Remember ?

Trang 1/19 12311 ... cuốicuối
kết quả từ 1 tới 6 trên 112

Tựa Đề: Hồi ký TÔI TÌM TỰ DO - Nguyễn Hữu Chí ( Hữu Nguyên )

  1. #1
    BaNai's Avatar
    Status : BaNai v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Feb 2014
    Nguyên quán: Maryland, USA
    Posts: 218
    Thanks: 6
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Hồi ký TÔI TÌM TỰ DO - Nguyễn Hữu Chí ( Hữu Nguyên )



    Hình Nguyễn Hữu Chí năm 1974

    Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do…. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách “mưu sinh, thoát hiểm” giữa hàng chục “lằn tên đường đạn”, nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

    o O o


    KỲ 1

    Tôi tên thật là Nguyễn Hữu Chí. Tên này do cha mẹ tôi đặt ngay từ khi sinh ra tôi. Sau này lớn lên, đi học, đi bộ đội ở ngoài Bắc; đi chiêu hồi, đi làm ở Nha Công Tác, Bộ Chiêu Hồi, dưới quyền của anh Võ Đại Tôn ở trong Nam, rồi đến khi bị cộng sản bắt đi tù cải tạo, vượt biên đến Hồng Kông, rồi đến Úc… lúc nào tôi cũng dùng tên thật do cha mẹ đặt. Chỉ có những ngày tháng tôi vượt ngục tù cải tạo, phải ngủ bờ ngủ bụi, trốn chui trốn nhủi từ Nam ra Bắc trong thời gian 2 năm từ 1977 đến 1979, tôi mới dùng nhiều tên giả với nhiều giấy tờ tuỳ thân khác nhau, mà không dám dùng tên thật. Đến khi sang Trung Cộng xin tỵ nạn chính trị, tôi cũng không dám dùng tên thật, vì tôi sợ cộng sản Trung quốc cũng nguy hiểm như cộng sản Việt Nam, nên tôi lấy tên là Phạm Thái Lai. Phạm là họ người anh rể tôi lúc đó đã định cư tại Úc; còn Thái Lai là tên của người cháu gọi tôi bằng cậu, sống ở Võ Di Nguy, Phú Nhuận. Đây cũng là nơi tôi sống những ngày tháng hạnh phúc với gia đình người chị ruột, sau khi rời khỏi trung tâm chiêu hồi Thị Nghè.

    Trong suốt thời gian khoảng 6 tháng ở Trung Cộng, tôi quen biết nhiều bạn bè người Việt, người Hoa, và ai ai cũng chỉ biết tôi là Phạm Thái Lai, gọi theo tiếng Quảng là Phàn Thai Lồi. Đến khi vượt biển đến Hồng Kông, xứ sở của tự do, tôi hết sợ hãi mọi sự rủi ro, nên tôi khai tên thật Nguyễn Hữu Chí. Lúc đó, mấy người bạn cùng vượt biên từ Trung Cộng rất ngạc nhiên khi thấy tôi thay đổi tên họ, và cho đến bây giờ, nhiều người vẫn gọi tôi là Thái Lai.

    Sau này, khi tới Úc, tên họ đảo ngược, dấu mũ bỏ hết, nên từ cái tên Nguyễn Hữu Chí, tôi phải viết thành Huu Chi Nguyen, rồi dần dần chỉ còn Huu Nguyen, cho gọn. Khoảng giữa thập niên 1980, tôi được anh Nhất Giang nhận vô làm việc cho báo Chiêu Dương. Lúc đó, tôi thường viết mỗi tuần 5 bài thời sự và 5 bài khoa học. Một ngày nọ, anh Nhất Giang bảo tôi lấy một hai bút hiệu cho những thể loại khác nhau, nên tôi đổi tên Huu Nguyen thành bút hiệu Hữu Nguyên khi viết bài thời sự; và bút hiệu Phạm Thái Lai cho những bài khoa học.

    Tôi hơi dài dòng về cái tên của tôi là vì tôi muốn những ân nhân, bạn hữu, người thân của tôi, ở khắp mọi nơi, nếu một ngày nào đó, có tình cờ đọc được những dòng chữ này, thì xin hãy hiểu, Phạm Thái Lai và Nguyễn Hữu Chí chỉ là tên của một người Việt Nam đã sống những ngày tháng bất hạnh trong chế độ cộng sản, nhưng nhờ tình thương yêu và sự giúp đỡ của cha mẹ, anh chị em trong gia đình; của thầy cô giáo, của ân nhân, bạn bè, mà rồi có được những may mắn, đặt chân tới Miền Nam tự do, và sau này tới được nước Úc tự do.

    Tuy thời gian tôi được sống hạnh phúc trên mảnh đất Miền Nam tự do chỉ có mấy năm, nhưng đó là những năm tháng tuyệt vời. Tôi được ngụp lặn trong trong sách vở, được trò chuyện với những người dân Miền Nam chân thật, đôn hậu, giầu lòng nhân ái đối với cả chim muông, cầm thú, cỏ cây, gỗ đá… Sau này, trong những ngày tháng trốn khỏi trại cải tạo, tìm đường vượt biên, tôi mới thấy thấm thía tấm lòng thương người bất chấp nguy hiểm của người Miền Nam. Hai chữ Miền Nam tôi nói đến ở đây có tính địa dư và chính trị. Nghĩa là tất cả những người dân lớn lên trong xã hội Miền Nam tự do, từ vĩ tuyến 17 trở vô, ai ai cũng có tình, có nghĩa, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ một người tù cải tạo vượt ngục, nghèo khổ, và nguy hiểm như tôi, cho dù tôi với họ không hề quen biết, thậm chí ngay cả tên họ, cũng không bao giờ nghe đến…

    Đã mấy chục năm trôi qua, nhưng bây giờ, khi viết những dòng chữ này, tôi lại thấy những kỷ niệm cũ, những bóng hình xưa, sống lại một cách linh động, thương cảm, nhung nhớ đến vô cùng….

    Tôi sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc suốt 20 năm trời. Ở đó, có không biết bao nhiêu người thân thương ruột thịt, bạn hữu của tôi. Nhưng kể từ khi trốn khỏi trại cải tạo, tìm đường vượt biên, tôi đi lại ngang dọc ở Miền Nam, lúc nào cũng thoải mái tự tin, như cá bơi trong nước. Gặp bất cứ người dân Miền Nam nào trên một chuyến xe lam, xe đò, hay trong quán nước, tôi đều tin tưởng thổ lộ mình là một người tù cải tạo trốn trại. Và lần nào cũng thế, khi nghe tôi nói vậy, họ đều giúp đỡ tôi một cách chí tình, cho dù họ, trong những năm tháng đảo điên dưới sự cai trị của cộng sản, cũng rất nghèo khổ, bấp bênh như tôi. Với Miền Nam thì như vậy, nhưng khi đặt chân đến Miền Bắc, quê hương của tôi, tôi đã sống những ngày tháng nơm nớp lo âu, không dám nói thật hoàn cảnh trốn tù cải tạo của mình, ngay cả với những người ruột thịt trong gia đình, hay bằng hữu thuở xưa. Trong suốt những ngày tháng lẩn trốn ở Miền Bắc, tôi chỉ dám nói thật hoàn cảnh của mình với mẹ và em gái. Ngoài ra, lúc nào tôi cũng phải mang một mặt nạ, một lý lịch giả với những giấy tờ giả. Tôi sống trên quê hương của tôi mà giống như con cá mắc cạn, như chim phải cung…

    Cuộc đời của tôi phải xa mẹ ngay từ khi tôi còn rất bé. Sau này, qua những câu chuyện thầy tôi kể với cụ Đồ Tường hay ông Lang An, ông Tổng Tu (thông gia), tôi biết được, trong những ngày tháng chiến tranh đầy bom đạn của đầu thập niên 1950, thầy tôi phải thường xuyên bế tôi đi xin sữa của những người mẹ mới đẻ con trong làng Đồng Văn, hay những làng lân cận. Tuổi thơ ấu của tôi không được bú ẵm bằng sữa của mẹ mình, mà bằng sữa của những người mẹ, người dì, người cô, người bác trong làng… Phải chăng vì lớn lên nhờ sữa của thiên hạ, nên tôi là một người rất dễ xúc động, rất dễ khóc khi đọc chuyện hay nghe kể những chuyện thương tâm, dù trong lòng tôi lúc nào cũng muốn làm người can đảm, dũng cảm, sẵn sàng cứu khổn, phò nguy.

    Tôi nhớ vào khoảng giữa thập niên 1980, khi đó tôi còn đi làm hãng. Một ngày nọ, chở vợ con đi shop, tôi mua tờ báo Việt Luận, đọc bài tường thuật thảm cảnh người Việt tỵ nạn bị hải tặc Thái Lan cưỡng hiếp, tôi đã khóc… thật ngon lành. Sau này làm báo, đọc những tin tức thương tâm ở quê nhà, tôi cũng thường đọc to cho vợ nghe, để rồi thấy chính giọng của mình bị lạc, cổ bị nghẹn, mắt rưng rưng vì không giấu nổi xúc động…

    Thầy tôi mất khi tôi đang sống ở Miền Nam, nhưng tôi không hề biết. Vì thương thầy, muốn về gặp mặt thầy, nên trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, biết ở lại là vô cùng nguy hiểm, trong khi bạn bè cùng hoàn cảnh chiêu hồi, trong đó có bạn làm cho Hoàn Cầu Khải Tượng, đến rủ tôi đi, điều kiện đi lại dễ dàng, nhưng tôi nhất mực từ chối. Đầu tháng 5, 1975, tôi dùng giấy tờ giả, trở về Miền Bắc. Về đến Hà Nội, tôi mới biết được tin thầy tôi đã mất. Tối hôm đó, tôi phải đáp chuyến tàu đêm để lén lút về thăm mộ thầy. Đêm hôm đó, trời mưa tầm tã. Tôi đứng ở bậc lên xuống của tàu, trong cái lạnh lẽo, cô đơn, nghĩ đến thầy tôi sống khổ sở, thiếu thốn trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, đến số phận bấp bênh của tôi, trong hoàn cảnh tang thương của đất nước, tôi đã khóc…

    Bước ngoặt lớn nhất trong đời tôi đã xảy ra đúng vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, khi tôi quyết định từ vùng núi ở động Ông Đô nhằm thẳng hướng thị xã Quảng Trị để đi chiêu hồi. Lúc đó, tôi chưa hề nghe, hay biết đến hai chữ “chiêu hồi”. Nhưng qua những lần kể chuyện của thầy tôi, tôi biết, ở mảnh đất Miền Nam, tôi có rất nhiều họ hàng, thân thích nội ngoại, trong đó có 5 bà chị đang sống ở Sàigòn, Vũng Tàu, Biên Hoà. Năm 1954, khi đất nước bị chia cắt, cả 5 bà chị, lúc đó đều có gia đình, đã lần lượt vô Nam. Riêng thầy tôi, vì còn mẹ già, tức bà nội tôi, tuổi đã ngoài 90, nên ông cụ nhất định ở lại để phụng dưỡng mẹ, không chịu vô Nam. Thầy tôi lo, bà nội tuổi đã cao, sức lại yếu, lỡ mệnh hệ gì nơi đất khách, thì thật ân hận. Ông nội bà nội tôi chỉ có thầy tôi là con trai. Khi lấy người vợ đầu tiên, thầy tôi có được 5 người con gái, không có người con trai nào. Vì vậy, thầy tôi lấy vợ hai, nhưng bà cũng chỉ sanh được một người con trai. Kết quả, thầy tôi phải lấy thêm người vợ ba, là mẹ tôi. Năm 1954, khi các bà chị vô Nam, thầy tôi ở lại, nên cả hai người con trai, đều phải ở lại đất Bắc. Khi đó, tôi mới 4 tuổi. Quyết định của thầy tôi lúc đó, khiến tôi phải ở lại Miền Bắc, phải trải qua những năm tháng khổ đau, thiếu thốn, mất tự do, và bị guồng máy tuyên truyền của cộng sản giáo dục đầu độc. Đây là một sự bất hạnh cho tôi, nhưng cũng là một sự may mắn, vì nhờ sống trong chế độ cộng sản, hiểu rõ những xấu xa, đê tiện, nham hiểm và tàn nhẫn bất nhân của chế độ đó, nên suốt cuộc đời tôi, từ khi tôi biết nghĩ và hiểu rõ cộng sản, tôi không bao giờ có ảo tưởng về chủ nghĩa, lý thuyết cũng như con người cộng sản. Nếu tôi không sống trong chế độ cộng sản 20 năm, biết đâu, tôi cũng sẽ ngây thơ, vô bưng chạy theo cộng sản, hoặc dại dột ăn phải bả cộng sản, cả nửa cuộc đời…

    còn tiếp

  2. #2
    BaNai's Avatar
    Status : BaNai v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Feb 2014
    Nguyên quán: Maryland, USA
    Posts: 218
    Thanks: 6
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Post

    Hồi ký TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

    Hữu Nguyên

    KỲ 2

    Tuần qua, đi Hội Chợ Tết, được gặp gỡ, trò chuyện với một số vị thân hữu trong cộng đồng, trong đó có nhiều vị hỏi tôi, tại sao làm báo đã bao nhiêu năm, mà bây giờ mới viết hồi ký? Để trả lời những vị đó, và cũng là để trả lời chung những thắc mắc của quý độc giả, tôi xin thưa nguyên do chính như sau.

    Kể từ khi bắt đầu làm tờ báo Sàigòn Times vào đầu năm 1993 cho đến nay, nhiều người đã nghi ngờ tôi là Việt Cộng. Tôi không hề bao giờ coi những nghi ngờ đó là “chụp mũ, vu khống”, vì tôi hiểu, những ai có nghi ngờ đó, đều hợp lý và chính đáng. Bản thân tôi tự xét, lý do đầu tiên khiến nhiều người dễ nghi ngờ tôi, vì quá khứ, tôi là một người đã sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Thêm vào đó, kể từ khi làm tờ báo Sàigòn Times, vì theo đuổi mục tiêu phụng sự cho chính nghĩa của người Việt tỵ nạn cộng sản và xây dựng, bảo vệ cộng đồng, nên đôi khi tôi ngây thơ và tin tưởng mọi người đã hiểu tôi, nên tôi viết bài mạnh dạn nói thật, nói thẳng những suy nghĩ của mình. Người bình thường nói thật nói thẳng đã dễ bị mất lòng, thì một người có quá khứ dép râu nón cối mà nói thật, nói thẳng, dĩ nhiên sẽ càng dễ bị nghi ngờ.

    Ngoài ra, tôi được biết, cộng sản cũng tìm đủ mọi cách giảm thiểu hiệu quả chống đối trên báo Sàigòn Times bằng cách phao vu, nguỵ tạo đủ những tin tức thất thiệt về tôi, về tờ báo. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại.

    Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được mọi người hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi thấy đã đến lúc cần phải nói rõ về cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của mình khi sống trong chế độ cộng sản, để quý độc giả thấy được, khi nào còn chế độ cộng sản trên quê hương Việt Nam, khi đó, dân tộc Việt Nam còn trầm luân, khốn khổ. Giữa thế kỷ 20, cộng sản Việt Nam, với sự tiếp tay của cộng sản quốc tế, đã chiến thắng trong cuộc cướp chính quyền và đô hộ Miền Bắc. Nửa cuối thế kỷ 20, cộng sản Việt Nam, cũng với sự tiếp tay của cộng sản quốc tế, tiếp tục chiến thắng trong cuộc xâm lăng và đô hộ Miền Nam. Cả hai lần chiến thắng của cộng sản chỉ đưa dân tộc Việt Nam đến bến bờ của tuyệt vọng, và những giá trị tinh thần, cùng nền văn hiến mấy ngàn năm của dân tộc bị băng hoại.

    Vì vậy, trong hồi ký của mình, tôi cũng muốn kể lại những gian nan nguy hiểm, những may mắn, cùng những thương yêu đùm bọc, những tấm lòng nhân ái, đôn hậu vô bờ bến của những người người dân Miền Nam mà tôi đã trải qua trên đường vượt thoát chế độ cộng sản tìm tự do. Qua đó, tôi tha thiết hy vọng, tất cả những ai được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Miền Nam, đều thấy may mắn và tự hào với những giá trị nhân bản mà họ đã được ấp ủ, được bồi đắp. Và chính những giá trị nhân bản này sẽ là những yếu tố quan trọng làm hồi sinh đất nước, giúp cho dân tộc ta phát triển, sánh vai với các quốc gia trên thế giới.

    TỪ ĐỘNG ÔNG ĐÔ ĐẾN ĐỒN CẢNH SÁT DÃ CHIẾN

    Đầu năm 1972, cộng sản Hà Nội một lần nữa, chuẩn bị ráo riết mở chiến dịch xâm lăng VNCH thật quy mô. Tại mặt trận Quảng Trị, Thừa Thiên, Cộng sản tập trung 3 sư đoàn chính quy trong đó có sư đoàn 324B. Lúc đó tôi chỉ là người lính binh nhì thuộc đại đội thông tin hữu tuyến của sư đoàn 324B. Đơn vị của tôi được lệnh tiến lên Động Ông Đô, một căn cứ pháo binh của QLVNCH lúc đó đã triệt thoái. Tuy trước đó khoảng nửa năm, tôi đã theo sư đoàn 324B vô tận vùng rừng núi Nam Lào, rồi trở ra Bắc, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy quân trang, quân dụng của QLVNCH. Và chính những cuốn sách truyện, những trang báo, những tờ tạp chí, cùng những tấm hình, những vật dụng cá nhân, vứt bừa bãi trên Động Ông Đô vào thời gian đó, đã giúp tôi thấy được cuộc sống tự do của người dân, người lính VNCH. Điều này đã giúp tôi quyết định đi tìm tự do.

    Điều quan trọng nữa khiến tôi đi tìm tự do là lúc đó, tôi thiệt ngạc nhiên và hoảng sợ khi chính mắt tôi chứng kiến những người bộ đội thuộc đại đội bộ binh, không phải binh chủng pháo binh, xúm vô mầy mò, sử dụng những khẩu pháo 105 ly, bắn bừa bãi về phía thị xã Quảng Trị. Tôi không biết những viên đạn pháo 105 ly trong những ngày “mở màn mùa hè đỏ lửa” đó, có gieo tai tóc tang thương cho người dân Miền Nam nào không, nhưng chỉ nhìn những người lính bộ đội hò hét, cười đùa, nhảy múa bên cạnh 3 khẩu pháo 105 ly, coi những phương tiện giết người bừa bãi đó như những đồ chơi, tôi hiểu rằng, cuộc chiến tranh của người cộng sản không những là cuộc chiến xâm lăng, mà còn là cuộc chiến gây tội ác bừa bãi. Chính những gì tôi được chứng kiến trong những ngày ngắn ngủi tại Động Ông Đô, đã khiến tôi thêm quyết tâm rời bỏ hàng ngũ cộng sản bằng mọi giá.


    Những rời Động Ông Đô như thế nào để không bị chỉ huy và những người bộ đội khác phát hiện? Và trong hoàn cảnh hai bên đang giao tranh quyết liệt như vậy, liệu khi gặp tôi trong bộ đồ bộ đội, nón cối dép râu, những người lính, người dân VNCH

    có chịu để tôi sống hay không? Nếu tôi đi ban ngày, tôi dễ dàng trở thành mục tiêu cho cả hai bên. Nếu tôi đi ban đêm, sự bất ngờ xuất hiện trong đêm tối của tôi cũng cực kỳ nguy hiểm. Và liệu tôi có nên mang theo súng, lựu đạn, hay chỉ đi chân tay không? Nhất là chiếc nón cối trên đầu là dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, khiến tôi có thể ăn đạn dễ dàng, trước khi tôi kịp thốt nên lời… Từ Động Ông Đô, ban ngày cũng ban đêm, tôi nhìn về hướng đông và thấy được thị xã Quảng Trị. Ban ngày thì nhìn thấy thị xã ở xa tít tắp chân trời. Ban đêm thì ở đó là cả một vùng ánh sáng hắt lên, đầy quyến rũ. Tôi giống như một con thiêu thân, khao khát ánh sáng tự do. Và tôi hiểu, với tấm lòng chân tình của tôi, với quá khứ cuộc đời đau khổ của tôi, với những kinh nghiệm đau thương của một người cha bị đấu tố địa chủ, và 5 người chị ruột đang ở trên mảnh đất Miền Nam, tôi tin tưởng, một khi tôi đặt chân trên vùng đất tự do của Miền Nam, tôi sẽ được đối xử tử tế trong vòng tay thương yêu của những người bạn, những người anh, người chú, người bác…. Tôi là con thiêu thân đam mê tìm đến vùng ánh sáng tự do, nhưng sẽ không chết gục như con thiêu thân, mà sẽ được lột xác để hóa thành bướm…

    Tôi vừa nói đến ba chữ “thêm quyết tâm”, vì từ khi bước vào tuổi 17, 18, tôi đã nung nấu quyết tâm từ bỏ chủ nghĩa cộng sản bằng mọi giá…

    Là một thanh niên sinh ra và lớn lên trong xã hội Miền Bắc, tôi đã bị guồng máy tuyên truyền của cộng sản nhồi nhét hầu như mỗi ngày, mỗi giờ, từ lúc trên ghế nhà trường cho đến khi ra ngoài xã hội, từ trong sách vở giáo dục, đến phim ảnh, thơ văn. Tấm lòng ngây thơ trong trắng của tôi đã được chế độ cộng sản nhào nặn một cách tinh vi, từng bước từng bước, từ nhỏ đến lớn, khiến tôi ngây thơ đinh ninh tất cả những người địa chủ đều là những kẻ cùng hung cực ác, gây nên không biết bao nhiêu tội lỗi cho những người nông dân nghèo khổ. Tin tưởng như vậy, nên tôi đã sống trong mặc cảm của một người có tội, vì cha của tôi trong thời cải cách ruộng đất cũng là một người bị quy tội địa chủ, bị đấu tố, và ông cụ đã suýt bị tử hình, nếu khi đó không có vụ đội cải cách tử hình một ông địa chủ ở làng Sui về tội “phá hoại ném dây kẽm gai ở chân đê để ngăn cản không cho người đến cứu đê khi đê bị vỡ”. Tôi không nhớ tên ông địa chủ làng Sui là gì, nhưng qua những lần cha tôi với cụ Lang An nói chuyện, tôi vẫn nhớ cả hai người đều hay nhắc lại kỷ niệm này trong nỗi niềm thảng thốt sợ hãi cùng niềm biết ơn đấng bề trên đã cho cha tôi sống sót.

    Trong những năm cải cách ruộng đất, 1955-56, tôi mới có 4, 5 tuổi, nhưng tôi vẫn nhớ như in trong óc những kỷ niệm đói khát, cùng sự hành hạ của đội cải cách đối với cha tôi. Đến năm 1957-58, cha tôi được ông lang An truyền nghề thầy thuốc, nên phải đi chợ xa 6, 7 cây số để bán thuốc. Đến nay, tôi không còn nhớ tên chợ này, nhưng đó là quê hương của cụ đồ Tường ở ngay bến sông Châu.

    Mỗi buổi sáng, khi tôi thức dậy, trong căn nhà nhỏ ở phố chợ, đằng trước có 2 cây hòe, chỉ có tôi và bà nội, lúc đó đã ngoài 90 tuổi. Trên tấm phản gỗ ở giữa nhà là một chiếc mâm gỗ, có đậy lồng bàn cho khỏi ruồi. Mở lồng bàn ra, bao giờ cũng có hai chén cơm nguội, một chén cho bà nội và một chén cho tôi. Bên cạnh là chén muối mè mặn chát, và một nắm cơm đã được cha tôi nắm lại thật chắc, cho bữa cơm chiều của hai bà cháu. Bữa sáng, tôi phải bưng cơm bưng nước cho bà. Bữa chiều, vì cơm nắm đã khô, nên tôi phải ăn hết vỏ cơm nắm, còn ruột cơm nắm thì tôi dầm nát, trộn với muối mè, chan ít nước lạnh rồi mới đưa cho bà.

    Sau này, bà nội già hơn, lại bệnh tật nữa, nên cơm không ăn được, tôi phải thổi cơm, chắt lấy nước cơm đem cho bà. Vì là gia đình bị quy chụp tội “địa chủ”, lại sống ở thôn quê, nên cuộc sống của gia đình chúng tôi lúc đó thật là cô đơn, ảm đạm và vô cùng thiếu thốn. Hàng xóm láng giềng, họ hàng cũng đều xa lánh. Đã vậy, mỗi khi đi ra ngoài, tôi còn bị trẻ em cùng lứa tuổi trong làng xúm vô bắt nạt, đánh đập, hoặc bắt tôi làm địa chủ để đem ra đấu tố. Trong những phiên xử như vậy, tôi bị bắt quỳ thật,

    bắt phải nhận tội thật, rồi bị đem ra xử bắn giả, và phải chết giả. Vì vậy, tôi rất sợ phải đi ra khỏi nhà. Tôi chỉ luẩn quẩn trong nhà, nghe bà tôi kể chuyện khi bà tỉnh táo, và chơi với con chó Mực. Mỗi buổi chiều, khi hoàng hôn xuống là tôi buồn lắm, và nhớ cha tôi vô cùng. Nhất là những chiều mưa, bóng tối xuống nhanh, tôi đứng ở hè nhìn trời mưa kèm với sấm chớp, và lúc đó tôi chỉ biết khóc và gọi thầm: “Cha ơi! Cha ở đâu, cha mau về với con!”

    Mẹ tôi xa tôi ngay từ khi tôi mới đẻ, nhưng khi còn bé, tôi không hề biết chuyện đó. Tôi cứ đinh ninh mẹ của anh trai tôi cũng là mẹ của tôi. Đến khi biết suy nghĩ, tôi mới thấy trong cư xử, có sự khác biệt, nhưng không hiểu vì sao, nên tôi thấy tủi thân và đau khổ vô cùng. Bình thường, trong cuộc sống, bị phân biệt trong cư xử đã buồn tủi, huống chi trong hoàn cảnh túng thiếu, đói khổ của một gia đình bị quy chụp tội “địa chủ”, thì sự phân biệt đó còn đau đớn đến đâu. Tôi biết mẹ của anh trai tôi tuy không phải là mẹ của tôi, nhưng đã có công nuôi tôi khôn lớn, và cũng đã thương yêu tôi lắm trong suốt những năm dài cho đến ngày tôi phải đi bộ đội. Tôi luôn luôn nhớ ơn mẹ, coi như mẹ ruột của tôi. Nhưng tình thương yêu đó vẫn không thể nào bù đắp được tình mẫu tử. Có lẽ vì vậy, nên tình yêu thương của cha tôi dành cho tôi thật mênh mông vô bờ bến.

    Tôi không biết rõ vì sao, nhưng nhiều người trong gia đình vẫn bảo tôi là “Mẹ tôi đã bỏ tôi vì không thương tôi!” Tôi buồn lắm, và đau lòng lắm. Nhưng khi hỏi cha vì sao mẹ bỏ con thì cha tôi không nói, chỉ thở dài.

    Vì bị cộng sản tuyên truyền, địa chủ là những người độc ác, nên năm tôi mới 12 hoặc 13 tuổi, trong một lần bị cha đánh đòn, tôi đã buột miệng hét lên: “Con thù cha! Cha không phải là cha của con!” Nghe vậy, cha tôi ngạc nhiên, run giọng hỏi: “Chí, mày nói gì? Sao mày lại căm thù tao?” Tôi vừa khóc vừa nói: “Cha là địa chủ! Cha có nợ máu với nhân dân!” Nói xong, tôi lùi ngay ra cửa, chân trước chân sau sẵn sàng bỏ chạy, vì tôi đinh ninh, nghe tôi nói vậy, cha tôi sẽ tức giận vô cùng. Nhưng trái với sự lo lắng của tôi, cha tôi chỉ trợn mắt nhìn tôi một lúc, rồi cha tôi thở dài, vứt roi xuống đất, ngồi xuống giường bất động không nói. Nhìn vẻ mặt đau khổ của cha tôi lúc đó, tôi thấy có cái gì đó kỳ lạ mà mãi mấy năm sau tôi mới hiểu. Thì ra đó là sự đau khổ của người cha, vô cùng thương yêu con, bỗng nhiên tuyệt vọng nhận ra, đứa con thương yêu của mình đã bị đảng cộng sản nhuộm đỏ, nên nó đã trở thành kẻ phản bội chính cha ruột của nó! Và khi tôi hiểu được nỗi đau khổ của cha tôi, hiểu được lỗi lầm tôi đã phạm, tôi đã mang niềm đau đớn xót xa cùng nỗi ân hận thấm sâu vào lòng, trong suốt những tháng năm còn lại của cuộc đời. Và từ đó, tôi đã hận thù cộng sản bằng tất cả sự uất ức, đau đớn của chính mình.

    còn tiếp

  3. #3
    BaNai's Avatar
    Status : BaNai v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Feb 2014
    Nguyên quán: Maryland, USA
    Posts: 218
    Thanks: 6
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Hồi Ký TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

    Hữu Nguyên

    KỲ 3

    Không hận thù cộng sản sao được, khi chế độ cộng sản đó đã nhồi nhét, tuyên truyền, xúi dục tôi căm thù cha của tôi, một người đã thương yêu tôi vô cùng, đã bồng ẵm, nuôi nấng tôi khôn lớn, đã dậy cho tôi đọc cửu chương vào mỗi tối, đã nhường cơm xẻ áo cho tôi trong suốt những năm dài cơ cực thiếu thốn. Bình thường, tình phụ tử trong cảnh “gà trống nuôi con” đã lớn lao vô bờ bến. Rồi sống trong cảnh thiếu thốn, đói khát, ngay cả của khoai hà, khoai nhím cũng không có mà ăn, rau muống, rau sam cũng không có đủ để luộc, nước mắm không có phải dùng nước rau pha muối để chấm… thì tình thương yêu, xót xa của cha tôi dành cho tôi hẳn phải lớn lao lắm.

    Sau này, khi tôi có con, mỗi khi tôi cúi xuống chiếc nôi nơi con của tôi đang thiêm thiếp ngủ, để hôn con trước khi đi làm, thấy hơi ấm, mùi thơm da thịt của con thoang thoảng mùi sữa, tôi thấy yêu thương con tôi vô cùng. Tình yêu thương đó cứ ngây ngất trong tâm hồn tôi suốt chặng đường lái xe đến chỗ làm. “Sinh con mới biết lòng cha mẹ”. Có sống trong tâm trạng yêu thương con ngây ngất như vậy, tôi mới hiểu được tấm lòng yêu thương sâu thẳm không bút mực nào tả xiết của cha tôi dành cho tôi. Tôi cứ tưởng tưởng đến cảnh những đêm đông giá lạnh cắt da cắt thịt ở làng Đồng Văn, cách Hà Nội 5 cây số, cha tôi phải bế tôi đi xin sữa, kiên nhẫn đứng chầu chực có khi hàng tiếng đồng hồ ở ngoài cửa, thì thầm, năn nỉ van xin, lậy lục… miễn sao cho tôi có chút sữa bú. Lúc đó tôi còn nhỏ lắm, nên đâu có biết được cảnh tượng đó đau lòng như thế nào. Sau này, thỉnh thoảng nghe cha tôi kể, tôi cũng không để ý nhiều. Mãi sau, nghe cô Vinh, có tiệm bán bánh mì ở Đồng Văn (mà khi còn bé tôi vẫn vòi cha tôi mua ‘bánh tây Vinh’), vừa khóc thút thít vừa kể lại cho tôi nghe, tôi mới xúc động, ôm cô Vinh mà khóc, để thấy tình thương chất ngất dành cho cha tôi….

    Nhưng đó là tình thương yêu của cha tôi đến với tôi qua lời kể của cô Vinh. Còn sau này, tình thương yêu của cha tôi đến với tôi từng giờ, từng phút, trong nỗi niềm đau đớn xót xa, tủi nhục ê chề, của những người sa cơ thất thế, nghèo khổ vô cùng, phải sống cạnh những người khá giả, để thấy mình lúc nào cũng thèm thuồng, đói khát, cả vật chất lẫn tình yêu. Tôi đã sống trong nỗi đói khát rùng rợn, thèm thuồng thường trực đó, nên tôi nghiệm thấy, khi bụng đói không phải một ngày mà đói kinh niên, thì người ta dễ trở nên hèn hạ, dễ hư hỏng, ăn cắp ăn trộm và rất hay tủi thân, hay khóc thầm một mình… Tôi đã trải qua tất cả những chuyện xấu xa đó ở tuổi ấu thơ, và bây giờ khi viết những dòng chữ này, nhớ lại những chuyện xấu xa tôi đã phạm, tôi vẫn còn thấy người nổi gai vì xấu hổ, mà cổ thì nghẹn ngào, mắt lại rưng rưng…

    Tôi phải thú thực với các bạn, đến hôm nay, khi viết những dòng chữ này, tôi mới viết được có hơn hai trang hồi ký, nhưng tôi đã xúc động nhiều lắm. Tôi thương cha của tôi, trong những bữa “cơm” chiều vào lúc hoàng hôn chập choạng, vẫn thường nhịn đói, chỉ húp nước rau muống trừ “cơm” để nhường “cơm độn mì, độn khoai” cho tôi ăn… Chính tấm lòng yêu thương vô bờ bến của cha và sự nhường nhịn của cha, đã giúp tôi không bước vào con đường tội lỗi, tranh giành, lừa lọc, bon chen, nhỏ nhe. Nhờ tình yêu thương của cha, tôi tuy lớn lên trong nghèo túng, đói khát, thiếu thốn, nhưng lúc nào cũng ngẩng cao đầu, biết khiêm tốn trong cư xử, nhưng trong lòng lúc nào cũng biết tự hào với những giá trị tinh thần mà cha của mình đã trau dồi, bồi đắp.

    Cha của tôi, dưới thời Pháp thuộc có đi làm cho Pháp, nhưng vì cãi nhau với viên công sứ Pháp nên cha của tôi về hưu non. Sau đó, cha của tôi quay ra mở tiệm bán thuốc lào ở Hà Nội, mở đồn điền trồng lúa, nuôi bò, dê tại Bút Sơn (quê hương của vợ hai của cha tôi), mở các tiệm bán vải ở Phú Lý cho 5 bà chị trông nom tập làm ăn, và tậu nhiều ruộng đất ở làng Đầm, làng Sui, rồi nhà cửa ở Hà Nội. Vì thời đó, trọng nam khinh nữ, nên mỗi khi tậu ruộng, cha tôi đều cho người con trai trưởng là ông anh của tôi đứng tên. Việc này đã tạo nên nhiều sóng gió ghen tuông trong gia đình tôi nên sau đó, cha tôi đã bán cả trăm mẫu ruộng, lấy tiền chia cho các bà chị. Sau này, chuyện trò với cụ lang An, cha tôi vẫn thường nhắc lại chuyện này và coi đó là chuyện rủi mà hóa may, vì nếu không bán đi cả trăm mẫu ruộng, chắc chắn cha tôi đã bị tử hình ngay từ những cuộc đấu tố cải cách ruộng đất đầu tiên tại làng Đầm.

    Sau này, trong một dịp nghỉ hè, trường tôi phải đi lao động ở nông trường ép đậu phộng ở gần Bút Sơn, tôi mới tình cờ được nghe ông cụ thân sinh của người bạn học kể chuyện khi cụ học ở Phủ Lý, cụ có trọ học ở nhà cha của tôi. Buổi tối hôm đó, cụ kể cho tôi nghe chuyện, năm đói Ất Dậu 1945, cha của tôi đã cho phá kho thóc ở làng Bút Sơn để phát chẩn cho người nghèo như thế nào, và người dân ở Bút Sơn đã coi cha của tôi như một vị ân nhân ra làm sao. Nghe chuyện cụ kể, tôi càng thêm ân hận, xót xa, thêm căm giận chính mình. Thì ra đâu phải ai địa chủ cũng là tàn ác, cũng là có “nợ máu với nhân dân”. Vậy là nhờ tình yêu thương của cha tôi, nhờ đọc những trang sách cấm của anh tôi giấu trên nóc nhà, nhờ được giao tiếp với những người thuộc thế hệ chú, bác, đàn anh, thời Pháp thuộc, và nhờ chứng kiến những cảnh trái tai gai mắt trong xã hội cộng sản, dần dần tôi nhận ra, cái chế độ cộng sản mà tôi đang sống không thực sự lý tưởng, cao đẹp, “thiên đường xã hội chủ nghĩa” như người ta tuyên truyền, nhồi nhét… Cũng nhờ tôi “khôn lớn” hiểu rõ địa chủ là thế nào, nên từ đó, cha của tôi thường hay tâm sự với tôi hơn. Cho đến ngày tôi chuẩn bị lên đường “sinh Bắc tử Nam”, cha của tôi đã nói chuyện với tôi thật nhiều… Rồi trong nước mắt của cha, nước mắt của tôi, tôi nghe cha dặn dò, cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ: “Tao sinh ra mày không phải là để cho mày chết uổng. Trong Nam mày có 5 bà chị ruột, vào đó tìm các bà ấy, bảo các chị muốn báo hiếu cho cha thì lo nuôi cho em ăn học thành tài!”…

    Vậy là tôi đội nón cối, đi dép râu, theo sư đoàn chính quy 324B của cộng sản xâm lăng Miền Nam, nhưng trong lòng tôi lúc nào cũng ấp ủ quyết tâm tìm bằng được các bà chị để bảo, “Các chị muốn báo hiếu cho cha thì lo nuôi cho em ăn học thành tài!”…

    Là một người lính thông tin hữu tuyến, nên tôi phải đeo dây, đeo máy điện thoại, đeo 4 trái lựu đạn. Một tiểu đội thông tin có 4 khẩu súng AK-47, cứ trung bình ba người thì được phân phối một khẩu. Tôi nghe những người đã từng vô B (vô Nam) kể, nhiều khi lính “ngụy” (tức lính VNCH), cắt giây điện, rồi phục kích chờ tụi tôi đến sửa đường dây là làm “thịt” (bắn chết) hoặc bắt sống. Nghe chuyện, tôi nửa sợ, nửa mừng. Sợ là mình có thể bị lính VNCH phục kích, chưa kịp dơ tay đầu hàng thì đã bị làm thịt bất ngờ. Mừng là, biết đâu mình bị phục kích, nhưng sẽ được lính VNCH bắt sống, thì hay biết mấy… Sau mấy đêm thao thức suy nghĩ, tôi thấy tôi không thể để cuộc đời may rủi một cách nguy hiểm như vậy được. Tôi phải làm cách nào, để dù có bị phục kích, lính VNCH cũng không nỡ bắn tôi chết, mà chỉ bắt sống tôi mà thôi. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi liền nghĩ ra một kế, nếu tôi được lệnh đi sửa đường dây điện thoại của sư đoàn, điều tốt nhất là tôi không đeo súng, và tìm cách tránh xa bất cứ tay bộ đội nào đeo súng. Không những vậy, tôi còn chú ý ăn mặc làm sao để bất cứ ai, đứng cách tôi cả chục thước, cũng biết rõ tôi chỉ là thằng lính quèn, trần như nhộng, không có súng dài, súng ngắn, không có lựu đạn, dao găm gì. Nói tóm lại, tôi phải tự giải giới mình trước khi “xông vào hang cọp”. Như vậy, chắc chắn những người lính VNCH khi phục kích một thằng lính không võ trang như tôi, họ sẽ chẳng cần phải nổ súng “thịt” tôi làm gì. Trong chiến tranh, bắt sống bao giờ chiến công cũng lớn hơn, lại bớt nguy hiểm, và bớt mặc cảm tội lỗi. Với khuôn mặt non choẹt chưa đầy 20 tuổi, tôi thấy kế hoạch “tự giải giới để nạp mạng” của tôi thật đơn giản, nhưng tôi biết chắc sẽ thành công. Dĩ nhiên, lúc đó, trong đơn vị chẳng ai nghi ngờ gì tôi, nên ai cũng cho tôi là thằng nhóc “gan lì”, dám tay không “xông vào hang cọp”…

    Sau khi có kế hoạch “tự nạp mạng” tuyệt vời như vậy, tôi hồi hộp chờ đợi đường dây điện thoại bị đứt để đi sửa. Rồi mỗi lần đi sửa, tôi đều hồi hộp cầu nguyện cho lính VNCH phục kích, nhưng chẳng lần nào thành công. Nhiều lần, dây điện thoại bị đứt, tuy không đến lượt phải đi sửa, tôi cũng tình nguyện đi, làm cho ai cũng ngạc nhiên… nghĩ tôi là thằng khờ dại muốn thăng quan tiến chức bằng cách chui vào chỗ chết, để rồi “chưa đỏ ngực thì đã xanh cỏ”. Nhưng mấy tuần trôi qua, đi sửa đường dây liên miên, mà chẳng gặp ổ phục kích nào, tôi đâm nản, nghĩ bụng, phải tính kế khác, chủ động hơn.

    Sau khi đơn vị thông tin hữu tuyến chúng tôi có mặt ở Động Ông Đô được một, hai tuần, thì có lệnh chuyển về trung đoàn, thu hồi toàn bộ mạng lưới hữu tuyến, chuyển địa điểm đóng quân. Nghe lệnh, tôi rất mừng, vì đó là cơ hội để tôi có thể chủ động thoát thân…

    Thông thường, mỗi khi đi sửa dây điện thoại, hay bắt đầu tỏa mạng cho sư đoàn, chúng tôi đều phải đi theo đội hình một tổ 3 hay 4 người, trong đó có một người trang bị súng AK-47, còn lại thì người phải đeo dây, người lo rải dây. Vì đi tổ như vậy, nên việc vượt thoát là điều rất khó, dễ bị nghi ngờ, dễ bị phát hiện. Thời gian vắng mặt tối đa cho vệ sinh cá nhân, hay kiếm đồ ăn “cải thiện” như hái cây, bắt cá, cũng chỉ cho phép nửa tiếng, hoặc một tiếng đồng hồ là cùng. Với thời gian ngắn ngủi đó, tôi chỉ đi được cùng lắm 5 cây số trong rừng, trước khi bị đơn vị phát hiện tôi đào tẩu. Và trong phạm vi 5 cây số, nếu bị phát hiện, tôi dễ dàng trở thành mục tiêu ngon lành của các tay súng bắn tỉa, hoặc bị các đơn vị chung quanh bủa vây, bắt sống.

    Còn việc thu hồi toàn bộ mạng lưới hữu tuyến thì tự do hơn nhiều. Việc thu hồi phải nhanh chóng, kịp thời, nên mỗi đường dây hữu tuyến dài có khi 10, 20, 30 cây số, chỉ có 2 người lính thu dây từ hai đầu thu lại. Khi thu, mỗi người lính hữu tuyến phải hoạt động độc lập, lủi thủi một mình cuộn dây vào một chiếc khung chữ nhật bằng tre, hoặc gỗ. Trung bình mỗi khung cuộn được khoảng 300 đến 400 mét. Thu xong cuộn nào đeo luôn trên lưng cuộn đó. Đeo được 5 cuộn là oằn cả vai, phải thả xuống một bụi rậm nào đó đánh dấu, rồi thu dây tiếp. Cứ như vậy cho đến khi thu đến khoảng nửa đường thì gặp người lính hữu tuyến từ đầu kia thu lại. Sau đó, đến màn thu các cuộn dây mà mình đã để rải rác trên đường. Công việc từ lúc bắt đầu thu, cho đến khi thu xong, có khi phải mất cả ngày trời. Cả ngày trời làm việc một mình, không một ai kiểm soát, liên lạc, tìm kiếm… Vì vậy, thu mạng hữu tuyến là thời cơ lý tưởng nhất cho cuộc đào thoát tìm tự do của tôi.

    Nhưng thường mỗi khi đứng trước bước ngoặt của cuộc đời, con người bao giờ cũng sống trong tâm trạng đắn đo, ngần ngại. Vẫn biết, hiện tại là địa ngục, là nô lệ, là mất tự do, và bên kia là cả một chân trời mới đầy hứa hẹn,… nhưng tâm trạng của tôi lúc đó vẫn dùng dằng, sợ hãi những bấp bênh, những nguy hiểm đang chờ đợi ở một nơi nào đó, tôi chưa thể biết. Cuối cùng, tôi quyết định chui vào rừng, mắc võng, ăn lương khô, rồi nằm suy nghĩ…

    Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do….

    còn tiếp

  4. #4
    BaNai's Avatar
    Status : BaNai v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Feb 2014
    Nguyên quán: Maryland, USA
    Posts: 218
    Thanks: 6
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Hồi Ký TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

    Hữu Nguyên

    KỲ 4

    Tuần qua, tôi rất hân hạnh nhận được email của ông Huỳnh Bá Phụng, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân tiểu bang Queensland. Ông Phụng là người tôi quý trọng đặc biệt kể từ khi tôi được gặp ông lần đầu tiên ở nhà của nhà thơ Nam Man. Hôm đó, trong lúc trò chuyện có đông đủ nhiều người, ông Phụng đã kể cho tôi nghe, khoảng chục năm trước, khi tôi viết bài cho báo Chiêu Dương của anh Nhất Giang, chính ông Phụng đã là người nghi ngờ tôi là một tên cộng sản nằm vùng. Khả năng bén nhậy của một sĩ quan tình báo phản gián của QLVNCH, cộng với tinh thần chống cộng của một người Việt tỵ nạn cộng sản, đã khiến ông viết thư gửi ngay cho anh Nhất Giang, trình bầy thẳng thắn những nghi ngờ của ông, và khuyên anh Nhất Giang “nên thận trọng đối với Hữu Nguyên”. Tôi không hiểu vào lúc đó, anh Nhất Giang có nghi ngờ gì tôi hay không, nhưng tôi thấy cách anh cư xử với tôi vẫn rất đằm thắm, đúng phong độ của một đàn anh trong làng báo. Tôi cũng biết, trong cộng đồng người Việt lúc đó, có nhiều người nghi ngờ tôi, cho dù tôi luôn luôn nói thực hoàn cảnh xuất thân “nón cối dép râu” của mình. Xem ra tôi càng nói thật cuộc đời của mình, thì sự nghi ngờ của người đối diện càng gia tăng. Vậy mới lạ! Nhưng có lẽ, tất cả đều giữ sự nghi ngờ ở trong lòng, riêng ông Huỳnh Bá Phụng là người đầu tiên nói thẳng với tôi sự nghi ngờ của ông.

    Cũng trong tuần qua, tôi hân hạnh nhận được cú điện thoại của chị ĐTKM, vợ của anh HD, trên Queensland. Trong thời gian khoảng 15 phút đồng hồ được trò chuyện với cả hai vợ chồng, tôi vừa xúc động, vừa mừng, và thấy thật an ủi, khi nhớ lại những ngày tháng xa xưa…

    Ngay khi nhấc điện thoại, nghe chị KM hỏi tôi có phải là Nguyễn Hữu Chí, và trước đây ở Sàigòn có quen cô C.T. Thuý Phương hay không, tôi vô cùng bàng hoàng, vì cả một quá khứ sóng gió, nguy hiểm đột ngột hiện về… Đó là những ngày tháng tôi vừa trốn khỏi trại cải tạo Kàtum, đang sống lang thang ở Sàigòn thì tình cờ quen cô Phương… Lúc đó, tôi đã nói thật với cô Phương hoàn cảnh của tôi, một hồi chánh viên, vừa vượt ngục, không nhà cửa, không tiền bạc… Với tấm lòng đôn hậu, thương người như thể thương thân, của một cô gái lớn lên ở Miền Nam, Phương đã giúp đỡ tôi, bất chấp nguy hiểm và sự can ngăn của gia đình.

    Tôi nhớ có lần, để chuẩn bị vượt biên, tôi và Phương ghé nhà một người bạn ở ngõ Hoàng Văn Thụ, Tân Bình, để lấy bản đồ, địa bàn. Vì sống trong cảnh vượt ngục, nguy hiểm có thể đến bất cứ lúc nào, nên tôi đã dặn Phương đi cách xa tôi khoảng chục thước. Nếu thấy công an, bộ đội xét hỏi giấy tờ, hay bắt giữ tôi, thì Phương cứ bình tĩnh coi tôi như người dưng, để khỏi bị liên luỵ. Sau đó sớm muộn gì tôi cũng trốn thoát, và sẽ tìm gặp lại Phương.

    Hôm đó cũng đúng như vậy, Phương đi sau tôi một đoạn. Khi từ đường Hoàng Văn Thụ đi bộ ra đến đường Võ Tánh, tôi thoáng thấy mấy tay bộ đội trước là vệ binh canh tù tại Quân Lao Gò Vấp. Trong số hơn chục tên vệ binh đánh hội đồng tôi tại nhà ăn Quân Lao Gò Vấp, khi tôi đang bị tù, có cả mấy tên vệ binh này. Dĩ nhiên, chúng biết tôi đã vượt ngục ở Kàtum, và đang bị truy nã. Khi trông thấy đám vệ binh, tôi đã chột dạ, tính rút lui, nhưng đã quá muộn, những tên vệ binh đó đã thoáng nhìn thấy tôi. Quý độc giả nào ở Tân Bình chắc biết đường Hoàng Văn Thụ, cổng 2 bộ Tổng Tham Mưu cũ. Đường này chỉ có một bên là nhà, đổ thẳng ra đường Võ Tánh. Ngay ngã ba Hoàng Văn Thụ và Võ Tánh là đám vệ binh bộ đội đứng đó tán gẫu. Nếu tôi quay trở lại, đám vệ binh sẽ nghi ngờ, và với con đường này, tôi cũng không có lối nào thoát…

    Trong vài tích tắc suy nghĩ, tôi quyết định thản nhiên đi tới. Khi đi ngang đám vệ binh, tôi liếc mắt nhìn, và trong một tích tắc ngắn ngủi, tôi thấy một tên vệ binh cũng nhìn tôi. Trong ánh mắt của hắn, tôi nhận ra ngay vẻ ngạc nhiên của hắn… Thì ra hắn đã nhận ra tôi! Tôi nghĩ vậy, nhưng vẫn giữ vẻ thản nhiên, ung dung rẽ trái, tiến về phía đồn cảnh sát quận Tân Bình… Được khoảng vài bước, tôi nghe có tiếng cãi cọ của mấy tên vệ binh… rồi tiếng chân người bước theo… Linh tính báo cho tôi biết, tụi vệ binh đó đã nghi ngờ tôi, và đang đi theo tôi…

    Giả vờ định băng qua đường, tôi khẽ ngoái đầu về phía bên phải, lập tức ánh mắt của tôi đụng vô ánh mắt của mấy tên vệ binh… Một tên vệ binh liền la lên, “Đúng nó rồi! Thằng Chí trốn trại đó!” Tôi kinh hoàng, rụng rời tay chân, vội vàng quẳng luôn đôi dép, bỏ chảy thục mạng… Đằng sau mấy tên vệ binh la hét ầm ĩ, “Bắt lấy nó! Tù cải tạo trốn trại!”…

    Vì lúc đó, xe chạy như mắc cửi trên đường Võ Tánh, tôi không thể nào băng qua đường nên phải chạy dọc theo đường Võ Tánh. Được hơn chục thước, tôi thấy ngay trước mặt một tên công an áo vàng từ trong đồn cảnh sát quận Tân Bình nhào ra. Mắt hắn đang nhớn nhác nhìn về phía tôi, vì không hiểu chuyện gì xảy ra… Trông tên công an, tôi biết ngay hắn có đeo súng… Nếu chậm chạp, tôi sẽ bị bắn chết… Tôi liền vội vàng liều mạng băng ngang đường Võ Tánh, lao thẳng tới đường xe lửa, quẹo phải, chạy thẳng vào một nhà dân, trong khi cả gia đình đang ngồi ăn cơm ở trước cửa…

    Tương lai, khi có thời gian tôi sẽ kể lại chuyện này cho tường tận đầu đuôi, để quý độc giả thấy được, tôi đã thoát chết trong đường tơ kẽ tóc như thế nào, được những người dân Miền Nam thương yêu mà cứu tôi ra sao; và những người vợ sĩ quan QLVNCH có chồng đi cải tạo, ở đường Trương Minh Giảng, đã tin tưởng tôi, thương xót cho tôi, mà bầy mưu tính kế, giúp tôi giấy tờ, để tôi qua mặt tụi công an, vệ binh như thế nào…

    Hôm nay, tôi kể lại chuyện này chỉ muốn đền đáp phần nào ơn sâu nghĩa cả mà cô Phương đã dành cho tôi trong những ngày tháng tôi phải trốn tránh cộng sản tại Sàigòn, cùng nỗi niềm tâm sự, những câu chuyện mà cô Phương đã gửi gắm cho chị KM, trước khi chị KM lên đường sang Úc cách đây hơn 20 năm… Tôi cũng xin cảm ơn anh chị KM & HD, qua cuộc điện đàm ngắn gọn hơn chục phút đồng hồ, đã tin tưởng, trao gửi những tâm tình sâu nặng cho tôi…

    Trở lại câu chuyện của tuần trước, vào buổi trưa hôm đó, tôi vô rừng nằm. Tính ngủ một chút, nhưng không tài nào ngủ được. Đầu óc tôi rối bời với đủ thứ chuyện phải chọn lựa. Vật đầu tiên tôi phải nghĩ tới là khẩu súng AK-47. Tôi có nên mang theo nó hay không? Tôi biết, đi trong rừng, có khẩu súng trong tay bao giờ cũng ấm dạ. Nhưng đeo khẩu súng AK-47 cũng là điều vô cùng nguy hiểm, tôi sẽ bị bắn chết dễ dàng trước khi kịp trở tay. Sau một hồi suy nghĩ, cân nhắc, tôi quyết định, lấy nylong gói khẩu súng lại thật cẩn thận rồi vứt xuống một chiếc hầm. Tôi cũng lục trong ba lô tất cả những thứ gì không cần thiết, vứt hết xuống hầm. Sau đó, tôi lấp đất, đánh dấu cẩn thận. Làm vậy để lỡ chuyến đi tìm tự do của tôi không thành công, tôi còn biết đường quay về lấy tất cả những thứ đó, để trở lại đơn vị, chờ một dịp may khác…

    Khoảng 4 giờ chiều, trời vẫn còn sáng lắm. Nhưng trong lòng tôi bồn chồn dễ sợ. Tôi không biết cuộc đời của tôi rồi sẽ ra sao. Tôi gọi thầm tên tất cả những người thân yêu, trong đó có cha tôi. Tôi cầu mong mọi người phù hộ cho tôi…

    Đến 4 giờ rưỡi chiều, tôi lặng lẽ đeo ba lô, đội nón cối, rồi thẳng hướng đông, cắt đường tiến về thị xã Quảng Trị. Tôi ước tính, từ hành lang nằm về phía tây của Động Ông Đô không bao xa, tôi sẽ nhắm hướng đông đi thẳng băng như vẫn thường cắt rừng rải dây điện thoại… Như vậy, chỉ khoảng 5 đến 6 giờ đồng hồ là tôi sẽ đặt chân đến khu dân cư bên ngoài thị xã Quảng Trị… Tôi sẽ trở thành người của Thế Giới Tự Do!

    Sau khi đi được khoảng hơn tiếng đồng hồ, băng qua được mấy ngọn đồi, thì mặt trời gác bóng. Tự tin đã đến lúc an toàn, tôi bỏ những bụi cây rừng, đi theo những con đường mòn nhỏ nối liền các triền đồi. Vừa đi được trên con đường mòn nhỏ hết một triền đồi, qua một khúc ngoặt, nhìn thấy cả một triền đồi mới rộng thênh thang, tôi chợt thấy một toán bộ đội khoảng trên dưới 30 người đang từ phía đông đi lại. Vì khoảng cách giữa hai bên quá gần, tôi thấy mình không kịp ẩn trốn, cũng không kịp quay lại được nữa… Chỉ nhìn thoáng qua, tôi biết họ là ban chỉ huy sư đoàn vừa đi thị sát chiến trường, trên đường quay trở về. Nếu tôi tiếp tục đi, tôi sẽ đụng họ. Đụng họ, tôi phải nói làm sao đây, khi tôi chỉ có một mình, lại đang đi về hướng “địch”…

    còn tiếp

  5. #5
    BaNai's Avatar
    Status : BaNai v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Feb 2014
    Nguyên quán: Maryland, USA
    Posts: 218
    Thanks: 6
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default


    TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

    Hữu Nguyên


    KỲ 5


    Trong thời gian ngắn ngủi không đầy mấy giây đồng hồ, tôi nghĩ rất nhanh, nếu tôi bình tĩnh, giữ vẻ mặt lạnh lùng, phớt tỉnh ăng lê một chút, tôi sẽ thoát khỏi cửa ải này. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi biết, tôi có một gương mặt rất ngây ngô, hay nói đúng hơn là rất thộn, rất quê mùa. Với gương mặt quê mùa, đần độn của một thanh niên mới ngoài 20 tuổi, tôi biết ban chỉ huy sư đoàn gồm toàn những nhân vật sừng sỏ, từng trải, sẽ chẳng bao giờ nghi ngờ tôi có đủ bản lãnh và khả năng để qua mặt họ. Vào thời điểm đó, tại chiến trường miền tây Quảng Trị, chúng tôi đều trao đổi mật khẩu mỗi khi gặp nhau. Vì lâu ngày quá, tôi không nhớ rõ mật khẩu là gì, nhưng lúc đó, tôi chọn thái độ thụ động, chỉ trả lời mật khẩu một cách miễn cưỡng nếu được hỏi. Và khi trả lời, tôi phải làm ra vẻ mệt nhọc chán nản, của một thằng lính binh nhì, sau một ngày phải thu hàng chục cây số dây. Có như vậy, tôi mới có thể thoát khỏi những cặp mắt cú vọ của mấy tay chỉ huy sư đoàn và toán trinh sát gồm hơn một chục bộ đội, võ trang đầy đủ…

    Khoảng cánh hai bên ngắn dần. Bây giờ thì tôi đã nghe rõ tiếng cười đùa của họ, tiếng chân của họ, và không đầy chục giây sau, chúng tôi đụng nhau…. Tôi nhìn họ với ánh mắt uể oải, dửng dưng. Ánh mắt của một vài người đụng ánh mắt của tôi. Tôi thấy được nét dửng dưng trong ánh mắt của họ. Tôi cũng cố giữ vẻ mặt thản nhiên, chân bước mệt mỏi, không thèm chào hỏi “thủ trưởng” như mọi khi, những thằng lính quèn chúng tôi vẫn phải làm khi gặp cán bộ, bộ đội cộng sản cao cấp. Trong thoáng chốc, họ đi qua tôi, và tôi đi qua họ… tuy khoảng cách hai bên chỉ trong gang tấc, nhưng không ai đụng vào ai. Xem ra, cả tôi lẫn họ đều không một ai bận tâm hỏi mật khẩu. Tiếng cười đùa, trò chuyện của họ vẫn đều đều…. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, toàn ban chỉ huy sư đoàn đã đi qua. Tôi vẫn tiến về phía trước trong tâm trạng hú hồn bạt viá. Như vậy là tôi đã thoát nạn một cách bất ngờ… Tôi mừng quá, lúc đó chỉ muốn vắt giò lên cổ mà chạy. Nhưng tôi vẫn cố gắng bình tĩnh bước những bước uể oải… Bỗng nhiên, tôi nghe có tiếng gọi giật giọng phía sau:

    - Ê, đồng chí kia, đứng lại!

    Tôi giật mình, tim thót lại, người lạnh toát, chân run rảy muốn khuỵ xuống. Nhưng linh tính báo cho tôi biết, tôi không khuỵ được. Khuỵ xuống lúc này là chết. Linh tính cũng bảo cho tôi biết, tôi đừng đứng lại ngay. Tôi phải bước một hai bước nữa… Ngay lúc đó, tiếng gọi thứ hai cất lên, lần này nghiêm khắc, có ý đe dọa:

    - Ê, đồng chí kia, nghe thấy không? Đứng lại ngay!

    Tiếp đó, một tiếng quát khác lớn hơn, đầy giận dữ:

    - Đứng lại!

    Kèm theo tiếng quát là tiếng kéo quy lát súng, tiếng đạn lên nòng. Tôi biết ngay, lúc này, ít nhất một nòng súng AK-47 đang chĩa về phía tôi. Tôi dừng bước nhưng không quay hẳn người lại, mà chỉ ngoái cổ nhìn về phía sau, với vẻ mặt cố tạo nét ngạc nhiên, khẽ nhíu lông mày, nhưng không hề hoảng hốt. Trong một giây đồng hồ ngắn ngủi, tôi nhìn thấy rõ cả ban tham mưu sư đoàn trên dưới 30 người đều đứng thành hình cánh cung phía sau, và tất cả đều quay về phía tôi, cách tôi khoảng 7, 8 thước. Hai người trinh sát lớn tuổi, đứng phía bên phải đều cầm súng AK-47 trên tay, nhưng bộ điệu ung dung, không có vẻ gì là uy hiếp. Riêng tay trinh sát đứng gần tôi nhất, mặt còn rất trẻ, để bôï ria mép con kiến, đeo chiếc kính râm trễ xuống tận mũi, tay hườm khẩu AK-47 chĩa về phía tôi, thì đầy vẻ hung hăng, trong tư thế cận chiến, sẵn sàng nhả đạn. Những người còn lại, đều đứng im, nhìn tôi, vẻ tò mò nhiều hơn là nghi ngờ. Đến lúc này, tôi quay hẳn người lại, giả vờ ngây ngô hỏi:

    - Đồng chí bảo tôi đứng lại?

    Tay trinh sát trẻ sẵng tiếng, nói giọng mất dậy:

    - Tao bảo mày đứng lại! Mày điếc hả?

    Tôi nóng mặt, máu liều lĩnh nổi lên:

    - Này, đồng chí đừng có ăn nói bố lếu bố láo nhá…

    Tên trinh sát trẻ toan phát tác thì một tay bộ đội râu quai nón, tuổi ngoài 50, đứng ở phía bên trái, dơ tay ngăn tên trinh sát lại, rồi quay về phía tôi, hỏi giọng chậm rãi:

    - Đồng chí thuộc đơn vị nào?

    Câu hỏi này đối với tôi quá dễ. Nhưng tôi nghĩ rất nhanh, trong tình thế này, nêu tôi trả lời ngay, và trả lời hết những gì mình biết, thì sau đó, tôi không còn sự thật gì để có thể giải toả những nghi ngờ của chúng. Vì vậy, điều tốt nhất là tôi phải chủ động tạo sự nghi ngờ của chúng bằng thái độ bất hợp tác với chúng trong lúc đầu, để rồi sau đó, khi nghi ngờ của chúng đã định hướng theo đúng ý mình muốn, tôi sẽ từ từ hé lộ những sự thật tôi biết. Có vậy, tôi mới có thể thoát khỏi hoàn cảnh hiểm nguy này. Nghĩ vậy, thay vì trả lời, tôi hỏi lại:

    - Còn đồng chí thuộc đơn vị nào?

    Tay bộ đội râu quai nón, ngạc nhiên:

    - Tôi hỏi đồng chí thì đồng chí phải có bổn phận trả lời…

    Tôi lắc đầu, ương bướng:

    - Tại sao tôi phải có bổn phận trả lời đồng chí mới được chứ?

    Tên trinh sát trẻ đột nhiên gầm lên, giọng du côn:

    - Vì đây là thủ trưởng của tao, mày biết không!

    Tôi bình tĩnh:

    - Là thủ trưởng của đồng chí, nhưng không phải là thủ trưởng của tôi. Các đồng chí cũng biết, nguyên tắc bảo mật của quân đội không cho phép bất cứ người bộ đội nào tiết lộ đơn vị của mình cho bất ai, nếu chưa biết rõ họ là ai.

    Người có râu quai nón trả lời, giọng kẻ cả:

    - Chúng tôi là ban tham mưu sư đoàn 304 (vì lâu ngày, tôi không rõ là 304 hay 308) vừa đi thị sát mặt trận Quảng Trị về. Còn đồng chí thuộc đơn vị nào?

    Đến lúc này tôi thấy mình vẫn nên lấy sự ương bướng để tự vệ. Tôi nói:

    - Đồng chí nói thì tôi biết vậy, nhưng làm sao tôi tin được. Vả lại, dù cho có đúng các đồng chí là ban tham mưu sư đoàn 304 đi nữa, tôi cũng không có bổn phận phải cho các đồng chí biết đơn vị của tôi…

    Tôi trả lời như vậy là hoàn toàn đúng với nguyên tắc bảo mật của quân đội trong hoàn cảnh chiến tranh, và nơi đóng quân là rừng rậm, địch ta có thể trà trộn. Điều nguy hiểm lúc đó là tôi thì chỉ có một mình, lại không có vũ khí. Còn bên kia trên 30 người, súng ống đầy đủ. Nhưng chính tương quan lực lượng chênh lệch như vậy lại là điều có lợi cho tôi, khi tôi tỏ ra ương bướng. Đây là cái thế lấy hư làm thực, lấy thực làm hư như phục binh Hoa Dung Lộ của Khổng Minh thời Tam Quốc bên Tàu. Tôi biết tôi sẽ giả vờ ương bướng với họ cho đến khi nào tôi và họ trao đổi mật khẩu. Và đây là bí quyết tôi gieo sự nghi ngờ qua thái độ ương bướng của mình, để rồi sau đó, khi nghi ngờ của họ lên đến đỉnh cao, tôi sẽ trả lời mật khẩu một cách thông suốt, giải tỏa hết nghi ngờ của họ.

    Một người bộ đội lớn tuổi, đeo sà cột, ống nhòm, tay chống gậy, cất tiếng:

    - Chúng tôi là ban chỉ huy sư đoàn 304 vừa đi thị sát mặt trận về. Gặp đồng chí đi có một mình, lại đi về phía địch nên nghi ngờ cũng có mà lo ngại cho đồng chí cũng có. Vì vậy chúng tôi phải chặn đồng chí lại hỏi…

    Tôi biết, đã đến lúc tôi phải dùng tới lá bài tảy. Tôi hỏi ngay:

    - Nếu đúng các đồng chí là ban chỉ huy sư đoàn 304, thì các đồng chí phải biết mật khẩu của ngày hôm nay là gì. Và chỉ khi nào các đồng chí hỏi đúng mật khẩu thì tôi mới tin, lúc đó tôi mới trả lời các câu hỏi của các đồng chí.

    Nghe tôi nói vậy, tay bộ đội có râu quai nón liền đọc ngay mật khẩu, câu hỏi. Tôi liền giả vờ vui vẻ đọc ngay mật khẩu, câu trả lời. (*) Nghe tôi đọc đúng mật khẩu, quả nhiên, không khí nghi ngờ của mọi người gần như biến mất. Cả ba tên trinh sát đều đeo súng vào vai, thái độ cảnh giác, hằn học của tên trinh sát đeo kính râm cũng biến mất. Riêng tên bộ đội chống gậy vẫn nhìn tôi với ánh mắt thận trọng, không thân thiện. Y hỏi:

    - Bây giờ đồng chí cho tôi biết đồng chí thuộc đơn vị nào?

    Trong thời gian mấy phút đồng hồ sau đó, tôi trả lời trôi chảy các câu hỏi về đơn vị, tên của sư đoàn trưởng, chính uỷ sư đoàn, trung đoàn. Thậm chí cả hình dáng, thói quen đặc biệt, số điện thoại của từng người… tôi cũng trả lời trôi chảy. Sau đó, tên bộ đội chống gậy nói:

    - Đồng chí có biết đồng chí đang đi về đâu không?

    - Tôi biết chứ, tôi được lệnh thu toàn bộ mạng lưới hữu tuyến số 8A (*) của sư đoàn vì sư đoàn của tôi đã chuyển quân vào sáng hôm nay.

    Tên bộ đội chống gậy nói tiếp, giọng quả quyết:

    - Tôi không biết mạng lưới hữu tuyến số 8A của sư đoàn 324B nằm ở đâu, nhưng chắc chắn là không nằm về hướng này. Toàn bộ vùng này, từ Khe Gió đến Mai Lộc đổ về hướng đông, đều là vùng của địch. Đồng chí đi đường này là đi về phía địch, rất nguy hiểm… Vì thế, tôi đảm bảo đồng chí đang đi lạc đường rồi.

    Nghe tên bộ đội chống gậy nói quả quyết như vậy, tôi thấy có lẽ tôi phải chấp nhận giả vờ quay trở lại nơi xuất phát, rồi chờ tối đến, sẽ “ra quân” lần thứ hai. Quyết định xong, tôi giả vờ hỏi han đường xá, phương hướng, rồi đồng ý đi theo ban chỉ huy sư đoàn 304 đến địa điểm tập kết gần căn cứ 36 (*) rồi chia tay. Địa điểm tập kết này là một ngã 3. Một đường chạy về căn cứ của sư đoàn 304, một đường chạy về căn cứ của sư đoàn 324B, và một đường chạy về hướng đông, xuống tới thị xã Quảng Trị.

    Sau khi chia tay với ban chỉ huy sư đoàn 304, tôi giả vờ đi một đoạn dài, đến khi chắc chắn họ đã đi khuất ở phía bên kia sườn đồi một khoảng thời gian thật lâu, tôi liền rẽ ngay vào rừng, kiếm chỗ mắc võng nằm nghỉ, chờ tối hẳn sẽ “ra quân” lần hai. Sau thời gian gần tiếng đồng hồ đụng độ, đấu trí, tưởng như cầm chắc cái chết trong tay, tôi mệt nhoài, nên ngủ thiếp đi lúc nào không biết…

    (*) Vì chuyển xảy ra cách đây 36 năm nên những chi tiết đánh dấu (*) là những chi tiết tôi không còn nhớ rõ. Kính mong bạn đọc thông cảm.

    còn tiếp

  6. #6
    BaNai's Avatar
    Status : BaNai v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Feb 2014
    Nguyên quán: Maryland, USA
    Posts: 218
    Thanks: 6
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default


    TÔI ĐI TÌM TỰ DO (Nguyễn Hữu Chí)

    Hữu Nguyên


    KỲ 6


    Tôi giật mình tỉnh giấc là lúc bóng tối đã bao trùm lên vạn vật. Bầu trời lấp lánh muôn vạn vì sao. Sương đêm khiến tôi cảm thấy lạnh. Trong lòng tôi lúc đó vừa phập phồng lo ngại, sợ hãi, vừa bồn chồn háo hức. Kiến thức và kinh nghiệm của một người lính thông tin cho tôi biết, nếu tôi cắt đường thẳng theo đường chim bay, tôi sẽ đi bộ từ 5 đến 6 tiếng đồng hồ là tới thị xã Quảng Trị. Vì không có đồng hồ, nên tôi ước đoán, lúc đó khoảng 8 giờ tối. Như vậy, tôi sẽ tới thị xã Quảng Trị lúc 2 giờ sáng. Nhưng liệu tôi có đủ may mắn, được đặt chân tới thị xã Quảng Trị hay không? Trong hoàn cảnh chiến tranh, ngọn lửa thù hận được hun đúc, chết chóc xảy ra từng giây, từng phút, làm sao tôi có thể kịp cất tiếng chào, nói một lời thân thiện trước khi tôi bị người lính VNCH bắn gục? Đó là chưa kể tới mìn bẫy của cả hai bên đã được gài trên những con đường mòn… Tôi không biết chuyện gì sẽ chờ đợi tôi ở vùng ánh sáng đèn điện đầy quyến rũ nhưng cũng ngầm chứa những nguy hiểm bất ngờ. Đứng trên đồi cao, nhìn về thị xã Quảng Trị, tôi đắn đo hồi lâu rồi quyết định, vật đầu tiên tôi phải vất bỏ là chiếc nón cối. Vì nếu tôi tiến về phía “địch” trong đêm tối, thì dù tôi có không đeo súng ống gì đi nữa, bảo đảm, chiếc nón cối sẽ là mục tiêu đầu tiên để những người lính VNCH nhả đạn. Vật thứ hai tôi muốn vứt là chiếc ba lô. Nếu vứt được nó, tôi sẽ bớt nguy hiểm hơn. Nhưng trong ba lô là hơn chục cuốn sách tôi vô cùng yêu quý. Tôi đã mang nó trên suốt đường rừng Trường Sơn. Có nó, tôi luôn luôn cảm thấy ấm áp trong lòng, vì mỗi cuốn sách là một gạch nối kỳ diệu giúp tôi thoát khỏi cái thực tại cơ cực đầy nguy hiểm, chết chóc, để tâm hồn, khát vọng của tôi được chắp cánh, bay cao…

    Sau một hồi suy nghĩ, tôi đành giữ chiếc ba lô và những cuốn sách quý lại. Đeo ba lô vào người xong, tôi nai nịt quần áo, giầy vớ thật gọn gàng, rồi choàng tấm nylon ra ngoài, để che bớt chiếc ba lô. Tôi hy vọng, với tấm nylon choàng bên ngoài, nếu người lính VNCH có trông thấy tôi, họ sẽ có một vài tích tắc ngần ngừ không biết tôi là địch hay ta. Và biết đâu, trong một vài giây đồng hồ lưỡng lự đó, tôi sẽ kịp dơ tay đầu hàng, sẽ kịp nói cho họ biết tôi là ai…

    Đứng trên đồi cao, tôi nhìn về thị xã Quảng Trị. Muốn tránh được mìn bẫy và những ổ phục kích của cả hai bên, tôi biết tôi không thể nào đi theo những con đường mòn. Tôi phải cắt đường, đi theo đường chim bay, cho dù gian nan, cực nhọc và có thể có những nguy hiểm bất ngờ khác.

    Sau khi định hướng đông tây và tìm một vì sao làm chuẩn, tôi bắt đầu con đường về với TỰ DO! Trong khoảng ba tiếng đồng hồ sau đó, lúc đi lúc chạy, lúc bò lúc nằm, lúc té nhào xuống một hố bom đầy nước lẫn bùn, lúc đụng phải cây, lúc bị dây kẽm gai kéo… tôi âm thầm hăm hở lao về phía trước với tất cả sức mạnh, ý chí, nghị lực của tuổi thanh niên. Có những lúc tôi phải leo qua mấy hàng rào kẽm gai, quần áo rách bươm, tay chân chảy máu. Có lúc tôi phải lội bì bõm qua những thửa ruộng, bùn dính bê bết. Nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi cũng luôn luôn lấy vì sao đó làm đích để lao tới. Cả người tôi lúc đó giống như một mũi tên đã rời khỏi cung, bay trong đêm đen, thẳng băng một con đường…

    Khoảng 3 tiếng sau, tôi đặt chân đến con đường nhựa. Hai bên đường có những hàng cây cao thấp không đều và những cột đèn điện tỏa sáng từng đoạn, từng đoạn. Dọc đường, có những căn nhà của dân, nhưng tất cả đều đóng kín, tối bưng. Tôi ước chừng lúc đó khoảng 11 giờ đêm. Tuy tôi không biết sự phòng thủ của VNCH như thế nào, nhưng tôi biết, trong tình hình chiến tranh lúc đó, chắc chắn thế nào cũng có những toán trinh sát, những ổ thám báo, hoặc những ổ phục kích, những người lính đóng chốt ở một chỗ nào đó dọc theo đường phố. Để bớt nguy hiểm, tôi chọn đi giữa đường, miệng thì huýt sáo. Vì tôi không quen huýt sáo, nên tiếng sáo của tôi của tôi không to, hơn nữa, huýt sáo như vậy, tôi rất chóng bị mỏi miệng. Sau tôi tính hát, nhưng vì không biết bài hát nào, nên cuối cùng, tôi đọc to một bài thơ của Nguyễn Bính. Đó là bài thơ “Hoa và Rượu” tôi đã được cô Vinh ở Đồng Văn dậy cho học thuộc lòng khi tôi còn nhỏ. Lúc ấy tôi tin là đi giữa đường, dưới ánh sáng đèn đường, miệng thì ông ổng đọc một bài thơ, đầu lại không có chiếc nón cối, thì dù tôi có đánh thức bất cứ người lính VNCH nào, bảo đảm, họ sẽ ngạc nhiên, buồn cười, chứ không thể nào xả súng bắn chết tôi.

    Tôi quên nói với các bạn một điều quan trọng nữa là tối hôm đó tôi đã cầm que để “dò mìn”. Nói ra, quý vị có thể cười cho tôi là thằng ngố, giống như “đồng hồ có cửa sổ” hay “cái nồi ngồi trên cái cốc”. Nhưng sự thực lúc đó, tôi rất sợ đụng phải mìn. Qua chuyện trò với những người lính bộ đội trong đơn vị, tôi được họ kể, dọc theo các đường phố, lính VNCH thường hay cài mìn, với sợi dây dăng ngang đường, thấp dưới đầu gối, một đầu buộc vào kíp hỏa của một quả mìn định hướng Claymore. Nếu mình đi đụng phải sợi dây, là chỉ một tích tắc sau, cả thân thể sẽ bị vài trăm viên bi ghim đầy, chết không kịp la. Vì vậy, để có thể phát hiện được sợi giây mìn, tay tôi cầm một chiếc que thật mềm, luôn luôn dơ ra phía trước khoảng một thước mỗi khi tôi bước. Nếu đầu que đụng nhẹ dây mìn, tôi sẽ biết ngay, và kịp dừng lại, rồi tìm cách bước qua… an toàn. Tối hôm đó, quả thực tôi có cầm chiếc que dò mìn như vậy, nhưng suốt đường đi, tôi không hề gặp một sợi dây mìn nào.

    Đi trên đường phố ngoại ô thị xã Quảng Trị được khoảng nửa tiếng đồng hồ, dần dần tôi thấy nhà cửa san sát hơn, đèn đường cũng mau hơn, mặt đường nhẵn nhụi hơn. Bỗng nhiên, tôi thấy một căn nhà còn có ánh đèn thấp thoáng qua khe cửa. Tôi dừng lại suy nghĩ. Trong lòng tôi lúc ấy, tôi rất tò mò muốn nhìn xem cuộc sống của một gia đình người Miền Nam như thế nào. Tôi cũng muốn ghé vô một nhà dân, kể lể ngọn nguồn câu chuyện của mình để họ có thể giúp đỡ, đưa tôi đến một đồn lính hay một cơ quan nào đó của chính phủ VNCH, cho tôi đầu hàng. Trong bối cảnh chiến tranh lúc đó, dĩ nhiên, tôi gặp một người dân, bao giờ cũng an toàn hơn bất ngờ gặp một người lính VNCH. Điều quan trọng nữa, tôi muốn đánh đổi bộ đồ bộ đội mà tôi đang mặc. Nếu có được một bộ đồ thường dân mặc vô, đi trong đêm tối để về với VNCH, chắc chắn sẽ an toàn hơn mặc một bộ đồ bộ đội.

    Bước đến cửa, tôi ghé mắt nhìn qua khe cửa. Và ngay lập tức, những gì tôi thấy vào lúc đó, là những hình ảnh tuyệt vời ngự trị trong tâm hồn, trí óc tôi suốt mấy chục năm dài. Cho đến những giờ phút của hôm nay, khi viết những dòng chữ này, hình ảnh trong căn nhà tối hôm đó vẫn sống dậy, hiển hiện trước mắt tôi như chuyện mới xảy ra hôm qua, hôm kia….

    Trong phòng lúc đó tôi thấy có một thiếu phụ đang ngồi may đồ. Bên cạnh thiếu phụ có một cô bé tuổi chừng 10, 12 tuổi. Nét mặt cô bé rất sáng, cặp mắt đen láy, phản chiếu ánh đèn điện nên càng thêm đen. Người thiếu phụ có một gương mặt thật phúc hậu, nhu mì. Chính nét đẹp nhu mì, mềm mại của người thiếu phụ đã khiến tôi chẳng còn nhớ được điều gì ngoài gương mặt. Hình ảnh hai mẹ con hạnh phúc bên cạnh chiếc máy may trong lúc đêm vào khuya, đã làm tôi thấy tha thiết vô cùng đối với cuộc sống gia đình, yêu thương vô cùng mảnh đất và con người Miền Nam. Đứng trước cái hạnh phúc lung linh đó, tôi thấy mình không nên gõ cửa, không nên bước vô quấy rầy, nhờ vả bất cứ chuyện gì. Tôi đứng đó, im lặng trong vài phút, tận hưởng cái hình ảnh hạnh phúc êm đềm của hai mẹ con, cái thinh lạnh tinh khiết của đêm khuya tịch mịch, để rồi bồi hồi, xúc động, tôi nhớ lại trong đau đớn, xót xa, cuộc đời muôn phần khổ cực, thiếu thốn của hai mẹ con bà Huệ ở làng Phú Đa, miền Bắc Việt Nam…

    Từ làng tôi ở đến làng Phú Đa khoảng 3 hay 5 cây số, tôi nhớ không rõ. Ở Phú Đa có nhà thờ rất lớn và là nơi Công Giáo toàn tòng. Tôi thỉnh thoảng theo thày tôi đến Phú Đa chơi vì ở đó có một gia đình thông gia với thầy tôi. Con trai của ông lấy chị cả của tôi. Năm 1954, hai vợ chồng đều vô Nam, mở tiệm chụp hình ở Biên Hòa. Làng Phú Đa là một làng giầu có nổi tiếng. Vì vậy nên làng mới có tên đã Phú lại Đa. Gia đình ông thông gia rất giầu có. Nhưng đó là trước 1954. Sau này, cũng giống như thầy tôi, ông cũng bị quy chụp tôi địa chủ, bị đem ra đấu tố. Nhưng vì mảnh đất Phú Đa là đất Công Giáo toàn tòng, nên ở đó, lòng kính yêu Chúa, thương yêu người đã thấm sâu vào mỗi tâm hồn. Nhờ vậy, cơn lốc bất nhân, vô nghĩa, tranh ăn, giành uống, bon chen kèn cực, vu khống tội lỗi cho nhau, do những người cộng sản mang tới, đã không đủ sức làm thay trắng đổi đen những tâm hồn đôn hậu của làng Phú Đa. Vậy nên tuy bị quy tội địa chủ, ông thông gia vẫn sống cuộc sống ung dung, không đến nỗi chật vật.

    Tại làng Phú Đa tôi có quên một người bạn, và qua người bạn, tôi quen mẹ con bà Huệ. Bà Huệ có chồng là một người đàn ông tài hoa, chữa đồng hồ nổi tiếng khắp vùng. Chẳng may khi cộng sản nắm chính quyền, chúng bắt ông đi cải tạo. Được hai năm, ông mất vì nhiễm trùng uốn ván khi ông bị thương trong lúc cầy ruộng cho trưởng trại. Ông Huệ chết đi để lại hai người con gái tuổi còn nhỏ, và người vợ có gương mặt trầm buồn muôn thuở như những tháng mưa dầm gió bấc của Miền Bắc quê tôi.

    Còn tiếp

Trang 1/19 12311 ... cuốicuối

Similar Threads

  1. Trả lời: 4
    Bài mới nhất : 07-09-2020, 04:51 PM
  2. Tiếng hát Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết ♫
    By BachMa in forum Nhac Trữ Tình
    Trả lời: 22
    Bài mới nhất : 06-07-2020, 04:19 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 12-23-2014, 10:23 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 07-31-2014, 06:40 AM
  5. Chia Buồn GĐ KQ Tống Hữu Gia
    By khongquan2 in forum Phân Ưu
    Trả lời: 2
    Bài mới nhất : 07-02-2014, 01:46 AM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •