa xa vang lên trong màn đêm tịch liêu. Những con chuột đồng phóng mình đuổi nhau kêu chít chít trong đám cỏ làm con Đốm gầm gừ chồm dậy chạy ra sục sạo. Ngồi chờ thấy lâu, Nam định lấy thuốc lá ra hút, nhưng sợ có ánh lửa gây chú ý nên đành nhịn.
    Ba tiếng cú kêu vang lên trong đêm tối, anh vào nhà lấy cái tay quay, đóng cửa và đi xuống bờ hồ. Chiếc xuồng từ từ tách ra xa và bơi về hạ lưu, thuận hướng chảy của dòng nước, nên anh Ba Du cũng không phải mất nhiều sức.
    Đến nơi, cả hai cẩn thận quan sát rồi mới cập xuồng vào gần gốc cây me tây, cạnh đó ba chiếc xuồng nhỏ đang nằm chen chúc sát bên nhau. Nam lắng nghe động tĩnh trong trạm và trên con đường, phía trước Ba Du cầm cái tay quay ra dấu cho anh nhớ quan sát và kêu báo động, rồi khom người nhanh nhẹn chạy đến phía sau trạm, sau vài giây nằm im nghe ngóng, bóng Ba Du phóng vụt lên con đập và biến mất sau mấy trụ bê-tông, tiếng nước chảy nghe rào rào trong đêm tối. Nam căng thẳng ngồi chờ dưới xuồng, không biết cái trục quay tự chế có xài được không, hy vọng là thuận buồm xuôi gió.
    Hơn năm phút trôi qua, vẩn chưa thấy Ba Du chạy về, Nam hồi hộp lắng nghe mọi tiếng động xung quanh, tiếng nước chảy rào rào thoát qua ba cửa đập bắt đầu nghe lớn hơn, rồi bóng Ba Du khom người phóng nhanh về cái trạm, vài giây sau đã nhảy lên xuồng.
    Ở phía mủi, Nam nhanh chóng bơi ra xa, cả hai nhẹ nhàng khua mái chèo đưa chiếc xuồng quay trở về, gần đến nhà, Nam hỏi nhỏ:
    -Được không anh Ba?
    Ba Du im lặng gật đầu, chờ chiếc xuồng vào gần bờ, Nam nhảy lên, đưa tay ra dấu và gật đầu hẹn sáng mai sẽ gặp lại, con Đốm chạy ra tận ngoài này chờ, anh vuốt ve nó rồi nhanh chân theo con đường đi về nhà.
    Buổi sáng, Nam qua vác cuốc qua nhà Ba Du để hỏi công việc tối hôm qua, xem khi sử dụng cái tay quay đem từ Saigon lên ra sao, gặp Ba Du cũng đang chuẩn bị ra làm cỏ chỗ đám khoai, anh hỏi:
    -Tay quay lúc đưa vào trục ống, hai cái có khớp với nhau không anh Ba?
    Ba Du gật đầu:
    -Vừa khớp, quay ba cái cửa sắt lên khá nặng nên phải hơi lâu, mấy món đó chú Nam nhớ tìm nơi cất giấu kỹ lưỡng, đề phòng khi nghi ngờ, du kích và công an khám xét đột xuất, tốt nhất là đem ra giấu trong khu rừng chồi …
    Nam gật đầu, thấy yên tâm vì món hàng quan trọng này được thợ ở Saigon chế tạo khá tốt, không làm cho công việc bị trục trặc, trước khi anh quay trở ra ngoài rẩy, Ba Du dặn:
    -Lúc nào rảnh chú Nam cứ ra làm việc thường xuyên, giẫy cỏ, tưới nước, dọn cây chồi …
    Hiểu ý Ba Du muốn dặn dò như vậy là muốn không để bị ai chú ý, cả buổi sáng Nam cuốc sạch cỏ mọc lẩn trong các luống khoai, dọn cành cây nằm rải rác khắp nơi về một chỗ, sau khi lấy một mớ về làm củi, anh đốt cái đống còn lại cho đất trống trải, đồng thời lấy tro làm phân bón, ngọn lửa bùng cháy trên các cành cây khô kêu lách tách liên hồi và làm khói bốc mù mịt lên cao.
    Ở phía xa, Ba Du đang rải phân cho đám khoai, mặt trời đã lên cao và phát ra ánh nắng chói chang, hơi nóng bao trùm lên mặt hồ, cây rừng. Đống lửa cháy mỗi lúc một lớn, mấy con bọ nhỏ và hai, ba con chuột đồng bị nung nóng bỏ chạy ra ngoài, bổng một con rắn đen trũi nhanh nhẹn trườn ra và trốn vào đám khoai, Nam đang sẵn cuốc trong tay, chạy tới đập vài cái làm con rắn quay lại và ngóc đầu lên sẵn sàng tấn công, anh liền bước lui ra xa, nhìn thấy con Đốm đang sục sạo mấy con chuột đồng ở gần đám rừng chồi, nên kêu nó:
    -Đốm, Đốm, Đốm …!
    Nhưng nó đang say sưa săn đuổi lũ chuột nên không chạy đến, con rắn thấy không còn bị đe dọa tấn công nên tìm đường lủi trốn. Nam nhớ món thịt rắn ăn rất ngon nên muốn hạ gục nó, anh cầm cuốc đi theo, thêm vài cú bổ xuống, nhưng con rắn trườn đi rất nhanh, nên mấy cú đánh vẩn không trúng. Ở phía xa, Ba Du nhìn thấy các động tác của Nam cứ bổ cuốc liên hồi nên đoán ra anh đang cố bắt con rắn, nên vừa chạy nhanh đến, vừa kêu con Ki, nó hiểu ý liền chạy theo Ba Du đến chặn đầu con rắn và nhe nanh dọa tấn công. Sau một lúc lay hoay với sự tinh khôn của con Ki, Ba Du phang một cuốc trúng cái đầu làm nó nằm im, rồi nhìn Nam cười nói:
    -Chiều nay lai rai được rồi đó chú Nam
    Nam cũng mỉm cười, đúng là dân sống trong nương rẩy, rừng núi, bắt được con gì, ăn con đó, thời buổi thiếu thốn này đâu thể kén chọn, cũng như mấy ông sĩ quan bị bắt đi học tập cải tạo lâu năm , đi lao động ra ngoài rừng ăn đủ thứ cây cỏ, côn trùng … vì quá đói.
    Chiều dọn xong cỏ, cây bụi quanh nhà, Nam vác cần ra hồ câu kiếm thêm cá, để ý thấy nước hồ bắt đầu hạ xuống, còn khoảng mười ngày nửa mới hết tháng hai, để xem đến lúc đó mực nước còn bao nhiêu. Thay mồi vài lần, câu được hai con cá mè to, Ba Du xong công việc trên rẩy cũng đi vòng qua đám rừng, đến ngồi nói chuyện và xem Nam câu, anh hỏi:
    -Hôm nào mình lặn xuống dưới lần nửa anh Ba?
    -Ừ, ngày mai vô buôn, ngày mốt buổi chiều nghỉ tay sớm, tui và chú Nam ra hồ tắm rồi lặn xuống …
    -Anh Ba tính lúc nào ra quán Năm Bình?
    -Ngày mai có hai bầu rượu rồi, câu vài được con cá lăng hay ba ba làm mồi nửa thì ngon hơn …, cuối tuần mình ra rủ mấy tay đó nhậu lai rai, dò xem tình hình và có ai ở trạm nhận ra vụ mở rộng cánh cửa đập hay không …
    -Gần cuối tháng hai, mình ra mở thêm lần nửa chắc ít làm họ chú ý
    Ba Du gật đầu nói:
    -Từ đây tới lúc đó để coi tình hình ra sao, à … tui qua rủ Hai Tuất chiều nay sang lai rai thịt rắn, chú Nam ngồi câu đi nghe …
    Ba Du đi về lấy xuồng bơi qua nhà Hai Tuất, thêm được vài con, vậy ngày mai đem cho nhà Điểu Rút và Điểu Sơn hai con cá mè to, mấy con còn lại để ở nhà ăn.
    Vừa tắm xong, Ba Du cũng đang từ bên kia hồ bơi về tới ngang qua chỗ Nam:
    -Hai Tuất chừng mười lăm phút phút nửa sẽ qua, chú Nam lên nhà rồi qua liền nghe, tui về nhà chuẩn bị trước
    Cầm cái giỏ đựng mấy con cá ra phía sau nhà và bỏ tất cả vào cái thùng, Nam vào trong thay quần áo chuẩn bị sang bên kia. Đi ngang chỗ trái mít anh hái bỏ nằm trong góc mấy ngày trước, mùi thơm bay ra, ấn tay thử lên lớp vỏ gai thấy mềm, Nam cầm dao cắt nó làm đôi, lấy một múi ăn thử, vị ngọt lan ra trong miệng.
    Khép cửa nhà, anh cầm nửa trái mít qua nhà Ba Du làm món độn tối nay, con Đốm luôn chạy đến trước, nó không bỏ lỡ dịp nào để gặp con Ki.
    Ba Du đã bày sẵn món thịt rắn bằm xả trên tấm phản, xung quanh có thêm rau sống và dĩa rau lang luộc đầy ú, mùi khoai nướng trong bếp than đang bay phảng phất trong gian bếp, thấy Nam để nửa trái mít lên mặt phản và lấy dao cắt ra làm bốn miếng nhỏ, Ba Du nói:
    -Để lại một, hai miếng sáng mai đi đường ăn chú Nam
    -Bên nhà còn nửa trái, mai tôi sẽ mang theo, anh Hai Tuất chưa thấy qua …
    -Chắc cũng sắp qua tới, ảnh chờ bà xã về rồi mới đi
    Ngoài sân hai con chó sủa vì thấy bóng người từ bờ hồ đi lên, Hai Tuất tay cầm chai rượu bước vào nhà cười vui vẻ:
    -Chú Nam khỏe không, buổi sáng đập được con rắn nên tôi mới có cớ nói với bà xã qua đây lai rai
    Nam cười trả lời:
    -Có anh Ba nhanh tay đập vài cuốc trúng nó mới chết, còn khi tôi đập thì nó bò nhanh quá …
    -Tóm lại là nó tới số rồi mới lạc vô đây hả Ba Du?
    Anh và Ba Du cười khi nghe Hai Tuất nói, dọn thêm ba cái chén, đũa và muỗng, Ba Du lên ngồi, lấy chai rượu ngâm mít Hai Tuất vừa mang qua rót đầy ba cái ly rồi mời:
    -Cạn ly đi anh Hai, chú Nam!
    Hai Tuất ăn thử món rắn bằm xã liền khen:
    -Ba Du làm món này ngon quá
    -Con rắn này cũng gần hai ký, tui chỉ làm có món này, nên còn nhiều lắm, ăn mạnh lên nhé
    -Lúc này bên đó có tin gì không anh Hai – Nam hỏi
    -À, không có tin gì mới chú Nam, dính dáng tới huyện, xã họ không cho dân biết đâu … nhưng chắc rồi cũng êm xuôi
    -Bên đó anh đang trồng bắp hay đậu – Ba Du hỏi
    -Có bắp, có đậu, trong làng có người trồng thử mấy loại củ dong riềng, mới quá không biết ra sao … cái chính cũng là để ăn độn như khoai, bo bo
    Ngừng lại nhấp ly rượu và ăn miếng thịt rắn, Hai Tuất nhìn Ba Du và Nam nói tiếp:
    -Cách đây khoảng một tuần, cậu em của bà xã tui ở Saigon dẩn người bạn lên chơi, cậu này lúc ăn cơm thấy cái chén cũ sứt mẻ có hỏi tôi bán lại cho cậu ta, tôi nói ở nhà còn hai cái chén này là đồ ông già lúc đi làm đầu bếp ở đồn điền để lại như đồ kỷ niệm, nên tôi không bán được, cậu ta tiếp tục nài nỉ, ban đầu trả một chỉ vàng 24 một cái, tôi vẩn từ chối, sau cùng cậu ta trả ba chỉ, bà xã tôi thấy được giá quá, nên muốn bán cho cậu ta hai cái chén đó …
    -Anh có bán hai cái chén cho cậu đó không? – Ba Du hỏi
    -Tôi còn giữ ở bên nhà, tay đó biết nhìn đồ cổ, nghe cậu em nói là tay sưu tầm và mua bán ở Saigon …
    Ba Du nhìn anh và Hai Tuất, cả ba đang theo đuổi những ý nghỉ riêng trong đầu, căn nhà nhỏ bổng nhiên im lặng. Nam nghĩ, ba chỉ vàng 24 cho cái chén cổ là một số tiền lớn, còn trong hai cái thùng dưới đáy hồ thì có bao nhiêu món đồ cổ trong đó. Ba Du đột nhiên lên tiếng:
    -Hai cái chén đó có giá đó chứ anh Hai, thôi cạn ly, mồi còn nhiều lắm!
    Nam gắp miếng rau lang luộc chấm vào chén mắm ớt cay, anh vẩn thích món dân dã ngọt, mềm này. Hai Tuất đốt điếu thuốc và có vẻ trầm tư đôi chút, Ba Du ăn miếng mít gật đầu khen:
    -Cây mít nhà chú Nam ngon, lúc mới vô đây tui thấy ông già ở bên đó mới trồng được chừng vài tháng, bây giờ nó thành cây to
    Hai Tuất cũng ăn thử một miếng, rồi gật đầu. Im lặng một lúc, Hai Tuất cầm ly lên nói:
    -Uống hết ly này tôi về nhé anh Ba
    Nghe tiếng hai con chó ở trước sân gầm gừ sủa, Nam ra đứng trước hàng hiên quan sát chung quanh, con Ki và con Đốm đang hướng về phía rừng cao su, đôi tai vểnh lên thẳng đứng, màn đêm dầy đặc bao trùm lên cảnh vật …
    Tiễn chân Hai Tuất ra bờ hồ, Ba Du cắm cây đuốc tre vào mủi xuồng, ánh sáng của nó rọi lung linh xuống mặt nước, anh và Ba Du đứng nhìn chiếc xuồng và Hai Tuất bơi xa dần về tận bờ bên kia.
    Khởi hành từ sáng sớm, sau khi đến nơi, Nam và Ba Du đã giấu chiếc xuồng vào đám cây rậm ven bờ, và bắt đầu lội bộ qua rừng. Tuy biết không còn chốt gác ngang đường, nhưng Ba Du vẩn cẩn thận đi trước. Mặt trời mới ló dạng ở hướng đông, không khí còn mang vẻ ngáy ngủ trong màn sương mỏng, tiếng gà rừng và chim cu gáy thấp thoáng gần xa. Qua con dốc cũ, cả hai đi qua đường mòn mà không gặp một ai, tới con suối đầu tiên, anh và Ba Du ngồi nghĩ một lát và uống nước, Nam nhúng cái gùi bên trong có hai con cá xuống suối, rồi nhanh chóng đi tiếp.
    Vào đến buôn, Ba Du đi về phía nhà Điểu Sơn, gọi lớn tiếng vài ba lần, nhưng không có ai ở nhà, biết Điểu Sơn và bà vợ đang bận ngoài rẩy hoặc đã vào rừng, cả hai đi qua nhà Điểu Rút, đến nơi Nam bước lên thang, đứng gần cửa lớn tiếng:
    -Cậu Điểu Rút, Ngọc Minh có nhà không?
    Bà xã Điểu Rút từ trong đi ra, thấy Nam và Ba Du liền cười nói:
    -À, anh Ba và chú Nam, ổng mới đi ra rẩy rồi, dặn khi nào anh Ba và chú Nam vô, ra kêu về, còn Ngọc Minh mới chạy về nhà cũ, nhiều khi vô vườn cây trong đó hổng chừng …
    Nam cầm hai con cá trong gùi đưa bà ta:
    -Cháu và chú Ba câu ngoài hồ, một con của ở nhà, một con cho chú Điểu Sơn, lúc nảy qua bên đó nhưng không có ai ở nhà
    -Chú Nam để bên này, chút nửa tui mang qua bên đó sau, anh Ba ngồi chờ, tui đi ra rẩy kêu ổng về
    Nam đến căn nhà cũ của Ngọc Minh, cửa đóng im lìm, anh thử gọi:
    -Ngọc Minh ơi, có ở nhà không?
    Không thấy ai trả lời, anh đi ra vườn cây, ánh nắng ban mai trải rộng trên khắp khu vườn, tiếng chim rừng ríu rít bay trong không gian tĩnh lặng của cái buôn nhỏ. Nam rẻ vào dưới lối đi xanh mát của khu vườn, đưa mắt tìm Ngọc Minh xem cô ở đâu.
    Dưới nhánh cây xoài treo lủng lẳng đầy trái, Ngọc Minh đang dùng sào tre có cái rọ nhỏ để hái trái chín, cái gùi mây bỏ nằm trên cỏ . Anh chầm chậm đến gần để làm cô bất ngờ, Ngọc Minh vẩn đang chú ý những trái xoài trên cao, nên không nghe tiếng chân anh đang đi tới, Nam đứng lại và gọi:
    -Ngọc Minh, anh mới đến!
    Cô hơi giật mình, quay lại nhìn Nam:
    -Anh Nam, mới vô hả, khỏe không, hôm nay du kích còn gác trong rừng không, có chú Ba Du cùng đi vô đây không?
    Anh gật đầu, cầm bàn tay nhỏ của cô và cười nói:
    -Anh khỏe, chú Ba đang ngồi chờ ở nhà, bửa nay trong rừng vắng rồi, Ngọc Minh khỏe không, để anh phụ hái cho
    Thấy Nam cầm tay mình, cô mắc cỡ trả lời:
    -Ừ, Ngọc Minh khỏe mới đi hái xoài chứ, anh Nam hái phụ đi, về nhà trưa cho ăn
    Tính Ngọc Minh vẩn hay chọc phá, hái thêm năm, sáu trái xoài chín, cô kéo tay dẩn Nam đi qua cây mận, khế gần đó, Nam hỏi:
    -Mấy ngày gần đây, trong này có gì lạ không Ngọc Minh?
    -Dạ, không có gì mới anh Nam, cậu Điểu Rút và chú Điểu Sơn nói trong rừng không thấy ai vô đốn cây nửa
    -Ừ, trên huyện và xã còn đang cấm …
    -Ngọc Minh tính về thăm nhà cô, em của ba ở ngoài thị xã An Lộc vào tuần tới, anh Nam đi lên đó thăm cô với Ngọc Minh nhé?
    Nghe cô hỏi, Nam dừng lại vài giây để suy nghĩ rồi trả lời:
    -Ừ, được! lúc này anh cũng không bận công việc làm rẩy, Ngọc Minh tính đi ra thị xã mấy ngày?
    -Thị xã cũng gần, Ngọc Minh tính đi sáng sớm, rồi chiều về vẩn kịp
    Nam gật đầu, nhưng thắc mắc chưa biết đi như thế nào, vì anh và Ngọc Minh thì ở xa nhau, không biết như vậy buổi sáng đó sẽ đón xe lên thị xã ra sao.
    -Chút nửa về nhà Ngọc Minh xin phép cậu Điểu Rút – cô có vẻ vui vì Nam đã đồng ý
    -Còn cách đón xe đò thì anh ra đâu để đi cùng chuyến xe với Ngọc Minh?
    -Ừ, mình hẹn nhau khoảng mấy giờ ra đón xe, chỗ anh Nam đón ngoài quốc lộ ở phía dưới nơi Ngọc Minh từ trong buôn hay ra đón xe, hôm đó Ngọc Minh sẽ ra ngoài đó sơm để chờ, anh Nam từ ngả ba nông trường đón xe chạy ngang qua, Ngọc Minh thấy chiếc nào có anh Nam, Ngọc Minh sẽ lên chuyến đó
    -Lở chuyến xe đó đầy khách rồi thì sao?
    -Ngọc Minh ngồi ghế súp cũng được, bửa nay thứ sáu rồi, Ngọc Minh tính sáng thứ hai mình đi ra thị xã được không?
    -Ừ, khoảng 6 giờ sáng anh ra ngoài đường đón xe, Ngọc Minh từ trong nhà ra kịp không?
    -Ừ, chút xíu nửa Ngọc Minh về hỏi cậu Điểu Rút, chú Điểu Sơn về đường đi, vì từ buôn này ra đó hay quá giang xe của lâm trường …
    Hái thêm mận và khế gần đầy gùi, Nam ngẩng đầu nhìn thấy mặt trời đã lên cao, Ngọc Minh cầm tay anh nói:
    - Thôi mình đi về
    Gần đến nhà Ngọc Minh lên trước, Nam cõng sau lưng cái gùi đầy trái cây bước lên thang. Điểu Rút đang ngồi nói chuyện với Ba Du, anh theo cô vào gian bếp, bà mợ Tranh đang nấu bửa trưa, nồi cơm độn khoai, vài món rau rừng hái ngoài rẩy về luộc, nấu canh.
    Có tiếng của Điểu Sơn mới đi rừng về, anh đi ra nhà ngoài, bà xã Điểu Rút thấy đã gần trưa nên dọn bữa lên, Ngọc Minh phụ bê thêm mấy món kia ra và hỏi Điểu Rút:
    -Cháu với anh Nam tính sáng thứ hai ra thăm cô ở thị xã, anh Nam đón xe từ ngả ba lên lúc 6 giờ thì kịp không cậu?
    -Ừ, kịp mà! để cậu hay Điểu Sơn đưa cháu ra lộ chừng lúc 5 giờ rưởi, cậu Nam đón chuyến xe chạy từ Chơn Thành lên lúc 6 giờ, từ đây lên thị xã cũng gần, chiều khoảng 2 giờ đón xe về, cậu hay mợ sẽ ra đó chờ
    Ngọc Minh nhìn Nam cười tươi, hai người đàn ông S’tiêng và Ba Du có vẻ vui và ưng ý khi thấy Nam cùng đi với Ngọc Minh ra thị xã thăm bà cô ruột sống ở đó, riêng bà Tranh thì không giấu được niềm vui, bà ta lăng xăng tới lui dù các món đã được dọn lên hết, tính tình mộc mạc, chân thành của người miền núi khiến Nam thấy họ dể mến.
    Xong bửa cơm trưa đạm bạc, Ba Du và Nam chào chủ nhà và Điểu Sơn ra về, Ngọc Minh sợ sáng thứ hai tới anh quên nên dặn lại lần nửa, và nhờ Ba Du chở Nam ra xã, dĩ nhiên Ba Du gật đầu và rất sẵn lòng giúp anh việc này.
    Trên đường về, nhìn vào trong gùi ngoài hai bầu rượu, còn có cái ống nứa tròn to, một đầu bịt kín bằng lá khô, Nam thắc mắc:
    -Cái ống đựng hột giống hay món gì vậy anh Ba?
    -Ờ, lá cây khô như trà, nấu nước uống làm cho người tỉnh táo
    Nam thấy cũng còn thắc mắc, nhưng không hỏi tiếp, Ba Du nói với anh:
    -Chiều chủ nhật ra ngoài nhà Năm Bình rủ mấy ông trong trạm lai rai, sáng mai mình đi giăng lưới hay đi câu cá lăng nghe chú Nam.
    Sáng chủ nhật, sau khi bắt được một mớ cá con làm mồi, cả hai chèo xuồng lên phần hồ phía trên thả lưới, xong rồi liền quay ra câu cá, đúng là một ngày may mắn, gần trưa Nam và Ba Du câu được hai con cá lăng, và lưới được gần chục con vừa cá rô, vừa chép.
    Trời xế chiều, đúng hẹn Ba Du cập chiếc xuồng vô bờ gần nhà cho Nam nhảy lên, hai con chó đứng nhìn theo, con Đốm sủa vài tiếng ngắn và quay về nhà khi chiếc xuồng đi xa mất hút.
    Cho xuồng đậu vào góc cây me tây, Nam và Ba Du lắng tai nghe tiếng nước chảy qua đập nghe rào rào, sợi dây ni-lông căng ngang ba cánh cửa sắt bên dưới đập để chặn rác, thân cây đã nổi hẳn lên mặt nước.
    Quán Năm Bình chiều chủ nhật vắng khách, thấy Ba Du và Nam xách rượu và mồi ra rủ lai rai nên đồng ý:
    -Anh Ba với chú Nam ngồi chơi uống trà đi, tôi mang cá vào cho bà xã làm món nhậu, chiều nay làm món cá lăng hấp anh Ba thấy sao?
    -Ừ, món đó ngon đó anh Năm, sẵn có ông Tỵ hay ông nào trực trạm chiều nay rủ đến lai rai luôn cho vui
    -Chiều nay thằng Sung trực, nhưng chút nửa tôi đạp xe vào nhà ông già Tỵ gọi ra
    Nắng chiều dần xế trên những mái nhà im lìm dọc con đường chạy qua trước quán, Ba Du và Nam hút thuốc lá, uống trà, thỉnh thoảng có người khách vào ngồi uống xong ly cà phê rồi trả tiền ra đi. Mùi cá hấp gừng từ sau bếp theo gió bay lên trước quán, có tiếng xe đạp chạy về phía quán, Năm Bình dựng xe rồi bước vào nói:
    -Ông Tỵ và thằng Sung chút nửa đến, mình cứ dọn lên lai rai trước đi, giờ này cũng hết khách vào uống cà phê rồi
    Năm Bình phụ bà xã dọn món cá hấp lên cái bàn, Nam mở nút bầu rượu bằng lá chuối khô rót ra ly, màu nó nâu nhạt nhưng có mùi thơm nhẹ, anh nhấp thử thấy rượu hăng hăng, có lẻ được ngâm với rể, lá cây trong rừng, Năm Bình nâng ly mời Ba Du và Nam:
    -Thôi mình vô hết ly đầu nhé Ba Du, chú Nam, rượu thuốc hả anh Ba?
    -Ừ, loại này trị đau nhức xương khớp, chống mệt mỏi
    Nghe Ba Du giới thiệu về rượu này, người ta có cảm tường nó là thuốc trị bá bệnh đau, nhức, mỏi dành cho người lao động tay chân, nặng nhọc và mấy ông lớn tuổi
    Món cá hấp ăn với rau sống, nước mắm cay và rượu thuốc đem từ buôn về có vẻ rất hợp, thật sự với dân nhậu miền quê có mồi ngon, khác lạ và rượu đế là quá đủ, nếu thêm loại rượu nào tăng cường sinh lực cho quí ông thì lại càng hấp dẩn.
    Đang bàn luận về thời tiết năng mưa, cây cối … thì ông già Tỵ và tay nhân viên trực trạm hôm nay đến, Năm Bình đứng dậy lấy thêm ghế và nói:
    -Ông Tỵ và Sung vào ngồi đi
    Ba Du rót rượu vào hai cai ly và giới thiệu:
    -Đây là chú Nam, làm rẩy gần đất tui trong đó, lâu quá mới gặp lại, khỏe không ông Tỵ, còn chú này tui thấy hơi quen?
    -À, thằng này tên Sung, nó cũng ở trong tổ kỹ thuật với Năm Bình và tui
    -Ông với chú Sung làm ly đầu tiên đi, rồi ăn thử món cá hấp đưa cay, lúc nào rảnh ông với anh em ngoài này vô trong chỗ tui và chú Nam nhậu một ngày đi …
    Cạn ly rượu Ba Du mới rót, ông ta nói:
    -Rồi, đồng ý, còn chú Nam hôm tết hình như tui có gặp ở quán này, rượu thuốc hả anh Năm?
    -Ừ, của Ba Du đem từ buôn ra, bồi bổ gân cốt, chống nhức mỏi, làm tăng sinh lực cho người già, sức trẻ thêm dồi dào …
    Mọi người đều mỉm cười khi nghe Năm Bình giới thiệu rượu như mấy tay sơn đông, mãi võ ngày xưa đi qua các làng xóm, thị trấn để bán hàng
    -Ông Tỵ uống rượu này chắc về bà xã ở nhà khen thêm – tay nhân viên tên Sung cười nói
    Ông ta đáp lại:
    -Mấy thằng trẻ như mày chưa vợ không được uống nhiều nghe Sung, nó xung lên là mày mệt đó
    -Vậy tui với chú Nam không được nhậu hôm nay hay sao?
    Trong bàn nhậu, mọi người cười lớn, Ba Du dò hỏi:
    -Chú Sung tối nay trực ở trạm, bây giờ uống lai rai như vậy có bị kiểm điểm gì không?
    -Có anh Năm Bình đôi lúc ra kiểm tra trực gác ban đêm thôi, khi nào xã có lịnh thì đóng mở mấy cái cửa và ghi sổ là xong công việc
    Nam nghe tay nhân viên này nói thì hiểu họ không để ý đến cửa đập mở lớn hay nhỏ, vậy là yên tâm, sắp tới ra đập mở mấy cánh cửa lên từ từ, dù sao cũng nên cẩn thận, Ba Du nhìn Năm Bình hỏi:
    -Anh Năm chắc đâu phải trực gác ban đêm hả?
    -Nếu có ai bận hay bệnh đột xuất thì tôi trực thế một, hai ngày
    -Thôi, cạn ly đi ông Tỵ, chú Sung
    Món cá lăng hấp gừng được chiếu cố tận tình, Nam không dám uống nhiều vì nhớ sáng mai còn đi ra An Lộc-Bình Long với Ngọc Minh, nhưng loại rượu này say nhẹ nhàng, không biết tối về nhà thì ra sao, Ba Du nhờ Điểu Sơn ngâm nó với rễ, lá cây rừng chắc có dụng ý gì đây.
    Bên ngoài quán có một người đàn bà trung niên, y phục, tóc tai xơ xác đến đứng trước cửa, tay cầm cái giỏ tre đựng mấy món ve chai lượm lặt ngoài đường, ông già Tỵ nhìn bà ta nói:
    -Bà này bị mất trí, tụi du kích nói bả lang thang từ thị xã Bình Long vô đây, không nhà cửa, con cái …
    -Tui lại nghe mấy bà ngoài chợ nói chồng bà này đi học tập ngoài bắc gì đó, còn con cái thì bỏ kinh tế mới về Saigon rồi – Năm Bình nhìn bà ta nói
    Nam thấy bà ta hiền khô, chỉ đứng bên ngoài quán cười cười, không nói bậy, chưởi bới hay nhìn ngó ai, Năm Bình cầm tiền ra đưa vào tay bà ta, mọi người trong bàn mải lo nói chuyện, ăn uống, còn bà ta một lát sau thì bỏ đi mất.
    Ông già Tỵ và tay công nhân tên Sung ngồi nhậu đến khi Năm Bình rót cạn những giọt cuối cùng trong bầu rượu, cả hai đưa tay chào cả bàn để đi về trạm gác.
    Năm Bình pha hai ly cà phê đen mang ra cho Ba Du và Nam, ngoài đường trời đã nha nhem tối, ánh đèn dầu vàng vọt từ trong quán chỉ đủ sức hắt ra đến hàng hiên, những hàng quán khác trên con đường đi qua xã đã khép kín cửa, vài đứa nhỏ sau bửa cơm chiều ra trước hiên nhà chạy chơi với mấy con chó chạy theo sau sủa ăng ẳng. Uống xong hai ly cà phê, cả hai đứng dậy ra về.
    Nam và Ba Du nhìn vào cửa sổ sáng ánh đèn khi đi về ngang trạm, không thấy ai trong đó, ông già Tỵ sau chầu nhậu chắc đã đi về nhà. Cả hai lên xuồng rồi chậm rải bơi về, chiều tối gió trên hồ thổi qua thật mát và dể chịu làm Nam thấy đầu óc tỉnh táo lại, về gần đến nhà, anh nói với Ba Du:
    -Sáng mai chừng 5 giờ nhờ anh Ba đưa giùm ra ngoài xã để đi Bình Long
    -Ừ, nghe tui gọi thì chú Nam đi ra
    Trời còn mờ tối, Nam dậy thật sớm, ăn qua loa củ khoai, mấy trái chuối, và góc mít chín, rồi ra bờ hồ ngồi đợi Ba Du, con Đốm chạy theo anh ra ngoài đánh hơi loanh quanh đám cây cỏ.
    Sờ tay vào túi quần sau để xem mình có nhớ mang theo cái bóp đựng giấy tờ tùy thân, tiền bạc. Nam nhớ lại hồi còn đi buôn đường dài, thỉnh thoảng anh có đến vùng ngoại ô cái thị xã nhỏ bé đó để mua bán nông sản, xong công việc là đưa hàng ra xe và đi về Saigon, chưa lần nào anh bước chân vào trong các con đường của thị xã An Lộc.
    Sáng sớm vài con cò siêng năng đang sải cánh bay qua mặt hồ trong xanh, yên tĩnh, buổi sáng tuyệt đẹp mà ít khi có được ở một thành phố lớn. Từ xa Ba Du đang bơi tới cùng chiếc xuồng, hơi ngạc nhiên khi thấy Nam đang ngồi chờ bên bờ hồ, Ba Du cười hỏi:
    -Chú Nam ăn sáng chưa?
    Anh gật đầu rồi lên ngồi trước mủi, chiếc xuồng lướt đi về phía hạ lưu, Ba Du hỏi:
    -Chiều chú Nam có cần tui ra đón ngoài xã không?
    -Thôi khỏi anh Ba, cũng không chắc lúc nào về đến, đi bộ về cũng không xa
    Tới nơi, Ba Du cho xuồng cập vào sát gốc cây me, Nam nhảy lên bờ và ra dấu cám ơn, rồi đi lên con đường lớn. Trời vừa sáng mờ mờ, một vài công nhân khuôn mặt xanh xao lặng lẽ đi bộ ra bải xe của nông trường. Anh đi ngang qua ủy ban và trụ sở của đội du kích và công an kế bên, bên ngoài ba, bốn tay du kích vừa cởi trần, vừa mặc áo đang đứng trước cửa nhìn ra đường. Nam đi nhanh đến bãi xe, tìm hỏi mấy ông tài xế chạy chuyến ra quốc lộ xin quá giang, gặp ông già Tỵ đang đứng nói chuyện với hai tay công nhân bên chiếc máy cày, ông ta gật đầu cười khi anh đi ngang qua.
    Anh đi về phía cuối bãi đất, hỏi xin quá giang ông tài xế già có khuôn mặt đen sạm, má hóp, đang ngồi hút thuốc trên cái ống cống bê-tông vỡ nằm bên đường, ông ta gật đầu, chỉ tay về phía chiếc xe tải cũ. Leo lên thùng xe, Nam nhìn sang bên kia đường, anh nhận ra người đàn bà trung niên hay cười một mình tối qua đến đứng trước quán của Năm Bình, tay vẩn xách cái giỏ nhỏ, bà ta đang cười với mọi người đi qua lại, nhưng ai cũng vội vã bước đi như không thấy, nhìn dáng điệu bên ngoài, Nam đoán bà ta không phải là người đã sống ở một cái tỉnh lẻ hay vùng quê xa xôi.
    Chiếc xe tải bỏ anh xuống bên đường, buổi sáng đường quốc lộ 13 nằm im lặng, và chạy dài xa tít về hai phía rừng cao su bạt ngàn. Nam đứng chờ bên con dốc, vài chiếc xe máy cày có rờ-móc chở công nhân phía sau chạy về các lô cao su, nếu không có những chiếc xe cà tàng từ nông trường ra vào hàng ngày, chắc vùng rừng núi này đìu hiu lắm, chạy qua đây chỉ còn những chuyên xe đò, xe bộ đội lên An Lộc, Lộc Ninh để qua bên kia biên giới Miên. Một chiếc xe đò tuyến Chơn Thành – Bình Long chạy trờ tới, Nam đưa tay ra dấu, tay lơ xe ngồi phía sau ló đầu ra hỏi:
    -An Lộc, Bình Long?
    Anh gật đầu, hắn ta bung cánh cửa cho Nam bước lên, anh đến ngồi ở hàng ghế trống phía bên phải. Trên xe có chừng sau, bẩy hành khách vừa đàn ông, đàn bà, chiếc xe hậm hực cố chạy lên con đường dốc phía trước, tay lơ cẩm khúc gổ đập mạnh vào cái thùng đốt than sau xe tiếp sức cho nó lướt qua khỏi đọan dốc ngắn.
    Chiếc xe chạy trên quốc lộ thênh thang, Nam chú ý nhìn bên phải con đường, không biết Ngọc Minh có ra kịp không, hai bên nương rẩy và rừng cao su vẩn chạy dài nối tiếp, trên xe không ai nói chuyện , ông tài xế lắc lư tay lái mỗi khi vòng tránh ổ gà sâu trên mặt đường. Đến gần một trảng cỏ trống nhỏ bên lề, Nam thấy Ngọc Minh đang đứng chờ với Điểu Rút gần cột mốc bê-tông bên đường, vai đeo cái túi vải thổ cẩm có hoa văn nhiều màu, một tay xách giỏ mây.
    Nam đưa tay ra dấu cho họ thấy và nói tay lơ dừng xe. Tay tài xế dừng sát bên đường đón khách, Nam gật đầu chào Điểu Rút, thấy Nam ngồi trên xe, ông ta ra dấu cho Ngọc Minh bước lên, chiếc xe gầm lên và chạy về phía trước, anh đưa tay chào Điểu Rút đứng le loi bên đường nhìn theo.
    Mọi người trên xe quay lại nhìn Ngọc Minh đang tới ngồi kế bên Nam, họ có vẻ thắc mắc trong giây lát rồi thôi, anh cầm tay cô hỏi nhỏ:
    -Ngọc Minh đứng chờ xe lâu không, ăn sáng chưa?
    Khuôn mặt cô tươi cười dưới vành cái nón vải, cô lấy trong cái giỏ mấy trái lêkima chín đưa cho Nam, anh cười cám ơn vì cô nhớ anh thích ăn loại trái này, Ngọc Minh nói:
    -Ngọc Minh đem trái cây hái trong vườn nhà cho cô nè
    Cô ngồi hơi dựa vào vai Nam, chiếc xe chạy ngang nhiều khu vực còn mang dấu vết chiến tranh trước năm 75, đồn canh, bót gác cũ nằm trên những quả đồi trọc trơ trọi màu đất đỏ, những trụ sắt giăng mắc kẽm gai, những khung xe màu xám, những tấm vĩ sắt … đã rỉ sét theo năm tháng và thời gian. Tất cả gần như không thay đổi so với cảnh vật cách dây hai, ba năm lúc anh có dịp đi qua đây.
    Ngọc Minh đưa anh chai nước, Nam lắc đầu ra dấu chưa thấy khát. Đến gần ngoại ô thị xã, tay lái xe cho chiếc xe chạy chậm lại và dừng kế bên trạm kiểm soát trên đường, tất cả mọi người phải xuống xe và vào trong xuất trình giấy tờ tùy thân, phụ nữ qua một bên, đàn ông qua một bên. Đến lượt Nam bước vào căn phòng nhỏ, ngồi sau cái bàn gổ là một tay ca có đôi gò má nhô cao, khuôn mặt vuông vức, anh đưa tất cả giấy tờ cho ông ta, sau vài phút xem xét, tay ca cầm trả lại và hỏi:
    -Đi thăm bà con?
    Nam gật đầu, đưa tay lấy hết giấy tờ cho vào bóp và bước ra bên ngoài, Ngọc Minh đang đứng chờ phía trước, cả hai quay lên xe, chờ thêm một lát cho hành khách lên đầy đủ, tay lơ đập mạnh vào cái thùng sau, chiếc xe lăn bánh qua đoạn cuối để vào thị xã. Vài căn nhà thấp thoáng sau vườn cây bên đường, lác đác những chiếc xe bò, xe đạp và người đi bộ lướt qua hông xe, anh quay sang hỏi:
    -Ngọc Minh có hay về thăm bà cô không?
    -Lâu rồi Ngọc Minh chưa về, chắc cũng gần nửa năm rồi …
    Chạy ngang qua một ngôi nhà hai tầng rộng rải có mái ngói nâu đen, rêu phong nằm trong một cái sân lớn, các bức tường bên ngoài bám đầy bụi đỏ, phía bên ngoài hàng rào vẩn còn ba ụ lô cốt, trước cổng có tấm bảng ủy ban nhân dân tỉnh Bình Long, Ngọc Minh đưa tay chi và nói:
    - Văn phòng của tiểu khu đó anh Nam, hồi xưa ba làm việc ở đó
    Tài xế cho xe chạy chậm lại và từ từ rẻ vào bến xe thị xã, và đậu sát bên những chiếc xe đò cũng có tuổi đời già nua như nó, Nam và Ngọc Minh ra khỏi bến, anh nói:
    -Để anh xách cái giỏ
    Trước cổng một tay công an và một tay du kích đeo băng đỏ đứng nhìn người ra vào bến xe, cái loa treo trên cột đèn đường đang oang oang hát, ca ngợi chiến thắng của bộ đội và du kích miền đông đánh bại kẻ thù đế quốc Mỹ và tay sai ngụy quân, bọn Pôn Pốt xâm lăng. Vài chiếc xe đạp ôm trờ tới, Ngọc Minh lắc đầu, mới khoảng chín giờ sáng, không khí trong thị xã của một tỉnh lẻ trầm trầm và buồn tẻ như người đang ngủ gà, ngủ gục.
    -Nhà cô cũng gần bến xe, khoảng gần một cây số, mình đi bộ về
    Nam cười gật đầu, cả hai đi trên dải đất cỏ mọc lưa thưa bên đường, nó giống như vỉa hè của con đường chạy qua giữa hai dãy nhà vừa gạch, vừa gổ, dấu vết tàn khốc của chiến tranh còn để lại trên những căn nhà lầu hai tầng thủng lổ chỗ trên tường, mái tôn và cửa sổ bay mất tiêu. Dọc con đường, những cây bằng lăng và phượng vĩ mới trồng vài năm đang trổ những bông hoa màu tím và vàng cam đầu tiên.
    Đi bộ khoảng gần cây số, Ngọc Minh dẩn Nam rẽ vào con đường vắng bóng người, những căn nhà im lìm sau hàng rào bông giấy và cây xanh đầy lá. Đến gần cuối đường, Ngọc Minh dừng lại trước căn nhà gổ có khu vườn rộng, cô đưa tay mở chốt sau cánh cổng và đầy mạnh nó vào bên trong, Nam bước theo sau, cô bước đến gần cửa gọi lớn:
    -Cô ơi, cô có ở nhà không?
    Có tiếng trả lời từ phía hông nhà ngoài vườn:
    -Ờ, ai đó?
    -Cháu là Ngọc Minh mới lên thăm cô đây
    Một người phụ nữ trung niên độ 40 -50 tuổi, tóc hoa râm và búi tó phía sau, mặc quần áo bà ba đen xuất hiện, bà ta mừng rở:
    -Ngọc Minh mới lên hả, cả nhà ông cậu và con trong đó có khỏe không?
    -Dạ, tất cả mạnh khỏe, cô và mấy anh chị chắc cũng khỏe?
    Bà ta gật đầu, rồi nhìn Nam như muốn hỏi cô là ai đây, Ngọc Minh giới thiệu:
    -Đây là anh Nam làm rẩy ở gần buôn của cháu, nhà ở dưới Saigon lên Bình Long, cháu mới quen vài tháng nay
    Nam gật đầu chào, bà cô dẩn cả hai vào nhà, cô lấy trái cây từ trong giỏ ra:
    -Cháu hai trong vườn nhà ra cho cô
    -Ừ, để cô vô lấy nước cho hai đứa uống, trưa ở lại ăn cơm nghe, cô làm món này cho tụi mày ăn Ngọc Minh nhìn Nam cười, cô kéo tay Nam ra cái giếng nước phía sau nhà, thả cái gầu nhỏ xuống mặt nước trong khe bên dưới, Nam ngạc nhiên hỏi:
    -Nước ở đây trong và gần quá hả Ngọc Minh!
    Cô quay cái guồng kéo cái gầu lên và nói:
    -Anh Nam rửa mặt, rửa tay đi, nước mát lắm, ở gần đây có cái hồ nên nước giếng nhiều lắm
    Vào nhà uống ly nước trên bàn chủ nhà vừa mang lên, bà cô nhìn Nam hỏi:
    -Trước khi làm rẩy ở Saigon cháu làm nghề gì?
    -Dạ, cháu đi buôn nông sản ở các tỉnh về Saigon
    -Thời buổi này đi buôn chắc khó khăn lắm, làm rẩy thì cực khổ như nông dân, nhà cháu ở quận nào dưới Saigon, chắc gia đình ở đó lâu rồi hả?
    -Dạ, gần cầu Kiệu, Phú Nhuận, gia đình vào đây từ năm 54 …
    -Ờ, cô nghe cháu nói giọng bắc Saigon, khác mấy ông 75, nghe dưới đó dân thành phố vượt biên đi nhiều hả cháu?
    Ngọc Minh cười khi nghe bà cô hỏi Nam liên tục, cô nói:
    -Cô để anh Nam nghỉ chút đi, ảnh đi đường còn mệt mà …
    -Dạ, dân Saigon vượt biên cũng nhiều, bị công an bắt giam và đi học tập cũng nhiều …
    -Ừ, cô hỏi thăm cậu Nam bạn cháu chút xíu thôi, thôi để cô xuống nấu cơm trưa đây, Ngọc Minh con dẩn cậu Nam đi chơi quanh vườn đi
    Nam rủ cô ra ngồi trên cái băng ghế dài trước hiên, mùa nắng bụi đất đỏ từ mọi ngóc ngách phủ thành lớp trên cây cối và có mặt ở khắp nơi, dường như cái đói, khổ làm cho thị xã nhỏ bé này đã chịu đựng qua những năm chiến tranh tàn khốc, nay lại càng thêm tiều tụy. Nam biết bây giờ đến nhà ai mà ở lại ăn bửa cơm thường gần như là “cực hình” cho gia chủ, chế độ cung cấp lương thực theo tem phiếu đâu đủ sống, nên nhìn mọi người đa số ai cũng hốc hác như nhau, ăn uống thì ít, mà phải nghe nói thì nhiều.
    Ngọc Minh vào nhà cầm ra cho anh trái chuối, rồi quay xuống bếp phụ bà cô nấu nướng. Nhìn lại hai cái trụ cổng nhà cô Ngọc Minh làm bằng những ống tròn bắng sắt, sơn màu xám nhà binh, Nam nhận ra đó là vỏ đựng những viên đạn pháo được hàn dính chặt vào nhau.
    Hồi năm 72, ở Saigon ai cũng biết đến tên tuổi thị xã An Lộc nhỏ nhắn ở vùng đất đỏ xa xôi này, những ngày ác liệt của mùa hè đó, ít ai nghĩ nó đứng vững trước trùng vây của bộ đội miền bắc, nhiều người ở Saigon còn chế nhạo vị tướng VNCH chỉ huy cuộc kháng cự ở cái tiền đồn nhỏ bé nằm giữa rừng cao su đất đỏ này.
    Khi thị xã được giải vây, bộ đội miền bắc bỏ chạy về bên kia biên giới, dân Saigon reo hò tỡ mở, ba Nam thì nói người Mỹ và báo chí nước ngoài hết sức ngạc nhiên và khâm phục những người lính tử thủ An Lộc.
    Nhưng chiến tranh là máu và nước mắt, hình ảnh thị xã nhỏ bé biến thành bình địa và người chết vì loạn lạc vẩn còn khắc sâu trong tâm khảm mọi người, thời gian đó gia đình Ngọc Minh và bà cô không biết ra sao?
    Bưa trưa được dọn lên cái bàn nhỏ ở nhà trên, một cô gái trẻ, vai đeo cái túi xách và chồng tập vở cột ở yên sau, mở cổng và dẩn chiếc xe đạp vào sân, thấy Nam cô gật đầu chào, Ngọc Minh nhìn cô gái cười nói:
    -Chị Lan mới đi dạy về, anh Nam bạn của em gần trong buôn đó, hôm nay lên thăm cô
    Anh gật đầu chào, lát sau Ngọc Minh ra kêu anh vào ăn cơm. Bửa trưa thanh đạm, nhưng không thiếu tiếng cười rộn rã của hai cô gái trẻ và bà cô cũng thích nói đùa, hóa ra món trưa nay bà cô làm để “đãi” khách là mắm ruốc kho tóp mỡ, chấm với rau luộc. Nam nhớ rất lâu rồi mình không được thưởng thức món này, thêm phần cái bụng trống rổng nên ăn hết sức ngon miệng dù là cơm độn với bắp, đậu. Cô em họ Ngọc Minh nhìn Nam ăn ngon lành rồi cười với cô, Ngọc Minh liếc nhìn anh cũng cười tủm tỉm, đến lúc sau phát hiện ra, Nam hơi ngượng và múc miếng canh măng rồi ăn uống từ tốn lại.
    Cuối cùng là món trái cây từ nhà Ngọc Minh được bày lên bàn, bà cô có vẻ muốn chọc cô nên hỏi:
    -Ngọc Minh hình như không thích về Saigon sống dưới đó thì phải!
    Ca hai cô gái trẻ cười và hầu như muốn ngã lăn vào nhau, riêng Ngọc Minh thì mặt đỏ hồng lên, còn Nam im lặng ngồi cười, rồi gãi đầu, dấu hiệu khi anh bị bối rối, cuối cùng anh nói đỡ:
    -Dạ, má cháu người bắc nhưng cũng dể thôi mà, cháu cũng dể ăn uống, món nam, bắc, trung cháu đều ăn được hết …
    -Cháu cũng biết nấu ăn, làm rẩy nè, cô lo quá
    Cô em họ tên Lan hỏi Ngọc Minh:
    -Ngọc Minh và anh Nam tính về lúc mấy giờ, lúc này buổi chiều có ít xe về Chơn Thành và thành phố
    -Ừ, vậy chắc về sớm, để Ngọc Minh phụ dọn chén dĩa đem xuống rửa rồi ra bến xe
    Xong công việc, Ngọc Minh và anh chào bà cô và cô em họ ra về, ba người bịn rịn chia tay trong không khí buổi trưa buồn bả, mắt hai cô gái trẻ mang đầy vẻ quyến luyến khi phải xa nhau.
    Nam và Ngọc Minh đi bộ trên con đường vắng ra đến bến xe, buổi trưa trong bến vắng vẻ, thấy vài người đang xúm lại vây quanh một người đàn ông tật nguyền cầm cây đàn đi hát rong xin ăn, ông ta đang bị tay du kích nắm cây đàn lôi kéo và lớn tiếng không cho hát nhạc vàng. Người đàn ông đứng im lặng, đôi mắt chỉ còn một bên, mắt bên kia cũng không lành lặn, Ngọc Minh nắm tay Nam dừng lại xem. Thấy tay du kích còn trẻ nhưng hung hăng và có vẻ muốn đuổi người đàn ông ra khỏi bến xe, Ngọc Minh thò tay phải vào cái túi vải đang đeo trên vai, lát sau cô đi đến gần tay du kích, lấy tay vổ vổ nhẹ lên vai hắn ta rồi mỉm cười, nhỏ nhẹ nói:
    -Thôi cho ổng ở trong này đi xin tiền bà con đi anh, tội nghiệp người ta mà
    Mấy tay tài xế và lơ xe đang đứng gần đó ngạc nhiên thấy cô gái dám đến vổ vai tay du kích xin tha cho người ăn mày, nhưng tay du kích sau vài giây trừng mắt nhìn Ngọc Minh, bây giờ xìu xìu lại, khuôn mặt lờ đờ và không nói tiếng nào, cô lấy tiền trong túi ra cho người đàn ông xin ăn rồi nói:
    -Đi đi chú, ảnh cho chú đi rồi đó
    Ông ta nhìn Ngọc Minh cúi đầu cảm ơn và chậm rải đi về cuối bến, mọi việc xảy ra quá nhanh, khiến Nam chỉ biết đứng nhìn. Ngọc Minh lấy tay kéo Nam ra chỗ phòng bán vé nằm trong góc bến, cô ra dấu cho bà nhân viên ngồi bên trong bằng hai ngón tay, bà ta mỉm cười với Ngọc Minh và Nam.
    Anh và Ngọc Minh lên xe ngồi chờ, lát sau ông tài xế sồn sồn lên ca-bin nổ máy và chiếc xe đò lăn bánh ra khỏi bến.
    Trên xe đa số hành bắt đầu ngủ gà gật sau khi qua khỏi cái trạm kiểm soát bên ngoài thị xã, chủ yếu là để xét hàng hóa. Chiếc xe chạy theo đường quốc lộ cũ về Chơn Thành, trên xe Ngọc Minh ngồi dựa vào Nam, thỉnh thoảng nhìn anh mỉm cười, Nam thấy cảm phục Ngọc Minh, đâu ngờ cô gái sống trong cái buôn thượng đó lại gan dạ, không hề nhút nhát, sợ sệt chút nào. Nhưng hình như chuyện Ngọc Minh giúp người ăn xin còn ẩn giấu điều bí mật nào đó mà anh chưa biết, tay du kích kia đâu dể buông tha người đàn ông xin ăn đó.
    Hai bên đường nắng chan chan, chiếc xe chạy lên khỏi con dốc thì từ từ dừng lại bên hàng cây điều, tay lơ nhảy xuống và chạy vào con đường nhỏ mất hút bên trong, khoảng vài phút sau, hắn ta và một người đàn bà khiêng ra một cái bao tải, hắn kéo băng ghế sau cùng qua một bên, mở tấm ván sàn xe và nhét cái bao xuống đó, phía trước tay tài xế đảo mắt nhìn quanh con đường và thúc giục:
    -Mẹ làm cho nó nhanh một chút đi, tụi nó tới là mất hàng, bị phạt giam xe luôn đó nghe
    Tay lơ nhanh tay đây tấm ván về nơi cũ, rồi kéo băng ghế lại và nói lớn:
    -Chạy đi anh Chín
    Chiếc xe rồ máy phóng vụt ra đường, hành khách trên xe sau vài phút được xem diễn cảnh giấu hàng buôn lậu đường dài lại úp nón lên mặt tìm kiếm giấc ngủ, Ngọc Minh mỉm cười nhìn Nam hỏi nhỏ:
    -Lúc còn đi buôn chắc anh Nam cũng hay làm chuyện này phải không?
    Anh cười cười trả lời:
    -Bí mật, công an mà biết là bắt giam đó, ngủ chút đi, gần đến nơi anh kêu dậy
    Cô mỉm cười lắc đầu dưới vành nón, Nam nhìn cái túi bằng vải thổ cẩm mà lúc nào Ngọc Minh lên xe vẩn giữ nó sát bên người. Chiếc xe âm thầm chạy qua đoạn đường dài, đến gần chỗ xuống, Ngọc Minh cầm tay anh nói:
    -Ngọc Minh xuống nghe, cuối tuần anh có vô buôn không?
    -Ừ, có
    Bên kia quốc lộ, bà Tranh đội nón lá ngồi chờ cạnh cột mốc, Nam nhắc lơ xe cho xuống, hắn ta đập tay vào thùng xe cái rầm, chiếc xe dừng lại sát bên lề đám cỏ héo khô. Anh cầm tay Ngọc Minh cho cô bước xuống và gật đầu mỉm cười. Xe tiếp tục lăn bánh trên con đường nhựa giữa ánh nắng gay gắt của mùa khô vùng bán sơn địa miền đông nam, Nam ngoái cổ lại nhìn dáng Ngọc Minh và người đàn bà S’tiêng đang theo lối mòn đi khuất dần vào rừng cao su bạt ngàn.

    (còn tiếp)

  4. #16
    Vũ Phan's Avatar
    Status : Vũ Phan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jun 2016
    Nguyên quán: Saigon
    Posts: 81
    Thanks: 7
    Thanked 2 Times in 1 Post

    Default

    BẤT NGỜ DƯỚI HANG TRĂN VÀ ĐÊM VƯỢT TRÙNG DƯƠNG

    Về đến trong rẩy, Nam cởi bỏ bộ quần áo đi đường rồi ra hồ tắm, anh nhìn ra ngoài sân và quanh nhà tìm con Đốm, nhưng không thấy bóng nó đâu. Đi tắm lên, Nam sang nhà Ba Du, thấy Ba Du đang dọn cỏ gần vườn cây, thấy Nam đi tới liền hỏi:
    -Lên thị xã có gì lạ không chú Nam?
    -Tới nhà thăm bà cô Ngọc Minh, ăn cơm trưa rồi về, ngoài ra cũng không đi đâu, anh Ba có thấy con Đốm qua đây không?
    -Hồi sáng nó chạy qua đây với con Ki, lúc chiều tui ra gần con suối thấy nó sục sạo mấy bụi cây gần đó, nó không có bên nhà sao?
    Nam lắc đầu, anh mượn cây rựa và quay trở lại khu rừng chồi gần chổ Ba Du gặp nó lúc chiều, đứng bên ngoài lớn tiếng kêu nó gần chục lần, nhưng vẩn không thấy có động tỉnh nào. Anh đi vào bên trong những bụi cây và dây leo để tìm con chó, nhớ lại mấy con kiến đen ở đây cắn rất đau, Nam vừa đi, vừa tránh né mấy cái tổ của nó.
    Lùng sục khắp các gốc cây, tảng đá trong khu rừng, những bước chân anh giẫm lên cành khô kêu răng rắc, làm vài con chim đậu trên cây hoảng hốt bay vụt ra ngoài. Nam vào đến trung tâm của đám rừng chồi, mặc cho dây leo giăng mắc, quấn quít các thân cây như mạng nhện che lối, anh dùng rựa phát quang để đi qua, mồ hôi đổ ra thấm ướt áo, sau đó Nam ra bờ hồ và đi dọc rặng cây ven bờ, nhưng cũng không tìm thấy dấu vết của con Đốm.
    Thấy trời bắt đầu tối, Nam đi trở ra ngoài vì thấy không thể mò mẩm trong bóng đêm. Ra bờ hồ rửa sạch bụi bậm bám trên người, anh đem cây rựa trả lại cho Ba Du, thấy Nam vào nhà mà không có con chó, dáng điệu buồn bả, Ba Du hỏi:
    -Không tìm thấy nó hả chú Nam?
    Anh lắc đầu:
    -Trong đó tối quá, không thấy rỏ, nên tôi đi ra … không biết nó có chạy vào rừng cao su rồi quên đường về không?
    -Lúc chiều nó cũng ở loanh quanh gần khu rừng chồi, chắc không đi quá xa, thôi tui với chú Nam chịu khó đi lên phía rừng cao su tìm thử xem, để tui cầm theo cái đèn
    Thấy Ba Du nhiệt tình, lo lắng giúp anh tìm con Đốm, anh gật đầu và cả hai lội qua rẩy khoai đến ranh lô cao su, bóng tối lan ra che phủ những thân cây, tiếng côn trùng bắt đầu kêu rả rích. Ba Du chiếu ngọn đèn pin cũ về phía những bụi cỏ, Nam vừa đi vừa kêu thật lớn, nhưng không có động tĩnh nào đáp lại.Trời tối hẳn, cả hai quay về, Ba Du kêu Nam ở lại ăn cơm tối, anh lắc đầu đi cắt ngang qua rẩy và con suối về nhà.
    Nấu bửa tối và ngồi ăn một mình, Nam suy nghĩ không biết con Đốm chạy đi đâu, buồi chiều nó còn quanh đó rồi đột nhiên biến mất, chắc chắn là nó không bao giờ bỏ đi, còn mấy tay du kích thì cả ngày hôm nay đâu có đi tuần trong này … vậy mà tìm cả buổi chiều vẩn không thấy nó.
    Bửa tối ăn xong, Nam đang ngồi trên khúc gổ trước sân thì Ba Du và con Ki qua, anh ra đốt đống lửa trên sân, hi vọng con Đốm nhận ra ánh sáng để tìm đường về nhà, Nam nói với Ba Du:
    -Chắc nó không đi đâu xa, nếu sáng mai anh Ba không bận công việc, mình đi tìm con chó thêm một buổi sáng nửa
    -Lúc này tui đang rảnh, nên ngày mai tui với chú Nam đi xung quanh khu này để tìm nó về, còn hai ngày tới, mình sẽ ra đập mở ba cửa lớn thêm cho nước mau hạ xuống, cố gắng làm thật nhanh chóng
    Nam gật đầu, và phần nào câu chuyện của Hai Tuất kể về người đàn ông hỏi mua cái chén cũ ở nhà ông ta với giá cao, làm anh và Ba Du thấy vững tâm, ngồi hút xong điếu thuốc lá, Ba Du dẩn con Ki đi về nhà, ngồi nghĩ ngợi thêm một lúc, anh ra dập tắt đống lửa và vào nhà.
    Buổi sáng Nam và Ba Du trở lại rừng cao su để tìm con Đốm, có cả con Ki đi theo nhưng nó thì thích chạy lùng sục tìm bắt mấy con rắn mối, thằn lằn khắp nơi. Sau độ nửa tiếng, không thấy có dấu hiệu gì của con Đốm ở đây, nên quay về.
    Cả hai quay về tìm ở phía sau khu vườn cây nhà Ba Du, ra sục sạo tận mấy bụi tre nằm tận trong cùng giáp với khu vực đồi đá lởm chởm, nơi mà con chó của anh và Ba Du cũng khó vượt qua.
    Nam tỏ ra thất vọng, mặt trời lên cao đang phả ra hơi nóng oi bức, cả hai quay về nhà uống nước và ngồi hút thuốc trước sân, anh thấy buồn vì coi như đã mất nó.
    Anh cầm cây rựa đi về nhà, còn Ba Du chuẩn bị xách thùng ra tưới cho đám bắp non mới nhú lên.
    Đi ngang qua đám rừng chồi, như có linh tính thúc giục, anh lại vào đó lần nửa để tìm con chó, vì nghĩ nó chỉ có thể mất tích ở đâu đó gần nhà, mà rừng chồi là chỗ Nam nghĩ đến đầu tiên.
    Dùng rựa gạt những nhánh cây che phía trước, Nam đi chầm chậm dưới tàng lá và quan sát tìm dấu vết, ban ngày ánh nắng chiếu xuyên qua vòm cây giúp anh nhìn quanh các tảng đá, gốc cây rỏ hơn buổi chiều hôm qua. Những con kiến đen bị đánh động hung hăng bò ra khỏi tổ, vài con bám được lên bàn chân và cắn đau nhói, Nam cố chịu đựng cơn đau và đi tới, dùng rựa chặt những cành cây rậm che kín mặt đất bên dưới.
    Ra gần đến bớ hồ, anh chú ý dưới một bụi cây có vài nhánh bị gảy, mặt đất có dấu vết xáo trộn, Nam ngồi xổm trên mấy tảng đá, thấy có những đốm màu nâu đen dính trên đó, nó giống như vết máu khô, trên một nhánh gãy còn dính một miếng vảy nhỏ như da rắn. Anh lần theo dấu vết trên đám lá khô, và cúi xuống thấy bên dưới hốc đá có một hang khá to, cái hang mà lần trước hai con chó thò mủi vô đánh hơi, cẩn thận Nam lấy rựa chọc vào đó hai, ba lần để xem có rắn hay con vật nào trong đó, không thấy có động tỉnh gì, anh dùng tay lật hai phiến đá ra hai bên, miệng hang bây giờ hiện ra to hơn và có lốm đốm dấu máu khô đen và vài túm lông nhỏ.
    Đầu óc Nam tỉnh hẳn, anh đưa cây rựa vào thử, có vẻ cái hang rất sâu, vậy là có thể con Đốm bị con vật nào đó tấn công và giết chết ở đây. Anh nhanh chóng chạy ra ngoài, thấy Ba Du đang còn giẫy cỏ gần đó, Nam kêu lớn:
    -Anh Ba, anh Ba lại đây xem!
    Ba Du bỏ cuốc đi tới chỗ Nam, anh đưa miếng da nhỏ cho Ba Du xem và nói:
    -Tôi thấy có vết máu khô, cái này và một cái hang trong đám bụi rậm
    Anh dẩn Ba Du vào đến nơi có cái hang, quan sát mấy vết máu ở rải rác xung quanh, Ba Du gật đầu nói:
    -Có lẻ con Đốm bị trăn giết và ăn thịt ở chỗ này, cái hang của nó đó
    Nam nghe Ba Du nói con Đốm bị trăng ăn thịt, anh nhìn Ba Du và cái hang sâu hun hút bán tín, bán nghi, ở trong này cả mấy tháng rồi, đi ra đi vào rừng chồi này vài lần rồi mà có thấy con trăn nào đâu. Nhưng anh cũng không đưa ra được câu giải thích nào cho sự mất tích của con Đốm, Ba Du ngồi xuống nhìn kỹ các dấu vết còn lại bên trên mặt đất, và cửa hang rộng, rồi nhìn Nam nói:
    -Con trăng nuốt con Đốm và nó đang ở trong cái hang này
    Nam nghe Ba Du nói một cách quyết đoán nên anh tin chắc là đúng như vậy, vì Ba Du rất cẩn thận, không hay nói nếu không thấy chắc chắn.
    Cả hai đi về nhà Ba Du bàn cách bắt và giết con trăn này vì cái hang của nó nằm ngay trên khu vực chôn giấu cái hai thùng và riêng Ba Du thì lo sợ là sau con chó Đốm, đến lúc con Ki sẽ có lúc bị nó ăn thịt, việc này cấp bách, Ba Du đưa ra ý kiến:
    -Con trăn này chắc lớn, làm hang gần sông, hồ thường là trăn gấm, nó mới vừa ăn con Đốm, chắc phải gần nửa tháng mới tiêu hết, nhưng nếu nhử mối sống gần hang, có thể nó sẽ bò ra để bắt mồi …
    -Đặt mồi trong bẫy bằng gà sống được không anh Ba?
    -Ừ, phải đóng cái bẫy tre, cột con gà trong đó, khi nó bò vô đó, cửa sẽ sập xuống, nhưng để chắc ăn, vì gặp con trăn lớn nó có thể phá bẫy để thoát ra, mình gài thêm dây thòng lòng để không cho nó xổng
    Nam nghĩ Ba Du biết về cách đặt bẫy thú, rồi thêm phần tức giận con trăn nên nói:
    -Bửa nay làm cái bẫy luôn, tôi sẵn có dây dù lớn mình hay xài hôm trước được không?
    -Ừ, chắc được, bây giờ đi chặt tre sau nhà làm luôn chú Nam
    Ba Du lựa những cây tre già, thẳng đốn xuống cho Nam vác ra bên ngoài, rồi chặt ra thành từng đoạn ngắn hơn theo sự chỉ dẩn của Ba Du. Cả hai làm việc không ngơi tay, chỉ dừng lại uống nước hoặc ăn cũ khoai, cây trái hái trong vườn nhà … mục tiêu là đến cuối ngày hôm nay làm xong cái bẫy.
    Ba Du khéo léo dùng dây lạt dẻo và các thanh tre nhỏ đóng chốt, và cột chắc các đoạn tre lại với nhau. Đến gần cuối buổi, cái bẫy tre dài gần thước, cao và ngang cỡ 5 - 6 tấc đã xong, Ba Du thử độ nhạy của cái cửa, thấy nó đóng sập xuống khá trơn tru khi con mồi bị lôi đi và nói:
    -Chú Nam về đem sợi dây qua đây
    Đem sợi dây qua cho Ba Du, thấy cái bẫy chưa được chắc chắn lắm, Ba Du chỉ cho anh làm thêm một hàng tre nằm ngang có khe trống ở giữa và chia cái bẫy ra làm hai phần, dây thòng lòng sẽ đặt ở đó, khi con trăn bò qua bắt mồi, thòng lọng sẽ siết lại và làm nó nghẹt thở, Nam gật đầu nói:
    -Sáng mai tôi bắt con gà qua
    -Sẵn bây giờ trời sắp tối, chút nửa tui với chú Nam khiêng nó ra đám rừng để trong đó, tránh ngày mai du kích đi tuần tra bất ngờ ngang qua đây
    Khiêng cái bẫy vừa làm xong bỏ vào giữa đám cây, thấy hưng phấn, cả hai rủ nhau ra hồ tắm, nhưng chiều nay dạt lên phía bờ gần nhà Ba Du, tránh đến gần khu rừng chồi.
    Sáng sớm, Nam ra cái chuồng sau nhà bắt một con gà trống lớn, và cầm theo cuộn dây dù to qua bên Ba Du. Đang ngồi hút thuốc chờ trước sân, thấy Nam mang qua đầy đủ dây và mồi sống, Ba Du cầm rựa cùng anh đi về khu rừng.
    Đến gần cái hang, Ba Du xem xét chọn nơi thuận lợi đặt lồng bẩy gần một cây khá cao, gốc to cở hơn bắp chân, dùng rựa chặt bớt những cành, lá vướng víu. Đứng lên trên cái bẫy, Ba Du ngoắc Nam đến gần, cả hai kéo ngọn nó cong xuống như cánh cung rồi buông ra để thử độ dẻo dai, Ba Du gật đầu tỏ vẻ ưng ý. Sau đó chỉ Nam cách buộc con gà ở ngăn bên trong và chọn vài cục đá nặng để trên nóc bẫy làm vật dằn, Ba Du cắt cuộn dây ra làm đôi, cột thành nút thòng lọng gài bằng mấy chốt tre nằm ở ngay giữa bẫy, đầu còn lại cột chặt vào ngọn cây bị kéo cong xuống để làm cần vọt, thấy lực kéo của nó quá mạnh, Ba Du bỏ thêm hai cục đá to lên nóc, rồi lấy cành cây phủ kín xung quanh, thấy có vẻ đã ổn, cả hai vạch cây cối rậm rạp đi ra bên ngoài.
    Nam quay về lấy thùng ra tưới cho đám bắp non mới trỉa hạt tuần trước, nhưng đầu óc anh cứ tập trung nghe ngóng về phía khu rừng. Gần bên con suối, Ba Du đang dọn đống đá cuội bị lũ cuốn trôi xuống từ mùa mưa năm rồi, mỗi lúc con Ki chạy ra gần đó, Ba Du lại đuổi nó về nhà.
    Một ngày yên tỉnh trôi qua, cuối buổi chiều Nam đi vào khu rừng xem tình hình, mọi thứ vẩn còn nguyên vẹn như buổi sáng, con gà trống nghe có tiếng động, dáo dác đứng lên kêu lục cục vài tiếng. Anh trở ra qua nhà Ba Du, nhìn Nam là biết con trăn vẩn chưa bò ra nên nói:
    -Nó mới bắt con Đốm, nên chắc chưa đói … chờ thêm vài ngày nữa xem sao
    Nam lủi thủi đi về, không có con Đốm, căn nhà vắng teo như những ngày đầu mới lên, quanh quẩn ra vào, anh lại nhớ Ngọc Minh. Hẹn với cô cuối tuần này rảnh sẽ vào thăm, nhưng có nhiều bất ngờ xảy ra, sắp tới cũng khó mà biết trước còn bất ngờ nào ở phía trước hay không, Nam hy vọng đó là may mắn chứ không phải rủi ro.
    Đi loanh quanh góc rẩy phía gần rừng cao su, thấy đám cỏ mọc lên cao gần đến ngực tạo thành bức tường màu xanh rậm rạp bít bùng, Nam dùng rựa phạt quang một khoảng trống nhìn qua lô cao su bên kia, trong rừng cao su hoàn toàn vắng vẻ và chẳng có người công nhân nào, anh nghĩ nếu có ai núp ở đây để theo dõi anh và Ba Du thì rất kín đáo, khó mà bị phát hiện.
    Vòng qua nhà Ba Du, con Ki thấy Nam từ từ chạy đến ve vẩy đuôi, đứng trước hiên nhìn ra hồ thấy Ba Du kéo chiếc xuồng lên bờ và đang coi mấy chỗ bị rò rỉ nước, anh ra sau vườn hái ổi, xoài chín ra ngồi ăn trên tảng đá to trước nhà, lặng lẻ nhìn màu nắng vàng đang lung linh trải rộng khắp nơi, khu rừng chồi vẩn yên tỉnh lạ thường.
    Buổi chiều anh đào một mớ trùng đất và ra bờ hồ ngồi câu, thỉnh thoảng Nam lại nhìn chổ mặt nước có tàng lá mọc che bên trên, trên mặt hồ phẳng phiu không có động tĩnh nào. Xa xa ở phía gần nhà, Ba Du có lẻ đã trám xong mấy nơi thấm nước, đang ngồi trên chiếc xuồng bơi thử ra ngoài hồ.
    Giật cái cần lên vài lần, chỉ thấy toàn cá rô, lũ cá này hay đi từng đàn tranh nhau ăn mồi, mấy con khác khó mà đến gần, cá rô chiên giòn cũng ngon lắm, thêm chút rượu là đưa cay ngon lành. Khúc phía trên Ba Du cột xuồng vào bụi cây trên bờ, đang xuống hồ tắm và bơi ra xa bên ngoài, chút nắng chiều còn vương lại chiếu lấp lánh trên sóng nước lô xô.
    Có tiếng con chó Ki sủa vang lên bên phía bên kia đám rừng, Nam dỏng tai lắng nghe tiếng nó sủa mỗi lúc một dữ dội, anh bỏ cái cần và đi lên bờ, chạy vòng ra gần phía con suối, con Ki đứng bên ngoài đang nhe răng gầm gừ. Nam nhìn vào phía trong thấy cành lá rung chuyển và có tiếng cành khô bị gãy kêu răng rắc, anh liền xông qua đám bụi rậm, càng đến gần chỗ cái bẫy, tiếng động nghe càng lớn, vào đến bên trong dưới bóng tối lờ mờ của tàng lá rậm rạp, mắt anh mở lớn và kinh hoàng nhìn thấy con trăn to dài bị dây thòng lọng thít chặt bên dưới cổ đang cuộn chặt con gà và phá tan nát cái lồng tre, thân mình to lớn của nó bị sợi dây dù cột trên ngọn cây cong vòng xuống kéo trì lại, cây lá, đất cát bắn tung ra tứ phía, con Ki chỉ dám đứng sủa từ xa, hai con mắt của nó cũng lộ rỏ nét kinh sợ con trăn. Nam vội vả chạy ra ngoài bờ hồ kêu lớn:
    -Anh Ba, vào trong này nhanh lên, nhanh lên, nó dính bẫy rồi …
    Ba Du đang bơi ra nghe Nam gọi thất thanh và tiếng con Ki sủa dai dẳng nên đoán ra chắc có chuyện, liền nhanh chóng bơi vào, anh đưa tay kéo Ba Du lên bờ và nói:
    -Nó dính bẫy rồi, to ghê lắm, nó đang tìm cách thoát ra
    Nhìn quanh không có vũ khí nào, Ba Du và Nam cầm hai cái mái chèo chạy nhanh vào đám rừng, bên trong tiếng động của cành lá bị con trăn quật gảy nghe răng rắc.
    Xông vào đến nơi, thấy mấy đoạn tre của cái bẫy văng ra tứ tung, sức mạnh kinh hồn của con trăn kéo gảy ngang thân cây gần bên trên, bây giờ nó đang cố bò xuống hang, chỉ còn phân nửa khúc thân dài ở bên ngòai. Nam và Ba Du vung mái chèo đập mạnh xuống thân mình màu xám đen loang lổ, to như cột nhà, con Ki lao vào cắn nhưng bị cái đuôi dài của nó quật một phát văng ra bên kia, nó bị đau nên kêu ăng ẳng chạy lui ra ngoài. Con trăn bị đánh đau nên mau chóng bò thoát xuống hang, anh và Ba Du nắm sợi dây kéo ngược lại, nhưng không địch lại sức mạnh của nó, bây giờ con trăn bị sợi thòng lọng cột trên thân cây gẫy làm mắc kẹt ở cửa hang. Nam và Ba Du ra sức kéo con trăn ra lần nửa, sợi dây căng cứng, không nhút nhích, Ba Du lắc đầu nói:
    -Nó mạnh lắm, không kéo lại nó đâu, hy vọng là thòng lọng không bị đứt, bây giờ cũng tối rồi, sáng mai mình vô lại xem sau.
    Sáng sớm trời còn tờ mờ Ba Du đã qua đến, cả hai cẩn thận nhìn xung quanh rồi đi vào khu rừng chồi. Sợi dây thòng lọng căng cứng, con trăn vẩn đang bị kẹt dưới hang, Nam quay về nhà cầm theo cái cuốc và xẻng, anh và Ba Du ra sức đào mở rộng cửa hang, càng đào xuống sâu, bị đá cuội nằm bên dưới lớp đất chận lại, khiến kế hoạch phá hang của nó không thành công. Xác con gà bị nó xiết chết, xương cốt vở vụn chiêu hôm qua nằm rải rác trên đất đang bốc mùi.
    Trở ra bên ngoài, Ba Du và Nam quay về nhà, ngồi hút thuốc trước sân, bàn cách triệt hạ con trăn càng sớm, càng tốt, Ba Du rủ anh ra bờ hồ nơi con suối chảy qua:
    -Mình lấy xuồng bơi dọc mé khu rừng xem sao chú Nam
    Ngồi trên xuồng bơi chầm chậm dưới những tàn cây che bên trên, đến gần khoảng giữa, Nam chú ý thấy có vùng nước đùng đục nổi lên giữa làn nước trong xanh xung quanh, anh kêu Ba Du và lấy tay chỉ:
    -Bên dưới chỗ này bùn đất đang bị khuấy lên … nên nước bị đục
    Ba Du chăm chăm nhìn xuống gật đầu:
    -Để tui lặn xuống bên dưới …
    Cởi bỏ cái áo kaki, Ba Du nhảy xuống mặt nước và từ từ chìm xuống, Nam bên trên chú ý theo dõi, vài phút sau Ba Du trồi lên, rồi lấy hơi và lặn xuống lần nửa, và lại trồi lên, không thấy ba Du nói gì, Nam ngồi chờ đợi, lấy thêm hơi, Ba Du buông tay khỏi be xuồng và chìm xuống, lần này kéo dài gần năm phút, rồi một đám bọt khí nổi lên mặt nước theo Ba Du, lên xuồng sau vài giây thở ra nặng nề, Ba Du gật đầu nhìn Nam:
    -Cái hang của nó có chỗ thông ra hồ, nó đang giẫy giụa trong đó nên làm đục nước
    Nam cởi bỏ áo, lấy hơi thật sâu rồi lặn xuống tìm chỗ nước đang bị khuấy đục lên, xuống đến đáy anh lờ mờ thấy dòng nước đùng đục thoát ra từ dưới một thân cây, anh kéo nó qua một bên nhưng không lay chuyển vì nó quá to, dùng tay thò lòn qua bên dưới thấy có khỏang trống, biết đó là cửa ra, anh nhanh chóng trồi lên vì hết hơi.
    Cả hai bơi vào bờ, vì biết bây giờ không thể làm gì nó, đành phải chờ đợi thêm vài ngày cho nó đuối sức hoặc dây thòng lọng làm nó nghẹt thở, nhìn xuống mặt nước nơi đó, màu nước đục mỗi lúc một dầy đặc, con trăn đang dùng sức mạnh của nó chiến đấu và cố thoát khỏi sợi dây. Ai tinh ý bơi ngang qua gần đó sẽ thấy sự khác thường của màu nước, Nam đang còn suy nghỉ, thì con Ki nhìn ra hồ sủa, Ba Du đang ngồi hút thuốc chú ý nhìn ra. Nam nghĩ ngay đến Tư Có và mấy tay du kích sắp đi tuần qua hồ, anh chạy xuống lòng suối, lấy cái xẻng nhanh tay đào xúc cát, sỏi làm đục ngầu dòng nước chảy ra hồ và lan rộng ra vùng nước xung quanh, chiếc xuồng chở Tư Có và hai tay du kích lướt qua, ông ta nhìn Ba Du và Nam đang đứng dưới lòng suối xúc cát bùn thẩy lên bờ, và dòng nước đục ngầu chảy ra hòa tan với nước hồ thành vệt vàng nâu lớn. Chờ cho chiếc xuồng đi khuất, Ba Du gọi anh đến gần:
    -Mình còn phải canh chừng lúc mấy tay đó quay về, bây giờ chú Nam đem cần qua đây ngồi câu, tui về nhà kiếm cái gì để ăn chiều nay
    -Anh Ba chờ một chút xách cá về luôn
    Nam chạy về chỗ cũ, đem cần qua và đưa mấy con cá rô cho Ba Du, anh nhìn trời, đoán chắc mới khoảng ba, bốn giờ chiều, hơn một tiếng nửa Tư Có mới quay trở về.
    Ngồi thủng thỉnh vừa câu, vừa quan sát phía trên thượng lưu, mấy con cá dưới hồ bây giờ không còn làm Nam bận tâm, anh suy nghĩ không biết làm cách nào để giải quyết con trăn cho nhanh, nhớ lại lúc nó vùng vẩy phá tan cái bẩy, cành cây xung quanh gãy đổ như bị cơn bão quét qua, Nam vẩn còn cảm giác kinh sợ. Chắc hang ổ của nó ở đó đã lâu, nên không thấy bọn chồn cáo, chuột, sóc, chim chóc … sinh sống trong rừng chồi, con nào vào trong đó cũng bị nó giết chết, có thể cả mấy con cá dưới hồ cũng không thoát khỏi hàm răng sắc như dao của nó.
    Ba Du trở ra mang theo chai nước và mớ trái cây vừa hái ngoài vườn, Nam cắt miếng đu đủ ăn và uống ngụm nước cho đỡ gắt cổ họng, Ba Du nói:
    -Tối mai mình ra ngoài đập mở cửa lớn thêm
    -Lúc này mình phải che giấu công việc cho thật kín, ở phía giáp ranh rừng cao su bên đất của tôi, có nhiều bụi cây cao rậm lắm, nếu có ai ngồi ở đó quan sát về phía nhà tôi và nhà anh Ba, rất khó để phát hiện ra họ
    Ba Du gật đầu:
    -Mọi ngày ra rẩy làm việc bình thường, buổi tối cũng phải cẩn thận
    Nhìn thấp thoáng phía xa trên hồ, anh thấy bóng dáng chiếc xuồng đang bơi về, Nam và Ba Du ra con suối vét cát, sỏi thảy lên bờ và làm khuấy đục dòng nước. Lát sau chiếc xuồng bơi qua, Tư Có và mấy tay du kích đi thẳng về ngoài xã.
    Quay vào trong đám bụi cây lần nửa, Nam và Ba Du nắm đoạn cây dây thòng lọng kéo mạnh nhiều lần, con trăn dưới hang vẩn kháng cự lại rất mạnh mẽ.
    Trong bửa com tối, Ba Du hé lộ cho Nam biết là có cảm giác bị theo dõi từ xa, ban ngày cũng như ban đêm, điều đó không biết thật sự có đúng không, hay chỉ là vì nhạy cảm, và lo âu của Ba Du. Điều này khó biết, vì xung quanh nhà Ba Du và anh là rừng chồi, lô cao su, đồi trống, hồ nước … có nhiều nơi để ẩn nấp, cho đến bây giờ thì ít có ai lui tới khu này nhiều như du kích và công an xã.
    Mực nước hồ đang hạ thấp, còn vài ngày nửa qua tháng ba, là mùa nắng khô khốc của miền đất đỏ bazan. Ba Du vào trong rừng chồi xem tình hình con trăn sống, chết dưới hang, rồi cầm rựa ra chỗ rẩy giáp ranh với lô cao su dọn bớt những bụi cây cỏ mọc um tùm quanh đó.
    Nam cuốc đất trong vườn sau nhà, anh đoán chắc tình hình con trăn vẩn không thay đổi, có lẽ do dây thòng lọng siết chặt phía dưới cổ, nên không đủ làm nó ngạt thở chết, nhưng nó cũng không đủ sức làm đứt sợi dây dù to. Trăn và rắn có thể nhịn ăn nhiều ngày nhưng vẩn sống, huống chi con trăn này vừa có bửa ăn khá to là con Đốm.
    Như đã hẹn trước buổi tối, Nam xuống bờ hồ chờ Ba Du bơi xuồng tới, thiếu tai mắt canh chừng của con Đốm và những nghi ngờ mà Ba Du vừa nói làm anh cẩn thận hơn.
    Ba Du và chiếc xuồng trờ tới trong bóng đêm, Nam nhảy lên bơi ra ngoài hồ và đi về phía cái đập.
    Đến chỗ cập xuồng dưới gốc cây me tây, Nam cầm cái tay quay và ra dấu anh sẽ lên quay trục cáp, còn Ba Du ở lại canh chừng. Đã hơn mười hai giờ khuya, xung quanh trạm mọi vật thật yên tĩnh, trong tàng lá tối đen trên ngọn cây me cao, vài tiếng chim cú mèo rúc lên nghe thê lương.
    Nam khom người thật thấp đi đến phía sau trạm, dừng lại nghe ngóng một lát rồi lom khom chạy lên mặt đập tới chỗ những trụ bê-tông, sau khi tìm được vị trí đầu trục, anh đưa tay quay vào, và lấy hết sức quay cái cửa lên vài vòng, bất chợt trong khoảng tối, thấy có người đang ngồi ngủ dựa vào phía bên kia cái cột, rồi một khuôn mặt quay qua nhìn anh nhe rằng cười, làm Nam kinh ngạc và súyt nửa thì anh làm rơi cái tay quay xuống nền bê-tông. Định thần nhìn kỹ lại, Nam nhận ra đó là người đàn bà mất trí anh gặp đứng trước quán Năm Bình, anh đưa tay lên miệng ra dấu im lặng, bà ta lại cười và vẩn ngồi im trong bóng tối giữa hai cây cột bê-tông.
    Anh nhanh tay quay cái cửa thứ nhất lên, đến cái cửa thứ hai, hơi bị vướng vì hai cái chân của bà ta duỗi dài ra, nên Nam phải bước tránh qua một bên, và đưa tay quay vào thao tác, sau cùng đến cái cửa thứ ba.
    Xong công việc, Nam đưa tay lên miệng ra dấu cho bà ta giữ im lặng, trong bóng tối chỉ thấy hai con mắt của bà ta mở to nhìn anh như cười, quan sát động tĩnh xung quanh, không nghe tiếng Ba Du báo động, biết là an toàn, anh nhanh chóng chạy xuống và ra phía gốc cây me rồi lên xuồng, phụ Ba Du đẩy chiếc xuồng ra xa và bơi về.
    Về đến nhà, Nam mới nói cho Ba Du nghe lúc lên đập gặp người đàn bà mất trí ở quán Năm Bình, Ba Du hơi sững người và lộ vẻ lo lắng, nhưng không hỏi gì thêm, cả hai rẽ đi theo hai hướng về nhà trong đêm tối âm u.
    Buổi sáng ra bờ hồ gần khu rừng chồi nhìn xuống, vẩn thấy vùng nước đùng đục cuộn lên trên mặt hồ, hôm nay là ngày thứ ba, con trăn vẩn chưa chết, Ba Du gặp Nam nói:
    -Mình vô trong đó kéo dây thòng lọng thật mạnh để nó siết con trăn chặt hơn bên dưới hang hy vọng làm nó chết sớm hơn
    Đi vào trong đám rừng chồi, cả hai dùng hết sức kéo sợi dây căng cứng thật lâu, đến lúc thấy cả hai bắp tay căng lên và người mệt lử, Nam và Ba Du gần như thấy bất lực vì không làm gì được con trăn đang ở dưới hang sâu, ngồi nghỉ một lát sau cả hai đi trở ra bên ngoài.
    Buổi chiều dặn Nam ở nhà, Ba Du chèo xuồng ra ngoài xã để dò xét tình hình sau bửa tối hôm qua Nam lên đập gặp người đàn bà mất trí ngủ ở đó, còn Nam thì nghĩ, nếu sáng hôm sau bà ta mà nói cho mọi người biết anh lên đập tối qua, chừng đó cũng đủ cho hôm nay công an và du kích vào đây bắt anh rồi.
    Nhớ tới đợt bắp mới đang lên xanh, anh cầm thùng ra và xách nước từ cái giếng ra tưới,vừa làm việc, vừa theo dỏi trên hồ, vì sợ mấy tay du kích, công an lại bất ngờ đi tuần tra, nhưng trong bụng thì vẩn chờ đợi Ba Du ra xã về xem tình hình ra sao. Đến gần giữa trưa, Ba Du về đến nơi, Nam ra hồ chờ Ba Du tấp vào bờ và hỏi ngay:
    -Tình hình ra sao anh Ba?
    Ba Du mỉm cười:
    -Không có gì, đến quán Năm Bình uống cà phê, đang ngồi nói chuyện, thấy bà ta đi qua đi lại trước quán vài lần, chắc bà ta mất trí rồi, không nhớ gì vụ tối hôm qua đâu …
    Nghe Ba Du nói, anh thấy nhẹ người rồi mỉm cười nhớ lại lúc gặp bà ta tóc tai bù xù như đám rể tre và nhe hàm răng cười trong bóng tối, ai mà yếu bóng vía, chắc phải la lên và bỏ chạy …
    Buổi tối Nam ngủ mơ thấy người đàn bà mất trí đi lang thang một mình lạc vào trong rẩy, một tay cắp cái giỏ mây, vừa đi vừa hát, thấy Nam đi ngang qua, bà ta đưa tay vẩy chào và sau đó quay ra đuổi theo những con chuồn chuồn bay lờ lững khắp nơi và rồi bà ta biến đi đâu mất, lúc đó anh thấy mình cũng đi lang thang tìm con Đốm trong đám mây sương mù bao phủ khu rừng chồi, nhưng chỉ nghe tiếng nó sủa văng vẳng từ nơi nào đó rất xa vọng về.
    Sáng dậy, anh cố nhớ lại giấc mơ kỳ lạ đó, và nghĩ có lẻ do bị ám ảnh vì chuyện mất con Đốm và đêm đó gặp bà ta trên con đập.
    Hôm nay ngày thứ tư, mực nước hạ xuống thấp hơn, vùng nước đục lại càng thấy rỏ, Nam lo sợ nên lấy xẻng ra suối xúc cát, đá cuội quăng lên bờ, mùa khô nên dòng nước bắt đầu cạn kiệt, nên không còn bao nhiêu nước chảy ra hồ.
    Con trăn quái này dai dẳng quá, tình trạng vài ngày nửa mấy tay du kích đi tuần ngang qua hồ sẽ nhận ra sự khác biệt của hai vùng nước đục và trong này, và nếu tò mò tìm hiểu thì có nguy cơ bị lộ, nếu không kịp ra suối làm cho đục dòng nước chảy ra hồ.
    Ba Du vẩn lặng lẻ làm việc ngoài rẩy sáng chiều, buổi tối lại qua ngồi nói chuyện với Nam, cũng trong tâm trạng chờ đợi cho con trăng chết ngạt dưới hồ, hút xong điếu thuốc rồi là đi về.
    Đến ngày thứ năm, buổi chiều anh ra xem, vùng nước tại nơi đó đang dần trong trẻo lại, Nam lấy xuồng của Ba Du và cần câu bơi đến gần, cố quan sát cho kỹ hơn, đúng là nước đã trong xanh trở lại, chắc nó đuối sức rồi, sau nhiều ngày bị sợi dây siết chặc làm nó không bò đi đâu được, rồi từ từ làm nó ngộp thở.
    Chờ cho trời tối hẳn, anh xách hai con cá vừa câu được qua cho Ba Du rồi cười nói:
    -Chắc nó ngộp thở chết rồi, tôi thấy nước ở chổ đó đang trong xanh trở lại
    Nét mặt Ba Du vui hẳn lên:
    -Ngày mai mình vào trong đó xem lại, sau đó tui sẽ lặn xuống hồ xem cho chắc ăn …
    -Sáng mai nếu con trăn đã chết, mình bắt đầu lại công việc tìm hai cái thùng nhé anh Ba, mực nước đã bắt đầu xuống nhiều, lặn xuống xem cái hang đó ra sao, hồi sáng tôi ngồi so sánh lại với vị trí nơi anh và Ba Du, nhiều khả năng chỉ có thể là Tư Có.
    Sáng dậy, ăn uống xong rồi, Nam vác cuốc ra làm việc như mọi ngày, nhìn sang đất Ba Du, không thấy bóng dáng người nào. Mặt trời lên khá cao, anh nghỉ tay rồi ra chỗ cột chiếc xuồng, Ba Du đang đứng nhìn mặt hồ, mực nước sáng nay xuống nhiều, làm lộ ra những bờ đất đỏ xung quanh hồ, ai thường xuyên qua lại bằng xuồng sẽ dể nhận ra điều này, Ba Du chỉ tay về khu rừng nói:
    -Tui vừa vô đó xem, có lẻ nó chết thật rồi, kéo sợi dây không thấy căng cứng như mấy ngày trước, gần đến trưa vắng mình lặn xuống xem bên dưới
    Anh và Ba Du tản ra đi làm việc, tay thì làm, nhưng đầu óc Nam cứ nghĩ đến lúc lặn xuống cái chỗ cửa hang thông ra bên ngoài, có thể đó là tâm điểm làm thay đổi tình hình việc tìm kiếm, đang giẫy cỏ chợt nghe tiếng Ba Du gọi từ xa, Nam nhìn trời thấy đã gần trưa, anh đi ra bờ hồ. Lấy xuồng bơi đến nơi có tàng lá rậm rạp, không khí bờ hồ vắng lặng dưới ánh nắng trưa chói chang, anh cột xuồng vào nhánh cây cho nó khỏi trôi, Ba Du mặc quần ngắn lặn xuống trước, Nam xuống tiếp theo sau, mực nước không còn sâu, nên anh thấy lặn xuống dể dàng hơn. Bên dưới Ba Du xuống chạm đáy, đưa tay ra hiệu cho anh đến gần, và chỉ vào thân cây to nằm chắn lối ra cửa hang, Nam hiểu ý, cả hai dùng tay lăn nó khỏi vị trí cũ, nhưng một phần thân của nó bị lấp dưới bùn, cát nên vẩn nằm im tại chỗ. Cả hai trồi lên để thở, rồi lặn lại xuống và thử lay chuyển nó, nhưng như lần trước vần không thành công, Ba Du nói:
    -Chú Nam lên bờ ngồi chờ, tui lên xuồng về lấy xẻng
    Độ mười phút sau, chiếc thuyền quay lại, Ba Du cầm xẻng đưa cho anh, rồi nhanh chóng lặn xuống, đến nơi thân cây bị lấp, cả hai ra sức gạt, xúc lớp bùn đất ra hai bên, nhưng dưới nước, không làm được lâu, cứ ai hết hơi thì trồi lên nghỉ, rồi trở xuống và tiếp tục công việc.
    Cuối cùng sau gần nửa tiếng, lớp đất bùn đã được xúc, gạt ra hai bên, và trong lần cố gắng cuối cùng, thân cây bị anh và Ba Du đẩy bật sang một bên, làm dòng nước bị khuấy lên đục ngầu.
    Trồi lên để thở vài phút, vì tò mò và phấn khởi nên Nam và Ba Du lại nhanh chóng lặn xuống, đến nơi thấy cửa hang đã mở lớn ra, mấy ngày vừa qua, có lẻ do sức mạnh của con trăn lúc nó vùng vẩy, giẫy chết trong đó làm đất, cát sụp xuống thêm. Ba Du đưa tay thử vào bên trong và kéo mạnh làm những tảng đất đá khác rơi ra, nên cái hang rộng thêm, rồi thò cả nửa người vào bên trong, Nam hết hơi nên lên trước, lát sau Ba Du trồi lên thở hổn hển nói:
    -Nó chết ở trong đó, tay tui sờ trúng thân mình nó rồi!
    Anh phấn khích, nhanh chóng lặn xuống và nhoài thân người vào cửa hang, rồi đưa tay sờ soạng cái khối đen mờ mờ trong làn nước, mấy ngón tay anh cảm nhận được lớp da sần sùi bên ngoài, Nam thấy khiếp sợ vì thân mình to lớn của nó, cũng may là nó chết rồi.
    Buổi trưa ăn xong, Nam lăn ra ngủ vì quá mệt, đến chiều khi Ba Du qua kêu thì mới tỉnh lại, nhìn Nam còn đang say ngủ, Ba Du cười nói:
    -Tui cắt dây phía trên, lôi nó ra khỏi hang, và cột thân mình của nó luôn vào cái cây dưới đó, con trăn này dài cỡ năm thước, thân hình nó rất to, vào sâu bên trong, hang rộng ra và có không khí vì nó thông lên trên rừng chồi
    Nam nghe xong tỉnh ngủ, bên trong hang sao giống với chỗ vòm đá mà anh đã nghe kể, nếu đúng là như vậy, thì đây là sự ngẩu nhiên hiếm hoi và may mắn lớn, Ba Du chắc cũng đang suy nghĩ tương tự, mỉm cười nói:
    -Mực nước trong đó còn hơi cao, chờ một, hai ngày nửa thì lặn xuống để coi có đúng là nơi chôn hai cái thùng gổ không
    Còn Nam nóng lòng muốn xuống đó nên nói:
    -Bây giờ tôi xuống lần nửa để xem cái hang, anh Ba khỏi xuống theo
    Để khỏi bị ai chú ý, anh luồn vào khu rừng chồi và vạch cành lá đi ra bờ hồ, mặc quần ngắn lặn xuống, Ba Du lấy cần ra ngồi câu chỗ gần đó. Nam xuống đến cửa hang và lặn sâu vào bên trong, đúng như Ba Du nói, nó mở rộng ra và có khoảng trống trên vòm hang ăn thông lên trên, trước khi chết, con trăn vùng vẩy cố thoát khỏi sợi dây làm một phần hang bị lở xuống, dưới đáy hang tối om có lớp bùn đất dầy, không biết có cái gì bên dưới. Anh bơi ra và trồi lên, đến ngồi bên chỗ Ba Du đang câu cá, Nam gật đầu xác nhận:
    -Rất giống nơi chôn hai cái thùng, nước xuống thấp thêm nửa thì dể tìm hơn …
    Ba Du cười rất tươi và vổ vai anh:
    -Nếu đúng như vậy thì mình rất may mắn đó chú Nam
    Hai ngày nay, anh và Ba Du hay ra hồ nhìn mực nước, ai cũng tỏ vẻ hưng phấn và hồi hộp, Nam nghĩ trong đầu, nếu không tìm thấy hai cái thùng đồ cổ ở đó thì chắc là nổi thất vọng rất lớn, và cả hai có thể chấm dứt luôn việc tìm kiếm.
    Đến ngày thứ ba, mực nước đã hạ xuống nhiều, để cho chắc ăn, và tránh không để bị mấy tay du kích, công an đi xuồng tuần tra đột ngột phát hiện, Nam và Ba Du chờ đến buổi chiều gần tối là lúc mà ít ai ra vào trong vùng hồ, cả hai cầm theo xẻng đi xuyên rừng chồi ra bờ hồ và lặn xuống.
    Chui qua cửa hang, Ba Du lấy trong túi nhựa ra đoạn đèn cầy và bật quẹt đốt, vách hang lộ ra dưới ánh sáng, bề rộng mổi chiều khoảng hơn một thước, nhiều tảng đá nằm bên trên tạo thành cái vòm, mực nước còn cao ngang bụng. Nam lấy cái xẻng xúc sâu xuống lớp bùn, cát bên dưới, lưỡi cái xẻng đụng vào những vật cứng, anh thò tay xuống thăm dò, nhưng thường gặp phải lớp đá do trần hang bị ngập nước lâu ngày và con trăn làm sụp xuống. Cái hang nhờ có đường thông lên trên mặt đất nên không bị ngột ngạt lắm, Ba Du dò phía bên kia cũng đụng phải nền đá, cuội, Nam cầm cái xẻng ra góc còn lại bên trái, phía này đất đá lở xuống nhiều, anh xúc lớp đất bùn trong góc qua một bên, được một lúc, lại thêm cát đất trên vách lở thêm xuống, anh kiên nhẩn xúc đổ nó qua chỗ khác. Nhìn lên trần, thấy bị hỏm rộng vào bên trong, anh đoán đất, đá ở đó đã lở xuống phủ lấp nền hang, nên anh từ từ xúc cho hết lớp đất, bùn, Ba Du im lặng soi đèn cho Nam hì hục làm.
    Còn nơi này thôi, anh cắm mủi xẻng xuống và di chuyên nó qua lại, có vẻ bên dưới cũng chỉ là lớp đá, cuội, đưa cái xẻng vào sát góc còn lại và ấn mạnh xuống, lần này có tiếng va chạm với lớp ván gổ, Nam xúc lớp đất ở nơi đó ra và ngồi xuống thăm dò, lát sau anh moi lên miếng vải bố dưới ánh nến chập chờn, và gật đầu nhìn Ba Du, đưa tay sờ kỹ lại lần nửa, Nam nhận ra lớp gổ bên trên, liền nói:
    -Chắc đúng là nắp thùng gổ rồi anh Ba
    Ba Du nghe anh nói, hai mắt mở to, đưa Nam cầm đèn cầy và lặn hẳn xuống rồi đưa hai tay sờ rộng ra, lát lâu sau ngóc đầu lên và đưa cho Nam xem mảnh vải bố lớn, anh gật đầu cười và hỏi:
    -Lớp bạt phủ trên nắp thùng gổ phải không anh Ba?
    Ba Du cười gật mạnh cái đầu:
    -Đúng vậy chú Nam, hai cái thùng ở dưới đó
    Nam muốn hét lên thật lớn, anh bắt tay Ba Du thật chặt, rồi để yên tâm hơn, anh lặn xuống sờ vào hai cái thùng lần nửa. Ba Du chỉ tay ra ngoài, cả hai trồi lên và đi ra khỏi khu rừng, Nam đi lảo đảo một phần vì bị ngột ngạt vì ở lâu trong hang, và vì tâm trạng quá vui sướng, còn Ba Du thì liên tục vào vổ vai anh và cười:
    -Thôi, về nhà tui nhé chú Nam, mình làm vài ly ăn mừng đi!
    Lúc ngồi lai rai buổi tối, Nam và Ba Du bàn cách lấy các món đồ trong hai cái thùng lên một cách an toàn, Ba Du và anh đều đồng ý nên làm vào buổi tối , và trước nhất phải đào sẳn cái hầm nhỏ sau vườn nhà Ba Du để cất giấu ở đó vì xung quanh có nhiều cây cối rậm rạp che khuất, ít ai lai vãng đến gần mà không bị con Ki phát hiện. Bàn thêm chuyện xa hơn sau khi đã đem hết đồ cổ trong hai cái thùng lên, Ba Du nói với Nam tìm cách vận chuyển về Saigon:
    -Không thể một lần đem vài ba món lên xe về thành phố, rất mất công và đi lại qua trạm nhiều lần có thể bị để ý
    -Có thể giấu các món đồ trong giữa mấy bao đậu, bắp rồi móc ngoặc với mấy tay lái xe chở từng chuyến về dưới, nhưng cũng rất hên, xui may rủi khi qua trạm, nếu họ tình nghi bắt dừng lại để khám và phát hiện ra, thì tôi với anh Ba bị nguy hiểm, các món đồ sành sứ thì lại rất dể bể
    Ba Du gật đầu và ngồi suy nghĩ, lát sau nói:
    -Mai chú Nam ra xã mua thêm đèn cầy để khi cần sử dụng, rồi ghé vô quán Năm Bình uống cà phê nghe ngóng tình hình xem sao, còn tui vào trong buôn có việc cần gặp Điểu Rút, Điểu Sơn, có cần nhắn gì cho Ngọc Minh thì lấy giấy viết thư, sáng mai tui cầm theo đưa cho Ngọc Minh …
    -Có chuyện cần họ trong đó giúp đỡ hay sao, anh Ba có định nói cho họ biết về hai cái thùng?
    -Chắc việc này phải nhờ trong đó giúp một tay, chú Nam yên tâm, hai người đó có thể tin được Nam ngồi viết vài dòng lên mặt sau tờ lịch nhỏ cho Ngọc Minh, anh nói vì bận một số công việc nên chưa thể vào buôn thăm, nhưng hứa sẽ vào đó khi mọi việc xong xuôi, nếu cố có nghe được chuyện lạ từ Ba Du hay Điều Rút, Điểu Sơn, thì giữ im lặng. Uống thêm vài ly rượu, Nam bắt tay Ba Du ra về, tối nay anh quá sung sướng vì thành công đang ngấp nghé ngoài của nhà, anh đoán chắc Ba Du đã nghĩ ra cách vận chuyển các món sành sứ cổ an toàn về Saigon.
    Sáng dậy, chuẩn bị ra xã, Nam ra bờ hồ thì Ba Du đã chèo xuồng đi từ rất sớm, anh đóng cửa nhà lại và lội bộ theo con đường ngoằn ngoèo, vắng vẻ ra xã. Đến nơi anh vào một tiệm bách hóa mua vài cây đèn cầy và diêm quẹt, gói thuốc lá.
    Mới chín giờ sáng, chợ xã đang nhóm họp, kẻ mua, người bán toàn là dân sống trong vùng, trên đường khá vắng, lưa thưa vài người và vài chiếc xe đạp qua lại.
    Anh đến quán Năm Bình, cái bàn phía bên ngoài có hai người đàn ông có vẻ là nông dân ngồi uống cà phê, hút thuốc nói chuyện. Năm Bình đã vào xưởng trong nông trường nên không có ở nhà, thấy Nam vào quán, bà xã ông ta nói:
    -Cậu Nam uống đen hả?
    Anh gật đầu, lát sau bà ta bê ly cà- phê ra để trên bàn và hỏi:
    -Hôm nay anh Ba Du đâu không thấy ra đây?
    -Anh Ba bận công việc trong đó chị Năm
    Ngồi uống gần hết ly cà phê, tính về nhà sớm, bổng người đàn bà mất trí xuất hiện ngay cửa quán, bà ta đứng bên hàng hiên nhìn Nam cười, rồi đột nhiên đưa hai tay lên làm động tác như đang quay gầu giếng nước. Hai ông nông dân thấy lạ nên ngưng nói chuyện và chăm chú nhìn bà ta, một ông cười nói:
    -Bà này chắc khùng
    Người đàn bà cứ nhìn Nam cười và hai tay cứ quay đều, anh hơi khớp vì nghĩ bà ta đang diễn tả lại cách anh quay tay trục ở trên đập. Bà xã Năm Bình từ trong đi ra, thấy bà ta đứng ngay trước quán và làm hoài một động tác kỳ cục kia nên cũng bật cười nói:
    -Bà khùng này trên thị xã vô đây, hôm kia bị công an bắt về đồn vì thấy bã ngủ ở trên đập nước, nên bắt nhốt mấy ngày để điều tra, mấy ông trong trạm nghi ngờ bã phá mấy cánh cửa, sau đó biết bã bị điên thiệt nên mới thả ra chiều hôm qua đó
    Nam uống hết ly trà, gọi bà xã Năm Bình đến trả tiền, ra khỏi quán, anh cầm ít tiền lẻ cho người đàn bà đó, vẩn giữ nụ cười đó trên môi, bà ta cầm tiền rồi bỏ đi về phía chợ, anh suy nghĩ, tội nghiệp quá, sau năm 75, nhiều người tâm trí đang bình thường bổng trở nên điên loạn, cuộc đời họ sao nhiều xót xa quá.
    Đến gần trụ sở ủy ban xã, Tư Có và một tay công an từ bên trong vừa đi ra, ông ta nhíu mắt nhìn anh đi bên đường. Nam đi thẳng ra và rẽ ngang qua trạm gác, thấy cửa nẻo đóng kín, ba cái cửa hình như đã được đóng bớt lại, vì nghe tiếng nước không còn chảy mạnh ào ạt.
    Nam theo con đường cũ đi về, anh nghĩ có lẻ mấy tay công nhân trực bắt gặp người đàn bà mất trí ban đêm ở đó, và sau đó phát hiện ba cánh cửa đã được kéo lên quá cao, nên họ đóng lại để chận bớt lượng nước xả ra, và báo cho bên công an, nên bà ta bị bắt oan hết mấy ngày, có thể bên công an đang âm thầm điều tra về vụ này.
    Về đến nhà, anh ra bờ hồ, không thấy chiếc xuồng, Ba Du vẩn chưa về đến. Nam qua nhà Ba Du, ra sau vườn cây tìm nơi kín đáo để chôn giấu hai cái thùng, đi qua mấy bụi chuối, chổ mấy cây ăn trái và sau cùng đến hàng tre rậm rạp, và phía sau nó là chân dảy đồi lởm chởm đá và cây rừng. Anh đào thử, lưỡi xẻng bị vấp phải nền đất cứng, nên rất khó đào sâu xuống bên dưới, anh quay trở lại khu vườn, thấy mặt đất gần mấy cây mít khô ráo, cầm xẻng đào thử thấy nó cứng, chắc nhưng vẩn đào xuống được. Nam quyết định làm cái hầm tại đó, nên hì hục một mình làm đến giữa trưa, nghe tiếng con Ki sủa, đoán Ba Du về tới, anh nghĩ tay và đi ra bờ hồ,
    Ba Du cột chiếc xuồng vào cành cây, rồi nói vắn tắt:
    -Điểu Sơn và Điểu Rút sẽ giúp mình vụ này, tui có đưa tờ giấy cho Ngọc Minh, đọc xong sau đó có nhắn chú Nam giử sức khỏe và cẩn thận, còn ra ngoài xã có tin gì không chú Nam?
    -Công nhân của trạm gác bắt gặp cái bà mất trí ngủ ở trên đập, họ nghi bà ta phá mấy cánh cửa, bửa nay họ đã đóng bớt lại rồi, bà xã Năm Bình nói công an bắt nhốt bà ta để điều tra, sau đó thấy bà ta bị mất trí nên thả ra
    Ba Du lắng nghe Nam nói rồi nhận xét:
    -Mình phải cẩn thận nhiều, có thể bên công an và du kích vẩn còn đang điều tra
    Lên đến nhà, anh dẩn Ba Du ra sau vườn, chỉ cái hố đang đào dở, Ba Du nhìn kỹ bên dưới rồi gật đầu. Chiều anh qua đào tiếp cho xong cái hầm, mỗi cạnh gần một thước, sâu gần thước rưởi, Ba Du chặt tre làm vách chèn bốn bên để đất không bị sụp xuống và nắp che bên trên rồi nói:
    -Tối nay khoảng 10 giờ, mình bắt đầu lấy mấy món đồ cổ lên, chắc cũng phải hết ba, bốn ngày mới xong, tối khi ra khu rừng chồi, nhớ mang theo cái gùi, dây, gom theo nhiều cỏ khô để lót cho đồ không bị bể
    Ngừng một chút, Ba Du giải thích cho Nam tại sao lại nhờ hai người S’tiêng giúp:
    -Vì nghi ngờ bị theo dõi, nên tui nhờ Điểu Sơn âm thầm ẩn trên đồi phía sau nhà để quan sát và phòng ngừa chuyện bắt trắc xảy ra, trưa nay Điểu Sơn bắt đầu băng rừng ra đây, có lẽ chiều tối mới ra đến, mỗi ngày mình đem đồ ăn, nước uống ra phiá sau vườn tiếp tế cho Điểu Sơn, ban ngày tui và chú Nam cứ ra rẩy làm việc như thường …
    -Còn chuyện chở mấy món đồ cổ này về Saigon bằng cách nào?
    Ba Du hơi suy nghĩ rồi trả lời:
    -Cũng có cách, sẽ bàn sau
    Nam thấy khá yên tâm vì sự cẩn thận phòng xa của Ba Du, buổi chiều gần tối, anh qua bên nhà Ba Du lần nửa, Ba Du đang quăng cho bầy gà nắm bắp và nhìn tụi nó tranh giành nhau ăn kêu quang quác.
    -Điểu Sơn đã ra tới, tui mới đem nước, thức ăn ra ngoài sau vườn, không có gì thay đổi, khoảng 10 giờ tối mình ra đó, tui sẽ báo hiệu bằng ba tiếng cú kêu – Ba Du nói
    Nam gật đầu nhìn ra sau vườn nhà Ba Du, tiếng côn trùng bắt đầu kêu rả rích trong bóng tối dưới tàng lá và bụi cỏ.
    Màn đêm đã buông xuống, trong căn nhà Nam nằm lắng nghe bên ngoài, chờ có tíếng cú kêu làm ám hiệu ra khu rừng chồi của Ba Du, xung quanh ngôi nhà tranh mọi thứ thật tĩnh lặng, anh nghe rõ tiếng bọn thằn lằn tặc lưỡi cắn nhau trên mái lá, đám chuột rượt đuổi trong các bụi cỏ.
    Ba tiếng cú kêu từ rừng chồi vọng lên, Nam đeo gùi lên lưng, cầm rựa ra cửa sau đi xuống đó. Vào bên trong đã thấy ánh đèn pin tự chế sáng mờ mờ, Ba Du ra dấu cho Nam đưa cuộn dây, ra gần bờ hồ, tìm một cái cây to và cột một đầu vào đó, rồi chỉ vào cái bình nhỏ gần đó nói:
    -Chú Nam uống nước nấu với lá cây trong buôn cho tỉnh táo, bây giờ mình xuống đó
    Cả hai lặn xuống không khó khăn, vì hôm nay mực nước xuống đã nhiều, vào bên trong hang, Nam đốt hai cây đèn cầy lên, Ba Du đưa tay sờ nắp cái thùng nằm dưới khoảng tấc nước, rồi cẩn thận lấy rựa bẩy nó lên, cái thùng được đóng bằng gổ dầy, tốt nên Ba Du loay hoay một lúc lâu mà vẩn không mở ra được. Nam đến gần đưa bàn tay mò xuống xung quanh nắp, thấy nó được đóng đinh quá chắc chắn, suy nghĩ một lúc, anh nói:
    -Chắc phải đào đất, cát quanh cái thùng rồi kéo nó xích lên bên trên để mở cho dể hơn
    Thấy không còn cách nào khác, Ba Du gật đầu. Nam lấy xẻng, Ba Du dùng rựa cẩn thận xúc, đào hơn một giờ, cái thùng mới lộ ra một phần, Ba Du ra dấu cho anh cùng thử nhấc lên, nó vẩn không nhúc nhích, Nam lại đào tiếp tục dưới ánh đèn cầy, mồ hôi bắt đầu túa ra.
    Sau khi thêm độ nửa giờ vất vả, Nam ra dấu ngưng tay, rồi cả hai lại thử lôi nó lên, lần này cái thùng chuyển động và từ từ được đưa lên khỏi mặt nước. Ba Du nhẹ nhàng lấy cái rựa mở từng góc và sau cùng nắp thùng cũng bật lên, Nam cầm bỏ nó ra một bên, đưa cây đền cầy đến gần, bên trong còn phủ lớp vải bạt dầy, Ba Du lật bỏ nó ra, những cái chén màu trắng, hoa văn xanh dương được chèn bằng vải dạ bóng lên dưới ánh sáng lung linh của hai ngọn nến.
    Nam lấy từng cái chén xếp vào gùi và chèn bằng cỏ khô, được khoảng mười cái, thấy gần đầy gùi, Ba Du xếp mười cái chén khác vào gùi kia, ra dấu đi lên và tắt hai cây đèn. Cả hai theo cửa hang ra bên ngoài và trồi lên mặt nước, Nam nắm sợi dây từ từ lên bờ, Ba Du bám theo sau. Ngồi im trong bóng đêm dưới những tàng cây, dừng lại sau vài phút nghe ngóng động tĩnh bên ngoài, Ba Du vạch lá thận trọng đi ra, quan sát bốn bề thấy yên tĩnh, quay lại ra dấu cho Nam, rồi cả hai nhanh chóng đi về nhà.
    Ra sau khu vườn, nghe hai tiếng cắc kè kêu, báo hiệu an toàn của Điểu Sơn, Nam và Ba Du đi đến gần cái hố bên dưới gốc cây mít, Ba Du mở đèn pin, rồi lấy tất cã những cái chén trong hai cái gùi cẩn thận bỏ xuống bên dưới. Điểu Sơn xuất hiện từ sau bóng tối dầy đặc của bụi tre, Nam đưa tay ra bắt bàn tay ông ta và gật đầu, cho biết mọi việc yên ổn, Ba Du nhìn Điểu Sơn nói nhỏ:
    -Đêm nay xong rồi, tối mai làm tiếp
    Cả ba đi vào nhà, con Ki đến gần đánh hơi người đàn ông S’tiêng, nhưng Ba Du nhắc nó:
    -Ki, người quen đó, mày đi ra ngoài
    Nó nhìn Ba Du rồi ngoan ngoản chui qua cái lổ bên hông nhà ra ngoài sân, Nam âm thầm lẻn ra cửa sau đi về, trời đêm khuya gió thổi nhẹ từng cơn, anh thấy thấm lạnh nhưng trong đầu vui khắp khởi khi băng ngang qua rẩy về nhà.
    Công việc tối qua làm người mệt mỏi, sáng nay Nam dậy muộn, tìm đôi dép nhựa dưới phản để xỏ chân vào, nhìn lại hai bàn chân còn lấm lem dấu đất bùn đỏ.
    Nhớ lại tối hôm qua, lúc mở cái nắp thùng đầu tiên ra và lấy những cái chén quí giá ra bên ngoài, Nam có cảm giác như đang ở trong một giấc mơ, tinh thần anh hết sức khoan khoái, xong công việc này rồi, phải cho Ngọc Minh biết để cùng ăn mừng. Mở cửa ra ngoài sân, Nam nhìn về phía rẩy bên kia con suối, Ba Du đang tưới cho hàng bắp như chưa hề có chuyện gì xảy ra vào tối qua.
    Ăn xong bửa sáng, anh cũng xách thùng ra tưới cho những hàng bắp lên xanh mướt. Công việc kéo dài qua gần hết buổi chiều, Nam ra sau vườn cắt quầy chuối chín, rồi qua chổ mấy cây điều, từ ngày vào đây, anh ít chú ý chăm sóc cho những cây điều đã được chủ cũ trồng từ nhiều năm trước, nên cũng không có được bao nhiêu trái, thỉnh thoảng lúc ra vào trong vườn, thấy những trái chín, Nam hái lấy hột, để khi rảnh nướng ăn. Anh ra đào trùng làm mồi sau khi xong mấy công việc kia , rồi xách cần qua gần chổ buộc chiếc xuồng ngồi câu cá.
    Mực nước hồ hạ thấp, người đi câu bây giờ phải quăng cần ra ngoài xa, xung quanh bờ hồ lộ ra màu đất đỏ xen lẩn các tảng đá, nên chổ anh và Ba Du lên xuống hồ tối hôm qua để lại một số dấu vết, cũng may là chỗ đó ở dưới tàng lá và cây bụi mọc rậm rạp chìa ra mặt nước nên từ xa khó nhận ra, lát sau Ba Du ra hồ tắm, và nói với Nam:
    -Cố gắng kết thúc công việc trong tối nay và ngày mai nghe chú Nam
    Anh gật đầu, cầm hai con cá đưa cho Ba Du đem về, rồi đem số còn lại và cần câu đi ngang lòng suối rồi lội tắt ngang qua rẩy về nhà.
    Tối nay Nam ra đến bờ hồ sớm, kín đáo lấy thuốc lá ra hút trong lúc chờ Ba Du tới. Gần giữa khuya, nghe tiếng sột soạt nhẹ và Ba Du xuất hiện, ngạc nhiên thấy anh ngồi đợi sẵn, đưa cho anh chai nước, Nam cầm lấy uống vài ngụm cho tỉnh táo, xong rồi cả hai nắm sợi dây lặn xuống hồ.
    Vào được bên trong hang, Ba Du đốt hai cây đèn cầy lên, lấy xẻng xúc đất cát xung quanh cái thùng còn lại, anh cũng xúc trong góc nơi lớp đất đá trên vách rơi xuống chèn cứng, dùng tay dọn từng hòn đá ra chỗ khác, rồi dùng xẻng đào xung quanh cái thùng. Lát sau Ba Du ra dấu cho Nam thử khiêng nó lên, cố gắng hết mình sau vài phút, cả hai đưa được nó lên trên, hai cái thùng chiếm gần hết chỗ trong hang nhỏ chật chội, nên Ba Du lấy hết các món đồ còn lại trong thùng đầu tiên gồm vài chục cái dĩa sứ lớn nhỏ bỏ vào gùi, đeo nó lên vai và mang lên bờ.
    Còn lại một mình, Nam lấy rựa mở nắp thùng, loay hoay khá lâu đến lúc Ba Du lặn trở xuống mới mở nó ra được, Ba Du dở lớp vài bạt phủ bên trên ra, dưới ánh hai ngọn nến là những cái bình, lọ, ấm trà rất đẹp, Nam đem hết ra bên ngoài để xem lớp bên dưới, anh lấy lớp vải lót dầy ra, bên dưới những cái tô, thố, bát xếp thành hai lớp nằm ở đáy thùng.
    Ba Du xếp những cái lọ, bình xen kẽ với từng lớp cỏ khô vào cái gùi của mình, rồi kế tiếp là những cái tô lớn nhỏ và ba ấm trà được chèn kỹ càng bằng lớp vải, sau đó đeo gùi lên vai và lên bờ, số còn lại để tối mai.
    Ba Du phải đi trở ra khu rừng thêm một lần nửa để mang hết số dĩa còn ngoài đó về, trong lúc Nam bỏ các món kia lần lượt xuống hầm, Điểu Sơn ngồi gần đó giúp soi ngọn đèn pin mờ mờ xuống bên dưới, Ba Du quay lại, cùng Nam bỏ những cái dĩa xuống và đậy cái nắp lên trên hầm, xong xuôi Điểu Sơn lấp đất lại và rải lớp lá khô lên trên để che giấu. Xong công việc, Nam ra dấu chào Ba Du và Điểu Sơn đi về.
    Sáng sớm anh ra bắt hai con gà, cầm một con qua cho Ba Du và nói:
    -Anh Ba và Điểu Sơn thịt con này, tôi còn một con ở bên nhà
    Quay về nhà, anh lấy cơm nguội hôm qua ra ăn với cá trê kho ớt, mùi cay, nóng làm mồ hôi đổ lấm tấm. Xong bửa sáng, Nam sách cuốc ra đào khoai lang mấy nơi còn xót lại, đến hôm nay chắc số này cũng đã quá ngày thu hoạch, anh gùi về nhà xem số nào còn tốt xắc ra luộc phơi khô, vừa ăn, vừa đem vào cho trong buôn.
    Tối nay là ngày cuối kết thúc công việc mang số đồ sanh sứ còn lại trong cái thùng gổ về cất giấu sau nhà Ba Du, rồi kế đến là lúc tìm cách vận chuyển tất cả về Saigon. Nên ban ngày tuy phải làm việc như một ông nông dân cần cù, siêng năng, nhưng tâm trí Nam lại luôn nghĩ về những món đồ cổ đã lấy lên khỏi đáy hồ, và kế hoạch sắp tới của riêng anh và Ngọc Minh, còn với Ba Du thì anh phải chờ hỏi lại sau.
    Buổi chiều xuống chầm chậm, món gà kho gừng giúp bửa cơm chiều thêm ngon miệng, anh ăn thêm luôn vài trái chuối chín để có sức làm việc tối nay.
    Nam háo hức đến sớm ngồi dựa gốc cây chờ Ba Du, nhớ lại con Đốm và thấy thương nó, nhờ nó hy sinh mạng sống mà anh và Ba Du mới tìm ra chổ chôn giấu hai thùng đồ cổ. Anh nghĩ sau này nếu có về Saigon sống, anh sẽ nuôi một con chó khác và cũng đặt tên là Đốm để tưởng nhớ lại sự hy sinh của nó.
    Ba Du vào đến, bửa cuối nên có vẻ phấn chấn, cả hai nhanh nhẹn lặn xuống hang và mang hết những món quí giá còn lại và xẻng, rựa đem về. Lên trên bờ, Nam tháo sợi dây đang cột vào cái cây ra và cùng Ba Du đi về, định bụng ngày mai sẽ trở lại để dọn dẹp các thứ còn lại và xóa hết các dấu tích của mấy ngày vừa qua.
    Cả hai ra phía sau và đi sâu vào bên trong vườn, Điểu Sơn đang chờ sẵn bên cái hầm đã mở nắp, Nam cẩn thận bỏ những cái bình, lọ xuống và phủ lớp vải bố lên trên, rồi đậy nắp hầm lại, Ba Du và Điểu Sơn dùng xẻng phủ lớp đất lên và ngụy trang trên cùng với lớp lá khô mục, rồi cả ba đi về nhà.
    Giữa buổi sáng, Nam trở lại khu rừng chồi, len lỏi qua các bụi cây ra bờ hồ, dọn dẹp và xóa sạch các vết đất bùn trên bờ thật kỹ lưỡng, rồi quay ra ngoài. Đến nhà Ba Du, trời đang nắng gắt nhưng nhìn ra ngoài rẩy, Ba Du đang đi rải phân tro cho từng luống bắp, thấy Nam đứng chờ dưới bóng mát hàng mít, Ba Du nghỉ tay đi vào
    -Điểu Sơn hôm nay còn ở đây không? – anh hỏi
    -Tui nói Điểu Sơn ở lại thêm một, hai ngày rồi cùng vô trong đó với chú Nam và tui luôn
    Cả hai ra sau vườn và đến hàng tre, Ba Du húyt sáo hai tiếng và len lỏi qua giữa các thân cây đến chân đồi, Điểu Sơn mắc võng dưới vòm tre rậm đang bước ra, ông ta bắt tay Ba Du và Nam:
    -Chiều nay nhờ Ba Du hay chú Nam đưa tui về buôn được rồi
    Thấy Điểu Sơn muốn về sớm, Ba Du đành gật đầu:
    -Ừ, tui sẽ đưa Điểu Sơn về, tụi tui cám ơn anh nhiều lắm, kế hoạch kế tiếp như tui đã bàn với Điểu Sơn và Điểu Rút, chắc sẽ làm vào tuần sau
    Điểu Sơn hơi suy nghĩ, nhưng rồi gật đầu nói:
    -Ba Du tính đem đồ về Saigon bằng cách đó khá khó khăn, nguy hiểm, nhưng tui nghĩ chắc được, Điểu Rút cũng sẽ đồng ý
    -Nếu cách đó được, tui sẽ giải thích cho chú Nam biết
    Buổi chiều Nam lại qua nhà Ba Du để chào Điểu Sơn trước khi ông ta trở về trong buôn, những tia nắng cuối cùng làm ửng hồng góc chân trời phía tây khu rừng già, dưới các tàn cây bóng tối chập choạng xuống dần.
    Ba Du và Nam đến mở cái nắp hầm lấy vài món cho Điểu Sơn va Điểu Rút làm kỹ niệm, Nam lấy cái xẻng gạt lớp lá, đất bên trên ra ngoài, Ba Du cúi xuống nhấc nắp tre bỏ lên trên, rồi lựa ba, bốn món đồ sành sứ lấy ra, thì có tiếng quát lớn từ phía sau lưng:
    -Mẹ đứng im, đưa hai tay lên cao cho tao thấy, đứa nào nhúc nhích tao bắn vở sọ!
    Nam kinh ngạc đứng im bất động và hai tay dơ cao, Ba Du cũng trong tình thế đó, anh nghe giọng nói này khá quen, còn Ba Du đã đoán ra là ai, ông ta gằn gằn nói tiếp:
    -Mẹ tụi mày tổ chức phá hoại đập nước, rồi lén lút ăn cắp mấy món đồ cổ về giấu ở đây, tao nghi ngờ và theo dõi tụi mày cho đến hôm nay thì …
    Nam im lặng đứng nghe Tư Có nói, đầu óc đang rối bời, rồi bổng nhiên đang nói đến đó thì nghe Tư Có thở mạnh ra một tiếng, có tiếng thân người ngã đánh huỵch trên mặt đất, anh nhìn qua vai thấy Ba Du đã nhanh nhẹn xoay người ra phía sau, anh cũng vội vã xoay lại để nhìn, Tư Có đang nằm sóng soài trên mặt đất trong bóng tối của hàng mít, vùng cổ bị cắm một mủi tên đen nhỏ, khẩu súng K-54 ngắn văng ra bên cạnh. Nam thấy như trút khỏi vai cục đá nặng ngàn cân, bóng Điểu Sơn bước ra sau bụi tre rậm, trên tay còn cầm một ống trúc dài đen bóng dùng để thổi tên độc khi đi săn trong rừng, Ba Du bước đến gần Điểu Sơn xúc động nói:
    -Điều Sơn đã cứu mạng tui và chú Nam, cám ơn anh rất nhiều …bây giờ thì Tư Có đã biết rồi
    -Ông ta chỉ bị tên độc làm bất tỉnh chừng nửa tiếng thôi, chưa chết đâu Ba Du
    Ca ba đứng suy nghĩ về tình huống bất ngờ này, không thể giết chết và thủ tiêu Tư Có, cũng không thể thả ông ta ra được, làm gì với tay đội trưởng du kích xã đây, giữa lúc Nam và Ba Du thấy bí, Điều Sơn lên tiếng:
    -Chút nửa tui dẩn Tư Có vô rừng, nhốt vô hang kín rồi sẽ tính sau, bây giờ trói và bịt mắt ông ta lại, khi trời đã tối Ba Du lấy xuồng chở tui và ông ta về bờ hồ gần rừng nhé
    Anh và Ba Du thấy tạm ổn và nhẹ người, Nam cắt dây dù và miếng vải kaki đưa cho Ba Du, rồi phụ trói Tư Có và bịt mắt lại, Điểu Sơn rút mủi tên tre nhỏ sau gáy của ông ta ra, lấy khẩu súng K-54 và cái ống nhòm đang đeo trên cổ bỏ vào gùi. Ba Du lấy hai cái chén và hai cái dĩa rất đẹp cho Điểu Sơn, trịnh trọng nói:
    -Cám ơn Điêu Sơn rất nhiều, cái này xin tặng trước cho Điểu Sơn và Điểu Rút làm kỹ niệm
    Nam ra bờ hồ lấy xuồng chèo xích lên phía trên gần bờ đá lởm chởm, nơi này khuất, từ phía sau vườn nhà Ba Du ra đến đây cây cối rất um tùm, anh trở lại chỗ cũ, Tư Có nhúc nhích cục cựa, la ú ớ, chờ cho ông ta tỉnh hẳn, Ba Du và Điểu Sơn xốc nách Tư Có ra phía bờ hồ nơi chiếc xuồng đang chờ sẵn. Tư Có có vẻ muốn chống cự, nhưng còn yếu nên bị dìu đi và đưa lên xuồng, Ba Du cột hai chân Tư Có lại phòng bắt trắc, hai người đàn ông chèo về phía thượng lưu.
    Quay lại trong vườn, Nam xóa kỹ mọi dấu vết xung quanh cái hầm vì biết chắc chắn ngày mai, xã sẽ cho người tìm kiếm Tư Có khắp nơi, rồi nhớ lại từ cuối buổi chiều đên bây giờ không thấy con Ki đâu hết, có lẻ vì vậy mà Tư Có mới vào đến trong này mà vẩn không bị phát hiện.
    Nam vừa đi quanh nhà Ba Du, vừa kêu tên nó, nhưng bóng tối xung quanh vẩn im lìm, anh cầm cái đèn pin đi xa hơn về phía gần rừng cao su, đến giữa hai luống khoai mì, Nam thấy con Ki đang nằm ngay ở đó, anh chạy nhanh tới, nó nằm im lặng như chết, sờ tay vào thân mình nó thấy còn ấm, nhanh chóng bế về nhà, đốt cái đèn lên, đặt nó nằm lên tấm phản, quanh miệng con Ki sùi lớp bọt mép trắng, anh đoán nó bị Tư Có đánh bã làm cho nó mê man, có lẻ vì vậy mà nó chưa chết, Nam bắt đầu thấy ghét ông ta.
    Để nó nằm đó chờ tỉnh lại, anh chạy về khu rừng chồi, lấy cái tay quay rồi ra bờ hồ quăng thật mạnh ra xa phía giữa hồ, về nhà xem mọi ngóc ngách còn thứ nào dính dáng đến chuyện này, anh đốt lửa lên và bỏ vào cho cháy tiêu, không để lại dấu vết nào.
    Quay qua nhà Ba Du, Nam nhóm bếp lửa, lấy vài củ khoai to bỏ vào than nướng, con Ki sau một lúc nằm bất động bay giờ nhúc nhích mấy cái chân, năm phút sau nó mới ngóc đầu dậy và muốn đứng lên, nhưng còn bị ảnh hưởng bã mê, nên lại loạng choạng nằm xuống.
    Chờ đến tối khuya, Ba Du và chiếc xuồng mới về tới, con Ki thấy chủ về nó ngóc dậy kêu ư ứ, Ba Du ngạc nhiên trố mắt nhìn, Nam giải thích:
    -Tui tìm thấy nó nằm ngoài rẩy gần rừng cao su, có lẻ bị Tư Có đánh bã, mang nó về hơn cả tiếng bây giờ mới tĩnh lại
    Ba Du tới gần nó vuốt ve và vỗ vỗ cái đầu, rồi quay qua nói với Nam:
    -Chắc chắn du kích, công an ngày mai sẽ đi tìm Tư Có, khi họ hỏi chú Nam cứ bình tình trả lời không thấy, không biết, mình phải kiên nhẩn chờ rất lâu để họ thôi tìm kiếm Tư Có, lúc đó mọi việc sẽ trở lại như bình thường rồi tìm cách mang mấy món đồ cổ về Saigon.

    (còn tiếp)

  5. #17
    Vũ Phan's Avatar
    Status : Vũ Phan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jun 2016
    Nguyên quán: Saigon
    Posts: 81
    Thanks: 7
    Thanked 2 Times in 1 Post

    Default

    Sáng hôm sau, từ ngoài xã du kích và công an đổ xô đi tìm Tư có khắp nơi, các đội tuần tra bung ra xa tận các buôn làng và các khu rừng xung quanh, công an vào tận trong nhà Nam và Ba Du để hỏi và lục soát kỹ khu rừng chồi vài lần, nhưng không tìm thấy gì.
    Trong lúc này Nam rất muốn vào buôn thăm Ngọc Minh, nhưng phải gác lại vì công an và du kích đang lùng sục, tìm kiếm khắp nơi trong các khu rừng quanh hồ. Chắc Điểu Sơn cũng hé lộ chuyện này cho Điểu Rút biết, và Ngọc Minh trong buôn phần nào cũng đã đoán ra.
    Dân chúng ngoài xã bàn tán xôn xao, tin đồn bắt đầu bay ra khắp nơi, có người nói Tư Có đi săn bị Fulro bắt đem vào rừng sâu trên biên giới Miên, người nói Tư Có bị dân trong đồn điền cũ giết chết và giấu xác dưới hồ để trả thù, thậm chí còn đồn ông ta tổ chức vượt biên và đã đi thoát rồi.
    Buổi chiều Hai Tuất bơi xuồng qua chơi, thấy Nam và Ba Du đang hì hục xách nước tưới cho bắp, cả ba ngồi trên mấy tảng đá bên rẩy Ba Du nói chuyện Tư Có mất tích đến nay đã gần một tháng, cả công an huyện tham gia điều tra, tìm kiếm mà vẩn không có tăm hơi nào.
    Tuần sau, buổi chiều thứ hai, Ba Du xách con cá chép to rũ Nam qua nhà Hai Tuất lai rai, bà xã Hai Tuất ra tay làm món cá nướng tốc hành mang lên, Hai Tuất rót rượu ra ba cái ly:
    -Mình vô đi, cũng lâu rồi anh Ba với chú Nam mới qua đây nhậu
    -Bên này còn bàn tán về vụ Tư Có không anh Hai?
    Hai Tuất nhìn Ba Du gật đầu:
    -Dân cũng còn đồn lai rai, mấy vụ này họ nói dai lắm … đến bây giờ không ai thấy Tư Có ở đâu
    -Xung quanh đây toàn rừng núi, tay này cũng hay đi săn, nhiều khi y cũng đi lạc qua bên kia biên giới Miên …
    Hai Tuất ngồi nghe rồi gật gù:
    -Cũng không chừng, trong rừng rắn độc, hầm hố, mìn bẩy còn sót lại sau chiến tranh cũng nhiều và nguy hiểm lắm
    Uống hết ly rượu, Hai Tuất trầm trầm nói tiếp:
    -Lúc còn chiến tranh, Tư Có là tay du kích nổi tiếng dữ dằn và lạnh lùng, dân trong đồn điền rất sợ y, ai chống đối lại là ban đêm bị bắt đem ra rừng xử, nhiều người bị mất tích luôn không thấy trở về, ờ… Ba Du có để ý năm nay sao nước trong hồ xuống nhanh quá, mới tháng ba mà đã xuống gần bằng cuối tháng tư năm rồi
    -Không để ý lắm, sau tết lo công việc, hết chuyện này lại bắt qua chuyện kia … ừ, mà anh Hai nói đúng, tui thấy nó xuống nhanh hơn mọi năm
    -Năm nay có vẻ bị hạn sớm, mấy ông ngòai đó xả nước nhiều hơn mọi năm
    Nam nhìn ra cây lêkima thấy có nhiều trái chín, anh xin Hai Tuất một ít về ăn:
    -Tôi xin mấy trái lêkima đem về nhé anh Hai
    -Ừ, hái đi chú Nam, lấy cây sào tre phía sau nhà đó
    Hái gần chục trái lêkima chín, Nam đem vào trong nhà:
    -Cho anh Ba phân nửa đem về ăn
    Ba Du vói tay lấy hai trái to nhất, đưa Hai Tuất một, trái còn lại bẻ ra ăn ngon lành:
    -Ngọt và bùi lắm
    Nam cũng đang ăn một trái to, Hai Tuất nói đúng, đang đói mà ăn một trái lêkima to, ngọt lịm vào là thấy no ngang hông
    -Thôi, còn mồi nhiều này, chú Nam vô uống lai rai tiếp chứ - Hai Tuất cười nói rồi hỏi Ba Du – lúc này Ba Du và chú Nam có hay vào trong buôn không?
    -Cũng lâu rồi không vào, tính vài ngày nửa xong công việc thì vô thăm trong đó
    -Tỉnh mà cho phá rừng để trồng thêm cao su, chắc trong buôn họ cũng khó sống, đất đai dần thu hẹp lại, như mình thì còn chạy về thành phố kiếm sống được, còn họ thì biết chạy đi đâu …
    Uống thêm vài ly với Hai Tuất, thấy trời bắt đầu mờ mờ tối, Ba Du và Nam từ giã chủ nhà ra về, lúc bơi qua hồ, Ba Du cười nói:
    -Sáng mai ra quán Năm Bình
    -Ừ, nhưng giữa tuần mình vào buôn nhé anh Ba
    Giữa buổi sáng, Ba Du và Nam đang ngồi trong quán cà phê của Năm Bình, ông ta vào xưởng ép mủ cao su trong nông tường sáng nay, nên không có ở nhà. Vụ Tư Có mất tích không còn bị dân bàn tán, đồn đại xôn xao như lúc đầu. Ở bàn kế bên hai tay công nhân nông trường đang chia nhau phần nhu yếu phẩm mới được mua, bịch đường cát, bao bột ngọt nhỏ, mấy gói thuốc lá, chai nước mắm … có vẻ rất chi li. Bà xã Năm Bình nghe tiếng khách hàng gọi tính tiền, từ trong đi ra, hai tay công nhân trả tiền xong, cầm mấy gói hàng đi ra.
    -Mấy hôm nay, mấy ông du kích, công an xã còn đi tìm Tư Có không chị Năm – Ba Du hỏi
    -Nghe nói trên huyện và xã phối hợp với bộ đội biên phòng tìm phía rừng dọc biên giới, thôi tìm trong rừng cao su rồi
    Nam nhìn ra đường cố tìm người đàn bà mất trí, nhưng không thấy bà ta đâu. Gần trưa anh và Ba Du đi về, ngang qua cái trạm, cửa lớn nhỏ đóng kín, ban ngày hình như không có người trực.
    Cả hai đến bên gốc cây me, lấy xuồng bơi về nhà.
    Từ sau buổi chiều tối bị Tư Có đột ngột xuất hiện và bắt quả tang sau vườn nhà Ba Du, số lượng các món đồ lấy lên từ hai cái thùng gổ, Nam và Ba Du cũng chưa đếm lại vì những diễn biến đột ngột, nên để nó nằm yên tại đó, sau này đem về Saigon xem lại sau.
    Buổi chiều Ba Du qua hẹn anh ngày mai vào buôn, Ba Du và Nam ra ngồi ngoài hiên, và nói cho anh nghe cách vận chuyển về thành phố:
    -Tui tính toán kỹ càng, có nhiều cách mang mấy món đồ này về Saigon, đi lẻ tẻ thì lâu và qua lại trạm nhiều lần dể bị phát hiện, giấu trong bao hàng thì hên xui, nếu bị xét hỏi và tịch thu thì rất uổng, còn nếu chúng ta có quen tay cán bộ lớn nào ở huyện nhờ chở về thành phố, nếu ông ta chịu, thì chắc cũng phải mất hơn phân nửa, có khi còn mất hết và bị bắt, chuyện này không thể làm được, cuối cùng chỉ còn là chở trong quan tài …
    Nghe đến đây Nam có vẻ sửng sốt, Ba Du nhìn anh nói tiếp:
    -Tất cả được bỏ trong hòm và chở đi duy nhất một lần …
    Nam mỉm cười vì thấy hơi khôi hài, vì người chết thì nằm trong cái hòm và chở ra nghĩa địa chôn một lần thôi, ai đâu mà hơi sức chôn hai, ba lần … Ba Du nói tiếp:
    -Lâu rồi, lúc chú Nam chưa lên đây, có một lần vô buôn ngồi nói chuyện với Điểu Rút và Điểu Sơn, tui có nghe họ kể lại là người S’tiêng biết một loại rể cây bí mật mọc trong rừng biên giới giáp tỉnh Phước Long, bà ngoại Ngọc Minh biết công dụng của nó và sau này truyền bí mật lại cho Điểu Rút, rể của nó giả ra uống sẽ làm nạn nhân hôn mê, liệt trong 12 tiếng, sau đó cho uống một loại thuốc lá khác để tỉnh lại … tui sẽ nhờ Điểu Rút tìm loại rể này, và uống vô giả chết, sau khi báo cho ngoài xã vô chứng nhận để xin giấp phép đem về Bình Dương, sau 12 tiếng chú Nam và Điểu Rút sẽ cho tui uống thuốc giải, và đem hết các món đồ cổ bỏ vô hòm đóng nắp lại thật kỹ, rồi thuê xe chở thẳng xuống Bình Dương, ở đó có người nhà đào huyệt chờ sẳn, đến tối mở hòm lấy hết đồ ra,và chôn cái hòm không xuống đất
    -Còn anh Ba thì sao?
    -Sau khi tỉnh lại vào buổi tối, Điểu Sơn sẽ dẩn tui đi xuyên rừng qua huyện khác, ra đường đón xe đò về nhà người quen ở Saigon, không về nhà cũ nửa
    Nam nghe thấy có lý nhưng không chắc là loại thuốc từ loại rể cây đó đúng là hết tác dụng sau 12 tiếng không, có ai đã thử chưa để xem kết quả ra sao, Ba Du có vẻ liều lĩnh, nhưng nghĩ cho cùng, trong lúc này, kế hoạch đó là hay nhất, anh gật đầu:
    -Mai mình vào buôn để gặp Điểu Rút và Điểu Sơn vì việc này?
    Ba Du gật đầu, mỉm cười nói:
    -Những món đồ cổ đó rất có giá, tui nghĩ kế hoạch này sẽ thành công
    Hôm nay Nam và Ba Du vào buôn sớm, ghé vào tìm Điểu Sơn xong cả ba đi qua nhà Điểu Rút, anh nhanh chân bước lên thang, gặp bà Tranh đang ngồi xe chỉ để dệt vải thổ cẩm, thấy Nam, Ba Du và Điểu Sơn đến, bà ta gọi:
    -Ngọc Minh ơi, có Nam vô nè, con dẩn Nam ra vườn kêu cậu về có Ba Du và Điểu Sơn đến nhà
    Ngọc Minh từ nhà trong đi ra, cô cười nhưng có vẻ hơi lo, cả hai ra vườn kêu Điểu Rút về, còn Nam và cô ra suối ngồi nói chuyện, cô hỏi:
    -Ngoài đó yên chưa anh, Ngọc Minh thấy lo quá
    -Xong rồi, không có chuyện gì đâu, chuyện hai thùng đồ cổ lúc trước anh chưa nói cho Ngọc Minh biết vì không chắc có tìm được nó không, rồi lúc tìm ra thì chút xíu nửa là bị bắt, cũng nhờ anh Ba lo đề phòng trước và may mắn Điểu Sơn giải thoát kịp thời, chắc Ngọc Minh mấy ngày trước có nghe cậu nói lại?
    -Ngọc Minh có nghe cậu nói lại và biểu phải thật bí mật không cho ai hay
    -Bửa nay vào là bàn cách đem mấy món đó về Saigon, nếu xong được việc này, chúng ta cũng về dưới đó luôn, anh có kế hoạch rồi, đồ cổ có giá lắm, sau khi bán, chúng ta sẽ có số tiền lớn đủ để vượt biên, Ngọc Minh đi với anh nhé
    Nghe nói tới vượt biên, đôi mắt cô mở lớn nhìn Nam, không biết nói gì, vì xưa nay cô sống trong buôn làng xa xôi này, chỉ nghĩ đến về sống ở Saigon là đã xa lạ rồi, huống hồ theo Nam vượt biển ra nước ngoài, hiểu tâm trạng Ngọc Minh, Nam cầm tay cô nói như năn nỉ:
    -Chúng ta phải ra đi vì ở lại không có tương lai, chắc có anh Ba cùng đi …
    Ngọc Minh ngồi suy nghĩ, cô yêu Nam rồi, và cũng biết anh rất yêu cô, đâu thể chia lìa
    -Có cần anh nói với cậu và mợ không?
    Ngọc Minh cười trong lo âu:
    -Ngọc Minh sẽ nói một mình, mấy hôm nay thấy cậu và chú Điểu Sơn bận rộn lắm, hết ra rẩy rồi vô rừng, chiều tối mới về nhà
    Nam nghĩ đến Tư Có, không biết hai người đàn ông S’tiêng giải quyết ông ta ra sao, nhưng chắc chắn là họ sẽ không giết ông ta, anh nói với Ngọc Minh:
    -Ừ, thôi mình về nhé Ngọc Minh
    Anh nắm tay cô đi về nhà, Ba Du đang ngồi nói chuyện với hai người đàn ông S'tiêng. Nam và Ngọc Minh đi vào gian bếp, trưa nay anh và Ba Du về sớm, Ngọc Minh cầm hai ống cơm lam đưa anh, cô nói nhỏ:
    -Anh Nam cẩn thận nghe, nhớ giữ sức khỏe, buôn ở xa mình khó liên lạc với nhau
    Nam gật đầu nói:
    -Ngọc Minh đừng quá lo, chắc mọi việc cũng sắp xong rồi
    Anh chào bà Tranh và cầm gùi đi ra, Ba Du cũng chào rồi cùng hai người đàn ông S’tiêng xuống thang, Ngọc Minh đứng bên cửa nhà đưa tay vẩy và nhìn theo. Lúc tiễn anh và Ba Du ra gần đến đầu buôn, Điểu Rút nói:
    -Nam cẩn thận nghe, có tui và Điểu Sơn hổ trợ rồi
    Anh gật đầu, đưa tay chào hai người đàn ông S’tiêng, Nam nghĩ không có họ, chắc hôm nay anh và Ba Du đã nằm dưới lòng đất hoặc ngồi sau song sắt rồi.
    Lên xuồng bơi về, Ba Du nói cho anh nghe về chuyện vừa bàn trong buôn:
    -Điểu Rút đã đồng ý rồi, hai ngày nửa cả Điểu Sơn, Điêu Rút sẽ bí mật ra ngoài này, gần 8 giờ sáng, tui sẽ uống thuốc mê, sau đó chú Nam ra xã báo cho ngòai đó biết, sau khi có người ở ủy ban và của công an vào xem và xác nhận, lúc ra xã làm giấy chứng tử, chú Nam nhờ Năm Bình qua ủy ban xin cho nhanh, đến giữa khuya, Điểu Rút sẽ cho tui uống thuốc giải, ván hòm sẽ được đem ra gần phía sau nhà đóng thành quan tài, sau đó sẽ lấy các món đồ lên cho vô và đóng nắp lại, đến sáng xe từ Bình Dương lên chở về dưới, chỉ có chú Nam và người em của tui theo trên xe, lúc xe đưa quan tài về Bình Dương sẽ dùng giấy tờ của ủy ban xã và công an cấp để qua các trạm trên đường, sau khi về đến nhà, sẽ quàng quan tài tại nhà một ngày, buổi tối chú Nam và người em sẽ mở nắp lấy hết đồ ra, và bỏ đá vào và đóng nắp lại, sáng mai đem chôn trong vườn nhà.
    Nam gật đầu đồng ý với kế hoạch mạo hiểm này của Ba Du, anh không dám hỏi tiếp nếu như thuốc độc của Điểu Rút làm Ba Du mê man vĩnh viển thì sao, Ba Du nói:
    -Ngay mai tui về Bình Dương sắp xếp công việc, chiều lên trở lại
    Sáng Nam bơi xuồng đưa Ba Du ra ngoài xã sớm và quay về nhà, anh vác cuốc ra rẩy dọn cỏ, rồi đào mớ trùng để làm mồi câu, bên ngoài thì ai nhìn vào cũng thấy anh đang bận bịu với công việc, nhưng trong lòng thì anh đang suy nghĩ miên man những công việc căng thẳng sắp tới.
    Chiều vừa ngồi câu, vừa suy nghĩ xem có công việc nào cần làm, nhưng theo kế hoạch thì mọi thứ đã đâu ra đó, ngày mốt là hành động. Ba Du về Bình Dương và trở lên sớm, ra ngồi gần Nam bên bờ hồ nói chuyện:
    -Ngọc Minh chắc biết hết mọi chuyện?
    -Tôi có nói cho Ngọc Minh biết về hai cái thùng đồ cổ và chuyện suýt nửa bị Tư Có bắt, còn chuyện này cần nói với anh Ba, tôi tính sau khi bán những món đồ cổ này, mình sẽ có số tiền lớn, đủ để vượt biên, tôi có nói với Ngọc Minh rồi, và Điểu Rút chắc cũng đồng ý chuyện này, riêng tôi rất mong anh Ba đi cùng tôi và Ngọc Minh, ở lại đây sau này chắc tương lai không có, ý anh Ba ra sao?
    Ba Du suy nghĩ một lúc lâu, rồi gật đầu trả lời:
    -Tui ở lại thì cũng không biết làm gì, cuộc sống bây giờ đang rất khó khăn, tui sẽ dẩn con trai đi với chú Nam và Ngọc Minh
    Nam nghe nói mừng quá, anh đưa tay ra siết chặt tay Ba Du và cười:
    -Có anh Ba cùng đi thì tôi thêm yên tâm
    Hai ngày đi qua nhanh chóng, chiều tối hôm đó Điểu Sơn, Điểu Rút đã có mặt ở phía sau nhà Ba Du và ẩn mình trong rừng chồi trên đồi đá. Tối đó Nam thao thức không ngủ được, nhưng không dám bước ra sân vì sợ bị chú ý, đến giữa khuya mệt mỏi quá, anh cũng thiếp đi.
    Trời hừng sáng, Nam dậy rửa mặt và kiếm củ khoai và trái cây ăn, rồi đi qua nhà Ba Du, vừa lúc Ba Du từ trong vườn sau nhà đi ra, tay cầm cái lon đựng thuốc nước nâu đen, Ba Du kéo ống quần lên chỉ cho anh thấy hai dấu như bị rắn cắn ở bắp chân và nói:
    -Chú Nam ra xã báo là qua nhà thấy tui bị rắn độc cắn nằm mê man, báo ủy ban xong nhớ qua cho Năm Bình hay để nhờ xin giấy chứng nhận để đi đường, tui uống xong là lên phản nằm, chú Nam chờ nửa tiếng sau ra ngoài đó là vừa
    Ba Du cầm cái lon uống và lên cái phản nằm, Nam đứng quan sát Ba Du, thấy sắc diện từ từ đổi sang màu xanh xám và chừng mười phút sau thì hầu như không còn thấy nhịp thở, anh coi lại chỗ có dấu rắn cắn, vùng da xung quanh bắt đầu xám đen lại, con Ki tưởng Ba Du nằm ngủ, nó ra gần cửa nằm im lìm.
    Chờ khoảng nửa tiếng, Nam lấy xuồng bơi ra xã, đến nơi thấy ủy ban mới bắt đầu làm việc, anh bước vào trong gặp một bà đang ngồi sau cái bàn với đống giấy tờ. Nam đến báo là người hàng xóm vừa bị rắn cắn sáng nay, anh qua nhà thì phát hiện đã chết nên ra báo cho xã biết, bà ta hỏi Nam tên gì, ở ấp nào rồi kêu anh ngồi chờ, sau đó qua báo bên công an.
    Lát sau tay công an viên qua lấy lời khai của anh. Xong phần thủ tục giấy tờ này, Nam xin chạy qua nhà Năm Bình báo cho ông ta hay. Đang tính vào xưởng, nghe Nam báo Ba Du mới bị rắn cắn chết sáng nay, Năm Bình kinh ngạc hỏi, anh trả lời vắn tắt và nhờ Năm Bình trưa nay xin giấy chứng tử giùm để đi đường, rồi quay lại chở một công an viên và một bà bên y tế vào trong rẩy để làm giấy chứng nhận.
    Trong lúc họ làm biên bản, Nam xin qua bên kia hồ để thông báo cho ông hàng xóm Hai Tuất qua trong nhà giùm, anh về Saigon báo cho thân nhân Ba Du, thật sự theo lời Ba Du chỉ dẩn, anh xuống xe ở Bình Dương tới gần trưa thì quay lên, chiều người em rể của Ba Du sẽ tự vào đây một mình.
    Đến chiều mọi việc diễn ra suông sẻ, vì một người lính “ngụy” như Ba Du chết thì không làm công an hay ủy ban quan tâm nhiều, nhất là nhà cửa, ruộng rẩy của nạn nhân đang ở nơi mà vài tháng nửa nông trường sẽ thu hồi lại, nhất cử lưỡng tiện, họ khỏi phải lo lắng chuyện di dời sau này.
    Năm Bình vào thăm thấy Ba Du nằm im, người phủ lớp mền, mặt buồn so, Hai Tuất khuôn mặt lộ vẻ u sầu, cả ngày bơi qua lại mấy lần đến tối khuya mới về.
    Ông em rể vừa lên tới, đã được Ba Du cho biết trước nên ngồi im trong góc nhà, có ai hỏi thì mới trả lời.
    Nhà anh và Ba Du nằm ở chỗ hoang vu, trong hóc bò tó này thì đâu có bao nhiêu hàng xóm, mấy cái nhà phía bên ngoài là của dân đi kinh tế mới, họ bỏ trốn về thành phố gần hết, đâu còn ai.
    Anh về nhà bắt hai con gà làm thịt để mọi người ăn buổi tối, ở nhà Ba Du bây giờ chỉ còn lại Nam và người em rể Ba Du. Đem con gà luộc ra sau vườn cho hai người đàn ông S’tiêng, anh và ông ta ăn tối một phần con gà kia, một phần nắm trong nồi cháo dành cho Ba Du tối nay.
    Bên ngoài trời đã rất khuya, Điểu Rút từ sau vườn đi vào đến gần chỗ Ba Du nằm im lìm như ngủ, lấy bàn tay sờ ngực Ba Du xong, Điểu Rút lấy trong gùi ra gói lá cây khô bỏ vào trong ấm nước rồi bỏ lên bếp nấu. Khoảng nửa tiếng sau, ông ta lấy cái ấm xuống, rót nước từ trong ấm ra cái tô, và chờ Ba Du tỉnh lại, chờ thêm năm phút, tay chân Ba Du bắt đầu cử động nhẹ sau đó mở mắt ra từ từ, Điểu Rút ra dấu nhờ Nam đở Ba Du ngồi dậy và đưa cái tô nước có màu như trà loảng cho Ba Du uống. Độ mười phút sau, Ba Du tỉnh táo hơn và ra dấu chào mọi người, người em rể đến gần đưa tô cháo gà nóng, Ba Du đang rất đói nên cầm lấy ăn rất ngon miệng.
    Thấy Ba Du lấy lại sức khỏe, mọi người mỉm cười và biết là Ba Du vừa vượt qua sự thử thách lớn, Nam chỉ tay cho Ba Du đi ra phía sau vườn. Bây giờ phải nhanh chóng lấy những tấm ván hai người đàn ông S’tiêng dấu sẵn ở bờ hồ phía trên về đóng thành quan tài và bỏ các món đồ vào đó trước khi trời sáng càng sớm, càng tốt.
    Nam và Điểu Sơn lấy xuồng bơi đi trong đêm tối lên phía trên hồ, và chở các tấm ván dầy đã được chuẩn bị sẵn đem về sau nhà Ba Du ráp lại, chiếc xuồng nhỏ không chở hết một lần, nên Nam và người em rể Ba Du phải đi thêm chuyến nửa, còn Điểu Rút và Điểu Sơn lo đóng ráp lại thành áo quan rồi cùng Ba Du mở hầm lấy các món đồ lên.
    Trong đêm tối, tiếng búa đóng đinh vào gổ nghe lộc cộc, may là xung quanh nhà toàn cây cối, bụi rậm, chẳng còn hàng xóm nào ở gần đây trừ Nam. Sau cùng cái hòm được năm người đàn ông đưa vào nhà, nhẹ nhàng đặt trên tấm phản.
    Nam cùng Điểu Sơn và Ba Du ra lấy xuồng bơi về phía thượng lưu, từ đó Điểu Sơn dẩn Ba Du đi cắt rừng qua một huyện của tỉnh Tây Ninh đón xe về Saigon, Nam chèo xuồng về nhà, chờ trời sáng xe gia đình người em rể Ba Du thuê chạy vào tận trong rẩy để chở quan tài đi.
    Trời sáng Hai Tuất bơi xuồng qua sớm, Năm Bình cũng đã có mặt, cầm tờ giấy chứng tử và giấy phép đi đường của ủy ban và công an cấp đưa cho Nam. Nửa tiếng sau, chiếc xe được một người nhà của Năm Bình dẩn đường qua rừng cao su chạy vào trong rẩy đậu gần nhà Ba Du, sáu người đàn ông chầm chậm khiêng quan tài ra xe. Nam ngồi phía sau cùng áo quan, người em Ba Du ngồi lên phía trên gần tài xế, chiếc xe từ từ lăn bánh về qua con đường nó vừa chạy vào, ngang qua xã và ra thẳng quốc lộ về Chơn Thành, Bình Dương.
    Chiếc xe chạy chậm trên quốc lộ còn vắng vẻ, mỗi lần dừng lại các trạm xét hỏi dọc đường, cả hai nhẩy xuống vào trạm xuất trình giấy tờ cho nhân viên trạm, thấy giấy báo tử và nhìn ra thùng xe thấy quan tài, mấy tay du kích và công an phẩy tay cho đi.
    Đến quá trưa, chiếc xe về đến Bình Dương và rẻ vào một con đường đất đỏ đi sâu vào bên trong giửa những hàng tre, trúc mọc xanh mát bên đường, và cuối cùng dừng lại trong khu vườn cây cối xanh um tùm. Quan tài được khiêng vào để ở nhà trên, cũng có đầy đủ bàn hương, tượng Phật, nhang khói được thắp lên nghi ngút.
    Nam cùng người em rể tên Đan của Ba Du, đến lúc sau này anh mới biết cũng là một đồng đội của Ba Du, trong một dịp về phép dưới Saigon cùng Ba Du, người bạn này đến nhà gặp cô em gái Ba Du, tình yêu giữa hai người phát sinh, và sau đó là một đám cưới. Từ đồng đội, nay họ trở thành anh em, Nam nghĩ đúng là hữu duyên.
    Chiều tối, Ba Du đội nón lụp sụp từ bên ngoài đi vào, vui vẽ bắt tay Nam và người em. Ba người ra sau nhà ăn cơm, và chờ cho đêm xuống thật khuya, mở nắp hòm và chuyển tất cả những món đồ cổ ra sau nhà giấu xuống cái hầm đã đào sẵn rồi đóng nắp lại.
    Buổi sáng Nam ở lại cho đến khi hoàn tất công việc chôn cất và quay trở lên Bình Long.
    Buổi chiều còn có một mình trong rẩy, anh qua nhà Ba Du tìm con Ki, thấy Nam nó mừng quýnh, anh đi ra sau vườn, không khí âm u, vắng lặng, ngôi nhà từ đây vô chủ.
    Lúc này trong thời gian chờ tin tức từ Saigon, cứ vài ngày Nam lại vào buôn, cả nhà Điểu Rút rất quý mến anh và đều đồng ý để Ngọc Minh đi vượt biên cùng anh và Ba Du.
    Nam nói cho nghe kế hoạch ra đi của anh và Ba Du, sau khi bán những món đồ cổ đó, và Ngọc Minh sẽ cùng đi với anh, hai người đàn ông S’tiêng rất hài lòng vì mối tình của Nam và Ngọc Minh kết thúc tốt đẹp
    Theo lời dặn của Ba Du, mỗi tuần anh về Saigon một lần để biết tin mà Ba Du nhờ người quen đem đến nhà Nam, sẵn đó anh nói cho gia đình biết về Ngọc Minh và hứa có dịp sẽ đưa cô về thăm nhà và giới thiệu cho mẹ và bà chị, hai đứa em.
    Hơn tháng sau, qua giữa tháng tư Nam về nhà và có cái thư của Ba Du nhắn gặp anh ở một địa chỉ bên quận 4.
    Sáng hôm sau anh chạy xe đạp qua đó, đi vào một con hẻm và tìm đến địa chỉ căn nhà nằm khuất sâu bên trong, căn nhà vắng vẻ chỉ có mình Ba Du, bắt tay Nam, Ba Du nói:
    -Sau khi coi kỹ những món đồ cổ đó, đã có người mua hết với một số vàng lớn, và theo sự giới thiệu của họ, tôi đã gặp những người Hoa trong Chợ Lớn đang đóng thuyền vượt biên, thấy họ có tổ chức rất tốt và theo họ nói có giấy phép đi bán chính thức, nên giá rất cao, tính toán lại số vàng mình có, tui, chú Nam và hai, ba người nửa đi theo vẩn còn lại một số, chú Nam tính sao?
    -Tôi và Ngọc Minh cùng đi, hai đứa em còn nhỏ nên ở lại, bà chị cũng ở lại với bà già, còn anh Ba thì đi với ai?
    -Tui sẽ dẩn con trai cùng đi, bây giờ chỉ còn hai cha con, má tui và bà chị ở lại, số vàng còn lại tui và chú Nam chia ra, mình sẽ giúp đở cho những người đã giúp mình …
    Nam gật đầu đồng ý, vì thấy anh và Ba Du nợ những người Thượng tốt bụng đó, không có mấy người đàn ông S’tiêng này, và người em rể của Ba Du, công việc nguy hiểm của anh và Ba Du chắc chắn thất bại rồi.
    Anh quay về Bình Long, nhanh chóng vào buôn cho Ngọc Minh, gia đình Điểu Rút, Điểu Sơn biết tin vui và nói Ngọc Minh chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ra đi.
    Hai tuần sau khi về nhà, Nam nhận được tin Ba Du báo tuần sau, thứ bẩy có người chờ đón anh và Ngọc Minh ở trong bưu điện quận 5 vào lúc hai giờ chiều, Nam sẽ ăn mặc theo chỉ dẩn của Ba Du để dể nhận diện, và nhắn với Điêu Rút, Điểu Sơn là sáng thứ 7 đó, cả hai người đàn ông S’tiêng xuống Saigon cùng với Ngọc Minh, Ba Du sẽ gặp họ tại một nơi sẽ cho biết sau.
    Nam nói cho bà chị và mẹ anh biết tình hình đã chuẩn bị xong, chiều anh chạy qua nhà Huy thăm gia đình nó, xem như anh âm thầm từ giả lần cuối, rồi qua xóm lò heo thăm Ý, đến cửa thấy đứa em nhỏ nó chơi trước sân, Nam hỏi:
    -Kiên, anh Ý có nhà không?
    Nó không trả lời Nam mà chạy vào trong nhà, lát sau bà chị lớn của nó đi ra:
    -Nam vào trong nhà đi
    Thấy bà chị Ý nhìn anh hơi lạ, đoán Ý đã vượt biên rồi, dẩn xe vào trong sân, và ngồi vào cái bàn trong phòng khách, Nam hỏi dò:
    -Ý nó đi rồi hả chị?
    -Ừ, hai anh em nó mới đi cách đây hai ngày, nó dặn chị, khi nào em đến thì nói nó sẽ viết thư về nếu đến được đảo …
    Nam nghe và hiểu ý thằng bạn, nó chỉ viết thư về nhà khi chiếc ghe vượt biên đến được đảo và còn sống, anh chào bà chị của Ý và lấy xe ra về, thấy buồn vì phải chia tay khi bạn bè lần lượt ra đi.
    Tối về nằm suy nghĩ và sắp xếp việc hẹn đón Ngọc Minh tuần sau về nhà lần đầu thăm gia đình, cũng có thể là lần cuối, Nam thấy địa điểm gặp nhau thuận lợi và ít bị đế ý vào ban ngày là Thảo Cầm Viên, sau đó Nam sẽ dẩn cô về nhà, đến buổi chiều cả hai sẽ đi xe vào bưu điện Chợ Lớn chờ gặp người dẩn đường.
    Buổi sáng Nam ra bến xe mua vé trở lên sớm, chiều về đến nhà nhìn thấy con Ki nằm trước sân, lúc này nó qua bên nhà anh ở hẳn, nó có vẻ buồn vì không thấy chủ cũ trở về.
    Thức dậy ăn uống qua loa, Nam lấy nước và cây rựa, trái cây bỏ vào gùi, ra lấy xuồng bơi lên thượng lưu. Đến nơi anh giấu xuồng vào dưới bụi cây và nhanh chóng đi vào rừng, bây giờ chỉ còn một mình nên lúc nào Nam cũng cẩn thận và đi thật nhanh, không nghỉ chân ở dọc đường như trước đây.
    Vào đến buôn, Nam đi ngay đến nhà Điểu Rút, Ngọc Minh đang ở nhà nấu bếp, sau khi cho cô biết ngày về Saigon để ra đi, anh nói muốn gặp cậu Điểu Rút và Điểu Sơn, cô trả lời;
    -Cậu và mợ ra rẩy, trưa nay về, anh Nam ở lại và ăn trưa luôn, chú Điểu Sơn chắc cũng đi rẩy
    Nam ngồi chờ nhìn Ngọc Minh nấu cơm, anh hỏi:
    -Có việc gì cho anh làm không?
    -Anh Nam ngồi nghỉ đi chút ăn cơm
    Trưa Điểu Rút và bà vợ ngoài rẩy về, Ngọc Minh dọn cơm ra mời mọi người, Nam nói:
    -Thứ bẩy tuần sau là Ngọc Minh phải xuống Saigon với cháu rồi, còn anh Ba Du muốn gặp lại cậu và chú Điểu Sơn luôn, cháu sắp xếp chỗ mình gặp ở Thảo Cầm Viên, sau đó Ngọc Minh về nhà cháu chút xíu, rồi vào Chợ Lớn gặp anh Ba được không cậu?
    -Ừ, vậy cũng được
    -Thứ sáu cháu sẽ về nhà trước, sáng thứ bẩy cậu và Ngọc Minh xuống sớm nhé
    Bà Tranh ngồi nghe rồi lộ vẻ buồn bã nhìn cô cháu, Điểu Rút gật đầu nói:
    -Để cậu xin giấy đi khám bịnh sốt rét ở thành phố cho Ngọc Minh
    -Anh Ba có con chó ngoài đó, thứ tư hay thứ năm cháu đem nó vào buôn cho cậu nuôi giùm nhé
    -Chú Nam đem vô đi, tui nuôi cho – bà Tranh trả lời
    Ăn trưa xong, hai người S’tiêng lại ra rẩy, Nam và Ngọc Minh ngồi nói chuyện, mải đến khi xế chiều, Nam cầm tay Ngọc Minh từ giả ra về.
    Loay hoay đã qua hết tuần, đến sáng thứ năm, Nam kêu con Ki ra bờ hồ và bế nó lên xuồng, thấy nó có vẻ lo lắng, Nam vuốt ve làm cho nó yên tâm và chèo xuồng lần cuối vào buôn để chào từ giả. Anh nắm sợi dây và dẩn con Ki đi qua khu rừng vắng lặng, nhìn những nơi đã trở nên quá quen thuộc với mình sau nhiều lần đi qua đây, một chút u buồn vương vấn trong lòng.
    Bửa gặp cuối cùng với nhà Điểu Rút và Điểu Sơn diễn ra âm thầm, Điểu Rút đem chóe rượu cần ra uống và nói:
    -Nam bây giờ cháu là người trong gia đình cậu rồi, nên mọi người ở đây luôn thương nhớ cháu đó
    -Có đi đâu thì cháu luôn nhớ và biết ơn cậu và Điểu Sơn đã giúp cháu và anh Ba rất nhiều và mợ Tranh nửa
    Bà Tranh rươm rướm nước mắt nói:
    -Hai đứa con đi được thì luôn bên nhau nghe, nhớ viết thơ về cho nhà cậu, mợ và chú Điểu Sơn nghe Ngọc Minh
    Mắt Ngọc Minh đỏ hoe long lanh giọt lệ, cô gật đầu, Nam nhìn hai người đàn ông S’tiêng nói:
    -Ngày mai cháu về Saigon trước, phần của cháu sau khi bán những món đồ cổ, ngoài để trả cho chủ tàu, một ít cho gia đình, cháu xin gửi lại cho cậu và Điểu Sơn đề phòng thân, cháu và Ngọc Minh đi thoát là đủ rồi, anh Ba chắc cũng sẽ gửi lại cho cậu và Điểu Sơn một phần
    Hai người đàn ông S’tiêng gật đầu, cám ơn và bắt chặt tay Nam.
    Anh chào từ biệt, hẹn ngày mai gặp lại dưới thành phố, đến gần con Ki đang nằm kế bên Ngọc Minh, anh vuốt ve nó và nói:
    -Ở đây nghe Ki, tao đi về đây
    Nó nằm im không nhúc nhích, chỉ có đôi mắt nó nhìn Nam thật buồn bã, chắc nó biết anh sẽ đi khỏi nơi này vĩnh viển, anh quay đi mà trái tim thấy trĩu nặng và thật cay trong đôi mắt.
    Thứ sáu Nam về nhà ở Phú Nhuận, nhận được thư của Ba Du báo bên chủ tàu sẽ cho người ra đón trong bưu điện, và dặn Nam mật khẩu khi bị hỏi, sau đó anh sẽ dẩn Điểu Rút đi theo để gặp Ba Du.
    Anh nói cho gia đình biết Ngọc Minh sẽ đến thăm vào ngày mai trước khi đi, sau đó sẽ có người cầm một số vàng đến gửi cho gia đình, Nam nói với người mẹ già tóc đã bạc nhiều và bà chị ngồi kế bên:
    -Mẹ và chị hai cất số vàng này để sử dụng lúc cần, nếu may con và Ngọc Minh đi được thì con sẽ gửi thư về nhé
    Thứ bẩy Nam chạy xe đạp đến Thảo Cầm viên sớm, mua vé vào cửa và đi loanh quanh gần cửa chính, đến gần trưa Ngọc Minh và ông cậu xuất hiện bên ngoài, anh ra lấy xe chở Ngọc Minh về thăm nhà, hẹn ông cậu Điểu Rút đến một giờ trưa sẽ gặp nhau ở Bưu Điện thành phố, gần nhà thờ Đức Bà, Điểu Rút gật đầu vì vẩn còn nhớ nơi đó.
    Chở Ngọc Minh vào con hẻm trong xóm, nhiều người quen ngạc nhiên và cười nhìn Nam chở cô bồ mặc đồ như công nhân, vai đeo cái túi vải màu xanh về nhà.
    Anh mở cổng dẩn Ngọc Minh vào nhà và giới thiệu với gia đình, mọi người trong nhà có vẻ thích Ngọc Minh vì cô cười rất tươi.
    Bà chị dọn bửa trưa lên, Nam và cô bạn gái cùng ngồi ăn với mọi người trong gia đình có thể là lần cuối.
    Nghỉ ngơi sau buổi trưa, Nam chào tất cả và cùng Ngọc Minh tất tả đi ra đường, đón xe buýt trên đường Hai Bà Trưng ra quận 1, cả hai xuống xe ở một ngả tư và đi bộ thêm một đoạn đến nơi hẹn với Điểu Rút.
    Anh lững thững dẩn Điểu Rút và Ngọc Minh đi về phía chợ Bến Thành, rồi đón tuyến xe buýt đi thẳng về quận 5. Chiếc buýt cũ kỹ chạy chậm chạp trên đại lộ Trần Hưng Đạo, buổi trưa thành phố mỏi mệt dưới cái nắng oi bức của mặt trời, trên xe còn nhiều hàng ghế trống không. Ngọc Minh tò mò nhìn những căn nhà phố cao qua ô cửa xe, và những người dân Saigon qua lại trên vỉa hè, thỉnh thoảng cô nhìn Nam rồi cười.
    Xuống xe gần Bưu điện quận 5, Nam dẩn Ngọc Minh và Điểu Rút vào bên trong tìm băng ghế như đang ngồi nghỉ chân, mười phút sau một người đàn ông nói giọng tàu đến ngồi kế bên Nam, ông ta lấy thuốc lá ra hút và hỏi mượn hộp quẹt, anh lấy hộp quẹt trong túi quần ra và trả lời bằng mật khẩu, ông ta đốt điếu thuốc rồi gật đầu đứng lên đi ra ngoài. Nam dẩn Ngọc Minh và Điểu Rút lững thững đi theo sau người đàn ông qua khu chợ bán đồ lạc son nhỏ và đi thẳng ra phía sau một ngôi chợ lớn, có nhiều người ra vào mua bán, ông ta chỉ tay ra dấu Điểu Rút ra ngồi ở cái quán nước trong hẻm nhỏ, sau đó dẩn anh cùng Ngọc Minh đi sâu vào phía bên trong, đến một căn nhà chất đầy thùng giấy, gổ bên ngoài, rồi qua một khoảng sân tối đến căn phòng nhỏ ở trong góc, mở cửa cho Nam và Ngọc Minh vào, bên trong Ba Du đang ngồi chờ sau cái bàn gổ với cậu con trai nhỏ, mỉm cười nhìn anh và Ngọc Minh:
    -Chú Nam và Ngọc Minh khỏe không, Điểu Rút ở ngoài đó hả?
    -Đang ngồi ngoài quán nước gần đầu hẻm chờ gặp anh Ba
    -Gia, con chào cô chú đi, ở trong này với chú Nam và cô Minh, ba đi ra ngoài chút nửa ba về
    Ba Du gửi cậu con trai nhỏ cho Nam, và đi ra ngoài, vài phút sau, một bà trung niên mở cửa đem cái ấm nước và hai ca nhựa để trên bàn, rồi đi ra.
    Đến chiều tối Ba Du mới quay vào, trên tay cầm ba ổ bánh mì, vài cái bánh ú đưa cho Nam, Ngọc Minh và con trai, cô nhìn Ba Du hỏi:
    -Cậu Điểu Rút về rồi hả chú Ba?
    -Chưa về, ở lại đêm nay, vì giờ này ra bến không còn xe về Bình Long, tui kiếm chỗ cho cậu Điểu Rút ngủ lại tối nay rồi, chú Nam và Ngọc Minh ăn đi, đêm nay mình ra ghe lớn đi luôn đó
    Mỗi người ăn một ổ bánh mì và thêm vài cái bánh ú, Nam uống thêm ca nước nên có cảm giác chắc bụng hơn. Lắng nghe xung quanh rất yên tĩnh, không có âm thanh nào, cái bóng đèn nê-on tỏa ra ánh sáng màu trắng mờ mờ chỉ soi sáng được nửa căn phòng, Nam hỏi Ba Du:
    -Mình đang ở trong quận 5, Chợ Lớn hả anh Ba, không biết mấy giờ rồi?
    Ba Du gật đầu trả lời:
    -Khoảng 7 giờ tối, chút nửa sẽ có một gia đình người Hoa đến và gần 10 giờ khuya, mình sẽ ra bờ kinh, ghe nhỏ chở ra Cần Giờ, tại đó sẽ lên tàu lớn đi thẳng ra cửa biển Vũng Tầu và ra hải phận quốc tế.
    Ngọc Minh ngồi nói chuyện với cậu con trai của Ba Du, cô hỏi chuyện đi học ở trường, nó cười trả lời và có vẻ thích nghe Ngọc Minh kể chuyện về những con vật sống trong rừng núi quanh buôn.
    Bên ngoài đã khuya, không gian hoàn toàn im vắng, có tiếng bước chân bên ngoài, cánh cửa phòng bật mở, mọi người nhìn ra khoảng hành lang tối mờ mờ, người phụ nữ trung niên ban chiều dẩn năm người vào, họ gồm một cặp vợ chồng độ khoảng 35 - 40 tuổi, ba người kia là hai cô gái nhỏ và một thanh niên cở tuổi 18 – 20. Cả năm người lặng lẽ đến ngồi trên băng ghế ở góc trong và thì thầm nói chuyện với nhau, Nam nghe tiếng và đoán họ là người tàu trong Chợ Lớn.
    Cậu con trai của Ba Du tò mò nhìn hai cô gái nhỏ mới đến, ngồi im lặng trên cái ghế kế bên bà mẹ và hai túi vải buộc kín miệng, một lát sau cô gái nhỏ nhất có lẻ buồn ngủ nên nghẹo đầu dựa vào vai người mẹ ngủ ngon lành.
    Độ nửa tiếng sau, cánh cửa lại mở, lần này một người đàn ông dáng thấp lùn, lấy tay ngoắc Ba Du ra nói vài câu, Ba Du quay vào nói nhỏ với Nam và Ngọc Minh:
    -Mình đi ra ghe
    Cả bốn đi theo ông ta ra phía trước căn nhà, một chiếc xe tải nhỏ màu đen có mui kín đậu trong bóng tối, Ba Du dẩn cậu con trai bước lên cái thùng kín mít, Nam và Ngọc Minh khom người lên sau, hai người đàn ông lấy những cái thùng giấy chèn bên ngoài lên tận nóc mui, có tiếng đóng cánh cửa xe, vài giây sau chiếc xe nổ máy chạy ra đường phố.
    Ngồi trong thùng xe kín và tối đen, Nam nhận ra chiếc xe quẹo vài lần và sau đó đi thẳng, khoảng mười, mười lăm phút sau, nó từ từ dừng lại, một người đàn ông mở cửa phía sau xe, ông ta khiêng những cái thùng bỏ xuống đất, Ba Du và con trai xuống trước, Nam cầm tay Ngọc Minh bước xuống theo sau.
    Anh nhìn xuống con kinh phía trước mặt, vài chiếc ghe có mui kín nằm gần kè đá tối om, người đàn ông ra dấu cho Ba Du theo ông ta bước trên tám ván dài lên chiếc to nhất, mọi người dò dẩm trong bóng đêm, theo chân ông ta vào bên trong lòng ghe, và ngồi vào một góc. Nam nghe xung quanh có tiếng nói chuyện nho nhỏ, chắc họ là những người lên trước. Độ mười lăm phút sau, có thêm nhiều bóng người đi xuống và im lặng ngồi vào một góc gần đó, sau cùng hai cánh cửa trước mui được đóng kín lại, trong lòng chiếc ghe hoàn toàn tối om.
    Tiếng máy tàu bắt đầu nổ xình xịch, chiếc ghe nhẹ nhàng lui ra giữa con kinh, và quay mủi âm thầm chạy trên dòng nước đen tịch mịch. Ngọc Minh ngồi dựa vào vách ghe kế bên và nắm chặt tay Nam, chạy được một đoạn dài, chiếc ghe bắt đầu ra sông lớn vì anh cảm nhận nó dập dềnh khi lướt lên những cơn sóng, cứ thế nó chạy băng băng rất lâu trong bóng đêm.
    Nam đoán đã hơn một tiếng đồng hồ, nhìn qua khe hở nhỏ của miếng ván bên hông, bên ngoài là dòng sông lớn, nhìn vào trong bờ chỉ thấy lờ mờ những hàng cây dầy đặc trong đêm tối, chắc chiếc ghe đã chạy ra đến Cần Giờ.
    Chiếc ghe chạy rất lâu trên sông, Nam không biết là đã được bao lâu, cuối cũng tiếng máy cũng chậm lại, có vẻ đã đến nơi, nó rẻ vào một đoạn kinh vắng vẻ, cây cối um tùm, và dừng lại bên một chiếc tàu lớn đang đậu gần hàng cây cao, rậm rạp. Hai cánh cửa lại được mở ra, có ánh sáng cái đèn pin nhỏ và một người bước xuống ra dấu cho từng người một đi lên. Nam dẩn Ngọc Minh theo ánh đèn ra bên ngoài, theo sau Ba Du đang bế cậu con trai đưa lên sàn chiếc tàu lớn cho một người ở bên trên và nắm dây lưới leo lên, kế đến Nam cũng nắm dây leo lên, và lập tức phải đi xuống khoang theo chỉ tay của người đàn ông, một lát sau, bóng Ngọc Minh xuất hiện và bước xuống, một tay cô nắm chặt cái túi vải đeo trên vai.
    Nam cầm tay dẩn cô đi mò mẫm trong cái khoang khá rộng tìm Ba Du. Trong bóng tối có nhiều người đang ngồi bệt trên sàn gổ, một cánh tay thò ra nắm lấy tay anh, Ba Du ra dấu cho Nam và Ngọc Minh đến ngồi kế bên.
    Lát sau thêm khoảng chục người lớn, nhỏ nửa bước xuống khoang, rồi mọi thứ im lặng như tờ, không khí trong khoang nặng nề, những giây phút chờ đợi cho con tàu xuất bến có vẻ sao quá dài. Vài phút sau, nắp hầm được hạ xuống, tiếng máy nổ rì rào phía sau lái, chiếc tàu từ từ hướng mủi ra giữa dòng sông, trực chỉ ra cửa biển nhấp nhô sóng.
    Nam ngồi quàng tay qua vai Ngọc Minh đang ngả đầu dựa vào bờ vai của anh. Tất cả đều im lặng, chỉ còn nghe tiếng sóng rào rào chạy dạt vào lườn con tàu, thỉnh thoảng có tiếng chân đi ở sàn gổ bên trên.
    Chiếc tàu bắt đầu tăng tốc độ và lắc lư, Nam đưa tai áp sát mạn, rất lâu sau, anh nghe tiếng sóng ào ạt vổ mạnh vào lườn tàu, hình như đã ra tới cửa biển, bên ngoài trời vẩn còn tối om.
    Nam định chợp mắt trong chốc lát, nhưng trong lòng hồi hộp nên không ngủ được, còn Ngọc Minh thì đang say sưa ngủ có lẻ vì cả ngày hôm nay quá mệt mỏi, căng thẳng. Ba Du ôm cậu con trai vào lòng, hai mắt nó nhắm nghiền, cu cậu chắc cũng quá mệt, trong khoang nhiều người mệt mỏi dựa đầu vào thành tàu hay nằm lăn ra ngủ trên sàn gổ.
    Chiếc tàu phăng phăng lướt trên sóng nhiều giờ, tiếng bước chân đi lại phía trên dồn dập và nghe rỏ hơn, Nam cố nhìn qua khe hở cái sàn gổ, thấy ánh sáng lờ mờ, có lẻ trời đã gần sáng. Những cơn sóng hình như mạnh hơn, làm chiếc tàu đôi lúc lắc lư, nhưng tiếng máy của nó vẩn nổ đều và giòn tan, chiếc tàu mạnh mẽ hướng mủi cắt lên những con sóng biển tiến ra khơi.
    Nhiều tiếng sau, nắp hầm thông lên boong được mở lên, ánh sáng và gió mát ùa vào, một người đàn ông đi xuống thông báo:
    -Tàu đã ra đến hải phận quốc tế, bà con ở tại chổ, có người đưa thức ăn và nước xuống
    Mọi người choàng tỉnh và reo mừng, Nam cười và bắt chặt tay Ba Du, quay qua nói với Ngọc Minh:
    -Chúng ta ra khỏi hải phận Việt Nam rồi, vài ngày nửa tàu sẽ đến trại tỵ nạn trên đảo
    Ngọc Minh mỉm cười sung sướng, cô theo Nam, Ba Du và nhiều người khác sau một đêm, ngày căng thẳng, ngột ngạt dưới khoang, náo nức lên phía trên ngắm mặt biển trong xanh rực rở dưới ánh nắng.
    Những ngày kế tiếp, chiếc tàu hướng mủi về phía tây – nam lướt đi trên mặt biển lặng sóng tháng 4, Nam và Ngọc Minh ngắm những cánh chim hải âu bay nhẹ nhàng trên bầu trời xanh tự do và biển sóng chập chùng.
    Buổi trưa, sau bốn ngày lênh đênh trên biển, chiếc tàu chạy vào hải phận một nước Đông Nam Á, từ xa một tàu tuần duyên chạy đến, nhìn đàn ông, đàn bà, người già, trẻ em đứng lô nhô trên boong, nhân viên trên chiếc tàu kia đã biết là dân vượt biên, họ thảy sợi dây thừng qua cho mấy người đàn ông ở mủi tàu và ra dấu buộc chặt lại và kéo chiếc tàu vượt biên vào một cái đảo có bải cát dài và hàng dừa xanh. Rất đông người đang đứng trên bờ nhìn ra, vài người cười và vẩy tay chào đón họ.
    Trong một góc đảo gần ghềnh đá, xác những chiếc ghe, thuyền của những người vượt biên may mắn được những chiếc thuyền khác của ngư dân, tàu buôn … cứu họ thoát khỏi lưỡi hái của tử thần và kéo vào đây, bây giờ bị sóng đánh tan nát nằm xiêu vẹo, bi thảm.

    * * *

    Gần một tháng sau ngày Nam vượt biên, Hai Tuất đột nhiên phát hiện là Nam không còn ra rẩy làm việc hay câu cá ngoài hồ. Ủy ban xã cho người vào lục xoát căn nhà tranh trống rổng chỉ còn lại vài bao bắp, đậu và những củ khoai nằm lăn lóc gần xó bếp, họ cho người vào tiếp thu.
    Và một buổi chiều, Điểu Sơn đến tìm Hai Tuất tại ngôi nhà bên bờ hồ, nghe người đàn ông S’tiêng nói, đến lúc này ông ta mới biết là Ba Du và Nam đã vượt biên, và đến được trại tị nạn trên đảo, Hai Tuất hướng đôi mắt buồn bã về phía bờ hồ bên kia, nhìn căn nhà tranh nhỏ bé đứng chơ vơ trên dốc đồi. Trước khi ra về, Điểu Sơn cầm một gói giấy bên trong có một số tiền khá lớn, và nói là của Ba Du gửi cho ông ta, số tiền này đủ cho Hai Tuất và bà xã mua một căn nhà ở Saigon và còn lại một số để làm vốn.

    Bây giờ đang tháng 6, thời gian này là mùa mưa ở Việt nam, những cơn mưa rừng xối xả trên vùng cao nguyên tây nam dọc biên giới kéo dài không ngớt, từ ngày này qua ngày khác, làm cho những cánh rừng thêm xanh và âm u.
    Một buổi sáng mặt trời lên cao và tỏa ánh nắng ấm áp sau nhiều ngày mưa như trút nước xuống những buôn làng trên dảy Trường Sơn, tỉnh Đắc Lắc, những người phụ nữ của một buôn thượng M’nông ở gần biên giới Miên ra rẩy để trỉa bắp, trồng lúa, họ bắt gặp một người đàn ông có khuôn mặt xương xẩu, tóc tai, râu ria dài, bù xù như người rừng, bộ quần áo kaki rách tơi tã. Ông ta đi chân không từ cánh rừng chồi về gần nơi họ đang cày, cuốc, thấy người đàn ông đi đứng như người mất hồn, đôi mắt lạc thần và tiến về phía họ, vài người phụ nữ hoảng sợ la hét, bỏ chạy về làng, lát sau vài thanh niên trong buôn cầm rựa, gậy chạy đến với tư thế sẵn sàng đánh trả nếu người đàn ông kia tấn công họ, nhưng người đàn ông mang nét rừng rú, hoang dại đó đi gần tới chỗ họ rồi đứng lại, và miệng lẩm nhẩm những câu mà những người dân trong ngôi làng M’nông này không hiểu ông ta muốn nói gì, vài người nghe loáng thóang đoán ông ta là người Kinh .
    Một người thanh niên sau một hồi lâu quan sát, thấy ông ta có vẻ vô hại, đói khát nên dắt về buôn. Họ gọi già làng tới, trong buôn nhiều người lớn, bé hiếu kỳ kéo đến xem người rừng lạc vào làng, vài đứa trẻ tinh nghịch nắm kéo cái áo rách tả tơi của ông ta rồi cười thích thú, vài đứa khác lấy những thanh tre khều khều hai ống quần tua rua và đôi chân trần bị gai góc, đá nhọn cắt tạo thành những vết thương đang nhiễm trùng làm độc.
    Già làng gọi vài người mang nước uống và thức ăn đến cho ông ta, được dân làng cho vài củ khoai, người đàn ông vố lấy ăn ngấu nghiến, rồi ngửa cổ uống sạch nước trong cái ống lồ ô to, có lẻ ông ta quá đói khát sau những ngày lang thang qua các cánh rừng già.
    Sau đó, dân trong buôn báo cho đồn biên phòng đến dẩn ông ta đi, tại đồn biên phòng, ông ta không trả lời những câu hỏi của mấy tay bộ đội đang cố tìm hiểu xem ông ta tên gì, từ đâu đến ... mà chỉ hướng đôi mắt lạc thần nhìn ra bên ngoài và luôn miệng lẩm bẩm những câu vô nghĩa. Họ lục xoát và tìm thấy cái bóp ở túi quần sau, trong mớ giấy tờ hoen ố, rả rời vì thấm nước có cái thẻ ghi họ, tên là Nguyễn Văn Có, chức vụ đội trưởng du kích, xã Minh Thạnh, huyện Bù Đăng, Bình Long.

    * * *
    Những ngày tự do và thư thả trên đảo, Nam cùng Ba Du lúc rảnh hay ngồi nói chuyện với nhau và nhắc lại những lúc nguy nan, kịch tính trong lúc đi tìm hai cái thùng đổ cổ.
    Nhớ lại chuyện Tư Có được Điểu Sơn dẩn đi vào rừng, không biết số phận ông ta ra sao nên Nam tò mò hỏi:
    -Điểu Sơn dẩn Tư Có vào rừng nhốt ở đâu và xử ông ta ra sao, có giết ông ta không?
    -Điểu Sơn biết rất rành mạch các khu rừng quanh buôn vì hay vào đó đặt bẩy, đào củ và tìm cây thuốc, nên khám phá ra vài cái hang bí mật ở giữa khu rừng, trong đó Điểu Sơn và Điểu Rút cất giấu những món tìm được khi đi rừng như súng, dao rừng, pin, dù … còn xót lại trong những năm chiến tranh, và Tư Có bị nhốt ở một trong những chỗ đó, họ không giết Tư Có mà cho ông ta uống một loại rể cây sẽ làm ông ta bị mất trí nhớ và quên hết mọi thứ, vì vậy Điểu Rút và Điểu Sơn vẩn sống yên ổn trong buôn.
    Ngừng lại vài giây nhìn ra biển xanh dập dờn sóng ngoài khơi xa, Ba Du rít hơi thuốc lá và nói tiếp:
    -Trước thời gian chú Nam lên mua rẩy, có lẻ Tư Có cũng đang âm thầm tìm kiếm hai thùng đồ cổ dựa theo tin tức mà những công nhân ở đồn điền trong thời chiến tranh làm nằm vùng cho việt cộng kể lại, nhưng họ chỉ không biết chính xác vị trí là ở nơi nào, rồi khi chú Nam lên đây xin sang nhượng lại khu đất đó, ông ta tiếp tục theo dõi mọi hành động của chú Nam, nhưng chưa tìm thấy bằng chứng nào, cho đến khi người đàn bà mất trí bị công an xã bắt vì đến ngủ trên đập và mấy cái cửa đập bị mở lên quá lớn, nước hồ tụt xuống nhanh bất thường, ông ta bắt đầu nghi ngờ nhiều hơn, và âm thầm theo dõi từ khoảng xa, và đêm đó phát hiện ra tui và chú Nam bên cái hầm giấu đồ cổ sau nhà tui, nhưng vì bản chất tham lam nên ông ta không báo lại cho bên công an và du kích xã biết, vì muốn chiếm riêng toàn bộ hai thùng đó, do đó nếu tối hôm đó không có Điểu Sơn nằm phục phía sau nhà, ông ta sẵn sàng giết chết tui và chú Nam để đoạt lấy các món đồ cổ đó …
    Nghe Ba Du kể lại, Nam cảm thấy vẩn còn thấy “lạnh gáy” vì tình huống chạm mặt tử thần chiều tối ngày đó, nhờ Ba Du dự liệu kỹ càng nên cả hai mới còn sống mà ngồi trên hòn đảo này.
    Rồi anh chợt nhớ đến hôm cùng Ngọc Minh đi lên thị xã An Lộc thăm bà cô, lúc chiều ra bến xe Ngọc Minh cho tay vào cái túi rồi đến vổ vai tay du kích đang hung hăng với người đàn ông ăn xin, và ngay sau đó bổng nhiên hắn trở nên “hiền hậu” sau cái vổ vai đó của Ngọc Minh. Nam đoán chắc là cô phải có bí mật gì đó, giống như mấy món thuốc chế từ rể cây rừng mà Điểu Rút, Điểu Sơn cho Ba Du uống để ngưng thở như người chết và cho Tư Có uống để xóa mọi ký ức và trí nhớ mà không cần phải giết ông ta.
    Một buổi chiều chỉ có Nam và Ngọc Minh ngồi kế bên nhau trên bãi biển, nhìn ánh nắng lấp lánh trên những con sóng từ ngoài xa vổ vào những ghềnh đá, anh cười và hỏi cô:
    -Ngọc Minh nè, hôm mà mình lên thị xã thăm bà cô đó, sao buổi chiều đó Ngọc Minh hay vậy, chỉ một cái vổ vai nhẹ mà tay du kích đó tha cho ông ăn xin vậy, nói anh nghe đi?
    -Ừ, em nói anh nghe thôi, tuyệt đối bí mật, đừng nói lại cho ai biết đó nghe, nếu nói cho ai biết, là em nghỉ chơi đó
    Nam cười gật đầu và hứa:
    -Ừa, hứa sẽ không cho ai biết chuyện này, Ngọc Minh nói đi
    -Đó là bột phấn được làm từ một loại hoa mọc ở vùng cao nguyên, khi ai hít trúng nó, sẽ bị lơ mơ một thời gian ngắn, bà ngoại của em biết rất nhiều loại cây cỏ trong rừng có thể dùng làm thuốc, và thường chế những loại rễ, lá cây thành thuốc chửa bịnh cho nhiều người trong làng, bà ngoại chỉ truyền những bí mật này lại cho cậu Điểu Rút, và sau đó cậu có chỉ lại một số cây lá cho chú Điều Sơn, loại bột đó em bỏ trong túi là mang theo dùng để phòng thân chứ không hại ai đâu.
    Nam nhìn Ngọc Minh mỉm cười, trong đầu anh thầm nghĩ, đâu ngờ cô người yêu nhỏ bé trong buôn Thượng ở vùng rừng núi xa xôi mang hai dòng máu, vừa Việt vừa S’tiêng trông rất hiền hòa đó lại có nhiều thứ bí mật kinh khủng đến như vậy.

    HẾT

Trang 3/3 đầuđầu 123

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •