Remember ?

Trang 3/6 đầuđầu 12345 ... cuốicuối
kết quả từ 13 tới 18 trên 31

Tựa Đề: cafe_coc: Góc SẢN PHẨM

  1. #13
    Moderator
    PhiLan's Avatar
    Status : PhiLan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2009
    Nguyên quán: ... một cái hốc-bà-tó đâu đó trên mạng... thường thì trụ trì quán cafe_coc đ
    Posts: 675
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Lịch sử chiếc MÁY TÍNH BỎ TÚI (3)

    Đến năm 1963, công nghệ ống ca-tôt chân không của công ty Bell Punch được nhà sản xuất Friden của Mỹ thay thế bằng phương pháp sử dụng các transistor. Nhà sản xuất Friden cho ra đời mẫu máy tính EC-13 với màn hình CRT 13 cm hiển thị được 13 ký tự. EC-13 được giới thiệu đến thị trường với các ký pháp RPN (reverse Polish notation - Ký pháp toán học Ba Lan ngược) với giá 2200 USD, đắt hơn gấp 3 lần so với các máy tính cơ đương thời.


    Máy tính Friden C-13 của nhà sản xuất Friden


    Video sử dụng máy tính Friden

    Năm 1964, máy tính CS-10A sử dụng số lượng transistor lớn hơn được công ty Sharp giới thiệu. CS-10A nặng 25 kg và được bán ra thị trường với giá 500.000 Yên (khoảng 2500 USD). Cùng thời gian đó, công ty sản xuất máy công nghiệp Elttroniche của Ý giới thiệu máy tính IME 84 với bàn phím được bổ sung thêm và trang bị màn hình rộng hơn.

    Tiếp theo đó là hàng loạt các mô hình máy tính điện tử đến từ các nhà sản xuất như Canon, Mathatronics, Olivetti, SCM (Smith-Corona-Marchant), Sony, Toshiba, và Wang. Các mẫu máy tính thời gian này đều sử dụng các transistor germanium (có giá rẻ hơn transistor silicon) gắn trên các bảng mạch điện tử. Các loại màn hình được sử dụng bao gồm màn hình CRT, ống ca-tôt lạnh và đèn filament. Máy tính thường sử dụng bộ nhớ trễ hoặc lõi từ tính. Bên cạnh đó, Toshiba cho ra đời máy tính Toscal BC-1411 sử dụng thành phần bộ nhớ hoạt động tương tự như một hệ thống RAM được ghép từ các linh kiện rời rạc. BC-1411 có thiết kế nhỏ gọn hơn và tiêu thụ năng lượng ít hơn.


    Hình ảnh chiếc máy tính Toscal BC-1411 của Toshiba

    Năm 1965, công ty Olivetti giới thiệu Olivetti Programma 101, một máy tính chứa chứa chương trình được soạn sẵn cho phép đọc và ghi lên một thẻ từ đồng thời in kết quả thông qua một máy in được tích hợp bên trong. Programma được trang bị bộ nhớ, dây trễ âm có khả năng thực hiện thuật toán được lập trình sẵn qua từng bước, tích hợp sẵn các hàm số và có khả năng ghi dữ liệu. Programma 101 còn có khả năng đọc và ghi dữ liệu lên một thẻ từ. Đây chính là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên (máy tính được lập trình sẵn cho những người dùng không biết lập trình) và đã được trao tặng nhiều giải thưởng công nghiệp.


    Máy tính Programma 101 của Olivetti

    Một mẫu máy tính khác được giới thiệu vào năm 1965 là Bulgaria's ELKA 6521 được phát triển bởi Học viện công nghệ máy tính và được chế tạo tại nhà máy Elektronika, Sofia. ELK 6521 nặng 8 kg và là máy tính đầu tiên trên thế giới có thể thực hiện chính xác phép rút căn bậc 2. Cuối năm 1965, ELKA 22 ra đời với màn hình huỳnh quang và tiếp theo đó là ELKA 25 với máy in kết quả được tích hợp sẵn. Một số mẫu thiết kế sau đó với các cải tiến cũng được sản xuất cho đến khi ELKA 101 ra đời vào năm 1974 dù trọng lượng máy vẫn còn khá nặng.


    Mẫu máy tính Bulgaria's ELKA 6521

    Cuối cùng, vào năm 1967, công ty máy tính vẫn còn nổi tiếng cho đến ngày nay là Texas Instrument đã phát triển máy tính mang tên Cal Tech có khả năng thực hiện 4 phép tính cơ bản và ghi kết quả hiển thị trên một băng giấy. Cal Tech chính là chiếc máy tính cầm tay đầu tiên trên thế giới với khả năng tính toán chính xác và đáng tin cậy.


    Máy tính "Cal Tech" của công ty nổi tiếng Texas Instrument

    Giai đoạn thập niên 1970 đến 1980: Máy tính đã có thể bỏ túi!

    Nếu các máy tính ở những năm 1960 với kích thướt lớn, sử dụng hàng trăm bóng bán dẫn trên nhiều bảng mạch, sử dụng nguồn điện 1 chiều, tiêu thụ lượng điện năng lớn thì trong giai đoạn 1970, sự ra đời của vi mạch và các chip điện tử là một giải pháp vô cùng đáng giá. Các nhà sản xuất đã nỗ lực tạo nên các bảng vi mạch với các bóng bán dẫn kích thướt nhỏ được tich hợp sẵn bên trong cho phép tạo nên các máy tính với kích thước nhỏ gọn hơn. Từ đó đã hình thành nên các liên minh công nghệ giữa Nhật và Mỹ bao gồm: Canon Inc. với Texas Instruments, Hayakawa Electric (sau này là tập đoàn điện tử Sharp) với Công ty vi điện tử Bắc Mỹ Rockwell, Busicom với Mostek và Intel, và General Instrument với Sanyo. Các liên minh công nghẹ đã tạo nên máy tính có kích thướt nhỏ và tiêu thụ điện năng ít hơn, có thể sạc được.

    Tiếp theo thành công của Texas Instruments là các máy tính cầm tay có khả năng sạc đến từ Nhật Bản. Đó là "máy tính mini" ICC-0081 của Sanyo, Pocketronic của Canon và "Micro Compet" QT-8B của Sharp. Trong số các máy tính nêu trên, Pocketronic không có màn hình hiển thị. Thay vào đó, kết quả tính toán được in trực tiếp lên giấy nhiệt.

    Bằng nỗ lực rất lớn trong việc tạo nên máy tính kích thước nhỏ và tiêu thụ ít điện năng, năm 1971, Sharp cho ra đời máy tính Sharp EL-8 (còn có tên gọi khác là Facit 1111) với kích thướt nhỏ gọn, chỉ nặng 155 gram, trang bị màn hình huỳnh quang chân không và sử dụng pin NiCad có thể sạc được. EL-8 được bán ra thị trường với giá 395 USD.


    Máy tính Sharp EL-8

    Tiếp theo, vào năm 1971, Pico Electronic và General Instrument cho ra đời máy tính sử dụng IC được tích hợp chỉ một chip xử lý duy nhất mang tên Monroe Royal Digital III. Đây chính là thành công vượt bậc trong việc chế tạo các máy tính nhỏ gọn có thể bỏ túi.


    Máy tính nhỏ gọn Monroe Royal Digital III

    Cuối cùng, chiếc máy tính có thể thật sự có thể bỏ túi đã ra đời vào năm 1971. Đó là mẫu máy tính LE-120A do công ty Busicom của Nhật sản xuất. LE-120A "HANDY" là máy tính đầu tiên được trang bị màn hình LED hiển thị kết quả. Đây cũng là máy tính cầm tay đầu tiên sử dụng 1 vi xử lý duy nhất để giải quyết các thuật toán.


    Máy tính bỏ túi LE-120A HANDY của Busicom

    Tiếp theo thành công của LE-120A là mẫu máy tính Mostek MK-6010, máy tính đầu tiên sử dụng pin 4 pin AA có thể thay thế được. MK6010 có kích thướt 124x72x24 mm, kích thướt nhỏ gọn nhất thời bấy giờ.


    Máy tính đầu tiên sử dụng pin AA, Mostek MK-6010

    Trong khi đó, năm 1972, Hewlett packard (HP) cho ra đời mẫu máy tính bỏ túi HP-35 với giá 395 USD. HP-35 không sử dụng phương pháp nhập liệu đầu vào thông thường, đây là mẫu máy tính điện tử bỏ túi đầu tiên sử dụng ký pháp RPN (còn gọi là ký hiệu tiền tố) để thực hiện các phép tính khoa học. Đây là phương pháp theo chuẩn tính toán của người Do Thái, nếu muốn thực hiện phép tính "8 cộng 5", theo phương pháp thường, người ta gõ các phím theo thứ tự [8], [+], [5], [=]. Nhưng theo hệ RPN, ta gõ [8], [Enter|], [5], [+] và kết quả sẽ được hiển thị.


    Máy tính HP-35

    Năm 1973, Sinclair Cambridge, chiếc máy tính giá rẻ đầu tiên được bán ra với giá chỉ có 29,95 Bảng Anh. Tuy nhiên, do được sản xuất với giá thành rẻ nên Sinclair vấp phải vấn đề về tính chính xác của kết quả, đặc biệt là khi tính toán các hàm số siêu việt. Cũng trong thời gian này, Texas Instrument cho ra đời máy tính khoa học SR-10 được bổ sung thêm khả năng tính toán theo biến "n" và sau đó là mẫu SR-50 với khả năng tính toán hàm số logarit và lượng giác để cạnh tranh với HP-35. Cả 2 mẫu máy tính khoa học của Texas Instruments và HP đều được tiếp tục phát triển và sản xuất cho đến ngày nay.


    Máy tính giá rẻ đầu tiên SInclair Cambridge

    Năm 1978, một công ty mới là Calculated Industries nhảy vào thị trường sản xuất máy tính khoa học với các mẫu máy dành riêng cho từng lĩnh vực cụ thể. CI đã cho ra đời các mẫu máy Loan Arranger dành cho các hàm tài chính, Construction Master dùng để tính toán các thông số tiêu chuẩn chuyên ngành xây dựng.

    Giai đoạn giữa những năm 1980 đến nay

    Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cho phép các nhà sản xuất chế tạo máy tính khoa học giá rẻ. Các máy tính thông thường với các chức năng tính toán cơ bản chỉ có giá vào khoảng vài USD nhưng vẫn cho phép thực hiện các phép tính một cách chính xác và đáng tin cậy.


    Máy tính HP-28C có thể giải phương trình bậc 2

    Năm 1987, máy tính HP-28C ra đời. Đây là máy tính đầu tiên sử các ký hiệu toán học để tính toán và giải phương trình bậc 2. Năm 1985, máy tính đầu tiên có khả năng vẽ đồ thị theo một hàm số cho trước là Casio FX-7000G được ra mắt.


    Máy tính vẽ đồ thị đầu tiên - Casio FX-7000G
    Hai nhà sản xuất máy tính tiên phong là HP và TI liên tục cho ra mắt các máy tính khoa học được cải tiến, bổ sung thêm chức năng từ năm 1980 đến những năm 1990.

    Bước sang thế kỷ 21, ranh giới giữa máy tính đồ họa và một máy vi tính xách tay ngày càng mong manh hơn. Các máy tính khoa học hiên đại như TI-89, Voyage 200 và HP-49G đều có thể tính toán được các hàm vi phân và tích phân, giải được các phương trình vi phân, xử lý các chuỗi ký tự và chạy phần mềm quản lý dữ liệu cá nhân. Các máy tính còn được trang bị kết nối không dây và cổng hồng ngoại để giao tiếp với máy vi tính hay các máy tính khoa học khác.

    Máy tính tài chính HP-12C ra đời vào năm 1981 với nhiều nhiều chức năng hữu ích vẫn còn được tiếp tục sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. HP-12C vẫn trung thành với phương pháp nhập liệu tiền tố RPN. Cho đến năm 2003, hàng loạt các phiên bản cải tiến của HP-12C được sản xuất. Nổi bật nhất là phiên bản "HP-12C platinum edition" được trang bị nhiều bộ nhớ hơn, tích hợp sẵn nhiều hàm tài chính và thêm vào đó là chế độ nhập dữ liệu đại số.


    Máy tính tài chính huyền thoại HP-12C

    HP-12C là máy tính cực kỳ nổi tiếng và được người dùng trong lĩnh vực tài chính ưa chuộng do được tích hợp sẵn các hàm số tài chính hiện đại như "I", "PV", "FV" và dễ dàng tính được các chỉ số lãi, lãi ròng, giá trị của dòng tiền theo thời gian,… Tuy nhiên do vẫn sử dụng phương pháp nhập liệu theo chuẩn Do Thái nên gây sự khó khăn trong quá trình sử dụng cho những người không có kiến thức chuyên môn.

    Từ những năm 1990 đến nay, các máy tính bỏ túi luôn được các nhà sản xuất hiện đại hóa và cho ra đời những mẫu sản phẩm có tính chuyên môn hóa cao hơn để phù hợp với nhiều lĩnh vực.


    Máy tính Casio FX-570 MS - Gắn liền với thế hệ học sinh 9X Việt Nam

    Kết

    Vậy là qua hơn 400 năm, từ chiếc máy đếm cơ học sơ khai của Pascal, trải qua chiếc bánh xe huyền thoại của Leibniz, cho đến chiếc máy tính CS-10A của Sharp nặng 25 kg, qua bao nỗ lực đến ELK 6521 giảm xuống còn 8 kg, rồi LE-120A "HANDY" của Busicom đã có thể bỏ túi, cuối cùng qua hàng loạt cải tiến và nâng cấp về chương trình cũng như phần cứng, chúng ta đã có chiếc máy tính bỏ túi chỉ chiếm một ngăn nhỏ trong chiếc cặp của học sinh mà trong lượng chưa đến 200 gram. Vẫn là câu nói khi viết về các phát minh, thật thán phục trước nỗ lực và khả năng sáng tạo của con người đặc biệt là các nhà phát minh: "Biến cái không thể thành có thể" để cuộc sống của con người trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

    Source: tinhte
    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

  2. #14
    Moderator
    PhiLan's Avatar
    Status : PhiLan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2009
    Nguyên quán: ... một cái hốc-bà-tó đâu đó trên mạng... thường thì trụ trì quán cafe_coc đ
    Posts: 675
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default NASA sử dụng F/A-18 Hornet để thử nghiệm cho hệ thống phóng SLS




    F/A-18 Hornet

    Hồi đầu tháng nay, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ - NASA đã thực hiện một loạt các thử nghiệm mới cho Space Launch System (SLS) - một hệ thống tên lửa đẩy hạng năng được phát triển để đưa các tàu vũ trụ có người lái vào không gian sâu. Tuy nhiên, điều kỳ lạ trong hoạt động thử nghiệm lần này là thay vì sử dụng một tên lửa đẩy, NASA đã sử dụng chiếc đấu cơ F/A-18 Hornet thay thế nhằm giảm chi phí thử nghiệm.

    Hoạt động phóng tàu vũ trụ trên thực tế không đơn giản như những gì chúng ta nghĩ. Một khi rời bệ phóng, tên lửa đẩy sẽ phải đối mặt với gió, mật độ không khí, những biến đổi về hiệu năng hệ thống và nhiều yếu tố khác. Cho đến hiện tại, giới chuyên môn vẫn áp dụng chiến lược lập trình hệ thống phóng với các điều kiện dự đoán và một loạt các phản ứng định sẵn. Tuy nhiên, chiến lược này tồn tại nhiều hạn chế và có thể khiến thử nghiệm bị tạm hoãn nếu gặp phải sự cố không thể lường trước.

    Câu trả lời của NASA cho SLS là hệ thống điều khiển tương thích tăng cường (Adaptive Augmenting Controller). Hệ thống này sẽ phân tích dữ liệu bay theo thời gian thực và phản hồi trước những thay đổi về môi trường và phương tiện. Thế nhưng, công tác thử nghiệm hệ thống lại khá rắc rối. Thông thường, thử nghiệm sẽ được thực hiện với các tên lửa đẩy nhưng dĩ nhiên chi phí sẽ rất cao bởi mỗi lần thử là mỗi lần NASA phải đối mặt với khả năng mất phương tiện phóng hoặc hỏng hóc. Với việc sử dụng chiến đấu cơ F/A-18 Hornet phiên bản dành cho hoạt động nghiên cứu, NASA có thể mô phỏng nhiều điều kiện bay khác nhau chỉ trong một chuyến bay đơn lẻ và nếu trục trặc xảy ra, họ có thể bắt đầu lại từ đầu.

    Hơn 40 lần bay thử đã được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu hàng không Dryden thuộc căn cứ không quân Edwards, California với chiếc F/A-18 Hornet. Chiếc chiến đấu cơ đã bay thẳng hướng lên trong vòng 70 giây với nhiều quỹ đạo khác nhau nhằm mô phỏng hoạt động của SLS từ quá trình rời bệ phóng cho đến giai đoạn tăng lực đẩy.

    Curt Hanson - nhà nghiên cứu đến từ trung tâm Dryden cho biết: "Chiếc F/A-18 là một sự kết hợp giữa hiệu năng và độ bền cao, cho phép chúng tôi thử nghiệm những chuyến bay nguy hiểm, có thể phá hỏng những loại máy bay khác. Chiếc máy bay còn có thể bay trong thời gian dài hơn so với tên lửa đẩy thử nghiệm, vì vậy chúng tôi có thể thực hiện một loạt các bài kiểm tra liền nhau, chỉ thay đổi đôi chút giữa mỗi nội dung để so sánh các kết quả. Nếu có thứ gì đó sai lệch, phi công có thể ngưng thử nghiệm và bay trở lại căn cứ." NASA cho biết loạt thử nghiệm cho hệ thống SLS bằng máy bay F/A-18 Hornet sẽ tiếp tục được tiến hành cho đến hết năm nay.

    Theo: Gizmag
    Nguồn: NASA
    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

  3. #15
    Moderator
    PhiLan's Avatar
    Status : PhiLan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2009
    Nguyên quán: ... một cái hốc-bà-tó đâu đó trên mạng... thường thì trụ trì quán cafe_coc đ
    Posts: 675
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Lịch sử NHẪN CƯỚI


    Nhẫn cưới là biểu tượng của hôn nhân được phổ biến rộng rãi ở nhiều nền văn hóa trên thế giới. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có tục đeo nhẫn cưới và nó có từ bao giờ? Giống như nhiều đồ vật khác, nhẫn cưới cũng có lịch sử phát triển lâu đời, qua nhiều nền văn hóa và chất liệu từ cỏ dại cho đến kim loại như vàng, bạch kim.


    Nguồn: Visual.ly

    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

  4. #16
    Moderator
    PhiLan's Avatar
    Status : PhiLan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2009
    Nguyên quán: ... một cái hốc-bà-tó đâu đó trên mạng... thường thì trụ trì quán cafe_coc đ
    Posts: 675
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Lịch Sử Phát Triển XE ĐẠP


    Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và cũng là một phương pháp rèn luyện sức khỏe.

    Để trở thành một phương tiện giao thông hoàn thiện như ngày nay, xe đạp đã trải qua một lịch sử phát triển với hàng loạt các cải tiến của nhiều nhà phát minh. Chuyên mục "Mỗi tuần một phát minh" tuần này mời các bạn cùng điểm lại những cột mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của xe đạp nhé.

    Năm 1817: Cỗ máy đi bộ của Drais - xe đạp được khai sinh

    Khái niệm đầu tiên về xe đạp xuất hiện từ đầu thế kỷ 19. Nam tước người Đức - Baron von Drais đã có ý tưởng phát minh một phương tiện dùng sức người và có thể giúp ông di chuyển nhanh quanh khu vườn hoàn gia. Năm 1817, ông đã trình làng một chiếc xe "đi bộ" có tên Laufmaschine (trong tiếng Đức có nghĩa là "cỗ máy chạy bằng chân"). Trong lần sử dụng đầu tiên vào ngày 12 tháng 6 năm 1817, ông đã đi được đoạn đường 13 km mà chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ.


    Mẫu xe đạp Draisine được lưu trữ ở bảo tàng xe 2 bánh tại Đức

    Laufmaschine còn được gọi với là Draisine (tiếng Anh) hay draisienne (tiếng Pháp) hoặc Hobby Horse (ngựa gỗ) vì nó được chế tạo gần như hoàn toàn từ gỗ. Chiếc xe nặng 22 kg với cấu tạo gồm 2 bánh xe bằng gỗ được bọc sắt có kích thước bằng nhau và được lắp thẳng hàng trên một chiếc khung gỗ. Bánh trước có thể lái được và bánh sau được trang bị một chiếc phanh. Chiếc xe được vận hành bằng cách người điều khiển sẽ đẩy chân xuống đất ra phía sau và nó sẽ tiến về phía trước.

    Ông được cấp bằng sáng chế thương mại cho phát minh này vào năm 1818. Hàng nghìn chiếc đã được sản xuất chủ yếu tại thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ nhưng vẫn còn một khuyết điểm là rất khó để có thể giữ thăng bằng khi điều khiển. Phát minh của Drais nhanh chóng bị người sử dụng từ chối do số lượng các vụ tai nạn ngày càng nhiều khiến chính quyền một số thành phố phải cấm sử dụng loại phương tiện này.

    Những năm 1860: Bàn đạp xuất hiện và chiếc xe Boneshaker hay Velocipede


    Xe đạp Boneshaker tại Châu Âu vào những năm 1868

    Sự phát triển tiếp theo của xe đạp là chiếc xe tương tự như Laufmaschine của Drais nhưng được trang bị thêm trục khuỷu và bàn đạp lắp trực tiếp vào trục bánh xe trước. Mô hình này được Pierre Michaux - một nhà phát minh người Pháp, giới thiệu vào những năm 1865 với tên gọi là Fast-Foot và gây nên một cơn sốt thời trang khi mọi người đua nhau sở hữu. Thời bấy giờ, người ta còn đặt cho nó một tên gọi khác là xe lắc xương (Boneshaker). Tên gọi hài hước Boneshaker bắt nguồn từ việc bánh xe được làm bằng gỗ trong khi viền bánh xe được chế tạo từ kim loại. Sự kết hợp này khiến việc chạy xe trên những con đường gồ ghề trở nên cực kỳ khó chịu, dằng xóc giống như vừa đi vừa "lắc xương". Cũng chính vì lí do nêu trên mà Boneshaker trong giai đoạn này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

    Những năm 1870: Xe đạp bánh cao (The High Wheel Bicycle)

    Sự phát triển của trình độ luyện kim thời bấy giờ cho phép tạo ra những chi tiết kim loại nhỏ, mảnh nhưng đủ chắc chắn để chịu được trọng lượng cơ thể người. Năm 1870, chiếc xe đạp được chế tạo hoàn toàn bằng kim loại đầu tiên được phát minh bởi hai nhà sản xuất xe đạp là James Starley và William Hillman. Chiếc xe này được đặt tên là "Ariel" với bánh trước lớn và bánh nhỏ phía sau.


    Xe đạp Ariel năm 1870 với đặc trưng bánh trước to và bánh sau nhỏ.

    Với một khung xe có trọng lượng nhẹ, Ariel có thể di chuyển với vận tốc 24 km/h, một vận tốc kỷ lục của xe đạp vào thời đó. Tương tự Boneshaker, bàn đạp vẫn được lắp trực tiếp vào trục bánh trước và chưa có cơ cấu líp. Lốp xe được chế tạo từ cao su cứng và đặc ruột cộng với các nan hoa dài, mảnh cho phép chiếc xe chuyển động mượt mà hơn rất nhiều so với các mẫu xe trước đây.

    Xuất phát từ nhu cầu một mẫu thiết kế xe đạp dành cho phụ nữ, năm 1876, James Starley tiếp tục phát minh mẫu xe đạp 3 bánh mang tên Salvo. Đây là chiếc xe đạp đầu tiên được trang bị dây xích nối bánh răng kép trên bánh xe với nhau, thiết kế này cho phép bánh xe quay được 2 vòng khi người điều khiển đạp 1 vòng. Cả 2 bánh xe đều được trang bị các nan hoa bằng kim loại. Thời gian sau đó, mẫu xe này trở nên rất phổ biến do có giá thành rẻ, dễ điều khiển và vận hành một cách an toàn.


    James Starley (người thứ 3 từ phải qua) cùng mẫu xe đạp Salvo trong bức ảnh được chụp vào năm 1877. Ông chính là người phát minh ra cơ cấu dây xích nối 2 bánh răng lắp trên xe đạp với nhau. Ông được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp sản xuất xe đạp.

    Năm 1878, 2 nhà sản xuất xe đạp đến từ nước Anh là Otto và Wallace phát minh nên mẫu xe đạp 2 bánh mang tên Kangaroo. Đây là chiếc xe đạp được phổ biến rộng rãi đầu tiên được trang bị hệ thống sên - dĩa đầy đủ nhất. Kangaroo có bánh trước to hơn bánh sau rất nhiều cho phép nó có thể di chuyển nhanh hơn. Các nhà nhà sản xuất nhận thấy rằng nếu bánh xe càng lớn thì một vòng đạp của người điều khiển sẽ đưa chiếc xe đi được quãng đường dài hơn. Chính vì lí do đó mà các nhà sản xuất đua nhau làm nên những chiếc xe với bánh trước ngày càng to hơn. Người mua sẽ phải lựa chọn một chiếc xe với độ lớn của bánh trước phù hợp với chiều dài chân của mình để đảm bảo họ có thể sử dụng được. Đây cũng là lần đầu tiên người ta dùng từ Bicyle (xe đạp) để chỉ phương tiện di chuyển 2 bánh bằng, dùng sức người "đạp và chạy".


    Xe đạp Kangaroo của Otto và Wallace năm 1878

    Khuyết điểm lớn nhất của các mẫu xe đạp trong thời kỳ này là do chỗ ngồi của người lái quá cao nên trọng tâm trên xe không được phân bố đều. Nếu bánh trước vấp phải một hòn đá hoặc đang di chuyển xuống một con dốc, toàn bộ chiếc xe sẽ bổ nhào về phía trước trong khi chân của người lái bị mắc kẹt vào bàn đạp cộng với việc vị trí điều khiển khá cao nên rất dễ xảy ra những chấn thương nguy hiểm, đặc biệt là chấn thương đầu.

    Năm 1879, Bayliss Thomas phát minh xe đạp "The Bayliss Thomas" với khung xe chế tạo bằng những ống thép rỗng ruột và được trang bị phuộc trước. Cùng thời gian đó, nhà phát minh người Anh là Harry John Lawson chế tạo mẫu xe đạp đầu tiên có sử dụng dây sên. Dây sên được nối giữa dĩa ở trục bánh sau với bàn đạp của người điều khiển. Mẫu xe này được gọi là xe đạp an toàn. Đây là tiền thân của chiếc xe đạp ngày nay.


    Hình ảnh xe đạp an toàn được chế tạo vào năm 1879 bởi Lawson. Xe đạp an toàn sử dụng dây sên để nối dĩa ở trục bánh sau với bàn đạp của người điều khiển. Đây chính là hệ thống sên-dĩa hoàn thiện đầu tiên trên xe đạp.

    Năm 1874, Đến năm 1878, những chiếc xe đạp đầu tiên được sản xuất công nghiệp với số lượng lớn tại Mỹ bởi công ty Pope thuộc sở hữu của Albert Augustus Pope.

    Những năm 1880 - 1899: giai đoạn hoàng kim

    Năm 1880, nhà phát minh người Anh là E.C.F. Otto chế tạo mẫu xe đạp "dicycle" với hai bánh xe có kích thước bằng nhau được đặt song song cạnh nhau. Người điều khiển ngồi ở giữa 2 bánh xe và vận hành xe bằng bàn đạp ở hai bên. Khi muốn điều khiển xe rẽ trái hay phải, người điều khiển dừng đạp ở bên tương ứng với hướng muốn rẽ. Mẫu xe này không được sản xuất đại trà do việc điều khiển khá phức tạp và gặp nhiều khó khăn.


    Mẫu xe đạp của E.C.F. Otto năm 1880

    Năm 1885, John Kemp Starley, cháu của nhà phát minh James Starley, đã chế tạo ra mẫu xe đạp an toàn với 2 bánh xe có kích thước bằng nhau được lắp thẳng hàng trên một khung kim loại rỗng. Xe được trang bị đầy đủ các bộ phận như phanh, hệ thống dây sên - dĩa. Đây chính là nguyên mẫu của chiếc xe đạp hiên đại. Khoảng 2 đến 3 năm sau đó, mẫu xe này được đưa vào sản xuất hàng loạt và phổ biến một cách rộng rãi.


    Mẫu xe đạp mang tên Rover do John Kemp Starley (cháu của James Starley) phát minh năm 1885.

    Năm 1888, nhà phát minh người Scotland, John Dunlop phát minh ra lốp xe khí nén áp dụng cho xe đạp. Chiếc lốp này cho phép xe đạp vận hành êm ái và nhẹ nhàng hơn trên những con đường gồ ghề, khắc phục được những nhược điểm của lốp xe đặc ruột. Sau đó, người ta cũng tìm thấy được mô hình thiết kế khung xe gọi là kiểu "kim cương" với khả năng chịu lực tốt hơn. Thiết kế lốp xe khí nén và khung xe kiểu "kim cương" đơn giản làm xe đạp có trọng lượng nhẹ giúp vận hành trơn tru, hiệu quả hơn. Đồng thời, các cải tiến nói trên cũng tạo điều kiện cho việc bảo trì, sữa chữa trở nên thuận lợi hơn.


    John Dunlop (1840 -1921) người phát minh ra lốp xe khí nén. Ông chính là người sáng lập nên công ty Dunlop nổi tiếng chuyên sản xuất lốp xe và các dụng cụ thể thao.

    Với các khía cạnh quan trọng là dễ điều khiển, an toàn, thoải mái và di chuyển nhanh chóng, xe đạp trở thành phương tiện giao thông phổ biến đối với tầng lớp trung và thượng lưu tại châu Âu và Bắc Mỹ trong nửa cuối những năm 1890. Mẫu xe đạp có lốp cao su, kích thước 2 bánh bằng nhau được lắp trên khung với "thiết kế kim cương" chính là mẫu xe đạp đầu tiên mà cả nam và nữ đều có thể sử dụng một cách thuận lợi. Giai đoạn này là thời kỳ phát triển hoàng kim trong lịch sử phát triển xe đạp với hàng loạt những cải tiến góp phần hoàn thiện mô hình xe đạp hiện đại ngày nay.

    Từ thế kỷ 20 đến nay…

    Xe đạp ngày càng trở thành một phương tiện di chuyển quan trọng ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20, nhưng nhu cầu sử dụng xe đạp lại giảm đi đáng kể tại Mỹ từ năm 1900 đến năm 1910 do sự ra đời của xe hơi. Đến những năm 1920, xe đạp dần biến thành một món đồ chơi trẻ em và vào năm 1940, hầu hết xe đạp tại Mỹ đều được sản xuất dành cho trẻ em. Tuy nhiên, tại châu Âu, xe đạp vẫn được sử dụng hết sức rộng rãi.

    Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, xe đạp luôn được tiếp tục phát triển cho phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Hệ thống líp xe nhiều dĩa cỏ thể chuyển đổi qua lại khi đang chạy được phát triển tại Pháp từ năm 1900 đến 1910 và dần được hoàn thiện theo thời gian. Năm 1930, Tổ chức đua xe đạp châu Âu đã cho phép các tay đua sử dụng hệ thống này. Trước đó, nếu muốn thay đổi dĩa xe trong cuộc đua, tay đua phải dừng lại, tháo bánh xe ra để thay đổi chiếc dĩa mong muốn và lắp lại. Điều này cực kỳ mất thời gian. Hệ thống này giúp các tay đua tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi muốn thay đổi tốc độ của chiếc xe.


    Hệ thống nhiều dĩa có thể luân chuyển khi đang xe đang chạy

    Khoảng giữa thế kỷ 20, nhiều thiết bị khác trên xe đạp được tiếp tục chế tạo và hoàn thiện như hệ thống phanh tay, vòng đạp nhẹ hơn, hệ thống đèn chiếu sáng chạy bằng dinamo gắn trên bánh xe, lốp xe cũng được thiết kế hẹp hơn giúp giảm ma sát cho phép xe đạp di chuyển trơn tru và nhẹ nhàng hơn. Những chiếc xe đạp này trở nên rất phổ biến tại châu Âu đặc biệt là tại Anh vào những năm 1950 và luôn được cải tiến trong suốt những thập niên còn lại của thế kỷ 20. Xe đạp dần trở thành là một sở thích phổ biến của nhiều người.

    Kể từ đầu thế kỷ 21, xe đạp bắt đầu được cải tiến mạnh mẽ với sự phát triển của công nghệ. Trong thiết kế, khung xe được chế tạo bằng các vật liệu khác nhau để giảm trọng lượng nhưng vẫn đảm bảo độ bền cũng như các yêu cầu về khí động họ. Sự cân bằng của xe đạp được tính toán và mô phỏng bởi các phần mềm máy tính cho phép chế tạo những chiếc xe đạp an toàn với người điều khiển hơn. Các công nghệ mới được áp dụng như chế tạo các chi tiết bằng sợi cacbon hay hệ thống tự chuyển đổi líp bằng điện tử khiến chiếc xe đạp ngày càng hiện đại hơn. Cho đến thời điểm hiện tại, xe đạp vẫn luôn được cải tiến song song với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của người dùng.


    Mẫu xe đạp thể thao của BMW ra mắt năm 2012

    Nguồn: Tổng hợp

    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

  5. #17
    Moderator
    PhiLan's Avatar
    Status : PhiLan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2009
    Nguyên quán: ... một cái hốc-bà-tó đâu đó trên mạng... thường thì trụ trì quán cafe_coc đ
    Posts: 675
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default NHIẾP ẢNH_Thủ bản bỏ túi - các yếu tố căn bản làm chủ máy ảnh


    Có quá nhiều điều để tìm hiểu, để nhớ, để nói mỗi khi nhắc đến nhiếp ảnh, nhất là nhiếp ảnh căn bản. Những ai đang tập tểnh bước vào thế giới này, đôi khi như lạc vào khu rừng rối rắm của mớ lý thuyết khô cằn chán ngấy, hoặc ngụp lặn trong mớ lý thuyết quan điểm của những người được gọi hoặc tự phong là dân nhà nghề chia sẻ 5 đường 7 nẻo. Để đơn giản hoá, mình xin sưu tập đống kiến thức có sẵn đó và tóm lại thành những thủ bản bỏ túi, hầu có thể hỗ trợ những bạn mới chơi ảnh phần nào tham khảo những thông tin hữu ích và cần thiết nhất khi tập tành cầm máy ảnh. Mình cố gắng chú thích ngắn gọn nhất để các bạn có thể tổng hợp và bạn "save-as" cái ảnh, rồi có thể in ra giấy để dùng khi cần.


    Giải thích thủ bản này, chúng ta nhắc lại với nhau các điều cơ bản nhất khi bắt đầu cầm máy ảnh:

    1/ Tốc độ màn trập
    2/ Khẩu độ (độ mở) ống kính
    3/ ISO

    Thêm 2 yếu tố quan trọng:

    1/ Thước đo sáng của máy ảnh số
    2/ Điểm mạnh trong bố cục căn bản

    Tốc độ màn trập

    Độ mở rộng hoặc thu nhỏ của các lá khẩu trong ống kính còn được gọi là “khẩu độ”, có tác động trực tiếp đến lượng ánh sáng đi vào cảm quang (hoặc bề mặt phim gắn trong máy ảnh đối với máy ảnh chụp bằng phim). Việc thiết đặt tốc độ màn trập có tác động đến thời lượng để ánh sáng đến được cảm quang (hoặc bề mặt phim đối với máy ảnh chụp bằng phim).

    Có thể hình dung đơn giản hơn với hai tình huống sau: nếu với một thiết đặt tốc độ màn trập máy ảnh nhanh, thì cần một lượng ánh sáng nhiều, và để có lượng sáng nhiều thì cần khẩu độ mở lớn. Ngược lại, nếu tốc độ màn trập máy ảnh chậm, thì khẩu độ khép nhỏ hơn. Một biến số khác tác động đến việc cân bằng mức độ phơi sáng là ISO, dựa theo độ nhạy sáng của cảm quang hoặc của phim bên trong máy ảnh.

    Trong "thủ bản", tốc độ màn trập thông thường: 1s - 1/2s - 1/4s - 1/8s - 1/15s - 1/30s - 1/60s - 1/125s - 1/250s - 1/500s - 1/1000s - 1/2000s. Tuỳ theo hoàn cảnh ánh sáng thực tế, bạn chọn tốc độ màn trập phù hợp ý đồ chụp như gợi ý tham khảo trong hình thủ bản.

    Hình chụp tốc độ màn trập châm, ảnh mờ nhoè


    Hình phơi sáng tốc độ màn trập 30s

    Khẩu độ ống kính

    Khẩu độ là độ mở của ống kính cho ánh sáng(hình ảnh) đi vào bề mặt phim hay cảm biến ảnh. Khẩu độ - độ mở càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
    Các khẩu độ tiêu chuẩn phổ biến là: f/1.4 – f/2 – f/2.8 – f/4 – f/5.6 – f/8 – f/11 – f/16 – f/22 – f32 . Khẩu độ càng lớn tương ứng với số giá số thể hiện càng nhỏ. Các số trên càng lớn đồng nghĩa với khẩu độ càng nhỏ.

    Cấu trúc hệ thống lá khẩu của ống kính


    ISO
    Để hình ảnh được ghi lại trên bề mặt phim, cần có khá năng thu nhận ánh sáng và chuyển hóa tất cả thành các giá trị nhất định (về hóa học) để khi đem tráng phim và rửa ảnh sẽ tạo ra độ sáng tối (đen/trắng) và màu sắc (phim màu) của hình ảnh. Tương tự như vậy, cảm biến ảnh của máy ảnh số có khả năng ghi nhận ánh sáng và màu sắc, chỉ khác là sẽ chuyển thành các giá trị số hóa để ghi lại hình ảnh.

    Độ nhạy này được quy định bằng trị số ISO (trước đây hay gọi là ASA hoặc DIN). ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng cao, tốc độ màn trập tăng cao (khi đó thời gian phơi sáng giảm). Các trị số ISO truyền thống là: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 3200, ISO 6400 ...

    Kết hợp 3 yếu tố trên khi chụp 1 bức ảnh


    Thước đo sáng trong máy ảnh số

    Thước này được nhìn thấy trên màn hình LCD hiển thị các thông số trên máy ảnh số và trong khung ống ngắm. Tại cùng điểm đo sáng, vạch 0 được thống nhất là đúng sáng theo thuật toán đo sáng của máy ảnh. Khi bạn xoay bánh xe tăng/ giảm tốc độ màn trập hoặc bánh xe hiệu chỉnh khẩu độ ống kính hay ISO, vạch sẽ dịch chuyển qua trái và qua phải làm thay đổi lượng sáng đi vào cảm biến ảnh.


    Bố cục căn bản
    Tỷ lệ vàng 1/3

    Nhiều người vẫn hay nói rằng không có nguyên tắc nào tạo nên bức ảnh đẹp, chỉ có những bức ảnh đẹp mà thôi. Vâng, nhưng, ở những bức ảnh đẹp ấy đều chất chứa một số nguyên tắc. Những nguyên tắc ấy chẳng do người nào đặt ra làm tiêu chuẩn cả. Tự thân chúng ẩn náu trong tận tiềm thức về cái đẹp nơi con người, và phải nói người chụp ảnh là người đi tìm, gặp gỡ và lưu giữ cái đẹp. Chính một bức ảnh đẹp cho thấy những nguyên tắc trong đó. Và, một trong những nguyên tắc đầu tiên cho người bắt đầu cầm máy đó là nguyên tắc về bố cục, nguyên tắc vàng.


    Tỷ lệ FIBONACCI (PHI)

    Nếu tỷ lệ 1/3 kia được gọi là “Tỷ Lệ Vàng”, thì cấu trúc thành phần khung ảnh này được mệnh danh là “Tỷ Lệ Thần” trong nhiếp ảnh – người ta hay gọi là tỷ lệ Fibonacci - Tỷ lệ Phi. Tỷ lệ này được Leonardo Fibonacci khám phá khoảng năm 1200 sau Công nguyên. Ông nhận ra rằng trong tất cả khung ảnh đều có một tỷ lệ thường xuyên xuất hiện. Nó được nhận ra như một điều được thiết kế cho moi sinh vật sống và cho đôi mắt con người nếm cảm được “cái Đẹp”. Vì vậy, nó mang tên “Tỷ Lệ Thần”.

    Chúng ta biết tỷ lệ trong kiến trúc và nghệ thuật tranh thời Phục Hưng được định ước là 1: 1.618 . Tỷ lệ này được thể hiện rõ trong: Các đền Parthenon thờ thần Athena ở Hy Lạp, Công trình nổi tiếng Mona Lisa, hay như trong bức tranh Bữa Tiệc Cuối Cùng của Chúa Giêsu, và nó vẫn còn được thể hiện đến ngày nay. Người ta còn cho biết hãng Apple đã ứng dụng tỷ lệ này cho việc thiết kế sản phẩm của họ; hãng Twitter sử dụng cho việc tạo dựng trang quản lý hồ sơ, cũng như nhiều công ty lớn trên thế giới ứng dụng vào việc thiết kế Logo.




    Source: tinhte
    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

  6. #18
    Moderator
    PhiLan's Avatar
    Status : PhiLan v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2009
    Nguyên quán: ... một cái hốc-bà-tó đâu đó trên mạng... thường thì trụ trì quán cafe_coc đ
    Posts: 675
    Thanks: 0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Singapore Airshow 2014 _ Trực thăng chiến đấu AH-64D Apache


    Bên cạnh các mẫu máy bay phản lực quân sự, triển lãm hàng không Singapore Airshow năm nay cũng có không ít các mẫu máy bay trực thăng chiến đấu và vận tải. Trong số đó phải kể đến 2 sản phẩm nổi tiếng hiện đang được Boeing sản xuất là trực thăng chiến đấu Apache và trực thăng vận tải đa năng MV-22 Osprey.

    Boeing AH-64D Apache:

    Boeing AH-64 Apache là một mẫu máy bay trực thăng tấn công với rotor 4 cánh kèm 2 động cơ và buồng lái đôi dành cho 2 phi công. Nguyên gốc của Apache là mẫu trực thăng Model 77 được phát triển bởi công ty Hughes Helicopters dành cho chương trình trực thăng tấn công tối tân Advanced Attack Helicopter của Quân đội Hoa Kỳ nhằm thay thế cho AH-1 Cobra. Nguyên mẫu Apache đầu tiên với số hiệu YAH-64 đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 9 năm 1975. Quân đội Hoa Kỳ cuối cùng đã chọn nguyên mẫu này để phê chuẩn sản xuất vào năm 1982. Sau khi mua lại Hughes Helicopters năm 1984, McDonnell Douglas tiếp tục sản xuất và phát triển AH-64 Apache. Và sau khi McDonnell Douglas sáp nhập với Boeing vào năm 1997, hoạt động sản xuất tiếp tục được chi nhánh Boeing Defense, Space & Security duy trì. Tính đến hiện tại đã có hơn 1000 chiếc AH-64 Apache với nhiều biến thể đã được xuất xưởng. AH-64 Apache có 5 biến thể là AH-64A/B/C/D và E.



    Về thiết kế, AH-64 Apache có rotor chính và rotor đuôi đều có 4 cánh quạt. Buồng lái được thiết kế cho 2 phi công với vị trí ngồi sau cao hơn trước. Phi công ngồi sau sẽ đóng vai trò là cơ phụ và pháo thủ. Cả 2 phi công đều có thể điều khiển máy bay và kích hoạt vũ khí độc lập. Phiên bản AH-64D Apache được đem đến triển lãm dùng 2 động cơ tuabin trục (turboshaft) T700-GE-701C do General Electric sản xuất với các họng xả được lắp cao sát 2 bên thân máy bay. Buồng lái và rotor cánh quạt được thiết kế để có thể chịu được đạn 23 mm. Khung sườn máy bay có đến 1100 kg vật liệu bảo vệ và thùng nhiên liệu tự vá - ngăn nhiên liệu rỉ ra ngoài trong trường hợp bị bắn phá bởi các loại đạn. Thiết kế máy bay cũng đáp ứng tiêu chuẩn quân sự MIL-STD-1290 với mục tiêu giảm thiểu năng lượng chấn động khi rơi để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người. AH-64 Apache có thể bay ở vận tốc tối đa 293 km/h, tầm bay 476 km và trần bay 6400 m ở tải trọng tối thiểu.

    Một trong những tính năng mang tính cách mạng trên AH-64 Apache là màn hình hiển thị trong mũ phi công hay IHADSS. Với chiếc mũ này, phi công hay pháo thủ có thể điều khiển khẩu súng tự động M230 cỡ đạn 30 mm lắp bên dưới máy bay nhắm bắn mục tiêu chỉ với việc chuyển động đầu về mục tiêu đang quan sát. Khẩu M230E1 có thể được khóa cố định hướng về trướng hoặc được điều khiển thông qua hệ thống Target Acquistion & Designation System (TADS). Hiệu suất chiến đấu tiêu chuẩn của một pháo thủ trên AH-64 Apache thường tiêu diệt ít nhất 1 phương tiện hoặc 1 mục tiêu trong một loạt đạn 30 viên ở cự ly từ 800 đến 1200 m.


    AH-64 được thiết kế để chịu được các môi trường hoạt động khác nhau và để vận hành trong suốt cả ngày và đêm, trong nhiều điều kiện thời tiết nhờ hệ thống cảm biến và điện tử hàng không tiên tiến. Các hệ thống này bao gồm hệ thống chọn và khóa mục tiêu TADS, hệ thống tầm nhìn phi công ban đêm PNVS, hệ thống đối phó hồng ngoại bị động, định vị GPS và mũ phi công IHADSS. Một hệ thống mới hơn là Arrowhead đã được Lockheed Martin phát triển thay thế cho TADS/PNVS và kể từ năm 2005 thì Arrowhead đã xuất hiện trên những chiếc Apache của quân đội Mỹ.

    Về phiên bản AH-64D Apache Longbow thì đây là một phiên bản cải tiến được trang bị gói cảm biến tiên tiến và buồng lái được thiết kế theo mô hình Glass Cockpit. Những cải tiến chính trên AH-64D so với AH-64A là đỉnh tròn radar được lắp trên rotor cánh quạt chính. Bên trong radome này là radar kiểm soát khai hỏa bằng sóng millimet (FCR) AN/APG-78 Longbow, hệ thống khóa mục tiêu và radar đo giao thoa tần số (RFI). Vị trí radome được đặt cao hơn cho phép phát hiện các mục tiêu và phóng tên lửa trong khi trực thăng đang bay đằng sau các chướng ngại vật như địa hình, cây cối hoặc tòa nhà. Radar AN/APG-79 có khả năng theo dõi cùng lúc 128 mục tiêu và xác định 16 mục tiêu nguy hiểm nhất, cho phép khai hỏa chỉ trong 30 giây. Vào năm 2012, AH-64D được nâng cấp với hệ thống bắt mục tiêu trên mặt đất (GFAS) nhằm phát hiện và tấn công các nguồn hỏa lực trên mặt đất. GFAS gồm 2 cảm biến nhỏ được tích hợp trên 2 đèn chớp ở mũi máy bay. Cùng với các cảm biến có sẵn và camera hồng ngoại trên AH-64D, GFAS có thể xác định chính xác sự hiện diện của các mối đe dọa trên mặt đất ở khoảng cách thích hợp. GFAS có trường quan sát 120 độ và hoạt động hiệu quả ở tất cả điều kiện ánh sáng.


    Là một máy bay trực tăng chiến đấu đa năng, tấn công tầm gần nên AH-64 có thể được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau. Ngoài khẩu M230E1 30 mm với cơ số đạn 1200 viên lắp dưới, hệ thống vũ khí còn lại được lắp qua các mấu cứng trên 2 cánh nhỏ của máy bay. Thông thường, AH-64 Apache được gắn hỗn hợp hệ thống tên lửa chống tank AGM-114 Hellfire gồm 8 quả (mỗi bên cánh 4 quả) và rocket Hydra 70 không dẫn đường gồm 38 quả (mỗi bên cánh 19 quả lắp trong ống phóng tổ ong). Đây cũng chính là trang bị tiêu chuẩn trên phiên bản AH-64D Apache có mặt tại triển lãm. Ngoài ra, AH-64D Apache còn có thể được trang bị thêm 2 tên lửa không đối không AIM-92 Stinger tại 2 đầu cánh nhỏ.

    Giá của mỗi chiếc AH-64D Apache với hệ thống vũ khí tiêu chuẩn từ 52 đến 61 triệu USD.

    Source: tinhte
    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

Trang 3/6 đầuđầu 12345 ... cuốicuối

Similar Threads

  1. Nhâm nhi CAFE_COC... đọc THƠ CON CÓC...
    By PhiLan in forum Tùy Bút
    Trả lời: 136
    Bài mới nhất : 04-21-2018, 05:01 PM
  2. Góc... Cafe_Coc
    By PhiLan in forum Tham Luận
    Trả lời: 168
    Bài mới nhất : 01-04-2017, 05:44 PM
  3. cafe_coc _ Góc NGHE NHÌN
    By PhiLan in forum Trang Thành Viên
    Trả lời: 21
    Bài mới nhất : 02-12-2014, 09:14 AM
  4. cafe_coc: Góc Y HỌC
    By PhiLan in forum Sức khoẻ
    Trả lời: 2
    Bài mới nhất : 07-21-2013, 05:20 AM
  5. cafe_coc _ Góc VNAF
    By PhiLan in forum Diễn Đàn Bạn Đọc
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 12-06-2012, 06:26 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •