Remember ?

Trang 1/6 123 ... cuốicuối
kết quả từ 1 tới 6 trên 33

Tựa Đề: Terror in little saigon

  1. #1
    Moderator
    Trần Hòa's Avatar
    Status : Trần Hòa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Aug 2014
    Posts: 647
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Terror in little saigon

    PHIM: TERROR IN LITTLE SAIGON
    Nguồn: PPS (KCTS9)

    LGT:Little Sài Gòn” trong cuốn phim là tên gọi của vùng Nam CALIFORNIE, nơi được xem là trung tâm của cộng đồng người Việt quốc gia chống cộng tại Mỹ (vì số dân cư người Mỹ gốc Việt đông nhất Hoa Kỳ); Cũng nơi đây đã có những cơ quan truyền thông được làm việc với một số ký giả, nhà văn VN có tên tuổi từ trước năm 1975 tại miền Nam VN. - Trong quá khứ, từ năm 1981 đến 1990, có năm (5) ký giả Mỹ-Việt đã bị ám sát và cũng có một số người bị đe dọa , uy hiếp. Những nổi kinh hoàng đã xuất hiện trên đất nước Hoa Kỳ vào thời kỳ đó cho một cộng đồng quá nhỏ vừa mới thoát chạy khỏi cộng sản. Các án mạng này hầu như đã chìm vào quên lãng, vì cảnh sát HK đã không điều tra tận tình, manh mối. Tổ chức FRONTLINE và ProPublica (A.C. Thompson and Richard Rowley began looking into the unsolved 1981-1990) đã theo dõi gia đình của các nạn nhân, cũng như cơ quan thực thi pháp luật thời đó để làm sáng tỏ các trường hợp kinh hoàng trên. Sự điều tra của họ đã phát hiện dấu vết của khủng bố từ Houston, San Francisco đến các khu rừng thuộc khu vực Đông Nam Á. Một vài cựu thành viên của một tổ chức có tên gọi “Mặt Trận” đã xác nhận rằng họ hoạt động trong một đội ám sát bí mật tại Mỹ.
    PBS đã cho chiếu cuốn phim hôm qua ngày 11/03/2015 . Xin mời xem sau đây cuốn phim: "TERROR IN LITTLE SAIGON" trực tiếp chiếu từ nguồn PPS (KCTS9).

    .

  2. #2
    Moderator
    Trần Hòa's Avatar
    Status : Trần Hòa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Aug 2014
    Posts: 647
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Bên trong việc làm ra phim "Kinh hoàng tại Sàigon Nhỏ" (Terror in Little Saigon)
    Điền Phong phỏng dịch Interview with A.C. Thompson and Richard Rowley - 2015-11-04

    Ba muơi năm trước, một cựu sĩ quan hải quân của Miền Nam Việt Nam đã cố tái khởi động Chiến Tranh Việt Nam với một quân đội du kích đặt căn cứ tại Thái Lan. Ông lôi kéo sự ủng hộ và gây quỹ tại Hoa Kỳ cho những nổ lực đó. Về sau, nhóm của ông lại dính dáng đến điều mà ngưòi ta cho là cái chết của một toán người trên đất Mỹ để làm câm miệng những ký giả đang chỉ trích sứ mạng của quân du kích, hoặc có tiếng nói theo quan điểm thiên Cọng.

    Chuyện nghe giống như kiểu chiến tranh lạnh giả tưởng. Nhưng đến khi các ông A.C. Thompson và Richard Rowley bắt đầu đưa mắt nhìn vào các vụ ám sát xảy ra vào những năm 1981-1990 của 5 người ký giả Mỹ gốc Việt tại các thành phố suốt nước Mỹ thì đúng là lúc câu chuyện đã bắt đầu lòi mặt.

    Ông Thompson, một người thắng giải Ký Giả ProPublica của cơ quan George Polk và cũng là thông tín viên của loạt phim phóng sự (Life and Death in Assisted Living, Law & Disorder), và ông Rowley một giám đốc phim tài liệu (Dirty Wars, Zapatista) người được đề cử lãnh giải Oscar, đã bỏ thì giờ trong hai năm qua để đào sâu vào các vụ thảm sát các ông Lê Triết và Đỗ Trọng Nhân tại Virginia, ông Phạm văn Tập tại Garden Grove- California, ông Nguyễn Đàm Phong tại Houston, và ông Dương Trọng Lâm tại San Francisco.
    Tất cả các ký giả bị giết chết đó đã làm việc cho một tờ báo nhỏ tiếng Việt phục vụ cho dân tỵ nạn cư trú tại Hoa Kỳ sau khi Sàigòn thất thủ năm 1975 - và những tờ báo đó đã chỉ trích một tổ chức bán quân sự có tên gọi là Mặt Trận Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam hoặc nói tắt là Mặt Trận, và mục tiêu của nó là tái chiếm Việt Nam.

    Việc tìm kiếm lời giải thích cho các vụ giết người đó và về Mặt Trận của hai ông Thompson và Rowley đã đưa họ đi xuyên các thành phố từ Houston, San Francisco cho đến các vùng rừng núi của Đông Nam Á cũng như đến tận các hành lang quyền lực tại Washington - và tất cả những nổ lực đó đã đưa đến sự thành hình phim phóng sự "Kinh Hoàng tại Sàigòn Nhỏ" với sự cọng tác mới mẻ nhất của các cơ quan truyền thông đa diện FRONTLINE and ProPublica.

    FRRONTLINE đã ngồi xuống làm việc với các ông Thompson và Rowley để trò chuyện về lý do tại sao họ lại cảm thấy có trách nhiệm phải phanh phui câu chuyện không được nói đến này và cái gì đã khiến họ kinh ngạc suốt câu chuyện.

    Đây là đoạn viết lại được chỉnh sửa từ cuộc đàm thoại diển ra ngày 29 tháng 10 năm 2015:
    Khi phim "Kinh Hoàng tại Sàigòn Nhỏ" làm sáng tỏ câu chuyện, thì trước đó một dòng truyền thông chính đã nói về những vụ giết người và tấn công khi chúng vừa xảy ra. Làm thế nào mà hai ông lần đầu tiên biết được câu chuyện này ?

    Thompson: Mấy năm trước đây, khi tôi đang làm một loạt phóng sự về cái chết của một ký giả tại Oakland tên Chauncey Bailey, tôi đã gặp được một nhà làm phim người Mỹ gốc Việt tên Tony Nguyễn, ông ta nói với tôi : "Hey, chuyện này thực ra đã xảy đến với cộng đồng người Việt, xảy ra hoài mãi, và không ai ở ngoài cộng đồng đó chú ý tới".
    Tôi không thể hình dung được từ trong đầu mình cho nên tôi đã bắt đầu đào sâu trong các vụ này và dựa theo phóng sự của ông Tony - trước đây ông ấy đã làm ra một phim về những vụ tấn công này, và ông đã nhập cuộc như một nhà cọng sự sản xuất. Và thế rồi, nhờ một cú may mắn vĩ đại, một cách nào đó tôi đã lôi kéo được Rick (Richard Rowley) tham gia vào. Trước đây nhiều năm tôi đã từng muốn làm việc chung với ông ta.

    Rowley: Tôi nhớ lại cái email đầu tiên của A.C (Thompson) gởi cho tôi - nó nằm trong các dòng chữ như "Chuyện này nghe ra có chút tìm kiếm xa vời, nhưng tôi muốn trò chuyện với anh về cái chết của một toán làm việc tại Mỹ vào những năm 1980" Tôi lập tức sinh tò mò về tính kỳ lạ của câu chuyện này và bị choáng ngợp bởi cách câu chuyện được phơi bày.
    Tôi muốn nói, đây là một toán hành quyết hoạt động một cách bất trị trên đất Mỹ, đã có thể giết chết năm ký giả và phạm hàng tá những hành vi bạo lực khác qua hàng chục năm và tại sao chúng ta chẳng biết gì về chuyện đó ??

    Thompson: Đó chính là sự hấp dẩn của nó. Có rất ít tường thuật về những cuộc tấn công này, và chỉ có một vài phóng viên đã thực sự gom góp dữ kiện [để nhận ra rằng] họ có liên kết với nhau. Chúng tôi muốn cố gắng để tìm hiểu cái gì đã xảy ra và để biết chắc những người nào chịu trách nhiệm, và một trong những nhóm người mà chúng tôi muốn họ chịu trách nhiệm, đó là chính chúng ta - truyền thông dòng chính nói tiếng Anh.
    Cái gì đã khiến các ông ngạc nhiên nhất khi cuộc điều tra của các ông tiến hành ?

    Thompson: Kế hoạch này đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nhưng điều ngạc nhiên được khẳng định là sự kiện các phòng sở Cảnh sát địa phương mà chúng tôi tiếp xúc đã không muốn trò chuyện về nó. Đó là điều trái ngược với những gì bạn thường thấy trong một vụ án chưa được giải quyết - Họ không muốn ai chú tâm đến.

    Rowley: Hầu hết mọi cuộc phỏng vấn mà chúng tôi thu hình đã mang đến ngạc nhiên cho tôi. Nó không giống như thể đã có sẳn một bản in, và chúng tôi lại đi trở lui và minh họa nó thêm với một vài cuộc phỏng vấn chủ chốt. Thực sự là có nhiều may rủi ở đây. Những phát hiện được khai mở đúng lúc và xảy ra trên máy thu hình - những người trước đây chưa từng ngồi trước máy quay phim đang nói về những vụ việc đó lần đầu tiên. Tôi nghĩ rằng quý vị cảm thấy được điều đó qua suốt cuốn phim. - và quý vị cảm nghiệm được những phát hiện này cùng một nhịp với chúng tôi.

    Những đòi hỏi trong Điều Khoản Về Luật Tự Do Thông Tin của các ông đã [khiến] hàng ngàn trang tài liệu mới được trao ra về cái nhóm được biết dưới tên MẶT TRẬN. Vậy cái nào trong số các tài liệu đó, bằng cách nào chúng đã thay đổi được hướng nhìn của cuộc điều tra của các ông khi chúng phát hiện sự liên hệ của nhóm [Mặt Trận] với chính phủ Mỹ ?

    Rowley: Ở mỗi một cấp mà chúng tôi tìm tòi đều mở rộng những khung trời lớn hơn và lớn hơn.

    Thompson: Khi chúng tôi bắt đầu để mắt nhìn vào nhóm bán quân sự bị nghi ngờ đã nhúng tay vào những vụ sát nhân tại các thành phố trên nước Mỹ này, và tìm ra rằng họ có móc nối với một nhóm thực sự đã nhiều lần cố khởi động một cuộc chiến tranh và xâm lăng Việt Nam - thế nhưng không một ai trong họ đã từng bị khống chế và quy trách nhiệm - câu hỏi hiển nhiên mà chúng tôi phải hỏi là - và thiết nghĩ mọi khán giả sẽ hỏi là .. "Ê, có phải chính phủ Hoa Kỳ đang ở đâu đó sau hậu trường trong chuyện này ?" Chúng tôi thấy rằng càng nhìn sâu và vấn đề thì nó càng âm u.

    Rowley: Vâng, nó thật sự khó không tưởng khi muốn ghim xuống bàn mọi chuyện. Nhưng điều tuyệt đối rõ ràng là nhóm này không chỉ là một nghiệp đoàn sát nhân "bình thường". Đây là một nhóm thành lập bởi những cựu sĩ quan của quân đội Nam Việt Nam do Mỹ yểm trợ, điều hành đội quân du kích đặt căn cứ trong vùng biên giới Thái-Lào và đang toan tái chiếm Việt Nam. Đây là một tổ chức chính trị - một quân đội du kích, thành phần của một chòm sao gồm các nhóm thuộc phía chiến tranh lạnh của nước Mỹ.

    Thompson: Và chính phủ Hoa Kỳ biết rõ về sự hiện diẹn của họ, tại nhiều cấp. Những tài liệu mà chúng tôi tìm được cho thấy có sự liên kết giữa [lãnh tụ Mặt Trận] Hoàng Cơ Minh tại Thái Lan và ông Richard Armitage, cựu phó bộ trưởng quốc phòng. Chúng tôi biết rằng Ngủ Giác Đài đã đòi hỏi Hoàng Cơ Minh nhập tịch để dẫn độ ông. Chúng tôi biết rằng CIA và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đã biết rõ về những người này, và Bộ Quốc Phòng cũng như FBI đều biết họ đang ở trên lãnh thổ của vùng Đông nam Á. Tuy nhiên xem ra không một ai cất lên tiếng nói : "Ê, quý vị biết đó, điều này không thực sự lớn lao gì đối với chúng tôi khi có một tổ chức du kích lãnh đạo bởi một công dân Hoa Kỳ muốn khởi động một cuộc chiến với một quốc gia mà chúng ta không còn lâm chiến với họ."

    Vấn đề nào mà trong lúc cuộc điều tra tiến hành thì các ông đã từng lo ngại cho an ninh cá nhân mình khi nói đến nó?

    Rowley: Khi tiến hành cuộc điều tra này, A.C. và tôi không thực sự là người liều lĩnh với nguy hiểm.

    Thompson: Vâng, tôi nghĩ rằng sự lo lắng lớn hơn mà chúng tôi cảm nhận là số người trò chuyện với chúng tôi sẽ chuốc lấy nguy hiểm cho họ. Chúng tôi có nhiều sự hổ trợ từ các thành viên của cộng Đồng Mỹ gốc Việt và những ký giả, họ muốn câu chuyện được kể ra, nhưng họ sợ tên của họ bị phơi bày ra và bị kéo nhập vào với câu chuyện. Thật đáng chú trọng - thiết nghĩ họ sẽ nói "Náy, tôi là một ông già, tôi muốn chết một cách bình an, vì thế tôi không muốn khai rằng tôi biết chuyện đó cho công chúng."
    Các ông có gặp sự xua đuổi nào dọc đường như ... "Chuyện đã xảy qua 30 năm rồi - sao bây giờ lại nhắc đến xỉa xói vào thời điểm đen tối của lịch sử công đồng người Mỹ gốc Việt ?"
    Thompson: Chúng tôi đã gặp - và như ông biết đó, ở một mức độ nào đó thì tôi thông cảm cho cảm xúc như thế. Có cả một con sóng của toàn bộ các chuyện dân giả của người Mỹ gốc Việt trong thập niên 1980 kiểu như : "Hãy nhìn vào các tên điên kia, toàn là chuyện băng đảng và phạm án có tổ chức và vv.." Theo nhiều cách thức, cộng đồng cảm thấy bầm tím bởi những đề tài giật gân đăng tải trên báo chí và phim thời sự trên TV của thời đó. Vì thế tôi có thể hiểu được, theo chừng mức nào đó, khi người ta nói "Đây thực sự là giai đoạn ác nghiệt trong lịch sử của cộng đồng chúng tôi, và bây giờ các ông trở lại, dùng đèn soi vào nó thay vì nên nói đến những thành quả của cộng đồng."
    Cảm giác tối thượng mà chúng tôi có được khi trò chuyện với lắm người là : "Này, khi người ta đến Mỹ [tỵ nạn] thì bởi họ bị kinh hoàng - và rồi sự kinh hoàng lại tệ hơn khi họ đã đến được nơi đây." Chương sử đó đã không nên xảy đến. Không bao giò nó thực sự được giải quyết. Và nó lại là một câu chuyện đáng nói.
    Khi cuộc điều tra của các ông đã tung ra cho thế giớí biết, thì các ông hy vọng quần chúng sẽ phản ứng ra sao ?

    Thompson: Tôi hy vọng đại quần chúng sẽ cảm thấy xót thương cho những ký giả bị sát hại, và cường độ gây xúc cảm mà tác phẩm của họ mang lại sẽ rất sâu đậm.
    Tôi hy vọng rằng mọi người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, với sự thông tin về những việc đã xảy ra trong các vụ đó sẽ tiến lên và chia xẻ nó - với chúng tôi, hoặc với các ký giả khác, với lực lượng thi hành luật pháp, hoặc với gia đình của các nạn nhân. Tôi hy vọng rằng những người đã bị khủng bố trong những ngày đó tại SàiGòn Nhỏ và trên toàn nước Mỹ hãy tiến tới để nói lên rằng "Điều xảy ra cho tôi là sai quấy. Đáng ra nó không nên xảy ra, và sẽ không còn xảy ra nữa."

    Rowley: Ông biết không, Đạm Phong đã biết rằng Mặt Trận đang đến. Hằng tháng trước đó ông đã bị hăm dọa, nhưng ông vẫn tiếp tục. Bởi vi đối với ông ấy, những gì ông đang tường trình thật đáng để liều mạng sống của mình. Ông nghĩ rằng nếu Mặt Trận giết ông vì những gì ông đã và đang viết về hoạt động của họ trên đất Thái thì những ký giả khác sẽ xông vào câu chuyện, và từ đó công việc cùng mạng sống của ông sẽ không bị phí đi oan uổng.
    Nhưng đó không phải là điều đã xảy ra. Chẳng có ai đến kéo sợi chỉ ý thức nào từ những bài tường trình của ông. Ông đã bị lãng quên đến tận gốc trong khi những cựu thành viên của Mặt Trận lại trở thành những thành viên nổi bật của cộng đồng.
    Giờ đã trể đi 30 năm, nhưng tôi hy vọng rằng, vời cuộc điều tra này, chúng tôi đã tiếp tục và xây dựng lại trên cái sợi chỉ tư tưởng rơi rớt từ những ký sự mà những ký giả anh dũng như ông Nguyễn Đàm Phong đã khởi đầu. Bởi vì tất cả chúng tôi hy vọng rằng khi chúng tôi chấp nhận nguy hiểm trong công việc của chúng tôi thì công việc đó sẽ được những người nối gót đánh giá cao khi chúng tôi đã vĩnh biệt ra đi.





    Inside the Making of “Terror in Little Saigon”

    Thirty years ago, a former naval officer for the South Vietnamese Navy tried to restart the Vietnam War with a guerrilla army based in a Thailand jungle. He rallied support and raised money for those efforts in America. Eventually, his group would be linked to analleged death squad on U.S. soil that silenced journalists who either were critical of its mission, or voiced pro-communist views.
    It might sound like the stuff of Cold War fiction. But when A.C. Thompson and Richard Rowley began looking into the unsolved 1981-1990 murders of five Vietnamese-American journalists in cities across the U.S., it’s exactly the scenario that began to emerge.
    Thompson, a George Polk Award-winning ProPublica reporter and FRONTLINE correspondent (Life and Death in Assisted Living, Law & Disorder), and Rowley, an Oscar-nominated documentary film director (Dirty Wars, Zapatista), spent the past two years digging into the long-forgotten murders of Le Triet and Do Trong Nhan in Virginia; Pham Van Tap in Garden Grove, Calif.; Nguyen Dam Phong in Houston; and Duong Trong Lam in San Francisco.
    All of the murdered journalists had worked for small-circulation Vietnamese-language publications serving the refugee population that sought shelter in the U.S. after the fall of Saigon in 1975 — and many of those publications had criticized an anti-Communist paramilitary organization called the National United Front for the Liberation of Vietnam, or, “The Front,” whose ultimate goal was to reconquer Vietnam.
    Thompson and Rowley’s search for answers about the murders and the Front took them from American cities like Houston and San Francisco, to the jungles of Southeast Asia, to the corridors of power in Washington — and it’s all laid out in Terror in Little Saigon, FRONTLINE and ProPublica’s newest multiplatform collaboration.
    FRONTLINE sat down with Thompson and Rowley to talk aboutwhy they felt a responsibility to explore this untold story and what surprised them most along the way.
    This is the edited transcript of a conversation held on Oct. 29., 2015.
    As Terror in Little Saigon makes clear, there was very little mainstream media coverage of these murders and attacks when they first happened. How did the two of you come across this story in the first place?
    Thompson: A few years ago, when I was doing a series of stories about the murder of an Oakland journalist named Chauncey Bailey,I met a Vietnamese-American filmmaker named Tony Nguyen. He told me, ‘Hey, this actually happened in the Vietnamese community, over and over and over again, and nobody really noticed outside of that community.’
    I couldn’t get that out of my head. I started digging into these cases and building on Tony’s reporting — he had made a film about one of these attacks earlier, and he came on board as an associate producer. And then, in a huge stroke of luck, I somehow corralled Rick into getting involved. I had wanted to work with him for many years.
    Rowley: I remember A.C.’s first email to me — it was along the lines of, “This might sound a little bit far-fetched, but I want to talk to you about a story about a death squad operating in America in the 1980s.” I was immediately intrigued by what an amazing story this was, and shocked by just how untold it was.
    I mean, this was a death squad operating with near-impunity on American soil that may have killed five journalists and committed dozens of other acts of violence over the course of a decade, and weknow nothing about it?
    Thompson: That was exactly the appeal of it. There had been very little reporting done on these attacks, and only a few journalists had really pieced together the fact that they were interconnected. We wanted to try to understand what happened and to hold people accountable, and one of the groups we’re holding accountable is ourselves — the English-language, mainstream media.
    What surprised you the most as your investigation got under way?
    Thompson: This project was one surprise after another. But one thing that was definitely surprising was the fact that the local police departments we approached really didn’t want to talk. It’s the opposite of what you usually see in a cold case — they didn’t want attention.
    Rowley: Almost every interview we filmed held surprises for me. It’s not like there was a pre-existing print piece, and we were going back and illustrating it with a few key interviews. There were real stakes here. Revelations were unfolding in real time and happening on camera — people who had never sat down in front of a camera before were talking about these events for the first time. I think you feel that, throughout the film — that you’re experiencing these revelations at the same time we are.
    Your Freedom of Information Act requests yielded thousands of pages of new documents on the group known as the Front. How did what those documents revealed about the group’s relationship with the U.S. government change the scope of your investigation?
    Rowley: Every level we explored opened up bigger and bigger worlds.
    Thompson: When we started looking at this paramilitary group suspected of killing its critics here in the U.S. and found that it was connected to a group that actually tried to start a war and invade Vietnam on multiple occasions — yet no one had ever been apprehended or held accountable — the obvious question that we had to ask, and that any viewer would ask, was, “Hey, is the U.S. government somewhere in the background here?” We found that the more we looked, the murkier it got.
    Rowley: Yes, it’s incredibly difficult to pin everything down. But what’s absolutely clear is that this was not just a “normal” criminal syndicate that’s killing people. Here’s a group formed by former officers in the U.S.-backed army of South Vietnam, running a militia that’s based on the border of Thailand and Laos and trying to retake Vietnam. This was a political organization — a guerrilla army that’s part of a constellation of groups on America’s side of the cold war.
    Thompson: And the U.S. government was aware of their existence, at multiple levels. The documents we found showed a connectionbetween [Front commander] Hoang Co Minh in Thailand and Richard Armitage, the former assistant secretary of defense. We know that the Pentagon asked for Hoang Co Minh’s naturalization to be expedited. We know that the CIA and the National Security Council were aware of these folks, and that the State Department and FBI were aware that they were on the ground in Southeast Asia. Yet no one ever seems to have said, “Hey, you know, this isn’t really a great look for us to have a militia led by a U.S. citizen trying to start a war with a country that we’re no longer at war with.”
    Speaking of which, as the investigation progressed, did you ever worry for your own safety?
    Rowley: In making this investigation, A.C. and I weren’t really the ones who took the risks.
    Thompson: Yeah, I think the bigger concern we had was that people would jeopardize themselves by talking to us. We had lot of support from Vietnamese-American community members and journalists who wanted the story told, but were fearful of putting their name out there and being associated with it. It was remarkable — they would say, “Look, I’m an old man, and I want to die a peaceful death, so I don’t want to talk about what I know publicly.”
    Did you encounter any pushback along the lines of, “This was 30 years ago — why focus on this negative chapter of the Vietnamese-American community’s history now?”
    Thompson: We did — and you know, at a certain level, I can understand that sentiment. There was a whole wave of stories about the Vietnamese-American populace in the 1980s t hat was like, “Look at these crazy folks! There’s all these gang problems and organized crime and so forth.” In a lot of ways, the community felt really bruised by all these sensational newspaper headlines and TV clips at the time. So I can understand, to a certain extent, when people say, “This is really a grim moment in our community’s history, and now you’re going back and shining a spotlight on it, rather than all the successes of the community.”
    Ultimately, the feeling we got from a lot of folks we talked to was, “Look, people came to the U.S. because they were terrified — and then the terror got worse when they got here.” That chapter shouldn’t have happened. It was never actually resolved. And it was a story worth telling.
    When your investigation is fully out there in the world, how do you hope the public will respond?
    Thompson: I hope the general public will feel the passion of these murdered journalists, and the deep and inspiring intensity that they brought to their work.
    I hope that people in the Vietnamese-American community with information on what happened in these incidents will come forward to share it — whether with us, with other reporters, with law enforcement, or with the families of the victims. I hope people who were terrorized in those days in Little Saigons across America come forward to say, “What happened to me was wrong. It shouldn’t have happened, and it shouldn’t happen again.”
    Rowley: You know, Dam Phong knew the Front was coming. He had been getting threats for months, but he continued on. Because to him, what he was reporting was worth risking his life for. He thought that if the Front killed him because of what he’d been writing about their activities and their base in Thailand, other journalists would flock to the story, and his work and his life would not have been wasted.
    But that isn’t what happened. No one came to pick up the thread of his reporting. He was basically forgotten, while former members of the Front remained prominent members of the community.
    It’s 30 years late, but I hope that, with this investigation, we’ve continued and built on the dropped thread of reporting that brave journalists like Dam Phong started. Because we all hope that when we take risks in our work, they will be made worth it by the people who pick up our threads when we’re gone.

  3. #3
    Moderator
    SVSQKQ's Avatar
    Status : SVSQKQ v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2009
    Posts: 2,351
    Thanks: 0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Tổng Bí Thư Việt Tân: Phim Terror In Little Sài Gòn đầy ác ý, và xúc phạm danh dự cộn


  4. #4
    Moderator
    SVSQKQ's Avatar
    Status : SVSQKQ v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2009
    Posts: 2,351
    Thanks: 0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ts Đỗ Hùng: Terror In Little Saigon làm nhơ đi Little Sài Gòn


  5. #5
    Moderator
    SVSQKQ's Avatar
    Status : SVSQKQ v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Sep 2009
    Posts: 2,351
    Thanks: 0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default AC Thompson trả lời các vấn đề qua phim 'Terror in Little Saigon'


  6. #6
    KQ_NT's Avatar
    Status : KQ_NT v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Jan 2012
    Posts: 110
    Thanks: 8
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Ai đứng đằng sau “Terror in Little Saigon”?

    Tác giả: Ngọc Lan

    Trong phỏng vấn của Báo Người Việt, ông A.C. Thompson, người thực hiện phim “Terror in Little Sai Gon” đã cho biết Tony Nguyễn là người đã đề nghị, hợp tác và hướng dẫn ông làm phóng sự điều tra về cái chết của 5 nhà báo Việt Nam từ 1981 đến 1991.
    Trong phim, webstory dài 72 trang và kể cả trong bài phỏng vấn nói trên, A.C. Thompson đã không đưa ra bất cứ chứng cứ gì mới mà hoàn toàn dựa trên những đồn đãi, phát biểu vô trách nhiệm của một số người để cáo buộc Mặt Trận là sát thủ của các vụ án nói trên.
    Tại sao ông A.C. Thompson lại tốn bao nhiêu thì giờ, công sức, tiền bạc để làm một đoạn phim dài 1 tiếng đồng hồ mà không đưa ra được những thông tin gì mới?
    Hơn thế nữa ông A.C. Thompson đã cố tình bác bỏ hoàn toàn kết luận của cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) là không có đủ chứng cứ để truy tố ai, sau 15 năm điều tra và đã đóng hồ sơ vào giữa thập niên 90.
    Động lực của A.C. Thompson trong việc thực hiện đoạn phim với tựa đề mang tính giật gân “Khủng bố tại Sài Gòn Nhỏ” này là gì?
    Câu trả lời phần lớn nằm ở người đã hướng dẫn và hợp tác với A.C. Thompson thực hiện cuộn phim này chính là Tony Nguyễn.


    Director Tony Nguyen

    Tony Nguyễn là ai?
    Tony Nguyễn là một thanh niên khoảng 40 tuổi, tốt nghiệp đại học Berkley, là ổ thân cộng và phản chiến nổi tiếng ở miền Tây nước Mỹ vào thập niên 70s-80s.
    Trong một cuộc phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ vào tháng 8/2004, Tony Nguyễn đã cùng một vài bạn trẻ lập ra nhóm Viet Unity để tạo cầu nối giữa Việt Nam với cộng đồng người Việt tại Mỹ, và đến tháng 5/2014 tổ chức buổi hội thảo về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Oakland, nhằm công khai hoạt động.
    Báo Dân Trí của CSVN (ngày 2-5-2005) đã có một bài viết về hoạt động của nhóm Viet Unity và Tony Nguyễn như sau:
    “Những người ‘kết nối’ đất mẹ
    Ở California có một nhóm Việt kiều trẻ tên gọi Viet Unity. Những ngày cuối tháng 2 (2005) nhóm này tổ chức một cuộc triển lãm về các pano cũ phản đối chiến tranh ở Việt Nam cách đây 30 năm.
    Các thành viên của nhóm đã quyết tâm tổ chức cuộc triển lãm bất chấp những ý kiến phản đối và lời đe doạ của một số ít người Việt khác mà đa phần ở tuổi cha chú của họ.
    Tony Văn Nguyễn là một thành viên của nhóm Viet Unity. Anh cho rằng ở Mỹ, nhiều người lớn tuổi trong cộng đồng còn có tư tưởng bảo thủ. Họ vẫn còn giữ quan điểm của chế độ Sài Gòn trước năm 1975.
    Theo Tony, thế hệ trẻ phải vượt lên lối mòn ấy, phải có suy nghĩ ít gây hại hơn mà cụ thể, chính họ phải là nhịp cầu nối giữa những người Việt tại Mỹ với đất mẹ.”
    Vào tháng 6/2005, nhóm của Tony Nguyễn cũng đã cực lực chống lại Nghị quyết SCR17 “Công Nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” của tiểu bang California, và cũng chống lại việc thành phố Garden Grove, Nam California thông qua nghị quyết cấm các cán bộ CSVN đến vùng Garden Grove.
    Sau vụ chống này, các hoạt động của Tony Nguyễn tập trung vào việc cổ võ cho chủ trương hòa hợp hòa giải với CSVN, giúp đỡ các nạn nhân chất độc gia cam ở Việt Nam; đồng thời mạnh mẽ phê phán cộng đồng người Việt hải ngoại là cực đoan, chống cộng quá khích.
    Để minh chứng cho điều này, từ giữa năm 2008, Tony Nguyễn đã tự nghiên cứu thực hiện một phim tài liệu liên quan đến cái chết của Dương Trọng Lâm, một thanh niên thân Hà Nội bị bắn chết tại San Francisco vào tháng 8/1981.
    Phim lấy tên là “Enforcing the Silence”, mô tả về cái chết của một người thanh niên đã bị thành phần chống cộng cực đoan sát hại. Mặc dù lúc đó một tổ chức có tên là Diệt cộng hưng quốc đảng công khai nhận trách nhiệm về vụ này; nhưng Tony Nguyễn vẫn cáo buộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã ra tay sát thủ.
    Phim nói trên hoàn tất và ra mắt vào giữa Năm 2011, theo như Tony Nguyễn là để đánh dấu 30 năm ngày Dương Trọng Lâm bị giết.
    Mặc dù phim được tổ chức Veteran for Peace, một tổ chức thân Hà Nội và ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch đòi Hoa Kỳ bồi thường nạn nhân vụ chất độc da cam, cổ võ nhưng không có hiệu quả.
    Năm 2014, Tony Nguyễn gặp A.C. Thompson tại Oakland và theo lời kể của Thompson thì chính Tony Nguyễn là người đã thuyết phục thực hiện thiên phóng sự điều tra vụ 5 ký giả Việt Nam bị giết nhưng chính quyền Hoa Kỳ đã làm ngơ.
    Nhóm làm phim có mục đích gì?
    Qua cuộc phỏng vấn với tờ Los Angeles Times và Hanalei Somar khi ra mắt cuốn phim “Enforcing the Silence” năm 2011, Tony Nguyễn đã đưa ra những chủ điểm chính mà ta thấy xuất hiện y hệt trong phim “Terror in Little Saigon” như sau:
    · Kết tội Mặt Trận đứng đằng sau 5 cái chết của ký giả người Việt tại Mỹ.
    · Kết tội chính phủ Hoa Kỳ đứng sau lưng đồng lõa với Mặt Trận để che lấp tội ác.
    · Đưa ra hình ảnh cực đoan, giết người bịt miệng, khủng bố của những tổ chức đấu tranh và tập thể cựu chiến sĩ VNCH.
    Cả hai cuốn phim, dù với một số chi tiết khác nhau, nhưng đều cùng dựa trên một luận cứ, mục tiêu nhằm vẽ lên hình ảnh khủng bố của cộng đồng mà chính quyền Mỹ đã làm ngơ.
    Mục tiêu của Tony Nguyễn là muốn vận động dư luận nhằm triệt hạ uy tín của tổ chức Mặt Trận và quan trọng hơn là bôi nhọ tập thể quân nhân QLVNCH là thành phần cực đoan, đang cản trở chủ trương hòa giải hòa hợp với chính quyền CSVN.
    Nhìn như vậy, chúng ta thấy động lực chính của Tony Nguyễn là cho sống lại vụ án 5 ký giả bị giết để qua đó bôi bác hình ảnh cộng đồng người Việt thành cực đoan, quá khích. Có phải là để dọn đường cho sự xuất hiện của một lực lượng thân cộng mà chính Tony Nguyễn đang lãnh đạo qua Viet Unity?
    Ai đứng sau Tony Nguyễn?
    Phim Terror in Little Sai Gon chiếu trên hệ thống PBS toàn quốc vào lúc 10 giờ đêm (giờ phía Đông) ngày 3/11, tức 10 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4 tháng 11.
    Nhưng tại Việt Nam, tờ Thanh Niên Online (tờ báo của Hội Liên Hiệp Thanh Niên CSVN) đã không chỉ đăng tin mà còn kèm theo một số nội dung, hình ảnh trong phim phóng sự này vào lúc 6 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4/11, tức 4 tiếng đồng hồ trước khi PBS chiếu chính thức.
    Không những thế, ngay ngày 4/11 Thanh Niên Online còn cho biết là ProPublica, nơi A.C. Thompson làm việc, đã gửi E Mail yêu cầu Thanh Niên giúp loan tải thông điệp kêu gọi nhân chứng cung cấp thông tin các vụ ám sát nhà báo gốc Việt do nhóm K-9 thực hiện.
    Thanh Niên Online đã đăng đường dẫn Youtube mà Thompson của ProPublica đã kêu gọi: “’Hãy giúp chúng tôi điều tra những vụ ám sát 5 nhà báo Mỹ gốc Việt’, và tìm câu trả lời cho nghi vấn: ‘Tại sao giới hữu trách Mỹ không giải quyết được việc này’.
    Ai đã đưa phim và những kêu gọi giúp điều tra cho Thanh Niên Online?
    Chắc chắn A.C. Thompson không thể làm được điều này. Người làm việc này không ai khác hơn là Tony Nguyễn. Nói cách khác, chính Tony Nguyễn là người đã dàn đựng để cho giới truyền thông CSVN nhập cuộc rất sớm, khai thác những tiêu cực quanh “Terror in Little Saigon” hầu tấn công chúng ta.
    Chính Tony Nguyễn đã cho báo LA Times biết cuốn phim “Enforcing the Silence” đã nhận nguồn tài trợ từ Việt Nam (Nguyen said the film has received strong financial backing from people all over the U.S., Canada and Vietnam).
    Sự kiện CSVN bỏ tiền mua ảnh hưởng ở Hoa Kỳ xuyên qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 8/2015 của Nguyễn Phú Trọng [qua bài viết “How Hanoi buys influence in Washington, D.C” của tác giả Greg Rushford – ngày 4-8-2015] cho thấy là càng lúc CSVN càng muốn lũng đoạn truyền thông Mỹ, để qua đó tác động những tiêu cực lên cộng đồng.
    *
    Terror in Little Sai Gon không đơn thuần là phim phóng sự điều tra mà là phim dựa vào 5 án mạng chưa tìm ra hung thủ để tiếp tục bôi nhọ Mặt Trận, cộng đồng người Việt, và chính nghĩa đấu tranh của dân tộc.

    Ngọc Lan

Trang 1/6 123 ... cuốicuối

Similar Threads

  1. Paris Terror Attacks - Friday-Nov 13, 2015
    By ttmd in forum Tin tức đó đây
    Trả lời: 5
    Bài mới nhất : 11-23-2015, 12:55 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 10-30-2015, 02:00 AM
  3. Saigon và Hà Nội... những sự thật...
    By tuyetanh in forum Tham Luận
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 10-24-2015, 08:18 PM
  4. Mưa saigon
    By Trần Hòa in forum Linh Tinh
    Trả lời: 2
    Bài mới nhất : 09-19-2015, 05:53 AM
  5. Saigon trước 1975
    By saomai in forum Video, clip ngắn
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 08-07-2015, 08:16 AM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •