Huấn Luyện Phi Hành
Phần Thứ Ba
Chương 28
Truyền Nhân Nam-Khoa-Y
(Niệu-đạo-học Urologist)
Tình Hoài Hương
***



Trước ngày Hoàng Phương Nam (tự Hoàng Năm, Tony) và Hồng Hạnh chính thức trao lời “vĩnh biệt cố nhân”, thì hai người đã vui vẻ chuẩn bị chu đáo cho một ngày đi xa… họ ăn mặc chỉnh tề, đeo kính mát, mang theo hai mũ bảo hiểm. Các bạn đã tụ họp đông đủ ở góc trái trường đại học Văn Khoa, rồi cùng bạn đi thăm Tân. Năm đổ xăng đầy bình, anh chở cô từ Sài Gòn đi lên Nghiã Trang Đô Thành.
Cơn triều cường chảy hoài đến khúc quanh cầu Bình triệu, Thủ Đức... vẫn ngập tới nửa bánh xe, mặc dù cơn mưa chiều hôm trước không to lắm, nhưng nước ao tù bây giờ còn tụ đọng. Ồ, đó là nơi nhà ga cũ, nơi xưa kia mỗi lần đi qua đây, Năm và Hạnh ưa bị ngập lụt nước mưa, phải bỏ cả giày dép ra, hai người lội bì bõm dưới nước đen ngòm bùn sình hôi tanh, ngỏ hầu đẫy chiếc dream chết máy, khó khăn nhọc nhằn vô cùng, hì hục mãi không đẫy nỗi chiếc xe nặng như tảng đá. Hai người nâng đầu xe lên cao cho nước chảy ra. Sau đó, hai người gò lưng đẫy xe tới một đoạn hơn cao, có ít nước đọng hơn, Năm đạp xe hoài mãi, thì chiếc cúp từ từ nổ máy. Năm chen lấn đoàn xe đông như kiến đang bì bõm rì mò trong sình lầy, mặc dù nước đọng dâng cao, khách qua đường không ai nhường ai, họ chạy xe mau, khiến nước bùn văng bắn tung toé lên đầy ngực, đầy đầu cô.

Chỗ gần gần Gò Dưa luôn bị ngập lụt. Năm chạy xe đến cầu Gò Dưa mới có đoạn đường tốt. Chạy xe mãi đến gần ngã tư xa lộ Thủ Đức, anh rẽ vô lối đi tắt, đi lung tung vòng vèo đến nghĩa trang Đô Thành thăm bạn thân nhất đời đã về cõi vĩnh hằng. Gởi xe xong, khi mặt trời đứng trên đỉnh đầu, nắng và nóng kinh khủng, Hạnh mua một bó hoa, một bó nhang, hộp quẹt, nến. Hai người đủng đỉnh tới ngôi mộ Tân. Kịp lúc ấy nhóm bạn thân cũng vừa đến. Gia đình bạn chọn nơi nầy thật đẹp, chu vi nghĩa trang rộng khoảng 10 hecta thuộc khu đất gò cao ráo, phóng khoáng. Nơi mà hồi xưa Trung-tướng Mai Hữu Xuân đã mua, rồi nhờ ba của Năm đứng ra chăm chút cai quản.

Tân nằm trong nghĩa trang nầy (nghĩa trang uy linh tương tự như Arlington ở Washington DC), ấy là một vinh dự to lớn, vì Tân nổi tiếng là một bác sĩ khá giỏi. Trước ngôi mộ anh xây đá cẩm thạch đen khá cao, rất đẹp, bia mộ ghi đầy đủ tiểu sử. Hình Tân chụp vào độ tuổi trung niên coi phong độ, trẻ trung, vui tươi, hiền hoà. Sau lưng bia mộ lớn là tấm bảng đen bóng, trên đó khắc ghi bài thơ tiếng Anh, đại ý:
I burst into tears at my birth.
Whereas one laughed for congratulations!
Now I am brought at an early grave.
One mourns over me crying.
Only me that I smile quietly.
“Lúc tôi mới sinh ra đời.
Tôi khóc thét lên.
Mọi người đều vui cười hoan hỉ.
Nay tôi đã nằm xuống.
Mọi người tiếc thương và than khóc.
Chỉ riêng tôi lặng lẽ mỉm cười”.
(Chuyển ngữ câu tiếng Anh trên, cô không nhớ chính xác nguyên bản lời thơ ghi từ vết khắc trên bia mộ Tân, cô nhờ tác giả bài viết truyện dài nầy tạm viết thay). Hạnh cúi đầu lặng lẽ thì thầm gởi anh Tân lời tống biệt cuối cùng:
- Thôi anh Tân ơi! Nếu em có khóc thương tiếc nuối anh. Thì... bây giờ em đành chấp nhận sự thật của tạo hoá ngàn năm an bài: Sinh. Lão. Bệnh. Tử. Sống. Gặp gỡ. Vĩnh biệt, chia tay. Có tựu rồi tan. Có sống rồi chết. Ai ai cũng phải bước qua “cái Ải buồn phiền đau đớn kinh hoàng” nầy! Hạnh thật buồn, và rất qúy trọng anh Tân. Anh biết không? Nhớ ngày đầu tiên cách đây bốn bảy năm, hồi xa xưa rất xa em quen anh … đó là ngày em và anh Hoàng Phương Nam tạm biệt nhau ở trên bến xe Đà Lạt, gần tiệm cà phê Domino. Dù chỉ gặp và trò chuyện cùng anh Tân không đầy mười lăm phút, nhưng em thấy anh vui tính, hiền lành, hóm hỉnh, có duyên, và dễ thương. Có một điều bây giờ em vô cùng nuối tiếc về anh. Vì, sao anh lặng lẽ ra đi quá sớm, trong khi chương trình làm việc của anh còn đầy ắp bề bộn thế nầy? Thật quá uổng. Anh đã làm một chuyện rất tốt đẹp mãi lưu truyền đến ngày nay. Mặc dù anh chết đi, nhưng anh đã để lại một kho tàng vô giá cho y học (nói chung, và cho cánh đàn ông nói riêng). Em nhìn đúng khía cạnh thuần tuý về nghề nghiệp chuyên môn của anh, em không nghĩ là anh Tân “khích dục hay gia tăng độ dâm đãng” như một số người khác đâu. Anh hãy lắng nghe em, anh Năm, Sơn, Hương, Trung và Lan… đã từng thảo luận về việc nầy nè:
* Đây là một khía cạnh không kém quan trọng của xã hội. Rất ít ai dám mạnh dạn đề cập đến. Ai cũng sợ nó. Vì nó tế nhị, nhạy cảm (nếu không muốn nói là hơi trắng trợn). Vã lại, nếu đàn ông mà không “làm tròn bổn phận truyền giống thiêng liêng cao cả tuyệt vời” trong điạ vị cuả người chồng đối với vợ. Người nam nhút nhát thú nhận “mình bị bất lực”; thì còn gì là “đàn ông tính”! Ở đây chúng ta hoàn toàn không đề cập đến vấn đề “trai gái lố lăng, lẵng lơ đĩ thoả” nhen.
* Khoa Y học NIỆU nầy chính thức công nhận chỉ chừng 20 hoặc 30 năm nay. Gọi đó là: Nam Khoa Andrology - được phơi bày rõ ràng ra dưới lăng kính Y Học nghiêm túc, đứng đắn, đàng hoàng, cần thiết rất khoa học - (chứ không phải dưới lăng kính kích dục, cường dục, hay... dâm đãng, điếm đàng cuả thói trăng hoa đĩ thoả vui chơi). Trước kia, chỉ có khoa trị liệu về các bệnh liên quan về Niệu. Còn chuyện kín đáo riêng tư “tế nhị phòng the” giữa tình yêu đắm say vợ chồng, thì ai ai cũng sợ bị lộ ra. Họ sợ nói ra chuyện ái ân thì... người khác sẽ chê mình… “phóng đãng dâm tặc”.
Năm có một phần suy nghĩ trong vấn đề nầy:
- Nhất là một số các bà vợ cho rằng: do chồng mình ưa bay bướm, đàng điếm, ăn chơi, sa đoạ, mà ra nông nổi, thì “bị liệt”. Chứ gì!?
Nhóm bạn nam nữ ngẩn ngơ nghe Sơn phản đối kịch liệt:
- Tầm bậy nữa rồi. Khoa nầy hiện nay đã chứng minh được sự cần thiết của môn y học. Do dân số trên thế giới đa số trên 65% đã rơi vô tuổi khá cao, nếu chưa muốn nói là già. Còn lại 35% là tuổi trẻ. Do đó những vị cao tuổi của NAM và NỮ, đều cần thiết là dùng Andrology. Nếu, họ muốn có cuộc sống gia đình hạnh phúc lứa đôi trường tồn.
- Em nghĩ anh Tân chọn ngành Y nam khoa nầy, chỉ vì xu hướng cá nhân. Vì chính anh Tân đèo bồng một lúc ba bốn bà. Nè: hai bà vợ lớn, bé. Cộng thêm hai bà bồ hờ kia nữa, là gì!?
- Không đúng đâu. Trước kia, Tân chỉ là một bác sĩ đa khoa giỏi. Vấn đề bạn Tân theo môn Nam Khoa, không phải tự ên do Tân hứng khởi đề xướng ra, (nhất là ở Việt Nam có phong tục tập quán cổ kính khác biệt hẳn Tây Phương). Mà là do một vị giảng sư đại học Y khoa: Lichsteinberger - là tên của vị linh mục khả kính trong dòng Tên, ông ấy là một bác sĩ rất tài ba, xuất chúng trên nhiều lãnh vực y khoa. Sự trở về ngành chuyên môn là do Tân tình cờ mà thôi: Lúc ấy có một bác-sĩ giảng-sư dòng Tên, khi cùng làm việc trong bệnh viện ở Việt Nam, ông ta đã khuyên Tân:
- Anh nên chọn về ngành Y-Nam-khoa. Vì cánh đàn ông các anh rất thiệt thòi. Anh có điều kiện, nên lưu ý về khoa đặc biệt nầy. Tôi hy vọng anh sẽ phát huy y-học Nam-Khoa tốt, để giúp nam giới trong vấn đề tình yêu vợ chồng.
Thế là sau khi về Pháp, vị linh mục đó gởi cho Tân những tư liệu, tài liệu, sách vở chuyên môn, để Tân nghiên cứu, nghiền ngẫm, học hỏi thêm. Ông bác sĩ dòng Tên ấy nghiên cứu kỹ về những cặp vợ chồng, về hạnh phúc lứa đôi trong xã hội. Do thực tế là ông ta hoàn toàn không có điều kiện để phát huy hay thực hành. Vì vậy, ông ta truyền đạt vấn đề nầy cho môn sinh giỏi nhất. Tấn làm “truyền nhân” nghiên cứu kỹ càng. Thành thật mà nói: Không biết bao giờ ngành Y học Việt Nam mới có được một bác sĩ khác được kết nạp vô E.D.A.C.T (Hiệp Hội Suy Nhược Dương Cường Toàn Thế Giới). Vậy thì, em không nên nghĩ đó là chuyện “kích dục dâm ô”.
Lan góp ý:
- Em chưa đồng quan điểm với các anh... về việc nầy tí nào cả.
Trung nhìn vợ:
- Tại sao em cứ nhìn “nó” với bản năng tầm thường bé nhỏ của một người đàn bà ru rú thu mình trong trôn ốc? Như con ốc len rụt rè nhút nhát thò ra thụt vô? Mà em không chịu vươn mình lên đỉnh cao của y học, nghệ thuật, và sự thật!? Anh hỏi em: Tại sao nữ giới đã có phụ-khoa, có sãn-khoa? Trong khi đó người đàn ông không nhiều thì ít, cũng bị “trục trặc” yếu xìu về vấn đề ấy, thì họ lại không được phép đi khám Nam-khoa? Theo như thống kê gần nhất, đàn ông từ 40 -> 60; 70; 80 tuổi - đa số bị trục trặc đến 65%, 85%. Mà chả có môn y-học nào để chuyên trị! Hở? Không công bằng.
- Có phải anh gián tiếp khuyên em: Hãy cứ nhìn vấn đề Nam-khoa một cách khoa học, chính chắn, lành mạnh. Em sẽ thấy nó bổ ích cho nhân loại. Chứ không phải để cánh đàn ông lợi dụng điều đó mà đi “ăn chơi” trác táng nơi ổ tú bà chắc?
- Ứ ừ, nó phục vụ cho sự hoà hợp gia đình giữa vợ chồng. Em cứ nghĩ anh như vậy, thật oan ơi ông địa! Đó là quan niệm chung của một số ít phụ nữ có chút mặc cảm về chồng mình bay bướm.
- À ra thế! Vì lúc đề cập đến chuyện nầy, có không ít đàn bà Việt Nam “kín cổng cao tường rất khó nói”. Biết thắc mắc cùng ai? Ngày nay Tân đã dày công nghiên cứu y học, mạnh dạn phổ biến trong Nam-khoa chuyên về Niệu-đạo-học Urologist nè!
- Đúng rồi Hạnh ạ! Ta hãy cùng nhau nhìn vô lăng kính Y-Học mà tìm hiểu, nghiên cứu, nghiền ngẫm lại em nhé! Anh công bằng, lấy công tâm ra để cùng nhau chia sẻ, tâm tình, tìm hiểu. Nói về vấn đề tế nhị, anh không có ý tranh chấp chuyện nầy với em. Hoặc bất cứ với ai gì cả. Nhá.
- Dạ vâng! Thưa ông tướng!
Năm hóm hỉnh nhìn người yêu:
- Ông... Tướng gì nào?
- Tướng công E.D.A.C.T (Hiệp Hội Suy Nhược Dương Cường Toàn Thế Giới) đó!
- Vậy, em sẽ là nữ “trợ tá đắc lực của Urologist”. Nhen.
- Ha ha! Hổng dám đâu. Thưa Tướng công E.D.A.C.T. Nay họ đã già lắm, cuộc tình giữa hai người: thật ra chỉ là an ủi, sẻ chia trên phone khi vắng xa nhau, thân thiết, nồng nhiệt, vui vẻ, nâng vực nhau những lúc gặp muộn phiền, thất vọng nào đó. Chúng ta nói chuyện đôi khi ba xàm ba láp, mà ân cần san sẻ, có chút xí vui vui và hữu ích. Cho đến một ngày nào đó… có một trong hai người vĩnh viễn nằm xuống, đành đoạn rứt áo ra đi... Thế thôi.
***
Nói rất thật tình thì Hạnh không hề ưa thích gì bà Hoà (là bà vợ bé của bác sĩ Tân). Vì cô cho rằng: Bà Hoà giựt chồng người! cô nghĩ cánh đàn ông các anh ưa bênh vực nhau. Nhất là Sơn, Năm, Trung, họ với Tân thân thiết từ hồi còn bé tí, họ coi nhau như ruột thịt. Kể cả con nhỏ Sáu (cháu ruột cuả bà Thủy) đã ngồi nói chuyện về mấy anh ấy và bà Thuý thế nầy:
- Cháu kêu bà Thu bằng dì, cháu mới thấy thấm thía nỗi đau của dượng Tân. Chỉ vì dì Thu và dượng thuở còn non trẻ: đã bồng bột vội vàng làm đám cưới. Khi họ chưa thật sự thấu hiểu nhau, khi làm vợ chồng rồi, họ mới lộ ra cả trăm điều trái ngược, mà không ai có thể ngờ! Nhất là sau nầy khi dượng Tân đã thành danh trên đường đời. Dượng càng không thể chấp nhận có một người vợ kém cõi thấp sút từ mọi mặt. Lỗi ở dì Thu không biết ngọt ngào chia sẻ với chồng, dì càng không đảm đang vui vẻ tháo vát. Theo cháu nhận xét thì: dì Thu vốn là cô gái nông thôn hơi nhà quê, ít học. Vì thế lối ăn nói cuả dì thiếu suy nghĩ, xử trí kém cỏi, không tế nhị, vô duyên, lại có chút trẻ con, lười biếng và vô trách nhiệm. Ở nhà dì ưỡn ẹo rông rống ngồi chơi xơi nước, dì không làm gì cả. Nhàn cư vi bất thiện mà! Có tật xấu là khi dì Thu tức giận, thì chuyên môn đi ngồi lê đôi mách nói xấu người nầy, nhún vai chê trách người kia. Dì Thu chẳng chịu đi chợ búa cơm nước gì, chồng đi làm về luôn đói meo. Thế là dượng bỏ nhà “đi ăn…” mệt nghỉ. Trước tiên là “tốn tiền”, sau đó lây lan qua “tốn tình”! Dì nói:
- Tội gì chợ búa cơm nước chi cho mệt. Ổng làm tới chức bác sĩ, bác sĩ thiệt à nghen, có nhiều tiền ổng cho gái ăn cũng vậy. Tui cứ kêu người ta bưng cơm tháng, tội gì tui chui vô bếp cho khổ! Ổng đi… coi kià:
Đi đâu? Nay mới về nhà???
Có thấy xó góc chổi chà dựng bên
Tôi hỏi: [“chỉ một mình ên
Sao mà thì thọt góc thềm làm thinh? (*)
Hạnh ngậm ngùi nghe cô cháu gái cuả bà Thu kể tiếp:
- Cộng thêm tính ghen là số một, dì Thu làm mất danh dự chồng không kể xiết. Đúng ra, dượng rất mất mặt với bạn bè khi mang vợ ra ngoài xã hội giao tế. Dì Thu luôn đốp chát những câu thiệt vô duyên, như gáo nước tạt vô mặt bạn. Sau nầy, dượng gặp bà Hoà thì khác hẳn. Bà Hoà là y tá, Tân yêu bà Hoà thông minh, tế nhị, khôn ngoan, đảm đang, vui vẻ. Có thể nói Tân rất hãnh diện vì đã gặp và yêu bà Hoà (làm vợ lẽ). Vì thế, thời gian sau dì Thu cứ buồn xo “ngồi trong bóng tối”.
Cô liếc nhìn anh Sơn (bác sĩ gia đình) Sơn dò hỏi. Anh gật đầu:
- Ừa, Sáu nói nghe thật lạ lùng! Vậy mà thật đó. Bà Thu có ba đứa con với Tân, nay con cái khôn lớn, thành đạt cả. Các con Tân rất yêu mẹ. Tân đã tạo cho bà Thu có cái nhà tươm tất, có cửa tiệm để mẹ con sinh sống. Đặc biệt là Tân chưa hề ly dị với bà Thu. Trên pháp lý mọi tài sản đều là của Tân (Tân chưa làm di chúc để lại). Theo anh nghĩ có lẽ Tân không ngờ... Nên, em đừng nghĩ rằng bà Hoà “cướp” hết nha: Chồng, và hai tài khoản: Một bank tiền Việt Nam. Một bank tiền USD. Bà Hoà chỉ giữ mấy quyển sổ ghi bệnh nhân của Tân thôi. Bà Thu vợ chính thức mới là người thừa kế tài sản (khi Tân nằm xuống xuôi tay, ba đứa con cuả bà Thu rất tốt, đã xúm lại thuyết phục mẹ chúng, nên làm giấy ủy quyền (vợ lẽ cuả cha); là cho bà Hoà có tiền nuôi hai đứa em nhỏ cùng cha khác mẹ. Bà Thu rất thân với bà vợ cũ của Năm. Hai bà có những tính giống nhau, nên mỗi lần gặp mặt, là họ xúm lại chưởi Năm và Tân ác liệt. Thật oan uổng và tội nghiệp lắm em! Hãy lấy công tâm mà xét xử công bằng đi.
- Thì anh cũng kinh khủng không vừa gì! Chắc anh muốn nói: Tình yêu chân thật phát xuất từ hai trái tim đồng điệu, thông cảm. Thì sự cần thiết ấy không có tội, có lỗi. Phải không nà?
- Thôi em! Moi móc làm gì. Chuyện buồn mà! Anh không muốn tranh luận với em điều nầy. Có thể em nghĩ anh không công bằng, thiên lệch; khi anh chỉ đến thăm mẹ con bà Hoà, mà hầu như ít đến thăm mẹ con bà Thu (vợ chính thức). Nếu em biết sự thật, em sẽ thấy anh có lý. Tân cũng “đào hoa” ra phết đó em à. Ai có ngờ con người coi có vẽ chậm chạp, lù đù, hiền lành, ít nói. Thế mà có khối bà, khối cô mê Tân tít thò lò! Kỳ xưa, anh ta bị “hai bà: vợ lớn, vợ bé” đuổi Tân ra khỏi nhà, chỉ vì anh ta có thêm “bà Ba” nữa mới chết! Tân phải đi lang thang ngoài phố, ăn cơm quán, ngủ hotel suốt một năm. Ấy là vì hồi đó Tân lại cặp một con bồ xinh xắn luôn xà nẹo bên Tân. “Một vợ nằm giường lèo. Hai vợ nằm chèo queo. Ba vợ ra chuồng heo mà... nằm”. Hồi đó Tân định thuê nhà để “bà thứ ba” đó về ở chung nữa, mới ghê.
- Trời! Thì hồi đó chính Sơn thuê nhà cho Tân ở đó mà. Cả đến bây giờ, khi Tân chết rồi, lại có cô bác sĩ trẻ măng mê Tân hết sức. Lúc sắp sữa liệm Tân, cô ta chạy ra ngoài ôm mặt khóc nức nở! Cô bác sĩ nầy trẻ lắm, chỉ hơn con của Tân ba tuổi là cao. Tôi có biết cô ta. Theo tôi nghĩ có lẽ do cô ấy quý trọng tài năng của Tân, thì đúng hơn. Nghe chị nói, tôi mới té ngữa ra. Ai dè cái bề ngoài Tân đạo mạo, nghiêm trang. Mà ẩn chứa trong lòng những “sống động tình cảm cuồn cuộn sôi sục cồn cào” chứ. Có điều làm sao mà anh ta “dàn xếp” tuyệt hữu khi chia tay với bà nầy, hẹn hò chung sống với bà kia yên ổn ha. Dù họ:
BA BÀ đấu khẩu bên thềm
Nạt nhau đừng có vác mền giữa đêm
Lưng dài cao cẵng lại thèm
Suốt đêm anh lỡ say mèm “Phở, Bia”
Cơm không thể nuốt "ôm bia mộ” buồn!!! (hê hê hê!!!)
Lỡ "khiêng về" BA vợ khùng!!!
Bởi vì: Bà (1) nói lung tung,
Bà (2) trợn mắt. Bà (3) lủng củng trong mùng
(*)
Lâm cười cười:
- Có lần đám bạn gặp nhau, Tân mời chúng tôi đi ăn cơm rồi giành trả tiền. Tân moi trong ngăn bóp tờ một trăm xếp nhỏ xíu, nhét kỹ một góc kín.
- “ÔNG ở góc phố cuối vườn. Trốn đâu BÀ cũng tìm đường tương chao”! Nhưng bây giờ chết đi, Tân chả mang theo được đồng nào. Thậm chí mấy nút áo, nút quần, cũng bị lặt ra để lại trên trần thế. Theo tục lệ Việt Nam, họ nói phải cắt hết mọi thứ để lại, không có đem theo sắt đá nút neo gì hết. Xác mới nhẹ nhàng, dễ siêu thoát. Tuy vậy Tân chết đi, còn để lại mối ưu phiền cho hai bà vợ, cùng bầy con hai dòng máu một cha khác mẹ, quả thật là rất buồn! Thiệt!
Xét cho cùng, Hạnh vẫn thấy thương bà vợ lớn hơn. Bà lớn tất nhiên không khôn khéo, thất học, không biết cư xử, không biết cách giữ chồng, (như lời cô Sáu và Sơn nói). Nên bị người khác giựt chồng là phải! Vì bà lớn quá yêu chồng, sợ mất chồng, nên “kè kè giám sát” từng hành vi, cử chỉ chồng. Khiến anh ta nổi giận vì sự ràng buộc khắt khe quá mất tự do, mà... xa! Còn bà nhỏ lanh lẹ, khôn ranh hơn là ngoan, có học, tinh tế là có chủ đích cả! (như lời anh ca tụng). Bà Hoà rất biết Tân có vợ con “đình huỳnh”. Nhưng bà ta ngầm ngầm ma lanh câu móc chiều chuộng chồng người. Vỗ về an ủi chồng người! đương nhiên nhào vô giựt chồng người... Anh cho là... là phải nốt!?
- Thôi, dù sao cũng là chuyện nói cho vui, chứ chả còn gì! Giữa hai bên chỉ là khoảng trống mênh mông. Thấy tội cho mấy đứa nhỏ con cuả hai người đàn bà: chúng cũng là anh chị em ruột cùng cha khác mẹ, mà hai bên chưa bao giờ quen biết nhau, từ xưa đến bây giờ, và mãi mãi... Họ đứng trên hai “chiến tuyến” khác hẳn nhau.
*
Tình Hoài Hương

(*) Thơ Vui Tình Hoài Hương
Kính mời độc giả xem tiếp chương sau.
Trân trọng
*
Tình Hoài Hương