Remember ?

kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Tựa Đề: sông HƯƠNG -nuí NGỰ LINH HỒN cuả HUẾ

  1. #1
    Administrator
    PS khoá 72G's Avatar
    Status : PS khoá 72G v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2008
    Posts: 1,025
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Button Do sông HƯƠNG -nuí NGỰ LINH HỒN cuả HUẾ

    SÔNG HƯƠNG -NÚI NGỰ LINH HỒN CỦA HUẾ

    Đặc biệt kèm theo hai câu thơ đố các bác HTTT/ khóa 3 & 6 ...!
    Núi Ngự Bình không cây chim đậu đất
    Đò sông Hương vắng khách.... !




    Sông Hương hay Hương Giang là con sông chảy qua thành phố Huế ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.

    Sông Hương có hai nguồn chính và đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn. Dòng chính của Tả Trạch dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực vườn quốc gia Bạch Mã chảy theo hướng tây bắc với 55 thác nước hùng vĩ, qua thị trấn Nam Đông rồi sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã ba Bằng Lãng (khoảng 3 km về phía bắc khu vực lăng Minh Mạng). Hữu Trạch dài khoảng 60 km là nhánh phụ, chảy theo hướng bắc, qua 14 thác nguy hiểm và vượt qua phà Tuần để tới ngã ba Bằng Lãng, nơi hai dòng này gặp nhau và tạo nên sông Hương.

    Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm (bởi vì mực nước sông không cao hơn mấy so với mực nước biển). Khi chảy quanh dọc chân núi Ngọc Trản, sắc nước sông Hương xanh hơn – đây là địa điểm Điện Hòn Chén. Tại đây có một vực rất sâu.

    Sông Hương rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm và mang theo hương thơm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua những làng mạc xanh tươi và râm mát như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh và hoà lẫn vào với hương thơm của hoa cỏ Huế... Con sông với sắc xanh lung linh, trong trẻo như một viên ngọc dưới ánh mặt trời. Nó từng là nguồn cảm xúc của bao thế hệ du khách khi họ đi thuyền dọc theo sông Hương để nhìn ngắm phong cảnh nên thơ và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống trong đêm tĩnh mịch.


    Các công trình kiến trúc hai bên bờ sông gồm thành quách, thị tứ, vườn tược, chùa chiền, tháp và đền đài... ánh phản chiếu của chúng trên dòng nước khiến con sông thậm chí còn mang thêm nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhiều người luôn gắn liền sự thanh bình, thanh lịch và cảnh vật lặng lẽ của Huế với dòng Sông Hương.

    Hằng năm, vào mùa lụt, nước sông Hương dâng cao có thể gây ngập úng cho thành phố Huế và các vùng phụ cận. Nhưng nhờ phù sa sau mỗi trận lụt, các miệt vườn như Nguyệt Biểu với đặc sản là quả Thanh Trà; Kim Long với măng cụt, các triền ven sông với bắp...sẽ tốt tươi hơn.

    Sưu tầm online

  2. #2
    Administrator
    PS khoá 72G's Avatar
    Status : PS khoá 72G v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2008
    Posts: 1,025
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Núi Ngự Bình

    Núi Ngự Bình
    Núi Ngự Bình là ngọn núi đẹp, nổi tiếng nhất Huế.

    Vị trí
    Núi nằm bên bờ sông Hương.

    Đặc điểm
    Núi Ngự Bình có tên là Bằng Sơn hay Bình Sơn, là ngọn núi hình thang, cao 105 m, hình dáng giống cái bình phong, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn.

    Khi vương triều Nguyễn quyết định xây dựng kinh thành Huế, thấy Bằng Sơn như một bức bình phong án ngữ trước mặt, Gia Long chấp nhận đồ án của các thầy địa lý: chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình. Xem thế phong thủy thì Ngự Bình là một hòn núi rất quan trọng. Ngày xưa từ chân núi lên đến đỉnh núi các vua chúa cho trồng thông, quanh năm xanh tốt. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù - Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xoè cánh che chở cho đế thành.

    Đứng trên đỉnh Ngự Bình, nhìn ra xa xa có thể thấy kinh thành Huế bên dưới ẩn hiện những lâu đài thành quách giữa một màu xanh của cây cối, sông Hương như giải lụa uốn lượn quanh co, và xa hơn nữa là những đồi cát trắng tận mãi biển Thuận An.


    NÚI NGƯ BÌNH KHÔNG CÂY CHIM ĐÂU ĐẤT!!!!

  3. #3
    caonguyen569's Avatar
    Status : caonguyen569 v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Oct 2011
    Posts: 31
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Sông Hương,núi Ngự,linh hồn của Huế

    Trích Nguyên văn bởi PS khoá 72G View Post
    Núi Ngự Bình
    Núi Ngự Bình là ngọn núi đẹp, nổi tiếng nhất Huế.



    Vị trí
    Núi nằm bên bờ sông Hương.

    Đặc điểm
    Núi Ngự Bình có tên là Bằng Sơn hay Bình Sơn, là ngọn núi hình thang, cao 105 m, hình dáng giống cái bình phong, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn.

    Khi vương triều Nguyễn quyết định xây dựng kinh thành Huế, thấy Bằng Sơn như một bức bình phong án ngữ trước mặt, Gia Long chấp nhận đồ án của các thầy địa lý: chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình. Xem thế phong thủy thì Ngự Bình là một hòn núi rất quan trọng. Ngày xưa từ chân núi lên đến đỉnh núi các vua chúa cho trồng thông, quanh năm xanh tốt. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù - Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xoè cánh che chở cho đế thành.

    Đứng trên đỉnh Ngự Bình, nhìn ra xa xa có thể thấy kinh thành Huế bên dưới ẩn hiện những lâu đài thành quách giữa một màu xanh của cây cối, sông Hương như giải lụa uốn lượn quanh co, và xa hơn nữa là những đồi cát trắng tận mãi biển Thuận An.


    NÚI NGƯ BÌNH KHÔNG CÂY CHIM ĐÂU ĐẤT!!!!
    Chắc bạn hỏi câu thứ 2 của hai câu thơ trên ?
    Theo tôi biết thì 2 câu thơ trên đều không có chử đầu "Núi " và "Đò" .Nguyên gốc nó là:
    "Ngự Bình không cây chim đậu đất ,
    Sông Huơng vắng khách "Đ.."kêu trời!"

  4. #4
    diemtan's Avatar
    Status : diemtan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Apr 2009
    Posts: 118
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default

    Theo tôi nghĩ chữ Ngự Bình của câu trên không đúng, vì nó không đối chữ với câu dưới. Mà phải là:
    -Núi Ngự không cây chim đậu đất
    Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời.
    Còn bài phía trên nói vua chúa nhà Nguyễn đã bắt trồng cây thông trên núi Ngự cũng sai bét, vì trước 1975 núi Ngự trọc lóc (chính vì thế mới có câu thơ kể trên).
    Dân chúng chặt cây rừng làm củi bao nhiêu năm, trơ ra toàn đá sỏi và mồ mả. Có bài hát sau Mậu Thân:
    -Đồi Ngự Bình thịt xương phơi triền đá
    Sông Hương ơi, bờ lau lách không người qua lại
    Một lần thôi, nhưng còn mãi....
    Sau 75, VC bắt anh em cải tạo đi trồng cây thông và tràm keo tất cả vùng đồi núi vùng này, kéo dài vào đến đèo Hải Vân.
    Chính vì thế, Núi Ngự bây giờ mới xanh tốt được như vậy.
    Cây thông ở Hải Vân bây giờ cũng lớn, khoảng 4 tấc đường kính, chứ hồi xưa, nơi này không có cây thông nào cả.

Similar Threads

  1. Trả lời: 7
    Bài mới nhất : 03-11-2010, 11:09 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 09-25-2008, 02:07 AM
  3. Tàu Cộng " Độc chiếm sông Mekông"
    By NhaTrang in forum Sưu Tầm, Biên Khảo
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 07-14-2008, 11:58 AM
  4. Trả Ta Sông Núi - Vũ Hòang Chươngi
    By chimtroi in forum Chuyện 30.4
    Trả lời: 2
    Bài mới nhất : 04-21-2008, 04:22 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 02-22-2008, 01:31 AM

Tags for this Thread

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •