Remember ?

kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Tựa Đề: Nhớ về một Chiến sĩ tài hoa : Tướng Nguyễn Văn Minh

  1. #1
    Moderator
    Longhai's Avatar
    Status : Longhai v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Mar 2009
    Posts: 3,036
    Thanks: 0
    Thanked 24 Times in 8 Posts

    Default Nhớ về một Chiến sĩ tài hoa : Tướng Nguyễn Văn Minh

    Nhớ về một Chiến sĩ tài hoa : Tướng Nguyễn Văn Minh

    Anh Phương Trần Văn Ngà


    Sau những ngày nghỉ phép mãn khóa 13 Thủ Ðức, một Chuẩn úy, từ Sài Gòn đi xe đò về Tỉnh lỵ Bạc Liêu trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, đầu tháng 1 năm 1963. Ngày xa xưa ấy, nay đã qua hơn 43 năm.

    Sư Ðoàn 21 Bộ Binh có 3 Trung đoàn cơ hữu : 31, 32, 33. Tôi may mắn được thuyên chuyển về Trung Ðoàn 33, Bộ Chỉ Huy đang đóng ở thành lính Gạt (Garde - Vietnam Sud), phía sau Tòa Hành Chánh và khám lớn Châu Ðốc. Thật là hạnh phúc, cơ hội bằng vàng, tôi được về lại nơi sinh trưởng và nơi đi dạy học đầu tiên của mình đúng vào những ngày giáp Tết Nguyên Ðán.

    Trong nhóm 13 Sĩ quan mới ra trường về trình diện Trung Ðoàn 33, con số 13 lại đeo đuổi, không phải là con số xui xẻo mà con số hên cho cá nhân tôi. Chúng tôi, gồm có 3 khóa : 13 Thủ Ðức, 16 Ðà Lạt và 3 Nha Trang. Khóa 16 Ðà Lạt, Sĩ quan hiện dịch đeo lon Thiếu úy, khóa 13 Thủ Ðức quy tụ hầu hết là những thanh niên vào hạng tuổi tổng động viên, ra trường với cấp bậc Chuẩn úy trừ bị và khóa 3 Nha Trang ra trường cũng cấp Chuẩn úy, nhưng ngạch Hiện Dịch (gồm những Hạ sĩ quan ưu tú được tuyển chọn học khóa Sĩ quan đặc biệt này). Cả 3 khóa đều được chính Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đặt tên là Khóa Ấp Chiến Lược và đích thân tổng thống đến chủ tọa lễ mãn khóa liên tiếp từ giữa tháng 12 đến ngày 28 tháng 12 năm 1962 là lễ tốt nghiệp của khóa 13 Thủ Ðức, thời Ðại Tá Lam Sơn Phan Ðình Thứ giữ chức chỉ huy trưởng; Trung Tá Vĩnh Lộc, chỉ huy phó; Thiếu Tá Ðồng Văn Khuyên, giám đốc huấn luyện (?). Sau 3 vị này đều là Tướng lãnh mà mọi Quân nhân hình như đều nghe tên biết tiếng.

    Trong cái rủi lại có cái may, như chuyện tái ông mất ngựa, khi trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 BB, mất hơn 1 tuần mới biết mình về Trung đoàn nào và còn đợi xe của đơn vị đi công tác đến đón. Nhân cơ hội chờ đợi, tôi cùng vài anh em, chiều thường thả bộ “bát phố” của cái xứ “dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.” Cơ may, tôi gặp lại vài cô nữ sinh của trường Trung Tiểu Học Phước Kiến ở số 266 đại lộ Khổng Tử - Chợ Lớn mà tôi có dịp làm Giám học về các môn dạy Việt Ngữ, nơi mà nhiều Sĩ quan cấp Tá chết và bị thương do phi cơ trực thăng phe ta bắn nhằm phe mình trong vụ VC tổng tấn công Tết Mậu Thân, năm 1968.

    Cùng đánh vũ cầu với các em nữ sinh gốc người Hoa đã từng học với tôi ở trường Phước Kiến, mãi lo chạy theo một đường cầu, chẳng may, bị sụp ổ gà, cổ bàn chân trái bị trẹo gân và sau đó sưng phù. Cái bàn chân trái bị phù, không mang giày được, dù mặc Quân phục số 2, thắt cà vạt đen và đội Cát-két nghiêm túc lại kéo lê đôi dép, không giống ai khi trình diện Ðại Tá Tư Lệnh Bùi Hữu Nhơn. Lúc về trình diện Thiếu Tá Trung Ðoàn Trưởng Nguyễn Văn Thanh cũng mặc Quân phục vàng số 2 mà đi dép, chẳng giống con giáp nào. Có lẽ vì lý do đó, tôi được giữ lại đại đội trọng pháo của trung đoàn và mấy tháng sau lại nắm chức vụ trưởng Ban 5 của Trung đoàn (sau này, gọi là Phụ Tá Chiến Tranh Chính Trị Trung Ðoàn), còn 12 Sĩ quan khác được chia đều mỗi Tiểu đoàn 4 người.

    Ngay chiều ngày trình diện và nhận nhiệm vụ tại Trung Ðoàn 33 đang đóng quân ở Châu Ðốc cũng là dịp đầu tiên tôi được gặp Trung tá tỉnh trưởng An Giang, Nguyễn Văn Minh, tuổi đời rất trẻ mới trên tam thập nhi lập. Trung tá Tỉnh trưởng đến thăm Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 33, đơn vị này mới di chuyển về Châu Ðốc và cũng cận ngày Tết Nguyên Ðán năm 1963. Lý do Trung Ðoàn 33 BB về Châu Ðốc (lúc bấy giờ tỉnh Châu Ðốc bị sáp nhập vào tỉnh Long Xuyên, thành tỉnh mới An Giang) vì trước đó chừng 1 tuần, nhà máy điện của Thị xã Châu Ðốc bị đặc công CS đặt chất nổ phá hủy.

    Trung Tá Nguyễn Văn Minh, vóc dáng trung bình, nghĩa là không cao lắm, không mập, không ốm, có làn da trắng khỏe mạnh, chân mày dày rậm, mũi cao, đôi mắt rất sáng có nhiều “power” khi nhìn người khác. Ông nói mau, nhỏ tiếng và rất bặt thiệp với tất cả mọi người, đặc biệt với cấp dưới, ông rất vui vẻ bắt tay, làm thân, hỏi thăm chuyện này chuyện nọ cởi mở và thoải mái. Cái tính chất nhạy bén, mềm mỏng, khéo léo và chinh tâm vi thượng sách từ cấp nhỏ, đàn em đến thượng cấp của Trung Tá Nguyễn Văn Minh trước sau như một.

    Từ ngày tôi biết lần đầu khi ông còn là Trung tá cho đến khi ông là Tướng 3 sao tư lệnh Quân Ðoàn 3 & Quân Khu 3 kiêm đại biểu Chính phủ miền Ðông, cung cách giao tế của ông không thay đổi. Những tháng ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm trở lại chức Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô kiêm tổng trấn Sài Gòn -Gia Ðịnh thay thế Phó Ðô Ðốc Chung Tấn Cang và đô đốc trở về giữ chức tư lệnh Hải Quân.

    Phong cách của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đối với mọi người vẫn như xưa, nhưng thời điểm dầu sôi lửa bỏng này, những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam, ông ít nói hơn trước và gương mặt luôn đăm chiêu suy nghĩ. Lúc bấy giờ tôi là Thiếu tá trưởng phòng Tâm Lý Chiến Biệt Khu Thủ Ðô nên có nhiều dịp họp tham mưu, gần gũi ông thường xuyên hơn.

    Ăn xong cái Tết Nguyên Ðán năm 1963 tại Châu Ðốc, Trung Ðoàn 33 BB được lệnh di chuyển Bộ Chỉ Huy về Thị xã Long Xuyên, đóng trong một căn cứ, cạnh cầu Hoàng Diệu, ngang hông trường Trung học Thoại Ngọc Hầu, trường Trung học lớn nhất của tỉnh An Giang. Nhiều năm sau, khi BCH Trung Ðoàn 33 di chuyển về thị xã Sóc Trăng, khu Quân sự này trở thành Quân Y Viện Long Xuyên cho đến ngày 30 tháng 4, 1975.

    Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn ổn định cơ ngơi mới, Trung tá Tỉnh trưởng lại đến thăm viếng xã giao Trung đoàn trưởng và Bộ Chỉ Huy, cùng đi với ông có Thiếu Tá Trần Chí Thẩm và Thiếu Tá Nguyễn Văn Bê là phụ tá đắc lực của Trung tá tỉnh trưởng An Giang về Nội An và chỉ huy các đơn vị Bảo An của tỉnh.

    Thiếu tá Trung đoàn trưởng 33 trình bày về 3 Tiểu đoàn cơ hữu đang hành quân ở 3 tỉnh gần An Giang, Trung tá tỉnh trưởng hỏi Trung đoàn cần gì thì ông sẽ giúp và giúp thật tình. Ông còn mời Thiếu tá Trung đoàn trưởng và BCH Trung Ðoàn đến Tòa Hành Chánh tỉnh để nghe ông trình bày tỉ mỉ về mọi vấn đề quân sự, an ninh, tình báo, các khu trù mật, dinh điền của tỉnh… và kế hoạch đào con kinh mới nối liền với con kinh số 1 ở Quận Tri Tôn (vùng Thất Sơn), vòng qua núi Tượng, tức là xã Ba Chúc của tỉnh Châu Ðốc cũ để nối liền với kinh Vĩnh Tế (từ tỉnh lỵ Châu Ðốc, kinh Vinh Tế được Ngài Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đào cách đây hơn 200 năm trước chạy dài chừng 80 cây số đến địa phận quận Giang Thành của tỉnh Hà Tiên cũ, một công trình vô cùng vĩ đại của Triều Nguyễn).

    Lúc đầu Bộ Chỉ Huy Hành Quân của trung đoàn đóng tại đầu con kinh số 1 gần cầu Cây Me, sau Sư Ðoàn 21 chỉ thị đóng ở vùng vòng cung giữa đoạn con kinh mới đào để giữ an ninh cho 2 đoàn dân công luôn luôn có đến trên 500 người, gọi là làm xâu (làm nghĩa vụ của người dân trong tỉnh phải tham gia công việc chung). Một đoàn từ bên núi Tượng đào qua và 1 đoàn đào từ hướng Tri Tôn tới, cách chân núi Tượng cũng không xa. Trung đoàn đóng chốt tại đây khoảng 4 tháng giữ an ninh cho công cuộc đào kinh to lớn cho đến ngày dứt điểm. Tại nơi đây, nếu không có 3 Tiểu đoàn cơ động của Trung đoàn thường xuyên hành quân xa trong vùng Thất Sơn, vấn đề an ninh cũng sẽ có nhiều rắc rối vì đầu não VC của Tỉnh Ủy An Giang đóng trong các hang động trên núi Dài, cách kinh mới đào hơn 5 cây số đường chim bay. Về đêm, VC thường cho các toán nhỏ ra tấn công quấy phá các đơn vị bảo vệ an ninh cho việc đào kinh kéo dài cũng khoảng 2 năm rồi.

    Khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm hướng dẫn một phái đoàn hùng hậu gồm có đại sứ Mỹ, Anh, Pháp… nhiều tổng Bộ trưởng trong Chính phủ cùng đoàn tùy tùng đông đảo đến khánh thành đoạn kinh đào mới này. Lần đầu tiên, tôi thấy Trung Tá Minh thuyết trình bằng tiếng Pháp rất gãy gọn, có giọng rất Tây và tiếp theo là BCH Hành Quân của Trung Ðoàn 33 thuyết trình do Ðại Úy Lê Thọ Trung, Trung đoàn phó, trình bày việc bảo vệ an ninh của đơn vị. Ðại Úy Lê Thọ Trung vốn xuất thân từ trường Pháp Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, nói tiếng Tây như Tây chính cống. Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, nơi nào có tổng thống đến lại có ngoại giao đoàn tháp tùng thường Tổng thống chỉ thị thuyết trình bằng tiếng Pháp để khỏi mất thì giờ thông dịch chuyển ngữ vì lúc bấy giờ các Sĩ quan VNCH và giới chức hành chánh cao cấp lớn tuổi ít có người biết tiếng Anh giỏi như tiếng Pháp vì tiếng Pháp như là tiếng mẹ đẻ.

    Trong vấn đề giao tế, xã giao hàng ngang hay hàng dọc từ thời năm 1963, Trung Tá Nguyễn Văn Minh luôn chu toàn, được lòng mọi người. Với con mắt của nhà giáo thường hay chấm điểm, tôi nói với bạn bè ở Trung Ðoàn, tôi cho điểm 10/10 cách giao tế tuyệt vời tròn trịa của Trung Tá Minh. Một việc làm rất tế nhị và dễ chinh phục cảm tình với người khác, trong túi của Trung Tá Nguyễn Văn Minh thường có nhiều tiền lẻ, khi ông gặp em út làm việc dưới quyền, nhất là các cấp nhỏ, ông vừa hỏi thăm việc này việc nọ vừa móc bóp lấy tiền tặng biếu cho gọi là tiền nhẩm xà, ca phê hủ tíu. Làm như thế, Trung Tá Nguyễn Văn Minh đã đắc nhân tâm và chinh tâm vi thượng sách.

    Lúc bấy giờ tôi thường nghĩ, nếu chẳng may, giả sử Trung Tá Minh có bị VC ám sát bằng cách bắn hay ném lựu đạn, nếu cận vệ thấy chắc sẽ dùng thân mình nhảy ra che chắn hy sinh cứu ông vì ông luôn đối xử tốt với thuộc cấp. Cái tình cảm của Trung Tá Minh luôn đối với anh em cấp dưới đúng câu tình huynh đệ chi binh, ít có cấp chỉ huy nào có được cách đối xử với cấp dưới như ông.

    Những quân nhân từng phục vụ thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, tôi làm việc ở cấp Trung đoàn được biết trong hệ thống Quân Ủy của đảng Cần Lao có đặt người để báo cáo thẳng với cấp cao không qua hệ thống quân giai. Vì vậy, mọi sĩ quan phải chú ý, dè chừng những việc làm của mình, lạm dụng quân xa hay xăng dầu… của đơn vị đều có tai mắt báo cáo qua hệ thống đảng mà ông đơn vị trưởng không hay biết. Khi có lệnh trên đưa xuống bảo ông đơn vị trưởng khiển trách hay phạt người vi phạm, lúc ấy ông đơn vị trưởng mới vỡ lẽ.

    Các ông tỉnh trưởng thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, người ta thường nghĩ là người nằm trong đảng Cần Lao, nhưng không biết có hay không. Tuy nhiên, thời đó việc được bổ nhiệm giữ nhiệm vụ như Tỉnh Tưởng, chắc chắn phải được chế độ tin dùng, cánh tay đắc lực của chế độ. Khi Ðệ Nhất Cộng Hòa bị sụp đổ sau cuộc đảo chánh đẫm máu 1 tháng 11, 1963, nhiều cấp chỉ huy mật thiết với chế độ đều bị thay thế hoặc bị đưa ra tòa, giải ngũ… Trung tá tỉnh trưởng An Giang Nguyễn Văn Minh cùng chung số phận với các vị có chức quyền cao của chế độ. Nếu tôi nhớ không lầm, Trung Tá Nguyễn Văn Minh cũng nằm trong danh sách bị “thanh trừng,” nghĩa là sẽ bị đưa ra tòa xét xử có thể bị giải ngũ hay ngồi tù…

    Lúc bấy giờ, dư luận đồn ầm lên là Trung Tá Tỉnh Trưởng An Giang Nguyễn Văn Minh nào nuôi nhiều chim yến quý mua từ Nhật Bản, bông hoa cây kiểng hiếm quý mua từ nước ngoài, giàu sang… Người ta đồn đãi 1001 chuyện về một ông trung tá tỉnh trưởng hào hoa, chịu chơi, khôn khéo, giao tế giỏi, bị đưa ra tòa. Nhưng, khi Trung Ðoàn 33 chuẩn bị đưa Bộ Chỉ Huy Hành Quân xuống Cà Mau thì có lệnh của Sư Ðoàn 21, tuân hành chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu, thay vì Sư Ðoàn có 3 Trung Ðoàn, nay Sư Ðoàn 21 làm thí điểm thành lập 2 Lữ Ðoàn. Lữ Ðoàn A do Trung Tá Nguyễn Văn Minh làm Lữ đoàn trưởng (Lữ Ðoàn A gồm 2 Trung Ðoàn 31 và 32), Lữ Ðoàn B, nòng cốt là Trung Ðoàn 33 do Trung Tá Nguyễn Văn Thanh (được thăng cấp sau 1 tháng 11, 1963) trung đoàn trưởng, nay được bổ nhiệm làm Lữ đoàn trưởng. Tin này đến với Sĩ quan các cấp của TRÐ 33 thật bất ngờ vì có tin đồn Trung Tá Nguyễn Văn Minh bị nhốt và bị đưa ra tòa xét xử về tội danh là cán bộ tin cậy, người của chế độ Ngô Ðình Diệm.

    Ðiều này chứng tỏ sự khéo léo giao tế của Trung Tá Nguyễn Văn Minh đối với cấp trên, cấp dưới đều nhận được sự cảm tình quý mến của mọi người nên ông được “quới nhơn” che chở, thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc. Từ chức Lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn A chỉ được một thời gian ngắn, mô hình Sư Ðoàn Bộ Binh có 2 Lữ Ðoàn cũng được Bộ Tổng Tham Mưu hủy bỏ.

    Từ thời điểm đó, cuộc đời binh nghiệp của Trung Tá Nguyễn Văn Minh qua bước ngoặt mới, lên hương. Ông được thăng lên Đại tá sau mấy lần có biến động chính trị “chỉnh lý, biểu dương lực lượng.” Ðại Tá Nguyễn Văn Minh có một thời gian ngắn giữ chức tham mưu trưởng Quân Ðoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật. Sau đó, Ðại Tá Minh được bổ nhiệm nắm chức Tư lệnh Sư Ðoàn 21 thay thế Thiếu Tướng Cao Hảo Hớn thuyên chuyển về Trung ương. Từ chức vụ của đơn vị này, Ðại Tá Nguyễn Văn Minh thăng hoa lên Tướng 1 sao rồi 2 sao và được thuyên chuyển với chức vụ cao hơn, Tư lệnh Quân Ðoàn 3 và Quân Khu 3 và sao thứ 3 cũng đến với ông. Ðến ngày 28 tháng 4, 1975, ông lên trực thăng bay ra Hạm Ðội 7 để sang Hoa Kỳ tỵ nạn, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh tri bỉ tri kỷ nên ông hoàn toàn im lặng suốt 31 năm cho đến ngày ông giã từ vũ khí trên cõi trần này.

    Trong QLVNCH có đến 3 Trung tướng tên Minh : Trung Tướng Trần Văn Minh thuộc Lục Quân, xuất thân từ hàng ngũ Sĩ quan Pháp, vóc dáng hơi thấp, nhỏ con một chút, có biệt danh Minh nhỏ, sau khi Quân đội nắm quyền lãnh đạo Quốc gia, hình ảnh của ông Tướng này mờ nhạt và được đi làm Đại sứ một nước nào đó và chúng ta quên lãng tên ông. Người thứ hai là Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không Quân cho đến 30 tháng 4, 1975, gốc xứ “Bồ Líu” (Bạc Liêu), nước da không trắng lắm, có người gọi là Minh đen. Thứ ba là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh thuộc típ “bô trai,” hào hoa thích văn nghệ và biết đàn nữa nên có biệt danh là Minh Ðờn, một tên gọi thân thương của mọi người đối với ông.

    Trong QLVNCH còn có thêm 2 ông Tướng cũng tên Minh. Ðại Tướng Dương Văn Minh, gọi là Big Minh hay Minh Cồ vì ông Tướng này cao lớn to con hơn nhiều vị Tướng lãnh khác. Một ông Tướng thuộc Hải Quân cũng tên Minh mới đeo một sao không lâu lắm trước ngày chế độ VNCH bị sụp đổ vào Tháng Tư Ðen 75, Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh. Tỵ nạn sang Hoa Kỳ, Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh thành lập Mặt Trận nhằm phục quốc bằng Quân sự, có tên gọi tắt là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh.

    Cả 5 ông Tướng có tên đẹp là Minh lần lượt ra đi, giới Kaki gọi là được thuyên chuyển về “Vùng 5 Chiến Thuật.”

    Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, có biệt danh là Minh Ðờn, nhận Sự vụ lệnh sau cùng về Vùng 5 Chiến Thuật vào mùa Lễ Tạ Ơn của xứ Cờ Hoa tại Thành phố du lịch San Diego ngày Thứ Sáu, 24 tháng 11 năm 2006. Lễ an táng của vị Tướng lãnh có thể nói là hào hoa, dễ cảm mến nhất và giao tế khôn khéo nhất trong hàng Tướng lãnh, được cử hành trang trọng với đầy đủ lễ nghi quân cách do các Hội Ðoàn Cựu Quân Nhân ở miền Nam Cali phụ trách. Tướng Minh rất xứng đáng được các Cựu Chiếu Binh đàn em ngậm ngùi đưa tiễn một cấp chỉ huy tài giỏi, biết thương mến và thông cảm với anh em cấp dưới, nêu một tấm gương sáng lãnh đạo chỉ huy tuyệt vời. Lễ an táng được cử hành vào chiều ngày Chủ Nhật, 3 tháng 12 năm 2006 tại nghĩa trang Peek Family đầy cảm động, chúng ta vô cùng thương tiếc.

    Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có pháp danh Hằng Minh, sanh năm 1928, tính theo tuổi ta, ông mất lúc 79 tuổi.

    Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, trước khi vào Quân đội, ông là một công chức, hình như làm việc tại Tòa Ðô Chính Sài Gòn, nhập ngũ khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt (sau này có tên gọi là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) và tốt nghiệp năm 1951.

    Thời vàng son, có quyền có chức, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh luôn có cử chỉ đẹp với đàn em, thuộc cấp của mình. Trong quân đội, người chiến sĩ cần có lon, có chức, có nhiều huy chương, tưởng lục. Những chiến sĩ làm việc dưới quyền ông luôn được che chở, nâng đỡ và trong phạm vi thẩm quyền, Tướng Minh Ðờn không tiếc sự ân thưởng cho những nhân viên dưới quyền có công nhiều hay ít. Ông luôn tỏ ra một Tướng lãnh gentleman hết lòng với cấp dưới. Vì vậy, những người may mắn làm việc trực tiếp dưới quyền ông đều được ông cất nhắc, giúp đỡ.

    Một đặc tính khác làm cho tôi nhớ mãi. Khi Tướng Minh Ðờn nắm chức Tư lệnh Sư Ðoàn 21, Bộ chỉ Huy Hành Quân của Sư đoàn đặt tại sân bay tỉnh Chương Thiện, ông chỉ thị Sĩ quan báo chí của SÐ gọi về Quân Ðoàn 4 ở Cần Thơ xin đưa phái đoàn báo chí xuống Chương Thiện làm phóng sự viết bài. Ðích thân ông Tướng tư lệnh chiến trường trình bày diễn tiến cuộc hành quân đang đụng mạnh với VC và đã chiến thắng trong ngày đầu.

    Từ Cần Thơ, tôi xin trực thăng đưa một phái đoàn báo chi chừng 8 người, trong đó có 3 phóng viên ngoại quốc đang có mặt ở Cần Thơ. Về phía báo chí VN có phóng viên Việt Tấn Xã, đài phát thanh Quân Ðội, nhật báo Tiền Tuyến, đài phát thanh Cần Thơ và phóng viên chiến trường Mai Hòa của Quân Ðoàn 4. Lúc bấy giờ, tôi làm Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí Quân Ðoàn 4 phụ trách đưa đón ký giả đi tham gia các cuộc hành quân, thực hiện tờ bán Nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây và phụ trách chương trình phát thanh Tiếng Nói Vùng 4 Chiến Thuật trên đài phát thanh Cần Thơ.

    Khi trực thăng vừa đáp xuống phi trường Chương Thiện, bụi mù chưa tan hết, chiếc xe Jeep có biển đỏ với 1 sao trắng chạy đến gần sát càng trực thăng, tôi bước xuống trước và thấy Tướng Minh Ðờn, cầm can chỉ huy đến gần, tôi đứng nghiêm chào và ông Tướng chào lại nghiêm chỉnh, bắt tay vỗ vai tôi, ông hỏi đi như thế này có khỏe không và hỏi nhanh phái đoàn báo chí có mấy người, rồi ông tướng lần lượt bắt tay niềm nở từng người và cũng hỏi thăm sức khỏe, xã giao. Tướng Minh Ðờn quay lại tôi bảo : “Em đưa phái đoàn báo chí đi ra chợ Chương Thiện vào ăn ở nhà hàng, rửa mặt cho mát mẻ, có Tỉnh lo mọi thứ.”

    Ông Tướng đã chỉ thị trước, Tiểu Khu chuẩn bị cho 3 chiếc xe Jeep, phần tôi, trưởng đoàn, 1 chiếc cùng đi với Sĩ quan báo chí Sư đoàn và 1 Sĩ quan của Tiểu khu, hai xe còn lại chở ký giả. Mất gần 2 giờ ăn uống và nghỉ ngơi, ông Tướng cho mời phái đoàn báo chí đến phòng hành quân, có đầy đủ Sĩ quan tham mưu của ông hiện diện. Thay vì, như nhiều ông Tướng khác để cho Phòng 2, Phòng 3 trình bày, chính ông Tướng đích thân trình bày. Thỉnh thoảng ông hỏi lại Sĩ quan tham mưu liên hệ xác nhận con số hay chi tiết gì đó. Tất cả phái đoàn báo chí đều khen ông Tướng hào hoa, tài giỏi trình bày rõ ràng, đến 3 ký giả ngoại quốc cũng tỏ vẻ khen ông giỏi vì trình bày bằng tiếng Việt xong, ông trình bày lại bằng tiếng Anh rất gãy gọn. Tóm lại mọi phóng viên đều có cảm tình và nể phục Tướng Minh Ðờn về phương diện giao tế và tế nhị trong lúc tiếp chuyện.

    Tôi sực nhớ đến 1 ông Tướng cũng 1 sao Tư lệnh SÐ 21, đang hành quân ở giữa lòng Rừng U Minh, khi tôi về phục vụ ở Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị ở Sài Gòn, khoảng năm 71, 72, tôi có hướng dẫn một phái đoàn báo chí có hơn 10 người, phân nửa là ký giả ngoại quốc. Khi phái đoàn báo chí đến lều làm Trung Tâm Hành Quân, ông tướng chẳng buồn bắt tay tiếp đón nhà báo, tỏ vẻ hách dịch ra mặt, sau ông Tướng này cũng lên 3 sao và có làm Tư lệnh Quân Ðoàn 4.

    So sánh giữa hai ông Tướng tư lệnh Sư Ðoàn 21 thời tướng Minh Ðờn và ông Tướng sau này, chắc chắn Tướng Minh Ðờn được báo chí quý mến và viết bài ca tụng, nói tốt đủ thứ cho đơn vị của ông và chiến thắng của ông trong cuộc hành quân này cũng được đề cao xứng đáng hơn ông Tướng kia. Ðây là một bài học căn bản về giao tế và đắc nhân tâm để chiếm trọn cảm tình của người khác.

    Cuộc đời là vô thường, sanh ký tử quy, nhưng phẩm cách của người này hơn người khác ở chỗ biết người biết ta và biết xử thế đúng cách có kết quả tốt nhất.

    Người viết bài này rất ngưỡng mộ Trung Tướng Nguyễn Văn Minh từ năm 1963 dù chưa hề được ông Tướng ban tặng một ân huệ nào về lon lá, huy chương hay tiền bạc.




    Anh Phương Trần Văn Ngà

  2. #2
    Phòng Trực's Avatar
    Status : Phòng Trực v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jul 2010
    Posts: 990
    Thanks: 0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default

    Bốn Cuộc Triệt Thoái Lịch Sử của QLVNCH


    Anh Phương Trần Văn Ngà




    Từ ngàn xưa cho đến thời đại ngày nay, trong tất cả binh thư đông tây, những nhà quân sự mưu lược cùng có một nhận định chung, những cuộc tấn công đánh địch, chiến thắng dễ dàng hơn là cuộc triệt thoái, rút lui bảo toàn được lực lượng.

    Trong các cuộc tiến đánh chiếm lĩnh mục tiêu, bất cứ cấp chỉ huy nào từ đơn vị nhỏ đến đại đơn vị đều phải điều nghiên địa hình, nắm biết rõ sự tương quan lực lượng giữa ta và địch nên khi đánh địch, giành phần thắng chắc chắn và dễ dàng hơn. Vì vậy, trong Tôn Tử Binh Pháp đã có khái niệm chíến lược, chiến thuật như là khuôn vàng thước ngọc mà các nhà quân sự nào cũng phải quan tâm, chiêm nghiệm, đại ý: Biết người biết ta, trăm trận đánh trăm trận thắng. Biết người không biết ta (hay ngược lại) với kết quả một thắng một bại. Còn không biết người và cũng không biết ta, như kẻ mù khi điều quân, không hiểu rõ khả năng của mình và khả năng của đối phương, chắc chắn trăm trận đánh trăm trận thua.

    BỐN CUỘC TRIỆT THOÁI LỊCH SỬ KHI MIỀN NAM ĐANG HẤP HỐI.

    Từ đầu tháng 3 năm 1975, khi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không được Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận viện trợ 300 triệu Mỹ kim và cũng từ ngày giờ đó, miền Nam Việt Nam đang đi vào cảnh hấp hối, không còn cơ may xoay đổi được tình thế, cuộc chiến đang hồi ngặt nghèo, bi thảm về phía VNCH.



    Với Hiệp Định Balê quái ác ký ngày 21 tháng 1 năm 1973 cộng với cái gọi là Việt Nam Hóa Chiến Tranh để Hoa Kỳ rút quân hay nói cách khác “Bỏ Của Chạy Lấy Người” mà người Mỹ khoác cho danh từ hão: rút quân trong danh dự. Như vậy, Hoa Kỳ bỏ mặc chính phủ, dân chúng và QLVNCH từng là đồng minh thân thiết với họ làm tiền đồn chống cộng cho thế giới tự do… đang bị khan kiệt tiếp liệu về quân dụng, kinh tế… để đương đầu với CSBV được tập đòan cộng sản quốc tế trang bị, tiếp tế đầy đủ và tiến quân công khai vào xâm chiếm miền Nam.

    Cuộc tấn công của CSBV đánh chiếm Ban Mê Thuột vào ngày 10 tháng 3 năm 1975, mở màn cho sự sụp đổ hoàn toàn cả Quân Khu II do Thiếu Tướng Phạm Văn Phú làm Tư Lệnh.

    Trong vòng 45 ngày từ ngày 16 tháng 3 đến ngày 29 tháng 4 năm 1975 với 4 cuộc triệt thoái, rút quân lịch sử đầy bi thương đã đưa đẩy miền Nam Việt Nam vào con đường bại vong về tay cộng sản Bắc Việt (CSBV), đánh dấu bằng ngày 30.4.1975.

    1- Cuộc Triệt Thoái Thứ Nhất: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú


    Sau cuộc họp lịch sử ngày 14.3.75 tại Cam Ranh với đầy đủ các vị đầu não ở trung ương: Tổng Thống, Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng, Phụ Tá Quân Sự… Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tự quyết định, chỉ thị Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đang là Tư Lệnh Quân Đoàn II và Quân Khu II, rút bỏ Cao Nguyên gọi là tái phối trí lực lượng ở vùng duyên hải để tương lai tái chiếm lại Ban Mê Thuột, Kontum và Pleiku… Kế hoạch cuộc triệt thoái Kontum, Pleiku được soạn thảo một cách vội vàng.

    Hai ngày sau cuộc họp tại Cam Ranh, ngày 16.3.1975, cuộc rút quân bắt đầu và chọn đường liên tỉnh lộ số 7 nhỏ hẹp, nối Pleiku và Phú Yên, thay vì dùng quốc lộ 19 nối liền Pleiku với Qui Nhơn vì đã bị CSBV chiếm đóng nhiều nơi nên không thể sử dụng ngay được. Cuộc triệt thoái này đã bị thất bại ngay từ đầu vì lệnh của cấp trên và ngay cấp thừa hành cũng vấp phải sự yếu kém, không ước tính được tình hình diễn tiến cuộc rút quân quy mô nhất từ trước đến lúc bấy giờ của nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Kế hoạch triệt thoái của Tướng Phạm Văn Phú đã tan vỡ từ khi bị quân CSBV chận đánh ở đèo Tuna, phía đông Phú Bổn.



    Cả Quân Khu II bị thất thủ kéo theo Quân Khu I và sau đó cả miền Nam Việt Nam. (Trách Nhiệm Làm Mất Miền Nam VN - Lữ Giang - Những Biến Cố Cần Được Ghi Lại do Hội HO Sacramento xuất bản năm 1996). Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh chiến trường Quân Khu II và là cấp chỉ huy trực tiếp trách nhiệm cuộc triệt thoái bi thảm nhất trong 4 cuộc triệt thoái lịch sử trong chính thể Việt Nam Cộng Hòa.

    Sinh vi tướng, tử vi thần, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đã can đảm chọn cái chết hào hùng, tuẫn tiết tại Sài Gòn khi đoàn quân xâm lược của CSBV tiến chiếm Thủ Đô VNCH ngày 30.4.1975

    2- Cuộc Triệt Thoái Thứ Hai: Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

    Ngày 13.3.1975, trong một cuộc họp tại Sài Gòn, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I & Quân Khu I biết sẽ rút hết SĐ Dù và SĐ Thủy Quân Lục Chiến về làm lực lượng tổng trừ bị và ra lệnh cho Tướng Trưởng rút quân về phòng thủ vùng duyên hải từ Huế tới Chu Lai.

    Ngày 19.3.1975, QLVNCH rút khỏi Quảng Trị, về lập phòng tuyến ở Mỹ Chánh, giữa Huế và Quảng Trị. Tướng Trưởng vào Sài Gòn gặp Tổng Thống Thiệu trình bày kế hoạch giữ ba “đầu cầu” (enclaves) Huế, Đà Nẵng và Chu Lai, Tổng Thống Thiệu chấp thuận (Trích trong bài Trách Nhiệm Làm Mất Miền Nam của Lữ Giang, sách dẫn thượng). Nhưng, tối 20.3.1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại ra lệnh rút thêm Lữ Đoàn 2 Dù về Sài Gòn. Như vậy, QK1 chỉ còn Sư Đoàn TQLC đang tăng cường, Tướng Trưởng bối rối trước sự việc quân CSBV càng ngày gây áp lực nặng nề và 4 SĐ trừ bị CSBV đang sẵn sàng vượt sông Bến Hải kết hợp với các đơn vị của CSBV đã có sẵn ở QK I, tiến chiếm toàn bộ QK I. Ngày 21.3.1975, CSBV đã cắt đứt QL1 ở Truồi, giữa Huế và Đà Nẵng và đóng chốt ở đèo Phú Gia. Đường bộ giữa Huế và Đà Nẵng đã bị quân CS cắt đứt.



    Ngày 25.3.1975, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng quyết định cho các đơn vị TQLC rút ra cửa Thuận An. Sư Đoàn 1 BB, BĐQ và Địa Phương Quân được lệnh xuống cửa Tư Hiền đề tàu Hài Quân đến đón. Hai đoàn quân rút lui đã tan rả tại 2 cửa biển này, về tới Đà Nẵng chỉ còn 1 phần 3 quân số. Sự rút lui của SĐ2 BB tương đối thành công hơn vì chỉ phải di chuyển từ Chu Lai ra bờ biển để được tàu Hải Quân chở ra Cú Lao Ré ở gần đó và SĐ 2 BB về tới Bình Tuy, quân số cùng chỉ còn một nửa.

    Ngày 27.3.1975, tình hình Đà Nẵng vô cùng nghiêm trọng, CSBV pháo kích liên tục gây bất ổn làm cho nhân tâm thêm xao xuyến. Hơn nữa, dân chủng từ Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quãng Tín… đổ về đây quá đông. Khi tình hình Đà Nẵng không còn kiểm soát được, Tướng Trưởng ra lệnh bỏ Đà Nẵng. Ngày 28.3.1975, tàu Hải Quân đến Đà Nẵng đón binh sĩ và dân chúng, ưu tiên cho TQLC, đưa vào Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu…

    Ngày 29.3.1975, Quân Khu I hoàn toàn thất thủ.


    Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là vị Tư Lệnh Chiến Trường QK I với chỉ thị, lệnh lạc của trung ương tiền hậu bất nhất làm cho Tướng Quân lừng danh nhất trong QLVNCH đành phải bó tay để cho cuộc “di tản chiến thuật” của QK I chìm trong cảnh hổn loạn.

    Sư triệt thoái nhiều lúc không kiểm soát được, không thành công và Tướng Trưởng khi về tới Saìgòn bị khiển trách, làm kiểm điểm… Mặc dù vậy, các nhà quân sự ngoại quốc, đặc biệt là nhiều tướng lãnh Hoa Kỳ thông cảm và chấp nhận sự việc triệt thoái toàn bộ lực lượng của QK I dù có nhiều cảnh hỗn loạn trên đường rút quân. Nhưng, họ luôn chiêm ngưỡng và kính trọng Tướng Quân Ngô Quang Trưởng, uy danh của ông vẫn sừng sững oai hùng trên trang quân sử VNCH và chiếm trọn sự kính mến của nhiều người và đặc biệt của các chiến sĩ gần gũi và trực tiếp dưới quyền ông.

    Ngày 22.1.2007, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã “giã từ vũ khí” tại Tiểu Bang Virginia, ông ra đi để lại bao sự tiếc thương cho nhiều người.


    Trên tờ nhật báo Sacramento Bee, mục Metro, của Thủ Phủ Sacramento, phát hành ngày chủ nhật 28.1.07 đã đăng lại nguyên văn một bài viết của tờ nhật báo có thể nói là tờ báo uy tín và lớn nhất Hoa Kỳ, Washington Post về một vị Tướng tài giỏi của QLVNCH.

    Từ năm 1968, trong trận tổng công kích và nổi dậy của VC vào dịp Tết Mậu Thân và cuộc chiến đẫm máu nhất trong quân sử QLVNCH mùa hè lửa đỏ 1972, Tướng Quân (từ của nhà văn Phan Nhật Nam) Ngô Quang Trưởng đã chứng tỏ khả năng điều binh của nhà quân sự nổi danh nhất của QLVNCH mà Đại Tướng Creighton Abrams, Tư Lệnh các lưc lượng Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, khẳng định khả năng cầm quân của Tướng Trưởng sẽ chỉ huy được cả sư đoàn chính quy của Quân Lực Hoa Kỳ.



    Đại Tướng Norman Schwarzkopf, một tướng tài của Quân Lực Hoa Mỹ, từng là Tư Lệnh Chiến Trường Bão Táp Sa Mạc ở Iraq vào thập niên 90. Trong cuốn hồi ký autobiography xuất bản 1992, Đại Tướng Schwarzkopf đã viết về Tướng Quân Ngô Quang Trưởng: Mr. Truong was “the most brilliant tactical commander I’d ever known”, Tướng Schwarzkopf khi tham chiến ở Việt Nam với cấp Tá và từng làm Cố Vấn Trưởng cho Đại Tá Ngô Quang Trưởng, mối thâm tình đó và ông biết rõ khả năng điều động, chỉ huy đơn vị và sự liêm khiết của Tướng Trưởng, Tướng Schwarkkopf nói rằng ông đã học hỏi nơi Tướng Trưởng, áp dụng trong cuộc chiến ở Iraq và ông đã chiến thắng.

    Trong hàng mấy mươi vị tướng lãnh chỉ huy các đại đơn vị trong QLVNCH, chỉ có Tướng Quân Ngô Quang Trưởng là vị tướng được nhiều tướng lãnh Hoa Kỳ không tiếc lời khen ngợi và kính trọng

    3- Cuộc Triệt Thoái Thứ Ba: Thiếu Tướng Lê Minh Đảo




    Sau khi Quân Khu II và Quân Khu I triệt thoái không thành công, các đơn vị tinh nhuệ của QLVNCH nay bị tan tác và quân số khiển dụng của 2 QK này không còn được một nửa, khí thế chiến đấu giảm sút đáng kể. Quân của các đại đơn vị CSBV tự do di chuyển từ vùng vĩ tuyến 17, vùng cao nguyên và con đường mòn Hồ Chí Minh rộn rịp chuyển quân vào Quân Khu III như chỗ không người. Nhiều SĐ chính quy của CSBV sau khi “bôn tập” về vùng Xuân Lộc - Long Khánh, CSBV quyết “nhổ” mặt trận này để chúng nhanh chóng tiến quân thẳng về Thủ Đô Sài Gòn. Những trận mưa pháo ngày đêm của cộng quân rót vào Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh, nơi có sự hiện diện của SĐ 18 BB dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Nơi đây là nơi thử sức cuối cùng giữa các đơn vị thiện chiến của CSBV và SĐ 18 BB cùng với các đơn BĐQ, ĐPQ, NQ, Thiết Giáp, Pháo Binh… và các đơn vị tăng phái đã diễn ra một cuộc chiến dữ dội nhất của tháng tư đen năm 1975. Vinh dự thay cho đơn vị thiện chiến SĐ 18 BB và các đơn vị tăng phái, chận đứng được làn sóng tiến công vũ bão của CSBV về điểm hẹn là Thủ Đô Sài Gòn.



    Mặt trận Xuân Lộc – Long Khánh là nơi chôn vùi hàng chục ngàn chiến binh CSBV và danh dự của QLVNCH đã được khôi phục mà nhiều ký gỉa chiến trường ngoại quốc và Việt Nam không tiếc lời ca ngợi. Lúc bấy giờ, từ vĩ tuyến 17 xuyên qua lãnh thổ QK I và QK II, đã nằm dưới quyền kiểm soát của CSBV, chưa kể hậu phương lớn của toàn thể miền Bắc như bỏ ngỏ, CSBV đưa hết quân vào cưỡng chiếm miền Nam cho bằng được mà địa danh Xuân Lộc - Long Khánh là cửa ngõ dẫn về Thủ Đô Sài Gòn.

    Một con mãnh hổ SĐ 18 BB không thể đương cự được vơí một tập đoàn hồ ly vây quanh. Vì vậy, dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo đã mở một cuộc triệt thoái thành công thoát hiểm trước nanh vuốt của hàng chục SĐ quân CSBV định nuốt trửng đơn vị tinh nhuệ này.


    Tuy nhiên, SĐ 18 BB vừa thoát cảnh bị bao vây tiêu diệt, con đường bộ lui binh ngắn, tương đối an toàn về hướng Biên Hoà và Sài Gòn. Cuối cùng cả đơn vị này cùng chung số phận với các đơn vị QLVNCH đều phải vứt bỏ vũ khí, quân trang, quân dụng và tan hàng, rã ngũ khi Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng CSBV sáng ngày bi thảm 30.4.1975.

    Người chỉ huy cuộc lui binh cùng đi bộ với các đơn vị của ông dù an toàn về tới Sài Gòn, nhưng, sau đó, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đã phải trả một cái giá đắt trong lao tù cộng sản, ông đã gở lịch, đến cuốn thứ 17 và nay được định cư ở tiểu bang Connecticut - Hoa Kỳ theo diện HO.

    4- Cuộc Triệt Thoái Thứ Tư: Đô Đốc Chung Tấn Cang



    Thủ Đô Sài Gòn trong những giờ phút hấp hối, khi các đại đơn vị CSBV áp sát tất cả bốn hướng đông, tây, nam, bắc, sau khi SĐ 18 BB và Bộ Tư Lệnh QĐ III cùng các đơn vị trực thuộc di tản về Sài Gòn từ đêm 28.4.1975. Xung quanh Thủ Đô Sài Gòn hàng chục SĐ CSBV hiện diện, những trận mưa pháo vào phi trường Tân Sơn Nhất, nội thành Sài Gòn và các đơn vị đồn trú trong lãnh thổ của Biệt Khu Thủ Đô. Saì Gòn náo loạn, chính phủ mới của Đại Tướng Dương Văn Minh không biết phải làm gì để đối phó với tình hình nguy kịch này. Lúc bấy giờ nhiều phái đoàn của cái goị là thành phần thứ ba, các Nghị Sĩ, Dân Biểu gọi là thiên tả, đối lập hay xìu xìu ển ển, thường chống chính quyền và kể cả phái đoàn chánh thức của chánh phủ Dương Văn Minh – Vũ Văn Mẫu, chạy tới chạy lui vào Camp Davis trong khu vực phi trường Tân Sơn Nhất để xin yết kiến xin xỏ VC tìm giải pháp. Nhưng, VC trên đà chiến thắng, họ không “quởn” nói chuyện với các phái đoàn đó.

    Trong bối cảnh, các đơn vị lớn nhỏ QLVNCH đang hiện diện trong nội thành Sài Gòn và vùng ngoại ô, không nhận được lệnh lạc gì của cấp trên, Bộ Tổng Tham Mưu hay cuả chính phủ mới. Các đơn vị trưởng còn bám trụ ở đơn vị, không vọt đi ra biển hay đi bằng phi cơ thì tùy nghi quyết định lấy số phận của đơn vị mình, tiếp tục chiến đấu đến viên đạn cuối cùng hay bỏ đơn vị về nhà hay tìm cách vượt thoát ra biển Đông…

    Ngày 29.4.75 Sài Gòn hỗn loạn, cảnh người chen chúc đến Toà Đại Sứ Mỹ để hy vọng được lên trực thẳng di tản hay người ta đổ xô xuống các bến tàu tìm chỗ để ra đi khỏi Sài Gòn đang ngột ngạt dẫy chết.

    Trong khi đó, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang Tư Lệnh Hải Quân, ông mới về đảm nhận chức vụ này lần thứ 2, chỉ được một thời gian rất ngắn. Với tầm nhìn của vị tướng lãnh sáng suốt, sau khi 2 Quân Khu II & I thất thủ, Đô Đốc đã tự hoạch định một phương cách bảo toàn lực lượng để có thế ứng phó với cơn dầu sôi lửa bỏng đang ầm ập lao tới. Với tư cách là Tư Lệnh Hải Quân mới, ông thường xuyên mở những cuộc họp tham mưu và những cuộc họp lớn có tất cả các đơn vị trưởng các Hạm Đội, Vùng Duyên Hải, Vùng Sông Ngòi… đang có mặt tại 4 Quân Khu để Đô Đốc nắm chắc những gì Hải Quân sẽ sử dụng hiệu quả khi có biến cố, cần tới.

    Qua bài viết của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang được phổ biến trên các diễn đàn sau khi Đô Đốc Chung Tấn Cang qua đời ngày 24 tháng 1 năm 2007 tại Thành Phố Bakersfield - California, hưởng thọ 82 tuổi. Chúng ta đọc không khỏi ngậm ngùi thương cảm cho một vị Tướng Hải Quân kỳ tài vì có quá ít thời gian phục vụ ngành chuyên môn của mình. Đô Đốc Chung Tấn Cang dù phục vụ trong Hải Quân, thời gian quá ít - cuộc đời binh nghiệp của ông, như Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang viết, nhưng, Tướng Cang biểu tỏ thiên tài của ông về sự chỉ huy, điều động các đơn vị Hải Quân dưới quyền. Tướng Quân Cang tâm sự với người viết (TVN), cách đây 6 năm khi đến thăm ông vì tình thầy trò trong Quân Đội, ông nói rằng rất tiếc, BTL Hải Quân đặt tại một địa điểm nhỏ hẹp tại Thủ Đô Sài Gòn, cách biển khá xa mà Hải Quân là quân chủng cần vẫy vùng hoạt động hữu hiệu ở vùng sông nước, biển cả. Lúc bấy giờ, tôi (Tướng Cang) có ý nghĩ, cấp lãnh đạo quốc gia chưa có tầm nhìn đúng về khả năng tinh nhuệ của quân chủng Hải Quân, họ phải hoạt động ở trên mặt nước, khi đưa Hải Quân lên bờ là chặt tay chặt chân họ. Đô Đốc Cang có ý ám chỉ về số phận của ông, là một Phó Đô Đốc (tướng lãnh 3 sao), cấp bậc cao nhất trong Quân Chủng Hải Quân lại phải xa rời màu nước xanh biên biếc của biển cả, ông không được phục vu hay chỉ huy ngành chuyên môn của mình một thời gian quá dài.



    Vật đội sao dời, có một thời gian ngắn, sau cuộc đảo chánh 1.11.1975, Đô Đốc Chung Tấn Cang cũng được về làm Tư Lệnh Hải Quân và sau đó ông bị cho “lên bờ”, ông đi lang thang trên bộ, giữ những chức vụ như Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy Tham Mưu ở tận Đà Lạt, cách xa Sài Gòn và xa biển cả mênh mông. Sau đó, Đô Đốc Cang được đổi về làm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn - Gia Định vài năm mà người viết bài này được may mắn làm việc dưới quyền của một vị Tướng mà tôi kính trọng nhất trong cuộc đời binh nghiệp 13 năm của mình. Đô Đốc Chung Tấn Cang đã chứng tỏ, đặc biệt là cựu chiến sĩ QLVNCH, rất hãnh diện có một vị tướng tài, có tầm nhìn chiến thuật, chiến lược sâu rộng và Đô Đốc Cang xứng đáng là vị tướng tài nhất trong QLVNCH về phương diện hành quân triệt thoái thành công và tuyệt vời nhất



    Trở lại cuộc triệt thoái của Quân Chủng Hải Quân, tất cả hạm đội được Đô Đốc Chung Tấn Cang ra lệnh “Lên Neo”, nghĩa là sãn sàng tham dự cuộc hành quân triệt thoái vĩ đại nhất của Quân Chủng Hải Quân và điểm hẹn là đảo Côn Sơn và Phú Quốc. Lệnh hành quân triệt thoái lịch sử được ban ra vào ngày N tức là sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975 trong khi chính phủ Dương Văn Minh – Vũ Văn Mẫu hết có thuốc chửa, không ngăn chận được sự tiến quân như vũ bão, bôn tập, của CSBV về cưỡng chiếm Thủ Đô Sài Gòn. Lúc này, Đô Đốc Chung Tấn Cang không nhận được bất cứ một lệnh lạc gì của chính phủ của Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Quân Chung Tấn Cang chứng tỏ khả năng nhìn xa hiểu rộng của một vị tướng tài trong QLVNCH, ông đã có kế hoạch sẵn sàng chờ lệnh là thi hành, nhưng lệnh không có thì không lẽ ông bó tay chờ CSBV đến tiếp thu BTL Hải Quân mà Tướng Quân đang ngồi ở đó. Đô Đốc Chung Tấn Cang tự ý ra lệnh cho Hạm Đội cuả Quân Chủng Hải Quân Lên Neo và tất cả những chiến ham, tàu tuần duyên, các giang đoàn còn khiển dụng nhổ neo ra khơi theo lệnh của ông để khi được lệnh của thượng cấp là quay tàu về giải cứu Sài Gòn. (Xin quý độc giả tìm đọc bài viết Một Thoáng Suy Tư của Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang, nguyên Tư Lệnh đơn vị Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211 để biết rõ về cuộc hành quân triệt thoái này).


    Một hay hai ngày trước cuộc triệt thoái 29.4.75, một Phụ Tá Bộ Quốc Phòng Mỹ cùng đi với một người Mỹ nói tiếng Việt rất giỏi đến thuyết phục Đô Đốc ra đi bằng chiếc trực thăng họ đã lái tới đậu ở BTL Hải Quân. Nếu Đô Đốc Chung Tấn Cang chỉ biết mình mà không lo đến sự an toàn sinh mạng của các chiến sĩ dưới quyền và đồng bào, thân nhân của Hải Quân, lấy chiếc trực thăng cùng với gia đình bay ra khơi, an toàn cho gia đình ông, dễ dàng quá. Nếu thế, chúng ta không có gì để phải nói nhiều về Đô Đốc Chung Tấn Cang. Chính Đô Đốc là người anh hùng bảo toàn được tài sản quý giá hàng triệu triệu Mỹ kim của quốc gia VNCH và của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ nữa không để lọt vào tay địch. Quan trọng hơn, có trên 40 ngàn người VN đã được di tản an toàn đên bến bờ tự do, biết bao gia đình nhờ có cuộc ra đi của vị chỉ huy “vô kỷ luật” chưa có lệnh của thượng cấp mà tự ý cho lệnh Lên Neo mà ngày nay nhiều gia đình ăn nên làm ra, có cuộc sống thành công ấm no, hạnh phúc.

    Kết Luận:

    Qua 4 cuộc triệt thoái, lui binh, cuộc rút quân của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo có tầm vóc nhỏ hơn 3 cuộc triệt thoái khác ở cấp Quân Đoàn và Quân Đoàn cộng mà cuộc triệt thoái do Đô Đốc Chung Tấn Cang điều động chỉ huy là cuộc triệt thoái thành công và tuyệt vời nhất.

    Về danh tiếng, Tướng Quân Ngô Quang Trưởng là người chỉ huy tài giỏi và thanh liêm, ai cũng nghe danh và khi Tướng Quân Trưởng ra đi có biết bao người thương tiếc và kể cả báo chí Mỹ cũng viết bài, đưa tin, chia buồn và vinh danh ông… Tôi không có may mắn làm việc dưới quyền ông nên không dám có bài viết về Tướng Quân Ngô Quang Trưởng.

    Còn Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tướng Quân sống âm thầm tại một nơi đìu hiu, ít người Việt. Cuộc sống của Đô Đốc cũng lặng lẽ như bản tính của ông. Suốt cuộc đời binh nghiệp, ông tỏ ra một cấp huy tài giỏi, thanh liêm, mẫu mực và đến khi ông ra đi cũng lặng lẽ, ít có người viết về ông. May mắn có Hải Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang đã viết một bài có thể gây sự chú ý, tôi chưa dám nói là làm chấn động tâm tư tình cảm của nhiều người vì biết được sự thật về Đô Đốc Chung Tấn Cang.


    Anh Phương Trần Văn Ngà (Email: tiengvang usa@yahoo.com & Tel: 916.519.8961)
    (Bài này, tôi viết khá lâu, nay báo BM đăng lại trên Net và tôi edit lại, có thêm nhiều hình mới rất sống động, tôi xin phổ biến lại nhân tháng tư đen năm 2015).

  3. #3
    Tieudoantam's Avatar
    Status : Tieudoantam v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2016
    Posts: 2
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Tướng Minh không thể so sánh với Tướng Đỗ Cao Trí , Tác giả thiên vị quá trắng trợn

    Trích Nguyên văn bởi Longhai View Post
    Nhớ về một Chiến sĩ tài hoa : Tướng Nguyễn Văn Minh

    Anh Phương Trần Văn Ngà


    Sau những ngày nghỉ phép mãn khóa 13 Thủ Ðức, một Chuẩn úy, từ Sài Gòn đi xe đò về Tỉnh lỵ Bạc Liêu trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, đầu tháng 1 năm 1963. Ngày xa xưa ấy, nay đã qua hơn 43 năm.

    Sư Ðoàn 21 Bộ Binh có 3 Trung đoàn cơ hữu : 31, 32, 33. Tôi may mắn được thuyên chuyển về Trung Ðoàn 33, Bộ Chỉ Huy đang đóng ở thành lính Gạt (Garde - Vietnam Sud), phía sau Tòa Hành Chánh và khám lớn Châu Ðốc. Thật là hạnh phúc, cơ hội bằng vàng, tôi được về lại nơi sinh trưởng và nơi đi dạy học đầu tiên của mình đúng vào những ngày giáp Tết Nguyên Ðán.

    Trong nhóm 13 Sĩ quan mới ra trường về trình diện Trung Ðoàn 33, con số 13 lại đeo đuổi, không phải là con số xui xẻo mà con số hên cho cá nhân tôi. Chúng tôi, gồm có 3 khóa : 13 Thủ Ðức, 16 Ðà Lạt và 3 Nha Trang. Khóa 16 Ðà Lạt, Sĩ quan hiện dịch đeo lon Thiếu úy, khóa 13 Thủ Ðức quy tụ hầu hết là những thanh niên vào hạng tuổi tổng động viên, ra trường với cấp bậc Chuẩn úy trừ bị và khóa 3 Nha Trang ra trường cũng cấp Chuẩn úy, nhưng ngạch Hiện Dịch (gồm những Hạ sĩ quan ưu tú được tuyển chọn học khóa Sĩ quan đặc biệt này). Cả 3 khóa đều được chính Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đặt tên là Khóa Ấp Chiến Lược và đích thân tổng thống đến chủ tọa lễ mãn khóa liên tiếp từ giữa tháng 12 đến ngày 28 tháng 12 năm 1962 là lễ tốt nghiệp của khóa 13 Thủ Ðức, thời Ðại Tá Lam Sơn Phan Ðình Thứ giữ chức chỉ huy trưởng; Trung Tá Vĩnh Lộc, chỉ huy phó; Thiếu Tá Ðồng Văn Khuyên, giám đốc huấn luyện (?). Sau 3 vị này đều là Tướng lãnh mà mọi Quân nhân hình như đều nghe tên biết tiếng.

    Trong cái rủi lại có cái may, như chuyện tái ông mất ngựa, khi trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 BB, mất hơn 1 tuần mới biết mình về Trung đoàn nào và còn đợi xe của đơn vị đi công tác đến đón. Nhân cơ hội chờ đợi, tôi cùng vài anh em, chiều thường thả bộ “bát phố” của cái xứ “dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.” Cơ may, tôi gặp lại vài cô nữ sinh của trường Trung Tiểu Học Phước Kiến ở số 266 đại lộ Khổng Tử - Chợ Lớn mà tôi có dịp làm Giám học về các môn dạy Việt Ngữ, nơi mà nhiều Sĩ quan cấp Tá chết và bị thương do phi cơ trực thăng phe ta bắn nhằm phe mình trong vụ VC tổng tấn công Tết Mậu Thân, năm 1968.

    Cùng đánh vũ cầu với các em nữ sinh gốc người Hoa đã từng học với tôi ở trường Phước Kiến, mãi lo chạy theo một đường cầu, chẳng may, bị sụp ổ gà, cổ bàn chân trái bị trẹo gân và sau đó sưng phù. Cái bàn chân trái bị phù, không mang giày được, dù mặc Quân phục số 2, thắt cà vạt đen và đội Cát-két nghiêm túc lại kéo lê đôi dép, không giống ai khi trình diện Ðại Tá Tư Lệnh Bùi Hữu Nhơn. Lúc về trình diện Thiếu Tá Trung Ðoàn Trưởng Nguyễn Văn Thanh cũng mặc Quân phục vàng số 2 mà đi dép, chẳng giống con giáp nào. Có lẽ vì lý do đó, tôi được giữ lại đại đội trọng pháo của trung đoàn và mấy tháng sau lại nắm chức vụ trưởng Ban 5 của Trung đoàn (sau này, gọi là Phụ Tá Chiến Tranh Chính Trị Trung Ðoàn), còn 12 Sĩ quan khác được chia đều mỗi Tiểu đoàn 4 người.

    Ngay chiều ngày trình diện và nhận nhiệm vụ tại Trung Ðoàn 33 đang đóng quân ở Châu Ðốc cũng là dịp đầu tiên tôi được gặp Trung tá tỉnh trưởng An Giang, Nguyễn Văn Minh, tuổi đời rất trẻ mới trên tam thập nhi lập. Trung tá Tỉnh trưởng đến thăm Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn 33, đơn vị này mới di chuyển về Châu Ðốc và cũng cận ngày Tết Nguyên Ðán năm 1963. Lý do Trung Ðoàn 33 BB về Châu Ðốc (lúc bấy giờ tỉnh Châu Ðốc bị sáp nhập vào tỉnh Long Xuyên, thành tỉnh mới An Giang) vì trước đó chừng 1 tuần, nhà máy điện của Thị xã Châu Ðốc bị đặc công CS đặt chất nổ phá hủy.

    Trung Tá Nguyễn Văn Minh, vóc dáng trung bình, nghĩa là không cao lắm, không mập, không ốm, có làn da trắng khỏe mạnh, chân mày dày rậm, mũi cao, đôi mắt rất sáng có nhiều “power” khi nhìn người khác. Ông nói mau, nhỏ tiếng và rất bặt thiệp với tất cả mọi người, đặc biệt với cấp dưới, ông rất vui vẻ bắt tay, làm thân, hỏi thăm chuyện này chuyện nọ cởi mở và thoải mái. Cái tính chất nhạy bén, mềm mỏng, khéo léo và chinh tâm vi thượng sách từ cấp nhỏ, đàn em đến thượng cấp của Trung Tá Nguyễn Văn Minh trước sau như một.

    Từ ngày tôi biết lần đầu khi ông còn là Trung tá cho đến khi ông là Tướng 3 sao tư lệnh Quân Ðoàn 3 & Quân Khu 3 kiêm đại biểu Chính phủ miền Ðông, cung cách giao tế của ông không thay đổi. Những tháng ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm trở lại chức Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô kiêm tổng trấn Sài Gòn -Gia Ðịnh thay thế Phó Ðô Ðốc Chung Tấn Cang và đô đốc trở về giữ chức tư lệnh Hải Quân.

    Phong cách của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đối với mọi người vẫn như xưa, nhưng thời điểm dầu sôi lửa bỏng này, những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam, ông ít nói hơn trước và gương mặt luôn đăm chiêu suy nghĩ. Lúc bấy giờ tôi là Thiếu tá trưởng phòng Tâm Lý Chiến Biệt Khu Thủ Ðô nên có nhiều dịp họp tham mưu, gần gũi ông thường xuyên hơn.

    Ăn xong cái Tết Nguyên Ðán năm 1963 tại Châu Ðốc, Trung Ðoàn 33 BB được lệnh di chuyển Bộ Chỉ Huy về Thị xã Long Xuyên, đóng trong một căn cứ, cạnh cầu Hoàng Diệu, ngang hông trường Trung học Thoại Ngọc Hầu, trường Trung học lớn nhất của tỉnh An Giang. Nhiều năm sau, khi BCH Trung Ðoàn 33 di chuyển về thị xã Sóc Trăng, khu Quân sự này trở thành Quân Y Viện Long Xuyên cho đến ngày 30 tháng 4, 1975.

    Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn ổn định cơ ngơi mới, Trung tá Tỉnh trưởng lại đến thăm viếng xã giao Trung đoàn trưởng và Bộ Chỉ Huy, cùng đi với ông có Thiếu Tá Trần Chí Thẩm và Thiếu Tá Nguyễn Văn Bê là phụ tá đắc lực của Trung tá tỉnh trưởng An Giang về Nội An và chỉ huy các đơn vị Bảo An của tỉnh.

    Thiếu tá Trung đoàn trưởng 33 trình bày về 3 Tiểu đoàn cơ hữu đang hành quân ở 3 tỉnh gần An Giang, Trung tá tỉnh trưởng hỏi Trung đoàn cần gì thì ông sẽ giúp và giúp thật tình. Ông còn mời Thiếu tá Trung đoàn trưởng và BCH Trung Ðoàn đến Tòa Hành Chánh tỉnh để nghe ông trình bày tỉ mỉ về mọi vấn đề quân sự, an ninh, tình báo, các khu trù mật, dinh điền của tỉnh… và kế hoạch đào con kinh mới nối liền với con kinh số 1 ở Quận Tri Tôn (vùng Thất Sơn), vòng qua núi Tượng, tức là xã Ba Chúc của tỉnh Châu Ðốc cũ để nối liền với kinh Vĩnh Tế (từ tỉnh lỵ Châu Ðốc, kinh Vinh Tế được Ngài Thoại Ngọc Hầu chỉ huy đào cách đây hơn 200 năm trước chạy dài chừng 80 cây số đến địa phận quận Giang Thành của tỉnh Hà Tiên cũ, một công trình vô cùng vĩ đại của Triều Nguyễn).

    Lúc đầu Bộ Chỉ Huy Hành Quân của trung đoàn đóng tại đầu con kinh số 1 gần cầu Cây Me, sau Sư Ðoàn 21 chỉ thị đóng ở vùng vòng cung giữa đoạn con kinh mới đào để giữ an ninh cho 2 đoàn dân công luôn luôn có đến trên 500 người, gọi là làm xâu (làm nghĩa vụ của người dân trong tỉnh phải tham gia công việc chung). Một đoàn từ bên núi Tượng đào qua và 1 đoàn đào từ hướng Tri Tôn tới, cách chân núi Tượng cũng không xa. Trung đoàn đóng chốt tại đây khoảng 4 tháng giữ an ninh cho công cuộc đào kinh to lớn cho đến ngày dứt điểm. Tại nơi đây, nếu không có 3 Tiểu đoàn cơ động của Trung đoàn thường xuyên hành quân xa trong vùng Thất Sơn, vấn đề an ninh cũng sẽ có nhiều rắc rối vì đầu não VC của Tỉnh Ủy An Giang đóng trong các hang động trên núi Dài, cách kinh mới đào hơn 5 cây số đường chim bay. Về đêm, VC thường cho các toán nhỏ ra tấn công quấy phá các đơn vị bảo vệ an ninh cho việc đào kinh kéo dài cũng khoảng 2 năm rồi.

    Khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm hướng dẫn một phái đoàn hùng hậu gồm có đại sứ Mỹ, Anh, Pháp… nhiều tổng Bộ trưởng trong Chính phủ cùng đoàn tùy tùng đông đảo đến khánh thành đoạn kinh đào mới này. Lần đầu tiên, tôi thấy Trung Tá Minh thuyết trình bằng tiếng Pháp rất gãy gọn, có giọng rất Tây và tiếp theo là BCH Hành Quân của Trung Ðoàn 33 thuyết trình do Ðại Úy Lê Thọ Trung, Trung đoàn phó, trình bày việc bảo vệ an ninh của đơn vị. Ðại Úy Lê Thọ Trung vốn xuất thân từ trường Pháp Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, nói tiếng Tây như Tây chính cống. Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, nơi nào có tổng thống đến lại có ngoại giao đoàn tháp tùng thường Tổng thống chỉ thị thuyết trình bằng tiếng Pháp để khỏi mất thì giờ thông dịch chuyển ngữ vì lúc bấy giờ các Sĩ quan VNCH và giới chức hành chánh cao cấp lớn tuổi ít có người biết tiếng Anh giỏi như tiếng Pháp vì tiếng Pháp như là tiếng mẹ đẻ.

    Trong vấn đề giao tế, xã giao hàng ngang hay hàng dọc từ thời năm 1963, Trung Tá Nguyễn Văn Minh luôn chu toàn, được lòng mọi người. Với con mắt của nhà giáo thường hay chấm điểm, tôi nói với bạn bè ở Trung Ðoàn, tôi cho điểm 10/10 cách giao tế tuyệt vời tròn trịa của Trung Tá Minh. Một việc làm rất tế nhị và dễ chinh phục cảm tình với người khác, trong túi của Trung Tá Nguyễn Văn Minh thường có nhiều tiền lẻ, khi ông gặp em út làm việc dưới quyền, nhất là các cấp nhỏ, ông vừa hỏi thăm việc này việc nọ vừa móc bóp lấy tiền tặng biếu cho gọi là tiền nhẩm xà, ca phê hủ tíu. Làm như thế, Trung Tá Nguyễn Văn Minh đã đắc nhân tâm và chinh tâm vi thượng sách.

    Lúc bấy giờ tôi thường nghĩ, nếu chẳng may, giả sử Trung Tá Minh có bị VC ám sát bằng cách bắn hay ném lựu đạn, nếu cận vệ thấy chắc sẽ dùng thân mình nhảy ra che chắn hy sinh cứu ông vì ông luôn đối xử tốt với thuộc cấp. Cái tình cảm của Trung Tá Minh luôn đối với anh em cấp dưới đúng câu tình huynh đệ chi binh, ít có cấp chỉ huy nào có được cách đối xử với cấp dưới như ông.

    Những quân nhân từng phục vụ thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, tôi làm việc ở cấp Trung đoàn được biết trong hệ thống Quân Ủy của đảng Cần Lao có đặt người để báo cáo thẳng với cấp cao không qua hệ thống quân giai. Vì vậy, mọi sĩ quan phải chú ý, dè chừng những việc làm của mình, lạm dụng quân xa hay xăng dầu… của đơn vị đều có tai mắt báo cáo qua hệ thống đảng mà ông đơn vị trưởng không hay biết. Khi có lệnh trên đưa xuống bảo ông đơn vị trưởng khiển trách hay phạt người vi phạm, lúc ấy ông đơn vị trưởng mới vỡ lẽ.

    Các ông tỉnh trưởng thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, người ta thường nghĩ là người nằm trong đảng Cần Lao, nhưng không biết có hay không. Tuy nhiên, thời đó việc được bổ nhiệm giữ nhiệm vụ như Tỉnh Tưởng, chắc chắn phải được chế độ tin dùng, cánh tay đắc lực của chế độ. Khi Ðệ Nhất Cộng Hòa bị sụp đổ sau cuộc đảo chánh đẫm máu 1 tháng 11, 1963, nhiều cấp chỉ huy mật thiết với chế độ đều bị thay thế hoặc bị đưa ra tòa, giải ngũ… Trung tá tỉnh trưởng An Giang Nguyễn Văn Minh cùng chung số phận với các vị có chức quyền cao của chế độ. Nếu tôi nhớ không lầm, Trung Tá Nguyễn Văn Minh cũng nằm trong danh sách bị “thanh trừng,” nghĩa là sẽ bị đưa ra tòa xét xử có thể bị giải ngũ hay ngồi tù…

    Lúc bấy giờ, dư luận đồn ầm lên là Trung Tá Tỉnh Trưởng An Giang Nguyễn Văn Minh nào nuôi nhiều chim yến quý mua từ Nhật Bản, bông hoa cây kiểng hiếm quý mua từ nước ngoài, giàu sang… Người ta đồn đãi 1001 chuyện về một ông trung tá tỉnh trưởng hào hoa, chịu chơi, khôn khéo, giao tế giỏi, bị đưa ra tòa. Nhưng, khi Trung Ðoàn 33 chuẩn bị đưa Bộ Chỉ Huy Hành Quân xuống Cà Mau thì có lệnh của Sư Ðoàn 21, tuân hành chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu, thay vì Sư Ðoàn có 3 Trung Ðoàn, nay Sư Ðoàn 21 làm thí điểm thành lập 2 Lữ Ðoàn. Lữ Ðoàn A do Trung Tá Nguyễn Văn Minh làm Lữ đoàn trưởng (Lữ Ðoàn A gồm 2 Trung Ðoàn 31 và 32), Lữ Ðoàn B, nòng cốt là Trung Ðoàn 33 do Trung Tá Nguyễn Văn Thanh (được thăng cấp sau 1 tháng 11, 1963) trung đoàn trưởng, nay được bổ nhiệm làm Lữ đoàn trưởng. Tin này đến với Sĩ quan các cấp của TRÐ 33 thật bất ngờ vì có tin đồn Trung Tá Nguyễn Văn Minh bị nhốt và bị đưa ra tòa xét xử về tội danh là cán bộ tin cậy, người của chế độ Ngô Ðình Diệm.

    Ðiều này chứng tỏ sự khéo léo giao tế của Trung Tá Nguyễn Văn Minh đối với cấp trên, cấp dưới đều nhận được sự cảm tình quý mến của mọi người nên ông được “quới nhơn” che chở, thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc. Từ chức Lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn A chỉ được một thời gian ngắn, mô hình Sư Ðoàn Bộ Binh có 2 Lữ Ðoàn cũng được Bộ Tổng Tham Mưu hủy bỏ.

    Từ thời điểm đó, cuộc đời binh nghiệp của Trung Tá Nguyễn Văn Minh qua bước ngoặt mới, lên hương. Ông được thăng lên Đại tá sau mấy lần có biến động chính trị “chỉnh lý, biểu dương lực lượng.” Ðại Tá Nguyễn Văn Minh có một thời gian ngắn giữ chức tham mưu trưởng Quân Ðoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật. Sau đó, Ðại Tá Minh được bổ nhiệm nắm chức Tư lệnh Sư Ðoàn 21 thay thế Thiếu Tướng Cao Hảo Hớn thuyên chuyển về Trung ương. Từ chức vụ của đơn vị này, Ðại Tá Nguyễn Văn Minh thăng hoa lên Tướng 1 sao rồi 2 sao và được thuyên chuyển với chức vụ cao hơn, Tư lệnh Quân Ðoàn 3 và Quân Khu 3 và sao thứ 3 cũng đến với ông. Ðến ngày 28 tháng 4, 1975, ông lên trực thăng bay ra Hạm Ðội 7 để sang Hoa Kỳ tỵ nạn, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh tri bỉ tri kỷ nên ông hoàn toàn im lặng suốt 31 năm cho đến ngày ông giã từ vũ khí trên cõi trần này.

    Trong QLVNCH có đến 3 Trung tướng tên Minh : Trung Tướng Trần Văn Minh thuộc Lục Quân, xuất thân từ hàng ngũ Sĩ quan Pháp, vóc dáng hơi thấp, nhỏ con một chút, có biệt danh Minh nhỏ, sau khi Quân đội nắm quyền lãnh đạo Quốc gia, hình ảnh của ông Tướng này mờ nhạt và được đi làm Đại sứ một nước nào đó và chúng ta quên lãng tên ông. Người thứ hai là Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Không Quân cho đến 30 tháng 4, 1975, gốc xứ “Bồ Líu” (Bạc Liêu), nước da không trắng lắm, có người gọi là Minh đen. Thứ ba là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh thuộc típ “bô trai,” hào hoa thích văn nghệ và biết đàn nữa nên có biệt danh là Minh Ðờn, một tên gọi thân thương của mọi người đối với ông.

    Trong QLVNCH còn có thêm 2 ông Tướng cũng tên Minh. Ðại Tướng Dương Văn Minh, gọi là Big Minh hay Minh Cồ vì ông Tướng này cao lớn to con hơn nhiều vị Tướng lãnh khác. Một ông Tướng thuộc Hải Quân cũng tên Minh mới đeo một sao không lâu lắm trước ngày chế độ VNCH bị sụp đổ vào Tháng Tư Ðen 75, Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh. Tỵ nạn sang Hoa Kỳ, Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh thành lập Mặt Trận nhằm phục quốc bằng Quân sự, có tên gọi tắt là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh.

    Cả 5 ông Tướng có tên đẹp là Minh lần lượt ra đi, giới Kaki gọi là được thuyên chuyển về “Vùng 5 Chiến Thuật.”

    Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, có biệt danh là Minh Ðờn, nhận Sự vụ lệnh sau cùng về Vùng 5 Chiến Thuật vào mùa Lễ Tạ Ơn của xứ Cờ Hoa tại Thành phố du lịch San Diego ngày Thứ Sáu, 24 tháng 11 năm 2006. Lễ an táng của vị Tướng lãnh có thể nói là hào hoa, dễ cảm mến nhất và giao tế khôn khéo nhất trong hàng Tướng lãnh, được cử hành trang trọng với đầy đủ lễ nghi quân cách do các Hội Ðoàn Cựu Quân Nhân ở miền Nam Cali phụ trách. Tướng Minh rất xứng đáng được các Cựu Chiếu Binh đàn em ngậm ngùi đưa tiễn một cấp chỉ huy tài giỏi, biết thương mến và thông cảm với anh em cấp dưới, nêu một tấm gương sáng lãnh đạo chỉ huy tuyệt vời. Lễ an táng được cử hành vào chiều ngày Chủ Nhật, 3 tháng 12 năm 2006 tại nghĩa trang Peek Family đầy cảm động, chúng ta vô cùng thương tiếc.

    Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có pháp danh Hằng Minh, sanh năm 1928, tính theo tuổi ta, ông mất lúc 79 tuổi.

    Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, trước khi vào Quân đội, ông là một công chức, hình như làm việc tại Tòa Ðô Chính Sài Gòn, nhập ngũ khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt (sau này có tên gọi là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) và tốt nghiệp năm 1951.

    Thời vàng son, có quyền có chức, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh luôn có cử chỉ đẹp với đàn em, thuộc cấp của mình. Trong quân đội, người chiến sĩ cần có lon, có chức, có nhiều huy chương, tưởng lục. Những chiến sĩ làm việc dưới quyền ông luôn được che chở, nâng đỡ và trong phạm vi thẩm quyền, Tướng Minh Ðờn không tiếc sự ân thưởng cho những nhân viên dưới quyền có công nhiều hay ít. Ông luôn tỏ ra một Tướng lãnh gentleman hết lòng với cấp dưới. Vì vậy, những người may mắn làm việc trực tiếp dưới quyền ông đều được ông cất nhắc, giúp đỡ.

    Một đặc tính khác làm cho tôi nhớ mãi. Khi Tướng Minh Ðờn nắm chức Tư lệnh Sư Ðoàn 21, Bộ chỉ Huy Hành Quân của Sư đoàn đặt tại sân bay tỉnh Chương Thiện, ông chỉ thị Sĩ quan báo chí của SÐ gọi về Quân Ðoàn 4 ở Cần Thơ xin đưa phái đoàn báo chí xuống Chương Thiện làm phóng sự viết bài. Ðích thân ông Tướng tư lệnh chiến trường trình bày diễn tiến cuộc hành quân đang đụng mạnh với VC và đã chiến thắng trong ngày đầu.

    Từ Cần Thơ, tôi xin trực thăng đưa một phái đoàn báo chi chừng 8 người, trong đó có 3 phóng viên ngoại quốc đang có mặt ở Cần Thơ. Về phía báo chí VN có phóng viên Việt Tấn Xã, đài phát thanh Quân Ðội, nhật báo Tiền Tuyến, đài phát thanh Cần Thơ và phóng viên chiến trường Mai Hòa của Quân Ðoàn 4. Lúc bấy giờ, tôi làm Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí Quân Ðoàn 4 phụ trách đưa đón ký giả đi tham gia các cuộc hành quân, thực hiện tờ bán Nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây và phụ trách chương trình phát thanh Tiếng Nói Vùng 4 Chiến Thuật trên đài phát thanh Cần Thơ.

    Khi trực thăng vừa đáp xuống phi trường Chương Thiện, bụi mù chưa tan hết, chiếc xe Jeep có biển đỏ với 1 sao trắng chạy đến gần sát càng trực thăng, tôi bước xuống trước và thấy Tướng Minh Ðờn, cầm can chỉ huy đến gần, tôi đứng nghiêm chào và ông Tướng chào lại nghiêm chỉnh, bắt tay vỗ vai tôi, ông hỏi đi như thế này có khỏe không và hỏi nhanh phái đoàn báo chí có mấy người, rồi ông tướng lần lượt bắt tay niềm nở từng người và cũng hỏi thăm sức khỏe, xã giao. Tướng Minh Ðờn quay lại tôi bảo : “Em đưa phái đoàn báo chí đi ra chợ Chương Thiện vào ăn ở nhà hàng, rửa mặt cho mát mẻ, có Tỉnh lo mọi thứ.”

    Ông Tướng đã chỉ thị trước, Tiểu Khu chuẩn bị cho 3 chiếc xe Jeep, phần tôi, trưởng đoàn, 1 chiếc cùng đi với Sĩ quan báo chí Sư đoàn và 1 Sĩ quan của Tiểu khu, hai xe còn lại chở ký giả. Mất gần 2 giờ ăn uống và nghỉ ngơi, ông Tướng cho mời phái đoàn báo chí đến phòng hành quân, có đầy đủ Sĩ quan tham mưu của ông hiện diện. Thay vì, như nhiều ông Tướng khác để cho Phòng 2, Phòng 3 trình bày, chính ông Tướng đích thân trình bày. Thỉnh thoảng ông hỏi lại Sĩ quan tham mưu liên hệ xác nhận con số hay chi tiết gì đó. Tất cả phái đoàn báo chí đều khen ông Tướng hào hoa, tài giỏi trình bày rõ ràng, đến 3 ký giả ngoại quốc cũng tỏ vẻ khen ông giỏi vì trình bày bằng tiếng Việt xong, ông trình bày lại bằng tiếng Anh rất gãy gọn. Tóm lại mọi phóng viên đều có cảm tình và nể phục Tướng Minh Ðờn về phương diện giao tế và tế nhị trong lúc tiếp chuyện.

    Tôi sực nhớ đến 1 ông Tướng cũng 1 sao Tư lệnh SÐ 21, đang hành quân ở giữa lòng Rừng U Minh, khi tôi về phục vụ ở Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị ở Sài Gòn, khoảng năm 71, 72, tôi có hướng dẫn một phái đoàn báo chí có hơn 10 người, phân nửa là ký giả ngoại quốc. Khi phái đoàn báo chí đến lều làm Trung Tâm Hành Quân, ông tướng chẳng buồn bắt tay tiếp đón nhà báo, tỏ vẻ hách dịch ra mặt, sau ông Tướng này cũng lên 3 sao và có làm Tư lệnh Quân Ðoàn 4.

    So sánh giữa hai ông Tướng tư lệnh Sư Ðoàn 21 thời tướng Minh Ðờn và ông Tướng sau này, chắc chắn Tướng Minh Ðờn được báo chí quý mến và viết bài ca tụng, nói tốt đủ thứ cho đơn vị của ông và chiến thắng của ông trong cuộc hành quân này cũng được đề cao xứng đáng hơn ông Tướng kia. Ðây là một bài học căn bản về giao tế và đắc nhân tâm để chiếm trọn cảm tình của người khác.

    Cuộc đời là vô thường, sanh ký tử quy, nhưng phẩm cách của người này hơn người khác ở chỗ biết người biết ta và biết xử thế đúng cách có kết quả tốt nhất.

    Người viết bài này rất ngưỡng mộ Trung Tướng Nguyễn Văn Minh từ năm 1963 dù chưa hề được ông Tướng ban tặng một ân huệ nào về lon lá, huy chương hay tiền bạc.




    Anh Phương Trần Văn Ngà
    VNCH ai cũng biết Tướng Minh thua xa Tướng Đỗ Cao Trí

Similar Threads

  1. Phim Tài Liệu Về Chiến Tranh Việt Nam
    By SVSQKQ in forum Phim VNAF
    Trả lời: 68
    Bài mới nhất : 04-06-2016, 02:28 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 11-02-2015, 05:11 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 09-24-2015, 02:55 AM
  4. Trả lời: 2
    Bài mới nhất : 08-21-2015, 08:55 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •