Ba Du kêu anh nấu nồi nước sôi để làm thịt con ba ba, rồi sắn tay áo và múc nước ra cái thùng nhựa nhỏ rửa mặt, tay chân.

Đúng như lời Năm Bình nói lúc sáng khi uống cà- phê ngoài xã, Ba Du làm thịt con ba ba một cách gọn gàng và nhanh chóng xả thịt nó ra thành từng miếng. Trong lúc nhờ Nam lấy mấy củ xả, nghệ, hái thêm mấy trái ớt, rau trồng xung quanh nhà để làm gia vị.

Ba Du đúng là có “tay nghề” nên chế biến xào nấu con ba ba thành món xào lăng thơm lừng. Nam ra bên ngoài nhanh tay quơ một mớ rau lang, rau muống về luộc để có thêm chất xanh.

Xong xuôi, Nam dọn món ba ba lên, cả hai ngồi uống rượu trên cái phản tre thấp, món ba ba xào lăng được bày trong cái thố sành thô to, hai dĩa rau luộc trông rất ngon lành bốc khói nghi ngút kế bên chén xì dầu đỏ tươi màu ớt. Nam cầm cái ly nhỏ sóng sánh rượu đế mời Ba Du, cả hai cùng cạn ly và thưởng thức món ba ba xào lăng. Mùi gia vị thơm, cay nồng, lẩn vị béo ngon của thịt ba ba theo những hớp rượu xuống dạ dày làm Nam và Ba Du thấy bừng nóng trong thời tiết lành lạnh và không gian tĩnh mịch, anh hỏi Ba Du lúc này đang hướng mắt ra phía hồ:

- Bình thường Tư Có có hay vào trong này không?
- Có, một tháng vài ba lần, ông ta và đám du kích đi tuần tra, sẵn dịp họ qua tuốt bên trong rừng phía mấy cái buôn thượng để đi săn luôn
- Mấy lần anh Ba gặp mấy ông đó, có bị hỏi han gì không?
Ba Du bỏ ly rượu xuống phản, hít thở nhẹ vài cái:
- Họ biết tui là lính chế độ cũ nên cũng có dòm ngó, sống ở sâu tận trong này họ theo dõi coi có ý đồ gì không, nhưng rồi lâu ngày, họ thấy mình chỉ lo cầy cuốc để nuôi gia đình nên cũng để yên.

Khuôn mặt Ba Du thoáng nét buồn, có lẻ nhớ đến khoảng đời lính trước năm 75. Phong cách của người lính mặc áo hoa rừng ngày xưa vẩn còn phảng phất ở Ba Du. Nam biết nhiều người lính VNCH sau chiến tranh, dù bị thua trận vì người Mỹ bỏ cuộc ra đi, họ vẩn tự hào về cuộc đời lính tráng của mình và sống hiên ngang.

- Uống anh Ba!

Hai người nâng ly, Ba Du uống rất cứng, mỗi người đã làm gần hai xị, Nam thấy đầu óc bắt đầu quay quay, còn Ba Du vẩn tĩnh táo, cầm điếu thuốc lá cháy đỏ, nhìn anh cười và hỏi:

- Chú Nam quen sống ở thành phố lâu rồi lên trên này thấy buồn không?

Nam bị hỏi bất ngờ nên hơi bối rối, phần bị hơi men làm chếch choáng nên anh câu giờ chậm chạp nói:

- Lúc đầu cũng nhớ nhà và Saigon đó anh Ba, mấy hôm nay cũng quen rồi
- Có bồ bịch, bạn gái gì ở dưới đó chưa?

Nam thấy Ba Du uống rượu vô cũng vui tính, anh cầm ly rượu đưa lên uống rồi cười:

- Đâu dám có bồ bịch gì, cuộc sống bây giờ khó khăn quá …

Anh bỏ lửng câu trả lời, nhìn ra hướng bờ hồ, ngoài trời không có gió nên mặt nước phẳng lặng dưới ánh nắng ban trưa. Thỉnh thoảng những con chim bói cá đậu trên cành cây sát bờ hồ, thoắt phóng xuống nước bắt mồi và bay lên về chỗ cũ, tạo nên cơn sóng nho nhỏ, phía xa đàn cò trắng thư thả bay ngang mặt hồ về rừng, Ba Du chợt nói:

- Chú câu được con ba ba này thịt ngon quá, mấy lúc đi chài lưới tôi cũng bắt được một, hai con. -Hồ này chắc sâu lắm hả anh Ba?
- Ừ, tui nghe Năm Bình kể trước năm 1975, ông chủ đồn điền đã có ý định xây cái đập ngăn này để làm thành hồ nước, lúc đó ông ta thuê kỹ sư dưới Saigon lên khảo sát và vẽ bản đồ, nhưng rồi bị chiến tranh nên không làm được, sau này bên nông trường tìm thấy mấy bản vẽ cũ đó, họ làm theo, Năm Bình nói có chỗ sâu lắm!

Ba Du rít điếu thuốc lá, đôi mắt trên khuôn mặt râu ria phong trần nhìn Nam nói tiếp:

- Năm 74 tui đóng quân ở phía trên xã bên kia, nhưng đôi lúc cũng hành quân xuyên qua vùng này, rồi vô đồn điền cao su phát thuốc men, khám bệnh cho dân, bên dưới lòng hồ là thung lủng cây cối rậm rạp lắm, nhờ vậy mà tui quen biết nhiều người cũ của đồn điền còn sống ở đây.

Nam say ngà ngà, nhưng nghe Ba Du nói vẩn hiểu và hỏi lại:

- Anh Ba có lặn xuống lần nào chưa?
- Có vài lần lưới bị vướng vô cành cây dưới đó, tui lặn xuống để gở, tùy chỗ sâu, cạn khác nhau, thường mấy chỗ có suối chảy vô hồ, nơi đó nước sâu.
- Mấy chỗ anh Ba thường đến đánh cá có xa không?

Ba Du gắp miếng rau luộc chấm nước tương ớt đưa lên miệng nhai ngon lành:

- Đánh dọc theo hai bên bờ, rồi phía xã bên kia và khúc phía trên hồ gần mé rừng già nhiều cá lớn hơn!

Có rượu và mồi ngon, Ba Du cao hứng rủ:

- Hôm nào chú Nam rảnh công việc ở rẩy, theo tui lên phía trên kia đánh cá một lần cho biết!

Nam nghe đề nghị của Ba Du rất hợp ý nên gật đầu:

- Rồi, khi nào đi anh Ba cho biết trước một, hai ngày!

Hai người uống thêm vài ba ly rồi kết thúc buổi nhậu, mặt trời đã xế xế, chắc cũng gần bốn, năm giờ chiều, thấy Ba Du đứng dậy sửa soạn ra về, Nam cầm cái túi vải nhỏ lên thấy nằng nặng nên hỏi :

- Đồ trong này của Năm Bình cho hả anh Ba?
- Ừ, sáng nay ra quán uống cà- phê rồi xin một mớ đinh, dây kẽm về sửa nhà cho người quen ở xã bên kia, mấy món này nhờ Năm Bình tìm trong nông trường mới có, còn không thì phải về mua trong Chợ lớn, Saigon.

Lấy cái nón vải rách đội lên đầu, tay xách cái túi, Ba Du nói tiếp:

- Tui quen anh Năm trước 75 nên bây giờ thì thân nhau, ông già ảnh chết vì đạn pháo kích của bên kia, bà già thì mới mất sau này, ảnh bị sức nổ làm văng cây xà nhà trúng mắt trái nên bị hư, sau giải phóng anh Năm và gia đình ở lại làm cho nông trường, tui nhờ có ảnh giúp đỡ, nói có đi kinh tế mới thì nên về đây, vì vậy tui quyết định vô đây làm rẩy

Nam cầm cái đèn pin tự chế trả lại, Ba Du xua tay và cười nói:

-Chú Nam giữ lại xài đi, tui còn mấy cái ở nhà bên đó, khi nào pin hết đem qua thay cái khác.

Anh mỉm cười cám ơn, Ba Du bước ra cái sân nhìn mấy trái non đeo kín thân ba cây mít to, cành lá sum xuê và mấy con gà đang bươi dưới gốc rồi nói:

- Kỳ này làm xong nhà người quen bên đó, tui xin cho chú Nam con chó giống tốt về nuôi để giữ nhà và rẩy, còn không trong này mấy con chồn, cáo thấy vắng người là mò về bắt hết gà.

Nam thấy vui vẻ vì sự nhiệt tình của người hàng xóm tốt bụng, anh nhìn theo dáng Ba Du nhanh nhẹ lội bộ băng qua đám rau lang, rồi vòng ra khu rừng chồi về phía bờ hồ.

Dần dần Nam thấy hiểu Ba Du nhiều hơn qua những câu chuyện kể, không phải tự nhiên mà Ba Du về vùng này để làm rẩy sinh sống. Cùng lúc anh cũng nhận ra Ba Du là người sống có tình nghĩa, hay giúp đỡ người khác, có nhiều bạn bè, giao du rộng rải.

Điều đặc biệt là ít thấy Ba Du nói về Tư Có hay đưa ra nhận xét của mình về tay đội trưởng du kích xã, có lẻ đó là sự thận trọng của một người đàn ông đã là lính chiến từng trải với cuộc sống khó khăn sau khi chiến tranh kết thúc.

Những tay du kích địa phương nằm vùng như Tư Có sau năm 75 thường trở thành cán bộ tham gia chính quyền tại khu vực xã, huyện mà họ hoạt động trong thời chiến tranh, vì nắm vững địa bàn và người dân ở đó, đó là một thuận lợi của họ.

Còn Ba Du khi đó là lính biệt động quân, thỉnh thoảng hành quân qua đồn điền này, lại là khu vực hoạt động của Tư Có, không hiểu là họ có bao giờ đụng độ nhau chưa, hay nghe dân địa phương có cảm tình với hai bên, nói cho bên này hay bên kia biết, vì trong lúc chiến tranh khó phân biệt ai theo việt cộng, ai theo Cộng Hòa ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh như ở đây.

Nam nghĩ không biết có nên kể cho Ba Du về hai thùng đồ cổ được chôn giấu trong lòng hồ, theo như câu chuyện tiết lộ từ ông quản gia trong đồn điền Tây.
Sau một lúc, anh quyết định một mình thăm dò, tìm kiếm thêm một thời gian nửa xem kết quả ra sao, rồi tùy theo tình hình sẽ tính, Nam hi vọng lúc đó sẽ có hướng giải quyết. Vì thật ra, Nam sợ Ba Du sẽ không tin bí mật này hoặc Ba Du nói cho mấy người quen trong vùng biết, mọi chuyện sẽ trở nên rắc rối và nguy hiểm cho anh.

Vì khi chính quyền xã biết được tin này, chắc chắn những người liên quan như anh, Ba Du hay Năm Bình … sẽ bị họ bắt giam, tra khảo về sự thật của nó. Và dĩ nhiên vẩn như xưa nay, câu họ hay nói khi kết tội người khác là “xâm phạm tài sản XHCN”, cho dù nó có từ trên trời rơi xuống, thì đó vẩn là của nhà nước và nhân dân.

* * *

Thời gian trôi qua nhanh, tháng chạp chấm dứt bằng những trận mưa dông từ cơn bảo rớt cuối năm ngoài biển Đông thổi vào khu vực rừng núi Xuân Lộc, Phước Long …

Tiếp đến là những cơn gió từ cao nguyên Buôn Mê Thuộc, Pleiku thổi qua những cánh rừng già âm u tràn về vùng bán sơn địa phía nam lạnh buốt.
Cứ khoảng nửa tháng, Tư Có dẩn vài tay du kích đi tuần tra ngang qua rẩy của anh và Ba Du, đôi lúc bất chợt ông ta lại đi một mình, loanh quanh từ rừng cao su ra bờ hồ rồi đi mất.

Khi gặp Nam đang làm việc một mình, Tư Có dừng lại hỏi thăm tình hình an ninh hoặc về thu hoạch đậu, bắp … anh trả lời ậm ừ cho có.

Một lần khi Nam đang đào mấy luống khoai lang cuối rẩy gần miếng đất của Ba Du, hôm đó Tư Có và hai tay du kích mang hai cây M-16 xuất hiện từ bìa rừng cao su theo con suối đi về phía nhà Ba Du. Lúc đó Ba Du đang đi trong hàng bắp để tỉa bỏ bớt những cái lá khô già và nhổ cỏ, nên từ bên ngoài nhìn vào chỉ thấy ngọn bắp lay động, đoán Ba Du đang ở trong đó, họ đi quanh về phía bờ hồ. Con Ki đang nằm trong sân thấy người lạ đến gần, nó đứng lên sủa dữ dội cho đến khi Tư Có và mấy tay du kích theo lối mòn nhỏ đi xa dần về khu rừng chồi.

Nam biết Ba Du đã quá quen với việc “thăm viếng” này của mấy tay du kích xã nhiều năm qua, nên cũng không muốn bước ra để xem có chuyện gì.
Thỉnh thoảng Ba Du ghé vào nhà cho anh con cá, hai người ngồi trên khúc gổ trước sân hút thuốc nói chuyện mưa gió, mùa màng …

Hôm nay, Ba Du nói công việc giúp sửa chửa nhà cho người quen ở xã bên kia và công việc ruộng rẩy đã xong, chỉ còn chờ đúng ngày là thu hoạch, hỏi anh ngày mai có đi đánh cá trên hồ, thì sáng mai ra chỗ cột xuồng sớm, chỉ cần đem thêm bình nước để uống, các thứ khác thì để Ba Du lo.

Chuyến đi đánh cá theo Ba Du dự định có thể đến chiều mới về, Nam nghe xong liền đồng ý với vẻ thích thú, ở một chỗ và cứ suy nghĩ đến một công việc hoài cũng chán. Theo Ba Du và chiếc xuồng phiêu lưu xa xa một ngày thì chắc cũng không uổng công, ở trong này cũng hơn ba tháng rồi mà anh cũng chỉ loanh quanh bờ hồ, và ra ngoài xã, chưa đi đâu xa.

Tối đó Nam chuẩn bị bình nước uống và mớ khoai luộc sẵn dành cho sáng mai.

Ra đến bờ hồ khi trời còn tờ mờ trong buổi sáng lành lạnh gió đông, Nam đã thấy Ba Du đội cái nón rách lụp sụp đang bỏ lưới, bình nước, tấm ni-lông che mưa vào lòng xuống, cây rựa được quấn vào tấm vải bố cũ kỹ nằm dưới tấm ván, thêm cây xiên cá bằng sắt ba ngạnh bỏ nằm dọc.

Con Ki đang đứng vẩy đuôi kế bên ông chủ của nó, khi thấy anh đến, nó vểnh tai lên nhìn chứ không còn gầm gừ và sủa, rồi đưa cái mủi vào ngửi ngửi hai ống quần bị thấm ướt khi anh lội bộ qua đám cỏ bị đọng sương xuống đêm qua.

Ba Du tháo xong sợi dây buộc, lên ngồi ở phía sau chiếc xuồng, Nam lên trước mủi lấy mái chèo và bắt đầu bơi ra ngoài hồ. Con Ki thấy chủ và chiếc xuồng sắp sửa đi, nó ngoan ngoãn chạy lên con dốc về nhà, không cần đợi Ba Du nhắc nhở.

Hai người đàn ông vung mái chèo đưa chiếc xuồng lướt đi dọc đám cỏ cây ven bờ còn say ngủ trong làn sương mai. Dòng nước mùa này tĩnh lặng, gần như không chuyển động, không như lúc mùa mưa đổ xuống, các con suối trong rừng sâu bị tràn ngập bởi những cơn lũ chảy ra hồ, làm dòng nước dồn về phía con đập ở hạ lưu, mực nước trong hồ có lúc dâng lên cao ngập bờ, nếu công nhân trực ngoài đập không kịp mở các cửa xả.

Hơi nước từ mặt hồ tỏa lên làm Nam thấy lạnh, anh sửa lại cái nón để tránh những cơn gió đông lạnh lẻo thổi thốc qua. Chiếc xuồng đã đi được khá xa và qua khỏi rẩy của Ba Du, cây cối ở đây mọc ra gần bờ nước, dây leo quấn quanh thân và nhánh cây tạo nên khung cảnh thiên nhiên rất hoang dả. Càng đi sâu vào bên trong, vùng đất chạy dần lên cao tạo thành các dãy đồi thấp nối tiếp, những thân cây to với bộ rể nổi vồng hẳn lên trên mặt đất, chen chúc với các tảng đá ở rải rác khắp nơi.

Thấp thoáng trong đám rừng chồi, tiếng kêu của những chim vang lên nghe rất lạ tai, thiên nhiên ở đây còn mang vẽ kỳ bí rờn rợn của những khu rừng già âm u.

Nam thấy bắt đầu nóng bừng lên vì hoạt động cả hai tay để chèo, phía sau lái Ba Du nói:

- Được hơn nửa đường rồi, chú Nam có mỏi thì nghỉ một chút và uống nước.

Anh bỏ mái chèo xuống, với tay lấy bình nước làm một ngụm nhỏ cho đỡ khát, Ba Du cũng đưa bình lên miệng cho dòng nước chảy qua cổ họng để hạ nhiệt, rồi tiếp tục khua mái chèo xuống mặt nước hồ trong xanh.

Nam ngồi quay lại đối diện với Ba Du, và lột bỏ cái nón trên đầu ra, thấy nước thấm vào bên trong xuồng khá nhiều, anh lấy cái lon nhỏ hắt nước ra ngoài, Ba Du nhìn cánh rừng bên kia hồ và nói với Nam:

-Đến chỗ rừng già rồi, mình bắt đầu chèo ngang hồ qua bờ bên kia, rồi đi thêm chút nửa là đến nơi!

Nam ngồi quay lại, chèo phụ với Ba Du ở phía sau đang lái chiếc xuồng băng ngang qua hồ nước, anh hỏi:

- Hồi đi lính, anh Ba có đi qua khu rừng này bao giờ chưa?

- Khu rừng này hồi đó là mật khu của mấy ông việt công, mỗi lần qua đây là có đánh nhau, bởi vậy bom đạn, mìn trong vùng này còn nhiều lắm
- Mấy ông việt cộng trong này là dân du kích hay bộ đội ngoài bắc vào anh Ba?

Ba Du lấy thuốc lá ra hút và đưa nó cho Nam:

- Có lúc đụng du kích, có lúc gặp bộ đội chủ lực từ biên giới Campuchia xâm nhập qua, đóng trong này thường là lính địa phương quân, nằm dọc biên giới là biệt động quân và biệt kích, khi cần phối hợp hành quân, lính biệt động quân tụi tui cũng về đây hổ trợ cho bộ binh, địa phương quân…

Hai người đàn ông ngồi trên chiếc xuồng đang lướt ra giữa hồ trông thật nhỏ bé giữa trời nước mênh mông. Mặt trời lên rỏ dần trên dảy đồi xanh mờ mờ xa ở phía đông, vài con diệc trắng siêng năng dậy sớm đang xoải cánh bay gần dảy gò đất nhỏ ven hồ. Ba Du phía sau lái chiếc xuồng gổ qua vùng đất thấp ngập nước, mọc đầy lau lách đang ngã nghiêng trong nắng sớm mai.

Nam nhìn phong cảnh đẹp như tranh của hồ nước giữa vùng núi rừng hoang vu, và nghĩ thật là khó tin vì những gì mình đang thấy.

Ba Du đã đi qua đây nhiều lần nên đọc được những ý nghĩ trong đầu của Nam:

- Hồ nước này con nhiều cảnh đẹp lắm, lúc nào rảnh công việc tui và chú Nam đi hết một vòng mấy chỗ đó cho biết

Tiến lên phía trên thêm vài trăm mét nửa, Ba Du lơi mái chèo để tốc độ chiếc xuồng chậm lại và nói với Nam:

- Tới chỗ rồi, nghĩ tay hút điếu thuốc đi rồi mình bắt đầu thả lưới

Anh ngồi phía trước nhả khói thuốc nhè nhè lên cao, nhìn vào bờ có trảng cỏ nhỏ xanh mọc lan ra đến gần mặt nước, vết đường mòn nhỏ chạy vô sâu bên trong dưới những tàn cây thưa và mất hút tại cửa rừng già. Ba Du hút xong điếu thuốc và lấy bình nước uống với vẻ khoan khoái của một người đã quá quen thuộc với cảnh rừng núi quanh đây.

Sợ Nam chưa quen cách đánh cá bằng lưới, Ba Du vừa bơi chầm chậm rồi lấy cuộn lưới thả từ từ xuống hồ, để những cái phao bằng mấy miếng cao su nằm trên dây lưới nổi lên đều trên mặt nước. Thả lưới xong và để chiếc xuồng trôi bập bềnh trên hồ, Nam và Ba Du ngồi hút thuốc, vừa theo dõi hàng phao để canh chừng xem có cá dính vào lưới thì đến gở.

Nam chỉ tay về phía lối mòn chạy từ bờ hồ vào bên trong đến cánh rừng già hỏi Ba Du:

- Con đường mòn chạy đó chạy đi về hướng biên giới phải không anh Ba?
- Ừ, theo con đường đó đi khoảng hai, ba tiếng thì gặp buôn của người S’tiêng, rồi từ cái buôn đó đi về hướng tây khoảng hơn hai mươi cây số nửa là đến Tống Lê Chân, cách biên giới khoảng chục cây!
- Hồi xưa nó là mật khu của mấy ông việt công?
- Toàn bộ các cánh rừng của tỉnh Bình Long chạy giáp biên giới và lên cao nguyên dãy Trường sơn là mật khu và nơi đóng quân của bộ đội bắc việt, còn phía VNCH thì đóng các tiền đồn, căn cứ đóng dọc theo biên giới.

Lúc còn chiến tranh, Nam nghe ba anh, ông chú và cậu trong gia đình nói chuyện đánh nhau trên các chiến trường miền trung, cao nguyên, xung quanh Saigon … có lúc các trận đánh ở dọc biên giới Miên thuộc các tỉnh Bình Long, Phước Long, Ban Mê Thuộc … diễn ra rất khốc liệt, được báo chí và mọi người nói đến hàng ngày.

Ký ức về chiến tranh của anh chỉ nhớ mập mờ đến đó, còn ở Saigon thì lính tráng đi công vụ hay về phép, Nam hay gặp họ lúc ra đường, có người thì mặc đồ xanh, có người mặc đồ rằn ri với nón bê-rê màu đỏ, xanh, nâu …

- Trước năm 75, anh Ba thường đóng quân ở vùng nào?

Ba Du nói với vẽ tự hào:

- Lính biệt động quân thì có mặt ở nhiều nơi, từ Quảng Trị cho đến Kiên Giang, Hà tiên, thường trong vùng rừng núi biên giới xa xôi, hẻo lánh vì họ thiện chiến và quen với lối đánh ở rừng núi.

Mải ngồi nói chuyện cuộc chiến ngày xưa, cả Nam và Ba Du không để mắt theo dõi hàng phao trên lưới, có mấy cái bị cá dính lưới lôi ra phía ngoài. Cả hai chèo xuồng đến gần rồi nắm dây phao kéo lên, hai con cá mè to bị mắc cái đầu và vùng vẩy trên những ô lưới cước, Ba Du khéo léo gở ra và thảy vào lòng xuồng.

Bơi dọc theo hàng phao, Nam bắt thêm vài con cá rô, địa điểm trên hồ này có vẻ ngon lành, mới thả lưới khoảng hai mươi phút mà số cá bắt được cũng kha khá.

- Vô bờ ngồi nghỉ cho khỏe – Ba Du chèo chiếc xuồng lướt qua đám cỏ lau tiến vào gần bờ.

Nam bước qua vùng cỏ thấp lên chỗ có gò đất cao, nhìn lối mòn do những bước chân người đi qua lại sau bao năm tháng, tạo nên con đường nhỏ chạy ngoằn ngoèo vào cánh rừng, cỏ cây mọc ven hai bên đường cứ chực chờ phủ kín nó.

Thiên nhiên ở đây rất đẹp nhưng mang vẻ hoang vu, khắc nghiệt, bất cứ sinh vật nào ngã xuống đất đều bị cái màn xanh rậm rạp của cây rừng và vô số những con côn trùng nhào đến ăn tươi, nuốt sống, qua vài mùa mưa rừng, là thân xác biến mất, mọi thứ lại trở về với lòng đất.

Ba Du ở phía sau cặm mái chèo xuống bờ đất và cột dây xuồng, tay cầm theo cây xiên cá và bình nước ra gò đất ngồi hút thuốc.

Mặt trời ẩn trong lớp mây bàng bạc trên cao, những cơn gió lành lạnh thổi từ những cánh rừng cao nguyên qua những dãy đồi len lỏi về đây, rồi chạy lướt qua mặt hồ nước.

Ngồi nghỉ một lúc, Ba Du rủ Nam đi lại chỗ có nhiều cây cỏ, lau lách gần đó, ở đây có bải đất lài lài ngập nước và mực nước không sâu, chừng dưới phân nửa đầu gối.

Cầm chặt cây xiên cá trong tay, Ba Du đi chầm chậm và quan sát quanh những bụi cỏ rậm rạp:

- Cá trong chỗ này vắng vẽ nên rất dạn dĩ, hay bơi vô gần bờ kiếm ăn.

Đám cò, diệc hôm nay thấy có người đang bên dưới bải đất ngập nước, không dám đáp xuống chỗ quen thuộc, nên bay xa về phía dưới kiếm ăn.

Ba Du nhanh tay phóng cây xiên ba ngạnh vào bụi cỏ, gần những lá súng tròn mọc đặc kín trên mặt nước. Ở đầu cây xiên nước bị khuấy mạnh, Ba Du ấn chặt nó xuống đáy bùn bên dưới, và thận trọng quan sát:

- Chắc dính rắn ri cá hay ri voi rồi chú Nam, chiều nay về có mồi rồi lai rai – nhìn Nam cười vui vẽ Ba Du từ từ rút cây xiên lên, nắm phía sau cái đầu con rắn nước to cỡ hai, ba ký. Nam đến chỗ chiếc xuồng lấy cái bao vải cũ, dùng tay bóp mạnh cổ nó và nhanh nhẹn bỏ gọn vào bên trong.

Những loài rắn nước này không có nọc độc, nhưng có hàm răng sắc bén nên cú đớp của nó rất đau, nhưng thịt rất thơm ngon, làm mồi lai rai thì rất “bắt”.
Bắt xong con rắn, cả hai tiếp tục đi hết một vòng bải bùn cát bị ngập nước như cái ao nhỏ. Nam bẻ một mớ cọng súng mập mạp tươi ngon, dùng nó nấu với canh chua thì tuyệt.

Trở lại chiếc xuồng, Nam và Ba Du chèo ra chỗ mấy cái phao đang trôi dạt trên mặt hồ, anh nhanh lẹ kéo lưới lên bỏ vào khoang xuồng vì sợ làm xổng con cá chép to mắc lưới, đang vùng vẩy kịch liệt, Ba Du cũng dừng tay chèo, kéo toàn bộ lưới đang có cá, rồi nhắc lên khỏi mặt nước bỏ vào xuồng.

Nhìn đám cá nằm lẩn lộn trong lưới, cả hai nhìn nhau cười vui vẽ, chưa hết buổi sáng mà được hơn chục con cá chép, mè, rô … bao nhiêu đó ăn cũng phải được bốn năm ngày, lại còn thêm con rắn ri voi to nửa chứ.

- Chuẩn bị đi về chú Nam - Ba Du phấn khởi nói.

Chợt Ba Du nhìn về hướng người đàn ông đi từ trong phía cánh rừng già theo con đường ra bờ hồ, Nam nhìn màu da đen của ông ta, lưng mang gùi, tay cầm rựa nên đoán là dân Thượng trong các buôn làng gần đây, khoác bên ngoài là cái áo kaki xám và quần lính cũ bạc màu, dáng đi rất nhanh nhẹ, nhưng không rỏ là ông ta đi đâu ra ngoài bờ hồ này.

Lái chiếc xuồng đi chậm vào bờ, đôi mắt Ba Du nhìn người đàn ông đang đi về phía họ, khi ông ta ra đến nơi, Ba Du mỉm cười nói:

- Điểu Sơn ở trong buôn Bù Đon, tui có quen mấy người S’tiêng trong đó

Người đàn ông đứng trên bờ hồ cười với Ba Du và nhìn Nam gật đầu:

- Đánh được nhiều cá không Ba Du?
- Ờ, cũng được kha khá, khỏe không Điểu Sơn, mùa rẩy năm nay ra sao, Điểu Rút và buôn vẩn khỏe hả?
- Tàm tạm thôi, mọi người vẩn khỏe, hôm nào Ba Du vô buôn chơi nghe.

Ba Du cầm hai con cá to lên:

- Cái này cho Điểu Sơn đem về nghe, chừng vài ba hôm nửa rảnh công việc ngoài rẩy, tui sẽ vô
- Cám ơn nhiều nghe Ba Du
- Bây giờ đi thăm bẩy hay đi đâu?
- Ừ, đang đi thăm mấy cái bẩy đặt tối qua, nhìn ra xa xa thấy chiếc xuồng của anh nên đi ra đây

Ba Du nhìn Nam:

- Đây là chú Nam hàng xóm của tui ngoài đó, mới ở thành phố lên đây làm rẩy

Điểu Sơn nhìn anh gật đầu và cười thân thiện:

- Hôm nào Ba Du vô buôn nhớ dẩn chú Nam vô trong đó uống rượu cần, ăn thịt trâu

Ba Du và Nam cười và đưa tay chào tạm biệt, chiếc xuồng quay mủi bơi về phía hạ lưu. Hai người đàn ông đẩy mạnh mái chèo cho nó lướt nhanh trên hồ, ánh nắng mặt trời mùa đông yếu ớt chiếu ngay đỉnh đầu. Để Ba Du ngồi phía sau lèo lái, Nam xuống gở đám cá còn dính trong lưới bỏ vào khoang xuồng xâm xấp nước.

Uống thêm ngụm nước, anh trở lại mủi xuồng, Ba Du cũng đang chèo mạnh đẩy chiếc xuồng ngang qua mặt hồ về lại đường cũ, qua đến bờ hồ bên này, Nam lơi nhẹ tay chèo:

- Anh Ba quen mấy người Thượng đó lâu chưa?

Ba Du im lặng, đưa mái chèo khua nước nghe róc rách rồi trả lời:

- Cũng lâu rồi, từ trước năm 75, buôn của Điểu Sơn, Điểu Rút đã có ở vùng này từ thời Pháp, sau này đến thời VNCH, buôn làng của họ vẩn ở đó, họ được chính phủ giúp đỡ và sau này người Mỹ cũng đến giúp làm đường xá, trường học, trạm xá … và huấn luyện quân sự, trang bị súng đạn để họ bảo vệ buôn làng
- Họ có phải đi lính như mọi người Việt không?
- Thường là do họ tự nguyện, ban đầu họ vô lực lượng chiến đấu do người Mỹ huấn luyện và tổ chức để chống lại du kích ngoài đó xâm nhập phá hoại

Nam thắc mắc:

- Vậy họ không phải là lính VNCH?
- Người Mỹ huấn luyện, trang bị súng đạn, vũ khí và cả trả lương cho lực lượng này, khu vực hành quân của họ là dọc các con đường mòn, xâm nhập vô các mật khu của việt công để theo dõi tình hình, vì họ rất giỏi đi rừng và biết rỏ địa bàn, rồi về báo cáo lại cho cố vấn Mỹ, sau này khi Mỹ rút đi, đa số họ tình nguyện vào lính biệt động quân nên vì vậy tui quen biết Điểu Sơn, Điểu Rút.

Về đến bờ hồ gần nhà, Ba Du nhảy lên cột dây xuồng vào bụi cây rồi cùng Nam dọn lưới, dụng cụ và cầm mớ cá vừa đánh bắt được đi lên con dốc về nhà.
Con Ki nghe tiếng ông chủ của nó về, liền chạy ra khỏi nhà vẩy đuôi mừng tíu tít sủa vang. Ba Du chỉ cho Nam cái thùng phuy sắt nhỏ ở phía sau nhà, bên trong có nước thường dùng để trữ cá sống mỗi lần đi đánh bắt về. Thấy đàn gà đang tụ lại phía trước sân, Ba Du đến cái ống lồ ô to ở góc bếp, thò tay bốc nắm bắp rải ra bên hông nhà, mấy con gà chạy đến tranh nhau ăn, kêu quang quác.

Uống thêm cốc nước cho đã cơn khát, Nam ngồi nghĩ trên tấm phản, đôi mắt hướng về phía căn nhà của mình giữa màu xanh của nương rẩy, cây rừng, Ba Du nói:

- Trưa nay mình làm món rắn ri voi hầm sả, xào lăng, chú Nam ra hái dùm rau, ớt và thêm mấy củ sả

Ba Du nhanh tay xách cái túi đựng con rắn ra phía sau, lấy cái rựa chặt bỏ đầu và bắt đầu làm bếp. Thấy bụi chuối sau nhà trổ cái bắp non, Ba Du nói anh hái luôn vô để chút nửa làm món gỏi, chà mới nghe thực đơn của người đầu bếp từng mặc áo lính rừng ngày xưa này, Nam đã thấy cơn đói tấn công dồn dập.

Làm xong mấy thứ Ba Du nhờ, Nam chất củi vào bếp lửa “dã chiến” kê bằng ba hòn đá rồi nhóm lửa, Ba Du nhờ anh nhóm thêm cái bếp nhỏ kế bên để nấu mấy món thịt rắn cho nhanh.

Nam cười và suy nghĩ, sống ở rừng núi trong thời buổi cả nước ăn “bo bo, khoai mì, khoai lang”, lại được thưởng thức nhiều món của rừng núi, mà nhiều người ở Saigon cũng không mơ thấy nổi, được như vậy cũng sướng.

Anh hỏi Ba Du:

- Bên nhà anh Ba còn rượu không, tui về nhà lấy bình còn hơn lít rượu qua uống
- Chú Nam khỏi phải về lấy chi cho thêm mệt, hôm trước sửa nhà cho ông bạn cũ ở xã bên kia hồ xong, có cho tui một bầu rượu ngâm mít uống ngon lắm.
Rất thiện nghệ, một mình Ba Du xào nấu trên hai cái bếp dã chiến. Nam ngồi duỗi chân trên cái phản tre và dựa vào vách căn chòi hút thuốc lá, nhìn hồ nước qua cái cửa sổ nhỏ bên hông nhà.

Mọi vật như đang chìm đắm vào giấc ngủ trưa, tiếng chim kêu từ hàng cây mọc bên bờ hồ, và trong đám rừng chồi vọng ra nghe thật xa vắng.

Suy nghĩ của anh lại quay trở về với hai thùng đồ cổ đang nằm đâu đó dưới lòng hồ sâu, giấc mơ tìm thấy nó có vẻ thật xa vời. Không biết là anh có hoài phí thời gian, công sức vì câu chuyện người quản gia đồn điền đã kể sáu, bẩy năm về trước. Tại sao ông ta biết chắc là có, nhưng lại không đi tìm nó, hai cái thùng đó là một gia tài lớn đó chứ, nó có thể làm thay đổi cả thân phận và đời người!

Nam nhớ có những lúc gia đình muốn cho anh đi vượt biên, nhưng số vàng lên đến gần chục cây của người tổ chức đưa ra cho mỗi người tham gia làm cho gia đình anh không kham nổi. Sau đó họ đi trót lọt làm Nam hết sức buồn, ba anh chỉ biết lặng lẻ nhìn con trai mình lủi thủi đi kiếm việc làm để có tiêu chuẩn lương thực gạo, bắp, bo bo … nuôi gia đình.

- Nhớ nhà hả chú Nam - Ba Du cười và hỏi đột ngột làm anh giật mình
- Ờ đâu có gì anh Ba …
- Xong rồi chuẩn bị nhậu đi

Nam xuống phụ dọn chén dĩa và các món được Ba Du ra công sức, tài nghệ xào nấu lên phản tre, nơi ngồi nhậu tốt nhất là ở đây.

Ba Du đến cái kệ gổ dọc vách nhà, gần bếp lấy xuống hai cái bầu rượu có vỏ bên ngoài đen bóng và hai cái ly nhỏ.

- Sửa nhà xong, ông bạn già bên đó cho hai lít rượu ngâm mít và chuối hột, uống cái này không bị nhức đầu!

Ba Du rút cái nút bằng lá chuối khô đóng chặt ở miệng bầu và rót vào hai cái ly, hai người im lặng uống loại rượu ngâm có vàng vàng, mùi thơm nhẹ, ngọt dịu. Nam thưởng thức món gỏi và xào lăng rồi khen:

- Ngon quá, anh Ba làm mấy món này không thua mấy quán ở Saigon!

Ba Du đưa ly rượu lên uống một mình, nhậu với Ba Du không lo bị ép uống như mấy thằng bạn dưới thành phố, nên anh thấy dễ chịu và thích phong cách đó hơn.

- Hồi đi lính biệt động quân có nhậu dữ không anh Ba?
- Có, nhưng tùy lúc và tùy người, khi nào về hậu cứ không bị trực, gác thì lai rai rồi về ngủ, tui chỉ nhậu với mấy người bạn thân, không bắt ép ai uống đến gục tại chỗ …

Nam biết biệt động quân là binh chủng đánh nhau rất gan lì, họ không biết sợ, về thành phố, một số quan niệm “sống nay, chết mai” nên khi uống rượu vào, họ say sưa, quậy phá làm người dân thành phố Saigon đôi lúc cũng sợ sệt, e dè khi gặp họ.

Nhưng từ ngày quen biết Ba Du, anh thấy phong cách sống của Ba Du rất khác, nói chuyện với anh và người khác rất đàng hoàng, đôi lúc có thể nói là lịch lảm mặc dù trên người là bộ quần áo nông dân cũ rách. Có lẻ tác phong quân đội và nền tảng gia đình làm cho người lính miền nam được người dân yêu mến, trừ mấy ông việt cộng.

Hơi men lâng lâng, Nam lại thích hỏi về đời lính chiến của Ba Du:

- Trong đời lính có trận đánh nào mà anh Ba thấy dử dội và nổi tiếng nhất?

Ba Du nhìn anh như vừa đánh giá, vừa tìm hiểu, trầm ngâm một lúc như để hồi tưởng lại quá khứ của những ngày hành quân khắp bốn vùng chiến thuật, những lúc nằm giữa rừng sâu âm u với cái chết đeo bám quanh mình, những ngày tiền đồn bị bao vây, pháo kích, Ba Du chậm rải nói:

- Tiểu đoàn của tui có nhiều trận đánh nhau lớn với việt cộng ở khắp các vùng chiến thuật, từ rừng núi cao nguyên xuống đến đồng bằng miền tây, rồi quanh Saigon, những trận đánh ở vùng núi rừng dọc theo biên giới ở các tiền đồn đóng quân là dử dội nhất …

Ba Du ngừng lại gắp miếng gỏi chấm vào chén nước mắm cay nồng đưa lên miệng nhai chầm chậm và nhấp ly rượu:

- Trận đánh gay go, nổi tiếng nhất của tiểu đoàn là trận Tống Lê Chân, và sau đó một thời gian ngắn là miền nam sụp đổ

Ba Du ngưng vài phút và lấy thuốc lá ra hút:

- Năm 1970 tui nhập ngủ, sau khi được huấn luyện ở quân trường, tui gia nhập tiểu đoàn 31 Biệt Động Quân, rồi từ đó bắt đầu những ngày hành quân đi khắp bốn quân khu, tiểu đoàn 31 tham gia những trận đánh lớn ở Ba Thu, Mỏ Vẹt, Svay Riêng, Krek … trên đất Miên, đầu năm 72 tôi bị thương vì mảnh pháo trúng vai nên phải nằm điều trị ở quân y viện mất mấy tháng, sau khi bình phục tui được bổ sung về tiểu đoàn 92 tân lập để trấn giữ tiền đồn Tống Lê Chân ở tỉnh Bình Long, tiền đồn này nằm ngay vị trí chiến lược hiểm yếu trên tuyến đường chuyển quân xâm nhập từ các mật khu vào An Lộc, Bình Dương về hướng Saigon, nên việt cộng quyết xóa sổ căn cứ, chỉ huy tiểu đoàn lúc đó là thiếu tá Ngôn, một sĩ quan chỉ huy trẻ và gan dạ, trong khi các căn cứ khác dọc biên giói phải rút đi vì bị pháo kích và tấn công, gây áp lực, nhưng căn cứ Tống Lê Chân và tiểu đoàn quyết ở lại tử thủ, lúc đó anh em binh sĩ người S’tiêng cũng khá đông.

Nam cắt ngang câu chuyện hỏi:

- Điểu Sơn cũng có mặt ở Tống Lê Chân?

Đưa điếu thuốc lá lên môi rít nhẹ và thở ra chậm rải, Ba Du gật đầu:

- Điểu Sơn, Điểu Rút, Điểu Chắt và một số binh sĩ người Miên, M’nông… đều ở lại với tiểu đoàn, lúc đó người Mỹ đã có ý định bỏ Miền Nam vì áp lực của các cuộc biểu tình trong nước, việt cộng biết được sự yếu kém này của người Mỹ khi cắt viện trợ cho VNCH, nên họ đưa quân chủ lực đến bao vây và đánh vào căn cứ, và nghĩ là sẽ tiêu diệt tiểu đoàn 92 trong thời gian ngắn, nhưng cấp chỉ huy của tiểu đoàn là các sĩ quan gan lì và căn cứ được xây dựng rất chắc chắn, nên các đợt tấn công ào ạt ban đầu bị đánh tan, việt cộng xoay qua dùng pháo lớn nhỏ bắn phá ngày đêm để làm mất tinh thần và gây tổn thất cho tiểu đoàn, nhưng căn cứ vẩn đứng vững tháng này qua tháng khác, đa số thời gian lính sống trong giao thông hào, lô cốt được xây trong căn cứ …

Nam cầm ly cụng và gắp một khúc rắn ri voi xào lăng vào chén của Ba Du.

- Từ đó Tống Lê Chân là tiền đồn nằm chơ vơ một mình giữa vùng rừng sâu biên giới, những tháng, ngày mưa rừng về đêm nhớ gia đình và Saigon nhiều lắm, mà vẩn phải tỉnh táo canh phòng việt cộng bò vô đánh đặc công, hay đánh “biển người”, tiếp tế lương thực, súng đạn … bằng máy bay hoặc thả dù, nhưng cũng khó khăn vì súng phòng không dầy đặc, thiếu thốn đủ thứ và người bị thương không đưa ra được, nhưng tinh thần tiểu đoàn vẩn cao, việt cộng tràn lên nhiều lần nhưng đều bị thiệt hại nặng, phải rút ra và pháo vô căn cứ dữ dội hơn, sau một thời gian có thêm một số anh em bên không quân bay vào tiếp tế, tải thương bị bắn rơi, họ may mắn sống sót nên ở lại căn cứ. Qua hết năm 73, sau khi ký kết xong hiệp định hòa bình, người Mỹ bắt đầu rút hẳn khỏi Miền Nam, còn việt cộng vẩn bao vây Tống Lê Chân chứ không rút đi, thiếu viện trợ Miền Nam ngày càng yếu, trong lúc đó việt cộng nhận lại được viện trợ tối đa từ các nước cộng sản khác nên mạnh lên và quyết tiêu diệt các căn cứ, tiền đồn nào cản chân họ …

- Lúc đó Tống Lê Chân có còn được yểm trợ không anh Ba?
- Có, nhưng yếu dần, phần vì không được bổ sung quân số, súng đạn, lương thực … nhưng tiểu đoàn vẩn ở lại và đánh trả các cuộc tấn công càng lúc càng dồn dập, ủy ban giám sát quốc tế coi như không có, cuối cùng đến khoảng tháng 4/ 1974, tiểu đoàn trưởng âm thầm ra lệnh toàn bộ lính và thương binh của tiểu đoàn rút ra khỏi căn cứ về đến An Lộc an toàn, làm ngạc nhiên tất cả các cấp tướng tá chỉ huy và cố vấn Mỹ, vì tiểu đoàn đã đánh nhau với lực lượng việt cộng đông hơn gấp nhiều lần, tử thủ hơn một năm trời và làm vang danh biệt động quân VNCH!

Nam thấy được niểm kiêu hãnh và tiếc nuối qua giọng nói của Ba Du, anh thấy cảm phục người lính miền nam, họ đã chiến đấu can trường, dũng mảnh, rất xứng với bộ quân phục và huy hiệu họ mang trên vai.

Ba Du uống thêm ly rượu giọng trầm trầm:

- Sau đó, tiểu đoàn về đóng ở Bình Dương và hành quân bảo vệ Saigon cùng các vùng lân cận cho đến ngày 30/4 mới tan rả …

Ba Du có vẻ buồn, hút thuốc liên tục, con Ki đang nằm gần cửa nhà, nó ngóc đầu nhìn Ba Du và Nam như nghe ngóng câu chuyện của chủ nó. Nam thấy nó ngoan, không chạy lăng xăng hay sủa ồn ào xin ăn, anh lấy một miếng to bỏ xuống cho nó.

Trong bầu đã cạn sạch đến đáy khi Nam dốc rượu vào hai cái ly, Ba Du rút nút lá chuối cái bầu rượu kia ra uống tiếp, hôm nay mồi nhậu quá ngon. Nam uống cạn ly rượu mới rót:

- Sau ngày 30/4 có gặp lại mấy ông bạn cũ không anh Ba?
- Bạn bè cũ đôi khi cũng có gặp nhau ở Saigon, đa số gặp cuộc sống khó khăn, sĩ quan chỉ huy bị đi học tập, lâu lâu nghe anh em có người vượt biên thóat, thấy vừa vui, nhưng cũng buồn.

Ba Du bổng đổi đề tài nói chuyện, nhìn Nam cười cười:

- Chú Nam không vượt biên hả?
- Ồ, có vàng đâu mà đi anh Ba, mấy người quen ở dưới Saigon tổ chức kêu tham gia nhưng ở nhà không có cây vàng nào nên đành thôi, thấy ở Saigon bây giờ ai cũng muốn vượt biên ra nước ngoài …
-Bạn bè và người quen của tui cũng rủ nhau đóng tàu, nhưng cũng không đủ số cây như bên tổ chức họ yêu cầu nên rồi cũng bỏ dở …

Ba Du trầm ngâm nhìn ra hồ nước, mặt trời đã lặng về hướng tây trên vùng rừng núi biên giới xa xa, nhớ gia đình và bà mẹ già, cậu con trai nhỏ, và đứa em sống trong cái xóm nhỏ ở Gò Vấp gần đường rầy.

Mơ về một tương lai tươi sáng ở đất nước này bây giờ có vẻ xa vời, ngày nào còn ở đây là chịu cảnh nghèo đói, bất công, Ba Du nhận định:

- Nếu còn sống ở xứ này chắc không có hi vọng gì, dân Saigon vượt biên ra nước ngoài tìm tương lai là vì vậy …

Lần đầu tiên từ lúc quen nhau, hai người đàn ông là hàng xóm, sống trong rừng núi cô quạnh, mới thổ lộ cho nhau biết một phần những suy nghĩ, và ước vọng trong cuộc đời mình.

Ba Du cũng nhận thấy người hàng xóm trẻ tuổi này cũng dể mến, nói năng lễ phép, rất hiểu và đồng cảm với những người lính Miền Nam sau ngày thất trận.
Đối với Ba Du đó là niềm đau rất lớn và nó luôn ở trong tim của một người lính đã hết mình vì đất nước, rồi cuối cùng nhìn thấy những gì mình chiến đấu bảo vệ bị sụp đổ.

Từ đó Ba Du rất ít kể cho ai nghe về đời lính của mình, chỉ khi gặp lại bạn bè cũ trong tiểu đoàn hay những người quen biết trước đây, Ba Du mới đôi lúc tâm sự.

Nam ngồi nghe với vẽ tư lự, anh thấy mình may mắn vì ở nơi xa xôi này mà có người hàng xóm tốt như Ba Du, tính tình rộng rải, trầm tỉnh. Vì vậy không biết có nên chia sẽ bí mật về hai thùng đồ cổ với Ba Du không, tâm trí Nam lại bị giằng co về chuyện này.

Một người từng trải như Ba Du nghĩ gì khi nghe một chàng trai còn trẻ nói về “kho tàng đồ cổ”, nghe sao nó lớn lao quá, liệu có đáng tin không, anh biết người có tính thận trọng như Ba Du, ít khi tin tưởng vào điều gì đó có vẻ không thực tế, thiếu nền tảng khoa học.

Nhìn thấy cái thúng đựng mấy trái bắp đầu mùa tươi ngon còn lớp vỏ xanh, Nam đến gần:

- Bắp mới hái hôm trước hả anh Ba?
- Thấy ngon hái xuống định hôm nào luộc ăn, chú Nam lấy ba, bốn trái bỏ nồi nước luộc đi, thay cơm chiều luôn, chút về nhà khỏi nấu!

Hai người cùng cười, anh tước bớt vỏ rồi lấy cái nồi thêm nước, bỏ bắp vô và nổi lửa trên cái bếp còn mấy cục than to đang còn âm ỉ.

Ba Du nhìn ngọn lửa cháy bừng bùng có vẻ sảng khoái, kêu Nam bỏ đó qua phản tre ngồi uống tiếp. Con rắn ri voi to quá, làm thành ba món đầy ú, nhưng sức ăn của hai người đàn ông cũng đáng nể nên mấy dĩa mồi cũng vơi nhiều.

Con Ki hôm nay được Ba Du và Nam “thưởng công” vì giữ nhà giỏi, lúc Ba Du đi vắng, nó loanh quanh từ sân trước ra phía sau như một ông quản gia tận tâm với công việc, Nam kêu:

- Ki, đến đây!

Nghe kêu tên, nó chạy đến gần và ngoe nguẩy cái đuôi, anh gắp cho nó khúc thịt rắn bỏ vào cái tô mẻ dưới đất, nó đến ăn ngon lành.

- Anh Ba, hôm nào kiếm xin con chó về nuôi ở nhà tôi bên đó nhé
-Ừ, được chú Nam, vài ngày nửa rảnh qua ông bạn già ở xã bên kia hồ, nhà ổng có bầy chó con mới đẻ cũng được gần tháng, xin một con chó nhỏ về nuôi được rồi!


(còn tiếp)