Remember ?

Trang 3/6 đầuđầu 12345 ... cuốicuối
kết quả từ 13 tới 18 trên 33

Tựa Đề: Terror in little saigon

  1. #13
    Moderator
    Trần Hòa's Avatar
    Status : Trần Hòa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Aug 2014
    Posts: 647
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Gia Cát Mỗ Thành Lã Vệ
    Bằng Phong Đặng Văn Âu


    Kính thưa Tiến sĩ Đỗ Quý Toàn, bút hiệu Ngô Nhân Dụng,

    Tôi vốn là chú lính trong Quân lực Việt Nam CộngHòa, chẳng phải là nhà văn, nhà báo, mà chỉ là nhà binh. Vì ít học chữ, nên tôi rất kính trọng những vị Tiến sĩ thông thái. (Phải thông thái mới lấy được mảnh bằng Tiến sĩ ?). Nói thế, nhưng không có nghĩa tôi mang mặc cảm tự ti.

    Bạn cùng học với tôi có bằng Tú tài II nộp đơn đi học bác sĩ, sau 7 năm ra trường được gọi là ông Tiến sĩ Y Khoa. Tôi cũng có Tú Tài II, nộp đơn đi Không Quân, tôi phải mất 10 năm mới trở thành Thầy dạy Lái Máy Bay (moniteur des moniteurs) để dạy người khác làm Thầy dạy Lái Máy Bay (moniteur).

    Nghề lái máy bay nguy hiểm hơn nghề bác sĩ, vì sơ sẩy một chút là mất mạng; còn nghề bác sĩ y khoa sơ sẩy chỉ làm chết bệnh nhân. Đáng lý ra Không Quân phải cấp cho những người có tay nghề lái máy bay như tôi mảnh bằng Tiến sĩ Phi Công để hãnh diện với đời! Vì xét như vậy, tuy không được mảnh bằng Tiến sĩ để đóng khung treo lên, nhưng tôi không mang mặc cảm tự ti là vậy.

    Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh có bằng Tiến sĩ Toán, làm Tư lệnh KQ, dạy Đại Học, nhưng ông không có tay nghề lái máy bay, nên không có bằng Tiến sĩ Phi Công.
    Dài dòng với Đỗ Tiến sĩ một chút cho vui, để điều tôi sắp sửa viết ra đây không làm Đỗ Tiến Sĩ khó chịu. Đâu cứ phải có bằng Tiến sĩ mới được trọng vọng, phải kèm theo làm người có lương tâm và trách nhiệm nữa cơ.

    Tuy nhiên tôi vẫn xin lấy tư cách là một vị Tiến sĩ Phi Công để thưa chuyện cùng vị Tiến sĩ Kinh tế chuyên nghề viết báo.

    Tôi nhà binh, viết không chuyên nghiệp nên không ai trả tiền nhuận bút. Thế nhưng cứ mải mê viết vì cái anh Karl Marx nói một câu rất đểu: "Chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại trước nỗi bất hạnh của đồng loại, mà chỉ biết lo chăm chút cho bộ lông của mình", nên tôi sợ bị thiên hạ sánh mình với loài cầm thú, tôi cứ bày tỏ nỗi trăn trở của mình trước cảnh dân mình bị đọa đày. Lao mình vào chốn lao xao thì phải hứng chịu điều thị phi thôi! Oan nghiệt mà!

    Thua trận, anh em phi công chúng tôi mất con tàu, mất vũ khí. Chỉ còn mỗi một cái lận lưng để làm vũ khí chống lại bọn cộng sản tàn ác, lưu manh, tráo trở. Vũ khi đó là CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA, Cho nên ai mượn danh nghĩa Quốc Gia để làm điều xằng bậy là tôi quyết bảo vệ đến cùng.

    Có 2 nhà báo là Đạm Phong Lê Triết vì làm bại lộ âm mưu kháng chiến bịp của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, bị giết chết (dựa theo kết luận của anh A.C Thompson) mà tất cả báo chí VN không những im tiếng, còn tệ đến nỗi không có một lời chia buồn với nỗi bất hạnh nạn nhân. Không có tình lân tuất với bạn đồng nghiệp thì độc giả sẽ không ở lương tâm của người cầm bút thôi! Cho nên một cây viết nổi tiếng như ông Tiến sĩ kinh tế được các báo hải ngoại đăng bài viết, được trang bauxitevn đăng bài viết, nhưng tôi ngờ rằng hiệu quả không có chút mảy may nào, bởi vì ông Tiến sĩ dửng dưng trước cái chết của đồng nghiệp thì sức mấy Tiến sĩ quan tâm đến dân oan?

    Những sát thủ quá chuyên nghiệp, nhà báo không cách nào tìm ra thủ phạm; nhưng đồng bào tin Mặt Trận là Nghi Phạm (Suspect) bởi vì MT không lên án hành động man rợ của sát nhân và không dùng món tiền lớn (MT thiếu gì tiền?) treo giải thưởng để tặng ai tìm ra thủ phạm, thì mối nghi ngờ càng gia tăng. Mang chiêu bài "Giải Phóng" mà im lặng trước cái chết của tác giả viết bài công kích mình thì dù ngu lắm ai cũng phải nghĩ ngay chính MT là tội phạm, chứ còn ai trồng khoai đất này? Cái khuyết điểm của Mặt Trận là ở chỗ đó.

    Khi tôi làm Chủ Bút (bữa trước tôi nghi nhầm Chủ Nhiệm) Giai phẩm Lý Tưởng quyết định đăng bài "Vàng Rơi Không Tiếc" của Thiếu tá Đào Bá Hùng (bút hiệu Đào Vũ Anh Hùng), một cựu đoàn viên Mặt Trận, đặt những nghi vấn về việc làm khuất tất của MT tới một người bạn cùng khóa, cùng Đảng MT là Trung tá Nguyễn Kim Huờn.
    Tôi viết lời tòa soạn dành quyền trả lời của ông Nguyễn Kim Huờn trên số báo tới. Tức là tôi muốn mở một kênh đối thoại giữa hai người anh em vừa là chí hữu vừa là đồng đội. Thế mà tờ báo vừa phát hành thì lập tức MT cho người đến đòi thu hồi tờ báo.

    Tôi không chịu cái lối hành xử giống như Việt cọng đi tịch thu báo. Nếu MT không có gì gian dối thì không cần phải bịt miệng người khác, đúng không? Tôi không nhượng bộ yêu sách của MT thì sau đó ông Hội trưởng Trần văn Nghiêm, ông Phạm Đặng Cường (người cộng tác của tôi) và cá nhân tôi bị nhiều cú điện thoại gọi đến hăm dọa.

    Tôi đã nói thẳng nói với kẻ trong bóng tối như sau: "Tôi từng bàn bạc chuyện Kháng Chiến với Chủ tịch của mấy chú; hạng tép riu như mấy chú không dọa được tôi đâu. Hãy công khai ra mặt đến nhà tôi để tôi dạy cho mà làm kháng chiến; đừng thậm thụt như những thằng ăn cắp thì hèn lắm!

    Tôi quên kể bài "Vàng Rơi Không Tiếc" của Đào Vũ Anh Hùng đã gửi nhờ các báo VN mà không tờ báo nào dám đăng.

    Ngay cả tờ Ngày Nay do anh Trương Trọng Trác, bạn Hướng Đạo của Hùng, làm Chủ bút kiêm Chủ Nhiệm ở Houston cũng không dám đăng.

    Tình nghĩa Hướng Đạo mà như thế đó à?

    Sau này, khi tình hình yên ổn thì tờ Ngày Nay mới dám đang.

    Cách đây chừng 1 năm, nhân có nhà báo tên Charlie Hebdo bị quân khủng bố giết. Khắp nơi trên thế giới bất bình, họ giương cao tấm biển "Je Suis Charlie" để chống lại hành vi man rợ của kẻ khủng bố, rồi các nhà lãnh đạo trên thế giới cùng tới Paris giương lên tấm bảng "Je Suis Charlie" để ủng hộ quyền tự do báo chí. Không thấy tờ báo Việt nào ở Mỹ đồng tình với nhà báo Charlie, tôi bèn viết bài "Je Suis Charlie" để hoan nghênh tinh thần tự do báo chí của Pháp và đồng thời thuật lại cái hồi tôi bị MT trận khủng bố qua điện thoại. Tôi gửi đến hai tờ báo lớn ở tại địa phương tôi sinh sống: Tờ Người Việt (có ông Tiến sĩ Đỗ Quý Toàn cộng tác, có hai vị tôi quen biết là anh Phan Huy Đạt và anh Đinh Quang Anh Thái) và tờ Việt Báo do ông bà chủ Trần Dạ Từ - Nhã Ca, (người nổi danh với tác phẩm Giãi Khăn Sô Cho Huế, cũng là người tôi quen biết). Thế nhưng hai tờ báo đều không đăng.

    Tôi viết email hỏi có phải quý báo sợ Việt Tân? Họ cũng không thèm trả lời.

    Tôi coi thái độ kiêu ngạo ấy chẳng khác nào những cơ quan cộng sản trong nước không thèm trả lời dân oan gửi đơn khiếu nại. Làm chủ báo có quyền đăng hay không đăng bài của tác giả, tôi đồng ý. Tuy nhiên, dù sao cũng là chỗ quen biết, ít ra dành ra mấy giây đồng hồ để trả lời sự đòi giải thích của tác giả lý do từ chối không đăng thì có vẻ lịch sự và có văn hóa hơn không? Hơn nữa đấy là tiếng kêu của một quân nhân bị khủng bố vì đăng bài báo của một quân nhân khác.

    Ngày 3 tháng 11 năm 2015, đài truyền hình PBS chiếu cuộc phóng sự điều tra của nhà báo A.C. Thompson. Việt Tân liền có phản ứng giống như đỉa phải vôi, bèn lôi Cộng Đồng vào làm tấm mộc đỡ đạn. Rồi Việt Tân có vẻ hí hửng vì cuộc điều tra không tìm ra thủ phạm. Tôi thấy họ thật tội nghiệp. Nếu là cây ngay thì làm gì mà sợ chết đứng quá vậy? Tôi có thể ví Việt Tân giống như một cô gái không chồng mà chữa vậy đó. Cô gái bù lu bù loa: "Tôi có bầu mà đâu ai thấy tôi giao du với anh đàn ông nào đâu? Chừng nào bắt được tay, day được cánh thì mới có thể buộc tội tôi được chứ!?"

    Tòa án đời thường không có bằng chứng thì không thể buộc tội được. Nhưng mà có một tòa án mà không cần ai thấy mình là thủ phạm vẫn buộc tội được. Đó là Tòa An Lương Tâm, nếu thủ lãnh của cái Mặt Trận nhân danh giải phóng VN có … lương tâm.

    Có nhà báo Hà Giang của Người Việt làm báo có vẻ thiếu chuyên nghiệp. Bữa trước phỏng vấn kinh tế gia, quân sư của MT hay VT, cũng là người nhà của báo Người Việt bằng những câu dường như hai bên đã soạn sẵn và tập dượt trước thì độc giả đã nghi ngờ tính vô tư rồi. Bữa sau nhà báo Hà Giang đi vận động xin chữ ký của cộng đồng để phản đối nhà sản xuất phim. Cái thiếu chuyên nghiệp của nhà báo Hà Giang là ở chỗ đó.

    Việt Tân đang đi tìm ai là kẻ đứng đằng sau vụ phóng sự điều tra. Cuối cùng tìm ra anh chàng Tony Nguyễn là một thanh niên thân Cộng, mừng quá, bèn tìm cách phát tán khắp nơi thông tin đó ngay để minh oan mình vô tội và để chứng tỏ mình không liên quan gì đến Việt Cộng.

    Riêng tôi, tôi rất vui về phóng sự tìm sự thật, vì thấy còn có người làm báo có lương tri chức nghiệp để đi điều tra sự bí ẩn vụ ám sát. Và may ra nhờ cái phóng sự của nhà báo Mỹ có thể đánh thức những ông bà chủ báo VN bấy lâu im lìm, giả bộ làm như không biết, không nghe. Còn tôi, một anh nhà binh cà tèng, lên tiếng khản cả cổ để đòi công lý cho nạn nhân thì các ông bà chủ báo coi như pha, không thèm đăng bài viết.

    Nên nhớ tôi là anh nhà binh từng đem mạng sống bản thân để bảo vệ cho quý ông bà chủ báo sống yên lành trong thành phố, để kiếm tiền một cách thoải mái; chứ không phải là một tên phản chiến như mấy ông thầy tu Việt Cộng đội lốt áo cà sa đấy nhé! Việt Tân đang ồn ào đòi kiện nhà báo A. C. Thompson giống như đứa trẻ cào đầu ăn vạ, nhưng tôi nghĩ VT không dám kiện đâu. Bởi vì, đài TV PBS mới chỉ "nhá đèn cầy" thôi, chưa đưa ra nhân chứng hoặc "off camera" khi ông Nghĩa thú tội có họp bàn với thành viên cao cấp MT về việc giết Đỗ Ngọc Yến. Thế nhưng khi Việt Tân kiện thì họ sẽ tiết lộ nhân chứng và đoạn phim quay ông Nghĩa thú tội sẽ được chiếu ngay, biết đâu? Sức mấy mà nhà báo chuyên nghiệp Hoa Kỳ đi điều tra tìm tội phạm mà không có thủ đoạn phòng vệ để bị Tòa Án phạt vạ à?

    Tôi chỉ mong Việt Tân đi kiện để cộng đồng được xem một kịch bản đầy hứng thú.

    Thấy bài viết LƯƠNG TÂM VÀ TRÁCH NHIỆM của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng gửi đến, tôi liền tay chuyển khắp nơi để độc giả đọc và suy nghĩ. Bởi vì đề tài này tôi đã viết từ 10 năm nay, nhưng đều bị rơi vào khoảng không.

    Phải có Lương Tâm và Trách Nhiệm mới có thể xây dựng một cộng đồng vững mạnh và có thể tiếp tay với đồng bào trong nước lật đổ độc tài cộng sản được, thưa ông Tiến sĩ. Trong bài viết của anh Thắng đặc biệt đặt vấn đề Lương Tâm và Trách Nhiệm của người làm công tác truyền thông, nên tôi gửi đến ông Tiến sĩ Ngô Nhân Dụng và những vị đang làm việc truyền thông đọc và suy nghĩ.

    Tiến sĩ Kinh tế có quyền im lặng, không nhất thiết phải trả lời ông Tiến sĩ Phi Công, viết báo không hưởng lợi nhuận. Sự im lặng của ông Tiến sĩ Kinh tế kéo dài đã lâu, có lẽ nó biến thành văn hóa im lặng là vàng rồi chăng?

    Mấy lời thô thiển, nếu ông Tiến sĩ thấy điều gì thất thố thì xin rộng lòng bỏ qua cho anh nhà binh này nhé!

    Trân trọng,

    Bằng Phong Đặng văn Âu

  2. #14
    Moderator
    ttmd's Avatar
    Status : ttmd v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Mar 2009
    Posts: 756
    Thanks: 64
    Thanked 17 Times in 5 Posts

    Default VOECRN - Vietnamese Organization to Exterminate the Communists and Restore the Nation

    Xin Quý vị vào xem Link này sẽ thấy rõ thêm chi-tiết về những băng đảng ám sát mà người Mỹ họ đã biết và đã theo dõi ?

    Vietnamese Organization to Exterminate the Communists and Restore the Nation (VOECRN)

    http://www.trackingterrorism.org/gro...restore-nation

    TTMD


    January 1980: Someone firebombs the office of Nguyen Thanh Hoang, publisher of Van Nghe Tien Phong, a Vietnamese magazine in Arlington, Va. Hoang and his 7-year-old daughter survive the attack.

    July 21, 1981: Lam Trang Duong, a left-wing publisher and Vietnam War critic, is shot dead while walking down the street in San Francisco. A group called the Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN) claims responsibility.


    Jan. 5, 1982: Bach Huu Bong, publisher of a small Vietnamese weekly in Los Angeles, is repeatedly shot at while leaving a restaurant in Chinatown. He'd just published an exposé of an Orange County gang known as the "Frogmen," a group of former South Vietnamese navy personnel.


    Aug. 24, 1982: Nguyen Dam Phong is fatally shot in his own driveway in Houston. The publisher of the weekly newspaper Tu Do (Freedom) had received death threats for printing articles questioning the fundraising activities of right-wing exile groups. VOECRN leaves a hit list at the scene of the crime

    Aug. 7, 1987: Someone leaves a dead German shepherd in the driveway of Thinh Nguyen, editor of Houston's Dan Viet, along with a written death threat

    Aug. 7, 1987: VOECRN takes credit for the murder of Tap Van Pham, the first Vietnamese-American journalist to be executed in Orange County. Pham, the editor of the weekly entertainment magazine Mai, was asleep in his office when someone set fire to the building. He died of smoke inhalation. Pham had run advertisements in Mai for Canadian companies promoting cash transfers and travel services to Vietnam.

    April 30, 1988: As novelist and former Vietnamese political prisoner Long Vu tours Orange County, he is severely beaten by a crowd in Little Saigon who suspect he collaborated with his captors.


    Aug. 3, 1988: In a hit list stapled to telephone poles in Little Saigon, Tu A Nguyen, publisher of Westminster-based Viet Press, and two others are sentenced to death for traveling to Vietnam.

    Nov. 22, 1989: Nhan Trong Do, a layout designer for the national magazine Van Nghe Tien Phong, is found fatally shot in his car in Fairfax County, Virginia. Police identify no suspects.

    Sept. 22, 1990: Someone fatally shoots Triet Le, a columnist for Van Nghe Tien Phong, and his wife as they park their car in front of their house in Bailey Crossroads, Virginia. His name had been on the VOECRN hit list found at Phong's home eight years earlier.


    January 1999: Tens of thousands of protesters surround Little Saigon's Hi-Tek video store after owner Truong Van Tran refuses to take down a poster of Ho Chi Minh that hangs above his counter. Police have to escort Tran from the store for his own protection. He is later charged with video piracy and now lives in Vietnam.

  3. #15
    Moderator
    Trần Hòa's Avatar
    Status : Trần Hòa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Aug 2014
    Posts: 647
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Con trai của ký giả Ðạm Phong lên tiếng
    Hà Giang/Người Việt

    LTS -Phim tài liệu “Terror in Little Saigon” do phóng viên điều tra A.C. Thompson thực hiện, trình chiếu trên chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS, và phổ biến trên trang mạng ProPublica, tối ngày Thứ Ba, 3 Tháng Mười Một, gây xôn xao tranh cãi trong dư luận. - Người cho rằng thông tin trong phim không có gì mới. Người cho rằng các nguồn tin giấu tên thì không đáng tin cậy. Có người đặt câu hỏi tại sao cuốn phim lại ra đời vào lúc này, khi chuyện đã xảy ra hơn 30 năm. Ðặc biệt hơn, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, từng là thành viên cao cấp của Mặt Trận, người được phỏng vấn và xuất hiện trong phim, nói rằng “lời dẫn giải của phim bị bẻ quặt, cố tình tạo hiểu lầm.” - Ðể rộng đường dư luận, hôm 7 Tháng Mười Một, nhật báo Người Việt đăng tải ba bài phỏng vấn người trong cuộc, gồm phóng viên A.C. Thompson, người thực hiện phim, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu vụ trưởng Vụ Tuyên Vận của Mặt Trận, và ông Hoàng Cơ Định, cựu vụ trưởng Tài Chánh của Mặt Trận. - Hai ngày sau khi những bài phỏng vấn nói trên được phổ biến, ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Nguyễn Ðạm Phong, chủ nhiệm tờ Tự Do, bị ám sát năm 1982, tại Houston, Texas, viết thư cho tòa soạn báo Người Việt.


    Ông Nguyễn Thanh Tú, con trai nhà báo Nguyễn Ðạm Phong, trong một lần tiếp xúc với phóng viên A.C. Thompson, ProPublica. (Hình: Edmund D. Fountain/ProPublica)

    Thư viết:
    Tên tôi là Nguyễn Thanh Tú. Tôi là một nhân vật trong phim Terror in Little Saigon. Mặt Trận cứ việc tha hồ phủ nhận rằng không hề biết có đơn vị K9. Tôi có thể nói với quý vị rằng gia đình tôi ngày nào cũng liên tiếp phải nhận những lời hăm dọa từ Mặt Trận......Cha tôi, Nguyễn Ðạm Phong, đã dành số báo Tự Do cuối cùng của ông để phơi bày sự gian lận của các lãnh đạo Mặt Trận. Ðiều trớ trêu là, nhiều người quay lưng với cảnh sát của thành phố Houston, và cơ quan FBI khi cha tôi bị ám sát vào năm 1982, rất có thể giờ đây đồng ý là quan điểm của bố tôi đúng. Vấn đề là, ông đã đúng, nhưng ông đi trước mọi người những 33 năm. Tôi là nhân chứng cho “sự thực” còn sống, chứ không phải những lời đồn đãi. Tôi từng tham dự những buổi gặp gỡ thành viên Mặt Trận với bố tôi và chứng kiến những chiến thuật họ sử dụng, từ mua chuộc đến hăm dọa.”
    (Hết thư)

    Ông Nguyễn Thanh Tú, năm nay khoảng 50 tuổi, kể lại diễn tiến dẫn đến sự việc thân phụ mình bị ám sát, những kỷ niệm với bố, và tâm tư của mình, trong cuộc phỏng vấn dưới đây, do ký giả Hà Giang thực hiện.


    Nhà báo Nguyễn Ðạm Phong (phải) đứng đeo biểu ngữ phản đối Cộng Sản ở Houston, Texas, năm 1979. (Hình: Nguyễn Thanh Tú cung cấp)

    Hà Giang (NV): Cảm ơn ông đã tin tưởng nhật báo Người Việt để chia sẻ tâm tư của mình. Trước hết, là một ký giả, chúng tôi muốn bày tỏ niềm đau xót trước sự việc các nhà báo thuộc thế hệ trước mình bị ám sát.

    Nguyễn Thanh Tú: Tôi thấy có nhiều người bàn luận về vấn đề nhưng không nắm rõ sự kiện, như cụ cựu đại tá gì đó, nói trên đài truyền hình ở bên Cali. Cụ nói là Mặt Trận ra đời năm 1982, thì làm gì mà dính líu đến chuyện giết người từ năm 1981. Ở trong phim, ông Ðỗ Thông Minh, một trong những người sáng lập Mặt Trận, nói là nhóm này [Mặt Trận - NV] thành lập năm 1980, họ không thông báo gì cho đến năm 1982. Họ giết bố tôi Tháng Tám ngày 24 Tây, năm 1982. Cái ngày họ lập giấy tờ không quan trọng. Sự kiện lịch sử nó quan trọng hơn.

    NV: Vâng, xin ông cho biết ông là người con thứ mấy trong gia đình, và gia đình ông qua Mỹ định cư năm nào?

    Nguyễn Thanh Tú: Tôi là Nguyễn Thanh Tú, tôi là con thứ sáu trong gia đình mười người con của bố tôi, nhà báo Nguyễn Ðạm Phong. Gia đình tôi qua Mỹ năm 1975.

    NV: Ông có thể nói sơ về sự nghiệp làm báo của thân phụ ông trước khi gia đình ông qua Mỹ định cư?

    Nguyễn Thanh Tú: Bố tôi ngày xưa là một ký giả có tiếng tăm ở Sài Gòn. Ông viết với bút hiệu Ðạm Phong. Lúc đó ông làm cho tờ báo Trắng Ðen của Việt Ðịnh Phương, báo Tiền Phong, Chính Luận, Văn Nghệ Tiền Phong. Ông vào nghề viết báo đã rất lâu rồi, không phải là một “novice” [tay mơ - NV].

    NV: Xem cuốn phim Terror in Little Saigon thì thấy ông có vẻ gần gũi với thân phụ. Trong thời gian bố ông bị ám sát, ông bao nhiêu tuổi? Ông còn nhớ những kỷ niệm làm báo với bố không?

    Nguyễn Thanh Tú: 19 tuổi. Lúc đó tôi đi học, nhưng ngày nào cũng phụ bố tôi đi bỏ báo thành ra hay nói chuyện với ông. Tôi biết những người như ông Hoàng Cơ Minh, ông Phạm Văn Liễu là những người bố tôi biết từ Việt Nam. Biết qua, không phải thân, mà quen biết. Lần đầu tiên Mặt Trận mời bố tôi tới tham dự buổi gây quỹ. Bố tôi thấy đông lắm, rất là đông. Họ gây quỹ nhiều tiền lắm. Họ nói là họ hy vọng bố tôi sẽ viết một bài để khen họ.

    Ðể tôi giải thích sơ về cái thời đó. Người ta gọi là thời “cởi truồng chạy khắp phố.” Cuối thập niên 70s, đầu thập 80s có rất nhiều tổ chức chống Cộng ra đời. Muốn nổi bật thì phải có báo chí viết, để người ta tò mò, để tạo ra huyền thoại. Có điều, có thể lãnh đạo của họ thì biết bố tôi là ai, nhưng những người mời bố tôi viết họ không biết bố tôi là một nhà báo nhiều kinh nghiệm, họ tưởng là người mới ra nghề.

    Khi thấy họ gây quỹ được rất nhiều tiền, thì bố tôi hỏi các anh gây quỹ được nhiều tiền như vậy thì có sổ sách gì không, để cho những người ủng hộ họ biết tiền của họ đi đâu, làm việc gì không. Thì có người, tôi quên tên rồi, nói có chứ anh, có gì chúng tôi làm sổ sách rồi sẽ cho anh biết. Bố tôi lại hỏi vậy người kế toán, người giữ sổ sách tên gì. Lúc đó khi bố tôi hỏi, thì họ mới đưa tên này tên kia. Nhưng theo kinh nghiệm và trực giác của nhà báo thì qua cách trả lời của họ, bố tôi lúc đó trong bụng bắt đầu thấy nghi nghi.


    NV: Rồi sau đó việc gì xảy ra?

    Nguyễn Thanh Tú: Họ tiếp tục mời bố tôi đến ăn, mời ăn để phỏng vấn đó. Lần nào mời tới, họ cũng đối xử với bố tôi như một VIP vậy. Thức ăn đầy bàn. Nhưng mà bố tôi là nhà báo. Bố tôi thường hay nói, với người nhà báo, người ký giả, cái integrity [chính trực - NV] rất là quan trọng, không để bị compromised . Ông nói thôi bố con tôi ngồi bàn kia ăn được rồi, có bao nhiêu tiền thì kêu bao nhiêu thức ăn thôi. Họ cho người mang đồ ăn tới bàn, nhưng bố tôi từ chối, bố tôi không muốn bị tainted [hoen ố - NV].

    Rồi từ từ bố tôi thắc mắc hỏi cách họ gây quỹ, thì họ mới đưa mấy tấm hình ra cho bố tôi coi. Họ nói mấy hình này là mấy hình chụp từ khu vực kháng chiến ở Việt Nam. Bố tôi nói cho tôi mang mấy tấm hình này về nhà. Về tới nhà bố tôi cầm hình lên ngắm kỹ, rồi chỉ cho tôi coi. Ông nói họ không biết bố là người kinh nghiệm, ở trong nghề lâu. Trong đám hình này, trước hết, mấy người lính trong rừng mà bộ đồ họ mặc quá sạch sẽ. Thứ hai, đằng sau lưng họ, cây cỏ này không đúng cây cỏ ở Việt Nam. Thứ ba, trong rừng cảnh không phải là như vậy. Thứ tư, chén dĩa giấy họ dùng bố tôi thấy dấu hiệu chén dĩa của Mỹ. Thứ năm, đi vào rừng mà có người mang Rolex.

    Sau đó, bố tôi gặp họ, nói, ờ mấy tấm hình này đẹp quá, chụp ở vùng nào ở Việt Nam. Họ nói mấy hình này chụp bên trong Việt Nam, và Mặt Trận đã chiếm được cứ điểm này, vị trí nọ ở Việt Nam rồi. Từ từ qua nhiều câu hỏi, thì họ nhận ra là bố tôi nghi họ rồi, thì họ bắt đầu tìm cách mua chuộc, rồi chuyển qua hăm dọa.


    NV: Họ tìm cách mua chuộc và hăm dọa như thế nào, thưa ông?

    Nguyễn Thanh Tú: Gia đình tôi lúc đó nghèo lắm. Mười đứa con. Hai bố mẹ đi làm, mấy đứa con cũng đi làm phụ, nhưng không có tiền. Bố tôi làm báo không có tiền. Làm báo mà, nghèo lắm. Nhưng bố tôi muốn làm báo để thông tin cho mọi người, để có tiếng nói cho người Việt Nam. Họ [Mặt Trận - NV] thấy vậy họ nói thôi để họ mua cho cái xe, hay là giúp tiền để làm báo. Ý họ là muốn bố tôi đừng hỏi những câu hỏi khó. Nhưng bố tôi từ chối. Và bố tôi tiếp tục viết, tiếp tục đặt những câu hỏi mà họ không trả lời được, hay trả lời không rõ. Thế là họ bắt đầu hăm dọa. Lúc đó không có ngày nào đêm nào mà họ không gọi điện thoại hăm dọa.

    NV: Làm sao mà ông biết chắc chắn những người gọi điện thoại hăm dọa là người của Mặt Trận? Khi gọi hăm dọa, họ nói gì?

    Nguyễn Thanh Tú: Chính tôi cũng nhiều lần nhận phôn. Họ nói rõ ràng, không giấu giếm. Họ nói họ là đại diện của Mặt Trận... giải phóng Việt Nam. Họ bảo nói cho bố tôi nghe nếu mà không ngừng, mà tiếp tục viết những bài có thể ảnh hưởng xấu tới Mặt Trận, thì bố tôi sẽ bị thủ tiêu. Ngày nào họ cũng gọi, gọi hoài. Nếu bố tôi không trả lời thì tôi trả lời. Tôi không trả lời thì mẹ tôi trả lời.

    NV: Tôi muốn xác định một lần nữa là những người gọi điện thoại hăm dọa gia đình ông, họ tự xưng họ là Mặt Trận? Họ có xưng tên không?

    Nguyễn Thanh Tú: Họ không giấu giếm. Họ nói họ là Mặt Trận, là đại diện cho Mặt Trận. Họ nói rõ ràng, không nói khéo gì cả. Họ không xưng tên, chỉ nói là người làm cho Mặt Trận, hay đại diện cho Mặt Trận. Bố tôi biết mà, biết là mình bị Mặt Trận dọa thủ tiêu. Khi gọi cho bố tôi, họ nói: “Nếu không dừng lại thì sẽ sắp là những giờ cuối cùng của đời mày.”

    NV: Bố ông phản ứng ra sao sau khi bị hăm dọa?

    Nguyễn Thanh Tú: Tôi nhớ một lần đi bỏ báo, bố tôi nhìn tới nhìn lui, dặn tôi, nếu có chuyện gì con phải chạy trước. Tại vì họ chỉ muốn bố chứ không muốn con đâu. Có những lúc tôi mang báo xuống mấy tiệm, họ mang cả chồng báo họ vứt vào thùng rác. Nhiều chỗ họ phải giấu báo đi, vì tờ báo Tự Do của bố tôi lúc đó rất là nổi tiếng. Nổi tiếng không phải là vì bố tôi viết hay, mà nổi tiếng là vì bố tôi cả gan dám nói những sự thật mà không ai dám nói, những tờ báo khác không dám nói. Vứt báo xong, thấy vẫn còn có người đọc, họ từ từ hăm dọa những người quảng cáo trên báo. Bố tôi tự bỏ tiền túi ra làm mà, cho nên không có quảng cáo vẫn tiếp tục làm.

    Trước khi làm những số báo cuối cùng, bố tôi bay thẳng qua Thái Lan để điều tra. Bố tôi qua tới Thái Lan mới khám phá ra sự thật. Tại ngày xưa bố tôi là phóng viên quốc tế, đi nhiều lắm, từng đi qua đó phỏng vấn mấy ông tướng, mấy ông làm lớn bên Thái Lan, chứ không phải chỉ ở trong Việt Nam thôi. Bố tôi qua đó thì mới biết cái trại mà họ nói có 10 ngàn quân, là chỗ ở Thái Lan chứ không phải ở Việt Nam. Chẳng những không có 10 ngàn người, mà chỉ có vài trăm người, mà trong đó còn có người Thái và người Lào đứng vào đó để chụp hình, để quay phim, để đem về quảng cáo. Bố tôi tìm được sự việc này, bay về, chuẩn bị cho ra một số báo để vạch trần những việc đó. Biết như vậy, Mặt Trận gặp bố tôi để hăm dọa một lần cuối.


    NV: Trong lần người hăm dọa gặp mặt bố ông lần cuối cùng ở một nhà hàng ở Houston, buổi tối hôm đó ông có mặt không? Bị hăm dọa bố ông có sợ không?

    Nguyễn Thanh Tú: Không. Nhưng nghe bố tôi kể thì họ đông lắm, khoảng mười mấy người. Hôm đó họ nói cho bố tôi một cơ hội cuối cùng. Chuyện hăm dọa với bố tôi là chuyện thường. Ông quen rồi. Nhưng bố tôi không ngờ họ dám cả gan như vậy. Tại vì ông nghĩ họ hăm dọa công khai như thế thì nếu họ giết ông, ai cũng sẽ biết là họ giết. Bố tôi hay nói cái câu nhà báo mình chỉ có nhau thôi. Nếu có chuyện gì xảy ra cho một nhà báo thì các nhà báo khác sẽ xúm vào bênh vực, lên tiếng. Chắc họ không dám giết.

    NV: Sau khi bố ông bị ám sát thì báo chí Việt Nam có lên tiếng, có đưa tin không?

    Nguyễn Thanh Tú: Lên tiếng rất nhiều. Báo chí Việt Nam lên tiếng rất nhiều. Nhưng vấn đề là không ai dám đứng ra tố cáo họ. Sau khi bố tôi bị giết, họ còn để lại mảnh giấy cảnh cáo là sau bố tôi là ai nữa sẽ bị giết.

    NV: Tôi có thắc mắc này, thứ nhất, khi giết người xong thì người ta phải sợ bị bắt, tại sao họ lại dám để tờ giấy lại, khai chính mình là tổ chức giết. Thứ hai, tổ chức để tên lại có tên là Vietnamese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation - VOECRN (Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Ðảng, vậy làm sao ông có thể cả quyết tổ chức đó chính là Mặt Trận?

    Nguyễn Thanh Tú: Bố tôi bị giết xong là ai cũng biết ngay là Mặt Trận giết. Vì Mặt Trận dọa bố tôi ai cũng biết, họ vứt báo của bố tôi đi ai cũng biết. Nhưng mọi người ai cũng sợ, không ai dám lên tiếng tố cáo. Về việc tại sao họ dám nhận tội, những người này là những tay xạ thủ chuyên nghiệp. Họ không để lại dấu vết gì cả. FBI không lấy được dấu vết nào. Họ là chuyên nghiệp mà, cho nên rất khó có chứng cớ để mà buộc tội. Nhưng người mình dù biết, không ai lên tiếng, không ai làm chứng, vì ai cũng rất sợ.

    NV: Mấy chục năm qua, trước khi phóng viên A.C. Thompson đến gặp ông để lật lại hồ sơ, ông sống với tâm trạng như thế nào?

    Nguyễn Thanh Tú: Tôi có nói ra chăng nữa thì tôi không hiểu là chị hay mọi người có thấu hiểu được không. Cũng không biết dùng chữ gì tả được. Không có ngày nào mà tôi không buồn, không nghĩ đến bố, đến cái chết của bố tôi. Mỗi khi ai hỏi đến thì tôi lại buồn, lại thương bố. Vì tôi thấy bố tôi làm một việc tốt, không có hại gì cả. Tôi chỉ mong có một vài câu trả lời, rồi thôi. Vì tôi biết trong Mặt Trận một số người đã qua đời. Ông Hoàng Cơ Minh, ông Phạm Văn Liễu cũng mất rồi. Nhưng tôi muốn có câu trả lời để cho cái chapter này trong đời mình nó đóng lại, chị hiểu không? Tiếng Mỹ họ gọi đó là closure.

    NV: Sau khi cuốn phim Terror in Little Saigon ra đời thì ông có cảm thấy có câu trả lời chưa, có được closure chưa?

    Nguyễn Thanh Tú: Thưa chị chưa! Là tại vì mình chỉ biết là một đảng làm, nhưng không biết ai là người ra lệnh làm việc đó. Mặc dù ông kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa sau này ông ấy có nói là ổng có ngồi trong buổi họp mà họ bàn giết người này giết người kia đó. Ðối với tôi như vậy là mình biết rồi. Mà thật ra cũng đâu cần phải có ông A.C. làm cái phim này mình mới biết. Mình đã biết rồi, không cần thêm bằng chứng nào khác, vì ai cũng biết Mặt Trận họ là người hăm dọa sẽ thủ tiêu bố tôi. Nhưng làm sao mà có closure được chị. Khi nào biết đích xác ai là người giết, ai là người ra lệnh giết thì mới có closure được.

    NV: Trước sự kiện FBI không có đủ bằng chứng để truy tố ai, ông có bao giờ có phút giây nào ngờ rằng người ám sát bố ông có thể không phải là người của Mặt Trận, mà là người của một nhóm quá khích nào đó không?

    Nguyễn Thanh Tú: Không! Là vì mỗi khi hăm dọa, họ đều giới thiệu họ là người của Mặt Trận, và họ bảo tôi “nói bố cháu đừng phá nồi cơm của Mặt Trận.

    NV: Nhiều người sau khi xem phim Terror of Little Saigon tỏ ra thất vọng là vì cuốn phim điều tra này không đưa ra thêm được chứng cớ thuyết phục nào ngoài những gì FBI đã có. Ông có chia sẻ nỗi thất vọng đó của họ không?

    Nguyễn Thanh Tú: Theo tôi nghĩ thì đây là một “cover up” của chính phủ. Họ có lý do của họ thời đó. Nhưng tôi nghĩ là từ từ rồi bắt đầu họ sẽ mở hồ sơ lại, vì có thêm chứng cớ mới. Vì một hồ sơ giết người thì không có ngày hết hạn.

    NV: Ông muốn nói đến chứng cớ mới nào?

    Nguyễn Thanh Tú: Khi ông Nguyễn Xuân Nghĩa lỡ miệng nói là ông ấy có tham dự một buổi họp mà Mặt Trận bàn chuyện ám sát, câu nói mà giờ đây ông chối là không nói, thì đó không chỉ là một chứng cớ, mà là một xác nhận là trong Mặt Trận có chuyện ám sát người.

    NV: Nhưng ông Nguyễn Xuân Nghĩa phủ nhận là đã nói câu đó. Ông nói với nhật báo Người Việt trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không hề nói như thế.

    Nguyễn Thanh Tú: Giữa hai người, ông Nguyễn Xuân Nghĩa và A.C. Thompson thì tôi tin A.C. Thompson hơn. Vì ngoài ông A.C. còn có mấy người nữa cũng ngồi đó nghe câu ông Nghĩa nói. Mấy người đó họ nghe xong câu đó là họ lật đật báo cho boss biết liền. Vả lại, ông A.C. ông ấy là phóng viên, mấy người nghe cũng là phóng viên, là nhà báo, như nhà báo Hà Giang, như những nhà báo khác. Họ là nhà báo, họ cần gì phải nói dối, phải dựng chuyện? Danh dự và tiếng tăm của nhà báo nó quan trọng hơn chứ? Tại sao những nhà báo này phải hy sinh điều đó?

    NV: Bây giờ nếu thủ phạm ra nhận tội, ông có tha thứ cho họ không?

    Nguyễn Thanh Tú: Vâng, chỉ cần biết như vậy là đủ thỏa mãn rồi. Họ chắc cũng đã có gia đình, và họ phải sống với lương tâm của họ. Tôi tin là sớm muộn gì cũng có người đến khi họ gần đất xa trời, họ ăn năn hối lỗi, rồi họ sẽ nói ra thôi.

    NV: Ông còn điều gì muốn tỏ bày nữa không?

    Nguyễn Thanh Tú: Tôi mong ước những người đồng nghiệp của bố tôi sau này, những nhà báo trẻ, dám can đảm nói lên sự thật. Ðừng để cho những nhà báo bị giết bị chết oan ức. Tôi muốn nói ra những điều này không phải chỉ là vì bố tôi, mà nó liên quan đến tiếng nói của năm nhà báo đã bị ám sát, trong đó bố tôi chỉ là một.

    NV: Cảm ơn ông.

  4. #16
    ducquany's Avatar
    Status : ducquany v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Mar 2009
    Posts: 1,067
    Thanks: 14
    Thanked 20 Times in 7 Posts

    Default

    Xin chuyển đến quý vị bài viết của một nhân chứng sống trong đề tài "Terror in Little Saigon" là Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa, dù có bênh hay chống Việt Tân, để chúng ta cùng hiểu sự thật đã bị nhà báo AC Thompson bóp méo như thế nào nhằm bôi nhọ cộng đồng người Việt tị nạn. Long


    Về những kẻ ám sát chính trị từ PBS/ProPublica

    Trong một xứ của người câm thì người mù mắc bệnh điếc. Louis Scutenaire

    Mọi chuyện khởi sự vào… mùng một Tết!

    Mùng một Tết Ất Mùi 2015, hai nhà báo Mỹ là A.C. Thompson và Richard Rowley, mà khi đó chưa ai biết tên, liên lạc với người viết để xin phỏng vấn về cộng đồng người Việt 40 năm sau biến cố 1975. Dĩ nhiên là đồng ý “nhưng hãy để sau Tết đã”.

    Sau đó, người viết mời họ dùng một bữa trưa tại Saigon Bistro để nói chuyện về cuộc phòng vấn. Rồi, hình như là mùng năm Tết, người viết này lại mừng rắn vào nhà xông đất!

    Ba người đến tận nhà gắn đèn dựng phông để phỏng vấn. Chỉ vài phút sau, câu chuyện hết là những thành tựu của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Thí dụ như các gia đình ngư phủ Công giáo gốc Việt dạt qua Louisiana hay Texas sinh sống đã từng bị kỳ thị và hành hung như thế nào, rồi ngày nay con cháu họ sống ra sao, ai tốt nghiệp kỹ sư, bác sĩ, họ đã đóng góp những gì cho nước Mỹ?

    Câu chuyện xoáy vào một vụ ám sát bằng máy của các nhà báo lưu manh, vì họ chỉ muốn người viết nói về những vụ ám sát của Mặt trận Hoàng Cơ Minh!

    Người viết này đã ra khỏi tổ chức Mặt Trận từ năm 1991, và không liên hệ hay đồng ý với tổ chức Việt Tân sau đó. Nhưng khi còn ở bên Mặt Trận thì từng đã bị cơ quan FBI điều tra điều mẹ! Các nhà báo khoe là đã đọc hồ sơ đó của FBI và biết người viết này vô can, nhưng muốn hỏi thêm về chuyện khác.

    Khi ấy, người khôn ngoan tất nhiên tắt đèn và giữ im lặng. Người viết này không thuộc diện đó! Đã tiếp tục trả lời mà còn tranh luận trong hơn hai tiếng đồng hồ bật máy vì thấy danh dự của dân tỵ nạn bị xúc phạm. A.C. Thompson gọi là không khí rất “tense” với một nhân chứng rất lạ. Rồi Tháng Chín trôi qua mà chưa thấy PBS/ProPublica đưa ra kết quả phóng sự như đã hứa hẹn.

    Tháng Chín đó, họ quay về xin phỏng vấn lại. Lần hai là vào ngày 11 Tháng Chín, tại một khách sạn ở Costa Mesa. Cũng vẫn ba người với đầy đủ máy móc dụng cụ tân kỳ của nhà báo chuyên nghiệp.

    Khi đó, họ khỏi cần biết về ông Hoàng Cơ Minh và chủ trương đấu tranh năm xưa của Mặt Trận, là từ bỏ khái niệm chiến tranh mà xoay vào việc đấu tranh để làm Việt Nam thay đổi.

    Họ xoáy vào việc các nhà báo bị ám sát, việc Mặt Trận có được Mỹ yểm trợ hay không, v.v…. Họ còn đề nghị, như trong phim trinh thám, rằng người viết này sẽ được họ che giấu nhân dạng lẫn tiếng nói, để có thể nói thật. Sự thật thì chỉ có một, nên người viết nhận lời, xem họ muốn tìm đến đâu, để làm gì? Không khí đã có mùi của một vụ ám sát, một hit-job, nhắm vào một người đã chết.

    Là ông Hoàng Cơ Minh!

    Không đạt “mục đích yêu cầu” như chữ của người Hà Nội! Nên hôm sau A.C. Thompson gọi lại, báo rằng cả toán có thể hoãn chuyến bay để phỏng vấn lần ba. Thì cũng sẵn sàng chứ chẳng lẽ văng tục - hay quay bài bỏ chạy?

    Sau đây là những gì người viết còn nhớ lại về ba cuộc phỏng vấn. Nhưng xin có ngay một ý kiến dù hơi chậm mà còn hơn không cho người khác: Nói chuyện với nhà báo loại này thì mình nên có máy ghi âm từ khi gặp mặt, và an toàn hơn cả là nên có luật sư. Hoa Kỳ là một nước pháp trị mà!

    ***

    Vì sao ông tham gia Mặt Trận?

    Từ bên Pháp qua, vào năm 1983, tôi được hai người bạn thân móc nối – nói tên ra là sẽ bị họ làm phiền, nhưng sự thật là nhà ngoại giao Phạm Dương Hiển và giáo sư Nguyễn Ngọc Bích - vì một người của Mặt Trận xin gặp là Đại tá Phạm Văn Liễu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hải ngoại của Mặt Trận. Người viết nhận lời, từ San Francisco bay qua Washington D.C. gặp Phạm Văn Liễu.

    Lần đầu gặp gỡ một Đại tá khét tiếng là ưa đảo chánh từ trước 1975, người viết đã hỏi: “Anh có nghĩ là sẽ thành công trong việc này không, và năm năm nữa thì sẽ làm gì, ở đâu?”

    Đây là câu trả lời của Phạm Văn Liễu: “Tôi không như (thằng) Thiệu về hưu đi câu mà sẽ nắm lấy quyền!” Câu trả lời khiến người viết này giật mình và ngồi nghe ông Liễu kể lể về thành tích của ông, như vì cái mưu của nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến mà lại nhượng quyền cho các ông Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ, v.v… nên hụt mất quyền.

    Với người viết, chuyện ấy quá xa lạ và kỳ cục nên tôi nêu vấn đề với ông Liễu về tinh thần hung hăng của đoàn viên Mặt Trận khi ấy khiến nhiều người phật ý. Người viết này từ chối gia nhập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và cũng chẳng tham gia Phong Trào Quốc Gia Yểm Trợ Kháng Chiến khi ấy do Cụ Phạm Ngọc Lũy làm Chủ tịch. Nhưng vì lý tưởng, vẫn giúp họ tổ chức một đại hội chào mừng ông Hoàng Cơ Minh sẽ từ trong “chiến khu” ra.

    Đó là Đại hội Chính Nghĩa tại khu vực Washinton D.C. mà người mình tại miền Đông có lẽ còn nhớ.

    Chuyện này người viết không nói ra trong các cuộc phỏng vấn, nhưng có thể giải thích tâm lý của mình: khi tổ chức Đại hội Chính Nghĩa, hai người bạn là Phạm Dương Hiển và Nguyễn Ngọc Bích nêu vấn đề với Phạm Văn Liễu: “Sao các anh cứ dùng một người như Cao Thế Dung viết lách chửi bới thiên hạ khiến đồng bào Công giáo rất khó chịu về Mặt Trận?” Bạn tôi đã mất là Sứ thần Ngoại giao Phạm Dương Hiển thuộc một gia đình Công giáo thuần thành, ông Nguyễn Ngọc Bích thì vẫn còn. Câu trả lời của Phạm Văn Liễu khiến ông Hiển nổi giận khoác áo ra về: “Tôi dùng Cao Thế Dung như con chó để sủa những kẻ chống đối!”

    Sau Đại hội Chính Nghĩa người viết mới lần đầu gặp riêng Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, cũng trong nhà Cụ Phạm Ngọc Lũy, và cũng lại câu hỏi về cái chí của một người muốn lãnh đạo một cuộc cách mạng: “Ông có tin là sẽ thành công không? Và năm năm nữa ông sẽ ở đâu, làm gì?”

    Câu trả lời của ông khiến người viết là một chuyên gia kinh tế lại bỏ hết mà tham gia “Mặt Trận Hoàng Cơ Minh”: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”

    Một câu nói có tính chất tiên tri của bậc anh hùng. Ba năm sau, ông tử trận tại Hạ Lào.

    Sau đó, người viết nhận lời của Chủ tịch Hoàng Cơ Minh làm Vụ trưởng Vụ Tuyên Vận trong Ban Chấp hành Tổng vụ Hải ngoại tại San Jose, với Phạm Văn Liễu là Tổng vụ trưởng.

    Cả hai lời phát biểu của ông Liễu rồi ông Minh đều được người viết nói ra và yêu cầu các nhà báo Mỹ nên trích dẫn lại vì nói đến tâm hồn của hai nhân vật khác biệt.

    Hoa Kỳ, Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và Phạm Văn Liễu

    Trong các cuộc phỏng vấn, từ lần đầu qua hai lần sau, vai trò của Hoa Kỳ đã được họ nêu ra.

    Người viết này giải thích như sau và nói đến nhân vật Richard Armitage. Trong cuộc chiến tại Việt Nam, khi ông Armitage còn là một sĩ quan Hải quân (hình như chuyên về tình báo), ông Minh đã có một hành động quả cảm và đầy rủi ro để cứu Armitage ra khỏi vùng lửa đạn khi ông bị quân Cộng sản bao vây và lâm nguy. Từ đó, giao tình giữa hai người sĩ quan Hải quân có những gắn bó mà ít ai biết. Vì vậy, khi ông Armitage có nhiệm vụ tại Đông Nam Á, cụ thể là Thái Lan, ông Minh có thể đã tiếp xúc và nhân một nhu cầu cục bộ của Hoa Kỳ về việc tìm kiếm các tù binh hay lính chiến Mỹ bị mất trong cuộc chiến tại Đông Dương, mà tương kế tựu kế dàn dựng việc kháng chiến.

    Với người viết này, và ngược với lời khuyên của nhiều người có lòng, hành động đó là lý do chính đáng để mình gia nhập đấu tranh vì từ mấy chục năm nay, đây là người Việt Nam đầu tiên đã dám lấy những quyết định cho vận mệnh quốc gia mà không hỏi ý hay thậm chí xin phép Hoa Kỳ!

    Sau Đại hội Chính nghĩa đã nói ở trên tại Virginia, và nhân dịp ông Minh ra hải ngoại, hai ông Minh và Liễu đã có gặp riêng ông Richard Armitage tại tư thất. Người viết là người lái xe và ngồi ngoài. Nhưng, đây là cảm nghĩ mà người viết có nói ra trong cuộc phỏng vấn: sau buổi gặp gỡ, trên xe trở về, ông Minh lặng thinh không nói gì. Ông Liễu thì thất vọng ra mặt.

    Người viết này đoán ra kết qủa vì sau đó ông Liễu nói riêng rằng qua ông Armitage, Hoa Kỳ không yểm trợ và chẳng muốn dính dáng gì đến việc làm của Mặt Trận! Từ đấy, ông Liễu xoay chiều: việc làm của ông Minh sẽ thất bại, chi bằng ta tính kiểu khác và ông (người viết này) sẽ là Như Phong, một cố vấn của tôi. Diễn nôm na cho nhà báo Mỹ hiểu, Phạm Văn Liễu lại muốn đảo chánh Hoàng Cơ Minh và lập ra một tổ chức chẳng còn dính dáng gì với chiến khu của ông Minh.

    Người viết này cự tuyệt một vụ đảo chánh khi đã hết chánh quyền, mà chẳng biết làm sao cho anh em hay chính ông Minh hiểu được sự thể nghiêm trọng ấy. Họ là sĩ quan trong quân đội cũ, từng sát cánh thành lập phong trào kháng chiến thì giao tình chắc là phải khắng khít lắm. Hậu quả là một vụ khủng hoảng trong nội bộ Mặt Trận và qua mấy tháng liền Phạm Văn Liễu gây sức ép: “Ông chẳng ham tiền, nếu còn cố bênh ông Minh, tôi sẽ cho tụi nhà báo dưới Orange County biết ông là cháu của trùm cộng sản Nguyễn Văn Linh!”

    Chỉ vì là trong các phiên họp của Ban Chấp hành Tổng vụ Hải ngoại, Vụ trưởng Tuyên vận trình bày nhận định của mình về tình hình Việt Nam và nói đến một nhân vật khi ấy đang bị thất sủng, con trai còn bị phe bảo thủ ám sát, đó là ông Nguyễn Văn Linh. Đây là một người cộng sản thuần thành, “true believer” cho nhà báo Mỹ hiểu, tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ông ta vẫn có hy vọng trở lại khi Mikhail Gorbachev lên cầm quyền tại Liên Xô và nếu Hà Nội tiến hành cải cách theo chiều hướng của Nguyễn Văn Linh thì tình hình sẽ thay đổi và ảnh hưởng đến cục diện đấu tranh. Và ông ta là bác ruột của người viết, thân mẫu là chị ruột của ông nội!

    Giữa các “chiến hữu” với nhau, đây là loại thông tin bình thường. Nhưng trong tâm trí của một kẻ có tà ý thì đấy là điều có thể khai thác được! Sau đó, trong cả chục năm, người viết này lãnh thêm cái nón cối – là Việt cộng - của một người muốn làm lãnh tụ quốc gia….

    Trong cả ba cuộc phỏng vấn kín hở, điều này đã được nói ra, nhưng không hề được các nhà báo Mỹ tường thuật! Một sự gian trá nối dài…

    Đơn Vị K-9 Đầy Bí Hiểm

    Cũng trong ba cuộc phỏng vấn, người viết này được A.C. Thompson và Richard Rowley hỏi về đơn vị bí mật K-9 mà họ trình bày như một đám sát thủ! Sự thật nó rắc rối hơn vậy….

    Trong tổ chức của Tổng vụ Hải ngoại do ông Phạm Văn Liễu cầm đầu cho đến khi ly khai, tổ chức của Mặt Trận có các Khu Bộ, Xứ bộ hay Chi bộ hoạt động tại Âu Châu, Úc Châu hay từng tiểu bang Hoa Kỳ. Vào thời ấy, cộng đồng người Việt tại hải ngoại có nhiều nhân vật nổi tiếng ngày xưa tại miền Nam, như tầng lớp tướng tá hay các chính khách và nhân sĩ. Họ có thể ủng hộ Mặt Trận, nhưng một cách kín đáo thôi, và khó là đoàn viên của Mặt Trận tại địa phương, dưới sự điều động của một Chi bộ trưởng hay Xứ bộ trưởng chỉ là kỹ sư hay Đại úy lưu vong. Vì vậy, ông Liễu đề nghị lập ra một Khu bộ đặc biệt dưới bí danh K-9 do ông trực tiếp điều động mà không qua hệ thống tổ chức thông thường. Đó là Khu bộ K-9.

    Người viết này rất thận trọng khi tránh nói về các bậc chức sắc của chúng ta trong hệ thống K-9 của ông Phạm Văn Liễu vì sợ họ sẽ lại bị các nhà báo này liên lạc và làm phiền!

    Nhưng, các nhà báo Mỹ đã có hai năm chuẩn bị nên gặng hỏi về việc cựu đoàn viên Mặt Trận là Trần Văn Bé Tư đã xác nhận mình là đoàn viên của K-9 khi ám sát hụt ông Trần Khánh Vân! Người viết hoàn toàn không biết chuyện K-9 đã “thoát xác” như vậy vì chuyện ấy xảy ra sau khi ông Phạm Văn Liễu bị Chủ tịch Hoàng Cơ Minh cách chức và ly khai thành một tổ chức khác, nên ông Liễu muốn có một hành động biểu dương khí thế chống cộng.
    A.C. Thompson và đồng bọn không hề nhắc đến chi tiết động trời này vì muốn chụp mũ ông Hoàng Cơ Minh và Mặt Trận của ông về việc sát hại các nhà báo!

    Họ cũng không dám nói rằng khi K-9 của ông Phạm Văn Liễu muốn ra tay, đối tượng cái nhóm phiêu lưu này muốn chọn chính là… Nguyễn-Xuân Nghĩa. Về sau, sợ bị FBI điều tra về tội bắn Nguyễn-Xuân Nghĩa, nhóm người này mới nhắm vào các nhà báo “thân cộng”, kể cả Đỗ Ngọc Yến của tờ Người Việt, một bạn chí thiết của người viết này. Và cuối cùng thì Trần Khánh Vân lãnh đạn!

    Kết luận khi ấy của người viết cho các nhà báo Mỹ: Phạm Văn Liễu ưa làm loạn, không coi trọng tự do tư tưởng, nhưng luộm thuộm (sloppy) nên chẳng làm ra chuyện gì. Nhưng nhà báo đã có chủ đích. Họ làm nốt phần vụ còn lại là tạo ra một hình ảnh tồi tệ, hiếu chiến và hiếu sát, về cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa trong thế kỷ 21, tại Little Saigon!

    Họ mất bao nhiêu tiền để có một “phóng sự ba xu” (nikelodeon) như vậy?

    Người viết này xin trở về chuyện kế toán: người Việt hải ngoại gửi về nhà 14 tỷ đô la. Chế độ cộng sản chỉ dùng 1% của ngân khoản ấy – là 140 triệu một năm – cũng đủ sai khiến các doanh gia hay nhà báo Mỹ đã có sẵn thiên kiến về Việt Nam Cộng Hòa! Sẽ có ngày họ về Việt Nam để lại làm phóng sự về vụ Mỹ Lai mà bỏ qua Mậu Thân 1968 tại Huế…

    Chỉ mong rằng cộng đồng chúng ta không mắc bệnh câm, điếc hay mù!

    Nguyễn Xuân Nghĩa

  5. #17
    Moderator
    SVSQKQ's Avatar
    Status : SVSQKQ v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2009
    Posts: 2,351
    Thanks: 0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Giải Ảo phim thời sự của ProPublica và PBS Frontline (Kỳ 1)


  6. #18
    Moderator
    SVSQKQ's Avatar
    Status : SVSQKQ v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2009
    Posts: 2,351
    Thanks: 0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Giải Ảo phim thời sự của ProPublica và PBS Frontline (Kỳ 2)


Trang 3/6 đầuđầu 12345 ... cuốicuối

Similar Threads

  1. Paris Terror Attacks - Friday-Nov 13, 2015
    By ttmd in forum Tin tức đó đây
    Trả lời: 5
    Bài mới nhất : 11-23-2015, 12:55 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 10-30-2015, 02:00 AM
  3. Saigon và Hà Nội... những sự thật...
    By tuyetanh in forum Tham Luận
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 10-24-2015, 08:18 PM
  4. Mưa saigon
    By Trần Hòa in forum Linh Tinh
    Trả lời: 2
    Bài mới nhất : 09-19-2015, 05:53 AM
  5. Saigon trước 1975
    By saomai in forum Video, clip ngắn
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 08-07-2015, 08:16 AM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •