Remember ?

Trang 53/58 đầuđầu ... 3435152535455 ... cuốicuối
kết quả từ 313 tới 318 trên 344

Tựa Đề: Bạch Mã

  1. #313
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Những Phi Vụ Trao Trả Tù Binh

    Những Phi Vụ Trao Trả Tù Binh
    Hồ Viết Yên



    Hình minh họa

    Qua email chuyển tiếp, tôi đọc được bài viết "Nhớ Lại Cuộc Trao Trả Tù Binh 30 Năm Trước" của tác giả Cán bộ Việt Cộng (VC) Nguyễn Hoàng Long đề ngày 7/3/2003.

    Bài viết chỉ vỏn vẹn một trang giấy, nên tôi tò mò muốn biết thực hư ra sao, mức độ chính xác như thế nào về câu chuyện trao trả tù binh ngày 10-3-1973, tại thôn Long Quang, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định của vị "Cán ngố" này.

    Cũng vẫn giọng điệu tuyên truyền, những con số đưa ra không chấp nhận được vì không phản ảnh tính trung thực cộng thêm những lời lẽ thù hận, nhục mạ Dân Quân Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) và Đồng Minh dầu rằng cuộc chiến đã chấm dứt hơn 27 năm rồi. Thật đáng buồn và ai oán cho kẻ cầm bút thiếu lương tâm, thiếu đạo đức.

    Ngày nay con người Cộng Sản và Việt Cộng đã hiện nguyên hình, ai cũng thừa biết họ là thứ người thế nào. Họ vinh thân phì da, họ quỵ lụy Tàu Cộng, họ xiết chặt và áp bức dân nghèo. Nỗi buồn cho vận nước, nỗi xót xa cho Dân tộc Việt Nam cứ mãi âm ĩ trong tôi. Càng cố quên, không nghĩ tới những việc đã nằm trong quá khứ, nhưng chuyện xưa cứ chập chờn trong trí nhớ, kéo tôi trở về những Phi Vụ xa xưa.

    Muốn hay không muốn thì những chuyến bay trao trả tù binh vẫn còn đây và ăn sâu trong tiềm thức nên tôi muốn ghi lại để chia sẻ cùng các bạn.

    Hiệp định Paris được ký kết, lệnh ngưng bắn bắt đầu có hiệu lực và kế đến là việc trao trả tù binh giữa hai miền Nam Bắc mà tôi đã có mặt trong nhiều phi vụ này. Cảm nghĩ của tôi lúc đó thật vui vì cuộc chiến sắp chấm dứt, những ngày thanh bình sắp đến trên quê hương. Vui vì sẽ không còn thấy chết chóc, thương tật bởi bom đạn. Vui vì những anh em tù binh của mỗi bên sẽ được trở về sum họp với gia đình, vợ con.

    Thời gian đó Phi Đoàn 237 mỗi ngày biệt phái hai máy bay Chinook để thi hành phi vụ trao trả tù binh. Những phi vụ này được đặt ưu tiên hàng đầu. Tù binh sẽ lần lượt được trao trả theo thứ tự. Thành phần quân Chính quy Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) trước. Sau đó đến những thành phần của mặt trận Giải phóng, VC nằm vùng và những phần tử hoạt động cho VC.

    Mỗi ngày 2 chiếc Chinook cất cánh từ Biên Hoà lên đáp phi trường Trảng Lớn, Tây Ninh. Tại đây Phi Hành Đoàn (PHĐ) đợi chỉ thị của Ủy Ban Quân Sự 4 bên (Gồm: Hoa Kỳ, VNCH, Mặt Trận Giải Phóng và CSBV). Mọi chuyến bay được điều động, thu xếp, và đặt dưới quyền kiểm soát của Ủy Ban Quân Sự 4 bên. Tôi được biết những phi cơ C-130 sẽ chở các tù binh từ Côn Sơn hay Phú Quốc về đây. Họ sẽ qua thủ tục trao trả và sau đó lên Chinook để chúng tôi chở tới địa điểm bàn giao.

    Nhìn các phi cơ C-130 lần lượt đáp, những đoàn tù binh xuống máy bay. Họ được Quân Cảnh VNCH hướng dẫn và sắp xếp mỗi toán 45 người theo sức chở của Chinook.

    Tôi thấy họ không có vẻ gì khác thường ngoại trừ vài người phải chống nạng vì bị thương ở chân, họ nối đuôi nhau, và không ai nói với ai lời nào. Khuôn mặt họ không biểu lộ vẻ vui hay buồn phiền.

    Kế phi đạo, là một khu dành riêng dùng làm địa điểm cho thủ tục trao trả. An ninh, trật tự ở đây là phần vụ của lực lượng Quân Cảnh.

    Những người tù binh khi đến đây họ có quyền quyết định xin ở lại hay tiếp tục trở về phía bên kia. Ranh giới "Đi hay Ở" chỉ là 1 lằn vẽ, hay những sợi dây. Quyền lựa chọn dành cho mọi tù binh, điều này chứng tỏ sự yêu chuộng Tự Do và lòng nhân đạo của Chính quyền miền Nam Việt Nam.

    Mỗi toán đều được đưa đến lằn ranh "Đi hay Ở". Nếu bước qua lằn ranh thì sẽ được ở lại, còn đứng yên trong hàng thì sẽ lên Chinook để tới địa điểm bàn giao. Mỗi toán đều có vài người xin ở lại. Một số ít người vì đứng cách xa lằn ranh, muốn chạy qua để xin ở lại nhưng không kịp, họ đã bị kéo lại và ăn đòn. Nếu không bước qua được lằn ranh thì Quân Cảnh cũng không được quyền can thiệp. Đó thật là điều oái ăm, tội nghiệp cho ai không may mắn, bị kéo lại. Nhiều lúc ngồi đợi, tôi hỏi chuyện những người lính Quân Cảnh và được nghe họ kể những câu chuyện tù binh CSBV trừng trị nhau trong tù và có nhiều câu chuyện thật ghê rợn. Nghe để thấy con người Cộng Sản thật tàn ác.


    Hình minh họa

    Có lệnh cất cánh bay đến Căn cứ Thiện Ngôn, gần biên giới Campuchia (Lúc này đang ở dưới sự kiểm soát của Việt Cộng). Tôi đã từng đáp vào căn cứ này hằng ngày dưới thời của Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Thiện Ngôn là bộ Chỉ huy của Lữ đoàn Dù trong trận săn đuổi và triệt hạ nguồn dự trữ, kho súng đạn và đồ tiếp tế của VC trên đất Miên.

    Chúng tôi cất cánh bay sau chiếc trực thăng UH-1 có sơn màu cam của Ủy Ban Quân Sự 4 bên. Khi đáp xuống Thiện Ngôn, chúng tôi tắt máy và chờ lệnh, tôi bước ra khỏi phòng lái, nhìn về phía những tù binh theo nhau xuống phi cơ.

    Dưới đất đã có các cán bộ VC đến nhận tù binh. Vài người đầu tiên vừa đụng chân tới đất thì bắt đầu cởi quần áo quăng xuống đất, thế là tất cả những người còn lại đều cởi quần áo quăng đầy trong máy bay. Tôi bắt đầu thấy họ không còn như khi từ C-130 xuống nữa. Họ giơ tay, la ó, hò hét những khẩu hiệu, nào hoan hô, nào đả đảo, số tù binh đông, nên tôi không nhìn thấy được ai ra lệnh và những khuôn mặt tôi mới nhìn thấy bình thường kia giờ đây trở nên đằng đằng sát khí. Tôi nghĩ là chúng ta đã lầm và đang thả cọp về rừng. Nhưng đây là điều quan trọng trong hiệp định Paris thì dầu muốn dầu không cũng phải thực hiện.

    Bên trong chiếc Chinook giờ đây giống như phòng chứa rác. Không những quần áo mà còn những đồ mà Chính phủ VNCH cho. Anh em Cơ Phi, Xạ Thủ và Áp Tải phải ra công dọn dẹp vì nếu để, khi quay máy những quần áo này sẽ bị hút lên dính vào cánh quạt, làm hư hại máy bay. Mỗi chuyến đáp đều phải dọn dẹp, đều phải nghe và đều phải thấy những điều chướng tai gai mắt. Trong lúc chờ đợi lệnh được cất cánh, tôi đi vòng chung quanh máy bay để kiểm soát, quan sát cánh quạt và toàn thân của máy bay.

    Khi tôi quay lại thì thấy cô Phóng viên VC đang chụp hình tôi. Rồi trong những lần đáp khác cũng thấy cô chụp hình. Có lúc cô đứng xa chụp, có lúc cô lại gần chụp. Máy hình hiệu Canon, coi cũng có vẻ “Pro” lắm. Nhưng sau đó tôi để ý và suy nghĩ thì hình như cô cốt ý chụp chiếc Chinook ở những góc cạnh khác nhau hơn là chụp hình tôi.

    Tôi muốn chọc nên tôi đợi cô đến gần máy bay thì làm bộ đi ngang và nói “Nếu trong máy có phim thì tôi sẽ cho địa chỉ để gởi hình”. Cô không nói không rằng bỏ đi một nước. Thế là “Thúy đã đi rồi”, và từ đó tôi không còn được cô chiếu cố chụp hình nữa.

    Chở trả tù binh CSBV thì nhiều nhưng nhận lại bạn mình không được bao nhiêu. Cứ vài ngày thì nhận được năm hay mười người. Lâu lâu nhận được một toán vài chục người. Trong một bữa trưa để chờ nhận khoảng 15 hay 16 anh em, nghe nói họ đang được dắt đi bộ từ sáng sớm bên kia Biên giới Campuchia và băng rừng về đây. Tôi ngồi đợi mà lòng bồn chồn, náo nức vì nghe nói trong danh sách có 2 Hoa Tiêu của Phi Đoàn 237 Chinook. Đó là Thiếu Tá Trọng và Trung Úy Thanh, đã bị bắn rớt và bị bắt làm tù binh, còn anh em Cơ Phi, Xạ Thủ và Áp Tải đã không may phải hy sinh cho Tổ quốc. Bất chợt, 2 chiếc F-5 bay rất thấp qua căn cứ Thiện Ngôn.

    Trong lúc chúng tôi còn đang ngơ ngác, nhìn theo, không biết lý do gì họ lại bay thấp như vậy. Lúc ngó lại sân bay và những căn lều tranh thì không còn thấy một bóng dáng nào trên mặt đất. Tôi định lên quay máy để liên lạc với UH-1 của Ủy Ban Quân Sự 4 bên.

    Nhưng súng ống từ đâu đã chỉa vào chúng tôi, những khẩu phòng không cũng đã được lộ ra, đang chỉa lên trời. Chúng tôi bị giữ lại Thiện Ngôn hơn cả giờ, trong suốt thời gian chờ đợi Ủy Ban Quân Sự 4 bên điều đình và thuyết phục đơn vị VC đang đóng tại đây cho chúng tôi cất cánh về Tây Ninh, và điều buồn hơn hết là trong ngày hôm đó các anh em đáng lẽ được trả về với gia đình thì đều bị giữ lại.

    Sau khi đã trao trả hết tù binh chính quy CSBV, chúng tôi lại bắt đầu chở tù của những thành phần Mặt Trận Giải Phóng, VC nằm vùng và những phần tử hoạt động cho VC trong đó có cả thành phần Sinh viên hoạt động cho VC. Đây là đám người “Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản”.

    Những chiếc xe GMC bít bùng chở họ vào phi trường Biên Hoà, rồi được sắp xếp lên Chinook để chúng tôi chở lên Lộc Ninh, một tỉnh nằm sát biên giới Miên Việt, đã bị VC chiếm giữ. Nhắc đến Lộc Ninh không bao giờ tôi quên được Phi Hành Đoàn của Đại Úy Trần Tấn Thọ và Thiếu Úy Ngô Kim Hoàng cùng anh em Cơ Phi, Xạ Thủ và Áp Tải. Khoảng đầu năm 1971 khi đến đây đáp, móc hàng và bay tiếp tế cho Căn cứ Snoul, Phi Hành Đoàn đã bị phòng không bắn cháy khi vừa tới Snoul. Phi Hành Đoàn bị phỏng nặng, nhưng may mắn không ai bị thiệt mạng. PĐ 237 mất đi 1 Chinook.

    Khác với những lần trao trả trước ở Tây Ninh, địa điểm trao đổi lần này diễn ra tại Lộc Ninh, thuộc vùng kiểm soát của Việt Cộng cho nên sự quyết định “Đi hay Ở” của những tù binh VC gặp nhiều khó khăn hơn bởi vấn đề an ninh không được chặt chẽ như ở Tây Ninh.

    Khi bị kéo lại là bị đánh tơi bời. Tôi chở những người về Biên Hoà mà mặt mày bầm dập, còn dính máu, dầu đã được bên mình băng bó.

    Trong kỳ trao trả này, chỉ có trả mà không có nhận, thêm điều buồn là một Nhân viên phi hành của PĐ237 đã hy sinh cho Tổ Quốc vì trúng đạn VC bắn lên khi Chinook đang giảm cao độ để vào đáp Lộc Ninh. Điều này làm cho cả PĐ237 rất đau buồn. Nhưng vì lệnh từ trên đưa xuống cho nên các phi vụ vẫn phải tiếp tục.

    Qua những phi vụ trao trả tù binh, đối diện với những điều mắt thấy tai nghe, nhìn thấy rõ con người CSBV và VC, thấy đồng đội bị bắn chết, dầu hiệp định Paris đã ký kết, lệnh ngưng bắn đã ban hành, tôi thấy buồn và chơi vơi vì đàn cọp dữ nay được thả về rừng. Sớm muộn gì cũng sẽ tới phiên chúng tôi, cũng sẽ lãnh những viên đạn thù từ những kẻ mà chúng tôi đã chở trả về.

    Thật vậy, thời gian không bao lâu, vào cuối năm 1973 trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh thật đẹp, Phi Hành Đoàn chúng tôi đã nhận viên đạn phòng không đầy hận thù gởi tặng ở cao độ 4.500 bộ tại mật khu Đồng Xoài và chỉ trong gang tấc thân xác chúng tôi đã bị nổ thành tro bụi, nhưng Thượng Đế vẫn còn thương và cho tôi sống để tôi có cơ hội kể lại chuyện này.

    Hồ Viết Yên
    K7/68KQ/PĐ237 / PĐ241 Chinook

    https://www.facebook.com/groups/1051...9383096433124/

  2. #314
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Người Ấy

    Người Ấy
    Không Quân Phạm Đắc Giáp


    Hình minh họa

    Hàng đêm những lúc tay ấp đầu kề bên nhau, vợ tôi thường thủ thỉ: “anh kể chuyện người ấy cho em nghe đi”, tôi không nói gì cả, nàng không được vui, phụng phịu “chuyện nầy em biết hết rồi nhưng em muốn chính miệng anh kể, để em chia sẻ cùng anh chớ!”. Không biết nàng có chia sẻ cùng tôi hay không hay sau khi tôi nói ra, nàng sẽ buồn?. Tôi hẹn với nàng “trước khi nhắm mắt xuôi tay hoặc một ngày nào đó có thể bằng chính miệng hoặc anh mượn giấy thay lời nghe em”. Điệp khúc đó được nhắc mãi cho đến lúc….

    L thua tôi một tuổi. Nhà chúng tôi ở kề bên nhau, hai đứa quen biết qua tình hàng xóm, tình bạn học, mặc dầu không cùng chung mái trường, không cùng lối về. Những năm cuối trung học, chúng tôi thường trao đổi cho nhau những bài toán khó những bài văn hay, những mẫu chuyện vui buồn của đời học sinh. Tình bạn của tôi và nàng chỉ có thế không gì hơn, không vượt qua giới hạn nào khác. Năm tôi đậu tú tài nàng là người đầu tiên chúc mừng tôi thành “ anh Tú”. Năm sau đến lượt nàng thi đậu, nàng cũng trỡ thành “cô Tú” giống tôi.

    Thanh niên thời bây giờ ở độ tuổi ”quân dịch”, thi rớt không còn hoản dịch được là khăn gói lên đường tòng quân cứu nước, tôi học thêm vài năm chẳng ra gì đành “xếp bút nghiên theo việc đao cung “ để được trãi chí tang bồng của người trai thời chiến.

    Chiều hôm ấy một buổi chiều mùa đông, trời ảm đạm mưa phùn dai dẳng, L. tiễn tôi lên đường với đôi mắt đậm buồn không nói lời nào, chỉ vẫy nhẹ tay chào, nhưng cũng đủ cho lòng tôi xao xuyến.

    ***

    Những ngày học tập quân sự ở quân trường, mồ hôi thấm đổ, để đổi lấy và trao dồi cho mình một sức khỏe chắc chắn và một bản lĩnh vững vàng của người lính. Sau tám tuần lễ “huấn nhục”chịu đựng mọi gian khổ, chúng tôi trưởng thành và chai lì hơn nhiều so với lúc còn ở ngoài dân sự. Cuối tuần là thời gian dành cho các chàng lính trẻ về Sài Gòn dạo phố, thăm thân nhân, thăm người yêu nếu có, hoặc ở lại quân trường vui chơi với các bạn độc thân xa nhà. Buổi đi phép đầu tiên được dạo phố, trong bộ quân phục Sinh Viên Sĩ Quan với dáng dấp oai hùng của người lính sao thấy oai quá, bao ánh mắt nhìn vào với nhiều thiện cảm, làm cho mình tự tin và mạnh dạn hơn lên.

    Lần đó và nhiều lần sau, tuần nào tôi cũng cố gắng về Sài Gòn hoặc dạo phố hoạc theo bạn bè vui chơi để tìm thêm những niềm vui mới, đồng thời trút bỏ mọi mệt nhọc sau một tuần học tập ở quân trường và cũng để quên đi nổi nhớ nhà, nhớ người thân trong bao tháng ngày dài xa cách.

    Học ở quân trường đã sáu tháng, tôi (một trong 50 bạn ) đầy đủ sức khỏe được lựa chọn chuyển qua Quân chủng Không Quân học lái máy bay trở thành phi công sau nầy. Lại xa Sài Gòn trong bao luyến tiếc, nơi đây đã để lại bóng hình mà mình mới quen trong những lần đi phép, dầu sao đó cũng là ít nhiều kỷ niệm cho đời lính để gói trọn vào hành trang mang theo bên mình.

    Tại Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân ở Nha Trang, chúng tôi làm lại từ đầu của một thanh niên mới vào quân ngủ, học nhiều và nhiều hơn những gì đã học ở quân trường củ. Chúng tôi đã và đang trở thành một người lính thực thụ, sau tám tuần lễ “tái huấn nhục” chúng tôi được gắn lại “alpha” và phục hồi cấp bậc Sinh viên Sĩ quan như củ. Những sáng chủ nhật đi phép với bộ quân phục kaki màu vàng thật rắn rỏi, thật đẹp, hòa nhập cùng quân trường Hải Quân bạn với màu trắng nhẹ nhàng. Trắng vàng hòa hợp vừa hùng mạnh vừa thanh nhả, lả lướt khắp đường phố, vẽ lên và tạo cho Nha Trang một vẽ đẹp hào hùng của người lính. Hai màu sắc quân phục rắn rỏi và trang nhả ấy vừa đắt khách lại vừa đắt giá nhất cũng vừa khoe sắc thắm, sự hùng dũng của mình để dể bề chinh phục mỹ nhân thành phố biễn.

    Nha Trang với con đường Duy Tân thẳng tấp song song cùng bờ biễn. Biễn và đường thật thơ mộng chạy dài từ bắc xuống nam, nơi đâu cũng cát trắng với những hàng dương xanh cụt ngọn đổ bóng, cộng thêm ánh mát của bao hàng dừa bao phủ. Biễn Nha Trang đã đẹp lại mát mỗi khi trời chiều đổ bóng. Sinh viên Sĩ quan chúng tôi thường mượn nơi đây để hẹn hò, gặp gỡ với các cô bạn gái mà biết bao lần xuất trại mình mới được làm quen.

    Thời gian trôi qua, chúng tôi lần lượt ra trường. Bạn bè mỗi đứa một phương trời xa cách, mỗi lần nhắc lại Nha Trang với bao kỷ niệm tình cảm sống lại trong tôi, nơi đây là chốn “tình trường” nên phải xông pha chiền đấu cùng những chàng trai oai hùng khác, thắng cũng lắm mà thua cũng nhiều, gây sóng gió thì nhận sóng gió, đời trai lính chiến tình cảm thật chứa chan, thắng thua trong tình trường là chuyện bình thường, chẳng lấy gì làm buồn cả! Chuyện tình chỉ là kỷ niệm, làm đẹp cho đời lính làm dày thêm nhật ký tình yêu, hết mối tình nầy, chạy theo mối tình khác, không biết chán chường không biết mỏi mệt.

    Sau khi tốt nghiệp khoá bay, tôi lên phục vụ đơn vị đóng ở Pleiku phố núi, đất bùn níu chặt chân người chiến sĩ, mây mù giăng khắp lối, làm khó khăn cho những chuyến bay vào mục tiêu. Nơi núi rừng trùng điệp heo hút, với những phi vụ hành quân liên tục, những gian nan cực khổ của một phi công trên vùng trời lửa đạn mà lưới đạn phòng không luôn chực chờ. Tôi bị phòng không địch bắn nhiều lần, số vẫn hên nên chưa lần nào người dính đạn.

    Ở Pleiku hay những nơi biệt phái, từ Ban Mê Thuột, Kontum Phú Bổn xuống thành phố biễn Qui Nhơn Tuy Hòa, nơi đâu chúng tôi cũng có nơi hò hẹn với những em gái thân thương. Cuộc đời lính bay độc thân chúng tôi là thế và chỉ có thế mới lấp đi nổi cô đơn của người lính xa nhà.

    ***

    Đã mấy năm xa nhà, lần nầy tôi về phép. Đà Nẵng khơi lại trong tôi với bao kỷ niệm của thời thơ ấu, của những năm cuối trung học, và nhất là đôi mắt đậm buồn của người con gái tiễn tôi đi. Tôi rất mừng khi gặp lại nàng, nàng không phải là L., tôi cũng không phải là G. của ngày ấy, chúng tôi đã trưởng thành, đã chửng chạc và đã...người lớn hơn xưa rất nhiều.

    L kể cho tôi nghe sau một năm ngày tôi nhập ngủ, L mạnh dạn xếp bút nhiên theo chí hướng nam nhi, nàng đi vào quân ngủ. L được huấn luyện ở quân trường Sĩ Quan Nữ Quân Nhân, cũng cực khổ cũng dầm mưa dãi nắng chẳng thua gì các đấng nam nhi. Rồi nàng ra trường, cũng mang lon thiếu úy như ai lai được ở đơn vị gần nhà nữa chớ.

    Gặp tôi, nàng bảo “chúng mình bây giờ là lính cả, thật là vui phải không anh?. L là thiếu úy trước anh đó nghe, lần sau gặp nhau anh phải chào L trước nhớ không, thưa ông “pilot “! Niềm vui của chúng tôi vừa là bằng hữu vừa là chiến hữu nên tự nhiên, và dể đồng cảm nhau hơn.

    Về lại Pleiku tôi mang theo một niềm vui mới đó là L, chúng tôi liên lạc bằng thư từ thường xuyên, những chuyện vui buồn của đời lính, những ước mơ tươi đẹp ngày mai gỡi cho nhau, nhũng lần về phép kế tiếp hai tôi hiểu nhau nhiều, tình cảm gắn bó nhau hơn, rồi đến lúc tình cảm cũng nhường chỗ…Tại căn phòng nầy khi xưa là phòng học của nàng, chúng tôi từng trao cho nhau những bài toán, bài văn hay những mẩu chuyện của đời học sinh, và cũng căn phòng nầy giờ đây… lại chứa đựng bao ước mơ bao hạnh phúc của hai con tim đồng nhịp và cũng tại đây...nàng đồng ý nhận lời cầu hôn chân tình của tôi. Vâng, chúng mình đã lớn cả rồi phải không L phài không G?

    Được sự đồng ý của má của chị và cũng là là sự mong mỏi nhất của hai người, vì tôi là con trai duy nhất đã 28 tuổi rồi, bao lần má hối thúc tôi lấy vợ cho có cháu nội má ẳm má bồng ở tuổi già lẻ bóng, có lần má vào tận Nha Trang nơi tôi đóng quân lúc mới ra trường, má biết nơi đây tôi cũng có dăm ba mối tình chi đó, tôi chưa chịu nên má lại về không. Lần nầy má rất vui vì biết được L là người như thế nào, L đã để lại nhiều cái đẹp cho gia đình tôi theo năm tháng ở gần kề nhau. L cùng tôi hướng về tương lai với nhiều mộng đẹp, lễ đính hôn sẽ ra sao? rồi thành hôn phải như thế nào cho tươm tất…đó là những câu hỏi thật hạnh phúc và thích thú quá phải không L? phải không G?.

    “Con ngồi đây má nói chuyện nầy một tí”, giọng má nhỏ hơn mọi lúc, sắc mặt đăm chiêu và buồn tôi không biết má nói chuyện gì đây? sao mặt má căng thẳng và buồn thế?

    Tôi ngồi xuống bên má tâm tư cũng lo lắng theo sự không bình thường và buồn bả của má, hồi hợp tôi chờ đợi…má nói trong sự xúc động, trong sự tiếc thương.

    “Má chỉ có mình con, bao nhiêu hy sinh bao nhiêu mất mác má từng kể, con biết đó, cũng vì con chỉ có con má mới sống nổi đến ngày hôm nay, má rất thương L, má và chị con rất mừng khi hai con đến với nhau, nghỉ một lác cho cơn xúc động bớt đi má tiếp, “con với L chỉ có duyên mà không có nợ, má cùng chị Hai con vừa đi coi thầy về, tuổi hai con khắc nhau đến chết, mạng con yểu lắm nếu hai đứa lấy nhau thì con chết thôi, con mà chết má cũng chết theo mất, con thương má nghe con, nghe con, không vợ nầy thì vợ khác, đâu phải chỉ có một mình L đâu, đàn ông mà con”. Nghe đến đây, hai tai tôi ù lên, đầu như có ai cầm búa bổ vào, lúc nầy tôi cứ tưởng ai đang nói chớ không phải má. Mặt cúi xuống, tôi cố dằng cơn sốc đến thật bất ngờ với mình, cố kiềm sự xúc động và vội bước ra sau rữa mặt cho tỉnh người, cố đè nén những xúc động, những mất mác mình đang và sẽ gặp phải.

    Phải, cuộc đời của má tôi từ đau khổ nầy đến đau khổ khác, từ mất mác nầy sang mất mác khác, từ bà chủ nay thành kẻ trắng tay, bao nhiêu lần hoạn nạn là bấy nhiêu lần má đều cố gượng dậy vượt qua bao khó khăn gian khổ dầu đi làm thuê, ở mướn hay một người “culi” chăng nữa má vẫn vui má không thấy buồn, chỉ để nuôi nấng, để chị em tôi có nơi nương tựa, được nên người. Càng nghĩ về má tôi càng yêu quí má vô cùng, vẫn biết những điều má vừa nói là hoàn toàn vô lý chỉ là mê tín không hợp với khoa hoc chút nào, tôi không cãi không dám nghịch lại ý má sợ má buồn, tôi chỉ buồn cho tình duyên của mình thôi.

    Gặp lại nhau cũng trong căn phòng nầy, ngày xưa ấy hai tôi cùng ngồi học bên nhau và cũng nơi nầy chỉ cách mấy ngày thôi chúng tôi đã thêu dệt bao ước mơ bao hạnh phúc, bao lời ngọt ngào cho nhau và cứ tưởng sự thật sẽ đến trong tầm tay mình. Và giờ đây cũng nơi nầy chốn nầy, nước mắt tràn đầy cho nhau để khóc cho mối tình chưa hợp mà đã tan mau. “Hảy khóc đi em cho vơi tình sầu, hảy khóc đi em cho quên mộng ước ban đầu, hãy khóc đi em cho tình tan vỡ, khóc đi em…nghẹn ngào mình xa nhau”.

    Những lời nghẹn ngào trong nước mắt của nàng: “chuyện nầy em nghe má anh nói rồi, thôi mình xa nhau anh nhé, em đã dứt khoát rồi!”.

    Và đó là những giọt nước mắt sau cùng chúng tôi gỡi cho nhau.

    Về lại Pleiku, nghĩ về L bao nhiêu tôi lại càng nhớ má càng nhiều bấy nhiêu. Má hy sinh một đời cho con mà phận làm con tôi chưa một lần tôi báo đáp cho má, chưa một lần tôi làm cho má vui lòng. Vẫn biết tình yêu là do con tim mình mách bảo nhưng tôi không dám làm theo con tim, không dám cãi lại trí óc mình trong lúc nầy, và chỉ có má, má là tất cả má ơi má ơi…

    Mấy kỳ phép liền không về Đà Nẵng, ở lại trên nầy cho tình cảm trong tôi lắng dịu lại, mặc dầu nhớ má lắm. Không thấy tôi về thăm, má lặn lội đi xe đò lên thăm, cho dù đường bộ lúc nầy nguy hiểm, má kể: “từ khi tôi đi L cũng không trở về nhà, má cứ tưởng L bỏ nhà lên với tôi”.

    Không không má đừng nghi cho L tôi nghiệp cho nàng má ơi. Và từ đó chúng tôi xa nhau.

    ***

    Nhìn qua một lượt trên sạp áo quần, mợ chỉ tay hỏi cô bé bán hàng: - Quần đùi nầy cháu bán bao nhiêu? Dụi đôi mắt cho tỉnh hẵn giấc ngủ chập chờn buổi trưa nóng nực, cô bé ngước nhìn mợ cháu tôi, nở nụ cười chào khách:

    - Dạ thưa bác mua một cái?”

    - Bác mua đủ cặp. Bé báo giá mợ mua ngay không mặc cả và tặng tôi. Thắc mắc, tôi hỏi nhỏ sao đắt thế, mợ cười pha chút khôi hài:

    - Giá rẽ đó con, nụ cười của cô bán hàng đây mới đáng ngàn vàng, phải không cháu gái?. Cô bé mắc cở tủm tỉm cười cám ơn, mợ hỏi thêm bé được bao nhiêu tuổi?

    - Dạ mười tám ạ .

    ***

    - Ngồi đây má nói chuyện nầy nghe con. Lại ngồi đây ngồi đây mãi để cho con yên đi má! tôi càu nhàu trong miệng không dám nói ra.

    Không biết lần nầy má lại nói chuyện gì đây. Ngồi sát bên, nhìn sắc mặt má lần nầy tôi thấy già đi hẵn nhưng không thấy sự đăm chiêu và căng thẳng như lần trước, những nếp nhăn hiện rõ trên khuôn mặt, ừ má già rồi còn gì nữa đã gần 70 chớ ít đâu.

    Con à, con nhỏ bán áo quần con gặp hôm qua con thấy có được không? vừa dễ thương, vừa đẹp, hiền lành lại biết buôn bán, quan trọng hơn cả tuổi hai con rất hợp nhau từ cung mạng đến số mạng, hai tuổi nầy đều hổ trợ cho nhau trong việc xây dựng vợ chồng.

    Má nói một hơi dài như ông thầy bói đang mở chiêu dụ khách xem số mạng, tình duyên cho đôi tình nhân vậy, nghe má nói cô ấy biết bán buôn tôi cười thầm: “ biết buôn bán nên hai cái quần xà lỏn giá gần ngày lương của tôi mà mợ cho rẻ, mua được nụ cười mới quan trọng, mợ còn nhấn mạnh bác mua đủ cặp, mợ nói đúng lắm”.

    Phải, nụ cười ấy ánh mắt ẩy đã để lại cho tôi những rung động của giây phút ban đầu mới gặp, cô bé ấy vừa đẹp vừa dể thương và duyên dáng đấy chớ, má nhắc lại: - sao con?, nghe lời má bằng lòng đi con, lớn tuổi rồi kén chọn gì nữa. Tôi nói cô ấy còn nhỏ thua con cả chuc tuổi khó coi quá má ơi – biết bao người lớn tuổi lấy vợ trẻ đó sao? đàn bà đẻ vài đứa là già liền con khéo lo, sợ con bé chê con không chịu đó thôi. Má nói cả hơi dài để khen cô bé và cũng thuyết phục tôi. Tôi mỉm cười gật đầu đồng ý.

    Cậu tôi và bố nàng là chổ quen biết ở cùng đường phố, thường gặp nhau nên tôi cũng bớt ngỡ ngàng khi tiếp chuyện, cậu giới thiệu tôi là cháu ở xa mới về thăm nhà. Tôi ngồi nghe hai người nói chuyện và chỉ trả lời những gì họ hỏi, trong lúc chuyện trò bố nàng cũng có ít nhiều cảm tình dành cho tôi. Trước khi ra về bố siết chặt tay và mời tôi có dịp lại thăm bố.

    Trước khi lên Pleiku những chiều kế tiếp tôi “lì đòn” trở lại gian hàng nàng để mua thêm ít đồ không cần thiết chủ yếu để nhìn, để ngắm cái đẹp và nụ cười “đáng giá ngàn vàng”. Hình như linh tính báo cho nàng biết trước điều gì, nên nàng rụt rè e thẹn khi tiếp chuyện cùng tôi, càng e thẹn càng rụt rè bao nhiêu thì cái đẹp cái duyên dáng của nàng lại nổi bật bấy nhiêu, tôi năn nỉ và cuối cùng xin được địa chỉ để viết thư cho nàng.

    Những lần về phép sau, tôi mạnh dạn tới thăm ba mẹ nàng hay đúng hơn gặp nàng để nhìn tận mắt hình bóng mà mình đã mang theo trong suốt thời gian về phép. Ban đầu, nàng còn e thẹn không mạnh dạn, dần dần nàng cũng thích thú nghe tôi kể những chuyện của đời phi công trên bầu trời tây nguyên, ngang dọc bay qua với biết bao hiểm nguy nơi chiến trường, tàu dính bao nhiêu vết đạn mà vẫn lao vào vòng chiến, những lúc trời xấu mây bao phủ cả vùng trời vẫn cố gắng bay qua không hề sợ hiểm nguy nào cả, nàng càng nghe từ chổ lo lắng sợ sệt đến chổ càng thích thú say mê, cái nhút nhác thẹn thùng ban đầu của nàng cũng bớt, dạn dỉ dần và có ….cảm tình với tôi nhiều hơn.

    Sự thúc đẩy của má, má nói cưới vợ phải cưới liền tay, chớ để lâu ngày thiên hạ dèm pha , tôi trì hoản mãi cũng không được má còn bảo hôn nhân đi trước hạnh phúc theo sau là chuyện thường, nếu con yêu thương thật thì tình yêu sẽ đến ngay, đừng chần chờ gì nữa nghe con.

    Tại nhà nàng chúng tôi có một không gian riêng để gặp nhau, để tìm hiểu nhau thêm, và nơi đây lời cầu hôn cùa tôi được nàng chấp thuận với một yêu cầu:- thong thả tiến tới hôn nhân nghe anh, em mới mười tám còn nhỏ quá anh ơi, rồi nàng hỏi anh được bao nhiêu tuổi, tôi không dám trả lời thật, bớt lại năm tuổi nàng vẫn hồ nghi nhưng không sao, yêu nhau tuổi tác đâu có thành vấn đề phải không anh? đừng gọi anh bằng chú nghe em? chúng tôi cùng cười và ….nụ hôn đầu đời nàng đón nhận cho một tình yêu mới nở vâng, tình yêu của một người con gái mới lớn mới chập chửng vào đời, nụ hôn còn vụng về còn sợ sệt trong vòng tay siết chặt, thì làm sao tôi không cảm nhận được tình yêu, không ngất ngây theo nhịp đập của tim nàng.

    Chọn được ngày lành tháng tốt hai bên gia đình quyết định tổ chức lễ đính hôn, buồn thay những ngày trước và sau lễ, chiến trường ở tây nguyên trở nên sôi động hơn bao giờ hết, tất cả nhân viên phi hành chúng tôi bay liên tục từ sáng đến chiều để yểm trơ chiến trường cho sự sống còn của quân bạn, cho sự cư an tư nguy. Vì tình đồng đội vì tình chiến hữu, tôi phải vắng mặt đám hỏi quan trọng của đời mình, để phục vụ cho đại sự cho bình an tổ quốc, nên ngày lễ hứa hôn chỉ có cô dâu còn chú rễ chẳng thấy đâu. Em có buồn không em? không có anh bên để dìu em từng bước trong bộ đồ cưới đẹp nhất, cho em mạnh dạn bước ra trình diện hai họ không em? Chắc em không buồn đâu nhỉ, dầu không có anh, em vẫn mạnh dạn vẫn vui vì em biết anh hy sinh tình riêng để lo cho đại sự là cuộc chiến hôm nay phải không em? phải không em?

    Em phụng phịu với giọng trách yêu “hổng chịu đâu, hổng chịu đâu” anh gạt em, mới đám hỏi đó chưa được mấy ngày đã lo tính chuyện đám cưới, em mới mười tám để cho em lớn chút nữa đi, em mắc cở lắm nghe anh. Càng phụng phịu bao nhiêu cái duyên dáng nét dể thương càng hiện rõ trên khuôn mặt nàng. Hơn bao giờ hết tôi mới cảm nhận được người vợ thật sự của mình là đây sẽ cho mình và gia đình những gì mình mong ước nhất.

    Nhờ sự giúp đở của hai bên gia đình, những ngày cận tết của năm ấy đám cưới chúng tôi được tổ chức thật tươm tất thật trang trọng, một đám cưới mọi người nhìn vào ai ai cũng không tiếc lời khen ngợi.

    Để bù lai sự vắng mặt của chú rễ trong ngày đính hôn, thì hôm nay từ Pleiku chỉ huy trưởng lái máy bay chở sáu vị chức sắc trong phi đoàn về dự tiệc cưới của chúng tôi, thật hạnh phúc quá phải không em, người vợ yêu quí của anh. Và từ đây cô dâu đã biết mặt người anh cả cùng những đồng đội của chú rễ trong phi đoàn.

    Cưới nhau xong là đi, vâng là trai thời chiến chúng tôi chỉ gần nhau được bốn ngày, bốn ngày ấy thật hạnh phúc và quí giá quá, mình đã đưa nhau đến đỉnh tuyệt vời của tình yêu, của bến bờ hạnh phúc, mặc dầu chưa có một tuần trăng mật cho nhau sau ngày cưới nhưng nàng không buồn nàng vẫn vui bởi chồng mình là lính.

    Mới cưới nhau đã vắng chồng ở nhà một mình, thật buồn, bao nhớ nhung bao lo toan biết nói cùng ai, may cũng còn mẹ và chị chồng thương yêu, đùm bọc chỉ vẽ cho những gì chưa biết, sự yêu thương đùm bọc ấy làm cho cả ba gần gủi lại nhiều hơn xem nhau như ba mẹ con ruột rà thật sự, một hoặc hai tháng tôi cũng có năm bảy ngày phép về thăm em để lấp đi bao nhớ nhung trống vắng của những ngày xa cách, tôi xin phép má đưa em lên đơn vị sống cùng tôi vài tháng.

    Dãy phòng chúng tôi ở trên đồi tận cuối đường bay nên lúc nào cũng thấy rõ máy bay phi đoàn mình lên xuống, phòng độc thân dành cho một người vừa kê đủ một giường một tủ cá nhân và một bàn nhỏ đọc sách hoặc viết thư, xung quanh phòng được che chắn nhiều lớp bao cát để chống pháo kích. Từ ngày có vợ, phòng ốc trở nên ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẻ nền nhà luôn luôn sạch bóng không còn lộn xộn như trước. Cũng chừng đó vật dụng nhưng khi qua tay vợ sắp xếp sao thấy rộng rãi, mát mẻ hơn nhiều.

    Bữa cơm nào cũng ngon cả tôi khen tài nghệ làm bếp của nàng đáo để. Nàng không nhận lời khen, đổ thừa má dạy em nấu cho anh ăn đó, câu trả lời khôn khéo và dể thương quá hở em?

    Chiều chiều sau giờ rảnh em đứng nhìn từ đồi xuống cuối đường bay, những con chim sắt sau một ngày uốn lượn mệt mỏi với những phi vụ hành quân trở về tổ ấm, từng chiếc rồi từng chiếc đáp nhẹ xuống đường băng chạy dài đến khuất tầm mắt, chắc trong số đó cũng có chồng mình đang ngồi lái, mình hảnh diện chồng biết lái máy bay, mình cũng biết lái phi công như chồng đấy chứ.

    Ở trong cư xá không quân Pleiku thời gian, em biết được gần hết chiến hữu cùng các chị vợ yêu thương của bạn chồng, nơi đây em đã chứng kiến bao nhiêu đòng đội bạn ra đi không trở lại, cái vui cái buồn đời lính em cũng chia sẻ ít nhiều, đôi lúc suy tư có chồng pilot sao mà hồi hợp quá mỗi lần chồng hành quân là mỗi lần lo lắng, em luôn cầu nguyện cho chồng và tất cả đồng đội của chồng được bình an trong mọi phi vụ hành quân.

    Tình hình chiến sự trở nên khốc liệt hơn, hàng đêm không biết bao đợt pháo kích phóng vào phi trường, những tiếng rít kéo dài của tầm đạn, tiếng nổ kinh hồn làm nàng sợ sệt nằm co ro bên chồng thầm cầu nguyện. Nàng lúc nầy đang mang thai đứa con đầu lòng, chạy vội theo chồng xuống hầm trú ẩn bị té nhào, may mà không sao.

    Sợ nguy hiểm sẽ đến vợ con nên hôm sau tôi đưa vợ về lại Đà Nẵng. và từ đó căn phòng không còn tiếng cười tiếng nói chào đón rồn rả mỗi khi chồng về. Vắng em căn phòng lai buồn bả, đâu còn ngăn nắp nữa, đâu còn những bữa cơm ngon em nấu cho chồng, chỉ còn chăng là gạo sấy cùng thịt hộp cho qua bữa thế thôi.

    Từ ngày mới bước chân lên Pleiku thấm thoát gần hai năm rưởi rồi, nơi đây phi trường còn vắng vẻ lưa thưa, hôm nay đã nhộn nhịp hẵn, bao nhiêu dãy nhà mọc lên bao nhiêu máy bay đậu kín chổ. Tôi được lệnh chuyển đơn vị. Cầm lệnh thuyên chuyển trên tay, với biết bao kỷ niệm vui buồn trổi dậy, nơi đây tôi cùng đồng đội sát cánh bên nhau, những địa danh như Pleime Dakto BenHet Charly Tân Cảnh rồi qua tận đất Lào, nhà thủy tạ Biển Hồ Cam Pu Chia..., nơi đâu cũng để lại dấu ấn của cánh bay mình, những phi công như Huỳnh Mười người bạn cùng khóa cùng chịu đựng số phận “vịt đẹt” như tôi, nào Đoàn Phan, Khải lửa Mr Di ( Ổi ) Việt bị đạn dịch bắn vào bụng cũng ráng đáp an toàn để nhập viện rồi đi đâu cái bị nylon cũng ở bên mình …. Quan sát viên như Đức (người cày cỏ ruộng) Đoàn Lương, Xuân, Nu, Minh Nguyệt, Đôn (lò) và biết bao nhiêu bạn nữa là những người thân thương nhất cùng tôi sống chết trên bầu trời đầy lữa đạn, giờ đây tôi chia tay các bạn, giã từ phi trường, các địa danh quen thuộc, thành phố Pleiku và các biệt đội là nơi đã để lại cho tôi biết bao vui buồn của đời lính.

    Về lại Đà Nẵng của đất Quảng mến yêu, tôi cũng tiếp tục chiến đấu như các bạn đang chiến đấu ở đây vậy. Chiến trường miền trung sôi động hơn nhiều, tôi lao mình vào nơi khói lửa ngay từ chiến trường nầy đến nơi biệt phái khác, vẫn nhớ Pleiku thân yêu, vẫn nhớ những nơi biệt phái mình đã qua, để lại nơi đây biết bao kỷ niệm, biết bao tình cảm của người lính độc thân xa nhà mà khó ai tránh khỏi.

    Lấy vợ thấm thoát được ba năm, đã có hai con một trai một gái thật hạnh phúc quá. Nhớ lại lời má “ hôn nhân tới trước hạnh phúc theo sau” thật không sai chút nào, có vợ biết yêu thương lo lắng cho vợ, cũng biết chìu chuộng khi em làm nủng, có cho nhau tình yêu thì mới nhận được hạnh phúc phải thế không em? Vợ tôi lúc nầy vừa buôn bán vừa lo con dại bận rộn tối ngày mà chẳng đòi hỏi nơi tôi một sự giúp đở nào cả, ngày qua ngày cuộc sống vẫn hạnh phúc êm đềm trôi qua, một hôm vợ nói nhỏ vào tai em có bầu đứa nữa anh, độ sáu bảy tháng thôi anh có con bồng, như vậy là ba năm ba đứa đó, chừa và tha bớt cho em đi nghe ông chồng yêu của em, rồi em cười ôi hạnh phúc quá.

    Một hôm tôi ghé qua nhà L gặp em nàng cho biết, chị L có chồng sau anh một năm bây giờ chị có được hai con. Vợ chồng chị thuê nhà ở xa đây lắm, em hỏi anh còn nhớ chị không? “Nhắc chi chuyện đau lòng ấy em ơi” tôi ngậm ngùi không trả lời được gì cả. Tôi cũng xót xa cũng đau lòng cho một mối tình đẹp đã qua trong đời mình.

    ***

    Tình hình chiến sự lúc nầy trở nên bi đát, tin xấu từ mọi nơi dồn dập đến, Ban Mê Thuột, Pleiku mất rồi đến Đà Nẵng, và cuối cùng lịch sử cũng sang trang. Chiến tranh chấm dứt, đồng đội tan rã mạnh ai nấy chạy, tôi không thể bỏ vợ bầu con thơ trong lúc nầy mà chạy tìm đường thoát thân được, đành ở lại chịu chung số phận cùng những người bại trận. Một điều thật cay đắng bây giờ mới thấy được chúng ta là những con ong thợ hút nhụy về xây tổ hì hục từ sáng đến chiều tạo những chiến công về dâng cho thượng cấp, khi tan hàng thượng cấp âm thầm bỏ chạy không một lời từ biệt đồng đội anh em.

    Tôi lên núi cùng anh em bại trận, để trãi dài những ngày tù tội, sáu tháng sau như lời vợ nói, thằng cu thứ ba ra đời. Vừa sung sướng lại vừa lo lắng cho hoàn cảnh khó khăn của vợ chưa đầy hai mốt đã ba đứa, đứa dắt đứa bồng đứa khóc o oe trong nôi đòi sữa mẹ mà phải bôn ba chịu khó xoay xở cho qua ngày khi không có chồng bên cạnh. Với thân gầy lặn lội hai vai gánh nặng tìm kế mưu sinh cùng mẹ chồng già yếu để lo cho con dại, cho chồng ở tù trên núi xa. Cái tuổi của em đáng lẽ em còn bay còn nhảy còn hồn nhiên như bao người con gái khác vẫn còn vui chơi với bạn bè thỏa thích, nhưng em không buồn em không trách phận, em vẫn vui chịu đựng mọi khó khăn để nuôi con thăm chồng khi được phép. Mình cứ tưởng đàn ông mới là cực khổ gian nan cận kề cái chết qua từng đường tơ kẻ tóc lúc ra mặt trận hoặc gian nan lội suối trèo non lao động vất vả tay xướt chân trầy bởi gai rừng của những ngày tù tội, đâu có thể so bằng cái khó khăn cái thiếu thốn lo toan từng bửa cho con trẻ, khi con ốm đau một mình chữa trị cho con, cái cần thiết cho bản thân cũng chẳng cần, bên tai luôn nghe những lời xỉ mắng nào vợ sĩ quan ngụy nào giặc lái ác ôn, em cũng cúi mặt làm ngơ chỉ lo chắt chiu từng đồng từng cắt để bới xách cho chồng, thật vĩ đại quá phải không em?

    Sự chịu đựng khó nhọc và cố gắng làm ăn cũng đươc đền đáp công lao, cố xoay xở em mua được căn nhà nhỏ ngay đường phố có chỗ buôn bán, có chỗ cho mẹ già cùng bốn mẹ con trú ngụ.

    Sau hai năm tù “cải tạo”, tôi được trở về sum hợp với gia đình, ngạc nhiên cùng mừng rỡ em ôm chồng mừng mừng tủi tủi, nghẹn ngào không nói được lời nào cả.

    Mọi quá khứ đã đi qua bây giờ chúng tôi bắt đầu cuộc sống mới, cuộc sống của tù binh trở về với nhiều nghề bị hạn chế nên tôi chỉ biết phụ giúp vợ buôn bán, chăm lo các con, dần dần cuộc sống cũng thay đổi, sự hạn chế nghề nghiệp của chúng tôi cũng bớt đi đáng kể. Tôi cùng vợ ra sức làm, trời không phụ lòng chúng tôi mua được nhà khác khang trang rộng rãi hơn, con cái cũng lớn dần theo thời gian cũng có được trình độ để vào đời có công ăn việc làm có vợ có chồng, tất cả có cháu cho chúng tôi ẳm bồng để đợi tuổi già ghé đến.

    Tình cờ tôi gặp lại L ở nhà người thân, mặt giáp mặt mà lòng xót xa cho một mối tình đỗ vỡ, tôi cố tình thờ ơ lạnh lùng như không biết những gì nàng nhắc lại, lý trí vẫn còn sáng suốt, tôi cố tình làm vậy cốt để nàng quên tôi, xem tôi như người tình phụ bạc để nàng được hạnh phúc bên người chồng thân yêu của mình, để tôi được hoàn toàn là lá chắn là chỗ dựa vững chắc nhất của vợ con trong lúc nầy và mãi mãi.

    Nghĩ lại tình cảm trải qua trong cuộc đời dù chai lì cho mấy rồi cũng có một phút nào đó để tâm tư lắng đọng để cho mình ngẫm nghĩ…..

    Chuyện đã qua đi tình cảm hạnh phúc bên nhau trên bốn chục năm rồi, mình chưa một lời nói nặng cho nhau chưa một lần làm buồn cho nhau phải không em? hạnh phúc luôn bao quanh bên ta phài không em?.

    Anh đã trãi hết lòng mình trên giấy để em hiểu tận đáy lòng anh như anh đã hứa là sẽ kể cho em nghe về “Người Ấy” rồi đó, vợ yêu dấu của anh.


    Không Quân Phạm Đắc Giáp

    https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater

  3. #315
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Ðại Ðội 4 -Tiểu Ðoàn 248 - Liên Đoàn 925 Ðịa Phương Quân

    Ðại Ðội 4 - Tiểu Ðoàn 248 - Liên Đoàn 925 Ðịa Phương Quân
    Trung Úy Nguyễn Tấn Hợi



    Hình minh họa

    Tôi Nguyễn Tấn Hợi, cựu Trung úy, Đại đội trưởng Ðại Ðội 4/Tiểu Ðoàn 248/ÐP thuộc Liên Ðoàn 925 DP/BT, do Ðại Tá Lại Văn Khuy làm Liên đoàn trưởng, phụ trách an ninh lãnh thổ 4 quận miền Bắc tỉnh Bình Thuận. Liên đoàn có 3 tiểu đoàn DP tác chiến: TÐ 248 ở Tuy Phong, TÐ 212 đóng tại Lương Sơn và TÐ 229 phụ trách vùng Hải Ninh.

    Riêng TÐ 248/ÐP đóng tại Tuy Phong là quận cực Bắc Bình Thuận, từ Mũi Cà Ná vào đến Bầu Ðá giáp ranh quận Hòa Ða, trên một lãnh thổ phức tạp, đầy núi non, bãi biển, nhiều đảo và những cánh đồng mênh mông. TÐ có 4 đại đội tác chiến và 1 đại đội chỉ huy công vụ: ÐÐ1-Trung Úy Hàm, ÐÐ2-Trung Úy Quý, ÐÐ3-Trung Úy Ðức, và ÐÐ4 là tôi. ÐÐT/Chỉ Huy Công Vụ lúc bấy giờ là Trung Úy Thức, trưởng Ban 3 là Ðại Úy Tuân, phụ tá là Thiếu Úy Thiện, trưởng Ban Truyền Tin là Trung Úy Hải. BCH TÐ đóng tại cầu Ðại Hòa thuộc Quận Tuy Phong. Thiếu Tá Nguyễn Văn Xuân, thuộc binh chủng LLDB về thay thế Thiếu Tá Lê Văn Trung, là tiểu đoàn trưởng cuối cùng.

    Ngoài ra TÐ còn có Ðại Úy Nguyễn Văn Ngọc, nguyên trưởng Phòng 2/TK Bình Thuận, không biết sao bị thuyên chuyển tới chốn này để ngồi chơi xơi nước. Sau tháng 5,1975, Ðại Úy Ngọc bị tù tận miền Bắc và về Nam vẫn ở tù tại trại Z30 Hàm Tân gần 13 năm, giống như Phó Tỉnh Trưởng BT – Phạm Ngọc Cửu..

    Ngày 15 tháng 4 năm 1975, Ðại Ðội 4/248 ÐP nhận được lệnh trở về BCH/TÐ 248, trong lúc đang tăng phái hành quân cho TÐ 212 ở Lương Sơn, đóng tại đập Ðồng Mới, vì lý do áp lực địch tại khu vực này quá mạnh. Là một đơn vị tăng phái hành quân, Ðại đội của tôi lại đóng bên kia sông Lũy, nên chỉ tự lo lấy thân thôi, dù cách BCH của Liên Ðoàn 925 ÐP tại Lương Sơn khoảng vài cây số. Nói chung là không có được một sự tiếp viện nào ngoại trừ pháo binh và không quân yểm trợ khi cần thiết.

    Sáng hôm đó, tôi rút ÐÐ qua sông và ở trên quốc lộ 1 chờ phương tiện di chuyển. Chi khu Phan Lý Chàm có tăng cường cho 2 xe GMC chở quân. Tôi nghĩ cũng là chở một đại đội với quân số cùng trang bị đầy đủ mà chỉ có 2 xe thì làm sao chuyển hết? Tôi có hỏi thì được trả lời, ráng mà sắp xếp sẽ có xe thêm. Lúc này thì cuộc chiến đã nóng bỏng rồi. Lệnh mà thôi, có bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu.

    Ðợt đầu tôi đem 2 trung đội và một tiểu đội viễn thám; Nói về tiểu đội viễn thám này tuy chỉ có 12 người nhưng có tầm vóc tác chiến bằng một trung đội. Chuyến đi phục kích và bảo vệ BCH/ÐÐ được trang bị súng đạn, truyền tin cũng như một trung đội, còn lại 2 trung đội tôi giao cho đại đội phó là Trung Úy Ðạt để chờ di chuyển về sau.

    Trên đường di chuyển về Tuy Phong tới Bầu Ðá ranh giới của Quận Hòa Ða và Quận Tuy Phong vắng vẻ thì bị phục kích. Tôi ở chiếc xe đầu và ngồi kế bên tài xế, khi súng nổ tôi thấy những trái B40 bay qua đầu xe, tài xế đạp thắng, tôi bèn rút cây Colt 45 ra và ra lệnh cho tài xế cứ chạy, cứ giữ vững tay lái, bằng một động tác cực nhanh tôi hất chân gas của tài xế để tự tôi đạp gas chạy hết tốc độ. Ðạn B40 vẫn tiếp tục băng qua đầu xe, tất cả binh sĩ trên xe đều nổ súng bắn trả; Nhờ ơn trên phù hộ, 2 chiếc GMC đã thoát được phục kích và chạy về BCH/TÐ, xe dừng tôi kiểm soát lại thì không có một ai chết hay bị thương, riêng cái bao đựng cây ăng ten bảy đoạn thì lủng hết không còn sử dụng được.

    Sau khi nhận bổ sung đạn dược và lương khô, ÐÐ tôi, lại được lệnh tiếp tục di chuyển ra Cà Ná. Ðiều này cũng lạ, tôi tự nhủ, như vậy 3 đại đội kia đâu? Tại sao phải chờ tôi về để đem ra Cà Ná trong lúc chiến trường Phan Rang, đang dầu sôi lửa bỏng ? Ðiều này đã làm cho tôi có suy nghĩ: “Ðã tăng phái ÐÐ tôi cho TÐ 212 đem tôi ra đóng quân tại đập Ðồng Mới, là một nơi đồng không mông quạnh chỉ có cây với những bãi đất khô cằn, không một ngọn cỏ mọc, rồi bây giờ họ chờ cho bằng được tôi về rồi thảy ra tuyến đầu. Còn 3 vị ÐÐT kia đâu rồi mà phải chờ tôi di chuyển ra Cà Ná?. Tuy nhiên lệnh là lệnh tôi phải thi hành, tôi tiếp tục thẳng tiến, nhìn lại những người lính thân yêu mà tội nghiệp cho họ, linh tính và sự suy nghĩ của một cấp chỉ huy chiến trường, tôi tự nhủ rằng có thể kỳ này ra đi là không có ngày trở lại. Nhưng thân phận của Người Lính VNCH là thế đó, không thế lực gửi gấm, không tiền bạc lo lót, thì tác chiến muôn năm là cái chắc, lon lá huy chương, chức vụ văn phòng, bốn bên liên hợp, này này nọ nọ, người lính nghèo đâu có bao giờ mơ ước, thậm chí trại gia binh cũng tước đoạt để cấp cho phe đảng… Nghĩ tới niềm đau và nước mắt như vậy, song vẫn cứ đi, tôi ra lệnh cho xe khởi hành.

    Trung Úy Thức ÐÐ/CHCV, hiện ở Texas-Hoa Kỳ, có kể cho tôi nghe qua điện thoại: Tại BCH/TÐ, Thiếu Tá Xuân và Trung Úy Hải Truyền Tin cho biết là phải đi họp ở Phan Rí hay tại BCH Tuy Phong, và đã đem tất cả máy truyền tin theo (?), cho nên Thức không có máy để liên lạc được với tôi đành chịu. Khi tình thế thật nguy ngập, Thức cùng với Thiếu Úy Thiện chạy về Chi Khu Tuy Phong vì nơi đây còn vợ và 3 đứa con của Thức. Thức cõng 1 đứa, Thiện cõng 1 đứa và vợ Thức dẫn 1 đứa chạy ra biển để tìm ghe di tản. Khi đến nơi thì chỉ có Thức và Thiện là quân nhân nên được cho ra tàu, còn vợ và 3 con ở lại; gạt nước mắt, vợ Thức dẫn 3 đứa con trở lại, kể từ đó mất liên lạc không còn biết tin tức gì nữa. Nghĩ cũng thật đau thương cho cuộc đời của những người lính, trong khi đó vợ và con của những quan quyền, thời nào, cũng hưởng được mọi sung sướng, cho tới lúc tàn cuộc cũng may mắn hạnh phúc như thuở nào.

    Trở lại trận chiến. Cà Ná là ranh giới của TK Bình Thuận và TK Ninh Thuận, qua khỏi bảng chia ranh giới chừng vài chục thước là có quán Cà Ná Quán, nơi đây xe chở hành khách từ Sài Gòn ra thường hay ghé vào quán này ăn cơm trưa. Sở dĩ tôi biết là vì đã từng đóng quân ở đây. Vùng này có một ngọn núi đối diện với Cà Ná Quán, kế bên là Dinh Cô, muốn lên phải leo 99 bậc thang xây bằng đá. Từ tấm bảng chia ranh giới về hướng Phan Thiết, một bên là núi, một bên là biển, mà hiểm trở nhất là cây cầu có tên là cầu Ðá Chẹt.

    Cầu này nằm trên quốc lộ 1, giữa một bên núi cao, một bên biển thấp, nối tiếp có thêm mấy cây cầu nhỏ, thật hiểm trở vô cùng. Nhiều lúc tôi đã có những suy nghĩ là phải triệt hạ mấy cây cầu này để làm chậm bớt sự di chuyển của quân CSBV, vì cầu sập muốn đi qua, Công Binh của quân CS phải cần có thời gian tái tạo, nhưng rồi còn người dân họ muốn đi tìm tự do thì sao?, nghĩ thì nghĩ vậy nhưng rồi mất đi như một ảo tưởng. Vì tình hình biến chuyển quá nhanh, nên sau khi liên lạc nhận lệnh từ BCH/TÐ, Ðại đội tôi bỏ Cà Ná rút về xóm Vĩnh Hảo, nhưng nhận thấy đây không phải là vị trí phòng thủ, nên tôi lại di chuyển tiếp tới Sở Nước-Suối Vĩnh Hảo. Ðối diện về phía bên kia QL1, có một hòn núi không cao lắm, nguyên là căn cứ pháo binh của Mỹ. Tôi chọn đóng quân ở đây, vì nó là một vị trí phòng thủ thiên nhiên rất lý tưởng. Hơn nữa, nếu nguy cấp, DD có thể rút ra phía sau núi, gần sát bờ biển. Chuyện đã đến nước này rồi, thân phải lo thân, không những mình tôi mà toàn bộ số lính thân yêu đã theo tôi trong suốt đoạn đường gian khổ.

    Khoảng 10 giờ sáng ngày 16 tháng 4, 1975, tôi đang ở trên ngọn núi đối diện Sở Nước Suối Vĩnh Hảo, đặt ống dòm tôi thấy đoàn xe bụi mù mịt. Ngó lại mấy cây cầu, phải chi trước đó tôi đã có nói là phải tính toán nó đi, thì giờ đây, dĩ nhiên chận đứng được đoàn xe này rồi . Việc này chính tôi có đề nghị với BCH/TÐ và nơi đã trình lên Chi Khu cùng Tiểu Khu, nhưng không thẩm quyền nào quyết định nổi, vì lúc đó Mặt Trận Phan Rang còn đang tiếp diễn, làm sao có thể phá cầu, trên đường rút lui của đoàn quân?

    Rồi tới lúc nguy ngập, tôi lại xin lệnh phá Cầu Ðá Chẹt nhưng cũng không được chấp thuận. Sau này gặp lại cựu Trung Úy Thức, anh cho biết là BCH/TD có xuống BCH Tuy Phong để bàn thảo chuyện này, nhưng không thấy thực hiện gì hết. Tới khi tôi liên lạc về BCH/TÐ, báo cáo, là đã nhìn thấy xuất hiện đoàn xe bụi tung mù trời, gần xóm Vĩnh Hảo, cách chỗ tôi đóng quân chừng 5-6 cây số và cách BCH/TÐ khoảng hơn 10 cây số và xin phi vụ giội bom đoàn xe trên. Lúc đó, tuy đã được Trung Tâm Hỏa Lực chấp thuận, nhưng vì tình hình chiến trường đang sôi động khắp nơi, nhất là tại các mặt trận Phan Rang, Phan Thiết và Xuân Lộc. Hơn nữa, phi trường Phan Rang thì đã mất, chỉ còn phi trường Biên Hòa. Tôi cố liên lạc về BCH/TÐ, kể cả BCH Tùy Phong nhưng không nơi nào trả lời, vì đã di tản ra chiến hạm Hải Quân 503 trước khi đoàn xe CS tới, vì vậy mới gặp Thiếu tá Quận trưởng Tuy Phong là Hà Văn Thành ở trên tàu.

    Thật sự lúc đó, đơn vị của tôi chưa hề chạm địch, nên khi liên lạc được phi vụ, khoảng 10 giờ sáng. Tôi đã liên lạc với phi công và báo cáo mục tiêu xin oanh kích nhưng không hiểu vì lý do gì, hai chiếc F-5 lại thả hai trái bom xuống vị trí đóng quân của tôi, rồi bay mất về hướng Nam. Cũng may, bom lạc ra ngoài nên không có ai bị thương vong. Ðây có lẽ vì áp lực phòng không lúc đó rất nặng, nên phải bay cao ngoài tầm pháo của địch, vì tôi vẫn còn nghe họ gọi danh hiệu của tôi lúc đó là Bản Thế theo đặc lệnh truyền tin, song tôi không dám lên tiếng, vì sợ lại bị KQ thả bom lầm như trước.

    Lúc này ÐÐ chỉ còn 2/3 quân số, vì khi rời Lương Sơn, tôi đã giao cho ÐÐP chỉ huy 2 trung đội còn lại, trong lúc chờ phương tiện. Ðây cũng là điều may mắn đã xui khiến Chi Khu Phan Lý Chàm cung cấp không đủ xe để di chuyển toàn đại đội về Tuy Phong. Nếu không, tại trận phục kích ở Bầu Ðá, có nhiều xe thế nào cũng dính. Ngoài ra nếu đủ quân số, phải rải quân rộng, chắc chắn sẽ bị ăn bom của KQ bỏ lầm.

    Lúc này tại Tuy Phong chỉ còn có một mình ÐD4 (-) của TÐ248 ÐP mà thôi, chính tôi cũng không biết sẽ đi về đâu vì mọi liên lạc với BCH/TÐ và Chi Khu coi như bị cắt đứt. Ðứng trên núi cao, qua ống dòm tôi thấy trên quốc lộ 1, dân chúng chạy lánh nạn đầy đường, bằng đủ loại phương tiện, kể cả xe đạp.Thấy vậy, tôi xuống dọ hỏi, mới biết đó là dân chúng Vĩnh Hảo, khi thấy đoàn xe của VC tới, nên rủ nhau bỏ nhà di tản. Họ còn cho biết đoàn xe của bộ đội Cộng Sản rất dài, trong số này có nhiều xe GMC tịch thu của TK. Ninh Thuận bỏ lại, khi mặt trận Phan Rang tan vỡ, hiện đang ngừng ngay trước chợ.

    Tôi có nghĩ là sẽ rút về Phan Thiết nhưng làm sao được, vì phải di chuyển cả một chặng đường xa xôi, mà tôi là tuyến đầu. Bởi vậy, tôi đem 2 trung đội xuống nằm ở sát chân núi, trước mặt là 1 giao thông hào, dùng thoát nước mưa, để khỏi hư mặt lộ. Nhờ nó, mà đơn vị đã rút an toàn ra bờ biển, bởi vì xe hay chiến xa cũng không vượt qua được cái giao thông hào. Tôi để lại Tiểu Ðội Viễn Thám, nằm kích ở lưng chừng núi có gì yểm trợ, vì ở trên cao không sợ lạc đạn. Tới đường cùng rồi, những nghẹn ngào uất ức không làm sao giải tỏa được. Tôi xuống chận dân để hỏi tình hình tiếp, vì lúc đó đoàn xe còn đứng chưa di chuyển và được trả lời là có 1 chiếc xe Jeep sắp sửa chạy trước để đến đây, tôi nghĩ đoàn xe chưa đi, tôi đặt ống dòm nhìn thì thấy vẫn yên tĩnh, nếu 1 chiếc xe thì tôi lượm liền, chứ 1 đoàn quân thì vô vọng, tính cho cùng thì cũng chỉ trứng chọi với đá.

    Nói thực lính ÐPQ chúng tôi làm gì có kinh nghiệm đánh chiến xa, chính bản thân tôi là đại đội trưởng cũng chưa có kinh nghiệm đánh chiến xa ngoài lý thuyết, nhưng rất có kinh nghiệm về bộ chiến.

    Tôi ra lịnh 1 chính, 1 yểm trợ, dù tôi biết rằng sau lưng tôi không có ai, chỉ có cây cối, đồi núi chim muông và những loài thú lạc lõng trong tiếng bom nổ. Thân tự lo thân, tôi chuẩn bị để tiêu diệt chiếc xe Jeep này, nằm chờ, chờ đến khi trong tầm nhìn thì không có chiếc xe Jeep nào hết mà là 1 đoàn xe, chạy đầu là chiếc PT76 thì phải. Việc gì đến đã đến, không thèm sự đợi chờ một người yêu không đáng yêu. Súng nổ, vẫn cứ nổ, đoàn xe dừng lại, súng vẫn cứ nổ, tôi thấy chung quanh mình toàn là lửa với lửa.

    Tôi ra lệnh cho tất cả theo đường thông thủy, từ đó an toàn có cây cối và đá bảo vệ, che kín, lâu lâu dùng súng cối bắn ra quốc lộ, chúng cứ bắn vào, nhờ thế mà tôi đã hướng dẫn đơn vị ra tới bờ biển. Chính tôi ra lệnh bỏ tất cả quân trang mang theo cho nhẹ, chỉ súng đạn, lương khô, đi theo con đường thông thủy đâu phải chuyện dễ.

    Nói tới vùng biển từ Cửa Xuất tới Long Hương (Chi Khu Tuy Phong) tôi nằm ở giữa, đến khi ra được tới bờ biển thì đã gần tối rồi. Chạy dọc bờ biển có đủ loại cây mọc, nào cây Ma Vương thấp có gai nhưng trái ăn rất ngon, thêm những bụi rù rì mọc từng đám nhưng có khoảng cách, đây chính là sự an toàn cho cho đơn vị, tôi ra lệnh đào hầm trong những bụi rù rì và hy vọng Tàu Hải Quân chạy qua.

    Nhờ còn có máy và các loại đặc lệnh truyền tin, nên tôi đã gọi cầu cứu khắp nơi, nhưng chẳng một ai hồi đáp. Không lẽ số phận tôi sinh ra làm bia đỡ đạn, còn những lính tráng khác của mình nữa cũng chung số phận sao? Những người mà bao năm sương gió, khổ cực, đã theo tôi trong suốt đoạn đường chinh chiến.

    Trời càng về đêm, càng âm u thê lương không thể tả, những khuôn mặt lính mệt mỏi, cay đắng xen lẫn ngậm ngùi, cho số phận của con người VN bất hạnh, nhưng không một oán hờn gì cả, nếu có chỉ trong lòng. Tôi cảm nghĩ tất cả lính của tôi cũng có những cảm nghĩ gì đó, nhưng mà có một điều tôi cam đoan rằng là có tôi, tôi là cấp chỉ huy không bỏ họ, bằng mọi giá phải đưa họ đi dù chỉ là phương trời vô vọng. Họ thấy an tâm, dù sao ở giữa cõi trời đất mênh mông, thê lương còn có tôi. Tôi rất tự hào điều này. Tất cả như bất động giữa đồng vắng, trong lúc đó, biển cả vẫn phẫn nộ, nổi sóng, không biết biển cả nổi sóng phẫn nộ vì thương hại giùm cho những người lính bất hạnh, nên cùng hòa nhịp cho kẻ khốn cùng, đã tới được bờ biển và gọi cấp cứu, không biết bao nhiêu lần nhưng đếu vô vọng. Trong lúc đó, có nhiều toán du kích di chuyển về hướng Long Hương, quận Tuy Phong nhưng tôi ra lệnh không nổ súng. Xa xa vọng lại, những tiếng nổ long trời, tôi đoán là những kho hậu cứ của Chi Khu Tuy Phong bị nổ.

    Lúc đó không biết đã mấy giờ rồi nhưng trời tối đen như mực, sóng biển vẫn phẫn nộ, đập vào bãi cát như có vẻ tức giận một điều gì ? Cái đồng hồ của tôi trong lúc di chuyển theo đường thông thủy đã bị vướng mất, đó cũng là một kỷ niệm, bởi vì nó đã theo tôi suốt đoạn đường chinh chiến, mất một cái đồng hồ đã sử dụng tới 7 năm thì không tiếc, mà mất một vật kỷ niệm mới ngậm ngùi.

    Sau khi đào hầm hố xong, Tôi suy nghĩ đêm đã xuống rồi, rút băng qua QL1 để về Phan Thiết thì chỉ là vô vọng, không lương thực, mà đạn dược thì thiếu thốn, có đi thì cũng chả biết đi về đâu. Tôi vẫn gọi, đến nước này thì cũng bước đường cùng, nhưng có sự thân yêu, dầu sao cũng còn số lính của tôi, tới giờ chót vẫn nghe lệnh tôi, đó cũng là một an ủi cuối cùng.

    Giữa lúc tuyệt vọng não nề, thì gặp được tiếng trả lời, tôi không rõ tại vì tôi không có tần số đó, sau này tôi mới biết là họ đã rà vì nghe tôi gọi quá chừng. Xưng danh là Giang Ðoàn 27 từ Phan Rang vô, nhưng họ bảo tôi nếu có ai xác nhận anh là Bản Thể là tôi vô bốc anh liền. Kể cũng thật may, lúc đó tôi nhận được tiếng của Thiếu Tá Hà Văn Thành, đã xác nhận tôi là Bản Thể tức là danh hiệu của đại đội trưởng lúc đó theo đặc lệnh truyền tin. Nhờ vậy chúng tôi được cứu sống.

    Trong lúc đợi chờ tàu HQ vào vớt, tôi có dặn lính khi gác thì nằm xuống, đêm tối như mực, không thể nào đúng gác mà thấy được, tại vì ở bờ biển mà, chỉ có nằm xuống mới thấy dạng người ở ngoài biển vào thôi. Cùng lúc, nhìn về hướng Chi Khu Tuy Phong tiếng nổ vẫn không dứt. Mông lung suy tư và chờ đợi, lúc này phải nói là tâm tôi rối bời, không biết Hải Quân hứa vào “bốc” chúng tôi có hay không, hay là chờ chết, chỉ đến sáng mai thôi, bình minh vừa ló dạng đem bao nhiêu nguồn vui cho mọi người là lức tôi chỉ chờ chết. Chết với tôi lúc đó thì cũng không có một ý niệm nào, mà lúc đó tôi rất căng thẳng. Nói là hầm trú ẩn chứ đó chỉ là một cái hố đào sâu che cái poncho cho tôi ngồi ở dưới rọi đèn pin gọi các nơi. Gọi Hải Quân tôi chấm tọa độ và Hải Quân hứa sẽ vào bốc ra, chờ và chờ.

    Tôi không nhớ rõ thời gian chắc có lẽ là nửa đêm thì phải, sương biển đã thấm lạnh đôi vai người lính, thực ra đời lính chiến tôi có đụng chạm những chuyện như thế này tuy vậy còn có những đơn vị bạn yểm trợ, sương lạnh bờ vai cũng chỉ là những đêm đóng trên những ngọn đồi dọc theo QL1 có đủ thời gian ngồi nhìn trăng lên mà lòng cảm thấy một cái gì lý thú trong gian khổ. Còn cái này thì hết biết rồi. Tôi dặn lính gác rất là cẩn thận bởi vì từ ngoài biển khơi có người vào là phe ta.

    Có 1 người lính chạy tới báo tôi biết là có 2 người từ ngoài biển đi vô và yêu cầu gặp tôi. Tôi bước tới, 2 người mới tới trong đêm vắng của biển cả, tôi thấy họ mặc đồ gì lạ quá, 2 người hỏi tôi có phải anh là đại đội trưởng không thì tôi nói là tôi. Rồi 2 người 1 phải 1 trái xốc nách tôi nhảy xuống biển và đi luôn, tôi nghe 1 trong 2 người nói anh ngước mặt lên để khỏi bị nước vô mũi, miệng, tôi đưa anh đi, tôi độ chừng chắc cũng nửa tiếng đồng hồ thì bước lên trên một vùng đá san hô, lúc đó tôi mới hiểu là chiếc tàu họ đem vào vì đêm tối đã cỡi trên rặng san hô rồi. Họ bảo vì đêm tối không thấy rặng san hô. Họ báo cho biết là họ chỉ được lệnh “bốc” tôi ra thôi, tôi năn nỉ xin vui lòng cứu những đồng đội của tôi nữa, sau này khi vào Vũng Tàu tôi có gặp 2 vị trung úy đó nhưng đã quên tên, xin cảm ơn 2 vị.

    Cuối cùng 2 vị trung úy đồng ý cho lính tôi ra nhưng phải lội ra chứ không bốc được vì lúc đó tàu còn nằm trên rặng san hô. Tôi mượn máy truyền tin gọi vào bờ và ra lệnh cứ lội ra trước mặt gần lắm, tàu đã bị mắc rặng rồi, toàn bộ súng đạn, máy truyền tin cứ đội lên đầu đi ra đến khi nào bắt đầu lội là thả hết xuống biển, tuyệt nhiên không để lại một cái gì ở bờ biển hết. Lại một lần nữa, ơn trên phù hộ cuối cùng toàn bộ đơn vị tôi cũng ra được. Hóa ra đó là Duyên Ðoàn 27 đóng tại Phan Rang, và sau đó đưa chúng tôi ra chiếc Duyên Vận Hạm 503 đang nằm ở gần Vịnh Cà Ná.

    Mờ sáng là đơn vị tôi đã lên chiếc Duyên Hải Vận 503, lúc đó tôi có gặp Thiếu Tá Thành – quận trưởng Quận Tuy Phong, tôi có đôi lời cảm ơn cứu tử. Nếu không có Thiếu Tá Thành xác nhận thì tôi cũng không bao giờ ra được chiếc 503 mà mấy vị trung úy HQ đã phải lặn lội dưới nước biển trong đêm khuya để mang tôi ra ngoài tàu. Ðó cũng là một ý niệm tình huynh đệ chi binh. Trong khi tôi đã ở với các ông không biết bao nhiêu lâu, buồn có vui có, đủ mọi chuyện trên đời tuy tôi không kể ra đây. Nhưng với 2 vị trung úy HQ, tôi đâu có ở với 2 vị Hải Quân đó mà chỉ gặp nhau bằng liên lạc truyền tin mà họ đã “bốc” tôi rồi, như vậy LÐ 925/ÐP và TÐ 248/ÐP nghĩ coi thế nào?

    Ðứng trên chiếc Duyên Hải Vận 503, khoảng 10 giờ sáng, con tàu đang bấp bênh trên biển với những cuộn sóng thật dữ dội, tôi nhìn vào đất liền thấy những mảnh kiếng chiếu ra nhiều vô kể như sao lấp lánh trên giải Ngân Hà trong bầu trời đêm. Vì Cửa Xuất không phải là cảng cập bến cho loại tàu lớn như chiếc HQ. 503, nên tôi thấy các vị sĩ quan Hải Quân trên tàu, đã chận những chiếc ghe đánh cá lúc đó, cho họ dầu và nhờ chạy vào bờ bốc lính ra. Những hành động trân quý này, thật đúng tình huynh đệ chi binh của QLVNCH.

    Khi công tác cứu vớt lính còn đang tiếp diễn, thì những đạn pháo từ trong bờ bắn ra, bởi vì chiếc HQ-503 ở rất gần Vịnh Cà Ná. Ðó là đạn 130 ly bắn trực xạ của CS, những trái đầu tiên bay qua tàu và rớt ở xa, tôi nghe chiếc loa trước pháo đài chỉ huy kêu cầu cứu, rồi những trái sau có lẽ là trúng pháo tháp chỉ huy đầu tiên và sau đó là trên boong, trên tàu lúc này thì ít người thôi, nếu lúc đó có vào khoảng vài trăm người thì thương vong rất là nhiều, dầu tôi là Bộ Binh nhưng không biết chỗ nào để ẩn núp, đành chịu trận, những tiếng nổ thật chát chúa như muốn bể tung đầu. Bỗng dưng tôi thấy 1 nắp hầm bật lên, tôi và số ít chạy xuống lòng tàu, lúc này tàu lắc dữ lắm. Tôi chạy ra trước mũi rồi lại chạy lên boong trong tư thế vừa đứng vừa ngã nghiêng, vì con tàu đã bị thương. Rồi nó lắc lư dữ dội, có lẽ tàu ở sóng ngang nên khi sóng đập vào mạn hông là tàu nghiêng, hết đập là tàu đứng, cứ thế tôi phải vịn vào lan can tàu để rồi cùng lắc lư với nó, nhìn ra ngoài khơi thấy có 5 cột khói bốc cao (lúc đó chiếc 503 gọi cấp cứu), cứ thế hải pháo bắn vào bờ như một bầy kên kên, quà quạ.

    Trong tình huống như the , mà lính của tôi còn lo lắng cho cấp chỉ huy của mình, khi đưa cho tôi 2 cái bi đông không, có dây đeo, để tôi tròng vào cổ làm phao khi tàu chìm. Nhưng “phước bất trùng lai,” đây là lần thứ 3, ơn trên phù hộ. Tiếng súng bắn từ bờ biển đã im bặt vì hải pháo bắn vào rất dữ dội, nên VC chịu không nổi đã rút hết.

    Tàu bị thủng ở bên hông nhưng nhờ có 5 chiến hạm khác tới cứu, hai chiếc dìu bên hông nên dần dần chiếc 503 trở lại bình thường và bơm nước ra và cột tàu để kè chiếc bị thương đi trong đêm tối. Mệt mỏi ê chề, tôi đã thiếp đi, đến khi tỉnh dậy đã thấy gần đất liền và tàu cập bến Vũng Tàu vào khoảng 10 giờ sáng.

    Ðầu tiên là 9 chiếc băng ca phủ drap trắng. Xin 1 phút mặc niệm cho hương hồn những vị đã vì Tổ quốc vong thân. Khi đơn vị chúng tôi lên bờ thì đã có Quân Cảnh túc trực tại chỗ để thu súng đạn.

    Súng đạn gì nữa, đã bỏ hết dưới biển rồi, duy nhất một kỷ vật luôn luôn mang theo trong người là tấm thẻ bài cũng đã yên vị trong lòng biển cả mênh mông, còn tấm kia đưa cho bà xã cất giữ, phòng khi có mệnh hệ gì còn có nó để nhận xác, và giờ đây tấm thẻ bài kỷ vật này tôi còn đang giữ khi đi định cư ở Mỹ.

    Quân Cảnh hướng dẫn đơn vị tôi lên chiếc GMC và chạy. Khi đến nơi họ cho biết đây là Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, nơi đây họ báo rằng TK Bình Thuận chưa mất và phải tìm đường trở về. Lạ quá, lúc đó là buổi sáng ngày 18 tháng 4, 1975 đúng là Bình Thuận chưa mất, mà mất vào ngày 19 tháng 4, 1975 trong khi tôi ở tuyến đầu. Tôi có trình bày là không thể nào về lại Bình Thuận được vì ngày tôi đi là Cà Ná đã mất rồi. Tôi ở lại trong TTHL Vạn Kiếp nhưng hình như là khu tiếp tân. Cuối cùng họ bảo tôi xem có ai để nhận dạng tôi hay không? Thật ra thì lúc ấy chưa có ai ở Bình Thuận vào cả mà chỉ có đơn vị của tôi và một số ít sĩ quan và binh sĩ của TÐ tôi và CK TuyPhong đã lên chiếc 503 ngày trước như đã kể trên thôi.

    Ðến đây thì tôi nhớ lại lúc trước nguyên tôi là đại đội phó của Ðại Úy Lộc khi tôi mới là thiếu úy, đến khi lên trung úy anh Lộc khuyên tôi còn trẻ nên đi học khóa đại đội trưởng và cũng chính anh Lộc đã lập văn thư cho tôi, sau đó anh Lộc cho tôi biết anh đổi về TTHL Vạn Kiếp, nhờ vậy nên tôi báo cho họ là trước kia đại đội trưởng của tôi là Ðại Úy Lộc, ở Sông Mao có vợ là chị Thu xin họ thông báo tên tôi và khoảng chừng nửa giờ sau anh Lộc chạy ra nhận, vậy là ơn trên phù hộ một lần nữa, mọi thủ tục giấy tờ, và lính tráng nhận phần ăn cũng đều do anh Lộc, rồi từ đó các đơn vị Bình Thuận cũng đến.

    Nhân đây, mặc dù anh đã là người thiên cổ ở trại tù ngoài Bắc, xin một chút hoài niệm về anh, vì anh đã giúp đỡ tôi tận tình, để nhớ đến người xưa là đại đội trưởng của tôi, xin chân thành cảm ơn anh, cầu nguyện hương hồn anh siêu thoát, xin ơn trên phù hộ cho chị và mấy cháu.

    Giờ đây đã hơn 30 năm, tuy không nhớ hết từng chi tiết, nhưng khúc phim trận đánh Sở Nước Suối Vĩnh Hảo vẫn như đang diễn ra từng khúc. Tôi không phải nhà văn, chỉ nhớ đâu viết đó, viết lách thì mông lung, không thứ tự thiếu đầu đuôi tuy nhiên có nhiều điều vẫn nhớ nhất là, khi nằm trong trại tù Quân Khu 7 ở Long Khánh vào khoảng trưa ngày 30 tháng 4, 1975, lính CS đem lại một cái radio bảo để nghe Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng. Nhớ lúc kho đạn nổ trước ngày bầu cử Quốc Hội của CS, nhớ nhà máy xay lúa bị cháy trơ xương, chỉ còn cái trục quay là không cháy nổi, nhớ những nhà tiền chế sau cơn nổ, sườn nhà cong như sợi dây kẽm, nhớ mặc bộ đồ tù có sọc y như tù binh Mỹ bị nhốt ở Hỏa Lò Hà Nội, nhớ những bao đựng quần áo phát cho những con người phải nói là “cá đã vào rọ ”mà tôi đọc được là “Nhân dân Trung Quốc thân tặng tù binh Việt Nam.”

    Không biết nhân dân Trung Quốc có biết điều này không, đó là anh tặng tôi để che thân thể, nhưng chắc gì nhân dân Trung Quốc đã đủ ấm no đâu, mà phải lo cho những người ở đâu đâu; Nhân đạo ư! Không. Cộng Sản làm gì có nhân đạo. Ðoạn hồi ký này tôi viết ra, song ở trong đây, tâm tư tôi không có gì là hằn học cả, mà chỉ muốn nói lên những suy tư đã ở trong tôi hơn 30 năm. Ðiều này không có nghĩa là tôi muốn khơi dậy một quá khứ. Mà tôi chỉ muốn cho mọi người biết rằng trong những giờ phút cuối cùng ở đầu phía Bắc tỉnh Bình Thuận, vẫn còn ít nhất 1 đơn vị đang chiến đấu chống lại đoàn xe CSBV và tìm đường triệt thoái để bảo toàn cho mạng sống của những người lính đã can trường chiến đấu cũng như cha ông và đồng đội tôi đã đổ nhiều xương máu, chống lại miền Bắc hiếu chiến để gìn giữ miền Nam Việt Nam tự do.

    Ðây là trận đánh có tên trong Quân Sử VNCH: Trận Sở Nước-Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

    Ðây là trận đánh có Ðại Bàng Chỉ Huy, đó là tôi: Trung Úy Nguyễn Tấn Hợi ÐÐT/ ÐÐ4/ TÐ248 ÐP thuộc Liên Ðoàn 925 ÐP/BBT. Ngoài ra còn có Ðại Bàng Lớn là Thiếu Tá Hà Văn Thành, quận trưởng kiêm CKT.Chi khu Tuy Phong-BT, không có xác nhận, được DÐ27 và HQ-503 cứu vớt, ngày nay chúng tôi không còn sống.


    Ðó là sự thật của lịch sử, không ai bóp méo được.
    Viết xong mùa Thu năm 2006
    Trung Úy Nguyễn Tấn Hợi

    https://www.facebook.com/photo.php?f...&theater&ifg=1

  4. #316
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Tầng Địa Ngục

    Tầng Địa Ngục
    Uyên Nguyên



    Hình minh họa

    Nơi Gặp Gỡ Không Hẹn Mà Ðến:

    Ðiểm gặp gỡ không hẹn mà đến của nhóm “Ngụy Quân Ngụy Quyền Sài Gòn” thoạt tiên là Trại Cải Tạo Long Thành, tọa lạc tại Long Thành Tỉnh Ðồng Nai do Ủy Ban Quân Quản quản lý. Sau trở thành Trải Tạo 15 NV do Bộ Nội Vụ quản lý.

    Sáng ra, chúng tôi mới định thần và chuẩn bị tinh thần cho một sống đổi đời bắt đầu. Tôi được phân bổ ở nhà 6. Ðội trưởng Ðội 3 là Phạm Ngọc Cửu. Nhà Trưởng là Trần Tấn Toan.

    Ngày đầu đến trại chúng tôi nhận diện được những nhân vật có tên tuổi sau đây:

    Về phía đảng phái gồm có Nghị Sĩ , LS Trần Văn Tuyên, Vũ Hồng Khanh...

    Về phía Nghị sĩ , có Trần Tấn Toan, nguyên trước là chủ tịch Hội Ðồng Tỉnh Gia Ðịnh.

    Về phía dân biểu có Ông Nguyễn Bá Lương, chủ tịch hạ Viện, Quốc Hội Ðệ Nhị Cộng Hòa, Dân biểu Lê Minh Ðăng, Khiếu Thiện Kế, Trần Ngọc Châu....

    Về phía toà án thì có rất nhiều Chánh Án, Biện Lý, Dự Thẩm các toà án ở Sài Gòn và các tỉnh ở Miền Nam Việt Nam. Trong đó có những ông chánh án mà người viết biết tên, biết mặt như ông Trần Ðại Khâm, Nguyễn Cần ( tức Tú Gàn), Ðào Minh Lượng, Nguyễn Ðắc Trọng, Ngô Văn Cân, Biện Lý Trần Thành Ðô, Dự Thẩm Nguyễn Thành Hương, Trần Cẩm Tựu, Phạm Minh Tâm, Hoàng Phùng Võ, Dương Lân, Ðặng Xuân Nhẫn, Nguyễn Công Ðàn ( tục là “Bò Ðàn” , tiếng chúng tôi hay gọi thân thiết vì anh ta phụ trách giữ mấy con bò cho trại), Trần Gia Tá, Cao Quãng Chơn....

    Về phía Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh : Phạm Ngọc Cửu ( Bình Thuận); Nguyễn Thanh Sử ( Bình Tuy, Trần Huỳnh Thanh, Nguyễn Văn Thích ( Bình Ðịnh); Nguyễn Chí Vy ( Quảng Ngãi ) Nguyền Văn Hoàng ( Phú Yên ) và còn nhiều phó tỉnh trưởng hành chánh khác nữa mà tôi quên tên và nơi phục vụ rồi.

    Về phía hành chánh cao cấp : Kỹ sư Dương Kích Nhưởng, Phó Thủ Tướng; Lê Văn Trường, Bộ Trưở ng Tài Chánh; Nguyễn Văn Chi, Tổng Giám Ðốc Trung Tâm Chuẩn Chi- Bộ Tài Chánh; Bùi Hữu Tiển, Tổng Giám Ðốc Ðiền Ðịa; Trần Huỳnh Châu, Tổng Thư Ký Bộ Nội Vụ; Nguyễn Văn Tương, Ðặc Ủy Trưởng Hành Chánh, Kỹ Sư Ngô Trọng Anh, Cưụ Tổng Trưởng Công Chánh Nội Các Nguyễn Cao Kỳ, Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ, Ông Phạm Trọng Nhân, cựu Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Lào và các Phó Tổng Giám Ðốc Thuế Vụ, Kế Hoạch thuộc các Bộ nữa mà tôi quên mất tên rồi. Ngoài ra còn có rất nhiều Giám Ðốc Nha Sở thuộc Hành Chánh Trung Ương, một số Quận Trưởng các Quận như Trung Tá Kiều Văn Út mà người viết biết mặt, biết tên và cũng như các Ty, Sở Trưởng, Phó Quận Hành Chánh thuộc hành chánh địa phương, các tỉnh thành cũng có mặt trong nhóm này.

    Về phía cảnh sát thì ngoài những cấp chỉ huy cảnh sát trung ương như Thiếu Tá Ðoàn Ðình Từ,Trung Tá Phấn Bộ Tư Lệnh Cách Sát Quốc Gia... còn có một số Trưởng Ty Cảnh Sát điạ phương mà người viết được biết như Trung Tá Phan Trần Bảo... và còn nhiều người nữa, lâu quá quên tên.

    Ngoài ra cũng có một số nhân viên thuộc Trung Ương Tình Báo, Thiên Nga...,

    Những nhân vật này lần lược được chuyển trại dưới hình thức mà chúng tôi gọi là Bao Bố . Ở đây tôi xin mở một dấu ngoặc để giải thích tại sao có tên là Bao Bố. Những đợt chuyển trại lớn, đông người thường xảy ra trong đêm khuya để dễ bề kiếm soát an ninh lộ trình , người ngoài không ai hay biết. Ðợt chuyển trại đầu tiên đi ra Bắc gọi là Bao Bố I vì sau khi có lệnh tập trung trong đêm khuya, và gọi tên từng người rồi sau đó trao cho mỗi người môt cái bao bố đựng gạo để bỏ hành trang đi tù vào. Ðợt chuyển trại nầy gồm những nhân vật cao cấp trong chính phủ cũng như trong hàng ngũ đảng phái, cảnh sát, trung ương tình Báo.... Ðợt di chuyến ra Bắc lần thứ hai được gọi là Bao bố II đa phần gồm những giám đốc, nha sở thuộc trung ương.

    Ðể trấn an các trại viên cũng như để bảo dảm an ninh lộ trình, Ban Chỉ Huy Trại đã động viên tất bằng cách nói láo rằng các anh được di chuyển đến những địa điểm học tập an toàn hơn. Nếu có người thắc mắc hỏi có phải chuyển đi Bắc không thì được cán bộ trấn an bằng cách trả lời không thật là các anh sẽ được đưa về miền Nam như Rừng Ðước, Năm Căn... Nhưng thật tình là xuống tàu ra Bắc cải tạo mút mùa lệ thủy.

    Sau hai đợt chuyển trại ra Bắc, Trại chỉ còn độ 250 trại viên. Chúng tôi được tái phân bổ lực lượng lao động và tôi đã được công tác trong tổ Vệ Sinh cho đế n ngày chuyển lên trại Xuyên Mộc Ðồng Nai và tiếp lao động cải tạo trong Ðội trồng trọt, rồi tiếp đến là Ðội Văn Nghệ cho đến khi “ học tập tiến bộ” đượ c trại xét tha về vào cuối tháng 8 năm 1989.

    Trong thời gian đầu học tập chính trị, chúng tôi có dịp học chung với những chịnh trị gia quen thuộc. Trong đó phải kể đến LS Trần Văn Tuyên, Vũ Hồng Khanh . Không biết mấy ông này trình diện vì lý do gì . Chắc thuộc đảng phái thì phải. Nghe nói Luật Sư Tuyên vì liên hê đến bà vợ nhỏ nên bị kẹt lại và đi tù luôn. Nhiều chánh khách, nhà ngoại giao, hành chánh cao cấp cũng đã rơi vào trường hợp này, hối không kịp vì đã vào rọ rồi. Ngày trở về còn xa lắm nếu không muốn nói là bỏ thây nơi những trại giam nổi tiếng là hắc ám nhất ở miền Bắc. Ls Trần Văn Tuyên là một điển hình. Tôi còn nhớ khi lên lớp học chính trị, sau khi giảng xong bài , cán bộ giảng huấn kêu Ls Trần Văn Tuyên đứng dậy và dùng lời lẽ thô bạo để mắng chưởi ông ta. LS Tuyên đã nói một câu rất bất hủ: “Việc tôi làm chỉ có lịch sử phán xét chứ không ai có quyền phán xét tôi” . Sau bữa lên lớp đó, thì chúng tôi không thấy mặt của LS Tuyên nữa vì người ta đã dẫn ông ta đi đâu mất rồi.

    Làm ở đội rau xanh một thời gian tôi được xung vào Ðội Văn Nghệ Trại. Tôi nhớ không lầm đội Trưởng là nhạc sĩ Vũ Thành An. Vì chức vụ cuối cùng của anh ta là trưởng cơ sở Dân Vận & Chiêu Hồi Tỉnh Gia Ðịnh, cho nên anh phải đi trình diện học tập cải tạo theo diện “Ngụy Quân Ngụy Quyền” .

    Có một điều cũng nên nói ở đây mặc dù Vũ Thành An nổi tiếng với những ca khúc không tên trước 75 nhưng khi vào trại bên cạnh ca khúc anh viết nhân đêm giao thừa năm đầu tiên ở trại 1975 có đoạn rất hay và rất “ tiểu tư sản” và được mọi người chấp nhận : “Thắp nến hồng lên em, giao thừa về rồi đó. Ánh sáng bừng trong đêm. Như bình minh đã lên....” Nhưng khi anh viết theo nhu cầu chính trị tuyên truyền anh lại viết một ca khúc lạc lõng, không giống ai. Lời ca như một lời xưng tội và sặc màu “vô sản chuyên chính” . Tôi nghĩ rằng chỉnh những ngườ i bị rối loạn tâm thần, đánh mất bản ngã, lương tri thì mới viết một ca khúc tồi như thế. Vì vậy anh đã bị hết thảy trại viên chê trách và lên án dữ dội.. Ca khúc có đoạn: “ Nếu biết rõ đế quốc Mỹ là quân xâm lược. Lũ ngụy quyền là bọn tay sai. Bao nhiêu năm cặm cụi miệt mài...”.

    Ðộc hại hơn nữa là các trại viên bị bắt buộc phải hát ca khúc này trong những lần sinh hoạt vă n nghệ. Nhưng dù anh có viết trăm ngàn bài ca tôn vinh chế độ đáng nguyền rủa kể trên thì cộng sản cũng không tha cho anh đâu và thực tế anh phải ra Bắc sau đó và cải tạo dài dài hơn mười năm mới được tha về vì anh thuộc diện “ác ôn” ( dân vận chiêu hồi bên hành chánh- chiến tranh chính trị hay chiến tranh tâm lý bên quân đội ) . Kịp đến khi Vũ Thành An bị chuyển ra Bắc thì người thay thế anh ta là anh Trần Thiên Ân. Anh nầy là một người còn rất trẻ, xuất thân từ học viện quốc gia hành chánh, chức vụ cuối cùng là phó quận trưởng ở đâu đó. Vì có một thời gian học ở chủng viện khi còn nhỏ, nên nhạc lý anh ta rất rành và rất vững. Anh viết hòa âm cho những bài hợp xướng rất dễ dàng và rất hay.

    Kịp đến khi nhóm hình sự di chuyển về đây thì Ðội Văn Nghệ có sự tăng cường nam và đặc biệt là nữ trại viên thì sinh hoạt văn nghệ trại khởi sắc hơn. Có những giọng ca trẻ tân nhạc cũng như cổ nhạc, kịch.. dưới sự dìu dắt và hướng dẫn của anh em trại viên thuộc diện chính trị chúng tôi. Trong đó có tôi dù sau này tôi không còn ờ trong Ðội Văn Nghệ nữa mà ở trong Tổ Vệ Sinh.

    Chuyện anh Nguyễn Văn Tri:
    Anh Tri là người cũng xuất từ học viên quốc gia hành chánh, làm giám đốc hành chánh Tổng Nha Ðiền Ðịa do kỹ sư Bùi Hữu Tiển làm Tổng Giám Ðốc. Sau khi học tập cải tạo ở trại một thời gian thì anh Tri có triệu chứng bất bình thường. Cứ vào lúc trời mưa, chúng tôi thấy anh ta ra ngồi ngoài mưa. Miệng thì lẩm bẩm những câu gì không ai hiểu cả. Một thời gian sau đó không biết sao anh ta được trại thả về.

    Không biết vì lý do bị bệnh tâm thần hay anh thuộc ngành mà cách mạng đang cần người hay không hay vì nguyên do khác không ai hay biết. Chỉ biết rằng sau khi được thả về một thời gian sau thì người ta thấy anh ở Sài Gòn và không có biểu hiện gì bất bình thường cả. Ðược thêm sau đó anh và gia đình qua Mỹ theo diện HO.

    Chuyện Cụ Nguyễn Bá Lương, cựu chủ tịch Hạ Viện, Quốc Hội Ðệ Nhi Việt Nam Cộng Hòa:
    Cụ Nguyễn Bá Lương, vốn là một dân biểu. Người ta thường gọi cụ là “Dượng Năm Xe Ðò Bủu Hiệp”. Cụ có người con trai -thiếu Tá Nguyễn Bá Di. Khi cụ nhập trại thì tuổi của cụ khá cao, sức khỏe yếu kém nên chỉ có thể lao động nhẹ mà thôi. Ở tù được mấy năm trại xét tha cụ và cho cụ về. Trước đó Ban Giám Thị trại đã mời cụ lên dùng trà và mời thuốc đồng thời thông báo cho cụ hay là cụ đã được nhà nước cách mạng xét tha. Nhưng ói ăm thay về đâu chẳng thấy mà chỉ thấy bỏ thây nơi rừng thiêng nước độc- trại Xuyên Mộc Ðồng Nai.

    Số là như vầy: sau khi mời cụ ra trại và thông báo quyết định tha cụ, Giám Thị trại dự tính là sáng hôm sau sẽ ký lệnh xuất trại .. Nhưng chưa kịp ký lệnh thì thành phố gọi giám thị về họp khẩn. Cho nên lệnh xuất trại chưa được ký và sẽ được ký khi họp xong. Nhưng than ôi, sau khi đi họp về thì lệnh xuất trại của cụ đã không được ký vì quyết định tha cụ đã bị đình hoãn lại trong một thời gian nữa cho đến khi có lệnh mới của trung ương. Thế là hy vọng được sớm trở về sum họp với gia đình tiêu tan theo mây khói. Kịp đến khi nhóm hình sự đã “đủ lông đủ cánh” để điều hành trại thì toàn bộ trại viên “khối chính trị” còn lại ở Trại Long Thành phải chuyển lên Trại Xuyên Mộc Ðồng Nai.

    Một thời gian sau đó vì không chịu nổi thời tiết khí hậu khắc nghiệt của núi rừng Xuyên Mộc, cụ đã ngã bệnh và qua đời.

    Sáng cụ ra đi vì tôi bị bệnh nên tôi đã có mặt nơi chỗ cụ nằm, vuốt mắt cho cụ và nguyện cầu hương linh cụ sớm về nơi chín suối chấm dứt những chuỗi ngày đen tối nhất của cuộc đời. Trong thời gian ở Trại Xuyên Mộc, tôi có dịp đàm đạo với cụ và được cụ kể nhiều chuyện thuộc loại “thâm cung bí sử” ít ai biết trong cuộc đời tình ái và sinh họat chính trị chính em của cụ. Rất sôi nổi vì theo diện tướng số cụ có khuôn mặt tướng hầu. Ngoài ra giới “thân cận” của cụ có nói cho tôi biết cụ có thêm một cái ẩn tướng khác là “gậy”, “của quý” của cụ chạm đất khi cụ ngồi chổm hổm. Không biêt có đúng không. Nếu đúng thì cụ từ một thư ký đồn điền rồi lên làm Dượng Năm Xe Ðò Bủu Hiệp , rồi đắc cử dân biểu Hạ Viện. Rồi đắc cử chủ tịch Hạ Viện cũng là lẽ thường tình dễ hiểu thôi. Như ông Thiệu có tướng hầu như cụ, làm đến chức cao nhất nước thì cũng không ngoa gì. Tướng số nhiều khi cũng đúng cho nhiều người lắm.

    Ăn mà cấm không được nói cho ai biết. Thế mới là lạ chứ.

    Những ngày bên Thành:
    Vào khoảng cuối năm 1978 trong khi các trại viên thuộc diện chính trị còn lại ở Trại Long Thành phải chuyển trại lên Trại Xuyên Mộc Ðồng Nai, tôi và Phạm Ngọc Thành được “may mắn” ở lại trại để tiếp tục gánh vác một số công việc mà chưa thể giao ngay cho nhóm hình sự vừa mới chuyển đến từ các trại như Bù Ðăng , Bù Gia Mập ....

    Nhóm này bị tù từ sau ngày Sài Gòn mất. Sau một thời gian dài bị giam trong các trại lao động khổ sai, thiếu đủ mọi thứ nên khi chúng nó về đây chúng nó chết như rạ. Do đó với nhu cầu “đột xuất”, tổ Vệ Sinh của chúng tôi phải làm một lúc hai công tác. Một là công tác đổ phân . Hai là công tác “khâm liệm” cũng như “di quan” người vừa mới chết ra nghĩa địa liền tù tì. Có ngày có đến hơn 5 đứa “mò- cua” ( tiếng lóng là chết ). Có khi cả chục đứa cho nên tổ Vệ Sinh của chúng tôi rất đắt khách . Chúng tôi phải “ khẩn trương” đem đi chôn mệt nghỉ cả ngày lẫn đêm.

    Nhiều khi phải đem đi chôn vào giữa ban đêm ngày rằm. Không có một chút ánh sáng gì ngoài ánh trăng chiếu vằng vặc. Vào những đêm như thế này, không biết các bạn của tôi nghĩ ra sao chứ riêng tôi tôi rất thích vì bản tính nghệ sĩ, ưa mơ mộng của tôi dù phải lao động cật lực để có thể về trại sớm để ngày mai có sức “đi cày” tiếp . Chuyện sợ ma thì không thể nào nghĩ đến vì làm việc bở hơi tai thì giờ đâu mà nghĩ chuyện vu vơ. Phải nói mệt nhất là việc đào huyệt vì nghĩa địa, nói cho oai chứ thực ra là một mô đất cao toàn là đá ong, cứng như đá nên đào huyệt không thể nào đào sâu được, khoảng chừng độ hơn nửa thước là cùng. Không có vật dụng gì khác ngoài mấy cái xẻn cùn.

    Sức người là chính. Sở dĩ tôi phải dông dài như vầy là vì có liên hệ đến việc đi chôn cất Thành sau này.

    Vì phải di chuyển khiêng phân hằng ngày hay phải khiêng quan tài đem đi chôn nên tôi thường gặp Thành trong bồ đồ lính được nhuộm đen và trên đầu đội một cái mũ “phở” không giống ai đi rảo trong trại. Chúng tôi chỉ chào nhau rồi ai làm phận sự người ấy. Thành vốn người dong dỏng cao, nước da tái tái . Nước da này vốn dĩ như vậy kể cả lúc còn làm Phó Quận Hàm Thuận rồi Hòa Ða. Ngoài ra không có biểu hiện gì là bệnh hoạn cả.

    Thời gian cứ trôi đi. Rồi đến kỳ thăm nuôi . Bà xã của tôi và bà xã của Thành đi thăm nuôi chúng tôi cùng một ngày vào dịp cuối năm 1978 . Tôi được Trại bố trí thăm nuôi trước, Thành thăm nuôi sau. Trước đó bà xã của tôi cũng đã gặp Thành ở nhà thăm gặp , có chào hỏi đôi điều và cũng không thấy Thành không có biểu hiện gì là bệnh hoạn trầm trọng cả.

    Một thời gian ngắn sau khi thăm nuôi nhất là gần Tết năm đó sức khỏe của Thành có triệu chứng giảm sút thấy rõ. Mắt và da trở nên vàng nhiều, triệu chứng của bệnh viêm gan. Mặc dù Thành được BS cán bộ tên Hùng cũng như BS trại viên Tùng giúp đỡ rất nhiều nhưng không có kết quả gì vì thiếu thuốc đặc chế. Vì vậy thể theo đề nghị của BS trại Viên Tùng và được đồng ý của BS Hùng, trưởng trạm xá đã ghi cho Thành một toa thuốc và xin cho người nhà của Thành đem lên cho Thành. Nhưng than ôi! chưa kịp đem lên thì Thành đã ra người thiên cổ. Tôi nhớ không lầm là Thành ra đi vào ngày mồng một Tết (nhằm ngày 28 tháng giêng) năm 1979 .

    Nghe tin Thành qua đời tôi tìm cách để viếng thăm anh. Ðược biết xác Thành được để ở bệnh xá Trại, trong một gian phòng tối như bưng.

    Tôi cứ nhớ mãi cây đèn cầy duy nhất mà tôi đã thắp lên quan tài của Thành. Cây đèn cầy này tôi đã cất kỹ trong gói “hành trang” khi đi tù vì nghĩ rằng sẽ có dịp để xử dụng nó. Nhưng chưa có dịp nào để xử dụng thì nay lại đem ra cắm trên quan tài của người bạn đồng môn hành chánh và cũng là người bạn thiết thân lúc còn làm việc chung với nhau ở tỉnh Bình Thuận. Dù cây đèn cầy đã bị gãy nhưng dù sao cũng là vật quý báu và rất cần thiết trong lúc này. Chắc Thành cũng thông cảm cho tôi vì cây đèn cầy không phải đơn thuần là một vật vô tri vô giác nhưng nó biểu tượng cho sự tiếc thương cũng như gói ghép một tình cảm thiết thân không thể phai nhòa.

    Một điều hy hữu là khi Thành mất tổ Vệ Sinh của chúng lo tẩm liệm và đem Thành ra nghĩa địa. Chúng tôi chỉ biết ngậm ngùi thương tiếc cho người bạn xấu số đã ra đi quá sớm như vậy. Chúng tôi cố ngăn những dòng lệ nhưng không thể nào được. Những giọt nước mắt cứ tuông chảy, cứ lăn dài trên má . Khóc cho Thành một phần mà khóc cho số phận của kiếp đọa đày của những người tù còn lại như chúng tôi thì nhiều.

    Thành đã từ giã cõi đời bỏ lại vợ con và các bạn tù. Bây giờ Thành có thể yên phận về phần nơi chín suối, không bị ràng buộc với những hệ lụy khổ đau nơi trần thế nữa.
    Còn lại chúng tôi tiếp tục chịu đựng số kiếp đọa đày nơi chốn tù ngục. Còn lại gia đình với vợ và các con trong nỗi thương đau chất ngất...

    NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ:

    Chuyện Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn:

    Nhà văn Nguyễn mạnh Côn , nổi tiếng với tác phẩm “Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử” cũng được mọi người biết đến khi ông ta tuyệt thực để phản đối chính sách giam cầm của cộng sản. Rồi ông bệnh, ông chết ở đây.

    Chuyện ông Hồ Hữu Tường:
    Khi chúng tôi đến đây thì có gặp nhà văn Hồ Hữu Tường. Ông Tường nổi tiếng với “Phi Lạc SangTàu”.

    Hằng ngày, tập họp đi lao động thấy ông gánh đôi gánh. Nghe nói ông bị bệnh phù nên ông được bố trí làm công việc nhẹ là nấu nước cho đội uống. Ông Tường dáng người thấp lùn vả lại ông bị chứng phù thủng nên hai chân ông phù ra. Dáng đi chậm chạp uể oải. Biết ông là nhà văn, là người hiểu biết rộng nên trại đã trao giấy bút để ông viết “thu hoạch, hiến kế.” Nghe nói sau một thời gian sợ ông chết trong trại nên trại đã cho ông về nhà và một thời gian sau thì ông mất.

    Lại chuyện Ông Nguyễn Bá Lương, dân biểu quốc Hội, chủ tịch Hạ Viện:

    Sau khi ông mất một cơ hội trở về sum họp với gia đình ờ trại Cải Tạo Long Thành, ông phải theo chúng tôi lên Khu B Xuyên Mộc Ðồng Nai. Ông được bố trí ở cùng phòng với chúng tôi. Lúc này ông bị bệnh thường hay ở nhà. Khi có dịp rảnh rỗi tôi thường là cà đến nói chuyện với ông. Ông kể cho tôi rất nhiều chuyện thuộc diện “thâm cung bí sử”. Ðiển hình là gán ghép ông và Bà DS Nguyễn Cao Thăng.

    Không biết ông nói có thật không hay ông phịa ra nhưng chính tai tôi nghe được như vầy: Khi ông Nguyễn Cao Thăng qua đời, giới dân biểu thân chính quyền muốn gán ghép ông với Bà Thăng nhưng chuyện không thành.

    Ở Khu B một thời gian thì ông bị bệnh nặng và qua đời. Ngày ông mất tôi bệnh phải ở nhà và đã đến tại chỗ nằm của ông để vuốt mắt cho ông .

    Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Chúng tôi đã đi vào giấc ngủ với nhiều mộng đẹp và ước vọng tương lai khi đèn của trại tắt.

    Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đuợc lệnh trịệu tập, mang theo hành lý để di chuyển sang Khu B làm thủ tục xuất trại.

    Chúng tôi đã đến văn phòng làm việc của trại lúc 9 giờ sáng hôm đó. Lần lượt các trại viên ký tên nhận lệnh xuất trại, giấy ra trại và 10 đồng lộ phí đi đường.

    Khi đã xa cách trại một khoảng khá xa rồi thì tôi bắt đầu vẫy các xe đi qua để xin quá giang. Từng chiếc rồi từng chiếc xe đủ loại đủ cỡ đi qua nhưng không có chiếc xe nào dừng lại cả. May thay cuối cùng có một chiếc xe chở rạ còn ướt vì vừa mới gặt ngừng lại và cho tôi quá giang. Nhìn cách phục sức của tôi, Anh ta hỏi tôi có phải là dân tù cải tạo mới ra không và định về đâu. Tôi trả lời tôi về Sài Gòn. Anh ta bảo tôi chỉ về Biên hòa mà thôi. Tôi đồng ý .

    Trong khoang xe chất đầy người nên tôi phải ngồi, rồi nằm ngất ngưởng trên đống rạ. Ngước nhìn trời cao và hít thở không khí tự do mà từ lâu vắng bóng và nghĩ về một cuộc đoàn viên trùng phùng sắp đến.

    Ðến ngã ba Biên Hòa tôi xin anh tài xế cho tôi xuống xe và từ đó tôi lên xe để về Sài Gòn. Vì trong túi tôi chỉ có vỏn vẹn 10 đồng trại phát nên tôi đưa ra cho anh tài xế xe lam. Anh ta nhìn tôi rồi hỏi “dân tù cải tạo mới về hả? rồi anh ta nhận tiền và mời tôi lên xe và không nói thêm một lời nào nữa.

    Xe đến đường Ðinh Tiên Hoàng, tôi xin tụt xuống và không quên ngỏ lời cám ơn anh tài xế tốt bụng. Trên đường về tôi hình dung đến bài học thuộc lòng của Thanh Tịnh rồi lẩm bẩm trong miệng “cảnh vật xung quanh tôi hoàn toàn thay đổi như chính lòng tôi đang có một sự thay đổi lớn hôm nay tôi trở về lại mái nhà xưa”.

    Vì cha mẹ của tôi ở xa lắm tận Cam Ranh nên địa chỉ tôi về là nhà của Cha Mẹ vợ của tôi.

    Bước vào nhà người đầu tiên tôi gặp không phải là bà xã của tôi vì bà đi làm chưa về,mà là ông gia của tôi. Ông ôm tôi với ràng rụa nước mắt. Rồi đến mẹ vợ tôi, cũng với hai hàng nước mắt . Rồi đến con trai út của tôi. Hai đứa lớn đi học chưa về. Nhìn đứa con trai út của tôi thấy thân hình nó gầy ốm tôi không cầm được nước mắt.

    Trong đêm trước khi từ giã trại, tôi mường tượng cảnh đoàn viên và cứ tưởng người tôi gặp đầu tiên là vợ tôi và tôi sẽ ôm vợ tôi vào lòng hôn lên môi lên má cho vơi đi những nhớ thương. Nhưng tất cả những sự kiện vừa mới xảy ra ngoài sự tiên đoán của tôi. Nhưng tôi không ân hận điều gì vì trước sau gì tôi cũng sẽ gặp lại vợ con tôi dù hơi muộn màng, không như mình tưởng.

    Cuối cùng tôi đã gặp vợ con tôi trong sự xúc động đến nghẹn ngào. Tôi ôm hôn vợ tôi, các con tôi cùng với những giọt nước mắt trào dâng vì sung sướng. Hy vọng những ngày tiếp theo sẽ là những ngày hoan ca, hạnh phúc dù tôi biết sẽ rất ngắn ngủi vì sẽ phải đối đầu với những khó khăn, bất trắc, hiểm nguy chực chờ bủa vây trước mặt..


    SanDiego
    Uyên Nguyên

    https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater

  5. #317
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Mẹ Tôi & Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ

    Mẹ Tôi & Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
    Nguyễn Kiên


    Hình minh họa

    Mẹ tôi chỉ là một thư ký cho một công sở ở Sài Gòn trước năm 1975. Vào cái trưa ngày 30/04/1975, khi biết chắc miền Nam đã thất thủ và bọn giặc cướp cộng phỉ đang từ từ tiến vô Sài Gòn, Mẹ tôi lặng lẽ mở tủ lấy lá Cờ Quốc Gia VNCH, bỏ vô chiếc thau đồng vẫn thường để đốt vàng bạc trong các dịp cúng giỗ trong gia đình, rồi đem xuống bếp, thắp ba cây nhang lâm râm khấn vái trước khi châm lửa đốt.

    Lúc đó, chúng tôi cũng biết việc cất giữ những gì thuộc về chế độ cũ sẽ mang tới tai hoạ cho gia đình, huống chi là lá Cờ Quốc Gia, nên Mẹ tôi phải đốt đi; nhưng những điều mà Mẹ tôi giải thích sau đó về việc khấn vái trước khi đốt lá cờ mang một ý nghĩa khác hơn mà suốt đời tôi không quên được. Mẹ tôi nói:

    - «Biết bao nhiêu anh Chiến Sĩ Quốc Gia đã chết dưới lá cờ ni, chừ vì thời thế mà mình phải đốt đi, mình cũng phải xin phép người ta một tiếng!».

    Thế rồi, những năm tháng sống dưới chế độ cộng sản man rợ bắt đầu đến với người dân miền Nam. Như bao nhiêu gia đình khác, gia đình tôi ngơ ngác, bàng hoàng qua những chiến dịch, chính sách liên tiếp của bọn Việt cộng; hết “chiến dịch đổi tiền”, “chính sách lương thực, hộ khẩu”, đến “chính sách học tập cải tạo đối với nguỵ quân, nguỵ quyền”, “chiến dịch đánh tư sản mại bản”, «chính sách kinh tế mới » … và nhiều nữa không thể nào kể hết.

    Ai nói lũ cộng phỉ ngu ngốc, chứ riêng tôi thì thấy bọn chúng chỉ là một loài vô đạo đức, vô học, vô nhân cách và kém văn hoá, kỹ thuật; chứ thủ đoạn chính trị thì thật thâm hiểm, lưu manh, gian trá, quỷ quyệt, tráo trở, lật lọng! Chính sách nào của lũ cộng phỉ cũng cốt là để làm cho người dân miền Nam khốn đốn, kiệt quệ, nghèo đói, dìm sâu con người miền Nam xuống đến tận bùn đen để không còn sức phản kháng lại bọn chúng.

    Đầu tiên là «chiến dịch đổi tiền», bọn chúng phát cho mỗi gia đình một số tiền bằng nhau, như vậy mỗi gia đình đều nghèo như nhau, không ai có thể giúp ai được. Để ăn cướp của người dân miền Nam, bọn chúng trắng trợn và trâng tráo tuyên bố vàng, bạc, quý kim, đá quý là thuộc tài sản của nhà nước, ai mua, bán, cất giữ thì bị tịch thu.

    Kế đến là «chính sách hộ khẩu», tức là mỗi gia đình phải kê khai số người trong gia đình để được mua lương thực (tức là gồm khoai, sắn và gạo mốc) theo tiêu chuẩn, nghĩa là mỗi người (mà chúng gọi là «nhân khẩu») được 13 kg lương thực mỗi tháng. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Kiên)

    Bao vây như vậy vẫn chưa đủ chặt, bọn cộng phỉ sau đó còn ban hành lệnh cấm người dân mang gạo và các loại hoa màu khác từ vùng này sang vùng khác, bất kể là buôn bán hay chỉ là để cho bà con, con cháu. Thành thử các vùng thôn quê miền Nam (vốn dư thừa lúa gạo) mà lúc bấy giờ cũng không thể đem cho bà con, con cháu ở thành phố; nhiều bà nội, ngoại phải giấu gạo trong lon sữa guigoz để đem lên thành phố nuôi con cháu bị bệnh hoạn, đau ốm…

    Như vậy là bọn chúng đã hình thành một cái chuồng gia-súc-người khổng lồ, con vật-người nào ngoan ngoãn thì được cho ăn đủ để sống, con nào đi ra khỏi cái chuồng đó thì chỉ có chết đói. Chính sách này của bọn chúng còn thâm hiểm và ác độc ở chỗ mà miền Nam ngày trước không có là không thể có cái việc «các má, các chị nuôi giấu cán bộ giải phóng trong nhà» như lũ giặc cướp cộng phỉ đã đĩ miệng, phỉnh phờ lừa gạt những người dân nhẹ dạ theo chúng trước đây.

    Ba tôi rồi cũng đi tù lao động khổ sai như bao nhiêu sĩ quan, công chức miền Nam khác, Mẹ tôi ở lại một mình phải nuôi bầy con nhỏ. Bây giờ mổi khi hồi tưởng lại đoạn đời đã qua, tôi vẫn tự hỏi, nếu mình là mẹ mình hồi đó, liệu mình có thể bươn chải một mình để vừa nuôi chồng trong tù, vừa nuôi một đàn con dại như vậy không? Trong lòng tôi vẫn luôn có một bông hồng cảm phục dành cho Mẹ tôi và những phụ nữ như Mẹ tôi đã đi qua đoạn đời khắc nghiệt xưa đó.

    Từ một công chức cạo giấy Mẹ tôi trở thành “bà bán chợ trời” (bán các đồ dùng trong nhà để mua gạo ăn), rồi sau khi kiếm được chút vốn đã “tiến lên” thành một «bà bán vé số, thuốc lá lẻ» đầu đường.

    Thời đó, cái thời chi mà khốn khổ! Mẹ tôi buôn bán được vài bữa thì phải tạm nghỉ vì hễ khi có «chiến dịch làm sạch lòng, lề đường», công an đuổi bắt những người buôn bán vặt như Mẹ tôi, thì phải đợi qua “chiến dịch” rồi mới ra buôn bán lại được. Có khi Mẹ tôi đẩy xe vô nhà sớm hơn thường lệ, nằm thở dài, hỏi ra mới biết Mẹ tôi bị quân lưu manh lường gạt, cụt hết vốn.

    Thời bấy giờ, do chính sách «bần cùng hoá nhân dân» của lũ giặc cướp cộng phỉ đã tạo ra những tên lưu manh, trộm cắp nhiều như nấm. Có tên đến gạt Mẹ tôi đổi vé số trúng mà kỳ thật là vé số cạo sửa, vậy là Mẹ tôi cụt vốn; có tên đến vờ hỏi mua nguyên một gói thuốc lá Jet (thời đó người ta thường chỉ mua một, hai điếu thuốc lẻ, nên bán được nguyên gói thuốc là mừng lắm), thế rồi hắn xé bao lấy một điếu, rồi giả bộ đổi ý, trả gói thuốc lại, chỉ lấy một điếu thôi, vài ngày sau Mẹ tôi mới biết là hắn đã tráo gói thuốc giả!

    Một buổi tối, tôi ra ngồi chờ để phụ Mẹ tôi đẩy xe thuốc vô nhà, thì có một tên bộ đội, còn trẻ cỡ tuổi tôi, đội nón cối, mặc áo thun ba lỗ, quần xà lỏn (chắc là đóng quân đâu gần đó) đến mua thuốc lá. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Kiên)

    Hồi đó, bọn bộ đội cộng phỉ, vốn bản chất xảo trá, quỷ quyệt cộng với cái hèn, nên thường che giấu không mang quân hàm, nên chẳng ai biết lũ chúng là cấp bậc nào, chỉ đoán là tên nào trẻ, mặt mày ngố ngố đần độn là lũ bộ đội thường, cấp nhỏ, tên nào người lùn tẹt, răng hô, môi tím tái, da xanh bủng, mặt mày thâm hiểm, quắt queo như mặt loài chuột bẩn thỉu thì có thể là lũ công an hay chính trị viên…

    Tên bộ đội hỏi mua 3 điếu thuốc Vàm Cỏ, rồi đưa ra tờ giấy một đồng đã rách chỉ còn hơn một nửa. Mẹ tôi nói:

    - «Anh đổi cho tờ bạc khác, tờ ni rách rồi, người ta không ăn».

    Tên bộ đội trẻ măng bỗng đổi sắc mặt, cao giọng lạnh lùng:

    - «Chúng tôi chưa tuyên bố là tiền này không tiêu được!».

    À, thì ra những thằng oắt con cộng phỉ rừng rú, lếu láo và vô nhân cách này cũng biết lên giọng của kẻ chiến thắng (nhờ làm tay sai đánh thuê cho bọn ngoại bang Trung Cộng – Liên Xô), giọng của kẻ nhân danh một chính quyền ! Lúc này, tôi mới sực thấy cái quần xà lỏn màu vàng mà tên rừng rú này đang mặc được may bằng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ !

    Mẹ tôi lẳng lặng lấy tờ tiền rách và đưa cho hắn 3 điếu thuốc. Khi hắn đã đi xa, Mẹ tôi vò tờ bạc vất xuống cống và nói nhỏ đủ cho tôi nghe:

    - «Thôi kệ, một đồng bạc, cãi lẫy làm chi cho mệt! Thí cho bọn cô hồn ăn cướp đó đi! Hắn mặc cái quần… làm chi rứa, thắng trận rồi thì thôi, sỉ nhục người ta làm chi nữa, con hỉ?».

    Thì ra Mẹ tôi cũng đã nhận ra cái quần hắn mặc may bằng lá Cờ Quốc Gia và điều mà Mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không phải tờ bạc rách!

    Khi bọn cộng phỉ mới xâm chiếm và ăn cướp miền Nam, nhiều người vẫn ngây thơ tưởng rằng bọn cộng phỉ cũng là "người" Việt, không lẽ chúng lại đày đoạ đồng bào.

    Nhưng sau nhiều năm tháng sống dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng bọn cộng phỉ xem dân miền Nam như kẻ thù muôn kiếp, chúng "tự sướng" và tự cho rằng chúng là phe chiến thắng «vẻ vang» và có quyền cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng tộc này.

    Một hôm, đang ngồi bán thuốc lá, Mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra ngồi bán để mẹ đi có việc gì đó. Một lúc sau Mẹ tôi trở về và kể cho chúng tôi một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể:

    - «Mẹ đang ngồi ngoài đó thì nghe mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta treo Cờ Quốc Gia trên ngọn cây. Té ra không phải, có cái bao ny-lông màu vàng có dãi đỏ, chắc là gió thổi mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta tưởng là Cờ Quốc Gia. Mà lạ lắm con, có con chó nó cứ dòm lên cây mà sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ, chắc là điềm trời rồi!».

    Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng chính ra là Mẹ tôi nhìn mọi việc bằng tình cảm trong lòng mình.(Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Kiên)

    Thời gian trôi mãi không ngừng… Cuối cùng rồi Ba tôi cũng may mắn sống sót trở về sau gần 10 năm trong lao tù khổ sai cộng sản, Mẹ tôi vẫn bán thuốc lá lẻ, chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải tìm việc vặt vãnh để kiếm sống.

    Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời mình sẽ ra sao, liệu mình có thể có một mái gia đình, vợ con như bao người khác không trong khi mà cả gia đình mình không hề thấy một con đường nào trước mặt để vươn lên, để sinh sống với mức trung bình!? «Mọi người sinh ra đều bình đẳng… và ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc…»

    Câu ấy nghe có vẻ hiển nhiên và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc gì cũng bị truy xét lý lịch đến ba đời, mới thấm thía ý nghĩa và hiểu được vì sao người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bất hủ.

    Một ngày khoảng đầu năm 1990, bọn công an phường đến đưa cho Ba tôi một tờ giấy có tiêu đề và đóng dấu của công an thành phố, nội dung vỏn vẹn “đến làm việc”. Gia đình tôi lo sợ là Ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, Ba tôi thì lẳng lặng mặc áo ra đi, hình như các ông sĩ quan đi tù khổ sai của bọn cộng phỉ về đều trở thành triết gia, bình thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm trên thớt, thôi thì muốn băm vằm gì tuỳ ý.

    Rồi Ba tôi về nhà với một tin vui mà cả nhà tôi có nằm mơ cũng không thấy được, bọn công an thành phố kêu Ba tôi về làm đơn nộp cho Sở Ngoại Vụ vì gia đình tôi đã được cho đi định cư ở Hoa Kỳ!

    Thật không sao kể xiết nỗi vui mừng của gia đình tôi với tin này, đang từ một cuộc sống tuyệt vọng nơi quê nhà mà nay được ra đi đến một quốc gia tự do, giàu mạnh nhất thế giới! (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Kiên)

    Những ngày sau đó lại cũng là Mẹ tôi đi vay mượn, bán những món đồ cuối cùng trong nhà chỉ để có tiền làm bản sao photocopy các giấy tờ “Ra Trại” của Ba tôi, khai sinh của chúng tôi, đóng tiền cho “Dịch Vụ”… để làm thủ tục xuất cảnh.

    Chỉ khoảng 6 tháng sau là gia đình tôi lên máy bay để bay qua trại chuyển tiếp bên Thái Lan. Tôi lên máy bay, ngồi nhìn xuống phi trường Tân Sơn Nhất dưới kia mà nước mắt cứ trào ra không ngăn được.

    Thế là hết, đất nước này của tôi, thành phố Sài Gòn này của tôi, nơi mà tôi sinh ra và lớn lên, một lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa, bao nhiêu vui buồn ở đây, mai sau chỉ còn trong kỷ niệm! Tôi quay lại nhìn thấy Ba tôi mặt không lộ vẻ vui buồn gì cả, còn Mẹ tôi thì nhắm mắt như đang cầu nguyện và Mẹ tôi cứ nhắm mắt như thế trong suốt chuyến bay cho đến khi đặt chân xuống Thái Lan, Mẹ tôi mới nói:

    - “Bây giờ mới tin là mình thoát rồi!”.

    Sau khoảng 3 tuần ở Thái Lan, gia đình chúng tôi lên máy bay qua Nhật, rồi đổi máy bay, bay đến San Francisco, California, Hoa Kỳ.

    Ngày đầu tiên đến Mỹ được người bà con chở đi siêu thị của người Việt, thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa bay phất phới trên mái nhà, Mẹ tôi nói:

    - «Úi chao, lâu lắm mình mới thấy lại lá cờ ni, cái Lá Cờ Quốc Gia VNCH của mình răng mà hắn hiền lành, dễ thương hí?»

    Rồi Mẹ kêu tôi đi hỏi mua cho mẹ một lá Cờ Quốc Gia VNCH bằng vải, đem về cất vào ngăn trên trong tủ thờ. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Kiên)

    Chúng tôi dần dần ổn định cuộc sống, cả nhà đều ghi tên học College, Mẹ tôi cũng đi học College nữa và xem ra bà rất hứng thú với các lớp ESL (English as a Second Language); đặc biệt là các lớp có viết essays (luận văn).

    Mẹ tôi viết luận văn rất ngộ nghĩnh, thí dụ đề tài là «Bạn hãy nói các điểm giống nhau và khác nhau của một sự việc gì đó giữa nước Mỹ và nước của bạn» thì Mẹ tôi lại viết về lá Cờ Quốc Gia. Ý Mẹ tôi (mà chắc chỉ có mình tôi hiểu được) là nước Việt Nam có đến hai lá cờ khác nhau với hai chế độ tương phản nhau mà người Mỹ thời này hay ngộ nhận cờ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng của Việt cộng; trong khi lá cờ đó không phải là lá cờ thiêng liêng của người Việt tại Mỹ.

    Rải rác trong suốt bài luận văn dài tràng giang đại hải của Mẹ tôi là những mẩu chuyện thật mà Mẹ tôi đã trải qua suốt thời gian sống dưới chế độ Việt cộng. Mẹ tôi kể là mẹ thấy bà giáo Mỹ đọc say mê (tôi nghĩ có lẽ là bà giáo Mỹ sống ở nước tự do, dân chủ không thể ngờ là có những chuyện chà đạp, bức hiếp con người như thế dưới chế độ cộng sản).

    Khi bài được trả lại, tôi cầm bài luận của Mẹ tôi xem thì thấy bà giáo phê chi chít ngoài lề không biết bao nhiêu là chữ đỏ: «interesting!», «Narrative», «I can’t believe it!”… . và cuối cùng bà cho một điểm “D” vì… lạc đề!

    Cuộc sống chúng tôi dần dần ổn định, vô Đại Học, lấy được bằng cấp, chứng chỉ, rồi đi làm, cuộc sống theo tôi như thế là quá hạnh phúc rồi. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Kiên)

    Dạo đó, có anh chàng Trần Trường nào đó ở miền Nam California, tự nhiên giở chứng đem treo lá cờ đỏ sao vàng bẩn thỉu của bọn cộng phỉ trong tiệm băng nhạc của anh ta làm cho người Việt quanh vùng nổi giận,

    Đồng bào tỵ nạn đã đem cả ngàn Lá Cờ Quốc Gia, Nền Vàng Ba Sọc Đỏ đến biểu tình trước tiệm anh ta suốt mấy ngày đêm. Mẹ tôi ngồi chăm chú xem trên truyền hình và nói với tôi:

    - “Tinh thần của người ta còn cao lắm chớ, mai mốt đây mà về thì phải biết!”

    Ý Mẹ tôi nói là sau này khi không còn cộng sản ở Việt Nam nữa thì chắc đồng bào sẽ hân hoan trở về treo lên cả rừng Cờ Quốc Gia chớ không phải chỉ chừng này đâu.

    Thời gian trôi nhanh quá, chúng tôi đã xa quê hương gần 20 năm, Việt cộng vẫn còn đó, vẫn cai trị đất nước tôi. Sau này do chúng tôi, kể cả cha chúng tôi nữa, đều học xong và ra đi làm, không ai có thể chở Mẹ tôi đi học ESL nữa nên Mẹ tôi phải ở nhà thui thủi một mình, buồn lắm. Có lần tôi hỏi mẹ có muốn về Việt Nam một chuyến để thăm bà con lần cuối không, Mẹ tôi nói:

    - “Không, về làm chi, rồi mình nhớ lại cảnh cũ, mình thêm buồn; khi mô mà hoà bình rồi thì mẹ mới về!”

    Ý mẹ nói “hoà bình” nghĩa là khi không còn cộng sản nữa.

    Rồi Mẹ tôi bệnh, đưa vô nhà thương, bác sĩ chẩn đoán Mẹ tôi bị ung thư phổi, cho về nhà để Hospice Care đến chăm sóc (Hospice là các tổ chức thiện nguyện ở khắp nước Mỹ, nhiệm vụ của họ là cung cấp phương tiện, thuốc men miễn phí nhằm giảm nhẹ đau đớn cho những người bệnh không còn cứu chữa được nữa). Mẹ tôi mất không lâu sau đó. Mẹ nằm lại đất nước Mỹ này và vĩnh viễn không còn nhìn thấy lại quê hương mình lần nào nữa.

    Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà Mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tuỳ thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước… Trong một ngăn ví là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ Mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra Mẹ tôi vẫn giữ mãi lá Cờ Quốc Gia bên mình, có lẽ lá Cờ Vàng hiền lành này đối với Mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất để bảo vệ Tự Do cho miền Nam Việt Nam. (Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Kiên)

    Nguyễn Kiên

    https://www.facebook.com/photo.php?f...&theater&ifg=1

  6. #318
    Moderator
    BachMa's Avatar
    Status : BachMa v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: May 2009
    Nguyên quán: VA is 4 Lovers
    Posts: 1,293
    Thanks: 27
    Thanked 104 Times in 59 Posts

    Button Xanh Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy

    Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy
    Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Thiên Nga [Tình báo VNCH]



    Hình Thiếu Tá Thủy trước và sau khi ra tù.

    Chuyện kể rằng trước ngày di tản, Trung Tá KVP, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn Trực Thăng 215, là anh em bà con với Thiếu Tá Thủy đến mời Bà đi chung. Bà đã từ chối để rồi một ngày trước ngày mất nước, Bà đã về văn phòng của Biệt Đội và chính tay thiêu hủy tất cả giấy tờ, tài liệu của Biệt Đội nhằm bảo vệ các Thiên Nga và các cộng sự viên của Biệt Đội.

    Sau ngày mất nước, Thiếu Tá Thủy cùng Phu Quân, Đại Úy Lê Thành Long, đều phải đi tù, riêng Bà bị 13 năm qua các trại tù lớn nhỏ.
    Kính mời quý vị và quý bạn theo dõi về những năm tù đày của Bà.
    ==========
    Thiếu Tá Thủy nhớ lại, “Vài hôm sau ngày 30 tháng Tư, 1975, tôi bị gọi đến nơi làm việc của Ủy Ban Quân Quản của chế độ Cách Mạng (tức Văn Phòng Khối Đặc Biệt, đường Cộng Hòa cũ) để hỏi cung từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Cán Bộ Cộng Sản cho biết, lẽ ra giam cầm tôi luôn, nhưng vì các con tôi còn quá nhỏ, nên mỗi ngày tôi đến đây làm việc rồi về. Họ cho tôi xấp giấy, cây viết, và muốn tôi viết lại quá trình hoạt động. Mỗi ngày tôi chỉ viết lý lịch của mình, rồi tôi nộp, nhưng họ không bằng lòng.

    Tôi có cho họ biết là tôi không nhớ gì cả, và yêu cầu họ cho tôi thời gian để tập trung trí nhớ. Sau đó, họ giúp tôi bằng cách dẫn tôi đi vòng quanh khối Đặc Biệt, vào những phòng làm việc của Khối để nhìn từng nơi xem thấy cái gì còn, cái gì mất. Tôi chú ý đến Văn phòng của Trưởng Cơ Quan E4, nơi còn những bản sơ đồ vẽ hệ thống hoạt động, những bản thuyết trình có ám danh công tác, bí số nhân viên, nhưng không có tên tuổi thật. Tôi nghĩ trong đầu một kế hoạch để đối phó với Cộng Sản khi bị hỏi cung.”

    Trong suốt thời gian bị giam một mình, Bà đã canh cánh sợ bị bọn võ trang muốn làm hỗn nên không bao giờ dám chợp mắt, đã nơm nớp khiếp sợ mỗi đêm khi cai ngục lẻng kẻng xâu chìa khóa đâu đó giữa rợn rùng thăm thẳm tối. “Vì đêm trước có ai bị đưa đi, thì sáng hôm sau coi như mất tích,” Bà nói. Hơn nữa, phương tiện vệ sinh căn bản nhất cũng không có. Bà hồi tưởng, “Nói đến nơi tiểu tiện bằng những cầu dã chiến ngoài trời, mưa dầm là nó lầy lội, và những con vòi trắng lềnh bềnh mà nữ thì làm sao dám ngồi để tiểu tiện, nên tôi đành nín, nhịn khát, đợi tối mới ra cái nhà tắm che bằng bốn vách lá, đi xong cho vào hố rác. Nhớ tới cảnh này, tôi luôn rùng mình, sao tôi chịu nổi dơ bẩn như thế.”

    Bà nói tiếp, “Đầu tháng 10 năm 1975, tôi bị chuyển về trại giam Thủ Đức (tức 16NV). Chỉ có một người nữ bị chuyển là tôi. Tôi ở một mình trong phòng giam và bắt đầu các cán bộ thẩm vấn, điều tra từ trung ương đến. Tôi bị kêu lên đêm có, ngày có, bị hỏi liên tục, hỏi xong rồi bắt viết, thu bài. Những tháng ngày này, đầu óc tôi quá căng thẳng. Cả đêm không buồn ngủ, tựa lưng vào vách tường, kê túi quần áo và gối nằm để làm điểm tựa viết bài họ điều tra.”

    Bà nhớ lại, “Tôi phải cải tạo khổ sai ở đây nhiều năm, không đủ vệ sinh và thiếu thốn. Ăn thì độn khoai mì có vỏ đỏ quấy, gọi bột ngàng phệt, hột bo bo, mì sợi luộc có cả con chuột chết vớt ra bỏ đi, lại tiếp tục chia mì sợi cho người một phần để ăn, không thì đói. Cả ngày cuốc xới mỏi mệt, tối đến vào phòng ngủ gần người lao phổi (xuất huyết phổi tới thời kỳ chót), bệnh giang mai thời kỳ thứ ba, phổ có nước thời kỳ chót. Tôi phải sống chung với họ cho tới khi họ được tha, và không bao lâu thì họ chết. Tôi phải may những nệm ngồi bằng vải vụn riêng để tránh lây nhiễm. Lúc ngủ, các bạn khỏe xếp gần nhau, chừa một chiếu cách người bệnh, xây đầu khác hướng với người bệnh và xây lưng về phía người bệnh để tránh lây nhiễm.”

    Trong hoàn cảnh lao tù khổ sai, người nữ tù chịu nhiều khó khăn và khổ sở hơn người tù nam, nhất là về phần vệ sinh hằng tháng, và sự an toàn bản thân. Không chỉ những nữ tù cải tạo mới bị dòm ngó và hãm hiếp, mà những phụ nữ bị bắt vì vượt biên cũng bị lính gác bạo hành về tình dục. Sự căng thẳng của người tù nữ, vì vậy, cao gấp nhiều lần so với bạn tù nam. Bà lại kể, “Trại giam có nước máy, nên vệ sinh cá nhân cũng đỡ, nhưng vấn đề phụ nữ hằng tháng, không có băng giấy, tôi phải dùng quần áo cũ xé ra để lót, rồi giặt không xà phòng (vì không được thăm nuôi).

    Ăn uống, mỗi buổi sáng được một ly nước nóng, trưa một phần khoai độn, buổi chiều nửa chén cơm, một chút rau muống luộc với nước muối. Lễ lớn có một miếng thịt bằng ngón tay. Hơn một năm, một số tù cải tạo chuyển đi Bắc, một số tù cải tạo ở nơi khác chuyển tới, lúc đó mới có một số chị em phụ nữ ở trại Long Giao, trại giam Chí Hòa, Phan Đăng Lưu tới. Đa số là tù phản động. Tôi mới thoát cảnh ở một mình mà sống tập thể với bạn tù cũ, bạn tù mới. Tôi bắt đầu đi lao động, làm cỏ chung quanh trại giam, và trồng rau muống.”

    Cảnh lao động vất vả của trại tù, dù sao, cũng cho người tù cơ hội được thấy ánh sáng mặt trời, mà không bị vây hãm gò bó giữa bốn bức tường bức bối. Nhưng trồng rau bằng phân người và nước tiểu người là những cực hình mà người tù phải gánh chịu, và ăn rau do chính mình trồng nhưng không được rửa sạch làm cho người tù bị tiêu chải kinh niên. Nhu cầu nha chu hay y tế căn bản cũng không được đáp ứng, nên bạn tù phải mượn kềm của tù nam hình sự, khi họ về ăn cơm trưa trong một tiếng, để nhổ răng cho nhau, khi răng đã hư quá nặng và không thể giữ được. Họ phải cầm máu bằng nước muối, vừa rát, vừa đau.

    Bà kể tiếp, “Hai năm sau, tức tới tháng Bảy, 1977, chúng tôi chuyển lên trại tù cải tạo Căn Cứ 5 Rừng Lá, tức trại Z30D Hàm Tân, Thuận Hải. Đã di chuyển xa, nên việc phải gặp chấp pháp ít hơn, vài ba tháng một lần. Mà chủ yếu là lao động, cả đội mấy chục cô cầm cuốc, cầm xẻng, thùng tưới nước, chia nhau công tác để làm. Mới đầu chẳng biết cuốc, cả ngày trời cuốc một khoảng cỏ trước sân cơ quan mà thấy vẫn y nguyên. Lần lần gánh tranh, trồng rau muống, khoai lang, củ cải. Rau tưới bằng một lon nước tiểu pha một thùng nước suối, phân người bỏ dưới rãnh, lấp đất, trồng rau lên.

    Tôi yếu sức nên đứng múc nước tiểu, pha cho người khỏe trẻ tưới. Cả ngày làm lao động mệt, chiều hết giờ chạy về bờ suối tắm 20 phút, vừa giặt giũ vừa tắm, không có quản giáo nữ canh gác. Cán bộ nam và võ trang canh gác khi đội nữ tắm. Bọn cai tù nói, “Các chị cứ coi chúng tôi như các chị, cứ thế mà tắm.” Thật là trơ trẽn. Chúng tôi cứ nhúng cả người xuống nước rồi lên giống như vịt rỉa lông. Những ngày mưa, nước suối đục ngầu, vẫn phải tắm, vì nước tiểu và phân dính cả người. Tới mùa nước suối cạn, bọn Cộng Sản chuyển đội nữ về lại trại cải tạo Long Thành. Nơi đây là trại hình sự, máy nước bị hư, không tiền sửa chữa. Mỗi ngày phát một gô nước uống, một tuần lễ mới ra suối cạn tắm một lần, giặt giũ rồi xách nước về. Về tới trại rửa cát bụi đi đường là thấy hết sô nước. Trại này trồng táo Thái Lan, dền, rau muống, cũng dùng nước tiểu, phân người làm phân bón. Chỉ trồng táo mới tưới bằng phân urê.”

    Nhưng sau đó, Bà bị chuyển trại, và bị đưa vào biệt giam hơn một năm để hỏi cung. Đây là gian đoạn gian nan nhất trong thời gian mười ba năm khổ sai của bà. Tuy nhiên, Bà vẫn luôn giữ trong đầu một điểm đến: cố sống sót, đối diện với nghịch cảnh, để có ngày đoàn tụ với con. Bà ôn lại, “Ăn thiếu thốn, đói khát, bị vây quanh mấy tên cán bộ chấp pháp, tôi muôn điên lên vì thần kinh quá căng thẳng. Tôi sẽ gặp đau thương khi đối đầu với địch nên trước ngày cuối, để bảo mật, tôi đã hủy hồ sơ của Biệt đội Thiên Nga. Tôi cũng được bọn Cộng Sản đưa đi xem các văn phòng có liên hệ. Nhưng tôi vẫn lo lắng cho các nhân viên. Tôi muốn bảo toàn cho các bạn nữ đồng khóa, các nhân viên, và cộng tác viên.

    Tôi tâm niệm trong lòng mỗi lần phải gặp mặt cán bộ, tôi đều thầm nhủ đây là địch, đây là Việt Cộng, làm cho tôi thêm nghị lực, bình tĩnh hơn, mạnh dạn hơn để trả lời. Tôi ở biệt giam một mình hơn một năm, vì phải làm việc bằng đầu óc, trại giam gọi là động não quá nhiều, ăn uống thiếu thốn, ngủ nền xi-măng, tôi bị liệt một chân, phải lần vách. Tôi mới xin lau chùi quét dọn hành lang và xin phơi nắng nửa giờ mỗi ngày trừ thứ Bảy và Chủ Nhật. Tôi tập giật chân kinh và tự xoa nắn lấy chân bị liệt teo cơ do suy dinh dưỡng gây ra. Tôi tự nhắn nhủ, không nhớ con nhiều nữa, phải rán chịu đựng mọi khó khăn để có sức khỏe trở về với con.”

    Thời gian biệt giam này đã dài như thế nào? Những chi tiết về gian đoạn này sẽ khiến nhiều người không thể tưởng tượng ra được, Thiếu Tá Thủy đã làm thế nào để sống sót. Bà nói, “Tháng 4 năm 1981, tôi bị đưa từ trại tù cải tạo Long Thành về trại tù biệt giam X4 (Bộ Công An Cộng Sản đường Võ Tánh, Sàigòn). Tôi ở xà lim, chung quanh tối om, ngoài một bóng đèn điện cho cả dãy xà lim, mỗi xà lim có một khoảng trống bằng một cục gạch trên sát trần nhà để thở.

    Trời tháng Tư ở Việt Nam, nóng bức, mồ hôi chảy như tắm, quần áo vo cao cho bớt nóng. Tuần lễ đầu tiên tôi bị xỉu, thiếu dinh dưỡng, thời tiết quá nóng. Cán bộ trại giam phát hiện do người ở cạnh xà lim đập tường hỏi thăm sức khỏe, không thấy tôi trả lời, họ đập tường gọi cán bộ cấp cứu. Sau lần cứu tôi tỉnh dậy, trại giam đưa một lọ thuốc tim nhỏ giọt để khi mệt nhỏ vào miệng và gọi cấp cứu.

    Về ăn uống, sáng để gô ra, họ cho một gô nước nóng. Trưa và chiều để ít cơm trong cái thau và một chén canh ngoài song sắt xà lim, rồi tự mình mang cơm canh qua song sắt để ăn. Phải kiếm thế nghiêng thật nhanh, mang tất cả cơm canh vào. Vì không có muỗng, nên phải ăn bốc bằng tay.

    Lúc mới tới, Cán Bộ chấp pháp cho biết tôi sẽ được ăn tiêu chuẩn quốc tế, dành cho người về làm việc, ngày 3 lần: sáng, trưa, chiều. Nhưng tôi chưa bao giờ nhận được buổi ăn nào như thế. Các tù nhân đi với Cán Bộ trại giam giao phần ăn không được mặc áo, phải ở trần và bận quần xà lỏn (quần đùi), họ không được nói bất cứ lời nào. Muốn hỏi gì, họ chỉ tay về phía Cán Bộ, người Cán Bộ mới có quyền nói chuyện với tù nhân.

    Về phần vệ sinh cá nhân, mỗi ngày được tắm một lần, 20 phút. Tù không bao giờ gặp mặt nhau, cứ người này tắm xong, mới mở cửa phòng khác cho tù ra tắm. Tiểu tiện đi vào thùng sắt đựng đạn của Mỹ, cứ đi tắm mang ra đổ, rửa sạch dùng lại.

    Đưa tôi về nơi này, bọn Cán Bộ chấp pháp làm áp lực để tôi viết cam kết, với chồng hồ sơ thu thập được của nhân viên Thiên nga, cấp chỉ huy, bạn bè để trước mặt, cho thời hạn suy nghĩ là 3 ngày. Trên đường trở về xà lim, tôi nhờ chấp pháp trình lại với lãnh đạo của họ, 6 năm tù cải tạo đủ để suy nghĩ, không cần thêm 3 ngày. Tôi trả lời:
    Không, không bao giờ.

    Thế là tiêu chuẩn ăn hàng ngày bị giảm đến mức tối thiểu, chỉ còn một chút cơm với vài hột muối hột. Thời gian này, bệnh nặng không được chữa, có lần ói từ nửa đêm đến sáng. Khi họ kiểm tra thấy nằm ói toàn mật xanh, Bs y tá tới, cho thuốc uống liền tại chỗ. Người y tá đưa thuốcd nói thật nhanh, thật khẽ, “Đừng uống.” Tôi vội nắm chặt thuốc trong lòng bàn tay, đưa tay giống như bỏ thuốc vào miệng và vội vàng uống nước. Sau này, tôi gặp người y tá đó khi khám sức khỏe đi Mỹ tại Bv Cảnh Sát. Người ấy mới kể, trước là y tá Bv Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, có thân nhân liệt sĩ, nên được giữ làm lại, biết tôi và tránh cho tôi bị thuốc.

    Họ giữ tôi tại cơ quan X4 bốn tháng nhưng không khai thác được gì. Bọn chấp pháp đem cán bộ nữ ra dụ dỗ vì thương con tôi, mới khuyên tôi cam kết để tha về. Tôi khẳng định tôi về khi nào có chính sách của lãnh đạo nước, chứ về riêng lẻ không bao giờ có. Thấy tôi kiên quyết không khai, bọn chấp pháp biểu tôi đứng xa họ ba thước, nghe đọc lệnh án. Lệnh án có nội dung như sau: Do quyết định ngày… tháng… năm, Tên Nguyễn Thanh Thủy có thái độ ngoan cố không chấp hành cải tạo lao động nên tuyên án tập trung cải tạo tiếp 3 năm và quyết định có hiệu lực vô thời hạn.

    Hai chân tôi bị nhốt ở xà lim, nên bị liệt không đi nổi. Trở lại xà lim, lấy quần áo chiếu mền theo họ chở về trại tù cải tạo Long Thành. Trước khi lên xe, họ đưa cái giỏ nhỏ nói là quà gia đình gửi. Sau này gặp chồng tôi, anh kể mấy ngày trước khi tôi trở lại trại cải tạo Long Thành, họ đưa một miếng giấy có chữ viết của tôi, vỏn vẹn, “Thăm anh và các con. Em vẫn khỏe mạnh.” Xong họ dặn chồng tôi mua cho tôi ít quà khô. Họ biểu đem đến cổng. Anh không biết chỗ, hỏi thăm gác cổng, họ bắt anh nhốt cho tới tối mới thả anh ra.

    Sáng hôm sau là tôi chuyển trại. Họ phải xách tất cả một xách quần áo, sô đựng vài thứ linh tinh, một giỏ thức ăn. Vì tôi đi không nổi, mặt mày xanh xao, không ánh nắng mặt trời bốn tháng, màu da vàng của người VN rất đúng không sai tí nào. Nói đến hình phạt kỹ luật cho nữ, cái nhà kỹ luật là nhà có 2 lớp, giống như cái hộp có hai lớp, một lớp là phòng giam nóc bằng, cách khoảng chừng 1 thước, lớp ngoài cũng xi măng cốt sắt.

    Mỗi phòng giam kỷ luật có một cái bệ. Cuối bệ có cây sắt thông ra ngoài để khóa bằng ống khóa sắt. Trên cây sắt có những cái cùm. Cái bệ xi măng có một cái lỗ để thùng đạn của Mỹ. Thùng trống không, làm chỗ tiểu tiện. Đặc biệt là kể từ ngày vào phòng giam kỹ luật cho đến ngày ra không được tắm. Khôn được tắm từ 1 tuần cho tới 3 tháng, 6 tháng, hay cả năm, chỉ những ngày kinh nguyệt phụ nữ mới được 40 phút thay quần áo.

    Tùy theo hình thức phạt, đa số hai chân đều phải cùm lại, hỏng trên cái bệ, nên rất đau đớn vì tê chân và sét ăn vào cườm chân. Muỗi đốt suốt ngày đêm, bóng tối cả ngày đêm… Những hình thức này tôi đều trải qua, hằn sâu trong da thịt tôi.”

    Chính thời gian biệt giam này đã gây ra nhiều tổn thương trên thân thể Bà nhất, từ việc bị bại liệt một bên người, phong thấp, các chứng bệnh đường ruột và tiêu hóa, cho đến sự căng thẳng đầu óc đến cao độ. Từ việc bị giam trong phòng tối cả ngày lẫn đêm, cho đến việc bị điều tra hỏi cung 24/24, cho đến việc Bà bị trừng phạt không cho ăn uống, chỉ có chút nước và ít muối hột, hay bị phạt không được tắm, những ngày có kinh nguyệt Bà cũng chỉ được 40 phút thay quần áo rồi bị cùm lại – tất cả đã khiến Bà rụng gần hết răng và cơ thể Bà hoàn toàn kiệt sức, không đứng được.

    Tôi thắc mắc, sau những đằng đẵng đói lạnh và lao động quá sức, không biết trong những lúc quá cùng cực và bị bệnh thập tử nhất sinh, Bà có bao giờ cảm thấy tuyệt vọng không? Mười ba năm khổ sai đã cho Bà nhiều kinh nghiệm đắt đỏ và một cái nhìn thấu đáo về chế độ chính trị đang nắm quyền trên quê hương Bà. Và khi Bà rời nhà tù nhỏ của trại Hàm Tân Z30, bà tiếp tục bị dồn bức cho đến giây phút gia đình Bà đứt ruột rời bỏ người thân và quê hương để đi Mỹ qua diện H.O.

    Bà kiên trì, giữ vững tôn nghiêm của người lính, giữ tinh thần lạc quan. Cho nên “Cả 13 năm tù, tôi không muốn kẻ địch thấy giọt nước mắt của tôi. Nên khó tìm thấy nét buồn, cho tới ngày em tôi lên trại, báo tin Ba tôi mất, tôi xỉu ngay tại phòng thăm nuôi và tôi rơi nước mắt.”

    Nhưng dù không biết tương lai mình ra sao, Thiếu Tá Thủy vẫn luôn nghĩ đến người khác, những người bạn tù của bà. Chính vì nghĩ đến người khác, nên ngay từ đầu, Bà đã không khai những bí mật Thiên Nga khi bị hỏi cung, mà mới bị trừng phạt nặng nề và chịu nhiều tổn hại về sức khỏe. Đến những ngày cuối cùng, Bà vẫn giúp các bạn tù, “Mấy năm trước ngày ra trại, tôi làm đội trưởng kỹ thuật may, chỉ cho các em hình sự án cao biết may gia công để đỡ cuốc đất trồng rau cực khổ trong thời gian thụ án, sau có tay nghề may.”

    Là người nữ tù cuối cùng rời trại cải tạo vì bị cho là ngoan cố, Thiếu Tá Thủy rời tù nhỏ, về tù lớn của xã hội Việt Nam hậu 1975, với hai hàm răng đã rụng, nên các con không dám tới gần bà. Con gái Bà bảo, “Kỳ quá, Mẹ không có răng!”

    Tôi tự hỏi, đối với Bà, đâu là nỗi đau lớn nhất trong 13 năm này: những đau khổ về thân xác trong trại cải tạo, hay nỗi đau tình cảm phải chia lìa với gia đình và con dại?
    Thời gian có xoa dịu được những nỗi đau này không? Hay mất mát sẽ vĩnh viễn là mất mát?

    (Sưu tầm)

    ==========
    https://www.facebook.com/tymnVNCH/ph...type=3&theater

Trang 53/58 đầuđầu ... 3435152535455 ... cuốicuối

Similar Threads

  1. Trả lời: 20
    Bài mới nhất : 12-17-2019, 03:19 AM
  2. Trả lời: 18
    Bài mới nhất : 08-20-2017, 06:40 PM
  3. Hình Ảnh Kỷ Niệm Xưa Không Bao Giờ Quên !
    By TAM73F in forum Phòng Chiếu Phim Dài
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 03-14-2013, 01:33 AM
  4. Không Cho Phép Mình Quên
    By Longhai in forum Truyện ngắn
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 11-03-2012, 12:42 AM
  5. 27 Tháng Giêng 1973 : Không Thể Nào Quên
    By Longhai in forum Chuyện Đời Lính
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 08-03-2012, 11:36 PM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •